1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông triệu sơn 5

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 42.3 Những biểu hiện và nguyên nhân của học sinh chưa ngoan 62.4 Một số kinh nghiệm đã áp dụng để giải quyết vấn đề 62.4.1 Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng nội quy học sinh 6

2.4.3 Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng cái “Tâm” của người giáoviên chủ nhiệm

2.4.5 Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng cách tăng cường tổ chứccác hoạt động ngoài giờ.

152.4.6 Tổ chức hoạt động “ Diễn đàn nghề nghiệp” với chủ đề “Nghề

nghiệpgắn với năng lực bản thân” để định hướng tương lai cho họcsinh chưa ngoan

2.4.7 Sử dụng hiệu quả các loại hồ sơ, sổ sách của lớp chủnhiệm.

192.5 Hiệu quả của SKKN đối với lớp chủ nhiệm và công tác giáo dục

đạo đức học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 5

22

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài.

Giáo dục và đào tạo luôn được coi là “quốc sách hàng đầu” của Đảng, Nhà nướcvà toàn dân Nhưng để giáo dục mãi mãi là “quốc sách hàng đầu” thì tất yếu

phải có những đột phá, những đổi mới cần thiết Vì vậy, Hội nghị Trung ương 8khóa XI đã yêu cầu phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, bên cạnhviệc phát triển trí tuệ, thể chất phải chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lốisống cho người học.Và nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII cũng nhấn mạnh

“Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh có tình trạng suy thoái về đạođức, mờ nhạt về lí tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bảo lập thân, lậpnghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước Trong những năm tới cần tăngcường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước…”[1].Đây là

định hướng cơ bản, cấp thiết đối với ngành Giáo dục đào tạo nói chung và vấn đềgiáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT nói riêng

Đại thi hào Nguyền Du đã quan niệm “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”[2] và

Thân Nhân Trung(danh sĩ – tiến sĩ dưới thời vua Lê Thánh Tông, trong “Bài kí đềdanh tiến sĩ khoa NhâmTuất, niên hiệu Đại bảo thứ ba”) cũng đã khẳng định

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” [3].Điều đó cho thấy, bất kỳ thời đại nào,

hoàn cảnh nào thì đạo đứccon người cũng luôn được đề cao, coi trọng và được đặt

lên hàng đầu Một con người có cả Đức lẫn Tài sẽ được mọi người ngợi ca, tônquý, ngưỡng mộ Một đất nước có nhiều Hiền – Tài là đất nước thịnh vượng, pháttriển Và một trường học có nhiều trò ngoan, trò giỏi là một địa chỉ “đỏ” đáng tincậy của nhân dân Vì vậy, song song với việc nâng cao trí tuệ, văn hóa chúng tacần tập trung giáo dục đạo đức cho những học sinh chưa ngoan ở trường Trunghọc phổ thông (THPT)

Tuy nhiên, một thực tế đau lòng hiện nay là tình trạng xuống cấp về mặt đạo đứccủa một bộ phận học sinh (HS), đặc biệt là học sinh THPT diễn ra khá phổ biến.Việc lừa dối ông bà, cha mẹ, xúc phạm, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, la cà quánxá, a dua đùa đòi, lôi kéo bạn bè tham gia vào các tệ nạn xã hội, vi phạm phápluật, vi phạm trật tự an toàn giao thông, gây gỗ, xích mích dẫn đến bạo lực họcđường là những biểu hiện không hiếm thấy ở hầu hết các trường học Vì vậy,việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là vấn đề vô cùng quan trọng, cấp thiếtcủa cả gia đình, nhà trường và toàn xã hộinhưng lại là công việc vô cùng khókhăn, nan giải đòi hỏi rất nhiều phẩm chất, kỹ năng ở một giáo viên chủ nhiệm(GVCN).

Xuất phát từ những lí do trên, với cương vị là một giáo viên dạy Ngữ văn ởtrường THPT Triệu Sơn 5, trực tiếp làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, bản thântôi rấttrăn trở: Do đâu mà số HS chưa ngoan ở các lớp có chiều hướng tăng?Làmthế nào để có hiệu quả cao nhất trong giáo dục đạo đức cho học sinh? Làm thếnào để giúp những HS chưa ngoan trở thành con ngoan, trò giỏi, biết sống cóướcmơ, lý tưởng, biết vươn lên trong cuộc sống, phấn đấu vì mình, vì mọi người?

Trên hiệu quả công việc bản thân đã đạt được, tôi quyết định chọn đề tài “Một số

kinh nghiệmgiáo dục học sinh chưa ngoan đạt hiệu quả cao trong công tác chủnhiệm ở trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 5”với mong muốn góp phần vào

việc giảm dần số lượng học sinh chưa ngoan và nâng cao hiệu quả giáo dục đạođức cho HS trong nhà trường hiện nay.

Trang 3

1.2 Mục đích nghiên cứu.

-Qua đề tài này, người viết xin nêu lên chỉ ra những biểu hiện,nguyên nhân dẫn

đến HS chưa ngoan và đề ra một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan đạthiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm ở trường Trung học phổ thông Triệu Sơn5.

- Góp phần giảm bớt tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức từ trong nhà trường đếnngoài xã hội, tạo ra môi trường sống, môi trường học tập an toàn, “hạnh phúc”.

- Nâng cao nghiệp vụ công tác chủ nhiệm của bản thân và chia sẻ kinh nghiệm

với đồng nghiệp.

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Học sinh lớp chủ nhiệm: lớp A7 (2017 – 2020), lớp A5 (2020 - 2023), lớp10A1 (2023 - 2024).

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu lý luận qua tìm hiểu về luật giáo dục, tâm sinh lý lứatuổi học sinh THPT.

- Phương pháp quan sát, tìm hiểu, điều tra, phân tích, xử lý - Phương pháp thực nghiệm.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

Trang 4

2 NỘI DUN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luậncủa sáng kiến kinh nghiệm.

- Đạo đức là “hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự

giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xãhội”[4] Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là:“Giúp họcsinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơbản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách vàtrách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sốnglao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”[5] Để thực hiện mục tiêu đó,

đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu đổi mớiphương pháp dạy học, giáo dục HS đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.

- Trong một xã hội có giáo dục, quan hệ giữa người với người dựa trên nhữngchuẩn mực xã hội sẽ là tiền đề cho sự ổn định và phát triển kinh tế, tạo nên cuộcsống vui tươi, hạnh phúc cho tất cả mọi người, góp phần hình thành ở con người

những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như “tìnhyêu quê hương đất nước”, lòng “kính

trọng ông bà, cha mẹ”,đạo lí “tôn sư, trọng đạo”, “uống nước nhớnguồn” Trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho HS là một trong những vấn

đề trọng tâm, nếu được giáo dục tốt, các em sẽ trở thành những con người có ích,ngược lại, các em sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và cả xã hội trong tương

lai Vì vậy “Tiên học Lễ, hậu học Văn” không chỉ là khẩu hiệuở các trường học

mà chính là nhiệm vụ của HS trong suốt quá trình học tậpvà rèn luyện.

Như vậy, giáo dục đạo đức HS, đặc biệt là học sinh chưa ngoan có vị trí then

chốt, hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường Vì đạo đức là thước

đo nhân cách, phẩm giá con người, là nền tảng để xã hội phát triển Giáo dục đạo

đức cho HS, giúp các em nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, đểsốngthiện lương, sống có ích, có ước mơ, hoài bảo, như Bác Hồ đã khẳng

định“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc

gì cũng khó”.Công tác giáo dục đạo đức tốt sẽ là cơ sở để nâng cao giáo dục toàn

diện cho HS, để các em không chỉ phát triển về trí tuệ, thể chất mà còn phải nuôidưỡng phần “hồn” trong mỗi con người.

2.2 Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm.

- Những năm gần đây, tình trạng HS vi phạm nội quy trường học, vi phạm phápluật và nhất là số lượng các vụ bạo lực học đường ở HS diễn ra ngày càng nhiều.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy trong 1 năm học, cả nước xảyra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học Trungbình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có 1 embị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau[6] Và gần đây nhất là ngày 17/3/2024 Nam sinh lớp 8 ở Hà Nội bị đánh chếtnão trong lúc chơi thể thao tại sân đình Lệ Mật (P.Việt Hưng, Q Long Biên) [7].

Thực trạng này trở thành hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và cảxã hội về đạo đức học sinh, nhắc nhở chúng ta cần quan tâm và có biện pháp thíchhợp để đẩy lùi vấn nạn này

-Công tác giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT Triệu Sơn 5 luôn được sựquan tâm, hỗ trợ của ban giám hiệu, sự đồng lòng của các đoàn thể và đượcGVCN đặt lên hàng đầu Để có thể làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh,nhà trường đã đấu mối với Công an xã Đồng Lợi, công an huyện Triệu Sơn, xây

Trang 5

dựng mô hình tự quản, thành lập Ban nề nếp, đặc biệt là bố chí và giao tráchnhiệmchủ nhiệm cho những giáo viên có năng lực trong quản lý, giáo dục HS.Đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường còn trẻ, năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo,chuyên tâm trong công việc, bám lớp, bám trường, gần gũi, yêu quý, quan tâmHS, luôn để ý uốn nắn, giáo dục những biểu hiện vi phạm đạo đức người học,từng bước giúp các em nhận thức sâu sắc giá trị đạo đức con người, không để

“cái nết đánh chết cái đẹp”.

- Tuy nhiên, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh còn chưa đồng bộ,nhiều

giáo viên còn sợ bị vạ lây nếu quá nghiêm khắc với HS hay mang tư tưởng “sống

chết mặc bay”, bỏ qua những hành vi vô lễ, thiếu văn hóa của các em… đó là cơ

hội cho những vi phạm đạo đức học sinh nảy mầm phát triển Nhưng khó khănlớn nhất và cũng khó kiểm soát nhất ảnh hưởng công tác giáo dục đạo đức HS đốivới nhà trường nói chung và GVCN nói riêng là tình trạng phát triển của mạng xãhội, thế giới ảo, phim ảnh không lành mạnh, mang tính kích động bạo lực, mangtư tưởng, lối sống buông thả, a dua… rồi các tệ nạn xã hội đang từng bước dunhập vào đời sống sinh hoạt, thâm nhập vào nếp nghĩ, nếp cảm của HS- dù muốnhay không các em ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng Bản thân HS- lứa tuổi muốn khẳngđịnh mình trước đám đông, muốn thể hiện “bản lĩnh”, thích chơi trội bằng cáchgây gỗ đánh nhau, nhuộm tác xanh- đỏ, ăn mặc lố lăng, nói năng vô lễ, bỏ học,không tuân thủ nội quy trường lớp,… Vì thế biểu hiện của HS chưa ngoan vôcùng phức tạp và đa dạng

Vào đầu năm học, tôi thường tổng hợp lại Hạnh kiểm của các lớp sau Học kì I,cùng sổ trực của Ban nề nếp ở các lớp (A7, A5, A1) và đã thu được kết quả nhưsau:

Về hạnh kiểm:

Năm học Lớp Sĩsố

Hạnhkiểm Tốt

Hạnh kiểmKhá

Hạnh kiểmTB/Đạt

Hạnh kiểmYếu/CĐ

SL TL%

SL TL%

SL TL%

SL TL %2017-2018 10A7 40 10 25,0 10 25,0 13 32,5 7 17.52021-2022 11A5 43 10 23,3 13 30,2 12 27,9 8 18,62023-2024 10A1 43 15 34,9 11 25,6 9 20,9 8 18,6

Về thực hiện giao thông và nội quy nhà trường:

Số học sinh vi phạm An toàn giao thông và vi phạm nội quy nhà trường còn rấtnhiều Cụ thể:

+ HS vi phạm ATGT theo thống kê của Công an huyện, xã và Ban nề nếp nhàtrường: không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, xekhông gương, bốc đầu, dàn hàng, gác chân lên xe nhau khi tham gia giao thông + Học sinh vi phạm nội quy nhà trường: đi học không mang sách vở, trong lớpkhông ghi bài, hút thuốc lá trong trường, đầu tóc nhuộm xanh đỏ, không mặc dồngphục

Học sinh viphạm ATGT

Học sinh thường xuyênvi phạm nội quy

Học sinh cá biệt

Trang 6

2023-2024 10A1 43 3 0,7 18 42 3 7

2.3 Những biểu hiện và nguyên nhâncủa học sinh chưa ngoan.

- Biểu hiện:Học sinh chưa ngoan có rất nhiều biểu hiện trong học tập, tu dưỡng:

có những em tiếp thu bài nhanh nhưng lại vô lễ về ý thức, có em ở trường khôngcó biểu hiện hỗn láo nhưng lại rất lì và về gia đình thì cãi hỗn người lớn… Bất cứbiểu hiện như thế nào, các em thường thể hiện rõ trong các môi trường giáo dụcnhư sau:

+ Ở trường:không tuân thủ nội quy trường lớp, bỏ tiết, đến lớp không ghi bài,gây gỗ đánh nhau, vô lễ với giáo viên, khích bác lôi kéo bạn bè, nhuộm tác xanh –đỏ, quần “mốt” rách đầu gối, học không có mục đích, thiếu ý chí vươn lên, yêuđương không lành mạnh

+ Ở nhà: không vâng lời cha mẹ, hỗn láo với người lớn, nói dối đòi tiền, bỏ nhà

ra đi hoặc dọa tự tử, bị bạn bè xấu lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bỏ học, cá độbóng đá, chơi tiền ảo, bốc bát họ

+ Ngoài xã hội: ăn nói cộc lốc, vô lễ với người lớn, la cà quán xá, chơi điện tửthâu đêm, vi phạm an toàn gia thông,

- Nguyên nhân:

+ Xét về tâm lý lứa tuổi, học sinh THPT là lứa tuổi hiếu thắng, nông nổi do sựphát triển tâm sinh lí chưa hoàn chỉnh Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm vàgiáo dục đạo đức HS, tôi nhận thấy, dù ở góc độ chủ quan hay khách quan, HSchưa ngoan do chịu ảnh hưởng từ những nguyên nhân sau:

+ Về phía gia đình: nhiều phụ huynh mãi “miệt mài” kiếm tiền, thiếu quantâmđến con em mình, nuông chiều con quá mứcnên đã bảo vệ cả cái sai của conmình hoặc bất lực khi giáo dục con; một số HS bị khủng hoảng về tâm lý do bốmẹ li thân, li hôn hoặc phải sống trong cảnh bố mẹ thường xuyên cãi nhau

+Về phía nhà trường: Sự quản lý chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ của nhà trường ởcác khối lớp và ngay cách thức phân luồng HS đã dẫn đến một lớp có quá nhiềuHS chưa ngoan, tạo cơ hội cho các em a dua, bắt chước nhau vi phạm đạo đứcdẫn đến khó giáo dục và giáo dục triệt để.Một số thầy cô quá chú trọng vào dạychữ, sao nhãng dạy người, chưa gần gũi, quan tâm hoặc chưa linh hoạt trong cáctình huống sư phạm khiến cho nhiều em không tâm phục, thường có biểu hiệnchống đối, bất tuân làm cho số HS chưa ngoan càng tăng cao.

+Về phía xã hội: sự phát triển của mạng Internet về nông thôn, nhiều HS bị cámdỗ trước những trò chơi điện tử, tệ nạn, kết giao và đi chơi với các thanh niên hưhỏng, bắt chước bạn bè yêu đương và kết hôn trước tuổi vị thành niên…

Từ những thực trạng, nguyên nhântrên, qua đề tài này tôi xin được nêu lên “Một

số kinh nghiệmgiáo dục học sinh chưa ngoan đạt hiệu quả cao trong công tác chủnhiệm ở trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 5”, hy vọng sẽ góp phần làm

phong phú, đa dạng phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT màGVCN, nhà trường và cả xã hội đang quan tâm, trăn trở.

2.4 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan.

2.4.1 Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng nội quy học sinh.

- Nội quy học sinh là một hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, quy định về trangphục, giờ học, hành vi, thái độ với bạn bè, giáo viên…và những điều HS khôngđược làm, nhằm điều chỉnh hành vi của HS trong trường học Điều này cực kỳcần thiết và quan trọng đối với mỗi trường học, vì khi quy định được áp dụng, HS

Trang 7

sẽ có môi trường học tập an toàn, vui vẻ, công bằng, chất lượng Nội quy sẽ rèndũa HS vào quỹ đạo nề nếp, đạo đức, hạn chế tối đa những hành vi sai phạm đểmỗi HS đều là con ngoan - trò giỏi Tuy nhiên, việc áp dụng nội quy học sinh phảiphù hợp, linh hoạt và khéo léo, không quá khắt khe gây ức chế, phiền hà, khiếnHS không được thoải mái, tự do, hạnh phúc khi đến lớn

Vì vậy, với học sinh lớp 10, mới đến môi trường mới, còn nhiềubỡ ngỡ, mới lạ,GVCN vừa phải thân thiện, gần gũi giúp các em thoải mái, yên tâm khi đến vớilớp học mới, thầy cô, bạn bè mới; vừaphải hướng dẫn các em học tập - ghi nhớ-tuân thủ theo những quy định của nhà trường Đây là nhiệm vụ bắt buộc mà mỗiHS phải thực hiện cũng là cơ sở để các em rèn luyện đạo đức và hoàn thiện bảnthân Việc hướng dẫn HS thực hiện tốt nội quy nhà trường không phải làm các emmất tự do mà giúp các em nhận ra những giá trị thiết thực và ý nghĩa: có môitrường học tập lành mạnh, được đối xử công bằng, được rèn luyện đạo đức, kỹnăng và được tránh xa các tệ nạ xã hội

Nội quy học sinh trong từng lớp học của Trường THPT Triệu Sơn 5

- Cùng với việc hướng dẫn HS tuân thủ nội quy, giáo viên chủ nhiệm còn giáo

dục đạo đức học sinh bằng Tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua về mặt nề nếp của

Đoàn thanh niên nhà trường Với bảng tiêu chí cụ thể này, buộc HS phải ghi nhớvà thực hiện Vì đây không chỉ là tiêu chí đánh giá hạnh kiểm từng HS mà còn làthành tích của lớp nên bắt buộc cá nhân từng em phải lưu ý, tuân thủ để khôngảnh hưởng đến thành tích tập thể Nhờ vậy mà giáo viên chủ nhiệm có cơ sở đểuốn nắn và giáo dục những học sinh chưa ngoan trong ba năm học THPT

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI THI ĐUA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

Năm học 2023 – 2024[8]

IQUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC, TÁC PHONG

1Đầu tóc, trang phục, tác phong không theo quy định của nhà trường.20 đ/HS2 HS quên không mang phù hiệu, không đeo phù hiệu trong quá trình học tậpvà hoạt động tại trường; Cho mượn phù hiệu, mượn phù hiệu của người khác. 10đ/HS/lần

4Phù hiệu không đúng quy định(Vẽ, dán lên phù hiệu…) 10đ/HS/lần

IIQUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, HÀNH VI ỨNG SỬ

1 Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh thiếu văn hóa, không phù hợp với đạođức và lối sống của lứa tuổi học sinh THPT.

2 HS vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên,nhân viên nhà trường, người khác và học sinh khác. 40 đ/HS/lần3 Sử dụng điện thoại di động Hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chấtkích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục. 40 đ/HS/lần4Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.40 đ/HS/lần5Trộm cắp; gian lận trong học tập, kiểm tra và thi cử.40 đ/HS/lần6

Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi trụy Đưa thông tin không lànhmạnh, không xác thực, thiếu văn hóa lên các trang mạng xã hội; chơi các tròchơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.

40 đ/HS/lần

III QUY ĐỊNH VỀ NỀ NẾP, HỌC TẬP

1Nghỉ học không có giấy xin phép hoặc báo cáo của phụ huynh(không phép).10đ/HS/buổi

Trang 8

2Nghỉ học có phép từ HS thứ 3 đến 5(trừ các trường hợp đặc biệt: HS đi thi…)1đ/HS/buổi3Nghỉ học có phép từ HS thứ 6 trở đi(trừ các trường hợp đặc biệt: HS đi thi…)2đ/HS/buổi4 Đi học chậm, vào lớp chậm(nếu đi giặt rẻ, đổ rác vào chậm trừ điểm VS

5đ/HS/lần5Bỏ giờ, trốn tiết(kể cả tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần)30đ/HS/lần6Nói chuyện, mất trật tự, làm việc riêng, không nghiêm túc…trong giờ học.5đ/HS/lần7Có mặt ở căng tin trong giờ sinh hoạt, tiết học, mang đồ vào trong lớp ăn5đ/HS/lần8 Lớp sinh hoạt đầu giờ, cuối tuần không nghiêm túc; Sinh hoạt tập thể dưới cờ,ngoại khóa tập trung chậm, lộn xộn, mất trật tự. 10đ/lần9 Cờ đỏ, xung kích đi trực chậm, nhờ trực hộ, đi trực không mang sổ trực và bút 5đ/buổi10 Cờ đỏ bỏ trực hoặc không báo điểm cuối tuần, xung kích không báo và xếp xe. 10đ/buổi11Cờ đỏ, xung kích làm việc không nghiêm túc, có sai sót.5đ/buổi12HS trèo tường, cổng ra hoặc vào nhà trường30đ/HS/lần13HS tẩy xóa làm sai lệch thông tin trong sổ điểm, sổ đầu bài.30đ/lỗi14Không giao, nhận và ghi các thông tin trong sổ đầu bài theo quy định5đ/buổi15Xúi dục, rủ rê, lôi kéo bạn bè vi phạm nội quy nhà trường20đ/HS16 Tự động đưa các hoạt động không có trong kế hoạch, chưa được sự cho phép

của nhà trường tổ chức trong nhà trường.

20 đ/lần17Không tham gia các hoạt động do đoàn trường và nhà trường tổ chức20đ/HS18Lớp học không ngọn ngàng, ngăn nắp, bàn ghế không thẳng hàng.10đ/lần19Ban cán sự không ghi thông tin sĩ số kịp thời lên bảng hoặc ghi sai lệch.5đ/lần20 HS ngồi sai sơ đồ lớp, đi xe trong trường, giờ giải lao tụ tập đến lớp khác, tập trung trước cổng trường và hành lang đường giao thông khi tan học. 5đ/HS/lần21Không mang vở, đồ dùng học tập theo TKB, không ghi chép bài.5đ/HS22Kiểm tra miệng bị điểm kém(0, 1, 2).1đ/HS23Không làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp, không học bài cũ3đ/HS24Lớp bảo quản sổ đầu bài, sổ điểm không tốt.30đ/lần25Gửi xe ngoài trường, vi phạm luật ATGT20đ/lần26Bí thư vắng họp, bỏ trực, nộp báo cáo chậm10đ/lần

1Lớp làm vệ sinh không theo thời gian quy định, làm vệ sinh bẩn10đ/lần2Lớp không làm vệ sinh cuối buổi học, không làm tổng vệ sinh cuối tuần15đ/lần3Lớp trực tuần không làm vệ sinh, làm vệ sinh không đảm bảo yêu cầu.40đ/buổi4 Lớp trực tuần không chuẩn bị hay cất dọn bàn ghế, loa đài trước và sau buổi sinh hoạt tập thể. 20đ/lần5Lớp lao động không nghiêm túc, không hoàn thành công việc theo yêu cầu15đ/lần6Lớp không chăm sóc bồn hoa, cây cảnh hoặc chăm sóc không tốt.10đ/lần7Vẽ, khắc lên bàn, ghế, bảng, tường, cửa và khẩu hiệu.5đ/lỗi8Đổ rác không đúng nơi quy định, vứt giấy bừa bãi ra môi trường.5đ/lỗi

1Cố ý làm hư hỏng bàn, ghế, CSVC nhà trường.40đ/lần2 Không khoá cửa chính, đóng hệ thống cửa sổ khi ra về; không tắt điện khi ra

Trang 9

2.4.2 Kinh nghiệm lựa chọn Ban cán sự lớp.

- Lựa chọn được một Ban cán sự lớp có năng lực quản lý, biết tổ chức và quánxuyến công việc của lớp giúp GVCN là bước đầu góp phần thành công của mộtGVCN giỏi Ban cán sự sẽ thay GVCN nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra việc thựchiện nề nếp của lớp, hướng dẫn, khích lệ các bạn trong lớp thi đua vươn lên tronghọc tập, rèn luyện.

- Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn được một Ban cán sự tốt có năng lực, tráchnhiệm? Ngay đầu lớp 10,giáo viên phải tìm hiểu (qua các em học sinh cùngtrường, thầy cô cũ, quan sát thái độ, khả năng của các em trong những ngày đầutiên, qua học bạ, ) sau đó căn cứ vào sự giới thiệu, tín nhiệm của tập thể lớp hoặcbình bầu dân chủ trong Đại hội đầu năm của lớp.

- Sau khi có được Ban cán sự, GVCN phải biết phân công nhiệm vụ đúng ngườiđúng việc, đúng năng lực cho lớp trưởng, lớp phó, bí thư, phó bí thư đến các tổtrưởng, tổ phó,…Việc tuyển chọn và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thànhviên trong ban cán sự sẽ là bước đầu đưa lớp học đi vào quỹ đạo nề nếp.

2.4.3.Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng cái “Tâm” của người giáo viênchủ nhiệm.

Là một giáo viên chủ nhiệm nhiều năm (từ khi ra trường, trừ thời gian nghỉ sinh,còn lại năm nào tôi cũng vinh dự được nhà trường giao làm công tác chủ nhiệm),tôi nhận ra rằng phương pháp giáo dục đạo đức học sinh tốt nhất của một người

GVCN tâm huyết chính là lấy cái “Tâm” để thu phục cái “Tính” (tính cách), lấy

tấm lòng để cảm hóa tấm lòng Vì con đường gần nhất và cũng nhanh nhất để

thức tỉnh tâm hồn HS chính là tình yêu của người giáo viên với học trò MộtGVCN được học sinh kính trọng, nể phục ngoài cái Tài cần phải có cái Tâmnhư

nhà hiến triết đã nói “Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống

hay cung cấp dụng cụ để đạt được sự giàu có mà đó phải là con đường dẫn lốitâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện”[9].Hay như quan

niệm của nhà văn - nhà giáo mẫu mực Nguyễn Đình Chiểu “đặt việc dạy người

cao hơn dạy chữ”.Đúng vậy, hãy lấy cái Tâm để cảm hóa trái tim của học trò, để

dẫn lối tâm hồn các em đến với cái Thiện Cái Tâmsẽ giúp GVCN tận tụy, say mêyêu nghề, gắn bó, yêu thương, thấu cảm, sẻ chia với HS Vì cái Tâm là nguồn gốc

để hình thành đạo đức, nhân cách con người, là sức mạnh nâng đỡ, cứu vớt con

người trước những lầm đường lạc lối và chính cái Tâm của GVCN sẽ là sức

mạnh, động lực để giáo dục tốt đạo đức cho những “học sinh chưa ngoan”.

- Cái Tâm biết lắng nghe và yêu thương.

“Lắng nghe và thấu cảm” là điều mà HS, nhất là những HS chưa ngoan thật sự

rất cần ở GVCN Sự thấu cảm sẽ giúpgiáo viêngần gũi, tìm hiểu, nắm bắt, lắngnghe các em tâm sự rồi từng bước tháo gỡ và dẫn dắt, giáo dục các em thưc hiệntốt nghĩa vụ học sinh để trở thành học trò chăm ngoan.

Ví dụ:Em Lã Ngọc Chính, Nguyễn Văn Tuấn (lớp A5: 2017 - 2020) thường ngủ

gật, không ghi bài trong giờ học, thậm chí nhà rất gần trường nhưng lại hay đi họcmuộn

Tôi đã gần gũi hỏi chuyện, tâm sự và hai em đã mở lòng nói thật vì không hiểu

bài, không thích môn học đó và vì ở nhà phải làm nhiều việc (em Tâm phải thứcdậy lúc 3 giờ sáng để cùng bố ra đồng chạy máy gặt, máy bừa vì gia đình emnhận khoán của người dân; em Tuấn ở với bà ngoại nhưng cả mẹ và bà thường

Trang 10

xuyên đau ốm nên nhiều hôm phải thức để chăm bà ) Lí do đầu, tôivừa phải nhắc

nhở, chấn chỉnh HS và đưa ra cách khắc phục: nếu không hiểu bài thì hỏi bạn vànhờ bạn bên cạnh, trực tiếp hỏi thầy cô và quan trọng là tự mình cố gắng thì mớiđược người khác tôn trọng Đồng thời tôi phải phối kết hợp với giáo viên bộ môn,nhờ các thầy cô để ý hướng dẫn, giúp các em không còn chán, sợ môn học đó.Còn lí do vì điều kiện hoàn cảnh, tôi cũng gọi điện trao đổi với phụ huynh, sau đótrực tiếp đến nhà vừa để thăm hỏi, động viên phụ huynh vừa nhờ phụ huynhtạođiều kiện để các em không rơi vào tình trạng “nhà gần đường xa”.

“Quan tâm và yêu thương”HS như người thân của mình sẽ giúp GVCN không

nhìn những HS sai phạm, cá biệt bằng cái nhìn thiếu thiện cảm, thiện chí mà nhìncác em bằng “con mắt tình thương” Đó là cái nhìn bao dung của người mẹ, ngườicha; cái gần gũi cảm thông của người anh, người chị và cái thân thiết, thấu hiểucủa người bạn

Ví dụ: Em Lê Thị Hoa (A5: 2017 - 2020), em Lê Viết Hoàng Ngọc (lớp 10A1:

2023 - 2024) các em thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp như: nghỉ họckhông cần lí do, đến lớp không ghi bài, nhuộm tác vàng - đỏ, quần áo không phùhợp, thậm chí là gây gỗ đánh nhau…

Đầu tiên tôi nhắc nhở, sau phạt trực nhật, vệ sinh phòng học, viết kiểm điểm, rồimời phụ huynh nhưng chỉ được vài hôm đâu lại vào đấy Cuối cùng tôi dùng “đòntâm lí” gặp riêng từng em, với mong muốn nghe các em tâm sự những gì khúcmắc, những lí do khiến các em không tuân thủ nội quy nhà trường…như mộtngười bạn Mới đầu các em từ chối, lảng tránh, xa lánh nhưng sau một hồi thuyết

phục thì Lê Thị Hoa đã tâm sự: bất mãn với hoàn cảnh gia đình, thiếu thốn tình

cảm của mẹ từ nhỏ Khi em mới 5 tuổi, mẹ bỏ bố con đi làm ở Đài Loan nhưng lạikhông bao giờ điện thoại hỏi thăm hay gửi tiền để em đi học, thấy các bạn đượcmẹ quan tâm, lo lắng, yêu thương mà tủi thân, chán nản Từ cảnh ngộ riêng ấy,

tôi đã tâm sự, phân tích và “lay tỉnh” những suy nghĩ thiếu tích cực để em hiểu vàthay đổi Và đúng với mong đợi, Hoa đã thực sự trở thành một HS tuân thủ đúngnội quy trường lớp, khiến các bạn trong lớp phải ngạc nhiện còn thầy, cô thì khenngợi

Còn em Lê Viết Hoàng Ngọc thì ngay lần đầu bị thầy hiệu phó bắt gặp kiểu quầnbò “mốt tứ lỗ”, áo phông không cổ, mặt đỏvà mùi rượu nồng nặc ngay trong buổiSơ kết Học kì I, thầy cho lên phòng trực nề nếp rồi gọi điện cho phụ huynh và báocho tôi Xuống phòng trực, Hoàng đang ngồi cúi mặt, mùi rượu uống từ tối quanhưng vẫn còn rất nồng, quần áo sộc sệch, tôi không quát mắng, lấy ghế ngồi đối

diện như sẵn sàng nghe lí do và Hoàng đã tâm sự: tối qua bố mẹ cãi nhau, em

buồn và chán nên cùng bạn đi uống rượu rồi ngủ nhà bạn luôn nên không về thayquần áo được Thấy em dễ dàng tâm sự, dù chưa tin (vì sau đó tôi có điện thoại và

tế nhị trao đổi cùng phụ huynh) nhưng tôi không quát trách mà phân tích cho emcái đúng, cái sai, cái nên và không nên khi phận làm con và mới là học sinh lớp10 Em ngại ngùng xin lỗi cô và hứa từ nay sẽ không tái phạm Dừ chỉ là lời hứacủa cậu con trai lớp 10 nhưng sau lần đó đến hết năm học em không một lầntáiphạmvà cũng không bỏ nhà đi uống rượu nữa.

GVCN cùng tập thể lớp 10A1 và em Hoàng Ngọctrong tiết học môn Văn.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:18

w