1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn nâng cao hứng thú học tập cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn lịch sử địa lí 6 phân môn lịch sử

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm huyện Đại Lộc. Tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, công nhận sáng kiến như sau:TT Họ và tên Ngày

tháng năm sinh

Nơi côngtác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ (%) đóng gópvào việc tạo ra sáng kiến1 Lê Thị Thu

05/11/1983 Trường THCS Phù Đổng

Giáo viên

- Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí 6 (phân môn Lịch sử).

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Thu Thảo

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 5/9/2023

- Hồ sơ đính kèm:+ Báo cáo SKKN

+ Tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thậtvà hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Đại Hồng, ngày 06 tháng 03 năm 2024

Người nộp đơn

Lê Thị Thu Thảo

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh thông qua sử dụng

phương pháp trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí 6 (phân môn Lịch sử)”

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp

Để thực hiện được sáng kiến “Nâng cao hứng thú học tập cho học sinhthông qua sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí 6(phân môn Lịch sử)”, bản thân tôi đã thực hiện các bước sau:

+ Phân tích ưu, nhược điểm của việc sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sửlớp 6 theo chương trình GDPT 2018.

+ Đưa ra ý tưởng sáng tạo mới, nội dung cải tiến để khắc phục được thực

trạng của sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí 6(phân môn Lịch sử)” theo chương trình GDPT 2018.

+ Tiến hành áp dụng đối tượng học sinh được phân công giảng dạy và đánhgiá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của mình.

+ Tiến hành chia sẻ cho đồng nghiệp áp dụng thử và lấy ý kiến đánh giá lợiích thu được do áp dụng sáng kiến của các cá nhân đã tham gia áp dụng sángkiến thử trong trường và trên địa bàn huyện.

+ Tiếp thu rút kinh nghiệm, hoàn thiện sáng kiến, đề nghị công nhận và choáp dụng rộng rãi.

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết 2.2.1 Ưu điểm

Trong những năm học gần đây, vấn đề đổi mới dạy học nói chung và đổimới dạy học lịch sử nói riêng trở thành một yêu cầu bắt buộc và hết sức cấp thiếtđối với cấp học THCS; trong quá trình đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đãkhông ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm năng cao chất lượngdạy - học, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục Hiệu quả học tậpcủa học sinh là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo Muốn thế phải đổi mới

phương pháp dạy và học Phương châm đổi mới là “Lấy học sinh làm trung

tâm”, “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìmhiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức”

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thì môn Lịch sử và Địa lý(LS&ĐL) được xem là một môn mới, tích hợp từ môn Lịch sử và môn Địa lýtrước đây Chính vì lẽ đó, các giáo viên giảng dạy phân môn Lịch sử đã cónhững phương pháp riêng để giảng dạy, tạo cho học sinh có năng lực tư duy,hành động, có thái độ đúng đắn trong đời sống xã hội.

Tất cả các nước hiện nay, đặc biệt là các nước phát triển đều phải tiếnhành đổi mới giáo dục, coi đổi mới giáo dục là một trong những chiến lược để

Trang 3

phát triển đất nước của mình Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, vấnđề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một yêu cầu cấp thiết Khi đất nước chuyển mình trên con đường đổi mới, phát triển kinh tế, thìcũng là lúc phân môn Lịch sử càng đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành ý thức cho học sinh Một điều mà theo tôi vô cùng quan trọng đó chính làtình yêu Tổ quốc, lòng yêu nước, niềm tin, niềm tự hào dân tộc một cách thiêngliêng và cao cả.

Khi giảng dạy tôi cố gắng tạo cho mình tâm thế hướng các em đến với bàigiảng của mình bằng niềm say mê, hứng khởi.

Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn áp dụng trong dạy học Lịch sử ở các khối lớpvà đem lại nhiều kết quả tốt

2.2.2 Nhược điểm

Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều gia đình bắt con em phải học những mônkhoa học tự nhiên, để sau này ra trường dễ kiếm việc làm hơn Hay chính trongbộ phận những người dạy lịch sử cũng có thái độ thiếu tích cực trong môn họcnày Chính đó là những nguyên nhân làm cho chất lượng môn LS&ĐL ngàycàng giảm sút

Chất lượng dạy học môn LS&ĐL hiện nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ Sốlượng học sinh say mê yêu thích môn Lịch sử là rất ít Có nhiều phụ huynh vàhọc sinh coi môn Lịch sử là môn học “phụ” Nhận thức của các em về lịch sử làsai lệch, các em không nhớ hoặc nhớ không chính xác thời gian, đặc điểm, tínhchất của các sự kiện và hiện tượng lịch sử.

Với phân môn Lịch sử, do một số giáo viên còn chưa thực sự hiểu sâu vềphương pháp dạy học và kiến thức còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, tức là chưalàm chủ được kiến thức dẫn đến giờ học khô khan nhàm chán và nặng nề Tìnhtrạng này đã làm mất đi tính hấp dẫn của phân môn Lịch sử Hơn nữa, do tưtưởng coi môn Lịch sử và Địa lý là “môn phụ”, học sinh “học gì thi đấy” nênnhiều học sinh quay lưng với môn lịch sử Quan niệm sai lầm cho rằng học Lịchsử chỉ cần trí nhớ không phải tư duy động não, không có bài tập thực hành đãảnh hưởng đến việc đánh giá, tổ chức phương pháp dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và giáo dục theo định hướng hìnhthành phẩm chất, năng lực học sinh là yêu cầu cần thực hiện trong đổi mới giáodục phổ thông (GDPT) hiện nay Dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục theohướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực không có nghĩa là loại trừPPDH truyền thống, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đã có mà đó là sự kếthợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa PPDH truyền thống, hình thức tổ chức hoạtđộng giáo dục đã có với mục tiêu dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục nhằmphát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, độc lập, sáng tạo của người học.

Để thực hiện được mục tiêu đó, mỗi giáo viên, mỗi nhà trường, mỗi cơ sởgiáo dục cần rà soát nội dung dạy học trong chương trình GDPT hiện hành, tinhgiảm những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năngcủa chương trình; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung dạy học giữa các mônhọc trong các hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những nội dung kiến thứcmới phù hợp thay cho những nội dung kiến thức cũ, lạc hậu; giảm tải những nội

Trang 4

dung kiến thức, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạtvề kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT hiện hành Trên cơ sở chươngtrình GDPT hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trongsách giáo khoa để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn họchoặc liên môn, từ đó, xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt độnggiáo dục cho từng bài học, từng chủ đề, từng môn học theo định hướng hìnhthành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với cơ sở vật chấtcủa nhà trường, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và năng lực sư phạmcủa giáo viên.

Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử ở trườngTHCS theo hướng phát huy tính tịch cực, chủ động của học sinh, tăng cườnghoạt động cá thể với học tập giao lưu giải trí, hình thành kĩ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi đã không ngừng đổi mớiphương pháp dạy học, và đã mạnh dạn thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ họclịch sử và có hiệu quả bước đầu rất đáng mừng.

Những biện pháp nêu trong sáng kiến đã được áp dụng tại Trường THCSPhù Đổng bước đầu mang lại hiệu quả cao.

Đối với bản thân tôi qua gần 14 năm giảng dạy và thực tế 1 năm thực hiệnáp dụng, dựa trên các game show trò chơi trên truyền hình, tôi đã chọn lọc vàtìm ra cách áp dụng tốt nhất trong các tiết làm bài tập lịch sử Trong chươngtrình lịch sử THCS có rất nhiều tiết làm bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng thựchành, vận dụng sự sáng tạo của học sinh trong cuộc sống Với sáng kiến này, tôimong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến hành một giờ học lịch sử có hiệuquả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội nội dungkiến thức của bài học.

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại.

Cách thức tổ chức trò chơi lịch sử cho học sinh trong một tiết dạy không phải là vấn đề đơn giản, nó còn được thực hiện và rút kinh nghiệm qua nhiều năm học sau nữa thì mới thấy rõ được cái ưu, cái nhược của nó Việc lồng ghép trò chơi trong giờ học lịch sử mục đích là để tạo không khí hứng thú học tập chohọc sinh loại bỏ những yếu tố cứng nhắc, nhàm chán trong môn học này, hoặc nếu quá lạm dụng sẽ dễ làm cho học sinh không nắm vững nội dung, mục tiêu giáo viên cần đưa ra

Mục đích áp dụng khi đưa các trò chơi vào tiết lịch sử: Giúp học sinh củng cố bài học, áp dụng để dạy các dạng bài bài ôn tập, sơ kết, tổng kết, bài tập lịch sử hay tổ chức ngoại khoá và có tác dụng thiết thực đối với sự nhận thức của học sinh Tổ chức trò chơi trong tiết bài tập lịch sử cho học sinh nhằm củng cố kiến thức cũ, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp… học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định, điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức lịch sử một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn trong giờ học lịch sử

Trang 5

2.3.1 Trò chơi 1: mang tên “Ai là ai?”

Trò chơi thăm dò mức độ đọc sách giáo khoa, tham khảo các tài liệu lịchsử, và hệ thống lại nội dung kiến thức bài học về sự kiện hay nhân vật lịch sử,bộc lộ sự yêu thích của học sinh về các danh nhân văn hóa hay nhân vật lịch sử.Trò chơi làm cho những sự kiện lịch sử học sinh cần phải nắm trong bài học trởnên cụ thể hơn, kiến thức học sinh sâu sắc hơn, phong phú hơn và tạo biểu tượngchân thực về nhân vật đó Trên cơ sở đó học sinh xem xét đánh giá vai trò củanhân vật trong tiến trình lịch sử nâng cao trình độ nhận thức chung của học sinh.

Đối với giáo viên: Chuẩn bị nội dung các câu hỏi liên quan đến nhân vậtlịch sử yêu cầu học sinh tìm hiểu; có rất nhiều sự kiện và nhân vật Trong đónhiều nhân vật học sinh đã được biết đến qua việc học lịch sử cấp dưới, quaphim ảnh, báo chí… Giáo viên sử dụng những tư liệu về sự nghiệp, cuộc đời củacác nhân vật này đưa ra các câu hỏi cho học sinh Một mặt thực hiện mục tiêunâng cao vai trò của người học, giáo viên từ vai trò trung tâm chuyển sang làngười điều khiển, hướng dẫn cho học sinh học tập và tự tìm hiểu kiến thức; mặtkhác không khí của tiết học lịch sử trở nên sinh động hấp dẫn hơn bởi giáo viêncó thể đặt ra nhiều dạng câu hỏi ở các cấp độ gợi ý khác nhau.

Sau khi tìm ra được nhân vật lịch sử giáo viên kết luận, giảng giải Trongquá trình nhận xét kết luận giáo viên vẫn có thể phát vấn với những học sinh -khán giả cỗ vũ dưới lớp nhằm hướng đến mục tiêu bài học Bên cạnh đó giáoviên nên sử dụng tranh ảnh nghệ thuật, tranh biếm họa, ảnh chân dung kết hợpvới các đoạn lược thuật trình bày miệng sinh động nhằm miêu tả hay giải thích,giới thiệu về nhân vật cho học sinh hiểu rõ hơn về nhân vật đó Hình thành ở cácem tình cảm, sự xúc động về vai trò cá nhân trong lịch sử, rèn luyện cho các emlòng say mê học tập, nghiên cứu.

Tìm ra được nhân vật lịch sử ở gợi ý số 1 được 20 điểm; gợi ý 2 được 15điểm; gợi ý 3 được 10 điểm và gợi ý 4 được 5 điểm.

- Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉVII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X.

- Cách tiến hành:

+ Giáo viên trình bày thể lệ cuộc chơi, phần thưởng, hình phạt.

+ Giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm và mời đại diện 4 nhóm lên bốcxăm mã số (mỗi nhân vật lịch sử giáo viên quy định với một mã số).

+ Lần lượt từng nhóm tham gia.

+ Giáo viên đưa lần lượt các gợi ý để học sinh nhóm mình trả lời.Cụ thể:

Mã số 1: Bà Trưng Trắc.Mã số 2: Lý Bí.

Trang 6

Mã số 3: Triệu Thị Trinh.Mã số 4: Mai Thúc Loan+ Gợi ý của mã số 1:

Gợi ý 1: Nhân vật này là một phụ nữ?

Gợi ý 2: Bà là dâu của một Lạc tướng ở huyện Chu Diên (vùng ĐanPhượng - Hà Tây và Từ Liêm - ngoại thành Hà Nội).

Gợi ý 3: Khi nghe tin bà khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởngứng?

Gợi ý 4: Năm 40, bà cùng em gái phất cờ khởi nghĩa?Nhân vật lịch sử: Bà Trưng Trắc.

(tuỳ vào sự nhận biết của học sinh mà giáo viên có thể đưa ra các gợi ýsát hơn).

Sau đó giáo viên kết luận, giảng giải Trong quá trình nhận xét kết luậngiáo viên vẫn có thể phát vấn với những học sinh về công lao của Bà Trưng Bêncạnh đó giáo viên nên sử dụng tranh ảnh kết hợp với các đoạn lược thuật trìnhbày miệng sinh động nhằm miêu tả, giới thiệu về Bà Trưng cho học sinh hiểu rõhơn về Bà Hình thành ở các em tình cảm, sự xúc động về vai trò cá nhân tronglịch sử, rèn luyện cho các em lòng say mê học tập, nghiên cứu.

+ Tương tự giáo viên thực hiện ở các mã số còn lại.Mã số 2: Lý Bí.

Mã số 3: Triệu Thị Trinh.Mã số 4: Mai Thúc Loan.

2.3.2 Trò chơi: Đi tìm nhân vật Lịch sử

Trò chơi này giúp học sinh ai tìm được nhân vật lịch sử nhanh hơn quamột câu đố (dưới hình thức thơ lục bát), bộc lộ sự yêu thích của học sinh về cácdanh nhân văn hóa hay nhân vật lịch sử Trò chơi làm cho những sự kiện lịch sửhọc sinh cần phải nắm trong bài học trở nên cụ thể hơn, kiến thức học sinh sâusắc hơn, phong phú hơn và tạo biểu tượng chân thực về nhân vật đó Trên cơ sởđó học sinh xem xét đánh giá vai trò của nhân vật trong tiến trình lịch sử nângcao trình độ nhận thức chung của học sinh.

Đối với bài 16 (Lịch sử 6): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độclập trước thế kỉ X, tôi tiến hành phần Luyện tập như sau

- Chuẩn bị của giáo viên: Câu đố, đáp án và những tư liệu về sự nghiệp,cuộc đời của các nhân vật lịch sử cho học sinh Mỗi nhân vật lịch sử sẽ có 4 câuthơ gợi ý để học sinh trả lời nhân vật lịch sử.

- Cách tiến hành:

+ Giáo viên trình bày thể lệ cuộc chơi, phần thưởng, hình phạt.

+ Giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm và mời đại diện 4 nhóm lên bốcxăm mã số (mỗi nhân vật lịch sử giáo viên quy định với một mã số).

+ Lần lượt từng nhóm tham gia.

+ Giáo viên đưa các câu đó gợi ý để học sinh nhóm mình trả lời.

+ Sau khi nhóm đã trả lời đúng tên nhân vật lịch sử thì giáo viên hỏi tiếp:Em biết gì về nhân vật lịch sử này?

Trang 7

Nhóm thảo luận trong vòng 1 phút và đại diện nhóm trả lời Giáo viênkết luận giới thiệu về nhân vật cho học sinh hiểu rõ hơn về nhân vật đó liên quanđến sự kiện lịch sử gì.

Cụ thể:

Mã số 1: Bà Trưng Trắc.Mã số 2: Lý Bí.

Mã số 3: Triệu Quang Phục.Mã số 4: Bà Triệu.

+ Câu đố mã số 1: Bà Trưng Trắc.“Ấy ai vì nước vì chồng

Cùng em giết giặc, chiến công chói ngời.Sáu năm thành sớm thu hồi,

Ba năm ngôi báu, muôn đời tiếng thơm”.

Sau đó giáo viên kết luận, giảng giải Trong quá trình nhận xét kết luậngiáo viên vẫn có thể phát vấn với những học sinh về công lao của Bà Trưng Bêncạnh đó giáo viên nên sử dụng tranh ảnh kết hợp với các đoạn lược thuật trìnhbày miệng sinh động nhằm miêu tả, giới thiệu về Bà Trưng cho học sinh hiểu rõhơn về Bà Hình thành ở các em tình cảm, sự xúc động về vai trò cá nhân tronglịch sử, rèn luyện cho các em lòng say mê học tập, nghiên cứu.Tương tự giáo viên tiếp tục cho các nhóm thực hiện các mã số còn lại mà cácnhóm đã bốc thăm.

+ Câu đố mã số 2: Lý Bí.

“Ấy ai khởi nghĩa chống Lương,Kết liên hào kiệt bốn phương xa gần,Thắng thù dựng nước Vạn Xuân,Tự hào tổ quốc, nhân dân anh hùng”.+ Câu đố mã số 3: Triệu Quang Phục.“Ấy ai thừa kế Lý Bôn

Trấn đầm Dạ Trạch, sớm hôm diệt thù.Dựng xây thành một chiến khu,

Quyết tâm gìn giữ cơ đồ Vạn Xuân”.+ Câu đố mã số 4: Bà Triệu.

“Ấy ai cầm búa, cưỡi voi,

Giúp anh, bảo vệ giống nòi, núi sôngĐạp luồng sóng dữ biển Đông!

Xứng danh liệt nữ, anh hùng Việt Nam”.

2.3.3 Trò chơi: Lật mãnh ghép

Học sinh trả lời các câu hỏi để mở lần lượt các mãnh ghép, sau mãnh ghéplà hình ảnh liên quan đến nội dung kiến thức mà học sinh cần tìm và trả lời vềnội dung bức tranh đó, trò chơi này áp dụng tốt nhất trong phần khởi động đểqua đó giới thiệu vào nội dung hình thành kiến thức mới.

Đối với bài 7 (Lịch sử 6) Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, Phần khởi động tôiáp dụng như sau:

- 4 mãnh ghép:

Trang 8

- Bức hình sau mãnh ghép là hình 3 sách giáo khoa

- Các câu hỏi tương ứng với các mãnh ghép:

Mãnh ghép 1: Nguyên nhân chính làm cho xã hội nguyên thuỷ tan rã là

A năng suất lao động tăng B xã hội phân hoá giàu nghèo.

C công cụ bằng kim loại xuất hiện D có sản phẩm thừa.

Mãnh ghép 2 Con người bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn minh khi

A biết chế tạo ra lửa B biết làm nhà để ở, may áo quần để mặc.

C.biết thưởng thức nghệ thuật vào sáng tạo thơ ca

D xã hội hình thành giai cấp và nhà nước.

Mãnh ghép 3 Ý nghĩa sâu sắc nhất của sự chuyển biến xã hội, đó là

A sự phân công lao động hình thànhB từ thị tộc hình thành chiềng chạ, bộ lạc.

C từ thị tộc mẫu hệ chuyển thành thị tộc phụ hệ.

D sự phân hóa giàu nghèo xuất hiện.

Mãnh ghép 4 Thời văn hoá Đông Sơn, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ

trang sức chủ yếu được làm bằng chất liệu

A đá B đồng C gốm D sắt.

Trang 9

- Sau khi các mãnh ghép được lật mở, giáo viên hỏi: Em biết gì về Ai Cậpvà Lưỡng Hà cổ đại Dựa vào phần trả lời của học sinh để kết nối vào bài mới.

2.3.4 Trò chơi “Cùng tiếp sức”/Ai nhanh hơn

Trò chơi này tạo sự gắn kết của học sinh với bạn bè, đòi hỏi sự ăn ý, hợptác của từng thành viên Trò chơi này chúng ta thấy được tính hiệu quả tronghoạt động nhóm, thấy được sự mạnh dạn của một số em nhút nhát, sự tích cựctham gia của các em chay lười, các em sẽ học được tinh thần đoàn kết, hợp tác,khoảng cách giữa học sinh yếu và khá giỏi được xóa bỏ, học sinh nào cũng cónhiệm vụ của mình để cùng nhau hoàn thành tốt nhất nội dung bài học lịch sửđược giáo viên yêu cầu Qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức và yêu thích họcmôn Lịch sử hơn, mang đến một không khí thoải mái, tạo được sự hứng thú chocác em.

Đối với bài 6 (Lịch sử 6): Sự chuyển biến và phân hóa của xã hộinguyên thủy Mục 2 Sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam

Tôi tiến hành như sau- Công việc chuẩn bị:

+ Đối với giáo viên: lập bảng theo mẫu+ Thẻ màu ghi nội dung (có đúng và sai).

+ Ngoài ra giáo viên chuẩn bị một bảng đầy đủ nội dung như sau

Thời gian xuất hiện Từ khoảng 4 000 năm trước (bắt đầu với văn hoá PhùngNguyên)

Địa điểm Trải rộng trên địa bàn cả nước.Biểu hiện của

sự phân hoá và tan rãcủa xã hội nguyên

thuỷ ở Việt Nam

+ Nhờ có công cụ kim loại, con người đã khai hoang, mởrộng địa bàn cư trú.

+ Nghề nông đã phát triển rộng khắp các vùng miền.

+ Tập trung dân cư: vùng đổng bằng Bắc Bộ và Bắc TrungBộ, vùng đồng bằng ven biển miền Trung và đổng bằng lưuvực sông Đồng Nai.

+ Phân hoá giàu - nghèo: biểu hiện qua mộ táng (đa số mộkhông có đổ chôn theo, một số mộ có chôn theo công cụ vàđồ trang sức bằng đồng)

+ Công việc tổ chức và tiến hành: Chia lớp thành 2 đội chơi.

Học sinh thực hiện theo cách: Từng học sinh một trong nhóm chạy lênđính một thẻ màu theo em là nội dung đúng, học sinh khác của nhóm lên điềnđính nội dung tiếp theo cho đến khi hoàn thiện, đội nào hoàn thành nội dung yêucầu trong thời gian sớm nhất là đội đó thắng.

Sau khi các nhóm hoàn thành xong, giáo viên treo bảng thông tin phản hồiđã chuẩn bị trước và nêu câu hỏi cho học sinh nhận xét.

Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và đánh giá phần chơi.

2.3.5 Các trò chơi giáo dục mang tính thời sự: Đẩy lùi dịch bệnh, tiết

kiệm nguồn nước, giải cứu Đại dương, bảo vệ môi trường Các trò chơi này ápdụng phần Luyện tập là hiệu quả nhất Qua trò chơi giáo dục các em về một sốvấn đề thời sự của địa phương, của đất nước.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w