1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh sử dụng phương pháp trò chơi khi dạy học chủ đề trồng trọt môn công nghệ 7 để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh tại trường thcs hạ trung

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI KHI DẠY HỌC CHỦ ĐỀTRỒNG TRỌT – MÔN CÔNG NGHỆ 7 ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HỌC TẬP CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS HẠ TRUNG,HUYỆN BÁ THƯỚC”

Người thực hiện: Mai Văn BạnChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Hạ TrungSKKN thuộc lĩnh mực (môn): Công Nghệ.

THANH HOÁ, NĂM 2024

Trang 2

PhầnNội dungTrang

2.1Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2.1.2Phương pháp sử dụng trò chơi trong đổi mới phươngpháp dạy học 32.2Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm 52.3Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7

2.3.1 Giải pháp 1: Trò chơi: TRUY TÌM KIM CƯƠNG (Sau khihọc xong bài 2: Làm đất trồng cây. 72.3.2

Giải pháp 2: Trò chơi “CAO THỦ UNO” (Sau khi họcxong bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnhcho cây trồng)

2.3.3 Giải pháp 3: Trò chơi được thiết kế trên Powepoint 12

2.4Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt độnggiáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16

Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng sángkiến kinh nghiệm nghành giáo dục và đào tạo huyện,tỉnh và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Trang 3

Năm học 2022-2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổimới giáo dục ở bậc THCS, trong đó có dạy theo chương trình đổi mới đối vớilớp 7

Chương trình giáo dục phổ thông mới được cho là kế thừa các nguyên lýgiáo dục nền tảng của chương trình giáo dục hiện hành bao gồm "học đi đôi vớihành", "Lý luận gắn liền với thực tiễn", "Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáodục ở gia đình và xã hội" Bên cạnh đó, chương trình còn chịu ảnh hưởng rất lớntừ triết lý giáo dục "Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để tựkhẳng định mình" do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên HợpQuốc đề xướng, nhưng có sự phát triển hơn Theo đó, "Học để biết" không chỉcó nghĩa là tiếp thu kiến thức mà còn là "biết cách học để tự học suốt đời"; trongkhi đó, "học để làm" gắn liền với tư tưởng "Thực học, thực nghiệp" của nghịquyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Đối với triết lý "Học để tựkhẳng định mình", chương trình mới chủ trương tạo môi trường học tập thânthiện giúp người học tự phát hiện năng lực của mình, để họ có thể tự rèn luyệnvà trưởng thành Ngoài việc chú trọng tới đặc điểm văn hóa, con người ViệtNam cùng các giá trị truyền thống của dân tộc, cũng như định hướng giáo dụccủa Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, chương trình giáodục phổ thông mới còn tạo cơ hội cho người học bình đẳng với nhau về quyềnđược bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọngvà tham gia; từ đó đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, bền vững và phồnvinh.

Để việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 thành công, điềutiên quyết và bắt buộc là mỗi GV phải đổi mới phương pháp dạy học, đa dạngcác hình thức dạy học, luôn lấy học sinh (HS) là trung tâm trong trong việc tiếpnhận kiến thức.

Tuy nhiên, sau một thời gian dạy chương trình Công nghệ 7 giáo dục phổthông 2018, tôi nhận thấy HS gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chươngtrình mới, cấp học mới Các em chưa quen được với lượng kiến thức phải xâydựng ở lớp 7 - so với lượng kiến thức tiếp nhận được ở lớp 6 có phần nhẹ nhànghơn, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình học, không còn hứng thú vớimôn học Điều này làm cho việc dạy học theo hướng phát huy năng lực của HScàng trở nên khó khăn Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng thái độ củaHS đối với môn học là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tậpcủa người học Nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của HS và đặc biệt giúp các

em có cái 3 nhìn mới mẻ, thú vị hơn về môn Công nghệ, tạo niềm hứng thú vui

thích với môn học, tôi đã lên ý tưởng và đi vào thực hiện đề tài: “Sử dụng

3

Trang 4

phương pháp trò chơi khi dạy học chủ đề Trồng trọt - môn Công nghệ 7 đểnâng cao hiệu quả học tập cho học sinh tại trường THCS Hạ Trung”.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình đã soạn thảo để đánh giáhiệu quả của nó đối với việc lĩnh hội kiến thức mới và việc phát huy tính tíchcực, tự lực và sáng tạo của HS trong quá trình học tập, có niềm hứng thú vuithích với môn học, từ đó bổ sung sửa đổi tiến trình dạy học đã soạn thảo cho phùhợp cũng như vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn dạy học một số bàikhác thuộc chương trình Công nghệ phổ thông.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Nội dung chủ đề trồng trọt, Chương trình Công nghệ 7 Kết nối tri thức,Nhà xuất bản Giáo dục 2022.

- Hoạt động dạy và học chương trình Công nghệ 7.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về các quanđiểm, sự định hướng việc dạy và học tích cực cũng như đổi mới phương pháp,hình thức, SGK, sách GV và các tài liệu khác liên quan.

- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu việc dạy (thông qua nghiên cứu giáo án,dự giờ, trao đổi với GV) và việc học (thông qua trao đổi với HS, bài kiểm tra)nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy học nội dung tiếp cận chương trình Côngnghệ 7

- Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục: Tiến hành thực nghiệm sưphạm với tiến trình dạy học đã soạn thảo theo kế hoạch Phân tích kết quả thuđược trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứuvà rút ra kết luận của đề tài.

- Phương pháp thống kê toán học.

Trang 5

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm2.1.1 Phương pháp dạy học tích cực

Bản chất của dạy học tích cực là đề cao chủ thể nhận thức, chính là pháthuy tính tự giác, chủ động của người học, lấy người học làm trung tâm Khaithác động lực của người học để để phát triển chính họ, coi trọng lợi ích nhu cầucủa cá nhân người học, đảm bảo cho họ được thích ứng với đời sống xã hội Dạyhọc tích cực tập trung vào giáo dục con người như một tổng thể.

Trong dạy học tích cực, GV giúp HS tự khám phá trên cơ sở tự giác vàđược tự do suy nghĩ, tranh luận, đề xuất giải quyết vấn đề GV trở thành ngườithiết kế và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực, khuyến khích, ủng hộ,hướng dẫn hoạt động của HS, thử thách và tạo động cơ cho HS, khuyến khíchđặt câu hỏi và đặt ra vấn đề cần giải quyết HS trở thành người khám phá, khaithác, tư duy, liên hệ, người thực hiện, chủ động trao đổi, xây dựng kiến thức vàcao hơn nữa là “người nghiên cứu” Qua kiểu dạy học này, HS được tập dượtgiải quyết những tình huống vấn đề sẽ gặp trong đời sống xã hội Thông qua đó,HS vừa lĩnh hội được kiến thức, vừa có những thái độ và hành vi ứng xử thíchhợp cũng như HS đã tự lực hình thành và phát triển dần nhân cách của một conngười hành động, con người thực tiễn “tự chủ, năng động, sáng tạo, biết lựachọn các vấn đề để đi đến quyết định đúng, có năng lực giải quyết vấn đề, cónăng lực tự học, biết cộng tác làm việc, có năng lực tự điều chỉnh”, đáp ứng mụctiêu giáo dục thời kì đổi mới.

2.1.2 Phương pháp sử dụng trò chơi trong đổi mới phương pháp dạyhọc

Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củngcố kiến thức, kỹ năng đã học Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức tròchơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng Tuy nhiên việc tổ chức cho HS chơicác trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú họctập cho HS ngay từ khi bắt đầu bài học mới.

a Quy trình thực hiện

Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.

Bước 2: Hướng dẫn chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:

- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia(mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.

- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)5

Trang 6

- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gianchơi, những điều người chơi không được làm…

- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi.(nếu có)

Bước 3: Thực hiện trò chơi

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:

- GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từngđội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phầnthưởng cho đội đoạt giải.

+ Một số HS nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

b Ưu điểm

- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HSdo đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đógiảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyếtmới.

- Trò chơi có nhiều HS tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tậphợp tác cho HS.

- Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:

+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phầncủa chương trình.

+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tậptrên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.

+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện Cần đưa ra các cáchchơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.

+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ- Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.

Trang 7

- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho HShứng thú học tập vừa hướng cho HS tiếp tục tập trung các nội dung khác của bàihọc một cách có hiệu quả.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Thông qua trao đổi trực tiếp với GV, nghiên cứu giáo án, dự giờ, và saumột thời gian dạy chương trình Công nghệ 7 hiện hành, tôi nhận thấy:

2.2.1 Nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên

- Việc tổ chức, định hướng hoạt học tập của HS chưa được thể hiện tronggiáo án GV vẫn là người thông báo, giảng giải, thậm chí có kiến thức đưa ra chỉđơn thuần là thông báo Vai trò tổ chức, định hướng của GV thể hiện trên giáoán chưa thực sự rõ ràng, ít có sự tương tác giữa GV và HS Việc xác định mụctiêu dạy học của GV hầu hết chỉ dừng lại ở những kiến thức và kĩ năng tối thiểumà HS cần đạt.

- Mặc dù đã tiếp cận với việc đổi mới PPDH nhưng hầu hết các GV đềudạy các nội dung theo phương pháp thuyết trình, thông báo Việc tiến hành bàidạy hầu như đều được diễn đạt bằng lời nói của GV: mô tả hiện tượng, đưa racác khái niệm và nhấn mạnh các nội dung quan trọng để HS ghi nhớ Vai trò tổchức, định hướng của GV chưa thể hiện rõ rệt, GV chưa tạo điều kiện để HS tíchcực tìm tòi, xây dựng kiến thức.

- Những câu hỏi mà GV đưa ra chỉ mang tính chất tái hiện các kiến thứcđã học, các câu hỏi chưa kích thích được tính chủ động học tập của HS.

- Những cố gắng của GV nhìn chung chỉ nhằm truyền đạt đủ các kiến thứctrọng tâm mà SGK và sách GV đã nhấn mạnh Sự tương tác giữa GV và HS cònrất hạn chế và không hiệu quả GV chưa tổ chức được các hoạt động học tậpgiúp HS tự lực, tích cực chiếm lĩnh kiến thức mới Chưa tập trung rèn luyệnnăng lực cho HS.

Bảng thống kê đánh thực trạng Học sinh trước khi áp dụng SKKN:

L p ớp đối chứng (Lớp 7A): đối chứng (Lớp 7A):i ch ng (L p 7A):ứng (Lớp 7A): ớp đối chứng (Lớp 7A):

Trang 8

29 2 6,9 5 17,2 15 51,7 6 20,8 1 3,4- Việc kiểm tra đánh giá vẫn hoàn toàn được thực hiện từ phía GV GVthực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các hình thứckiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì theo qui định của kế hoạch dạy họcđể lấy đủ số điểm theo qui định, chưa có hình thức đánh giá qua quá trình họctập của HS, chưa đánh giá theo nhóm và chưa cho HS tự đánh giá, do đó chưaphát huy được vai trò của kiểm tra đánh giá đối với việc dạy học.

2.2.2 Tình hình học tập của học sinh

- Nhiều HS rất thiếu tự tin khi trả lời, khi làm bài, không tự tin vào kiếnthức mà mình đã có, không biết kiến thức đó là đúng hay sai, nhớ chính xác haychưa.

- Đa số HS rất thụ động, các em rất lười suy nghĩ, lười hoạt động, chỉ ngồinghe giảng, chờ thầy cô đọc chép, hiếm khi đặt câu hỏi với GV về vấn đề đãhọc Do đó kiến thức của các em lĩnh hội được không chắc chắn Sau khi họcxong một tuần hầu như các em không nhớ hết các kiến thức đã học trong bài.

- HS ít có khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, không liên hệđược kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế.

HS gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chương trình mới, cấp họcmới Các em chưa quen được với lượng kiến thức phải xây dựng ở lớp 7 - so vớilượng kiến thức tiếp nhận được ở lớp 6 có phần nhẹ nhàng hơn, dẫn đến gặpnhiều khó khăn trong quá trình học, không còn hứng thú với môn học Điều nàylàm cho việc dạy học theo hướng phát huy năng lực của HS càng trở nên khókhăn

Ở trên tôi đã phân tích những khó khăn, hạn chế trong quá trình dạy vàhọc của GV và HS Vậy thì, làm thế nào HS có hứng thú, niềm yêu thích vớimôn học? Tổ chức được tiết học nhẹ nhàng, vui vẻ, học mà chơi – chơi mà học,giảm tính chất căng thẳng của giờ học, đồng thời tạo cơ hội rèn luyện kỹ nănghọc tập hợp tác làm việc theo nhóm cho HS?

Ở trong đề tài này, để đáp ứng yêu cầu đặt ra, tôi mạnh dạn nêu ra và ápdụng: Sử dụng phương pháp trò chơi khi dạy học chủ đề Trồng trọt - môn

Công nghệ 7, sẽ được tôi trình bày ở phần tiếp sau đây.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

2.3.1 Giải pháp 1: Trò chơi: TRUY TÌM KIM CƯƠNG (Sau khi họcxong bài 2: Làm đất trồng cây.

Trang 9

Các mảnh ghép

Cả lớp chia làm bốn đội Mỗi đội được phát một bộ các mảnh kim cương do một viên kim cương đã bị vỡ vụn Nhiệm vụ của các nhóm là sắp xếp các mảnh vỡ thành viên kim cương hoàn chỉnh, đúng với nguyên bản của nó Biết:

- Mảnh có hình là đỉnh của kim cương

- Hai cạnh liền kề của mỗi mảnh ghép có sự liên kết bằng kiến thức Tin học đã học

- Rìa mỗi mảnh ko có thông tin gì (trống)

Nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Trang 10

Kết quả:

Trang 11

2.3.2 Giải pháp 2: Trò chơi “CAO THỦ UNO” (Sau khi học xongbài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng)

32 quân bài như sau:

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được phát đều số lượng thẻ bài Đội đi trước là đội có quân bài ĐI TRƯỚC Các đội đánh quân bài theo chiều kim đồng hồ, đội đi trước (Đội A) đánh 1 lá bài Đội tiếp theo (Đội B) có 30 giây để đánh 1 lá bài tương ứng để được 1 cặp bài ghép thành nội dung đúng của bài học Nếu B đánh đúng lá bài thì được đi tiếp, nếu B đánh sai thì bị trừ 1 điểm Các đội được “đánh đôi” (2 lá bài cùng lúc) khi 2 lá bài ghép thành nội dung đúng và đội khác cũng phải đánh đôi để bắt, nếu không mất lượt chơi Đội chiến thắng là đội đánh hết số bài trước

Trang 14

2.3.3 Giải pháp 3: Trò chơi được thiết kế trên Powepoint

Trò chơi powepoint đang được giáo viên sử dụng phổ biến và rộng rãinhất hiện nay, với ưu điểm trò chơi đa dạng phong phú nhiều thể loại, có thểthiết kế cho hầu hết các bài học, sử dụng được trong các hoạt động khởi động,củng cố hoặc lồng ghép xây dựng kiến thức Sau đây tôi xin ví dụ một số tròchơi đã thiết kế trong chương trình Công nghệ 7:

a Trò chơi Vòng quay may mắn (Củng cố bài 2 Làm đất trồng cây) Luật chơi: Học sinh chọn câu hỏi và trả lời câu hỏi, trả lời đúng được quay

thưởng Phần thưởng có thể làm điểm thường xuyên, điểm cộng, hoặc GVchuẩn bị một số quà nhỏ như kẹo, dụng cụ học tập, hoặc chỉ là phần quà tượngtrưng như một tràng pháo tay.

Trang 15

b Trò chơi hái táo (Củng cố bài 4: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt)Luật chơi: Học sinh trả lời câu hỏi – trả lời đúng được hái táo

15

Trang 16

c Trò chơi: Chiếc nón kì diệu (Xây dựng kiến thức mục II: các nhóm

Cây trồng phổ biến - Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt)

Luật chơi: Các thành viên trong lớp sẽ lần lượt quay nón để tích điểm

cộng và trả lời câu hỏi Nếu học sinh trả lời đúng thì sẽ được tích +1; +2 vàođiểm kiểm tra thường xuyên Nếu trả lời sai (không trả lời được) thì các học sinh

Trang 17

khác được quyền trả lời Nếu quay nón rơi vào ô mất lượt (mất lượt chơi), mấtđiểm (không được tích điểm cộng), phần thường (nhận được 1 phần quà).

17

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w