1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh ứng dụng đồ họa đơn giản trên inkscape để giáo dục văn hóa học đường cho học sinh lớp 10

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng đồ họa đơn giản trên Inkscape để giáo dục văn hóa học đường cho học sinh lớp 10
Tác giả Mai Thị Hương
Trường học Trường THPT Hoàng Lệ Kha
Chuyên ngành Tin học
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 5,68 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG DEBUG ĐỂ HÌNH THÀNH CH HỌC SINH KĨ NĂNG LẬP TRÌNH Người thực hiện: Mai Thị Hương Chức vụ: Giáo viên

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG DEBUG ĐỂ HÌNH THÀNH CH HỌC SINH KĨ NĂNG LẬP TRÌNH

Người thực hiện: Mai Thị Hương Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tin học

THANH HOÁ NĂM 2020

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG ĐỒ HỌA ĐƠN GIẢN TRÊN INKSCAPE

ĐỂ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO

HỌC SINH LỚP 10

Người thực hiện: Mai Thị Hương Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tin học

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

1.MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2.Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 NỘI DUNG 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.1.1 Văn hóa học đường trong bối cảnh hiện nay 2

2.1.2 Nhận thức về thẩm mỹ của học sinh THPT trong thời đại 4.0 3

2.1.3 Thiết kế đồ họa – tính ứng dụng và tính thẩm mỹ 4

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5

2.2.1 Thực trang chung 5

2.2.2 Thực trạng riêng 6

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 6

2.3.1 Sử dụng các phiếu test nhanh 6

2.3.2 Minh họa thực trạng để giáo dục 8

2.3.3 Lồng ghép giáo dục học sinh khi phát huy ý tưởng đồ họa 10

2.3.4 Giáo dục kiến thức truyền tải thông điệp 17

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17

2.4.1 Đối với giáo viên 17

2.4.2 Đối với học sinh 17

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18

3.1 Kết luận 18

3.2 Kiến nghị 19

Tài liệu tham khảo 19

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG SÁNG KIẾN

Trang 4

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Phát biểu tại Hội thảo Giáo dục Việt Nam năm 2021 – văn hóa học đườngtrong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hộiTrần Thanh Mẫn nhấn mạnh: “Thế hệ trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước,

rèn luyện, hoàn thiện nhân cách cho học sinh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng Xâydựng văn hoá học đường là cơ sở, là nền tảng để đạt mục tiêu đó; góp phần thực

hiện sứ mạng, giá trị, mục tiêu giáo dục của nhà trường theo hướng chân thiện

-mỹ” Đó vai trò đặc biệt quan trọng đối với chương trình GDPT, bởi đây là giaiđoạn quan trọng hoàn thiện tri thức và nhân cách cho học sinh, hướng các em trởthành con người phát triển toàn diện về mọi mặt

Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ số như hiện nay, ảnh hưởng của thếgiới ảo trên mạng xã hội khiến một bộ phận học sinh có nguy cơ xuống cấp vềmặt đạo đức, sống buông thả, vô trách nhiệm, bạo lực Đứng trước thực trạng

đó các em cần được giáo dục và trang bị cách tiếp cận và xử lí thông tin một

cách thông minh, sáng suốt Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận công nghệ

cũng đang góp phần phát triển những giá trị tốt đẹp cốt lõi bên trong mỗi con

người Đối với học sinh THPT, các em đang được kế thừa và phát huy một nền

giáo dục tốt nhất Trong mỗi nhà trường luôn đặt các em làm trung tâm, xây

dựng một môi trường học đường lành mạnh, văn minh, tiến bộ, tích cực Việc

xây dựng VH học đường không phải ngày một ngày hai, mà là cả một quá trình

diễn ra liên tục, thống nhất Đòi hỏi sự chung tay của thầy cô – học trò – phụ

huynh – toàn xã hội

Trong tổng thể đó mỗi môn học sẽ hình thành cho các em những giá trị

khác nhau Riêng môn Tin học có đặc thù không chỉ là một môn khoa học màcòn là công cụ rất hữu ích giúp học sinh đi sâu và nhìn nhận thế giới số, thể

hiện, giải quyết các bài toán thực tế bằng chính công nghệ Khi đó thế giới quan

của các em sẽ đa dạng, sinh động hơn Thay vì luôn quan sát, đánh giá, nhận xét

các em, các thầy cô sẽ đứng về cùng chiến tuyến với học trò để thấu hiểu, nhìnnhận khách quan và tìm ra phương hướng để giáo dục các em tốt hơn Thế giới

đó sẽ đi đúng quỹ đạo hơn nếu có sự góp phần kim chỉ nam là “con trỏ” của cácthầy cô IT Trong chương trình tin học 10 có chủ đề ứng dụng thiết kế đồ họa

đơn giản Học sinh có thể ứng dụng đồ họa để thiết kế các thông điệp bằng hình

ảnh, giải quyết và thể hiện ý tưởng truyền tải thông tin bằng hình ảnh Qua đó

các em phát huy được tính sáng tạo, dùng các cách biểu đạt khác nhau để thể

hiện hiểu biết và suy nghĩ của mình Giải quyết thích đáng cho thắc mắc “tin họcứng dụng là ứng dụng để làm gì và ứng dụng vào đâu?”

Chương trình GDPT 2018 đã chuyển định hướng sang chú trọng phát triển

cả phẩm chất và năng lực cho người học Việc HS có thể ứng dụng những gì đượchọc vào thực tế là rất hữu ích Khi lồng ghép nội dung giáo dục VH học đườngcho học sinh trong thời đại công nghệ khi giảng dạy bộ môn Tin học là rất phù

hợp và cần thiết Chính vì lí do đó tôi chon đề tài “ỨNG DỤNG ĐỒ HỌA ĐƠN GIẢN TRÊN INKSCAPE ĐỂ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO

HỌC SINH LỚP 10”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trang 5

Với việc chọn đề tài “Ứng dụng đồ họa đơn giản trên Inkscape để giáo

dục văn hóa học đường cho học sinh lớp 10”, tôi mong muốn:

- Đối với HS: giúp các em tiếp tục rèn luyện đạo đức hoàn thiện nhân cách với

phương diện mới – công nghệ số, giáo dục VH ứng xử, xây dựng VH học đường

lành mạnh, ứng dụng được những gì học được trong Tin học (thiết kế đồ họa),

hướng tới phát triển bản thân hiểu các giá trị cốt lõi “Chân thiện mĩ”

- Đối với phụ huynh: sát cánh phối hợp với nhà trường để xây dựng và phát triểnmôi trường giáo dục tốt nhất cho các con

- Đối với bản thân: tiếp cận HS với xu thế của thời đại mới, quan sát lắng nghe,

thấu hiểu và đánh giá HS khách quan hơn để có hình thức giáo dục, dạy học cho

phù hợp

Mặt khác, tôi mong muốn sáng kiến của mình sẽ góp phần nâng cao chất

lượng dạy học môn Tin học trong trường THPT Hoàng Lệ Kha

1.3.Đối tượng nghiên cứu.

Khách thể nghiên cứu: môi trường VH học đường trong trường học

Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp xây dựng VH học đường cho học

sinh lớp 10, ứng dụng của nghề thiết kế đồ họa trong học tập và cuộc sống

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, tổng hợp thông tin

- Phương pháp dạy học đặt vấn đề

- Phương pháp dạy học phát huy năng lực

2 NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Văn hóa học đường trong bối cảnh hiện nay

VH học đường là một phần của văn hóa quốc gia dân tộc Là lĩnh vực đặc

biệt quan trọng tạo điều kiện, môi trường để hiện thực hóa “Học để làm người”

của giáo dục Gắn với tính đặc thù của một cơ sở giáo dục, đào tạo, chúng ta

nhận thức văn hóa học đường là hệ thống các giá trị chuẩn mực được kiến tạo và

không ngừng hoàn thiện qua các quá trình tương tác ứng xử giữa nhà quản lý

giáo dục, cán bộ giáo viên, học sinh và các cộng đồng với nhau trong hoạt động

dạy và học, trong các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong trường

học và trong các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng thế

hệ trẻ trong các nhà trường phát triển toàn diện: nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng

lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức

tuân thủ pháp luật, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm trách nhiệm

của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước

Thực chất văn hóa học đường là hệ giá trị chuẩn mực văn hóa điều chỉnh

nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ lời nói của người quản lý giáo dục,

của thầy cô giáo, của học sinh trong giao tiếp với các thành viên trong nhà

trường và với xã hội Văn hóa học đường là môi trường văn hóa đặc biệt quan

trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam thành những conngười phát triển toàn diện Đức-Trí-Thể-Mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào

tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và

bản thân

Trang 6

Để xây dựng thành công văn hóa học đường Việt Nam trong bối cảnh

kinh tế thị trường hiện nay, hội nhập quốc tế, trong thời kỳ phát triển mới của

đất nước, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò văn hóa trong môi

trường học đường

Tuy nhiên thời gian qua môi trường học đường đang có nhiều diễn biến

phức tạp Sự gia tăng các hành vi phản VH, một bộ phận học sinh có lối sống vô

cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, có hành vi lệch chuẩn trong

lời nói, cử chỉ, ứng xử trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè Bạo lực học

đường vẫn diễn ra và có những trường hợp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng; khác

nữa là sống ảo và phụ thuộc và chịu nhiều tác động tiêu cực của mạng xã hội;

các tệ nạn như thuốc lá điện tử, ma túy vẫn diễn ra Điều này không chỉ ảnh

hưởng đến chất lượng dạy và học, mà còn gây tổn hại đến môi trường học

đường Đây thực sự là những báo động đáng lo ngại, trở thành vấn đề “nóng”

của xã hội, gây bức xúc trong dư luận Ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu xâydựng, phát triển văn hóa học đường, mục tiêu xây dựng con người Việt Nam

phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ

vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới

Việc xây dựng các mối quan hệ nhằm xây dựng và thúc đẩy sự hoàn thiện

của VH học đường, không thể thiếu

Xây dựng VH học đường trong các trường học nhằm giúp cho các thànhviên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp,

thực hiện môi trường giao tiếp, ứng xử lành mạnh, làm cơ sở để đảm bảo chất

lượng giáo dục trong nhà trường

Như vậy xây dựng VH học đường được coi là nhiệm vụ lớn, trọng tâmkhông chỉ đối với toàn ngành giáo dục mà còn là của toàn xã hội

2.1.2 Nhận thức về thẩm mỹ của học sinh THPT trong thời đại 4.0

Thẩm mỹ là một trong những yếu tố góp phần cấu thành nhân cách con

người Nó là cơ sở góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm, cách ứng xử, đồng

thời là thước đo đánh giá năng lực thẩm mỹ của mỗi người Không chỉ định

hướng tư tưởng, quan điểm mà thẩm mỹ còn góp phần thôi thúc khát vọng, lý

tưởng, động cơ, hình thành lối sống học tập và lao động có mục đích, hướng đến

giá trị chân - thiện - mỹ Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận cấu thành ý thức

thẩm mỹ của con người, là cơ sở cho mọi hoạt động thưởng thức, đánh giá và

sáng tạo thẩm mỹ Thẩm mỹ lành mạnh có vai trò to lớn trong xây dựng nền văn

hóa mới, con người mới mà mục tiêu trọng tâm là tạo cơ sở đúng đắn cho mọi

hoạt động sống cũng như mọi hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm

mỹ của chủ thể

Nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế, văn hóa với thế giới Nền

kinh tế mở là điều kiện cho sự du nhập của các loại hình giải trí, thúc đẩy quá

trình giao lưu, học hỏi và tiếp thu những giá trị thẩm mỹ tích cực của nhân loại

Tuy nhiên, bên cạnh việc tiếp thu những giá trị thẩm mỹ tích cực, nó cũng để lại

nhiều hệ lụy, đó là sự mơ hồ, lệch lạc trong nhận thức, hành vi, thái độ về thẩm

mỹ của giới trẻ mà đặc biệt là bộ phận học sinh

Luật Giáo dục của nước ta năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 nhấn

mạnh “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về

Trang 7

đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá

nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã

hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh

tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc”

Về cơ bản giáo dục phổ thông vẫn đang chú trọng phát huy năng lực toàn

diện của học sinh, đặc biệt là năng lực thẩm mỹ Bên cạnh những mặt tích cực

thì thẩm mỹ của học sinh THPT gần đây đã có một số biểu hiện cần quan tâm

lưu ý Có một số lượng không nhỏ học sinh, chỉ chạy theo số đông, a dua theo

trào lưu, sống ảo trên mạng xã hội, đem ý kiến cá nhân của mình ra để phán xét

người khác, hay sẵn sàng tự lừa dối bản thân mình dùng công nghệ để tâng bốc

bản thân mình đẹp cả về bề ngoài lẫn phong cách sống Đối với các em chưa có

quan điểm nhận thức được rõ “tính thẩm mỹ” trong học tập cũng như cuộc sống

Nhiều em khi được hỏi thì nói “em thấy bạn thế này, em thấy bạn thế kia ” rồi

bắt chiếc, mơ tưởng như vậy mình sẽ đẹp hơn trong mắt người khác Vậy HS đã

từng được tư vấn, định hướng về thị hiếu thẩm mỹ chưa?, theo khảo sát, có14,8% học sinh khẳng định chưa bao giờ được tư vấn, định hướng về thị hiếuthẩm mỹ Như vậy có thể nói, một số lượng không nhỏ học sinh được hỏi đều

gặp khó khăn trong việc tìm sự định hướng về thẩm mỹ

Trong hệ thống bộ môn và các bài giảng tại trường các trường THPT hiện

nay, không có bộ môn hay bài giảng nào liên quan trực tiếp đến vấn đề giáo dục

thẩm mỹ Nhiều giáo viên còn nhận thức đồng nhất giáo dục thẩm mỹ với dạy

học các môn nghệ thuật, đồng nhất giữa thẩm mỹ và nghệ thuật nên chưa có sự

giáo dục thẩm mỹ thông qua hệ thống bài giảng các bộ môn khoa học khác Do

thời gian hạn hẹp trong mỗi tiết dạy trên lớp nên ở nhiều môn học chưa được

thực hành ,thực tế nhiều…Các dữ liệu điện tử hình ảnh như đĩa VCD, băng hình,file dữ liệu số chưa đa dạng, phong phú và tập trung đi sâu vào vấn đề thẩm mỹ

Trong thời đại 4.0 mỗi nhà trường cần được tiếp tục giáo dục, bồi dường

và rèn luyện thị hiếu thẩm mỹ cho mỗi học sinh một cách nghiêm túc ở tất cả

các môn học Từ đó mang lại tính đa dạng, thống nhất và dần hoàn thiện trong

nhận thức về thẩm mỹ cho người học

2.1.3 Thiết kế đồ họa – tính ứng dụng và tính thẩm mỹ

Ngành thiết kế đồ họa là một trong những ngành nghề “hot” trong những

năm trở lại đây Với ưu điểm lĩnh vực làm việc rộng, thu nhập tương đối cao,

thời gian làm việc linh động, không gian làm việc mở và đặc biệt môi trườnglàm việc năng động rất phù hợp với giới trẻ Tạo ra nhiều cơ hội và môi trường

để họ phát huy được khả năng, tính linh động sáng tạo Thiết kế đồ họa được

sinh ra đê đáp ứng nhu cầu về cái đẹp, sự thẩm mỹ trong việc truyền tải thông

điệp bằng hình ảnh Nó rèn luyện cho chủ thể đam mê sáng tạo, yêu thích cái

đẹp, kiên trì và tỉ mỉ, luôn vận động cập nhật xu thế mới Ở hầu hết các lĩnh vực

cũng có ứng dụng của công nghệ, của những hình ảnh đồ họa

Qua đó việc định hướng giáo dục tính thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ cho HS

ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là cần thiết Một trong những lĩnh vực

có thể xem là thể hiện “thị giác máy tính”- thị giác về cuộc sống và thế giới

quan của mỗi em Và HS có thể thể hiện bản thân thông qua những sản phẩm đồ

Trang 8

họa là rất hữu ích Có những thông điệp khi được truyền tải theo cách này sẽ có

chiều sâu và ý nghĩa khá thú vị mà không một phương tiện nào có được, thể hiện

bằng lăng kính “hình ảnh”

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thực trạng chung

Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục, mỗi cơ sở giáo dục đã và

đang xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh Xây dựng và

thực hiên bộ quy tắc ứng xử nền tảng của VH học đường Nhiều trường THPT

trên địa bàn tỉnh là “trường học thân thiện”, “trường học hạnh phúc”, “cơ quanvăn hóa” Ở trường các em không chỉ được trang bị kiến thức, rèn luyện nhân

cách mà còn phát triển kĩ năng sống

Bên cạnh những mặt tích cực của VH học đường trong trường học vẫncòn những vấn đề tiêu cực cần quan tâm Trong đó bạo lực học đường là một

hiện trang không mới nhưng mức độ xảy ra đối với các vụ việc càng gây hậu

quả nghiêm trọng Thực tế cho thấy HS đánh nhau ngay cả trong và ngoài

trường học HS không chỉ dùng chân tay hay cặp sách để đánh nhau nữa mà còn

cầm dao, kiếm và cả súng tự chế để “xử nhau” chỉ vì những lý do rất trẻ con như

“nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, yêu đương, ghen tuông hoặc đơn giản

là đánh bạn vì ghét Ví như trường hợp 2 HS Trường THCS Ba Đình (thị xã

Bỉm Sơn) dùng dao đâm chết bạn cùng trường vì mâu thuẫn tháng 3/2015 TạiTrường THPT Cẩm Thủy 3 (Cẩm Thủy), năm 2016 cũng diễn ra sự việc 2 HSđánh bạn cùng trường ngất xỉu Ngay sau khi sự việc xảy ra, ban giám hiệu nhà

trường đã họp và đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ 1 năm học đối với 2 HS đánh

bạn Mới đây nhất tháng 8/2023 sự việc tại lớp 11A9 của một trường THPT

Đông Sơn 1, do mâu thuẫn, ngay khi giáo viên rời khỏi lớp học sinh N.D đã

dùng dao chém trọng thương bạn cùng lớp, phải đi cấp cứu Không chỉ đánh

nhau, nói tục, chửi thề, cãi vã, hiện tượng học trò vô lễ, không tôn trọng thầy cô,

gọi thầy cô bằng những từ ngữ vô văn hóa, xé bài kiểm tra trước mặt thầy, cãi

thầy khi bị la mắng diễn ra khá phổ biến, trở thành những tiêu cực trong môi

trường học đường Ví như cuối năm 2018, 8 HS Trường THPT Nguyễn Trãi (TP

Thanh Hóa) nhắn tin trên facebook xúc phạm đến danh dự, uy tín của thầy, cô

giáo và nhà trường Sự việc xảy ra khiến dư luận xã hội bất bình và lo lắng về ýthức, thái độ thiếu tôn trọng thầy, cô giáo của một bộ phận học trò hiện nay

Không những vậy một số ít phụ huynh lại “cậy quyền”, “cậy tiền” có

những hành động thiếu văn hóa, xem thường thầy cô giáo như trường hợp vàotháng 3/2018 nhóm phụ huynh HS của Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An)

bắt một cô giáo của trường này quỳ xuống xin lỗi phụ huynh Ở Thanh Hóa, hồi

tháng 5/2019, một giáo viên của Trường THCS Quý Lộc (Yên Định) cũng bị

phụ huynh HS đến tận trường đánh phải nhập viện điều trị Vào tháng 10/2023,

Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hàm Tân (huyện Hàm Tân, Bình Thuận) bị phụ

huynh và một số người lạ kéo đến nhà hành hung đến gãy sống mũi Mới đây11/5/2024 một giáo viên ở Trường THCS Hùng Vương (Huế) đã gửi đơn phản

ánh đến các cơ quan liên quan trình bày việc bị phụ huynh xông vào trường đedọa, chửi bới, xúc phạm danh dự Nhiều phụ huynh quá bênh và bao che cho

con, dẫn đến con làm sai, hư hỏng là đổ trách nhiệm cho việc giáo dục của các

Trang 9

thầy cô giáo Điều này gây những hệ lụy nghiêm trọng, truyền thống “tôn sư

trọng đạo” đang bị chính những phụ huynh – có văn hóa làm xấu đi

Sự phát triển của xã hội, HS có điều kiện tiếp xúc, học hỏi với đa dạng về

tri thức, kĩ năng bằng công nghệ Có nhiều em đã chọn lọc, ứng dụng vào việc

học và rèn luyện rất tốt Tuy nhiên nhiều học sinh trở nên lười nhác, ỷ lại, thiếu

trách nhiệm, không chịu động não suy nghĩ mà luôn tư thế “ăn sẵn”, “sao chép”

Kho dữ liệu khổng lồ trên Internet rất hữu ích, nhưng HS vẫn không chịu đọc,

tìm hiểu và tham khảo, ý thức văn hóa đọc của các em rất kém, chưa hiểu về bản

quyền tác giả, nên khi chọn lọc và sao chép dữ liệu có thể vi phạm pháp luật bất

cứ lúc nào

Tỉ lệ HS có hành vi đi ngược với chuẩn mực học đường trên mạng xã hội

ngày càng tăng Quá lạm dụng và nghiện mạng xã hội, đôi lúc trở thành nạn

nhân của các trò lừa đảo, tống tiền, bắt nạt qua mạng

Như vậy việc xây dựng VH học đường phải diễn ra thường xuyên liên tục

toàn diện ở mỗi cấp học trong mỗi trường học

2.2.2 Thực trang riêng

Bước lên bậc THPT các em đã phát triển hơn về cả về thể chất, tâm lí tình

cảm và cả kĩ năng sống Tuy nhiên ngay từ khi bước vào năm học lớp 10, làm

quen với một môi trường học đường mới vẫn rất nhiều HS có những hành vi

lệch lạc, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, phá hoại tài sản của bạn bè,

ăn cắp tiền của học sinh khác, đặc biệt gây gổ đánh nhau Điều này ảnh hưởng

rõ rệt đến kết quả học tập của các em Làm ảnh hưởng đến môi trường học của

những học sinh khác, vi phạm quy tắc ứng xử trong văn hóa học đường Thông

qua phiếu khảo sát và quan sát chất lượng học tập của hai lớp 10B1 và 10B3

trường THPT Hoàng Lệ Kha (ngày 21/10/2023) có hơn 65% tỉ lệ HS có thời

gian sử dụng MXH từ trên 3 giờ/ngày, có 37% tỉ lệ HS thường xuyên tìm kiếm,

sao chép cách giải các bài tập, tài liệu, và chỉ có 25% tỉ lệ HS tự giác nghiên cứu

học tập, lớp 10B3 có 2 vụ việc học sinh đánh nhau với lớp khác, có HS phải mời

phụ huynh và kỉ luật nhiều lần Ngoài ra còn xảy ra các vụ đánh nhau, bạo lực ở

một số lớp 11 và 12, thậm chí là có đến hơn 3 vụ việc liên quan đến HS nữ

Bên cạnh đó cũng theo phiếu điều tra của tôi ở 2 lớp trên tỉ lệ HS sử dụng

thành thạo tin học giúp ích vào việc học rất thấp 12%, dưới 5% HS đã từng sử

dụng các phần mềm và trang web về đồ họa đơn giản để thiết kế các bài học, bài

thuyết trình

Vẫn còn nhiều phụ huynh chưa sát sao được con, nên chưa kịp thời phối

hợp với nhà trường điều chỉnh triệt để hành vi sai trái của các con Đôi khi có

phụ huynh tiêu cực bênh con và có thái độ không đúng với các thầy cô giáo

Thực trang trên cho thấy việc giáo dục VH học đường cho HS khi sử

dụng những ứng dụng trong môn Tin học là cần thiết trong xã hội công nghệ số

đang phát triển

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Đây là một số giải pháp mà tôi đã sử dụng khi giảng dạy bài 15 – Hoàn

thiện hình ảnh đồ họa – Tin học 10

2.3.1 Sử dụng các phiếu test nhanh

Trang 10

 Mục đích: nhằm có số liệu tổng hợp nhận thức của HS về VH học đường,

kĩ năng đồ họa đơn giản để từ đó GV có hướng lựa chọn hình thức gắnvới nội dung giáo dục phù hợp

 Đối tượng tìm hiểu: HS lớp 10B1, 10B3-trường THPT Hoàng Lệ Kha

 Cách thực hiện: GV phát phiếu khảo sát cho HS và thu lại để tổng hợp số

liệu trước khi triển khai tiết dạy Bài 15 Hoàn thiện hình ảnh đồ họa

3. Em tham gia mạng xã hội như thế nào?

Mỗi ngày em sử dụng bao lâu?

………

4. Em thường đọc sách, tài liệu như thế nào? ………

5 Em có thành thạo những kĩ năng tin học

đơn giản không?

………

6. Em đã từng tự lên ý tưởng, phác thảo và

trình bày một vấn đề trong các môn học

khác bằng đồ họa chưa?

………

- Test nhanh kĩ năng đồ họa của học sinh:

+ Yêu cầu: thực hiện nhiệm vụ 2 Vẽ hình cây (hình 13.10 sgk trang 73)

+ GV bấm giờ quan sát kĩ năng của HS: dưới 5 phút-tốt, thành thạo; từ 5 đến 9

phút-thành thạo; dưới 15 phút-đạt, từ 15 phút trở lên: chưa đạt

-Sau khi tổng hợp GV sẽ lập một bản tổng hợp nhằm phân loại HS, để đánh giá

sự tiến bộ của mỗi em

Thời gian hoàn

Trang 11

(1) Mục tiêu: Nhận thức vấn đề xây dựng VH học đường.

(2) Phương pháp: Dạy học tình huống có vấn đề

(3) Hình thức tổ chức: cặp đôi

(4) Phương tiện: SGK, máy chiếu

(5) Sản phẩm: ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân học sinh trong xây dựng

VH học đường

(6) Năng lực hướng đến: năng lực chung - năng lực giải quyết vấn đề.

Nội dung hoạt động

Ý thức và trách nhiệm của học sinh trong xây dựng VH học đường?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

GV: Chiếu nội dung vấn đề.

-Yêu cầu HS thảo luận theo cặp

cô, học trò trong giao tiếp vớicác thành viên trong nhà trường

+ Nói không với “bạo lực họcđường”

+ Tích cực tham gia phong trào

“Xây dựng một tình bạn đẹp”

+ Tuyên truyền để bạn bè cùngchung tay bảo vệ và xây dựngnét đẹp của VH học đường

VH học đường trong trường THPT

2.3.2 Minh họa thực trạng để giáo dục

Mục đích: giúp HS nhận thức được tác hại của các vấn đề “nóng” trong

học đường: bạo lực học đường, không gian mạng xã hội, VH đọc trong môi

trường số Nhận thấy mối quan hệ giữa học thiết kế đồ họa và rèn luyện tính

thẩm mỹ của mỗi học sinh trong học đường

- Cách thức thực hiện: GV thu thập những tổng hợp những nhận định đánh giá

của các chuyên gia, các bản tin công nghệ số mới nhất Đồng thời minh họa thực

tế vấn đề này trong nhà trường Nội dung sẽ không đi sâu phân tích kĩ nguyên

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w