1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường tăng cường tiếng việt theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non ban công huyện bá thước tỉnh thanh hóa năm học 2023 2024

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa năm học 2023-2024
Tác giả Phạm Thị Tâm
Trường học Trường Mầm non Ban Công
Chuyên ngành Quản lý
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 406,86 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM LẤY T

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM, TẠI TRƯỜNG MẦM NON BAN CÔNG, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA

Trang 2

2.2 Thực trạng về môi trường tăng cường tiếng Việt theo quan điểm lấy

trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Ban Công

3-6

2.3 các giải pháp chỉ đạo giáo viên, xây dựng môi trường tăng cường

tiếng việt theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tại trường mầm non Ban

Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa năm học 2023-2024

6-13

2.3.1.Giải pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức về việc xây dựng môi trường

tăng cường tiếng Việt theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cho giáo

viên

6-7

2.3.2 Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường tăng cường

tiếng Việt ngay trong lớp học

7-9

2.3.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường tăng cường

tiếng Việt ngoài lớp học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm:

9-12

2.3.4 Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện gần

gũi đối với trẻ

12-13

2.3.4 Chỉ đạo giáo viên tăng cường phối hợp với phụ huynh để tạo ra

một môi trường tiếng Việt đa dạng phong phú

Trang 3

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, củacon người và xã hội nói chung Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ,đây là giai đoạn thuận lợi nhất để trẻ có sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năngđọc viết ban đầu Giai đoạn này trẻ học cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suynghĩ, cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữviết.

Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước

ta là tiếng Việt, đối với trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số, tiếng Việt được coi

là ngôn ngữ thứ hai của trẻ, cũng giống như chúng ta học một ngoại ngữ nào đó,

có rất nhiều khó khăn và rào cản phải vượt qua để trẻ có được vốn tiếng Việt tốttrước khi bước vào lớp 1

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiếnthức, đến việc hình thành các kỹ năng dẫn đến trẻ thiếu niềm tin vào hoạt độnghọc tập Sự non yếu về tiếng Việt sẽ làm hạn chế về giao tiếp của trẻ em vùngdân tộc thiểu số trong sinh hoạt ở nhà trường, gia đình và cộng đồng

Vì vậy, để chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ là rất cần thiết và điều đó tùythuộc vào đặc điểm, điều kiện từng vùng miền khác nhau để nhà trường, giáoviên lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp từ đó có những tác động tốt nhấtkhi dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ

Để tạo điều kiện tốt nhất cho Tiếng Việt của trẻ mầm non phát triển, thìviệc xây dựng môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, cho quá trình pháttriển của trẻ

Xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quantrọng, Nó quyết định phần lớn tới chất lượng dạy học của các nhóm lớp Đối vớitrẻ dân tộc thiểu số thì việc tạo môi trường lớp học lại càng có ý nghĩa lớn laohơn đối với trẻ Môi trường giáo dục được xây dựng phù hợp với nội dung giáodục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nộidung giáo dục nói chung và nội dung tăng cường tiếng việt nói riêng sẽ tạo chotrẻ có nhiều cơ hội học tập, thực hành, trải nghiệm trong môi trường tiếng việt

Trường Mầm non Ban Công, huyện Bá Thước nơi tôi đang công tác, làmột trường nằm trong cụm Quốc Thành, người dân Ban Công chủ yếu là ngườidân tộc, chiếm đến hơn 90% dân tộc thái, dân tộc mường Trẻ mầm non đếntrường chủ yếu là con em người dân tộc Chính vì vậy tăng cường Tiếng Việtcho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trong trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng

và giáo dục trẻ tại nhà trường

Được thành lập từ năm 1996, nhưng trong rất nhiều năm (1996-2021)mạng lưới trường lớp của nhà trường chưa được qui hoạch ổn định Cơ sở vậtchất chưa được đầu tư nhiều Vì vậy môi trường giáo dục trẻ chưa được quantâm Từ năm 2022 đến nay, nhà trường đã được sự quan tâm của các cấp cácnghành, cơ sở vật chất được đầu tư, mạng lưới trường lớp được qui hoạch ổn

Trang 4

định Trẻ đến trường được chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng chương trình của Bộgiáo dục và đào tạo Tuy nhiên đa số trẻ đến trường còn nhút nhát, ngại giaotiếp, do sử dụng tiếng việt chưa thạo, phát âm chưa chuẩn, đang còn lẫn lộn giữatiếng mẹ đẻ và tiếng việt dẫn đến trẻ mất tự tin, không mạnh dạn trong quátrình vui chơi và học tập, từ đó dẫn đến chất lượng chung của toàn trường chưađược nâng lên rõ rệt.

Để giải quyết những khó khăn đó của trẻ, ngoài việc chỉ đạo giáo viênthực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục theo qui định Bản thân là một phó

hiệu trưởng phụ trách chuyên môn giáo dục, tôi đã đầu tư nghiên cứu “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, xây dựng môi trường tăng cường tiếng việt theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tại trường mầm non Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa năm học 2023-2024” Nhằm tạo ra một môi trường vui

chơi học tập mang lại hiệu quả, góp phần vào nâng cao chất chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục trẻ tại nhà trường

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Chỉ ra thực trạng về môi trường tăng cường tiếng việt cho trẻ tại Trườngmầm non Ban Công Tìm hiểu các yếu tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến việcxây dựng môi trường Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chỉ đạo giáo viênnâng cao và phát huy sự sáng tạo trong việc xây dựng môi trường tăng cườngtiếng việt tại trường mầm non Ban Công, nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,nâng cao hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, góp phần vào việc xâydựng và phát triển nhà trường ngày càng vững mạnh, ngang bằng với các trườngtrong khu vực

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường tăngcường tiếng việt theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tại trường Mầm non BanCông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, năm học 2023-2024”

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và cácphương pháp nghiên cứu định tính

Cụ thể gồm các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;

- Phương pháp điều tra;

- Phương pháp phỏng vấn;

- Phương pháp thử nghiệm;

- Phương pháp xử lý số liệu, thống kê

2 NỘI DUNG:

Trang 5

2.1 Cơ sở lý luận:

Trong những năm qua, công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTSluôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương triểnkhai thực hiện Hàng năm, nhiệm vụ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTSđược đưa vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp học mầm non.[1]

Đối với giáo dục mầm non, Bộ GD và ĐT đã xây dựng, ban hành một sốtài liệu hỗ trợ giáo viên nhằm chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ, đồng thời chỉ đạo cácđịa phương triển khai thực hiện đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ em dân tộcthiểu số theo từng giai đoạn, chú trọng xây dựng môi trường chữ viết, môitrường giao tiếp tiếng Việt nhằm chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ vào lớp 1.[2]Xây dựng môi trường tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non là một nhiệm

vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầmnon Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới

lạ, hấp dẫn trong cuộc sống Với môi trường lý tưởng, trẻ được tự lựa chọn hoạtđộng cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực Qua đó kiến thức và kỹ năng ởtrẻ dần được hình thành

Môi trường tăng cường tiếng Việt phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý

cho trẻ mầm non Môi trường phải vừa có tác dụng giáo dục Có tính thẩm mỹ

và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sócgiáo dục trẻ

Môi trường tăng cường tiếng Việt trong trường mầm non là tổ hợp nhữngđiều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc,giáo dục trẻ ở trường mầm non Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp gópphần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ Qua đó, nhân cách của trẻđược hình thành và phát triển toàn diện.Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phốihợp cùng nhau.[3]

Thực tế cho thấy tập trung tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dântộc thiểu số, nhằm trang bị kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếngViệt để hoàn thành Chương trình giáo dục Mầm non; tăng cường khả năng sẵnsàng cho trẻ mầm non 5 tuổi người dân tộc thiểu số đến trường tiểu học Do đótạo ra một môi trường tiếng Việt phong phú, đa dạng, gần gũi, chính là điều kiệntốt nhất để chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngày càng hiệu quảhơn

2.2 Thực trạng về môi trường tăng cường tiếng Việt theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Ban Công.

Thực hiện đề án giai đoạn 2“Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non,học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 5006/QĐ-TTg,ngày 31/12/2021; Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2022 của

Ủy ban nhân dân tỉnh; Kế hoạch số 2511/KH-SGDĐT ngày 26 tháng 9 năm

Trang 6

2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 27 tháng 6năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bá Thước Dưới sự chỉ đạo trựctiếp của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Bá Thước Trong nhiều năm quatrường mầm non Ban Công đã triển khai thực hiện các chuyên đề về tăng cườngtiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số

Bắt đầu từ năm học 2022-2023 đến nay, cơ sở vật chất của nhà trường đã

có sự thay đổi lớn Trường được xây dựng một dãy nhà kiên cố 2 phòng học,tiếp đến nhà trường được xây 1 dãy nhà 2 tầng 8 phòng học, 1 nhà bếp theo quitrình bếp một chiều Sân chơi được láng bê tông sạch sẽ, khuôn viên được quihoạch mở rộng Đây chính là những điều kiện cơ bản phục vụ cho công tácchăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường

Nhà trường có 29 cán bộ giáo viên Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhiệt tình,

cơ sở vật chất thay đổi là động lực để cán bộ giáo viên tích cực trong mọi hoạtđộng

Năm học 2023-2024, toàn trường có 297 học sinh đến trường, trong đó có

40 trẻ nhà trẻ, 257 trẻ mẫu giáo Tỷ lệ chuyên cần của trẻ khá cao, trẻ được tổchức bán trú ăn ngủ tại trường

2.2.1 Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất của nhà trường được nâng cấp, chính là điều kiện tốt đểnhà trường tạo ra được một môi trường xanh sạch đẹp, phù hợp với trẻ, tạo cơhội cho trẻ được học bằng chơi, chơi mà học

- Đội ngũ cán bộ giáo viên năng động, nhiệt tình, chịu khó, biết lắng sẽgiúp cho quá trình thực hiện kế hoạch đạt được hiệu quả cao trong công việc.Bên cạnh đó giáo viên của nhà trường có đến 21/25 giáo viên là người dân tộcThái và Mường nên rất thuận lợi trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ

- Trẻ đến trường thường xuyên, chuyên cần tạo điều kiện cho giáo viênthực hiện tốt kết quả mong đợi ở từng độ tuổi

- Đặc biệt nhà trường luôn được các cấp chính quyền địa phương quantâm, chỉ đạo sát sao

- Các bậc phụ huynh quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện hỗ trợ nhà trườngtrong các hoạt động

2.2.2 Khó khăn:

- Cơ sở vật chất của nhà trường đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên để gọi làmột môi trường vui chơi học tập cho trẻ được phát triển thì vẫn đang còn nhữngkhó khăn Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị còn thiếu thốn rất nhiều, môi trườngtrong và ngoài lớp chưa được sắp xếp khoa học Nhìn vào chưa thấy được mộtmôi trường tiếng Việt cho trẻ

Trang 7

- Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong việc trang trí, sắp xếp môitrường giáo dục trẻ, đặc biệt là môi trường tăng cường tiếng Việt.

- Tổng số trẻ toàn trường là 297 trẻ trong đó có đến 287 trẻ là người dântộc thiểu số

- Trường vẫn còn một điểm lẻ (Khu Cả) cách khu trung tâm khá xa, điềukiện cơ sở vật chất tại điểm lẻ còn thiếu thốn

- Đời sống của người dân Ban Công đang còn nhiều khó khăn, đa số phụhuynh đi làm ăn xa, để con ở nhà với ông bà, rất nhiều người sử dụng tiếng Việtchưa thành thạo, do đó việc phối hợp với phụ huynh cũng gặp không ít khókhăn

Sau khi tìm hiểu thực tế tôi đã tiến hành khảo sát về môi trường tăngcường tiếng Việt cho trẻ với một số nội dung, vào cuối tháng 9/2023 và thuđược kết quả như sau:

ST

T Nội dung khảo sát

Số lớpđượckhảo sát

Mức độ đạtĐạt Tỉ lệ Chưađạt Tỉ lệ

1 Môi trường tiếng Việttrong lớp 12 4 33,3 8 66,7

2 Môi trường tiếng Việt

3

Phối hợp với phụ huynh

trong việc giúp trẻ tăng

cường tiếng Việt

4 Việc kết hợp để tạo ramột môi trường chung 12 3 25 9 75

5 Trẻ mạnh dạn tự tin tronggiao tiếp 12

2.2.3 Nguyên nhân:

Trang 8

Môi trường tăng cường tiếng Việt của nhà trường chưa có sự rõ nét, việcchưa tạo được không gian tiếng Việt cho trẻ được trải nghiệm có nhiều nguyênnhân dẫn đến:

Việc định hướng của nhà trường chưa rõ ràng, cụ thể, giáo viên chưa biếtbắt đầu từ đâu

Có nhiều giáo viên có năng lực, khéo tay nhưng chưa được phát huy hếtkhả năng sáng tạo Giáo viên xây dựng môi trường tiếng việt dập khuôn, máymóc, sợ sai

Giáo viên chưa gây được hứng thú, chưa lôi cuốn trẻ, chưa lấy trẻ làmtrung tâm Xây dựng môi trường chưa mang tính mở, trẻ chỉ được nhìn, chưađược hoạt động với nó

Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh chưa được coi trọng Phụhuynh chưa tham gia vào quá trình tạo ra một môi trường tiếng Việt cho trẻ

Qua tìm hiểu thực tế, tìm hiểu nguyên nhân tồn tại, với mong muốn có sựthay đổi tích cực trong việc xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻtrường mầm non Ban Công, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng một số giảipháp với hy vọng góp một phần sức mình vào sự thay đổi về môi trường học tậpcho trẻ, giúp cho ngôn ngữ của trẻ ngày một phát triển, trẻ tiếp thu kiến thức dễdàng hơn, sẵn sàng tâm thế để bước vào lớp 1 một cách vững vàng

2.3 các giải pháp chỉ đạo giáo viên, xây dựng môi trường tăng cường tiếng việt theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tại trường mầm non Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa năm học 2023-2024

2.3.1.Giải pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức về việc xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cho giáo viên.

Có thể nói đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên Mầm non nói riêng làlực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữvai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong mỗi nhàtrường Bởi vậy việc củng cố và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên giỏi về chuyên môn vững vàng về nghiệp vụ tay nghề có phẩm chất đạođức tốt, có phong cách sư phạm đẹp, tâm huyết với nghề, nhiệt tình sáng tạo vàham học hỏi, đó là điều kiện tiên quyết, là khâu đột phá, cần làm ngay để thựchiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo

Môi trường giáo dục trong mỗi một nhà trường không phải tự nhiên mà

có Mà nó bắt nguồn từ những định hướng cụ thể của những người quản lý, dựatrên tinh thần chỉ đạo chung của toàn nghành Để hiện thực hóa những yêu cầuđặt ra đó chính là từ bàn tay, khối óc, sự sáng tạo và tâm huyết của mỗi cán bộgiáo viên

Để việc xây dựng và sử dụng môi trường tăng cường tiếng Việt đạt hiệuquả, kích thích được trẻ hoạt động tích cực trong môi trường đó, tôi nhận thấy

Trang 9

rằng bản thân mỗi giáo viên cần có quan niệm đúng đắn về môi trường tăngcường tiếng Việt, hiểu rõ cơ chế của việc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ;nắm được các quan điểm chỉ đạo về việc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ

và hiểu rõ các nguyên tắc tổ chức môi trường hoạt động

Vào đầu năm học kết hợp với việc triển khai các chuyên đề mới, tôi nhắclại các chuyên đề cũ, đặc biệt là các chuyên đề liên quan đến xây dựng môitrường, tăng cường tiếng Việt theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm Thông quacác chuyên đề giúp cho giáo viên hiểu rõ thêm về nội dung và phương pháp xâydựng môi trường Bên cạnh đó tôi luôn sưu tầm hình ảnh các cách trang trí lớp,cách sắp xếp đồ dùng, cách sáng tạo các đồ chơi cho giáo viên tham khảo

Gợi ý cho giáo viên cách bố trí hợp lý, phù hợp với từng lứa tuổi, phù hợpvới không gian để trang trí

Hướng dẫn cho giáo viên cách tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ởđịa phương, đưa vào trong môi trường cho trẻ được hoạt động

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề xây dựng môi trườngtăng cường tiếng Việt, để giáo viên được chia sẻ, thảo luận đưa ra những ý kiến

cá nhân, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện xây dựng môi trường

Tổ chức cho giáo viên đi thăm các trường bạn có môi trường sinh độnghấp dẫn để học hỏi kinh nghiệm

Sau một thời gian tích cực truyền đạt những quan điểm về xây dựng môitrường, luôn đồng hành và tạo điều kiện giúp đỡ, các giáo viên đã có những ýtưởng sáng tạo, vận dụng vào thực tế Trong mọi hoạt động đều lấy trẻ làm trungtâm, dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi

2.3.2 Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt ngay trong lớp học:

Môi trường lớp học đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học,quyết định phần lớn tới chất lượng dạy học của nhóm, lớp Môi trường giáo dụcđược xây dựng phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đềphục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói chung và nộidung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng của các lớp, tạo cho trẻ có nhiều cơhội học tập và được hoạt động với tiếng Việt

Trang 10

(Hình ảnh: Sắp xếp góc chơi phù hợp)

Chỉ đạo giáo viên sắp xếp các góc hoạt động trong lớp phải được bố tríkhoa học phù hợp với điều kiện thực tế, với diện tích lớp học, đảm bảo về ánhsáng, an toàn và thân thiện, có đủ không gian cho trẻ hoạt động

Các đồ dùng cá nhân của trẻ, các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớpđược dán ký hiệu bằng các chữ cái; các mảng tường có sử dụng đa dạng các kiểuchữ cái, chữ số treo/dán trong lớp…

(Hình ảnh: các mảng tường, các đồ dùng, đồ chơi đều được gắn tên)

Có hệ thống sách tranh, truyện tranh, thẻ chữ cái, các học liệu phù hợp để

hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, yêu cầu giáo viên bố trí sắp xếp hợp lý giúp trẻ dễ

sử dụng, tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp với nhau nhiều để vốn từ của trẻđược phát triển Bên cạnh đó tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cựcthông qua nhiều hình thức như: tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt chotrẻ mẫu giáo vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong ngày, tổ chức cáctrò chơi ngôn ngữ, kể chuyện sáng tạo, đóng kịch… các hoạt động giáo dục khác

có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô

và những người xung quanh

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w