1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát mức chi tiêu trung bình hàng tháng của sinh viên đh bkhn

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Nghiên cứu về sinh viên có chi tiêu hết thu nhập của mình không?. CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT CHUNG1.1 Mục đích nghiên cứu:- Chúng em muốn điều tra mức chi tiêu trung bình một tháng của sinh viê

Trang 1

KHẢO SÁT MỨC CHI TIÊU TRUNG BÌNH

HÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN ĐH BKHN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Nguyễn Thị Kiều Chinh 20202896

Nguyễn Phan Quang Bảo 20202892

Nguyễn Văn Lâm 20202928

Hà Nội, 7/2022

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT CHUNG 3

1.1 Mục đích nghiên cứu: 3

1.2 Đối tượng, thời gian và không gian nghiên cứu 3

1.3 Nội dung nghiên cứu: 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Lượng điều tra 3

1.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Giới tính 4

2.2 Năm học của sinh viên được điều tra: 5

2.3 Nơi ở của sinh viên: 6

2.4 Thu nhập của sinh viên 6

2.5 Mức chi tiêu của sinh viên: 8

2.6 Nghiên cứu về sinh viên có chi tiêu hết thu nhập của mình không? Và nếu có thì số tiền thêm đấy từ đâu? 10

2.7 Nghiên cứu về thói quen theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm của sinh viên 14

2.8 Tính toán hệ số tương quan giữa các biến trong tập dữ liệu 16

2.9 Áp dụng phân tích phân sai và hồi quy 20

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 20

3.1 Nhận xét chung về tình hình chi tiêu trung bình của sinh viên trong một tháng 20

3.2 Phương hướng giải quyết 21

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT CHUNG

1.1 Mục đích nghiên cứu:

- Chúng em muốn điều tra mức chi tiêu trung bình một tháng của sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Từ đó đi đến việc rút ra nhận xét chung về tình hình và thực trạng về chi tiêu của sinh viên

- Qua thực hiện khảo sát và phân tích đề tài, nhóm cũng mong muốn áp dụng nhiều hơn kiến thức được học tại bộ môn “Thống kê ứng dụng” vào thực tiễn để hoàn thiện được khả năng đánh giá và phân tích của nhóm mình hơn

1.2 Đối tượng, thời gian và không gian nghiên cứu

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.2.2 Thời gian nghiên cứu:

1.2.3 Không gian nghiên cứu: trường Đại học Bách Khoa Hà Nội1.3 Nội dung nghiên cứu:

- Dựa theo mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu cũng như không gian, thời gian nghiên cứu, nhóm chúng em đã lập một bảng hỏi gồm 17 câu hỏi khác nhau về thông tin sinh viên và các khoản chi tiêu của sinh viên trong một tháng

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Hình thức: thống kê chọn mẫu

- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn gián tiếp thông qua bảng câu hỏi.1.5 Lượng điều tra

Nhóm đã thực hiện điều tra đối với 40 sinh viên

1.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS và phần mềm Excel Do là lần đầu chúng em sử dụng phần mềm SPSS nên còn nhiều cái chúng em chưa

rõ và có sai sót Chúng em mong cô hướng dẫn thêm

Trang 4

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1 Giới tính

- Kết quả khảo sát cho thấy số lượng sinh viên nam là 22 người và chiếm 55%, số lượng sinh viên nữ là 18 người chiếm 45%

Trang 5

2.2 Năm học của sinh viên được điều tra:

40 quan sát:

sinh viên chiếm 20% tổng mẫu là sinh viên năm nhất

+) Có 29 sinh viên chiếm 72,5% tổng mẫu là sinh viên năm 2

+) Có 1 sinh viên chiếm 2,5% tổng mẫu là sinh viên năm 3

+) Có 2 sinh viên chiếm 5% tổng mẫu là sinh viên năm 4

Sinh viên năm

Cumulative Percent

Trang 6

2.3 Nơi ở của sinh viên:

- Kết quả thu được, hầu như sinh viên ở trọ Ở nhà riêng, KTX có số lượng

ít hơn

2.4 Thu nhập của sinh viên

2.4.1 Nguồn thu nhập của sinh viên đến từ đâu

Trang 7

- Nguồn thu nhập chính và chủ yếu của các bạn sinh viên là từ chu cấp của gia đình, có đến 39/40 bạn được điều tra nằm trong diện này

- 23 bạn chọn phương án làm thêm để tăng thêm lượng thu nhập, tuy nhiên đây chỉ là một cách để hỗ trợ chi tiêu bên cạnh số tiền gia đình chu cấp

- Nguồn thu nhập từ kinh doanh, học bổng hay nguồn khác chỉ chiếm một phần nhỏ

2.4.2 Thu nhập bình quân mỗi tháng của sinh viên

Trang 8

- Mức thu nhập bình quân sinh viên chủ yếu nhận được mỗi tháng là dưới 1,5 triệu đồng chiếm 65% Thu nhập từ 1,5-3,5 triệu đồng có 11 sinh viên chiếm 27,5% và 3 sinh viên có thu nhập trên 3,5 triệu đồng.

2.5 Mức chi tiêu của sinh viên:

2.5.1 Mức chi tiêu bình quân của sinh viên:

Cumulative Percent

Trang 9

- Dựa vào biểu đồ, ta thấy tổng chi tiêu bình quân của sinh viên trong một tháng trên 2 triệu là nhiều nhất Trong đó, dưới 500000 và từ 50000 đến1000000 có 2 bạn chiếm 5%.

- Dựa vào bảng ta tính được mức chi tiêu trung bình của sinh viên là 2.5.2 Sự phân bổ chi tiêu của sinh viên:

Trang 10

Như vậy, dựa vào đồ thị ta thấy, sinh viên chi tiêu nhiều nhất cho chi phí học tập, giải trí.

Các chi phí như chi phí thuê nhà, chi phí sinh hoạt của sinh viên tương đối bằngnhau

2.6 Nghiên cứu về sinh viên có chi tiêu hết thu nhập của mình

không? Và nếu có thì số tiền thêm đấy từ đâu?

2.6.1 Số sinh viên chi tiêu vượt tổng số tiền sinh hoạt

Trang 11

- Qua đồ thị ta thấy, phần lớn các bạn sinh viên đều tiêu vượt số tiền chi tiêu Với 67,5% chi tiêu vượt và 32,% là không.

2.6.2 Số tiền đó đến từ đâu?

Trang 12

- Hầu hết các sinh viên khi tiêu hết thu nhập sẽ lấy tiền tiết kiệm, hay vay mượn bạn bè hoặc từ các chỗ khác, ví dụ như là xin them gia đình,…Nhưng không có bạn nào cầm cố đồ đạc hay vay ngân hang.

2.6.3 Số tiền chi tiêu vượt mức là bao nhiêu?

Trang 13

- Chủ yếu các bạn sinh viên chi tiêu vượt mức dưới 500.000đ và một số ít tiêu vượt mức trog khoảng từ 500.000đ-1.000.000đ

2.6.4 Sinh viên thường chi tiêu quá mức cho phép vào khoản nào?

Trang 14

- Ta thấy chủ yếu số tiền chi tiêu vượt mức cho việc vui chơi, sau đó là ăn uống

và một vài bạn chi tiêu vượt mức cho học tập

2.7 Nghiên cứu về thói quen theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi

tiêu, tiết kiệm của sinh viên

2.7.1 Thói quen theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm của sinh viên

Trang 15

- Qua đồ thị ta thấy lượng sinh viên có theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm chiếm phần lớn Như vậy, sinh viên cũng có ý thức được việc chi tiêu hợp lý

2.7.2 Số tiền trung bình mỗi tháng mà sinh viên tiết kiệm được

Trang 16

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

- Số tiền sinh viên tiết kiệm được phần lớn là dưới 500.000đ

2.8 Tính toán hệ số tương quan giữa các biến trong tập dữ liệu

Trang 17

Sinh viên năm 1,93 ,656 40

Thu nhâp bình quân mỗi

Tổng chi tiêu trung bình một

Trang 19

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

a Dependent Variable: Tổng chi tiêu trung bình một tháng

b Predictors: (Constant), Gia đình chu cấp hàng tháng, Nơi ở hiện tại, Thu nhâp bình quân mỗi

tháng, Sinh viên năm, Giới tính

- Kết luận: Vì Sig.=0,011 < 0,05 => Mô hình có ý nghĩa và các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc

Trang 20

2.9 Áp dụng phân tích phân sai và hồi quy.

Dependent Variable: Tổng chi tiêu trung bình một

tháng

Tests the null hypothesis that the error variance of

the dependent variable is equal across groups.

a Design: Intercept + sinhviennam + gioitinh +

noio + thunhap + chucap + sinhviennam * gioitinh

+ sinhviennam * noio + sinhviennam * thunhap +

sinhviennam * chucap + gioitinh * noio + gioitinh *

thunhap + gioitinh * chucap + noio * thunhap +

noio * chucap + thunhap * chucap + sinhviennam *

gioitinh * noio + sinhviennam * gioitinh * thunhap +

sinhviennam * gioitinh * chucap + sinhviennam *

noio * thunhap + sinhviennam * noio * chucap +

sinhviennam * thunhap * chucap + gioitinh * noio *

thunhap + gioitinh * noio * chucap + gioitinh *

thunhap * chucap + noio * thunhap * chucap +

sinhviennam * gioitinh * noio * thunhap +

sinhviennam * gioitinh * noio * chucap +

sinhviennam * gioitinh * thunhap * chucap +

sinhviennam * noio * thunhap * chucap + gioitinh *

noio * thunhap * chucap + sinhviennam * gioitinh *

noio * thunhap * chucap

- Hệ số sig > 5% thì không có ý nghĩa trong thống kê Kết luận, phương sai các nhóm biến bằng nhau

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

3.1 Nhận xét chung về tình hình chi tiêu trung bình của sinh viên

trong một tháng

Mức thu nhập trung bình của sinh viên mỗi tháng là nhỏ hơn 1,5 triệu đồng Một điều không nằm ngoài dự đoán trước khi điều tra đó là hầu hết các bạn sinhviên đều có nguồn thu nhập chính từ trợ cấp của gia đình Bên cạnh đó, không ítbạn chọn đi làm thêm như một phương án hỗ trợ cho việc chi tiêu trong thời gian học tập Tất nhiên không phủ nhận lợi ích là thu thập thêm kinh nghiệm

Đa số các bạn sinh viên có chi tiêu hàng tháng cao trung bình khoảng 2-3 triệu đồng, với mức độ chi tiêu cho việc học tập, giải trí là cao nhất Các chi phí như thuê nhà hay sinh hoạt của sinh viên tương đối bằng nhau

Qua nghiên cứu ta thấy được rằng đa số sinh viên được khảo sát chi tiêu vượt quá mức tiền sinh hoạt tổng cộng, và số tiền vượt quá đấy thường có xu hướng

Trang 21

việc chi tiêu vượt quá của các bạn đến từ những nhân tố như vui chơi giải trí và

ăn uống

Cũng qua bảng khảo sát, chỉ hơn 70% số sinh viên có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm, tuy số tiền tiết kiệm không nhiều, chỉ trung bình khoảng 500 nghìn đồng/ tháng

3.2 Phương hướng giải quyết

Có thể nói sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội là những người trẻ rất năng động và sáng tạo chịu khó Vì thế mà việc tạo thêm thu nhập của họ góp phần trang trải cuộc sống là không khó Ngoài nguồn thu nhập từ gia đình, họ có thể làm các công việc bán thời gian, hay cố gắng học và kiếm học bổng mỗi kì vừa đem lại cho họ nhiều kinh nghiệm sống, vừa giúp họ cải thiện chất lượng sống sinh viên và giúp đỡ bố mẹ

Tuy nhiên mỗi người cần phải ý thức cân bằng thời gian học và làm thêm để tránh tình trạng học hành sa sút

Hơn nữa mỗi sinh viên cần cân đối lại việc chi tiêu của mình một cách hợp lí hơn Hạn chế vui chơi, giải trí và mua sắm việc cắt giảm chi tiêu không cần thiết cũng là cách để sinh viên sống hết mình và đúng nghĩa, vừa giúp đỡ gia đình lại vừa bổ sung cho bản thân nhiều kinh nghiệm

Việc chi tiêu cho sinh hoạt cũng như học tập là những nhu cầu tất yếu của mỗi người, tuy nhiên đối với sinh viên sống ở trọ hay ở ktx thì có thể bị thiếu trong những ngày cuối tháng Đây cũng là thực tế thấy rõ nhất Vì vậy mà sinh viên cần lên kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý trong mọi hoàn cảnh Việc tiết kiệm cũng được xem là giải pháp hữu hiệu Dù nhiều hay ít, tùy vào năng lực kinh tế của mỗi người, hãy dành ra một khoản tiết kiệm vào mỗi tháng, ít ra nó sẽ giúp các bạn sinh viên phần nào trong những tình huống phát sinh không lường trướcđược Vì vậy hãy học cách tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu, để nó trở thành một thói quen hữu ích góp phần vào việc quản lý chi tiêu của sinh viên chúng ta, nhất là trong thời kỳ “bão giá” như hiện nay

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w