Đối với trường mầm non Lâm Xa nói chung và lớp mẫu giáo bé C1 nóiriêng việc sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có và nguyên liệu tái chếvào hoạt động tạo hình còn nhiều hạn chế, hi
Trang 1MỤC LỤC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 3-4 TUỔI TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU TỰ NHIÊN
VÀ TÁI CHẾ Ở LỚP MẪU GIÁO BÉ C1, TRƯỜNG MẦM NON
LÂM XA, HUYỆN BÁ THƯỚC.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Vân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Lâm Xa
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn mầm non
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2TT NỘI DUNG TRANG
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6
2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có phù hợp với đối tượng trẻ, phù hợp
với chủ đề và các ngày lễ hội
6
2.3.2 Giải pháp 2: Sưu tầm các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có
ở địa phương và nguyên vật liệu tái chế 72.3.3 Giải pháp 3: Tích hợp hoạt động tạo hình dựa trên các
yếu tố tự nhiên vào các hoạt động giáo dục hằng ngày 9
2.3.4 Giải pháp 4: Sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn cóvào hoạt động tạo hình dưới hình thức thực hành, trải
nghiệm
12
2.3.5
Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ tạo
ra sản phẩm tạo hình từ các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn
có tại địa phương và nguyên vật liệu tái chế
15
2.4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
Trang 31.1.Lí do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
là nền móng vững chắc cho các bậc học tiếp theo, giáo dục trẻ em trong thời kỳnày là vô cùng quan trọng Đây là thời điểm mà tất cả các hoạt động bắt đầu vàphát triển đối với trẻ như: Phát triển về thể chất, phát triển nhận thức, phát triểntình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ Đối với việc giáo dục và phát triển, dạy chotrẻ ngay từ lứa tuổi mầm non thì hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quantrọng trong sự phát triển của trẻ về mọi mặt: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực
và lao động Hoạt động tạo hình là một nghệ thuật nhằm phát triển khả năngthẩm mỹ cho trẻ, việc tham gia vào các hoạt động sẽ tạo nguồn cảm hứng làmnảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối vớitrẻ mầm non Nó giúp trẻ tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh cũng như khámphá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanhmình Trẻ dễ bị lôi cuốn vào những cảnh vật có nhiều hình ảnh đẹp, màu sắc bắtmắt, hay là một bức tranh sống động tươi vui Hoạt động tạo hình của trẻ trongtrường mầm non chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để hìnhthành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, trong các hoạt động vẽ,nặn, xé, dán giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các
sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm pháttriển trí tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp, sẽ góp phần không nhỏ vàoviệc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với từng nhóm lớp[8]
Theo chương trình giáo dục mầm non “Mục tiêu của giáo dục mầm non làgiúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và pháttriển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tínhnền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và pháttriển tối đa những khả năng tiểm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếptheo và cho việc học tập suốt đời”[1]
Rất nhiều nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng nếu muốn bước vào thế giới củatrẻ hãy tìm hiểu những bức tranh, những sản phẩm tạo hình của trẻ Điều nàyhoàn toàn chính xác bởi hoạt động tạo hình mang tính nghệ thuật cao, nó cóngôn ngữ riêng, có sự sáng tạo của hình dáng, màu sắc, đường nét, bố cục Nóphản ánh nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh thông qua các hình tượngnghệ thuật[4]
Khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ điều mà tất cả mọi người đềumong muốn là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, tiết kiệm nhưng lại đạthiệu quả cao Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụnghợp lý nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng Nguyên vật liệu càng phong phúbao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu Mộttrong những yếu tố để làm được điều đó là tận dụng các nguyên vật liệu tự nhiênsẵn có và tái chế có trong cuộc sống hàng ngày, gần gũi với trẻ mà trẻ thườngxuyên tiếp xúc như: Luồng, tre, nứa, gỗ, lá cây, cành cây, rơm, vỏ sò, vỏ ốc, hộthạt, chai, lọ
Trang 4Khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình có nhiều các nguyên vật liệu tựnhiên sẵn có và tái chế, ở đây trẻ được tiếp xúc nhiều với các nguyên vật liệukhác nhau, khám phá chúng và tạo ra được những sản phẩm mà mình mongmuốn, làm cho trẻ hứng thú và say mê Từ đó giúp trẻ gần gũi, thân thiện, hòahợp với cuộc sống và môi trường xung quanh, góp phần giúp trẻ có ý thức tạo racái đẹp, bảo vệ cái đẹp, làm cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao.
Hơn nữa, sản phẩm tạo hình do tự tay mình làm ra, trẻ sẽ cảm thấy yêuquý, hứng thú hơn, trẻ thấy tự hào về bản thân mình, biết chia sẻ cùng nhau cũngnhư hình thành ở trẻ tình yêu lao động và yêu quý người lao động, sản phẩm laođộng, yêu cái đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật, yêu thiên nhiên, yêu đất nướccon người Hình thành một em bé hạnh phúc và là chủ nhân tương lai của mộtđất nước phát triển giàu đẹp[6]
Đối với trường mầm non Lâm Xa nói chung và lớp mẫu giáo bé C1 nóiriêng việc sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có và nguyên liệu tái chếvào hoạt động tạo hình còn nhiều hạn chế, hiệu quả trong hoạt động này chưacao, giáo viên chưa có nhiều sáng tạo Từ những lý do trên cộng với niềm say
mê và yêu thích hoạt động tạo hình của trẻ mầm non tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài nghiên cứu về: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế ở lớp mẫu giáo bé C1, trường mầm non Lâm Xa, huyện Bá Thước” Hy vọng rằng, hiệu quả của
sáng kiến kinh nghiệm sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình,giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Tận dụng các nguyên vật liệu tái chế, các nguyên vật liệu tự nhiên vàonâng cao chất lượng của hoạt động tạo hình dưới hình thức trẻ được thực hànhtrải nghiệm
Rèn luyện kỹ năng tạo hình, sự sáng tạo và hứng thú cho trẻ trong hoạtđộng tạo hình
Giáo dục trẻ tính kiên trì, tình yêu lao động và trân trọng sản phẩm laođộng Hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ, phát hiện và bồi dưỡng năngkhiếu hội họa cho trẻ
Phát triển ngôn ngữ nói tích cực và sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp,Trẻ thể hiện tình cảm của mình qua ngôn ngữ nói, qua sản phẩm tạo hình
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi
từ các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế ở lớp mẫu giáo bé C1, trường mầmnon Lâm Xa, huyện Bá Thước” Nghiên cứu những vấn đề lý luận về các giảipháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ cácnguyên vật liệu tự nhiên và tái chế ở lớp mẫu giáo bé C1, trường mầm non Lâm
Xa, huyện Bá Thước Đề ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng hoạtđộng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế Đánhgiá kết quả và có ý kiến đề nghị để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình chotrẻ từ các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 5- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp đánh giá kết quả
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hoạt động tạo hình trong trường mầm non có vai trò hết sức quan trọng,
nó là phương tiện truyền đạt, biểu lộ nhận thức về thế giới xung quanh đứa trẻ,
là món ăn tinh thần của các họa sĩ tý hon để qua đó giúp trẻ phát triển nhân cáchmột cách toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, ngôn ngữ, nó là một hoạt độngkhông thể thiếu được trong trường mầm non
Hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ: PGS.TS Tâm Lý Huỳnh Văn
Sơn đã dành một bài viết về hoạt động tạo hình của trẻ mầm non Bài viết có
đoạn: “Hoạt động tạo hình của trẻ mầm non là một dạng hoạt động nghệ thuậtnhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hìnhtượng nghệ thuật nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích
và phù hợp với khả năng của trẻ Hoạt động này là một hoạt động có sản phẩmđặc trưng của trẻ mầm non”
Các sản phẩm tạo hình là phương tiện để trẻ thể hiện vốn hiểu biết củamình về thế giới xung quanh mà trẻ tái tạo lại qua “lăng kính” của mình trên sảnphẩm tạo hình Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứucác đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó Hoạtđộng tạo hình là phương tiện để trẻ tư duy, ghi nhớ và tưởng tượng điều đó giúptrẻ tăng thêm vốn hiểu biết[3]
Hoạt động tạo hình là một hoạt động tĩnh nhưng không vì thế mà nó nhàmchán bởi đây là lúc mà trẻ tập trung hết trí tuệ, lòng đam mê, sự yêu thích đặtvào tác phẩm của mình Trẻ sáng tạo trên chất liệu là vốn hiểu biết của bản thânmình về thế giới xung quanh Hoạt động tạo hình là một hoạt động giàu tínhthẩm mĩ, nó là đặc trưng cho cái đẹp về chất liệu, màu sắc, đường nét, bố cục.Khả năng quan sát, sắp xếp bố cục sao cho hài hòa cân đối Trẻ vận dụng vàsáng tạo lên những tác phẩm mang màu sắc riêng của trẻ hoàn toàn không có sự
gò bò hay áp đặt Cái đẹp còn được thể hiện với những ý tưởng trong sáng, sựsay mê, kiên trì, yêu thích tạo ra cái đẹp và sự trân trọng, nâng niu sản phẩm củamình, của bạn, yêu thích sản phẩm lao động
Hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển thể lực: Thông qua hoạt động giáoviên tập cho trẻ những kỹ năng cơ bản cần thiết như: Tư thế ngồi đúng, cáchcầm bút, cầm kéo đúng Hoạt động còn phát triển khả năng kết hợp khéo léogiữa đôi bàn tay và đôi mắt tinh tường Phát triển cảm giác, tri giác, khả năngcảm thụ Thông qua hoạt động tạo hình ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh
mẽ Trước khi trẻ bắt tay vào hoạt động là khoảng thời gian trẻ được trò chuyện,nói lên ý tưởng, phân tích, tổng hợp, lắng nghe ý kiến, lựa chọn vật liệu cho tácphẩm của mình Sau khi kết thúc hoạt động cũng là lúc trẻ được nhận xét sảnphẩm của bạn, được đưa ra ý kiến của mình khích thích ngôn ngữ nói của trẻphát triển mạnh mẽ, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn tự tin trước mọi
Trang 6Bên cạnh đó, hoạt động tạo hình là một bộ phận của văn hoá tinh thần, nógắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật Thông quahoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chânthật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người Trẻ biểu lộ thái độ, tìnhcảm yêu gét của trẻ đối với thế giới xung quanh. [6]
Với những chuyên đề lớn trong năm như “Xây dựng trường mầm non
hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm”, “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ học
thông qua thực hành, trải nghiệm Là giáo viên mầm non bản thân tôi tự ý thứctìm tòi nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để khai thác hứng thú của trẻ, độngviên, khích lệ trẻ tham gia vào hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được tự quan sát,trao đổi, tự tìm hiểu và nêu ý tưởng giải quyết vấn đề Với hoạt động tạo hình
là một hoạt động đòi hỏi năng khiếu, sự linh hoạt sáng tạo, biến những điềugần gũi, thân thuộc nhất thành những tác phẩm nghệ thuật Hứng thú, say mêyêu thích hoạt động của trẻ, sự sáng tạo trong chất liệu, cách thực hiện là điềutôi ưu tiên và không yêu cầu trẻ làm theo khuôn mẫu, không áp đặt trẻ[7]
Đối với hoạt động tạo hình, cần bố trí đủ các nguyên vật liệu tạo hình,nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương, vật liệu từ tự nhiên như: Cỏ, cây, hoa, látươi, lá khô, rễ cây, cát, sỏi, nước…hoặc vật liệu, phế liệu có thể tái sử dụngnhư: Chai nước, ống hút, khăn, giấy, báo cũ, lõi giấy, thìa, hộp sữa Với nguồnnguyên vật liệu từ tự nhiên và tái chế rất gần gũi nhưng sáng tạo trong sự lựachọn, cách thực hiện thì hoạt động này sẽ vô cùng thu hút trẻ[3]
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thị trấn Cành Nàng là trung tâm chính trị, hành chính kinh tế, văn hóa xãhội của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, được sát nhập từ 3 đơn vị hành chính(Xã Lâm Xa, xã Tân Lập, Thị trấn Cành Nàng cũ) Nơi có ba dân tộc Kinh,Mường, Thái sinh sống Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 8,1%
Trường mầm non Lâm Xa thuộc xã Lâm Xa cũ nay là thị trấn Cành Nàng,trường hiện nay có 22 cán bộ nhân viên trong đó có 3 quản lý, 1 nhân viên và 18giáo viên Trường có 9 nhóm lớp
Trong năm học tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo béC1 (3-4 tuổi) với 28 trẻ trong đó có 17 trẻ nữ, 11 trẻ nam, 100% học sinh tronglớp có cùng độ tuổi, tỷ lệ trẻ ra lớp thường xuyên đạt trên 95%, trong quá trìnhthực hiện hoạt động tạo hình cho trẻ tôi thấy những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Thuận lợi:
- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục, củaban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên thực hiệncác hoạt động giáo dục Trong nhiều năm qua nhà trường đã phát huy tốt côngtác xã hội hóa giáo dục góp phần cho việc mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồchơi cho các cháu Gia đình cũng phối hợp thu gom phế liệu để các cô làm đồdùng đồ chơi, và làm nguyên học liệu cho trẻ trong các hoạt động tạo hình
- Đối với trường mầm non Lâm Xa, hoạt động tạo hình luôn được giáoviên trong trường quan tâm Đặc biệt, trong những năm gần đây khi thực hiệncác chuyên đề “giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm” thì việc cho trẻ đượchoạt động, được trải nghiệm đã có nhiều thay đổi hơn trước
Trang 7- Nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vô cùng phong phú, đadạng: Luồng, tre, nứa, gỗ, bìa cattong, lá cây, hoa, quả, vải vụn, bông, mo cau
- Học sinh của lớp đều học đúng độ tuổi, tất cả trẻ phát triển khỏe mạnh
- Giáo viên được quán triệt, tiếp thu, bồi dưỡng nội dung kế hoạch chuyên
đề một cách đầy đủ, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương và đã thể hiệnđồng bộ về chương trình đổi mới cho từng độ tuổi Giáo viên luôn tìm tòi, sángtạo, yêu thích hoạt động tạo hình và sưu tầm các nguyên vật liệu phục vụ hoạtđộng tạo hình
- Luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh như: Gom nhặt cácnguyên vật liệu, phế liệu cho cô giáo
- Cơ sở vật chất của nhà trường ngày một nâng lên nhưng nhà trường vẫnchưa có phòng riêng cho hoạt động tạo hình, vì thế không gian hoạt động, sángtạo cho trẻ ở hoạt động này còn bị hạn chế trong khuôn khổ lớp học
- Số trẻ trong lớp chưa đồng đều về chất lượng, đa số trẻ là trẻ em dân tộcthiểu số Ở trong lớp nhiều cháu còn nhút nhát, trẻ vẫn chưa tích cực và chủđộng trong hoạt động Trong lớp có đến 20/28 cháu chưa qua học nhà trẻ kỹnăng tạo hình của trẻ còn hạn chế Bên cạnh đó có nhiều trẻ chỉ thích chơi, thíchlàm việc riêng
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn chorằng “Trẻ mầm non thì biết gì? Trẻ biết gì đâu mà học?”; cha mẹ đang mãi làm
ăn kinh tế chưa thật sự quan tâm đến việc học của con, ỷ lại vào giáo viên Một
số phụ huynh lại nuông chiều con để trẻ tự làm theo ý mình, trẻ không có nềnnếp trong học tập, sinh hoạt
- Hầu hết các hoạt động tạo hình vẫn chủ yếu sử dụng các nguyên vật liệumua sẵn, giáo viên chưa linh hoạt trong tổ chức hoạt động, chưa sáng tạo tronglựa chọn nguyên vật liệu và việc sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có vào hoạtđộng còn ít, chưa thường xuyên
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi trăn trở và suy nghĩ làm thếnào để khắc phục và đưa ra những giải pháp phù hợp có tính tích cực để chấtlượng hoạt động tạo hình được nâng lên và trẻ tích cực tham gia các hoạt độngtạo hình một cách hiệu quả nhất
2.2.3 Kết quả khảo sát thực trạng:
Bảng khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
(Bảng A) Nội dung khảo sát
Trẻ đạt yêucầu
Trẻ chưa đạtyêu cầu
Số trẻ Tỷ lệ(%) Số trẻ Tỷ lệ(%)
Trang 8Khả năng quan sát, ghi nhớ 14/28 50 14/28 50
Kỹ năng tạo hình cơ bản: Tô màu,vẽ cắt, xé,
Sự sáng tạo trong lựa chọn, kết hợp nguyên
liệu tự nhiên, tái chế vào sản phẩm tạo hình 11/28 39,3 17/28 60,7Khả năng nêu ý tưởng và nhận xét sản phẩm 12/28 43 16/28 57Mức độ hứng thú trong hoạt động 14/28 50 14/28 50Sau khi khảo sát thực tế tôi nhận thấy rằng kiến thức và kỹ năng của hoạtđộng tạo hình của trẻ chưa cao, cụ thể trên 5 nội dung: Khả năng quan sát, ghinhớ (tỷ lệ trẻ đạt 50%), kỹ năng tạo hình cơ bản: Tô màu,vẽ cắt, xé, dán, lắpghép (tỷ lệ trẻ đạt 46,4%), sự sáng tạo trong lựa chọn, kết hợp nguyên liệu tựnhiên, tái chế vào sản phẩm tạo hình (tỷ lệ trẻ đạt 39,3%), khả năng nêu ý tưởng
và nhận xét sản phẩm (tỷ lệ trẻ đạt 43%), mức độ hứng thú trong hoạt động (tỷ
lệ trẻ đạt 50%) Chính vì vậy, tôi đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượnghoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế ởlớp mẫu giáo bé C1, trường mầm non Lâm Xa, huyện Bá Thước
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Qua thực tế tìm hiểu cho thấy rằng: Hoạt động tạo hình còn những hạnchế xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan là do giáo viên chưa tìm tòi khámphá các nguyên vật liệu sẵn có phục vụ hoạt động Cách tổ chức hoạt động tạohình chưa linh hoạt sáng tạo, chưa phát huy hứng thú của trẻ Những hạn chếnày hoàn toàn có thể khắc phục được Sau đây là một số giải pháp nâng cao chấtlượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyên vật liệu tự nhiên và táichế ở lớp mẫu giáo bé C1, trường mầm non Lâm Xa, huyện Bá Thước
2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có và tái chế phù hợp với đối tượng trẻ, phù hợp với chủ đề và các ngày lễ hội.
Để tổ chức hiệu quả hoạt động tạo hình khi sử dụng các nguyên vật liệu từ
tự nhiên, nguyên vật liệu tái sử dụng Bản thân tôi luôn nghiên cứu kĩ cácchuyên đề: Bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo cho giáo viên mầm non trongthực hiện chương trình giáo dục mầm non, ứng dụng Steam trong thực hiệnchương trình giáo dục mầm non, cũng như nghiên cứu chương trình giáo dục
mầm non, các phương pháp dạy trẻ tham gia hoạt động tạo hình Từ đó xây
dựng kế hoạch cụ thể trước tiên phù hợp với trẻ 3-4 tuổi, bởi độ tuổi này kỹnăng tạo hình của trẻ còn nhiều hạn chế Nên lựa chọn các đề tài không quá khó
để trẻ có thể vận dụng kỹ năng cũng như phát triển và hoàn thiện khả năng tạohình của mình Trẻ dần lĩnh hội dưới hình thức thực hành, trải nghiệm một cáchnhẹ nhàng, mà vẫn phát huy sự sáng tạo và tôn trọng ý tưởng của trẻ
Việc xây dựng kế hoạch sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có sẽ làmột công cụ hữu ích để giáo viên có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động mộtcách hiệu quả bởi nó sẽ là định hướng để bản thân tôi xác định mục tiêu, xácđịnh nội dung, phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức hoạt động, đánh giá và
có những điều chỉnh phù hợp với khả năng của trẻ, thực tế của địa phương vànăng lực của bản thân mình
Trang 9Việc xây dựng kế hoạch cũng giúp bản thân tôi có sự nghiên cứu, chuẩn
bị, sắp xếp công việc khoa học và chủ động trong các hoạt động, cũng như đượctham khảo ý kiến của đồng nghiệp và điều chỉnh, phê duyệt của bộ phận chuyênmôn để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyênvật liệu tự nhiên và tái chế ở lớp mình phụ trách
(Kế hoạch sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có và tái chế
ở nhánh cuối chủ đề Mức độ của các đề tài sẽ được tăng dần phụ thuộc vào khảnăng cũng như kỹ năng tạo hình của trẻ
Ở những chủ đề đầu của năm học tôi xây dựng đề tài đơn giản dưới hìnhthức để trẻ khám phá, khai thác và làm quen với nguồn nguyên vật liệu mới lạ
mà lâu nay trẻ chưa được sử dụng Trẻ khám phá dưới hình thức chơi nhẹ nhàng
và hướng đến những sản phẩm đơn giản như: Bé chơi với lá cây, bé vẽ hình trên
lá, bé vẽ trên cát, bé xếp đá sỏi hột hạt trên sân, bé in vân tay lên bìa cattong
Những chủ đề tiếp theo tôi xây dựng đề tài hướng trẻ đến việc tạo ra sảnphẩm tạo hình có mục đích cụ thể và tạo điều kiện cho sự khám phá, trải nghiệm
và sáng tạo ở trẻ Đối với các ngày lễ trong năm như: Ngày hội đến trường của
bé, ngày tết trung thu, ngày 20/10, 20/11, 8/3, ngày tết cổ truyền tôi xây dựng
kế hoạch, xây dựng đề tài dưới hình thức như một buổi trải nghiệm hoặc một
“Chương trình nhỏ” để trẻ được biết hơn về ý nghĩa của ngày lễ và trẻ biết đượcmục đích của mình khi tạo ra sản phẩm tạo hình, trẻ làm để tặng ai? Trẻ làm đểlàm gì? Trẻ gửi gắm điều gì vào tác phẩm của mình
Ví dụ: Với ngày tết trung thu
(Xây dựng kế hoạch với ngày tết trung thu – Phụ lục 2)
Bên cạnh đó, tôi sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có và tái chếvào các hoạt động giáo dục trong ngày để tận dụng triệt để thời gian hình thành
kỹ năng và sự sáng tạo cho trẻ
Thông qua việc lập kế hoạch cụ thể còn giúp bản thân tôi chủ động trongviệc sưu tầm các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động của trẻ Từ kế hoạch đãxây dựng tôi kết hợp với phụ huynh tìm kiếm, sưu tầm các nguyên vật liệu phùhợp với kế hoạch Tạo dựng môi trường học tập tạo hình đa dạng, phong phú,khoa học, sáng tạo, phát huy tính tích cực chủ động và hứng thú tạo hình ở trẻ
Như vậy, với giải pháp này tôi đã tìm được hướng đi, xác định được mụctiêu cho việc sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có phù hợp với đối tượngtrẻ, ở từng chủ đề, từng ngày lễ để trẻ hoạt động và phối hợp với phụ huynh mộtcách hiệu quả nhất
2.3.2 Giải pháp 2: Sưu tầm các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương và nguyên vật liệu tái chế
Trang 10Sưu tầm các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương và nguyên vật
liệu tái chế là việc làm không thể thiếu trong hoạt động tạo hình vì: Đối với các
hoạt động của trẻ mầm non nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng muốn đạthiệu quả cao thì đồ dùng lại là yếu tố cần thiết Hoạt động tạo hình không thểthực hiện được nếu thiếu nguyên vật liệu tạo hình Để hoạt động này mang lạihiệu quả cao thì việc chuẩn bị, lựa chọn, sử dụng các nguyên vật liệu vô cùngquan trọng Ngoài các nguồn nguyên vật liệu mua sẵn như: Giấy màu, sáp màu,màu nước, hồ dán, đất nặn, phấn…Giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn,kết hợp và khai thác tối đa các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương,các nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu càng phong phú thì mức độ sáng tạocủa trẻ sẽ càng cao và hiệu quả hơn
Để thực hiện hoạt động tạo hình đạt hiệu quả, tôi tiến hành sưu tầm vàtích trữ thành kho nguyên vật liệu Bản thân tự sưu tầm gỗ, luồn, tre, bìa catong,
vỏ ngao, vỏ sò, quả thông, len, vải vụn, hạt ngô, hạt lạc, vỏ cây, các loại hoa, rau
củ quả tươi, rau củ quả khô….Sử dụng các nguyên vật liệu này vừa tận dụngđược hình dạng, màu sắc của các nguyên vật liệu vừa tiết kiệm được chi phíphục vụ cho hoạt động đồng thời kích thích được sự tò mò, khám phá và sángtạo của trẻ
(Hình ảnh: Sưu tầm các nguyên vật liệu – Phụ lục 3)
Trong quá trình sưu tầm, tôi lựa chọn các nguyên vật liệu sao cho phù hợpvới nội dung hoạt động và khả năng của trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đẹp mắt,hấp dẫn, an toàn với trẻ (không độc, không có cạnh sắc, không nhọn), dễ cầm(kích cỡ phù hợp với tay trẻ), dễ bảo quản và cất giữ Khi sử dụng các nguyênliệu là hột hạt thì cần giáo dục trẻ tuyệt đối không bỏ vào mắt mũi ,tai của mìnhcũng như của bạn, bên cạnh đó giáo viên phải luôn quan sát trẻ Lựa chọnnguyên vật liệu có màu sắc đa dạng, thiết kế có kích thước phù hợp với lứa tuổi,
có độ bền, dễ làm và dễ sử dụng Các nguyên liệu phải được vệ sinh sạch sẽ,đảm bảo tính thẩm mỹ, giáo dục cao
Ví dụ: Khi lựa chọn các loại vỏ trai, vỏ sò vỏ ốc, giáo viên phải tẩy, rửasạch sẽ, phơi khô ráo mới đưa vào sử dụng, không để bẩn gây mất vệ sinh vàmất an toàn
Dựa vào tính chất của các nguyên vật liệu mà lựa chọn ở thời điểm thíchhợp để đảm bảo độ bền, màu sắc và phù hợp với giá trị sử dụng của sản phẩmtạo hình
Ví dụ: Với hoạt động tạo hình “in hình bông hoa từ các loại rau quả”
Ở đây khi lựa chọn các nguyên vật liệu cần chọn trong ngày khi diễn ra hoạtđộng để các nguyên vật liệu không bị héo, bị hỏng
Cũng có một số nguyên liệu như: Mo cau, vỏ lạc, vỏ cây khô, các hột hạt,
lá cây khô, bìa cattong, vỏ ngao, vỏ sò, lon bia, vỏ hộp sữa… thì có thể để đượclâu và sử dụng da dạng trong nhiều hoạt động thì giáo viên có thể sưu tầm mọilúc mọi nơi
Để có được các nguyên vật liệu phong phú và đa dạng tôi tuyên truyềnvới phụ huynh thông qua các hình thức khác nhau: Tuyên truyền trực tiếp thôngqua đón trả trẻ, thông qua bảng tuyên truyền ở lớp đưa ra các nội dung thôngbáo về chủ đề hoặc nhắc nhở trẻ gom góp đến Thông báo về các nguyên vật
Trang 11liệu cần thu gom đề nghị với phụ huynh cung cấp, sưu tầm các loại nguyên vậtliệu khác nhau Tôi tiến hành sưu tầm và tích trữ nguyên liệu tự nhiên, nguyên
liệu sưu tầm tái sử dụng thành “kho” nguyên vật liệu Sau đó, tôi phân loại, sắp
xếp vào các giá, các khu vực chơi Các nguyên liệu được cho vào trong hộp, rổ
và được đánh tên, nhãn mác, luôn để trong trạng thái mở để trẻ có thể được tiếpxúc thường xuyên Ngoài khu vực tạo hình, các nguyên vật liệu còn được tậndụng để sử dụng trong những khu vực khác như học tập (sử dụng lõi giấy vệsinh, cành cây khô cho trẻ học toán, cho số lượng cành cây khô tương ứng vớichữ số trên mỗi ống lõi giấy), khu vực chơi đóng vai (tận dụng vỏ chai sữa, hộpbánh, ống hút, vải vụn, chai nhựa để làm đồ chơi), khu vực xây dựng/ ghéphình lắp ráp(sử dụng hộp sữa làm ngôi nhà, hộp caramen, hộp thạch, thìa sữachua, ống hút, dạ màu, giấy vụn làm cột đèn, hàng rào, cây cối, hoa lá và đồchơi ), khu vực sách truyện (sử dụng các hộp bìa catong, dạ màu, cành tre, giấyvụn để tạo khung rối kể chuyện cho trẻ,các mẩu gỗ, tấm nhựa làm cây, làm nhàtrang trí cho góc thêm đẹp, sinh động) Trẻ được thoái mái sáng tạo trongnhững không gian đó và cũng là lúc trẻ được ngắm nhìn thành quả lao động củamình Trẻ thêm yêu thích, say mê, sáng tạo trong môi trường ấy
(Hình ảnh:Các nguyên vật liệu được sưu tầm ở các (Góc) khu vực–Phụ lục 4)
Sau mỗi chủ đề giáo viên tổ chức cho trẻ cùng tham gia vào việc bố trí,sắp xếp lại khu vực tạo hình Giáo viên nên thảo luận với trẻ về những mongmuốn và ý tưởng để tạo ra khu vực tạo hình với các nguyên vật liệu mới, phùhợp với chủ đề Khuyến khích trẻ mang các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chếsẵn có ở gia đình, địa phương để làm giàu thêm kho nguyên vật liệu Trong quátrình khám phá nếu trẻ không còn hứng thú với những nguyên vật liệu sẵn cónữa thì giáo viên linh hoạt thay đổi và thay đổi cách tổ chức thực hiện khámphá, tạo ra sản phẩm mới để tăng hứng thú của trẻ, tránh để trẻ nhàm chán Việcchuẩn bị đầy đủ các phương tiện đồ dùng nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạtđộng tạo hình là rất quan trọng, nó phần nào quyết định sự thành công của hoạtđộng Với những đồ dùng trực quan đẹp có tính thẩm mỹ nghệ thuật cao sẽ cuốnhút được trẻ, giúp trẻ cảm nhận được những đặc điểm nghệ thuật Từ đó tư duy
óc sáng tạo của trẻ được phát triển, kết hợp với các nguyên vật liệu sẵn có sẽ nảysinh những suy nghĩ sáng tạo của trẻ qua đó trẻ sẽ ham muốn tạo ra những sảnphẩm theo suy nghĩ tưởng tượng riêng của mình
2.3.3 Giải pháp 3: Tích hợp hoạt động tạo hình dựa trên các yếu tố tự nhiên vào các hoạt động giáo dục hằng ngày.
Giải pháp tích hợp hoạt động tạo hình dựa trên các yếu tố tự nhiên vàocác hoạt động giáo dục hằng ngày không phải là một giải pháp mới Nhưng, cáimới ở đây là các điều kiện, cách thức tổ chức trong hoạt động chơi ở các góc,hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động chơi theo ý thích vào buổi chiều và cả hoạtđộng đón trả trẻ Khi sử dụng phương pháp này yêu cầu giáo viên phải có sự đầu
tư về các đồ dùng dạy học và đồ dùng học tập, đồ dùng từ các nguyên liệu tựnhiên sẵn có cũng như sự tìm tòi trong cách tổ chức phải sinh động, mới lạ, hấpdẫn Sự chuẩn bị này đòi hỏi phải phù hợp với khả năng của trẻ
Trẻ được thực hiện hoạt động mọi lúc mọi nơi thì các kỹ năng tạo hình từviệc tô màu, vẽ, cắt, dán và lắp ghép sẽ thành thạo hơn, sự linh hoạt của tay –
Trang 12mắt, khả năng bắt chước, ghi nhớ, tư duy và sáng tạo sẽ có cơ hội phát triểnmạnh mẽ hơn.
Đặc biệt hơn trẻ tạo ra sản phẩm đẹp và được sử dụng với nhiều mục đíchkhác nhau trẻ sẽ yêu thích, say mê và trẻ thấy tự hào về bản thân mình Đâycũng là thời điểm giáo viên quan sát phát hiện và bồi dưỡng những trẻ có khảnăng sáng tạo và có năng khiếu đặc biệt với hoạt động tạo hình
* Trong hoạt động đón trả trẻ: Trong giờ đón trẻ giáo viên cho trẻ xem một số
kênh như: “Bé sáng tạo”, “Sáng tạo cùng con” “Làm đồ dùng đồ chơi từ nguyênvật liệu tự nhiên và tái chế” Giáo viên cũng có thể cho trẻ xem một số sản phẩmtạo hình được làm nên từ các nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu tái chế để hìnhthành ở trẻ sự thích thú Trẻ quan sát, tích lũy kinh nghiệm và có nhiều ý tưởngsáng tạo hơn, trẻ cuốn vào hoạt động mang tính nghệ thuật này hơn
Bên cạnh đó, giáo viên có thể tận dụng thời gian ngắn cho trẻ thực hiệnmột số hoạt động tạo hình đơn giản, trẻ hoạt động theo nhóm để hỗ trợ lần nhau
Ví dụ như: Trẻ dán tóc cho bé bằng lá cây khô
Nguyên liệu: Lá cây khô, băng dính, Khuôn mặt bé trai, bé gái đã được in sẵn Cách làm: Trẻ tự dán lá cây làm tóc cho bé
(Hình ảnh: Trẻ làm tóc từ lá cây khô – Phụ lục 5)
Hoặc: Tôi cho trẻ gấp đồng hồ bằng lá chuối
(Hình ảnh: Trẻ làm đồng hồ từ lá chuối – Phụ lục 6)
* Trong hoạt động chơi ngoài trời: Ở hoạt động này chủ yếu là hoạt động vui
chơi của trẻ, tôi tận dụng yếu tố này để tổ chức dưới hình thức vui chơi, trảinghiệm Một hoạt động mà trẻ hứng thú và cảm thấy thoải mái nhất bởi vì khônggian ngoài trời rộng rãi, thoáng mát, trẻ được tự do đi lại dễ dàng Hơn nữa, đồdùng đồ chơi, các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động khá phong phú, trẻđược tự do lựa chọn chơi những gì mình thích, sáng tạo những gì mình tưởngtượng ra, chứ không phải là bị áp đặt hay sắp xếp
Bên cạnh đó, Tôi cũng đưa ra yêu cần đề khuyến khích trẻ chia sẻ, trảinghiệm và hoàn thành nhiệm vụ của mình Để làm được điều đó tôi đã đưa vàokhá nhiều các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng, chotrẻ trải nghiệm chơi ngoài trời để giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về cácnguyên liệu, để từ đó trẻ hiểu được ý nghĩa của các nguyên vật liệu đó
Tôi cho tự trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu ở ngoài sân trường, vườntrường: Những chiếc lá rơi, những cây cỏ, những cánh hoa rụng, cành cây vànhững viên đá, sỏi để đưa vào hoạt động của mình
Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động với nguyên vật liệu thiên nhiên là lá cây cácloại, tôi sưu tầm trước một số lá cây mà trong trường không có và cho trẻ đi dạo
để nhặt, lựa chọn nhiều lá rụng sạch mang về chỗ chơi Ở đó, tôi hướng dẫn chotrẻ rất nhiều cách tạo hình từ những chiếc lá cây già, lá vàng, lá rụng như lábàng, lá mít làm con trâu, con nghé, con thỏ, làm chiếc kèn lá Lá dừa, lá cau, láchuối làm chong chóng, hay đàn châu chấu, con sâu Vẽ hình lên lá hoặc chotrẻ làm các bộ sưu tập về lá cây bằng cách cho trẻ in, ép khô, đồ các hình lá trêngiấy sau đó tô màu cho thật đẹp và để sử dụng trong giờ hoạt động góc ở khuvực học tập như đóng thành quyển, thành bộ sưu tập về những chiếc lá xinhxinh
Trang 13(Hình ảnh: Trẻ đang nhặt lá, cánh hoa ngoài sân trường – Phụ lục 7)
Tôi tận dụng các yếu tố tự nhiên của chính môi trường bên ngoài củatrường tôi như cho trẻ chơi với cát: Vẽ hình lên cát, đắp các hình học trên cát, inhình chiếc lá lên cát, in hình bàn chân, bàn tay lên cát Tôi cũng chuẩn bị thêmnguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có tạo ra những sản phẩm tạo hình ở trên sân như:
Đá sỏi, hột hạt để trẻ xếp thành hình mà trẻ yêu thích
(Hình ảnh: Trẻ đang xếp hình bằng sỏi - Phụ lục 8)
* Hoạt động chơi ở các( Góc chơi) khu vực chơi:
Trong hoạt động trẻ chơi ở các khu vực chơi cũng là môi trường thuận lợi
để tôi cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sửdụng trong hoạt động tạo hình, tôi cũng rất chú trọng cho trẻ sử dụng nguyên vậtliệu đa dạng khi trẻ hoạt động trong các khu vực nhất là khu vực tạo hình
Với việc tôi đã chuẩn bị các nguyên vật liệu sẵn có ở khu vực nghệ thuậtnơi đây, trẻ được thoả sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình, tự tạo riêngcho mình một sản phẩm, một đồ chơi mới lạ, nhờ đó mà lớp học được bổ sungthêm rất nhiều đồ dùng đồ chơi Việc tạo ra sản phẩm hay đồ chơi từ nguyên vậtliệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng là cả một quá trình của trẻ,cũng có thể được hoàn thiện trong một buổi chơi, cũng có thể kéo dài cả mộttuần chơi Việc hướng dẫn trẻ sử dụng và tạo ra sản phẩm từ nguyên vật liệu tựnhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng được thực hiện theo từng chủ đề
Giải pháp này được tổ chức ở mọi lúc mọi nơi được lồng ghép vào hoạt động
chơi của trẻ cũng như hoạt động ngoài giờ học giúp trẻ luyện tập, củng cố và rènluyện kỹ năng tạo hình
Ví dụ chủ đề: Thế giới động vật, tôi có thể gợi ý trẻ sử dụng bìa giấy đãqua sử dụng tạo ra những chú bạch tuộc đáng yêu
(Hình ảnh: Trẻ làm con bạch tuộc – Phụ lục 9)
Cũng với chủ đề này trẻ chọn lá mít làm con trâu và khi làm xong trẻđược chơi với chính sản phẩm mình tạo ra, như vậy trẻ sẽ vô cùng thích thú
- Nguyên liệu: Chọn lá mít hoặc một loại lá bất kì nhưng to, dày, có đường gân
và cuống lá hơi cứng; 1sợi dây, kéo
- Cách làm:
+ Bước 1: Cắt lượn theo gân lá (phía gần cuống lá) 2 đường để làm 2 sừng trâu + Bước 2: Cuộn tròn 2 mép lá với nhau và dùng dây buộc làm thân trâu
+ Bước 3: Buộc đầu dây vào cuống lá, đầu kia luồn vào thân trâu
Vậy là trẻ đã được một con trâu làm bằng lá rất đơn giản.Với chú trâu đáng yêu này trẻ có thể chơi rất thích thú cùng nhau, một tay cầm thân trâu, một tay cầm dây kéo để đầu trâu gật gật
(Hình ảnh: Trẻ làm con trâu bằng lá mít – Phụ lục 10)
Hoặc với các loại vỏ lạc, vỏ trai, vỏ sò trẻ cũng có thể tạo nên những con vật đáng yêu Hay với những chiếc lá cây có hình dạng khác nhau trẻ tạo nên những chiếc thuyền xinh xắn
(Hình ảnh: Những con vật được làm từ vỏ lạc, vỏ trai – Phụ lục 11) (Hình ảnh: Những chiếc thuyền của trẻ được làm từ lá cây– Phụ lục 12)
* Hoạt động chơi theo ý thích vào buổi chiều.
Trang 14Bản thân tôi tận dụng thời gian trẻ vui chơi vào buổi chiều để trẻ chơi vớicác nguyên vật liệu đã sưu tầm để trẻ tạo ra sản phẩm mà trẻ yêu thích
Chẳng hạn: Tôi cho trẻ sử dụng mo cau khô đã cắt thành hình cơ bản trẻchắp ghép lại thành hình trẻ thích, hoặc trẻ xếp hột hạt thành các hình mà trẻthích như: Hình ngôi nhà, hình con thuyền….Sử dụng lá cây để trẻ chơi hoạtđộng chà lá cây, trẻ xếp lá cây tạo thành con vật, bông hoa, con thuyền…
Trẻ cũng có thể sử dụng nắp chai, màu nước để in hình những cánh hoatạo thành các bông hoa, dùng tăm bông, bông cũ tạo thành dám mây mưa
(Hình ảnh: Trẻ tạo hình bằng hột hạt, chà lá cây, tạo hình bằng lá cây, in
màu nước bằng nắp chai – Phụ lục 13)
Giải pháp tích hợp hoạt động tạo hình dựa trên các yếu tố tự nhiên vàocác hoạt động giáo dục hằng ngày được đưa vào hoạt động chơi của trẻ cũngnhư hoạt động ngoài giờ học giúp trẻ luyện tập, củng cố và rèn luyện kỹ năngtạo hình Tăng hứng thú, sự say mê và sáng tạo cho trẻ, phát hiện và bồi dưỡngtài năng hội họa của trẻ
Như vậy, với giải pháp này tôi thấy trẻ được tham gia vào hoạt động mộtcách tự nhiên thoải mái, không gò ép và cũng không nặng về kết quả nên trẻthỏa sức sáng tạo theo khả năng của mình Chỉ với những nguyên vật liệu hếtsức đơn giản dễ tìm trẻ có thể làm được rất nhiều sản phẩm tạo hình và trẻ tỏ rarất tích cực Những sản phẩm làm xong trẻ lại được chơi, được ngắm nhìn vàđược cô giáo sử dụng vào các hoạt động khác làm trẻ rất thích thú “bức tranhđấy tớ làm đấy!” hay, “con trâu này chơi thích lắm, tớ làm đấy, tớ tặng bạnnày” Trẻ yêu và tự hào về chính bản thân mình, làm tăng sự mạnh dạn, tự tin ởtrẻ Với việc hoạt động tích cực dưới nhiều hình thức khác nhau hiệu quả củahoạt động tạo hình tăng lên rất rõ rệt và làm tăng tình cảm chia sẻ, gắn kết bạn
bè và ngôn ngữ nói cũng phát triển bởi những thảo luận, nêu ý tưởng phân côngcông việc Bên cạnh đó phụ huynh khi được con mình mang quà về tặng cảmthấy hạnh phúc và có nhiều phản hồi tích cực
2.3.4 Giải pháp 4: Sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có và nguyên vật liệu tái chế vào hoạt động tạo hình dưới hình thức thực hành, trải nghiệm.
Nhưng chúng ta đã biết, đối với trẻ mầm non, tư duy của trẻ còn mang
tính trực quan hành động, trực quan hình tượng, tư duy sáng tạo còn hạn chế, trẻ
“chóng nhớ, chóng quên” Do vậy, cần dạy trẻ sử dụng nguyên liệu sẵn có tronghoạt động học bởi ở đó trẻ có thể tìm hiểu cuộc sống xung quanh, trẻ tiếp thucác tri thức, kỹ năng kỹ xảo theo một chương trình có tính hệ thống, bài bản, có
kế hoạch và mục tiêu cụ thể, rõ ràng phù hợp với khả năng của trẻ, trẻ học bằngchơi và bằng hình thức thực hành, trải nghiệm
Thông thường, trong các hoạt động học tạo hình của trẻ, giáo viên vẫnchủ yếu sử dụng giấy, bút màu, sáp màu, màu nước, hồ dán làm nguyên vậtliệu để hoạt động Nhận thấy những nguyên vật liệu truyền thống này chưa pháthuy tối đa khả năng sáng tạo của trẻ, sản phẩm tạo ra chưa phong phú, độc đáonên tôi mạnh dạn đưa vào các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu
tầm tái sử dụng để trẻ lựa chọn, sử dụng vào mục đích tạo hình của mình.
Những nguyên liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng được chuẩn bị
Trang 15dựa theo các loại tiết, theo đề tài, và sử dụng song song với các nguyên liệu, họcliệu tạo hình truyền thống khác Hơn nữa, ở giải pháp này cô luôn đưa ra nhữngtình huống có vấn đề kích thích hứng thú và sự sáng tạo của trẻ Đưa ra cho trẻnhiều lựa chọn vật liệu hoặc cùng nguyên vật liệu nhưng trẻ có cách làm khácbạn miễn sao kích thích hứng thú của trẻ và đảm bảo yêu cầu chung là tạo ra sảnphẩm tạo hình theo khả năng của trẻ, tập cho trẻ nói ra được suy nghĩ, ý tưởngcủa mình khi làm ra sản phẩm.
Giải pháp này tăng tính hoạt động cá nhân để làm nên sự đa dạng cũngnhư kích thích sự sáng tạo của từng cá nhân trẻ, giúp cô giáo phát hiện ra nhữngđiểm mạnh, điểm yếu để giáo viên lựa chọn hình thức giáo dục phù hợp với trẻ
Trẻ được làm việc theo nhóm, trẻ nêu ý tường thảo luận cách làm vớinhau, cùng nhau thống nhất, phân chia công việc cho nhau Kết quả là trẻ rất say
mê và hứng thú, đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo và biết phối hợp giúp đỡ nhautrong nhóm Bên cạnh đó, tôi còn thấy kỹ năng tạo hình của trẻ ngày một thànhthạo hơn, ngôn ngữ trong tạo hình cũng được trẻ nói lưu loát, trôi chảy và chínhxác hơn, sản phẩm tạo hình đa dạng phong phú hơn
Tôi lựa chọn các hoạt động này vào cuối chủ đề khi trẻ đã nắm được cácđặc điểm cơ bản của đối tượng, trẻ đã có kỹ năng tạo hình cơ bản, hay nói cáchkhác trẻ đã được học các giờ tạo hình trước đó như: Tiết mẫu, tiết đề tài và trẻ
đã được tạo ra các sản phẩm tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có ởhoạt động mọi lúc mọi nơi Và trẻ cũng được xem nhiều các sản phẩm tạo hìnhsáng tạo và cách làm từ các bạn nhỏ khác mà cô đã chuẩn bị trên tivi, máy chiếu
ở hoạt động mọi lúc mọi nơi Trước tiên tôi xây dựng giáo án phù hợp với khảnăng của trẻ để phát triển kỹ năng tạo hình và cho trẻ làm quen với các nguyênvật liệu, các thao tác với các nguyên vật liệu ấy
(Giáo án tiết mẫu: Dán khuôn mặt con Sư tử - Phụ lục 14)
(Hình ảnh: Trẻ dán khuôn mặt con sư tử – Phụ lục 15)
Hoạt động này trong hoạt động học được tiến hành như một tiết tạo hìnhbình thường nhưng nó yêu cầu giáo viên phải có sự chuẩn bị cao hơn về hìnhthức tổ chức, nguyên liệu Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, củng cố
kỹ năng cũ như: Kỹ năng vẽ, tô màu, cầm bút, kỹ năng cầm kéo, kỹ năng dán
và cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình mới (kỹ năng lắp ghép) Các sảnphẩm của cô làm (hoặc trẻ quan sát trên ti vi máy tính) và sự dẫn dắt bằng tìnhhuống có vấn đề phải kích thích trẻ hứng thú tham gia, kích thích sự sáng tạoqua quá trình hoạt động Nghĩa là phải làm trẻ thấy đẹp, thấy hấp dẫn, trẻ mongmuốn được làm ra sản phẩm đẹp theo năng lực của trẻ
Ví dụ: ngày lễ 20/10, Mừng ngày phụ nữ Việt Nam Đề tài: Làm thiệp hoa tặngmẹ
Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô đầy đủ: Một số tấm thiệp để trẻ quan sát
- Đồ dùng của trẻ đầy đủ: Bìa cattong, hồ dán, kéo, băng dính 2 mặt, các loại lá
cây, hoa tươi với các màu sắc đa dạng, bút vẽ, màu nước, bút sáp màu Một số loại rau củ quả
Hình thức tổ chức: Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm là 3 đội chơi
Cách tổ chức: Trước tiên tôi gây hứng thú trẻ dẫn dắc vào cho trẻ quan sát
Trang 16những tấm thiệp mà cô đã chuẩn bị, trò chuyện và khám phá sản phẩm Cho trẻđược hội ý, bàn bạc, phân chia công việc Trẻ tự lựa chọn nguyên vật liệu về độimình và thực hiện Khi kết thúc hoạt động trẻ cử một bạn lên nói về sản phẩmcủa mình Và các nhóm đã hoạt động như sau:
Nhóm 1: Trẻ nêu ý tưởng là trẻ sẽ tạo ra thiệp hoa từ lá cây và chọnnhững nguyên vật liệu sau: Lá cây, băng dính 2 mặt, bìa cứng, bút sáp màu
Cách thực hiện như sau: Trẻ dùng băng dính hai mặt dính vào mặt sau củachiếc lá, hoặc gắn xuống bìa, trẻ dán nhiều chiếc lá chụp một đầu vào với nhautạo thành cánh hoa Dùng bút màu xanh vẽ thân và gắn lá cho cành hoa Trẻ cóthể sáng tạo thêm cây cỏ phía dưới hoặc con bướm bay bằng lá cây
(Hình ảnh: Trẻ làm thiệp hoa từ lá cây – Phụ lục 16)
Nhóm 2: Trẻ nêu ý tưởng là trẻ sẽ tạo ra thiệp hoa từ việc lấy rau củ quả
in hình hoa và chọn những nguyên vật liệu sau: Rau quả,bìa cứng, bút vẽ, màunước
Cách thực hiện như sau: Trẻ dùng bút vẽ vẽ thân của cành hoa dùng quảhoặc gốc của cây rau cải chíp in hình bông hoa, trẻ linh hoạt trong việc in màukhác nhau để tạo ra bông hoa với nhiều màu sắc và hình dáng Dùng bút màu vẽcành và lá hoa
(Hình ảnh: Trẻ làm thiệp hoa từ rau quả và màu nước – Phụ lục 17)
Nhóm 3: Trẻ nêu ý tưởng là trẻ sẽ tạo ra thiệp hoa từ việc lấy các cánhhoa tươi, cành hoa tươi tạo thành thiệp
Trẻ chọn những nguyên vật liệu sau: Cánh hoa tươi, cành hoa tươi, , bìacứng, băng dính hai mặt
Cách thực hiện như sau: Trẻ băng dính hai mặt dán xuống bìa sau đấychọn cánh hoa gắn tạo thành bông hoa, cắt cành hoa dán xuống phía dưới tạothành bông hoa hoàn chỉnh
(Hình ảnh: Trẻ làm thiệp hoa từ cánh và lá hoa tươi – Phụ lục 18)
Khi trẻ đã thực hiện xong nhóm lên trưng bày sản phẩm một bạn nói về ýtưởng của đội mình Tiếp theo giáo viên mời các bạn nhận xét sản phẩm của bạnbằng những gợi ý “Con thích bài nào nhất? Vì sao?” Giáo viên khuyến khích trẻbiểu lộ cảm xúc của mình trước cái đẹp về màu sắc, đường nét, hình dáng, bốcục và sự sáng tạo trong việc sử dụng nguyên vật liệu, sự sáng tạo trong việc tạo
ra những cái mới, tôn trọng những điều khác biệt, và mới lạ trên tác phẩm củabạn, yêu thích, trân trọng sản phẩm của mình, của bạn
Khi kết thúc tất cả các thành viên quay lại dọn đồ dùng của mình hìnhthành ý thức tự rác và sự gọn gàng ngăn nắp, nền nếp thói quen tốt trong cáchoạt động của trẻ
Một điều mà giáo viên khi tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động khôngđược quên đó là sự động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, cũng như đưa ra nhưng gợi
mở để trẻ sáng tạo hơn Tuy nhiên, không làm hộ, làm thay trẻ và cũng không gò
ép trẻ Nếu trẻ chưa hoàn thành giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân, nếu do trẻkhông đủ thời gian thì có thể cho trẻ tiếp tục, nếu trẻ không hứng thú thì giáoviên tìm hướng giải quyết và cho trẻ lựa chọn nguyên vật liệu và cách làm màtrẻ yêu thích
Trang 17Giáo viên cho trẻ mang sản phẩm về tặng phụ huynh và giáo viên gợi mởchia sẻ với trẻ như: “Con sẽ tặng ai? Và con sẽ nói gì với người con yêuthương?” Chắc chắn rằng trẻ sẽ trả lời câu hỏi này: “Con tặng mẹ, tặng bà ?”
“Con yêu mẹ, yêu bà yêu cô giáo” Tôi biết rằng, phụ huynh khi nhận đượcmón quà này sẽ vô cùng hạnh phúc Và đây cũng là cách để trẻ phát triển ngônngữ nói, trẻ biết thể hiện tình yêu thương, biết nói ra cảm xúc của mình và đónnhận tình yêu đó từ mọi người và trẻ cũng sẽ trở thành em bé hạnh phúc vớinhững điều vô cùng đơn giản này
(Hình ảnh: Bé tặng sản phẩm cho mẹ - Phụ lục 19)
2.3.5 Giải pháp 5: Nâng cao công tác phối kết hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình từ các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn
có tại địa phương và nguyên vật liệu tái chế.
* Kết hợp với phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu:
Để thực hiện được các giải pháp hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạohình cần một nguồn nguyên vật liệu đa dạng, phong phú một mình cô giáokhông thể gom đủ cho học sinh sử dụng mà phải nhờ vào sự hỗ trợ của phụhuynh học sinh Tôi chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, liệt kê các nguyên liệu
ra giấy và gửi tận tay phụ huynh cùng trao đổi và mong muốn phụ huynh họcsinh hỗ trợ tìm kiếm để phục vụ cho hoạt động của mình Bên cạnh đó, quanhóm zalo của nhóm lớp tôi dễ dàng huy động nguyên vật liệu từ phụ huynhhơn
Ví dụ: Tôi muốn tổ chức cho trẻ “Làm thiệp hoa” trong hoạt động học
Tôi liệt kê nguyên liệu: Mỗi trẻ 2 bông hoa, lá cây tươi, rau củ quả, băngdính, keo, kéo, màu nước, bìa cattong…Tôi photo và gửi cho phụ huynh trướcthời gian thực hiện Tôi gửi cả lên nhóm zalo Ghi rõ mục đích sử dụng và mongphụ huynh phối hợp cùng cô giáo Tuy đồ dùng là vậy nhưng tôi chỉ nhờ phụhuynh tìm kiếm bông hoa, lá cây tươi, rau củ quả còn hồ hoặc keo dán, băngdính, kéo… tôi tự mua nhằm phục vụ cho hoạt động của mình
(Hình ảnh: Phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu giúp cô giáo – Phụ lục 20)
Bên cạch đó, tôi kích thích trẻ cùng tìm kiếm nguyên liệu với phụ huynh
và cũng để trẻ nói với cha mẹ mình “con tìm lá cây, bông hoa, rau cải… làmthiệp hoa mẹ ạ!” Làm như vậy vừa kích thích hứng thú của trẻ vừa làm tăng sựtin tưởng của phụ huynh vào hoạt động giáo dục của cô
* Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình từ các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có khi trẻ ở nhà.
Trước tiên, tôi lập kế hoạch từ đầu năm học, Trao đổi với các bậc phụhuynh ngay từ đâu năm học và đưa kế hoạch hoạt động trọng tâm của tuần,tháng vào góc trao đổi phụ huynh, vào zalo của lớp ngay từ tuần đầu của thángtrong đó có các nội dung hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình từ cácnguyên vật liệu tự nhiên sẵn có
Quay video quá trình tạo ra những sản phẩm tạo hình của trẻ, gửi lên zalolớp và tôi đăng tải các hình ảnh đáng yêu của trẻ, những sản phẩm của trẻ cùngvới những lời nói yêu thương của trẻ gửi đến người thân của mình lên mạng xãhội thì mức độ phối hợp, tương tác của phụ huynh tăng lên rất nhiều Nhiều bậcphụ huynh vào bình luận, chia sẻ tạo ra hiệu ứng truyên truyền rất cao đối với
Trang 18cộng đồng Và nhiệm vụ chăm sóc giáo dục của tôi luôn được phụ huynh tintưởng, tín nhiệm và phối hợp chặt chẽ.
(Hình ảnh: Bài đăng của GV được phụ huynh phải hồi tích cực trên mạng xã
hội – Phụ lục 21)
Ngoài ra, tôi đưa sản phẩm của trẻ chưa hoàn thành về gia đình để phụhuynh cùng với trẻ hoàn thành Với những bài tập đa số trẻ đã hoàn thành tôicho trẻ mang về tặng phụ huynh, chắc hẳn phụ huynh sẽ rất hạnh phúc khi cầmtrên tay sản phẩm của con mình
Tôi thực hiện như sau:
+ Tôi cho phụ huynh quan sát chiếc máy bay
+ Gửi vào zalo video hướng dẫn cách làm đồng thời tôi đánh máy cáchlàm và gửi tận tay các bậc phụ huynh
Cách làm như sau: Dùng lõi giấy vệ sinh làm thân máy bay, cắt bìa giấy là
2 hình chữ nhật làm cánh máy bay, cánh quạt… Đồ dùng này tuy đơn giảnnhưng với trẻ 3-4 tuổi có nhiều công đoạn hơi cao so với khả năng của trẻ, nênphụ huynh sẽ cùng làm với trẻ và ghép hình với trẻ
+ Tôi gửi tới các phụ huynh một số đồ dùng như: Keo, kéo, giấy màu (Là
đồ dùng học tập sẵn có của trẻ ở lớp) sau đấy nhờ phụ huynh sưu tầm thêm bìacattong và lõi giấy vệ sinh (nguyên liệu này sẵn có ở gia đình trẻ)
(Hình ảnh: Trẻ và phụ huynh đang làm máy bay ở nhà – Phụ lục 23) (Hình ảnh: Trẻ và phụ huynh gửi lại cô giáo máy bay phụ huynh
hướng dẫn trẻ tại nhà – Phụ lục 24)
Giá trị sử dụng: Với sản phẩm này tôi sử dụng vào hoạt động làm quen với
toán, khám phá khoa học, trẻ chơi trong khu vực xây dựng lắp ghép, xây sânbay…
(Hình ảnh: Máy bay được dùng vào khu vực xây dựng lắp ghép
– Phụ lục 25)
Với giải pháp này tôi vừa tăng hiệu quả hướng dẫn trẻ tạo ra sản phẩm tạo
hình từ các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có vừa nâng cao được công tác phối kết
hợp giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh Tạo được sự tin tưởng, yên tâmcủa phụ huynh đối với quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhàtrường
2.4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trang 19Như vậy, qua thực tế của lớp mình tôi đã tìm ra những giải pháp tích cực phùhợp để nâng cao chất lượng của hoạt động tạo hình từ việc sử dụng các nguyênvật liệu tự nhiên và tái chế, kết quả thu được như sau:
* Đối với hoạt động giáo dục
Các giải pháp này giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động tạo hình, trẻ họcdưới hình thức thực hành, trải nghiệm
Sau khi áp dụng giải pháp mới tôi thấy hiệu quả của hoạt động này đượcnâng lên rõ rệt, cô phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ Khi trẻ thựchiện hoạt động kỹ năng tạo hình được nâng lên rõ dệt
Nhìn chung trẻ trở nên sáng tạo hơn, linh hoạt hơn trong hoạt động tạohình, qua đó trẻ khám phá ra nhiều điều mới lạ trong cách cắt dán, lắp ghép,trang trí, lựa chọn nguyên liệu…Mỗi khi làm xong một sản phẩm, trẻ rất phấnkhởi, vui sướng và tự hào có nghĩa là hứng thú của trẻ tăng lên mạnh mẽ
Qua hoạt động này trẻ còn lĩnh hội những bài học giáo dục một cách tựnhiên, chân thực và sâu sắc hơn, trẻ thấy được những vất vả của quá trình tạo rasản phẩm lao động, biết yêu quý và biết giữ gìn sản phẩm lao động của mìnhcũng như người khác làm ra Rèn tính kiên trì cho trẻ qua hoạt động
Bên cạnh đó các giải pháp hình thành ở trẻ tính đoàn kết, hợp tác, chia sẻcùng nhau, gia tăng tình cảm bạn bè
Ngôn ngữ nói của trẻ cũng được phát triển mạnh mẽ, trẻ biết trao đổi vớinhau về ý tưởng về cách làm từ đó mà trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn Và trẻbiết sử dụng ngôn ngữ nói để thể hiện tình cảm của mình đối với những sảnphẩm tạo hình, đối với mọi người xung quanh Chẳng hạn: Trẻ biết nói rõ “Conthích bài này vì nó đẹp và nó được sử dụng từ những cánh hoa rất đẹp, bạn dánrất đẹp”… Hoặc trẻ tặng thiệp cho người thân trẻ biết nói: “Con tặng mẹ, conyêu mẹ…”
Các giải pháp này tạo cho cô giáo, trẻ và các bậc phụ huynh một cảm giácđược yêu thương và hạnh phúc đúng với tinh thần của chuyên đề “Xây dựngtrường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm”
Bảng khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
(Bảng B) Nội dung khảo sát
Trẻ đạt yêucầu
Trẻ chưa đạtyêu cầu
Số trẻ Tỷ lệ(%) Số trẻ Tỷ lệ(%)Khả năng quan sát, ghi nhớ 26/28 92,9 2/28 7,1
Kỹ năng tạo hình cơ bản: Tô màu,vẽ cắt, xé,
Sự sáng tạo trong lựa chọn, kết hợp nguyên
liệu tự nhiên, tái chế vào sản phẩm tạo hình 24/28 85,7 4/28 14,3Khả năng nêu ý tưởng và nhận xét sản phẩm 26/28 92,9 2/28 7,1Mức độ hứng thú trong hoạt động 27/28 96,4 1/28 3,6
Trang 20Căn cứ vào bảng khảo sát trước (Bảng A) và sau khi áp dụng giải phápmới (bảng B) ta có biểu đồ so sánh tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu trước và sau khi áp dụnggiải pháp mới như sau:
Theo kết quả so sánh ta thấy:
* Xét về khả năng quan sát ghi nhớ:
* Đối với bản thân.
Sau khi nghiên cứu tôi đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc nângcao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyên vật liệu tựnhiên và tái chế
Từ nhận thức đúng tôi đã trau dồi chuyên môn nói chung và kỹ năng kỹxảo tạo hình cũng như học hỏi cách lựa chọn nguyên vật liệu, cách tổ chứchướng dẫn trẻ, để trẻ được học dưới hình thức thực hành, trải nghiệm
Mạnh dạn, tự tin, sáng tạo hơn trong hoạt động nâng cao chất lượng hoạtđộng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế
Tiết kiệm kinh phí khi thực hiện hoạt động và giảm việc mua nhữngnguyên vật liệu khi cho trẻ hoạt động tạo hình
* Đối với đồng nghiệp và nhà trường.
Trang 21Khi tôi áp dụng thành công “một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạtđộng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế ở lớpmẫu giáo bé C1, trường mầm non Lâm Xa, huyện Bá Thước” Giáo viên trongnhà trường đã có nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của hoạt động tạo hình đối với
sự phát triển toàn diện của trẻ Giáo viên chủ động đổi mới cách tổ chứchoạtđộng tạo hình và biết tận dụng nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế vào hoạtđộng để trẻ được thực sự tham gia hoạt động dưới hình thức thực hành, trảinghiệm
Việc thực hiện các giải pháp trên đã góp phần nâng cao chất lượng chămsóc giáo dục của nhà trường rõ nét theo từng ngày, giáo viên nhìn chung đã nắmvững về các kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm, linh hoạt sáng tạo trong các phươngpháp, hình thức tổ chức các hoạt động trong nhà trường Chất lượng của trẻ đã
có nhiều tiến bộ vượt bậc, uy tín của nhà trường ngày càng được nâng lên
Từ đó tôi thấy giải pháp áp dụng sáng kiến của mình đã góp một phần nhỏvào việc đổi mới phương pháp giáo dục Chính vì vậy, giải pháp nâng cao chấtlượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyên vật liệu tự nhiên và táichế, đang thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non và đạt hiệu quả cao
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1 Kết luận.
Để có thể thực hiện tốt “một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt độngtạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế ở lớp mẫugiáo bé C1, trường mầm non Lâm Xa, huyện Bá Thước” trước hết giáo viênmầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động màgiáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và giải pháp thực hiệngiúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻhiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ Giáoviên cần hiểu rằng trẻ phải thực sự đam mê, thực sự thích thú thì hoạt động nàymới thành công và phát huy được sự sáng tạo ở trẻ
Giáo viên thường xuyên cho trẻ hoạt động trong môi trường nghệ thuậtphong phú, đa dạng, chịu khó tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới, những sảnphẩm đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với nhận thức của trẻ, qua
đó thu hút sự chú ý của trẻ, tạo nguồn cảm hứng cho trẻ làm theo, từ đó làm giàuvốn hiểu biết, trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ Trong quá trình hướng dẫn cô
đã rèn cho trẻ tính kiên trì, sáng tạo, tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, pháthuy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ Việc sử dụng các nguyên vậtliệu từ thiên nhiên cho trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình là rất bổ ích, trẻ rất hứngthú cũng như phụ huynh rất hưởng ứng
Với hình thức này giáo viên có thể dạy trẻ biết tạo ra cái đẹp từ chínhnhững gì gần gũi xung quanh trẻ, làm cho nó trở nên có ý nghĩa, phong phúthêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ và hình thành
ở trẻ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống con người và nghệ thuật
Tóm lại, với những giải pháp đã nêu trên đã giúp tôi xác định được rõmục tiêu và tầm quan trọng của việc sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên và táichế vào nâng cao chất lượng của hoạt động tạo hình Nó giúp trẻ mạnh dạn tự tinhơn nhiều khi thấy sản phẩm của mình làm ra được các bạn, cô giáo và người
Trang 22lớn đánh giá cao Qua đó phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ, trẻ thấyyêu thích khi đến lớp học, cô giáo thấy tự tin nhiệt tình say mê và yêu nghề hơntạo nên một “trường mầm non hạnh phúc”
Trong giới hạn và phạm vi cho phép tôi đã áp dụng “một số giải phápnâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyên vật liệu tựnhiên và tái chế ở lớp mẫu giáo bé C1, trường mầm non Lâm Xa, huyện BáThước” thành công Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu ở những độ tuổi khác trongchương trình giáo dục mầm non để hoàn thiện bản thân góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục của nhà trường Bản thân tôi cũng mong rằng những giải phápnày được nhân rộng ra không những ở lớp mẫu giáo bé C1 mà còn ở cả lớp mẫugiáo nhỡ, mẫu giáo lớn với sự điều chỉnh phù hợp
Tham mưu với các cấp có thẩm quyền tăng cường cơ sở vật chất, bổ sungcác phòng chức năng, phòng học tạo hình riêng cho trẻ
Ngoài ra cần đầu tư trang thiết bị dạy học như : Máy tính, máy chiếu, dồdùng đồ chơi phục vụ cho giáo dục trẻ Huy động các nguồn lực phục vụ việcmua sắm các nguồn nguyên vật liệu thường xuyên trong các nhóm lớp
Tổ chức cho giáo viên được đi thăm quan và học hỏi kinh nghiệm dạy trẻsáng tạo trong các hoạt động tạo hình ở các trường trong và ngoài huyện
Trên đây là “một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi từ các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế ở lớp mẫu giáo bé C1, trường mầm non Lâm Xa, huyện Bá Thước” Trong quá trình không tránh
khỏi những tồn tại, hạn chế, thiếu sót Kính mong được sự đánh giá, góp ý chânthành của hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nhiệp để sáng kiến kinhnghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn Từ đó, rút ra được kinh nghiệm sâu sắccho bản thân sau này
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Mai
Bá Thước, ngày 16 tháng 03 năm 2024
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bảnthân, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Nguyễn Thị Hải Vân
Trang 231 Chương trình giáo dục mầm non – NXB: Bộ giáo dục và đào tạo theo thông
4 Tâm lí học trẻ em lừa tuổi mầm non – Nguyễn Ánh Tuyết
5 Chuyên đề “ ứng dụng Steam trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non”
6 Giáo trình tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo hình – Lê Đức Hiền
7 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non
3 -4 tuổi - NXB giáo dục Việt Nam
8 Các hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non 3- 4 tuổi - NXB giáo dục Việt Nam
9 Mạng itenet Một số kênh youtobe, mạng xã hội
Trang 24SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hải Vân
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Lâm Xa
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GDcấp huyện/tỉnh;
Tỉnh )
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B,hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
nâng cao kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lớp
C1, trường mầm non Lâm
với hoạt động khám phá khoa
học cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
lớp C1, trường mầm non Lâm
Xa, huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa”
PHỤ LỤC
Trang 25Hoạt động khác: Vẽhình trên lá cây,Trang trí tranhtrường mầm non,làm hộp bút bằngchai nhựa, làm cầutrượt bằng bìagiấy…
- Cành cây khô, lácây, rơm rạ, hộthạt, keo, kéo, bìacattong…
- Lá cây, chainhựa, rơm rạ, hộthạt, keo, giấy màu,kéo, bìa cattong…
- Giáo viên tựsưu tầm và huyđộng từ phụhuynh học sinh
- Nguyên liệulấy từ khonguyên liệu củalớp và phụhuynh đóng góp
Bản thân
Hoạt động học: Dántóc cho bé
Hoạt động khác: Vẽkhuôn mặt bé trên
lá, dán tóc bằng lácây, in hình bànchân, bàn tay lêncát, in vân tay, xâuvòng hoa, làm đồng
hồ từ lá chuối…
- Lá cây khô, vải vụn, len, rơm khô, keo,kéo, bìa
cattong…
- Lá bàng, lá cây khô, lá chuối, vải vụn, len, hoa tươi, keo,kéo, bìa
cattong, cát, màu nước…
- Giáo viên tựsưu tầm và huyđộng từ phụhuynh học sinh
- Nguyên liệulấy từ khonguyên liệu củalớp và phụhuynh đóng góp
- Hoa tươi, cành và
lá hoa tươi Màunước, kéo, rau củquả, Băng dính haimặt,bìa cattong…
- Hạt lạc, vỏ lạc,hạt ngô Băng dínhhai mặt, bìacattong, dây len
- Giáo viên tựsưu tầm và huyđộng từ phụhuynh học sinh-Phụ huynh đưađến
Trang 26mẹ… vỏ ốc, vỏ sò…
Nghề nghiệp
Hoạt động học: Tạohình dụng cụ nghềnông bằng bìacattong
Hoạt động khác:
Tạo hình khẩu súngbằng bìa catong, vẽmũa chú bồ đội trên
lá, xâu vòng tặngcô…
- Bìa cattong, keo,kéo, bút dạ, Băngdính hai mặt, …
- Bìa cattong
Cánh hoa, lá cây,
vỏ ốc, vỏ sò, dâylen…
- Giáo viên sưutầm
-Phụ huynh đưađến và giáo viênsưu tầm
Thế giới động
vật
Hoạt động học: Dánkhuôn mặt sư tử
Hoạt động khác:
Làm con trâu bằng
lá mít, làm con bạchtuộc bằng bìa giấy,tạo hình con bướmbằng lá khô, vỏ sò,
vỏ chai…, làm đàn
gà con bằng vỏlạc
- Lá cây tươi, bìacứng, giấy màu
kéo, Băng dính haimặt …
- Hạt lạc, vỏ lạc,hạt ngô Băng dínhhai mặt, bìacattong Cánh hoa,
lá cây, vỏ ốc, vỏsò…
- Giáo viên tựsưu tầm và họcsinh hái lá cùngcô
- Giáo viên tựsưu tầm và phụhuynh đưa đến
- Hoa tươi, cành và
lá hoa tươi Màunước, kéo, rau củquả, Băng dính haimặt,bìa cattong…
- Lá cây, hạt lạc,
vỏ lạc, hạt ngô, hạtđậu đen, hạt gạo
Băng dính hai mặt,bìa cattong, màu
- Giáo viên tựsưu tầm và huyđộng từ phụhuynh học sinh
-Phụ huynh đưađến
Trang 27Hoạt động khác:
Làm máy bay bằnglõi giấy, xé dán xetải, tạo hình xe đạpbằng cành cây, và lácây…
- Lá cây các loại kéo, Băng dính haimặt, bút màu…
- Lõi giấy vệ sinh,giấy màu, băngdính hai mặt, bìacattong, lá cây,cành cây, gỗ…
- Giáo viên tựsưu tầm và trẻnhặt lá cùng cô
- Giáo viên sửdụng nguyênliệu từ kho họcliệu của lớp vàPhụ huynh đưađến
Nước và các
hiệng tượng tự
nhiên
Hoạt động học: Tạohình tranh mây mưa
Hoạt động khác:
Dán hoa mùa xuân,
vẽ mưa trên cát, xédán cầu vồng bằnghoa, lá…
- Bông cũ, len,kéo, bông tăm,Băng dính hai mặt,bìa cattong…
- Cánh hoa, lá cây,bìa catong…
- Giáo viên sưutầm
-Phụ huynh đưađến
Quê hương,
Đất Nước, Bác
Hồ
Hoạt động học: Tạohình ngôi nhà sàn
Hoạt động khác:
Tạo hình lá cờ tổquốc bằng hột hạt,trang trí ảnh Bác
Tạo hình lăngBác…
- Cành cây khô,các loại hột hạt, lácây Màu nước,kéo, Băng dính haimặt,bìa cattong…
- Hạt lạc, vỏ lạc,hạt ngô Băng dínhhai mặt, bìacattong Cánh hoa,
lá cây, vỏ ốc, vỏsò…
- Giáo viên tựsưu tầm và huyđộng từ phụhuynh học sinh
-Giáo viên sửdụng từ kho họcliệu của lớp
(Kế hoạch sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có và tái chế
- Hoạt động học: - Cánh hoa tươi, - Trẻ dán đèn
Trang 28bé” hoa lá.
Hoạt động khác:
Tạo hình mặt nạ, nặn bánh trung thu bằng đất xét, làm đèn lồng từ chai nhựa…
Màu nước, kéo, Băng dính hai mặt, bìa cattong…
- Băng dính hai mặt, bìa
cattong.Lá cây khô, Bông, vải vụn, đất xét, chai nhựa…
cô, tặng em và cùng chơi trong ngày tết trung thu
- Trẻ dùng để chơi trong ngày
tổ chức trung thutại trường và tại địa phương mình
(Xây dựng kế hoạch với ngày tết trung thu – Phụ lục 2)
Nhóm 1: Các nguyên liệu tái chế: Bông, vải vụn Len, bìa cattong
Nhóm 2: Các nguyên vật liệu tái chế: Vỏ lon, chai nhựa, hộp sữa
Trang 30Nhóm 3: Các loại vỏ ngao, sò, cốc, hến…