Tuy nhiên, dùđược phép ký nhiều hợp đồng thử việc dành cho nhiều vị trí khác nhau nhưng người sử dụnglao động vẫn cần đảm bảo về thời gian thử việc đối với từng công việc theo quy định n
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ MSSV NỘI DUNG MỨC ĐỘ
1 Cao Sơn Trường Nhóm trưởng 207KE08950 Luật LĐ,BH 100%
Phương Thùy Thành Viên 207TC64516 Luật BH 100%
Quang Trí Thành Viên 207KE64855 Luật LĐ 100%
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Too long to read on your phone? Save to read later on your computer
LAO ĐỘNG
Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động ?
Hiện nay, hợp đồng lao động chỉ gồm 02 loại là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019
1 Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Loại hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Thời hạn Không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực
Không xác định thời hạn
Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Ít nhất 30 ngày: Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 - 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày làm việc: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng Ít nhất 45 ngày
Chấm dứt hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động hết hạn sẽ làm chấm dứt quan hệ lao động
- Nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi hợp đồng hết hạn:
+ Phải ký hợp đồng lao động mới trong thời hạn 30 ngày
+ Nếu không ký tiếp trong 30 ngày thì hợp đồng cũ sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Không có thời hạn kết thúc hợp đồng
- Chỉ được ký tối đa 02 lần hợp đồng lao động lao động có thời hạn
- Sau đó, nếu hợp đồng lao động hết thời hạn mà người lao động vẫn làm việc tiếp thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn
DN được phép ký hợp thử việc đối với người lao động bao nhiêu lần? trong thời
- Doanh nghiệp được phép ký hợp thử việc đối với người lao động bao nhiêu lần? Thời gian bao lâu? Thử việc trong thời gian bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng công ty chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1 Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2 Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3 Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4 Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Tùy theo tính chất của công việc mà thời gian thử việc sẽ khác nhau đối với những công việc yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc tối đa có thể là 60 ngày, đối với công việc yêu cầu trình độ trung cấp thì thời gian thử việc tối đa là 30 ngày, đối với những công việc khác thì thời gian thử việc là không quá 6 ngày.
Pháp luật quy định chỉ được thử việc một lần đối với một công việc bằng cách ký hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động Pháp luật không cấm thử việc nhiều lần đối với nhiều vị trí khác nhau tại một doanh nghiệp Tuy nhiên, dù được phép ký nhiều hợp đồng thử việc dành cho nhiều vị trí khác nhau nhưng người sử dụng lao động vẫn cần đảm bảo về thời gian thử việc đối với từng công việc theo quy định nêu trên.
Theo điều 26 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tiền lương trong thời gian thử việc như sau:
" Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó "
Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm?
- Đều là trợ cấp khi chung tình trạng là “không còn việc để làm”
- Được tính dựa trên tiền lương và thời gian làm việc 3 4
- Giúp người lao động trang trải cuộc sống trong thời gian tìm công việc mới
Tên trợ cấp Trợ cấp thôi việc Trợ cấp mất việc làm
Cơ sở pháp lý Điều 46 Luật Lao động 2019 Điều 47 Luật Lao động 2019
Khái niệm Là khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động Là khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động Người lao nghỉ việc, trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế. động sẽ được nhận khoản trợ cấp thôi việc này với điều kiện hai bên chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp.
Cơ quan chi trả Người sử dụng lao động Người sử dụng lao động
Trường hợp được hưởng trợ cấp
- Người sử dụng lao động và người lao động đồng thuận kết thúc HĐLĐ.
- Hết thời hạn được giao kết trong HĐLĐ.
- Người lao động hoàn thành công việc theo HĐLĐ.
- Người lao động bị kết án tù giam/tử hình/bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ.
- Người lao động hoặc người sử dụng lao động chết hoặc bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
- Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật.
- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ gây mất việc làm của người lao động
- Vì lý do thay đổi kinh tế làm mất việc làm của người lao động.
- Người sử dụng lao động sáp nhập/hợp nhất chia tách doanh nghiệp/hợp tác xã mà không có phương án tiếp tục sử dụng lao động gây mất việc làm của người lao động Điều kiện
Làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên
- Do hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Luật Lao động
- Hoàn thành công việc theo hợp đồng;
- Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
- Người lao động bị kết án tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng;
- Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
- Người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện hợp pháp ;
- Đơn phương chấm dứt hợp
- Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
- Do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. đồng lao động hợp pháp.
(trừ trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu; người lao động bị chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng)
Thời gian làm việc để tính trợ cấp
Là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động nghỉ việc.
Quyền được hưởng Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của
06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
Trường hợp nào nhận trợ cấp thôi việc? Trường hợp nào không nhận trợ cấp thôi việc? Mức được nhận là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 , người lao động được chi trả trợ cấp thôi việc nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
- Chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các căn cứ sau:
- Do hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp phải gia hạn cho người lao động là thành viên Ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng;
- Hoàn thành công việc theo hợp đồng;
- Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng theo bản án, quyết định của Toà án;
- Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
Không trả trợ cấp thôi việc cho
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
Cũng theo Điều luật này, tiền trợ cấp thôi việc được trả cho người lao động theo nguyên tắc: Cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương Cụ thể:
Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc Trong đó:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
- Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế gồm:
+ Thời gian trực tiếp làm việc;
+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;
+ Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương;
+ Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương; + Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;
+ Thời gian nghỉ hằng tuần;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
- Thời gian đã tham gia BHTN gồm:
+ Thời gian người lao động đã tham gia BHTN;
+ Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng) nên các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn:
+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;
+ Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc: là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi người lao động thôi việc.
Căn cứ: Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Xác định tiền lương tính hưởng trợ cấp:
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc = Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi thôi việc.
Trường hợp làm việc theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau:
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc = Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi chấm dứt hợp đồng cuối cùng.
Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị vô hiệu do tiền lương:
Tiền lương tính trợ cấp thôi việc do thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể là gì?
Theo Bộ luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14, tại Điều 75 đã đưa ra định nghĩa về thỏa ước lao động tập thể như sau:
“Thoả ước lao động tập thể là thoả thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được được các bên kí kết bằng vản bản"
Kỹ thuật soạn thảo Hợp đồng lao động liên quan đến lương và bảo hiểm?
Hợp đồng cần tuân thủ hình thức theo quy định tại Điều 14 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
1 Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp tại mục 2 dưới đây.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2 Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới
01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật lao động năm 2019.
Ngoài ra, cần chú ý thống nhất ngôn ngữ của hợp đồng nếu có yếu tố nước ngoài Đảm bảo việc tiến hành hợp đồng và ký kết phải bởi người lao động trực tiếp thực hiện.
Nội dung của hợp đồng lao động cần có các thông tin cơ bản sau:
Thông tin của người sử dụng lao động và người lao động
Thời hạn hợp đồng: cần nêu rõ thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
Chức danh chuyên môn, phòng ban quản lý.
Ghi rõ các thông tin về thời giờ làm việc và địa điểm làm việc:
Thời giờ làm việc: pháp luật lao động đã quy định số giờ làm việc tối đa, được chia theo ngày, tuần (mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ, tuần làm việc không quá 48 giờ).
Địa điểm làm việc: ghi đầy đủ thông tin về địa điểm nơi người lao động làm việc.
Về tiền lương và chế độ lương:
Khoản 5, Điều 3, Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cụ thể:
Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau: a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán; b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau: b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ; b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động. c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau: c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương; c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động. Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động. d) Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; đ) Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
Trong hợp đồng lao động không xác định thời han, điều khoản về bảo hiểm xã hội không những được người lao động quan tâm mà còn cả nguời sử dụng lao động cần chú ý để bảo vệ đầy đủ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:
“1 Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Và căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm ý tế 2008 (sửa đổi bởi Khoản 6 Điều
1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014):
“Điều 12 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 1 Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm: a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động); Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định rõ đối tượng người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:
+ Không xác định thời hạn;
+ Theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Như vây, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời gian từ đủ ba tháng trở lên thì vẫn phải đóng BHXH, BHYT,BHTN.
Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là 26% trong đó người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động đóng 18%( trong đó 3% vào quỹ ốm đau- thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất)
Theo quy định tại Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết va hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luạt Bảo hiểm y tế thì tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế là 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%, người sử dụng lao động đóng 3%.
Theo quy định của Luật Việc làm thì tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 2% trong đó, người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1% tiền lương tháng, ngoài ra Ngân sách Nhà nước Trung ương hỗ trợ tối đa không quá 1% tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, tổng tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định hiện hành là 32,5%, trong đó doanh nghiệp sử dụng lao động đóng 22%, người lao động đóng 10,5% tiền lương tháng.
Theo hướng dẫn tại khoản 9, Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, mục BHXH, BHYT, BHTN trong hợp đồng lao động phải ghi cụ thể:
Tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
Phương thức đóng, thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN của người sử dung lao động, người lao động.
7 Nếu công ty tuyển dụng mới hoặc sa thải 1 nhân viên bạn sẽ thực hiện các thủ tục gì? (nếu bạn làm kiêm nhiệm)
Về trình tự, thủ tục tuyển dụng lao động, pháp luật quy định như sau:
Căn cứ Điều 7 Thủ tục, trình tự tuyển lao động - Nghị định 03/2014/NĐ-CP:
BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Bảo hiểm tính như thế nào theo các loại hợp đồng khác nhau ?
Căn cứ điều 20 quy định tại Bộ luật Lao động 2019 từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 02 loại sau đây:
(1) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
(2) Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2014 quy định, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHYT.
Căn cứ Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; người làm việc HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (thực hiện từ 1-1-2018) Trong khi đó, theo Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14-4-2017 của BHXH Việt Nam, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Cách tính bảo hiểm xã hội
Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dựa trên số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm
Cụ thể, theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức:
+ (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)
- Thời gian đúng BHXH cú thỏng lẻ thỡ từ 01 - 06 thỏng được tớnh là ẵ năm, từ 07 - 11 tháng được tính là 01 năm.
Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.
- Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng
BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm)
: Tổng số tháng đóng BHXH
Theo Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động áp dụng từ 01/01/2022 đến hết 31/12/2022 như sau:
Cách tính bảo hiểm y tế
Căn cứ theo Điều 7, Nghị định 146/2018/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2018 mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2021 của người lao động (NLĐ) được áp dụng như sau:
1.1 Đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức
Mức đóng hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động;
Không phải đóng BHYT trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH và được hưởng quyền lợi BHYT;
Mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng trong thời gian người lao động bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không Nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh;
1.2 Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng
Mức đóng BHYT hàng tháng của người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động
1.3 Đối với NLĐ trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản
1.4 Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp
1.5 Đối với người lao động tham gia BHYT theo hộ gia đình Đối với các đối tượng người lao động tham gia BHYT theo hộ gia đình mức đóng được quy định như sau:
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
1.6 Đối với các đối tượng khác Đối với người lao động không thuộc các trường hợp nêu trên thì mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Trường hợp đối tượng tham gia BHYT là thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức như sau:
Mức trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở:
Từ 01/01/2020, người thất nghiệp được nhận 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
Từ 01/7/2020, số tiền này lên tới 5 x 1,6 triệu đồng/tháng = 8 triệu đồng/tháng Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Vùng Mức lương tối thiểu vùng Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa 5 tháng
1 4,42 triệu đồng/tháng 22,1 triệu đồng/tháng
2 3,92 triệu đồng/tháng 19,6 triệu đồng/tháng
3 3,43 triệu đồng/tháng 17,15 triệu đồng/tháng
4 3,07 triệu đồng/tháng 15,35 triệu đồng/tháng
Các chế độ bảo hiểm mà người lao động được hưởng cụ thể ra sao ?
2.1 Chế độ ốm đau Điều 28 Luật BHXH 2014 quy định về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
1 Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp NLĐ mới bắt đầu làm việc hoặc NLĐ trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó.
2 NLĐ hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau: a) Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên; b) Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; c) Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
3 NLĐ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4 Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
* Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao đông Thương binh và Xã hội quy định về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
1 Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật BHXH được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc 24 ngày x 75 (%) x
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2 Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tạikhoản
2 Điều 26 của Luật BHXH được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày
Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x
Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đauTrong đó: a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
- Bằng 65% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% nếu NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm. b) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa lâu dài
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc 24 ngày x
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x
Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
3 Trường hợp NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
Mức hưởng chế độ ốm đau Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc 24 ngày x 75 (%) x
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Luật BHXH năm 2014 về chế độ thai sản quy định như sau: Điều 32 Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1 Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2 Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Điều 33 Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1 Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2 Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Điều 34 Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1 Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2 Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: a) 05 ngày làm việc; b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
3 Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Cách đăng ký Bảo hiểm, thời hạn đăng ký ?
Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
Nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính, cụ thể:
- Đối với hồ sơ giấy: Đơn vị thông báo cho cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ bưu chính đến nhận hồ sơ trực tiếp tại đơn vị; Đối với dữ liệu điện tử (nếu có) đơn vị gửi cho cơ quan BHXH qua Internet
- Trường hợp đơn vị đăng ký giao dịch điện tử thì thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT,BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH Việt Nam
Bước 1 Lập, nộp hồ sơ
1 NLĐ làm việc tại đơn vị SDLĐ: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1 mục 1.3 Thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ cho đơn vị SDLĐ.
2 NLĐ làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 Thành phần hồ sơ đóng qua đơn vị đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
3 NLĐ có từ 2 sổ BHXH đóng trùng BHXH, BHTN: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm
3 mục 1.3 Thành phần hồ sơ, nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi quản lý hoặc nơi cơ trú.
4 Đơn vị SDLĐ: Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng đối với NLĐ đã được cấp mã số BHXH; Hướng dẫn NLĐ lập Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH,, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với NLĐ chưa được cấp mã số BHXH (kể cả NLĐ không nhớ mã số BHXH); nộp cho cơ quan BHXH.
Bước 2 Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3 Nhận kết quả gồm: Sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định hoàn trả; Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN.
1 Đối với NLĐ làm việc tại đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ cho đơn vị SDLĐ:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
2 Đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
3 Đối với NLĐ có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
4 Đối với đơn vị SDLĐ a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); b) Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT); c) c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định:
- Trường hợp cấp sổ BHXH, thẻ BHYT mới: không quá 05 ngày.
- Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: không quá 05 ngày.
- Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN: không quá 10 ngày.
- Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ- BNN: không quá 03 ngày.
- Trường hợp xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày.
- Trường hợp hoàn trả do đóng trùng BHXH, BHTN: không quá 10 ngày
Trường hợp nào được tham gia bảo hiểm thất nghiệp ?
Dựa theo Luật Việc Làm điểm a và b, khoản 1 Điều 43 cho biết rằng
1 Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2 Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoảng 1 Điều 46 Luật Việc Làm.
3 Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau :
_ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
_Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn
_Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ
Điều kiện được hưởng BHTN và mức được thưởng ?
Dựa theo Luật Việc Làm số 38/2013/QH13, Khoảng 1 điều 17 :
Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng
Mức được thưởng được quy đinnh tại Điều 50 Luật Việc làm 2013