1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp giáo dục học sinh đặc biệt ở lớp 10a3 trường thcsthpt quan sơn

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp giáo dục học sinh đặc biệt ở lớp 10A3
Tác giả Nguyễn Thị A
Trường học Trường THCS&THPT Quan Sơn
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 283,33 KB

Nội dung

Nhưng hiện nay, ở hầu hết các trường THPT đều xuất hiện một bộ phậnhọc sinh không chấp hành tốt nội qui nhà trường, lớp học, học tập không nghiêmtúc, không tham gia các hoạt động giáo dụ

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Mục tiêu giáo dục của bậc THPT là “ … Phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ , thể chất , thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người ViệtNam Xã hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THPT và những hiểu biết về kỹ thuật

và hướng nghiệp để tiếp tục học THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống ”

Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triểnnhững kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và cónhững hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện pháthuy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, caođẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

Trường học là nơi giáo dục học sinh phát triển toàn diện trở thành conngười hữu ích cho xã hội, có ý thức học tập nghiêm túc, chấp hành đúng nội quilớp học, trường học, chấp hành đúng pháp luật

Nhưng hiện nay, ở hầu hết các trường THPT đều xuất hiện một bộ phậnhọc sinh không chấp hành tốt nội qui nhà trường, lớp học, học tập không nghiêmtúc, không tham gia các hoạt động giáo dục … làm ảnh hưởng không nhỏ đếnnền nếp chung của lớp và chất lượng học tập giảm sút Đối tượng học sinh nàythường được gọi là học sinh đặc biệt có xu hướng phát triển Nhà trường, giáoviên cũng đã có nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục nhưng chưa có hiệu quả

Giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là một trong những nhiệm vụ thiếtyếu trong nhà trường THPT, hạn chế được những đối tượng học sinh yếu vềmặt đạo đức là góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Thếnhưng thực tế trong các trường THPT hiện nay một bộ phận học sinh đặc biệtdường như trường nào cũng có, lớp nào cũng có và năm nào cũng có

Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và quan sát một cách có hệthống về học sinh đặc biệt ở các lớp ở bậc THPT, bản thân tôi gặp không ít đốitượng học sinh đặc biệt nhưng mỗi em một vẻ đặc biệt khác nhau, đòi hỏi trongquá trình giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả được

Qua tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trêncác tạp chí giáo dục, trên truyền hình, vận dụng vào quá trình công tác chủ

nhiệm lớp bản thân tôi cũng rút ra được một vài kinh nghiệm Vì vậy “Một số giải pháp giáo dục học sinh đặc biệt ở lớp 10A3 trường THCS&THPT Quan Sơn” được chọn làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi Trong phạm vi đề tài

Trang 2

biện pháp giáo dục học sinh góp phần nâng cao hơn nữa thực chất chất lượnggiáo dục hiện nay.

1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Giáo dục về tâm lý, tư tưởng, hành vi của một số học sinh đặc biệt trong lớp chủnhiệm 10A3 trường THCS&THPT Quan Sơn

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 10A3 trường THCS&THPT Quan Sơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Nghiên cứu lí luận:

Nghiên cứu các tài liệu, các trang web, bài viết, hình ảnh… có liên quan

1.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm:

Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn dẫn đến hành vi, tâm lý, tư tưởng sai lệchcủa các em trở thành học sinh đặc biệt

Các biện pháp giáo dục (độc lập hoặc kết hợp) để giáo dục học sinh đặcbiệt

Trang 3

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Phương hướng chung

học sinh đặc biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáochỉ những học sinh hay nghịch: thường gây gổ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học … ,không chấp hành nội qui nhà trường … thêm vào đó là sự lôi kéo của bạn bè vềphía mình nhằm thỏa mãn cá tính hoặc thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ứcchế về hoàn cảnh của bản thân mình

học sinh đặc biệt là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nó dễ

bị lôi cuốn làm cho học sinh dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đếntình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội, đây là nỗi day dứt của nhàtrường, gia đình và xã hội

Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý,việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểubiết cùng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác nhau, có em may mắn nhậnđược sự tư vấn kịp thời của cha mẹ khi ở trong trang thái thiếu cân bằng ấy, có

em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì bố mẹ ly tán, có em thì lạiđược quá chiều chuộng Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng đặcbiệt trong học sinh và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăncho giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN) Những biểu hiện đặc biệt của học sinh lạirất khác nhau về mặt hình thức cũng như mức độ nên GVCN lớp cũng rất khótrong việc phát hiện và có biện pháp xử lý thích hợp

Thông thường trong khi làm công tác chủ nhiệm lớp, GVCN thường quantâm đến những đối tượng học sinh đặc biệt nổi trội mà ai cũng nhìn thấy được,

từ đó GVCN tìm hiểu tính cách đặc biệt của các em do những nguyên nhân nào

để có hướng giáo dục thích hợp Có những trường hợp học sinh đặc biệt nhưngkhông có biểu hiện rõ, khó phát hiện nhiều khi GVCN cũng lầm tưởng nên chưa

có được phương pháp giáo dục thích hợp

Không ít GVCN lớp cho rằng việc giáo dục học sinh đặc biệt quả là mộtviệc vô cùng khó, có lúc cho rằng đó là bản chất của các em Sinh thời Bác Hồ

đã từng nói:

“ Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Trang 4

Phần nhiều do giáo dục mà nên"

Bản chất con người - học sinh là lương thiện, nhưng do những yếu tố khácnhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có nhữngbiểu hiện khác nhau Ở lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của người lớnhay nói cách khác các em cần có sự giáo dục và các em rất cần đến chúng ta,không việc gì phải bi quan về hiệu quả giáo dục của mình, muốn đạt được hiệuquả cao chúng ta cần có tâm huyết, năng động sáng tạo đồng thời có sự kiên trì,nhất định chúng ta sẽ thành công

2.1.2 Các nguyên nhân

Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: "Bản chất con người

là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", như vậy những hiện tượng học sinh đặc

biệt được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà

có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất định Ở đây chỉ nêu một số nguyênnhân tác động trực tiếp đến học sinh làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảmkhông lành mạnh làm ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và làm hạn chếđến năng lực học tập của các em:

a, Nguyên nhân từ phía gia đình

Thời gian học sinh học tập, sinh hoạt ở nhà trường chỉ từ 4-5 giờ trongngày, việc sinh hoạt học tập đều có sự quản lí hướng dẫn của GVCN, GVBM,cán bộ lớp, nhà trường, đó là điều kiện để các em học tập tốt và rèn luyện nhâncách Nhưng phần lớn thời gian các em sinh hoạt ở gia đình: tự học, lao động,vui chơi Với thời gian đó đối với hầu hết học sinh đều có thời khóa biểu học tập

ở nhà, ý thức được việc học tập ở nhà là thời gian giúp các em ghi nhớ lại bài cũ,luyện tập và nghiên cứu bài mới, chuẩn bị cho ngày học hôm sau, đồng thờitham gia giúp đỡ công việc gia đình Đó là những học sinh thực sự tự giác tronghọc tập và được sự quản lí giáo dục của gia đình

Nếu các em chưa ý thức được việc học tập, đồng thời gia đình không quantâm và không tạo điều kiện cho các em học tập thì việc học tập các em khôngđến nơi đến chốn, chất lượng học tập bị ảnh hưởng, các em học tập yếu, thua sútbạn bè dẫn đến chán học, bỏ học

Như vậy, họ sinh đặc biệt phát sinh từ những ảnh hưởng không tốt củamôi trường giáo dục gia đình, đó là:

* Nhận thức của bố mẹ

Trang 5

Có nhiều gia đình ở vùng cao, hẻo lánh, bố mẹ có nhận thức chưa đúngđắn về tư tưởng, giáo dục con cái nên ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, việc học củacon như: Vì nhà ở xa, cho con ở bán trú học nhưng khi gia đình không có người

ở nhà trông nhà hay không có người chăn trâu, hay vào vụ lúa, vụ ngô, vụ sắn làlại gọi con về làm, có em học sinh phải về nhà làm có khi phải nghỉ học đến 3, 4ngày Nhiều bố mẹ cứ phó mặc giáo dục con cho nhà trường, “trăm sự nhờ thầycô”, nên thời gian ở nhà các em bị buông lỏng

* Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn

Từ những khó khăn về đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả,không quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà trường, có giađình buộc con cái phải lao động, làm cho các em không có thời gian học tập ởnhà như soạn bài, học bài cũ, do đó khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khókhăn, không làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài

cũ từ đó thua sút bạn bè và phát sinh tâm lí chán học dẫn đến bỏ giờ trốn học,

bỏ học Có gia đình không sắm đủ cơ sở vật chất cho con đi học, tâm lý các emkhông có tiền đóng học dẫn đến bỏ học

* Gia đình chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến việc học của con cái

Nhiều gia đình vì kế sinh nhai, cả vợ chồng đều đi làm ăn xa, phó mặccon cái cho ông bà hoặc chị em chăm sóc lẫn nhau, một số học sinh chưa tự giác

và thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng khônglành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học

Có gia đình tuy không khó khăn về kinh tế nhưng có tham vọng làm giàu,

bỏ mặc con cái, không quan tâm đến việc học tập của con cái kể cả những thói

hư tật xấu của con cái, cha mẹ cũng không biết để răn dạy, do đó từ những viphạm nhỏ dần dần đến việc lớn

* Gia đình có cha mẹ bất hòa, không có hạnh phúc

Lứa tuổi các em rất nhạy cảm, bố mẹ bỏ nhau, những cuộc cãi vã của cha

mẹ, sự to tiếng quát nạt, bạo lực của người cha làm cho các em dần dần bị ảnhhưởng, từ đó nẩy sinh những việc làm không lành mạnh thích đánh nhau để giảitỏa tâm lý, bị ức chế, bỏ nhà đi chơi không thíêt tha đến việc học, từ đó lực họcgiảm sút dẫn đến chán học, bỏ học Ngoài ra, gặp hoàn cảnh gia đình có ngườicha nát rượu, cũng ảnh hưởng rất lớn đến học sinh làm các em trở thành họcsinh đặc biệt

Trang 6

Một số học sinh đặc biệt 10A3 chịu ảnh hưởng lớn từ phía gia đình nhưhọc sinh Vi Việt Khang ở nhà em tự lo, bố mẹ đi làm ăn bên nước ngoài nên các

em có cuộc sống tự do tự tại không có sự quản lý của bố mẹ nên đôi lúc em còn

“hoang dã” thích thì làm không thích thì thôi, nên khi em vi phạm GVCN rấtkhó xử lý vì không có sự phối hợp của gia đình Học sinh Vi Nhất Tấn Phong ,

bố mẹ đi làm xa, ở nhà với bà Em thiếu sự giáo dục của bố mẹ, bà dạy bảonhưng cũng không thể mạnh tay như bố mẹ, em quen kiểu thích làm gì thì làm,

ở nhà trường em thường xuyên không học bài, không làm bài, đi học muộn,trong lớp nói chuyện, nhận thức của em rất yếu, suy nghĩ nông cạn, em cho rằngmọi việc đều đơn giản… GVCN muốn trao đổi với bố mẹ em để có biện phápgiáo dục em cũng khó

b Nguyên nhân về phía nhà trường

Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gởi gắm niềm tinvào việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết,được lớn lên về mọi mặt Thời gian các em tham gia giáo dục ở nhà trường chỉchiếm 1/3 thời gian trong ngày, nhưng nhiều gia đình cứ phó mặc cho nhàtrường, trăm sự nhờ thầy cô Nên để đạt được đúng như điều vừa nêu khôngphải là dễ, trong thực tế cũng có một vài thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật

sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa nhiệt tình vớicác em, chưa thật sự là nơi đáng tin cậy, có thầy cô nhiệt huyết với nghề quá nênkhi các em lười học, hay vi phạm lại nói nặng lời với các em Cũng có một vàithầy cô giáo do cách cư xử chưa phù hợp nên đối xử thiếu công bằng với các

em, ngại khó khi phải giáo dục những em đặc biệt, cáu giận, đã làm mất lòngtin ở các em, tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò và chínhđiều này đã dẫn đến biểu hiện chống đối lại từ phía học sinh

c Nguyên nhân về phía môi trường xã hội

Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thuộc rấtlớn vào môi trường xã hội Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự pháttriển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoákhác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên Các loại hìnhdịch vụ như Internet, bi da, caraoke đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mênhững trò chơi vô bổ Hiện tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, bi da, đánhbạc là chuyện thường ngày, có cả em hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp, cướpgiật

Trang 7

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Qua theo dõi đã phát hiện những năm gần đây, hiện tượng học sinh đặcbiệt có phần gia tăng và ở nhiều cấp độ khác nhau Nó đã để lại hậu quả như một

“di căn” sau những vụ việc xãy ra ở các trường THPT: học sinh xích mích nhỏdẫn đến đánh nhau, học sinh nữ đánh nhau, lười học, thường xuyên bỏ học đichơi điện tử, vô lễ với thầy cô giáo, thường xuyên vi phạm nội quy nhàtrường và những hành vi khác của thanh thiếu niên, học sinh tác động trựctiếp đến học sinh đang học trong nhà trường

- Học sinh đặc biệt tăng theo xu thế phát triển của xã hội theo “cơ chế thịtrường” ở khía cạnh tiêu cực

Học sinh đặc biệt biểu hiện ở nhiều khía cạnh, trạng thái khác nhau, tạmchia làm 4 nhóm:

1- Gây gổ đánh nhau, kết bè thành băng nhóm

2- Bỏ giờ trốn học đi chơi điện tử dẫn đến học tập sa sút hơn

3- Quậy phá, thiếu nghiêm túc trong học tập

4- Thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, ương ngạnh, học đòi,không nghe lời thầy cô giáo, ý thức tổ chức kỷ luật kém

*Ở nhóm thứ 1: Học sinh thường có thể lực phát triển, phát sinh tâm lý

đua đòi, làm “anh hùng” ở tuổi mới lớn; tuổi dễ bị kích động, lôi kéo thành băngnhóm, thích gây gổ đánh nhau … giữa học sinh trong lớp, trong trường và ngoàinhà trường, học sinh dễ gây sự để lấy lý do đánh nhau: nhìn nhau cũng cho lànhìn đểu, trêu đùa bạn bè của nhau

*Ở nhóm thứ 2: Một bộ phận học sinh vì điều kiện học tập thiếu, tiếp thu

chậm dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thường không thuộc bài, sợ bị kiểm tra

ở những môn học khó, hoặc thầy cô khó, nên bỏ giờ dần dần thành thói quenhay bỏ giờ trốn học và từ đó lực học sa sút và có khả năng bỏ học giữa chừnghoặc do bạn bè lôi cuốn vào những trò chơi vô bổ mà bỏ giờ trốn học Có nhiềuhọc sinh ở vùng sâu ra, do tò mò bị bạn bè rủ rê lôi kéo nên tham gia chơi điện

tử, rồi thành ham, bỏ học đi chơi

*Ở nhóm thứ 3: Như ở nhóm 2, học sinh do đặc điểm tâm sinh lý phát

triển không bình thường, không tập trung nghe giảng, tiếp thu hạn chế, khônghiểu bài dẫn đến ý thức học tập kém, thường xuyên quậy phá, không tập trungcho việc học tập, biểu hiện: xé sách vở của bạn, “phá” bạn và những trò chơi

Trang 8

ngớ ngẩn khác trong giờ học Những học sinh này dần dần lực học giảm sút, dẫnđến bỏ giờ trốn học và bỏ học

*Ở nhóm thứ 4: Một số ít học sinh biểu hiện tính ương ngạnh, bướng

bỉnh, không chấp hành những qui định của lớp, khi được lưu ý nhắc nhở, có vẻ

ăn năn sửa sai nhưng rồi vẫn “chứng nào tật ấy” rồi thường xuyên vi phạm bấtchấp sự góp ý của bạn bè, sự giáo dục của thầy cô giáo, kể cả những hình phạtcho những vi phạm vẫn không chấp hành: chẳng hạn như tác phong khôngnghiêm túc: áo không bỏ vào trong quần, tay áo xắn lên, ống quần gấp cao, inhình quái dị, tóc chải rẽ giữa, nhuộm màu, để đuôi sau, bấm lỗ tai, mặt dán kimtuyến, nói tục với bạn bè, không tham gia sinh hoạt lớp, tách rời tập thể

Tình hình học sinh trong trường THCS&THPT Quan Sơn có học sinh đặcbiệt, nhưng tình hình không quá nghiêm trọng Đôi lúc do bản tính của tuổi mớilớn các em đã có những xích mích dẫn đến đánh nhau nhưng chỉ ở dạng bộcphát chứ không phải có tổ chức Có một số học sinh do ham chơi, mê điện tử,chán học, lười học nên các em thường xuyên nghỉ học đi chơi, không cần thiết,không lo lắng đi học, khi các em có lên lớp học thì cũng không học bài, khônglàm bài Một số em ở trên vùng cao xuống học, các em còn mang tính chất vùngmiền, thiếu sự dạy dỗ chỉ bảo, nên tính tình các em còn “hoang dã”, hay nóitrống không, không chào hỏi, hay dỗi vặt, tự ái Các em ở độ tuổi mới lớn, tâm

lý chưa ổn định, đôi lúc thích “ra oai” nên chỉ một chút hiểu lầm hay chỉ là trêubạn của mình, tán người yêu của bạn, vậy là nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến đánhnhau, tuy nhiên mới chỉ ở mức độ nhỏ, chưa thực sự nghiêm trọng đã được thầy

cô giải quyết kịp thời Ngoài ra còn một bộ phận thường xuyên vi phạm đầu tóc,trang phục Các em có xu hướng làm theo các fan hâm mộ về mặt nghệ thuật, canhạc nên cắt các mái tóc không giống phong cách học sinh

Riêng đối với lớp 10A3, có một số em là học sinh đặc biệt, tuy nhiên các

em vẫn còn thuần tính, chưa phải ở mức độ nghiêm trọng Chủ yếu ở nhóm 2 vànhóm 4 Học sinh Vi Việt Khang là một học sinh rất lười học, bài tập về nhà emkhông làm Em chỉ mang sách vở đi, rồi mang sách vở về, soạn thời khóa biểulại đến lớp, lực học yếu, thầy cô nào hay kiểm tra, đến tiết đó nói đau bụng xốngphòng y tế nằm, hết tiết lại lên lớp học bình thường Học sinh Vi Nhất TấnPhong không thực đúng nội quy lớp, thường xuyên vắng học, đi xe máy khôngđội mũ bảo hiểm Học sinh Hà Anh Kiệt, Thao Văn Súa thường xuyên vắng học.Học sinh Vi Quốc Toàn thường xuyên nói tự do trong lớp, lười học, có thái độthiếu tôn trọng giáo viên Học sinh Lữ Thái Luân vi phạm an toàn giao thông, đidép lê đi học…

Trang 9

Ở tất cả các nhóm học sinh đặc biệt trên đều ảnh hưởng đến sự hình thànhnhân cách và năng lực học tập của học sinh.

Dù ở nhóm học sinh đặc biệt nào nếu chúng ta không kịp thời uốn nắn,giáo dục các em thì dễ dẫn đến các em từ những vi phạm nhỏ đến việc làmkhông có ý thức khác, rồi bỏ học và có nguy cơ trở thành tội phạm

2.3 Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện

Biện pháp 1:Biện pháp giáo dục bằng tâm lý.

Mối quan hệ giữa thầy cô và học trò là mối quan hệ đặc biệt và cao đẹptrong xã hội Nền giáo dục hiện tại, thầy trò ngày nay có tình cảm thân mật gắn

bó hơn, có như vậy thì chúng ta mới thực hiện tốt được nhiệm vụ giáo dục toàndiện được Bởi có quan hệ gần gũi thì mới biết được những tâm tư nguyện vọngcủa các em chúng ta mới có những biện pháp giáo dục thích hợp được

Đối với học sinh đặc biệt việc gần gũi với các em quả là một vần đềkhông đơn giản, nếu GVCN thiếu tế nhị một xíu thì khó mà có thể gần gũi vớicác em được, chẳng hạn thường xuyên phê bình, dùng nhiều lời xúc phạm đếncác em đều có thể làm tổn thương đến mối quan hệ này Hơn nữa vì các emthường xuyên vi phạm nên các em càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên nhất làgiáo viên chủ nhiệm lớp

Để thấy được hết cá tính của học sinh, GVCN cần tạo đựơc mối quan hệgần gũi với các em, thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy nhất sau cha mẹ của các em.Chú ý khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóađược các em, khi có được mối quan hệ tốt các em sẽ thổ lộ những tâm tư tìnhcảm với GVCN mà không một chút ngần ngại Những lời khuyên răn dạy bảocủa chúng ta sẽ có tác dụng lớn đối với các em

Đặc biệt đối với trường hợp học sinh đang trong giai đoạn giáo dục trở lại,chỉ cần lệch một chút kết quả đã khác rồi Có nhiều em đang trên đà tiến bộnhưng có thể một vài hôm sau, do có những biến đổi về tâm lý, do bạn bè xấulôi kéo, rất có thể sẽ quay trở lại con đường cũ “Công tác giáo dục phải luônkiên trì, nhẫn nại, không phải lúc nào cũng thành công Vì vậy, đòi hỏi ngườigiáo viên phải có tâm với nghề và phải tùy cơ ứng biến trong từng trường hợp cụthể” Giáo viên dành thời gian để trò chuyện để nắm bắt suy nghĩ và mong muốncủa các em Tôi không quá quan tâm vì sao các em lại hư hỗn như thế mà hãycoi các em này như một tờ giấy trắng để giáo dục lại từ đầu Giáo viên hãy đểtâm đến các em bằng việc giao tiếp và trao đổi Với những học sinh nổi tiếng cá

Trang 10

tính, bướng, không chịu nghe lời, cần phải tìm hiểu được trong sâu thẳm các emnày đang sống vì điều gì.

Riêng đối với học sinh lớp tôi, các em học sinh chủ yếu là học sinh dântộc thiểu số, các em không ưa mắng, các em chỉ thích được nhẹ nhàng, được tâm

sự, được thầy cô quan tâm đến đời sống, gia đình các em là các em thấy vui Ví

dụ như học sinh Vi Việt Khang lớp tôi: là một học sinh học khá yếu, hay trốnbán trú đi chơi Sau khi nghỉ tết, em có tư tưởng không muốn học, muốn bỏ học

đi làm Lúc đầu tôi cũng bực mình nhưng nghĩ vì các em mới bước chân vào lớp

10 còn nhièu bỡ ngỡ, chưa quen với chương trình THPT Sau khi trấn tĩnh tinhthần, ngồi tâm sự với em, do hoàn cảnh em là có bố, mẹ làm ăn ở nước ngoài,lâu không về, mọi việc ở nhà em tự lo cho nhau, bố mẹ thiếu sựu quan tâm Tôicũng tâm sự và an ủi động viên em cố gắng khắc phục hoàn cảnh, cố gắng họctập tốt để bố mẹ yên tâm, làm gương cho em Và từ hôm đó, em có tiến bộ hơnnhiều, em đi học đều hơn, đặc biệt học tập có tiến bộ, cô giáo dạy Toán khenngợi, tôi cảm thấy vui vì em đã thay đổi, tôi vẫn thường xuyên động viên em để

em tiếp tục phát huy

Biện pháp 2: Cảm hóa học sinh.

Người giáo viên chủ nhiệm tinh tế là người biết nắm rõ tâm lý học sinhđặc biệt, cảm hóa các em để các em nhận ra những điều sai mà mình đã làm, từ

đó biết sửa lỗi, và ngày trở lên tiến bộ hơn sẽ là điều tuyệt vời nhất

Đầu tiên, cần giành thời gian tìm hiểu về tình hình học tập trên lớp cũngnhư hoàn cảnh gia đình của học sinh đó để đưa ra từng cách thức cảm hóa thíchhợp đối với từng học sinh đặc biệt Mỗi học sinh có một tâm lý và tính cáchkhác nhau Bởi vậy không thể áp dụng cùng một phương pháp cho tất cả các họcsinh đặc biệt được Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục thì phần lớn tính cáchnghịch ngợm và mọi hành vi chống đối trong học tập của học sinh hầu hết đềubắt nguồn từ hoàn cảnh gia đình như bố hoặc mẹ ly dị, gia đình khó khăn, bịngười lớn bạo hành thể xác hay tinh thần… Nên phương pháp sư phạm tốt nhất

đó là người thầy phải thật sự nhẫn nại, thông cảm với hoàn cảnh của học sinh để

có thể cảm hóa được các em

Không gọi những học sinh nghịch ngợm, khó bảo trong lớp bằng những

từ ngữ khó nghe như “học sinh đặc biệt”, “bất trị”, “vô học”, “hư hỏng” bởi khibước vào độ tuổi mới lớn, học sinh rất dễ tự ti và mặc cảm về bản thân, hìnhthành nên suy nghĩ thầy cô, bạn bè đều ghét bỏ mình Từ đó khoảng cách giữa

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w