1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phầncấu tạo nguyên tử hóa học 10 luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học

133 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG_• ĐẠI• HỌC GIÁO _ •DỤC

PHÁTTRIÉNNĂNG LỤC TỤHỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN “CẤU TẠO NGUYÊNTỬ”, HÓA HỌC 10

LUẬNVĂN THẠC sĩ sư PHẠM HOẢ HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUÂN VÀ PHƯONG PHÁP DẠY HỌCBộ MổNHOÁHỌC

Mã số: 8140212.01

Người hưóng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hùng Huy

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

học sinh thông qua dạy học phần “Cấu tạo nguyên tử”, hóa học 10.

Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hùng Huy,

người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, cán bộ viên chức của trường

Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đờ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các em học sinh của trường THPT SơnTây, THPT Phúc Thọ và Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic đã tạo nhiệt tình hồ

trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm.

Mặc dù đã rất cổ gắng nhưng vì điều kiện, thời gian nghiên cứu có hạn nên

luận văn khó tránh khỏi nhừng thiếu sót Kính mong nhận được ý kiến đóng góp

của quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.

Hà Nội, tháng 10 nàm 2023

Học viên

Nguyễn Thị Oanh

1

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

5.Câu hỏi nghiên cứu 3

6.Giả thuyết nghiên cứu 3

7 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

8.Phương pháp nghiên cứu 3

9.Đóng gópmói của đề tài 4

10 Cấutrúcluận văn 4

CHƯƠNG1.CơSỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỀN NĂNG LựcTự HỌCCHOHỌC SINH THÔNGQUADẠYHỌC PHẢN“CẤU TẠO NGUYEN TỦ’”,HỎA HỌC 10 ' 5

1.1.Lịch sửnghiên cứu vấnđề 5

/ 1.1 Trênthế giới 5

1.1.2.ỞViệt Nam 6

1.2.Dạy họcđịnh hướng phát triển năng lực 7

1.3 Phát triển năng lực tự họccho học sinh ở trường THPT 11

1.4 Một sốphươngphápdạyhọc tích cựcnhằmphát triển năng lực tự họccho hoc sinh THPT ’ 15

1.5 Thực• trạng• ơ việc• dạy học♦ 1 Hóa học phát triển năng lực tựo •• • học•chohọcsinh THPT 22

CHƯƠNG 2 MỘT SÓ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHẦN“CẤU TẠO NGUYÊNTỬ”,HÓA HỌC10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG Lực TỤ HỌC CHOHỌC SINH 31

2.1 Phântíchnội dung phần cấu tạonguyêntử, Hoá 10 31

2.2 Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự họccủahọcsinh 32

2.3 Các biện phápphát triến năng lực tự họccho họcsinh thông quadạyhọc phần Cấutạonguyêntử, Hoá học 10 37

2.4 Kế hoạch• bài dạy • </minh họa• 38

♦♦♦

111

Trang 5

CHƯƠNG 3 THỰCNGHIỆM sưPHẠM 78

3.1 Mục đích thựcnghiệmsư phạm 78

3.2 Nhiệm •vụ• •thực nghiệm sư phạm“ •> • 78

3.3.Nội dung và kế hoạch thực nghiệm sư phạm 78

3.4 Kếtquả và đánh giá thực nghiệm SU’phạm 82

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 108

IV

Trang 6

DANHMỤC BẢNG

Bảng 1.1 Nhận định của GV về tầm quan trọng của việc phát triển NLTH 23

Bảng 1 2 Kết quả khảo sát hoạt động dạy học của GV 24

Bảng 1 3 Kết quả khảo sát GV về cách giúp HS lĩnh hội tri thức 25

Bảng 1 4 Khó khăn của GV trong việc phát triển NLTH cho HS 26

Bảng 1 5 Kết quả khảo sát học sinh về tự học 27

Bảng 1 6 Kết quả khảo sát học sinh khó khăn của HS khi tự học 28

Bảng 2 1 Khung đánh giá năng lực tự học của HS dành cho GV 33

Bảng 3 1 Danh sách lớp thực nghiệm 79

Bảng 3 2 Bảng phân loại HS trước TN 80

Bảng 3 3 Kết quả bài kiểm tra 86

Bảng 3 4 Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra trường PTCĐFPT 87

Bảng 3.5 Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra truồng THPTSơn Tây 88

Bảng 3 6 Tổng hợp phân loại kết quả học tập sau bài kiểm tra 89

Bảng 3 7 Bảng kết quả GV đánh giá NLTH của HS trước và sau TN 91

Bảng 3 8 HS trường FPT Polytechnic tự đánh giá NLTH trước và sau TN 97

Bảng 3 9 HS trường THPT Sơn Tây tự đánh giá NLTH trước và sau TN 98

V

Trang 7

DANH MỤC BIÉU ĐỒ

Biểu đồ 3 1 Biểu đồ phân loại học lực cùa HS trước TN 80

Biểu đồ 3 2 Đồ thị đường tích luỹ bài kiểm tra HS trường PTCĐ FPT 87

Biểu đồ 3 3 Đồ thị đường tích luỹ bài kiểm tra HS trường THPT Sơn Tây 88

Biểu đồ 3 4 Biểu đồ kết quả học tập 89

Biểu đồ 3 5 Biểu đồ kết quả GV đánh giá NLTH 94

Biểu đồ 3 6 Biểu đồ kết quả GV đánh giá NLTH của HS lớp PC1901 95

Biểu đồ 3 7 Biểu đồ kết quả GV đánh giá NLTH của HS lớp PC1945 95

Biểu đồ 3 8 Biểu đồ kết quả GV đánh giá NLTH của HS lớp PC1955 96

Biểu đồ 3 9 Biểu đồ kết quả GV đánh giá NLTH của HS lớp PC1901 96

Biểu đồ 3 10 Biểu đồ kết quả HS trường PTCĐ FPT tự đánh giá NLTH 98

Biểu đồ 3 11 Biểu đồ kết quả HS trường THPT Sơn Tây tự đánh giá NLTH 99

vi

Trang 8

DANHMỤCHÌNH ẢNH

Hình 1.1 Mô hình cấu trúc năng lực 9

Hình 3 1 HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm trên lớp 81

Hinh 3 2 HS cử đại diện trinh bày sản phẩm của nhóm 81

Hình 3.3 Sản phẩm của HS 81

vii

Trang 9

MỞ ĐÀU1.Lý do chọnđê tài

Các học sinh của chúng ta - mầm non tương lai của đất nước đang đứngtrước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thời đại mà khoa học, kỹ thuật đang phát triển một cách nhanh chóng Mỗi ngày trôi qua là mỗi lần xuất hiện các ngành nghề

mới, các công nghệ, kỹ thuật hiện đai Việc này đòi hỏi học sinh cần linh hoạt, chủ

động nắm bắt kiến thức Các em chỉ cần lơ là, thiếu cập nhật một chút đã có thể trở nên “lạc hậu” so với thời đại Việc học trên lớp với các thầy cô chưa thế đáp ứng hết nhu cầu học tập cùa học sinh cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xà hội.

Vấn đề phát triển năng lực tự học của học sinh đã được Đảng, Nhà nước quan

tâm quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới cănbản và toàn diện giáo dục chỉ rõ: “Phát triểngiáodụcvà đào tạo là nângcao dân tri, đào tạonhân lực, hồidưỡng nhân tài Chuyên mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàndiện năng lựcvà phẩm chất người học Học đi đôi với hành, lỷluận gắn với thực tiễn;giáodụcnhà trường kếthọp với giáo dụcgiađìnhvà giáodục xã hộp [4] Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cùa Bộ

GDĐT, một trong những mục tiêu được đưa ra là “Chương trình giáo dục trung họcphô thông giúp học sinhtiếptụcphát triển những phẩmchất, nănglực cầnthiết đốivới người lao động, ỷ thức vànhâncách công dân, khả năng tựhọc và ỷ thức học tậpsuốt í?ờ/”[l] Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng chỉ rõ các nhóm nănglực mà học sinh cần đạt được Trong đó, năng lực tự chủ và tự học được xem là mộttrong các nhóm năng lực quan trọng nhất đối với học sinh.

Nàng lực tự học quan trọng là thế, ấy vậy mà có một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn giữ phương pháp dạy học đã cũ kỹ, lạc hậu, chỉ lo bồi dường, “ nhồi nhét”

kiến thức cho học sinh mà quên đi định hướng phát triển năng lực Một số giáo viên

còn chưa tin tưởng vào nàng lực của học sinh, luôn “ cầm tay chỉ việc” cho học sinhtrong mọi vấn đề đặt ra mà không cho học sinh cơ hội tự chủ, tự tìm hiểu để nắm

bắt kiến thức Bản thân học sinh khi gặp khó khăn trong học tập, chưa hiểu phần kiến thức này cũng không tự tim hiểu mà đi hỏi các thầy cô, không coi trọng việc tựhọc, tự tìm tòi đã phần nào hạn chế, kim hãm học sinh phát triến các năng lực.

Trang 10

Việc học sinh có môi trường để hình thành và phát triến năng lực tự học là cơ hội để học sinh có thể xem xét, nghiên cứu các vấn đề xuất hiện trong quá trình

học tập, tìm ra được phương pháp, cách giải quyết riêng phù hợp với năng lực của bản thân, từ đó, học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng, phương pháp giải quyết vấn

đề một cách chủ động, chắc chắn và bền vững, các em tự tin hơn, năng động hơn

khi đối diện với các thử thách, các chuyền biến chóng mặt của xã hội.

Đe đáp ứng được mục tiêu cùa chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, để

đào tạo được đội ngũ HS năng động, sáng tạo, GV cần hoàn thiện bản thân, xây dựng

được các PPDH, các nhiệm vụ học tập nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS.

Môn Hoá học là một trong các môn học có tính ứng dụng cao trong thực tiễn,

cũng là môn học đòi hởi rất cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh GV dù

có tốt đến mấy nhưng chỉ với 45 phút mỗi giờ học, với khả năng nhận thức không đồng đều của các học sinh trong lớp, với nhu cầu học tập, nhu cầu được phổ biến tri thức khác nhau của mỗi em, nếu học sinh không có khả năng tự học thì không thể

đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của các em.

Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Phát triển năng lực tựhọc cho học sinh thông qua dạy học phần “Cấu tạo nguyên tử”, hóa học 10.

Quá trinh dạy học phần “Cấu tạo nguyên tử”, Hóa học 10 tại trường THPT.

3.2.Đối tượngnghiêncứu

Tố chức dạy học phần “Cấu tạo nguyên tử”, Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

4.Phạmvi nghiên cứu

- Nghiên cứu kiến thức liên quan đến phần “Cấu tạo nguyên tử”, Hóa học 10.- Dạy học nội dung phần “Cấu tạo nguyên tử”, Hóa học 10.

2

Trang 11

- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) tiến hành nghiên cứu tại trường THPT SơnTây và Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic.

- Điều tra khảo sát đối với 22 GV dạy học hoá học cấp THPT của thành phố Hà Nội và 262 HS khối lớp 10 của trường gồm: THPT Phúc Thọ, THPT Sơn Tây, Phổ

thông Cao đẳng FPT Polytechnic.

5.Câu hỏi nghiên cứu

Tổ chức dạy học phần “Cấu tạo nguyên tử”, Hoá học 10 như thế nào để pháttriển năng lực tự học cho học sinh?

6.Gỉả thuyếtnghiên cứu

Nếu có thể thiết kế được kế hoạch dạy học, xây dựng các nhiệm vụ học tập

thích hợp với đối tượng học sinh thông qua việc vận dụng các phương pháp dạy họctích cực trong dạy học phần “Cấu tạo nguyên tử”, Hóa học 10 thì sẽ phát triển đượcnăng lực tự học cho học sinh, đồng thời nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên ở trường phổ thông hiện nay

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Đặc điểm, biếu hiện và đánh

giá năng lực tự học, các PPDH tích cực, dạy học theo định hướng phát triển nănglực cho học sinh,

- Điều tra thực trạng dạy học Hóa học phát triến năng lực tự học cho học sinh

- Thiết kế kế hoạch dạy học, đề xuất các PPDH, xây dựng các nhiệm vụ học tập, hệ thống bài tập, phương pháp kiểm tra đánh giá thích họp nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đã đề

xuất, kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học được đưa ra.

8 Phương pháp nghiên cứu

8.LPhươngpháp nghiêncứu lý luận

- Nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan đến dạy học phát triển nãng lựctự học cho học sinh từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

3

Trang 12

- Tìm hiếu khung chuơng trình, nội dung, các kiến thức học sinh cần đạt

được khi học phần cơ sở hoá học, Hoá học 10.

- Nghiên cứu các PPDH tích cực nhằm phát triển năng lực tự học cho học

sinh thông qua dạy học phần “Cấu tạo nguyên tử”, Hoá học 10.

8.2.Phương pháp nghiêncứu thựctiễn

- Điều tra thực trạng dạy học Hóa học phát triển năng lực tự học cho học sinh

ở trường THPT thông qua bảng hởi, phỏng vấn,

- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của các

PPDH đã áp dụng.

9.Đónggóp mó’i của đề tài

- Cơ sở lý luận và thực tiền về vấn đề dạy học Hóa học phát triển năng lực tự

học cho HS trong quá trinh dạy học phần “Cấu tạo nguyên tử”, Hoá học 10.

- Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để thiết kế kế hoạch dạy học

và xây dựng các nhiệm vụ học tập nhằm phát triển năng lực tự học cho HS thông qua dạy học phần “Cấu tạo nguyên tử”, Hoá học 10.

- Xây dựng hệ thống bài tập, các câu hởi kiềm tra đánh giá giúp học sinhphát triển năng lực tự học, đồng thời là một trong những công cụ giúp GV đánh giá

được nàng lực của học sinh.

- Xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực tự học của HS thôngqua dạy học phần “Cấu tạo nguyên tử”, Hoá học 10.

10 Cấutrúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội

dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Biện pháp phát triên năng lực tự học cho học sinh thồng qua dạy họcphần “Cấu tạo nguyên tử”, Hoá học 10

Chương3: Thực nghiệm sư phạm

4

Trang 13

CHƯƠNG 1

Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀTHỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LựcTự HỌC CHOHỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌCPHẦN“CẤU TẠO

NGUYÊN TỬ”,HÓAHỌC 101.1.Lịch sửnghiên cứu vấn đề

1.1.1.Trênthế giới

Tự học đã được chú trọng và quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau từ rất

lâu, ngay cả khi giáo dục chưa trở thành ngành khoa học thực sự Trong lịch sử

Trung Hoa cố đại, hai nhà giáo dục là Khổng Tử và Mạnh Tử đều quan tâm coitrọng suy nghĩ, sáng tạo của HS, dạy học gợi mở để HS tự lĩnh hội tri thức, đòi hỏingười học phải “ngẫm”, phải tự tìm hiếu Trong nền giáo dục phương Tây cố đại, các nhà giáo dục học như Heraclitus, Socrate, Vistorrino, đều coi trọng người

học, chú trọng phương pháp giảng dạy bằng cách đặt câu hỏi gợi mở gây to mò cho

người học tự tìm tòi câu trả lời chứ không chỉ là truyền thụ kiến thức thông thường.

Montaigne từng khuyên rằng: “775/ hơn là ông thầy đêcho họctròtự học, tự đi lênphía trước,nhận xét bước đi của họ, đồng thời giảm bớt tốcđộ của thầy cho phù

vấn đề.Người có NLTH là người có động cơ học tập bền bỉ, biết sắp xếp, định hướng cách giải quyết vấn đề Robert Fisher [33] đã đưa ra 10 chiến lược rất hiệu quả trong việc hướng dẫn cách học, đặc biệt là bồi dường NLTH cho HS là: tư duy

để học, đặt câu hởi, lập kế hoạch, lập dàn ý, vẽ sơ đồ nhận thức, thảo luận, tư duy đahướng, học tập hợp tác, kèm cặp, xây dựng cộng đồng tự học rất hiệu quả.

5

Trang 14

Từ những năm 30 cùa thể kỷ XX, nhiều nhà giáo dục châu Á cũng đã quan tâm đến lĩnh vực tự học và bồi dường NLTH Nhà sư phạm người Nhật T.Makiguchi đã cho rằng giáo dục chính là quá trình hướng dẫn TH mà động lực của

nó là kích thích người học sáng tạo ra giá trị đế đạt đến hạnh phúc của bản thân và

cộng đồng [15] Thời gian này còn có rất nhiều quan điểm đề cao sự tự chủ, tự học của HS, khuyến khích hình thành và bồi dường NLTH cho HS qua việc chú trọng

cá thể hóa, để HS tự do phát triển theo những năng khiếu riêng biệt như O.Decroly,J.Piajet, C.Freinel

Khi giáo dục ngày càng phát triển, các PPDH tích cực mới được ra đời, cácnhà giáo dục học khi sử dụng các phương pháp đó đều dựa trên cơ sở lấy người học

làm trung tâm Một trong các năng lực quan trọng được các nhà giáo dục chú ý chính là năng lực tự học Dù là áp dụng PPDH nào, dù thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hay làm cá nhân mỗi người học có kết quả khác nhau chứng tỏ mỗi người học có NLTH khác nhau.

7.7.2 ớ ViệtNam

Từ ngàn đời nay, hiếu học vẫn luôn một nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc

ta Ngay cả dưới thời kỳ phong kiến, dù cho giáo dục chưa phát triển, việc học chỉ

danh cho con nhà quan hay khi chiến tranh, việc bảo toàn mạng sống, có miếng

cơm manh áo đã là may mắn cho đến khi hoà bình, việc học được chú trọng thì tự

học vẫn luôn được chú ý rèn rũa Bởi thế, không khó khăn để kê tên các nhân tài,các tấm gương về tinh thần tự học như Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, NguyễnHiền, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký,

Tự học và phát triển năng lực tự học cho HS là một trong những vấn đề được các nhà giáo dục nước ta chú trọng quan tâm.

Trong chương trình Giáo dục phô thông tông thê của Bộ GDĐT, NLTH là

một trong các năng lực chung, cần được chú trọng quan tâm hình thành phát triến cho HS ở mọi cấp bậc, mọi độ tuổi.

Trong tuyển tập "Bàn về giáo dục Việt Nam", GS NGND Nguyễn Cảnh

Toàn đã viết một số quan điểm của mình, ông quan niệm “Tư duy vànhăn cách

6

Trang 15

quan trọnghơn kiến thức Người thầy dở là ngườichỉ đemkiến thứccho học trò,người thầygiỏi làngườibiết đemđếncho họ cách tự tìmra kiến thức' [5]

Một số các tác giả khác như Thái Duy Tuyên, Lê Công Triêm, Trịnh Quốc

Lập, Trần Huy Hoàng có các công trình nghiên cứu về NLTH đều cho rằng tự

học là một trong các phương pháp học tập cơ bản, hiệu quả của người học Trong

các nghiên cứu của mình, các tác giả đều chú trọng đến việc phát triền năng lực tự

học cho HS thông qua các biện pháp, các phương tiện khác nhau.

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng nhận định rằng nhờ có năng lực tự học, người

học có thế tự khẳng định bản thân thông qua các thao tác tư duy, ý chí, nghị lực và

sự say mê học tập của chính minh Phát triển NL tự học cho HS sẽ dần hỉnh thành cho các em khả năng tự chủ, năng động và sáng tạo, biết học hỏi và đánh giá, có

khả năng so sánh, đối chiếu và xử lí tình huống linh hoạt Trong quá trình tự học,HS huy động và phát huy tối đa NL nội tại của bản thân dưới sự định hướng, tố

chức của GV, tự mình nghiên cứu các tài liệu, tham gia các hoạt động tìm tòi, khám

phá để có thể tự đặt vấn đề, tự giải quyết vấn đề và tự nghiên cứu Từ đó, phát huytính nàng động, tự giác và lòng say mê nghiên cứu khoa học trong môn học.

1.2 Dạyhọcđịnh hướng phát triển năng lực

1.2.1.Khái niệmnăng lực

Năng lực có thể được định nghĩa và hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ

thuộc vào ngữ cảnh, lĩnh vực, thời điểm cụ thể.

Theo từ điển tiếng việt, năng lực là khả năng, điềukiện chủ quan hoặc tựnhiên sẵn có đế thực hiện một hoạt động nàođó [14]

Theo Bemd Meier và Nguyễn Văn Cường: “Năng lựclà một thuộc tỉnh tăm lýphức hợp,là điêmhội tụ của nhiềuyếu tố nhưtri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinhnghiêm,sự sẵnsàng hànhđộng vàtrách nhiệm đạođức ” [6]

Theo chương trình giáo dục phổ thông tồng thể, năng lựclà thuộc tỉnhcá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có vàquả trình học tập, rènluyện, cho phép con người huy độngtônghọp các kiến thức, kĩ năng và các thuộctỉnh cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ýchí, thực hiện thànhcông một loạihoạt động nhất định, đạtkết quảmong muốn trong những điểu kiện cụ thể [3]

7

Trang 16

Như vậy năng lực là một thuộc tính cá nhân, là điếm hội tụ của nhiều yếu tố

như kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, ý chí, cho phép con người thực

hiện thành công một hoạt động nào đó Năng lực không chỉ gồm những đặc tính

bấm sinh, mà còn được hình thành và phát triển nhờ quá trình học tập và rèn luyệnkhông ngừng nghỉ của mỗi người.

1.2.2 Đặc điểmcủa năng lực

Như đã nói ở trên, năng lực là một thuộc tính cá nhân, phản ánh quá trình

học tập, rèn luyện của mỗi người khi thực hiện một hành động nào đó để đạt được

kết quả Từ đó, có thể thấy năng lực gồm các đặc điểm sau :

Nàng lực được tích họp từ kiến thức, kỹ năng, thái độ [8] Kiến thức lànhững hiếu biết, thông tin và nhận thức của một người về thế giới xung quanh Kiến

thức chính là nền tảng cho năng lực Kỹ năng là khả năng thực hiện các nhiệm vụ hoặc công việc cụ thế một cách hiệu quả và thành thạo Thái độ là tư duy và cáchtiếp cận công việc Thái độ tích cực có thê tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụngkiến thức và kỹ năng một cách hiệu quả, từ đó phát triển được năng lực.

Năng lực thường được áp dụng để đạt được mục tiêu cụ thể hoặc hoàn thành một nhiệm vụ nhất định, phục vụ một mục đích rõ ràng và có thế đo lường đượcdựa trên mức độ đạt được thông qua các tiêu chí đánh giá các mục tiêu này [10]

Năng lực có thể phát triền được Năng lực không phải lúc nào cũng ổn định mà có thể được phát triển và điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu và thách thửc thay

đổi Khả năng thích ứng và phát triển nãng lực giúp con người duy trì sự hiệu quả và tạo ra giá trị trong môi trường biến đổi.

1.2.3.Cẩutrúc của năng lực

Có nhiều loại năng lực khác nhau, cấu trúc chung năng lực được mô tà là sự

kết hợp của 4 năng lực thành phần: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thề:[8]

8

Trang 17

Hình 1.1 Mô hình câu trúc năng lực

Nàng lực chuyên môn[8 là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

cũng như khả năng đánh giá kêt quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân

tích, tống hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quátrình.

Năng lực phương pháp là khả năng đôi với những hành động có kê hoạch,

định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề, bao gồm khả năng xác định và thiết lập kế hoạch chi tiết đế thực hiện công việc và giải quyết vấn

đề, khả năng đặt mục tiêu và hướng dẫn công việc theo hướng mục đích cụ thế và rõràng, khả năng sử dụng các phương pháp hệ thống để giải quyết nhiệm vụ và vấn đề, áp dụng quy trình có kế hoạch để đạt được mục tiêu, xác định ưu tiên công việc

và đảm bảo tiến độ được duy trì theo kế hoạch Năng lực phương pháp giúp con

người tổ chức công việc một cách có hệ thống và mục đích hóa hành động Việc sử

dụng phương pháp cụ thể và kế hoạch định hình hành vi làm việc và đảm bảo rằngcác nhiệm vụ và mục tiêu được thực hiện một cách có tô chức và có hiệu quả [8].

Năng lực xã hội là khả năng đạt được mục đích trong những tình huông xã hội

cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp sự phối hợp chặt chẽ

với nhũng thành viên khác Năng lực xã hội bao gồm khả năng hiểu và thích úng với

9

Trang 18

các tinh huống xã hội khác nhau để đạt được mục tiêu, khả năng làm việc nhóm và phối họp chặt chẽ với thành viên khác trong môi trường làm việc, khả năng truyền đạt ý kiến và thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả, hiểu và đáp úng đúng cách đối với các thông điệp của người khác, khả năng giải quyết xung đột và các mối quan hệ [8].

Nàng lực cá thế là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển

cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triền năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi

phối các thái độ và hành vi ứng xử [10].

Từ cấu trúc của năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực

không chi nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng

chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực

cá thế Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ hừu cơ chặt

chẽ Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lựcnày.

1.2.4.Vaitrò của việc dạy học phát triểnnăng lực cho HS

Bước sang thể kỉ 21, tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh chóng với

những biến đổi liên tục và sự tăng khối lượng tri thức một cách nhanh chóng, đặcbiệt trong các lĩnh vực thông tin truyền thông, công nghệ vật liệu, điện/điện tử tự

động hóa, phương pháp tiếp cận nội dung dần trở nên lạc hậu Đe chuẩn bị cho thếhệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức cùa đời sống, vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng Thay đổi, sửa sang, cải tiến chương trinh, thậmchí cải cách giáo dục đã được nhiều quốc gia và cả Việt Nam tiến hành Có khá

nhiều mục tiêu được đặt ra khi đổi mới chương trinh Xu thể thiết kể chương trinh

theo hướng tiếp cận và phát triến năng lực được bộ giáo dục, vận dụng chương trinh

giáo dục phô thông tổng thể Tiếp cận năng lực chù trương giúp người học không

chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sửdụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống trong cuộc sống.

Phát triển năng lực giúp HS thích nghi và thành công trong môi trường họctập cũng như trong cuộc sống Khi các em có kiến thức, kỹ năng, và thái độ phù

họp, các em có khả năng nhận thức, tiếp thu bài giảng tốt hon, tham gia tích cực các

10

Trang 19

hoạt động học tập trên lớp và đạt điểm số cao hơn Phát triển năng lực cho HS cũng

giúp các em có thế tự đặt ra mục tiêu, lập kể hoạch, và thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả Khi HS nhận thấy mình có khả năng giải quyết vấn

đề và đối mặt với thách thức, các em sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc học tập và

trong cuộc sống hàng ngày Việc phát triển năng lực không chỉ giúp HS đối mặt với

thách thức học tập hiện tại mà còn chuấn bị cho tương lai Các kỳ năng quản lý thời gian, giao tiếp, và tư duy logic HS được hình thành và phát triển cũng là những

công cụ quý báu khi HS bước vào cưộc sống sau này, giúp HS trở thành những

công dân toàn diện, có khả năng đóng góp tích cực cho đất nước, cho xã hội.

1.3.Phát triển năngƯ lực tự• • học cho họcsinh trường THPTơ

1.3.1.Khái niệm• •tự học

Tự học là quá trình mà người học tự chủ, tự nguyện tìm hiểu, nghiên cứu, và học hỏi mà không cần sự hướng dẫn hoặc giảng dạy từ người khác Người học tự

động tìm kiểm tài liệu, thực hành và áp dụng kiến thức, và đánh giá tiến trình học

tập Tự học thường xảy ra dưới nhiều hinh thức, bao gồm đọc sách, xem video, tựlàm bài tập, các nhiệm vụ học tập cúa bản thân Tự học thường đòi hởi sự tự’ quản lý

và tự thúc đẩy, khả năng tìm kiếm thông tin và tài liệu cần thiết, thậm chí là khả năng tự đánh giá tiến trình học tập Tự học áp dụng được trong nhiều lĩnh vực và

liên quan đến việc phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân, hoặc bất kỳ lĩnh vực nào người học quan tâm Tự học là một phần quan trọng của quá trình họctập suốt đời và phát triển bản thân Malcolm s Knowles, một chuyên gia hàng đầu

về lý thuyết học tập của người trưởng thành đã đưa ra định nghĩa về tự học trongcuốn sách cùa ông, định nghĩa này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về

giáo dục học: “ Tựhọc là một quá trình mà người học cókhảnăng tự thựchiện các hoạtđộng họctập, có thê cầnhoặc không cần sự hồ trợ của người khác,dựđoán được nhu cầu học tập của bản thân,xác địnhđược mục tiêu học tập, phát hiện ranguồn tàiliệu, giúp ích, hỗ trợ cho quá trìnhhọctập, biết lựa chọnvà thực hiện chiến lược học tập vàđánh giá được kết quả thực hiện” [37]

Năng lực tụ’ học là khả năng của người học thực hiện các hoạt động tự học Tức là người học có khả năng tự quản lý quá trình học tập của họ, bao gồm việc xác

11

Trang 20

định mục tiêu học tập, tìm kiêm thông tin, lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả, đánh giá tiến trình, và thúc đẩy sự phát triển cá nhân thông qua việc tự học.

Năng lực tự học vô cùng quan trọng trong việc học tập, cuộc sống và sự

nghiệp, giúp người học tiếp tục tự phát triển và thích nghi với thay đổi.

1.3.2 Khải niệm năng • O • lựctự học

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, NLTH là một trong ba NL cơbản, cốt lõi, thiết yếu cần được hình thành và phát triển cho HS thông qua tất cả cácmôn học và các hoạt động giáo dục NLTH là nền tảng cho mọi hoạt động của con

người trong cuộc sống và lao động [3].

Năng lực tự học của học sinh THPT là khả năng tự quản lý quá trình học tậpvà vận dụng kiến thức một cách độc lập Đây là một khả nàng quan trọng cho phép

học sinh tự điều hướng học tập của họ, đặt ra mục tiêu học tập, lập kế hoạch, timkiếm thông tin, đánh giá tiến trình học tập của họ, và thúc đẩy sự phát triển cá nhân

thông qua việc tự học [12] Năng lực tự học không chỉ giới hạn trong lĩnh vực họctập mà còn liên quan đến sự phát triền toàn diện của học sinh, bao gồm khả năng tựquản lý thời gian, tinh thần, và sự tò mò trong việc khám phá kiến thức mới Nănglực tự học là một trong những năng lực vô cùng quan trọng trong quá trình học tập

của học sinh THPT, đặc biệt trong bối cảnh học sinh đang trong quá trình đổi mới

giáo dục, khi các em đang phải đối mặt với sự đa dạng của các môn học, nhiều loại kiến thức, và áp lực học tập Khả năng tự học giúp các em thành công trong việc tựđiều hướng học tập và phát triển các kỹ năng quan trọng để đối mặt với thách thức

của tương lai, bao gồm cả học tập ở cấp đại học hoặc trong sự nghiệp sau này.

1.3.3 Biếu hiện củanăng lực o • tự học

Như đã nói ở trên, NLTH vô cùng quan trọng với học sinh THPT Do vậy,

năng lực này cũng được yêu cầu chú trọng phát triến cho học sinh Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã đưa ra các biều hiện của NLTH ở học sinh THPT trong chương trình

Giáo dục phổ thông tổng thể [3]:

- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, khắc phục những hạn chế.

12

Trang 21

- Đánh giá và điêu chỉnh được kê hoạch học tập; hình thành cách học riêng

cùa bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục

đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù họp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bố sung khi cần thiết.

- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong

quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.

- Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.

Có thể thấy, học sinh THPT có năng lực tự học thường biết rõ mục tiêu của

mình trong việc học tập Các em có khả năng xác định được những gì mình muốn

đạt được và có thể tự đặt ra các kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó HS biết

cách tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, có thể là sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, internet, và có thể phân biệt thông tin chất lượng và các thông tin

không chính xác Những HS có năng lực tự học cũng có thế tự đánh giá quá trình

học tập của mình và xác định được những điểm mạnh, điểm yếu để phát huy hoặckhắc phục qua việc điều chỉnh phương pháp học tập và mục tiêu học tập của mình

Năng lực tự học cũng liên quan đến việc tự thúc đẩy sự hứng thú và tò mò trong

việc học tập Học sinh THPT thường có động lực khám phá các lĩnh vực mà họ

quan tâm, yêu thích và mong muốn tìm hiếu kiến thức đó một cách hoàn thiện, sâusắc.

1.3.4.Các nhân tố ảnhhưởng đếnnăng lực tự học của HS

Năng lực tự học của học sinh THPT bị tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau,về nhân tố chủ quan, HS có sự kiên nhẫn, quyết tâm, tự tin và khả nãng tư duy sángtạo thường phát triển rất tốt năng lực tự học HS có những mục tiêu cá nhân, tầm nhìn, mong muốn về tương lai cũng có động lực để tự học tốt hơn các bạn khác, bên

cạnh đó, HS thường tập trung tự học hơn khi tim hiểu các nhiệm vụ học tập liên

quan đến sở thích của mình Các nhân tố khách quan cũng ảnh hưởng lớn đếnNLTH của học sinh Các đình có các thành viên luôn nỗ lực tự học, khả năng tài

chính tốt, có nguồn cung cấp tài liệu học tập để tạo môi trường tự học cho HS và sự

13

Trang 22

khuyến khích từ gia đình có thể tạo ra môi trường thúc đẩy quá trình tự học cho học

sinh gia Hệ thống giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành

NLTH Cách giảng dạy, phương pháp đánh giá, và tài liệu giảng dạy của giáo viênảnh hưởng đến cách học sinh hấp thụ kiến thức và phát triển khả năng tự học Bạn

bè cũng có thề tạo áp lực tích cực hoặc tiêu cực đối với năng lực tự học cúa họcsinh Mối quan hệ với bạn bè có thể thúc đẩy hoặc làm giảm động lực học tập.

1.3.5.Các biện pháp phát triển nấnglực tự học

Trong quá trình tố chức dạy học, GV có thể thực hiện các biện pháp sau đây

nhằm phát triển năng lực tự học cho HS.

Bồi dường động cơ học tập cho HS Động cơ học tập có vài trò vô cùng thiếtyếu trong việc phát triển năng lực tự học cho HS Muốn nâng cao động cơ học tập

cho HS, trước hết, HS cần phải hứng thú với bài học Do vậy GV cần lựa chọn

phương pháp giảng dạy, cách tổ chức dạy học thích hợp để tạo hứng thú cho HS.

GV có thể đưa ra các nhiệm vụ học tập với đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa với HS, cũng có thể tổ chức các hoạt động nhóm Việc này không chỉ giúp học sinh mở rộng

kiến thức mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, tư duy phê phán, kỹ nàng làm việc

nhóm và phát triển NLTH trong khi tiến hành nhiệm vụ.

Trong quá trình giảng dạy, GV cần tạo được môi trường học tập tích cực,

không gian học tập thoải mái khuyến khích sự hứng thú, tò mò, tạo điều kiện để họcsinh có thế làm việc độc lập, tự chủ.

GV cần khuyến khích HS đưa ra các ý tưởng, các cách giải quyết vấn đề theo

cách của riêng mình, khuyến khích học sinh đặt ra mục tiêu cá nhân cụ thế và đo lường tiến độ đạt mục tiêu của mình, liên kết mục tiêu học tập với ước mơ và kế

hoạch tương lai của HS Trong việc xây dựng kỹ năng quản lý thời gian, giáo viên

có thể chia sẻ phương pháp lập kể hoạch, giúp HS hiểu rõ hơn về cách tự quản lý

thời gian một cách hiệu quả Ví dụ, hướng dẫn HS thiết kế lịch học tập cá nhân để giúp các em xây dựng thói quen tự học.

GV có thể sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học để khuyến khích sự tự học Hướng dẫn học cách sinh sử dụng internet để nâng cao khả năng

tìm kiếm thông tin, tham gia vào các diễn đàn trực tuyến, và tận dụng ứng dụng học

14

Trang 23

tập đa dạng có sẵn trực tuyến Qua đó, họ có thể trở nên linh hoạt và có thể tiếp cận

nguồn kiến thức đa dạng một cách tự chủ Bên cạnh đó, việc giao các bài tập trêncác ứng dụng, trang web trực tuyến thường khiến HS cảm thấy hứng thú hơn là họctrên sách vở thông thường.

1.4.Một số phươngphápdạyhọc tích cựcnhằm phát triển năng lực tựhọc cho học sinh THPT

1.4.1.Phương pháp dạy học dự án

ỉ.4 ỉ ỉ Khải niệmdạyhọc dự án

Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án Nhiều tác già coi dạy học theo dự án là một tư tưởng hay một quan điểm dạy học Cũng có

người coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án, có nhiều PPDH cụ thềđược sử dụng Tuy nhiên, cũng có thể coi dạy học theo dự án là một PPDH phức hợp.

Dạy học dự án là phương pháp dạy học trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo

viên người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức tạp, kết họp giữa lý thuyết và

thực hành nhằm tạo ra một sản phẩm cụ thể [81 Nhiệm vụ này được người học thực

hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trinh học tập, từ việc xác định mục đích,lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu,chuyển giao được [271.

ỉ.4 ỉ.2 Đặc diêm dạyhọcdự án

Dạy học dự án có tính định hướng thực tiễn [8] Chủ đề của dự án xuất pháttừ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội DHDA cũng định hướng và tạo hứng thú cho HS Các em được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù họp với khả năng và hứng thú cá

nhân Bên cạnh đó, DHDA có tính phức hợp Nội dung dự án có sự kết hợp tri thứccủa nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính

phức họp Trong suốt quá trinh thực hiện dự án, HS cần kết họp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành Khi thựchiện dự án tại theo nhóm, HS được nâng cai tính tự lực, tự học trong quá trình thực

15

Trang 24

hiện dự án, HS cân tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn, các nhiệm vụ màmình được phân công, giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh khi thực hiện dự án.

Điều đó cũng phát huy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo của học sinh Trong dự

án, HS cần hợp tác đế cùng làm việc Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó cỏ sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành

viên trong nhóm Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số trường họp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm có thể

nhìn thấy được và gắn với thực tiễn.

ỉ.4.1.3 Quy trình tô chức dạyhọc dựán

Bước 1: Lập kể hoạch và thiết kế dự án: GV đưa ra mục tiêu học sinh cần đạt được qua dự án, HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục tiêu của dự án từ đó, chọn được đề tài và sản phẩm mà HS cần đạt được khi hoàn thành dự án

Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án: Trong giai đoạn này HS với sự hướng dẫn cùa GV chia dự án thành các bước cụ thể và xác định thời gian dự kiến chomỗi, phân công nhiệm vụ cự thể cho từng thành viên, GV cần hỗ trợ học sinh trong

việc xác định tài liệu và nguồn thông tin cần thiết như hướng dẫn HS cách tìm kiểm

thông tin, sử dụng tài liệu học tập, và tiến hành nghiên cứu từ đó nhóm HS xây

dựng được kế hoạch cho việc thực hiện dự án.

Bước 3: Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch

đã đề ra cho nhóm và cá nhân GV theo dõi tiến trình của học sinh và đảm bảo rằng

nhóm đang theo kế hoạch, hỗ trợ HS khi gặp khó khăn và cung cấp các hướng dẫn

thêm khi cần thiết.

Bước 4: Trình bày sản phấm dự án: Học sinh trình bày kết quả dự án của

nhóm mình trước lóp HS có thể trình bày bằng một bài thuyết trình, triển lãm, hoặc bất kỳ hình thức nào phù hợp với dự án.

Bước 5: Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện

các dự án sau.

1.4.1.4 Lưu ỷ khi sử dụng phương pháp dạy học dự án

Khi sử dụng PPDH dự án, có một số lưu ý quan trọng mà GV cần tuân theođể đảm bảo hiệu suất và hiệu quả của quá trình học tập Đầu tiên, GV phải xác định

16

Trang 25

rõ mục tiêu của dự án Trước khi bắt đầu dự án, xác định mục tiêu HS cần đạt được Điều này giúp đảm bảo rằng HS khi thực hiện dự án sẽ tập trung vào việc tìm hiểu

kiến thức và vận dụng các năng lực mà GV muốn HS hướng tới Thứ hai, GV cần

chọn được đề tài thú vị, khơi gợi được hứng thú học tập của HS GV cần đảm bảo

rằng đề tài hoặc vấn đề mình chọn cho dự án phải thật thú vị và có đủ tính thách thức để kích thích sự tò mò, hứng thú của HS Điều này giúp HS tập trung và hứngthú hơn trong quá trình thực hiện dự án GV và HS cũng cần lập kế hoạch dự án cẩn

thận Khi HS xây dựng được một kế hoạch cụ thể cho dự án, bao gồm các bước cần

thiết, thời gian dự kiến cho mỗi bước, phân công công việc cụ thể cho từng thành

viên, kết quả dự kiến có thể đạt được thi mỗi tiến trình khi HS thực hiện dự án sẽ

được diễn ra trôi chảy, hạn chể sự lãng phí và tối ưu hóa thời gian Thứ tư, GV cầnhồ trợ đúng lúc và hướng dẫn kịp thời Trong quá trình dự án, thường xuyên theodõi tiến trình thực hiện dự án của HS thông qua việc kiếm tra tiến độ, đặt câu hởi gợi mở, hỗ trợ HS khi gặp khó khăn, phản hồi các thắc mắc của HS, nhận xét,

điều chỉnh quá trình làm dự án của HS để các em có thể cải thiện, đi đúng hướng

nhằm đạt mục tiêu cần đạt của dự án GV cũng cần khuyến khích sự sáng tạo của

HS, đảm bảo rằng dự án không giới hạn, gò bó HS phải làm theo hướng cu thể nào đó, HS được phép thực hiện dự án theo nhiều cách tiếp cận và giải quyết vấn đề,

miễn là cách tiếp cận, giải quyết vấn đề đó phù hợp, khả thi, các em có thể hoàn

thành được dự án và đạt được mục tiêu của dự án.

Dạy học dự án đòi hỏi thời gian và công sức lớn từ cả GV và HS, nhưng nó

có thể tạo ra trải nghiệm học tập đáng giá và khuyến khích rất tốt sự phát triển toàndiện các nãng lực của HS, đặc biệt là NLTH.

1.4.2 Phương pháp dạy học theo góc

J.4.2.J Khải niệmdạyhọctheo góc

Dạy học theo góc là một PPDH theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác

nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau [17] Mục đích là để HS

được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động Dạy học theo góc đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động Dạy học theo góc kích thích HS tích cực

17

Trang 26

học thông qua các hoạt động ở mỗi góc HS cùng thực hiện một nội dung và mục

tiêu học tập nhưng theo các phong cách học khác nhau và sử dụng các phương tiện,đồ dùng học tập khác nhau.

ỉ.4.2.2.Đặc điểmdạyhọctheo góc

Trong quá trình dạy học theo góc, HS được thực hiện các nhiệm vụ học tậpkhác nhau theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân tại các vị trí khác nhau trong lóp học.

Dạy học theo góc tạo cơ hội cho HS phát triến NLTH [27] Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được phép lựa chọn nhiệm vụ hoặc hoạt động mình muốn tham

gia Điều này thúc đẩy khả năng tự quản lý và lựa chọn của HS.

ỉ.4.2.3 Quy trìnhtô chức dạyhọctheo gỏc [8]

18

Trang 27

Giai

đoạn 1 Thiết kế tiến

trình dạy

dạy học

Bưó’c 4: Tổ chức trao đổi

Bước3: Tổ chức học tập

tại các góc

GV và HS thực hiện đánhGiới thiệu bài học, nhiệm

vụ của các góc, cho HSBố trí góc và các phương

Nội dung, địa điểm, thời gian, đồi tượng HS

1.4.2.4 Lưu ỷ khi sử dụng phương pháp dạy học theo góc

Trong suốt quá trình tồ chức dạy học theo góc, giáo viên cần lựa chọn nộidung phù hợp, cân nhắc, xác định những nội dung học tập trong bài học sao cho việc áp dụng dạy học theo góc có hiệu quả hơn so với việc sử dụng phương pháp

dạy học khác Do HS có sự lựa chọn góc, luân chuyên góc nên GV cân phân bô thời gian thích hợp, sao cho ở mỗi góc, HS vẫn đú thời gian để trái nghiệm, hình thành kiến thức, và đạt được mục tiêu dạy học đưa ra Không gian lớp học cần thoáng

mát, rộng rãi để bố trí các góc học tập đạt hiệu quả GV cần hồ trợ, đốc thúc để HS

có thể lựa chọn đúng nhiệm vụ phù hợp với khả năng cùa mình, tham gia các hoạt

động học tập nhiệt tinh.

19

Trang 28

GV nên đặt tên góc sao cho thể hiện rõ đặc thù cùa hoạt động học tập ở mỗi góc và hấp dẫn HS Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở mồi góc; hướng dẫn HS lựa chọn góc, luân chuyền góc cho hiệu quả Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá đồng đăng, đáp án, phiếu hỗ trợ học tập ở các mức độ khác nhau.

Khi tồ chức cho HS học theo góc, GV cần bố trí góc, khu vực học tập phù

hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù hợp với không gian lớp học Đảm bảo

đủ tài liệu, phương tiện, đồ dung học tập cần thiết ở mỗi góc Lưu ý đến việc di

chuyển giữa các góc GV Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; tên và vị trí các

góc, nêu nhiệm vụ của HS tại mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại cácgóc GV dành thời gian hướng dẫn HS chọn góc xuất phát, điều chỉnh để đảm bảo

số lượng HS ở mồi góc phù hợp Giới thiệu cho HS sơ đồ luân chuyển các góc để

tránh lộn xộn Khi HS đã quen với phương pháp học tập này, GV có thế cho HS lựachọn thứ tự các góc theo sơ đồ.

HS có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc tuỳ theo yêu

cầu, mục tiêu của hoạt động GV cần theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng

dẫn, hỗ trợ kịp thời đồng thời nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và

chuẩn bị luân chuyển góc.

1.4.3.Phương pháp dạy học WebQuest

ỉ.4.3.7 Khái niệm dạyhọc WebQuest

Xã hội ngày càng phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập

của HS và giảng dạy cùa GV là vô cùng cần thiết và quan trọng Mặc dù việc học

tập qua internet mang lại nhiều lợi ích nhưng học sinh vẫn phải đối mặt với nhiều

hạn chế Internet chứa rất nhiều thông tin, nhưng không phải tất cả đều đáng tin cậy.

Học sinh cần phải cẩn thận đánh giá và kiểm tra nguồn thông tin để đảm bảo tính xác thực và đáng tin cậy của nó Internet cung cấp quá nhiều thông tin, đôi khi đến mức làm cho học sinh phải đối mặt với quá tải thông tin, dẫn đến sự rối loạn và khó

khăn trong việc xử lý và tập trung vào kiến thức quan trọng Học sinh có thể rơi vàotình trạng lạm dụng thông tin khi sử dụng mạng để sao chép hoặc trích dẫn thông tin mà họ không hiểu hoặc không đánh giá Đe tận dụng tối đa tiềm nàng của

20

Trang 29

internet, học sinh cần được hướng dẫn và phát triển kỹ năng đánh giá và sử dụng

thông tin trực tuyến một cách có trách nhiệm WebQuest là một phương pháp giảng dạy sử dụng internet để học sinh thực hiện một nhiệm vụ cụ thể dựa trên việc tìm kiếm thông tin, phân tích, và sáng tạo thông qua sử dụng nguồn tài liệu trực tuyến

[8] Khái niệm này được phát triển bởi hai giáo sư là Bernie Dodge và Tom March vào năm 1995, và đã trở thành một công cụ mạnh mẽ trong giáo dục đề khuyến khích sự tự quản lý học tập và tư duy sáng tạo của học sinh

1.4.3.2 Đặc điểmdạyhọc Web Quest

Phương pháp Webquest sử dụng internet và các công nghệ trực tuyến để học sinh truy cập và tìm hiểu thông tin [20] Điều này giúp tạo ra môi trường học tập

trực quan và tương tác Chủ đề dạy học gắn với tình huống thực tiễn và mang tínhphức hợp Định hướng hứng thú học sinh Nâng cao tính tự lực của người học Quá

trinh học tập là quá trình tích cực và kiến tạo, mang tính xã hội và tương tác, định hướng nghiên cứu và khám phá Những hoạt động điển hình của người học trongWebQuest là tìm kiếm, đánh giá, hệ thống hóa, trình bày trong sự trao đối với người

học khác HS cần thực hiện và từ đó phát triển những khả năng tư duy như: So sánh(HS nhận biết và nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng,

các quan điểm), phân loại ( HS có thể sắp xếp các đối tượng vào các nhóm trên cơ

sở tính chất của chúng và theo những tiêu chuấn sẽ được xác định).

1.4.3.3 Quy trình tô chức dạyhọc WebQuest[8]

21

Trang 30

1.5.Thực• trạng việc • o • dạy• </ • •học Hóa 1học phát triên“ •năng• lực •tựhọc• cho họcsinh THPT

1.5.2 Phươngpháp điều tra

- Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, phong vấn các GV, HS tham gia thực nghiệm.- Gửi phiếu khảo sát cho GV và HS, thu hồi phiếu khảo sát.

22

Trang 31

- Sử dụng công nghệ thông tin đế thuận lợi cho quá trình điều tra ( sử dụnggoodie form), xử lí và phân tích số liệu (bằng các hàm có sằn trong Microsoft Exel)

1.5.3 Nội dung điềutra

- Điều tra về thực trạng sử dụng các phuơng pháp dạy học nhằm phát triển

năng lực tự học cho HS của GV ở trường THPT.

- Đánh giá của giáo viên về năng lực tự học của HS khi sử các biện pháp dạy

học tích cực

- Ý thức tự học môn Hoá học, mức độ thường xuyên thực hiện tự học mônHoá học, phương pháp tự học môn Hoá học của HS THPT

- Các thuận lợi, khó khăn khi tự học môn Hoá học của HS THPT

1.5.4.Kết quả điểutra

Tôi đã tiến hành điều tra 28 GV trên địa bàn thành phố Hà Nội và 262 HSlóp 10 các trường THPT Phúc Thọ, THPT Sơn Tây, Phổ thông Cao đẳng FPT

Polytechnic, bằng hỉnh thức gửi phiếu khảo sát trực tuyến và phát phiếu khảo sát

trực tiếp.

Với nội dung phiếu hởi ở phụ lục 1, tôi đã nhận được câu trả lời từ 28 giáo

viên về thực trạng phát triển NLTH của HS THPT.

Câu 1: Theo thầy/cô, việc dạy học phát triển NLTH cho HS có quan trọng không?

Bảng1 1 Nhậnđịnh củaGV vềtầm quan trọng củaviệc pháttriển NLTH.

Các GV cơ bản nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triến NLTH cho HS Có tới 68.76% nhận định phát triển NLTH cho HS là rất quan trọng, vẫn còn GV nhận thấy việc này không quan trọng bằng các hoạt động dạy học khác ( 28.57%), Có 3.57% các GV nhận định rang tuỳ thuộc nội dung của trương trình mà

phát triển NLTH.

23

Trang 32

A - - £ 1 L n 1 7

Câu 2: Thây cô hãy cho biêt tân xuât của các hoạt động mà thây cô tô chức trong

quá trình dạy học dưới đây bằng cách tích dấu X vào ô bên cạnh.?

Bảng 1.2 Kết quả khảo sát hoạt động dạy học của GV.

Hoạt động

Mức độ sử dụng

Khôngbao giờ

Hiếm khỉThỉnhthoang

Thườngxuyên

Trang 33

Trong các hoạt động dạy học đã được đề xuất, việc xây dựng, đưa ra các bàitập giúp HS tự học được sử dụng phổ biến nhất, đa số các GV đều sử dụng phương pháp này mức độ sử dụng thường xuyên được đa số giáo viên lựa chọn là 82%,

18% GV thỉnh thoảng sử dụng, tiếp đó là việc hướng dẫn HS cách tự tìm hiểu tàiliệu với 68% GV thường xuyên sử dụng, 25% GV thỉnh thoảng sử dụng và chỉ có

7% GV hiếm khi sử dụng, không có GV nào chưa từng sử dụng

Ngược lại, số GV chưa bao giờ sử dụng PPDH dự án và PPDH WebQuest

chiếm tỉ lệ rất cao (57%) PPDH dự án không có GV nào thường xuyên sử dụng, số

lượng GV thỉnh thoảng sử dụng cũng rất thấp (7%) Chỉ có 36% số lượng GV hiếmkhi sử dụng Tương tự với PPDH WebQuest, chỉ có 4% số lượng GV thường xuyênsử dụng, lượng GV thỉnh thoảng sử dụng cũng rất thấp (7%) và có 32% số lượng

GV hiếm khi sử dụng Tỉ lệ này cũng gần như tương tự với phương pháp dạy học

theo góc Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận được phản hồi từ các GV về việc không sử dụng hoặc hiểm khi sử dụng các PPDH này vi một số lí do như: GV chưahiểu rõ về cách thức tổ chức các PPDH trên, PPDH này cần nhiều thời gian, công

sức, và đặc biệt phụ thuộc rất nhiều vào trình độ HS

Bên cạnh đó, không có GV nào chưa bao giờ sử dụng pp đàm thoại, 57% GV hiếm

khi sử dụng, 25% GV thinh thoảng sử dụng và 18% GV thường xuyên sử dụng

Câu 3 Theo thầy cô, để giúp HS lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất, tốt nhất là

Bảng1 3 Kết quả khảo sát GV về cách giúp HS lĩnh hộitri thức.

Cách giúp HS lĩnh hội tri thức hiệu quảsố GV đồng ýTỉ lệ %

HS tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức dưới dự hướng dẫn của GV.

Trang 34

cho HS GV cần cho HS cơ hội tự tìm hiểu tri thức dưới sự hỗ trợ của GV để HS

phát triển NLTH một cách hiệu quả nhất.

Câu 4 Thầy cô gặp những khó khăn nào trong việc hinh thành và phát triển NLTH

Mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu, soạn

KHDH để phát triển NLTH cho HS

Một số năng lực của học sinh còn hạn chế 21 75%HS chưa có đủ hứng thú đế tự học môn Hoá học 26 96%

Hâu hêt các GV đêu đông ý với những khó khăn trong việc hình thành và phát triển NLTH cho HS mà tôi đưa ra Trong đó khó khăn chiếm tỉ lệ cao nhất là

HS chưa có đủ hứng thú đế tự học môn Hoá học, khó kiểm tra, đánh giá NLTH của

HS và nhiều GV chưa có kinh nghiệm, các PPDH thích hợp để phát triển NLTH

cho HS.

Với nội dung phiếu hởi ở phụ lục 2, tôi đã nhận được câu trả lời từ 263 emHS ( theo hình thức phát phiếu hỏi trực tuyến qua form) về thực trạng phát triến

NLTH của HS THPT và thu được các kết quả sau :

Câu 1 Hãy cho biết mức độ đồng ỷ của em cho các nhận định sau

26

Trang 35

r « — - „ _ - - 2

Bảng1 5.Kêt quảkhảo sát học sinh vê tự học.

Mức độHoàn toàn

đồng ý (Tỉ lệ)

đồng ý (Tỉ lệ)

Phân vân (Ti lệ)

Đồng ý (Tì lệ)

đồng ý (Tỉ lệ)

Việc tự học môn hoá rất quan

Trong một tuần, em thường

dành nhiều thời gian để tự

học môn Hoá học

Em thường tự tìm hiểu kiến

thức môn Hoá trong sách giáo khoa, sách tham khảo

Em thường xuyên tự học bài

cũ và chuẩn bị bài mới trướckhi đến lớp

27

Trang 36

Em thường xuyên chủ động

vạch kế hoạch tự học ngay từđầu năm

Em tự đánh giá được kết quả của việc tự học từ đó điều

chỉnh được kế hoạch tự học môn Hoá học •

Bảng 1 6 Kếtquả khảo sát học sinhkhỏkhăncủa HS khi tự học.

Khó khăntrongviệc hình thành và phát triênNLTH cho HS

Số HS đồng ýTỉlệ %

28

Trang 37

Kiến thức môn Hoá khó đối với em trong việc tự học 186 71%

Em không biết cách tìm nguồn tài liệu uy tín để tựhọc • •môn Hoá học

Hầu hết các HS đều đồng ý những khó khăn trong việc hình thành và pháttriển NLTH của mình mà tôi đưa ra Trong đó khó khăn chiếm tỉ lệ cao nhất là HSchưa có đủ thời gian đế tự học môn Hoá học, HS cảm thấy kiến thức hoá quá khó để

tự học, và chưa biết cách tự học.

Kết quả các khảo sát trên cho thấy:

- Trong quá trinh giảng dạy kiến thức mới cho HS, GV chưa thường xuyên hướng dẫn, tạo điều kiện cho HS phát triển NLTH.

- GV có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các giờ dạy, giờ ôn tập, giờ kiểm tra nhưng chưa nhiều.

- Trong các giờ học nói chung việc phát triển NLTH cho HS còn hạn chế, dù

HS nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triền NLTH nhưng chưa được

tạo điều kiện nhiều, bản thân các em còn thiếu hứng thú để tự học môn Hoá học,

dẫn đến HS chưa có thói quen lập kế hoạch tự học và đánh giá NLTH cùa bảnthân.

Từ các kết quả khảo sát ở trên, chúng tôi đặt ra một vấn đề, đó là làm thế nào để dạy học nhằm phát triển NLTH cho HS một cách hiệu quả Đây chính là mục tiếu mà người giáo viên hóa học cần hướng tới đề bổ sung và hoàn thiện nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để NLTH của HS được phát triển tốt nhất.

29

Trang 38

Tiểukết Chương1

1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Đã có rất nhiều luận văn thạc sĩ Giáo dục học về dạy học phát triển nãng lực,tuy nhiên các đề tài này đa phần tập trung nghiên cứu phát triển các năng lực chung,

các nghiên cứu về năng lực tự học còn chưa nhiều Các đề tài nghiên cửu trước đây

cho dù có đề cập đến việc phát triển năng lực tự học nhưng tập chung ứng dụng vào

chương trình cũ trước đây, các nghiên cứu phát triển năng lực tự học cho học sinh

ứng dụng vào chương trình giáo dục phổ thông tổng thể còn chưa nhiều.

2 Năng” lực • “ và năng lực • • tự học •

Luận văn đã nghiên cứu và khái quát một số khái niệm, quan niệm về nănglực chung và các năng lực đặc thù môn Hóa học, đặc biệt là tự học.

3 Cácphươngpháp dạy học

Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận của một số phương pháp dạy học dung

trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.

4 Đánh giá năng lực tự học

Luận văn đã nghiên cứu và giới thiệu một số phương pháp đánh giá năng lựctự học cho HS Các hình thức đánh giá này thì yêu cầu GV phải tìm hiêu về cách

thiết kế và tổ chức thực hiện để việc đánh giá được khách quan và chính xác.

5 Thực• trạng ♦*phát triểnJL ơ •năng • lực tự• học của HS ỏ’các trưòìig THPT •hiện«/nay

Tôi đã tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến của các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy ở một số trường THPT hiện nay và các HS THPT Kết quả cho thấy việc

sử dụng các biện pháp phát triền năng lực tự học cho HS hiện nay rất cần thiết Kết

quả khảo sát cũng là cở sở giúp chúng tôi đề xuất các biện pháp phát triến NLTH

cho HS trong dạy học phần cấu tạo nguyên tử, Hoá học 10.

30

Trang 39

MỌT SỐ BIỆN PHÁP DẠYHỌC PHẤN “CẤU TẠO NGUYÊN TỬ”, HÓAHỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NÀNG LỤ• • • C TỤ HỌCCHOHỌC SINH.2.1 Phântíchnội dung phầncấutạo nguyên tử, Hoá 10

2.1.1 Cấu trúc và mụctiêuphầncấu tạo nguyêntử, Hoá học10

Phần Cấu tạo nguyên tủ’, Hoá học 10 đuợc chia thành 3 bài học : Các thành

phần của nguyên tử ; Nguyên tố hoá học ; cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử

Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học, mỗi nội dung cần đạt được các yêu cầu sau :

Các thành phần cùa nguyên tử

- Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô

cùng nhở; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên

tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lóp

vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt) - So sánh được khối lượng cùa electron với proton và

neutron, kích thước cùa hạt nhân với kích thước nguyên tử.

Nguyên tố hoá học - Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học, số hiệunguyên tử và kí hiệu nguyên tử.

- Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối.

- Tính được nguyên tử khối trung bình (theo amu) dựa vào

khối lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phổ khối lượng được cung cấp.

Cấu trúc lớp vỏ

electron nguyên tử

- Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford - Bohr

với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trongnguyên tử.

- Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO.

- Trinh bày được khái niệm lóp, phân lóp electron và mối

quan hệ về số lượng phân lớp, trong một lớp Liên hệ được về

số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.

31

Trang 40

- Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp

electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử z của 20

nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.

- Dựa vào đặc điếm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loạihay phi kim) của nguyên tố tương ứng.

2.1.2 Phương pháp dạyhọc phân Câu tạo nguyên tử, Hoáhọc 10

Nội dung phần cấu tạo nguyên từ, Hoá học 10 là nội dung cơ bản, quan trọng

giúp HS có kiến thức cốt lõi, nền tảng để học tiếp nội dung các chương sau Các nộidung học của phần khá trừu tượng khái quát hoá cao, do vậy HS có thế gặp khókhăn trong việc tiếp thu và vận dụng các kiến thức.

Khi dạy học phần cấu tạo nguyên tử, GV cần đảm bảo xác định rõ mục mà học sinh cần đạt được trong phần này, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với

mục tiêu học tập và đối tượng HS Có thể sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo

luận nhóm, dạy học dự án, dạy học theo góc hoặc bất kỳ kỹ thuật, phương pháp giảng dạy nào khác để giúp HS hiếu bài học và đạt được mục tiêu mà GV đưa ra.

2.2 Thiết kế bộcôngcụđánh giá năng lực tự họccủahọcsinh

2.2.1 Mục đích

NLTH là một khái niệm trừu tượng và bị chi phối bởi rất nhiều yểu tố.Trong

nghiên cứu khoa học, để xác định được sự thay đổi các yếu tố của NLTH sau một quá trình học tập, các nhà nghiên cứu đã tập trung mồ phỏng, xác định những dấuhiệu của NLTH được bộc lộ ra ngoài Bằng cách đánh giá năng lực tự học, chúng ta có thể xác định mức độ thành công của học sinh trong việc tự học và tự quản lý họctập, cung cấp phản hồi, xây dựng và hướng dẫn phù hợp cho từng học sinh Điềunày giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và năng lực quản lý học tập của họ, xác

định mục tiêu học tập cá nhân và phát triển kế hoạch học tập cụ thể để đạt đượcmục tiêu đó Hơn nữa, việc thu thập thông tin đánh giá từ nhiều HS giúp GV điều

chỉnh, cải thiện được quá trinh giảng dạy của minh.

2.2.2 Nguyêntắc thiết kế bộ côngcụ đánhgiá năng lực tựhọc của học sinh

32

Ngày đăng: 15/06/2024, 16:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w