1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn nâng cao hứng thú học tập và phát triển kĩ năng viết tiếng anh của học sinh thcs bằng writing portfolio

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp.

Việc dạy và học tiếng Anh ở cấp THCS góp phần giúp học sinh mở rộngtầm nhìn, làm phong phú kinh nghiệm cuộc sống, phát huy năng lực tư duy vànâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc trên thế giớicũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa và xã hội của chính dân tộc mình, đặt nềntảng cho việc tiếp tục học ở các cấp học cao hơn, học tập suốt đời và sự phát triểntoàn diện của học sinh Chính vì vậy, chương trình tiếng Anh THCS do bộ Giáodục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 01/QĐ- BGDĐTngày 03 tháng 01năm 2012 là sự nối tiếp chương trình tiếng Anh Tiểu học Chương trình nhằm tiếptục hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giao tiếp ngôn ngữ tiếng Anh đểđạt trình độ tương đương với Cấp độ A2 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âuvề Ngôn ngữ (CEFR) Chương trình được thiết kế trên cơ sở những đặc điểm pháttriển tâm - sinh lý lứa tuổi, có tính đến những thay đổi về thể chất và tinh thần, nhucầu và khả năng của học sinh ở cấp THCS.

Chương trình đã đề ra các mục tiêu cụ thể: “Sử dụng tiếng Anh như mộtcông cụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói (đối thoại, độc thoại), đọc, viết nhằm đápứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi vàthường nhật ở trình độ tương đương cấp độ A2 của Khung Tham chiếu ChungChâu Âu về Ngôn ngữ;Có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Anh, bao gồm ngữâm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đấtnước, con người, nền văn hóa của các nước nói tiếng Anh trên thế giới, đồng thờicó hiểu biết và tự hào về những điểm mạnh và giá trị của nền văn hóa dân tộcmình; Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh; biết sử dụngtiếng Anh làm công cụ tích hợp các nội dung dạy và học khác trong chương trình;Hình thành và sử dụng các phương pháp, phương thức và chiến lược học tập khác

nhau để phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh trong và ngoài lớp học.” Điều này

thể hiện rõ qua Mục tiêu thể hiện (Performance objectives) qua bốn kĩ năng giao

tiếp: nghe, nói (đối thoại, độc thoại), đọc, viết, theo bốn cấp lớp 6,7,8,9 Cụ thể là:Lớp 6 -Cấp độ A2.1; Lớp 7 -Cấp độ A2.2; Lớp 8 -Cấp độ A2.3; Lớp 9 -Cấp độ

A2.4 Trong đó yêu cầu kĩ năng viết học sinh lớp 6 có khả năng:

● Viết có hướng dẫn một đoạn ngắn, đơn giản khoảng 40 từ về các chủ đề trongchương trình như: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh,danh nhân, truyền hình, thể thao,

● Viết các thư, bưu thiếp, tin nhắn hoặc ghi chép cá nhân ngắn, đơn giản liênquan đến nhu cầu giao tiếp hàng ngày trong phạm vi các chủ đề được quy địnhtrong phần nội dung.

Nguyên nhân mà học sinh lớp 6 còn yếu trong kĩ năng viết là các em sợ vậndụng không chính xác, thiếu sinh động vốn vựng còn nghèo của mình và sai ngữpháp, ở khía cạnh khác giáo viên chưa tạo được cơ hội cũng như môi trường phù

hợp cho các em phát huy khả năng của mình Nhưng với việc thực hiện nhiệm vụ

học tập được gọi chung là sản phẩm học tập này các em rất hứng thú với việc tự

học Đồng thời hình hành nhiều kĩ năng rất cần thiết trong việc tìm tòi, học hỏiqua sách báo, mạng internet, kinh nghiệm sống để khám phá những kiến thức liên

Trang 2

quan Đặc biệt là hoàn thành tốt sản phẩm học tập của kỹ năng Viết (Writingportfolio)

Làm thế nào để hình thành cho các em kĩ năng viết Tiếng Anh tốt hơn, tựtin hơn và ưa thích viết? Là giáo viên, việc rèn luyện kỹ năng viết cho các em họcsinh là một yêu cầu thiết yếu trong quá trình dạy học Vậy phải vận dụng phươngpháp đổi mới như thế nào mới để có hiệu quả Câu hỏi đó đã thôi thúc tôi tìm tòinghiên cứu tài liệu và vận dụng thực tiễn để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm:

“Nâng cao hứng thú học tập và phát triển kĩ năng viết Tiếng Anh của học sinh

THCS bằng Writing portfolio”, nhằm giúp quá trình dạy học tốt hơn, đạt kết quả

cao hơn.

- Các bài học trong chương trình tiếng Anh lớp 6 mới của Bộ GD&ĐT và việcđổi mới phương pháp giảng dạy tại trường THCS tôi đang dạy là ngữ liệu cơ bảncủa sáng kiến.

- Các thủ thuật dạy viết và luyện viết, phương pháp đánh giá kĩ năng viết - Các dạng bài tập luyện viết.

- Phương tiện cho hoạt động tìm tòi, mở rộng trong kĩ năng viết

1.2 Điểm mới của đề tài

1.2.1 Những điểm mới của đề tài:

Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hứng thú học tập và

phát triển kĩ năng viết Tiếng Anh của học sinh THCS bằng Writing portfolio”

là ở chỗ:

- Tạo cho các em hứng thú tìm tòi, lựa chọn, khám phá, sáng tạo tích hợpthông tin, hình ảnh qua sách, báo, tạp chí, Internet, thức tế đời sống… để phát triểnkĩ năng Viết mọi lúc, mọi nơi, phát huy năng khiếu cá nhân, khả năng trải nghiệm,sáng tạo hết mình của chính bản thân các em, chứ không phải nhất thiết chỉ nóinhững gì mà giáo viên yêu cầu ở lớp

Đây là điểm mới để cho tất cả các đối tượng học sinh đều được tích lũy đượckinh nghiệm, phát triển kĩ năng viết như viết tốc kí, nhật kí những gì mà bản thânphát hiện được, cảm nhận được về môi trường sống Và hơn thế đam mê viết làmnền tảng cho việc tiếp tục học ở các cấp học cao hơn, học tập suốt đời và sự pháttriển toàn diện của học sinh

- Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn; các em được trải nghiệm, tựkhám phá, chủ động lĩnh hội kiến thức; giúp giáo viên linh hoạt hơn trong việc sửdụng phương pháp tích cực Đặc biệt, thu hút đông đảo phụ huynh học sinh vàcộng đồng cùng tham gia

- Vận dụng, khai thác tối đa hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn cónhằm tiết kiệm kinh phí đầu tư mà vẫn bảo đảm chất lượng giảng dạy.

1.2.2 Phạm vi áp dụng đề tài

- Đối với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi áp dụng phương pháp tổ chức chohọc sinh thực hiện các hoạt động học kĩ năng viết Tiêng Anh lớp 6 ở trên lớp họckết hợp với chú trọng giao cho học sinh hoạt động luyện viết ở ngoài lớp học và ởnhà, nhất là hoạt động "Vận dụng" và hoạt động "Tìm tòi mở rộng" Kết hợp đánhgiá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh, cho một sốhọc sinh có sản phẩm báo cáo trước lớp để thảo luận; hướng dẫn học sinh lưu giữsản phẩm; chia sẻ cho các bạn trong lớp; Nhằm mục đích học sinh tự rút kinh

Trang 3

nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học Bồidưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của học sinh trong quá trình giáo dục Nhất làhứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh mà hầu hết các em coi đây là bộ môn khó vàngại học.

Những vấn đề tôi gặp phải là những vấn đề chung của bộ môn Tiếng AnhTHCS, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6– theo chương trình tiếng Anh mới của BộGD & ĐT Giúp giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS năng động, linhhoạt, không ngừng rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học, kịp thời pháthiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ các em Bên cạnhđó phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của các em để hướng dẫn, giúpđỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗihọc sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động học tập, rèn luyện của học sinh

Với tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng viết Tiếng Anh Hiệu quả củaviệc hình thành thói quen "Vận dụng", "Tìm tòi mở rộng", và bồi dưỡng hứng thú

học tập, phát huy tính sáng tạo trong bộ môn Tiếng Anh ở giải pháp “Nâng caohứng thú học tập và phát triển kĩ năng viết Tiếng Anh của học sinh THCS

bằng Writing portfolio” tôi tin rằng, sáng kiến này có thể được áp dụng rộng rãitại các trường phổ thông trên địa bàn toàn huyện, và phạm vi lớn hơn trong nhữngnăm học tiếp theo.

Trang 4

2 PHẦN NỘI DUNG

2.1 Thực trạng nghiên cứu dạy-học viết tiếng Anh 6 tại đơn vị

Mục tiêu chương trình SGK Tiếng Anh THCS mớinhằm đáp ứng các nhucầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật,học sinh có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh; biết sử dụngtiếng Anh làm công cụ tích hợp các nội dung dạy và học khác trong chương trình;Hình thành và sử dụng các phương pháp, phương thức và chiến lược học tập khácnhau để phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh trong và ngoài lớp học.

Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về mặt phương pháp, thủ thuật dạy củagiáo viên, phương pháp học tập của học sinh, đồng thời cũng yêu cầu đáp ứng vềcơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghe phù hợp mới mong mang lại hiệu quả tốt nhấtcho các tiết dạy.

Thực tế việc vận dụng dạy học theo chương trình Tiếng Anh hệ 10 năm cónhững thuận lợi và khó khăn sau:

2.1.1 Thuận lợi:

* Về phía Nhà trường - Gia đình - Xã hội

- Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia lớp tập huấn giảng dạysách giáo khoa (SGK) mới trong dịp đầu năm học nhằm giúp cho giáo viên tiếpcận phương pháp giảng dạy chương trình SGK mới.

- Ban giám hiệu nhà trường thực sự quan tâm đến việc thực hiện giảng dạytheo chương trình SGK mới nên đã thường xuyên và kịp thời triển khai các côngvăn chỉ đạo để bồi dưỡng cho các giáo viên trực tiếp giảng dạy

- Nhà trường và hội phụ huynh đã đầu tư mua sắm những trang thiết bị cầnthiết cho các lớp phục vụ dạy học.

- Một số phụ huynh cũng nhận thấy rằng chương trình SGK mới có nhiềuđiểm hay là các em làm giau ngôn ngữ, trí tưởng tượng, hiểu biết rộng hơn nhiềulĩnh vực đời sống; thực sự chủ động, mạnh dạn, tự tin hơn nhiều, các em luônmuốn bày tỏ quan điểm của mình trước bố mẹ và mọi người.

*Về đội ngũ giáo viên.

Giáo viên được tập huấn, được bồi dưỡng đủ chuẩn để trực tiếp giảng dạychương trình SGK mới.

Tích cực tìm hiểu qua mạng “trường học kết nối” nên khá nhanh chóng bắtnhịp với yêu cầu giảng dạy chương trình SGK mới.

- Giáo viên cũng nhận thấy học sinh hoạt động tích cực hơn và giáo viênchữa được bệnh “nói nhiều, làm nhiều”, độc thoại trên lớp, thay vào đó là hướngdẫn và quan sát, nắm bắt từng học sinh trong các hoạt động học tập

- Giáo viên nhiệt tình, luôn tìm tòi, sáng tạo để nắm chắc và áp dụng nhuầnnhuyễn phương pháp dạy theo chương trình SGK mới.

Trang 5

2.1.2 Khó khăn:

* Về phía Nhà trường - Gia đình - Xã hội

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học bộ môn Tiếng Anh còn hạn chế,chưa có phòng chức năng cho bộ môn Tiếng Anh đặc biệt là các thiết bị nghe nhìn - Nhận thức về tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh ở một số bộ phậnphụ huynh còn hạn chế Đặc biệt một số phụ huynh còn e ngại khi đón nhận cáchdạy học mới này.

- Do đặc điểm địa hình, điều kiện kinh tế một số phụ huynh còn khó khănnên việc mua sắm một số dụng cụ học tập cần thiết cho con em mình chưa đầy đủnhư máy tính, kết nối Internet phục vụ cho hoạt động học tập ngoài lớp của conem.

- Học sinh sống ở vùng nông thôn nên chưa có môi trường thuận lợi cho cácem phát triển kỹ năng giao tiếp khiến cho việc phát triển đồng bộ các kỉ năng nghe,nói, đọc, viết Tiếng Anh còn nhiều hạn chế.

*Về đội ngũ giáo viên.

- Giáo viên cũng đã chú trọng đến việc đổi mới tổ chức các hoạt động họctập trên lớp của học sinh, hướng dẫn các em học tập trên lớp và cách làm bài tập ởnhà nhưng còn chung chung, chưa thói quen viết và sử dụng từ vựng, cấu trúc ngữpháp Tiếng Anh thường xuyên ngoài lớp học.

- Học sinh chưa có thói quen tích hợp kiên thức liên quan đến những lĩnhvực gần gũi nhất trong đời sống thường nhật (ví dụ như các thông tin rất cơ bản vềcá nhân, gia đình, mua bán, cộng đồng địa phương và công việc) để viết về bảnthân, môi trường gần gũi và những vấn đề liên quan đến nhu cầu trực tiếp.

- Lượng kiến thức trong mỗi tiết học tương đối nhiều nên thời gian cho hoạtđộng tích hợp kiến thức của môn học để giải quyết một vấn đề thực tiển còn hạnchế.

*Về phía học sinh:

- Học sinh trường tôi đa số là con nông dân lao động, gia đình nghèo, cho nênnhiều em ít có cơ hội để tiếp cận với các thông tin hiện đại trực quan sinh động màqua đó có thể học tốt tiếng Anh

- Một số em ngại viết bằng tiếng Anh vì sợ bị mắc lỗi, không có môi trườnggiao tiếp ngoài giờ học, ít được cọ xát các tình huống, kĩ năng tích hợp kiến thứcthực tiễn nên chưa phát huy hết khả năng viết của mình của mình

Đa số học sinh không có thói quen tìm tòi mở rộng và rèn luyện kỉ năng viết.Học sinh chưa có kỹ năng thu nhận thông tin, tích lũy kiến thức từ các phương tiệnthông tin đại chúng để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học.

Chính điều này đã dẫn đến một hệ quả là chất lượng phần viết rất thấp so với yêucầu của chương trình.

Thời gian đầu năm học, nhận thấy kỹ năng viết của học sinh có vấn đề, tôibắt đầu điều chỉnh dần phương pháp và hình thức tổ chức lớp học phù hợp với đốitượng học sinh

Đến tuần học thứ 5 (sau khi xong Unit 2: Tiết skill2), tôi bắt đầu tiến hành

khảo sát kỹ năng viết đối với học sinh khối lớp 6 nhằm nắm bắt mặt bằng chất

lượng cũng như phân loại học sinh

Trang 6

- Khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiêng Anh học sinh trong khi viết rất hạn chế.Các em chưa có kỹ năng viết, dẫn đến vận dụng kiến thức vào phần viết yếu.

- Khả năng sử dụng cấu trúc ngữ pháp, từ vựng Tiếng Anh của học sinh cònyếu, dẫn đến không thể viết câu, đoạn văn ngắn, email, letter….

- Thời lượng để giáo viên luyện viết cho học sinh trên lớp còn quá ít (do cơcấu chương trình: mỗi Bài học chỉ có 1 tiết Skills 2 gồm nghe và viết chính thức).

- Bản thân tôi đã có những điều chỉnh trong phương pháp dạy viết, song vẫnchưa bao quát hết đối tượng học sinh, dẫn đến có nhiều em kỹ năng viết yếu.

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân trên, trong thời gian tiếp theo củanăm học, bản thân tôi đã mạnh dạn có những điều chỉnh tổng thể các phương phápdạy trong quá trình dạy học của mình theo mô hình THM Nhờ vậy, tôi đã thay đổi

được chất lượng học sinh theo hướng tốt hơn vào cuối năm học Đó chính là lí dothúc đẩy tôi tìm ra biện pháp khắc phục vấn đề này

Xin trình bày các giải pháp mà tôi đã áp dụng dưới đây.

2.2 Các giải pháp.

2.2.1 Lập kế hoạch cho một tiết dạy viết

* Đối với giáo viên

Để một tiết dạy viết có hiệu quả thì người giáo viên cần thực hiện các bướcsau:

- Nghiên cứu các kỷ nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa, sách giáo viên đó là cơ

sở quan trọng, để giáo viên hoạch định quá trình giảng dạy của mình cho tiết học - Việc nghiên cứu kỹ SGK, SGV sẽ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển tiếtdạy viết đi đúng trọng tâm, trọng điểm; phân bố thời gian cho các bước, các hoạtđông một cách khoa học.

- Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy:

Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạtđược sau tiết dạy học Đối với tiết dạy viết lớp 6 đòi hỏi học sinh phải có trình độngôn ngữ nhất định, qua đó có thể diễn đạt được các chủ đề trong chương trìnhnhư: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyềnhình, thể thao, hoặc các thư, bưu thiếp, tin nhắn hoặc ghi chép cá nhân ngắn, đơn

Trang 7

giản liên quan đến nhu cầu giao tiếp hàng ngày trong phạm vi các chủ đề đượcquy định trong phần nội dung nhờ phương tiện chữ viết

- Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy viết một cách linh hoạt và phù hợp: Việc lựa chọn kỹ thuật dạy viết phải được xác định trên căn cứ nội dung củatiết dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy viết

gồm có 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi viết (Pre-Writing), giai đoạn trong khi viết(While- Writing), giai đoạn luyện tập mở rộng (Post- Writing) Trong mỗi giai

đoạn có các kỹ thuật dạy viết đặc trưng phù hợp với từng giai đoạn đó

* Đối với học sinh

Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng cách: - Tìm hiểu các ngữ liệu mới của tiết học tới.

- Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập về nhà liên quan đến nội dung tiếthọc viết sắp tới bằng hệ thống các câu hỏi gợi mở.

- Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra nhữngvấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy.

2.2.2 Thực hiện tốt tiến trình dạy viết: Quy trình dạy Viết thực hiện theo 3 bước sau:

Mục đích: Là giai đoạn giúp học sinh có định hướng, suy nghĩ về chủ đề haytình huống trước khi học sinh viết Chuẩn bị ý tưởng thông tin; tìm nguồn thông tinliên quan đến bài viết; trao đổi thông tin cần thiết cho bài tập viết; chuẩn bị về từvựng, ý tưởng, từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp

Giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễnhớ Giáo viên sáng tạo rút ra mẫu câu, giới thiệu bài viết mẫu, yêu cầu học sinhđọc kĩ để tìm hiểu cấu trúc của bài viết, cách diễn đạt ngôn ngữ trong văn bản viết

Ví dụ: Unit 2: My house: Skill 2 (English 6)

Sau khi giáo viên feed back, học sinh có được bài mẫu hoàn chỉnh (ở hình trên).- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện viết

- Học sinh làm việc nhóm, sẽ thực hiện viết e-mail theo trình tự 3 phần: Draft- Check có gợi ý (viết vào poster)

Plan Giáo viên quan sát, hướng dẫn; nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện

- Yêu cầu 1hoặc 2 nhóm dán poster lên bảng nhóm khác cùng giáo viên feed back

Học sinh có thể trình bày lại bài viết (dưới dạng nói, viết cá nhân).

Học sinh viết một bài theo tình huống gợi ý (bài viết mới liên hệ thực tế, mang tínhsáng tạo và tự do hơn).

Ví dụ: Unit 2: My house: Skill 2 (English 6)

Sau khi hoàn thành hoạt động nhóm, học sinh viết cá nhân e-mail của mình:

Write an e-mail to Nick Tell him about your idea for the new room of the CrazyHouse Hotel.

- Học sinh viết cá nhân lên bảng Học sinh khác và giáo viên nhận xét chữa lỗi.

2.2.3 Cách sử dụng “Writing portfolio” phát triển kỹ năng viết TiếngAnh cho học sinh.

Trang 8

“Portfolio” là bộ sưu tập các sản phẩm học tập, bài tập của học sinh đượcgom lại trong quả trình học tập theo kĩ năng môn học, dùng để làm tài liệu học tập,rút kinh nghiệm làm tăng hiệu quả chất lượng môn học.

“Portfolio” sử dụng với cả 4 kỉ năng học ngoại ngữ, trong đó với kỉ năng viết

“Writing portfolio” có ảnh hưởng tích cực cao Đặc biệt là ở chương trình SGK

mới, bài học được biên soạn theo một cấu trúc thống nhất, trong đó chú trọng giaocho học sinh hoạt động học tập ở ngoài lớp học và ở nhà, nhất là hoạt động “Vận

dụng” và hoạt động “Tìm tòi mở rộng” Điểm mới này đã tạo điều kiện thuận lợi

cho cá em làm tốt “Writing portfolio” phát huy tính sáng tạo, rèn luyện được nhiềuhơn, và phát triển kỹ năng viết

*Xác định nội dung chủ điểm bài học, chủ đề bài viết.

Chủ điểm: Chương trình Tiếng Anh lớp 6 hệ 10 năm, gồm có 4 chủ điểm về cuộc

sống hàng ngày, đó là: Our Communities; Our Heritage; Our World và Vision ofthe Future Mỗi chủ điểm được chia thành 3 đơn vị bài học với 3 chủ đề (topic)

Chủ đề: Giáo viên xác định chủ đề để hướng dẫn học sinh viết về chủ đề của bài

học Học sinh xác định đúng để tìm kiếm thông tin cho hoạt động viết.

Ví dụ 1 : Unit 4: My Neighbourhood Skill 2 (English 6)

Topic: Describing a neighbourhood, writing about what they like or dislike about

their neighbourhood.

Ví dụ 2 : Unit 5: Natural wonders of the world Skill 2 (English 6)

Topic: Natural wonders of the world, write a travel guide entry about an interesting

*Cách làm “Writing portfolio” theo chủ đề bài viết.

Bước 1:

Ví dụ 1 : Unit 4: My Neighbourhood Skill 2 (English 6)

Sau 5 tiết học về chủ đề My Neighbourhood và tiết thứ 6 Skill 2 (gồm kỉ năngnghe - viết) ở trên lớp Học sinh đã nắm được phương pháp viết một đoạn vănngắn nói về cái mà bạn thích hoặc không thích về nơi bạn sống Tôi yêu cầu học

sinh làm bài tập “Writing portfolio” như sau:

Write a paragraph (60-80 words) about your neighbourhood saying whatyou like or dislike about living there ( Use Khang’s blog as a model)

Để học sinh viết tốt hơn tôi đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý (questionnaire)

1 Do you live in the country or in the city?2 What are ourdoor activities there?

3 How is the food?

4 What do you like there?5 What do you dislike there ?Với học sinh yếu có thể gợi ý thêm:

I’d like tell you some good things and some bad things about living in myneighbood.

I …… in the country There are some things I like it It’s great ………

(ourdoor activities) because it has ……… (rivers/ beaches/ …).The weather is …… (fine/ hot/…) There ………… (markets/ restaurants).Every house has ……… (yard/ garden/ …) The food ……… (good/ …).

Trang 9

There is one thing I dislike about it, every year there is ……… (stom/ …) Itdestroys ……… (vegetables/…)

Can anyone wite about what you like or don’t like about your neighbood?

Ví dụ 2 : Unit 5: Natural wonders of the world Skill 2 (English 6)

Sau 5 tiết học về chủ đề Natural wonders of the world và tiết thứ 6 Skill 2

(gồm kỉ năng nghe - viết) ở trên lớp Học sinh đã nắm được phương pháp viết mộtđoạn văn ngắn nói về những kỳ quan thế giới Tôi yêu cầu học sinh làm bài tập

“Writing portfolio” như sau:

Write a paragraph (60-80 words) about a wonder of the world you like best.

1 Where is it?2 How far is it?

3 How can you get there?4 What is it like?

5 What is special about it?6 What can you do there?

- Hoàn thành sản phẩm trong vòng 01 tuần

2.2.3 Kiểm tra đánh giá “Writing portfolio”

Đánh giá hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thôngqua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩmchất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục THCS; Chú trọng đánh giá thườngxuyên, đa dạng hóa các hình thức và công cụ đánh giá: đánh giá các hoạt động trênlớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kếtquả thực hiện dự án học tập, đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu,video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

*Xây dựng tiêu chí cho h c sinh t ánh giáọc sinh tự đánh giáự đánh giá đánh giá

I can write vocabularies about neighbourhoodI can use adjectives to describle places/things

I can use the verbs: like/dislike

How many linking words are used in theparagraph?

Is the paragraph clear?

Ghi chú:

+ Học sinh vận dụng chưa tốt: ( ) tương đương mức (Not good) + Học sinh biết vận dụng: ( ) tương đương với mức (O.K)

Trang 10

+ Học sinh vận dụng khá: ( ) tương đương với mức (good)

+ Học sinh vận dụng tốt: ( ) tương đương với mức (excellent) - Thay đổi nội dung của bảng tiêu chí đánh giá phù hợp với nội dung - ngữ pháptheo mỗi đơn vị bài học và chủ đề của mỗi bài viết.

- Mục đích của phương pháp đánh giá này:

Giáo viên đánh giá được năng lực sử dụng ngôn ngữ, sự tiến bộ (hay chưatiến bộ) của học sinh qua mỗi bài viết, bên cạnh đó khuyến khích học sinh tựnguyện, tự tin rèn luyện kỹ năng viết mà không bị áp lực về thời gian hay điểm số.

Đặc biệt là với sự đánh giá tích cực (kết hợp khen và khuyến khích)“formative assessment” sẽ tạo được động cơ học tập đúng đắn, tích cực và cao hơnlà thói quen đam mê, nâng cao hứng thú viết Tiếng Anh

Hình thành thói quen học tập, sáng tạo suốt đờiDưới đây là một số sản phẩm của học sinh:

Ví dụ 1 : Unit 4: My Neighbourhood Skill 2 (English 6)

Describing a neighbourhood, writing about what they like or dislike abouttheir neighbourhood.

Sản phẩm 1 của học sinh A Sản phẩm 1 của học sinh B

- Yêu cầu học sinh viết lại sau khi chữa vào mặt sau của sản phẩm.

Ví dụ 2 : Unit 5: Natural wonders of the world Skill 2 (English 6)

Natural wonders of the world, write a travel guide entry about aninteresting place.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w