SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN BƯỚC ĐẦU TIẾP CẬN ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC STEAM TRONG
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
BƯỚC ĐẦU TIẾP CẬN ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
STEAM TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Xuân Giang SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THỌ XUÂN NĂM 2024
Trang 2Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về phương pháp giáo
Giải pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên trong việc xây dựng hoạt động
Giải pháp 4: Bồi dưỡng giáo viên trong việc sử dụng phương pháp
Giải pháp 5: Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục Steam gắn với
chủ đề năm học:" Xây dựng trường học hạnh phúc - lấy trẻ làm trung
Trang 31 Mở đầu.
1.1 Lý do chọn đề tài:
Giáo dục Mầm non đặt viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng ước
mơ và tương lai của trẻ Bởi vì khi ở trường mầm non, trẻ được nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục một cách khoa học, tạo điều kiện tốt nhất giúp trẻ phát triển
về mọi mặt, từ đó góp phần giúp trẻ hình thành, phát triển và hoàn thiện nhâncách cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1 – bậc học tiếp theotrong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển sự nghiệpgiáo dục của đất nước nói chung và giáo dục mầm non nói riêng Bác đã từng
nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường
tự lập” Hiểu rõ câu nói đó của Bác, Đảng và nhà nước ta luôn đặt nội dung
chăm sóc, giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng
Giai đoạn mầm non được coi là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đối với sựphát triển của trẻ Trong giai đoạn này, trẻ có khả năng hình thành và phát triểncác kỹ năng cơ bản, tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này bởi trẻ nhậnđược sự quan tâm sát sao về chế độ dinh dưỡng, môi trường cũng như các tácđộng mang tính sư phạm
Theo tiến sĩ, nhà giáo dục người Italy – Maria Montessori, 6 năm đầu đời
là giai đoạn “vàng” của trẻ trong cả tiến trình phát triển Song để thực hiện một
cách "bài bản" thì đòi hỏi phải được giải quyết bằng những biện pháp mới, tưduy mới, sáng tạo mới Để làm được điều này, việc sử dụng các phương phápdạy học mới là hết sức cần thiết Phương pháp giáo dục có thể xem là kim chỉnam định hướng cho chương trình giáo dục mầm non Bên cạnh những phươngpháp truyền thống được duy trì và phát triển có chọn lọc thì phương pháp giáodục Steam đang được áp dụng khá phổ biến tại Việt Nam
Tháng 11 năm 2023, tôi được tham gia lớp tập huấn do Sở giáo dục và đàotạo tổ chức, được lắng nghe chuyên gia trao đổi, bồi dưỡng kiến thức ứngdụng phương pháp giáo dục STEAM vào trong chương trình chăm sóc, giáo dụctrẻ Mới đầu tôi cảm nhận STEAM không phải là phương pháp có thể áp dụng mộtcách dễ dàng vì nó còn mới mẻ, nhưng qua việc tập huấn, cùng sự tìm hiểu, nghiêncứu học tập qua internet, giáo trình, ….tôi thấy STEAM mang lại hiệu quả cho họcsinh các cấp nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vô cùng lớn STEAM giúp trẻ cónhiều cơ hội để được trải nghiệm và khám phá thực tế Xây dựng và phát triển
kỹ năng tự tìm tòi nghiên cứu, mở rộng vốn từ vựng và sự hiểu biết, củng cố tưduy phản biện …giúp trẻ phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đổi mớitrong thời đại 4.0 Song để có thể chuyển mình đi vào ứng dụng một cách có
Trang 4hiệu quả, chúng ta không thể bỏ qua bước tiếp cận phương pháp, đây là bước tạo
đà để chúng ta thực hiện ứng dụng thành công
Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiệnnay thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEAM ngày càng lớn đòi hỏi ngànhgiáo dục cũng phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội Giáodục STEAM có thể tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu côngviệc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sự thay đổi nên kinh tế đổi mới Khôngphải là những cách đào tạo, những bí quyết học cao siêu để dạy học sinh thànhtài, thành những nhà toán học, khoa học vĩ đại… mà phương pháp này sẽ pháttriển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lai, đặcbiệt với môi trường công nghệ hóa, hiện đại hóa như hiện nay
Chúng ta biết rằng, lực lượng giáo viên là nhân tố quyết định việc chúng
ta ứng dụng Steam như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất của nó Song trênthực tế Steam là cụm từ rất mới mẻ với hầu hết giáo viên, phần đa giáo viênchưa hiểu được thế nào là Steam, hoạt động Steam….và vận dụng Steam nhưthế nào vào quá trình giáo dục trẻ?
Là người cán bộ quản lý, tôi đã vô cùng trăn trở - làm sao để đội ngũ giáoviên có thể tiếp cận, ứng dụng một cách khoa học để phát huy tốt nhất tính ưuviệt của phương pháp giáo dục tiên tiến này vào nhà trường trong giai đoạn hiệnnay, chính vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu và áp dụng " Một số giải pháp bồidưỡng giáo viên bước đầu tiếp cận ứng dụng phương pháp dạy học STEAM
trong các hoạt động giáo dục"
1.2.Mục đích nghiên cứu:
-Giúp bản thân nắm chắc hơn nội dung phương pháp giáo dục Steamnhằm thực hiện tốt công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sócgiáo dục trẻ
-Có sự đánh giá rõ nét hơn về thực trạng của nhà trường về điều kiện vậtchất và năng lực của giáo viên trong việc tiếp cận và ứng dụng phương phápgiáo dục STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục
-Nghiên cứu, tìm ra các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trườngtrong việc tiếp cận ứng dụng phương pháp giáo dục Steam một cách hiệu quả
-Nâng cao và phát huy năng lực của giáo viên trong việc tiếp cận và ứngdụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trungtâm nhằm đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp bồi dưỡng giáo viên bước đầu tiếp cận ứng dụng phươngpháp dạy học STEAM trong các hoạt động giáo dục
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 5Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp quan sát, đánh giá thực trạng
Phương pháp thảo luận
Phương pháp phân tích, đánh giá
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trẻ mầm non không học lý thuyết, qua những lời nói suông, giảng giải màchúng học qua chính những trải nghiệm – thực làm, thực học Đặc điểm tư duycủa trẻ mầm non là tư duy trực quan Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiệnmột thí nghiệm khoa học, sẽ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra nhữngthay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy Không giải thích dàidòng về nguyên lý khoa học, mà tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi,những diễn biến của hiện tượng Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếptục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn
Trong giáo dục STEAM, khi đặt các câu hỏi cho trẻ sẽ sử dụng những câuhỏi ở dạng “mở”, những câu hỏi giúp trẻ huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết,như: Con gì đây? Con biết gì về quả táo? Con có thể kể cho cô nghe con đã xếpcon đường này như thế nào không?…hay các câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu, thửnghiệm, như: Tại sao con không thử làm xem?…hoặc khuyến khích trẻ suy luận,phán đoán, như: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho 1 viên C sủi vào cốc dầu
ăn này nhỉ?…hay khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ kiểu: con có thấy đĩa trái câybây giờ giống với thứ gì đó mà con đã biết không?
Trẻ mầm non không học kiến thức hàn lâm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những
gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực Trẻ học không chỉ để ghinhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộcsống hàng ngày Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bàihọc đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Chiếc đèn phát sáng, pháo hoatrong nước, chong chóng quay, tòa tháp giấy…, để mỗi nguyên lý khoa học trở nên
cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích,
từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ
Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ mầm non vô cùngquan trong Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ
“làm người lớn” thật sự Như vậy thì người lớn có thể cho trẻ tham gia vào cáchoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó trẻ cũng sẽnhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy(Đóng vai nhà khoa học, kỹ sư xây dựng, nhà thám hiểm, …) Giao nhiệm vụ,tạo được hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn
Trang 6Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không phải lànhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ vàtrường học thì rất lớn Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà
ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớnkhôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”
Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị Khi quan sát một đứa trẻ khiđược trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trítưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềmđam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh Tuy nhiên cũng có thể khókhăn nếu các nhà giáo dục bao gồm cả cha mẹ không thực sự hiểu rõ về STEAM
và quan trọng hơn là hiểu về cách học của chính những đứa trẻ ở độ tuổi mầmnon để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất Với những ích lợi của STEAM, chúng takhông nên bỏ lỡ cơ hội ứng dụng này để mang cho trẻ điều kiện phát triển tốtnhất
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a Thuận lợi
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của phòng Giáo dục vàĐào tạo, sự ủng hộ của các cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngànhđoàn thể và nhân dân địa phương đóng góp ủng hộ cả về cơ sở vật chất và tinhthần
Trường được xây dựng khang trang, sạch đẹp, được mua sắm đầy đủtrang thiết bị cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
Ban giám hiệu nhà trường, quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viênđược phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của bản thân
100% cán bộ, giáo viên được tham gia bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết
và thực hành về đổi mới phương pháp, hình thức trong các hoạt động giáo dục,đặc biệt là việc tiếp cận phương pháp giáo dục STEAM
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình Giáo viên có tinh thần hamhọc hỏi, 100% đạt trình độ trên chuẩn
Trường có thư viện tư liệu, có các bài giảng điện tử, các hoạt động chămsóc giáo dục trẻ để tham khảo và khai thác
Trẻ trong độ tuổi khỏe mạnh, phát triển đồng đều
b Khó khăn.
Là năm đầu tiên tiếp cận với phương pháp giáo dục Steam, do đó cụm từgiáo dục Steam còn rất mới mẻ với hầu hết giáo viên, dẫn đến việc tiếp cận ứngdụng phương pháp vào thực tế giảng dạy trẻ còn lúng túng
Việc vận dụng đa dạng nguyên vật liệu chưa hiệu quả, chưa phát huyđược tính tích cực, sáng tạo của trẻ, giáo viên còn dạy trẻ theo cách thụ động
Trang 7Môi trường xây dựng chưa có sự liên kết tại các góc, nguyên liệu nghèo nàn,màu sắc loè loẹt, góc mở còn nhiều hạn chế.
Phụ huynh chưa quan tâm đến quan điểm đổi mới trong giáo dục mầm nonhiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa đồng thuận với giáo viên
Tỷ lệ trẻ một số lớp còn đông dẫn đến khó khăn trong tổ chức các hoạtđộng cho trẻ trải nghiệm
c Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài.
Để có được kết quả cao trong công tác nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hànhkhảo sát một số nội dung với tổng số 18 giáo viên như sau:
2 Đổi mới trong lựa chọn nội dung,
bước đầu biết ứng dụng phương pháp
Từ thực tế trên, tôi đã tìm ra: “Một số giải pháp bồi dưỡng giáo viên
bước đầu tiếp cận ứng dụng phương pháp dạy học STEAM trong các hoạt động giáo dục” như sau:
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Giải pháp 1: Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy học STEAM.
Có thể nói, chúng ta không thể thực hiện phương pháp khi chúng tachưa hiểu biết về nó Do đó, để có đủ năng lực quản lý và bồi dưỡng giáo
Trang 8viên bước đầu tiếp cận, ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào hoạtđộng giáo dục trẻ thì người quản lý phải hiểu rõ ý nghĩa và vai trò củaphương pháp STEAM đối với chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ đồngthời nắm chắc các nguyên tắc, cách thức triển khai phương pháp STEAM saocho phù hợp với điều kiện thực tiễn, khả năng của giáo viên
Chính vì vậy tôi đã tập trung nghiên cứu các tài liệu bồi dưỡng phươngpháp dạy học STEAM qua các đợt học tập chuyên đề do Sở giáo dục và đàotạo Thanh Hoá, Phòng GD&ĐT Thọ Xuân tổ chức Tham khảo tài liệu và vậndụng các phương pháp dạy học STEAM vào thiết kế các hoạt động giáo dục trongtài liệu Giáo dục Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên, đồng nghiệp các trường bạn
đã ứng dụng phương pháp dạy học steam hiệu quả Tham khảo các hình ảnh, videotrên mạng, ý tưởng sáng tạo trên trang Bookid, tư liệu mầm non
(Hình ảnh học tập chuyên đề tại Sở giáo dục Đào tạo Thanh Hoá)
Qua việc tích cực nghiên cứu, học tập, tôi đã có cái nhìn tổng quan hơn,nắm bắt được bản chất của phương pháp giáo dục Steam hơn Phương phápgiáo dục Steam là phiên bản toàn diện hơn của phương pháp giáo dục lấy trẻlàm trung tâm Phương pháp này hướng đến việc trang bị cho người họccác kiến thức, kỹ năng tổng hợp từ 5 lĩnh vực: Science (Khoa học),Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) vàMathematics (Toán học), Khi năm môn học này được kết hợp lại với nhau,học sinh sẽ được học tập theo một chu trình đảm bảo tính liên kết giữa các mônhọc thay vì học rời rạc các môn như cách học truyền thống Tính liên kết giữacác môn học đảm bảo giúp các em học sinh dễ ghi nhớ các môn học liên quanđến nhau và ứng dụng các kiến thức vào các trường hợp khác nhau một cách dễdàng
Giáo dục STEAM giúp trẻ hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn
đề, phong cách học tập khám phá, sáng tạo
Giáo dục STEAM gắn liền với thực tiễn cuộc sống: STEAM không baogiờ xa dời với cuộc sống thực tiễn
Giáo dục TEAM là các hoạt động mang tính thực hành và trải nghiệm:
*.Sự khác biệt giữa giáo dục truyền thống và giáo dục STEAM.
Phương pháp giáo dục truyền
Trang 9- Lượng kiến thức, kỹ năng giới hạn
theo độ tuổi
- Giáo viên giúp trẻ lĩnh hội tri thức
bằng cách cung cấp những nội dung
có sẵn đã chuẩn bị
- Phương pháp chủ yếu là làm mẫu,
giảng giải và thuyết trình
- Thời gian: cố định
- Tiến trình hoạt động cứng nhắc và
máy móc
- Đánh giá dựa vào kết quả
- Giáo án, học liệu, phương tiện giáo
- Tổ chức cho trẻ trải nghiệm và hướngdẫn cho trẻ cách học, thảo luân nhóm
- Thời gian: linh hoạt
- Tiến trình hoạt động mềm dẻo linhhoạt
- Đánh giá dựa vào quá trình trẻ thựchiện
- Trẻ cùng tham gia chuẩn bị học liệu,
tự chọn phương tiện/học liệu
- Dùng để khám phá và ứng dụng vàothực tiễn
Đối với hoạt động STEAM thì không đặt nặng yếu tố về mục đích,yêu cầu cần đạt, hoạt động hướng đến yếu tố chơi vui vẻ, hào hứng quatrải nghiệm, thí nghiệm Các yếu tố STEAM hiện diện ở khắp mọi nơi,mọi hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, đo đó hoạt độngSTEAM có thể linh hoạt và đa dạng, có thể áp dụng trong vui chơi, tronghoạt động góc, trong hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khoá, mộtphần trong hoạt động học hay bất cứ thời gian, hoạt động nào trong chế
độ sinh hoạt tại trường mầm non
* Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về phương pháp giáo
dục Steam cho đội ngũ giáo viên
Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định:“Đội ngũ giáo viên là nhân tố
quyết định chất lượng giáo dục”, để thực hiện được mục tiêu giáo dục đáp ứngđược yêu cầu trong thế kỉ XXI, Steam chính là "chìa khoá" bởi Steam trang bịcho người học những kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ nănglàm việc theo nhóm; khả năng tư duy chiến lược và định hướng mục tiêu; kỹnăng quản lý thời gian, nhằm chuẩn bị cho học sinh những tri thức thiết yếu nhấtcủa thế kỉ 21, và người sử dụng chiếc" chìa khoá" đó chính là đội ngũ giáo viên
Do đó, để đạt hiệu quả, tôi đã xây dựng lộ trình, kế hoạch rõ ràng chotừng giai đoạn, cụ thể như sau:
Trang 10Tháng Nội dung bồi dưỡng Hình thức bồi dưỡng
11/2023
- Chuyên đề" Ưng dụng giáo dụcSteam trong thực hiện chươngtrình giáo dục mầm non"
-Tổ chức Hội thi: “Xâydựng môi trường lấy trẻ làm trungtâm”
- Bồi dưỡng tập trung
100% giáo viên được tham giabồi dưỡng
-100% các nhóm, lớp đượctham gia Hội thi
12/2023
- Tổ chức bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ" Vận dụngphương pháp giáo dục Steam vào
tổ chức các hoạt động giáo dụcmầm non"
-Tổ chức dạy thực hànhứng dụng phương pháp dạy họcSTEAM
- 100% giáo viên được tham giabồi dưỡng
- 100% giáo viên được thamdự
01/2024
- Bồi dưỡng cách xây dựnghoạt động giáo dục Steam Dự ángiáo dục Steam
- 100% giáo viên tham gia bồidưỡng
02/2024
- Sinh hoạt chuyên môn thảo luậnchuyên đề: “Ứng dụng phươngpháp dạy học STEAM”
- Kiểm tra việc thực hiện xâydựng, và thực hiện hoạt độngSteam theo hướng tiếp cận
- 100% giáo viên được tham giabồi dưỡng tại trường
- Giáo viên: Đỗ Thị Hoà, Nguyễn Thị Tình, Lê Thị Nga, Dương Thị Vân, Lê Thị Nhung,
Lê Thị Dung Nguyễn Thị Hạnh
3/2024 - Kiểm tra việc thực hiện
xây dựng, và thực hiện hoạt độngSteam theo hướng tiếp cận
- Giáo viên: Hoàng Thị Thao,Phan Thị Hạnh, Lê Thị Thuỷ,
Vũ Thị Tú Hoàng Thị Bân,Nguyễn Thị Hằng
4/2024 - Kiểm tra việc thực hiện
xây dựng, và thực hiện hoạt độngSteam theo hướng tiếp cận
- Giáo viên: Lê Thị Thông, LêThị Hằng, Đỗ Thị Thiết,Nguyễn Thị Quỳnh
5/2024 - Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể cho từng tháng Ở mỗi nội dung tôi luôn nghiên cứu chuẩn bị chu đáo trước khi tổ chức thực hiện
Ví dụ: Tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Ứng dụng phương pháp dạy học STEAM”
Trang 11Bên cạnh việc chuẩn bị các điều kiện khác như: Địa điểm, thời gian…điều tôi đặc biệt lưu ý đó là nội dung Hội thảo Tôi quan tâm đến những chia sẻ,những trăn trở của giáo viên khi thực hiện tiếp cận với Steam.
Ngoài ra, tôi luôn quan tâm đến việc: Phân loại giáo viên theo khảo sát từ
đó nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế, năng lực sở trường của từng giáoviên, tham mưu với Hiệu trưởng, trao đổi cùng Ban giám hiệu nhà trường sắpxếp giáo viên đứng lớp phù hợp với khả năng, năng lực, sở trường của từng giáoviên để có giải pháp bồi dưỡng hợp lý
Loại Tốt: Là giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, kỹ năng sư phạmtốt, linh hoạt, sáng tạo trong việc ứng dụng và tiếp cận với phương pháp mới
Loại Khá: Là những giáo viên có kỹ năng sư phạm, nắm được chuyênmôn, song việc tiếp cận ứng dụng phương pháp mới còn chưa linh hoạt
Loại Yếu: Là những giáo viên hạn chế về công nghệ thông tin, kỹ năng sưphạm, không có tư duy đổi mới, óc sáng tạo, linh hoạt, khi tổ chức hoạt độngmang tính chất chiếu lệ
(Hình ảnh bồi dưỡng phương pháp giáo dục STEAM)
Sau khi phân loại giáo viên tôi tham mưu với Ban giám hiệu lựa chọn một
số giáo viên có kiến thức, kỹ năng, năng lực sư phạm vững vàng làm điểm cácchuyên đề và cử tham gia bồi dưỡng tập huấn các chuyên đề do Phòng và nhàtrường tổ chức
Tăng cường bồi dưỡng những giáo viên hạn chế về kỹ năng, đổi mới hìnhthức tổ chức trong các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn
Giải pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên trong việc xây dựng hoạt động giáo dục Steam, dự án giáo dục Steam.
Để thực hiện tốt nội dung này, thông qua việc tổ chức hội thảo, sinh hoạtchuyên môn tôi cùng giáo viên thảo luận, khắc sâu các khái niệm mang tínhlogic trong giáo dục Steam
* Hoạt động Steam: Tích hợp giữa các lĩnh vực, hướng đến sự vui
vẻ, trải nghiệm áp dụng linh hoạt, đa dạng, lồng ghép trong chế độ sinhhoạt hằng ngày
* Hoạt động giáo dục Steam: Hoạt động giáo dục có mục đích kếhoạch dựa trên sự tích hợp từ ít nhất hai lĩnh vực khoa học, công nghệ,
kĩ thuật, nghệ thuật, toán học trở lên, gắn kết thực tiễn, phù hợp nhu cầuhứng thú của trẻ, phát triển kĩ năng cần thiết cho cuộc sống trẻ
* Dự án giáo dục Steam: Một chuỗi nhiệm vụ học tập phức hợpnhằm tạo ra sản phẩm giải quyết vấn đề thực tiễn trong bối cảnh mỗi vấn
đề giáo dục mà trẻ quan tâm, trong đó có sự kết hợp kiến thức, kĩ năng