1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh vận dụng lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn 11

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI TRONG DẠYHỌC NGỮ VĂN 11 Ở TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1.

Người thực hiện: Phạm Thị ThúyChức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤCPHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm 2

3 Đối tượng và phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN II: NỘI DUNG 3

1 Cở sở lí luận của vấn đề 3

1.1 Khái quát chung về vấn đề đổi mới chương trình, nội dung, phương phápdạy học Ngữ văn ……… 3

1.2 Khái quát chung về vận dụng trò chơi trong dạy học 4

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

2.1 Thuận lợi 5

2.2 Khó khăn 5

3 Nội dung giải pháp 6

3.1.Nguyên tắc tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ Văn 6

3.2 Một số trò chơi được ứng dụng vào dạy học Ngữ Văn 7

5 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17

5.1 Đối với học sinh 17

5.2 Đối với giáo viên 17

5.3 Đối với nhà trường 18

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Xã hội hiện đại với dung lượng tri thức khổng lồ, tăng lên theo cấp sốnhân đòi hỏi nâng cao năng lực tự học, tự đọc, tự thu nhận chuyển hoá tri thứccủa bản thân mỗi người Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổthông thực chất là tích cực hóa hoạt động của học sinh, giải phóng tiềm năngsáng tạo của người học, giúp từng cá nhân tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triểnnhân cách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Trong đó, rèn luyện kĩnăng, phát triển năng lực là một trong những mục tiêu có vai trò vô cùng quantrọng đối với hiệu quả của hoạt động dạy và học.

Ngữ văn là một môn học đặc thù, đa chức năng; lao động dạy văn là mộtlao động phức tạp Bởi lẽ môn Ngữ văn không chỉ là môn học chính mà còn làmôn học thuộc nhóm công cụ Học tốt Ngữ văn sẽ giúp học sinh học tốt các mônliên quan vì môn Ngữ văn không chỉ cung cấp kiến thức văn hóa, xã hội mà nócòn giúp phát triển tư duy ngôn ngữ, hỗ trợ học sinh diễn tả được điều mình hiểubiết Ngữ văn cũng là một trong những môn thi bắt buộc trong kì thi vào lớp 10THPT và thi tốt nghiệp THPT của học sinh Tuy nhiên trên thực tế, không nhiềuhọc sinh yêu thích môn học này, nhiều em chưa có hứng thú, chưa phát huy tínhtích cực trong học tập, vì vậy mà kết quả học tập của các em chưa cao Đó là lýdo mà bản thân người viết nghĩ đến việc ứng dụng trò chơi vào việc dạy học văncho HS lớp 11

Trò chơi không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn là một phương phápgiáo dục: Giáo dục bằng trò chơi, lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữvăn sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học Hoạt động tròchơi sẽ là phương pháp giúp cho HS phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức Qua tròchơi các em sẽ được rèn luyện khả năng quyết định, lựa chọn phù hợp Và hơnhết vận dụng trò chơi trong dạy Văn sẽ giúp HS hình thành năng lực quan sát vàgiúp cho các em được tham gia nhận xét đánh giá Điều này cũng giúp HS cóhứng thú trong học tập vì kích thích được sự ham học hỏi và muốn khám phácủa các em

Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng lồng ghép

trò chơi trong dạy học Ngữ văn 11 ở Trường THPT Tĩnh Gia 1” với mong

muốn tìm ra những biện pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học

Ngữ Văn trong chương trình Ngữ văn THPT, để các tác phẩm văn học có thể

phát huy giá trị và ý nghĩa thời đại đối với học sinh ngày nay.

2 Mục đích nghiên cứu

Trong giờ Ngữ văn, GV cần cung cấp kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹnăng thông qua các phương pháp dạy học nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện

Trang 4

kỹ năng, bồi dưỡng và giúp hoàn thiện nhân cách Bên cạnh nhiệm vụ đó, GVcòn phải khắc sâu, mở rộng, nâng cao kiến thức đã và đang học cho HS nhằmđáp ứng từng mức độ nhận thức của HS, khêu gợi sự hứng thú học tập, làm chogiờ học diễn ra sôi nổi hơn, HS ham học hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi,nặng nề khi đến tiết Ngữ văn Mục đích khiến tôi vận dụng trò chơi vào dạy Ngữvăn cho HS khối 11 là nhằm giúp cho GV có một cách tổ chức dạy học mới theohướng phát huy tính tích cực của HS, giúp HS chiếm lĩnh bài học một cách cóhệ thống, dễ nhớ, dễ thuộc, tạo sự hưng phấn và thích thú học tập trong mỗi HS.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đây là đề tài có phạm vi khá rộng Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ tậptrung nghiên cứu việc vận dụng trò chơi trong Bài 6: Nguyễn Du”Những điềutrông thấy mà đau đớn lòng” thông qua các tiết dạy ngữ văn 11 ở trên lớp quacác phần giới thiệu bài mới, luyện tập và củng cố bài học.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tạo các trò chơi trên giấy A0,trên phần mềm power point

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp cấu trúc, hệ thống- Phương pháp phân tích, chứng minh- Phương pháp thống kê

PHẦN II: NỘI DUNG1 Cơ sở lí luận

1.1 Khái quát chung về vấn đề đổi mới chương trình, nội dung, phương phápdạy học Ngữ văn

Trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định:“Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiệnđại,nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng,giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo,kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội” Nghị quyết 29 của Ban chấp hànhTrung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) cũng đã nêu yêu cầu “Đổi mới căn bản,toàn diện nền giáo dục Việt Nam Trong đó việc đổi mới giáo dục phổ thôngđược xem là khâu đột phá Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản toàndiện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực người học, từ đó nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước” Thứ trưởng Bộ giáodục đào tạo Nguyễn Vinh Hiển từng khẳng định “Dạy học phát triển năng lực làđổi mới căn bản cốt lõi nhất của đổi mới giáo dục hiện nay” Hay Tiến sĩNguyễn Thị Kim Dung (Học viện quản lý giáo dục) cho rằng: “Đổi mới giáodục là chúng ta không quá chú trọng vào mục tiêu kiến thức, phải đặc biệt chútrong mục tiêu hình thành năng lực cho người học”; PGS, TS Hà Thế Truyền

Trang 5

cũng khẳng định việc xác định năng lực người học là khâu tiên quyết là chìakhóa đổi mới giáo dục hiện nay.

Vì thế mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải pháthuy được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từnglớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụngvào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng làyếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy môn Ngữ văn trong nhà trườngtrung học phổ thông.

Dạy học Ngữ văn theo định  hướng phát triển năng lực nghĩa là thông quabộ môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức kiến thức,kĩ năng với thái độ  tình cảm, động cơ cá nhân…nhằm đáp ứng hiệu quả một sốyêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định Đây đượcxem là cơ sở pháp lí để thực hiện đổi mới trong giáo dục nói chung và việc đổimới phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng.

1.2 Khái quát chung về vận dụng trò chơi trong dạy học

Trò chơi là hoạt động nhằm mục đích giúp con người giải tỏa căng thẳngsau những giờ làm việc mệt mỏi, giải tỏa stress, tạo hưng phấn, giúp con ngườicó động lực và hứng thú để làm việc Không những vậy, thông qua trò chơi, conngười còn rèn luyện được cho mình nhiều giác quan khác nhau, đó là năng lựclắng nghe, năng lực lĩnh hội, phán đoán và giải quyết vấn đề trong thời giannhanh nhất Trong hoạt động ở trên lớp, trò chơi còn giúp các em HS có có hộigiao lưu, hợp tác, thi đua trong nhóm, tổ, phái nam, phái nữ,… Điều này tạo choHS có động lực, có sự cố gắng, thi đua học tập nhiều hơn Nói như vậy không cónghĩa là trong dạy học, trò chơi sẽ đóng vai trò chủ đạo mà nó như một tác nhânkhơi gợi sự hứng thú trong tiết học Ngữ văn mà thôi Tuy vậy, nếu biết vận dụngmột cách hợp lý thì tác dụng mà các trò chơi đưa lại cho HS trong giờ học Ngữvăn là không nhỏ Trò chơi học tập khi được ứng dụng vào môn Ngữ văn sẽ làmthay đổi hình thức học tập giản đơn, truyền thống, nặng về sự truyền thụ màkhông phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS Đồng thời, vậndụng trò chơi trong dạy học sẽ làm cho không khí lớp học trở nên thoải mái, dễchịu, giảm bớt sự căng thẳng Cùng với điều đó, việc thu nhận kiến thức cũ vàmới của HS cũng vì thế mà dễ dàng hơn, chủ động hơn.

Học mà chơi là cách học mang lại hứng thú và hiệu quả cao Tuy vậy, đểtổ chức trò chơi trong một dung lượng thời gian ngắn, chiếm thời gian nhỏ trongmột tiết học mà mang lại kết quả tối ưu lại không dễ Đặc biệt, môn Ngữ văn lạilà môn học đòi hỏi nhiều về sự tinh tế trong cảm thụ nên việc vận dụng trò chơilại càng cần chú ý hơn để tạo ra sự hài hòa.

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trang 6

2.1 Thuận lợi.

2.1.1 Đối với giáo viên.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi được trực tiếp giảng dạy họcsinh khối 11 nên tôi đã nhận ra ưu, khuyết điểm trong học tập của học sinh,đồng thời nắm bắt tâm sinh lý từng em học sinh Bên cạnh một số em hứng thúvà tích cực trong các tiết đọc hiểu văn bản thì còn một bộ phận không nhỏ cácem học sinh còn sao nhãng và chưa tích cực trong học tập Do đó tôi từng bướctìm ra biện pháp nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực trong học tập của họcsinh.

Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tiếp cận và học tập những phươngpháp đổi mới để khơi gợi hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của họcsinh Hơn thế nữa tôi luôn ý thức rằng: Để đạt được kết quả tốt trong học tậptrước hết học sinh cần phải có hứng thú và tích cực trong học tập.

Được nhà trường phân công đúng chuyên môn, chuyên ngành nên tôi đãphát huy được những kiến thức và phương pháp học tập sẵn có,có điều kiện tìmhiểu hứng thú của các em học sinh và tìm ra giải pháp giảng dạy có hiệu quả.

Trường thuộc vùng trung tâm thị xã nên cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứngtốt nhu cầu giảng dạy, đặc biệt là các phòng học được trang bị đầy đủ các thiếtbị dạy học …Nên mỗi lần dạy học muốn đổi mới phương pháp đều rất thuậnlợi.

2.1.2 Đối với học sinh

Học sinh Trường THPT Tĩnh Gia 1 phần lớn các em đều có ý thức và

tinh thần học tập tốt, ham học hỏi, ưa khám phá và tiếp cận tri thức mới Một số

học sinh có năng khiếu và yêu thích môn Ngữ văn nên rất hứng thú và tích cực

trong học tập đặc biệt là trong việc khám phá những tri thức mới Một số gia

đình đã quan tâm đến việc học của con em mình, tạo điều kiện để các em đượctham gia học tập đầy đủ.

2.2 Khó khăn.

2.2.1 Đối với giáo viên

Một số GV chưa có phương pháp giảng dạy thực sự phù hợp với một bộphận không nhỏ HS yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao Ngoài ra còn do điềukiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vàotiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của HS Nhiều GV chưacó sự quan tâm đúng mức việc tích cực hóa các hoạt động dạy học Vì vậy HSchưa chủ động trong việc nắm kiến thức cũ và chuẩn bị nội dung kiến thức bàihọc.

2.2.2 Đối với học sinh.

Là học sinh lớp 11, độ tuổi đang phát triển tâm sinh lí nên việc tiếp cận trithức còn thụ động, chưa chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong học tập.

Trang 7

Sau nhiều năm học online do đại dịch Covid 19, dẫn đến một số học sinh bịhổng kiến thức nền từ những lớp dưới gây khó khăn trong việc dạy và học

Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng kéo theo nhiềuhệ lụy như HS mê chơi game, các hình thức giải trí ở trên mạng khiến các emsao nhãng việc học.

3 Nội dung giải pháp

3.1 Nguyên tắc tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ văn

Việc tổ chức trò chơi không phải là một hoạt động tùy hứng mà phải tổchức có chủ định, có mục đích, định hướng rõ ràng Chính vì vậy, trong dạy họcNgữ văn tổ chức trò chơi cũng cần tuân theo những nguyên tắc cụ thể nhằm pháthuy cao nhất hiệu quả mà trò chơi mang lại.

Trước hết, trong hoạt động dạy học nói chung cũng như trong môn Ngữvăn nói riêng, việc tổ chức dạy học cần tuân theo nguyên tắc vừa sức Điều nàycó nghĩa là, phải tùy vào năng lực, trình độ chung của HS trong lớp để tổ chứctrò chơi phù hợp nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản của các em, đồng thời có sựphân hóa về năng lực giúp các em có sự nhận biết và cố gắng phấn đấu sau mỗitiết học có vận dụng tổ chức trò chơi.

Thứ hai, việc tổ chức một trò chơi cần có tác dụng củng cố một phần kiếnthức cụ thể trong chương trình đã học, hoặc là kiến thức bài cũ, hoặc là giớithiệu bài mới, kiến thức luyện tập để nắm vững hơn hệ thống kiến thức.

Thứ ba, tổ chức trò chơi không phải tràn lan vì sẽ tạo nên sự nhàm chánvà nhiều tiết dạy vận dụng trò chơi cũng không phù hợp Nghĩa là tổ chức tròchơi phải tuân theo nguyên tắc chọn lọc Nguyên tắc chọn lọc phải dựa trên cácyếu tố: sự hứng thú, hiệu quả, tính tích cực, chủ động Đảm bảo được các yếutố đó, việc tổ chức trò chơi sẽ mang lại hiệu quả cao

Bên cạnh đó, các trò chơi do GV đứng lớp tổ chức phải giúp HS phát huyđược sự nhạy bén, phát huy trí tuệ và tư duy sáng tạo, phù hợp với quỹ thời giancủa một tiết học 45 phút thì trò chơi chỉ có thể tổ chức trong khoảng thời gian(5-7 phút) nhất định.

GV có thể tổ chức trò chơi qua TIVI hoặc qua bảng phụ, qua giấy A0 đềumang lại hiệu quả Và trong quá trình tổ chức nên vận dụng sự hỗ trợ của nhữngthiết bị sẵn có tại trường để tiết kiệm thời gian, vật chất và công sức.

Và hơn hết, điều quan trọng nhất của việc tổ chức trò chơi là trò chơi phảicó sức hấp dẫn, thu hút sự chú ý của HS, kích thích được trí tuệ của HS, tạokhông khí vui vẻ, thân thiện và dễ chịu trong lớp học Sau khi tổ chức trò chơiphải nhanh chóng ổn định được lớp học để tiếp tục tiết dạy của mình.

Tuy vậy, trong quá trình vận dụng tổ chức trò chơi, GV cần chú ý đến đặcthù của từng phân môn; vận dụng một cách hợp lý, giúp HS nắm, củng cố kiếnthức một cách nhanh và hiệu quả nhất Trò chơi phải phù hợp với mục đích và

Trang 8

nội dung cần đạt đến của tiết học, không làm ảnh hưởng đến lớp học bên cạnh.Và thêm một điểm mà GV khi tổ chức trò chơi cũng phải lưu ý lưu ý đó làkhông tổ chức trò chơi cho tất cả các tiết học vì nó sẽ tạo sự nhàm chán, thêmnữa có những tiết dạy, vận dụng trò chơi cũng không phù hợp dù nó có khả năngáp dụng khá rộng.

Tổ chức trò chơi chỉ chiếm một lượng thời gian nhỏ trong một tiết dạyNgữ văn, khoảng 5-6 phút Vì vậy, GV cần biết chọn lựa những trò chơi hợp lý,vừa sức, tạo được sự hứng thú cho HS như: trò chơi ô chữ, trò chơi trả lời nhanhcác câu hỏi ngắn, trò chơi trả lời câu hỏi đoán hình, hùng biện, bình thơ Dướiđây là một số trò chơi bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy choHS khối 11

3.2 Một số trò chơi được ứng dụng vào dạy- học Ngữ văn3.2.1 Trò chơi ” Giải ô chữ”

Ô chữ là một dạng trò chơi không còn xa lạ với HS hiện nay, nhưngkhông vì thế mà trò chơi này trở nên nhàm chán đối với HS Ngược lại, mỗi khitổ chức trò chơi này, HS luôn háo hức tìm hiểu, khám phá Đặc biệt, các emluôn háo hức tìm ra ô chữ đặc biệt trong trò chơi này Trò chơi ô chữ này có thểáp dụng cả ở phân môn tiếng Việt cũng như phân môn đọc văn, và đặc biệt hiệuquả ở phần giới thiệu bài mới

Ví dụ:Trong bài 6: Nguyễn Du”Những điều trông thấy màđau đớn lòng”

Văn bản 1: Tác gia Nguuyễn Du: Sau khi đi vào tìm hiểu về tác giaNguyễn Du phần cuộc đời và thơ văn chữ Hán, ở tiết tiếp theo tôi đã kiểm trabài cũ kết hợp giới thiệu tiếp bài mới với trò chơi ô chữ.

Hệ thống câu hỏi cho trò chơi ô chữ như sau:

Trang 9

1.Câu 1 (gồm 9 chữ cái): Nguyễn Du sinh ra và lớn lên ở đâu? Thăng Long.

2 Câu 2: ( gồm 10 chữ cái): Mẹ của Nguyễn Du tên là gì?Trần Thị Tần

3 Câu 3 (gồm 5 chữ cái): Hiệu của Nguyễn Du là gì?Tố Như

4 Câu 4 ( gồm 11 chữ cái): Cha Nguyễn Du tên là gì?Nguyễn Nghiễm.

5 Câu 5 (gồm 11 chữ cái): Nguyễn Du ra làm quan dưới triều nào?Triều Nguyễn

6 Câu 6 (gồm 15 chữ cái): Đây là tập thơ được viết trong thời gian Nguyễn Dulàm quan cho triều Nguyễn?

Nam Trung Tạp Ngâm

7 Câu 7 (gầm 10 chữ cái): Khi mồ côi cha mẹ, Nguyễn Du đến sống với ai?Nguyễn Khản

8 Câu 8 ( gồm 6 chữ cái): Quê Cha của Nguyễn Du ở đâu?Hà Tĩnh

Trang 10

1.Câu 9 ( gồm 10 chữ cái): Tập thơ được viết trong khoảng thời gian lưu lạctrước khi làm quan có tên là gì?

Thanh Hiên thi tập

10 Câu 10 (gồm 13 chữ cái): Đây là là tập thơ chữ Hán được viết khi Nguyễn Duđi sứ ở phương bắc?

- Bắc Hành Tạp Lục

Sau khi HS trả lời câu hỏi nhanh, củng cố lại kiến thức đã học ở tiết trước, GVđi vào giới thiệu tiếp tiết tiếp theo về tác gia Nguyễn Du.

Hay qua văn bản 3: ”Độc Tiểu Thanh kí”

Khi dạy bài giáo viên tổ chức hoạt động khởi động bằng trò chơi Ô chữ bí mật:

Đi tìm nhân vật trong sáng tác của NguyễnDu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Giải ô chữ”

- GV chọn thư ký ghi điểm, MC dẫn chương trình cuộc chơi “Giảiô chữ” bằng cách “Đi tìm nhân vật trong sáng tác củaNguyễn Du”

- GV kết hợp cùng MC trình chiếu những câu hỏi để HS trả lời:

Ô chữ hàng ngang (trả lời đúng mỗi ô được 10 điểm):

1.Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan

2.Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao

3 Sống làm vợ khắp người ta

Hại thay thác xuống làm ma không chồng

4 … quen thói bốc rời

Trăm nghìn đổ một trận cười như chơi

Trang 11

5 Đường đường một đấng anh hào,Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.6 Nghe càng đắm, ngắm càng sayLạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình

7 Tường đông lay động bóng cành

Rẽ song, đã thấy … lẻn vào

8 Hài văn lần bước dặm xanh,

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.

9 Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Ô chữ hàng dọc: (gồm 9 chữ cái, nếu HS đoán được ngay từ

những giây đầu chưa giải hàng ngang được 30 điểm, đoán saukhi đã giải gần xong được 10 điểm)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ qua trò chơi.

- Quyền trả lời được quyết định bằng bấm chuông (hoặc giơtay).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức hoạt động.- Câu trả lời của HS.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét các câu trả lời, công bố kết quả trò chơi và traothưởng, dẫn vào bài học

Dự kiến sản phẩm :Đi tìm nhân vật trong sáng tác củaNguyễn Du

3.2.2 Trò chơi “Rung chuông vàng mini”

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w