Các hình thức hoạt động của thương mại điện tửHình thức hoạt động của thương mại điện tử được tổ chức như sau: Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhóm đề tài : 1
Lớp học phần : 2239TECO0111
Giảng viên : Dương Hoàng Anh
HÀ NỘI - 2022
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5
1.1 KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5
1.1.1 Thương mại điện tử là gì? 5
1.1.2 Các phương tiện kỹ thuật của thương mại điện tử 5
1.1.3 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 6
1.1.4 Giao dịch của Thương mại điện tử 6
1.1.5 Các đối tượng tham gia Thương mại điện tử 6
1.2 LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7
1.3 CÁC ĐÒI HỎI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 8
1.4 CHỨC NĂNG 8
1.5 VAI TRÒ 9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 11
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TMĐT TẠI VIỆT NAM 11
2.2 THỰC TRẠNG 13
2.2.1 Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin 13
2.2.2 Hạ tầng cơ sở nhân lực 13
2.2.3 Hạ tầng cơ sở chính trị xã hội 15
2.3 ĐÁNH GIÁ 16
2.3.1 Ưu điểm và thành tựu 16
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 17
CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM 19
3.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM NĂM GẦN ĐÂY 19
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM 21
3.2.1 Các giải pháp vĩ mô tầm cỡ quốc gia 21
3.2.2 Các giải pháp vi mô ở cấp độ doanh nghiệp 23
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 4Học phần này nhằm trang bị cho chúng em những kiến thức căn bản nhất về kinh
tế thương mại Những khái niệm, phạm trù, nguyên lý và những quy luật trình bày trongphần này là những vấn đề chung và có tính phổ biến cho mọi nước, mọi nền kinh tế
Học phần này bắt đầu nghiên cứu các khái niệm, phạm trù nhằm chỉ rõ bản chấtkinh tế của thương mại Tiếp đó là các vấn đề liên quan tới chức năng và các tác độngthương mại trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường Những vấn đề tiếp sau là nhữngvấn đề cốt lõi nhất của kinh tế thương mại hàng hóa, kinh tế thương mại dịch vụ và cáckhía cạnh có liên quan tới đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ theo cách tiếp cận của WTO Từ
đó tiếp tục nghiên cứu các vấn đề nguồn lực phát triển thương mại và hiệu quả thươngmại theo cách tiếp cận phát triển bền vững
Bộ môn Kinh tế thương mại đại cương đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về sự ra đời
và phát triển của ngành thương mại, trao đổi hàng hóa, lưu thông hàng hóa, đặc biệt là kếtquả của sự phân công lao động xã hội Sự tác động của ngành thương mại dịch vụ đã làmảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế
Chính vì vậy, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài thảo luận: “Thựctrạng và xu hướng phát triển của Thương mại điện tử ở Việt Nam”
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
1.1.1 Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nềntảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán,trao đổi, thanh toán trực tuyến
1.1.2 Các phương tiện kỹ thuật của thương mại điện tử.
Điện thoại:
Điện thoại: là một phương tiện phổ thông, dễ sử dụng, và gần như xuất hiện sớmnhất trong các phương tiện điện tử được đề cập Một số dịch vụ có thể cung cấp trực tiếpqua điện thoại như dịch vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tư vấn, giải trí Với sự phát triểncủa điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nênrộng rãi hơn
Máy fax:
Máy fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống Tuy nhiênhạn chế của máy fax là chỉ truyền được văn bản viết, không truyền tải được âm thanh,hình ảnh động, hình ảnh ba chiều Fax qua Internet là một dịch vụ mới được ứng dụngkhá rộng rãi để giảm chi phí trong giao dịch điện tử
Truyền hình:
Truyền hình trở thành một trong những công cụ điện tử phổ thông nhất, đặc biệt làtrong quảng cáo sản phẩm Song truyền hình mới chỉ là một công cụ truyền thông mộtchiều, qua truyền hình, khách hàng không thể tìm kiếm được các chào hàng, không thểđàm phán với người bán về các điều khoản mua bán cụ thể
Máy tính và mạng Internet:
Thương mại điện tử chỉ thực sự có vị trí quan trọng khi có sự bùng nổ của máy tính
và internet vào những năm 90 của thế kỷ 20 Máy tính và Internet giúp doanh nghiệp tiếnhành giao dịch mua bán, hợp tác trong sản xuất, cung cấp dịch vụ, quản lý các hoạt độngtrong nội bộ doanh nghiệp, liên kết các doanh nghiệp trên toàn cầu, hình thành các môhình kinh doanh mới Không chỉ giới hạn ở máy tính, các thiết bị điện tử và các mạngviễn thông khác cũng được ứng dụng mạnh mẽ vào thương mại làm đa dạng các hoạtđộng thương mại điện tử từ việc sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán điện tử, mobilephone trong các giao dịch điện tử giá trị nhỏ, hệ thống thương mại điện tử trong giaothông để xử lý vé tàu điện, xe bus, máy bay đến giao dịch chứng khoán, tài chính, ngân
Trang 6hàng điện tử, hải quan điện tử trong nước và quốc tế Những tập đoàn toàn cầu cũng chia
sẻ thông tin trong hoạt động thương mại qua mạng riêng của mình hoặc qua internet
1.1.3 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử
Hình thức hoạt động của thương mại điện tử được tổ chức như sau:
Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thươngnhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bánhàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử dothương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổchức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại Website cung cấp dịch vụthương mại điện tử bao gồm các loại sau:
o Sàn giao dịch thương mại điện tử;
o Website đấu giá trực tuyến;
o Website khuyến mại trực tuyến;
o Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định
1.1.4 Giao dịch của Thương mại điện tử
Giao dịch của Thương mại điện tử: được hiểu là cách thức tiến hành một phần haytoàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử Nói một cách dễ hiểu hơn thìgiao dịch thương mại điện tử chính là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông quainternet và các phương tiện điện tử khác Các hoạt động giao dịch này bao gồm tất cả cáchoạt động như: mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng… thực hiện trênnền tảng điện tử
1.1.5 Các đối tượng tham gia Thương mại điện tử
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụhoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sởhữu website thương mại điện tử bán hàng)
Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cungcấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóahoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán)
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thươngmại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch
vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử
Trang 7Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiếnhành hoạt động thương mại.
1.2 LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Lợi ích đối với doanh nghiệp, các chủ thể tham gia bán hàng:
Mở rộng thị trường nhưng không tốn kém quá nhiều chi phí: Các công ty thươngmại điện tử có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận với nhà cung cấp vàcác đối tác trên khắp thế giới dễ dàng, thuận lợi và ít tốn kém chi phí hơn so với thươngmại truyền thống
Hiệu quả về thời gian: Các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện liên tục với việc
tự động hoá các giao dịch thông qua mạng Internet Từ đó, tất cả những thông tin liênquan đến sản phẩm hay dịch vụ cần cung cấp cho khách hàng như catalogue, brochure,thông tin, bảng báo giá… sẽ được gửi đến khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi vàtiết kiệm hơn
Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tạo điều kiệncho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng Hình thức thương mại điện tửgiúp doanh nghiệp có thể làm hài lòng khách hàng với những yếu tố quan trọng trongviệc tìm và giữ khách hàng như chất lượng dịch vụ, thái độ, tốc độ phục vụ, chăm sóckhách hàng hiệu quả
Giảm chi phí hoạt động sản xuất: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phícho việc thuê mặt bằng kinh doanh, thuê nhân viên cho các hoạt động điều hành doanhnghiệp, chi phí gửi văn bản theo hình thức truyền thống, chi phí in ấn…
Tăng doanh thu: Doanh nghiệp không bị giới hạn đối tượng khách hàng trong từngvùng cư dân, địa phương mà có thể thực hiện việc bán hàng trên toàn lãnh thổ của mộtquốc gia hoặc bán ra trên toàn thế giới Từ đó, lượng khách hàng của doanh nghiệp nhiềuhơn nên dẫn đến việc phát triển doanh thu, gia tăng lợi nhuận
Cập nhật thông tin sản phẩm nhanh chóng, thuận tiện: Mọi thông tin sản phẩm, dịch
vụ trên web như giá cả, hình ảnh… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời khi
có sự thay đổi
Lợi ích đối với người tiêu dùng, các chủ thể mua hàng:
Nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm, dịch vụ: Người mua có thể tiếp cận với nhiều nhàcung cấp hơn thông qua các sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, cáckênh mua bán trực tuyến nên có nhiều cơ hội lựa chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ màmình cần
Trang 8Được lựa chọn giá thấp hơn: Người tiêu dùng có thể so sánh giá cả giữa các nhàcung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất cho cùng một đối tượngsản phẩm.
Mua sắm không bị giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử chophép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.Các sản phẩm số hoá được giao hàng nhanh hơn: Nhiều sản phẩm có thể thực hiện
số hoá như phim, nhạc, sách, phần mềm… có thể thực hiện việc giao hàng nhanh chóng
và dễ dàng hơn thông qua Internet
Được đáp ứng mọi nhu cầu: Việc tự động hóa trong thương mại điện tử cho phépchấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng
Thông tin phong phú và thuận tiện hơn: Người mua hàng có thể dễ dàng tìm kiếmđược thông tin nhanh chóng của mọi loại hàng hoá dịch vụ trên môi trường thương mạiđiện tử thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến và sự hỗ trợ của các thông tin đaphương tiện về âm thanh, hình ảnh
1.3 CÁC ĐÒI HỎI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thương mại điện tử đòi hỏi các vấn đề như: Hạ tầng cơ sở công nghệ hạ tầng cơ sởnhân lực, bảo mật, an toàn, hệ thống thanh toán tài chính tự động, bảo vệ sở hữu trí tuệ,bảo vệ người tiêu dùng, tác động văn hoá xã hội của Internet, hạ tầng cơ sở kinh tế vàpháp lý
1.4 CHỨC NĂNG
Chức năng lọc, tìm kiếm sản phẩm:
Đây là một tính năng khá hấp dẫn giúp người xem có thể tiết kiệm được thời giantìm kiếm các sản phẩm theo nhu cầu
Chức năng hiển thị hình ảnh, video:
Người mua hàng muốn nhìn thấy nhiều góc độ của sản phẩm được đăng tải, thậmchí là cách dùng chúng trong các môi trường khác nhau Họ muốn có thể phóng to vàcảm nhận được sản phẩm Từ đó người mua đưa ra các đánh giá cá nhân và đi tới việcmua hàng
Chức năng giỏ hàng:
Chức năng giỏ hàng là một chức năng cần thiết của website thương mại điện tử Nógiúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc mua sắm Sẽ hiệu quả hơn trong kinh doanhnếu website của bạn cung cấp cho khách hàng các tùy chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng,tạo list danh sách các sản phẩm yêu thích
Trang 9Chức năng hiển thị sản phẩm liên quan:
Để khách hàng có thể tham khảo nhiều hơn và tăng khả năng mua sản phẩm hơn
Trang 10Chức năng đánh giá sản phẩm:
Tính năng này khá thú vị, nó giúp cho các khách hàng đã mua sản phẩm cập nhậtcảm nghĩ của mình sau khi sử dụng Cũng phần nào giúp khách hàng tiếp cận có thêmthông tin và lòng tin vào sản phẩm, ngoài ra nó cũng tạo ra tính chuyên nghiệp chowebsite
Chức năng đặt các câu hỏi thường gặp và giải đáp thắc mắc:
Các phần Hỏi đáp thường gặp cũng cung cấp khả năng tự trợ giúp để giải quyết cácvấn đề chung của khách hàng Người mua thường hỏi về hỗ trợ sản phẩm, trả lại, mất mậtkhẩu tài khoản… Và sẽ thật tuyệt khi hệ thống của bạn đã có sẵn các giải đáp một cách tựđộng
Chức năng theo dõi đơn hàng:
Tình trạng đơn hàng sẽ được thường xuyên cập nhật ở trên ứng dụng để người mua
có thể xác định được đơn hàng của mình đang ở trạng thái: đang chờ xác nhận, vậnchuyển hay là đã giao Từ đó người mua hàng có thể xác định được ngày nhận hàng
Chức năng thanh toán:
Các sàn thương mại điện tử có rất nhiều phương thức thanh toán mà điển hình làthanh toán qua ví điện tử và thanh toán khi nhận hàng Mỗi phương thức thanh toán đều
có những ưu và nhược điểm riêng Việc đa dạng phương thức thanh toán giúp cho ngườimua dễ dàng thanh toán khi mua hàng
Chức năng thống kê
Thống kê số lượt xem của các trang, lượt xem sản phẩm, lượt khách ghé thăm, sốngười đang xem, lượt xem trong ngày, trong tháng, trang được xem nhiều nhất, từ khóatìm nhiều nhất, dung lượng băng thông website…
1.5 VAI TRÒ
Với những ưu điểm toàn diện và đột phá, vai trò của thương mại điện tử là khôngthể phủ nhận đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy hội nhập kinh tế vàtoàn cầu hóa
Thương mại điện tử là cầu nối thông minh và là công cụ giao tiếp giúp trao đổi dễdàng giữa người mua và người bán mọi lúc mọi nơi Nhờ có thương mại điện tử mà nhucầu mua sắm và trao đổi hàng hóa tăng trưởng nhanh và rất nhanh Con người thực sựmuốn mua sắm nhiều hơn bởi họ có thể tham khảo và đặt hàng ngay tại nhà, phù hợp vớinhững người thường xuyên bận rộn
Trang 11Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã có sự tác động mạnh mẽtới toàn bộ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Bất kì ở lĩnh vực nào cũng cần có sựtrao đổi, giao dịch và hợp tác, thương mại điện tử rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm chi phí,sức lực và nhân lực, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực.
Vai trò của thương mại điện tử còn góp phần làm giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên,bảo vệ môi trường bởi con người ít di chuyển hơn, giảm thiểu tác hại ô nhiễm không khí
từ khói bụi xe cộ
Thương mại điện tử là cầu nối quan trọng của sự tương tác xã hội, thương mại điện
tử ngày càng phát huy khả năng của mình thông qua sự phát triển của các trang thươngmại điện tử, các phương tiện truyền thông, phần mềm trực tuyến, ngày càng hoàn thiện
và làm mới mình để bảo đảm sự an toàn của môi trường điện tử
Bối cảnh dịch covid 19 diễn ra càng thể hiện vai trò không thể thiếu của thương mạiđiện tử đối với đời sống xã hội Thế giới phải buộc phải chấp nhận trạng thái “bìnhthường mới”, áp dụng triệt để những tiến bộ của thương mại điện tử vào quy trình hoạtđộng và quản trị tổ chức
Nhờ khả năng cập nhật thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, thương mại điện
tử đã giúp thế giới “hiểu nhau hơn” Hệ thống thông tin và kho dự trữ dữ liệu khổng lồ,tiện ích đã giúp con người phản ứng nhanh hơn với các tác động của môi trường tự nhiên.Điển hình như sự bùng phát của dịch covid 19 và những biến chuyển mới của tình hìnhdịch bệnh đều được tiếp cận bởi tất cả các cá nhân, tổ chức, quốc gia thông qua cácphương tiện, phần mềm trực tuyến Từ đó, làm tăng khả năng nhận thức, hiểu biết vàhành động hiệu quả của con người
Trang 12CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TMĐT TẠI VIỆT NAM
Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sảnphẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảngcáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet,nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như nhữngthông tin số hoá thông qua mạng Internet”
Theo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): “TMĐT là các giao dịch điện
tử trên mạng Internet hoặc những mạng mở khác Những giao dịch này có hai loại: Một
là giao dịch bán dịch vụ và hàng hóa hữu hình Hai là, giao dịch liên quan đến việcchuyển trực tiếp, trực tuyến các thông tin và dịch vụ, hàng hóa số hóa”
Tại Việt Nam, ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP
về TMĐT: “Hoạt Động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình củahoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễnthông di động hoặc các mạng mở khác”
Hiện nay có bốn mô hình thương mại phổ biến được các kênh điện tử trên thế giới
áp dụng đó là:
B2C: Doanh nghiệp tới người tiêu dùng
Đây là mô hình thương mại điện tử được ứng dụng nhiều nhất hiện nay, giúp thực hiệncác giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng Ví dụ bạn mua một sản phẩm túixách của một shop bán lẻ trên mạng trực tuyến, đây được xem là một hoạt động mua bánhàng hóa giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
B2B: Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Mô hình này hoạt động theo hình thức trao đổi hàng hóa giữa nhà sản xuất với các chủbuôn hoặc cửa hàng bán lẻ Hình thức này thường diễn ra trước khi đưa sản phẩm đến tayngười tiêu dùng
C2C: Người tiêu dùng với người tiêu dùng
Đây là một trong những mô hình thương mại điện tử diễn ra sớm nhất, hoạt động dựa trênmối liên hệ giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng với nhau Ví dụ như trên Amazonhoặc eBay
C2B: Người tiêu dùng với doanh nghiệp
Trang 13Mô hình này hơi đi ngược lại với các mô hình khác ở chỗ đó là những cá nhân người tiêudùng sẽ làm ra sản phẩm và doanh nghiệp là người đứng ra mua lại sản phẩm.
Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphonecùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, TMĐT Việt Nam đang phát triểnmạnh mẽ và bùng nổ trong những năm tới, khảo sát của Bộ công thương cho thấy hơn70% người tiêu dùng thích mua sắm online
Theo kết quả khảo sát, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2017 đạt tốc
độ tăng trưởng 25% so với năm trước, dự báo mức tăng trưởng này tiếp tục được duy trìtrong những năm tiếp theo
Điển hình như trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm
2017 đạt mức 35% Một số doanh nghiệp chuyển phát có quy mô lớn tăng trưởng doanhthu từ 62-200% Lĩnh vực thanh toán theo đó cũng tăng cao
Thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho thấynăm 2017 số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trongkhi giá trị giao dịch tăng tới 75% Ở mảng tiếp thị trực tuyến, một số công ty có tốc độtăng trưởng từ 100-200% trong năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của nhómdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp thị liên kết
Mạng xã hội và công cụ tìm kiếm là hai hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả caonhất cho doanh nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 46% và 39% Các vị trí tiếp theo thuộc về hìnhthức quảng cáo tin nhắn và ứng dụng di động (22%), báo điện tử (21%)
Kể từ khi có mô hình thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp, khách hàng thuậntiện hơn trong quá trình mua, bán Những ngày đầu khách hàng còn xa lạ với việc muahàng trực tuyến, các doanh nghiệp khó khăn trong việc làm thương hiệu và tạo lòng tinvới khách hàng online Cho đến bây giờ, việc mua hàng online đã trở thành thói quen củanhiều thượng đế vì sự tiện lợi mà nó mang lại
Trong 11 năm từ 2006 -2017, Quảng cáo trực tuyến tăng lên con số khoảng 200 lần
từ 3 triệu đô (2006) lên đến 600 triệu đô (2017) Đây là con số khá ấn tượng, cho thấy sựphát triển của quảng cáo trực tuyến khá tương đồng với sự phát triển của Thương mạiĐiện tử
Năm 2017, Thương mại điện tử Việt Nam đánh dấu sự bùng nổ về thương mại điện
tử xuyên biên giới Tốc độ tăng trưởng của thị trường TMĐT trong năm 2017, 2018 ướctính trên 25% Riêng với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn websiteTMĐT cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35% Với lĩnh vực thanhtoán, năm 2017, tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50%
so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%