1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số kinh nghiệm thực hiện đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách hồ chí minh gắn với rèn luyện phẩm chất yêu nước nhân ái cho học sinh trường thpt thường xuân 2

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1 MỞ ĐẦU1

1.1 Lý do chọn đề tài……… 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu……… 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu……… ……… 3

1.5 Những điểm mới của SKKN……… 3

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 42.1 Cơ sở lí luận 4

2.1.1 Các phẩm chất của HS được xác định trong chương trình GDPT 2018…… 4

2.1.2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất yêu nước đối với học sinh THPT……… 4

2.1.3 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất nhân ái đối với hoc sinh THPT……… 5

2.1.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng yêu nước……… 5

2.1.5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng nhân ái……… 5

2.2 Đặc điểm và thực trạng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh ở trường THPT Thường Xuân 2 trước khi áp dụng SKKN……… 6

2.2.1 Đặc điểm chung của trường THPT Thường Xuân 2 6

2.2.2 Thực trạng về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ ChíMinh ở trường THPT Thường Xuân 2……… 6

2.2.3 Một số tồn tại trong công tác giáo dục rèn luyện phẩm chất Yêu nước và Nhânái, cho học sinh của nhà trường gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ………

92.2.4 Các vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục rèn luyện phẩm chất Yêu nước vàNhân ái, cho học sinh của nhà trường gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở trường THPT Thường Xuân 2………….

102.3 Một số kinh nghiệm trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước và Nhân ái cho họcsinh trường THPT Thường Xuân 2 ………

112.3.1 Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của việcgiáo dục rèn luyện phẩm chất Yêu nước và Nhân ái, gắn với việc học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh………. 11

2.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền……… 12

2.3.3 Phát huy vai trò của các lực lượng trong nhà trường.132.3.4 Tăng cường công tác nêu gương và Xây dựng gương điển hình162.3.5 Tổ chức các hoạt động NGLL cho HS một cách hiệu quả……… 17

2.3.6 Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội……… 18

2.3.7 Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có tổ chức hoạt động đẩy mạnh học tậpvà làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh……… 18

2.3.8 Tổ chức sơ kết, tổng kết kịp thời và hiệu quả……… 19

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm sau khi áp dụng……… 19

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 203.1 Kết luận……… 20

3.2 Kiến nghị……… 20

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ tre nói chung,trong đó có học sinh trung học phổ thông nói riêng, đã đạt được những kết quả tíchcực Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều hạn chế kể cả nội dung lẫn hình thức tổ chức cáchoạt động giáo dục ở các nhà trường.Vì vậy, tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục lýtưởng cho học sinh là một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đốivới các trường THPT Song song với việc trang bị và truyền thụ kiến thức văn hóa chohọc sinh thì việc giáo dục đạo đức, giáo dục lý tưởng, giáo dục lòng nhân ái, phẩm chấtyêu nước cho học sinh có thể thông qua nhiều hình thức, mà một trong trong nhữnghình thức đó là gắn với việc "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh"

Ngày18/5/2021 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thựchiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Kết luận nêu rõ,“Để việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tậpvà làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới đạt hiệu quả thiết thực,cần phải quán triệt, tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gươngcủa cán bộ, đảng viên” (1).

Bộ Chính trị yêu cầu: “Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên tập trung thực hiện tốt 7nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ: Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp,hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhtrong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ, cho cộng đồng ngườiViệt Nam ở nước ngoài Đẩy mạnh việc phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tuyêntruyền, nhân rộng các tấm gương, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theoBác Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia,hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trịgia đình Việt Nam trong thời kỳ mới” (2).

Trong quan điểm giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ quantrọng của đoàn viên, thanh niên Việt Nam Việc nâng cao hiệu quả học tập vàlàm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đoàn viên, thanh niênmà đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên là một nhiệm vụ cần phải đặt lên hàngđầu trong các nhà trường hiện nay.

Thực hiện Nghị số 88/2014/ QH13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáodục phổ thông, đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28/11/2014.Nghị quyết nêu rõ: “Chương trình giáo dục phổ thông mới xây dựng theo định hướngphát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyệngiúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực,tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn thành các tri thức và kỹnăng nền tảng có ý thức lựa chọn kỹ năng nghề nghiệp và học tập suốt đời; có nhữngphẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm,người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và yêu1()Tham khảo tại TLTK số 5

2()Tham khảo tại TLTK số 5

Trang 3

cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạngcông nghiệp mới (3).

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã xác định 5 phẩm chất cần đạt củangười học sinh là Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực và Trách nhiệm.

Các yêu cầu cần đạt của các phẩm chất đối với học sinh THPT được xác định trongchương trình GDPT 2018 sát thực với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vềYêu nước, Nhân ái, về Chăm chỉ, về Trung thực và Trách nhiệm.

Bồi dưỡng, rèn luyện 5 phẩm chất cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liêntục và không phải chờ đợi đến khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 (năm học 2022-2023 đối với cấp THPT) mà đã được triển khai lâu dài từ trước vì nó cũng chính là cụthể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về yêunước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.

Kế hoạch giáo dục của trường THPT Thường Xuân 2 năm học 2023-2024, xácđịnh mục tiêu là: Bảo đảm an toàn trường học; tập trung nâng cao chất lượng đại trà;từng bước nâng cao chất lượng mũi nhọn; tập trung giáo dục đạo đức, pháp luật, giáodục kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh; nâng cao hiệu quả học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với bồi dưỡng 5 phẩm chất cho họcsinh; xây dựng hình ảnh thân thiện của học sinh trường THPT Thường Xuân 2; xâydựng đội ngũ giáo viên, nhân viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, tạo niềm tincho phụ huynh học sinh; xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp, cơ sở vật chất cơ bảnđáp ứng các yêu cầu của các hoạt động giáo dục. (4)

Qua thực tiễn nhiều năm làm công tác quản lí giáo dục và từ nhận thức sâu sắcvề việc cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh, phù hợp với kế hoạch phát triển của nhà trường giai đoạn 2021-2026, cũng nhưyêu cầu của chương trình GDPT 2018 và từ những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy

được trong các năm học vừa qua, tôi chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm thực hiện đẩymạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn vớirèn luyện phẩm chất Yêu nước, Nhân ái cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn.Đề tài tập trung đánh giá thực trạngviệc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của học sinh trongthời gian qua; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất yêu nước, nhânái cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2; góp phần vào việc nâng cao nhận thức,giúp học sinh phát triển một cách toàn diện.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm thực tế, đưa ra thực trạng, nguyênnhân, hạn chế của việc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhcủa học sinh trong thời gian qua ở trường THPT Thường Xuân 2, từ đó đề xuất một sốkinh nghiệm nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất yêu nước, nhân ái cho học sinh của nhà trường

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng hệ thống các phương pháp: phân tích, tổnghợp, phỏng vấn, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học…

3() Tham khảo tại TLTK số 64() Tham khảo tại TLTK số 8

Trang 4

1.5 Những điểm mới của SKKN

- Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng, đề tài đã chỉ ra được những nguyênnhân, hạn chế tồn tại ảnh hưởng đến kết quả của việc học tập, làm theo tư tưởng đạođức, phong cách Hồ Chí Minh của học sinh trong thời gian qua ở trường THPTThường Xuân 2 Đó là: thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý; nhận thức củahọc sinh về việc học tập và làm theo tư trưởng đạo đước, phong cách Hồ Chí Minh cònmơ hồ, bên cạnh đó sự phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể tronggiáo dục cho học sinh còn nhiều bất cập…

- Trên cơ sở kinh nghiệm tích lũy được trong những năm học vừa qua, đưa ramột số kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất yêu nước, nhân ái cho họcsinh trường THPT Thường Xuân 2 một cách thiết thực, hiệu quả và thuận tiện cho cácnhà trường vận dụng Đặc biệt là các trường THPT miền núi có điều kiện tương đồng.

- Đây là một đề tài mới Thành công của đề tài sẽ là cơ sở cho việc thực hiệnmục tiêu rèn luyện 5 phẩm chất của người học theo chương trình GDPT 2018.

Trang 5

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lí luận(5)

2.1.1 Các phẩm chất của HS được xác định trong chương trình GDPT 2018

Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình Giáo dụcphổ thông (kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT) Theo đó, chương trình giáo dụcphổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dunggiáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể,mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề tronghọc tập và đời sống.

Chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông,biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, cóđịnh hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mốiquan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có đượccuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Quan điểm xây dựng chương trình GDPT 2018 cũng đã nêu rõ, song song vớiviệc phát triển năng lực, chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển chohọc sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, tráchnhiệm.

2.1.2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất yêu nước đối với học sinh THPT

2.1.2.1 Yêu đất nước

- Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước

- Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của phápluật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giớiquốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc giabằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật.

- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

2.1.2.2 Yêu quê hương

- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực họctập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương

- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt độngbảo vệ,phát huy giá trị của di sản văn hoá.

- Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với tổ quốc; tham gia cáchoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với quê hương, đất nước.

- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạtđộngbảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.

2.1.2.3 Yêu thiên nhiên

- Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên - Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên - Tích cực, chủ động vận động mọi người tham gia bảo vệ thiên nhiên

2.1.3 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất nhân ái đối với hoc sinh THPT

2.1.3.1 Yêu quý mọi người

- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.- Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.

5() Tham khảo tại TLTK số 7, có tham khảo thêm TLTK số 4

Trang 6

- Tôn trọng người lớn tuổi; giúp đỡ người già, người ốm yếu, ngườikhuyết tật;nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ.

- Trân trọng danh dự, sức khoẻ và cuộc sống riêng tư của người khác Tôntrọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vixâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham giacác hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi,

- Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác

- Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu,vùngxa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai.

- Tích cực, chủ động tham gia và vận động người khác tham gia các hoạtđộng từthiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.

2.1.3.2 Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

- Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, về nhận thức, hoàn cảnh sống,sự đa dạng văn hoá cá nhân Không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.

- Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác.- Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

- Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc ViệtNam và các dân tộc khác.

- Có ý thức học hỏi các nền văn hoá trên thế giới.

2.1.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng yêu nước

Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, coi việcđánh đổ đế quốc, thực dân, đánh đổ ách thống trị của nước ngoài là yếu tố hàng đầu đểgiải phóng dân tộc, không dừng lại ở đó, cái đích vươn tới là dân phải được tự do, ấmno, hạnh phúc Đó là lòng yêu nước chân chính, sâu sắc và triệt để, không mang tínhnửa vời.

2.1.5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng nhân ái

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định phẩm chất yêu thương con người là một trongnhững chuẩn mực đạo đức cách mạng cao đẹp nhất Chính lòng yêu thương con ngườiđã làm nên tấm gương Hồ Chí Minh về lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, hết mực vìcon người Chủ tịch Hồ Chí Minh thương yêu con người với một tình cảm sâu sắc, vừabao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có lòng vị tha rất lớn Theo Người, mỗi cá nhân cũng nhưmỗi cộng đồng người đều có ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu, mặt được, mặtchưa được hết sức phong phú, như 5 ngón tay dài ngắn khác nhau, như mấy mươitriệu người Việt Nam có người thế này, người thế khác Nhưng tấm lòng nhân ái củaNgười bao dung tất cả Người viết: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Taphải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấubị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”.

Như vậy, qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và chương trình GDPT2018 tanhận thấy: Những yêu cầu cần đạt của học sinh trong việc bồi dưỡng phẩm chất Yêunước, Nhân ái đã tiệm cận với tư tưởng Hồ Chí Minh về các phẩm chất này Nhữngyêu cầu cần đạt của học sinh về phẩm chất Yêu nước và Nhân ái chính là cụ thể hóa tưtưởng Hồ Chí Minh phù hợp với lứa tuổi học sinh và phù hợp với yêu cầu thực tiễnhiện nay.

Trang 7

2.2 Đặc điểm và thực trạng về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh ở trường THPT Thường Xuân 2trước khi áp dụng SKKN.

2.2.1 Đặc điểm chung của trường THPT Thường Xuân 2

Trường THPT Thường Xuân 2 được thành lập tháng 7 năm 2003, trường đóngtrên địa bàn xã Luận Thành, phía Nam của huyện Thường Xuân, cách trung tâm huyệngần 25 km Tuy thời gian thành lập chưa nhiều nhưng đến nay trường đã có một cơngơi tương đối khang trang HS nhà trường chiếm hơn 70% là người dân tộc thiểu số,nhiều em đi học phải ở trọ Nhìn chung, các em đều chăm ngoan và có tinh thần vượtkhó để vươn lên trong học tập, rèn luyện và tu dưỡng(6).

Qui mô nhà trường những năm gần đây(7):

Năm họcTổngsố lớpTổng số

học sinhHS dân tộc

Số HSnữ

Số HSở trọ

2.2.2 Thực trạng về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ ChíMinh ở trường THPT Thường Xuân 2

2.2.2.1 Thực trạng nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối vớiviệc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của học sinhtrường THPT Thường Xuân 2

(1) Nhận thức của Cấp ủy, BGH, tổ trưởng và trưởng các tổ chức đoàn thể.Với phương châm Cấp ủy Chi bộ lãnh, chỉ đạo Ban giám hiệu (BGH), tổ trưởngvà trưởng đoàn thể là người xây dựng, tổ chức thực hiện mọi kế hoạch hoạt động củanhà trường, trong đó có kế hoạch giáo dục phát triển năng lực, phẩm chấtcho HS thôngqua việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Qua khảo sát (tôi sử dụng câu hỏi 1, ở phụ lục1) cho thấy: Công tác giáo dụcphát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh thông qua việc đẩy mạnh học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêunước và Nhân ái đã được Cấp ủy chỉ đạo sát sao, BGH, tổ trưởng và trưởng các đoànthể nhà trường hết sức quan tâm Đa số các đồng chí đều nhận thức được tầm quantrọng của công tác này khi cho ở mức độ quan trọng với các nội dung:

6() Tham khảo tại TLTK số 107() Tham khảo tại TLTK số 98() Tham khảo tại TLTK số 10

Trang 8

- Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước và Nhân ái góp phần nâng cao giáo dụctoàn diện cho học sinh với 85,2% đồng ý mức độ quan trọng và rất quan trọng;

- Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước và Nhân ái để cho HS phát triển và hoànthiện nhân cách, với 78,5% đồng ý mức độ quan trọng và rất quan trọng.

Từ kết quả khảo sát cho thấy: Nhà trường có điều kiện hết sức thuận lợi chocông tác đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhgắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước và Nhân ái, góp phần giáo dục đạo đức, pháttriển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

(2) Nhận thức của Cán bộ giáo viên - nhân viên (CBGV-NV)

Cũng với nội dung các vấn đề khảo sát như mục (1) kết quả cho thấy : có 80,2%CBGV-NV đồng ý với mức độ quan trọng và rất quan trọng của việc đẩy mạnh học tậpvà làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chấtYêu nước và Nhân ái góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh; 78,5%CBGV-NV đồng ý với mức độ quan trọng và rất quan trọng Tuy nhiên, vẫn còn mộtbộ phận nhỏ CBGV-NV của trường chưa thực sự quan tâm tới công tác này hoặc cònquan tâm một cách phiến diện khi cho rằng tầm quan trọng của công tác này ở mứcbình thường, xem việc giáo dục cho HS đơn giản chỉ để HS biết bảo vệ của công, biếtchào hỏi lễ phép… Do đó, phần nào ảnh hưởng tới công tác xây dựng kế hoạch, triểnkhai và tổ chức các hoạt động giáo dục và việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh.

(3) Nhận thức của Phụ huynh học sinh (PHHS).

Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục phát triển năng lực, phẩm chấtcho học sinh thông qua việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách đạođức Hồ Chí Minh có vai trò hết sức quan trọng Đây là cơ sở vững chắc để nhà trườnglàm tốt công tác phối hợp với PHHS.

Kết quả khảo sát PHHS (tôi sử dụng câu hỏi ở Phụ lục 3): cho thấy 100% PHHStham gia khảo sát đều đồng ý nội dung giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất cho họcsinh thông qua việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách đạo đức Hồ ChíMinh giúp học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi; 95,2% đồng ý nội dung giáo dục pháttriển năng lực, phẩm chất cho học sinh thông qua việc học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh giúp học sinh phát triển toàn diện và87,3% đồng ý nội dung để tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp cho HS Vớikết quả khảo sát này, ta thấy rằng đa số PHHS đã nhận thức được tầm quan trọng củacông tác giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, thông qua việc học tậpvà làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh, đây là điều kiệnthuận lợi cho nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ.

(4) Nhận thức của học sinh: Qua khảo sát (tôi sử dụng câu hỏi ở phụ lục 4) kếtquả cho thấy: có 75,2% HS đồng ý với nội dung: Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước vàNhân ái, cho học sinh trong trường hiện nay là rất cần thiết, 22,6% đồng ý với mức cầnthiết, vẫn còn 2,2% HS cho rằng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước và Nhân ái, cho học sinhtrong trường hiện nay ở mức độ bình thường

Trang 9

Mặc dù vẫn còn số ít HS nhận thức ở mức độ bình thường Tuy nhiên phần lớnHS đã có nhận thức tích cực về mức độ cần thiết trong công việc đẩy mạnh học tập vàlàm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêunước và Nhân ái, cho học sinh Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nhà trường trongviệc tổ chức các hoạt động giáo dục cho HS.

2.2.2.2 Thực trạng công tác xây dựng và triển khai kế hoạch đẩy mạnh việc họctập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩmchất Yêu nước và Nhân ái, cho học sinh của nhà trường

(1) Nhà trường: Hằng năm BGH đã triển khai đầy đủ các văn bản của các cấp,ngành liên quan, đồng thời chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêunước và Nhân ái, cho học sinh trong trường Tuy nhiên, nhiệm vụ và các giải pháp cònthiếu đồng bộ nên hiệu quả công tác chưa cao.

(2) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Hằng năm, Trên cơ sở công tác chỉđạo của Cấp ủy, kế hoạch của BGH Đoàn trường xây dựng, triển khai kế hoạch triểnkhai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyệnphẩm chất Yêu nước và Nhân ái, cho đoàn viên, thanh niên Nhưng do Đoàn trườngchưa thực sự đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt và các hoạt động tuyên truyền, nêngây hiện tượng nhàm chán, bên cạnh đó việc phối hợp với nhà trường và các lực lượngxã hội chưa thường xuyên nên hiệu quả còn hạn chế.

(3) Giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN): Trên cơ sở kế hoạch công tác của BGH,của Đoàn trường, 100% GVCN đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động thiếtthực cho HS Tuy nhiên, việc tổ chức còn mang tính hình thức, riêng lẻ, chưa thực sựbám sát đặc điểm tình hình của lớp, điều kiện thực tế của nhà trường và chưa có sựphối hợp với GVCN trong khối, chưa phối hợp chặt chẽ với GV bộ môn, với các tổchức đoàn thể.

2.2.2.3 Thực trạng công tác phối hợp trong việc đẩy mạnh học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước vàNhân ái, cho học sinh của nhà trường.

Kết quả khảo sát CBGV-NV khi sử dụng câu hỏi 2 ở phụ lục1, cho thấy:

(1) Công tác phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể trong trường trong việctriển khai kế hoạch, kết quả cho thấy: Có 59,2% CBGV-NV đánh giá công tác phốihợp là thường xuyên, 19,5% CBGV-NV đánh giá bình thường và 21,3% CBGV-NVđánh giá chưa thường xuyên.

(2) Công tác phối hợp giữa nhà trường với PHHS và các lực lượng xã hội kếtquả: Có 57,3% CBGV-NV đánh giá công tác phối hợp là thường xuyên, 22,1% CBGV-NV đánh giá bình thường và 20,6% CBGV-NV đánh giá chưa thường xuyên.

(3) Công tác phối hợp giữa GVCN với Đoàn thanh niên và PHHS trong đẩymạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rènluyện phẩm chất Yêu nước và Nhân ái, cho học sinh của nhà trường: Có 65,2% CBGV-NV đánh giá công tác phối hợp là thường xuyên, 20,6% CBGV-NV đánh giá bìnhthường và 14,2% CBGV-NV đánh giá chưa thường xuyên.

Từ kết quả khảo sát nêu trên cho thấy: Mức độ được đánh giá ở mức trên 57%là thường xuyên Tuy nhiên với mức độ này cho thấy công tác phối hợp còn thấp so vớiyêu cầu.

Trang 10

2.2.3 Một số tồn tại trong công tác giáo dục rèn luyện phẩm chất Yêu nước và Nhânái, cho học sinh của nhà trường gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

- Việc chỉ đạo của Cấp ủy, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên có lúc chưa liên tục,việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở khắc phục những hạn chế vướng mắc trong quá trìnhxây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chưa kịp thời.

- Mặc dù nhà trường rất quan tâm đến vấn đề học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớpnhưng chưa đi vào bề sâu, kết quả mang lại chưa cao.

- Sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, giữa GVCN trong khối, giữa GVCN với giáo viên bộ môn và các lực lượng xã hội, chưa thường xuyên.

- Còn một số ít CBGV-NV chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác giáodục cho học sinh nói chung và việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh nói riêng mà chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, cá biệt vẫn còntrường hợp CBGV-NV xem nhẹ công tác này Bên cạnh đó công tác đào tạo, bồi dưỡngtập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, nguồn tài liệu phục vụcho giáo viên và học sinh còn hạn chế…

- Một bộ phận HS còn nhận thức sai lệch về động cơ, học tập, cho rằng đếntrường chỉ để học kiến thức các môn học đơn thuần, mà xem nhẹ việc tu dưỡng, rènluyện, đạo đức, chưa quan tâm, thậm chí thờ ơ với việc học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tinh thần làm việc làm việc còn hời hợt thiếu tráchnhiệm, sống chưa có mục tiêu, lí tưởng, chưa có tinh thần tập thể, thiếu tính đoàn kết,… Mặt khác, do nội dung việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh thường được lồng ghép vào các môn học chính khóa, giờ sinh hoạt chung(chào cờ, sinh hoạt lớp ) nên hình thức hoạt động chưa được đa dạng phong phú,không có sự đánh giá độc lập, công tác khen thưởng còn hạn chế, không khuyến khíchđộng viên, lôi cuốn được HS tham gia.

- Do nhiều HS nhà ở cách xa trường, đường xá đi lại khó khăn nên các em phảitrọ học, hàng năm nhà trường có đến trên 100 HS phải ở trọ, việc quản lý HS hoàntoàn phụ thuộc vào gia đình nhà trọ và chính quyền địa phương Bên cạnh đó nhiều HScó bố, mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông, bà hoặc ở một mình, chính vì vậy các emthiếu đi sự sự quan tâm của bố, mẹ nên rất dễ xa vào các tệ nạn như thức khuya, tụ tậpuống rượu, hút thuốc, nghiện điện thoại, cờ bạc…làm ảnh hưởng rất lớn đến việc họctập và tu dưỡng của các em

- Còn phụ huynh đang còn mang nặng tư tưởng, suy nghĩ lạc hậu, tình trạng phụhuynh ly hôn, thiếu gương mẫu trong thực hiện chuẩn mực xã hội… vì vậy chưa quantâm đúng mức tới vấn đề giáo dục đạo đức cho con em mình.

- Nguồn kinh phí từ ngân sách dành cho các HĐGDNGLL là rất eo hẹp nên rấtkhó tổ chức được các hoạt động có quy mô lớn, nội dung phong phú, ít cuốn hút họcsinh tham gia CSVC, thiết bị trường học mới chỉ đáp ứng nhu cầu giảng dạy tối thiểu,mà chưa đáp ứng được hoạt động giáo dục dưới dạng trải nghiệm thực tế.

2.2.4 Các vấn đề cần đặt ra trong công tác giáo dục rèn luyện phẩm chất Yêu nướcvà Nhân ái, cho học sinh của nhà trường gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở trường THPT Thường Xuân 2

- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Nâng cao vai trò, trách nhiệmcủa BGH, các tổ chức đoàn thể trong chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện

Trang 11

- Nâng cao hơn nữa nhận thức của CBGV-NV và các lực lượng xã hội, phát huyvai trò, trách nhiệm của tổ trưởng, trưởng các đoàn thể, của GVCN lớp.

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp,hình thức học tập, tuyên truyền về tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong CBGV-NV và học sinh Đẩy mạnhviệc phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng các tấm gương, điểnhình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác.

- Làm khơi dậy trong HS lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, yêu máitrường để từ đó các em phát huy tinh thần tự giác, tự học tập, tự rèn luyện tu dưỡng đạođức, tác phong theo tấm gương của các thế hệ đi trước.

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội, tham gia hoạt động giáo dục như:PHHS, chủ các nhà trọ, Chính quyền các xã khu vực tuyển sinh của nhà trường

- Thường xuyên quan tâm đúng mức việc xây dựng môi trường văn hoá giáo dụclành mạnh, phù hợp với sự phát triển của thời đại nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc vănhóa dân tộc, chú trọng đến bản sắc văn hóa của địa phương.

- Cần dành thời gian thích hợp và nguồn kinh phí thỏa đáng để tổ chức các hoạtđộng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để lôi cuốn được đông đảo học sinh đượctham gia.

Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phongcách Hồ Chí Minh ở trường THPT Thường Xuân 2và qua thực tế côngtác,tôi đã đúc rút kinh nghiệm và tìm ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc học tập vàlàm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêunước và Nhân ái, cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đểđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.3 Một số kinh nghiệm trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước và Nhân áicho học sinh trường THPT Thường Xuân 2

2.3.1 Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của việcgiáo dục rèn luyện phẩm chất Yêu nước và Nhân ái, gắn với việc học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh

Từ thực tiễn cho thấy nhận thức đúng là cơ sở góp phần vững chắc để xây dựngchuẩn đánh giá năng lực cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 Yêu cầu cần đạtvề phẩm chất và năng lực của học sinh, những nguyên tắc và định hướng chung chocác hoạt động giáo dục của nhà trường Nhận thức đúng sẽ tạo sự đồng thuận, từ đóCBGV-NV, PHHS sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục cho học sinh Bêncạnh đó, việc nhận thức đúng sẽ đưa HS vào chủ thể của các khâu tổ chức, xây dựng kếhoạch, kịch bản, tham gia trực tiếp công tác tổ chức các hoạt động…để HS được pháthuy tối đa năng lực, phẩm chất, trau dồi kĩ năng của mình Chính vì thế nhà trường đãthực hiện:

- Tuyên truyền đến toàn thể CBGV-NV, học sinh và cha mẹ học sinh về chủtrương và tiêu chí nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường trong giaiđoạn hiện nay Nội dung tuyên truyền phải chú trọng đến mục đích tạo sự chuyển biếntrong nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của việc giáo dục rèn luyện phẩmchất Yêu nước và Nhân ái, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh cho học sinh

Trang 12

- Nâng cao nhận thức của CBGV-NV: Về nội dung chuyên đề nâng cao hiệu quảhọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyệnphẩm chất cho học sinh trong nhà trường

Yêu cầu: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức được:

+ Quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ về việc thực hiện chuyên đề.+ Tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề trong nhà trường.

+ Các nội dung cốt lõi của các phẩm chất được bồi dưỡng cho học sinh,trong đónăm học 2023-2024 chú trọng phẩm chất Yêu nước, Nhân ái.

+ Vai trò của các tổ chức, đoàn thể, vai trò của cán bộ, giáo viên, nhânviên trongviệc nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ ChíMinh gắn với bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh.

+ Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc nâng cao hiệuquả việchọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắnvới bồi dưỡngphẩm chất cho học sinh.

- Cấp ủy, BGH nhà trường đã tiếp tục tăng cường các biện pháp nâng caonhậnthức cho CBGV-NV về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc toàn bộ hệthống chính trịtrong nhà trường tập trung nâng cao hiệu quả học tập và làm theotư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất họcsinh.Việc gắn khẩu hiệu 5phẩm chất của học sinh trên các lớp học, việc tuyêntruyền, quán triệt trong các buổichào cờ, các hội nghị đã giúp cho giáo viên ngày càng xác định đúng trách nhiệm củamình trong việc nâng cao hiệu quảhọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh gắn với rènluyện phẩm chất Yêu nước và Nhân ái cho học sinh Cũng từcác hoạt động này CBGV-NV xác định đúng nhiệm vụ trong việc học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền

Cần xác định, việc tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất cho học sinh làmột nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay

Nhiệm vụ này là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và của toàn hệ thốngchính trị trong nhà trường Trước mắt, tập trung việc đẩy mạnh làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất yêu nước và nhân ái chohọc sinh vì vậy:

* Yêu cầu của công tác tuyên truyền được xác định là:

- Công tác tuyên truyền phải đảm bảo cho cán bộ, giáo viên, nhân viênnhận thứcđúng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc nâng cao hiệu quả việchọc tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rènluyện phẩm chất cho họcsinh.

- Công tác tuyên truyền cũng phải đảm bảo cho đội ngũ giáo viên chủnhiệm, cácủy viên BCH Đoàn trường nhận thức được vai trò hết sức quan trọngcủa mình trongviệc nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minhgắn với rèn luyện phẩm chất cho học sinh.

- Đặc biệt, công tác tuyên truyền phải đảm bảo cho học sinh trườngTHPTThường Xuân 2 nhận thức được các yêu cầu cần đạt của học sinh đối với phẩmchất Yêu nước, Nhân ái; nhận thức được nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minhđối với phẩm chất Yêu nước và phẩm chất Nhân ái; nhận thức đúng về nhiệm vụ của

Trang 13

học sinh trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhgắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước, Nhân ái

Qua đó học sinh phải xác định được những việc cần làm theo phù hợp, gắn vớinhiệm vụ của học sinh; xác định được việc làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất học sinh là một việc làm tự giác và có tínhthường xuyên của mỗi học sinh

* Với yêu cầu đặt ra như vậy, trường THPT Thường Xuân 2 đã tiến hành cácgiải pháp tuyên truyền sau:

- Nhà trường đã lắp đặt pano 5 phẩm chất của học sinh tại các phòng học.Đây là giải pháp tuyên truyền phát huy hiệu quả nhất.Các em học sinh thường xuyên được nhắc nhở về các phẩm chất của người học.

- Cấp ủy, BGH đã tuyên truyền cho CBGV-NV trong hội nghị chi bộ, hội nghịCBGV, hội nghị giao ban hàng tuần với GVCN Các nội dung tuyên truyền ngắn gọn,sát thực, phù hợp với yêu cầunhiệm vụ của cá nhân.

- Cấp ủy, BGH, BCH Đoàn trường đã tiến hành tuyên truyền cho học sinh trongĐại hội Đoàn trường, Đại hội các chi đoàn, trong các Lễ kỷ niệm,trong các buổi chàocờ đầu tuần, trong các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.

Đoàn trường tuyên truyền cho học sinh trong hội nghị chi đoàn Các nội dungtuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh.

- GVCN tuyên truyền cho học sinh trong Đại hội chi đoàn, trong các buổisinhhoạt lớp cuối tuần Nội dung tuyên truyền được nhà trường triển khai chitiết Bên cạnhđó, các lớp vẫn định kỳ tổ chức cho học sinh nghiên cứu các bài học trong cuốn tài liệu“Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”.

- GV bộ môn nhắc nhở học sinh về những nội dung liên quan đến phẩmchấttrung thực, trách nhiệm trong mỗi tiết học; Tích hợp nội dung tuyên truyềntrong các bàigiảng.

- Bên cạnh lực lượng là cán bộ, giáo viên, BCH Đoàn trường đã thành lập Bantuyên truyền học sinh dưới sự tư vấn của BCH Đoàn trường Ban tuyên truyền đã tiếnhành việc tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, bảng tin của nhà trường.

- Cấp ủy, BGH tổ chức thảo luận và thống nhất cho cán bộ giáo viên, nhânviêndung và cách thức tuyên truyền.

- BCH Công đoàn tuyên truyền cho công đoàn viên.

- Tổ chức các diễn đàn, các sân chơi phù hợp để học sinh nói lên đượcnhữnghiểu biết của mình, những tâm tư của mình về phẩm chất Yêu nước,Nhân ái.

- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyệnThườngXuân”.Tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ huyện ThườngXuân, nhân dịp75 năm thành lập; tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tổ chứchoạt độngtình nguyện chăm sóc di tích lịch sử, vănhóa trên địa bàn, tình nguyện vìlàng, bản thân yêu.

- Tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi trực tiếp, trực tuyến về học tập vàlàm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do các cấp, ngành phát động,đồng thời nhà trường phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các cuộc thi thông quaHĐNGLL để học sinh có cơ hội được thể hiện các phẩm chất Yêu nước, Nhân ái

2.3.3 Phát huy vai trò của các lực lượng trong nhà trường

2.3.3.1 Cấp ủy, Ban giám hiệu

Trang 14

Cấp ủy, BGH trường THPT Thường Xuân 2 đã xác định vai trò chỉ đạo củamình trong việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước, Nhân ái cho học sinh Cấp ủy, BGHthực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch tổng thể.

- Tuyên truyền cho CBGV-NV về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;tuyên truyền về chương trình GDPT 2018 và mục tiêu, nhiệm vụ , giải pháp các chuyênđề hàng tháng trong năm học của Đảng bộ.

- Định hướng cho BCH Đoàn trường, cho CBGV-NV và đội ngũ GVCN tuyêntruyền cho học sinh các nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh và chương trình GDPT 2018 về phẩm chất Yêu nước,Nhân ái.

- Xác định rõ vai trò và nhiệm vụ cho BCH Đoàn trường, của cán bộ,đảng viêntrong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhgắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước, Nhân ái cho HS.

- Cấp ủy trực tiếp chỉ đạo hoạt động của BCH Đoàn trường, GVCN trong việcđẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rènluyện phẩm chất Yêu nước, Nhân ái cho học sinh.

- Hướng dẫn BCH Đoàn trường và GVCN nhận xét, đánh giá, tổngkết kết quảthực hiện của học sinh trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách HồChí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước, Nhân áicho học sinh.

- Trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của BCH Đoàntrường,của cán bộ, giáo viên và học sinh.

- Biểu dương kịp thời các gương điển hình trong giáo viên và học sinh.

2.3.3.2 Ban chấp hành (BCH) Đoàn trường.

Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và của Ban thường vụ Đoàn cấp trên, BCH Đoàntrường tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tuyên truyền cho học sinh về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phongcách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩm chất Yêu nước, Nhân ái cho học sinh theođịnh hướng của BCH Đảng bộ.

- Xây dựng chương trình sinh hoạt hàng tháng cho các chi đoàn học sinhtrong đócó nội dung đánh giá việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh gắn với rèn luyện phẩm chất học sinh.

- Tổ chức các hoạt động NGLL, các hoạt động tập thể gắn với nội dunghọc tậpvà làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Là lực lượng trực tiếp theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện củacáclớp Báo cáo định kỳ với cấp ủy.Đề xuất danh sách biểu dương, khen thưởng hàngtháng.

- Thành lập Ban tuyên truyền học sinh; tư vấn hoạt động của Ban tuyêntruyền;soạn thảo hoặc duyệt nội dung tuyên truyền cho học sinh.

2.3.3.3 BCH Công đoàn

- Chú trọng công tác xây dựng trường học hạnh phúc vì trường học hạnh phúc làngôi trường mà ở nơi đó mọi người đều được sống hạnh phúc, học sinh được phát triểntoàn diện, trở thành chính mình và các em được che chở bởi môi trường học tập antoàn, thân thiện và nhiều tình thương, qua đó góp giúp các em yên tâm học tập.

Trang 15

Để xây dựng được trường học hạnh phúc, điều đầu tiên là phải có sự thống nhấttrong nhận thức và quyết tâm trong hành động của tập thể Đảng ủy, BGH, đặc biệt làngười đứng đầu nhà trường

Đảng ủy nhà trường coi trọng xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng;thống nhất từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu (BGH) đến toàn thể CBGV-NV và HS trongnhà trường Đảng ủy, BGH nhà trường thực sự là trung tâm đoàn kết, tạo nên bầukhông khí dân chủ và tinh thần hợp tác, cộng đồng trách nhiệm cao của cả tập thể sưphạm.

Đầu mỗi năm học, việc xây dựng trường học hạnh phúc được tập thể BGH nhàtrường xác định là nhiệm vụ then chốt quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện, dovậy việc ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện xây dựng trường họchạnh phúc được BGH chú trọng BGH Chủ động phối kết hợp với các tổ chức đoàn thểtrong nhà trường để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn,các chủ trương, nghị quyết của Đảng ủy trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.Thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của CBGV-NV và HS, kịpthời có các giải pháp để hỗ trợ, động viên khích lệ tinh thần cho CBGV-NV và HS, đặcbiệt là CBGV-NV và HS có hoàn cảnh khó khăn.

Ban giám hiệu chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ, kỹnăng công tác, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở giáo viên về nhận thức, năng lực nghềnghiệp, tình cảm, sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ, tôn trọng và sự thân thiện đối vớihọc sinh Chú trọng xây dựng tập thể nhà giáo chuẩn mực, thể hiện sự gương mẫu, đểnêu gương cho học sinh; tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện mà ởđó giáo viên muốn đến, học sinh muốn đi học và mỗi ngày đến trường là một ngày vui

2.3.3.4 Tổ chuyên môn : Nhà trường phân công cho các nhóm chuyên môn

(Văn, Sử, Địa, GDCD) tổ chức các buổi chuyên đề với nhiều hình thức sinh động nộidung nói về vẻ đẹp con người Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước…

Các tổ chuyên môn thường xuyên nhắc nhở, động viên cán bộ, giáo viên hoànthành tốt kế hoạch mà nhà trường triển khai.

2.3.3.5 Giáo viên chủ nhiệm:

- Là người trực tiếp theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của học sinhtrong lớp Duyệt bản đăng ký làm theo, báo cáo kết quả làm theo của học sinh và củalớp mình chủ nhiệm.

- Hướng dẫn cho học sinh về việc làm, hành động phù hợp với việc học tập vàlàm theo tấm gương Bác Hồ.

- Tổng hợp những nội dung đăng ký làm theo của học sinh để nhắc nhở thườngxuyên Tăng cường kiểm tra kết quả rèn luyện tu dưỡng của học sinh, đề xuất danhsách biểu dương, khen thưởng hàng tháng.

- Thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích học sinh làm những việc tốt,giúp đỡnhững hoàn cảnh khó khăn Chia sẻ những hình ảnh đẹp, những bài viết có nội dungtích cực có giá trị nhân văn, thể hiện tinh thần dân tộc.

- Động viên học sinh tham gia các hoạt động nhân ái và vì cộng đồng.

- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ: Lồng ghép học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong những buổi sinh hoạt 15 phút đầugiờ Trong suốt năm học, GVCN là người thường xuyên bám lớp trong những giờ sinhhoạt 15 phút đầu giờ Vì vậy việc lồng ghép học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh là việc làm bổ ích, tránh được những buổi sinh

Trang 16

hoạt nhàm chán, lặp đi, lặp lại, mà lại gây được hứng thú cho HS trong những buổisinh hoạt 15 phút Trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ thời gian ít, vì thế GVCN cóthể áp dụng các hình thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh như: trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về Bác, đọc các mẫu truyện về Bác, các tổ thihát với nhau các bài hát về Bác.

- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt cuối tuần: Phần lớn các tiết sinh hoạt chủ nhiệmhiện nay chủ yếu được thực hiện dưới hình thức là tổng kết, đánh giá và đề ra phươnghướng tuần tới Hình thức sinh hoạt này dễ gây cho học sinh sự nhàm chán, đặc biệt làgây áp lực về các lỗi mà các em mắc phải trong tuần qua Vì lẽ đó mà một số em cảmthấy không thích tiết sinh hoạt, thậm chí là sợ hãi GVCN trong quá trình đánh giá ưukhuyết điểm của học sinh trong tuần vừa qua thường chủ quan xem việc vi phạm nộiquy và những biểu hiện chưa tốt của học sinh là do các em không cố gắng, đôi khi xemđó là biểu hiện đạo đức không tốt

Điều này dễ dẫn đến việc học sinh không tin vào thầy cô, bạn bè và có khi làkhông tin vào bản thân mình Các em cần sự hướng dẫn và giáo dục của giáo viên chủnhiệm Trong tiết sinh hoạt lớp, GVCN sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết vềBác thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên đề về Bác như giới thiệu cho học sinhxem các video của Giáo sư Hoàng Chí Bảo kể chuyện về Bác, xem các thước phim tưliệu về Bác Sự sinh động và hứng thú của việc được tham gia vào các hoạt động nàysẽ giúp học sinh nâng cao ý thức một cách tự nhiên và dễ dàng, các em sẽ có đượcniềm tin, định hướng và nghị lực để phát triển toàn diện về nhân cách

2.3.3.6 Giáo viên bộ môn

- Lồng ghép việc giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, phẩm chất yêu nước, nhânái trong các bài học trên lớp.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

- Giáo viên các bộ môn Lịch sử, Địa lý, GDCD, GDQP-AN tăng cường tích hợpcác nội dung của phẩm chất Yêu nước, Nhân ái vào bài học.

2.3.4 Tăng cường công tác nêu gương và Xây dựng gương điển hình

2.3.4.1 Tăng cường công tác nêu gương

Nhà trường xác định, nêu gương là một giải pháp cần được quan tâm nhất trongviệc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất làđối với học sinh.

- Qua việc theo dõi, đánh giá của mình, GVCN đã nêu gương các điểnhình củalớp trong các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần Việc nêu gương nhằm kịp thời động viên,khuyến khích sự cố gắng của các điển hình Nêu gương còn có ýnghĩa cho các em họcsinh nhận thức rằng, việc học tập và làm theo Bác không phải là một việc làm siêu thựcmà chính là những việc làm thường xuyên gắn với nhiệm vụ của người học sinh; làmtheo Bác chính là cố gắng đạt được các yêu cầu về phẩm chất Yêu nước, Nhân ái củahọc sinh được thể hiện trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Hàng tháng BGH, BCH Đoàn trường tiến hành nêu gương các điển hình về họctập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện phẩmchất Yêu nước, Nhân ái của học sinh Nhà trường kịp thời biểu dương các hoạt độngtình nguyện vì cộng đồng, các hành động thể hiện trách nhiệm của con người với môitrường sống…

- Tổ chức tuyên dương, khen ngợi các hành động đẹp của HS (giúp đỡ nhautrong học tập, giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn,…)

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w