1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số phương pháp tổ chức thực hành viết cho kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một bước đi có tính chất đột phá, thay đổitoàn diện mục tiêu và phương pháp giáo dục Mục tiêu của chương trình hướng tới hìnhthành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trungthực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính; pháttriển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Đặc biệt, CT môn Ngữ văn hướng tới phát triểnnăng lực ngôn ngữ và năng lực văn học của học sinh: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói,nghe; phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bảncủa một người có văn hoá: có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và vănhọc, biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nóiriêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống

Ngày 21/7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra công văn số 3175, yêu cầu các sởGiáo dục và đào tạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá mônNgữ văn ở trường phổ thông Việc ban hành một công văn riêng dành cho môn Ngữ vănđã cho thấy tầm quan trọng của yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánhgiá với môn học này Nếu mục tiêu của chương trình Ngữ văn cũ (2006) là cung cấp kiếnthức, kĩ năng, thái độ thì mục tiêu của chương trình dạy học mới (2018) là phát triểnnăng lực, phẩm chất của học sinh Muốn làm được điều này, đòi hỏi trong mỗi tiết học,người dạy phải áp dụng được những phương pháp dạy học hiện đại

Viết trước hết là hoạt động quan trọng trong giao tiếp Dạy học kĩ năng viết là hướngtới việc rèn giũa phẩm chất, thái độ, tình cảm, lối sống có văn hóa cho học sinh: viết đểbộc lộ đời sống nội tâm, cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm, tư tưởng của chính mình; viết để thểhiện cách nhìn, cách đánh giá về những vấn đề của đời sống; viết là để thể hiện năng lựctư duy bằng ngôn ngữ… Với hoạt động viết, HS có thể rèn luyện năng lực văn học vànăng lực ngôn ngữ, bộc lộ những cảm nhận, suy nghĩ, cách đánh giá về các vấn đề của đờisống xã hội và văn học bằng ngôn ngữ viết; rèn luyện kĩ năng vận dụng ngôn ngữ.

Trong chương trình Ngữ văn 2018, viết là một trong bốn kĩ năng quan trọng màchương trình hướng tới để rèn luyện nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho ngườihọc Hơn thế, trong yêu cầu kiểm tra, đánh giá cũng như trong ma trận đề kiểm tra thườngxuyên và định kì, cấu trúc đề minh họa cho kì thi TN 2025, Viết là một trong hai kĩ năngmà học sinh phải thực hiện Yêu cầu viết chiếm 60% tổng số điểm của đề thi

Chương trình Ngữ văn 2018 cũng hướng tới đa dạng hóa đối tượng của hoạt độngviết: Viết văn bản (đoạn văn) nghị luận xã hội; Văn bản (đoạn văn) nghị luận văn học; vănbản thuyết minh Trong đó, truyện ngắn là thể loại quan trọng mà hoạt động viết hướngtới Từ việc đọc hiểu các tác phẩm truyện đến việc viết văn bản nghị luận về một tác phẩmtruyện là sự nối tiếp trong chuỗi các kĩ năng mà học sinh cần tiếp nhận và rèn luyện

Trong cấu trúc của các bộ sách giáo khoa Ngữ văn của chương trình Giáo dục 2018,

kiểu bài: Viết văn bản nghị luận về tác phẩm truyện xuất hiện ở cả chương trình của lớp10, 11 Sách Cánh Diều: Đặc biệt bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã thiết kế nội

dung này ở Bài 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Ngữvăn 10); Bài 7: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (chủ đềvà nhân vật trong tác phẩm truyện)(Ngữ văn 10); Bài 1: Viết văn bản nghị luận về một tácphẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả) Điều này phản ánh tầm quan

Trang 2

trọng của hoạt động viết nói chung và viết văn bản nghị luận về tác phẩm truyện ngắn nóiriêng.

Yêu cầu của chương trình đối với hoạt động viết thì cao mà thời lượng của những tiếthọc viết thì hạn chế, chỉ chiếm khoảng 10-20 % tổng số tiết dạy trong từng bài học Điềunày càng đòi hỏi người dạy phải kiến tạo được những hoạt động phù hợp để tạo nên nhữngtiết học nhiều hứng thú và hữu ích.

Đó là những lí do thúc đẩy chúng tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm: Một số phương pháp tổ chức thực hành viết cho kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện.

2 Mục đích nghiên cứu

Viết sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi mong muốn đưa ra được các phương pháp

để tổ chức hoạt động thực hành viết cho kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện Từ đó góp

phần nâng cao kĩ năng giao tiếp, năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ cho học sinh.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10,11 THPT

Phạm vi nghiên cứu: Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, 11 - chương trình Ngữ văn2018

4 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu kết quả, dạy thực nghiệm, đối chứng, khảo sát

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG1 Cơ sở lí luận.

1.1 Hoạt động viết của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông Ngữ văn 2018.

Viết là hoạt động tạo lập văn bản bằng ngôn ngữ viết, là quá trình vận dụng ngônngữ để thể hiện những hiểu biết, cảm nhận, suy ngẫm, tình cảm, thái độ về các vấn đề vănhọc hoặc xã hội Mục đích của chương trình Ngữ văn 2018 đối với hoạt động viết đã được

nêu rõ: Ngoài việc viết kĩ thuật và đúng chính tả, mục đích quan trọng của dạy viết theochương trình mới là rèn luyện tư duy và cách viết, qua đó mà giáo dục phẩm chất và pháttriển nhân cách học sinh Vì thế khi dạy viết, giáo viên cần chú trọng yêu cầu tạo ra ýtưởng và biết cách trình bày ý tưởng bước đầy đảm bảo yêu cầu mạch lạc, sáng tạo và cósức thuyết phục

1.2.1 Yêu cầu của phương pháp dạy viết đối với học sinh nói chung.

Chương trình Ngữ văn 2018 yêu cầu giáo viên cần tập trung vào yêu cầu hướng dẫnhọc sinh các bước tạo lập văn bản, thực hành viết theo các bước và đặc điểm của kiểu vănbản Thông qua thực hành, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được quy trình tạo lập vănbản; cần sử dụng các câu hỏi giúp học sinh xác định được mục đích và nội dung viết; giớithiệu các nguồn tư liệu, hướng dẫn cách tìm ý tưởng và phác thảo dàn ý; yêu cầu viết vănbản; hướng dẫn học sinh tự chỉnh sửa và trao đổi dựa trên tiêu chí đánh giá bài viết; hướngdẫn học sinh phân tích các văn bản ở phần đọc hiểu và văn bản bổ sung để nắm được đặcđiểm của các kiểu văn bản

Dạy viết có hai yêu cầu: dạy kĩ thuật viết và dạy viết đoạn văn, văn bản Dạy kĩthuật viết (tập viết, chính tả) chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành theo mẫu Dạy viếtđoạn văn, bài văn một cách linh hoạt, có thể sử dụng các phương pháp như rèn luyện theomẫu, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, viết sáng tạo,

Giáo viên sử dụng những phương pháp như phân tích mẫu, đặt câu hỏi, nêu vấn đề,gợi mở,… để hướng dẫn học sinh hình thành dàn ý, lựa chọn cách triển khai, diễn đạt; tổchức cho học sinh thực hành viết văn bản, có thể viết từng phần: mở bài, kết bài, một hoặcmột số đoạn trong thân bài Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn thường gồm các hoạt độngchủ yếu như: nêu nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện; yêu cầu học sinh làm việc cá nhân,cặp đôi hoặc theo nhóm; tổ chức trình bày kết quả làm việc, thảo luận về các nhiệm vụđược giao và tự rút ra nội dung bài học; nhận xét, đánh giá, Sau khi viết xong, học sinhcần có cơ hội nói, trình bày những gì đã viết

Đối với chương trình Ngữ văn 2018, việc dạy viết không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầucần đạt cho từng kiểu bài cụ thể mà còn giúp học sinh biết cách tạo lập văn bản theo quytrình Một quy trình viết thường có bốn bước:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài mục đích, đối tượng người đọc, thuthâp tư liệu).

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.

Trang 4

Bước 3: Viết bài.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Nếu như chương trình Ngữ văn 2006 coi trọng sản phẩm (dàn ý, bài viết), hướngdẫn học sinh tìm ý đúng và đủ theo yêu cầu của đề bài cụ thể, thì cách dạy viết theo quytrình coi trọng các bước thực hiện bài viết (sản phẩm là một phần của quy trình), giúp họcsinh huy động ý tưởng, động não, sáng tạo, thể hiện góc nhìn, ý kiến riêng của người viết

Dạy học viết theo quy trình giúp học sinh trang bị kĩ năng có thể tạo lập văn bảntrong bất cứ tình huống nào, nắm được các thao tác, các lưu ý của từng bước trong quytrình, cách thức tạo lập văn bản, chủ động trong quá trình viết.

Để dạy học sinh kỹ năng viết theo quy trình, giáo viên cần phải vận dụng phươngpháp và kỹ thuật dạy học tích cực Trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận ra, cần hướngdẫn trọn vẹn lý thuyết về quy trình dạy viết trước khi thực hành Điều này giúp các em cócái nhìn trọn vẹn và tổng quan, đẩy đủ về các bước cần làm, hiểu được mối liên hệ giữacác bước Giáo viên có thể sử dụng phương pháp đưa câu hỏi gợi dẫn, tổ chức cho HS làmviệc cá nhân, nhóm đôi, làm việc nhóm để khơi gợi, giúp các em động não, tư duy để huyđộng ý tưởng cho bài viết, vừa tìm ý và chọn lọc ý theo cách tư duy của mình Các kỹthuật dạy học được ưu tiên sử dụng là sơ đồ tư duy, viết tự do, hoạt động động não bằng từkhóa

Dạy học kĩ năng coi trọng phương pháp làm mẫu Trong việc dạy quy trình viết,phương pháp làm mẫu có thể áp dụng trong tất cả các khâu đoạn: tìm ý, lập ý, viết đoạn,viết bài, kiểm tra, chỉnh sửa, đánh giá dựa trên bảng kiểm Quá trình làm mẫu có thể diễnra trực tiếp trước sự theo dõi của học sinh, giáo viên có thể vừa triển khai các bước, vừanói to cách suy nghĩ để tường minh hóa quá trình tư duy khi thực hiện quy trình viết đểhọc sinh hiểu tường tận cách làm để bắt chước và làm theo Bởi vậy, để dạy viết có hiệuquả, giáo viên vừa phải nắm chắc quy trình viết, vừa thể hiện tính sáng tạo trong từng tìnhhuống, tập trung dạy cách làm, cấu trúc văn bản, cách dựng đoạn, hành văn

1.2.2 Mục tiêu dạy hoạt động viết ở cấp trung học phổ thông của chương trình Ngữ văn 2018.

- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở;mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cátính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinhthần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.

- Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạtcao hơn: Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp cácphương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảologic và có sức thuyết phục

1.2 Năng lực viết văn nghị luận và nghị luận văn học.

Văn bản nghị luận là loại văn bản có mục đích chính là trình bày một quan điểm vàthuyết phục người đọc, người nghe, người xem” (1) Sách giáo khoa Ngữ văn 7 (2008) đã

đưa ra khái niệm: Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người

Trang 5

nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó Chương trình Ngữ văn 2018 định nghĩa: Văn bảnnghị luận là văn bản dùng để thuyết phục người đọc(người nghe) về một vấn đề nào đó.

Như vậy, đặc điểm cơ bản của văn nghị luận là dùng lí lẽ, dẫn chứng để vừa thể hiện quanđiểm của người viết, vừa hướng tới thuyết phục người đọc, người nghe Và dạy viết vănnghị luận cho học sinh là quá trình rèn luyện khả năng tạo ra một văn bản nghị luận hoànchỉnh về nội dung và hình thức Văn bản được tạo lập thông qua quy trình viết vừa đápứng được đặc trưng kiểm loại, vừa thực hiện mục đích thuyết phục khi giao tiếp.

Chương trình Ngữ văn 2018 hướng tới hình thành năng lực tạo lập văn bản nghịluận xã hội và nghị luận văn học Trong đó, nghị luận văn học là kiểu bài văn dùng lí lẽ,cách lập luận để thể hiện cảm nhận, suy nghĩ, cách đánh giá về một tác phẩm văn học,đồng thời mang đến cho người đọc những hiểu biết cơ bản, sự đồng cảm với những cảmnhận của của người viết về tác phẩm Bài văn nghị luận văn học đòi hỏi học sinh cần cókiến thức, hiểu biết và những đánh giá riêng về văn bản văn học, có phải có tư duy lô gic,khả năng vận dụng ngôn ngữ để vừa bộc lộ hiểu biết, quan điểm của bản thân, vừa tạo rasức thuyết phục cho bài viết Trong chương trình Ngữ văn 2018 phần viết được sắp xếpsau hoạt động Đọc và Thực hành tiếng Việt là để học sinh được vận dụng kết quả của kĩnăng đọc văn bản văn học và năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản hoàn chỉnh.Do vậy, tạo lập văn bản nghị luận văn học là hoạt động mang tính tổng hợp, thể hiện khảnăng đọc hiểu, năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy Đó chính là cơsở chi phối sự lựa chọn các phương pháp dạy học của giáo viên khi hướng dẫn học sinhthực hành kĩ năng viết văn bản nghị luận văn học.

1.3 Thể loại truyện ngắn và những đặc trưng cơ bản

Chương trình Ngữ văn 2018 được xây dựng theo trục thể loại Các hoạt động đọc,viết, nói và nghe đều được triển khai dựa trên việc đặc trưng thể loại Văn bản văn họctrong chương trình được lựa chọn để minh họa cho thể loại Trong đó, truyện ngắn là thểloại cơ bản của văn học, dành được sự quan tâm của cả ba bộ sách giáo khoa Việc đọc vàviết văn nghị luận về tác phẩm truyện cũng là yêu cầu quan trọng, đòi hỏi giáo viên và họcsinh phải nắm chắc đặc trưng thể loại, coi đó là cơ sở để khám phá cũng như nhận xét,đánh giá tác phẩm truyện, cơ sở hình thành năng lực đọc và viết về tác phẩm truyện.

1.3.1 Khái niệm

Theo Từ điển văn học (tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, H, 1984), Truyện ngắn đượcđịnh nghĩa như sau: Hình thức tự sự loại nhỏ Truyện ngắn khác với truyện dài vừa ở dunglượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cốxảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó củatính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội Trong Từ điểnthuật ngữ văn học (Nxb Đại học Quốc gia, H, 1998), mục Truyện ngắn viết: Tác phẩm tựsự cỡ nhỏ Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đờisống: đời tư, thế sự hay sử thi, những cái độc đáo của nó là ngắn Các nhà nghiên cứu

đều tập trung nhấn mạnh tính chất ngắn gọn, cô đọng và khả năng bao quát của truyện

ngắn Tác giả Bùi Việt Thắng trong cuốn Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễnthể loại đã tổng hợp các định nghĩa và rút ra được những đặc điểm chính của truyện ngắn

như sau:

- Một thể tài tự sự cỡ nhỏ (chữ nhỏ được hiểu là ngắn gọn, cô đúc ngắn đồng nghĩa

với hàm súc, tinh lọc và hay )

Trang 6

- Tính quy định về dung lượng và cốt truyện của truyện ngắn tập trung vào một vài

biến cố, mặt nào đó của đời sống, các sự kiện tập trung trong một không gian, thờigian nhất định.

- Nhân vật truyện ngắn thường được làm sáng tỏ, thể hiện một trạng thái tâm thế con

người thời đại.

- Chi tiết đóng vai trò quan trọng, nó có tính chất biểu tượng

Phần Tri thức Ngữ văn SGK Ngữ văn 10 – tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sốngđã định nghĩa: Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìn nhận làmột đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại Truyện ngắn thường chỉxoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế Dodung lượng bị giới hạn, truyện ngắn đòi hỏi sự chắt lọc, dồn nén của các chi tiết và việcvận dụng bút pháp chấm phá trong trần thuật

Phần Tri thức Ngữ văn SGK Ngữ văn 11 – tập 2, bộ sách Chân trời sáng tạo cũng viết:Truyện ngắn là thể loại tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết mộtlần Với quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, truyện ngắn chỉ tập trung miêutả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội.

Như vậy, các định nghĩa về truyện ngắn đều tập trung nhấn mạnh vào tính chất côđọng, súc tích của truyện ngắn ở các khía cạnh: dung lượng ngắn, sự kiện và nhân vật ít,đối tượng mô tả chỉ tập trung vào một biến cố, một mặt nào đó của đời sống trong mộtkhoảng không gian, thời gian nhất định Đó cũng chính là những đặc điểm cơ bản củatruyện ngắn hiện đại

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của truyện ngắn

Trong SGK Ngữ văn cấp THCS, học sinh đã được làm quen vơi các yếu tố cơ bản củatruyện, nắm được các khái niệm công cụ để đọc hiểu và viết về các văn bản thuộc thể loạitruyện (người kể chuyện, ngôi kể, cốt truyện, tình huống, nhân vật, chi tiết ) SGK lớp 10,11 của chương trình Ngữ văn 2018 cũng tiếp tục đưa ra các khái niệm và đặc điểm của cácyếu tố cơ bản của truyện Đó không chỉ là công cụ để đọc hiểu văn bản truyện mà còn làđối tượng, đề tài trong các bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Để việc dạy học viết vănnghị luận về tác phẩm truyện, giáo viên cần bám sát đặc trưng thể loại, có những phươngpháp phù hợp để giúp các em vừa khám phá tác phẩm truyện, vừa triển khai hệ thống luậnđiểm cho bài viết.

a Đặc trưng nội dung:

- Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, đề tài là khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời

sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong tác phẩm văn học Đề tài là phương diệnkhách quan của nội dung tác phẩm Đề tài của tác phẩm là một phương diện trong nộidung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan,lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn.

- Chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ

thể của tác phẩm văn học Chủ đề bao giờ cũng được hình thành và được thể hiện trên cơsở đề tài nói lên chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm bắt nhạy bén của nhà văn đối vớinhững vấn đề của cuộc sống Từ những đề tài cụ thể, rất bình thường, tác giả có thể nêunhững chủ đề mang ý nghĩa khái quát lớn lao, sâu sắc Cùng với tư tưởng, chủ đề góp phầntạo nên tầm vóc của tác phẩm Chủ đề có sự chi phối đến nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trang 7

cũng như sự lựa chọn các phương thức trần thuật của nhà văn trong tác phẩm tự sự (theo

Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, trang 61,62.)

- Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học là tình cảm, thái độ đói với những vấn đề

của cuộc sống được nêu ra, thể hiện xuyên suốt tác phẩm Cảm hứng chủ đạo chi phối hìnhthức thể hiện, toát lên từ toàn bộ tác phẩm và có khả năng tác động mạnh vào cảm xúc củangười tiếp nhận (SGK Ngữ văn 10, tập 2 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), NXB Giáo dục ViệtNam, 2022, trang 38)

b Đặc trưng hình thức:- Câu chuyện và truyện kể

Câu chuyện là một trong những yếu tố cơ bản của tác phẩm truyện, bao gồm chuỗi

sự kiện đã được sắp xếp, tổ chức theo dụng ý nghệ thuật của nhà văn, được trình bày thôngqua một người kể, một điểm nhìn, với một giọng điệu cụ thể Câu chuyện là phương tiệnđể nhà văn miêu tả tính cách, thể hiện số phận nhân vật, trình bày gương mặt đời sốngtheo quan điểm của mình Diễn biến của câu chuyện vừa có tác dụng lôi cuốn người đọc,vừa góp phần tạo ra ý nghĩa nhân sinh cho truyện kể Để nắm bắt được mạch vận động của

câu chuyện, người đọc có nhu cầu tóm tắt cốt truyện mà ở đó các sự kiện then chốt được

người đọc xếp đặt lại theo một trình tự nhất định (đôi khi không hoàn toàn giống với trậttự mà người kể đã thực hiện).

Truyện kể bao gồm các sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn

liền với vai trò của người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn, hệ thống chi tiết và lớp lời vănnghệ thuật (lời kể, lời tả, lời bình luận )

Như vậy khái niệm câu chuyện và chuyện kể có liên quan mật thiết với nhau nhưngkhông đồng nhất Nếu câu chuyện (truyện gốc) là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồmnhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắc xếp theo trật tự thời gian, thì truyện kể là cách kểlại câu chuyện Truyện kể là sản phẩm nghệ thuật độc đáo của nhà văn gắn liền với nhucầu giao tiếp và các thủ pháp trần thuật: ai là người kể chuyện; kể ở ngôi nào; kể theo trìnhtự nào và bằng hình thức gì? Phân biệt được hai khái niệm này sẽ giúp ta nhận ra đôi khichuỗi sự kiện trong câu chuyện có độ so le với tuyến trật tự kể trong truyện kể, sự sáng tạocủa nhà văn trong sự lựa chọn mạch kể phá vỡ trật tự thời gian Đây là đặc điểm thườngthấy trong nghệ thuật tự sự hiện đại.

- Người kể chuyện

Người kể chuyện là một loại hình nhân vật do nhà văn tạo ra để thay mình kể câu

chuyện Đó là người chứng kiến hoặc tham gia vào câu chuyện, phát hiện ý nghĩa của nóvà có nhu cầu kể lại Câu chuyện chỉ trở thành truyện kể khi có người kể chuyện Ngườikể này không chỉ tạo nên truyện kể mà còn chỉ dẫn, gợi mở và đối thoại với người đọc Cóthể phân loại người kể chuyện theo nhiều tiêu chí khác nhau Xét về sự hiểu biết của ngườikể chuyện đối với cái được kể thì có người kể chuyện toàn tri và hạn tri; xét về biểu hiệnđánh giá có người kể chuyện chủ quan và khách quan; xét theo tiêu chí ngôi kể, có ngườikể ngôi thứ nhất và người kể ngôi thứ ba.

+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc dùng một hình thức tựxưng tương đương Tùy vào mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kểchuyện ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, hoặc là nhân vật phụ, người chứng kiến,người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác, hoặc xuất hiện với vai trò tác giả “lộdiện” Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là người kể chuyện hạn tri Khi nhận định vềmột nhân vật, một sự việc được kể ra, người kể chuyện ngôi thứ nhất thường thể hiện tính

Trang 8

chủ quan ở một điểm nhìn, một giọng kể nhất định, không hơn các nhân vật trong truyện,không phải lúc nào cũng định hướng cách nhìn nhận, lí giải của người đọc về tình huốngcũng như các nhân vật trong truyện Đây là phương thức trần thuật tạo tính chân thực,khách quan cho câu chuyện được kể, đồng thời tạo tính chất đối thoại, khơi gợi nhữngcách đánh giá, suy đoán khác nhau của người đọc về vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không xuất hiện trựctiếp trong tác phẩm, không tham gia vào các sự việc, chỉ được nhận biết qua lời kể Ngườikể chuyện ngôi thứ ba thường là người kể chuyện toàn tri, nắm bắt được tất cả những gìdiễn ra trong câu chuyện, kể cả những tâm sự sâu kín của nhân vật Khi người kể ngôi thứba toàn tri tăng cường thái độ đánh giá về nhân vật thì lời người kể chuyện trở thành mộttrong những phương tiện quan trọng triển khai tư tưởng chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tácphẩm Và trường hợp này được coi là phương thức trần thuật chủ quan mà nhà văn lựachọn trong truyện kể.

- Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hai thứ ba đều kể chuyện qua điểm nhìn nhất định vàhệ thống lời kể.

+ Điểm nhìn trong truyện kể là vị trí mà từ đó người kể chuyện quan sát và miêu tả,

trần thuật, đánh giá sự vật, hiện tượng, nhân vật trong truyện Điểm nhìn thể hiện sự chú ý,quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc sáng tạo ra cái nhìn nghệ thuật, mang đến chongười đọc một cái nhìn mới, góc nhìn và cách đánh giá mới về cuộc sống Có thể phânchia điểm nhìn trong tác phẩm tự sự thành nhiều loại khác nhau: điểm nhìn của người kểchuyện và điểm nhìn của nhân vật; điểm nhìn bên ngoài (miêu tả sự vật, con người ởnhững bình diện ngoại hiện, kể những điều mà nhân vật không biết) va điểm nhìn bêntrong (kể và tả xuyên qua cảm nhận, ý thức, tâm trạng nhân vật); điểm nhìn không gian(nhìn xa – nhìn gần); điểm nhìn thời gian (nhìn từ thời điểm hiện tại hay nhìn lại quá khứ,hồi ức ) Câu chuyện được kể có thể gắn với một điểm nhìn xuyên suốt tác phẩm, thểhiện một quan điểm và cách đánh giá mang tính chất định hướng cho người đọc Hoặccũng có câu chuyện được kể từ nhiều điểm nhìn khác nhau, thể hiện nhiều quan điểm,cách đánh giá khác nhau, tạo nên tính đa thanh của tác phẩm, tính đối thoại, phát huy vaitrò chủ động trong tiếp nhận tác phẩm của người đọc.

+ Lời người kể chuyện gắn với ngôi kể, điểm nhìn, ý thức và giọng điệu của người

kể chuyện Chức năng của nó là miêu tả, trần thuật, đưa ra những phán đoán, đánh giá đốivới đối tượng được miêu tả, trần thuật cũng như định hướng cách tiếp nhận của người đọc.

Lời nhân vật là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại, gắn với ý thức, quan điểm, giọng điệu

của nhân vật trong hình thức lời nói trực tiếp hay gian tiếp.

- Yếu tố làm nên sức cuốn hút cho câu chuyện là tình huống truyện Tình huống truyện

gắn với sự kiện nổi bật nhất, hoàn cảnh đặc biệt “bắt buộc con người ở vào tình thế phảibộc lộ ra cái phần tâm can, phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứađựng cả một đời người, một đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, Nxb Khoahọc xã hội, Hà Nội, 1994, tr 258) Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện kể là tình huốngnhận thức, tình huống hành động, tình huống tâm lí.

- Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng biện pháp

nghệ thuật, qua sự lựa chọn các chi tiết miêu tả ngoại hình, lời nói, hành động, diễn biếnnội tâm, quá trình sống và các mối liên hệ với thế giới xung quanh Nhân vật gắn với chủđề của tác phẩm, là phương tiện nghệ thuật để nhà văn thể hiện cách khám phá, cắt nghĩavề con người

Trang 9

1.4 Sự sắp xếp kiểu bài thực hành viết về tác phẩm truyện trong các bộ Sách giáo khoaNgữ văn lớp 10, 11 THPT.

Theo dõi những bộ sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, 11 theo chương trình Ngữ văn2018, chúng tôi nhận thấy, tất cả các bộ sách đã dành nhiều bài rèn luyện cho học sinh kĩ

năng viết văn bản nghị luận về tác phẩm truyện Cụ thể như sau:

Trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống: SGK lớp 10 thiết kế nội dung này trongphần viết ở hai bài: Bài 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩmtruyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật), và bài 7: Viết bài văn nghịluận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (chủ đề và nhân vật trong tác phẩmtruyện) SGK lớp 11 thiết kế nội dung này trong phần viết ở bài 1: Viết văn bản nghị luậnvề một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể chuyện của tác giả).

Trong bộ sách Chân trời sáng tạo thiết kế nội dung này trong phần Viết của Bài 1:Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về một truyện kể.

Trong bộ sách Cánh Diều, SGK lớp 11 thiết kế nội dung này trong bài 5: Viết bài vănnghị luận về một tác phẩm truyện

2 Thực trạng dạy hoạt động thực hành viết văn bản nghị luận cấp THPT trongchương trình Ngữ văn 2018 THPT hiện nay.

Ở chương trình Ngữ văn 2006 bậc THPT, việc dạy hoạt động viết tập trung vào cáckiểu bài viết nghị luận văn học và đoạn nghị luận xã hội Đối với kiểu bài nghị luận vănhọc, đối tượng nghị luận hoàn toàn tập trung vào các tác phẩm đã đọc hiểu trong chươngtrình Điều này đã gây hậu quả lớn trong việc tiếp nhận và tạo lập văn bản, dẫn đến tìnhtrạng học vẹt của học sinh Học sinh đôi khi lệ thuộc vào cách cảm nhận, tư duy và diễnđạt của giáo viên, viết bài theo khuôn mẫu, không có tính chủ động và sáng tạo trong hoạtđộng viết Đây là một thực trạng đáng báo động!

Việc thay đổi mục tiêu và phương pháp dạy học môn Ngữ văn của chương trình giáodục 2018 là một cuộc cách mạng lớn đối với cả giáo viên và học sinh Viết và đọc có mốiliên hệ về đặc điểm thể loại của văn bản Hoạt động đọc tập trung vào việc tiếp nhận đặcđiểm loại thể và đặc sắc nội dung, nghệ thuật của văn bản, từ đó làm tiền đề cho việc đọchiểu các văn bản khác cùng thể loại Đối tượng của việc tạo lập văn bản nghị luận văn họclà các tác phẩm ngoài chương trình Chương trình Ngữ văn 2018 bởi vậy yêu cầu học sinhphải thay đổi căn bản tư duy học viết, từ bỏ lối học vẹt, học thụ động, dựa dẫm vào giáoviên để tự rèn luyện cho mình cách viết một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh Sự thay đổi nàycó thể là một thử thách đối với các lứa học sinh học Tiểu học và THCS theo chương trìnhcũ (2006), tuy nhiên cũng là lạ thay đổi tích cực, giúp các em phát triển năng lực cơ bảnnhư tư duy lôgic, năng lực cảm nhận, diễn đạt, vận dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo.Điều này đòi hỏi giáo viên phải hoàn toàn thay đổi phương pháp dạy học trong các bàiviết, từ bỏ lối dạy đọc chép trước đây và cần tìm tòi, sáng tạo nhiều phương pháp mới đểluyện cho học sinh một cách tỉ mỉ các bước của hoạt động viết: Chuẩn bị viết; tìm ý và lậpdàn ý; viết các đoạn văn; chỉnh sửa bài viết

3 Một số phương pháp tổ chức thực hành cho kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện.

3.1 Phương pháp đặt câu hỏi gợi dẫn để tìm ý, lập dàn ý.

3.1.1 Mô tả phương pháp

Tìm ý và lập dàn ý chính là khâu trung gian giữa kĩ năng đọc văn bản và kĩ năngviết Để có thể viết được bài văn nghị luận về tác phẩm văn học, học sinh đọc văn bản, xácđịnh các vấn đề trọng tâm để tìm ý cho bài viết của mình Đây là hoạt động không chỉ dựa

Trang 10

trên sự tiếp nhận cảm tính, tự do mà phải được định hướng, có tư duy lô gic, dựa trên cáckhái niệm công cụ thuộc về đặc trưng thể loại để tiếp nhận văn bản Trong quá trình dạyhọc, chúng tôi nhận thấy, để học sinh có thể tiến hành việc đọc văn bản có định hướng phùhợp thì việc đặt câu hỏi gợi dẫn là phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao

Phương pháp này đòi hỏi giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính chất gợi dẫntheo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp Nội dung câu hỏi xoay quanh cácvấn đề thuộc đặc trưng thể loại truyện ngắn phù hợp với yêu cầu của đề bài; trình tự câuhỏi có thể bám sát quy luật tiếp nhận từ những ấn tượng nổi bật ban đầu đến những nét đặcsắc nghệ thuật, chiều sâu tư tưởng, thông điệp nhân sinh của tác phẩm.

Ưu thế của phương pháp đặt câu hỏi gợi dẫn là vừa giúp học sinh tiếp nhận đúnghướng vấn đề, vừa rèn cách tư duy nhanh, chặt chẽ, lô gic, đồng thời phát huy khả năngsáng tạo, có những cảm nhận, ý tưởng riêng về tác phẩm.

của truyện kể - Ngữ văn 10, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

* Tìm ý: Học sinh làm việc cá nhân hoặc cặp đôi thực hiện Phiếu học tập số 4 vớicác yêu cầu như sau:

+Yêu cầu a: Xác định nội dung cho bài viết.

Trang 11

+ Yêu cầu b: Tóm tắt - câu chuyện được kể trong tác phẩm đã diễn ra như thế nào?

+ Yêu cầu c: Tìm chủ đề của tác phẩm.

+ Yêu cầu d: Xác định những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm.

Trang 12

Hoạt động lập dàn ý: Học sinh làm việc nhóm để xây dựng dàn ý (Thực hiện

phiếu học tập số 5)

- Học sinh nêu kết quả thảo luận

- Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt dàn ý bài viết.

b Tìm ý và lập dàn ý cho bài: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện(Những đặc điểm trong cách kể của tác giả) – Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn

trong truyện kể, SGK Ngữ văn 11 – tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Nêu câu hỏi và gợi ý cho HS chuẩn bị và tìm ý cho bài viết.

Trang 13

- HS thảo luận, thống nhất hệ thống luận điểm cho dàn ý

- Giáo viên nhận xét, bổ sung và nêu cách lập dàn ý cho bài viết

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:18

Xem thêm:

w