mà các em học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp chưa quen với phương pháp học tập của THCS nên khi thực hiện giảng dạy những tiết đầu tiên của nội dung Thống kê và xác suất tôi nhận thấy học sin
Trang 1I TÊN BIỆN PHÁP: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh với
môn Toán 6 khi dạy phần Thống kê và xác suất.
II NỘI DUNG BIỆN PHÁP.
1 Lý do chọn biện pháp.
Như chúng ta đã biết, môn Toán là một môn khoa học tự nhiên chiếm vị
trí quan trọng, nó không những là môn học công cụ mà còn là môn học phát
triển tiềm năng trí tuệ, hình thành phẩm chất tư duy, đạo đức cho học sinh
Trong đó, Toán lớp 6 là nền tảng kiến thức cho các lớp sau, đặc biệt là nội dung
thống kê và xác suất là nội dung mới và khá trừu tượng, đòi hỏi học sinh có kỹ
năng thu thập, phân tích, tổng hợp mà các em học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp
chưa quen với phương pháp học tập của THCS nên khi thực hiện giảng dạy
những tiết đầu tiên của nội dung Thống kê và xác suất tôi nhận thấy học sinh
chưa hứng thú, còn chán nản, thụ động và muốn bỏ qua phần kiến thức này
Trang 2Từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi luôn tự đặt ra cho mình câu hỏi “Làm
thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết học, đặc biệt là phần
nội dung Thống kê và xác suất ?” Câu hỏi đó thôi thúc tôi không ngừng học
hỏi, tìm tòi những phương pháp dạy học mới, vận dụng linh hoạt hơn để thu hút
được sự tập trung, yêu thích học tập từ các em học sinh với nội dung Thống kê
và xác suất nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Toán Vì vậy, tôi đã lựa
chọn biện pháp“Nâng cao hứng thú học tập của học sinh với môn Toán 6 khi
dạy phần Thống kê và xác suất.”
2 Mục đích của biện pháp
Với biện pháp này tôi mong muốn tạo ra được tiết học trực quan, sinh
động bằng các hình thức dạy học, các phần mềm, các trò chơi … từ đó tạo ra
không khí học tập vui tươi, học sinh chủ động hơn, kích thích được tính tò mò,
ham học hỏi, trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo, năng động của các em Đồng
thời, các em không còn thấy chán nản, căng thẳng khi học phần nội dung Thống
kê và xác suất, giảm đi được sự sợ sệt, âu lo, ám ảnh của các em học sinh yếu
kém mỗi khi đến tiết học toán, giúp các em tự tin vào bản thân mình hơn, hòa
nhập vào tập thể trong các hoạt động nhóm
Trang 3Phát huy được năng lực tư duy, hợp tác, tính tích cực, chủ động của học
sinh ngoài ra còn rèn luyện cho các em các kỹ năng giao tiếp, trình bày, phát
triển khả năng ngôn ngữ trong hoạt động học từ đó nâng cao chất lượng dạy học
môn Toán trong nhà trường
3 Cách thức tiến hành
Sau khi dạy các tiết đầu của nội dung Thống kê và Xác suất tôi đã tiến
hành khảo sát mức độ yêu thích của lớp 6A (Năm học 2022 – 2023) ở trường tôi
đối với nội dung này và kết quả như sau:
Lớp
Tổng
số HS
Mức độ hứng thú với nội dung Thống kê và Xác suất
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường
Không hứng
thú
SL
TL(%
)
SL
TL(%
)
SL
TL(%
)
SL
TL(%
)
Bảng 1: Kết quả trước thực nghiệm
Dựa vào kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh chưa hứng thú
với nội dung Thống kê và xác suất khá cao nên tôi đã mạnh dạn thực hiện một
số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy
Trang 4Thống kê và xác suất của bộ môn Toán 6 Dưới đây là những giải pháp và hình
thức tổ chức dạy học mà tôi đã áp dụng tại đơn vị:
3.1 Nắm bắt thực trạng học tập của học sinh:
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Toán ở trường trung học cơ sở, tôi
nhận thấy do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh cấp II, các em còn ham chơi, ít
tập trung cho việc học, còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói
lên những suy nghĩ của mình Giờ học còn trầm, uể oải, tiết học đạt hiệu quả
không cao
Đó là một số nguyên nhân dẫn đến tiết dạy chưa thành công muốn khắc
phục được điều đó giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh chưa
thật sự hứng thú với bài học, nghiên cứu kĩ và chuẩn bị trước nội dung bài dạy
để có phương pháp, linh hoạt phù hợp với từng dạng bài, gây hứng thú, không
hướng dẫn chung chung với tất cả học sinh, giao nhiệm vụ cho từng năng lực
học sinh, kể cả học sinh hòa nhập Tổ chức tiết dạy sinh động, sử dụng phương
tiện, đồ dùng dạy học hợp lí Có như vậy mới giúp hứng thú học tập từ đó nắm
vững trọng tâm bài học và làm bài đạt hiệu quả
3.2 Luôn tạo không khí để lớp học vui vẻ.
Trang 5Mỗi người giáo viên dạy khi bước lên lớp việc đầu tiên cần làm là phải
tạo không khí lớp học vui vẻ, hào hứng là việc rất quan trọng Giáo viên phải
dẫn dắt vào bài mới ngay từ đầu tiết cũng làm tăng tính hứng thú trong học tập
của học sinh trong giờ học
Giáo viên cũng không nên quá cứng nhắc, hay quá nghiêm khắc mà luôn
tạo được sự thân thiện, cần tôn trọng lắng nghe suy nghĩ, và sở thích học tập
của học sinh Hãy tạo cho học sinh cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng để các em
bước vào bài học với tâm thế phấn khởi và vui tươi
Trong quá trình dạy học nếu học sinh gặp những tình huống khó thì giáo
viên cần đưa ra các gợi ý có tính chất gợi mở để học sinh có thể tự giải quyết
vấn đề Những hoạt động tuy nhỏ nhặt như vậy nhưng góp phần rất lớn khiến
học sinh cảm thấy thoải mái khi đến lớp Và sự thoải mái đó là những bước đầu
tiên để lớp học có thể càng ngày càng trở nên sôi động và gắn kết hơn một cách
tự nhiên
3.3 Kết hợp tốt các phương pháp và hình thức dạy học
Dạy học không chỉ trang bị kiến thức cho học sinh mà còn chú trọng rèn
luyện các năng lực cho học sinh vận dụng trong thực tế Thông qua các phương
Trang 6pháp, hình thức tổ chức dạy học tích hợp kết hợp lồng ghép hoạt động thực hành
với thảo luận Học sinh được thường xuyên tham gia trao đổi, chia sẻ, giới thiệu
kết quả học tập, thực hành của cá nhân, bạn bè… tạo nên không khí học tập sôi
động góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh
Không có một phương phương pháp dạy học nào là tối ưu Bên cạnh
những phương pháp dạy học đã áp dụng, giáo viên cần tìm tòi và phát huy
những phương pháp dạy học mới…và phải biết vận dụng các phương pháp đó
một cách phù hợp vào từng bài, từng hoạt động dạy học cho phù hợp để đạt
hiệu quả cao
3.3.1 Sử dụng kỹ thuật đóng vai trong các hoạt động thu thập dữ liệu
Khi thực hiện dạy các bài liên quan tới thu thập dữ liệu, thông thường
giáo viên sẽ cung cấp số liệu sẵn có và yêu cầu học sinh phân tích Việc này sẽ
mang lại nguồn dữ liệu lớn, nhiều ví dụ nhưng lại tạo sự thụ động, nhàm chán
cho học sinh Vì vậy, đối với một số tiết học tôi đã thực hiện kỹ thuật đóng vai
để thu thập dữ liệu nhằm tạo sự chủ động, tăng sự tương tác trong nhóm, học
sinh được trải nghiệm vào tình huống thực tế, làm phong phú thông tin thu thập
Đồng thời, giúp học sinh phát triển khả năng ngôn ngữ, hoạt ngôn hơn trong các
tình huống bất ngờ
Trang 7Ví dụ: Tôi đã áp dụng kỹ thuật đóng vai trong Bài 38 Dữ liệu và thu tập
dữ liệu Trong phần luyện tập ở Mục 2 của bài học, tôi tiến hành chia lớp làm 3
nhóm (Nhóm có 10 -11 em học sinh), mỗi nhóm cử ra 1 phóng viên và 1 thư ký
Phóng viên có nhiệm vụ phỏng vấn, thư ký có nhiệm vụ thu thập, ghi chép thông
tin khảo sát theo chủ đề mà tôi đưa ra:
Ví dụ: Thời gian truy cập mạng xã hội
Mỗi nhóm sẽ thu thập số liệu về các nội dung mà cô đã giao Vì hoạt động
đóng vai phóng viên nên học sinh có thể hỏi thêm các câu hỏi mở rộng khác để
có thêm thông tin cho bản tin cuối cùng
Sau khi thu thập số liệu xong, nhóm sẽ thống kê lại thành bảng
Bảng số liệu của học sinh thu thập được:
Thời gian sử
dụng điện thoại
Số HS
Thời gian sử
dụng điện thoại
Số HS
Thời gian sử
dụng điện thoại
Số HS
Dưới 1 giờ 1/11 Dưới 1 giờ 2/11 Dưới 1 giờ 1/10
Trên 3 giờ 2/11 Trên 3 giờ 2/11 Trên 3 giờ 4/10 Sau khi các em thu thập số liệu xong, tôi yêu cầu một phóng viên lên trình
Trang 8bày bản tin của nhóm mình Đồng thời, bạn phóng viên nhỏ đối chiếu số liệu
với các nhóm khác từ đó đưa ra một số nhận định về thực trạng sử dụng mạng
xã hội
3.3.2 Sử dụng phần mềm tạo mô hình động trong tổ chức dạy học
Thông thường trong các tiết học Thống kê và xác suất hầu hết các dữ liệu
đều được chuẩn bị trước thông qua số liệu, hình ảnh hoặc video Việc chuẩn bị
này sẽ giúp giáo viên chủ động về thời gian, nhưng lại không mang tới sự trực
quan, hứng thú cho học sinh, các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động
Vì vậy, tôi đã sử dụng các phần mềm hỗ trợ mô hình động như Geogebra,
Fathom… để thực hiện các thí nghiệm như tung đồng xu, gieo xúc xắc giúp các
em được tự thực hiện, tự quan sát kết quả của thí nghiệm
Cụ thể, tôi đã sử dụng phần mềm Geogebra trong phần vận dụng của Bài
43: Xác suất thực nghiệm, tôi sử dụng phần mềm để tiến hành thí nghiệm gieo
đồng xu và tính xác suất Giáo viên thực hiện trên phần mềm để học sinh quan
sát thông qua màn hình TV, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Giáo viên phân nhóm 4 học sinh sau đó truy cập vào
https://www.geogebra.org/ và tìm kiếm thí nghiệm “gieo đồng xu" trên thanh
Trang 9công cụ tìm kiếm.
Bước 2: Tiến hành quan sát và ghi số liệu
Giáo viên yêu cầu các nhóm theo dõi số lần xuất hiện mặt sấp và mặt
ngửa và ghi lại số liệu
Sau khi giáo viên tiến hành gieo đồng xu 10 lần, học sinh mỗi nhóm sẽ
tập hợp kết quả vào phiếu học tập
Sau khi hoàn thành, giáo viên gọi một nhóm lên trình bày kết quả thu thập
được, các nhóm đổi chéo bài
Đề mở rộng kiến thức cho học sinh, giáo viên tiến hành gieo 2 đồng xu
ngẫu nhiên và không giới hạn số lần để học sinh nắm được xác xuất thực
nghiệm của: 2 lần mặt sấp; 1 sấp 1 ngửa và 2 mặt ngửa
3.3.3 Tổ chức các trò chơi liên quan tới hình học
Đối với học sinh lớp 6 các em đang ở độ tuổi vui chơi nên khi học tập kết
hợp với trò chơi sẽ giúp học sinh hào hứng hơn, tiếp thu bài dễ hơn không còn
căng thẳng, khô cứng với những con số Vì vậy đối với một số tiết học tôi đã
lồng ghép các trò chơi vui nhộn và thay vì rập khuôn những trò chơi ở sách giáo
Trang 10khoa thì tôi đã sáng tạo ra các trò chơi liên quan tới hình học nhằm giúp các em
vừa chơi vừa khắc sâu các kiến thức hình học
Cụ thể ở bài Luyện tập chung (T97 – SGK Toán 6 Kết nối tri thức với
cuộc sống) , thay vì chỉ sử dụng trò chơi xúc xắc tôi sẽ tạo cho học sinh tạo cho
học sinh trò chơi “Rút hình”
Các em học sinh sẽ tiến hành chơi theo cặp đôi Học sinh chuẩn bị 2 loại
giấy cắt hình vuông và hình tròn vào một hộp kín (mỗi hình 20 mảnh) Sau đó,
hai người chơi sẽ bốc thăm hoặc oẳn tù tì để chọn người chơi trước mang tên
Vuông, người chơi sau mang tên Tròn Lần lượt từng học sinh sẽ ngẫu nhiên lấy
một tờ giấy từ hộp Nếu tờ giấy lấy ra là hình vuông thì người chơi tên Vuông sẽ
được 1 điểm, ngược lại nếu tờ giấy lấy ra là hình tròn thì người chơi tên Tròn
được 1 điểm Ai được 10 điểm trước thì người đó thắng
Khi các nhóm đã chơi xong trò chơi của mình, học sinh báo cáo kết quả
giáo viên sẽ tổng hợp kết quả theo bảng sau:
…
Trang 113.3.4 Tích hợp giáo dục Stem
Hoạt động giáo dục Stem là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp
cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng Thông qua các hoạt động
Steem các em được chủ động tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng và thực tế
cao của bản thân mình Nên tôi đã tìm tòi và cố gắng lồng ghép giáo dục Stem
vào các tiết dạy Thống kê và xác suất
Cụ thể, tôi đã hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm stem Vòng quay kỳ diệu
phục vụ cho hoạt động khởi động Bài 42 Kết quả có thể và sự kiện trong trò
chơi, thí nghiệm Trước tiên, ở phần hướng dẫn về nhà ở bài trước tôi sẽ chia lớp làm 6 nhóm giao nhiệm vụ chuẩn bị nguyên vật liệu và làm Vòng quay kỳ diệu
- Cách làm “vòng quay kỳ diệu"
Bước 1: Chuẩn bị Vật Liệu
Bước 2: Vẽ Vòng Quay
Bước 3: Lắp Đặt Bút Xoay
Vào phần khởi động của Bài 42, giáo viên yêu cầu các nhóm trưng bày
sản phẩm, các nhóm nhận xét sản phẩm của nhau
Sau khi giáo viên nhận xét chốt lại các sản phẩm của học sinh, giáo viên
Trang 12sẽ đưa ra câu hỏi gợi mở : Khi thực hiện quay một vòng thì mũi tên có thể dừng
lại ở ô nào?
Giáo viên cho 2 – 3 học sinh dự đoán, sau đó giáo viên đặt vấn đề vào bài
mới
3.4 Đánh giá, động viên khuyến khích học sinh kịp thời
- Kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay
trong quá trình thực hiện mỗi hoạt động học tập để kịp thời khuyến khích, động
viên và nhất là giúp các em điều chỉnh những sai sót để hoạt động học tập có
hiệu quả
- Giáo viên luôn tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong học
tập, để từ đó các em thấy được những việc làm đúng và việc làm sai, những điều
mình cần phải học tập bạn để phát huy và khắc phục Không nên chê các em
trước các bạn khi các em mắc phải những khuyết điểm như bài làm sai, không
tham gia hoạt động… Những em có khuyết điểm giáo viên nên trực tiếp trò
chuyện và nhắc nhở
Đây chính là những giải pháp mà bản thân tôi đã đúc rút và vận dụng
trong quá trình thực hiện biện pháp nâng cao hứng thú học tập của học sinh với
Trang 13môn Toán 6 khi dạy học phần thống kê và xác suất và đã đạt được những kết
quả đáng mừng
III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi sử dụng biện pháp, tôi thấy trong các tiết học Thống kê và xác suất
các em có những chuyển biến rõ rệt Các em biết chủ động học hỏi, tìm hiểu và
hoàn thành các nhiệm vụ được giao trước khi lên lớp Đồng thời, suốt thời gian
giờ học diễn ra, giáo viên chỉ đóng vai trò người hướng dẫn còn học sinh là
người chủ động, hăng hái và hứng thú tham gia vào các hoạt động tìm hiểu kiến
thức Không những thế, các em đã học được cách làm việc theo nhóm, tự tin hơn
và biết cách thuyết trình trước lớp Các em cũng đã tiếp thu kiến thức toán xác
suất thống kê một cách hiệu quả và tích cực hơn Kết quả cụ thể:
Lớp
Tổng
số HS
Mức độ hứng thú với nội dung Thống kê và Xác suất
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường
Không hứng
thú
SL
TL(%
)
SL
TL(%
)
SL
TL(%
)
SL
TL(%
)
Bảng 2: Kết quả sau khi áp dụng biện pháp nâng cao hứng thú học tập
Trang 14So sánh kết quả ở bảng 1 và bảng 2 cho thấy sau khi áp dụng biện pháp nâng cao hứng thú học tập của học sinh với môn Toán 6 khi dạy phần thống kê
và xác suất các em đã yêu thích và hứng thú hơn đối với bộ môn Toán 6 Như vậy, các giải pháp nêu trên được áp dụng đã mang lại kết quả rõ rệt
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh với môn Toán 6 khi dạy phần thống kê và xác suất mà tôi đã áp dụng ở đợn vị Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để tìm ra phương hướng chung, giúp học sinh hứng thú, đam mê với môn Toán đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục theo chương trình GDPT 2018 của cả nước
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Trang 15Võ Đức Liến
MỤC LỤC
3.1 Nắm bắt thực trạng học tập của học sinh 2 3.2 Luôn tạo không khí để lớp học vui vẻ 2 3.3 Kết hợp tốt các phương pháp và hình thức dạy học 3 3.3.1 Sử dụng kỹ thuật đóng vai trong các hoạt động thu tập
dữ liệu
3
3.3.2 Sử dụng phần mềm tạo mô hình động trong tổ chức
dạy học
4
3.3.3 Tổ chức các trò chơi liên quan tới hình học 5
3.4 Đánh giá, động viên khuyến khích học sinh kịp thời 6