1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp xây dựng khối đoàn kết nội bộ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường mầm non

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT NỘI BỘ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC

NUÔI DƯỠNG VÀ GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Võ Thị ThúyChức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thọ Xương Thọ Xuân – Thanh Hóa

SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài 1-21.2 Mục đích nghiên cứu 21.3 Đối tượng nghiên cứu 21.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 4

2.3 Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề 5

2.3.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu, phân loại, sắp xếp, bố trí, phân công

nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phù hợp tạođiều kiện tốt nhất để họ phát huy hết khả năng của mình;

5-62.3.2 Giải pháp 2: Triển khai kịp thời các văn bản của ngành Xây

dựng, triển khai các nội quy, quy chế, kế hoạch của nhà trườngđảm bảo tính dân chủ, minh bạch, công khai;

7-82.3.3 Giải pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng, chính

trị, lý tưởng nghề nghiệp, ý thức tự giác Xây dựng khối đoàn kết

nhất trí trong tập thể sư phạm nhà trường.

9-112.3.4 Giải pháp 4: Xây dựng đội ngũ Ban Giám hiệu đoàn

kết Phát huy vai trò gương mẫu đi đầu của của tập thể cán bộ,giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng tập thể sư phạm nhàtrường thành một tập thể đoàn kết, thông nhất trong nhà trường;

12-14 2.3.5 Giải pháp 5: Coi trọng công bằng trong công tác thi đua

khen thưởng đội ngũ cán bộ công chức viên chức trong nhà trường 152.3.6 Giải pháp 6: Không ngừng phấn đấu tự rèn luyện, phấn đấu

tu dưỡng bản thân để nâng cao phẩm chất và uy tín của người lãnhđạo để xây dựng tập thể sư phạm nhà trường thành một tập thểđoàn kết, thông nhất:

162.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17

3 Kết luận

3.2 Kiến nghị - đề xuất 19 Tài liệu tham khảo 20 Danh mục sáng kiến 21

Trang 3

Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã dạy: "Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn

kết! Thành công! Thành công! Đại thành công." Tư tưởng của Bác về đại đoàn

kết toàn dân tộc được hình thành trên cơ sở tư tưởng, lý luận và thực tiễn hết sứcphong phú Là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoàn kết dântộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu dựng nướcvà giữ nước của dân tộc ta Tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vàotư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam Tinh thần ấy đã tạonên sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi thách thức Xây dựng đất nước Việtnam ngày càng vững mạnh, giữ vững được truyền thống, bản sắc dân tộc tronghàng ngàn năm qua;

Trường mầm non cùng vậy, với mục tiêu là giúp trẻ phát triển toàn diệnvề thể chất, tình cảm, trí tuệ, tâm hồn, ngôn ngữ, hình thành những yếu tố đầutiên của nhân cách, chuẩn bị các điều kiện cho trẻ bước vào lớp một Để thựchiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi cácnhà trường cần phải xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh về tư tưởng, giỏivề chuyên môn Xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ, cùng chung chí hướng, tấtcả mọi thành viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, tất cả vì học sinh thân yêuthì mới đem lại kết quả trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tốt Ngượclại, nếu nội bộ nhà trường mất đoàn kết sẽ mang đến một hậu quả không lườngtrước được.

Muốn làm được điều này thì nhà trường phải có tập thể vững mạnh đoànkết Tập thể sư phạm có ý nghĩa quyết định đối với việc giáo dục thế hệtrẻ Trong một tập thể đông người đã phức tạp, thì một tập thể phần đa là nữ lạicàng phức tạp hơn, mỗi người mỗi, tính nết, nếu không đồng lòng thì mọi việcsẽ trở nên rối ren công việc sẽ không trôi chảy và làm việc gì cũng khó Vì vậyviệc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết có ý nghĩa hết sức quan trọng trongtrường học, nó tồn tại song song với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nhàtrường Sức mạnh đoàn kết của tập thể cũng sẽ đóng vai trò quyết định trongviệc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường;

Song trên thực tế: Vấn đề đoàn kết nội bộ trong các Nhà trường nói chung,trường chúng tôi nói riêng cũng còn đôi lúc chưa được thống nhất Một số giáoviên mới vào nghề kinh nghiệm trong cuộc sống còn hạn chế đang có thái độtheo lối sống tự do, đưa đẩy, ảnh hưởng với lối sống hiện đại, nông cạn Một sốgiáo viên nhiều tuổi hơn thì đôi lúc còn không muốn phụ thuộc nhiều vào sựquản lý, chỉ đạo sát sao về chuyên môn, về nề nếp kỷ cương của nhà trường luônđòi hỏi quan tâm nhiều về vấn đề tài chính, giờ giấc, nội quy

Trong những năm qua cùng với sự đổi thay của bậc học mầm non Trườngmầm non chúng tôi cũng đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt được

Trang 4

nhiều thành tích nổi bật Là người quản lý chấp hành sự điều động luân chuyểncông tác của cấp trên tôi được phân công quay về nhận công tác tại trường cũ.Bản thân tôi nhận thấy nhà trường đã đạt được một số thành tích, trong công tácchăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ Xong công tác xây dựng khối đại đoàn kếtcủa tập thể sư phạm nhà trường chưa mang tính bền vững, còn mang tính hìnhthức Việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn chưa thực sự nghiêm túc, tưtưởng không vững vàng, ý chí phấn đấu không bền bỉ Công tác quản lý có lúccòn buông lỏng.

Nhận thức được vấn đề quan trọng của công tác quản lý chỉ đạo gắn liềnvới công tác xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong nhà trường là vô cùng quantrọng và cấp thiết trong mỗi một Nhà trường Bởi chỉ có Đoàn kết thực sự theođúng nghĩa mới tạo nên sức mạnh bền vững, là sự sống còn của bất cứ một Nhàtrường nào Là Hiệu trưởng quản lý nhân sự trong nhà trường tôi càng nhận thấytrong tập thể tình đoàn kết vô cùng quan trọng, cần phải giữ gìn và phát huy.Đoàn kết không chỉ mang lại cho ta những kết quả tốt đẹp mà nó cũng đã trởthành sợi dây vô hình liên kết con người xích lại gần với nhau hơn, tạo nênnhững mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn Đoàn kết thì chúng ta mới có thể tồn tạivà phát triển. Chính vì vậy bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, tìm hiểu thực tếvà luôn cố gắng tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày của người đứng đầu để làmgương, quyết tâm xây dựng được tập thể nhà trường thành một khối đoàn kết,toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp trồng người Xây dựng nề nếp, kỷ cương của nhàtrường để CBGVNV có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm chủ động trongthực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, năng lực nghề nghiệp được nâng cao,duy trì các hoạt động của nhà trường có chiều sâu về chất lượng chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục trẻ góp phần xây dựng nhà trường thành một tập thể sư phạmĐoàn kết, vững mạnh và phát triển bền vững

Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng khối đoàn kết nội

bộ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tạitrường mầm non” làm đề tài nghiên cứu.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm ra những giải pháp tốt nhất để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kếtnhằm thắt chặt và phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết nội bộ, để xây dựng mộttập thể sư phạm đoàn kết vững mạnh trong nhà trường Phát huy sức mạnh củatập thể, xây dựng tình đoàn kết trong nhà trường, để tạo nên hiệu quả cao trongcông việc Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụctrẻ tại Nhà trường.

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

“Một số giải pháp xây dựng khối đoàn kết nội bộ nhằm nâng cao chất

lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường mầm non”

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

Trang 5

- Phương pháp thông kê.

- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SKKN

Có đoàn kết ắt sẽ có thành công, đoàn kết là sức mạnh, là tư tưởng lớn củaChủ tịch Hồ Chí Minh Tư tưởng đoàn kết của Người đã hình thành trên cơ sở lýluận và thực tiễn, xuất phát từ truyền thống văn hóa và lòng nhân ái của conngười Việt Nam Thật vậy, đoàn kết là một nhân tố hết sức cần thiết để dẫn đếnsự thành công.

Trong nhà trường sự đoàn kết nhất trí của tập thể sư phạm sẽ tạo nên sứcmạnh và là điều kiện tối ưu cho các hoạt động của nhà trường Đoàn kết trongtập thể sư phạm có tác dụng nâng cao hiệu quả lao động sư phạm và chính sựđoàn kết đó là một phương tiện giáo dục học sinh Đồng thời việc xây dựng tậpthể sư phạm đoàn kết sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của tập thể trong việcthực hiện mục tiêu của nhà trường Đó là việc liên kết các giáo viên, nhân viên,các thành viên trong nhà trường thành một tập thể đoàn kết thống nhất, vữngmạnh về mọi mặt, hết lòng vì mục tiêu giáo dục của nhà trường, vì sự nghiệpGiáo dục và Đào tạo của nước nhà nói chung và của nhà trường nói riêng.

Vậy để có được đội ngũ giáo viên đoàn kết, thông nhất, chuyên tâm vớinghề là cả một vấn đề rất khó khăn và phức tạp, bởi vì tư tưởng, đạo đức,lòng nhiệt tình hăng hái của đội ngũ giáo viên trong trường còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố, đôi khi tác động từ yếu tố xã hội, môi trường lại đóng vai tròchính, nhưng tinh thần đoàn kết lòng vi tha xuất phát từ sự yêu nghề của họ.Chính vì vậy, việc xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường là việc khôngthể một sớm một chiều mà làm ngay được mà phải thực hiện dần từng bướcvà phải có kế hoạch trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ, cóđạo đức tâm huyết với nghề, hệ thống trường lớp được trang bị đồng bộ, hiệnđại, Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp thân thiện, Hạnh phúc,đẹp mắt, tinh thần của giáo viên được đáp ứng và mỗi ngày đến trường là mộtngày vui, là vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu mà nhà trườngchúng ta đặt ra hiện nay.

Xây dựng đoàn kết nội bộ trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lýtrường mầm non góp phần vào việc thực hiện đổi mới công tác quản lý và nângcao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

Một trong những yếu tố để có tập thể đoàn kết, thống nhất chuyên tâm đếnchuyên môn là trước hết phải nói đến đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảovề năng lực chuyên môn, về đời sông vật chất, tinh thần, công bằng dân chủthực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, để nâng chất lượng toàndiện cho trẻ.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non và nâng caochất lượng đạo đức nhà giáo đã được khẳng định trong nhiều văn bản phápquy quan trọng, làm tiền đề cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đơn vịtrong toàn ngành vận dụng Trong đó: Chi thị số 40 - CV/TW của Bộ Chínhtrị về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

Trang 6

giáo dục Thông tư 26 về đánh giá chuẩn nghề nghiệp….Bộ quy tắc ứngsử Quyết định số 16/2008 QĐ - GDĐT ban hành qui chế đạo đức nhà giáo,qui định những nội dung cụ thể mục đích tạo cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tựrèn luyện phù hợp với nghề mà xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong nhữngcơ hội để đánh giá xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng nhà giáo cóphẩm chất lĩnh vực vàng, có phẩm chất và lòng tâm nghệ nghiệp trong sáng,có lối sống và cách ứng xử theo chuẩn mực, thực sự là tâm gương cho ngườihọc nơi theo

2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN

2.2.1 Thuận lợi:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng giáodục và đào tạo, sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo các cấp, các ban ngành đoànthể tại địa phương và hội cha mẹ học sinh về tinh thần, vật chất từng bước tháogỡ khó khăn, quyết tâm đưa chất lượng của nhà trường đi lên Chất lượngchăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngày càng được khẳng định

- Đội ngũ nhà giáo của trường đều có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm,tận tụy với công việc, sáng tạo và có nhiều đóng góp cho thành tích chung củađơn vị Nhà trường luôn hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học.

- Ban giám hiệu có trình độ và năng lực luôn gương mẫu từ lời nói đến

việc làm, có khả năng quy tụ khối đoàn kết và cùng quyết tâm xây dựng “Khối

đại đoàn kết ” trong nhà trường.

- Một số ít nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách,chưa là tấm gương sáng cho các cháu noi theo.Trong quan hệ còn một số chưathật sự đoàn kết thống nhất, còn để ý những điểm sai sót của đồng nghiệp,nhưng lại chưa góp ý chân thành thẳng thắn cho đồng nghiệp trong các cuộchọp, mà đâu đó còn nói phía sau.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là việc xây dựng “Khối đoàn kết nội

bộ” trong nhà trường của Ban giám hiệu vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm Ngoài

ra trong trường vẫn còn một số ít đối tượng cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa cóý thức và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao, việc thực hiệncác nội quy quy định của ngành, nhà trường đề ra và việc thực hiện quy chếchuyên môn Ý thức và hành vi của một số cán bộ, giáo viên, nhân viên trongtrường vẫn còn bị mâu thuẫn.

- Việc động viên khen thưởng của nhà trường còn khiêm tốn, trong trườngvẫn còn một số cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn có tư tưởng cào bằng trong việcbình xét thi đua và chưa phân biệt được rõ sự giống và khác nhau giữa quyền lợivà nghĩa vụ của người cán bộ, viên chức trong việc thực hiện quy chế dân chủ

Trang 7

* Số liệu khảo sát trước khi thực hiện:

1 Tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tổchức kỷ luật

28/33 84,8%2 Ý thức, hành vi trong việc xây dựng khối đoàn kết

nội bộ

26/33 78,7%3 Thực hiện đúng nội quy, quy chế giờ giấc làm

việc

26/33 78,7%4 Ý thức trách nhiệm Tinh thần làm việc tự giác 26/33 78,7%5 Năng lực sư phạm Sáng tạo trong công việc, làm

việc khoa học

22/33 66,6%6 Tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tổ

chức kỷ luật

28/33 84,8%

Từ những nhận thức và thực trạng nêu trên của nhà trường, tôi mạnh dạn

đưa ra: "Một số giải pháp xây dựng khối đoàn kết nội bộ nhằm nâng cao chất

lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ” tại trường mầm non Thọ Xương

cụ thể như sau:

2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.3.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu, phân loại, sắp xếp, bố trí, phân côngnhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phù hợp tạo điều kiện tốtnhất để họ phát huy hết khả năng của mình;

Để xây dựng được khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường, trước

hết Hiệu trưởng phải nắm chắc tình hình cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhàtrường về trình độ, năng lực, hoàn cảnh, thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi,khó khăn của từng người để bố trí công tác hợp lý, phù hợp với năng lực, sởtrường Nếu không hiểu được tâm tư, nguyện vọng, những mong muốn của từngcá nhân trong tập thể nhà trường thì rất khó mang lại thành công, cho dù chúngta cố sức làm nhiều hơn, mạnh mẽ hơn nhưng "Lực bất tòng tâm" đòi hỏi phảicó sức mạnh tổng hợp của tập thể, mang tính quyết định cho mọi công việc Nhằm thúc đẩy vấn đề nhạy cảm này, trong các buổi họp hội đồng sưphạm, họp chuyên môn, tôi thường nêu rõ mục đích yêu cầu của cuộc họp,với quan điểm tạo ra không khí buổi họp như các buổi trò chuyện mở, để cánbộ, giáo viên được trao đổi chân thành những suy nghĩ, những vấn đề chưađược nêu ra, những vấn đề cần đề xuất có thể từ đó bàn bạc về những biệnpháp khắc phục, giải tỏa những mâu thuẫn nội bộ để cùng thống nhất yêu cầu,trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc xây dựng, giữ gìn khâuđoàn kết trong các mối quan hệ công tác và sinh hoạt tập thể, cùng giúp đỡnhau tiến bộ về mọi mặt

( Có hình ảnh phụ lục 1: Đội ngũ CBGV,NV nhà trường tham gia vào

các cuộc họp bàn bạc thống nhất))

Qua các hoạt động tổ chức trong trường, tôi chú ý quan sát tình thần, tháiđộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, khi thấy các biểu hiện và chuyển biến tốt

Trang 8

trong các mối quan hệ công tác của tập thể, tôi nhận xét, khích lệ để họ kịp thờithấy được những điểm tốt đó để phát huy Điều này thúc đẩy mọi người tự tinhơn, thích thể hiện những cái tốt, cái đẹp về nhân cách của mình; thích làm việctốt mang lại lợi ích chung và sự tiến bộ của nhà trường.

Ngoài công tác chuyên môn, nhà trường phối hợp với công đoàn tổ chứcgặp mặt râu rể vào các ngày 8/3; tham gia văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao,những buổi thăm hỏi gia đình của đoàn viên công đoàn khi có những việc vuihoặc buồn, giúp tình cảm mọi người trong tập thể nhà trường gần gũi, gắn bóhiểu nhau và xích lại gấn nhau hơn, chị em đồng lòng phấn khởi, hăng hái và

yên tâm công tác.

( Phụ lục 3: Hình ảnh minh họa Nhà trường, Công đoàn phối hợp tổchức gặp mặt râu rể nhân các ngày 20/10; 8/3)

Bên cạnh đấy tôi cũng rất quan tâm đến việc phân công, sắp xếp đội ngũphù hợp với khả năng, với điều kiện của CBGVNV.

Như chúng ta đã biết: Con người là tổng hợp các mối quan hệ của xã hội,là người quản lý, chúng ta phải luôn phát huy mặt tốt một cách tích cực và hạnchế mặt tiêu cực Vì vậy việc sắp xếp, sử dụng cán bộ, giáo viên đúng ngườiđúng việc là nhiệm vụ hàng đầu của người Hiệu trưởng Bởi đội ngũ cán bộ,giáo viên là người quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhàtrường và cũng là người trực tiếp xây dựng nội bộ đoàn kết Việc phân công, sửdụng đúng sẽ phát huy được khả năng của cán bộ, giáo viên, ngược lại sắp xếpkhông hợp lý làm giảm ý chí và chất lượng công việc Đây cũng là nguyên nhângây cản trở và nhen nhóm việc mất đoàn kết nội bộ nhà trường Vì thế, khi phâncông, công việc phải minh bạch, công bằng, công khai, người quản lý hạn chếtối đa việc giao nhiệm vụ không phù hợp với năng lực so với bản thân họ, tuynhiên họ vẫn hoàn thành nhưng hiệu quả không cao.

Chính vì lẽ đó, tôi phải hiểu đúng được từng con người, phân loại giáo viênnào giỏi, khá, trung bình, đúng năng lực và bản lĩnh đối với những khó khăn vấtvả mà không ai thường trực giúp đỡ, vì vậy chính giáo viên phải nỗ lực cố gắnghết sức mình, phải luôn trao đổi kiến thức, học tập để đổi mới toàn diện từphương pháp dạy học, khi lên lớp đến những công việc liên quan khác Chínhsự phân công phù hợp và giao nhiệm vụ rõ ràng sẽ khiến mọi người tự tin hơn,thích thể hiện những cái tốt, cái đẹp về nhân cách của mình; thích làm việc tốtmang lại lợi ích chung và sự tiến bộ của nhà trường.

Ví dụ: Giáo viên có năng lực sư phạm tốt, trình độ chuyên môn Đại họcnhiều năm trong giảng dạy và có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinhgiỏi đạt giải cao trong các hội thi, tôi phân công đứng lớp mẫu giáo lớn và kèmvào đó là một giáo viên phụ còn trẻ nhưng có năng khiếu về âm nhạc, múa háthọ sẽ phối hợp với nhau để tổ chức cho trẻ một cách sẵn sàng và chủ động hơn.Hoặc những giáo viên cao tuổi hơn có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cóuy tín với phụ huynh về vấn đề chăm sóc trẻ, hay có kinh nghiệm trong công táctuyên truyền huy động trẻ nhà trẻ đến lớp, tôi phân công phụ trách nhóm trẻ 24-

Trang 9

36 tháng Còn đối với những cô giáo trẻ và năng lực chuyên môn, kinh nghiệmgiảng dạy ít hơn, tôi phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ.

Việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ phù hợp Đến nay năng lực sư phạm củađội ngũ không có sự khác biệt, khá đồng đều, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trongngôi nhà chung và ra hình thành ý thức xây dựng một đội ngũ, một tập thể luônluôn có trách nhiệm chung Luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân làmcho mọi công việc của nhà trường được hoàn thành tốt đẹp Đây là một biệnpháp quan trọng đưa đến nhiều thành công trong quá trình xây dựng và nâng cao

chất lượng đội ngũ trong nhà trường.( Phụ lục 3: Hình ảnh minh họa đội ngũ

Nhà trường vững mạnh qua từng năm học)

2.3.2 Giải pháp 2: Triển khai kịp thời các văn bản của ngành Xâydựng, triển khai các nội quy, quy chế, kế hoạch của nhà trường đảm bảotính dân chủ, minh bạch, công khai;

Việc triển khai các văn bản, quy định, Điều lệ trường mầm non để mọingười trong cơ quan được hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mình là việc làm cầnthiết Trong nội dung của Điều lệ trường mầm non đã quy định rõ về nhiệm vụ,quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viêncông tác trong trường mầm non và Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ đãchỉ đạo việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhànước và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tácdân chủ xây dựng nề nếp hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật.Qua việc triển khai các văn bản như vậy, phần nào Cán bộ giáo viên nhân viênđã hiểu hơn về các quy định của văn bản cấp trên để có hướng phấn đấu thựchiện tốt hơn; Mặt khác, Xây dựng quy chế hoạt động ở cơ quan là điều rất cầnthiết, bởi nói đến quản lý là phải nói đến sự ràng buộc trong khuôn khổ theo mộtquy định chung, nó là một phương tiện không thể thiếu trong khâu quản lý Làngười quản lý, cần phải nắm vững các văn bản quy định về nhiệm vụ, quyềnhạn, chức năng của mình Sau đó, xây dựng quy chế hoạt động của cơ quan quyđịnh phân công trách nhiệm rõ cho từng bộ phận, từng thành viên Để từ đó mỗicán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường đều có ý thức tự chấp hành và thựchiện theo đúng các yêu cầu quy định Tôi đã xây dựng các quy chế như:

- Xây dựng quy chế dân chủ của nhà trường: Trong đó quy định rõ

trách nhiệm của người Hiệu trưởng nhà trường, trách nhiệm của các cán bộviên chức, người lao động công tác trong trường Những việc hiệu trưởngphải công khai cho CBGVNV được biết, những việc mà CBGVNV phải cótrách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến và giám sát và những việc mà hiệutrưởng dựa vào ý kiến đóng góp của CBGVNV để ban hành các quyết địnhthực hiện trong nội bộ nhà trường.

- Xây dựng quy chế làm việc của nhà trường: Căn cứ vào điều lệ trường

mầm non để đưa ra các quy định về quyền hạn của nhà trường, của các tổchuyên môn, tổ văn phòng trong công tác chăm sóc giáo dục các cháu Quy địnhvề thời gian làm việc, chế độ hội họp, nếp sống văn hoá trong cơ quan Quy địnhxử lý, giải quyết những trường hợp vi phạm quy định của nhà trường Quy định

Trang 10

về giao tiếp ứng xử, cách ăn mặc của CBGVNV khi làm việc Quy định về cáchành vi CBGVNV không được làm Quy định về chế độ, quyền hạn và tráchnhiệm của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, của giáo viên, nhân viên cô nuôi, củakế toán

Cùng với việc xây dựng các nội quy, quy ước thì việc xây dựng kế hoạchnăm học và kiện toàn hoạt động của các tổ chuyên môn chính là những mục tiêuvà tính định hướng trong quá trình quản lý của Hiệu trưởng Nó vừa là kế hoạchchung của Nhà trường, đồng thời cũng là kế hoạch cụ thể của Hiệu trưởng trongchỉ đạo và thực hiện kế hoạch

Thông qua việc xây dựng kế hoạch kiện toàn các hoạt động của các tổchuyên môn và thực hiện kế hoạch, sẽ tạo ra sự trật tự khoa học trong các hoạtđộng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu Tính khoa học đó sẽ giúp chotập thể sư phạm nhà trường hoạt động có nền nếp, đảm bảo chất lượng, trong đó

việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường chính là tiền đề của sự đoàn

kết, nhất trí trong tập thể sư phạm nhà trường.

Bởi vậy, muốn chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục của nhàtrường thực sự có chất lượng và vững mạnh, trước hết người Hiệu trưởng phảixây dựng được kế hoạch đúng với mục tiêu giáo dục và phù hợp với từng giaiđoạn với điều kiện thực tế của nhà trường Đồng thời phải coi hoạt động chuyênmôn là hoạt động trọng tâm, là nhiệm vụ chính của nhà trường, mà cốt lõi làhoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Bên cạnh đó việc xây dựng nề

nếp, kỷ cương trong nhà trường cũng cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng

một tập thể sư phạm đoàn kết, vững mạnh và toàn diện.

Tất cả các quy định về việc xây dựng các loại kế hoạch trong nhà trường,

tôi đều thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ và được công khai, minhbạch được cả tập thể sư phạm nhà trường bàn và đi đến thống nhất thực hiệnthông qua Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học

VD: Khi triển khai một văn bản nào đó mà người Hiệu trưởng cứ dựa trên

quan điểm chỉ đạo, những quy định bắt buộc của ngành để thực hiện, vận dụngmột cách cứng nhắc, rập khuôn trong đơn vị mình, có khi các thành viên chưabắt kịp nhịp độ, chưa có tiếng nói chung Mặc dù, nhiều lúc họ không phản đối,nhưng tính chấp hành rất gượng ép, tạo nên một lực cản, sức ì Mặt khác, họkhông có dịp để bày tỏ ý kiến, đóng góp cho nhà trường đi lên một cách thẳngthắn, trung thực Như vậy, nhiều lúc vô tình người chỉ đạo đã không khơi dậyđược sức mạnh sáng tạo của tập thể và sự đồng lòng để cùng vượt qua mọi khókhăn cũng chắc chắn sẽ bị hạn chế, như vậy rất khó tìm đến con đường pháttriển của tập thể Nhận thức được vấn đề nhạy cảm này, khi tổ chức các buổihọp hội đồng sư phạm, ngoài việc triển khai chính theo nội dung xong như dựđịnh kế hoạch, Tôi đã chú ý tạo ra không khí thoải mái để chị em được trao đổinhững vấn đề chưa vừa ý trong nhà trường, những vấn đề cần đề xuất cụ thể, từđó bàn bạc về những biện pháp khắc phục, giải tỏa những mâu thuẫn nội bộ đểcùng thống ý kiến vì một mục tiêu chung.

Khi giải quyết công việc phải tôn trọng tập thể, dựa vào tập thể, giải quyếtcông việc cần tính có lợi nhiều nhất là cho tập thể chứ không phải của riêng ai.

Trang 11

Do đó, để hạn chế những tồn tại trong công việc, cần xem xét vấn đề kỹ lượngtrước khi quyết định một vấn đề lớn nếu như phân công nhiệm vụ gì đó cho aihoặc quyết định việc gì đó lớn của trường mà có nhiều ý kiến xây dựng thì lãnhđạo nhà trường phải nhìn nhận lại quyết định của mình có đúng như những ýkiến xây dựng của cấp dưới không, nếu không thì phải bổ sung, điều chỉnh ngay,không khư khư bảo thủ quan điểm sai lệch của mình Hoặc ví dụ như quyếtđịnh về vấn đề tài chính những khoản chi lớn của nhà trường Tôi cũng tiến hànhhọp Hội đồng trường, công khai lại ngân sách được cấp, chi tiết các khoản chiđến thời điểm hiện tại, số tiền tồn, dự toán những vấn đề dự kiến chi trong thờigian tới Qua sự công khai như vậy, tôi thấy bản thân người quản lý cũng thoảimái

Trong quá trình điều hành quản lý, ngoài việc phải lắng nghe ý kiến gópý của các thành viên trong nhà trường, cũng cần phát huy những sáng kiến haycủa mọi người Biết tận dụng trí tuệ của tập thể trước những chỉ tiêu, kế hoạch,biện pháp thực hiện của nhà trường Tuy nhiên, khi làm việc phải thực hiện theo

phương châm: Dân chủ khi bàn bạc, tập trung khi quyết định và kiên quyết khi

điều hành Có nghĩa là quá trình thảo luận cho dù có nhiều ý kiến đi chăng nữa

thì người chủ trì cũng phải có lập trường quyết định giải quyết vấn đề trên cơ sởthực tế Khi áp dụng giải pháp này tôi thấy tập thể CBGV, NV trường tôi dầndần phát huy được tinh thần phê và tự phê, ghi nhận được những góp ý rất sâusắc để xây dựng tập thể nhà trường, qua đó chị em cũng hiểu nhau hơn để tìmcách giải quyết vấn đề được sâu sắc và triệt để hơn Đặc biệt là người Hiệutrưởng là phải biết lắng nghe và phải biết mở rộng vấn đề để bản thân mọi ngườiđược góp ý, tôi cũng thu nhận được nhiều ý kiến rất có giá trị..

Nhờ có những giải pháp đúng đắn đã giúp tôi chỉ đạo, điều hành thực hiệnkế hoạch về các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhàtrường một cách nhịp nhàng, khoa học, có tính đồng thuận đạt hiệu quả cao nhấttrong công tác quản lý chỉ đạo.

2.3.3 Giải pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng, chínhtrị, lý tưởng nghề nghiệp, ý thức tự giác Xây dựng khối đoàn kết nhất trítrong tập thể sư phạm nhà trường.

*Bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng, chính trị, lý tưởng nghềnghiệp, ý thức tự giác cho đội ngũ CBGVNV.

Để nâng cao hơn nữa nhận thức cho đội ngũ, trong việc sẵn sàng thực hiện tốt các nhiệm vụ chung của nhà trường thì việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cũng như bồi dưỡng về lý tưởng nghề nghiệp cho đội ngũ là rất quan trọng Trong môi trường giáo dục, tập thể CBGVNV đóng vai trò hếtsức quan trọng trong sự phát triển của nhà trường Cho nên cán bộ quản lý lànhững người đóng vai trò chủ đạo để dẫn dắt đội ngũ giáo viên, nhân viên thựchiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn khẳng định chất lượng nhà trường tạo niềmtin cho phụ huynh và nhân dân, mang lại hiệu quả cao trong công tác chăm sócgiáo dục trẻ;

Để mỗi CBGVNV trong nhà trường thông suốt về tư tưởng và nhận thứcrõ ràng, về vai trò, trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ chung của nhà trường

Trang 12

được đặt ra hàng năm Tôi luôn chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục tưtưởng chính trị cho đội ngũ CBGVNV và được thực hiện thông qua các hình

thức sau: Tiếp tục đăng ký việc “ Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách đạo

đức Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấmgương đạo đức tự học và sáng tạo” Tăng cường việc thực hiện quy chế dân chủ

trong trường, phát động phong trào thi đua dạy tốt, tạo điều kiện để mọi ngườitrong đơn vị thường xuyên trau dồi học tập để nâng cao hiểu biết về kiến thứcpháp luật, tham gia xây dựng nội quy, quy chế làm việc, tiêu chuẩn thi đua trongnhà trường Cương quyết không làm các việc vi phạm về phẩm chất, đạo đứcdanh dự, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà giáo, của đơn vị

Tổ chức triển khai nghiêm túc những quy định về đạo đức nhà giáo đã được Bộ Giáo dục ban hành và những chuẩn mực về Đạo đức nhà giáo theo Chỉ thị số 40-CT/TW việc triển khai này được tiến hành thường kỳ trong các cuộc họp hội đồng, họp đoàn thể, họp tổ chuyên môn Để đội ngũ luôn tâm niệm và phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục, đưa những quy định về đạo đức nhà giáo vào tiêu chuẩn thi đua hàng năm, vào các nội quy, quy chế làm việc, quy chế phối hợp tại đơn vị Đây cũng là hình thức nhắc nhở mọi người luôn tu dưỡng, tự rèn luyên, phấn đấu để có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ có lối sống và ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo Triển khai kịp thời các văn bản Quy phạm pháp luật, Điều lệ trườngMầm non, các văn bản chỉ đạo của Ngành, đoàn thể có liên quan đến từng cánbộ, giáo viên, nhân viên; giúp họ hiểu được quyền, nghĩa vụ, chức năng vànhiệm vụ của từng người Ngoài ra, để nâng cao hơn nữa vai trò và trọng tráchcủa mỗi người trong đơn vị, tôi còn chú trọng việc xây dựng nội bộ một cáchnhẹ nhàng nhưng không kém phần nghiêm túc, qua đó tôi luôn nhắc nhở mọingười thực hiện tốt các quy định của Ngành về trang phục, tác phong, giờ giấclàm việc, trách nhiệm của từng thành viên trong đơn vị, giúp mọi người thấy rõđược cần phải bảo vệ danh dự của nhà giáo cũng như của ngành Giáo dục Khơidậy lòng tự hào của nghề nghiệp cao quý mà mình đang theo đuổi, khơi dậylương tâm, nhiệt tình và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạonói chung, sự nghiệp Giáo dục Mầm non nói riêng ở mỗi người trong đơn vị

Bên cạnh đấy tôi luôn xây dựng ý thức tự giác trong đội ngũ Đây là một cách rèn luyện bản thân, tạo nên những thói quen mới trong cáchnghĩ, cách hành động Khi làm việc thì không cần cấp trên nhắc nhở, đôn đốctheo lối “cầm tay chỉ việc” Luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành xuất sắc mọinhiệm vụ cấp trên giao cho Để xây dựng ý thức tự giác trong đội ngũ Tôi luôntạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái về tâm lý, đoàn kết, chân thành nhưng vẫndân chủ, và tôn trọng mọi người Tạo điều kiện cho mọi người chủ động, sángtạo trong công tác Tin tưởng và trao quyền cho từng thành viên trong trường,

khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tự giác với tinh thần “ mình

vì mọi người” dù làm việc gì ở bất cứ cương vị nào nhưng nếu hoàn thành công

việc với tinh thần trách nhiệm cao đều được đánh giá, biểu dương và khenthưởng như nhau Giúp mọi người hiểu rằng công sức đóng góp của mình là vì

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w