Và cũng nhằm mục đích phục vụ công tác học tập và nghiên cứu, chúng em những sinh viên của Trường Đại học Thương Mại xin thực hiện bài thảo luận với chủ đề “ Nội dung của nguyên lý tồn t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI
Nội dung của nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý nghĩa của vấn đề
này ở Việt Nam
NHÓM: 10 LỚP: 2226MNLP0221 CHUYÊN NGÀNH: Quản lý kinh tế
HÀ NỘI, 2022 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Trang 2TT Họ và tên Nhiệm vụ Nhóm
tự xếp loại
Đánh giá của giảng viên
1 Lê Thị Hồng Thắm Nhóm trưởng và thuyết
trình
2 Nguyễn Tất Thăng Làm nội dung mở đầu và
I Tổng quan
3 Nguyễn Thị Diễm
Quỳnh Làm nội dung II phần 1
4 Nguyễn Thanh Thảo Làm nội dung II phần
2.1,2.2,2.3
5 Trịnh Thị Diệu Thanh Làm nội dung II phần
2.4,2.5
6 Lương Thị Tuệ Tâm Làm nội dung III
7 Đặng phương Thảo Thư kí + Làm slide
9 Ngô Thị Hải Quỳnh Thuyết trình
Trang 3Mục Lục
Lời mở đầu 4
Nội dung 5
I Tổng quan 5
1 Tồn tại xã hội 5
2 Ý thức xã hội 6
II Nội dung 7
1.Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 7
2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 8
2.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội 8
2.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội 9
2.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình 9
2.4 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội 10
2.5 Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội 10
III, Ý nghĩa của phương pháp luận 11
1 Trong việc nhận thức đúng các hiện tượng thuộc đời sống ý thức xã hôi 11
2 Trong việc cải tạo, xây dựng xã hội 12
3 Trong sự nghiệp XHCN nước ta 12
4 Suy nghĩ đánh giá của bản thân về phương pháp luận 13
5 Ảnh hưởng của phương pháp luận đến đời sống (sinh viên, bản thân) 13
Kết luận 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 4Lời mở đầu
Thế giới xung quanh chúng ta là sự tổng hợp hài hòa giữa hai yếu tố: vật chất
và ý thức Từ xa xưa, con người đã luôn tò mò, không ngừng khám phá về mối quan
hệ giữa hai yếu tố này Cùng với sự phát triển của tri thức nhân loại, xuất hiện ngày càng nhiều những định nghĩa, những nhận xét đánh giá về khái niệm, bản chất về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Nắm bắt được tình hình đó và để đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của quá trình phát triển, Triết học đã xuất hiện như một kim chỉ nam để giúp con người giải đáp những thắc mắc về vật chất, ý thức và cũng như để giải quyết những tình huống của đời sống thực tiễn Trong triết học, vật chất và ý thức, được xem xét ở hai khái niệm: tồn tại xã hội và ý thức xã hội Và cũng nhằm mục đích phục vụ công tác học tập và nghiên cứu, chúng em những sinh viên của Trường Đại học Thương Mại xin thực hiện
bài thảo luận với chủ đề “ Nội dung của nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức
xã hội và ý nghĩa của vấn đề này ở Việt Nam” với mong muốn đem lại cái nhìn
tổng quát nhất về khái niệm, bản chất, cũng như là mối quan hệ giữa hai yếu tố tồn tại
xã hội và ý thức xã hội từ đó thấy được tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Chúng em luôn mong muốn hoàn thành bài thảo luận này một cách hoàn hảo nhất, mặc dù vậy bài thảo luận sẽ có những sai sót nhất định Vì vậy, chúng em rất mong muốn nhận được sự góp ý để có thể hoàn thiện bài thảo luận này và rút kinh nghiệm cho các bài thảo luận tiếp theo trong giảng đường đại học của mình
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5
Nội dung
I Tổng quan
1 Tồn tại xã hội
a) Khái niệm
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội
b) Kết cấu
❖ Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
- Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý : là các tính chất khí hậu, đất đai, sông ngòi, tạo nên đặc điểm riêng biệt của nơi đó
Hình ảnh sông Hồng Núi rừng Tây Bắc
- Dân số và mật độ dân số
- Phương thức sản xuất và vật chất là cách mờ con người tạo ra của cải trong một giai đoạn nhất định
Trang 6Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
2 Ý thức xã hội
a) Khái niệm
Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là toàn bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã hội
b) Kết cấu
❖ Kết cấu của ý thức xã hội có thể phân tích theo các góc độ khác nhau
- Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các lĩnh vực khác nhau, đó là ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học,
- Theo trình độ phản ánh có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lí luận
+ Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan điểm của con người một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày Chưa được hệ
thống, khái quát thành lý luận Ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày của con người thường xuyên chi phối cuộc sống đó
+ Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật Ý thức lý luận khoa học có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các
sự vật và hiện tượng
- Người ta còn phân biệt ý thức xã hội thành hai cấp độ: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
+ Tâm lý xã hội phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sinh sống hàng ngày của con người, là sự phản ánh có tính chất tự phát, thường ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội Nó không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội của con người Những quan niệm của con người ở trình độ tâm lý xã
Trang 7hội còn mang tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, yếu tố trí tuệ đan xen với yếu tố tình cảm
+ Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo; là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội
II Nội dung
1.Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
( Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội )
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chứng minh rằng: Tồn tại xã hội là cái quyết định ý thức
xã hội và ý thức xã hội và ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội
a Cơ sở lý luận ( nguyên nhân )
Theo Mác-Ănghen, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm thấy nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó,mà nó phải tìm trong hiện thực vật chất Do đó, có thể khẳng định, tồn tại
xã hội chính là nguồn gốc của ý thức xã hội, là cái có vai trò quyết định đối với ý thức
xã hội
b Biểu hiện
+ Tồn tại xã hội là cái có trước, ý thức xã hội là cái có sau Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy
+ Tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội thay đổi theo Cụ thể, khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là phương thức sản xuất thay đổi thì những tư tưởng và lý luận
xã hội, những quan điểm về chính trị, triết học, đạo đức, văn hóa nghệ thuật… sớm hay muộn cũng thay đổi theo
c.Ý nghĩa
+ Đối với nhận thức: giúp giải giải thích các hiện tượng đời sống tinh thần của xã hội
Ví dụ: Để giải thích cho những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, chẳng hạn như truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, ta có thể thấy, Việt Nam
từ xưa đến nay vốn được biết đến là đất nước giàu có về tài nguyên, dân cư đông đúc,
vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á nên thường xuyên bị giặc ngoại xâm nhòm ngó, mặt khác , giặc có thế lực mạnh hơn ta nhiều lần nên đòi hỏi toàn bộ dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam phải đoàn kết, gắn bó với nhau thì mới có thể chống lại kẻ thù xâm lược… vì mục đích của chúng là kích động nhân dân nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc để cướp nước ta và đồng hóa dân tộc ta Chính vì bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc mà dân ta sẵn sàng chấp nhận khó khăn, sẵn sàng hi sinh bản thân mình
+ Đối với thực tiễn: Để giải quyết triệt để những vấn đề thuộc về đời sống tinh thần thì phải giải quyết những vấn đề tồn tại xã hội nảy sinh ra vấn đề đó
Trang 8Ví dụ: Như đã nói ở trên, dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp, tuy nhiên cũng có những hạn chế, tiêu cực nhất định về mặt tư tưởng, lối sống như chủ nghĩa cá nhân, tùy tiện tự do, điển hình là giờ cao su: sinh viên đi học trễ, công nhân viên chức đi làm trễ, làm thiếu trách nhiệm hay tùy tiện vượt đèn đỏ, tùy tiện trong sinh hoạt… và điều gây ra hạn chế đó chính là do điều kiện, phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ lạc hậu của nền nông nghiệp lúa nước đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân Việt Nam vì xưa nay những người nông dân vẫn luôn quan niệm, không cày buổi sáng thì cày buổi chiều, không làm hôm nay thì làm ngày mai, đất của mình, sức của mình, mình tùy ý sử dụng Tuy nhiên, đó là suy nghĩ tụt hậu của thời đại trước, ngày nay để xây dựng một phương thức sản xuất mới hiện đại ta cần phải tăng cường quản lý, kiểm tra đổi mới phương thức sản xuất, tăng cường tác phong công nghiệp thì mới dần loại bỏ được những tiêu cực không đáng có, làm trì trệ tiến trình phát triển của xã hội và đất nước
2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
2.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội
a.Cơ sở lý luận ( nguyên nhân )
+ Tồn tại xã hội thường biến đổi nhanh hơn trong khi đó ý thức xã hội biến đổi chậm hơn do nó không phản ánh kịp sự biến đổi của tồn tại xã hội và dẫn đến
sự lạc hậu: Trong các yếu tố cấu thành nên tồn tại xã hội, phương thức sản xuất
là nhân tố cơ bản, quan trọng nhất, PTSX bao gồm hai mặt là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là yếu tố biến đổi thường xuyên liên tục và thông qua
đó dẫn tới sự biến đổi nhanh của tồn tại xã hội
+ Một số hình thái của ý thức xã hội thường lạc hậu, bảo thủ, ăn sâu vào tiềm thức con người Dù điều kiện vật chất đã thay đổi nhưng những thói quen, lối sống, phong tục, tôn giáo… vẫn không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm nên nó trở nên lạc hậu
+ Ý thức xã hội mang tính giai cấp, mà các giai cấp phản động thường coi hệ tư tưởng cũ để chống lại các lực lượng tiến bộ Đó chính là rào cản để đưa văn hóa mới, lối sống mới… vào đời sống xã hội
b Biểu hiện
+ Nhiều hiện tượng ý thức có nguyên nhân sâu xa trong xã hội cũ vẫn tồn tại dai dẳng trong xã hội mới như lối sống ăn bám, lười lao động, tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân…
c.Ý nghĩa
+ Thường xuyên đấu tranh nhằm xóa bỏ những tàn dư của xã hội cũ Xây dựng văn hóa mới, xã hội mới, con người mới dựa vào thực tế khách quan
Ví dụ: Xã hội Việt Nam ngày nay vẫn tồn tại quan điểm trọng nam khinh nữ Nguồn gốc của tư tưởng này là do tàn dư của xã hội cũ, xã hội phương đông với phương thức
Trang 9sản xuất thuần tay chân, người đàn ông đóng vai trò chính trong lao động sản xuất Có thể thấy, hệ tư tưởng truyền thống, đặc biệt là hệ tư tưởng nho giáo còn đọng lại với việc đề cao vai trò của con trai, gia đình không sinh được con trai là mang tội bất hiếu với ông bà tổ tiên, chính điều này dẫn đến việc xã hội dù đã có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng tiến bộ nhưng đâu đó người phụ nữ không được đề cao trong nhiều
cơ quan tổ chức, bị bạo hành Đẩy lùi tư duy lạc hậu này vô cùng khó khăn nếu không
có sự hợp tác của tất cả mọi người, của các tổ chức Trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ cần được tôn trọng, được làm chủ bản thân mình
+ Kế thừa, gìn giữ, phát huy những tư tưởng truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như những tiến bộ và văn minh của bên ngoài nhưng không đánh mất, hòa tan đi bản sắc, cốt cách của dân tộc và con người Việt Nam
Ví dụ: Trong xã hội hiện nay, các trào lưu trên mạng xã hội facebook, tiktok, zalo, trở thành điểm thu hút đối với nhiều bạn trẻ Việt Nam Nguyên nhân của sức hút này là sự mới mẻ, hấp dẫn mà nó đem lại cho người dùng Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là việc lạm dụng các mạng xã hội quá mức của nhiều bạn trẻ, họ chia sẻ những thông tin sai lệch hoặc riêng tư, họ nói xấu nhau, ném đá nhau, đã khiến cho văn hóa mạng nước ta ngày một trở nên biến chất, xấu đi.Để cải thiện được điều này không phải ngày một ngày hai mà là cả quá trình, trước hết là cần giáo dục tư tưởng, lối sống, sau đó là đưa ra các hình thức xử phạt, để MXH trở thành nên giao lưu, chia sẻ, kết nối và truyên bá văn hóa Việt Nam với bạn bè
2.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
a Cơ sở lý luận
Triết học Mác-Lenin khi khẳng định tính lạc hậu của xã hội so với tồn tại xã hội thì đồng thời thừa nhận rằng trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người có thể vượt qua trước sự phát triển của tồn tại xã hội
b Biểu hiện
+ Những tư tưởng khoa học tiến bộ( xuất phát từ tồn tại xã hội ) có thể vượt trước
sự tồn tại xã hội, góp phần dự báo đời sống vật chất, xu hướng của tồn tại xã hội
+ Những tư tưởng phản khoa học xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người
c Ý nghĩa
+ Những tư tưởng khoa học tiến bộ sẽ có vai trò chỉ đạo, dẫn dắt con người trong hoạt động thực tiễn, lí luận và đề tài khoa học sẽ giúp dẫn dắt con người đi đúng quy luật của xã hội và tiến đến thành công
2.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
a Cơ sở lí luận
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình vì kế thừa là quy luật chung các sự vật, hiện tượng nên trong quá trình vận động của ý thức xã hội nó
Trang 10cũng phải có tính kế thừa Mặt khác, sự tồn tại, phát triển của ý thức xã hội mà tồn tại xã hội cũng có tính kế thừa, nó vận động liên tục nên ý thức xã hội cũng phản ánh quá trình đó, nó có tính kế thừa
b Biểu hiện
+ Quan điểm, lý luận của mỗi thời đại được tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước Kế thừa có tính tất yếu khách quan; có chọn lọc và sáng tạo: kế thừa theo quan điểm lợi ích: theo truyền thống và đổi mới Lịch sử phát triển các của tư tưởng cho thấy những giai đoạn huwmg thịnh và suy tàn của suy tàn của nền kinh tế
c.Ý nghĩa
+ Quan điểm của triết học Mác-Lenin về tính kế thừa của ý thức xã hội có
ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa V.I.Lenin nhấn mạnh rằng, văn hóa xã hội chủ nghĩa cần phải phát huy những thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nền văn hóa nhân loại từ cổ chí kim trên cơ sở thế giới quan macxit + Đảng ta khẳng định, trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc Tiếp thu tinh hoa các dân tộc trên thế giới, làm đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam
Ví dụ :
+ Ngày xưa đi học: Đi bộ Xe đạp Xe máy
2.4 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
a Cơ sở lí luận
+Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội cũng là một biểu hiện nữa của tính độc lập tương đối của ý thức Đây là quy luật phát triển của ý thức xã hội
b Biểu hiện
+ Thông thường, trong mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu tác động và chi phối các hình thái ý thức xã hội khác
c Ý nghĩa
+ Mối liên hệ và tác động lẫn nhau đó giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có những tính chất và những mặt không thể giải thích trực tiếp được bằng các quan hệ vật chất
2.5 Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
a Cơ sở lí luận