tiểu luận chủ đề quỹ tiền tệ quốc tế imf

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận chủ đề quỹ tiền tệ quốc tế imf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với ngoại lệ của một số nước như Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu và Nauru, tất cảcác nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếp vào Quỹ tiền tệ qu

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIVIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

TIỂU LUẬN

BỘ MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

CHỦ ĐỀ: QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ IMF

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Hồng Quân

Nhóm sinh viên thực hiện: 06 Mã lớp: 138401

1 Trần Thúy Kiều 202133542 Nguyễn Thị Huế 202133423 Nguyễn Thị Thanh Bình 202133194 Phạm Thanh Huyền 202133485 Vũ Thị Thu Phương 202133806 Nguyễn Thị Thúy Ngân 20213368

7 Nguyễn Thị Hồng Ngát 202133678 Nguyễn Thị Thơm 202133989 Nguyễn Thị Thu Trang 2021340510 Trần Thị Như Quỳnh 2021338611 Phan Thị Linh Nga 20213366

Hà Nội, ngày 2 tháng 2 năm 2023

Trang 2

II.NỘI DUNG

1 TỔNG QUAN VỀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ IMF

1.1 Khát quát chung:

-Tên đầy đủ: International Momentary Fund

Viết tắt: IMF

-Giám đốc đương nhiệm: Christine Lagarde

-Trụ sở chính: Washington, D.C-Thành lập: 27 tháng 12 năm 1945-Thành viên trong tổ chức: 184

*Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ tiền tệ IMF:

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF được mô tả như “Một tổ chức của 184 quốc gia”, có vai trò nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đi sự đói nghèo Với ngoại lệ của một số nước như Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu và Nauru, tất cảcác nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếp vào Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hoặc được đại diện bởi những nước thành viên khác.

Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, một số nước khác lại áp đặt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân của các nước đó vì như lí thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ ra rằng mọi nước đều trở nên có lợi hơn nhờ thương mại không bị hạn chế

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã đi vào hoạt động từ ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết đó là những điều khoản của hiệp ước Mục đích của luật IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947

*Mục tiêu của Quỹ tiền tệ IMF:

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế

- Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dich quốc tế và nhờ đó góp phần không nhỏ vào việc tăng cường và duy trì ở mức thu nhập cao; việc làm, thu nhập thực tế và việcphát triển nguồn lực sản xuất của tất cả cá thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất của các chính sách kinh tế.

- Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao dich ngoại hối giữa các thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranhHỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên và xóa bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.

- Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự trữ của quỹ được đảm bản an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.

- Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành viên.

Trang 3

1.2 Cơ cấu tổ chức:

*Sơ đồ cơ cấu ban điều hành của IMF:

Ủy ban Tàichính và Tiền

tê € quốc tế(IMFC)

Toà án Hànhchính QuỹTiền tê € quốc

tếỦy ban phát

triển chungIMF-Ngânhàng thế giớiHô €i đồng

thống đốc

Phòng đánhgiá đô €c lâ €p(IEO) Ban điều

Phòng đầu tư –Kế hoạch nghỉhưu của nhân

viênGiám đốc

điều hành(KristalinaGeorgieva)

Phó giámđốc điềuhành

Phòng ngânsách và kếhoạch (OBP)

Phòng thanhtra, kiểm tranô €i bô € (OIA)

Phòng quảnlý rủi ro

(ORM)Dịch vụ giải

quyết tranhchấp, đạo đứcvà liêm chính

Phòng quảnlý chuyểnđổi (TRM)

Trang 4

* Ban điều hành:

Đứng đầu trong tổ chức hành chính IMF là Hội đồng Thống Đốc (Board of Governors - Conseil des Gouverneurs) Mỗi nước hội viên cử một người nước mình làm thống đốc đại diện cho đất nước Những bộ trưởng tài chánh hay giám đốc của ngân hàng trung ương thường là những người được chọn và quyền quyết định của họ phản ảnh đường lối của chính phủ nước họ.

Hàng năm, các thống đốc dự cuộc họp thường niên tại trụ sở chính nằm ở thủ đô Washington hoặc ở một nước hội viên để quyết định định hướng và hoạt động sắp tới của cơ quan IMF.

Bên cạnh đó, việc quản lý thường trực của Cơ quan được thực hiện bởi Ban điều hành (Executiveboard - Conseil d'administration) bao gồm 24 giám đốc (executive directors - Administrateurs) Một giám đốc chính (managing director - directeur général) được ban điều hành cử để điều hành toàn bộcơ quan IMF và áp dụng những chính sách đã được Ban Lãnh Đạo các Thống Đốc ban hành

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của IMF là Hội đồng quản trị, bao gồm đại diện của các nước thành viên và do mỗi nước bổ nhiệm 5 năm một lần Trong kỳ họp Hội đồng quản trị phê duyệt báo cáo hoạt động hàng năm của IMF, xem xét việc kết nạp và loại bỏ thành viên ra khỏi tổ chức, xem xét thay đổi vốn pháp định.

Ủy ban lâm thời (Imterm Committee) là cơ quan tư vấn về các vấn đề quan hệ tiền tệ với nhiệm vụ chính là kiểm tra việc quản lý hệ thống tiền tệ thế giới và kiến nghị với Hội đồng quản trị; được thành lập tháng 10 năm 1974 Các ủy ban lâm thời có thể được chuyển đổi

Trang 5

thành cơ quan thường trực và có quyền thông qua các nghị quyết nếu Hội đồng xét thấy cần thiết.

Ủy ban phát triển (Development Committee) là cầu nối giữa ngân hàng phát triển thế giới vàIMF Nhiệm vụ của ủy ban này là tư vấn cho Hội đồng quản trị về những nhu cầu cần thiết đặc biệt của nước nghèo

Đứng đầu các nhân viên của IMF là Giám đốc điều hành, đồng thời cũng là Chủ

tịch Hội đồng điều hành Chủ tịch do hội đồng tự bầu Hầu hết các nhân viên đều hoạt động tại trụ sở nhỏ ở Geneve, Tokyo, Paris tại trụ sở ở New York của Liên hợp quốc hoặc tại các văn phòng của IMF được tạm thời đặt tại các nước thành viên Không giống như các Ủy viên là đại diện của mỗi quốc gia thành viên, nhân viên của Quỹ là người nước ngoài Họ chịu trách nhiệm thực thi chính sách của IMF, không đại diện cho lợi ích của bất kỳ quốc gia nào.

1.3 Nguồn vốn:

*Phần đóng góp:

Phần đóng góp của mỗi nước là nguồn tài chính chính của Quỹ ngay từ khi được thành lập IMF không vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế Điều này giải thích tại sao IMF không phải là mộtngân hàng quốc tế dù hoạt động chính của nó liên quan đến lĩnh vực tài chính Phần đóng góp khôngnhững đóng vai trò của nguồn tài chánh, nó còn là tiêu chuẩn để xác định số tiền mà một nước hội viên có thể vay mượn, để phân chia SDR và số phiếu bầu của mỗi nước.

Phần đóng góp được xác định theo nhiều tiêu chuẩn như tổng sản lượng quốc gia, dự trữ vàng và dollar Mỹ, số lượng xuất khẩu và nhập khẩu Nước nào càng giầu thì đóng góp càng cao Số đóng góp lúc đầu (1946) trị giá 7.6 triệu dollar Mỹ Số đóng góp tính tới năm 1998 là 193 tỷ dollar Mỹ Năm 1999, đề nghị của IMF tăng 45% những phần đóng góp đã được các nước hội viên phê chuẩn, nguồn tài chánh của cơ quan do đó trị giá quãng 300 tỷ dollar Mỹ.

Nguồn tài chính của cơ quan tăng nhiều vì hai lý do Một mặt các nước gia nhập tổ chức ngày càng nhiều, từ 35 nước lúc đầu đến nay lên tới 183 nước hội viên Mặt khác những phần đóng góp có thể tăng lên hay giảm xuống (chưa bao giờ có) mỗi thời gian 5 năm theo quyết định của những thống đốc với ít nhất 85% số phiếu thuận.

Những phần đóng góp quan trọng nhất hiện nay là Mỹ (18.25%), Nhật (5.67%), Đức (5.67%), Pháp (5.10%) và Anh (5.10%) Phần đóng góp của Mỹ trị giá quãng 35 tỷ dollar Mỹ Phần đóng góp càng nhiều thì ảnh hưởng trong cơ quan IMF càng mạnh về đường hướng và những quyết định quan trọng Rất nhiều nước nhỏ có phần đóng góp rất ít, quãng 50 nước có phần đóng góp dưới 65 triệu

Trang 6

dollar Mỹ 52 nước Phi Châu có phần đóng góp tương đương với phần đóng góp của Đức hay Nhật Phần đóng góp của Mỹ cao hơn hai lần những phần đóng góp của các nước Châu Mỹ La Tinh.Cách thức xác định tiền đóng góp của mỗi hội viên rất đặc biệt Theo quy chế của Quỹ, mỗi nước thanh toán phần đóng góp 25% bằng vàng và 75% bằng tiền nước mình Số vàng được dự trữ trong bốn ngân hàng trung ương lớn nhất, 75% tiền mỗi nước được giữ dưới hình thức một trương mục của Quỹ tại ngân hàng trung ương mỗi nước.Trong thực tế các nước thanh toán bằng vàng ít hơn là 25% như quy định.

Từ năm 1971, khi Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar hết hoạt động, 25% được thanh toán bằng SDR hay những đồng tiền lớn thường được xử dụng trên thị trường quốc tế.

* Quyền SDR/DTS (special drawing right – droits de tiage speciaux)

Nguồn dự trữ trong các ngân hàng trung ương để bảo đảm cho ngoại thương là vàng và các tiền lớn như dollar Mỹ, yen Nhật, pound Anh và mới đây là tiền euro thay thế cho những tiền lớn của Cộng Đồng Tiền Tệ Âu Châu như mark Đức, franc Pháp.

Từ năm 1969, IMF quyết định phân chia cho các nước hội viên một loại quyền lợi đặc biệt gọi là SDR viết tắt của Anh ngữ hay DTS viết tắt của Pháp ngữ Quyền này được coi như một loại tiền dự trữ ghi trên sổ kế toán của ngân hàng trung ương mỗi nước.

Lúc đầu ban lãnh đạo IMF đặt rất nhiều hy vọng vào SDR và dự trù nó sẽ trở thành đồng tiền quốc tế thay tiền dollar Mỹ Thực tế không như Quỹ mong đợi, bởi vì các nước lớn nghĩ nhiều đến quyền lợi riêng của họ hơn là quyền lợi chung và cũng vì dự tính trên lý thuyết thì hay nhưng khó thực hiệntrong thực tế Lúc ban đầu, SDR được phân chia cho mỗi nước hội viên theo phần đóng góp đã trình bầy ở trên, do đó các nước nhỏ ít đóng góp không được nhiều SDR Trong những lần phân chia sau này, Quỹ có khuynh hướng tăng phần dành cho những nước này.

Giá trị của SDR ban đầu được định giá tương đương với 1/35 oune vàng, do đó 1 SDR = 1 USD Sau năm 1971, tiền dollar Mỹ không còn được đổi ra vàng, giá trị của SDR được xác định dựa trên giá trị 16 đồng tiền của 16 nước có hoạt động xuất khẩu cao nhất và thay đổi theo giá thị trường của những đồng tiền này.

Từ năm 1980, để đơn giản hoá cách tính, giá trị được xác định dựa trên 5 đồng tiền lớn và mức quantrọng của mỗi đồng tiền : dollar Mỹ (39%), mark Đức (21%), yen Nhật (18%), pound Anh (11%) và franc Pháp (11%) Từ khi đồng euro ra đời (01/01/1999), mức quan trọng được xác định như sau : dollar Mỹ (45%), euro (29%), yen Nhật (15%), pound Anh (11%) Thí dụ ngày 8/8/2000, 1 SDR =1.30904 USD Kể từ ngày 01/01/2001, Quỹ quyết định là giá trị một SDR bằng tổng số những tiền như sau : 0.577 USD + 0.426 EUR +21JPY +0.0984 GBP.

Tỷ số phân lãi của SDR cũng được xác định một cách tương tự Số SDR phân chia cho các nước hội viên hiện nay trị giá quãng 29 tỷ dollar Mỹ.

(SDR là loại tiền tượng trưng của IMF được quy đổi, đóng góp bằng bản tệ và ngoại tệ mạnh như USD,yên Nhật, EURO )

* Mượn tiền:

IMF có thể vay tiền từ các nước thành viên giàu có như các cường quốc công nghiệp hoặc các nước giàu dầu mỏ khi cần thiết Năm 1962, 11 quốc gia công nghiệp thành viên đã ký hợp đồng GAB (General sắp xếp để vay) để cung cấp các khoản vay trị giá 23 tỷ đô la Mỹ Năm 1997, 25 quốc gia công nghiệp thành viên đã đồng ý cho quỹ vay 47 tỷ USD thông qua hợp đồng NAB (Các dàn xếp mới để vay) Ả Rập Saudi là quốc gia dầu mỏ đã cho quỹ này vay nhiều nhất Kể từ năm 1981, quốc gia này đã cung cấp khoản vay trị giá 10 tỷ USD Điều này giải thích tại sao Ả Rập Saudi có một giám đốc trong ban điều hành của IMF.

Trang 7

Trung Quốc cho biết các nước sẵn sàng mua lại khoảng 50 tỷ USD trái phiếu do Quỹ Tiền tệ Quốctế phát hành Đây là một phần trong cam kết hỗ trợ IMF của Trung Quốc Lần đầu tiên đại diện nhà nước Trung Quốc đưa ra con số cụ thể về số vốn bơm vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế Trong hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Trung Quốc có thể mua 40 tỷ đô la trái phiếu như một phần của kế hoạch bơm thêm 500 tỷ đô la vào quỹ tiền tệ của các quốc gia Nhật Bản đã cam kết cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế vay, Hoa Kỳ và Châu Âu đã thực hiện các quyết định củahọ Ba nền kinh tế lớn mới nổi là Trung Quốc (TQ) và Brazil, Nga và Ấn Độ đã tuyên bố muốn đóng góp cho IMF thông qua trái phiếu Thổ Nhĩ Kỳ cho các hình thức bơm vốn khác.

Việc bơm vốn theo hình thức này giúp họ đóng góp tạm thời vào quỹ mà không phải thực hiện cáccam kết dài hạn trong khi họ cố gắng đàm phán để có tiếng nói lớn hơn trong tổ chức Bộ trưởng Tài chính Nga cũng cho biết Nga đang xem xét kế hoạch mua khoảng 10 tỷ USD trái phiếu của IMF, và Ấn Độ cũng đưa ra tuyên bố tương tự Hoa Kỳ cho đến nay vẫn ủng hộ vai trò lớn hơn của Trung Quốc tại IMF vì nó phản ánh đúng mức đóng góp toàn cầu của nền kinh tế này.

* Bán vàng:

Báo cáo của IMF dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu vàng Một báo cáo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng các nền kinh tế châu Á mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia vẫn đang dẫn đầu quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, điều này sẽ hỗ trợ thị trường vàng trong những tuần tới Báo cáo của IMF sẽ thúc đẩy nhu cầu vàng ở Trung Quốc và Ấn Độ, nơi nhu cầu vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây Mùa lễ hội của Ấn Độ cũng sẽ hỗ trợ cho vàng Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hoạt động tại các nền kinh tế mới nổi đã được thúc đẩy nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ từ sự phục hồi của thương mại toàn cầu Các nền kinh tế lớn của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia vẫn dẫn đầu, tiếp theo là Brazil ở Mỹ Latinh.

Về vấn đề lạm phát, báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng, sử dụng vẫn là rủi ro đối với sự phát triển của kinh tế, Tỷ lệ thất nghiệp cao khiến áp lực sử dụng không đáng lo ngại Với việc sử dụng cơ bản chỉ ở mức dưới 1, giảm phát sẽ trở thành mối lo sợ lớn hơn Tuy nhiên, IMF cũng đưa ra cảnh báo rằng nợ quốc gia và sự kém cỏi trên thị trường tài chính có thể cản trở sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Trước nỗi lo về sức khỏe của các hàng Châu Âu và tài chính công ngân hàng ở Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ, sự phục hồi kinh tế sẽ bắt đầu chậm lại

Điều này có thể tăng áp lực mua trú ẩn lên vàng, Trong khi Ấn Độ Độ và Trung Quốc mua vàng vì kinh tế phát triển thì Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản có thể mua vàng vì lực chọn nơi trú ẩn Cả hai vấn đề này đều tốt cho vàng

Tính đến ngày 30/4/2000, lượng dự trữ vàng của IMF vào khoảng 103 triệu ounce (3.217 tấn) và được định giá theo thị trường vào khoảng 30 tỷ USD Mỹ

Tuy nhiên trong thời kỳ 1976 đến 1980, Vương triều thuận với các hội viên nước để giảm số lượng vàng dự trữ Đáy quỹ 50 triệu ounce vàng Một nửa trả lại cho các nước hội viên theo giá 1 ounces 35 SDR, nửa còn lại để bán theo giá thị trường và là nguồn tài chính hỗ trợ các nước hội viên nghèo.Bán vàng một cách có trách nhiệm và minh bạch

IMF cho rằng quyết định bán vàng là một yếu tố then chốt trong mô hình thu nhập mới giúp IMF giảm thiểu lệ thuộc vào lợi tức từ cho vay để trang trải các chi phí giám sát chính sách kinh tế và tài chính của các thành viên quốc gia

Số vàng được bán ra lần này chiếm 1/8 kho vàng3.217 tấn mà IMF đang lưu giữ tại thủ đô Washington IMF là cơ quan có nhiều vàng đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ, Đức.

Là cổ đông lớn nhất IMF, tôi đã bật đèn xanh cho việc bán vàng này của IMF Quyết định quan trọng này được thông qua với hơn 85 sso phiếu thuận

Theo kế hoạch, IMF sẽ chào bán vàng trực tiếp cho các ngân hàng trung ương Một khách hàng tiềmnăng nổi bật là hàng trung ương Trung Quốc, ngân hàng hiện giữ khoảng 2000 tỷ USD Mỹ dự trữ ngoại tệ và có nhu cầu đa dạng hóa nguồn dự trữ nước này đã tăng 75 trong khoảng thời gian từ năm

Trang 8

2003 đến năm 2003 Năm 2008

Trường hợp nhu cầu mua vàng của Ngân hàng trung bù không đủ 403 tấn, IMF sẽ xem xét việc bán hàng ra thị trường theo cách mà các Ngân hàng trung bù vẫn đang làm, “ sẽ thông báo trốngtrên thị trường trước khi bắt đầu cuộc bán vàng và báo cáo thường xuyên cho công chúng về tiến độ việc làm bán vàng”, IMF cho biết

Nước nghèo được vay dễ hơn, nhiều hơn Tiền

thu được từ bán vàng lần này dự kiến sẽ tăng năng lực cho vay đối với các nước nghèo nhất thế giới như Châu Phi

IMF cũng đã quyết định xóa các khoản trả nợ mà các nước nghèo đang nợ từ nay đến cuối năm 2011và tiến hành cải cách thủ tục liên tục để làm việc cho vay tiền diễn ra nhanh và dễ dàng hơn.1.4 Chức năng cơ bản của IMF:

*Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên:

Theo hiệp định của IMF : “Tất cả các thành viên công nhận là chỉ cho phép diễn ra trên lãnh thổ củanước mình những hoạt động hối đoái giữa các đồng tiền của mình với đồng tiền của những nước thành viên nào tôn trọng một sự cách biệt không quá 1% chế độ đồng giá”.

Cuối 1947 Bộ Trưởng Tài chính Mỹ, ông Johw Suyder đã tuyên bố với Tổng giám đốc của IMF là Mỹ bán và mua vàng bằng USD với giá 35 USD/ ounce cho tất cả các NHTW nào có yêu cầu Ðiều này biến hệ thống Bretton Woods thành một hệ thống bản vị USD

Tháng 6-1967, Hội đồng Thống đốc IMF đã nhóm họp ở Rio de Janeiro, thủ đô Brazil và đã chấp nhận nguyên tắc tạo ra một loại dự trữ quốc tế mới là SDR (Special Drawing Right).

Ðến năm 1973 vì có sự thả nổi hối suất của USD, giá trị của SDR được quy định căn cứ vào giá trị tổng hợp của 16 loại tiền tệ có cân nhắc tỷ trọng theo tầm quan trọng của mỗi đơn vị tiền tệ thể hiện qua phần giá trị xuất khẩu của mỗi quốc gia trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới.

Ðến đầu thập kỷ 70 khủng hoảng kinh tế đã các thành viên của quỹ làm cho nó không thể duy trì hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia

Ðể đáp ứng yêu cầu dự trữ ổn định quỹ tiền tệ quốc tế trong hoàn cảnh mới của nền kinh tế quốc dân, IMF yêu cầu các nước thành viên thực hiện 7 nghĩa vụ cũ là:

- Thi hành chính sách tự do mua bán vàng trên thị trường, - Tạo điều kiện cho đồng tiền của các nước được chuyển đổi tự do, - Loại bỏ dần các hành chế về hối đoái,

- Tôn trọng quy định của các thành viên khác về hối đoái phù hợp với quy định của IMF, - Cung cấp thông tin tài chính cho IMF

Hợp tác với các nước khác việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế về tiền tệ - Duy trì một tỷ giá hối đoái cố định

Tuy tác động, quản lý hệ thống tiền tệ quốc tế theo nhiều cách nhưng IMF đã thực hiện chức năng duy trì ổn định hệ thống tỷ giá hối đoái cố định tương đối l cách có hiệu quả

*Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên:

Theo Hiệp định thành lập thì mục tiêu và hoạt động trọng tâm của IMF là “thực hiện sự giám sát chặt chẽ tỷ giá hối đoái của các nước thành viên'' Ðể thực hiện nhiệm vụ này IMF kiểm tra các vấn đề tiền tệ quốc tế và phân tích các khía cạnh của chính sách đó có thể tạo ra tác động đến hệ thống tỷgiá hối đoái

Cuộc khủng hoảng Mêhicô năm 1995 và khủng hoảng tài chính Ðông Á 7/1997 cho thấy sự cần thiết và vai trò giám sát quan trọng của IMF Năm l995, IMF đẩy mạnh chức năng giám sát, nhấn mạnh vào việc các thành viên cung cấp đầy đủ, chính xác các số liệu

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của việc giám sát kịp thời và hiệu quả đã tăng lên do nhiều chuyển biến cơ bản trong nền kinh tế: tăng trưởng nhanh chóng của thị trường vốn đầu tư, hội nhập khu vực và thế giới, gia tăng theo hướng thị trường của nhiều nước.

Trang 9

*Cấp tín dụng cho các nước thành có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán

IMF thực hiện các khoản cho vay đối cới các quốc gia đang gặp khó khăn về kinh tế Mục đích của việc này là để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các cuộc khủng hoảng tài chính Vào năm 2019, nguồn vốn vay đã đạt tới mức 11,4 tỷ SDR (đơn vị tiền tệ quy ước của các nước thành viên) để đảm bảo hỗtrợ các hoạt động cho vay ưu đãi của IMF trong thập kỷ tới Con số này thậm chí còn cao hơn mục tiêu ban đầu 0.4 SDR

Với những nước gặp khó khăn về việc không đủ ngoại tệ không thanh toán đủ hàng hóa nhập khẩu thì có thể rút ra ở IMF 25% phần mình đã đóng góp trả bằng vàng hay tiền những nước lớn Quỹ có thể cho một số tiền tương đương với 75% phần đóng góp nếu vẫn không đủ

Các quỹ của IMF thường tạo điều kiện cho các quốc gia nhận hỗ trỡ Mục đích là để thực hiện cải cách để tăng tiềm năng tăng trưởng và ổn định tài chính Đối tượng của các khoản cho vay thường làcác quốc gia gặp vấn đề trong cán cân thanh toán Các khoản vay này thường khá có lợi cho các nước đi vay Ví dụ như cho vay không lãi suất với thời gian đáo hạn dài nhằm giúp các quốc gia

vượt qua khó khăn Đây là nhiệm vụ cốt lõi của IMF.

Theo phương thức làm việc của IMF, cấp tín dụng cho các nước khó khăn chia làm 2 loại:Hỗ trợ ngắn hạn (Stand- by Arrangements) giúp khắc phục khó khăn tạm thời trong việc cân đối chi tiêu Thời hạn của mỗi khoản vay là từ 12 tháng đến hơn năm rưỡi Mỗi quý, số nước mượn có thể được rút một phần Thời hạn trả nợ kéo dài đến 5 năm

Hỗ trợ dài hạn (Extended Fund Facility) nhằm giúp những khó khăn về cán cân chi tiêu mà nguồn gốc xuất phát từ cơ sở hạ tầng của nhà nước Hạn trả kéo dài đến 10 năVới những hoạt động tài chánh kể trên, tổng số tiền IMF cho các nước hội viên mượn tăng rất nhanh Năm 1965 quãng 4 tỷ SDR, năm 1980 quãng 12 tỷ SDR, năm 1985 gần 40 tỷ SDR và năm 1998 hơn 55 tỷ SDR Từ khi Quỹ được thành lập, những nước hội viên mượn nhiều nhất là Mexico 17 tỷ SDR, Nga hơn 14 tỷ SDR, Nam Hàn hơn 14 tỷ SDR, Argentina 10 tỷ SDR, Ấn Độ gần 10 tỷ SDR, Anh gần 10 tỷ SDR, Brazil 5 tỷ SDR, Nam Dương 4.5 tỷ SDR, Phi Luật Tân hơn 4tỷ SDR và Pakistan 4 tỷ SDR

*Giúp đỡ hỗ trợ về mặt kĩ thuật:

Trợ giúp phát triển kỹ thuật cho các quốc gia thành viên để cải thiện khả năng điều hành nền kinh tế.Hỗ trợ kỹ thuật như vậy được đưa ra theo hai cách, tức là, thứ nhất bằng cách cấp cho các quốc gia thành viên các dịch vụ của các chuyên gia và chuyên gia của mình và thứ hai bằng cách gửi các chuyên gia bên ngoài Ví dụ như việc thiết kế và thực hiện các chính sách hiệu quả hơn đối với quảnlý và thuế, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, quản lý chi tiêu, giám sát và điều hành hệ thống ngân hàng và tài chính, thống kê kinh tế và khuôn khổ lập pháp.

Trang 10

Hỗ trợ việc thành lập hệ thống thanh toán đa phương giữa những nước thành viên và xoá bỏ hạn chế về ngoại hối có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của mậu dịch quốc tế.

2 HOẠT ĐỘNG

2.1 Nguyên tắc hoạt động:

*Giám sát, kiểm soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên

Thu thập lượng lớn thông tin về nền kinh tế của các quốc gia, thương mại quốc tế và kinh tế toàn cầu nói chung để giảm sát, đồng thời đưa ra phân tích, đánh giá Qua đó, IMF đưa ra tư vấnvề phương hướng phát triển cho các nước thành viên.

IMF cũng thường xuyên đưa ra các dự báo kinh tế ở cấp quốc gia và cả quốc tế Những dự báo này được công bố trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới Bên cạnh đó là các cuộc thảo luận về tác động của các chính sách tài khóa, tiền tệ và thương mại đối với triển vọng tăng trưởng và ổn định tài chính

Hiện nay, IMF có một hoạt động nghiên cứu quan trọng về tình trạng kinh tế tổng quát, chính sách tiền tệ của mỗi nước thành viên, sau đó nhìn trước những khó khăn phải đối đầu và cách hỗtrợ của Quỹ

*Phát triển năng lực bằng việc hỗ trợ về mặt kĩ thuật

IMF còn hỗ trợ việc đào tạo và tư vấn cho các nước thành viên thông qua chương trình phát triển năng lực Nội dung đào tạo bao gồm các khả năng thu thập phân tích và xử lý dữ liệu Chúng thường được đưa vào dự án giám sát các nền kinh tế của IMF

Kinh nghiệm của quỹ trong lĩnh vực tài chính trong hơn 50 năm, với những chuyên viên kinh tế,tài chính, luật pháp và thống kê mang lại nhiều tin tưởng quốc té Những nước giàu muốn giúp đỡ những nước đang phát triển trong lĩnh vực này cũng có thể đóng góp vào quỹ để tổ chức cáchgiúp đỡ

*Hỗ trợ tài chính:

IMF thực hiện các khoản cho vay với các quốc gia gặp khó khăn kinh tế Mục đích là để ngăn chặn và giảm thiểu các cuộc khủng hoảng tài chính Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng với các nước thực sự gặp khó khăn về vấn đề thanh toán trong cán cân chi tiêu ngoại địa, nghĩa là số tiền ngoại tệ có từ xuất khẩu không đủ để thanh toán các hàng hóa nhập khẩu Một nước có thể tiêu xài nhiều hơn những gì họ có, nhưng không ai, không nước nào muốn cho một nước thích ăn tiêu như vậy vay mượn thường xuyên Do đó, phải thắt lưng buộc bụng và giảm tiêu xài trongnước: bớt nhập khẩu, giảm chi tiêu quốc ta để tìm lại mức thăng bằng của giá trị đồng tiền và cán cân chi tiêu ngoại địa Đây là mục đích của IMF khi hỗ trợ tài chính, cho mượn tiền.Phương thức làm việc của IMF được chia làm hai loại:

Giúp đỡ ngắn hạn (Stand-by Arrangements – Accords de Confirmation) nhằm giúp đỡ khó khăn và cán cân chi tiêu tạm thời Thời hạn mượn kéo dài từ 12 đến 18 tháng Mỗi năm các nước mượn có thể rút một phần Hạn trả kéo dài từ 3 đến 5 năm.

Giúp đỡ dài hạn (Extended Fund Facility – Mécanisme Élargi de Crédit) nhằm giúp đỡ khó khăn về cán cân chi tiêu xuất phát từ những vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng kinh tế của nước Hạn trả là từ 4 đến 10 năm

Nếu lần rút đầu tiên 25% được quỹ chấp nhận dễ dàng thì những lần rút sau quỹ sẽ đòi hỏi nhiềuđiều kiện khắt khe hơn như: nước thành viên phải có một chương trình chi tiết về tài chính và kinh tế nhằm giải quyết các khó khăn, quỹ cũng chia tiền cho mượn ra nhiều phần Đây là nguyên tắc thận trọng, tránh việc một nước mượn tiền sử dụng hoang phí hoặc kém hiệu quả Các nước thành viên có thể dùng quyền SDR nếu cần thiết, quỹ không đòi hỏi điều kiện để một nước có thể sử dụng quyền này Nếu một nước thành viên cần ngoại tệ, quỹ sẽ chỉ đinh một nước có sức mạnh kinh tế và tài chính đổi những phần SDR này lấy ngoại tệ Khi nước gặp khó khăn tìm lại được trạng thái thăng bằng kinh tế, số ngoại tệ đã mượn sẽ được trả lại SDR cũng

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:08