1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂN VÀ THẾ GIỚI THỊ THÀNH TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG

151 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (4)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (6)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát (6)
  • 4. Lịch sử vấn đề (7)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Cấu trúc tiểu luận (13)
  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT (13)
    • 1.1. Giới thuyết chung về cảm hứng (15)
      • 1.1.1. Khái niệm “Cảm hứng” (15)
      • 1.1.2. Cảm hứng trong thơ ca các nhà nho trung đại Việt Nam (0)
        • 1.1.2.1. Đặc trưng tính quy phạm trong thơ ca các nhà nho trung đại Việt Nam (0)
        • 1.1.2.2. Cảm hứng về con người trong thơ ca các nhà nho trung đại Việt Nam (0)
    • 1.2. Nhà thơ Trần Tế Xương (25)
      • 1.2.1. Thời đại (25)
      • 1.2.2. Cuộc đời (28)
      • 1.2.3. Sự nghiệp sáng tác (31)
  • CHƯƠNG II: CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂN TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG (13)
    • 2.1. Hình tượng nhà nho thị dân (34)
      • 2.1.1. Nhà nho thị dân và kiểu ngôn chí thị dân (36)
      • 2.1.2. Nhà nho thị dân và kiểu bộc lộ cái tôi thị dân (40)
    • 2.2. Hình tượng người phụ nữ thị dân (46)
      • 2.2.1. Hình tượng người vợ (48)
      • 2.2.2. Hình tượng người tình (64)
      • 2.2.3. Hình tượng me Tây, đĩ bợm (72)
    • 2.3. Hình tượng những cư dân Thành Nam (86)
      • 2.3.1. Thực dân Pháp (87)
      • 2.3.2. Quan lại phong kiến (91)
      • 2.3.3. Nhà sư (96)
      • 2.3.4. Thầy đồ (101)
  • CHƯƠNG III: CẢM HỨNG VỀ THẾ GIỚI THỊ THÀNH TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG (14)
    • 3.1. Không gian nghệ thuật (107)
      • 3.1.1. Không gian sinh hoạt đô thị (107)
        • 3.1.1.1. Khung cảnh sinh hoạt phố phường (107)
        • 3.1.1.2. Khung cảnh sinh hoạt gia đình (115)
      • 3.1.2. Không gian khoa cử và không gian trường thi (122)
    • 3.2. Thời gian nghệ thuật (133)
      • 3.2.1. Thời gian ban đêm (134)
      • 3.2.2. Thời gian ngày tết (137)
      • 3.2.3 Thời gian sinh hoạt tuyến tính và thời gian nhàn dật thị dân (143)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (149)

Nội dung

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU……………………………………...……………..4 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………...……………4 2. Mục đích nghiên cứu………………………………......…………………..6 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát…………...…….…………….6 4. Lịch sử vấn đề…………………………..………...………………………..7 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………12 6. Cấu trúc tiểu luận………………………………………...……………….12 PHẦN HAI: NỘI DUNG…………………………………………………..15 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT…………...……………..15 1.1. Giới thuyết chung về cảm hứng……………………………….………..15 1.1.1. Khái niệm “Cảm hứng”………………..……………………………..15 1.1.2. Cảm hứng trong thơ ca các nhà nho trung đại Việt Nam………….....17 1.1.2.1. Đặc trưng tính quy phạm trong thơ ca các nhà nho trung đại Việt Nam……………………………………………………………………....…17 1.1.2.2. Cảm hứng về con người trong thơ ca các nhà nho trung đại Việt Nam……………………………………………………………………..…..19 1.2. Nhà thơ Trần Tế Xương…….……………….…………………………25 1.2.1. Thời đại………………………………………………………………25 1.2.2. Cuộc đời……...………………………………………………...……..28 1.2.3. Sự nghiệp sáng tác………………………………………...………….31 CHƯƠNG II: CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ D N TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG……………………………………………………….33 2.1. Hình tượng nhà nho thị dân…………………………………………..34 2.1.1. Nhà nho thị dân và kiểu ngôn chí thị dân…………………….………36 2.1.2. Nhà nho thị dân và kiểu bộc lộ cái tôi thị dân………………...……...40 2.2. Hình tượng người phụ nữ thị dân…………...…………………...……..46 2.2.1. Hình tượng người vợ………………………………………...……….48 2.2.2. Hình tượng người tình………………………………………………..64 2.2.3. Hình tượng me Tây, đĩ bợm………………………………….………73 2.3. Hình tượng những cư dân Thành Nam……….…………………...……86 2.3.1. Thực dân Pháp………………………………………………….…….87 2.3.2. Quan lại phong kiến…………………………………………….…….91 2.3.3. Nhà sư…………………………………………………………….…..96 2.3.4. Thầy đồ……………………………………………………………...101 CHƯƠNG III: CẢM HỨNG VỀ THẾ GIỚI THỊ THÀNH TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG…………………………………………..……106 3.1. Không gian nghệ thuật………………………………………..……….107 3.1.1. Không gian sinh hoạt đô thị…………………………………………107 3.1.1.1. Khung cảnh sinh hoạt phố phường………………………………..107 3.1.1.2. Khung cảnh sinh hoạt gia đình……..………………………..……115 3.1.2. Không gian khoa cử và không gian trường thi…………………..….122 3.2. Thời gian nghệ thuật……………………………………….………….133 3.2.1. Thời gian ban đêm………………………………………..…………134 3.2.2. Thời gian ngày tết………………………………………...…………137 3.2.3 Thời gian sinh hoạt tuyến tính và thời gian nhàn dật thị dân………..143 PHẦN BA: KẾT LUẬN……………………………...………………..…146 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………......149

Mục đích nghiên cứu

2.1 Với đề tài “Cảm hứng về con người thị dân và thế giới thị thành trong thơ Trần Tế Xương”, tiểu luận nhằm tái hiện và phân tích những con người, thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ của Tú Xương trên phương diện xuất phát từ nguồn cảm hứng độc đáo và xuyên suốt trong thơ ông: cảm hứng thị dân.

2.2 Hơn nữa, tiểu luận còn mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc dạy đọc – hiểu những tác phẩm văn học có nguồn cảm hứng xuất phát từ cuộc sống thành thị Đặc biệt là ở hai tác phẩm được sử dụng trong chương trình THPT là bài “Thương vợ” và “Vịnh khoa thi hương” của tác giả Trần TếXương.

Lịch sử vấn đề

Trải qua bao thử thách không gian, thời gian, thơ Trần Tế Xương vẫn khẳng định được vị thế của mình trong lòng độc giả Nói như nhà văn Nga Xantưkôp Sêđrin “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Thơ Tú Xương là một trường hợp như vậy Những sáng tạo nghệ thuật của Tú Xương từ lâu đã trở thành đối tượng của giới phê bình, nghiên cứu Nhận thức một cách đúng đắn về sự nghiệp thơ văn Trần Tế Xương trong tiến trình văn học dân tộc, đã có biết bao nhà phê bình, nghiên cứu, độc giả yêu thơ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để sưu tầm, tìm hiểu thơ ông Qua khoảng thời gian dài, việc nghiên cứu thơ văn Tú Xương đã đạt nhiều thành tựu trên nhiều bình diện: sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của ông với thơ ca dân tộc.

Giáo sư Nguyễn Lộc trong quyển Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX (NXB ĐHQG Hà Nội, 1998) đã nhận định:

“Thành công của Tú Xương trong bài thơ là ở chỗ ông đưa được rất nhiều chi tiết cuộc sống vào thơ Đường luật, mà bài thơ vẫn hài hòa, cân đối, tứ thơ phát triển vẫn nhịp nhàng, đều đặn” Tác giả nhận xét Tú Xương đã có những nét mới trong việc cách tân thơ Đường luật mà vẫn giữ được tính cân đối, hài hòa trong một bài thơ, đồng thời là việc đưa các chi tiết nơi đô thành vào thơ ca.

Trong quyển Trần Tế Xương - về tác gia và tác phẩm (NXB Giáo dục, 2007), tác giả Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ trong bài “Nội dung thơ văn của Tú Xương” đã nhận xét: “Bộ mặt của thành phố Nam Định thời Tú Xương, mà nhà thơ đã tả trong thơ văn của mình chính là hình ảnh thu hẹp nhưng rất sắc nét của chế độ thực dân nửa phong kiến vào khoảng những năm bản lề của hai thế kỉ XIX và XX; nó là cái sản phẩm quái gở của chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp” Các tác giả đã đi vào phân tích những bài thơ như: Đất Vị Hoàng, Sông lấp… để thấy được hình ảnh thành phố Nam Định đã thay đổi như thế nào Bên cạnh những biến đổi của xã hội thì con người “Tú Xương đã dựng lên trong thơ văn mình những con người mang những nét điển hình khá rõ để nói lên tất cả những cái rác rưởi, những cái dơ dáng bẩn thỉu của một xã hội, của một thời đặc biệt quái gở”.

Tác giả đã dẫn chứng hàng loạt con người “tiêu biểu” cho những cái xấu xa, nhơ nhuốc một thời.

Giáo sư Nguyễn Lộc trong bài “ Bức tranh xã hội trong thơ Tú

Xương ” cũng có nhận định “ Bức tranh xã hội trong thơ Tú Xương, trước hết là bức tranh thành phố Nam Định” Tú Xương muốn thông qua những vần thơ để bày tỏ sự day dứt, đau đớn khi chứng kiến cảnh đô thị Nam Định ngày một thay đổi mà bản thân ông không thể làm được gì.

Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ trong bài “ Nghệ thuật Tú Xương ” nhận định “Tú Xương rất ít tả cảnh vì cảnh; nếu cần tả cảnh thì ông thường tả cái khía cạnh hiện thực tích cực của nó, chúng tôi muốn nói cái khía cạnh hiện thực gắn liền với đời sống thực tế Tú Xương không hề có những cảm tính lãng mạn ông ghét những cảnh giả tạo của phương pháp cổ điển chủ nghĩa, những cảnh ngư tiều canh mục rất mực thanh bình, những cảnh mai lan cúc trúc rất đỗi nhạt nhẽo Cảnh các mùa, cảnh trời mây sông nước, cảnh làng mạc, phố xá của ông đều là những hình ảnh có thực, gắn chặt với đời sống hàng ngày” Phong cách nghệ thuật của nhà thơ là ở đây Tác giả đã điểm qua được những nét mới trong sáng tác của nhà thơ Tú Xương không chỉ thông qua bút pháp mà còn thông qua những đề tài xuất phát từ thành thị trong sáng tác của ông: “Những đề tài như: vợ chồng toàn quyền Đume và công sứ Đác lơ đến chứng kiến lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, tên cò Hà Nam, cô kí chủ hiệu xe tay; cô me Tây đi tu, nhà sư đi lọng đó hoàn toàn là những đề tài sinh động, nóng hổi lấy ra từ cuộc sống xã hội thời Tú Xương”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú trong bài “ Tú Xương, nhà thơ lớn của dân tộc ” (Tú Xương – Tác phẩm và giai thoại, Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, 1988) đã viết: “Trong cuộc đổi thay cơ sở kinh tế này của xã hội, các đô thị nhanh chóng phát triển, có mặt khác rất nhiều so với thời phong kiến ” Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh: “Cuộc đổi thay đã lay động đến toàn cõi đất nước, đến cái tỉnh Nam, cái tỉnh Nam, cái thành Nam, cái làng Vị Xuyên nhỏ bé của Tú Xương, đến mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó có tầng lớp nho sĩ, đến mọi gia đình, mọi người, trong đó có gia đình Tú Xương, có Tú Xương Tú Xương vừa là chứng nhân, vừa là nạn nhân của cuộc đổi thay này” Tác giả đã phần nào cho chúng ta thấy rõ nguyên nhân vì đâu mà thơ ca Tú Xương lại đậm chất thị dân đến như vậy.

Nhà văn Nguyễn Tuân trong bài “ Thời và thơ Tú Xương ” có đưa ra cách nhận xét khá chi tiết về cảm hứng thị dân trong thơ ông: “Thơ Tú

Xương là tiếng nói chung của dân tộc, không nặng nề về thổ ngữ âm nhưng đọng cô vào một hương vị thổ ngơi Nam Định Tú Xương là một chứng từ về đạo học Thành Nam tàn cục vào đuôi một thế kỷ và kéo cái tàn lụi ấy sang cả dần thế kỷ chúng ta Thơ và phú Tú Xương là tập kí sự chi tiết về đời sống Thành Nam, về sinh hoạt vật chất và tinh thần của một lớp nhà nho tỉnh Nam lúc Tây sang, cũng lều chõng như ai, nhưng nghĩ thấy nó chả ra làm sao cả…” Thậm chí, Nguyễn Tuân còn khẳng định: “Trong thơ Tú Xương, trong phú Tú Xương, chỉ rặt có cảnh Nam Định, sự Nam Định, lời Nam Định, người Nam Định… Toàn là thực tiễn Nam Định… chỉ thấy toàn một màu Nam Định”.

Nhà thơ Xuân Diệu khi phê bình thơ ca Trần Tế Xương cũng đã đưa ra kết luận xác đáng trong bài “ Thơ Tú Xương ”: “Nói đến thơ Tú Xương, đời Tú Xương cần phải gợi lại thời xa tỉnh Nam Định như vậy, là bởi vì tính địa phương Nam Định ở trong thơ Tú Xương rất cao Nam Định đã cho Tú Xương cái sắc màu, cái dáng nét, cái hương vị độc đáo sâu sắc của mình, và Tú Xương đã hiến cho Nam Định cái tài thơ, cái sức bút, cái tâm hồn, cái khát vọng của mình…”.

Nguyễn Văn Hoàn trong bài “ Nhà thơ Trần Tế Xương ” cũng đưa ra những nhận xét tương tự với các nhà nghiên cứu, phê bình ở trên và ông đặc biệt nhấn mạnh đến giá trị mà nguồn cảm hứng đô thị đã đem lại cho thi nhân: “Thơ văn Tú Xương vẫn có một giá trị hiện thực rất cao Thơ văn Tú

Xương là một bức tranh linh động vẽ lại không khí, quang cảnh thành phố Nam Định, tiêu biểu cho bộ mặt mới của xã hội nước ta trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Vì vậy thơ văn Tú Xương còn có giá trị là những tài liệu xã hội học”.

Gần đây, cũng đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu nói về thơ của Trần Tế Xương và trong một phạm vi nào đó, các tác giả đã không bỏ qua những nét riêng trong việc khắc họa con người và thế giới trong thơ ông Tiêu biểu là Luận án tiến sĩ Ngữ Văn “Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam” (2001) của tác giả Đoàn Hồng Nguyên do GS TS Mai Quốc Liên hướng dẫn Trong công trình nghiên cứu này bên cạnh “Nghiên cứu những chuyển biến trong thơ Tú Xương theo xu hướng hiện đại hóa từ góc độ thế giới nghệ thuật và phương thức thể hiện”, tác giả còn “Nghiên cứu những yếu tố cách tân mang tính khác lạ trong những yếu tố bất qui phạm của thơ Tú Xương so với những đặc trưng mang tính qui phạm hóa của văn chương Việt Nam thời trung đại” Trong đó, cảm hứng về con người thị dân và thế giới thị thành là một vấn đề mà luận án đã nhắc tới và xem là một yếu tố đặc biệt làm nên vị trí của thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.

Hay trong Luận văn thạc sĩ Ngữ văn “Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX qua ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương ” (2012) của tác giả Ngô Kiều Oanh cũng đã đưa ra nhận định khi đánh giá vai trò to lớn của Tú Xương đối với sự chuyển biến văn học phần nào xuất phát từ chính nét riêng biệt trong cảm hứng ở ông:

“Tú Xương là nhà thơ đã tạo nên bước ngoặt vô cùng có ý nghĩa cho văn học hiện thực phê phán sau này Việc sáng tạo ra hệ thống hình tượng nhân vật con người diễn trò, con người hữu danh vô tài và con người trượt chuẩn là một đóng góp lớn của nhà thơ cho văn thơ trào phúng Xã hội Tú Xương sống là cái xã hội đô thị có đầy rẫy những thói hư tật xấu, những sự đua đòi một cách quá đáng, đi ngược lại thuần phong mĩ tục của dân tộc”. Điểm qua những ý kiến, những bài viết ở trên, có thể thấy rõ vấn đề

“Cảm hứng về con người thị dân và thế giới thị thành trong thơ Trần

Tế Xương” không phải chưa được nhắc đến Nhưng do tính chất biên soạn, có công trình tập trung đi vào phân tích, giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp của tác giả; có công trình đi vào tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật thơ văn TúXương Những công trình nghiên cứu trên đã đạt được những thành tựu không nhỏ, góp phần to lớn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về thơ văn TúXương Tuy vậy, tiểu luận xin được góp thêm một tiếng nói, một suy nghĩ,một cách hiểu mới mang tính bao quát và đầy đủ về hướng nghiên cứu đi từ cảm hứng trong sáng tác của Trần Tế Xương Những kiến giải của các nhà nghiên cứu đi trước chính là tiền đề, là cơ sở để người viết thực hiện đề tài này và hi vọng bài tiểu luận sẽ đưa ra được những nét mới, hệ thống hơn,sâu sắc hơn về một vấn đề khá thú vị và cũng không kém đặc sắc, độc đáo này.

Phương pháp nghiên cứu

Với đặc trưng của đề tài, người viết tiến hành một số phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Những phương pháp trên được kết hợp với các thao tác: phân loại,thống kê, phân tích, đối chiếu so sánh Các phương pháp này được dùng ở xuyên suốt các chương.

Cấu trúc tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của chúng tôi gồm có

NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

Giới thuyết chung về cảm hứng

Cảm hứng (tiếng Hi Lạp: pathos) theo cách hiểu thông thường là cảm xúc sinh hứng thú, là một tình cảm sâu sắc nồng nàn Cảm hứng là trạng thái tình cảm, xúc cảm say đắm, sự rung động mãnh liệt của chủ thể cảm nhận trước đối tượng Cảm hứng nghệ thuật là cảm hứng sáng tạo của nhà văn thể hiện trong tác phẩm của ông ta Các triết gia cổ Hi Lạp và sau này Hegel và Biêlinxki đều dùng từ cảm hứng “để chỉ trạng thái phấn hưng cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả Sự chiếm lĩnh ấy bao giờ cũng bắt nguồn từ lí tưởng xã hội của nhà văn nhằm phát triển và cải tạo thực tại”.

Theo Biêlinxki: cảm hứng là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những sáng tác đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”.

G.N Pospelov còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cảm hứng nghệ thuật đối với giá trị và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật khi cho rằng: “Ở những tác phẩm không có chiều sâu của hệ vấn đề, sự lí giải và đánh giá các tính cách sẽ không được nâng lên thành cảm hứng Ở những tác phẩm mang tư tưởng giả tạo, cảm hứng chỉ được tạo nên do ý chí chủ quan của nhà văn và vì vậy cảm hứng sẽ mang tính chất gượng gạo cố tình”.

Theo Lưu Hiệp: “Khi tình cảm của ta bị xúc động, thì lời nói xuất hiện; khi cái lẽ đương nhiên đã phát hiện được thì văn hiện ra”.

Như vậy, “Quá trình sáng tác là quá trình có bên trong (Tâm) mà hiện ra bên ngoài (Văn) Tâm là chính tác giả nhưng tâm lại đứng trước Vật - thế giới khách quan - bị thế giới khách quan hấp dẫn, kích thích gây cảm hứng

“Phát khỏi thành âm là tự lòng người; lòng người xúc động là do vật xui khiến nên”.” (Nhạc kí)

Tóm lại, chúng ta có thể hiểucảm hứng là một trạng thái tâm lí đặc biệt khi sức chú ý được tập trung cao độ vào một đối tượng nào đó, kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo của người nghệ sĩ hoạt động có hiệu quả.

Chính vì cảm hứng nghệ thuật là thái độ tư tưởng - xúc cảm của nhà văn trước thực tại nên tuy cảm hứng nghệ thuật của nhà vănchịu sự chi phối của thời đại và những mối quan hệ xã hội của nhà văn, nhưng do nó nảy sinh từ trong ý thức xã hội của nhà văn nên nó mang đậm ý thức chủ quan của cá thể nhà văn Do vậy, khi đánh giá nhà văn để chỉ rõ được nét khu biệt của nhà văn trong thời đại văn học của ông ta cần phải xem xét cảm hứng nghệ thuật của ông ta về con người và thế giới.

1.1.2.Cảm hứng trong thơ ca của các nhà Nho trung đại Việt Nam

1.1.2.1 Đặc trưng tính quy phạm trong thơ ca nhà nho trung đại Việt Nam

Người trung đại cảm nhận thời gian trong cảm nhận thời gian tuần hoàn quay về quá khứ Khác với cách cảm nhận thời gian tuyến tính, hướng về tương lai của người hiện đại Nên người trung đại coi trọng quá khứ Xã hội hoàng kim lí tưởng là xã hội thời Nghiêu, Thuấn Văn chương của người xưa, văn chương của các bậc thánh hiền được đề cao, được xem như là những chuẩn mực, là khuôn vàng thước ngọc Với người trung đại, sáng tác văn chương không ngoài mục đích làm sáng đạo thánh hiền Theo

Lê Quí Đôn trong “ Vân đài loại ngữ ”: “Văn chương là góc to của việc lập thân, là việc lớn của sự sửa trị việc đời” Người quân tử học sách thánh hiền làm thơ tỏ lòng, nói chí không ngoài mục đích noi theo gương sáng người xưa:

“Ta ắt lòng mừng Văn Chính nữa, Vui xưa chẳng quản đeo ấu.”

(Nguyễn Trãi - Ngôn chí số 18)

Văn chương trung đại, nhìn chung là văn chương chở đạo, văn dĩ tải đạo:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Người trung đại làm thơ là để “ngôn chí”, “thuật hoài” để “tải đạo”, do vậy mà văn chương trung đại mang đậm tính cao nhã Mặt khác, thơ ngôn chí và tư tưởng sùng cổ còn làm nên tính chất phi ngã hóa (phi cá thể) của văn chương Mọi lời của người xưa đều là chuẩn mực, tỏ lòng cũng phải noi theo lí tưởng thánh hiền Nghiêm Vũ đời Tống nói: “Kẻ học thơ phải lấy kiến thức làm chủ, vào cửa phải chính, lập chí phải cao, lấy Hán, Nguy, Tấn, thịnh Đường là thầy” Còn theo quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu:

“Học theo ngòi bút chí công, Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu.” Điều này, vô hình trung đã làm mất đi sự tồn tại của cái ngã, của tính cá nhân Nói như thế, không có nghĩa là tính cá nhân cái ngã hoàn toàn vắng bóng trong văn chương trung đại Mỗi kiểu ngôn chí trong từng nhà thơ cũng đã là một kiểu cảm nhận lí tưởng thánh hiền mang dấu ấn của từng cá nhân. Nói văn chương trung đại phi ngã hóa (phi cá thể), là nói trên cơ sở quan niệm chung về văn chương của người trung đại: sự độc đáo cá nhân không được đề cao, đời sống nội tâm con người không được chú ý khám phá Trong khi đó, sự vận dụng các thi liệu, văn liệu, một kiểu tập cổ, đôi lúc trở nên nệ cổ, khuôn sáo lại được xem là tài giỏi. Để chuyển tải những yếu tố cao nhã, phi ngã hóa, văn chương trung đại có cả một hệ thống đề tài với các thi liệu quy phạm hóa thành mội số khuôn phép, thơ xoay quanh các thi đề: “Cảm, hứng, vịnh, ngâm, thuật,hoài, tặng, đề, tán, tống, tiễn, biệt ” mang đậm chất thù phụng.

Tóm lại, do những quan niệm về thiên nhiên, vũ trụ: “ thiên nhân nhất thể ”; về thời gian: thời gian tuần hoàn mà văn chương trung đại mang đậm tính chất sùng cổ, phi ngã, tính chất giáo hóa Những tính chất này đã qui phạm hóa văn chương nghệ thuật trong mặt nội dung cũng như hình thức thể hiện.

Trong dòng chảy của văn học cùng với sự phát triển của ý thức cá nhân trong cuộc sống, những yếu tố vượt ra khỏi khuôn khổ quy phạm ít nhiều đã xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ, Phạm Thái, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều và càng lúc càng đậm nét trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Trong đó, sự đoạn tuyệt với những quy phạm của văn chương nhà Nho trong thơ Trần Tế Xương được thể hiện khá đậm nét qua việc những cảm nhận về con người và thế giới trong cảm thức nhà nho phong kiến được thay thế bằng cảm thức nhà nho - thị dân.

1.1.2.2 Cảm hứng về con người trong thơ ca nhà Nho trung đại Việt Nam Đối tượng phản ánh chủ yếu của văn chương nghệ thuật là con người và cuộc sống của con người Xem con người là đối tượng chủ yếu, văn chương nghệ thuật bao giờ cũng nhìn nhận hiện thực qua cái nhìn của con người - tức là qua cảm nhận của chủ thể phản ánh Qua cái nhìn đó, văn chương nghệ thuật phát hiện ra bản chất của hiện thực và mặt khác trở lại nhận thức sâu sắc hơn về con người Con người mà văn chương nghệ thuật tái hiện là con người cụ thể - lịch sử, trong không gian và thời gian cụ thể.

Xã hội Việt Nam thời trung đại là xã hội phong kiến Mọi hoạt động nhận thức của con người trong thời trung đại đều bị chi phối chặt chẽ bởi những quy phạm của lễ giáo phong kiến và cảm thức phong kiến Cảm nhận của người nghệ sĩ trong thời kì này, do vậy mà đã ít nhiều bị đóng khung, được lược đi trong quy phạm hóa của cảm thức phong kiến.Người trung đại quan niệm “vạn vật nhất thể” nên con người được thể hiện trong thơ ca là con người vũ trụ Con người như là một bộ phận của thiên nhiên, con người hòa nhập với thiên nhiên và chìm lẫn trong vũ trụ bao la Trong thơ Đường cũng như trong thơ ca nhà Nho Việt Nam luôn thấp thoáng bóng dáng lữ khách đang “đăng cao”, “dã vọng”, “vãn thứ”, sừng sững những tráng sĩ “hoành sóc giang san”, lại thấp thoáng bóng dáng con người bầu bạn với “một bầu phong nguyệt”, “Quyến trúc mai, kết bạn tri âm” (Nguyễn Trãi), “lẩn thẩn” giữa “cội cây”, nhàn dật đắm chìm trong cảnh vật:

“Trà tiên nước kín, bầu in nguyệt, Mai động hoa xoay, bóng cách song.

Gió lật, đưa qua trúc ổ, Mây tuôn, phủ rợp thư phòng ”

Là một bộ phận của thiên nhiên, “nhất thể” với tạo vật nên con người luôn thác ngụ tâm tình qua tạo vật với: “Mấy chùm trước giậu”, “Một tiếng trên không” (Nguyễn Khuyến) và cùng với “Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông” (Nguyễn Đình Chiểu) Để giãi bày niềm đau “bất phùng thời” con thông đứng giữa trời mà reo” (Nguyễn Công Trứ) Chìm lẫn chứ không biến mất cùng với vũ trụ nên con người hô, ứng, tương thông cùng vạn vật Khi họ buồn thì cả vũ trụ cũng buồn theo “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Trong cảm thức con người là một phần tử của thiên nhiên nên con người luôn được miêu tả qua vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật Cái đẹp của giai nhân, tài tử luôn được miêu tả thông qua so sánh với thiên nhiên, so sánh với mây, gió, trăng, hoa, tuyết với sơn thanh, thủy tú Cho nên nàng Thúy Vân mới có vẻ đẹp “Hoa cười ngọc thốt đoan trang - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” và cái vẻ đẹp “Làn thu thủy nét xuân sơn” của cô Kiều mới làm cho hoa ghen và liễu hờn Khách tài tử văn nhân như chàng Kim kia mới có vẻ tao nhã “Đề huề lưng túi gió trăng” và tráng khí “Râu hùm, hàm én, mày ngài” của người anh hùng Từ Hải mới được biểu hiện thành “Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi”

CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂN TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG

Hình tượng nhà nho thị dân

Trong thơ Trần Tế Xương không có những nhà nho hăm hở “phù địa trục” “chí những toan xẻ núi láp sông” (Nguyễn Công Trứ), không có những nhà nho say với đạo, tỏ lòng với thơ (“Say mùi đạo trà ba chén - Tả lòng phiền thơ bón câu” - Nguyễn Trãi) Thơ Tú Xương chỉ có những nhà nho thất bại của thời nho phong suy mạt Hình tượng nhà nho chủ yếu trong thơ Tú Xương chẳng có chút tráng chí, chẳng có cái tài tình mà chỉ có cái bộ dạng “lôi thôi”, “âm oẹ” (Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu), chỉ có cái sĩ khí như “gà phải cáo” (Than đạo học), cái văn tài “liều lĩnh đấm ăn xôi” (Than đạo học) và chỉ hay một nỗi “cờ bạc rong chơi” (Chế quan Đốc). Chẳng chút băn khoăn với nỗi niềm ưu ái “Việc xa gần phải trái kệ thây ai” (Ngẫu chiếm), chẳng hề bận tâm với lẽ cương thường với chữ trung hiếu, cũng chẳng ôm ấp hoài bão “trí quân trạch dân”, chẳng tu chí, lập thân, những kẻ sĩ ấy chỉ “lăm le” một nỗi “bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ” (Văn tế sống vợ), đeo đuổi khoa cử chỉ mong sao “Đỗ đành may khỏi tiếng cha cu” (Hỏi mình) Chỉ rặt là một phường “vừa dốt lại vua ngu” (Ông Cử

Nhu) những nhân vật nhà nho của Tú Xương cũng trông rỗng, không tinh thần như những nhân vật nhà nho của Nguyễn Khuyến Những nhà nho trong thơ Tú Xương tuy vô năng lực nhưng không vô bản sắc như những nhà nho của Nguyễn Khuyến, trái lại còn đầy bản ngã đang đắm đuối trong những ham muốn:

“Ta lên ta hỏi ông trời:

Trời sinh ta ở trên đời biết chi?

Biết chăng cũng chẳng biết gì Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu Biết thuốc lá, biết chè Tàu

Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi”

“Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ, Rượu chè trai gái đủ tam khoanh”

Khắc họa chân dung những kẻ sĩ nhà nho, bằng thái độ báng bổ trào phúng, Tú Xương đã hoàn toàn bước ra khỏi cảm hứng “lấy con người làm đối tượng đánh giá, bình luận, suy nghĩ nhưng không khắc hóa nó thành nhân vật có bản chất tạo hình với diện mạo và nội tâm cụ thể” (Trần Nho

Thìn) một cảm hứng mang tính quy phạm của văn chương nhà nho Phá vỡ hệ thống hình tượng về con người nhà nho lâu nay vốn tồn tại, Tú Xương xây dựng nên một kiểu hình con người hoàn toàn xa lạ: nhà nho thị dân.

Thông qua việc xây dựng hình tượng nhà nho thị dân từ những bài thơ tả người và đặc biệt là tả chính bản thân mình, Trần Tế Xương đã thể hiện kiểu ngôn chí thị dân đầy mới mẻ và bộc lộ cái tôi thị dân của chính bản thân mình.

2.1.1.Nhà Nho thị dân và kiểu ngôn chí thị dân

Kiểu hình tượng nhà nho thị dân trong thơ Trần Tế Xương đã thay thế cho kiểu hình tượng nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử: những đại trượng phu, quân tử quen thuộc trong thơ cổ điển Kiểu hình tượng nhà nho thị dân này đã làm nên sự khác biệt giữa nhà thơ đô thị Tú Xương và nhà thơ nông thôn Nguyễn Khuyến cũng như giữa Tú Xương với các nhà thơ nhà nho trước và cùng thời với ông, cụ thể là đã làm nên sự khác biệt trong kiểu thuật hoài, tỏ lòng, nói chí.

Trong khuôn khổ “thi dĩ ngôn chí” mang tính quy phạm của thi ca trung đại và vẫn với hình thức sáng tác của nhà nho, nhưng Tú Xương đã nói chí trong cảm thức của một thị dân, một nhà nho thị dân Bằng cách này Tú Xương đã tạo ra cho thơ ông có một giọng điệu, một kiểu “ngôn chí” khá đặc biệt và khá khác biệt so với kiểu “ngôn chí” trong thơ nhà nho thời trung đại.

Tìm hiểu kiểu “ngôn chí”, tìm hiểu sự độc đáo của Tú Xương trong thơ nhà nho không chỉ để hiểu tính chất bất quy phạm của thơ Tú Xương từ góc độ cảm hứng nghệ thuật so với quy phạm của văn chương trung đại mà qua đó có thể thấy được sự khác lạ của thơ Tú Xương như là yếu tố nội sinh trong dòng chảy của văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại.

Trong cách tự bạch về mình, Tú Xương đã tự giới thiệu về lối sống mang đậm tính thị dân của ông trong cách “Sáng vác ô đi tối vác về” và trong cái biết:

“Biết ngồi Thống Bảo, biết đi cô đầu,

Biết thuốc lá, biết chè tàu, Cao lâu biết vị, thanh lâu biết mùi.”

Lối sống thị thành đã tạo nên ở Tú Xương một kiểu nhà nho tài tử thị dân, tạo nên những khác biệt trong cảm nhận về cuộc đời so với các nhà nho tài tử phong kiến như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê Cho nên, tuy cùng sống trong một thời đại nhưng cách cảm nhận cuộc sống của

Tú Xương hoàn toàn khác so với cách cảm nhận cuộc sống của Nguyễn Khuyến.

Vẫn với hình thức sáng tác của văn chương nhà nho, nhưng trong thơ

Tú Xương lại hoàn toàn thiếu vắng bóng dáng của kiểu ngôn chí trong quy phạm cao nhã, giáo hóa và phi ngã của văn chương trung đại Thơ Tú Xương không thể hiện hoài bão, sự khát khao tu chí, lập thân theo con đường khoa cử Ông Tú đã tự nhận rằng:

“Bài bạc, kiệu cờ, cao nhất xứ, Rượu chè, trai gái, đủ tam khoanh.

Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi,

Cứ mãi rong chơi chẳng học hành”.

(Tự vịnh)Những khái niệm: tu, tề, trị, bình, tu thân lập chí quen thuộc của nhàNho phong kiến vẫn thường xuất hiện trong thơ ca của các nhà nho cách mạng đầu thế kỉ XX như: Phan Bội Châu (Làm trai phải lạ ở trên đời - Há để càn khôn tự chuyển dời - Trong khoảng trăm năm cần có tớ - Sau này muôn thuở há những ai ? - Xuất dương lưu biệt), Phan Chu Trinh (Bạch đầu chí sĩ chân ưu quốc - Hồng tụ giai nhân giải báo cừu (Ngô Đức Kế dịch là: Kìa người đầu bạc còn lo nước - Nọ khách môi son biết giả thù)), Huỳnh Thúc Kháng (Đấng trượng phu tuy ngộ nhi an - Tố hoạn nạn hoành hồ hoạn nạn) lại hoàn toàn xa lạ với Tú Xương Trong khi các nhà Nho luôn tỏ ra hăm hở với chuyện khoa cử :

“Đi không há lại trở về không Cái nợ cầm thư quyết trả xong”

“Cái bút, cái nghiên, là chuyện quí Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon”

(Nguyễn Khuyến) Ông Tú lại nói “Năm nay ta học năm sau đỗ” (Than thân chưa đạt).Với ông, “Ví dù thi đỗ làm quan lớn - Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu” (Ngẫu hứng).

Vì trước sau trong cảm nhận của ông Tú “Nào có ra gì cái chữ nho” (Chữ nho) và “Đạo học ngày nay đã chán rồi” (Than đạo học) Nên tuy vẫn học hành lều chõng đi thi nhưng chỉ là:

“Có phải rằng ông chẳng học đâu?

Một năm ông học một vài câu

Ví dù vua mở khoa thi trống Lạc nhạn, xuyên tâm đủ ngón chầu”.

Vì nếu có “đỗ làm quan” cũng lại “Võng điều võng thắm”; bằng nếu có

“ra giúp nước” cũng chỉ để làm “khố đỏ khố xanh” (Phú thầy đồ dạy học), cho nên đã không nói chí, tu thân lập chí theo gương thánh hiền đã đành, Tú Xương cũng quyết không truyền bá “đạo” của thánh hiền Làm thầy đồ dạy học, ông Tú chỉ dạy:

Hình tượng người phụ nữ thị dân

Mảng thơ về người phụ nữ chiếm một vị trí đặc biệt và đã trở thành một đề tài, chủ đề nổi bật trong sáng tác của Trần Tế Xương Bóng dáng phụ nữ đã hiện diện trong 68/134 tác phẩm chiếm tỉ lệ 50,7% Có 27 bài trong đó người phụ nữ là nhân vật trữ tình là đối tượng trữ tình chính của bài thơ (tỉ lệ 39,7 %) và bóng dáng người phụ nữ thấp thoáng trong 41 bài còn lại (tỉ lệ 60,3%).

Khác với người phụ nữ vẫn thường gặp trong thơ của người xưa là những con người chỉ loại - con người điển hình cho thân phận của một lớp người trong xã hội phong kiến, mang đậm tính chức năng, là đối tượng để chủ thể bộc lộ cảm hứng thế sự:

“Trong cung quế âm thầm chiếc bóng Đêm năm canh trông ngóng lần lần Khoảnh làm chi bấy chúa xuân Chơi hoa cho rữa nhuỵ dần lại thôi.”

(Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều)

“Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Người phụ nữ trong thơ Trần Tế Xương được thể hiện bằng bút pháp cá thể hóa có hình hài dáng vóc và tên tuổi, địa chỉ cụ thể Đó là bà Tú, bà lái buôn, những cô đào, là cô Cáy Chợ Rồng, cô Kí những phụ nữ thị dân ở đất

Vị Xuyên thành Nam Định Cũng như thơ về phụ nữ của Nguyễn Khuyến,thơ về người phụ nữ của Tú Xương cũng bắt nguồn từ hai mạch cảm hứng chính: cảm hứng ưu ái dành cho những con người gần gũi thân thuộc với nhà thơ và cảm hứng trào phúng bộc lộ trong cách thể hiện thái độ phê phán qua các hạng đàn bà xấu xa nhơ nhuốc trong xã hội lúc bấy giờ Nếu như Nguyễn Khuyến đã góp thêm một tiếng nói cho mảng thơ văn viết về phụ nữ qua hai loại chân dung phụ nữ: những nhân vật yêu thương và những vai nữ lệch thì

Tú Xương cũng đã góp thêm vào dòng chảy văn học một kiểu cảm hứng nhân tình với hai kiểu hình con người - nhân vật: nhân vật - con người đức hạnh, bất hạnh và nhân vật - con người vô hạnh.

Cụ thể, có thể chia hình tượng người phụ nữ thị dân trong thơ Tú Xương thành ba kiểu người sau đây: người vợ, người tình và các me Tây đĩ bợm.

Ngoài những lúc ngâm vịnh, thù tạc để tỏ lòng, nói chí các nhà Nho cũng dành một góc nhỏ để bày tỏ nỗi thương cảm trước những vất vả cực nhọc và trước sự hi sinh cao đẹp vì chồng vì con của các bà vợ Ý thức được vai trò của vợ trong cuộc đời, các nhà Nho phong kiến đã đưa vợ vào thơ với tất cả lòng yêu thương trân trọng Có thể nói các bà vợ ít nhiều đã thành nguồn cảm hứng đối với các nhà thơ thời trung đại Hầu như nhà Nho nào cũng đều có thơ văn về vợ Nguyễn Bỉnh Khiêm có “Phu phụ thi”, “Khuyến phu đãi thê” và thơ khuyên nhủ vợ (Bài Không đề số 132); Ngô Thì Sĩ có

“Khuê ai lục”; Phạm Nguyễn Du có “Đoạn trường lục”; Ngô Thì Nhậm có

“Hoài nội”; Nguyễn Công Trứ có “Bỏ vợ lẽ cảm tác” và “Gánh gạo đưa chồng”; Cao Bá Quát có “Được thơ và quà vợ gửi”; Phan Thanh Giản có “Từ giã vợ nhà đi làm quan”; Nguyễn Khuyến có khá nhiều thơ viết cho các bà vợ: “Khuyên vợ cả”, “Nhất vợ nhì giời”, “Lữ Thấn khốc nội” (Khóc vợ chôn thiếp họ Phạm) và câu đối khóc vợ cả đầy thống thiết Cảm hứng về vợ của các nhà Nho hết sức nồng nàn, thắm thiết và đậm chất nhân văn Trong số này, “Đoạn trường lục” và “Khuê ai lục” được nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú đánh giá là “quá đặc biệt của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của quần chúng”:

Khốc nương ngũ niên, Tòng phu tại kinh

Khốc nương lâm chung, Ngôn bi thần thanh

Khốc nương tân cần, Bất đãi ngã thành.”

“Khóc nàng mười sáu tuổi

Về nhà chồng là thư sinh Khóc nàng năm năm trời Theo chồng ở kinh đô Khóc nàng lúc lâm chung

Lời đau xót mà tinh thần sáng suốt Khóc nàng vất vả

Chẳng đợi được đến lúc ta thành đạt”

(Khốc nương, Đoạn trường lục – Phạm Nguyễn Du) Hay:

“Ân lân tương phủ hốt tương quyên, Hàn thự tuần tuần tiết hậu thiên.

U thất trầm trầm không ế ngọc, Trường giang điếu điếu độc đăng thuyền.

Thiên nả khá vấn đổi nhiên hắc, Nguyệt bạch vô tình nhậm địa viên.

Dao ký Thanh Hoa hoàn vãng nhật, Tính chu đàm ngoạn cánh hà niên?”

“Yêu thương ở cùng nhau, (thế mà) bỗng nhiên bỏ nhau Tiết trời nóng lạnh cứ tuần tự mà thay đổi.

Người thì đã bị chôn vùi tấm thân ngọc dưới nấm mồ lặng lẽ,

Người thì lên thuyền một mình trên sông dài xa xăm. Trời không thể hỏi được, chỉ đen mịt mù.

Trăng vốn vô tình cứ tròn vành vạnh, Còn nhớ lần đi về từ Thanh Hoa, Mới ngày nào còn cùng chuyện trò trên thuyền vui vẻ.”

(Chu trung độc tọa hữu hoài, Khuê ai lục – Ngô Thì Sĩ)

Trước ông Tú, chân dung các bà vợ trong thơ thấp thoáng qua dáng vẻ cô độc, lẻ loi của “cái cò lặn lội bò sông” (Gánh gạo đưa chồng - Nguyễn Công Trứ), là “màn loan” (Khóc vợ - Bùi Hữu Nghĩa), là “trướng liễu” (Từ giã vợ nhà đi làm quan - Phan Thanh Giản), là chiếc bóng để người chồng phải “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng” (Khóc Thị Bằng) Chân dung bà vợ tào khang đã được khắc họa một cách cụ thể trong thơ Nguyễn Khuyến “thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân nam đá chân chiêu”, một sự cụ thể không chỉ nhằm để khắc họa chân dung qua dáng vẻ của một con người lam lũ, chịu thương chịu khó và còn là sự cụ thể nhằm để diễn tả hành động tính cách.

Thơ viết về vợ của Tú Xương có các bài: “Thương vợ”, “Đang ốm nghe vợ khấn cầu” và “Văn tế sống vợ” Đó là những bài thơ Tú Xương lấy cảm hứng trực tiếp từ người vợ Phạm Thị Mẩn Cảm hứng ấy còn tiếp tục trải dài ra trong rất nhiều bài thơ: “Tết dán câu đối”, “Phú thầy đồ dạy học”, “Phú hỏng thi”, “Thi hỏng I & II”, “Đi thi”, “Than thân chưa đạt”, “Tự vịnh”, “Tự trào I & II”, “Quan tại gia”, “Hỏi mình”, “Than cùng”, “Đau mắt”… thậm chí bóng dáng bà Tú còn sừng sững hiện lên trong cả bài thơ mà ông Tú viết đưa cho người tình như bài “Gửi cô đào”.

Trong thơ văn Trần Tế Xương, chân dung bà vợ không chỉ được khắc họa một cách cụ thể mà còn mang đậm tính cá thể hóa.Hình ảnh bà vợ hiện lên trong thơ Tú Xương là hình ảnh “thân cò” vất vả lặn lội “khi quãng vắng” đầy thương cảm mang một ý nghĩa tượng trưng:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

Hình ảnh “thân cò” là sự hóa thân, sự thăng hoa kết tinh lại qua hình ảnh “con cò” trong ca dao và hình ảnh “cái cò” trong thơ Nguyễn Công Trứ:

“Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

“Thương cái cò lặn lội bờ sôngTiếng nỉ non gánh gạo đưa chồngNgoài nghìn dặm một trời một nướcTrông bóng nhạn bâng khuâng từng bướcNghe tiếng quyên khắc khoải năm canh”

(Gánh gạo đưa chồng – Nguyễn Công Trứ)

Dù vẫn mang tính ước lệ tượng trưng, nhưng hình ảnh “thân cò” vẫn có sức đặc tả mạnh mẽ, vẫn cụ thể hóa được con người và phẩm hạnh của bà Tú: con người của công việc, con người của bao nỗi vất vả, con người giàu lòng nhẫn nại, chịu thương chịu khó Tú Xương đã dồn tất cả tình thương yêu, sự trân trọng vào trong hình ảnh “thân cò” đầy sáng tạo ấy Bằng hình ảnh “thân cò”, Tú Xương còn gợi tả nên được cả nỗi đau thân phận của vợ để ngầm ca ngợi đức hạnh của vợ Cảm thương trước gánh nặng chồng con của vợ, ca ngợi đức tính hi sinh của vợ, Tú Xương đã tự trách mình kém cỏi nên nỗi vợ phải chịu bao cay đắng, truân chuyên:

“Khách hỏi nhà ông đến Nhà ông đã bán rồi.

Vợ lăm le ở vú, Con tấp tểnh đi bồi.”

“Ta phải trang xong cái nợ ta,

Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà ? Đường con, bu nó một năm một Tính tuổi nhà thầy: ba lẻ ba.”

Tú Xương không chỉ khắc họa chân dung vợ qua những công việc mà vợ phải gánh vác, ông còn khắc họa được cả trong tận cùng sâu thẳm tâm hồn của vợ:

“Một duyên, hai nợ âu đành phận, Năm nắng, mười mưa dám quản công.”

CẢM HỨNG VỀ THẾ GIỚI THỊ THÀNH TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG

Không gian nghệ thuật

Trần Đình Sử từng viết: “Không gian nghệ thuật trong thơ không chỉ gắn liền với ý thức về không gian tồn tại của con người, mà còn gắn với cách chiêm nghiệm, thổn thức không gian, cách ứng xử trong mô hình không gian”.

Người trung đại xem vũ trụ là căn bản tồn tại của cá thể nên trong thơ ca trung đại phương Đông nói chung, thơ ca trung đại ở Việt Nam nói riêng không gian vũ trụ có ý nghĩa bao quát tuyệt đối Con người hành đạo, con người ẩn dật, hay con người tài tử đều tỏ chí, ngôn hoài đều tự soi mình và tự đắm mình trong vũ trụ Từ mô hình vũ trụ mang tính bao quát ấy mà những mô thức không gian tương ứng với từng kiểu hình nhà thơ như không gian vũ trụ lí tưởng, không gian nhàn dật thoát tục, không gian trần tục hóa hay không gian sinh hoạt thế tục trong thơ ca trung đại đều là những biến thái của không gian vũ trụ Thoát ra khỏi quy phạm cảm thức về không gian nghệ thuật của thơ ca trung đại, thơ Trần Tế Xương không có cái không gian vũ trụ vĩ mô cũng không có cái không gian tạo vật vi mô mà chỉ có cái không gian sinh hoạt thực tại là khung cảnh và những sinh hoạt ở Thành Nam: khung cảnh thu hẹp của xã hội Việt Nam buổi giao thời Không gian nghệ thuật trong thơ Tú Xương - không gian hoạt động của con người - nhân vật phố phường trong thơ Tú Xương bó hẹp trong không gian cảnh phố và không gian khoa cử trường thi.

3.1.1 Không gian sinh hoạt đô thị

3.1.1.1 Khung cảnh sinh hoạt phố phường

Trần Tế Xương không có thơ vịnh cảnh với phong hoa, tuyết nguyệt, với tứ thời vịnh mà chỉ có cảnh “Sông lấp”, chỉ có cảnh “sông nên bãi”,

“phố nửa làng” (Vị Hoàng hoài cổ), chỉ có toàn cảnh phố: phố Hàng Nâu, phố Hàng Song, phố Hàng Sắt, phố Hàng Thao, phố Giấy và “Phố phường tiếp giáp với bờ sông” (Than đời), chỉ toàn là cảnh sinh hoạt phố phường của

Thành Nam như Nguyễn Tuân nhận định trong “ Thời và thơ Tú Xương ”:

“Trong thơ Tú Xương, trong phú Tú Xương, chí rặt có cảnh Nam Định, sự

Nam Định, lời Nam Định, người Nam Định Toàn là thực tiễn Nam Định chỉ thấy toàn một màu Nam Định”.

Không gian cảnh chợ đã thấp thoáng trong thơ Nguyễn Trãi “Lao xao chợ cá làng ngư phủ”, trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm “Người hàng thịt nguýt người hàng cá” Không gian cảnh chợ có phần đậm nét hơn qua thơ Nguyễn

“Chợ búa trầu cau chẳng dám mua”

(Nhà nông than thở) Hay:

“Hàng quán người về nghe xao xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung”

(Chợ Đồng)Tuy vậy, ở những tác giả này không gian cảnh chợ vẫn chỉ là cái cớ để thác ngụ cảm hứng thế sự hơn là được miêu tả trong cảm hứng chiếm lĩnh hiện thực của chủ thể trữ tình Bút pháp miêu tả không gian cảnh chợ ở đây vẫn thuộc phạm trù bút pháp không gian truyền thống của thơ ca trung đại.

Không gian cảnh phố trong thơ Tú Xương không có cái bao la, bát ngát theo tầm cao của không gian vũ trụ như thơ ca trung đại, không gian ấy được mở ra theo chiều rộng và chiều sâu Không gian ấy bao quát toàn bộ cảnh trí phố phường và cảnh sinh hoạt nơi phố phường Trong tầm cảm nhận của chủ thể trữ tình, không gian ấy trải dài theo chiều sâu len lỏi vào tận trong các gia đình thị dân để ghi nhận lại sự phát hiện của chủ thể trữ tình trước bao điều ân tình cũng như bao cái tình đời bạc bẽo.

Không gian cảnh trí phố phường của thơ Tú Xương trải rộng ra và được khắc họa đậm nét và cụ thể trên cái nền của cảnh “Sông kia rày đã nên đồng - Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai.” (Sông lấp), cảnh “Phố phường tiếp giáp với bờ sông” (Than đời) và cảnh “sông nên bãi”, “phố nữa làng” (Vị Hoàng hoài cổ); là cái cảnh “hai mái trống toang” (Hà Nam tức sự) Khi mở lên tầm cao, không gian cảnh trí phố phường của Tú Xương không có được cái vẻ thoáng đạt, hùng vĩ như không gian trong thơ trung đại.Trái lại, nó tàn tạ, ảm đạm, sầu úa “Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông”(Đêm buồn) Không được mở lên tầm cao của vũ trụ, không gian cảnh trí trong thơ Tú Xương bị bó hẹp trong không gian Thành Nam nên vừa chật chội vừa tù túng “Nhà tẻo tèo teo lại gác chồng” (Khen người Hàng sắt), tăm tối và tù đọng “Đêm sao đêm mãi thế ru mà?” (Đêm dài) như chính cái không gian thực tại của nó, cái không gian ở Thành Nam và không gian xã hội của Việt Nam trong cái buổi giao thời phong kiến tư sản Không được mở lên tầm cao của vũ trụ theo bút pháp của thơ trung đại nên không gian trong thơ Tú Xương không có sự bất biến của không gian thơ trung đại Không gian cảnh trí phố phường của thơ ông thật sinh động trong sự vận động của vật chất Nó không phải là cái “thế gian biến cải vũng nên đồi” trong chiều sâu suy nghĩ đạo đức của chủ thể trữ tình bằng cảm thức nhà Nho, mà nó là cái thực tại đang vận động trong sự cảm nhận về sự thay thế của vật chất bằng cảm thức của thị dân Sự khác biệt trong cảm thụ về không gian này theo A JA Gurêvich là do “Sự phát triển của dân cư thành thị với một phong cách tư duy mới biến đổi, duy lí hơn bắt đầu làm biến đổi cách cảm thụ thiên nhiên truyền thống này”.

Nhà thơ nhà Nho luôn mang một nỗi niềm thế sự trước cảnh vật, nhưng là nỗi niềm trong sự nhất thể với cảnh vật Trước không gian phố phường, Trần Tế Xương cũng trăn trở nỗi niềm thế sự, cũng trăn trở trước đạo cha con, nghĩa vợ chồng:

“Nhà kia lỗi đạo con khinh bố,

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”

(Than đời) Ông cũng trăn trở trước cái sự đời và bày tỏ nỗi trăn trở ấy với “ông trăng”:

“Hoa là ông có biết chăng sự đời”

(Hỏi ông trăng)Nhưng cảnh và người đối lập nhau Cảnh phố tồn tại là một khách thể độ phủ nhận cái thực tại mà trong bài “Sông lấp” mới đồng thời cùng tồn tại hai con sông: con sông kia đang hiển hiện và một con sông trong tâm tưởng nhà thơ:

“Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”

Chính bởi cảm hứng phủ nhận thực tại - cảm hứng hoài cổ - mà trong sâu thẳm cõi lòng của nhà thơ “tiếng ếch” luôn vang vọng thành tiếng “gọi đò” của thời xa vắng Trần Đình Sử cũng cho rằng cảm hứng với con “sông lấp” - sông Vị Hoàng của Tú Xương là cảm hứng “để cảm sự biến đổi hơn là nhớ tiếc” Đối lập với thực tại không hòa nhập với thiên nhiên mà Tú Xương luôn mang cảm giác bất lực trước thực tại Trong khi các nhà thơ trung đại

“có thể ung dung nắm bắt được mọi cung bậc không gian” thì con người thi nhân của Tú Xương luôn cảm thấy bất lực trước những biến đổi của thực tại

“Ai khéo xoay ra phố nửa làng” (Vị Hoàng hoài cổ) do vậy mà ông luôn trăn trở:

“Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh

Có đất nào như đất ấy không?”

Tú Xương đã phủ nhận thực tại và hoài cổ bằng cảm hứng phủ nhận trước những biến đổi của thực tại, thế cho nên không gian tâm tưởng hoài niệm có xuất hiện (Sông lấp, Vị Hoàng hoài cổ) nhưng không thật đậm nét trong thơ ông Sự đối lập giữa không gian thực tại và không gian tâm tưởng là biểu hiện của những mâu thuẫn trong cảm quan bởi sự đồng tồn tại của con người nhà Nho và con người thị dân Đây chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa Tú Xương với những nhà thơ cùng thời như: Nguyễn Khuyến, Từ Diễn Đồng, Nguyễn Thiện Kế Chính bởi cách cảm thụ và khắc họa không gian bằng thái độ phủ nhận của chủ thể trữ tình đã làm nảy sinh cảm hứng trào phúng trong thơ Trần Tế Xương.

Không gian sinh hoạt phố phường trong thơ Tú Xương mở rộng ra, vừa đa chiều vừa sống động trong mớ âm thanh hỗn tạp nơi hè phố:

“Khăn là bác nọ to tày rế, Váy lĩnh cô kia quét sạch hè

Công đức tu hành sư có lọng,

Xu hào rủng rỉnh, mán ngồi xe.”

“Đì dẹt ngoài sân tràng pháo chuột,

Om sòm trên vách bức tranh gà.

Chí cha chí chát khua giầy dép, Đen thủi đen thui cũng lượt là.”

Không gian phố phường trong thơ Tú Xương còn sống động qua sự láo nháo của những sinh hoạt thị dân buổi giao thời trong tiếng “cười ha hả”, tiếng “cười khì khì”:

“Nghe tin, cụ cố cười ha hả Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai!

Thứ năm, ông cử ai làm nổi, Học trò quan đốc tỉnh Hà Nội?

Nghe tin, bà cố cười khì khì Đổ cả riêu cua xuống vũng lội!”

Trong cảnh năm mới ồn ào tiếng chúc nhau (Năm mới chúc nhau) của những thị dân:

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

Phen này ông quyết đi buôn cối, Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu”

Tiếng khóc nhau bằng “câu đối đỏ” của người hàng phố với người hàng phố:

“Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ, Ông chồng thương đến cái xe tay!”

(Mồng hai tết viếng cô Kí)

Tiếng chép miệng thở dài của bà mẹ vợ “đang nuôi to cái dại” của chàng rể:

“Chép miệng, bà nuôi to cái dại, Phờ râu, ông rể ẵm con so!”

(Mẹ vợ và chàng rể) Đó còn là những tiếng thề bồi “Việc bác không xong tôi chết ngay” của người làm mối (Bỡn người làm mối), tiếng “Xì xào tôm tép chợ hầu tan” (Vị Hoàng hoài cổ) và “eo sèo” tiếng tranh mua tranh bán trên “Eo sèo mặt nước buổi đò đông” (Thương vợ) Và không thể không kể đến tiếng đàn phách, tiếng cười đùa đú đởn giữa khách làng chơi với các cô đầu:

“Ngày xuân mừng quý khách Khi vui lọ đàn phách!

Chuyện nở như gạo vàng Chuyện dai như chão rách

Xiêu cả một bức vách!”

Sự bát nháo của cái không gian ấy càng được tô đậm qua những cảnh chướng tai gai mắt “chồng chung, vợ chạ” (Lắm quan) và cái sự

“Trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng” ở góc “phố Hàng Song thật lắm quan”. Không gian phố phường trong thơ Tú Xương còn có cảnh tượng “Thầy thầy tớ tớ phố xênh xang” (Trông thấy người đi đường) với những công chức thị dân “Sáng vác ô đi tối vác về” (Tự ngụ), những viên quan “cờ bạc rong chơi” (Chế quan Đốc) và những cậu Âm con quan “điếu tráp nghênh ngang” (Chửi cậu Ấm) giữa phố phường Độ còn là những cảnh tượng nhố nhăng diễn ra giữa chốn chùa chiền tôn nghiêm “Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ - Hai ả tròn xoe đứng múa bông” (Sư ông và mấy ả lên đồng) và sự hài hước qua câu chuyện ông cò “kiếm ăn to” khi “may vó được” một kẻ “ngớ ngẩn đi xia” (Hà Nam tức sự).

Thời gian nghệ thuật

Thời gian là phương tiện nghệ thuật để bộc lộ cảm xúc và thể hiện sự cảm thụ cuộc sống của người nghệ sĩ Thời gian nghệ thuật trong thơ Trần Tế Xương cũng được sử dụng như là một phương tiện để thể hiện khát vọng khẳng định sự tồn tại của cái tôi trữ tình Trong cảm hứng về con người và không gian nghệ thuật Tú Xương luôn có nét khác biệt khác lạ so với những cảm hứng của thơ ca nhà Nho Ngược lại, bên cạnh những nét khác biệt khác lạ, cảm hứng về thời gian trong thơ Tú Xương lại có nhiều nét khá tương đồng.

Trong cảm hứng về thời gian, Tú Xương cũng mượn một điểm thời gian để tự tình: ngày tết (Tết dán câu đối, cảnh Tết ở nhà cô đầu, Gần Tết than việc nhà, Cảm Tết, Sắm Tết, Bắt được đồng tiền, Ngày xuân ngẫu hứng,Năm mới, Năm mới chúc nhau, Ngày xuân bỡn làng thơ, Tết tặng cô đâu,Mông hai Tết viêng cô Kí); ban đêm (Sông lấp, Đêm buồn, Đêm dài, Chợt giấc) nhưng Tú Xương đã không hướng cảm hứng đến cảm thức đạo lí với lẽ đạo nghĩa quân thần và trong sự hòa nhập giữa thời gian và con người Nỗi niềm của cái tôi nhà thơ trong ngày tết và trong đêm không mang tâm sự hoài cổ và hướng đến sự tỏ chí của cái tôi trong nỗi niềm quân thần chưa trọn như cái tôi nhà thơ của Nguyễn Khuyến, Từ Diễn Đồng.

Nỗi cô độc và trăn trở trong đêm của Tú Xương đong đầy tâm sự của con người trước cảnh nước mất nhà tan.Đó là tâm trạng u hoài:

“Đêm nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn ngỡ tiếng ai gọi đò”

Từ nỗi nuối tiếc cho số phận ngắn ngủi của một con sông xứ sở, nhà thơ đã nâng lên, nới rộng ra thành một nỗi niềm ân ưu đối với tổ quốc rộng lớn Tiếng gọi đò tâm tưởng, văng vẳng trong ký ức tác giả ở bài thơ này sẽ nhân thành muôn mối khắc khoải, sâu lắng trong lòng rất nhiều thế hệ độc giả Nỗi niềm đó còn phảng phất trong thơ ông qua những bài, những câu về phong vị quê cảnh Nam Định; những phố Hàng Song, sông Vị Hòang, những núi Nùng, núi Gôi Thơ Trần Tế Xương gắn rất chặt với cảnh trí và con người nơi đây. Điểm thời gian ban đêm cũng là lúc mà ý thức bất lực của một công dân trước thời cuộc trỗi dậy mạnh mẽ:

“Thiên hạ có khi đang ngủ cả,Việc gì mà thức một mình ta”

Câu thơ thoạt nghe như là tiếng thở dài của một con người an phận, phó mặc cho cuộc thế xoay vần Kì thực ẩn chứa trong sâu thẳm giọng điệu u hoài không hề mang nỗi trăn trở với lẽ cương thường đạo lí, với nghĩa quân thần ấy là cả một khối tình của con người trước thời cuộc, ẩn chứa trong sự thao thức ấy là nỗi đau đáu với vận nước trong buổi suy vong.

Cái tâm của Trần Tế Xương vẫn thường trực ngóng chờ một âm thanh thức tỉnh Giữa cái “đêm dài” lạnh lẽo, tâm hồn thi sĩ vẫn chực đồng vọng một tiếng gà báo sáng:

“Sực tỉnh trông ra ngỡ sáng loà Đêm sao đêm mãi thế ru mà?

Lạnh lùng bốn bể ba phần tuyết Xao xác năm canh một tiếng gà Chim chóc hãy còn nương cửa tổ Bướm ong chưa thấy lượn vườn hoa Nào ai là kẻ tìm ta đó Đốt đuốc mà soi kẻo lẫn nhà!”

(Đêm dài)Cái nỗi niềm đối với nước nhà mới cảm động làm sao! Con người mà thọat nghe tưởng là bất cần mọi sự đó hóa ra lại rất tinh tường Ông nơm nớp sợ mình không nhận kịp những tín hiệu báo sự thay đổi, vẫn thấp thỏm lo mình không phải là một trong những người đầu tiên tiếp nhận sự thay đổi của xã hội, của cuộc đời Vì vậy mà ông luôn thao thức, trằn trọc trong đêm vì cảnh ngộ của bản thân, cảnh ngộ cuộc đời và thời thế:

“Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn

Ngao ngán tình chung cơn gió thoảng Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông Khăn khăn áo áo thêm rầy chuyện

Bút bút nghiên nghiên khéo giở tuồng Ngủ quách sự đời thây kẻ thức

Chùa đâu chú trọc đã hồi chuông”

Có thể thấy rằng, đối với thói đời đen bạc, Trần Tế Xương chửi rất tục, rất phàm Ông tung lên giấy tất cả sự phẫn nộ của mình bằng những ngôn từ ghê gớm nhất Đấy là những câu thơ phá phách, văng bửa, vùng vằng với xã hội Nhưng lại cũng chính ông,lúc màn đêm buông xuống, ông lại là tác giả của những vần thơ sâu lắng, đậm đà ân nghĩa, da diết những nỗi niềm dân quốc, nước nhà.

Tự tình trong ngày tết, tâm tình của nhà thơ không hướng theo các chuẩn mực đạo lí phong kiến để phê phán cái giả trá của thế thái nhân tình Nhà thơ trào lộng thực tại bằng cách khắc họa thực tại trong cách để cho thực tại tự đối lập, tự bộc lộ cái thái quá và sự bất cập, tự bộc lộ cái dị hình dị dạng mà bật lên thành tiếng cười cay độc trước thế thái nhân tình.

Tiếng cười cay độc, chua chát của Tú Xương có ý nghĩa phủ định xã hội, cái xã hội của những kẻ giàu sang hãnh tiến Bài “Năm mới chúc nhau” của ông là tiếng chửi vào bọn người ấy, chứ không phải là chửi tùm lum tất cả:

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

Phen này ông quyết đi buôn cối, Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?

Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang: Đứa thì mua tước, đứa mua quan Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa bán vừa la cũng đắt hàng

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn Phố phường chật hẹp, người đông đúc, Bồng bế nhau lên nó ở non

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:

Chúc cho khắp hết ở trong đời

Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước, Sao được cho ra cái giống người.

Cũng cảm hứng phê phán đó, có bài “Năm mới” phê phán thói phô trương rởm đời của bọn hãnh tiến học làm sang, nó là một sự mỉa mai, chửi rủa đối với xã hội của những người nghèo khổ:

“Chỉ bảo nhau rằng: mới với me, Bảo ai rằng “cũ”, chẳng ai nghe

Khăn là bác nọ to tày rế, Váy lĩnh cô kia quét sạch hè

Công đức tu hành sư có lọng,

Xu hào rủng rỉnh, mán ngồi xe

Chẳng phong lưu cũng ba ngày tết, Kiết cú như ai cũng rượu chè!”

(Năm mới) Đằng sau cái cười của Tú Xương là nỗi đau, nỗi đau mất nước Bài

“Xuân ru” mà của ông có những câu thơ không còn là trào phúng nữa mà là trữ tình 100% Ông nhắc nhở bọn hãnh tiến rởm đời hãy nhớ nhục mất nước. Câu thơ là lời cảnh tỉnh thiết tha, gợi nhớ câu thơ ông viết trong kỳ thi năm Đinh Dậu: “Nhân tài đất Bắc nào ai đó - Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà”:

“Xuân từ trong ấy mới ban ra Xuân chẳng riêng ai, khắp mọi nhà Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Loẹt loè trên vách, bức tranh gà

Chí cha chí chát khua giầy dép Đen thủi đen thui cũng lượt là

Dám hỏi những ai nơi cố quận Rằng xuân xuân mãi thế ru mà?”

Có bài thơ Tú Xương không nói về Tết nhưng nhân sự việc xảy ra vào dịp này, ông có nhắc đến Tết, đó là bài Mồng 2 tết viếng cô Ký:

“Cô Ký sao mà đã chết ngay? Ô hay, trời chẳng nể ông Tây!

Gái tơ đi lấy làm hai họ Năm mới vừa sang được một ngày

Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ, Ông chồng thương đến cái xe tay!

Gớm gan cho những cô con gái Còn rủ rê nhau lấy các thầy!”

(Mồng hai tết viếng cô Kí)

Tú Xương châm biếm thói thực dụng vô luân mất gốc của một số người lúc đó Cô Ký lấy thầy Ký ta nhưng lại đi lại với ông Tây chánh cẩm để thuận tiện cho việc làm ăn (mở hiệu xe tay) Nhưng đau nhất trong là việc ông chồng không thương vợ chết trẻ mà chỉ lo từ nay không ai lo liệu cho cái hiệu xe tay, không còn ai đi lại với ông chánh cẩm để công việc làm ăn được thuận lợi, nhất bản vạn lợi.

Tú Xương hay cười, cười cả những người không có tội nhưng hãy xem kỹ, trong cái cười ấy có cả giọt nước mắt xót thương Nhà thơ cảm thương với kiếp cô đầu trong ngày tết ế ẩm, túng thiếu:

“Chị hỡi chị, năm nay túng lắm Biết làm sao, Tết đến nơi rồi!

Này nụ, này hoa, này hài, này hán Pháo, tranh Tàu, Hương Cảng mới sang Chị cùng em sắm sửa lo toan

Muốn mua chịu, sợ nhà hàng lại lạ Chị em ta cùng nhau giữ giá Đến bây giờ ngã cả chẳng ai nâng Cũng liều bán váy chơi xuân ”

Ngày đăng: 13/06/2024, 07:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w