Tác phẩm tự sự - Tác phẩm chính luận

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tác phẩm tự sự - Tác phẩm chính luận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÁC PHẨM TỰ SỰ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 2 1. Khái niệm 2 2. Đặc điểm chung 2 2.1. Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống thiên về tính khách quan 2 2.2. Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống ở phạm vi rộng lớn 3 3. Những yếu tố đặc trưng của tác phẩm tự sự 4 3.1. Người kể chuyện 4 3.2. Điểm nhìn trần thuật 5 3.3. Nhân vật tự sự 6 3.4. Cốt truyện 9 3.5. Sự kiện (biến cố) 10 3.6. Lời văn 10 4. Những thể loại tiêu biểu của tác phẩm tự sự. 11 4.1. Anh hùng ca, truyện thơ, thơ trường thiên, thơ ngụ ngôn (Tự sự bằng thơ) 11 4.2. Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn (Tự sự bằng văn xuôi) 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNKHOA SƯ PHẠM

TÁC PHẨM TỰ SỰ - TÁC PHẨM CHÍNH LUẬN

Trang 2

Quy Nhơn, tháng … năm ….

Trang 3

TÁC PHẨM TỰ SỰMỤC LỤC

4 Những thể loại tiêu biểu của tác phẩm tự sự 11

4.1 Anh hùng ca, truyện thơ, thơ trường thiên, thơ ngụ ngôn (Tự sự bằng thơ) 11

4.2 Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn (Tự sự bằng văn xuôi) 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

MỞ ĐẦU

Tác phẩm tự sự là một trong ba thể loại lớn của văn học bên cạnhtrữ tình và kịch Đây là một thể loại tiêu biểu và có vai trò quan trọngtrong quá trình tìm hiểu văn học Vì chúng ta là một sinh viên chuyênngành Sư phạm Ngữ văn nên không thể nào bỏ qua vấn đề này Trongbài thuyết trình, nhóm chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát về tácphẩm tự sự.

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG1 Khái niệm

Trước khi đi vào tìm hiểu thế nào là tác phẩm tự sự, ta hãy cùngđi tìm hiểu qua thế nào là tự sự Theo G.Genette: “Tự sự là trình bàymột sự kiện hay một chuỗi sự kiện có thực hay hư cấu, bằng phươngtiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tự sự.” Tự sự là một trong baphương thức sáng tác chủ yếu của văn học: tự sự, trữ tình, kịch Nếutác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan củatác giả thì tác phẩm tự sự tái hiện lại đời sống trong toàn bộ tính kháchquan của nó.Tự sự được tìm thấy trong nhiều hình thức sáng tạo củanghệ thuật như: âm nhạc, điện ảnh, hội họa,… Điểm khác nhau cơ bảngiữa tự sự văn học và các hình thức tự sự khác đó chính là tự sự văn

Trang 6

học có mức độ hư cấu và mật độ sử dụng các biện pháp nghệ thuật caohơn Tác phẩm tự sự là tác phẩm thiên về việc mô tả, phản ánh đờisống trong sự khách quan của nó, thông qua nhân vật, sự kiện, hành vi,…Và các sự việc xảy ra trong tác phẩm được kể lại bởi một người trầnthuật nào đó.

2 Đặc điểm chung

2.1 Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống thiên về tính khách quan

Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống thiên về tính khách quan thôngqua các sự kiện, nhân vật, biến cố,… Nếu tác phẩm trữ tình phản ánhhiện thực trong sự cảm nhận chủ quan thì tác phẩm tự sự phản ánh đờisống trong tính khách quan Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực quabức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua cácsự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người Tính khách quan ởđây được hiểu với nghĩa là nội dung được phản ánh trong tác phẩmmang tính khách quan so với người kể chuyện Người kể chuyện ở mộtmức độ nào đó đứng bên ngoài câu chuyện được kể Theo Arixtốt, tựsự là người kể chuyện kể về những gì xảy ra bên ngoài mình, khác vớitrữ tình là kể về chính mình với những tình cảm và cảm xúc của mình.Do đó, tính khách quan được hiểu như là hạt nhân tái hiện đời sốngcủa tác phẩm tự sự.

2.2 Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống ở phạm vi rộng lớn

Trang 7

Theo Thep Pospelov, tác phẩm tự sự có thể thu hút vào mìnhmột lượng tính cách, hoàn cảnh, sự kiện, số phận, chi tiết rất lớn.

- Thời gian: Nó có thể kể về những câu chuyện xảy ra hàng bao

thế hệ, hàng chục, hàng trăm năm, như Tam Quốc Diễn Nghĩa của La

Quán Trung kể về thời kỳ hỗn loạn của Trung Quốc từ cuối nhà Hán

đến đầu nhà Tấn (khoảng 90 năm), hay Những người khốn khổ của

VicTor Hugo kể về cuộc đời Jăng Van Jăng từ lúc ông ra tù, đượcgiám mục Miren cứu giúp cho đến lúc ông mất đi (khoảng 30 năm),… - Không gian: Vô cùng rông lớn, ta có thể hình dung ra được một

Pari lộng lẫy nhưng cũng có nhiều góc khuất trong Nhà thờ Đức Bà

Pari, hay một Pertecbua trời hè ngột ngạt, oi bức trong Tội ác và trừngphạt,…

- Nhiều nhân vật, nhiều sự kiện, biến cố để ra một cốt truyện vô

cùng đa dạng, phức tạp, như Tấn trò đời của Banzac có hơn 2000 nhânvật, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần có hơn 400 nhân vật, Thủy hử

của Thị Nại Am có 108 anh hùng Lương Sơn Bạc,… Các nhân vậtđược miêu tả chi tiết, tỉ mỉ ở mọi phương diện như ngoại hình, nộitâm, tính cách, hành động.

Trang 8

3 Những yếu tố đặc trưng của tác phẩm tự sự 3.1 Người kể chuyện

Gần như tác phẩm tự sự nào cũng có hình tượng người trầnthuật Đây là nhân vật do tác giả sáng tạo ra để phân tích, nghiên cứu,khêu gợi, bình luận, làm sáng tỏ mọi quan hệ phức tạp của tác phẩm.Người trần thuật đứng ra kể chuyện, miêu tả, bình luận, triết lý, phântích, bình luận,…thường người trần thuật xuất hiện ở ngôi thứ nhấthoặc thứ ba và có thể kết hợp cả hai Trong tác phẩm tự sự, hình tượngngười trần thuật giữ một vai trò hết sức quan trọng.

Ví dụ:

- Ngôi thứ nhất: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Cố

hương (Lỗ Tấn), Dế Mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài)

- Ngôi thứ hai: thường ít được sử dụng Tác phẩm Ngôi trường

mọi khi (Nguyễn Nhật Ánh) là một ví dụ về cách kể theo ngôi thứ hai

này: “Để đọc câu chuyện này bạn bắt buộc phải tưởng tượng Nếu làcon gái, bạn tưởng tượng ít thôi Nếu là con trai, bạn phải tưởng tượngkhủng khiếp hơn nhiều.”

- Ngôi thứ ba: Thuốc (Lỗ Tấn), Bến quê (Nguyễn Minh Châu),

Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).

Trang 9

- Tác phẩm có cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba: Tố tâm (Hoàng

Ngọc Phách).

3.2 Điểm nhìn trần thuật

- Điểm nhìn trần thuật là vị trí, chỗ đứng của tác giả đối với cácsự vật, hiện tượng trong tác phẩm Điểm nhìn trần thuật thể hiện vị tríngười kể chuyện dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giácác nhân vật và sự kiện

- Điểm nhìn trần thuật có nhiều loại:

+ Điểm nhìn bên ngoài: Người trần thuật miêu tả sự vật từ phíabên ngoài nhân vật, kể những điều nhân vật không biết Chẳng hạn:

Vợ nhặt (Kim Lân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

+ Điểm nhìn bên trong: Kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật Ví

dụ: điểm nhìn từ ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn ThànhLong), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng): Điểm nhìn từ bác Ba,

bạn thân thiết của ông Sáu.

+ Điểm nhìn không gian: Từ đối tượng này sang đối tượng khác + Điểm nhìn thời gian: Nhìn từ thời điểm hiện tại như sự việcđang diễn ra, hay nhìn lại quá khứ, qua màn sương của kí ức Ví dụ:

Trang 10

Tôi đi học (Thanh Tịnh): Nhân vật kể chuyện xưng “tôi” bồi hồi xúc

động nhớ lại những kỉ niệm đẹp, sâu đậm về ngày tựu trường đầu tiên.+ Điểm nhìn tâm lí: Nhìn theo con mắt người từng trải hay kẻ mới

bước vào đời, giới tính nam hay nữ, tuổi tác già hay trẻ Ví dụ: Hai

đứa trẻ (Thạch Lam): Tác phẩm được kể theo ngôi thứ ba, cuộc sống

phố huyện nhìn theo con mắt của Liên – một cô bé mới lớn: những đứatrẻ bới rác khiến Liên xót thương, tội nghiệp, bất lực vì không thể giúpđỡ Nhìn cụ Thi điên, cô thông cảm, thấu hiểu nhưng có chút sợ sệt.

- Điểm nhìn trần thuật có vai trò rất quan trọng, vì xác định đượcđiểm nhìn đúng đắn tác phẩm sẽ trở nên sâu sắc và cuốn hút được đọcgiả Như khi đứng trước một cảnh đẹp thì phải biết chọn một điểmnhìn thích hợp thì mới có thể thấy hết được toàn cảnh và chiều sâu củanó Nếu đứng quá gần, quá xa hoặc lệch phải, lệch trái cũng sẽ làm chophong cảnh mất đi vẻ toàn vẹn, hoàn mỹ

3.3 Nhân vật tự sự

- Nhân vật tự sự là nhân vật thực hiện các sự việc và là ngườiđược thể hiện trong tác phẩm Nhân vật được thể hiện qua các mặt: têngọi, lai lịch, tính cách, hình dáng, hành động, Nhân vật trong tácphẩm tự sự được khắc họa đầy đủ, nhiều mặt và hơn hẳn các nhân vậttrong tác phẩm trữ tình và kịch Nhân vật tự sự có thể được miêu tả cả

Trang 11

bên trong lẫn bên ngoài, cả điều nói ra và điều không nói ra, cả ý nghĩvà cái nhìn, cả tình cảm, cảm xúc, ý thức và vô thức, cả quá khứ, hiện

tại, tương lại Chẳng hạn, nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên

của Nam Cao có hoàn cảnh xuất thân không cha, không mẹ, khôngnhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi, tuổi thơ bơ vơ đi ở hết nhànày đến nhà nọ ; hình dáng: “cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắnghớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sức sẹo, hai con mắt gườmgườm”; hành động: triền miên trong cơn say, rạch mặt ăn vạ, chửi bới,phá phách.

- Nhân vật trong tác phẩm tự sự có vai trò rất quan trọng trongtác phẩm tự sự Nhân vật chính là nơi mang, chứa đựng nội dung phảnánh, tư tưởng, chủ đề tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người,về nhân sinh của nhà văn Vì thế, nhân vật được dựng lên có thể khôngphải là con người thật nên không thể phán xét nó ở ngoài đời mà phảiđặt trong mối quan hệ tình huống truyện của nhà văn

- Về phân loại nhân vật:

+ Nhân vật chính đóng vai trò chủ đạo, xuất hiện nhiều trong tácphẩm, trong câu chuyện liên quan đến các sự kiện chủ yếu của các tácphẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài, tư tưởng hay vấn đề trung

tâm của mình Ví dụ: Thúy Kiều (Truyện Kiều), Chí Phèo (Chí Phèo),Tràng, Thị (Vợ nhặt).

Trang 12

+ Nhân vật trung tâm là các nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuốitác phẩm về mặt ý nghĩa nơi quy tụ mọi mâu thuẫn của tác phẩm thể

hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm ấy Ví dụ: Mị, A Sử (Vợ chồng A

Phủ), Jean Valjean (Những người khốn khổ).

+ Nhân vật phụ là những nhân vật thể hiện tính cách hoặc chỉthấp thoáng trong tác phẩm để làm nổi bật nhân vật chính Ví dụ: Thúy

Vân, Vương Quan (Truyện Kiều),

- Xét nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những đốikháng mâu thuẫn trong tác phẩm gồm: nhân vật chính diện - nhân vậtmang vẻ đẹp lí tưởng quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp được khẳngđịnh đề cao như một tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người

một thời, ví dụ: Đăm Săn (Đăm Săn), Lục Vân Tiên (Lục Vân Tiên);

nhân vật phản diện - nhân vật có tính cách xấu, đáng bị lên án, ví dụ:

Bá Kiến (Chí Phèo), Mtao-Mxây (Đăm Săn),

- Xét về mặt cấu trúc, nhân vật gồm: nhân vật chức năng - không

có đời sống nội tâm, đặc điểm cố định từ đầu đến cuối tác phẩm, tồntại trong đấy chỉ nhằm một số chức năng nhất định, chẳng hạn bà cô

Thị Nở (Chí Phèo), cậu Tân (Tố tâm); nhân vật loại hình - tập trung

những phẩm chất, đặc điểm của một loại người một thời, nhằm kháiquát chung về tính cách điển hình, chẳng hạn cô Tuyết, bà Phó Đoan

(Số đỏ), lão Hạc (Lão Hạc); nhân vật tính cách - nhân vật phức tạp có

cá tính nổi bật, thường có những mâu thuẫn nội tại và có những

Trang 13

chuyển hoá, ví dụ Nhĩ (Bến quê), Thành (Sợi tóc); nhân vật tư tưởng

-đó là nhân vật thể hiện rõ tư tưởng nhà văn, nhân vật này dễ rơi vàocông thức minh hoạ và trở thành phát ngôn của tác giả, chẳng hạn Thứ

(Sống mòn), Điền (Trăng sáng),

3.4 Cốt truyện

- Cốt truyện được coi như xương sống của mọi tác phẩm tự sự.Theo “Từ điển tiếng Việt”: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện, là nòngcốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách nhânvật trong tác phẩm văn học loại tự sự.” Cấu trúc của cốt truyện gồm 5phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút.

- Cốt truyện thực hiện các chức năng rất quan trọng trong tácphẩm: một là gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sửcủa nhân vật, thực hiện khắc họa nhân vật; hai là bộc lộ các xung đột,mâu thuẫn của con người (xã hội, tâm lí, đạo đức, ), tái hiện bức tranhđời sống; ba là tạo ra một ý nghĩa nhân sinh có giá trị nhận thức; bốnlà gây hấp dẫn đối với người đọc.

- Cốt truyện có hai tính chất cơ bản Một là, các sự kiện trongchuỗi có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa, có mởđầu và kết thúc Hai là, cốt truyện có tính liên tục về thời gian Giữacác sự kiện nhân quả nói trên có những khoảng cách thời gian Các

Trang 14

khoảng cách thời gian ấy tạo thành “không gian” quan trọng củatruyện để nhà văn miêu tả, phân tích, bình luận,…Các tác phẩm tự sựhiện đại phá vỡ tuyến tính và tính thống nhất về thời gian của cốttruyện truyền thống, phá vỡ tính thống nhất về nhân quả và tính liêntục về thời gian Truyện hiện đại thiên về tính không gian và tính đồngđại trong các mối liên tưởng, hồi tưởng, lắp ghép chiếm ưu thế…

3.5 Sự kiện (biến cố)

Sự kiện là nền tảng của tự sự, nó tạo nên chuyện, câu chuyện, cốttruyện, không có sự kiện thì không có tự sự Mặt khác, sự kiện là mốiliên hệ của thế giới, cho thấy các phương diện khác nhau của nó Theomối liên hệ của sự kiện, tác giả dẫn dắt người đọc đi về những miềnkhác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm chìm trong hiện tại, có thểlướt qua mặt này mà tập trung vào mặt kia Chính vì vậy, so với tácphẩm trữ tình hay kịch thì tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế

bởi không gian và thời gian Trong Truyện Kiều, biến cố oái ăm, bi

kịch đầu tiên đối với gia đình họ Vương là bị thằng bán tơ vu oan,Kiều đã bán mình chuộc cha để rồi những bi kịch liên tiếp diễn ratrong chặng đường mười lăm năm lưu lạc.

3.6 Lời văn

- Lời văn trong tác phẩm tự sự chủ yếu là lời văn kể chuyện,miêu tả Nó có thể được viết bằng văn vần hoặc văn xuôi nhưng baogiờ cũng hướng người đọc đến đối tượng mà nó miêu tả.

Trang 15

- Lời nói của nhân vật trong tác phẩm tự sự là một bộ phận củavăn tự sự, do đó nó thường được giải thích, cắt nghĩa trước khi nhânvật phát biểu Ðiều này khác với tác phẩm kịch và tác phẩm trữ tình.

4 Những thể loại tiêu biểu của tác phẩm tự sự.

4.1 Anh hùng ca, truyện thơ, thơ trường thiên, thơ ngụ ngôn (Tựsự bằng thơ)

4.1.1 Anh hùng ca (còn gọi là sử thi)

- Về khái niệm: “Anh hùng ca là loại tác phẩm tự sự dài xuấthiện rất sớm trong lịch sử văn học các dân tộc nhằm ngợi ca những sựnghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với mộtdân tộc trong buổi bình minh của lịch sử” (Từ điển thuật ngữ văn học).“Anh hùng ca là những án thơ ca thuật lại lịch sử kỳ vĩ, sự hình thànhđất nước, dân tộc, đúc kết những điều truyền thuyết và những mẫuthần thoại ở nhiều địa phương, của nhiều thị tộc, nhiều bộ lạc thành hệthống rộng lớn để miêu tả nguồn gốc của vũ trụ, đất nước, nguồn gốcloài người, nguồn gốc dân tộc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quốc giatrong buổi bình minh của lịch sử ” (GS Đinh Gia Khánh).

- Anh hùng ca ra đời từ rất sớm như: Iliat, Ôđixê (TK IX-VIIItrước CN); Mahabharata (TK V trước CN); Ramayana (TK III-IItrước CN), ở Việt Nam, anh hùng ca Đăm Săn, Xinh Nhã cũng ra đời

rất sớm.

Trang 16

- Anh hùng ca là một tác phẩm bằng thơ có dung lượng lớn Anhhùng ca là tác phẩm kể về quá khứ anh hùng của một dân tộc với nhiềunhân vật, nhiều sự kiện, biến cố, cho nên dung lượng của sử thi rất đồ

sộ: Iliat có 15683 câu thơ, Ođixê có 12110 câu thơ, Ramayana có24000 câu thơ đôi và Mahabharata có 110000 câu thơ đôi.

4.1.2 Truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên4.1.2.1 Truyện thơ

- Truyện thơ là tác phẩm tự sự bằng thơ dài, trong đó yếu tốtruyện thường đậm nét hơn Điều đó được thể hiện ở các phương diện:+ Tính cách nhân vật nổi bật: Nhân vật được miêu tả chi tiết, tỉmỉ ở cả ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động,…(các nhân vật

trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,…)

+ Cốt truyện có nhiều sự kiện, biến cố được tổ chức chặt chẽ Do

vậy dung lượng tác phẩm thường lớn: Truyện Kiều có 3254 câu, Lục

Vân Tiên có 2082 câu,…

4.1.2.2 Trường ca

- Trường ca là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn, ở đó có sựkết hợp hài hòa giữa chất truyện (có cốt truyện) và chất chữ tình (cảmxúc cá nhân trước các sự kiện lịch sử xã hội lớn lao)

Trang 17

- Có nhiều thể trường ca khác nhau :

+ Trường ca thể hiện đề tài lịch sử toàn dân là loại tiêu biểu nhất

(Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn , trường ca Mặt đường khát vọng

của Nguyễn Khoa Điềm, )

+ Trường ca thể hiện đề tài lịch sử tôn giáo (Thần Khúc củaĐantê, Giải phóng Giêrudalem của T.Taxô…)

+ Trường ca lãng mạn (Du kí Traiđơ Harôn, Đông Juang của

Bairơn…)

+ Trường ca hiện thực (Người kị sĩ đồng của Puskin, Con quỷ

của Lecmôntốp…)

4.1.2.3 Thơ trường thiên

Thơ trường thiên là tác phẩm thơ dài, có sự kiện, tình tiết nhưng

đậm chất chữ tình hơn, như: Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm (412câu); Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều (356 câu); Tự tình khúc

của Cao Bá Nhạ (602 câu),…

4.1.3 Truyện Ngụ Ngôn

- Đây là thể loại tự sự có chứa đựng một mẫu chuyện có ngụ ý xaxôi, bóng gió, thường dùng các loại vật, đồ vật, cây cỏ,…để gián tiếp

Trang 18

nói chuyện con người, nêu lên những bài học kín đáo Ngụ ngôn cũngcó thể mang nội dung giễu cợt nhân tình thế thái, đả kích giai cấpthống trị Do đó nó có phần gần gũi với chuyện cười, trở thành một vũkhí đấu tranh giai cấp tích cực.

- Tác phẩm ngụ ngôn thường có hai phần: Phần đầu là chuyện kểvề các loài vật và phần sau là phần nêu ra các bài học luân lý kín đáo.Các tác phẩm ngụ ngôn tiêu biểu nhất xưa nay là ngụ ngôn của Êdốp(Hy Lạp); Laphôngten (Pháp); Trang Tử, Hàn Phi Tử (Trung Quốc);Ngụ ngôn dân gian Việt Nam,…

4.2 Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn (tự sự bằng văn xuôi)4.2.1 Tiểu thuyết

Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiệnthực đời sống ở mọi giới hạn không gian, thời gian; phản ánh số phậncủa nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêutả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng (Từđiển thuật ngữ văn học).

4.2.2 Truyện vừa

Truyện vừa là hình thức tự sự cỡ trung bình Ranh giới giữa tiểuthuyết và truyện vừa chỉ là tương đối Cơ sở để xác định một phần căncứ vào dung lượng, phần quan trọng là ở phương diện trần thuật:truyện vừa trần thuật cô đọng, hàm súc hơn tiểu thuyết Do vậy, truyện

Trang 19

vừa thường phù hợp với các tác phẩm tự truyện hoặc tác phẩm viết vềtấm gương anh hùng nhân dân…

4.2.3 Truyện ngắn 4.2.3.1 Khái niệm

Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự, tức làdùng lời kể để tái hiện lại những việc làm, những biến cố,…nhằmdựng lại một cuộc đời, một số phận Nội dung của truyện ngắn cũng kểvề người và việc giống như truyện vừa hoặc tiểu thuyết, nhưng khác ởchỗ là số trang viết không nhiều, chỉ từ vài trang đến vài chục trang trởlại Truyện cực ngắn có khi chỉ vài trăm chữ

Đặc điểm thứ ba là truyện ngắn là có sự kiện, có cốt truyện,nhân vật ít, tập trung vào tình huống truyện, phương thức phản ánh đểbộc lộ tính cách, số phận của nhân vật Với dung lượng nhỏ hơn truyện

Ngày đăng: 14/06/2024, 22:25

Tài liệu liên quan