Định nghĩa văn học dân gian và văn học viết: Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, nó phản ánh sinh hoạt xã hội, đời sống tâm lí, tình cảm, thái độ, n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
BÀI TÍCH LŨY ĐIỂM CÁ NHÂN MÔN: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
PHÂN BIỆT VĂN HỌC DÂN GIAN VỚI VĂN HỌC VIẾT
Họ và tên: NGUYỄN MINH DƯƠNG.
MSSV: 41.01.601.019.
Ca Học: sáng thứ sáu, ca 2 Nhóm: 6 Ngày sinh: 05/05/1997.
Trang 2MỞ ĐẦU:
Trong dòng chảy miên viễn của nền văn học Việt Nam, chúng ta thấy rằng
đó là sự tích hợp giữa hai dòng văn học: văn học dân gian và văn học viết Phân biệt được hai dòng văn học này là vấn đề cơ bản của lịch sử văn học dân tộc Bởi
lẽ, nó không chỉ có hai phương thức sáng tác khác nhau, truyền miệng và thành văn, mà còn liên quan đến hai loại hình tác giả có vị trí xã hội, hoàn cảnh sinh sống, quan niệm nhân sinh, tư tưởng tình cảm, kể cả hoàn cảnh sáng tác, tâm thế sáng tác, động cơ sáng tác cũng khác nhau Đồng thời, hai bộ phận này cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu, định ra được những nét khác nhau và thấy rõ được mối quan hệ khăng khít giữa chúng
Trang 3NỘI DUNG CHÍNH:
1. Định nghĩa văn học dân gian và văn học viết:
Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động,
nó phản ánh sinh hoạt xã hội, đời sống tâm lí, tình cảm, thái độ, nguyện vọng, kinh nghiệm mọi mặt của nhân dân lao động các thế hệ, ra đời từ thời kì công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay Có ba thuật ngữ được xem là tương đương khi nói về vấn đề này: văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ ( folklore văn học )
Khác với văn học dân gian, văn học viết hình thành đã “ mở ra một thời kì
lịch sử mới, oanh liệt, rực rỡ” ( Đặng Thai Mai ) Dòng văn học này được sáng tác
bằng chữ viết, được sáng tác bởi cá nhân hoặc nhóm tác giả Văn học viết còn có tên gọi khác là văn học thành văn
2. Điểm giống nhau giữa văn học dân gian và văn học viết:
Giữa văn học dân gian và văn học viết chúng ta thấy có một số điểm giống nhau như: đều do con người lao động trí óc sáng tạo nên, cả hai đều lấy tư liệu từ cuộc sống và mang những nội dung cụ thể nhất định Về nội dung: cả văn học dân gian và văn học viết đều phản ánh thực trạng xã hội, thể hiện mong ước của con người Xét trên phương diện thể loại, hai bộ phận này có thể được sáng tác dưới dạng văn xuôi hoặc thơ
Bên cạnh đó, chúng cùng sử dụng ngôn từ như phương tiện quan trọng nhất để sáng tạo hình tượng nghệ thuật, cùng thể hiện tư tưởng, quan niệm, thái
độ, tình cảm của tác giả qua những hình tượng nghệ thuật đó Hơn nữa, chúng cùng tác động đến thực tiễn, có tác dụng cải biến thực tiễn…
Trang 43. Phân biệt văn học dân gian và văn học viết:
Bên cạnh những điểm gặp gỡ chung giữa văn học dân gian và văn học viết thì chúng còn có rất nhiều điểm khác nhau, thậm chí những khác biệt đó mang tính bản chất Để rõ ràng và xác đáng chúng ta sẽ lần lượt soi chiếu chúng ở bốn phương diện chủ yếu sau: lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác và lưu truyền, nội dung phản ánh và thủ pháp nghệ thuật
a. Về lực lượng sáng tác:
Chủ nhân của văn học dân gian phần lớn là người nông dân nhưng cũng có những người trí thức với tư cách là một cộng đồng dân tộc Họ sáng tác các tác phẩm nhằm phục vụ cho sinh hoạt sản xuất Sau những giờ lao động nhọc mệt, vất vả, những tác phẩm văn học dân gian được thành hình nhằm làm khuây khỏa nỗi lo cơm áo và giúp tinh thần họ thoải mái hơn, từ đó mà việc sản xuất trở nên
có hiệu quả, đời sống vui tươi, lành mạnh Do đặc trưng về lực lượng sáng tác phần lớn là nhân dân lao động nên tính quê mùa, chất phác là điều hiện hữu rõ nét nhất những con người ấy sống tự do như chim trời, bình dị, dân dã, lạc quan, yêu đời Tất cả điều đó họ đưa vào sáng tác một cách tự nhiên, chân thật nhất như nó vốn tồn tại:
“Trời mưa Quả dưa vẹo vọ Con ốc nằm co Con tôm đánh đáo Con cò kiếm ăn”.
Hay:
“Rủ nhau đi cấy, đi cày Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.
Đối với văn học viết, lực lượng sáng tác chủ yếu là trí thức, những người biết chữ nghĩa và ít nhiều có sự tiếp xúc với văn hóa, có trình độ nhất định Chẳng hạn như Nguyễn Du (1965-1820) là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế
Trang 5giới, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lỗi lạc có “ con mắt trông khắp sáu cõi và tấm
lòng nghĩ suốt nghìn đời” ( Mộng Liên Đường chủ nhân ) Ông sinh ra trong một
gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê- Trịnh Thời thơ ấu Nguyễn Du sống trong nhung lụa tại đất Thăng Long Lên mười tuổi, cuộc đời ông gặp những sóng gió khi mồ côi cả cha lẫn mẹ trong cơn biến ba đào Hai mươi năm chìm nổi, long đong ngoài đất Bắc, ông tiếp xúc với những thân phận dưới đáy xã hội tài năng, tri thức và sự lăn lộn trong cuộc đời đã hun đúc nên một thiên tài như Nguyễn Du Đó còn là Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, hay là Nguyễn Tuân, Tố Hữu… Họ viết văn nhằm thưởng thức nghệ thuật, nhằm thỏa mãn chí nguyện của mình, hướng đến chân-thiện-mĩ Bên cạnh
đó, một bộ phận trí thức phải chịu cảnh “ áo cơm ghì sát đất”, “ ăn bữa nay, lo
bữa mai”… nên văn chương với họ là phương tiện kiếm sống, là kế sinh nhai Dù
sáng tác với lí do gì, thì trí thức vẫn là một tầng lớp có hiểu biết trong xã hội, có trình độ tương đối nên các “ đứa con tinh thần” của họ khá cao nhã, thể hiện rõ trí tuệ, tài năng của người cầm bút
Lực lượng sáng tác của văn học dân gian và văn học viết là hai giai cấp, tầng lớp khác nhau Vì thế, nó chi phối đặc điểm của sáng tác, thể hiện nét riêng, độc đáo của mỗi dòng văn học
b. Về phương thức sáng tác và lưu truyền:
Phương thức sáng tác của văn học dân gian là ngôn ngữ nói Đó là thứ ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày; trong đó người nói người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe
Do đó, mọi tình cảm, cảm xúc trở nên chân thật, tự nhiên, tạo sự linh hoạt, sống động trong sáng tác Phương thức lưu truyền của văn học dân gian là truyền miệng bởi trong điều kiện một dân tộc chưa có chữ viết thì không thể có một phương thức tồn tại và phát triển nào khác Chu Xuân Diên đã nói về phương thức
Trang 6này như sau: “ Phương thức truyền miệng là một đặc trưng của sản xuất nghệ
thuật, hình thức này có những nguyên tắc thuộc về thủ pháp và trí nhớ, những thủ pháp này đã trở thành truyền thống và giúp cho nhân dân “ nhập tâm” được một số lượng khá lớn tác phẩm khác nhau hoặc những tác phẩm đôi khi có chủ đề hết sức phức tạp”.
Văn học dân gian là một loại văn học sinh hoạt, nên môi trường hội hè, đình đám là đặc trưng nhất nó tạo nên một nét “không khí” thẩm mĩ riêng biệt mà chỉ văn học dân gian mới có Chúng ta bắt gặp những buổi nghe hát ca dao qua các điệu hò mái nhì vút lên trên sông Hương, hay tham dự vào những “đêm hát ví xôn xao” trong khung cảnh đông đúc, những buổi kể khan bên bếp lửa bập bùng của đông bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên… Môi trường hội hè, đình đám ấy chính là một trong những nguyên nhân kích thích sự sáng tạo, một trong những điều kiện tốt nhất để tìm tòi và thực hiện cảm hứng sáng tạo của các nghệ sĩ dân gian
Sáng tạo văn học dân gian mang tính tập thể, nó có quan hệ mật thiết với tính truyền miệng, là một biểu hiện cho mối quan hệ phụ thuộc của văn học dân gian vào môi trường sinh hoạt của nó và suy cho đến cùng là có cơ sở ở điều kiện sống, điều kiện lao động và sinh hoạt tập thể của quần chúng nhân dân Đặc trưng của tính tập thể là văn học dân gian không có tác giả, văn học dân gian không phải
là tài sản của quốc gia dân tộc mà là của toàn nhân loại Vì thế, chúng ta khi tiếp nhân nó cân chuẩn bị tâm thế: hiểu rõ đặc điểm xã hội, giai cấp của nhân dân lao động, đặt tác phẩm trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và chấp nhận sự lặp lại trong sáng tạo
Khác văn học dân gian, phương thức sáng tác của văn học viết là ngôn ngữ viết Đây là thứ ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác Nó đòi hỏi phải có sự chọn lọc, suy nghĩ, nghiền ngẫm, gọt giũa
Trang 7kĩ càng Các tác phẩm văn học thành văn được văn bản hóa trong lưu truyền, đây
là một điều tiến bộ và thuận lợi, bởi việc ghi chép trên văn bản sẽ giúp cho quá trình gìn giữ được lâu bền hơn
Môi trường sáng tác của văn học viết là môi trường yên tĩnh Mỗi nhà văn
tự chọn cho mình một không gian riêng biệt, phù hợp với tính cách, cảm xúc của mình, khác với văn học dân gian ở môi trường đám đông nhằm ứng khẩu, ứng đáp tại chỗ
Do văn học viết được sáng tác bởi cá nhân, có tác giả rõ ràng nên các tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ Nó được biểu hiện thông qua cái nhìn và giọng điệu độc đáo, riêng biệt của tác giả, các lớp nội dung của tác phẩm, các phương tuện nghệ thuật mà tác giả sử dụng… Trong nền văn học nước nhà, ta thấy rất nhiều nghệ sĩ có dấu ấn cá nhân riêng biệt của mình như: Nam Cao với ngòi bút sắc lạnh “nhà văn của những kiếp lầm than”, một người cầm bút với tâm hồn rộng mở để đón nhận “những vang động của đời”; Xuân Diệu với hồn thơ luôn khao khát giao cảm với đời, luôn nồng nàn, say đắm trong tình yêu; Tô Hoài nổi tiếng là nhà văn giỏi miêu tả phong tục, giỏi khắc họa nét đẹp riêng trong cảnh vật và tính cách con người của một vùng đất; Nguyễn Tuân xứng đáng với danh hiệu bậc thầy trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ với khả năng sáng tạo những từ ngữ, hình ảnh mới lạ bất ngờ, những câu văn giàu chất nhạc chất họa linh hoạt như “biết co duỗi nhịp nhàng”… và còn vô số nhà văn, nhà thơ với dấu
ấn riêng, độc đáo khác nữa
Phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian và văn học viết tuy không giống nhau nhưng đặc trưng chung của chúng là đều cống hiến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm đặc sắc, tuyệt vời
c. Về nội dung phản ánh:
Do đặc trưng của văn học dân gian về lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác nên nội dung của nó hướng đến đời sống dân dã Đó là những vấn đề thiết
Trang 8thân, quen thuộc hằng ngày với nhân dân lao động chẳng hạn qua thể loại ca dao-dân ca ta bắt gặp các chủ đề hết sức bình dị
Đầu tiên là đề tài tình yêu quê hương, đất nước:
“Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”
Đó là tình cảm thường trực trong trái tim con người Việt Nam, dù đi đâu về đâu thì nơi đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta vẫn luôn được ta hướng về những thứ dân dã như “rau muống”, “cà” ta sẽ luôn ghi nhớ, nơi “chôn rau cắt rốn” ta sẽ không bao giờ quên Tình yêu quê hương, đất nước còn được thể hiện qua việc giới thiệu các địa danh, thắng cảnh của dân tộc:
“Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái mặt gươm Tây Hồ.”
Thứ hai, đề tài tình yêu nam nữ cũng được nhân dân ta rất chú ý:
“Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
Ai đi muôn dặm non sông,
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.”
Tình yêu đôi lứa là thứ tình cảm đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất, nó luôn chất chứa bao nỗi niềm cần được giải tỏa nỗi niềm ấy là nỗi nhớ nhau vô ngần:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”
Hay sâu sắc hơn, nghĩ ngợi hơn là nỗi niềm của những người phải chia xa, phải chia li, gặp những trắc trở, trục trặc trong tình yêu:
“Đêm qua tựa gối loan phòng Dầu hao thiếp xót, đèn chong canh dài, Chờ chàng canh một, canh hai Canh ba, canh bốn… đêm dài như sông.”
Nhưng nhân dân ta cũng không quên gửi gắm khát vọng về sự vẹn tròn trong tình yêu:
Trang 9“Đôi ta như khóa với chìa Trọn niềm chung thủy, đừng lìa mới hay.”
Bên cạnh đó, trong đời sống của nhân dân ta thì thân phận người phụ nữ đã trở thành một đề tài lớn và được khai thác một cách “trần trụi” nhất:
“Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa nắng đi về chùi chân.”
Hay:
“Em như con hạc đầu đình Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay.”
Người phụ nữ trong xã hội xưa luôn bị phụ thuộc Họ vốn là những người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đoan trang, hiền thục nhưng bởi lỗi ở thời đại, ở tư tưởng “trọng nam khinh nữ” mà họ phải chịu biết bao đau khổ, dập vùi:
“Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.”
Chủ đề thứ ba là tình cảm gia đình, với những đạo lí được nhân dân ta đút rút hết sức ý nghĩa:
“Con người có tổ, có tông Như cây có cội, như sông có nguồn.”
Hay:
“Cây khô chưa dễ mọc chồi Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta Non xanh bao tuổi mà già Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.”
Những câu ca với lời lẽ thủ thỉ, tâm tình nhưng ẩn chứa nhiều bài học quý giá Nó dạy con người phải biết quý trọng ơn nghĩa của đấng sinh thành, sống trọn đạo con cái Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất Đó là cái nôi, cái nền, là nền tảng vững chắc để ta trưởng thành và trở nên một con người đúng nghĩa Vì vậy, ông cha ta luôn không ngừng nhắc nhở:
“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang 10Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Ngoài ra, ca dao-dân ca còn có sức biểu hiên nhiều mối quan hệ khác trong
xã hội:
“Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruông trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”
Hay:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
Cái nhìn của quần chúng đã chi phối nội dung của các tác phẩm văn học dân gian Chẳng hạn ở thể loại truyện cổ tích, ta luôn bắt gặp những cái kết có hậu, nhân vật thiện sẽ chiến thắng: cô Tấm sau bao biến cố dập vùi đã trở về làm hoàng hậu, anh Khoai trong “Cây tre trăm đốt” đã hoàn thành nhiệm vụ và sống đời hạnh phúc… các nhân vật phản diện sẽ bị trừng trị đích đáng Đó là ước mơ, khát vọng, là cái nhìn quần chúng của nhân dân lao động
Cụ thể chúng ta sẽ cùng phân tích cái nhìn quần chúng đã được thể hiện trong truyện cổ tích “Tấm Cám” Cuộc đời của cô Tấm phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh do mẹ con Cám gây ra Trải qua mọi đau khổ cô vẫn giữ được vẽ đẹp của mình, vẽ đẹp của thể chất và quan trọng hơn là vẽ đẹp về tinh thần Ta tưởng như
cô hiền hậu và vị tha hết mức thậm chí đến mức mềm yếu Nhưng không dưới cái nhìn của quần chúng buộc cô phải kiên cường, phải biết đấu tranh Cô gái ngây thơ đó, khi cần thì đã biết căm thù, cô gái dịu hiền đó, khi cần thì đã biết đứng lên Kết cục của truyện một làn nữa được soi rọi dưới cái nhìn của nhân dân ta: Tấm trừng phạt Cám, có như vậy mới chân thực Cô Tấm đứng trước hai sự lựa chọn: tha thứ để chúng tiếp tục giết mình hay giết chúng để mình được sống Việc trừng
Trang 11phạt ấy nó không hề làm giảm đạo đức của cô mà ngược lại nó thể hiện được sự rạch ròi trong nhận thức của tác giả dân gian “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” Cái nhìn quần chúng ấy đã chi phối mạnh mẽ câu chuyện và để lại cho hậu thế nhiều bài học thật quý giá
Nội dung phản ánh của văn học viết, phần lớn thuộc phạm trù cao nhã Với những đề tài phong phú, được “tinh chọn” một cách kĩ cáng Đề tài thiên nhiên, con người, tình yêu được sàng lọc qua cái nhìn của tầng lớp trí thức trở nên thật mới lạ Chẳng hạn, khi Nguyễn Du viết về thân phận của người phụ nữ trong kiệt tác “Truyện Kiều” ông đã khái quát:
“Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Chỉ có thể qua cái nhìn của một người trí thức từng trải, sống với đời, lăn lộn với đời, đi sâu tìm hiểu mới có những câu thơ khái quát làm đau lòng người ta, làm nhói lòng người ta và làm người ta gật đầu lia lịa như vậy: Đúng! Quá đúng! Cái nhìn của Nguyễn Du đã bao trọn, ôm lấy thân phận phái nữ thời trung đại chỉ trong hai câu thơ Thật tài tình!
Trong truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao, một câu chuyện nhẹ nhàng nhưng khiến ta thấm thía Tác phẩm kể về nhân vật Hộ, một văn sĩ với khát vọng cao cả nhưng vướng vào cảnh “áo cơm ghì sát đất”, bị những gánh nặng lo toa của cuộc sống làm cho lung lạc và dần trở thành một con người “sống tồi, sống tẻ”, đánh mất phương hướng trong cuộc sống Nhưng dưới cái nhìn của một người trí thức như Nam Cao đã làm cho người đọc cảm thấy Hộ đáng thương hơn
là đáng trách Những câu văn viết ra từ màu thịt, huyết quản của tác giả thấu suốt tất cả nỗi lòng nhân vật, làm bật lên nghịch cảnh và gửi gắm những triết lí nhân sinh cao cả