1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực qua văn bản con đường mùa đông của a puskin

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGUYỄN MỘNG TUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập củahọc sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lựcqua văn bản Con đường mùa đông của A Puskin (Ngữ văn

11 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Người thực hiện: Phạm Thị Thơ Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 22.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.3 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 52.4 Giải pháp và tổ chức thực hiện 92.5 Diễn giải công cụ kiểm tra đánh giá được sử dụng trong kế

2.6 Đánh giá kết quả của đề tài 163 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 193.1 Kết luận.

3.2 Kiến nghị.

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Chương trình, sách giáo khoa mới đã có sự thay đổi căn bản, toàn diện vềquan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục,phương pháp giáo dục, phương tiện, thiết bị dạy học và đặc biệt là đã kéo theo sựthay đổi về hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh Hiện nay, theo đánh giá của nhiều nhà giáo dục thì kiểm tra – đánh giá chưathực sự đánh giá được sự tiến bộ của người học và đánh giá vì người học mà chỉtập trung vào thành tích học tập Vì vậy việc đổi mới phương pháp kiểm tra – đánhgiá theo hướng phát triển năng lực tự học, đa dạng hóa các hoạt động học tập, choHS tự nghiên cứu, chủ động điều chỉnh năng lực nhận thức của bản thân là rất cầnthiết

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá Tronggiáo dục, kiểm tra đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học.

Đó là “công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên” (Modul 3, Tài liệu tập huấn,

trang 16) Kiểm tra đánh giá là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quảnlí chất lượng dạy và học Mục đích chung là cung cấp thông tin để ra các quyếtđịnh về dạy học và giáo dục Phục vụ cho mục đích quản lí giảng dạy và giáo viênđiều chỉnh phương pháp, hỗ trợ kịp thời những khó khăn của người học, …

Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, tiêu chí đánh giá dựa vào năng lựcđầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụngtrong các tình huống thực tiễn

Song song với đổi mới phương pháp giảng dạy là đổi mới kiểm tra đánh giá

như một khâu đột phá quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh, theo dõikhả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nắm bắt được phẩm chất năng lựcngười học Điều đó đã thôi thúc tôi suy nghĩ để đưa ra bộ công cụ kiểm tra đánhgiá kết quả học tập của học sinh phù hợp trong quá trình giảng dạy một số tácphẩm trong chương trình ngữ văn THPT và có thể áp dụng nhân rộng.

Đề tài “Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực qua dạy học văn bản Conđường mùa đông của A Puskin (Chương trình Ngữ văn 11 – Bộ sách Kết nốitri thức với cuộc sống) sẽ là hành trang quan trọng với người giáo viên, giúp

chúng ta chủ động trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này thuộc lĩnh vực chuyên môn Ngữ văn, xây dựng bộ công cụ kiểm

tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, ứng dụng trực tiếp trong dạy học Bài 2:

Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình (Chương trình Ngữ văn 11 – Bộ sách Kết nối

tri thức với cuộc sống) Hơn nữa, những phương pháp và công cụ kiểm tra đánh

giá sẽ được vận dụng linh hoạt trong nhiều bài dạy khác của chương trình Ngữ vănphổ thông, bao gồm chương trình sách giáo khoa 2006 và CTGDPT 2018 Từ đóngười dạy đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy hiệu quả và thực hiện nhuầnnhuyễn khâu kiểm tra đánh giá làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn trong suốt quátrình dạy học.

Nếu ứng dụng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướngphát triển phẩm chất năng lực có thể giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ độngchiếm lĩnh tri thức và hình thành những năng lực quan trọng của chủ thể ngườihọc Đồng thời, nó đáp ứng được mục đích giáo dục là đánh giá vì sự tiến bộ củangười học, đúng đắn và nhân văn.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, ứng

dụng trực tiếp trong dạy học văn bản Con đường mùa đông (Chương trình Ngữ

văn 11 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống).

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện sáng kiến, tôi sử dụng các nhómphương pháp sau:

a) Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh- đối chiếu,

suy luận

b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp

thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN2.1 Cơ sở lí luận

Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), chú ý nhiều đến việc xâydựng công cụ đánh giá như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra Các công cụ này được xâydựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.

Có hai hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được vận dụngtrong nhà trường hiện nay là đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) và đánhgiá định kì (đánh giá tổng kết).

Trang 5

Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiệnhoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và họcsinh nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập Đánh giá thường xuyênđược xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của người học Đánhgiá thường xuyên được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục,không bị giới hạn bởi số lần đánh giá Mục đích chính là khuyến khích học sinh nỗlực học tập, vì sự tiến bộ của người học.

Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giaiđoạn học tập, rèn luyện nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập củahọc sinh so với yêu cầu cần đạt so với quy định trong chương trình giáo dục phổthông và sự hình thành phát triển năng lực, phẩm chất học sinh Đánh giá định kìthường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập, nhằm đánh giá mứcđộ thành thạo của học sinh ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực

Căn cứ vào mục đích, thời điểm và yêu cầu của từng hình thức đánh giámà người giáo viên có thể lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp Mỗi phươngpháp lại có những công cụ đánh giá phù hợp.

Công cụ đánh giá là các phương tiện được sử dụng trong quá trình đánhgiá nhằm đạt được mục đích đánh giá Tính năng cơ bản của các công cụ đánh giálà căn cứ để thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh, cung cấp cho giáoviên và học sinh trong quá trình đánh giá và tự đánh giá Việc lựa chọn công cụđánh giá phụ thuộc vào mục đích đánh giá và hình thức, phương pháp đánh giá.

2.2 Cơ sở thực tiễn

Công cụ kiểm tra đánh giá là phương tiện để thu thập thông tin hoặc bằngchứng về phẩm chất, năng lực học sinh Trong dạy học theo hướng phát triển phẩmchất, năng lực và đổi mới kiểm tra đánh giá thì công cụ kiểm tra đánh giá trở nênphong phú, đa dạng hơn Việc sử dụng công cụ luôn gắn kết mật thiết với hìnhthức và phương pháp kiểm tra đánh giá Sau đây là bảng mô tả về mối quan hệgiữa hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá.

Hình thức đánh giá (HTĐG)

Phương pháp đánh giá (PPĐG)

Công cụ đánh giá (CCĐG)

Công cụ đánhgiá đặc thù của môn học

ĐG thường xuyên/ ĐG quá trình

Phương pháp hỏi đáp

Câu hỏi

Phương pháp quansát

Ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đánh giá,

Trang 6

(Đánh giá vì học tập; Đánh giá là học tập)

bảng kiểmPhương pháp đánh

giá qua hồ sơ học tập

Bảng quan sát, câu hỏi vấn đáp, phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) …Phương pháp đánh

giá qua sản phẩm học tập

Bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) …Phương pháp kiểm

tra viết

KWLH, câu trả lời ngắn, thẻ kiểm tra…

ĐG định kì/ ĐG tổng kết

(Đánh giá kết quả

học tập)

Phương pháp kiểmtra viết

Bài kiểm tra (câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm), bài luận, phần mềm biên soạn đề kiểm tra, bảng kiểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí, thang đánh giá

2 3 Thực trạng sử dụng công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học Ngữ văn hiện nay

a Khảo sát nhận thức của cán bộ, giáo viên về việc sử dụng công cụ kiểm tra đánhgiá kết quả học tập học sinh theo hướng phát triển năng lực trong môn Ngữ văncấp trung học phổ thông

- Đối tượng khảo sát là giáo viên tổ văn trường THPT……:- Số lượng giáo viên: 10 giáo viên.

* Nội dung khảo sát: Khảo sát nhận thức về việc sử dụng công cụ kiểm tra đánhgiá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực trong dạy học Ngữ văn

* Hình thức yêu cầu: Trả lời khảo sát dưới dạng phiếu điều tra.* Kết quả khảo sát như sau:

Xác định đúng Mục đích đánh giá 8/10 80 %Xác định đúng Hình thức đánh giá 10/10 100 %

Trang 7

Hiểu về phương pháp đánh giá 8/10 80 %Hiểu về các bộ công cụ sử dụng đánh giá 5/10 50 %Hiểu quy trình thiết kế bộ công cụ đánh giá 3/10 30 %Hiểu cách thức thiết kế bộ công cụ 3/10 30 % Từ kết quả thu được qua phiếu khảo sát, chúng ta nhận thấy 100% giáo viênxác định đúng hình thức đánh giá theo thông tư Tuy nhiên, phương pháp và côngcụ đánh giá lại được nhận thức chưa đồng bộ Đặc biệt quy trình và cách thức thiếtkế bộ công cụ đánh giá còn được nhận thức chưa đầy đủ Điều đó sẽ phản ánh thựctrạng kiểm tra đánh giá còn thiên về cảm tính, người dạy chưa thực sự quan tâmnhiều đến công cụ đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, đánh giá vìhọc tập

b Khảo sát về việc sử dụng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của họcsinh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực trong dạy học Ngữ văn

* Đối tượng 10 GV trường THPT

* Nội dung khảo sát: Khảo sát về việc sử dụng công cụ kiểm tra đánh giá trong dạyhọc Ngữ văn

* Hình thức yêu cầu: Trả lời khảo sát dưới dạng phiếu điều tra.* Kết quả thu được như sau:

Công cụ

Rất thườngxuyên

Thường xuyên

thoảngÍtkhiKhông baogiờ

Số lượng

Tỉ lệ(%)

Số

lượngTỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Trang 8

Hồ sơhọc tập

Bảng quan sát

Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics)

Kết quả khảo sát phản ánh rõ thực trạng rằng, đa số giáo viên rất thườngxuyên sử dụng công cụ kiểm tra như: phiếu hỏi, bài tập, đề kiểm tra Đó là công cụdùng phổ biến trong kiểm tra định kì Công cụ đánh giá thường xuyên, phục vụ chomục đích đánh giá năng lực thì hầu như không được sử dụng hoặc thi thoảng Theotinh thần chỉ đạo đổi mới đánh giá môn ngữ văn, công cụ đánh giá là rất cần thiếtđể tránh cảm tính, chủ quan chi phối Nhưng thực tế dạy học, công cụ như: bảngkiểm, thang đo, rubrics, hồ sơ học tập, bảng quan sát hầu như không được sử dụng Tóm lại, việc kiểm tra đánh giá trong dạy học Ngữ văn hiện nay đang tồntại một số vấn đề cần quan tâm như: số lượng các bộ công cụ được sử dụng đangcòn ít; chủ yếu đang dừng lại ở việc đánh giá năng lực đọc- viết, chưa đánh giánăng lực nói – nghe Nhiều giáo viên đang quan niệm kiểm tra đánh giá là để lấykết quả đánh giá cuối kì, cuối năm chứ chưa thực sự đánh giá vì sự phát triển củangười học Thực tế sử dụng công cụ đánh giá còn mang tính truyền thống, thiênnhiều về cảm tính và chưa đúng tinh thần chỉ đạo của công văn 3175/BGDĐT-GDTrH về đổi mới đánh giá trong dạy học Ngữ văn.

c Phiếu khảo sát những khó khăn của học sinh khi thực hiện kiểm tra đánh giá kếtquả học tập môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực

* Để thấy những khó khăn của học sinh khi thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả

học tập môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất năng lực, tôi tiến hành khảosát phương pháp học tập của học sinh trường THPT…

Trang 9

- Số lượng học sinh được khảo sát: 800 học sinh* Nội dung khảo sát:

+ Khảo sát những khó khăn của học sinh khi thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Bản thân còn thiếu

tích cực trong quá trình kiểm tra, đánh

400 50% 100 12,5% 300 37,5%

Không được cung

cấp các tiêu chí cụ thể để tự đánh giá và

đánh giá bài làm của bạn

350 43,8

% 125 15,6% 425

520 65% 100 12,5% 180 22,5%

Trang 10

Khó khăn lớn nhất mà HS gặp phải là chưa được hướng dẫn tiêu chí tựđánh giá, chưa được hướng dẫn cách thức tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Điềunày cũng có nghĩa khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS chưa tốt Dođó, cần có biện pháp để giúp HS phát triển các năng lực (NL) này tốt hơn Khó

khăn thứ hai mà HS gặp phải là "Mất nhiều thời gian để chữa bài và phản hồi kết

quả" Đây cũng là khó khăn mà GV gặp phải Khó khăn này khiến cho việc trả bài

và phản hồi kết quả ít khi được thực hiện nên dẫn đến HS chưa được rèn luyện

nhiều về NL đánh giá và tự đánh giá Khó khăn thứ ba mà HS đưa ra là "Không

được cung cấp các tiêu chí cụ thể để tự đánh giá và đánh giá bài làm của bạn" Vì

vậy, để giúp HS thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tốt hơn thì phải xây dựng đượccác công cụ và phương pháp đánh giá cụ thể.

d Đánh giá chung về thực trạng

Thứ nhất, Nhờ có các modul tập huấn, công văn chỉ đạo kịp thời nên hầu hết

các cán bộ, giáo viên đã có những hiểu biết về việc kiểm tra, đánh giá theo hướngphát triển năng lực học sinh, đã thấy được sự khác nhau giữa đánh giá nội dung vớiđánh giá năng lực Họ đã nhận ra được vai trò của kiểm tra, đánh giá trong việcnâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực học sinh, đánh giá vì chấtlượng người học Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy việc đánh giá năng lực họcsinh dù đã được thực hiện nhưng vẫn chưa thật sự hiệu quả.

Thứ hai, Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ

thông hiện nay đang được thực hiện bằng hai hình thức: đánh giá thường xuyên vàđánh giá định kì Theo quan niệm lâu nay, thì từ cán bộ quản lí đến giáo viên vàhọc sinh đều có quan niệm coi trọng việc đánh giá định kì, đánh giá tổng kết hơn làđánh giá thường xuyên Điều này được thể hiện rõ ở sự quy định hệ số của các conđiểm, điểm thường xuyên là hệ số 1, điểm định kì hệ số 2 Vì thế nhiều giáo viênvà học sinh đang xem nhẹ việc kiểm tra thường xuyên, điều này được thể hiện ởhình thức kiểm tra, cách biên soạn đề kiểm tra… hầu như đang qua loa, đối phó vàchưa thật sự chú trọng đến chất lượng

Thứ ba, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá KQHT môn Ngữ văn

theo hướng phát triển NL được GV sử dụng chưa đa dạng Nhiều GV còn khá chútrọng đến các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá mang tính truyền thốngchứ chưa thực sự chú ý đến các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theohướng phát triển NL.

Thứ tư, công cụ kiểm tra, đánh giá KQHT môn Ngữ văn theo hướng phát

triển NL được GV sử dụng nhiều nhất là bài kiểm tra tự luận, bài thu hoạch thảoluận nhóm và bài kiểm tra vấn đáp Các công cụ này tương ứng với phương pháp

Trang 11

kiểm tra, đánh giá mang tính truyền thống, chưa thực sự phát huy được tính tíchcực và NL của HS Học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra,đánh giá KQHT môn Ngữ văn theo hướng phát triển NL như chưa được hướng dẫncách tự đánh giá.

Đại bộ phận cán bộ quản lí và giáo viên đã có cách tiếp cận khoa học vềđánh giá năng lực học sinh Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá phù hợp vớiphân phối chương trình, những đơn vị kiến thức được lựa chọn đều có tính ứngdụng cao Tuy nhiên, khả năng vận dụng tri thức về đánh giá năng lực vào thực tếchưa cao Điều này có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan Về kháchquan, do chương trình đang thực hiện trên sách giáo khoa cũ, rộng về kiến thứcnên chưa có điều kiện phát triển năng lực học sinh Còn về chủ quan thì việc kiểmtra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh đang diễn ra lẻ tẻ, cá biệt ởmột số cá nhân, chưa có sự phổ biến Một phần là do chưa có sự hướng dẫn cụ thể,còn có độ vênh giữa các khâu của quá trình dạy học, đặc biệt là các cuộc thi vẫnchưa được đổi mới và còn nặng về kiểm tra kiến thức.

2.4 Giải pháp và tổ chức thực hiện.

Trong phạm vi của đề tài, tôi tiến hành thực hiện tiến trình dạy học có sửdụng công cụ kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

được thể hiện cụ thể trong kế hoạch bài dạy Con đường mùa đông.

CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNGA.X PUS - KIN

I MỤC TIÊU1 Về kiến thức:

- HS vận dụng được những hiểu biết các kiến thức được giới thiệu trong phầnTri thức ngữ văn để đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình nước ngoài của tác giảA X Pus – kin.

- HS hiểu được vị trí, vai trò của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ trữ tình.

HS đánh giá được giá trị thẩm mĩ của cấu tứ bài thơ – cấu tứ hành trìnhnương theo dòng tâm tưởng nhân vật trữ tình, xoay quanh một hình tượng – hạtnhân được nêu ra ngay từ nhan đề bài thơ.

2 Về năng lực:a Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập

hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,

nhóm và GV Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w