1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh thông qua dạy học phần liên kết hóa học hóa học 10 luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học

143 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh thông qua dạy học phần liên kết hóa học - Hóa học 10
Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Kim Giang
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 11,38 MB

Nội dung

Chương trinh giáo dục phổ thông môn Hóa họcban hành theo thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT đã đề cập chi tiết tới các thành tố NL hóa học bao gồm: NL nhận thức hóa học NL NTHH, NL tìm hiểu t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THÚY QUỲNH

PHÁT TRIÉN NĂNG Lực NHẬN THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHÀN

LIÊN KÉT HÓA HỌC - HÓA HỌC 10

LUẬN VĂN THẠC sĩ su PHẠM HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHUONG PHÁP DẠY HỌC

Bộ MÔN HÓA HQC

Mã số: 8140212.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Kim Giang

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Sư phạm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn sâu sắc nhất tới TS Phạm Thị Kim Giang - người đã tận tinh hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quátrình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Qua đây tôi cũng xin được bày tò lòng biết ơn đến các thầy cô giáo giảng dạy lớp Cao học Hóa học QH-2021S đã truyền đạt những kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập Xin ghi nhận sự giúp đờ nhiệt tình của các bạn học viên lớp cao học

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các quý thầy cô giáo cùng các emhọc sinh trường Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic và trường THPT Lê ThànhTông, Hà Nội đà tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, điều tra, thực nghiệm để hoànthành luận văn này

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên tôi hoàn thành luận• văn một • cách tốt nhất

Với trình độ, kinh nghiệm, thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất kinh mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quýthầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

rnr^ r _ _ •

Tac gia

Nguyễn Thúy Quỳnh

1

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng mô tả tiêu chí và mức độ đánh giá cùa NL NTHH 9Bảng 2.1 Yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực và phẩm chất phần “Liên kết hóahọc” 30

Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.2. Ket quả tự đánh giá NL NTHH của HS lớp PC1920Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.3 Kết quả tự đánh giá NL NTHH của HS lớp PC1923Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá NL NTHH của 5 HS lớp PC1920Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá NL NTHH của 5 HS lớp PC1923Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.6 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích điểm của lớp PCI920

Error! Bookmark not defined

Bảng 3.6 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích điểm của lớp PC 1923

Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.7 Phân loại kết quả học tập của HS 2 lớp TN qua 4 bài kiểm tra Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.8 Tống họp các giá trị đặc trưng qua 4 bài kiếm tra của 2 lớp TN Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.9 Bảng thể hiện giá trị phép kiểm chứng T-testError! Bookmark not defined.

Ill

Trang 5

DANH MỤC CÁC BIẾU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Mức độ hiểu biết, tiếp cận và triển khai DH nhàm phát triển NLNTHH 22Biểu đồ 1.2 Mức độ sử dụng các PPDH để phát triển NL NTHH của HS 23Biểu đồ 1.3 Mức độ hiệu quả của các PPDH nhằm hình thành và phát triển NLNTHH cho HS (Đơn vị: %) 23Biểu đồ 1.4 Mức độ sử dụng các loại công cụ để đánh giá NL NTHH 24Biểu đồ 1.5 Đánh giá những khó khăn trong dạy học phần “Liên kết hóa học”- Hóa học 10 24Biếu đồ 1.6 Đánh giá của HS về mức độ sử dụng các hình thức tố chức hoạt độngtrong DH hóa học 25Biểu đồ 1.7 Đánh giá của HS về khả năng tiếp thu kiến thức thông qua bài tập 26Biểu đồ 1.8 Đánh giá của HS về khả năng tiếp thu kiến thức khi học qua hình ảnh,video, mô hình 26Biêu đồ 1.9 Đánh giá của HS về khả năng tiếp thu kiến thức khi học thông qua tròchơi 26Biểu đồ 3.1 So sánh 8 tiêu chí qua TN của lớp

PC 1920 Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 3.7 Tần số lũy tích điểm của lớp PC 1920. Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 3.8 Tần số lũy tích điểm của lớp PC1923 Error! Bookmark not defined

IV

Trang 6

Biểu đồ 3.9 Thống kê điểm số trước và sau 3 lần TN của lớp PC 1920 Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 3.10 Thống kê điểm số trước và sau 3 lần TN của lớp PC 1923 Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ luân chuyển góc học tập 17

Hình 1.2 Cách tiến hành kĩ thuật mảnh ghép 18

Hình 2.1 Thẻ nguyên tử sử dụng trong bài “Quy tắcoctet” 48

Hình 2.2 Thẻ nguyên tử sử dụng trong bài “Liên kết ion” 49

Hình 2.3 Mô hình tinh thể NaCl HS đã thiết kế 50

Hình 2.4 HS thực hiện thí nghiệm thử tính dẫn điện của hợp chất 51

Hình 2.5 Thẻ nguyên tử sử dụng trong bài “Liên kết cộng hóa trị” 51

Hỉnh 2.6 Các mô hình mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử52 Hình 2.7 Trò chơi “Tiếp sức” 55

Hình 2.8 Trò chơi tương tác “Nối từ” 55

Hình 2.9 Trò chơi “Đưa ong về tổ” 56

Hình 2.10 Trò chơi “Kết nối hóa học” 56

Hình 2.11 Trò chơi “Tìm đáp án phù hợp” 58

V

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIÉN NĂNG LỤC NHẬN THƯC HÓA HỌC CHO HỌC SINH 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Tổng quan về năng lực 6

1.2.1 Khái niệm và cấu trúc của năng lực 6

1.2.2 Các năng lực cần hình thành cho học sinh 7

1.3 Năng lực hóa học và năng lực nhận thức hóa học 8

1.3.1 Khái niệm năng lực nhận thức hoá học 8

1.3.2 Cấu trúc và biểu hiện của năng lực nhận thức hóa học 8

1.3.3 Tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức hóa học 9

1.3.4 Vai trò của năng lực nhận thức hóa học 11

1.3.5 Đánh giá năng lực nhận thức hóa học của học sinh 12

1.4 Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triến năng lựcnhậnthức hóa họccho học sinh 13

1.4.1 Phương pháp dạy học trực quan 13

1.4.2 Phương pháp dạy học nhóm 14

1.4.3 Phương pháp dạy học theo góc 15

1.4.4 Kĩ thuật mảnh ghép 18

1.5 Trò choi trong dạy học 19

1.5.1 Khái niệm 19

1.5.2 Phân loại trò chơi dạy học 19

1.5.3 Ư’u, nhược điểm của trò chơi 20

1.6 Bài tập hóa học 20

1.6.1 Khái niệm 20

1.6.2 Phân loại bài tập hóa học 21

1.6.3 Vai trò, ý nghĩa của bài tập hóa học 21

1.7 Thực • trạng • Ư phát I triển ơ • năng • lực nhận thức • hóa học cho học • sinh “ trong dạy • •/ học hóa học ỏ ’ một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội 21

VI

Trang 8

1.7.1 Mục đích điều tra 21

1.7.2 Đối tượng điều tra 21

1.7.3 Nội dung điều tra 22

1.7.4 Phương pháp điều tra 22

1.7.5 Kết quả điều tra 22

Tiểu kết chương 1 27

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÁT TRIẺN NĂNG Lực NHẬN THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHÀN LIÊN KẾT HÓA HỌC-HÓA HỌC 10 28

2.1 Quá trình phát triển nội dung về liên kết hóa học trong chương trình hóa học phổ thông, mục tiêu, cấu trúc phần Liên kết hóa học trong chương trình Hóa học 10 28

2.1.1 Quá trình phát triền nội dung về liên kết hóa học trong chương trình hóa học phổ thông 28

2.1.2 Cấu trúc phần liên kết hóa học 29

2.1.2 Yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực và phẩm chất của phần liên kết hóa học - Hóa học 10 30

2.2 Thiết kế công cụ ơ • đánh giá năng lực nhận C5 C5 • • thức hóa học • cùa học sinh • 33

2.2.1 Phiếu đánh giá theo tiêu chí 33

2.2.2 Đánh giá qua bài kiểm tra 38

2.3 Nguyên tắc và quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy nhằm phát triển năng lực nhận• • thức hóa học của họcsinh 45

2.3.1 Nguyên tắc xây dựng kế hoạch bài dạy 45

2.3.2 Quy trinh xây dựng kế hoạch bài dạy 45

2.4 Biện pháp phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh trong dạy học phần liên kết hóa học 46

2.4.1 Sử dụng phương pháp dạy học trực quan 46

2.4.2 Thiết kế và tổ chức một số trò chơi trong dạy học phần Liên kết hóa học nhằm phát triển năng lực nhận thức hóa học của học sinh 53

vii

Trang 9

9 _ _ - _ _ _ _ _ - N _ _ 9

2.4.3 Tuyên chọn và xây dựng bài tập hóa học nhăm phát triên năng lực nhận

thức hóa học của học sinh 59

2.5 Kế hoạch bài dạy mỉnh họa 64

2.5.1 Kế hoạch bài dạy 1: Quy tắc octet 64

2.5.2 Kế hoạch bài dạy 2: Liên kết ion 75

Tiểu kết chương 2 87

CHƯƠNG 3 THựC NGHIỆM SƯ PHẠM 88

3.1 Mục • • • • • 1 • đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 88

3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 88

3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 88

3.1.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 88

3.2 Đối tượng, thòi gian thực nghiệm sư phạm 88

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 88

3.2.2 Thời gian thực nghiệm 89

3.3 Nội dung thực nghiệm 89

3.4 Kết quả thực nghiệm và xử lý số liệu của thực nghiệm sư phạm 89

3.4.1 Phương pháp xử lý kết quả 89

3.4.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm 90

Tiểu kết chương 3 100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cúu LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC

Vlll

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế kỷ 21 đánh dấu sự phát triển như vũ bào của khoa học kĩ thuật và côngnghệ, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống Trong đó, năng lực (NL) của con người được xem là yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội Vì vậy, để thíchnghi với bối cảnh thế giới thay đối từng ngày thì việc đổi mới giáo dục nhàm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vô cùng cấp thiết Nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có kiến thức, trí tuệ, sáng tạo đề đáp ứng các nhu Cầu của xã hội

Tại Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đối mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “ Tiếp tục đôi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghì nhớ máy móc ”[9] Như vậy mục tiêu giáo dục phố thông của nước ta đã chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL

Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hóa học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên (KHTN), nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất Chương trinh giáo dục phổ thông môn Hóa họcban hành theo thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT đã đề cập chi tiết tới các thành tố

NL hóa học bao gồm: NL nhận thức hóa học (NL NTHH), NL tìm hiểu thế giới tựnhiên dưới góc độ hóa học và NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn [3] Trong đó NL NTHH là một NL thành phần quan trọng Hiện nay trong dạy học (DH) ở trường phổ thông mặc dù giáo viên (GV) đã tiếp cận với DH phát triển NLnhưng vẫn còn hạn chế Nhiều GV chưa sử dụng thành thạo các phương pháp dạyhọc (PPDH) nên hiệu quả phát triển các NL nói chung cũng như NL NTHH cònchưa cao

Trong chương trình môn hóa học Trung học phổ thông (THPT), nội dung kiến thức về Liên kết hóa học có vai trò rất quan trọng giúp học sinh (HS) có thể giải thích được cấu tạo phân tứ và tính chất lí hóa của các chất Kiến thức của phần này

là cơ sở lý thuyết chủ đạo đế nghiên cứu về hóa vô cơ và hữu cơ tiếp theo trongtoàn bộ chương trình học Tuy nhiên đây là một trong nhừng đơn vị kiến thức trừu

1

Trang 11

tượng và khó đôi với cả người dạy và người học Việc áp dụng các PPDH tích cực

sẽ giúp “đơn giản hóa” các kiến thức, giúp các em HS hứng thú và dễ hiếu hơn Từ

đó phát triển được NL NTHH của HS

Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh thông qua dạy học phần Liên kết hỏa học - Hóa học 10 ”.

Quá trình DH môn hóa học ở trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển NL NTHH cho HS thông qua DH phần Liên kết hóa học ở trườngTHPT

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2023 đến 12/2023

5 Câu hỏi nghiên cứu

DH phàn Liên kết hóa học - Hóa học 10 như thế nào để phát triển NL NTHHcho HS?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Neu GV xây dựng KHBD và tổ chức DH phần Liên kết hóa học - Hóa học 10

có sừ dụng các biện pháp DH tích cực như: DH trực quan, DH sừ dụng trò chơi, DH

sử dụng bài tập hóa học (BTHH) thì sẽ góp phần hình thành, phát triển NL NTHHcho HS

2

Trang 12

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sờ lý luận về NL, NL NTHH, PPDH tích cực nhằm phát triển

- Xây dựng 03 KHBD minh họa cho các biện pháp đề xuất

- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) đế khẳng định tính khả thi và hiệu quá cúacác đề xuất nhằm phát triển NL NTHH cho HS

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng họp, khái quát hóa để tậphợp, phân tích các tài liệu về NL, NL NTHH, các PPDH tích cực, cấu trúc nội dungkiến thức phần Liên kết hóa học - Hóa học 10

- Phương pháp điều tra: Khảo sát, điều tra thực trạng của DH phát triến NLNTHH cho HS

- Phương pháp TNSP: Tiến hành TNSP để đánh giá tính phù hợp của chủ đề học tập và biện pháp sử dụng để phát triển NL NTHH

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích dữ liệu, đánh giá độ tincậy, độ giá trị của các số liệu thu thập được từ kết quả TNSP nhằm đánh giá tínhkhả thi của đề tài

3

Trang 13

9 Đóng góp của luận văn

- Góp phần tổng quan, hệ thống hóa cơ sở lí luận về các vấn đề: NL, PPDHtích cực nhàm phát triển NL NTHH cho HS Làm rõ khái niệm, các biểu hiện của

NL NTHH

- Làm rõ cơ sở thực tiễn: Điều tra, đánh giá thực trạng DH phát triển NL và thực trạng phát triển NL NTHH ở trường Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic và THPT Lê Thánh Tông

- Đề xuất bộ công cụ đánh giá NL NTHH của HS bao gồm bài kiểm tra và phiếu đánh giá theo tiêu chí NL NTHH với 8 tiêu chí và 3 mức độ rõ ràng ứng với mỗi tiêu chí Công cụ này giúp GV và HS có thể đánh giá các cấp độ NL NTHHmột cách khách quan, rõ ràng Phiếu đánh giá theo tiêu chí được thiết kế không những áp dụng để đánh giá NL NTHH của HS khi DH về liên kết hóa học mà có thể

sử dụng khi DH về các phần khác

- Đề xuất 3 biện pháp phát triển NL NTHH mang tính đổi mới, sáng tạo và khả năng ứng dụng thực tiền

- Thiết kế 3 KHBD minh họa cho các biện pháp đã đề xuất

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực nhận thứchóa học cho học sinh

Chương 2: Biện pháp phát triến nàng lực nhận thức hóa học thông qua dạy học phần liên kết hóa học - hóa học 10

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

4

Trang 14

CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT

TRIÉN NĂNG Lực • NHẬN • THỨC HÓA HỌC • CHO HỌC • SINH1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dụcphổ thông tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học Với môn Hóa học, NL đặc thù cần hình thành là NL hóa học (bao gồm NL NTHH, NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, NL vận dụng kiến thức kĩ năng đã học) Việc giảng dạy và học tập bộ môn Hóa học theo chương trình phổ thông mới đang

áp dụng ở chương trình Hóa 10 trong năm học 2022-2023 Vì là giai đoạn mới bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới nên chỉ có một số lượng ít các công trìnhnghiên cứu về NL NTHH như:

Đe tài “Phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh thông qua mô hình dạy học phân hóa” của tác giả Vũ Minh Trang đã hệ thống lại các cơ sở lý thuyết,

đề xuất các nguyên tắc và quy trình thiết kế kế hoạch DH dựa trên quan điểm DH phân hóa nhằm phát triển NL NTHH cho HS Đề tài đã đưa ra được 10 tiêu chíđánh giá cùng với 4 mức độ để đánh giá NLNTHH của HS Kết quả TNSP cho thấy việc vận dụng quan điểm dạy học phân hóa nhằm phát triển NL NTHH cho HS là khả thi và bước đầu mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học Hóa học [29]

Tác giả Nguyễn Nhị Hà đã xây dựng được một số chù đề DH, kế hoạch DH theo hướng STEM nhằm phát triển NL NTHH cho HS với đề tài “Phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương Cacbon - Silic, Hóa học 11 theo hướng tiếp cận STEM” Đề tài đã thiết kế được bộ công cụ đánh giá NLNTHH cho HS thông qua dạy học các chủ đề theo hướng tiếp cận STEM chươngCacbon-Silic Kết quả đề tài cho thấy HS đã có khả năng vận dụng các kiến thứctổng hợp đề giải quyết tình huống thực tiễn, qua đó hoàn thiện phẩm chất và nănglực [10]

Tác giả Lương Thị Khánh Linh (2022) với đề tài “Sử dụng phần mềmCrocodile Chemistry thiết kế thí nghiệm ảo phần kim loại - Hóa học 12 nhằm pháttriển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh” Đề tài đã xây dựng được phiếu đánh giá NL NTHH bao gồm 10 tiêu chí và 3 mức độ chi tiết ứng với mỗi tiêu chí

5

Trang 15

Kết quả cho thấy việc áp dụng thí nghiệm ảo thiết kế bằng phần mềm CrocodileChemistry vào DH nhằm phát triển NL NTHH cho HS là khả thi [17]

Năm 2023, tác giả Nguyễn Thị Hiền đã tiến hành nghiên cứu với đề tài :”Phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần Liên kết hóa học, Hóa học 10” Trong đề tài này, tác giả đà xây dựng khái niệm, đặc điềm, nguyên tắc và quy trình lựa chọn BTHH, từ đó đà lựa chọn và biên soạn được hệ thống BT phần Liên kết hóa học Kết quả cùa đề tài cho thấy rằng việc sử dụng hệ thống BTHH là một phương pháp hiệu quả để phát triển NL NTHH cho HS [12]

Nhóm tác giả Nguyễn Kim Chi, Đặng Thị Thuận An, Lê Trần Diệu My, Nguyễn Thị Lan Anh, Dương Thị Tuyết Nữ đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Vận dụng mô hình 5E trong dạy học chủ đề “Nguyên tố nhóm VIIA” (Hóa học 10) nhàm phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh trung học phổ thông” Bài viết đã vận dụng của mô hình 5E trong DH nhằm phát triển NL NTHH cho HS và đề xuấtquy trình DH cụ thể hóa mô hình 5E Từ đó áp dụng thiết kế các kế hoạch dạy học chủ đề “Nguyên tố nhóm VIIA” Kết quả TN bước đầu cho thấy mô hình DH 5E gópphần phát triển NL NTHH của HS phổ thông [8]

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đều đà phân tích được cấu trúc của NL NTHH, đưa ra được các tiêu chí và các mức độ đánh giá NL NTHH cùa HS Tuy nhiên các biện pháp phát triển NL NTHH của HS đưa ra vẫn còn chưa đa dạng Như vậy việc nghiên cứu NL NTHH là tương đối mới và việc đưa ra các biện pháp nhằm phát triển NL NTHH đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá NL NTHH ứng với mỗi nội dung chương trình là vô cùng cần thiết Chúng tôi nhận thấy rằng có rất ít

đề tài nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề phát triển NL NTHH thông qua DH phần Liên kết hóa học Vì vậy việc nghiên cứu đề tài là cần thiết và có ý nghĩa thựctiễn trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay

1.2 Tổng quan về năng lực

1.2.1 Khái niệm và cấu trúc của năng lực

Khái niệm NL có nguồn gốc từ tiếng Latinh “competentia” Cụm từ này được

đề cập lần đầu tiên bởi R.w White [35] từ năm 1959 và cho đến nay, đã có rấtnhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về nó

6

Trang 16

Theo Chương trình giáo dục Quebec (Quebec Education Programme): “NL là

tổ họp các hành động trên cơ sở sử dụng và huy động hiệu quả kiến thức và kĩ năng

từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết thành công các vấn đề diễn ra trong cuộc sống hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh thực” [33]

Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2018), “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập rèn luyện cho phép con người huy động các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khácnhư hứng thú, niềm tin, ý chí thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất địnhđạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [2]

Nhiều tác giả trong và ngoài nước cũng đã nghiên cứu và đưa ra định nghĩa về

NL như: Weinert, F.E (2001)- [34], Denyse Tremblay (2002)- [32], Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014)- [1]

Dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhìn chung các khái niệm về NL đều có điểm tương đồng là khi nói tới NL là nói tới kiến thức, kỹ năng và khả năng huy động các kiến thức, kĩ năng đó để giải quyết thành công các vấn đề trong cuộc sống

Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng khái niệm NL được trình bày theo Chương trinh giáo dục phổ thông tổng thể 2018 [2]

Theo [2], Chương trình giáo dục phồ thông tồng thể 2018 đã xác định mục tiêu cần hình thành và phát triển cho HS 2 loại NL cốt lõi sau:

- NL chung: là những NL cơ bản và thiết yếu mà con người cần có để sống vàlàm việc một cách bình thường trong xã hội NL này được hình thành và phát triểnthông qua tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục bao gồm 3 họp phần là: NL

tự chủ và tự học, NL giao tiếp và họp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL đặc thù: Là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bảnthân một cách chủ động nhằm thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể NL này được ưu tiên hình thành và phát triển ở một số môn học do đặc điếm riêng của môn học đó, bao gồm 7 hợp phần là: NL ngôn ngữ, NL tínhtoán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ và NL thể chất

7

Trang 17

1.3 Năng lực hóa học và năng lực nhận thức hóa học

Hóa học là môn học thuộc nhóm môn KHTN ở cấp THPT Môn hóa học hìnhthành và phát triển ở HS NL hóa học với các thành phần gồm: NL NTHH; NL tìm

hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

NL NTHH là một trong ba NL thành phần của NL hóa học Đây là NL phát triền tiếp nối với NL nhận thức khoa học đã được hình thành từ các cấp học dưới

mà chương trình mới xây dựng

Trên cơ sở khái niệm NL được đưa ra ở mục 1.2.1, chúng tôi xác định: “NL NTHH là quá trình HS nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất, các quá

trình hóa học, các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng, một số chất hóa học cơ

bản và chuyển hóa hóa học, một số ứng dụng của hóa học trong đời sống và sản

xuất.”

1.3.2 Cấu trúc và biếu hiện của năng O • lực nhận thức hóa học

Theo [3], NL NTHH gồm 8 biểu hiện như sau:

- Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hoá học

- Trình bày được các sự kiện, đặc điềm, vai trò của các đối tượng, khái niệmhoặc quá trình hoá học

- Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ

- So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm hoặc quá trinhhoá học theo các tiêu chí khác nhau

- Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trìnhhoá học theo logic nhất định

- Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các đối tượng, kháiniệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo - tính chất, nguyên nhân - kết quả, )

- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngừ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học

- Thảo luận, đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chú đề

Trang 18

1.3.3 Tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức hóa học

Trên cơ sở các biểu hiện của NL NTHH đã trình bày ở mục 1.3.2, chúng tôi xâydựng thành 8 tiêu chí với các mức độ biếu hiện của các tiêu chí được mô tả ở bảngsau:

Bảng ỉ ỉ Bảng mô tả tiêu chỉ và mức độ đánh giá cùa NL NTHH

đủ và chính xác

Nhận biết được đốitượng (nguyên tố hóa học, dụng cụ - hóachất, thí nghiệm ),

sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hóahọc nhưng nêu tên đốitượng còn chưa chính xác

Nhận biết và nêu tên của các đốitượng (nguyên tốhóa học, dụng cụ - hóa chất, thínghiệm ), sự kiện, khái niệm hoặcquá trình hóa họcđầy đủ và chính xác

Trình bày đầy đủnhưng chưa khoa học, logic các sự kiện, đặcđiểm, vai trò của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hóahọc theo các tiêu chíxác định

Trình bày đầy đủ, khoa học, logic các

sự kiện, đặc điểm,vai trò của các đốitượng, khái niệm hoặc quá trình hóahọc theo các tiêuchí xác định

Mô tả chính xác nhưng chưa đầy đủđối tượng bằng các hình thức nói, viết,

Mô tả đầy đủ và chính xác được • đốitượng bằng cáchình thức nói, viết,

9

Trang 19

sơ đồ, biểu đồ,

bảng

sơ đồ, biểu đồ, bảng

công thức, sơ đồ, biểu

đồ, bảng

công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng

TC4: So sánh,

phân loại, lựa

chọn được các

đối tượng, khái

niệm hoặc quá

trình hóa học •

theo các tiêu chí

khác nhau

Chưa so sánh, phân loại, lựachọn được các đốitượng, khái niệm hoặc quá trìnhhóa học theo cáctiêu chí

Phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hóa học dựa theo• •các tiêu chí chính xácnhưng so sánh chưađầy đủ

So sánh, phân loại,lựa• •chọn chính xác

và đầy đủ các đốitượng, khái niệmhoặc quá trình hóahọc dựa theo các tiêu chí

Phân tích các khíacạnh của đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hóa học nhưngchưa theo logic hoặc chưa đầy đủ

Phân tích các khíacạnh cùa các đốitượng, khái niệmhoặc quá trình hóahọc theo logic đầy

hệ giữa các đốitượng, khái niệmhoặc quá trình hóa học (cấu tạo -tính chất, nguyênnhân - kết quả ) chưa đúng

Giải thích và lập luận

về mối quan hệ giữa các đối tượng, khái niệm hoặc quá trìnhhóa học (cấu tạo -tính chất, nguyên nhân - kết quả ) chưa đầy đủ

Giải thích và lậpluận được về mối quan hệ giữa các đối tượng, kháiniệm hoặc quá trình hóa học (cấutạo - tính chất,nguyên nhân - kết quả ) một cách rõ ràng và logic

TC7: Tìm được

từ khóa, sử dụng

Chưa xác địnhđược từ khóa kết

Tìm được tù' khóanhưng chưa kết nối

Tìm được từ khóa,

sử dụng được thuật

10

Trang 20

1.3.4 Vai trò của năng lực nhận thức hóa học

NL NTHH có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình DH ở trường THPT Khâu quan trọng đầu tiên cùa quá trình DH ở trường phố thông là tiến hành tổ chức, hướng dẫn HS tự lực tiếp thu những kiến thức của môn học Trên cơ sở đó làm nảy

được thông tin theo logic có ý nghĩa, lậpđược dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học

ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ýnghĩa, lập đượcdàn ý khi đọc và trình bày các vănbản khoa học

Đã đưa ra những nhậnđịnh, phê phán liên quan đến chủ đề nhưng chưa đầy đủ

Thảo luận, đưa ranhững nhận định phê phán có liênquan đến chủ đề chính xác và logic

sinh nhu câu, hứng thú học tập và phát huy tích cực nhận thức của HS trong suôtquá trình học tập.Trong DH hóa học, việc hình thành và phát triển NL NTHH có những ý nghĩa to lớn sau [3]:

- Góp phần giúp HS hình thành, phát triển các NL chung Các hoạt động cánhân hoặc hoạt động giúp HS phát triển NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và họp tác; NL giải quyết vẩn đề và sáng tạo

- Tạo điều kiện phát triển các NL hóa học đặc thù khác: NL tìm hiểu thế giới

tự nhiên dưới góc độ hóa học; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học NL NTHHgiúp HS áp dụng các kiến thức và các tình huống và vấn đề trong cuộc sống hàng ngày Ngoài ra HS cũng hiểu được tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống, từ

đó có cách sử dụng hóa chất, các sản phấm hóa học an toàn và hiệu quả

- Tương hỗ cho sự phát triển các phẩm chất cùa HS Giữa phẩm chất và NL của HS không có sự tách biệt mà chúng thúc đẩy nhau Ớ đây, thông qua việc tim

11

Trang 21

hiểu các kiến thức hóa học sẽ giúp HS phát triển các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Giúp HS hứng thú, yêu thích môn học, thúc đấy tinh thần nghiên cún

Như vậy, NL NTHH đóng vai trò quan trọng trong việc giúp HS hiểu, yêu thích môn học cũng như ứng dụng hóa học vào thực tiễn, xây dựng nền tảng cho học tập và định hướng phát triển nghề nghiệp tương lai

1,3.5 Đánh o giá năng O •lực nhận• • thức hóahọc của học sinh

Đe đánh giá NL NTHH có thể sử dụng các công cụ sau [7], [13]:

- Câu hỏi, BT: Có thể bao gồm BT tự luận, câu hỏi, BT trắc nghiệm khách quan, bảng KWL, bảng hởi ngắn Tùy thuộc vào mục tiêu cần đạt của kiến thức,

NL cần đánh giá mà xây dựng, lựa chọn những câu hởi, BT khác nhau

- Bảng kiểm: được sử dụng để đánh giá các hành vi hoặc các sản phẩm mà HSthực hiện Với một danh sách các tiêu chí đã xây dựng sẵn, GV sẽ sử dụng bảngkiểm để quyết định xem những hành vi hoặc những đặc điểm của sản phấm mà HSthực hiện có đạt được hay không đạt được những tiêu chí nào

- Thang đo: Tương tự như bảng kiểm, thang đo là bản ghi danh mục các tiêuchí cần đạt được của hoạt động Tuy nhiên thang đo đưa ra các mức đánh giá theo cấp độ, chứ không phải đạt và không đạt như ở bảng kiểm GV sẽ lựa chọn Cấp độ đạt được phù hợp với cấp độ HS thể hiện trên thực tế

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric): là bảng danh mục các tiêu chí cùng với việc mô tả các cấp độ khác nhau đạt được ứng với mỗi tiêu chí Rubric giúp cụ thểhóa các tiêu chí đê định hướng hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động đánh giá; tăng tính thống nhất trong đánh giá; có tiêu chí và cấp độ cho điểm rõ ràng nên hạn chế được yếu tố chủ quan bên ngoài khi đánh giá

- Hồ sơ cá nhân: Là một tập hợp bao gồm nhiều sản phẩm, công việc ngườihọc thực hiện được trong một hoạt động hoặc một quá trình Hồ sơ học tập có thềbao gồm: tranh ảnh, sản phẩm học tập, video, kể hoạch học tập, các bài kiểm tra,báo cáo Qua hồ sơ cá nhân, GV đánh giá được sự tiến bộ, nét đặc thù của HS Nócung cấp thông tin chẩn đoán trong DH, là minh chứng trao đổi với người học và

12

Trang 22

phụ huynh Người học cũng có cơ hội xem lại kêt quả cũng như tự đánh giá được kết quả học tập của minh.

- Đề kiểm tra: Là công cụ sử dụng khi HS làm bài kiểm tra vấn đáp, trên giấyhoặc máy tính Tùy thuộc vào mục đích, hình thức kiểm tra mà GV xây dựng đề kiểm tra phù hợp

1.4 Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực • • • •nhận thức hóa học cho học sinh

1.4.1 Phương pháp dạy học trực quan

ỉ.4.1.1 Khái niệm

Theo [181, [241, PPDH trực quan là PPDH sử dụng các phương tiện trực quantrong quá trình học tập Các phương tiện trực quan trong DH hóa học như: thí nghiệm, mẫu vật, tranh ảnh, hỉnh vẽ, bảng biểu, video

Trong DH hóa học, thí nghiệm là một trong những phương tiện trực quan đặc trưng và quan trọng Ngoài thí nghiệm, GV có thể sử dụng các phương tiện trựcquan khác như mẫu vật, tranh ảnh, hình vẽ, bảng biếu, video trong quá trình DH líthuyết cơ bản, hình thành các khái niệm hoặc nghiên cứu về tính chất, trạng thái tựnhiên, ứng dụng và điều chế các chất Việc sử dụng các phương tiện trực quan phảiphù hợp với mục tiêu bài dạy, nội dung kiến thức và hoàn cảnh thực tế

1.4.1.2 Phân loại các phương pháp trực quan

Theo [18J, [24J, pp trực quan có thể được chia thành:

- pp trình bày trực quan: Thường gắn liền với trinh bày các thí nghiệm, sử dụng các thiết bị kĩ thuật, video, hình ảnh Là cơ sở cho quá trình nhận thức của

HS, là cầu nối giừa lí thuyết và thực tiễn Thông qua trình bày của GV, HS khôngchỉ lĩnh hội• kiến thức mà còn học• •được các thao tác mẫu của GV từ đó hình các kĩ năng, kĩ xảo

- pp quan sát: Là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch tạo khả năng theo dõitiến trình và sự biển đổi diễn ra trong đối tượng quan sát Quan sát là hình thức cảm tính tích cực nhàm thu thập những sự kiện, hình thành những biếu tượng ban đầu về đối tượng Quan sát gắn chặt với tư duy HS quan sát khi GV trình bày phương tiện trực quan hoặc khi chính HS tiến hành làm việc trong PTN

13

Trang 23

• Căn cứ vào cách thức quan sát: quan sát trực tiêp hoặc gián tiêp

• Căn cứ vào thời gian quan sát: quan sát ngắn hạn hoặc dài hạn

• Căn cứ vào phạm vi quan sát: quan sát toàn diện hoặc khía cạnh

• Căn cứ vào mức độ tố chức quan sát: quan sát tự nhiên và quan sát có

bố trí, sắp xếp

ỉ 4.1.3 ưu, nhược đỉểm của dạy học trực quan

Theo tài liệu [18], DH trực quan có một số ưu và nhược điếm như sau:

- Ưu điểm:

• Giúp hoạt động học tập trở nên sinh động, kích thích sự tò mò và

hứng thú học tập, tăng tính ham hiểu biết cùa HS

• Phát triển các kĩ năng thực hành, quan sát, so sánh, nhận xét, kết luận

• Phát triển các NL chung cũng như NL đặc thù hóa học, đặc biệt là NL

NTHH cho HS

- Nhược điểm: Nếu lạm dụng phương tiện trực quan hoặc sử dụng không hợp

lí sẽ phân tán sự chú ý của HS, hạn chế khả năng tư duy trừu tượng, thiếu tậptrung vào những vấn đề bản chất của sự vật, hiện tượng

1.4.2.1 Khái niêm

Theo các tài liệu [18], DH nhóm là một hinh thức xã hội của DH HS của một lóp học được chia thành nhóm trong khoảng thời gian giới hạn Mồi nhóm tự lựchoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả của việc làm nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp

- Bước 3: Các nhóm trình bày kểt quả

- Bước 4: GV đánh giá kết quả của các nhóm và chốt lại đáp án

14

Trang 24

ỉ 4.2.3 ưu, nhược điểm của dạy học nhóm

Theo tài liệu [1], [18], DH nhóm có một số ưu và nhược điểm như sau:

- Ưu điểm:

• Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS

• Phát triền NL giao tiếp và hợp tác: giúp HS biết lắng nghe, chấp nhận

và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến cùa mình trong nhóm; có tinh thần đồng đội, biết quan tâm đến người khác

• Hồ trợ quá trình học tập mang tính xà hội: HS học tập trong mối

tương tác lẫn nhau trong nhóm, có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng

cố các mối quan hệ xã hội và không cảm thấy phải chịu áp lực của

GV Từ đó cũng tăng cường được sự tự tin cho HS

- Nhược điểm:

• Đòi hỏi nhiều thời gian: Thời gian của một tiết học chỉ hạn chế trong

45 phút Thời gian chuẩn bị cho hoạt động nhóm nhiều nên không thể

áp dụng trong mọi tiết học

• Chỉ áp dụng cho lớp không quá đông HS Neu GV điều khiển lớp

không tốt rất dễ dần đến mất trật tự, HS chỉ quan tâm tới nội dungđược giao chứ không quan tâm đến nội dung của nhóm khác khiếnkiến thức không được trọn vẹn

• Các nhóm có thế đi chệch hướng thảo luận do tác động cùa một vài cá

nhân cố tình đưa ra ý kiến để điều khiển cả nhóm Có thể một số HSkhá, giỏi quyết định quá trinh, kết quả thảo luận nên chưa đề cao được tầm quan trọng của từng thành viên Nếu lấy kết quả kiểm tra của nhóm làm kết quả cho từng cá nhân thi chưa công bằng

1.4.3.1 Khái niệm

Học theo góc là một PPDH theo đó HS thực hiên những nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiễm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau [18]

15

Trang 25

1.4.3.2 Một số hình thức tô chức góc học tập

- Góc theo phong cách học: Tại các góc sẽ có tư liệu và hướng dẫn nhiệm vụgiúp HS nghiên cứu nội dung để đạt được mục tiêu học tập theo các phong cách học

khác nhau như: Trải nghiệm, quan sát, phân tích, áp dụng Có thế thực hiện mỗi

nhóm HS làm việc tại mỗi góc đã lựa chọn hoặc có sự luân chuyển vị trí của mồi

nhóm lần lượt tới các góc để thực hiện nhiệm vụ, tùy thuộc vào nội dung bài học đế

GV thiết kế hoạt động học tập cho HS phù hợp và hiệu quả nhất [181

• Góc trải nghiệm: HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện

tượng, giải thích và rút ra nhận xét Phù họp với đối tượng HS dựa trêntrực giác nhiều hơn logic, thích cách tiếp cận kinh nghiệm thực tiễn

• Góc quan sát: HS quan sát video, tranh ảnh hay mẫu vật thật, qua đó

hình thành kiến thức mới Phù hợp với đối tượng HS thích quan sát hơnhành động, thường sử dụng trí tưởng tượng để giải quyết vấn đề

• Góc phân tích: HS đọc tài liệu SGK và tài liệu tham khảo để thực hiện

nhiệm vụ học tập và hình thành kiến thức mới Phù hợp với đối tượng

HS có cách tiếp cận vấn đề ngắn gọn và logic, thích sự giải thích rõ ràng hơn là trình bày thực tế

• Góc áp dụng: HS huy động vốn kiến thức đã biết của mình trong quá

trình thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm hình thành kiến thức mới

Phù họp với đối tượng HS thích giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức

để tìm giải pháp cho vấn đề thực tế

- Góc theo hình thức hoạt động khác nhau: Tại các góc người học được nghiên cứu cùng một nội dung theo các hình thức khác nhau: góc trải nghiệm, góc thảo luận, góc đọc

ỉ.4.3.3 Quy trình thực hiện

Dựa trên tài liệu [18], [24], quy trình DH theo góc được xác định gồm 3 bước như sau:

- Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết đề học theo góc đạt hiệu quả:

• Lựa chọn nội dung phù hợp: Cân nhắc nội dung học tập sao cho việc áp

dụng DH theo góc có hiệu quả hơn việc sử dụng PPDH khác

16

Trang 26

• Địa điểm: Không gian lớp học phải phù hợp với số HS, rộng rãi để bố

trí các góc học tập đạt hiệu quả

• Thời gian: Do HS có sự lựa chọn góc, luân chuyển góc nên thời gian

thích hợp kéo dài trong 2 tiết

- Buớc 2: Xác định nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc:

• Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở

mỗi góc, huớng dẫn HS lựa chọn góc, luân chuyến cho hiệu quả

• Biện soạn PHT, tài liệu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Tổ chức hoạt động theo góc:

• Giới thiệu bài học và các góc học tập đã được bố trí sẵn trong lớp học

• GV hướng dẫn HS chọn góc xuất phát theo sở thích Đưa ra sơ đồ luân

chuyển góc để tránh lộn xộn

Hình 1.1 Sơ đồ luân chuyên góc học tập

• HS luân phiên tại các góc theo thời gian quy định GV thường xuyên

theo dồi, phát hiện khó khăn đế hướng dẫn, hồ trợ kịp thời

• Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá (nếu cần)

1.4.3.4 ưu, nhược điểm của dạy học theo góc

Theo tài liệu [1], [181, DH theo góc có một số ưu và nhược điểm như sau:

- Ưu điểm:

• Mở rộng sự tham gia, nâng cao húng thú và cảm giác thoải mái: HS

được chọn góc theo phong cách học và tương đối độc lập trong việcthực hiện các nhiệm vụ nên tạo được hứng thú và thoải mái

• Được học sâu và hiệu quả bền vững: HS tìm hiểu kiến thức theo các

cách khác nhau, do đó hiểu sâu, nhớ lâu hon

17

Trang 27

• Tăng cường sự tương tác cá nhân giữa GV và HS, HS và HS: GV luôn

theo dõi, trợ giúp hướng dẫn khi HS yêu cầu tạo ra sự tương tác giữa

GV và HS Ngoài ra, HS cũng hỗ trợ, hợp tác với nhau trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ

- Nhược điểm: Cần không gian lớp học lớn, nhiều thời gian cho hoạt động họctập, không phải mọi nội dung đều có thế áp dụng DH theo góc Đòi hỏi GVphải có kinh nghiệm trong việc tố chức, quản lí và giám sát hoạt động học tậpcủa HS

ỉ 4.4 ỉ Khái niệm

Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết họp giữa

cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm Kĩ thuật này được thực hiện nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức họp; kích thích sự tham gia tích cực của người học tronghoạt động nhóm; nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trinh hợp tác [11]

ỉ 4.4.2 Quy trình thực hiện

Kĩ thuật mảnh ghép được tiến hành như sau [4]:

Hình ỉ 2 Cách tiến hành kĩ thuật mảnh ghép

Vòng 2 (mảnh ghép)

có sự liên quan chặt chẽ với nhau Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên gia”

- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trinh bày lại được nội dung trong nhiệm

vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác Mồi thành viên trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo

Vòng 2: “Nhóm mảnh ghép”

18

Trang 28

- Sau kill hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mồi thành viên từ các nhóm

“chuyên gia” khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”

- Từng thành viên từ các nhóm “chuyên gia” trong nhóm “mảnh ghép” lầnluợt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình Đảm bảo tất cả thành viêntrong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên gia giống như nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể

- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép” Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tống họp toàn bộ nội dung đã được tìm hiếu từ các nhóm

Ớ Việt Nam, có nhiều tác giả đưa ra quan niệm về trò chơi DH như: ĐặngThành Hưng, Nguyễn Ánh Tuyết [15], [26] Tổng họp các quan điểm khác nhaucùa nhiều tác giả, chúng tôi nhận định: “Trò chơi học tập là trò chơi mà các thao táctrong trò chơi chính là nội dung học tập, mang tính sáng tạo, khám phá tri thức cao

HS được trải nghiệm hoặc tạo ra các tình huống có vấn đề, từ đó kích thích hoạtđộng nhận thức và rèn luyện kĩ năng đề phát triến một cách toàn diện cả về tri thức, nhân cách và thể chất.”

Dựa theo mục tiêu DH có thể chia thành 4 nhóm trò chơi chính,7 cụ thể:

- Nhóm trò chơi khởi động: sử dụng trò chơi để giới thiệu bài học, thu hút HShứng thú vào bài học và tạo hứng thú tìm tòi nội dung bài học

- Nhóm trò chơi hình thành kiến thức mới: giúp HS tích cực tìm tòi, khám phákiến thức của bài học, HS chủ động tham gia vào hoạt động của bài học

19

Trang 29

- Nhóm trò chơi vận dụng kiến thức: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của thực tiễn, các vấn đề của bài học.

- Nhóm trò chơi ôn tập và củng cố kiến thức: tạo sân chơi học tập, giúp HS

củng cô, hệ thông kiên thức, rèn luyện kĩ năng giải quyet vân đê, kliăc sâu kiên thức

của bài học [21], [28]

Theo tài liệu [21], [35], trò chơi trong DH có một số ưu và nhược điểm như sau:

- Ưu điểm:

• Tạo hứng thú và tương tác: Trò chơi làm cho quá trình học trở nên thú

vị và hấp dẫn hơn HS thường tham gia tích cực hơn, tạo sự tương tác tích cực giữa HS và GV

• Tăng cường khả năng nhận thức: Do tính tương tác và trải nghiệm cao

nên thông qua trò chơi HS có thể hiểu và ghi nhớ tốt hơn các kháiniệm, đặc điếm cấu trúc phân tử, tính chất của các chất

• Góp phần phát triển các NL chung như NL giải quyết vấn đề và sáng

tạo, NL giao tiếp và hợp tác

- Nhược điểm:

• Mất thời gian: Thiết kế và thực hiện trò chơi đòi hỏi nhiều thời gian

GV cần có kĩ năng quản lý lớp học, kiểm soát thời gian và tạo môi trường học tập tích cực

• Khó kiểm soát: Trong một số trường họp, trò chơi có thể dẫn đến tình

huống khó kiếm soát khiến lóp học trở nên hỗn loạn hoặc không tậptrung vào mục tiêu học tập

1.6 Bài tập hóa học

1.6 ĩ Khải niệm

Theo các tài liệu [5], [18], BTHH là nhiệm vụ GV đặt ra để HS giải quyết dựavào việc huy động những kiến thức, kĩ năng sẵn có và những kiến thức, kĩ năng được

hình thành trong chính quá trình giải quyết nhiệm vụ đó Mục tiêu cùa BTHH nhằm

củng cố tri thức đã học, lĩnh hội tri thức mới hoặc đánh giá trong quá trình học tập

môn Hóa Qua việc thực hiện BTHH, HS phát triển những NL chung và NL hóa học

20

Trang 30

1.6,2, Phăn loại bài tập hóa học

Có nhiều cách phân loại BT khác nhau Vì vậy cần có cách nhìn tổng quát về các dạng BT dựa trên cơ sở phân loại nhu sau [25]:

- Phân loại theo hình thức: BT trắc nghiệm khách quan và BT tự luận

- Phân loại theo mức độ nhận thức: BT nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vậndụng cao

- Phân loại theo mục đích sử dụng: BT nhận thức, BT củng cố, BT KTĐG

- Phân loại theo nội dung chung: BT định tính, BT định lượng

- Phân loại theo nội dung cụ thể: BT thông thường (định tính, định lượng); BT

TN, BT gắn với thực tiễn

Trong khuôn khổ luận văn, hệ thống BTHH chủ đề Liên kết hóa học đượcbiên soạn theo từng nội dung kiến thức hóa học nhằm phát triển NL NTHH cho HS

- Ý nghĩa trí dục: Giúp HS tái hiện, khác sâu, mở rộng kiến thức hóa học; nâng cao chất lượng học tập, nó chứa đựng nguồn tri thức để HS tìm tòi, khám phá BTHH là công cụ thúc đẩy HS học tập tích cực, khơi dậy dam mê khám phá chinh phục kiến thức của HS; giúp rèn luyện NL NTHH

- Ý nghĩa phát triển: BTHH giúp HS phát triển tư duy, phát triển và huy động tồng hợp các kĩ năng, NL giải quyết vấn đề, NL thực hành, NL sử dụng ngôn ngữ cho HS, NL hóa học

- Ý nghĩa giáo dục: BTHH giúp HS xây dựng tính trung thực, kiên trì, sángtạo, gọn gàng, ngăn nắp; biết lên kế hoạch, phân công, thực hiện

1.7 Thực trạng phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh trong dạy học • hóa học • một • số trường <75 Trung <75 học • 1 phố thông trên <75 địa bàn • Hà Nội •

Điều tra mức độ tiếp cận và triển khai về DH phát triển NL NTHH cho HS tại một số trường THPT ở Hà Nội

1.7.2 Đồi tượng điều tra

- 12 GV dạy môn Hóa học ở 2 trường: Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic

và THPT Lế Thánh Tông, 20 GV Hóa học tại các trường THPT ở Hà Nội

21

Trang 31

- 306 HS lớp 10 của 2 trường Phồ thông Cao đẳng FPT Polytechnic, THPT Lê Thành Tông.

- Phiếu điều tra GV: Đánh giá các vấn đề sau đây:

• Mức độ GV quan tâm, tiếp cận và triển khai DH phát triển NL NTHH

cho HS

• Những khó khăn GV gặp phải khi triến khai DH phát triển NL NTHH

cho HS

- Phiếu điều tra HS: Đánh giá các vấn đề sau đây:

• Mức độ được tham gia các hoạt động nhằm phát triến NL NTHH

• Mức độ hiệu quả khi được học một số PPDH tích cực từ GV

- Sử dụng google form để thiết kế câu hởi và gửi đến đối tượng điều tra

- Kết quả điều tra được xử lí thống kê và phân tích

ỉ 7.5.1 Phân tích kết quả điều tra với phiếu khảo sát ý kiến của GV

Từ phiếu điều tra 32 GV, thu được kết quả như sau:

a) về mức độ hiểu biết, tiếp cận và triển khai DH phát triển NL NTHH (Câu 1)

Đă thực hiện dạy học phát ưiền NL NTHH nhưng chưa thường xuyèn.

Biêu đồ 1.1 Mức độ hiểu biết, tiếp cận và triển khai DH nhằm phát triển NL NTHH

Kêt quả điều tra cho thấy trong DH hóa học, GV đã quan tâm đến NL NTHHtuy nhiên tỉ lệ GV chủ ý đến DH phát triển NL NTHH chưa cao: chỉ 6% GV được hởi thường xuyên chú ý phát triển NL NTHH cho HS; có 25% GV được hỏi đà thựchiện nhưng chưa thường xuyên GV chưa hiểu, đang tìm hiểu về thành phần, biểu hiện của NL NTHH chiếm tỉ lệ lớn

22

Trang 32

b) về mức độ sử dụng các PPDH để phát triển NL NTHH cho HS (Câu 2)

trinh

■ Thường xuyèn

0.0

■ Hièm khi Không bao giờ

pp thuỵèt pp đàm thoại PPDH giãi PPDH dự ãn PPDH trực PPDH sử pp sử dụng PPDH theo

quan dụng trô chơi bài tập hóa nhóm

học

quyêt vàn đè

Thinh thoảng

Biêu đồ 1.2 Mức độ sử dụng cúc PPDH đê phát triển NL NTHH của HS

Từ kết quả thu được ở biểu đồ 1.2 cho thấy trong DH phát triển NL NTHH,

GV thường xuyên sử dụng những PPDH truyền thống như đàm thoại, sử dụngBTHH và thuyết trình PPDH đàm thoại đã được GV quan tâm sử dụng, mức độ thường xuyên và thỉnh thoảng lên đến 93,8% Tuy nhiên PPDH sử dụng trò chơi và PPDH trực quan chưa dành được nhiều sự quan tâm của GV, hơn 50% GV hiếm khi

và không bao giờ sử dụng

c) Đánh giá mức độ hiệu quả của các PPDH với phát triển NL NTHH (Câu 3)

100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

pp thuyết pp đàm pp dạy pp dạy pp dạy

đê

pp dạy pp sử pp dạy học sử dụng bài học theo dụng trò tập hóa nhóm chơi học

Trang 33

Đa số GV đều cho rằng phương pháp thuyết trình ít hiệu quả hoặc không hiệu quả trong phát triển NL NTHH Một số PPDH được GV đánh giá mang lại tính hiệuquả trong DH phát triển NL NTHH như: PPDH trực quan, sử dụng trò chơi, sử

dụng BTHH, hợp tác nhóm

d) về mức độ sử dụng các loại công cụ đê đánh giá NL NTHH (Câu 4)

Biêu đồ 1.4 Mức độ sử dụng các loại công cụ đê đánh giá NL NTHH

Kết quả cho thấy GV chủ yếu vẫn sử dụng công cụ KTĐG truyền thống (quacâu hỏi, bài kiểm tra, PHT chiếm 93,8%) Việc sử dụng các công cụ đánh giá NLtheo hướng hiện đại còn hạn chế

e) Những khó khăn khi áp dụng các PPDH tích cực nhằm phát triển NL NTHH cho HStrong DH phần “Liên kết hóa học” (Câu 5)

Trang 34

Từ kết quả cho thấy, khi DH phần “Liên kết hóa học”, GV gặp nhiều khó khăntrong việc áp dụng các PPDH tích cực nhằm hình thành và phát triển NL NTHH cho HS Những khó khăn lớn nhất của GV khi DH nội dung này là GV chưa thành thục các phương pháp - kĩ thuật DH tích cực, nội dung kiến thức còn khó, trừutượng và không gây được hứng thú với HS.

1.7.5.2 Phân tích kết quả điều tra với phiếu khảo sát ỷ kiến của HS

Từ phiếu điều tra 306 HS, thu được kết quả như sau:

a) Khảo sát về hình thức, pp tổ chức hoạt động DH hóa học (Câu 1)

lởi

Biêu đồ 1.6 Đánh giá của HS về mức độ sử dụng các hình thức tô chức hoạt động

trong DH hóa học

Đa số HS được hỏi cho biết hoạt động GV giảng bài - HS ghi chép (ứng với

pp thuyết trình), GV hỏi - HS trả lời (ứng với phương pháp đàm thoại), GV giao

BT - HS giải BT (ứng với phương pháp sử dụng BT) diễn ra thường xuyên Cáchình thức học tập ứng với các học tập tích cực khác chỉ thực hiện ở mức độ “thỉnh thoảng” hoặc “hiếm khi” Thậm chí hình thức học tập qua trò chơi được trên 50%

HS đánh giá là hiếm khi và chưa bao giờ được thực hiện Điều này phù hợp với kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các PPDH trên đối tượng GV

25

Trang 35

b) Khảo sát về khả năng tiếp thu kiến thức của HS khi được tiếp cận một số pp học tập tích cực (Câu 2, 3, 4)

Biêu đồ 1.7 Đánh giá của

HS về khả năng tiếp thu

kiến thức thông qua hài

tập

Biêu đồ 1.8 Đánh giả của

HS về khả năng tiếp thu kiến thức khi học qua hình

ảnh, video, mô hình

Biêu đô 1.9 Đảnh giả của

HS về khả năng tiếp thu kiến thức khỉ học thông

qua trò chơi

:Rât hiệu quả • :Hiệu quả : Tương đôi hiệu quả •: Không hiệu quảQua biểu đồ 1.7, 1.8 và 1.9 cho thấy trên 70% HS được hỏi đều cho rằng việchọc thông qua BT, các phương tiện trực quan như hình ảnh, video, mô hình, thínghiệm hay thông qua các trò chơi đều hiệu quả và rất hiệu quả

26

Trang 36

- Đã điều tra, khảo sát thực trạng DH phát triển NL NTHH cho HS: Kết quảđiều tra trên 306 HS và 32 GV tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội đã chỉ

ra rằng: Hầu hết GV chưa thành thục các PPDH tích cực GV đã bắt đầu chú ý đến

DH phát triển NL nói chung và DH nhằm phát triển NL NTHH nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Còn nhiều GV chưa hiểu hoặc đang tìm hiểu về cấu trúc, biểu hiệncủa NL NTHH Thực trạng cho thấy NL NTHH của HS còn hạn chế

Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NL NTHH của HS phần liên kết hóa học - Hóa học 10 Các đề xuất này được trình bày

ở chương 2 của luận văn

27

Trang 37

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NẤNG Lực NHẬN THỨC HÓA

HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN LIÊN KẾT HÓA

HỌC - HÓA HỌC 10 2.1 Quá trình phát triển nội dung về liên kết hóa học trong chương trình hóa học phổ thông, mục tiêu, cấu trúc phần Liên kết hóa học trong chương trình Hóa học 10

học phổ thông

Với chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018, ở THCS, các kiếnthức, kĩ năng hóa học được tích hợp cùng các kiến thức, kĩ năng về vật lý, sinh học tạo nên môn KHTN Ở môn KHTN lớp 7, HS đã được nghiên cứu về nội dung Liên kết hóa học trong chủ đề “Phân tử” với nội dung của bài “Giới thiệu về liên kết hóahọc” Cụ thể như sau [14], [19]:

- Thứ nhất, HS được tìm hiểu về mô hình sắp xếp các electron trong vỏnguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm Từ đó đà đưa ra được kết luận rằngnguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạtđược lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùngchung các electron Đây cũng chính là nội dung cùa quy tắc octet mà HS sẽ đượcnghiên cứu sâu hơn trong chương trình THPT môn Hóa 10

- Thứ hai, HS đã nêu được sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắcdùng chung electron để tạo ra lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm Tuy nhiên trong chương trình KHTN 7 mới dừng lại ở mức độ áp dụngcho các phân tử đơn giản như H2, Ch, NH3, H2O, CO2, N2

- Thứ ba, HS đã nêu được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron đề tạo ra ion có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm Chương trình KHTN 7 cũng chỉ dừng lại áp dụng cho các phân tử đơn giản như NaCl, MgO

- Thứ tư, HS đã tìm hiểu về sự khác nhau một số tính chất của hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị như về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy

28

Trang 38

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung về liên kết hóa học được tiếp nối ở chương trình môn Hóa học lớp 10 Ớ chương trình hóa 10, HS đượcnghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết về liên kết hóa học như quy tắc octet, liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, có mở rộng thêm kiến thức về liên kết hydrogen và tương tác van der Waals Chú ý khi DH về chủ đề này, GV cần huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học của HS.

Chủ đề “Liên kết hóa học” được đặt ngay sau chủ đề “Cấu tạo nguyên tử” và

“Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” Đây là chủ đề thứ 3 trong 7 chủ đề của chương trình Hóa học 10

Nội dung phần Liên kết hóa học được trình bày logic, phù họp với sự phát triển nhận thức cùa HS, thể hiện qua sơ đồ sau: [19]

• Sự tạo thành ion • Tinh thể ion

• Sự tạo thành liên kết ion

Liên kết cộng hóa trị

• Sự tạo liên kết cộng hóa trị • Độ âm điện và liên kết hóa học

• Mô tả liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các orbital nguyên tử

• Năng lượng liên kết cộng hóa trị

Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

• Liên kết hydrogen • Tương tác van der Waals

29

Trang 39

2.1.2 Yêu câu cân đạt vê kiên thức, năng lực và phăm chăt của phãn liên kêt hóa

Quy tắcoctet

- Nhận thức hỏa học:

+ Trinh bày được quy tắcoctet với các nguyên tốnhóm A

+ Vận dụng được quy tắcoctet trong quá trình hình thành liên kết hóa học ở các nguyên tố nhóm A

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức đã học ở môn KHTN 7, kết họp thồng tin trong SGK,

HS thu nhận kiến thức về quy tắc octet

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụngquy tắc octet để mô tả quá trình hình thành liên kếttrong một số phân tử

- Phâm chất

chàm chỉ,trách nhiệm

- NL chung:

Tự chủ và tựhọc, giao tiếp

và họp tác, giải quyết vấn đề vàsáng tạo

30

Trang 40

- Nêu được câu tạotinh thể NaCL

- Lắp được mô hìnhphân tử, tinh thểNaCl (theo mô hình

có sẵn)

được sự hình thành ion,cation, anion

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biểu diễn các bước hình thành liên kết ion

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua kinhnghiệm, quan sát, tìm tòichỉ ra được hợp chất ion

Lắp mô hình phân tử, tinhthể NaCL

tự chủ và tự’ học, giao tiếp

và hợp tác

- Phẩm chất:

trung thực, trách nhiệm

- NL chung:

giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Phâm chất:

chăm chỉ

- Trình bày đượckhái niệm và lấyđược ví dụ về liênkết cộng hóa trị (liên kết đon, đôi, ba) khi

áp dụng quy tắcoctet

- Viêt được côngthức Lewis của một

số chất đơn giản

- Trình bày đượckhái niệm về liên kểt cho nhận

- Phân biệt được các

- Nhận thức hóa học:

Trình bày được khải niệm

về liên kết cộng hóa trị

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biểu diễn các bước hình thành liênkết ion

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Viết được công thức Lewis cùa một

- NL chung:

31

Ngày đăng: 15/06/2024, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bernd Meier, Nguyền Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đôi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đôimới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học
Tác giả: Bernd Meier, Nguyền Văn Cường
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2014
[2], Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục pho thông - chương trình tông thê, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục pho thông - chương trình tông thê
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
[3] . Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phô thông môn Hóa học, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phô thông môn Hóa học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
[4] . Bộ GD-ĐT - Dự án Việt-BỈ (2010), Dạy học tích cực - Một số phương phủp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương phủp và kĩ thuật dạy học
Tác giả: Bộ GD-ĐT - Dự án Việt-BỈ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2010
[10] . Nguyễn Nhị Hà (2021), Phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương Cacbon-Silic, Hóa học 11 theo hưởng tiếp cận STEM, Luận văn Thạc sĩ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương Cacbon-Silic, Hóa học 11 theo hưởng tiếp cận STEM
Tác giả: Nguyễn Nhị Hà
Năm: 2021
[11] . Nguyễn Thị Thanh Hải, “ Sử dung kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Địa lí các châu lục cho sinh viên ngành sư phạm giáo dục công dân ở trường Cao đắngSơn La ” , Tạp chí Giáo dục, (Số 41, kì 1 - 4/2019), tr 45-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dung kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Địa lí các châu lục cho sinh viên ngành sư phạm giáo dục công dân ở trường Cao đắng Sơn La”, "Tạp chí Giáo dục
[12] . Nguyễn Thị Hiền (2023), Phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh thông qua hệ thống hài tập phần Liên kết hóa học, Hóa học 10, Luận văn Thạc sĩ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh thông qua hệ thống hài tập phần Liên kết hóa học, Hóa học 10
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Năm: 2023
[13] . Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Lê Ngọc Đức (2020), Giáo trình kiếm tra đánh giá trong dạy học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kiếm tra đánh giá trong dạy học
Tác giả: Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Lê Ngọc Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2020
[14] . Vũ Văn Hùng, Mai Văn Hưng, Lê Kim Long, Bùi Gia Thịnh, Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tựnhiên 7 - Kết nối tri thức
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
[15] . Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kì thuật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kì thuật
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2002
[16] . Phạm Thị Hương, Phan Minh Ngọc (2022), “Sử dụng trò chơi nhằm phát huy hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học ở trung học phố thông” ,Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, (Tập 18, số 11, năm 2022), tr 34-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng trò chơi nhằm phát huy hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học ở trung học phố thông”, "Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Hương, Phan Minh Ngọc
Năm: 2022
[17] . Lương Thị Khánh Linh (2022), Sử dụng phần mềm Crocodile Chemistry thiết kế thí nghiệm ảo phần kim loại - Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh, Luận văn Thạc sĩ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phần mềm Crocodile Chemistry thiếtkế thí nghiệm ảo phần kim loại - Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh
Tác giả: Lương Thị Khánh Linh
Năm: 2022
[18] . Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành (2017), Phươngphảp dạy học hóa học ở trường phô thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngphảp dạy học hóa họcở trường phô thông
Tác giả: Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2017
[19] . Lê Kim Long, Đặng Xuân Thư và cộng sự (2022), Hóa học 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác giả: Lê Kim Long, Đặng Xuân Thư và cộng sự
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2022
[20] . Lê Kim Long, Đặng Xuân Thư và cộng sự (2022), Bài tập Hóa học 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập Hóa học 10 (Kếtnối tri thức với cuộc sống)
Tác giả: Lê Kim Long, Đặng Xuân Thư và cộng sự
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2022
[21] . Nguyễn Thị Thúy Nga, Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Tuyết, Vũ Thị Kim Dung, “Sử dụng trò chơi trong dạy học hóa học ” , Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, (Số 10/2012), tr 49-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng trò chơi trong dạy học hóa học”, "Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội
[22] . Triệu Thị Nguyệt, Phạm Anh Sơn, Nguyễn Văn Hà, Phạm Chiến Thắng, Đỗ Huy Hoàng, Nguyễn Hoàng Phúc (2022), 500+ bài tập hóa học 10: Kiến thức và kĩ năng mấu chốt, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 500+ bài tập hóa học 10: Kiến thức và kĩnăng mấu chốt
Tác giả: Triệu Thị Nguyệt, Phạm Anh Sơn, Nguyễn Văn Hà, Phạm Chiến Thắng, Đỗ Huy Hoàng, Nguyễn Hoàng Phúc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2022
[23] . Đặng Thị Oanh, Phạm Hồng Bắc, Phạm Thị Bình, Phạm Thị Bích Đào, Đỗ Thị Quỳnh Mai (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Hóa học Trung học phôthông, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học phát triển năng lực môn Hóa học Trung học phô thông
Tác giả: Đặng Thị Oanh, Phạm Hồng Bắc, Phạm Thị Bình, Phạm Thị Bích Đào, Đỗ Thị Quỳnh Mai
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2018
[24] . Đặng Thị Oanh, Phạm Thị Bình, Nguyền Ngọc Hà, Vũ Quốc Trung, Dương Bá Vũ (2019), Hướng dẫn dạy học môn Hóa học theo chương trình phổ thông mới, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn dạy học môn Hóa học theo chương trình phổ thông mới
Tác giả: Đặng Thị Oanh, Phạm Thị Bình, Nguyền Ngọc Hà, Vũ Quốc Trung, Dương Bá Vũ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2019
[25] . Trương Văn Tấn, Nguyền Xuân Trường, Huynh Gia Bảo (2021), “ Sử dụng bài tập Hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh ở trường trung học phổ thông” , Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, (Số 48, tháng12/2021), tr 37-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bàitập Hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh ở trườngtrung học phổ thông”, "Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tác giả: Trương Văn Tấn, Nguyền Xuân Trường, Huynh Gia Bảo
Năm: 2021

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w