Đây là bài toán - chính sách đặt ra đối vớimọi lĩnh vực hoạt động cùa mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có chính sách ứng dụng công nghệ thông tin ƯD CNTT hoạt động thông tin KH&CN [C
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI• • • ♦ HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÀN
TRÀN VÁN HỒNG
CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HỆ THÓNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DÃN KHOA HQC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Hà Nội-2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trân Văn Hông - Nghiên cứu sinh Khóa QH 2015- X , chuyên ngành
Quản lý Khoa học và Cồng nghệ, Khoa Khoa học quản lý, Truờng Đại học Khoa học,
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quôc gia Hà Nội, Tôi xin cam đoan:
Công trình khoa học “Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thông
thư viện công cộng ở Thành phố Hồ Chỉ Mỉnh ’ ’ là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Quỷ Các kết quả nghiên cứutrong luận án do chính bản thân tôi trực tiêp thực hiện, được phân tích một cách khách quan, trung thực Các số liệu, tư liệu thứ cấp được trích dẫn từ những nguồn chính thống, theo chuẩn mực khoa học./
Hà Nội, thảng 04 năm 2024
Tác giả Luận án
Trân Văn Hông
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả Luận án xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến PGS.TS Trần Thị Quý đã dành nhiều tâm huyết, trách nhiệm hướng dẫn tận tình, chu đáo và có nhiều ý kiến góp ý cực kỳ quý báu giúp cho tác giả hoàn thành Luận
án tiến sĩ của mình
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các quý Thầy, Cô công tác tại Khoa Khoa họcQuản lý và Phòng Đào tạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
(ĐHKHXH&NV)-Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tạo điều kiện trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô từng tham gia hội đồng các
cấp đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và có nhiều ý kiến góp ý quý báu, để em hoàn thiện Luận án
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của
các cơ quan: Viện Chính sách và Quản lý Trường ĐHKHXH&NV, Trung tâm Thông
tin - Thư viện ĐHQGHN; Vụ Thư viện, Thư viện Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch); Sờ Văn hóa và Thể thao Tp Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học,Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, Thư viện các quận, huyện trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
đã cung cấp cho tác giả nhiều số liệu, tư liệu, trả lời bảng hỏi cũng như cho những ý
tưởng bồ ích trong suốt quá trình thực hiện Luận án
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến những đồng nghiệp, bạn bè thân thiết trong suốtthời gian thực hiện Luận án đà quan tâm, chia sẻ, động viên
Lời cảm ơn đặc biệt của tác giả xin dành cho gia đình đã có nhiều giúp đờ, tạođiều kiện về cả vật chất, tinh thần trong suốt thời gian thực hiện Luận án này
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn Luận án không tránh khỏi những
thiếu sót Tác giả xin trân trọng mọi ý kiến góp ý, bố sung của quý Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp và các nhà khoa học cho Luận án của mình
Trân trọng cảm ơn./
Trần Văn Hồng
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH VÀ DỊCH SANG TIẾNG VIỆT 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẲT TIẾNG VIỆT VÀ NGHĨA ĐẦY ĐỦ 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIÊU ĐÔ 8
MỞ ĐÀU 9
1 Lý do chọn đề tài 9
2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 12
3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 13
4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 13
5 Câu hỏi nghiên cứu 14
6 Phương pháp nghiên cứu 15
7 Đóng góp mới của Luận án 18
8 Kết cấu của Luận án 18
NỘI DUNG 20
CHUƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỦU VỀ CHÍNH SÁCH ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THU VIỆN CÔNG CỘNG 20 1.1 CÁC NGHIÊN cúu VÈ “CHÍNH SÁCH ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN” 20
1.1.1 “Chính sách” và “ứng dụng công nghệ thông tin” 20
1.1.2 “Phân tích đánh giá chính sách úng dụng công nghệ thông tin” 23
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ “HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG” 25
1.2.1 “Hệ thống” và “Thư viện công cộng” 25
1.2.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thư viện công cộng 29
1.3 CÁC NGHIÊN cửu NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC CỦA CHÍNH SÁCH ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THÓNG THU’ VIỆN CÔNG CỘNG 30 1.3.1 Các nghiên cứu về nội dung và hiệu quả của chính sách 30
1
Trang 51.3.2 Nguyên tăc của chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thông thư viện
công cộng 37
1.4 NHŨNG NỘI DUNG KHOA HỌC, LUẬN ÁN CẦN KẾ THỪA VÀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIÉN 45
1.4.1 Những vấn đề khoa học đã được các tác giả nghiên cún 45
1.4.2 Nhũng khoảng trống chưa được nghiên cún, luận án cần tiếp tục giải quyết 46
CHƯƠNG 2: cơ SỜ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ỦNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG 49
2.1 NHŨNG KHÁI NIỆM CÔNG cụ 49
2.1.1 Khái niệm “Chính sách” và “úng dụng công nghệ thông tin” 49
2.1.2 “Hệ thống” và “Hệ thống thư viện công cộng” 54
2.1.3 “Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thư viện công cộng” 62
2.1.4 “Hiệu quả của chính sách úng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thư viện công cộng” 64
2.2 VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH ỦNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG 66
2.2.1 Nâng cao năng lực liên thông, chia sẻ thông tin phục vụ người dùng 66
2.2.2 Hiện thực hóa chủ trương chuyển đồi số của Chính phù 67
2.2.3 Bắt kịp xu thế phát triển hoạt động thư viện công cộng thế giới 68
2.3 ĐẶC ĐIỂM THIÉT CHẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CHÍNH SÁCH ỦNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG 68 2.3.1 Thiết chế xã hội, văn hóa và quản lý của chính sách 68
2.3.2 Môi trường úng dụng của chính sách 71
2.4 NỘI DUNG CỦA CHĨNH SÁCH ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG 71
2.4.1 Vấn đề cần giải quyết cùa chính sách úng dụng công nghệ thông tin 72
2.4.2 M1ỊC tiêu của chính sách úng dụng công nghệ thông tin 72
2.4.3 Định hướng, giải pháp của chính sách úng dụng công nghệ thông tin 73
2.4.4 Nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, và nhóm thực hiện chính sách 74
2.4.5 Thẩm quyền của chủ thể ban hành chính sách 78
2.5 ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ỦNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG 85
2.6 YÉU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG 87 Tiểu kết Chương 2 91
2
Trang 6CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
MINH 94
3.1 NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH ƯNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở Tp.HỔ CHÍ MINH 94
3.1.1 Các vấn đề cần giải quyết của chính sách úng dụng công nghệ thông tin 94
3.1.2 Định hướng, giải pháp của chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 95
3.1.3 Mục tiêu của chính sách ứng dụng công nghệ thông tin đã được thế chế 97
3.1.4 Nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, và nhóm thực hiện chính sách 117
3.1.5 Thẩm quyền của chủ thể ban hành chính sách 119
3.2 HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở Tp.HỒ CHÍ MINH 121
3.2.1 Hình thành được hệ thống thư viện công cộng hiện đại 121
3.2.2 Hiện đại hóa được dây chuyền thông tin tư liệu 123
3.2.3 Hình thành môi trường sinh thái hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại 131
3.2.4 Sự hên kết, chia sẻ hực tuyến giừa các thư viện phát triển 133
3.2.5 Năng lực của nguồn nhân lực thư viện công cộng được nâng cao về chất 136
3.2.6 Nguồn lực tài chính được đầu tư đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin 140
3.2.7 Tô chức quản lý hệ thống thư viện công cộng theo hướng hiện đại 141
3.2.8 Nhu cầu thông tin số của người dùng tin gia tăng 142
3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH ỦNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở Tp HỒ CHÍ MINH 153 3.3.1 Chính sách đã đảm bảo được tính toàn vẹn 153
3.3.2 Tính thống nhất của chính sách 154
3.3.3 Tính khả thi của chính sách 155
3.3.4 Tính tác nhân dẫn đến chính sách 155
3.3.5 Tính tác động của chính sách 156
Tiểu kết chương 3 162
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ờ TP Hồ CHÍ MINH 165
4.1 NHÓM GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở Tp.HÒ CHÍ MINH 165
4.1.1 Điều chỉnh quan điểm, mục tiêu trong chính sách hiện hành 165
3
Trang 74.1.2 Bô sung một số vấn đề chưa được thể chế hóa trong chính sách hiện hành 167
4.1.3 Xây dựng chính sách đặc thù “ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thư viện công cộng ở Tp.Hồ Chí Minh” 169
4.1.4 Đe xuất loại hình, quy trình soạn thảo chính sách đặc thù ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống TVCC ở Tp HCM 181
4.2 NHÓM GIẢI PHÁP HIỆN THựC HÓA CHÍNH SÁCH ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở TP HỒ CHÍ MINH 183 4.2.1 về công tác tố chức và nhận thức của các bên liên quan 183
4.2.2 Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cả về lượng và chất 184
4.2.3 Tăng cường đầu tư tài chính đảm bảo yêu cầu úng dụng công nghệ thông tin 185
4.2.4 Phát triển nguồn lực tài nguyên thông tin số 186
4.2.5 Hiện đại hóa đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin 186
4.2.6 Chuẩn hóa các hoạt động nghiệp vụ cho hệ thống 187
4.2.7 Chú trọng đào tạo năng lực thông tin cho người dùng tin 189
4.3 Dự KIẾN CÁC NGUỒN Lực ĐẾ TRIÉN KHAI THựC HIỆN GIẢI PHÁP 189
4.3.1 Nguồn nhân lực: 189
4.3.2 Nguồn lực tài chính: 190
4.3.3 Nguồn lực về cơ sở vật chất.- 191
4.4 Dự BÁO TÁC ĐỘNG MÀ CHÍNH SÁCH MANG LẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 192
4.4.1 Tác động dương tính 192
4.4.2 Tác động âm tính 192
4.4.3 Tác động ngoại biên 193
Tiểu kết chương 4 194
KẾT LUẬN 196
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÙA TÁC GIẢ 198
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 198
TÀI LIỆU THAM KHẢO 199
PHỤ LỤC 214
4
Trang 8DANH MỤC TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ VIÉT TẮT TIÉNG ANH VÀ
DỊCH SANG TIẾNG VIỆT
TT TÙ VIÉT
TẮT
TỪ VIÉT TẮT TIÉNG ANH TÙ VIET TẮT TIÉNG VIỆT
1 AACR2 Anglo - American Cataloguing
Rules
Quy tắc biên mục Anh Mỹ
3 DDC Dewey Decimal Classification Khung phân loại thập phân
Dewey
4 FOLA The Public Libraries Interest
Group of Friends of LibrariesAustralia
Hội những người bạn yêu thích
thư viện công cộng của
Austrialia
5 INFLIBNET Information and Library
Network
Mạng thông tin Thư viện
record
Biếu ghi biên mục đọc máy
7 NIDA Network for Information and
Cục Phát triển quốc tế Hoa Kỳ
5
Trang 9DANH MỤC TỪ’ VIÉT TẮT TIẾNG VIỆT VÀ NGHĨA ĐẦY ĐỦ
TT TÙ VIẾT TẤT TỪ VIÉT TẲT ĐẦY ĐỦ
2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4 CNTT&TT Công nghệ Thông tin và Truyền thông
8 HT TVCC Hệ thống thư viện công cộng
18 TT KH&CN Thông tin Khoa học và Công nghệ
22 ƯD CNTT ứng dụng công nghệ thông tin
23 ƯD CNTT & TT ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông
6
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Tồng hợp văn bản do Quốc hội, ủy ban TV Quốc hội ban hành 78
Bảng 2 2 Tổng họp văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 79
Bảng 2 3 Nhóm các văn bản cùa Bộ Thông tin và truyền thông ban hành 80
Bảng 2 4.Văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành 81
Bảng 2 5 Văn bản cùa Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành 83
Bảng 2 6 Các văn bản do ủy ban nhân dân Tp Hồ Chí Minh ban hành 84
Bảng 3.1 Tình hình ƯD CNTT trong XLTT của HT TVCC ở Tp HCM 125
Bảng 3.2 Nhừng biến đổi về nguồn nhân lực TVCC cấp huyện tại Tp HCM 138
Bảng 3.3.Thực trạng nguồn nhân lực TVCC ở Tp HCM được nâng cao trình độ 139 Bảng 3.4 Đánh giá về chất lượng sản phẩm TT-TV trong HT TVCC ở Tp Hồ Chí Minh trên nền tàng ƯD CNTT 147
Bảng 3.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ TTTV của HT TVCC ở Tp Hồ Chí Minh trên nền tảng ƯD CNTT 149
7
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIẾU ĐỒ
1 Danh mục Hình vẽ
Hỉnh 1.1 Thiết kế mô hình web based của hoạt động thông tin thư viện 34
Hình 4.1 Cấu trúc hữu hình của Chính sách ƯD CNTT trong HT TVCC 170
2 Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 3.1 Sự phát triển của tài nguyên thông tin số 124
Biểu đồ 3.2 Các loại hình sản phẩm TTTV trongHT TVCC tại Tp.HCM 127
Biểu đồ 3.3 Các loại hình dịch vụ TT-TV của HT TVCC ở Tp HCM 129
Biểu đồ 3.4 Hạ tầng CNTT của HT TVCC ở Tp.Hồ Chí Minh 131
Biểu đồ 3.5 Mức độ ƯD CNTT trong hoạt động của HT TVCC ở Tp.HCM 132
Biểu đồ 3.6 Phương thức liên thông thư viện trong HT TVCCỞ Tp HCM 134
Biểu đồ 3.7 Nội dung liên thông, chia sẻ chù yếu của HT TVCC Tp.HCM 135
Biểu đồ 3.8Nguồn nhân lực của HT TVCC tại Tp.HCM (2015-2019) 136
Biểu đồ 3.9 Độ tuổi của nguồn nhân lực CNTT trong TV 137
Biểu đồ 3.10 Tổng kinh phí cho hoạt động của Thư viện Khoa học Tổng họp Tp HCM giai đoạn 2015-2019 140
Biểu đồ 3.11 Tần suất sử dụng TVCC của người dùng tin Tp Hồ Chí Minh 143
Biêu đồ 3.12 Loại hình thư viện được người dùng tin lựa chọn tiếp cận 144
Biểu đồ 3.13 Mục đích và định hướng sừ dụng thư viện của người dùng tin 145
Biểu đồ 3.14 Tình hình sử dụng các sản phẩm TT-TV hiện đại 146
Biểu đồ 3 15 Tình hình sử dụng các dịch vụ TTTV trên nền tảng ƯDCNTT 148
Biêu đồ 3.16 Những rào cản trong việc tiếp cận sử dụng SP&DV TTTV tại HT TVCC của người dùng tin 151
Biểu đồ 3.17 Lợi ích trong tiếp cận SP&DV TTTV trênnền tảng ƯDCNTT (Nguồn: Số liệu điều tra phục vụ Luận án) 152
8
Trang 12MỞ ĐẦƯ
1 Lý do chọn đề tài
Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đã tác động đến mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) trong đó có lĩnh vực quản lý khoa học &
công nghệ (KH&CN) nói chung và quản lý thông tin KH&CN trong lĩnh vực thưviện nói riêng Cuộc CMCN lần thứ 4, dựa trên 03 trụ cột: kỹ thuật số, công nghệsinh học và vật lý, trong đó cốt yếu là trí tuệ nhân tạo (Al-Artificial intelligence),
vạn vật kết nối (lot- Internet of Things) và dừ liệu lớn (Big data) Đi kèm với cơhội, CMCN lần thứ tư cũng mang lại nhiều thách thức đối với mỗi hoạt động của
đời sống kinh tế - xã hội đang hiện hữu Đây là bài toán - chính sách đặt ra đối vớimọi lĩnh vực hoạt động cùa mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có chính sách ứng
dụng công nghệ thông tin (ƯD CNTT) hoạt động thông tin KH&CN [Chính phủnước Cộng hòa Xã hội chú nghĩa Việt Nam, 2014] nói riêng trong hoạt động của
thư viện nói riêng
“Thư viện nói chung và thư viện công cộng (TVCC) nói riêng là thiết chế vănhóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xừ lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng” [Quốc hội,
Luật Thư viện, 2019] trong đó có hoạt động thông tin KH&CN [Chính phủ nướcCộng hòa Xà hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014] Trước bối cảnh CNTT và truyềnthông phát triển, thư viên là một trong những lĩnh vực hoạt động chịu sự tác động
làm biến đổi về chất trong mọi hoạt động nghiệp vụ Mọi quy trình hoạt động trong
việc tố chức quản lý, thu thập, xử lý, lưu giữ, bảo quản, bảo mật, phố biến tài liệu,
thông tin đến với người sử dụng và cộng đồng theo hướng hiện đại, tự động hóa.Trong mạng lưới thư viện của một quốc gia, thư viện công cộng (TVCC) là một
trong những loại hình thư viện có vai trò quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến
việc đảm bảo nhu cầu thông tin cho mọi đối tượng người dân, thúc đẩy sự phất triền
KT-XH của một địa phương, một vùng hay một quốc gia Chính vì vậy, trong quản
lý KH&CN các chính sách ƯD CNTT trong hoạt động thông tin KH&CN nói riêng
9
Trang 13và thư viện nói chung đã được ban hành Tại Việt Nam, hệ thông (HT) TVCC tạiđịa phương được phân cấp bao gồm 03 cấp đó là thư viện tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, thư viện huyện quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thư viện xã,phường, thị trấn (sau đây gọi chung là thư viện cấp tỉnh, thư viện cấp huyện, thư
viện cấp xã)
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất ở Việt Nam, đồng thời cũng làmột trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng củađất nước, trực thuộc Trung ương và được xếp loại đô thị đặc biệt Chính vì vậy,Đảng và Nhà nước quan tâm và ban hành nhiều chính sách nhằm phát triềnTp.HCM về mọi mặt trong đó có lĩnh vực ƯD CNTT trong HT TVCC của Thành
phố Thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Thành ủy, ngay
từ năm 2015, lãnh đạo Tp.HCM đã rất chú trọng đến việc ƯD CNTT Ngày
15/05/2015, Chủ tịch ủy ban Nhân dân Tp.HCM đã ký Quyết định số 2254/QĐ-
UBND về "Phê duyệt quy hoạch tổng thể CNTT ở Tp.HCM đến năm 2025" Đây làchính sách quan trọng để việc ƯD CNTT trong HT TVCC được chú trọng pháttriển Nhờ đó, trong nhiều năm qua, hoạt động của HT TVCC Tp.HCM luôn dẫn
đầu cả nước HT TVCC của Tp.HCM đã nghiên cứu sáng tạo, nhiều mô hình hoạt
động, phương thức triển khai hoạt động có hiệu quả và trở thành hình mẫu có tầm
ảnh hưởng đến hoạt động thư viện của cả nước Hơn nữa, HT TVCC của Tp.HCM
cũng là một trong những địa phương đạt được nhiều thành tựu trong việc ƯD
CNTT Kết quả này đã có tác động không nhỏ đến thực hiện chính sách ƯD CNTT của HT TVCC trong cả nước Tất cả những thành tựu này đều xuất phát từ những
chính sách ƯD CNTT cùa Thành phố Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu rất đáng ghi nhận, hoạt động ứng dụng CNTT trong HT TVCC ở Tp.HCM còn gặp nhiều bấtcập nhiều nội dung của chính sách chưa được thể chế hóa đề cập đến, hoặc đề cập chưa rõ ràng, chồng chéo ,Chính vì vậy, hiệu quả chính sách ƯD CNTT đến hoạt
động cùa hệ thống TVCC chưa cao Cụ thể ở những vấn đề như sau:
1 Còn thiêu chính sách có tính đông bộ của các câp, ban ngành có chức năng,nhiệm vụ ban hành cho việc ƯD CNTT trong hệ thống TVCC ở Tp Hồ Chí Minh
10
Trang 142 Chưa có nội dung/điều khoản quy định chung về sự liên kết có tính hệ thống, bắt buộc và phải thống nhất quy trình ƯD CNTT trong hoạt động nghiệp vụ
thu thập, xử lý, tổ chức kho, bảo quản, bảo mật, tố chức phục vụ thông tin, tài liệu
KH&CN cho người dùng, dẫn đến sự khác nhau ở mỗi thư viện không chỉ giữa địa
phương này với địa phương khác mà còn ngay trên cùng một địa phương như Tp.HCM
3 Chưa có nội dung/điều khoản quy định về mức độ đồng bộ ƯD CNTT trong
HT TVCC từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã Vì vậy, dẫn đến khoảng cách về
ƯD CNTT giữa TVCC cấp tỉnh với TVCC của cấp huyện, xã còn rất xa nhau và khitriên khai cũng không theo tuyên các vân đê liên quan
4 Chưa có nội dung/điều khoản quy định ƯD CNTT trong việc phát triển tàinguyên thông tin (đặc biệt là tài nguyên thông tin số) và chia sẻ kết quả xử lý tài
liệu khi triển khai chỉ xử lý tại một thư viện trung tâm và nhiều thư viện trong HTTVCC cùng được sử dụng., dẫn đến lãng phí các nguồn lực đầu tư cho ƯD
CNTT
5 Chưa có nội dung/điều khoản về chính sách phát triển năng lực chuyên môn
cho nguồn nhân lực trên cơ sở yêu cầu của vị trí công việc khi ƯD CNTT trong
hoạt động của HT TVCC
6 Chính sách đầu tư tài chính cũng còn rất hạn chế, mới chỉ tập trung cho thư
viện tỉnh, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tiếp cận hạ tầng CNTT (phần cứng, phàn
mềm và các trang thiết bị ngoại vi khác) cho thư viện cấp huyện, xã
Tât cả những hạn che trên chính là bài toán cân có lời giải cho lãnh các cap ban hành chính sách từ Trung ương đến địa phương mà trước hết là của Tp.HCM cho việc ƯD CNTT trong HTTVCC cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Chỉ
có như vậy, các chính sách ƯD CNTT mới có tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của HT TVCC của Thành phố khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
mình Cuối cùng là ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của Tp.HCM Để
có cơ sở khoa học và thực tiễn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện những chính
11
Trang 15sách đà có của cấp Trung ương cũng như địa phương và đề xuất chính sách mới liên quan đến ƯD CNTT trong hoạt động của HT TVCC của Tp.HCM, nghiên cứu sinh
lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Chính sách ứng dụng Công nghệ thông tin trong hệ
thống TVCC ở Thành phố Hồ Chí Minh ” cho Luận án tiến sĩ của mình
2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Luận án góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận về chính sách ƯD CNTT
trong hệ thống Thư viện công cộng
2.2 Ỷ nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện và bổ sung chính sách ƯD CNTT
trong HT TVCC ở Tp.Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao hiệu quả tác động của chính sách đến hoạt động của HT TVCC ở Tp HCM theo hướng hiện đại, nhàm nâng cấp
hiệu quả phục vụ thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin, tài liệu KH&CN cho người
dùng ở mọi lúc, mọi nơi đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Tp Hố ChíMinh
Kết quả nghiên cứu của Luận án sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu chính sách quản lý KH&CN nói chung và chính sách ƯD CNTT trong
HT TVCC nói riêng cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tỉnh thành trên cả nước
Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, các giảng viên, nghiên
cứu sinh, học viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo ngành/chuyên ngành liên quan đến quản lý KH&CN; TT-TV
Ngoài ra, Luận án còn là tài liệu tham khảo hữu hiệu cho tất cả những ai ở
trong và ngoài nước quan tâm đển chính sách UD CNTT trong hoạt động TT-TV
nói chung và HT TVCC nói riêng, quan tâm đến chính sách ƯD CNTT trong hoạt động TT KH&CN của hệ thống thư viện công cộng
12
Trang 163 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cún
Nhận diện thực trạng nội dung và hiệu quả của chính sách ƯD CNTT trong hệthống TVCC ở Tp.HCM nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, nângcao hiệu quả tác động của chính sách, đáp ứng tối đa nhu cầu TT KH&CN của
người dùng mọi lúc, mọi nơi theo hướng hiện đại góp phần phát triển kinh tế số-xã
hội số của địa phương
- Nghiên cứu tồng quan các công trình nghiên cửu liên quan đến chính sách
4 Đối tượng nghiên cứu, khách thế nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Chính sách ƯD CNTT trong HT TVCC ở Tp HCM
- Các văn kiện định hướng cùa Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nước tại Trung ương và tại Tp Hồ Chí Minh có nội dung thể chế hóa chính sách
ƯD CNTT trong HT TVCC;
- Các chù thê chịu sự tác động trực tiếp của chính sách bao gồm: người làm
công tác thư viện tại thư viện khoa học tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, các thư viện cấp huyện trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh;
- Người dân sử dụng các sản phấm và dịch vụ thư viện trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh;
13
Trang 174.3 Phạm vi nghiên cứu
- Pham không gian: HT TVCC ở Tp.HCM, bao gồm: 01 thư viện Khoa họcTổng hợp Tp.HCM, 21 thư viện cấp huyện, và một số thư viện cấp xã của thành
phố
năm 2014 đến nay (kế cả những chính sách trước 2014 nhưng trong thời gian
nghiên cứu vẫn còn hiệu lực) Bởi năm 2014, có một số chính sách đà được ban hành như: Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/06/2014 của Trung ương “ về xây dựng và phát triển vãn hỏa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Nghị quyết số 36 -NQ/TW ngày 01/07/2014 của Bộ Chính trị về
"Đảy mạnh ƯD CNTT, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và
hội nhập quốc tế” và tiếp đó là Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2019 của BộChính trị về "Một số chủ trương, chỉnh sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần
thứ tư ”. Trên cơ sở chủ trương cùa Đảng Cộng sản Việt Nam, hàng loạt các chínhsách liên quan đến ƯD CNTT trong hoạt động TT-TV nói chung và hoạt động của
HT TVCC ở Tp.HCM nói riêng đã được ban hành bởi các chủ thể như Quốc hội,Chính phủ, cấp bộ và Uỷ ban Nhân dân Tp.HCM ban hành từ năm 2014 đến nay
- Phạm vì giới hạn nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu nhũng chính sách liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ƯD CNTT trong hoạt động cùa HT TVCC với cấp ban hành từ Trung ương đến địa phương hiện còn có hiệu lực thực thi
5 Câu hỏi nghiên cứu
Giải pháp nào cho việc hoàn thiện chính sách ƯD CNTT trong HT TVCC ở
Tp HCM?
14
Trang 18Chính sách ƯD CNTT trong HT TVCC tại Tp HCM hiện nay như thế nào?Chính sách này đã tạo ra những tác động gì đối với hoạt động của HT TVCC ở Tp HCM ?
6 Giả thuyêt nghiên cứu
6.1 Giả thuyết chủ đạo: cần xây dựng, ban hành Chính sách đặc thù ƯD CNTT cho HTTVCC của Tp.HCM kèm các giải pháp hiện thực hoá chính sách này
6.2 Giả thuyết bổ trợ: Hiện nay, chưa có chính sách ứng dụng CNTT đặc thù
cho Tp HCM, Chính sách này chưa tạo ra những tác động để HT TVCC tại Tp HCM phát huy được các nguồn lực, tiềm năng hiện có để nâng cao hiệu quả hiện
đại hoá đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dùng
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp tư duy khoa học của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử Đồng thời dựa trên quan điểm cùa Đảng và Nhà nước về
quản lý KH&CN, quản lý TT-TV trong bối cảnh CNTT phát triển mạnh mẽ Tronghoạt động của Quản lý KH&CN có quản lý thông tin KH&CN Trong các chínhsách về Quản lý KH&CN có chính sách về Quản lý TT KH&CN Mà thông tin
KH&CN lại là đối tượng nghiên cứu của khoa học Thông tin-Thư viện Một trongnhững nhiệm vụ của quản lý Nhà nước về hoạt động thông tin KH&CN là ứng dụngnhững thành tựu của khoa học tiên tiến trong đó có thành tựu của KH&CN là CNTT vào hoạt động của thư viện nói chung và TVCC nói riêng Chính vì vậy, để giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận án đà tiếp cận phương pháp nghiên
cứu của khoa học liên ngành giữa Quản lý KH&CN và Khoa học TTTV để nhậndiện theo hướng nội dung chính sách và hiệu quả chính sách ƯD CNTT đến hoạtđộng của hệ thống thư viện công cộng
15
Trang 19- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Bản thân chính sách ƯD CNTT là một hệthống chính sách nếu tiếp cận từ chủ thể ban hành, nội dung hay loại hình văn bản chính sách và hệ thống TVCC cũng được chính sách quy định tính hệ thống của nó
theo địa lý môi trường áp dụng chính sách hay theo cấp bậc tháp quản lý Chính vìvậy, tác giả luận án kế thừa quan điểm phương pháp tiếp cận hệ thốngcủa Giáo sư
Vũ Cao Đàm để nghiên cứu chính sách ƯD CNTT trong HT TVCC “Chính sáchvận hành và tác động vào xã hội theo quy luật hệ thống Hệ thống luôn biến đổi không ngừng, vì vậy, các phần tử, phân hệ trong đó cũng có sự biến đối và tạo ra sự mất đồng bộ Chính vì vậy chính sách luôn đóng vai trò một công cụ đồng bộ hóa
hệ thống, nhưng một mặt khác sự xuất hiện một chính sách cũng làm cho hệ thốngxuất hiện một yếu tố mất đồng bộ mới” [Vũ Cao Đàm, 2009]
- Phương pháp nghiên cún tài liệu: Thu thập, phân tích, tống hợp các tài
liệu và số liệu về chuyên ngành Quản lý KH&CN đặc biệt là các tài liệu chuyên sâu
về chính sách, phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách ƯD CNTT trong lĩnhvực TVCC nói chung và trong HT TVCC của Tp HCM nói riêng cả ở trong và
ngoài nước Bao gồm cả tài liệu đã được công bố và chưa công bố; cả tài liệu về lý
luận và thực tiễn; cả tài liệu số liệu định lượng và định tính
- Phương pháp chọn mâu:
+ Đối với đối tượng khách thế là người làm công tác thư viện tại các thư việntrên địa bàn, nghiên cứu lựa chọn mẫu đối với 01 thư viện cấp tinh (Thư viện Khoahọc tổng hợp Tp Hồ Chí Minh và 25 thư viện cấp huyện trên địa bàn thành phố:
tổng số mẫu khảo sát là 50 mẫu
+ Đối với đối tượng khách thế là người sử dụng: Nghiên cứu sử dụng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với người sử dụng thư viện tại thư viện cấp tỉnh, thưviện cấp huyện trên địa bàn thành phố với số lượng mẫu khảo sát là 200 mẫu
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng nhằm
làm rõ:
16
Trang 20( 1) Thực trạng ƯD CNTT trong hoạt động của HT TVCC trên địa bàn Tp.HCM dưới tác động của chính sách ƯD CNTT nhằm nhận diện sự thay đổi về mọi mặt trong hoạt động thông tin KH&CN của HT TVCC trên địa bàn.
( 2) Thực trạng các nguồn lực để ứng dụng CNTT trong hệ thống TVCC dưới
tác động của chính sách ƯD CNTT, từ đó đánh giá khả năng và xây dựng mô hình
UD CNTT cho TVCC trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh có hiệu quả
( 3) Mức độ thoả mãn nhu cầu tin và đánh giá về hoạt động cùa hệ thống
TVCC trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của người dùng thư viện
Luận án đã chọn 02 đối tượng hỏi và có số lượng cụ thề như sau:50 phiếu để
hỏi cán bộ thư viện cùa HT TVCC ở Tp Hồ Chí Minh; 200 phiếu dành để hỏi người sử dụng TVCC tại Tp HCM
- Phương pháp thống kê và so sánh: Thu thập số liệu thống kê được thực
hiện với cơ quan quản lý nhà nước về thư viện ở trung ương và ở Tp.HCM Cũng
như so sánh mức độ thay đồi hoạt động của TVCC trước và sau khi thực hiện chính
sách ƯD CNTT Các số liệu này nhằm đánh giá tổng thể và toàn diện quá trình ứngdụng CNTT trong hệ thống TVCC, với các số liệu liên quan đến: nghiệp vụ chuyên môn, nguồn nhân lực, kinh phí hoạt động, hạ tầng CNTT (phần cứng, phần mềm )
và hiệu quả hoạt động của HT TVCC của Tp HCM
- Phương pháp phõng vấn sâu: Đe thu thập thông tin định tính, Luận án tiểnhành 8 cuộc phong vấn sâu đối với các đối tượng là nhừng người chuyên gia, những
người giữ cương vị quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương trong lĩnh vực
thư viện ở Tp.HCM nhằm đánh giá quá trình thực thi chính sách ƯD CNTT trong
HT TVCC Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả tác động của chính sách, nhìn nhận
mức độ khả thi về mô hình ƯD CNTT được đề xuất trong chính sách ƯD CNTT
trong HT TVCC được đề cập tại phần giải pháp của luận án
- Phương pháp quan sát: Được sử dụng trong việc quan sát những thay đổi
của hệ thống TVCC dưới tác động của chính sách ƯD CNTT, sự thay đổi này được
17
Trang 21nhận diện trong nội dung, phương thưc, quy trình hoạt động của TVCC, các nguôn
lực cho hoạt động của TVCC, năng lực liên kết, chia sẻ của TVCC
7 Đóng góp mói của Luận án
7.7. Đóng góp vê lý luận:
- Hoàn thiện và phát triển lý luận về xây dựng các chính sách ƯD CNTT trong
hoạt động của thư viện nói chung và của hệ thống TVCC nói riêng Cụ thế: vấn đề
chính sách ứng dụng CNTT trong hệ thống TVCC, lần đầu tiên được nghiên cứu
dưới cách tiếp cận của khoa học chính sách và khoa học quản lý KH&CN, vì vậy,các lý thuyết về phân tích chính sách, đánh giá tác động chính sách, lý thuyết hệthống và một số lý thuyết khác được vận dụng để nhìn nhận những tác động do
chính sách ƯD CNTT đối với hệ thống TVCC là điểm mới hoàn toàn trong lĩnh vực
này
7.2 Đóng góp vê thực tiên:
Đề xuất một khung mẫu chính sách ƯD CNTT cho Tp.HCM Đồng thời đưa
ra một hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện chính
sách ƯD CNTT trong hoạt động của HT TVCC ở Tp.HCM đảm bảo tính khả thi,
1 • 9 X 1 1 r 4- /V \ i 1 • 1 J 1 /\ • /\
hiệu qua góp phân thúc đây sự phát triên kinh tê sô -xã hội sô
Luận án là tài liệu tham khảo cho việc ban hành chính sách ƯD CNTT cho
hoạt động của HT TVCC của các tỉnh thành khác trên cả nước và các cơ sở đào tạongành/chưyên ngành liên quan đến Quản lý KH&CN; TT-TV
Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu hiệu cho cơ quan, tố chức, cánhân quan tâm đến vấn đề hoạch định, hoàn thiện chính sách ƯD CNTT trong hoạt
động thông tin KH&CN, hoạt động TT-TV nói chung và của HT TVCC nói riêng
8 Kêt câu của Luân án
r r >
Luận án được kêt câu gồm 04 Chương:
18
Trang 22Chương 1: Tồng quan các nghiên cứu về chính sách ứng dụng công nghệthông tin trong hệ thống thư viện công cộng
Chương 2: Cơ sở lý luận vê chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong
hệ thống thư viện công cộng;
Chương 3: Thực trạng chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ
thống thư viện công cộng ở Tp Hồ Chí Minh;
Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tintrong hệ thống thư viện công cộng ở Tp Hồ Chí Minh
19
Trang 23NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN CÁC NGHIÊN cưu VÈ CHÍNH SÁCH ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN
CÔNG CỘNG
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VÈ “ CHÍNH SÁCH ƯNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ”
1.1.1 “Chính sách ” và “ứng dụng công nghệ thông tin”
Ở trong nước đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về “Chính sách”,
“Chính sách công” và “ủng dụng CNTT” Tác giả Vũ Cao Đàm đã có một chùm các công trinh đề cập đến các khái niệm trên như: "Quản lý học đại cương” (2008),
”Khoa học chính sách/Tuyến tập các công trình đã công bố tập II (nghiên cứu chínhsách và chiến lược) (2009) [Vũ Cao Đàm, 1996], “Khoa học Chính sách” (2011) [Vũ Cao Đàm, 2008]; “Lý thuyết hệ thống ” (2005) [Vũ Cao Đàm, 2009] và côngtrình “Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách ”(2011) của Vũ Cao Đàm cùng
nhóm tác giảPhạm Xuân Hằng, Trần Văn Hải, Đào Thanh Trường[Vũ Cao Đàm, 2011] Trong các công trình đã xác định rất rõ nội hàm các khái niệm, kỹ năng phân
tích chính sách, tiếp cận từ các phương pháp xã hội học Các công trình đà nghiên cứu khá đầy đủ cơ sở lý luận về khoa học chính sách, kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách Đe phục vụ cho nghiên cứu Luận án, nghiên cứu sinh kế thừa
quan điểm của các tác giả về chính sách tiếp cận lý thuyết hệ thống
Trong các nghiên cứu “Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn xây dựng chính sách
ở nước ta” (2002) của Nguyễn Hữu Đông và Nguyễn Minh Quân; “Một số hoạtđộng xây dựng chính sách nông thôn mới tại tp.HCM”(2002), công bố trong Kỷ yếu
“Chính sách và những vấn đề chi phối việc hoạch định chính sách” các tác giả đã đềcập đến nội hàm chính sách và các chính sách có đối tượng tác động cụ thể Trongcông trình của mình, tác giả Nguyễn Hữu Đồng và cộng sự đã có kết luận chính
sách theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, tác giả kết luận, chính sách là tồng thể các quan điểm, biện pháp mà chủ thể lành đạo, quản lý tác động lên đối
20
Trang 24tượng quản lý nhăm đạt đên một mục tiêu trong một thời gian ân định Theo nghĩa
hẹp, chính sách là một quy định cụ thể nào đó nhằm thực hiện đường lối, nhiệm vụtrong một thời gian cụ thể [Nguyễn Hữu Đông, Nguyễn Minh Quân, 2002] Tiếp cận
loại hình chính sách công, trong nghiên cứu đề tài cấp bộ của Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh ’’Chính sách và những vấn đề cơ bản chi phối việc hoạch
định chính sách ở Việt Nam” (2002), chủ nhiệm để tài, tác giả Nguyễn Đăng Thành
đã có kết luận chính sách công là các văn bản được chủ thể ban hành là những
người/tồ chức nám quyền lực nhà nước, có mục đích và cách thức hành động cùanhững đối tượng được thể chế hóa giải quyết những vấn đề từ thực tiễn yêu
cầu[Nguyễn Thị Lan Thanh, 2014].Trong các nghiên cứu như “Chính sách và sự phát triển kinh tế quốc gia: Việt Nam và sự tham gia CPTPP” (2018) của tác giả
Phạm Duy Hiếu, Thái Ngọc Sáng; “Chính sách và công cụ phân tích” (2012) củatác già Nguyễn Minh Thuyết; “Hoạch định và phân tích chính sách công” (2008) của tác giả Nguyễn Hữu Hải;“Xây dựng chính sách thúc đẩy ƯD CNTT tại các xã
vùng sâu, vùng xa” (2014) của Bùi Hồng Hiếu; “Tác động của cách mạng công
nghiệp lần thứ tư trong việc tạo lập và cung Cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin tạithư viện Hà Nội” (2019) của Trần Thành Hiếu với các cách tiếp cận khác nhau đã
có những định nghĩa khác nhau, tuy nhiên về nội hàm các khái niệm đều cùng bản
chất, khi cho rằng chính sách là tập hợp các vấn đề được thể chế hóa do một chủ thể
có quyền lực quản lý ban hành tạo môi trường tác động đối tượng quản lý nhằm đạtmục tiêu trong định hướng phát triển vào một thời gian nhất định Theo tác giảĐặng Ngọc Lợi “Chính sách công là một trong những căn cứ đo lường năng lực
hoạch định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra đánh giá, xác định trách
nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản công vàcác tài nguyên của đất nước” [Đặng Ngọc Lợi, 2015] Tác giả Nguyễn Hữu Hải
“Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm thúc đẩy xã hội phát triển Trong chính sách công lại có những chính sách cụ thể đối với từng lĩnh vực”[Nguyễn Hữu Hải, 2008] Đồng quan điểm, tác giả Lê Chi Mai
21
Trang 25cho rằng “Chính sách công có nhừng đặc trưng cơ bản như: chủ thề ban hành chính sách công là Nhà nước; chính sách công không chỉ là các quyết định (thể hiện trên
văn bản) mà còn là những hành động, hành vi thực tiễn (Thực hiện chính sách);chính sách công tập trung giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế-xã hội theo mục tiêu nhất định; chính sách công gồm nhiều quyết định chính sách
có liên quan lẫn nhau”[Lê Chi Mai, 2001].Theo tác giả Tạ Ngọc Hải “Chính sách
công có tính hệ thống, tính kế thừa lịch sử và luôn gắn cụ thể với các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia nhất định” [Tạ Ngọc Hải, 2014]
Trên thế giới, hiện nay cũng còn nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về khái niệm “Chính sách” và “Chính sách công”, do cách tiếp cận nghiên cứu khác
nhau Tiếp cận “Chính sách công chỉ là một trường hợp của chính sách”, tác giảJames Anderson định nghĩa “ Chính sách là một quá trình hành động có mục đích
được theo đuôi bời một hay nhiều chủ thề trong việc giải quyết các vấn đề mà họ
quan tăm" [162] John Deway xác định "Chỉnh sách là một quá trình giải quyết
những vấn đề cả cộng đồng hao gồm 05 giai đoạn: cảm nhận tình huống vấn đề;
Xác định vấn đề; Hình thành giải pháp và lựa chọn một giải pháp và thực
r/7z[J.Deway, 1910] Harold Lasswell xác định "Chính sách là một quá trĩnh ra quyết định có tính sáng tạo bao gồm các bước: tranh luận, đưa ra các giải pháp, lựa chọn, thực thỉ và kết thúc Tiếp cận về vai trò của chính sách công, B.Guy Peter cho rằng “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, đều có ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi công dân ”[B.G.Peters, 1990] Theo Jones (1984) "Chỉnh sách công là quả trình trong đó bao gồm các vấn đề công cộng và cách thức giải quyết các vấn đề đỏ của nhà
nước ’"[Jones, 1984] Ngoài ra còn nhiều hướng tiếp cận khác của các học giả nước
ngoài Theo Lý thuyết hệ thống, G.Brewer và P.DC Leon định nghĩa "Chính sách công là những quyết định quan trọng nhất của xã hội, là những hành động cỏ tính
chức năng dựa trên sự đồng thuận hoặc phê chuẩn của toàn hệ thống ”[G.Brewer,
P.DC Leon, 1983].Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài cũng đã đề cập
đến nội dung của chính sách Trong công trinh “Policy Theories, Knowledge
22
Trang 26Utilization, and Evaluation-Lý thuyết chính sách, sừ dụng kiến thức và đánh giá” [Emmanuel c.Ibara, 2014] của Frans L.Leeuw đã nhận định “ Lỷ thuyết chính sách là một dạng của hệ thống xã hội và hành vi giả định, nó được cấu thành bởi
các mệnh đề cơ bản trong chính sách công Những mệnh đề này phản ánh những
quyết sách của những người hoạch định chính sách đê đáp ứng các mục tiêu đặt
ra Nghiên cứu ban đầu về các lý thuyết chính sách đã chỉ ra rằng, việc phân tíchchính sách có ý nghĩa quan trọng trong mỗi gian đoạn của quy trình chính sách đó là: nhận diện vấn đề, phát triền các biện pháp chính sách và thực hiện đánh giá
chính sách Tiếp cận của khoa học về chính trị,Thomas Dye cho rằng chính sách công là sản phẩm hoạt động có mục đích của nhà nước “ tó tất cả những gì nhà
nước chọn làm hoặc không làm ”[T.Dye, 1985] Tiếp cận Lý thuyết hệ thống, trong
công trình “The platform to the main parse-Những nền tảng của phân tích chínhsách”, G.Brewer và P.DC Leon cho rằng "Chính sách công là những quyết định quan trọng nhất của xã hội, là những hành động có tính chức năng dựa trên sự đồng thuận hoặc phê chuẩn của toàn hệ thống ”[G.Brewer, P.DC Leon, 1983]
1.1.2 “ Phân tích đánh giá chính sách ứng dụng công nghệ thông tin”
Ớ trong nước, trong công trình "Kỹ năng phản tích và hoạch định chính
sách” \yvL Cao Đàm, Phạm Xuân Hằng, Trần Văn Hải, Đào Thanh Trường, 2011]
nhóm tác giả Vũ Cao Đàm, Phạm Xuân Hằng, Trần Văn Hải, Đào Thanh Trường đãphân tích những vấn đề cơ bản về phân tích chính sách, mối quan hệ giữa cơ quan
quyền lực nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước trong vấn đề xây dựng, thực
thi chính sách với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, trong đó rõ nét nhất đó là tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu phân tích chính sách Công trình đã đưa ra lý
thuyết về tác nhân và tác động của chính sách là: dương tính, âm tính, ngoại biên,
ngoại biên dương tính, ngoại biên âm tính, ngoại biên cùa ngoại biên, ngoài ra còn
có những tác động theo chuỗi bao gồm: tác động trực tiếp, tác động gián tiếp, tác
động nối tiếp Công trình đã phân kỳ trong đánh giá tác động chính sách bao gồm:
phân tích trước khi ban hành, phân tích chính sách sau khi ban hành và phân tích ở
một thời điềm ngẫu nhiên hoặc sau một số năm thực hiện Trong tập bài giảng khoa
23
Trang 27học chính sách ”[VŨ Cao Đàm, 2008] tác giả Vũ Cao Đàm đà chỉ rõ nội dung phân tích chính sách gồm: phân tích kịch bản, tác động, sự phân hóa xã hội do chính
sách, phản ứng xã hội đối với chính sách, phân tích vòng đời cùa chính sách và
phân tích nhu cầu sửa đối hoặc ban hành một chính sách mới Trong công trình
“Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận đánh giá tác động chính sách KH&CN phù hợp với Việt Nam và áp dụng đảnh giá tác động chính sách tài trợ chơ nghiên
cứu CO ’ bản của quỹ phát triền KH&CN quốc gia ’’[Phạm Quỳnh Anh, 2016] cùa tác
giả Phạm Quỳnh Anh đã phân tích các nội dung, phương pháp luận về đánh giá tác động chính sách Tác giả tiếp cận đánh giá tác động sau khi chính sách đã được ban hành, dựa trên việc nhận diện những tác động do chính sách tạo ra, thông qua việcđánh giá định lượng và định tính, trên cơ sở nh nghiệm trên thế giới và thực tiễncông tác đánh giá tác động chính sách ở Việt Nam Công trình đã đề xuất khung
đánh giá tác động chính sách KH&CN sau khi ban hành ở Việt Nam, với 03 giaiđoạn đó là: Lập kế hoạch đảnh giá; Thực hiện đảnh giả; Công bố và sử dụng kết
quả đánh giá. Tác giả Hoàng Vũ Quang trong “ Đánh giá tác động của các chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ’’[Hoàng Vũ Quang, 2014] cho rằng đánh
giá tác động nhằm trả lời cho câu hỏi là cái gì được thực hiện, cái gì không được
thực hiện, ở đâu, tại sao và bao nhiêu, đạt được kết quả như thế nào thông qua so
sánh trước và sau thực hiện chính sách Khi đánh giá có thể tiếp cận theo địa bànhành chính và theo kênh tác động cùng các tác nhân được hưởng lợi từ chính sách.Khung logic đánh giá tác động cần có các yếu tố đầu vào, hoạt động cho đến kếtquả đầu ra gồm cả số lượng, chất lượng lẫn kết quả về kinh tế, xã hội, môi trường
để nhìn nhận một cách đầy đủ vấn đề nhân quả, chi phí lợi ích cũng như tác động
ngoài mong đợi (gồm cả tích cực và tiêu cực) Tài liệu “ Hướng dẫn nghiệp vụ đánh
giá tác động chính sách ”[BỘ Tư pháp, 2016] của Bộ Tư pháp phối hợp với tổ chứcUSADI (Hoa Kỳ) biên soạn đã đề cập những nội dung về đánh giá tác động Tiếp cận chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực
tiễn đặt ra nhằm đạt được mục tiêu nhất định Đồng thời, phân tích, dự báo tác động đối với các nhóm đối tượng khác nhau nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện
24
Trang 28chính sách Một chính sách có 05 tác động chủ yểu bao gồm: tác động về kỉnh tế,
tác động về xã hội, tác động về giới, tác động về thủ tục hành chỉnh và tác động đổi
với hệ thống pháp luật. Có 02 phương pháp đánh giá tác động gồm phương phápđịnh tính và định lượng Khi đánh giá cần kết hợp cả 02 phương pháp này và dựa trên bình diện 05 yếu tố trên
Trên thế giới, đà có nhiều công trình nghiên cứu các yếu tố tác động đến chính sách Công trình ‘‘Policymaking For a Good Society the social Farbric Matrix Approach to Policy Analysis and Program Evualtion” [F.Greory Hayden,
2006] của-Hoạch định chính sách cho một xã hội tốt đẹp-tiếp cận ma trận cấu trúc
xã hội để phân tích chính sách và đánh giá các chương trình”, tác giả F Greory
Hayden đà đưa ra các nhận định về mô hình của một chính sách cần phù hợp với sự
phức tạp của thực tế, trên cơ sở đó đưa ra các triết lý của chính sách, các công cụ để
đánh giá chính sách, những nguyên tắc chung có hệ thống đế phân tích chính sách,
các chỉ số về kinh tế, xã hội để phân tích chính sách từ đó đánh giá tính hiệu quá
của hệ thống, kết hợp ma trận cấu trúc xã hội và các công cụ đánh giá Trong công
trình “Basic methods of analysis and policy making - Phương pháp cơ bản phân
tích và hoạch định chính sách” [Carì Patton, David Shavitch, 2013Jcủa nhóm tác giả
Carl Patton và David Shavitch đà định nghĩa 4 yếu tố chính có tác động lớn đến các mục tiêu trong thiết kế chính sách đó là: tính khả thi về mặt kỹ thuật, tính khả thi về
mặt chính trị, tính khả thi về mặt kỉnh tế và tài chính và tính khả thi về khả năng hoạt động hành chính.
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VÈ “ HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG”
1.2.1 “ Hệ thống ” và “ Thư viện công cộng ”
về nội hàm khái niệm "Hệ thống thư viện công cộng ”: trước khi tìm hiểu các nghiên cứu về HT TVCC, chúng ta thấy đã có các công trình nghiên cứu về khái niệm “hệ thống” Tác giả Vũ Cao Đàm, trong công trình (Lý thuyết hệ thống-
system Theory) cho rằng “ Hệ thống là một tập hợp những phân tử có mối liên hệ tương tác trong một môi trường xác định để thực hiện một hoặc một sổ mục tiêu
25
Trang 29định trước ”[VŨ Cao Đàm, 2015] Đồng thời phân tích kỹ các phần tử cấu thành, các
dạng liên kết, mối liên hệ tương tác, môi trường và mục tiêu của hệ thống Trongbài giảng “Hệ thống thông tin trong tổ chức”, tác giả Trần Thị Quý cho rằng “ Hệ thống là một tập hợp các phần tử có liên hệ với nhau, sử dụng mọi nguồn lực và CNTT, đê hoạt động tiếp nhận các nguồn dữ liệu thông tin như yếu tố đầu vào, xử
lý chúng thành các sán phẩm và dịch vụ thông tin là các yếu tổ đầu ra hướng tới
mục đích chung trong một quá trình xứ lỷ của tô chức ’’[Trần Thị Quý, 2015]
Ớ nước ngoài, tác giả L.v Bertalanffy, Kenneth E Boulding, Stefferd Beer
“Lý thuyết hệ thống tổng quát” cho rằng “ Mọi tô chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thong lớn hơn Tác giả Kenneth E Boulding cho rằng: Hệ thống là một thực thể
phổ biển ở trong tất cả thế giới vật chất của chúng ta, chúng ta sống trong hệ thống
Theo tác giả có 9 cấp độ trong các hệ thống xã hội Hệ thống thư viện nằm trong
mức độ 8 (Social Organizations) hệ thống hữu sinh, có tính xác suất, hệ thống năng động tự tố chức, luôn phát triển, Tác giả G.Brewer và P.DC Leon nghiên cứu về hệ
thống từ góc độ điều khiển xem hệ thống là cái được tạo thành từ những phần tử cóliên hệ với nhau [G.Brewer, P.DC Leon, 1983] Trên thế giới, hiện nay có khá nhiều
các công trình nghiên cứu về “Thư viện công cộng” và “Hệ thống thư viện công
cộng” Luật Thư viện năm 2019 đã khẳng định tại “ 7, Thư viện công cộng là thư
viện có tài nguyên thông tin tông hợp phục vụ Nhân dân ’’[Quốc hội, Luật Thư viện, 2019] Điều này có thể hiểu TVCC có đối tượng phục vụ là tất cả quần chúng nhân
dân Chính họ đã quyết định mọi chính sách hoạt động của thư viện từ chính sách
bố sung nội dung và hình thức của vốn tài nguyên thông tin Vì vậy, vốn tài nguyên thông tin của họ có tính tống hợp theo nghĩa đáp ứng nhu cầu thông tin tống hợp từđại chúng nhân dân
về nội hàm của khái niệm “TVCC”, ở trong nước, có nhiều định nghĩa khác
nhau do dựa trên những tiếp cận khác nhau Công trình gần nhất là Luật Thư việnnăm 2019 đã định nghĩa ”Thư viện” là ’’ thiết chế vãn hỏa, thông tin, giáo dục, khoa
học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin
26
Trang 30phục vụ nhu cầu của người sử dụng Và ” Thư viện số ” là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên thông tin được xử lý, lưu giữ dưới dạng sổ mà người sử
dụng thư viện truy cập, khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian
mạng ’’[Quốc hội, Luật Thư viện, 2019] Ở nước ngoài, theo từ điển Cambridge
” thư viện là một tòa nhà, phòng hay một tô chức có các bộ sưu tập đặc biệt là sách,
âm thanh và thông tin có thê truy cập bằng máy tỉnh để mọi người đọc, sử dụng
hoặc mượn ’’.Theo Nhà thư viện học người Mỹ George Eberhart ” Thư viện là tập họp các tài nguyên ở nhiều định dạng, được tô chức bởi các chuyên gia thông tin hoặc các chuyên gia khác, cung cấp truy cập vật lý, kỹ thuật số, thư mục hoặc tri thức thông qua các dịch vụ và chương trình mục tiêu với sứ mệnh giáo dục, cung
cấp thông tin và giải trí và các mục tiêu kích thích học tập củ nhân và thúc đây tiến
bộ xã hội” Theo Ranganathan: “Thư viện là một tô chức công cộng hoặc cơ sở có
thu phí chịu trách nhiệm lưu giữ và phổ biến tài liệu, tạo điều kiện để để bạn đọc có thê yêu cầu, truy cập và sử dụng chúng ”. Theo UNESCO năm 1970 “ thư viện là bộ sưu tập sách in, tàỉ liệu định kỳ hoặc bất kỳ tài liệu hình ảnh hoặc âm thanh nào khác, có nhân viên đê cung Cấp và tạo điều kiện cho việc sử dụng tài liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu thông tin, giáo dục và giải trí của người sử dụng ” và “Thư viện
không phụ thuộc vào tên gọi của nó là bất cứ bộ sưu tập có tô chức của sách, ấn
pỉĩảm định kỳ hoặc các dạng tài liệu khác, kê cả đồ họa, nghe-nhìn và nhân viên Thư viện phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm
mục đích thông tin, khoa học, giáo dục hoặc giải trí”. Trong công trình “Cẩm nangnghề Thư viện”[Lê Văn Viết, 2000], tác giả Lê Văn Viết cũng đã phân tích rất rõ
dấu hiệu cùa TVCC và các đặc điểm của TVCC Luận án “Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống TVCC ở Việt Nam (2015)[Nguyễn Trọng Phượng,
2015] đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn của phát triển nguồn lực thông tin, đề xuất
các giải pháp nhằm phát triến nguồn lực thông tin của HT TVCC Việt Nam cả về
lượng và chất, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cho các cấp có thẩm quyền Đe
tài cấp Bộ “ Đôi mới mô hình tồ chức quản lỷ và phương thức hoạt động thư viện
Việt Nam (2ớ75)fKiều Thúy Nga, 2015] của chủ nhiệm Kiều Thuý Nga đã nghiên
27
Trang 31cứu các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước vê công tác thư viện trong tiên
trình ứng dụng CNTT Đã khảo sát thực trạng tồ chức quản lý và hoạt động của thư
viện Việt Nam nói chung và TVCC nói riêng, đề xuất giải pháp nhằm đối mới mô
hình tổ chức, quản lý và hoạt động của TVCC ở một số tỉnh/thành phố Đề tài cấp
bộ "Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động của hệ thống TVCC ở nước ta (201 J) [Trần Thị Minh Nguyệt, 2011] do PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt làm chủ nhiệm, đã nghiên cứu lý luận, thực trạng chất lượng và hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực của TVCC Việt Nam đã đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Đe tài cấp bộ "Xây dựng
và bảo quản vốn tài liệu của TVCC ở Việt Nam (2008)[Lê Thị Tiến, 2008]do Lê Thi
Tiến là chủ nhiệm, đã nghiên cứu lý luận và thực trạng vốn tài liệu, hiệu quả côngtác bổ sung, bảo quản vốn tài liệu của hệ thống TVCC và đưa ra các giải pháp trong
đó có giải pháp ƯD CNTT Một số luận văn liên quan đến đề tài đã được bảo vệnhư: "Hệ thống TVCC Việt Nam trong thời kỳ đỏi mỏi và hội nhập phát triển
(2ớ7ớ)[Nguyền Thị Hoạt, 2010] của Nguyễn Thị Hoạt đã phân tích chính sách củaĐảng và Nhà nước, thực trạng và đưa ra các giải pháp liên quan đến nhừng vấn đề
về phát triển nguồn lực thông tin, chuẩn hóa, tin học hóa nghiệp vụ, phát triểnSP&DV, xã hội hóa, phát triển đội ngũ, hợp tác quốc tế, và NCKH thư viện., của
thư viện VN nói chung và TVCC nói riêng Công trình "Tỏ chức và hoạt động của
thư viện tỉnh Bình Định phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện địa hóa đất
Â7ỉrởc[Trần Xuân Nhất, 2013]của Trần Xuân Nhất; "Tô chức và hoạt động của thư
viện tỉnh Hải Z)z/'ơ77g[Nguycn Thị Hà, 2015] của Nguyễn Thị Hà; "Nâng cao hiệu
quá tô chức hoạt động của thư viện tỉnh Lai Châu [83] của Lê Văn Tuấn; "Công tác phục vụ bạn đọc của thư viện tỉnh Yên Bái-Thực trạng và giải pháp [Lê Thị ÁnhTuyết, 2014Jcủa Lê Thị Ánh Tuyết Trong các công trinh này đều đề cập đếnnhững vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp về tố chức và hoạt động của TVCC,trong đó có liên quan đến ƯD CNTT
28
Trang 321.2.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thư viện công cộng
Ở trong nước, có rất nhiều các công trình đề cập đến về vai trò của TVCC TVCC là một trong những loại hình thư viện được ra đời từ rất sớm và có vị trí quan trọng đặc biệt trong sự tồn tại, phát triển của xã hội Ở Việt Nam, Đảng và Nhà Nhà nước rất quan tâm phát triển HT TVCC Đề tài cấp bộ "Mô hình tỏ chức
và hoạt động của thư viện tỉnh, huyện và cơ sờ ờ Việt Nam". Đã đưa ra mô hình tổ
chức cho thư viện tỉnh, thư viện cấp huyện, thư viện cấp xã phù hợp với cấp hạng
và điều kiện địa lý, kinh tế khác nhau giữa các vùng/khu vực trong cả nước.Đưa ra giải pháp và nội dung hoạt động cho các mô hình tổ chức và hoạt động cũa TVCC
trong thời gian tới nhằm mang lại lợi ích về mọi mặt cho quốc gia và cộng đồng
Công trình “Thư viện học đại cương”, tác giả Bùi Loan Thùy và Lê Văn Viết chỉ rõ
“Hệ thống TVCC nhà nước”[Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết, 2001] Trong “Thư viện học đại cương” của tác giả Nguyễn Yến Vân và Vũ Dương Thúy Ngà đà phân tích khá sâu sắc về vai trò, cơ cấu, quá trình phát triển của HT TVCC Việt Nam[Nguyễn Yến Vân, Vũ Dương Thúy Ngà, 2006]
Trên thế giới, năm 1913, trong bài “Có thể làm gì cho nền kinh tế quốc dân” V.I Lênin đà nói: Phải làm cho thư viện mở rộng cửa không chỉ phục vụ cho một
nhóm độc giả, giáo sư và các nhà chuyên môn, mà phải phục vụ cho đại đa số quần chúng, cho đảm đông người, cho đường phổ. Sau 1917, Lênin chỉ đạo: Phải coi thư
viện thành những cơ quan công cộng, coi việc này là một trong những luận điếm cỏ tỉnh nguyên tắc và cỏ tầm quan trọng bậc nhất, quyết định việc xây dựng toàn bộ sự nghiệp thư viện phục vụ sách bảo cho quần chúng nhãn dãn lao động Theo từ điểnBaidu: Thư viện là một tổ chức có chức năng thu thập, tổ chức, sử dụng chung vốn
tài liệu để mọi người đọc và tham khảo Trong ISO 2780 thông tin tư liệu-thống kê
thư viện quốc tế năm 2006, UNESCO đã định nghĩa: Thư viện là tổ chức hoặc một
phần của tổ chức với mục đích chính là xây dựng và duy trì bộ sưu tập vào tạo điềukiện cho việc sử dụng các tài nguyên thông tin và các phương tiện đó theo yêu cầu
đề đáp ứng nhu cầu thông tin, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa hoặc giải trí của người
dùng, đây là yêu cầu cơ bản cho thư viện và không loại trừ bất kỳ nguồn tài nguyên
29
Trang 33và dịch vụ nào liên quan đến mục đích của chính nó Thư viện còn bao gồm thư
viện ảo và các mục lục kỹ thuật số
1.3 CÁC NGHIÊN CỨU NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC CỦA CHÍNH SÁCH ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THÓNG THƯ VIỆN CÔNG CÔNG
1.3.1 Các nghiên cứu về nội dung và hiệu quá của chính sách
Ớ trong nước đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về ƯD CNTT trong
các hoạt động của thư viện nói chung và HT TVCC nói riêng Công trình "Phát
triển thư viện gắn liền với C7V7T’[Nguyễn Minh Hiệp, 2016] của Nguyễn Minh
Hiệp “Tự động hóa trong hoạt động TTTV” của Trần Thị Quý[Trần Thị Quý,
2007] Tác giả Trần Văn Hồng với công trình "Thực trạng và giải pháp phát triển
dịch vụ TTTV tại hệ thống thư viện quận, huyện Tp.HCM"[Trần Văn Hồng, 2017] Ngô Thị Hồng Điệp "Thư viện công cộng và công tác phục vụ người nghèo" [Trằn
Văn Hồng, 2017]; Lê Đức Thắng "Dịch vụ TVCC trong kỷ nguyên so-Nhìn tù ’ Hoa
Ấj)”[Lê Đức Thắng, 2013] Một số nghiên cứu về chính sách của Nhà nước trong
lĩnh vực thư viện nói chung vàphát triển ƯD CNTT trong hệ thống TVCC nói riêng
đã có từ rất sớm Công trình "Tìm hiếu các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
về công tác thông tin thư viện ’’[Trần Thị Quý, 1980] qua các giai đoạn lịch cùa thưviện cách mạng Việt Nam của Trần Thị Quý Công trình “ Thư viện cho mọi người ’’[Nguyen Thị Bắc, 2006] của Nguyễn Thị Bắc đã đề cập đến việc ƯD CNTT
để phát triển, bảo quản nguồn tài nguyên thông tin của TV Khoa học Tổng hợp Tp.HCM hướng đến phục vụ cho mọi người ở mọi lúc, mọi nơi Bài “Sử dụng công
nghệ-tỉền đề hợp tác và liên thông thư viện"c\x ‘ ă Nguyễn Minh Hiệp Một số côngtrình cấp bộ như "Quản lỷ các thư viện điện tử ở Việt Nam hiện nay ’’[Nguyễn VănThiên, 2014]do Nguyễn Văn Thiên chủ nhiệm đề tài; “ Hoàn thiện thê chế thư viện nhằm nâng cao hiệu quả quản lỷ nhà nước đối với sự nghiệp thư viện ở nước
ta’’[Nguyễn Thị Ngọc Thuấn, 2008] do Nguyễn Thị Ngọc Thuần là chủ nhiệm đềtài; “ Nghiên cứu hoàn thiện một số chính sách cơ bản của nhà nước nhằm phát
30
Trang 34triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam ” \yũ Dương Thúy Ngà, 2013] do TS Vũ Dương Thúy Ngà làm chủ nhiệm đề tài; “ Nghiên cứu xây dựng chính sách quốc gia phát triển công tảc TT KH&CN trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ’’[Nguyễn Hữu Hùng, 2000] do Nguyễn Hữu Hùng chủ nhiệm đề tài Tất cả các công trình
trên tiếp cận từ ngành TT-TV, đã hệ thống hóa những chính sách cơ bản của nhà
nước đối với sự nghiệp thư viện Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện các chính sách thúc đẩy ngành thư viện phát triến Ngoài ra, còn
có các bài viết đề cập một phàn đến những chính sách thư viện hiện hành, những
thành tựu, những điểm bất cập Công trình “Sự nghiệp TTTV Việt Nam sau 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế”[Trần Thị Quý, 2011] của Trần Thị Quý "Chính sách
Quốc gia về đào tạo và sử dụng cán bộ trong lĩnh vực TT-TV ” [Nguyễn Thị Đông,2000] của Nguyễn Thị Đông; Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy
cập Internet công cộng tại Việt Nam góp phần thực hiện tầm nhìn của TVCC đến
2015 và định hướng đến 2ớ2ớ”[Phan Hữu Phong, 2013]của Phan Hữu Phong; "Một
số hoạt động xây dựng nông thôn mới tại tp.HCM”[Bùi Xuân Đức, 2013]của BùiXuân Đức nói về các hoạt động hồ trợ của Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM;
Cụm công trình của Lê Văn Viết‘‘77uỉ’ bàn về chính sách quốc gia trong công tác thư viện Việt Nam thập niên đầu thế kỷ W7”[LÔ Văn Viết, 2006] và "Phác thảo sơ
bộ chính sách quốc gia về nguồn lực thông tin ” [Lè Văn Viết, 2006]; "Một số nội
dung cơ bản của Pháp lệnh thư viện “Thư nhìn lại ba năm thực hiện Thông tư 97 liên Bộ Văn hóa-Thông tin-Thê thao và Bộ Tài chính “ Những nét mới trong công tác phục vụ bạn đọc của hệ thống TVCC”; “ Thư viện tỉnh, thành trong kỷ nguyên thông tin ”;“Một số vấn đề về tổ chức TV xã” ; "Nên xây dựng TV cơ sở ở Nam Bộ
thế nào ”;“ Một số vấn đề về bổ sung tài liệu địa chí cùa thư viện tỉnh, thành ”[Lê Văn Viết, 2006] Một số công trình chỉ đề cập đến các văn bản của chính sách qua
thời gian nhưng không có đánh giá “Các văn bản pháp quy về công tác Thư viện”
do Vụ Thư viện Bộ Văn hóa-Thông tin tập hợp xuất bản 3 lần (1999, 2002, 2008)
có bổ sung qua các lần xuất bản Công trình“Lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Namtrong tiến trình văn hóa dân tộc” của Dương Bích Hồng.Bài “Nhìn lại những chủ
31
Trang 35trương chính sách của Đảng và nhà nước ta vê công tác thư viện trong 50 năm qua” của Phạm Văn Rinh, Vũ Dương Thúy Ngà; “Tăng cường hệ thống vãn bản quản lý nhà nước về thư viện đại học trong bối cảnh đôi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học Việt Nam ” củaĐỗ Xuân Đán và Trần Thị Anh Phương[Đỗ Xuân Đán, Trần Thị
Anh Phương, 2017]
Ớ nước ngoài, Hội đồng Châu Âu đã đưa ra chính sách đầu tư cho việc nghiên
cứu soạn thảo chính sách phát triển thư viện trong bối cảnh CNTT phát triển mạnh
mẽ Tại các nước phát triển, các chính sách phát triển thư viện thường do Hội Thưviện đề xuất với Chính phú, và biên soạn các tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ thưviện Nhiều nước khác cũng đã tiến hành lập hồ sơ và giải quyết những nhu cầu
phát triển của các HT TVCC của mình bằng cách ban hành các khung khổ quốc gia
về chính sách thư viện Tiêu biểu “ Khung chinh sách cho tương lai năm 2003 của
Anh: thư viện, việc học tập và thông tin trong thập kỷ tiếp theo ” và “Thư viện công cộng New Zealand: khung khổ chiến lược 2006 đến 2016" Tham khảo những tài
liệu này, từ việc nhận thấy: Mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển TVCC phụ thuộcvào nhận thức của người ra quyết định Năm 2007, tại đế đạt được mục tiêu của Hộinghị thượng đỉnh TVCC là “liên kết với cả 3 cấp chính quyền nhằm phát triển một
khung hỗ trợ cho các thư viện trên toàn lãnh thổ Australia” được phát triển bởiFOLA (the Public Libraries Interest Group of Friends of Libraries Australia) đàthông qua chính sách “ Hướng tới một khung chính sách cho HT TVCC của Australia” Tài liệu nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đồng thuận của ba cấp chính quyền Australia về một khung chính sách chiến lược cho HTTVCC giai đoạn 2010-
2020, cam kết phát triển một HTTVCC tốt hơn, dễ tiếp cận hơn cho tất cả mọi
người ở Australia Những vấn đề chù yếu của HT TVCC Australia như địa điếm,
tòa nhà, giờ mở cửa, trình độ cán bộ, vốn tài liệu, chương trình, CNTT, truy cập
trực tuyến, và dịch vụ đã được đặt ra khi xây dựng khung chính sách thư viện Tại một số nước phát triển như: Hoa Kỳ, Australia, Canada, các bang cũng hướng tới xây dựng chính sách thư viện cho từng bang Ví dụ: ủy ban thư viện Missisippi(Mississippi Library Commission) (2010), đã có hướng dẫn phát triển chính sách
32
Trang 36phát triên TVCC (Mississippi Public Library Policy Development Guide).Trong báo
cáo về hồ trợ các nhu cầu xã hội: một mô hình khung phát triển chính sách thư viện
tố chức NIDA (Network for Information and Digital Access) đã làm rõ nội hàm cùachính sách quốc gia về phát triển thư viện, theo đó, nói một cách đơn giản, chínhsách là một kế hoạch hành động nhàm đạt được mục đích hay mục tiêu nhất định, chính sách quốc gia là tuyên bố về nhận thức và cam kết, kế hoạch hành động và lý
tưởng của chính phù đối với một lĩnh vực cụ thể Theo bài viết, chính sách quốc gia
về thư viện là một phần trong chính sách quốc gia về hoạt động thông tin, chiến
lược thông tin quốc gia Công trình đã đi sâu phân tích xu hướng của chính sách
quốc gia về thư viện sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 của các quốc gia trên thế giới(phân theo các châu lục) theo phân kỳ: 1) Từ 1970-1980 với sự ra đời của ý tưởng
về hệ thống thông tin và thư viện tích họp đầy đủ, kế hoạch thống nhất thông qua
một chính sách thông tin quốc gia 2) Những năm 1980: sự ra đời của xã hội thôngtin với sự tiêu thụ thông tin khổng lồ, thúc đẩy sự hình thành của chính sách thôngtin quốc gia, vấn đề thông tin trở thành một trong những nội dung của quy hoạch
tổng thể trong phát triển của một số quốc gia trên thế giới 3) Từ năm 2000 đến nay:
sự tiến bộ của CNTT đã mang lại nền kinh tế tri thức, “kỹ thuật số”, “thư viện số”
trở thành xu thế tất yếu trong chính sách phát triển thông tin, chính sách phát triển
thư viện trên thế giới, ví dụ như Phần Lan, Namibia, New Zealand đã hoàn thành
chính sách quốc gia cho các thư viện đó The Impact of National Policy on
Developing Information Infrastructure Nationwide: Issues ỉn P.R.China and United
States-Tảc động của chính sách quốc gia đối với việc phát triến cơ sở hạ tầng thông
tin trên toàn quốc: các vấn đề ở Trung Quốc và Hoa Kỳ”[Yanquan Liu, 19961cúa
Yan quan Liu đã nghiên cứu chính sách thông tin của Hoa Kỳ và Trung Quốc có
phân tích tương quan giữa 02 quốc gia này Trên cơ sở đó, tác giả đã nhận diện
những bất cập trong hiện trạng phát triển cùa hoạt động thông tin tại Trung Quốc với các vấn đề trong xử lý thông tin, mức độ sử dụng nguồn lực thông tin, thịtrường thông tin Từ đó đề xuất chính sách quốc gia về thông tin trong giai đoạn tiếp theo với máy tính, internet, CNTT trở thành công cụ chủ lực trong phát triến
33
Trang 37công tác thông tin tại Trung Quốc Công trình "‘ Emerging Technologies for
Librarians: A Practical Approach to Innovation - các kỹ thuật tiên tiến cho người
làm công tác thư viện tiếp cận thực tế cho đổi mới”[Sharon Q.Yang, Lili Li, 2015]
của nhóm tác giả Sharon Q.Yang và Lili Li đã phân tích các công nghệ mới và hàng
loạt các ứng dụng thực tế trong quy trình hoạt động công việc hàng ngày cùa thưviện có chú trọng phân tích đầy đủ đến quản lý siêu dữ liệu, máy tính và các hoạt
động có ƯDCNTT Đồng thời, đưa ra dự báo về xu thế công nghệ trong tương lai
và đã thiết kế mô hình web based của hoạt động TTTV trong kỷ nguyên số như sau:
Social
networking services:
Facebook, Twitter,
(Nguôn: Sharon Q.Yang và Lìlì Li, (2016))
Công trinh “ Developing a public library policy manual - hướng dẫn chính
sách phát triển TVCC”[Mignon G.Pittman, 2010] của Mignon G.Pittman đã đưa ranhững hướng dẫn trong việc thiết lập và chính sách phát triển TVCC trong đó ƯD
CNTT là một trong những nội dung quan trọng được chú trọng Công trình “Study
of the application of information technology for effective access to resources in
Indian University library-Nghiên cứu ƯD CNTT để truy cập hiệu quả vào tài
34
Trang 38nguyên thư viện Đại học ở Ân ĐỘ”[Veerana S.Cholin, 2005] của Veerana s.Cholin, đà phân tích vai trò của thư viện, phân tích thực trạng nhân lực, ngân sách,CSHT CNTT, phần mềm, công cụ mạng, phát triển CSDL, phần mềm, hiệu quảhoạt động và đề cập đến INFLIBNET (trung tâm mạng TTTV) mô hình có vai tròquan trọng trong việc tự động hóa hoạt động TTTV Công trình “ Informtaion
Policy: The Diminishing Role of Library-Chính sách thông tin: sự giảm dần vai trò
của thư viện”[Mokmin Basri, Zawiyah M.Yusof, Nor A.M.Zin, 2012]của nhóm tác
giả Mokmin Basri, Zawiyah M.Yusof, Nor Azan M.Zin đà nhận định thư viện là
một thành phàn bắt buộc trong chính sách về thông tin và là mô hình cung cấpthông tin chuyên nghiệp, nhưng tại một số quốc gia, thư viện không gắn với chính
sách thông tin cùa các quốc gia đó, do nhận thức của các nhà hoạch định chính sáchtrong việc xác định mối quan hệ giữa việc ƯD CNTT và thư viện.Đồng thời đã
nghiên cứu trường hợp tại Malaysia
ở nước ngoài, có các công trình "Chính sách quốc gia về CNTT và truyền
thông của Cộng hoà Kenya năm 2006 với sứ mệnh và tầm nhìn: vì một xã hội phát
triển thịnh vượng, cải thiện sinh kế của người Kenya bàng cách bảo đảm các dịch
vụ CNTT sẵn có đế có thề truy cập hiệu quả với giá cả phải chăng Công trình "Chính sách quốc gia về CNTT” của Uganda năm 2012 với mục tiêu củng cố các nỗ lực của
mình và tập trung sức lực để tận dụng tiềm năng CNTT vì lợi ích của toàn dân với
tầm nhìn: một nền kinh tế tri thức dựa trên quản trị thông tin, tăng cường khai thác
và ƯD CNTT tạo ra sự chuyển đồi của cơ bản của nền kinh tế và sứ mệnh thúc đẩyviệc sử dụng hiệu quả CNTT trong việc chuyển đối nền kinh tế “Chính sách quốc
gia về CNTT và truyền thông ” của Cộng hoà Tanzania năm 2016 với tầm nhìn thúc
đẩy CNTT trở thành ngành kinh tế chính, phát triển tri thức, thành nền kinh tế trithức thông qua phát triển và khai thác các SP&DV và lợi ích từ CNTT mang lại
Công trình “An Effective use of ICT for Education and Learning By Drawing
Education-sỉx dụng hiệu quả CNTT cho giáo dục và học tập bằng cách dựa vào tri
thức, nghiên cứu và kinh nghiệm toàn cầu: CNTT là tác nhân thay đổi giáo
35
Trang 39dục”[Syed Noor-ƯL-Amin, 2013] của tác giả Seyed Noor Ư1 Amin đà tập hợpnhững phát hiện và những nội dung chính trong đánh giá về tầm quan trọng củachính sách ƯD CNTT cho giáo dục, minh chứng trường hợp tại Ân Độ Trong Kỷ
yếu khoa học “ Developing the use of information and communication technology to
Enhance Teaching and Learning in East African Schools: Review of the Literature
-nghiên cứu phát triển việc sử dụng thông tin và công nghệ truyền thông đê tăng cường dạy và học ở các trường vùng Đông Phi” do Trung tâm giáo dục khối thịnh vượng chung và Viện Giáo dục đại học và phát triền Aga Khan Đông Phi phối hợp
tổ chức nhiều bài viết, tham luận đã đề cập vấn đề xây dựng chính sách quốc gia về
ƯD CNTT trong hoạt động giáo dục cụ thể: “ National policy for Using ICT to support teaching and learning in primary and secondary schools in East Africa-
chính sách quốc gia về ƯDCNTT để hồ trợ việc dạy và học ở tiểu học và trung họctại các trường học ở Đông Phi ’’[Enos K.Ang’odi, 2015]của tác giả Enos Kiforo Ang’Odi; Bài “National government investment ỉn ICT initiatives in primar and secondary schools in East Afrỉca-Đầ\i tư của Chính phủ tại một số quốc gia vào các
sáng kiến CNTT trong trường tiểu học và trung học ở Đông Phi”[Leonard
Wamakote, 2010] của tác giả Leonard Wamakote; “Key past and curent initiative
supporting the use of ICT in schools in African Commonwealth couuntries-Cấc sángkiến quan trọng trong quá khứ và hiện tại hỗ trợ việc ƯDCNTT trong các trường
học của các nước Châu Phi cận Sahara ”1 Brown Onguko, Sara Hennessy, 2012] củanhóm tác giả Brown Onguko và Sara Hennessy; Bài “ Education Communicaton
Comunication Technology (ICT) in Nigeria Education, Systems-Gỉấồ dục truyềnthông và công nghệ: việc thực hiện và tác động của chính sách CNTT và TT trong
hệ thống giáo dục của Nigeria’’[Nnadozie J.Nwankwoala, 2014]của tác giảNnadozie Joshua Nwankwoala được đăng trên kỳ yếu của SOCIOINT14-HỘÍ nghị
quốc tế về khoa học xã hội và nhân văn; Bầi “ Information and Communication Technology Intergration in the Nigerian Education System: Policy Considerations
and Strategie-Tích hợp CNTT và TT trong hệ thống giáo dục của Nigerian: xem xét
36
Trang 40từ chính sách và chiên lược ”1 Emmanuel c.Ibara, 2014]của tác giả Emmanuel c.
Ibara; Bài “Information Technology Adoption and Related Policy Issues In
Malaysia-Ảp dụng CNTT và các vấn đề chính sách có liên quan ởMalaysia”[A.Shabanaesfahani, Mohamad R.Faraj, 2012] cùa nhóm tác giả AliShabanaesfahani, Mohamad Reza Faraj Tabrizi được công bố trên tạp chí môi
trường, độc chất và công nghệ thực phẩm số 1 năm 2012 đã nghiên cứu và phân tíchviệc ƯDCNTT trong lĩnh vực công nghiệp của Malaysia Nhóm tác giả đã điều tra
việc thực thi chính sách của Chính phủ, đánh giá những tác động của chính sách nàyđến việc ƯDCNTT Bài "Impacts of Information Technology on Society ỉn the new Century-tảc động của CNTT đối với xã hội trong thế kỷ mới” [Konsburck R.Lee,
2001] của tác giả Konsbruck Robert Lee; Bài "Teaching Information Policy in the
Digital Age: Issues, Strategies and Innovation-Chính sách giảng dạy thông tin trong thời đại kỹ thuật số: các vấn đề, chiến lược và đổi mới[Paul T.Jaeger, Ursula Gorham, Natalie G.Taylor, John C.Bertot, 2015]của nhóm tác giả: Paul T.Jaeger, Ursula Gorham, Natalie Greene Taylor, John C.Bertot, đã phân tích sự phát triến của CNTT và những tác động của chính sách hiện hành liên quan đến vấn đề đàotạo kỹ năng thông tin, tiếp cận thông tin và vai trò của chuyên gia thông tin Bài
"Government Policies with respect to an Information Technology Cluster in
Bangalore, ỉndia-Chính sách của Chính phú đối với một cụm CNTT tại Bangalore
Ấn ĐỘ”|Meine p.v Dijk, 2003]của tác giả Meine Pieter Van Dijk; Tài liệu
“Corporate Information Technology Security Policy-Chính sách bảo mật công nghệthông tin tại một công ty cùa Hội đồng Borough Dacorum (DBC)”[Dacorum
Boroug Council, 2012] đã đề cập nhừng kiến thức nền tảng trong ƯDCNTT tại một