1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tác phẩm kí

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác phẩm kí
Tác giả Nhóm Sinh Viên Chuyên Ngành Sư Phạm Ngữ Văn
Chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn
Thể loại Bài thuyết trình
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 52,58 KB

Nội dung

Tác phẩm kí Việc dạy – học các tác phẩm Kí trong nhà trường đã, đang gặp không ít trở ngại và thắc mắc. Cảm thụ một tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình, chắc chắn học sinh gặp lúng túng. Còn các cơ sở để tìm hiểu tác phẩm trữ tình (nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, mạch cảm xúc chủ quan; phương thức và giọng điệu trữ tình,…) lại có độ “vênh” khi áp dụng vào tác phẩm kí. Nhận thức rõ điều đó, những sinh viên chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn như chúng ta không thể nào bỏ qua vấn đề này. Trong bài thuyết trình, nhóm chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát về tác phẩm kí.

Trang 1

TÁC PHẨM KÍ

MỞ ĐẦU

Việc dạy – học các tác phẩm Kí trong nhà trường đã, đang gặp không ít trở ngại và thắc mắc Cảm thụ một tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình, chắc chắn học sinh gặp lúng túng Còn các cơ sở để tìm hiểu tác phẩm trữ tình (nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, mạch cảm xúc chủ quan; phương thức và giọng điệu trữ tình,…) lại có độ “vênh” khi áp dụng vào tác phẩm kí Nhận thức rõ điều đó, những sinh viên chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn như chúng ta không thể nào bỏ qua vấn đề này Trong bài thuyết trình, nhóm chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát

về tác phẩm kí.

Trang 2

NỘI DUNG

1 SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM KÍ

Thể kí tưởng là đơn giản nhưng lại là một thể loại tốn nhiều giấybút tranh luận mà đến nay vẫn không thể ngã ngũ hoàn toàn Dù khókhăn, truyện ngắn hay tiểu thuyết vẫn có thể đưa ra khá nhiều địnhnghĩa, khuôn khổ về thể loại nhưng đối với thể kí thì gặp không ít sự dè

dặt của các nhà văn, các nhà lí luận Nhà văn Tô Hoài từng viết: “Kí,

cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc thơ, hình thù nó đấy, nhưng vóc dáng nó luôn luôn đổi mới, đòi hỏi sáng tạo và thích ứng Cho nên càng chẳng nên trói nó vào một cái khuôn” Maksim Gorky cũng cho rằng:

“Sự lí giải về khái niệm kí là chưa có hoặc không đầy đủ, hoặc không đúng”.

Hiểu một cách đơn giản thì kí là một thể loại văn học dùng để ghilại sự việc, cảm xúc, ý nghĩ

Kí cũng có thể hiểu theo một cách khác : Kí là một thể loại cơđộng, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trựctiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất Tác phẩm kí vừa cónhững khả năng đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của thời đại đồngthời cũng giữ được tiếng nói vang xa sâu sắc của nghệ thuật

Kí ra đời rất sớm trong lịch sử văn học của nhân loại Nhưng phảiđến thế kỉ XVII, đặc biệt từ thế kỉ XIX, khi đời sống lịch sử của các dântộc ngày càng phát triển theo hướng tăng tốc, khi kĩ nghệ in ấn và báo

Trang 3

hoạt động tinh thần khác, nhà văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếpvào những cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển mạnh mẽ

Không nên xem những tác phẩm kí là kết quả của sự xâm nhập báochí vào văn học Trước khi có hoạt động báo chí, trong lịch sử văn học từ

nghìn xưa đã có những tác phẩm kí, như Sử kí của Tư Mã Thiên cách

đây mấy nghìn năm vừa là tác phẩm sử học vừa có thể coi là kí Tuy vậy,không thể không thừa nhận báo chí có nhiều tác động đến văn học, tínhchất chính luận thời sự và chiến đấu của báo chí cũng đã thâm nhập vàovăn học nhất là đối với loại thể kí của nó

Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu về sự phức tạp của kí là do

kí có sự giao thoa, thâm nhập với nhiều thể loại văn học khác Giữa kí vàbáo chí có mối liên hệ đặc biệt, thường xuyên có tác động qua lại lẫnnhau Lê Bá Hán xếp kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữabáo chí và văn học

Gulaiep cho rằng: “ Kí là một biến thể của loại tự sự.”

Phương Lựu xác định: “Kí là một loại văn xuôi tự sự, trần thuật

những người thật, việc thật với những đặc điểm riêng biệt trong mức độ

và tính chất hư cấu trong vai trò của người trần thuật cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện”.

Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và vănhọc, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí,phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút,… không nên căn cứ vào cách gọi tên

Trang 4

sương kí của Vương Thực Phủ thực ra là vở kịch, Tây du kí của Ngô

Thừa Ân là tiểu thuyết, Nhật kí người điên của Lỗ Tấn lại là truyện ngắn.

Kí có đặc trưng riêng do nội dung và quan điểm thể loại của kí quy định

Kí là một loại hình văn học không thuần nhất Đó là lĩnh vực vănhọc bao gồm nhiều thể loại, chủ yếu là văn xuôi ghi chép, miêu tả vàbiểu hiện những sự việc, con người có thật trong cuộc sống Ở thể loạinày, người ta đặc biệt quan tâm đến các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử,những biểu hiện của đời sống có thực ngoài đời và đồng thời muốn bộc

lộ trực tiếp cá tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm xã hội của tác giả

Kí là một loại hình nghệ thuật, một hình thức hoạt động thực tiễn tinh thần có tham vọng can dự trực tiếp vào mọi lĩnh vực của đời sống

-Ở Việt Nam, những tác phẩm kí nổi tiếng cũng đã xuất hiện từ sớm

như Thượng kinh kí sự, Vũ trung tùy bút Những năm 1930-1945 chứng

kiến sự phát triển mạnh của các tác phẩm phóng sự viết về các tệ nạn xã

hội, mà Ngô Tất Tố (với Việc làng, Tập án cái đình), Nguyễn Đình Lạp với Ngõ hẻm ngoại ô, Tam Lang với Tôi kéo xe, Vũ Trọng Phụng với Vỡ

đê v.v là những nhà văn tiêu biểu Trong văn học cách mạng, loại thể kí

bắt đầu từ sáng tác của Nguyễn Ái Quốc những năm 20 của thế kỷ 20.Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay có nhiều tác phẩm kí có giá trị nhất

định như Truyện và kí sự của Trần Đăng, Ở rừng của Nam Cao, Ký sự

Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Vỡ tỉnh của Tô Hoài, Sống như anh

của Trần Đình Vân, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Những ngày

nổi giận của Chế Lan Viên, Họ sống và chiến đấu của Nguyễn Khải,

Trang 5

Đường lớn của Bùi Hiển, Miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân, Rất nhiều ánh lửa của Hoàng Phủ Ngọc Tường v.v.

2 PHÂN BIỆT KÍ BÁO CHÍ VỚI KÍ VĂN HỌC

Trong sáng tác, có một số người quan niệm nếu kí báo chí mà viết mượt

mà, bay bổng thì trở thành kí văn học Ngược lại, kí văn học mà viết khôkhan thì chỉ là kí báo chí Chắc vì vậy mà đã có những tác giả sau khi innhững bài kí trên báo đã bổ sung vào bài của mình những từ ngữ hoa hòehoa sói, những hình ảnh mây bay bướm lượn rồi cho rằng nó đã trở thànhnhững bài kí văn học Đó là những quan niệm không chính xác

Ít đòi hỏi caoKhông mang nét thời sự cấp báchSuy nghĩ và

Hư cấu Không được phép Được phép

Trang 6

Sự việc

Trình bày phải xuất phát

từ sự lập luận của tư duy logic của sự thật

Trình bày dưới sự chi phối của yếu tố cảm xúc và tình cảm

Giọng điệu Hàm súc, cô đọng, dễ hiểu Phong phú, độc đáo

3 ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA TÁC PHẨM KÍ

3.1 Người thật việc thật, tính xác thực trong tác phẩm Kí

Nói đến kí, ấn tượng đầu tiên chính là nói đến sự thật, việc thật,người thật được ghi chép lại trong các tác phẩm kí, là cốt lõi của kí, lànguyên tắc tổ chức hình tượng nghệ thuật và nội dung thông tin cơ bảncủa kí

Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, đòi hỏi sựtrung thực, chính xác Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những

sự kiện xã hội lịch sử, những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong đờisống Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của sử học Tác giả kícoi trọng việc thuật lại có ngọn ngành, có thời gian, địa điểm, hành động,

và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh, gợi không khí Đó là những

sự kiện, những địa danh, những tên người, những con số có thật Vì gắnchặt vào người thật việc thật, nên kí mang tính thời sự cao phục vụ kịpthời hơn cho những nhu cầu hiểu biết sự thật, những thông tin thực tế củangười đọc Nó đáp ứng nhu cầu thông tin sự thật đến với người đọc

Trang 7

Trần thuật người thật, việc thật được thể hiện qua một số tác phẩm

như: Họ sống và chiến đấu (Nguyễn Khải), Chúng tôi ở Cồn Cỏ (Hồ

Phương), … đã phản ánh khá nhanh nhạy sự việc và con người trên hòn

đảo anh hùng.Tác phẩm kí “Người mẹ cầm súng” viết về cuộc đời và

gương chiến đấu của chị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh TràVinh trong kháng chiến chống Mỹ - Một cô bé nghèo được cách mạnggiác ngộ và trưởng thành, trở thành một chiến sĩ du kích dày dạn kinhnghiệm cùng đồng đội liên tiếp lập nhiều chiến công Lí tưởng cáchmạng cũng như quyết tâm diệt ngoại xâm của chị được thể hiện qua câunói giản dị mà khẳng khái: “Còn cái lai quần cũng đánh”

Kí văn học cũng tái tạo sự kiện nhưng mục đích chủ yếu khôngphải chỉ là thông tin về sự kiện xã hội, mà nhằm xây dựng hình tượngthẩm mỹ, phản ánh cái hay, cái đẹp và những giá trị, ý nghĩa xã hội –thẩm mỹ của con người

Như vậy, có thể thấy kí văn học có phần uyển chuyển hơn nhưngcũng không được xa rời hiện thực Kí không cho phép người viết tưởngtượng ra những điều không xảy ra trong thực tế nhưng cũng không phải

là sự ghi chép máy móc thực tế Sự kiện trong kí văn học mang ý nghĩa

tư tưởng nghệ thuật nhiều hơn, có khả năng khêu gợi, tác động đếnngười đọc

Trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông, cái nhìn đầu tiên của tác giả

khi viết về sông Hương là cái nhìn từ vùng thượng nguồn Vẻ đẹp củadòng sông lúc này khiến tác giả liên tưởng đến cô gái Di gan phóng

Trang 8

khoáng, mê dại, đầy sức hút Qua ngòi bút của tác giả, sông Hương hiện

lên thật kì vĩ “Sông Hương tựa như một bản trường ca của rừng già, khi

rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua nhiều ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu hoa đỗ quyên rừng” Chỉ với

một vài chi tiết và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lột tả được vẻ đẹp lúcmãnh liệt, lúc dịu êm của sông Hương Có lẽ đây chính là đặc trưng củasông hương khi ở thượng nguồn, hứng chịu nhiều biến đổi của thời tiết

3.2 Cái tôi trần thuật trong tác phẩm kí

Kí phản ánh hiện thực thông qua vai trò cái tôi trần thuật – nhânchứng khách quan trước hiện thực được phản ánh và khách quan với tất

cả đối tượng tiếp nhận thông tin

Cái tôi trần thuật trong kí, nhất là tác giả, trước hết đóng vai trò lànhân vật chứng kiến để tăng cường tính xác thực của con người và sựviệc trong tác phẩm kí, đồng thời cũng để bộc lộ tính khuynh hướng củamình, từ đó thẩm định, đánh giá sự thật

Việc xuất hiện cái tôi trần thuật trong tác phẩm kí là yếu tố cực kìquan trọng Nó giúp cho tác giả kí có điều kiện phản ánh hiện thực sinhđộng hơn, có bề dày và bản sắc hơn Tác giả kí là người chứng kiến, lắngnghe và cảm nhận sự việc, con người và tình huống mình miêu tả Tàinăng của người viết kí thể hiện ở chỗ chọn đúng chủ đề, tìm ra góc nhìntốt và chắt lọc được những chi tiết điển hình từ cuộc sống để làm nổi bậttính tư tưởng, tác động đến lí trí và làm xúc động tâm hồn người đọc

Trang 9

Chính cái tôi trần thuật là khâu nối các dữ kiện, mở ra cho các thể

kí môi trường quan sát mới mẻ trước hiện thực, làm cho hiện thực đượcphản ánh trở nên sinh động, đa diện và có hồn hơn so với hiện thực đượctrình bày ở các thể loại khác

Trong nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, chỉ

với thời gian ngắn ngủi chưa đầy một năm, một lát cắt trong cuộc đờicon người nhưng nó cho ta thấy thế giới tâm tư phong phú, thấy cả tâmhồn anh, con người anh và đằng sau đó là một thế hệ đẹp đẽ đã sống và

ra đi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, theo tiếng gọi của Tổquốc

Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiếntrường Quảng Trị năm 1972 Những dòng nhật ký anh để lại góp phầnphản ánh cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân ta, phản ánh một thế hệthanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng của Đảng, sẵn sàng hy sinh vì sựnghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước

Ngay từ đầu, cuốn nhật kí đã mở ra những trang đẹp nhất của tâmhồn anh với khát vọng ra đi, lí tưởng chiến đấu và ý thức trách nhiệm vì

Tổ quốc Anh viết: “Mình đã bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc

nào? Có lẽ là từ 9/3/1971, tháng ba của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu

và hoa bằng lăng nước” và anh khát khao: “Chóng tới gia đình lớn Nơi

ta gửi gắm thời thanh xuân của mình” Xuyên suốt cuốn nhật kí là khát

vọng được vào tuyến lửa, giáp mặt quân thù

3.3 Hư cấu trong tác phẩm kí

Trang 10

Trong khi viết thể kí, điều thường làm một số tác giả băn khoănnhất có lẽ là vấn đề kí có được hư cấu hay không? Vấn đề này cũng đã

có nhiều tranh luận và chưa hề kết thúc Nhà báo nổi tiếng viết kí

B.Pôlêvôi cũng nói: “Kí nhất thiết không được hư cấu Cuộc sống chúng

ta muôn hình muôn vẻ như thế, lí thú như thế, biết bao nhiêu sự việc xảy

ra, thực ra cũng không cần thiết phải hư cấu thêm thắt tô vẽ gì hơn nữa” Nhưng lại có không ít các ý kiến trái chiều: “Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm phải phong phú hơn, điển hình hơn hiện thực tự nhiên của cuộc sống Vì vậy kí cũng phải được sáng tạo, bù đắp thêm các nhân

tố mới ngoài cái có thật trong cuộc sống Vì vậy, hư cấu trong kí phải được đặt ra theo đặc trưng của thể loại kí” Hoặc: “Viết kí không phải

là sự ghi chép một cách máy móc và tự nhiên chủ nghĩa Nhân vật trong

kí tuy có thật nhưng không đồng nhất với nguyên mẫu Có thể thay đổi chút ít hiện thực, có thể tưởng tượng thêm những biểu hiện nội tâm”.

Cho nên, đã là một tác phẩm nghệ thuật, không thể không nói đến

hư cấu

Như trên đã nói, tác phẩm kí viết về sự thật nhưng thật ra, cứ giảđịnh rằng, có sự thật đang “Dâng sẵn, đón chờ” và nhà văn có tư tưởng,tình cảm hoàn toàn đúng đắn chỉ việc ghi chép lại thì trước khi ghi chép,

ít nhất cũng phải nghe hoặc thấy, tức là nghe kể lại hoặc chứng kiến.Trong trường hợp chứng kiến và viết lại, nhà văn vẫn không thể bao quáthết mọi sự việc hoặc nhớ hết mọi sự diễn biến một cách tường tận…Trong trường hợp nhà văn chỉ nghe kể lại mà không chứng kiến thì có

Trang 11

thể sẽ nghe từ nhiều nguồn khác nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp) và trongtrường hợp nào người kể cũng không thể biết hết, nhớ hết.

Vì vậy, trước khi đặt bút viết, người viết kí chỉ có một mớ tư liệulộn xộn, nhiều lỗ hổng, chưa móc nối được tư liệu với nhau… nhà vănbuộc phải sử dụng trí tưởng tượng và hư cấu nhằm làm cho bức tranh trởnên hợp lí, liên tục và hấp dẫn

Các nhà lí luận chia đối tượng viết kí thành hai thành phần: thànhphần xác định (là những sự kiện lớn mang ý nghĩa nền tảng, những nhânvật chủ chốt…) và thành phần không xác định (là những sự việc vànhững nhân vật không quan trọng) Ở thành phần xác định nói chungkhông nên hư cấu Hư cấu sẽ được quyền sử dụng rộng rãi ở nhiều thànhphần không xác định, trước hết là nội tâm của nhân vật Bởi vì ngay đốivới người thân quanh ta, cũng không thể nào xác định được nội tâm mộtcách tường tận và chính xác Người viết kí có thể căn cứ vào tính cách vàhoàn cảnh chung để tưởng tượng về diễn biến nội tâm của họ

Ta nhận thấy rất rõ vấn đề này qua các tác phẩm Sống như anh của Trần Đình Vân, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Xung kích của

Nguyễn Đình Thi và ở nhiều tác phẩm kí khác

Sống như Anh là lời kể của chị Phan Thị Quyên – vợ Anh hùng liệt

sĩ Nguyễn Văn Trỗi, do nhà văn Trần Đình Vân chấp bút về “những lần

gặp gỡ cuối cùng” giữa chị với anh Trỗi từ khi bị giam cho đến khi bị xử

bắn Thế nhưng cả câu chuyện không chỉ được kể từ một chị Quyên, màcòn được kể từ nhiều nguồn khác nhau Và cho dù có nhiều chị Quyên

Trang 12

cũng không thể biết hết và nhớ hết mọi việc về anh Trỗi Chính chị đã

nói: “Tôi biết thế nào tôi nói thế ấy, còn cô bác nào khác biết gì thêm cứ

để cô bác nói, chứ sao lại phải cứ tôi nói tất cả” Như thế rõ ràng là kí

có “bịa đặt” rồi.

Trần Đình Vân đã thêm vào các nhân vật phụ như: em bé bán báo,

người bán hoa quả trong Sống như anh chỉ điểm xuyến cho thêm sinh

động nhưng không hề vi phạm logic khách quan của câu chuyện

Tóm lại, tác phẩm kí văn học có thể hư cấu ở một mức độ nào đónhưng phải tôn trọng tính xác thực của người thật, việc thật

3.4 Hình thức bút pháp linh hoạt, đa dạng

Kí có kết cấu co giãn, linh hoạt giàu chất văn học Từ đặc điểm kếtcấu này, hiện thực được trình bày trong tác phẩm kí hiện lên với nhiềutình huống khác nhau, đan xen nhiều mảng của hiện thực với những màusắc, âm thanh, hoàn cảnh, sự kiện, con người vô cùng phong phú Bútpháp giàu chất văn học giúp cho tác giả trình bày mềm mại, uyển chuyển

có tính hình tượng, tính thuyết phục cao

Để làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, sông Đàdưới ngòi bút của Nguyễn Tuân đã trở thành một “nhân vật”, có ngoạihình, có nội tâm, có tính cách, và đặc biệt cũng khá thông minh Tínhcách “nhân vật” sông Đà cũng khá phức tạp: vừa hung bạo vừa trữ tình.Lúc hung bạo thì nó như “kẻ thù” của con người Lúc trữ tình, nó đầychất thơ và thân thiết với con người đến nỗi “như một cố nhân”, xa thìnhớ nhung, lưu luyến

Trang 13

Ngôn ngữ của kí mang tính tổng hợp của các loại phong cách ngônngữ khác nhau Trong đó vừa mang phong cách chính luận và nghệ thuậtnên giàu hình ảnh, có sức biểu cảm cao.

Kỹ nghệ lấy Tây viết về phụ nữ dưới thế lực đồng tiền – chấp nhận

bán rẻ bản thân, làm nô lệ cho những dục vọng thấp hèn – là sản phẩm

của xã hội lai căng thời Pháp thuộc Kỹ nghệ lấy Tây tập trung phản ánh

hiện thực một cách chân thực về tất cả các khía cạnh của cái xã hội lấyTây đó

Ở cái thời buổi mà đồng tiền có sức mạnh vạn năng Ở một xã hội

mà công lý không nằm bên lẽ phải mà nó nghiêng hẳn về phía có túi tiềnnặng hơn Thì con người cũng thay đổi theo xã hội, bị tha hóa dưới thếlực đồng tiền Họ không sống theo luân thường đạo lý, nhân nghĩa hayliêm sỉ nữa, họ đặt đồng tiền lên đầu quả tim Và dĩ nhiên trong cái thế

sự đó, ái tình là một thứ xa xỉ, yêu đương mà không có tiền quả là cái thứtình ngu muội

Sự trào phúng càng đưa tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đi xa hơn,khiến ông có thể nhìn những đau thương qua lăng kính trào lộng, tạothêm một sức mạnh, một sự đau đớn xót xa mới mà các tác giả cùng thờichưa đạt được

4 PHÂN LOẠI KÍ

Do hướng đến những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, kícũng rất phong phú, bao gồm nhiều tiểu loại

Trang 14

Các tác phẩm tiêu biểu: Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác được

viết vào thập niên 80 của thế kỷ XVIII (năm 1781) – một giai đoạn rốiren của triều đình phong kiến Lê Trịnh trước khi vua Quang Trung tiếnquân ra Bắc Hà Tác giả kể lại cuộc hành trình của mình từ Nghệ Tĩnh vềThăng Long để chữa bệnh cho Chúa Trịnh do tiếng tăm lừng lẫy của một

đại danh y Thượng kinh kí sự cũng ghi lại thời gian sống ở kinh thành

với biết bao biến động, và thổ lộ tấm lòng một vị danh y mong thoát khỏi

vòng công danh phú quý, trở về với núi cũ non xưa Ngoài ra còn có Kí

sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Họ sống và chiến đấu của

Nguyễn Khải, Đường lớn của Bùi Hiển, Chúng tôi ở Cồn Cỏ của Hồ

Phương,…

Trang 15

4.2 Phóng sự

Phóng sự là một thể ký nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồidào và nóng hổi, không chỉ đưa tin mà còn dựng lại hiện trường cho mọingười quan sát, đánh giá Do đó, nó nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả

và tái hiện sự thật

Ở phương Tây đề ra công thức 5W cho phóng sự (What: cái gì đãxảy ra, Where: xảy ra ở đâu, When: xảy ra khi nào, Who: xảy ra với ai,Why: tại sao lại xảy ra) Tuy nhiên, thật ra đây là những tiêu chuẩn đề racho phương thức luận cứ trong một thiên phóng sự Nội dung chủ yếucủa phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giảiquyết Do đó phóng sự, mặc dù có chất liệu chủ yếu là người thật việcthật, nhưng nó chứa đựng màu sắc chính luận

Cây bút tiêu biểu cho phóng sự là Vũ Trọng Phụng với các tác

phẩm: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy tây, Cơm thầy cơm cô… Cơm thầy

cơm cô là tập phóng sự xuất sắc nhất của Vũ Trọng Phụng đã phơi bày

mặt trái của xã hội thị dân Hà Nội những năm trước cách mạng vớinhững đại diện của nó – những ông chủ, bà chủ hết sức cay nghiệt, đểucán và độc ác Ngòi bút sắc lạnh của Vũ Trọng Phụng đã phanh phui,phơi bày biết bao tấn bi hài kịch xung quanh các mối quan hệ cha – con,

vợ - chồng, chủ - tớ khiến con người ta “ phải hãi hùng, kinh ngạc về loại

người” Ngoài ra còn có Ngô Tất Tố với Dao cầu thuyền tán, Việc làng, Trần Huy Quang với Lời khai của bị can, Trần Khắc với Người đàn bà

quỳ,…

Trang 16

4.3 Nhật kí

Nhật kí là một thể loại kí mang tính chất riêng tư, đời thường nhiềunhất Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác,thì nhật kí lại chỉ để giao lưu với chính mình Là ghi chép của cá nhân về

sự kiện có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian Nhật kí thườngbao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại đề và những suy nghĩ có tính chấtchủ quan về sự kiện Một nhật kí có phẩm chất văn học là khi nó thể hiệnđược một thế giới tâm hồn, qua những sự việc và tâm tình cá nhân tácgiả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề trọng đại đang tồn tại trong

xã hội Trong thực tế có thể có những nhật kí ít có chất văn học như cácnhật kí hành trình (nhật kí hàng hải), nhật kí công tác; và cũng có nhữngtác phẩm có tên nhật kí nhưng nội dung lại không hoàn toàn là nhật kí

(chẳng hạn Nhật kí người điên của Lỗ Tấn, Nhật kí trong tù của Hồ Chí

Minh)

Hồi kí là những ghi chép có tính chất suy tưởng của cá nhân về quákhứ, một dạng gần như tự truyện của tác giả Hồi kí cung cấp những tưliệu của quá khứ mà đương thời tác giả chưa có điều kiện nói được Khácvới nhật kí, do đặc thù thời gian đã lùi xa, sự kiện trong hồi kí có thể bịnhớ nhầm hoặc tưởng tượng thêm mà người viết không tự biết

Các tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Nhật kí

Đặng Thùy Trâm của Đặng Thùy Trâm, Mãi Mãi tuổi hai mươi của

Nguyễn Văn Thạc,…

Ngày đăng: 12/06/2024, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w