Đồng thời, kết quả kiểm toán đã góp phần đáng kể vào việc lập lại trậttự kỷ cương trong quản lý các hoạt động kinh tế tài chính.Trong nền kinh tế thị trường, số lượng dịch vụ kiểm toán n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
THẢO LUẬN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN
NHÓM : 1
LỚP : 231_FAUD0411_04 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ
HỒNG LAM
HÀ NỘI – 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2
1.1.1 Khái niệm đạo đức 2
1.1.2 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp 2
1.1.3 Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên 2
1.2 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN 2
1.2.1 Tính chính trực 2
1.2.2 Tính khách quan 3
1.2.3 Năng lực chuyên môn và tính thận trọng 3
1.2.4 Tính bảo mật 4
1.2.5 Tư cách nghề nghiệp 5
1.2.6 Tính độc lập 6
1.2.7 Tính tuân thủ chuẩn mực chuyên môn 6
1.3 CÁC NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG VIỆC TUÂN THỦ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN 7
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG 9
2.1 VỤ BÊ BỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN HOÀNG MINH.
9 2.1.1 Tổng quan về vụ bê bối 9
2.1.2 Sai phạm của kiểm toán viên 9
2.1.3 Nguyên nhân của những sai phạm 10
2.2 VỤ BÊ BỐI CỦA TẬP ĐOÀN KIỂM TOÁN PRICEWATERHOUSECOOPERS TẠI AUSTRALIA 11
Trang 32.2.1 Tổng quan về vụ bê bối 11 2.2.2 Sai phạm của kiểm toán viên 13 2.2.3 Nguyên nhân của những sai phạm 13 2.3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN VIÊN 14 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà nước, đáp ứng sự đòi hỏi tất yếu của công cuộc đổi mới cải cáchhành chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền Trong điều kiện đó, hoạt độngkiểm toán là hoạt động hết sức quan trọng Với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến củamình, kiểm toán đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tính trung thực và hợp lý củacác bảng khai tài chính, từ đó đem lại sự thành công cho một doanh nghiệp hay một tổchức kinh doanh Đồng thời, kết quả kiểm toán đã góp phần đáng kể vào việc lập lại trật
tự kỷ cương trong quản lý các hoạt động kinh tế tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, số lượng dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng lên kéotheo là số lượng người sử dụng các thông tin tài chính sau khi được kiểm toán ngày càngtăng đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp khi thựchiện kiểm toán báo cáo tài chính Việc kiểm toán viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽgiúp bảo vệ và nâng cao uy tín của nghề kiểm toán trong xã hội, bảo đảm về chất lượngcao của các dịch vụ cung ứng cho khách hàng và cho xã hội Nếu kiểm toán viên khôngtuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp thì lòng tin của công chúng vào dịch vụkiểm toán sẽ giảm xuống
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên
nhóm đã quyết định chọn đề tài: “Đạo Đức Nghề Nghiệp Của Kiểm Toán Viên” cho đề
án môn học của nhóm 1 Nội dung đề án được trình bày theo hai phần :
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Vận dụng
Trang 5CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tínhcách và giá trị của một con người Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những côngtrạng tạo nên Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hànhcác lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn
1.1.2 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp
Trong đời sống, mỗi nghề nghiệp khác nhau đều đòi hỏi phẩm chất đạo đức khácnhau Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, phẩm chất của một cá nhân trong quátrình làm việc, công tác, một hoạt động nào đó, phẩm chất đạo đức, nguyên tắc, thước đohành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực cụ thể
1.1.3 Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán viên là người đượccấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ củanước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam
Như vậy, đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là những cơ sở để đánh giá, kiểm trachất lượng kiểm toán cũng như đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên Nhữngchuẩn mực này sẽ được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản của nghề kiểm toán và ápdụng cho tất cả các kiểm toán viên
1.2 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN 1.2.1 Tính chính trực
Chính trực là nguyên tắc bắt buộc yêu cầu mọi kiểm toán viên cần có Tính chínhtrực ở đây là sự trung thực, thẳng thắn, hành xử một cách công bằng và đánh tin cậy trongmọi công việc
Nguyên tắc về tính chính trực yêu cầu tất cả kiểm toán viên phải thẳng thắn vàtrung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh Tính chính trực cũngyêu cầu việc hành xử một cách công bằng và đáng tin cậy
Trang 6Kiểm toán viên chuyên nghiệp không được để bị gắn tên với các báo cáo, tờ khai,thông báo hoặc các thông tin khác mà họ cho rằng các thông tin đó:
(a) Có sai sót trọng yếu hoặc gây hiểu nhầm;
(b) Được đưa ra một cách thiếu thận trọng
(c) Bỏ sót hoặc che đậy những thông tin cần thiết mà việc bỏ sót hoặc che đậy đó
có thể dẫn tới việc thông tin bị hiểu nhầm.
1.2.2 Tính khách quan
Đạo đức nghề nghiệp trong kiểm toán tiếp theo đó chính là tính khách quan.Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc 1 cách thật tế và không thiên vị bất kỳ gì cả, nhưvậy sẽ không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của bạn hoặc một ai đó và sẽ cho ramột quyết định thật sáng suốt
Nguyên tắc về tính khách quan yêu cầu tất cả kiểm toán viên chuyên nghiệp không
để sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc ảnh hưởng không hợp lý của những đối tượng khácchi phối các xét đoán chuyên môn huy kinh doanh của mình
Kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể gặp những tình huống ảnh hưởng tới tínhkhách quan Việc xác định và chỉ rõ tất cả các tình huống đó là không khả thi Kiểm toánviên chuyên nghiệp không được thực hiện hoạt động chuyên môn hoặc cung cấp dịch vụchuyên môn nếu gặp phải một tình huống hoặc một mối quan hệ tạo ra sự thiên vị hoặcảnh hưởng không hợp lý đến xét đoán chuyên môn của mình liên quan đến dịch vụ đó
1.2.3 Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
Luôn thận trọng và làm việc với tinh thần chuyên môn cao nhất là đạo đức nghềnghiệp mà bất kỳ kiểm toán viên nào cũng cần có Năng lực chuyên môn được hiểu làkhả năng và kiến thức của một cá nhân trong một lĩnh vực nghề nghiệp, đặc biệt một cánhân cần có những kỹ năng và kiến thức cần thiết để góp phần xây dựng và phát triển chodoanh nghiệp một cách hiệu quả và chuyên nghiệp Nguyên tắc thận trọng là việc xemxét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện khôngchắc chắn
Khi xảy ra sai sót, kiểm toán viên cần xử lý kịp thời, nhanh chóng và chính xác.Cần hạn chế tối đa sai sót trong quá trình kiểm toán, tránh ảnh hưởng tới uy tín công ty
Trang 7Đồng thời, nâng cao và cập nhật các kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc Nguyên tắc
về năng lực chuyên môn và tính thận trọng yêu cầu tất cả kiểm toán viên chuyên nghiệpphải:
(a) Duy trì kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức cần thiết để đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng cho khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp;
(b) Hành động thận trọng theo các quy định tại chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp khi cung cấp các hoạt động hoặc dịch vụ chuyên môn.
Để cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng, kiểm toán viên chuyên nghiệpphải thực hiện các xét đoán hợp lý khi áp dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn trongviệc thực hiện dịch vụ đó Năng lực chuyên môn được hình thành thông qua 2 giai đoạn:
(a) Đạt được năng lực chuyên môn;
(b) Duy trì năng lực chuyên môn.
Việc duy trì năng lực chuyên môn đòi hỏi kiểm toán viên chuyên nghiệp phải hiểu
và nắm được những kiến thức mới nhất về kỹ thuật, chuyên môn và ngành nghề kinhdoanh có liên quan Việc cập nhật kiến thức chuyên môn giúp kiểm toán viên chuyênnghiệp phát triển và duy trì khả năng cung cấp dịch vụ đạt chất lượng trong môi trườnglàm việc chuyên nghiệp
Sự thận trọng bao gồm trách nhiệm hành động phù hợp với các yêu cầu của côngviệc một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và kịp thời Kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tiếnhành các bước thích hợp để đảm bảo rằng các nhân viên thuộc quyền quản lý về mặtchuyên môn của họ được đào tạo và giám sát thích hợp Khi thích hợp kiểm toán viênchuyên nghiệp phải thông báo cho khách hàng, chủ doanh nghiệp hoặc đối tượng sử dụngdịch vụ hoặc hoạt động của họ biết về các hạn chế vốn có của các dịch vụ hoặc hoạtđộng
1.2.4 Tính bảo mật
Bảo mật là nguyên tắc bắt buộc mà mỗi kiểm toán viên cần có Tính bảo mật làtính riêng tư của nội dung thông tin được đảm bảo theo đúng các tiêu chí trong một thờigian xác định Nguyên tắc về tinh bảo mật yêu cầu kiểm toán viên chuyên nghiệp khôngđược:
Trang 8(a) Tiết lộ các thông tin có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh ra ngoài doanh nghiệp kiểm toán hay doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc khi chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải công bố theo quy định của pháp luật hoặc hướng dẫn của tổ chức nghề nghiệp;
(b) Sử dụng những thông tin mật có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh để phục vụ lợi ích cá nhân hay lợi ích của bên thứ ba
Kiểm toán viên chuyên nghiệp phải duy trì sự bảo mật thông tin ngay cả trong môitrường ngoài công việc, phải cảnh giác với rủi ro tiết lộ thông tin một cách không cố ý,đặc biệt đối với các đối tác thân thiết trong công việc kinh doanh hoặc đối với thành viên
có quan hệ gia đình gần gũi hoặc trực tiếp
Kiểm toán viên chuyên nghiệp phải duy trì sự bảo mật thông tin có được từ kháchhàng tiềm năng hoặc đơn vị nơi họ có khả năng được tuyển dụng trong tương lai Kiểmtoán viên chuyên nghiệp phải duy trì sự bảo mật thông tin trong nội bộ doanh nghiệpkiểm toán hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc
Kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tiến hành các bước hợp lý để đảm bảo rằngcác nhân viên thuộc quyền quản lý của họ, những người cung cấp ý kiến tư vấn hoặc hỗtrợ họ cũng tôn trọng trách nhiệm bảo mật của kiểm toán viên chuyên nghiệp đó
Việc tuân thủ các nguyên tắc về tính bảo mật vẫn cần thiết ngay cả sau khi kiểmtoán viên chuyên nghiệp đã kết thúc mối quan hệ với khách hàng Khi một kiểm toánviên chuyên nghiệp thay đổi đơn vị làm việc hay tiếp nhận một khách hàng mới thì họ cóthể sử dụng các kinh nghiệm làm việc trước đó nhưng không được sử dụng hay tiết lộ bất
kỳ thông tin mật nào thu thập được hoặc nhận được từ các mối quan hệ chuyên môn haykinh doanh trước đó
1.2.5 Tư cách nghề nghiệp
Tư cách nghề nghiệp là cách cư xử, biểu hiện phẩm chất đạo đức của bản thântrong quá trình thực hiện công việc chuyên môn Nguyên tắc về tư cách nghề nghiệp yêucầu kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan vàtránh bất kỳ hành vi nào mà họ biết hoặc cần phải biết rằng sẽ làm giảm uy tín nghềnghiệp của mình Đó là các hành vi khiến cho bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin,sau khi xem xét các sự kiện và tình huống sẵn có cho kiểm toán viên chuyên nghiệp tại
Trang 9thời điểm đó, có thể kết luận một cách tương đối chắc chắn rằng những hành vi đó có ảnhhưởng tiêu cực đến uy tín nghề nghiệp.
Kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tránh làm giảm uy tín nghề nghiệp khi quảng
bá về bản thân và công việc của mình Kiểm toán viên chuyên nghiệp phải trung thực,thẳng thắn và không được:
(a) Cường điệu về các dịch vụ mà họ có thể thực hiện, về trình độ hay kinh nghiệm của bản thân
(b) Đưa ra những thông tin, giới thiệu làm mất uy tín hay đưa ra những so sánh không có căn cứ về công việc của các bên khác.
1.2.6 Tính độc lập
Nguyên tắc đầu tiên và cơ bản của một kiểm toán viên đó chính là độc lập Độclập ở đây là độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức Cụ thể:
Độc lập tư tưởng: Cho phép đưa ra quan điểm mà không chịu ảnh hưởng bởi
những hành động trái với nguyên tắc nghề nghiệp
Độc lập hình thức: Nghĩa là không có những quan hệ thực tế có ảnh hưởng đáng
kể và làm cho bên thứ 3 hiểu là không độc lập, chính trực
Tính độc lập đảm bảo cho kiểm toán viên không bị chi phối hoặc bị ảnh hưởng bởibất cứ yếu tố nào trong suốt quá trình kiểm toán từ khi lập kế hoạch và thực hiện kiểmtoán khiến cho kết quả kiểm toán bị sai lệch Biểu hiện của tính độc lập cụ thể là:
Độc lập về mặt chuyên môn: được thể hiện trong hoạt động kiểm toán, kiểm toán
viên chỉ tuân thủ theo chuẩn mực chuyên môn và luật pháp, không để bị chi phối bởinhững tác động khác
Độc lập về mặt kinh tế: là độc lập về kinh tế giữa kiểm toán viên đối với đơn vị
được kiểm toán Tức là kiểm toán viên không có lợi ích phát sinh từ đơn vị được kiểmtoán
Độc lập trong các mối quan hệ gia đình: Kiểm toán viên không được nhận làm
kiểm toán những đơn vị mà bản thân có quan hệ họ hàng thân thuộc với những ngườitrong bộ máy quản lý của đơn vị được kiểm toán
Trang 101.2.7 Tính tuân thủ chuẩn mực chuyên môn
Người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật vàchuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định củaHội nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành
Tuy nhiên, để có thể thực hiện được nhất quán và duy trì theo nguyên tắc nghềnghiệp đề ra thì kiểm toán viên luôn phải trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ để
có thể đáp ứng được:
Yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm nghề kiểm toán
Các yêu cầu về cập nhật chuyên môn liên tục
Các quy định về bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp
Các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét
Các quy trình kiểm soát của Hội nghề nghiệp hay của cơ quan quản lý nhà nước vàcác biện pháp kỷ luật
1.3 CÁC NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG VIỆC TUÂN THỦ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN
Nguy cơ do tư lợi: Nguy cơ khi lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác gây ảnh hưởng
tới xét đoán hay hành xử của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp
Nguy cơ tự kiểm tra: Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên
nghiệp không đánh giá được một cách hợp lý kết quả xét đoán chuyên môn hay kết quảdịch vụ do chính họ hoặc do một cá nhân khác trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toánhoặc trong doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc thực hiện trước đó, mà kế toán viên,kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ dựa vào đó để hình thành xét đoán khi thực hiện cáchoạt động hiện tại hoặc cung cấp dịch vụ hiện tại của mình
Nguy cơ về sự bào chữa: Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên
nghiệp tìm cách bênh vực khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc tớimức làm ảnh hưởng tới tính khách quan của bản thân
Nguy cơ từ sự quen thuộc: Nguy cơ gây ra do quan hệ lâu dài hoặc thân thiết với
khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc, khiến kế toán viên, kiểm toánviên chuyên nghiệp dễ thông cảm cho quyền lợi hoặc dễ dàng chấp nhận cho việc làmcủa họ
Trang 11Nguy cơ bị đe dọa: Nguy cơ kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp bị ngăn
cản hành xử một cách khách quan do các đe dọa có thực hoặc do cảm nhận thấy, bao gồmsức ép gây ảnh hưởng không hợp lý đến kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp
Trang 12và sử dụng chúng để tạo ra các hoạt động kinh doanh giả mạo thông qua các hợp đồng
"khống" (hợp đồng hợp tác đầu tư, đặt cọc, mua bán cổ phần) để phát hành trái phiếuriêng lẻ Công ty Kiểm toán Nam Việt chi nhánh phía Bắc, dưới sự chỉ đạo của Giám đốcBùi Thị Ngọc Lân, đã kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty này một cách sai lệch
và không tuân theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến dạng chấp nhận toàn phần mà không thu thập đầy
đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp Với sự hỗ trợ của các bị can và công ty kiểm toán,Công ty Tân Hoàng Minh đã huy động được số tiền lớn từ nhà đầu tư trái pháp luật thôngqua việc phát hành trái phiếu giả mạo và chạy dòng tiền "khống" Sau đó, họ đã sử dụng
số tiền này cho nhiều mục đích khác nhau không liên quan đến mục đích gốc của việcphát hành trái phiếu Số tiền bị chiếm đoạt trong vụ án này rất lớn và đã gây hậu quảnghiêm trọng cho hàng nghìn nhà đầu tư trái pháp luật Cơ quan Cảnh sát điều tra BộCông an đã tiến hành điều tra và thu hồi một phần số tiền, nhằm khắc phục hậu quả vàbảo vệ quyền lợi của các bị hại
2.1.2 Sai phạm của kiểm toán viên
Thứ nhất, Bùi Thị Ngọc Lân, kiểm toán viên, đã thiếu tính khách quan trong việc
kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty Cô đã ký phát hành báo cáo kiểm toán với ýkiến dạng chấp nhận toàn phần mà không có cơ sở cho ý kiến đó Điều này cho thấy sựthiếu khách quan trong việc thực hiện kiểm toán Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sảnxảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, thay vì làm việc với Ban Giám đốc, Ban Quản trịCông ty Ngôi Sao Việt và Công ty Soleil theo đúng chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, BùiThị Ngọc Lân lại trực tiếp thống nhất, thỏa thuận với Phùng Thế Tính, Phó Giám đốcTrung tâm Tài chính kế toán, kiêm Kế toán trưởng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, kiêm
Kế toán trưởng Công ty CP Đầu tư và Du lịch Khách sạn Soleil để ký hợp đồng kiểmtoán Ngày 8/6/2021, Công ty Kiểm toán Nam Việt chi nhánh phía Bắc ký 2 hợp đồngkiểm toán số 7.11 và 7.12/2021/HĐKT/AASCN.PB với Công ty Ngôi Sao Việt và Công