Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
36,59 KB
Nội dung
ĐỀ CƯƠNG MÔN LAO ĐỘNG NHÀ BÁO 1. Đặc điểm lao động nhà báo? Liên hệ thực tiễn 2. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhà báo? Liên hệ thực tiễn 3. Các phương pháp thu thập thông tin, tư liệu: khái niệm, ưu nhược điểm, những chú ý khi thực hiện. Cho ví dụ minh họa. 4. Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí? Vai trò của các giai đoạn trong trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí ? Cho ví dụ cụ thể. ĐỀ CƯƠNG Câu1: a. Đặc điểm lao động nhà báo: • Khái niệm lao động nhà báo: lao động nhà báo là toàn bộ những nghiệp vụ của các nhà báo trong quy trình sản xuất ra sản phẩm báo chí hoàn chỉnh (tờ báo, tạp chí, chương trình phát thanh truyền hình, website…) • Đặc điểm: Khuynh hướng chính trị: − Về bản chất: các cơ quan báo chí, tờ báo là phương tiện thông tin, là vũ khí tư tưởng, là cơ quan ngôn luận của các đảng phái, giai cấp, tầng lớp, đoàn thể… − Bản thân các nhà báo cũng hoạt động chuyên nghiệp hoặc thường xuyên cộng tác với các cơ quan báo chí và phải tuân thủ các tôn chỉ, mục đích hoạt động, kế hoạch của các tờ báo… − Có nhiều nàh báo tự do không bieenc hế hoặc không ký hợp đồng với một cơ quan báo chí nào nhưng ko có nghĩa là muốn viết gì thì viết mà tác phẩm của họ chỉ đc sử dụng nếu nội dung phù hợp với mục đích, tôn chỉ của tờ báo. . Trái với điều đó bài viết của họ không thể đến được với đông đảo quần chúng, cũng không phải là tác phẩm báo chí chính thức vì chúng o đc đăng tải trên một sản phẩm báo chí hoàn chỉnh (tờ báo, chương trình truyền hình…) (báo chí phương tây cũng vậy). − Nhiều người cho đó là quy luật, ví như cựu pv chiến trường Peter của hãng AP, CNN đã từng bị NBC sa thải vì quan điểm đưa ra đối lập với chính phủ về chiến tranh giữa Mỹ và Irap − Ở Vn luật báo chí: “Báo chí ở nước CHXHCNVN là phương tiện thông tin đạ chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, các cơ quan nhà nước tổ chức xã hội, là diễn đàn quần chúng nhân dân.” Báo chí Vn do đảng lãnh đạo, đại diện cho ý chí quyền lợi của giai cấp công nân và nhân dân lao động ở VN và được tạo mọi điều kiện đảm bảo quyền tự do báo chí, phát huy vai trò của báo chí. Tuy nhiên luật pháp cũng không cho phép lạm dụng quyền tự do báo chí để xâm phạm quyền lợi của nhà nước, tập thể và công dân. − Lao động nàh báo phải tuân thủ pháp luật, định hướng của đảng và phù hợp với truyền thống đạo đức, văn hóa, lịch sử…của dân tộc và trách nhiệm xã hội của nhà báo. − Lao động nàh báo phải phản ánh mọi mặt mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong đó hạt nhân quan trọng nhất là hoạt động chính trị. Đó là lĩnh vực phức tạp và có phạm vi rộng lớn. KL: Chính trị gắn liền với đời sống xã hội. Tính chân thật, khách quan, công bằng. − Khái niệm: Sự thật:là cái có thật, có xảy ra. Chân thật là phản ánh đúng bản chất của hiện thực khách quan. Khách quan: trung thực, không thiên lệch. − Bản chất của báo chí là dựa trên sự thật để thông tin. Nhưng không có nghĩa là nhà báo vô tư có gì nói nấy, bê nguyên si. − Nhiệm vụ gốc của nhà báo là phải tìm hiểu nhiều chiều để đưa thồn tin chứ không phải đứng về 1 bên nào đó và bình luận. Vì vậy báo chí đặt tính công bằng lên hàng đầu. − Trong tác phẩm báo chí khó có “sự kiện nguyên thủy”, “sự kiện bàn thể” mà là “sự kiện nhận thức” − Nhà báo phản ánh cuộc sống bằng sự thật, còn nhà văn dựa trên cơ sở sự thật để phản ánh. − Chân thật và khách quan là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong lao động sáng tạo tác phẩm báo chí. − Để đảm báo tính khách quan chân thật trong tác phẩm khi thông tin về sự kiện, các mối quan hệ sau đây được chú ý: Hiện tượng và bản chất sự kiện: hieenjt ượng là cái biểu hiện ra bên ngoài, bản chất là yếu tố bên trong quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. hiện tượng phản ánh bản chất nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Do vậy nhà báo phải chú ý khi thu thập xử lý thông tin… Sự kiện này với sự kiện khác: Sự kiện và nguyên nhân, bối cảnh và kết quả. Sự kiện và liều lượng mức độ thông tin. Tính sáng tạo − Sáng tạo: là làm ra cái mới, phát hiện ra cái mới. − Sáng tạo của nàh báo trong lao động báo chí thể hiện ở việc phát hiện chủ đề , tìm hiểu góc độ phản ánh, lựa chọn chi tiết, bố cục, ngôn ngữ… − Sáng tạo đến mức nhất định để hình thánh phong cách của phóng viên: nét riêng độc đáo… Tính thực tiễn − tính thực tiễn là yếu tố tự thân, sống còn trong lao động báo chí. Trước hết đó là nguồn đề tài, nguồn cảm hứng cho người làm báo. − Hoạt động báo chi gắn liền với hoạt động phát hiện, thẩm định, điều tra thông tin sự kiện. nhà báo phải lăn lội với thực tế, tìm kiếm câu trả lời… − Thực tiễn là đối tượng tác động của báo chí. Tính kỷ luật thời gian − Báo chí mang tính thời sự cao, có tính định kỳ nên kỷ luật thời gian chi phối hoạt động của tòa soạn và lao động của nhà báo. Tính tập thể − Tính tập thể là yêu cầu khách quan của lao động báo chí. − Tính tập thể trong lao động báo chí thể hiện ở mối liên hệ và cộng tác qua lại gữa các nhà báo, phóng viên với nhau. − Bêm cạnh những ưu điểm lao động tập thể cũng chứa đựng những phức tạp nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn… − Lao động tập thể chỉ tốt khi mỗi cá nhân có những hiểu biết thấu đáo, phương pháp làm việc khoa học, có tinh thần trách nhiệm và biết tôn trọng đồng nghiệp… b. Liên hệ thực tiễn. Câu 2: a. Yêu cầu về năng lực và phẩm chất của nhà báo. Phẩm chất chính trị − Phẩm chất chính trị được thể hiện ở quan điểm lập trường của họ khi lựa chọn, phân tích, thông tin các sự kiện, vấn đề trong cuộc sống. − Hoạt động báo chí là hoạt động chính trị, bóa chí cũng tồn tại như một thứ quyền lực của xã hội hiện đại, hàng ngày, hàng giờ tác động, ảnh hưởng đến tiến trình chính trị xã hôi. Vì vậy sự nhạy cảm chính trị là một yêu cầu tất yêu, là phẩm chất không thể thiếu của nhà báo. − Trong tình hình thế giới biến đổi phức tạp như hiện nay nhà báo phải trnag bị cho mình trình độ chính trị cần thiết để hoạt động nghề nghiệp: kiến thức lý luận, chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng HCM. Nghiệp vụ báo chí − Thể hiện ở sự hiểu biết đúng đắn, sâu sắc và khả năng khai thác nhanh nhạy của nhà báo đối với sự kiện nhân vật, hiện thực trong xã hội. − Hệ thống lý luận nghiệp vụ: là những kiến thức lý luận về nghề nghiệp, chuyên môn mà phóng viên thu thập được trong quá trình học tập và hoạt động thực tế. Hệ thống lý luận còn trang bị cho phóng viên những tri thức quan trọng về phương pháp, cách thức hoạt động nghề nghiệp. − Kỹ năng nghề nghiệp: là nhuwngxthao tác hành vi cụ thể nhằm thực hiện nhwungx nghiệp vụ chuyên môn. Kỹ năng nghiệp vụ phóng viên thể hiện qua các thao tác hành nghề… Tri thức và vốn sống − Bao gồm: tri thức nền và tri thức chuyên sâu. Tri thức nền là kiến thức tổng hợp về các mặt các lĩnh vực nói chung như: lịch sử, văn hóa kinh tế, khoa học… Tri thức chuyên sâu là những kiến thức, hiểu biết sâu về một mặt, một lĩnh vực nào đó Tri thức và vốn sống là yếu tố nền tảng tạo nên sức mạnh của phóng viên, là chỗ dựa vững chắc để phát huy khả năng sáng tạo nghề nghiệp có chất lượng và hiệu quả. Tri thuwcslaf tố chất cần thiết của mỗi nhà báo là người bạn đồng hành đáng tin cậy, là cuốn cẩm nang trợ giúp đắc lực cho phóng viên trong hoạt động sáng tạo. Đạo đức nghề nghiệp − Được thể hiện ở thái độ và nhiệm vụ vủa họ trong các mối quan hệ với xã hội, công chúng, tòa soạn, nguồn tin, nhân chứng, đồng nghiệp… − Trong luật báo chí và các văn bản khác cũng thông qua những quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN. − Nhà báo phải có lương tâm con người, lương tâm nghề nghiệp. − Thông tin, sự kiện phải khách quan chân thật… Năng khiếu báo chí − Là những tố chất, khả năng của con người được bộc lộ ra ở lĩnh vực nào đó − Năng khiếu là tổ hợp gồm nhiều yếu tố: Về trí lực: thông minh, khả năng tư duy, phán đoán… Về tâm lý: khả năng tập trung, khả năng giao tiếp… Về thể lực: sức khẻo, vóc dáng đến diện mạo… − Năng khiều không chỉ là bẩm sinh mà còn doèn luyện, học hỏi, bồi dưỡng tri thức, tay nghề, bản lĩnh vững vàng… b. Liên hệ thực tiễn Câu 3: Các phương pháp thu thập thông tin, tư liệu: khái niệm, ưu nhược điểm, những chú ý khi thực hiện. Cho ví dụ minh họa. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TƯ LIỆU Các phương pháp quan trọng, phổ biến trong hoạt động thu thập tư liệu của phóng viên là: - Nghiên cứu văn bản - Quan sát - Phỏng vấn Mỗi phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế khác nhau. Trong quá trình thu thập, khai thác tư liệu, phóng viên cần kết hợp và vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, hợp lý để đảm bảo cho tư liệu chân xác, khách quan và sinh động. I:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯ LIỆU VĂN BẢN 1. Khái niệm văn bản - Theo từ điển Tiểng Việt, văn bản có nghĩa: 1. Văn bản là bản chép tay hoặc in ấn với một nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài; 2. Văn bản là những chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay loại ký hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với ý nghĩa trọn vẹn ( [1] ). - Với nghĩa rộng ta có thể hiểu tư liệu văn bản là những thông tin được chứa đựng trong các dạng cơ bản sau đây: + Sách ( sách văn học, lịch sử, văn hoá, pháp luật, kinh tế ) + Báo (báo in, báo hình, báo nói, báo mạng ) + Internet + Băng, đĩa (hình ảnh, âm thanh) + Các văn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đời thường …) * Văn bản quản lý hành chính nhà nước là loại tư liệu quan trọng, phổ biến mà phóng viên hằng ngày thường khai thác và xử lý. Văn bản quản lý hành chính nhà nước gồm các loại chủ yếu sau đây: + Văn bản quy phạm pháp luật (văn bản luật, dưới luật): Luật, nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị của các cơ quan quản lý Nhà nước. + Văn bản hành chính: Báo cáo, tổng kết, biên bản, hợp đồng, thông báo, giấy mời của các đơn vị, cơ quan nhà nước. * Văn bản đời thường là loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêng tư. Văn bản đời thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây: + Thư từ, nhật kí… + Giấy viết tay, sổ sách, ghi chép cá nhân… 2:Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp. Ưu điểm của phương pháp này là. Nhanh gọn, chính xác, có thể lưu giữ thông tin lâu dài, đảm bảo độ chính xác cao. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là chi phí cao, tốn thời gian, … khi cần tài liệu cho nghiên cứu, ta có thể photocopy, scan, chụp,… tài liệu để lưu giữ thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. Chẳng hạn, khi ta thực hiện đề tài, ta có thể đến thư viện chụp lại tài liệu hoặc photo tài liệu, như vậy việc tiếp cận tài liệu sẽ dễ dàng hơn. Nhưng khi tiến hành phương pháp này sẽ gây tốn kém nhiều khi thu thập thông tin bời những khoản chi phí cho photo, scan, chụp tài liệu… 3. Những chú ý khi khai thác tư liệu văn bản - Xác định giá trị pháp lý của văn bản ( văn bản thuộc loại nào : luật , báo cáo, tổng hợp , thư cá nhân…) - Xác định nguồn gốc, tác giả văn bản ( của ai, của tổ chức nào, ở đâu) - Xác định xem văn bản đó là bản chính hay bản sao. Nếu văn bản dùng làm căn cứ , chứng cứ trong những sự việc quan trọng thì nhất thiết phải có hoặc cần phải đối chiếu với văn bản gốc , để đảm bảo tính chính xác cao. - Chú ý thời gian ra đời của văn bản . - Kiểm tra tính xác thực của tư liệu văn bản: + Phân biệt sự việc và ý kiến; + Tìm hiểu ý đồ của người soạn thảo văn bản; + Xem xét bối cảnh tác động đến sự ra đời của văn bản - Phát hiện ra các con số, các chi tiết quan trọng, nổi bật, có yếu tố tin tức. Đó là những con số, chi tiết “biết nói”. - Có “thái độ nghi ngờ” trong khai thác tư liệu văn bản. - So sánh thông tin từ tư liệu văn bản với các nguồn tin khác. - Văn bản đời thường là loại văn bản thuộc sở hữu riêng của cá nhân. Trừ trường hợp các văn bản đó có liên quan đến những hành động gây nguy hiểu cho xã hội cần có sự can thiệp của cơ quan luật pháp, còn lại phóng viên phải khích lệ sự tự nguyện cung cấp của chủ nhân văn bản. - Dùng danh bạ địa chỉ cụ thể hoặc dùng công cụ tìm kiếm để thu thập thông tin trên internet + Một số website tìm kiếm thông dụng như: http://www.google.com , http://www.yahoo.com,http://www.vnaseek.co m, http://www.gsearch.com, http://www.altavista.com, http://www.hotbot.co m ) . + Internet là kho tư liệu khổng lồ của phóng viên. Tuy nhiên, khai thác thông tin trên internet cũng có bất lợi: Quá nhiều các nguồn tin dẫn đến việc phân tán thông tin; nhiều thông tin không rõ nguồn gốc vì vậy việc kiểm tra các nguồn tin nhiều khi cũng rất khó khăn và tốn thời gian. 4 ví dụ minh họa. Công văn của văn của văn phòng chính phủ trích dẫn ý kiến chỉ đạo của thủ tướng , kiểm tra toàn diện về năng lực khám chữa bệnh xử lí nghiêm những sai phạm , yếu kém sau khi phản ánh của vietnamnet và báo cáo giải trình của tỉnh thái nguyên . ( ảnh –Duy tân) 2. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 1. Khái niệm - Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn.Bản chất của hoạt động quan sát là sự cảm nhận trực tiếp của người quan sát đối với hiện thực sinh động. Quan sát thường đem lại những thông tin có đặc tính mô tả. - Người có năng lực quan sát là người có khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu. 2. Đối tượng quan sát Đối tượng quan sát của phóng viên rất phong phú, đa dạng nếu chúng chứa đựng những thông tin, dữ liệu có ích cho chủ đề tác phẩm. - Quan sát quang cảnh, hiện trạng - Quan sát diện mạo con người - Quan sát các hoạt động của con người - Quan sát đồ vật 3: Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp quan sát - - Quan sát là con đường ngắn nhất để phóng viên tiếp cận trực tiếp với hiện thực - - Quan sát đem lại hình ảnh cụ thể, xác thực, sinh động làm bài viết sinh động, hấp dẫn - - Thông tin từ quan sát đem lại những dấu hiệu cần thiết để tiến tới thẩm định bản chất của sự kiện. - - Trong quá trình giao tiếp, quan sát những biểu hiện tâm lý của đối tượng sẽ giúp phóng viên điều chỉnh nhịp độ cuộc giao tiếp và đánh giá mức độ tin cậy của thông tin - - Hoạt động quan sát chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan. Hiện thực cuộc sống qua quan sát thường gắn với sự nhìn nhận, xem xét và trạng thái tâm lí của bản thân người quan sát. - - Hoạt động quan sát bị giới hạn bởi thời gian, không gian. - - Quan sát có khi chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài chưa chắc đã đúng với bản chất của sự việc. Đã xảy ra tình trạng nhà báo bị “lừa” hoặc chỉ dựa vào quan sát để nhận định sự việc nên đã dẫn đến sai sót đáng tiếc. - 2.2.5. Cách quan sát để đạt hiệu quả cao - - Quan sát để tìm ra ý nghĩa: Quan sát không chỉ là mô tả lại những gì nhìn thấy mà phải đi liền với sự phân tích, bình giá để tìm ra ý nghĩa, giá trị của chi tiết, sự kiện. - - Quan sát phải có suy luận, phán đoán: Quan sát không có nghĩa chỉ là nhìn, trông mà là thấy được sự vật, hiện tượng. Quan sát khác với hoạt động nhìn, trông vì quan sát có sự tham gia của hoạt động tư duy như: phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán… - - Quan sát trong sự so sánh: so sánh những gì quan sát được ở sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác hoặc so sánh với bản thân chúng trong các thời điểm, hoàn cảnh, giai đoạn… khác nhau để làm nổi bật nên những nét đặc sắc của chúng. Chính sự so sánh, đối chiếu này làm cho sự quan sát có chiều sâu hơn. [...]... hóa học đường Tư tưởng chủ đề là nội dung được nhà báo xác định cách thức thể hiện tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận của nhà báo về vấn đề đó Tư tưởng chủ đề thể hiện rõ lập trường, sự nhận thức và những phán xét của nhà báo về một vấn đề nào đó Cách bộc lộ tư tưởng chủ đề của một tác phẩm chính là sự bộc lộ thái độ, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề của nhà báo Nhà báo xác định đề tài, chủ đề và tư... nhẹ nhàng… thì thường sử dụng các thể chính luận nghệ thuật Bước 5: Duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành, phát sóng Tác phẩm báo chí là sản phẩm cá nhân sáng tạo ban đầu của phóng viên, nhưng sau khi hoàn thành sẽ được biên tập cho phù hợp với chủ đề, tôn chỉ mục đích của tờ báo Vì thế mà không thể bỏ qua khâu duyệt bài Sản phẩm báo chí xuất hiện trước công chúng luôn có bàn tay biên tập Người biên tập. .. tác phẩm báo chí ra đời là sự sáng tạo của nhà báo (hoặc của một nhóm nhà báo) trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan Sáng tạo tác phẩm báo chí là một khâu nằm trong quy trình sản xuất ra sản phẩm báo chí kể trên Để sáng tạo ra tác phẩm ấy, nhà báo lại cần tuân thủ theo một trình tự gọi là quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí 1 Khái niệm và các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí 1.1... thông tin phản hồi Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế: Đây là khâu đầu tiên trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí Các nhà báo thường dễ bỏ qua khâu này, nhất là đối với những nhà báo đã có bề dày kinh nghiệm Bởi vì nhà báo tin vào kinh nghiệm và sự hiểu biết mà họ sẵn có để xác định, lựa chọn đề tài Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế nếu được coi trọng sẽ giúp nhà báo có thêm thông... nghiệp nhà báo thì trước hết, cần hiểu rõ về quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí Cần phân biệt rõ quy trình sản xuất ra một sản phẩm báo chí (như tờ báo, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình gồm nhiều tác phẩm, có sự tham gia của nhiều khâu kỹ thuật, mỹ thuật) với quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí (bài báo, tác phẩm phát thanh, truyền hình, với sự chủ động sáng tạo của cá nhân nhà báo. .. công chúng đọc (nghe, xem) tác phẩm của nhà báo Họ chỉnh sửa, cắt ngắn hoặc thêm bớt, kéo dài cho rõ ý, rõ câu chữ Có tác phẩm phải biên tập nhiều, có tác phẩm phải biên tập ít tùy thuộc vào trình độ người viết bài và trình độ biên tập viên Khi ra với công chúng, tác phẩm phải đạt độ hoàn hảo nhất có thể Bước 6: Lắng nghe thông tin phản hồi Sau khi phát sóng, tác phẩm báo chí sẽ nhận được các thông... phẩm báo chí sẽ nhận được các thông tin phản hồi của người đọc, người nghe, người xem Thông thường thì nhà báo ít để ý đến những thông tin phản hồi của dư luận, bởi họ thường bận rộn và có quá nhiều sự quan tâm khác Tuy nhiên, một nhà báo có trách nhiệm là nhà báo biết quan tâm đến những thông tin phản hồi từ công chúng để điều chỉnh thái độ đối xử ... thập thông tin và thẩm định thông tin chính xác hơn Bước 4: Thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức Nội dung của một tác phẩm báo chí thường phản ánh chân thực, khách quan những sự kiện, vấn đề, sự việc có thực xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, mang tính thời sự, có ý nghĩa xã hội và được công chúng quan tâm Đây là khâu quan trọng trong quy trình sáng tạo tác phẩm, bởi vì, tác phẩm có hấp dẫn công... quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí Trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, nhà báo, dù sáng tạo tác phẩm thuộc loại hình báo chí nào, cũng cần tuân thủ một quy trình chung, bao gồm 6 bước: (1) tìm hiểu và nghiên cứu thực tế; (2) xác định chủ đề - đề tài - tư tưởng chủ đề; (3) thu thập và khai thác thông tin; (4) thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức; (5) duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành,... sự tinh thông, khéo léo đó là các kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo Việc thực hiện các kỹ năng báo chí, xét cho đến cùng, đều phải tuân thủ và hướng tới quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí nói riêng và quy trình sản xuất sản phẩm báo chí nói chung Về phần mình, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí là khung cơ bản, định dạng trình tự, cách thức phối hợp thực hiện các kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Vì vậy, . tạo tác phẩm báo chí ? Cho ví dụ cụ thể. ĐỀ CƯƠNG Câu1: a. Đặc điểm lao động nhà báo: • Khái niệm lao động nhà báo: lao động nhà báo là toàn bộ những nghiệp vụ của các nhà báo trong quy. quan của lao động báo chí. − Tính tập thể trong lao động báo chí thể hiện ở mối liên hệ và cộng tác qua lại gữa các nhà báo, phóng viên với nhau. − Bêm cạnh những ưu điểm lao động tập thể cũng. của báo chí. Tính kỷ luật thời gian − Báo chí mang tính thời sự cao, có tính định kỳ nên kỷ luật thời gian chi phối hoạt động của tòa soạn và lao động của nhà báo. Tính tập thể − Tính tập