Nội dung ôn tập kinh tế đầu tư

3 793 4
Nội dung ôn tập kinh tế đầu tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ I/ Lý thuyết: 1. Hoạt động đầu tư (khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò). Phân tích luận điểm đầu tư là yếu tố quyết định đến sự phát triển và là chìa khoá của sự tăng trưởng của quốc gia. 2. Phân biệt đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Giải thích mối quan hệ giữa hai loại hình đầu tư này. 3. Hoạt động đầu tư phát triển (khái niệm, đặc điểm và nội dung đầu tư phát triển). Công tác quản lý đầu tư cần quán triệt những đặc điểm này như thế nào? 4. Các nguồn vốn huy động cho đầu tư và điều kiện huy động có hiệu quả các nguồn vốn. (Bản chất nguồn hình thành vốn đầu tư, các nguồn vốn huy động và điều kiện huy động có hiệu quả). 5. Nguồn vốn nào được xem là quan trọng? (Nguồn vốn trong nước là quyết định, chủ động, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng) 6. Phân tích luận điểm “ Vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả thì khả năng thu hút vốn đầu tư càng lớn”. Liên hệ thực tiễn. 7. Hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI, FPI, ODA: tác động hai mặt, các nhân tố ảnh hưởng, vấn đề thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả ) 8. Quản lý hoạt động đầu tư (các cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp, dự án đầu tư; mục tiêu quản lý, 5 nguyên tắc quản lý, nội dung: nội dung quản lý trên các cấp độ, phương pháp và công cụ quản lý) 9. Trình bày các nguyên tắc trong quản lý hoạt động đầu tư. Liên hệ với Việt Nam trong việc tuân thủ các nguyên tắc này. (5 nguyên tắc) 10.Nguyên tắc “ Tập trung dân chủ” được hiểu và áp dụng trong thực tiễn quản lý đầu tư ở Việt Nam ntn? (Nguyên tắc này được hiểu ntn? Việc tuân thủ nguyên tắc sẽ đem lại lợi ích gì? Liên hệ thực tiễn) 11.Nguyên tắc “ Kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong đầu tư” được hiểu và áp dụng trong thực tiễn quản lý đầu tư ở Việt Nam ntn? 1 12. Các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư (3 phương pháp chủ yếu). ưu nhược điểm của mỗi phương pháp và thực tiễn áp dụng. 13.Các chỉ tiêu kết quả hoạt động đầu tư (3 chỉ tiêu chủ yếu: vốn đầu tư thực hiện, TSCĐ huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: nội dung, phương pháp tính) 14. Hiệu quả đầu tư (nguyên tắc đánh giá, các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư trên các cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp, dự án; nội dung, phương pháp tính). Xem xét giữa phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội của dự án đầu tư. 15. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chủ yếu của dự án (NPV, IRR, T, B/C): nội dung, phương pháp tính, ưu điểm và hạn chế trong phân tích, đánh giá dự án. 16. Các giai đoạn hình thành và thực hiện dự án đầu tư (nội dung, yêu cầu và mối quan hệ giữa các giai đoạn). Các bước trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư (nội dung, yêu cầu và mối quan hệ) II/ Bài tập 1. Bài tập hiệu quả tổng hợp . Tính E(k) của từng dự án, so sánh lựa chọn dự án tốt nhất. 2. Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án: NPV, IRR, T Một số chú ý khi làm bài tập: - Đời của dự án: tính trong giai đoạn vận hành khai thác. Ví dụ: dự án có thời gian thực hiện đầu tư là 3 năm, đời dự án là 20 năm. 20 năm tính là thời gian vận hành, khai thác, 3 năm đầu tư. Tổng cộng là 23 năm. - Tỷ suất r được dùng để tính cho các chỉ tiêu NPV, T của dự án. Trường hợp vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, r được tính là chi phí sử dụng vốn bình quân. Thay r để tính cho cả đời dự án. - Khi vốn đầu tư thực hiện trong một số năm, để xác định NPV cần tính chuyển vốn đầu tư về thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động. 2 - Giá trị thanh lý thu hồi được ở cuối đời dự án được tính chuyển về đầu thời kỳ phân tích và tính cho NPV (xem như khoản thu ở cuối đời dự án, tính chuyển về ban đầu để tính cho NPV). - Chỉ tiêu T tính theo phương pháp cộng dồn, hoặc lập bảng tính (có tính đến tỷ suất r). Các bài tập tham khảo: 1. Để đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở xã A, người ta dự kiến đầu tư xây dựng công trình thuỷ nông với các chi phí như sau: Chi phí ban đầu là 13 tỷ đồng, chi phí bảo dưỡng hang năm 140 triệu đồng. Tuổi thọ của công trình là 30 năm. Cứ sau 15 năm phải đại tu công trình hết 500 triệu. Nhờ có công trình hàng năm thu nhập từ trồng trọt của các hộ nông dân tăng lân 1,5 tỷ đồng. Tỷ suất r được tính là 8%/năm. Hãy tính các chỉ tiêu NPV, IRR và T của dự án. 2. Dự án đầu tư có các thông số sau: - Tổng vốn đầu tư: Iv - Doanh thu hàng năm: Bi - Chi phí hàng năm: Ci - Thời gian đầu tư : (m) năm - Đời của dự án : (n) năm - Giá trị thanh lý thu hồi cuối đời dự án : SV Hãy thiết lập công thức tính các chỉ tiêu NPV, IRR, T của dự án. Cho số liệu minh hoạ. Trường hợp vốn đầu tư được huy động từ 2 nguồn: vốn vay và vốn chủ sở hữu. Khi đó các chỉ tiêu được tính như thế nào? Hãy chọn các biến số để phân tích độ nhạy của dự án mức độ giao động là +/- 10%. Xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu của dự án tương ứng với sự biến động. 3. Phân tích hiệu quả tổng hợp (xem GT Kinh tế đầu tư trang 166) 3 . NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ I/ Lý thuyết: 1. Hoạt động đầu tư (khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò). Phân tích luận điểm đầu tư là yếu tố quyết định đến. Phân biệt đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Giải thích mối quan hệ giữa hai loại hình đầu tư này. 3. Hoạt động đầu tư phát triển (khái niệm, đặc điểm và nội dung đầu tư phát triển). Công tác. Quản lý hoạt động đầu tư (các cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp, dự án đầu tư; mục tiêu quản lý, 5 nguyên tắc quản lý, nội dung: nội dung quản lý trên các cấp độ, phương pháp và công cụ quản lý) 9.

Ngày đăng: 14/06/2015, 09:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan