1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sai lệch xã hội trong xã hội học của emily durkheim qua nghiên cứu 2 tác phẩm tự tử và phân công lao động trọng xã hội

38 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 440,06 KB

Nội dung

Nhà xã hội học Pháp đầu tiên muốn đặt cho cuốn sách “Phân công lao động trong xã hội” của mình dưới tựa đề “Mối quan hệ giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa xã hội”, hoặc là “Mối quan hệ

Trang 1

Chương 2

QUAN ĐIỂM SAI LỆCH XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM

“PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG XÃ HỘI” (1893)

VÀ “TỰ TỬ” (1897)

2.1 TÁC PHẨM “PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG XÃ HỘI” (1893) 2.1.1 Giới thiệu tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” (1893) Trước hết, cần đề cập đến nguồn gốc tài liệu sử dụng cho việc khảo sát và nghiên cứu đề tài Tài liệu chúng tôi đang sử dụng ở đây là toàn văn tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” của E Durkheim bằng tiếng Nga [102], được A B Gofman dịch ra từ tiếng Pháp và B B Capov viết nhận xét đánh giá Sách được xuất bản (lần thứ 2) ở Matxcơva năm 1996, do Nhà xuất bản “Kanon” tiến hành, bao gồm 432 trang Cuốn sách được xuất bản trong Bộ sách kỷ niệm liên quan đến Lịch sử xã hội học Bộ sách được thực hiện từ năm 1993

Эмиль Дюркгейм О разделении общественного труда / Перевод с французского А Б Гофмана, примечания В В Сапова.– М.: Канон, 1996.– 432 с.– (История социологии в памятниках) ISBN 5-88373-036-1

(Cần nói thêm, ngoài bản dịch tiếng Nga chủ yếu nói trên, chúng tôi còn tham khảo thêm bản dịch tiếng Anh [86] và ít nhiều có sự đối chiếu giữa chúng)

Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Thời kỳ giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Bordeaux, E Durkheim đã cho ra đời ba tác phẩm quan trọng Tác phẩm lớn đầu tiên công bố vào những năm 90 (Thế kỷ 19)

là Luận án tiến sĩ - cuốn sách “Phân công lao động trong xã hội" (1893), trong đó ông trình bày cương lĩnh chính trị - xã hội của mình

Trang 2

Nhà xã hội học Pháp đầu tiên muốn đặt cho cuốn sách “Phân công lao động trong xã hội” của mình dưới tựa đề “Mối quan hệ giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa xã hội”, hoặc là “Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội”, với ý định xem xét những mối quan hệ này trong sự phát triển lịch sử của chúng và chỉ ra xã hội hiện đại với sự phân chia các chức năng xã hội của nó giải quyết vấn đề cá nhân như thế nào và cần phải giải quyết nó ra sao Toàn bộ sáng tạo trong tác phẩm này của E Durkheim, về thực chất, là dành cho vấn đề đoàn kết xã hội Kết cấu tác phẩm Tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” của E Durkheim bao gồm phần Dẫn luận, 3 Cuốn sách và phần Kết luận Trong phần Dẫn luận tác giả trình bày sự phát triển của phân công lao động trong xã hội; đặc điểm chung của hiện tượng này Từ đó dẫn đến vấn đề: chúng ta có cần phải phụ thuộc vào (quá trình) chuyển động này không hay là chống lại nó, nói cách khác, (đây là) vấn đề đạo đức của sự phân công lao động Tác giả còn đề cập đến tính không xác định trong nhận thức đạo đức của vấn đề này; những quyết định mâu thuẫn được đưa ra đồng thời Phương pháp (để) vượt qua sự không xác định này cũng được nêu ra trong phần Dẫn luận này Và kết thúc phần Dẫn luận là nói về việc nghiên cứu sự phân công lao động ở trong nó và cho nó [102; 86] Trong phần nội dung chính gồm 3 cuốn sách Cuốn sách I với tên gọi

“Chức năng của sự phân công lao động” bao gồm 7 chương Chương I nói về “Phương pháp định nghĩa chức năng này (phân công lao động)” Chương II đề cập đến “Đoàn kết cơ học (máy móc), hay là đoàn kết theo sự tương đồng (giống nhau)” Chương III trình bày vấn

đề “Đoàn kết được tạo nên bởi sự phân công lao động, hay là đoàn kết hữu cơ” Chương IV có tên gọi khá trừu tượng: “Minh chứng khác của cái (kết luận) trước đó” Chương V – đó là “Sự tăng lên vượt trội của đoàn kết hữu cơ và hậu quả của nó” Chương VI là phần tiếp theo của chương V với cùng tên gọi “Sự tăng lên vượt trội của đoàn kết hữu cơ và hậu quả của nó” Trong chương VII, cũng là chương cuối cùng, tác giả tiến hành phân tích “Đoàn kết hữu cơ và đoàn kết theo thỏa thuận” Cuốn sách II “Các nguyên nhân và điều kiện” bao gồm

5 chương Chương I nói về “Tiến bộ của sự phân công lao động và tiến bộ của hạnh phúc…” Chương II đề cập đến “Các nguyên nhân” Chương III trình bày “Những sự kiện thứ yếu (thứ hai) Tính không

Trang 3

xác định của ý thức tập thể tăng lên và những nguyên nhân của nó” Chương IV tiếp tục “Những sự kiện thứ yếu Tính lỗi thời (di sản)” Chương V là “Những hậu quả của (kết luận) trước đó” Cuốn sách III

“Các hình thức (hình thái) phi chuẩn” bao gồm 3 chương Chương I tác giả trình bày “Sự phân công lao động phi chuẩn” Trong Chương II tác giả đề cập “Sự phân công lao động bắt buộc” Và ở Chương III tác giả nói đến “Hình thức phi chuẩn khác” Trong phần Kết luận của cuốn sách, E Durkheim nói về: 1) giải pháp cho vấn đề thực tiễn được đặt ra ban đầu Quy tắc, mà cho phép chúng ta thực hiện các đặc tính kiểu tập thể, có chức năng bảo đảm mối liên kết xã hội; mặt khác, nó (quy tắc) cũng có thể đối địch với nhiệm vụ của mình một cách đạo đức, chỉ vì nó mang đặc điểm đạo đức Nhưng quy tắc, mà cho phép chúng ta được chuyên môn hóa, cũng có chức năng này, nghĩa là nó cũng có giá trị đạo đức; 2) phân công lao động không làm giảm đi ý nghĩa tính cách cá nhân; 3) phân công lao động làm nảy sinh sự đoàn kết chỉ trong trường hợp, khi nó đồng thời tạo ra quyền lợi và đạo đức [102; 86]

Tóm tắt nội dung tác phẩm Nội dung chính yếu trong tác phẩm

“Phân công lao động trong xã hội” - đó là đoàn kết xã hội và sự phân công lao động xã hội, cùng chức năng của phân công lao động xã hội Quan điểm sai lệch xã hội của E Durkheim được thể hiện một cách rõ nét nhất là trong Cuốn sách III khi E Durkheim dành cho việc nghiên cứu những “hình thái phi chuẩn” của sự phân công lao động, nghĩa

là những hình thái mà ở đó sự phân công lao động có thể được xem như là “đi chệch khỏi đường hướng tự nhiên của mình, đi chệch khỏi

sự tạo lập (hình thành) đoàn kết hữu cơ” [102, 283; 86]

2.1.2 Phân tích quan điểm sai lệch xã hội trong tác phẩm

Trước khi đi sâu tìm hiểu quan điểm sai lệch xã hội của E Durkheim trong tác phẩm này, chúng ta đề cập đến nội dung chính yếu trong tác phẩm Đó là đoàn kết xã hội và sự phân công lao động xã hội, cùng chức năng của phân công lao động xã hội, được thể hiện chủ yếu qua Cuốn sách I và II

Toàn bộ sáng tạo trong tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” của E Durkheim, về thực chất, là dành cho vấn đề đoàn kết xã

Trang 4

hội Câu hỏi những mối quan hệ nào liên kết mọi người lại với nhau

đã được E Durkheim cụ thể hóa Và cụ thể hóa cả định nghĩa thế nào

về bản chất và chức năng của đoàn kết xã hội trong xã hội “phát triển” hiện đại, và giải thích ra sao sự biến đổi mang tính lịch sử từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác Chủ đề chính của

E Durkheim nằm ở chỗ là sự phân công lao động, mà ông hiểu một cách cơ bản là sự chuyên môn hóa nghề nghiệp, “ngày càng thể hiện vai trò mà ý thức chung chưa bao giờ thực hiện; nó chủ yếu cùng nhau nâng đỡ tất cả các tổ hợp xã hội nên những hình thức cao nhất” [102, 137; 86] Phân công lao động là quá trình duy nhất mà kết nối nguyên tắc mối liên kết xã hội với nguyên tắc cá nhân hóa cá tính, và

ở đây, theo ý kiến E Durkheim, đó là ý nghĩa mang tính nền tảng của quá trình này Vậy phân công lao động quy định đoàn kết xã hội bằng cách nào? E Durkheim đặt ra cho mình những nhiệm vụ sau: 1) Nghiên cứu chức năng phân công lao động xã hội, nghĩa là nó đáp ứng nhu cầu xã hội nào; 2) Đi tìm những nguyên nhân và điều kiện

mà nó phụ thuộc vào; 3) Phân loại những “hình thái phi chuẩn” chính yếu của nó, bởi vì, theo ý kiến của ông, “ở đây, cũng như trong sinh học, cái bệnh lý sẽ giúp chúng ta hiểu hơn cái sinh lý học” [102, 32; 86] Viện dẫn các nhà nghiên cứu tự nhiên và kinh tế,

E Durkheim cho rằng phân công lao động là “sự kiện sinh học chung, mà điều kiện của nó, có lẽ, cần phải tìm trong các đặc tính đang tồn tại của vật chất có tổ chức Phân công lao động xã hội chỉ là một phần hình thái của quá trình chung này, là một trong những cơ

sở nền tảng của tổ chức xã hội” [102, 3; 86] Nó vốn không chỉ trong thế giới kinh tế, mà còn có ở tất cả các lĩnh vực khác nhau nhất của đời sống xã hội, chính trị, pháp luật, hành chính, cũng như khoa học

và nghệ thuật E Durkheim đặt cho mình nhiệm vụ là thiết lập: “sự phân công lao động, là quy luật của tự nhiên, có thể hiện được hay không cả quy tắc đạo đức của hành vi con người” [102, 3; 86] Vấn đề đoàn kết xã hội được E Durkheim phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau và lý giải khác nhau Khía cạnh đầu tiên, trong việc dẫn giải đoàn kết xã hội của xã hội hiện đại từ sự kiện phân công lao động, được nghiên cứu chủ yếu từ quan điểm đạo đức Việc trao đổi hoạt

Trang 5

động của con người, và những sản phẩm của nó nói lên rằng các thành viên xã hội phụ thuộc lẫn nhau, bởi vì mỗi người trong số họ không hoàn thiện nếu tách biệt nhau ra Chức năng của phân công lao động xã hội là liên kết các cá nhân, bảo đảm thống nhất bộ máy xã hội, tạo lập tình cảm đoàn kết Đoàn kết được E Durkheim xem như nguyên tắc đạo đức cao nhất, cũng là giá trị tổng hợp cao nhất được tất cả các thành viên xã hội công nhận, mà còn bởi vì “nhu cầu về trật

tự xã hội, về sự hài hòa, sự đoàn kết được mọi người cho là nhu cầu đạo đức” [102, 49; 86] Như vậy, ngay chính sự phân công lao động cũng có tính đạo đức Kiểu chứng minh được E Durkheim áp dụng ở đây là sự tán đồng đối với giá trị đạo đức cao nhất, được công nhận chung và không tạo nên bất kỳ ở ai sự nghi ngờ E Durkheim đặc biệt chú ý khía cạnh đoàn kết trong phân công lao động ở xã hội đương thời, bỏ lại phía sau những vấn đề đối kháng lao động và tư bản, “tính chất bắt buộc” của lao động, các cuộc khủng hoảng đạo đức và kinh tế của thế giới tư bản Đề cập những vấn đề này ở cuối cuốn sách, ông có khuynh hướng xem xét chúng như sự đi chệch khỏi chuẩn mực, như là kết quả của sự điều tiết không đầy đủ các mối quan hệ giữa các giai cấp cơ bản trong xã hội, như là yếu tố không lành mạnh trong cuộc sống xã hội, mà xã hội đó tổng thể được xem như sự thống nhất, kết dính, nguyên vẹn, có tính đoàn kết, vốn được giữ gìn bởi các thời đại trước đó Sự phân công lao động – đó như là cơ chế mà trong xã hội hiện đại làm mất đi phần đáng kể sức mạnh kết dính của ý thức chung, ý thức tập thể, ý thức tôn giáo, nó tạo lập mối liên hệ xã hội mong muốn, sự đoàn kết giữa các giai cấp, mối liên hệ mà bù đắp những thiệt hại tạo bởi chuyên môn hóa quá sâu Như vậy, khái niệm đoàn kết trở thành trung tâm trong phân tích phân công lao động

E Durkheim đã đưa ra quan niệm của mình về xã hội đoàn kết cơ học và xã hội đoàn kết hữu cơ như hai mắt nối của sợi xích tiến hóa thống nhất E Durkheim đề nghị gọi sự đoàn kết mà thống trị ở các

xã hội chưa phát triển, thiếu trật tự là đoàn kết cơ học (tương tự với mối liên hệ mà tồn tại giữa các phân tử của vật thể vô tổ chức, không

có khuôn mặt riêng biệt và gắn kết thuần túy máy móc) Đây là dạng

Trang 6

đoàn kết gắn cá nhân với xã hội một cách trực tiếp, “không có bất kỳ

sự trung gian nào” [102; 86] Đoàn kết cơ học – đó là đoàn kết “kiểu tập thể” [102; 86], được xác định bởi sự giống nhau, tương tự của các cá nhân tạo lập nên nó, bởi sự như nhau của các chức năng xã hội mà họ thực hiện, bởi sự không phát triển các đặc điểm cá tính Cá nhân trong xã hội như vậy không thuộc về chính mình, cá nhân là “đồ vật được xã hội bố trí” [102, 103; 86] Đoàn kết cơ học chỉ có thể tồn tại đến chừng nào mà cá nhân còn bị tập thể hấp thụ “Ý thức cá nhân…

là hệ quả đơn giản của kiểu tập thể” [102, 103; 86], còn sức mạnh đoàn kết cơ học cân xứng ngược lại với sự phát triển ý thức cá nhân Đoàn kết cơ học tương ứng với cấu trúc xã hội nhất định, hay như theo E Durkheim định nghĩa, là “hình thái học xã hội” Nó có đặc điểm như là hệ thống các phân khúc đặc trưng mà phân chia xã hội

ra thành các phần bé nhỏ với mức độ phụ thuộc lẫn nhau rất thấp Trong quan hệ kinh tế các phân khúc riêng biệt gần như mang tính tự trị; còn trong tổ chức xã hội của họ là sự vượt trội của mối quan hệ bộ tộc và dòng họ Trong những phân khúc nhỏ hẹp này không có khả năng, không có nhu cầu hình thành và phát triển phân công lao động Tính cộng đồng kiểu này tạo nên nền văn hóa của mình gần như là tự lập và sinh sống chủ yếu trong những đường biên giới riêng biệt Cuối cùng là, cấu trúc xã hội phân khúc có lượng tài sản và tỷ lệ kết dính đạo đức tương đối thấp, bởi vì các xã hội kém phát triển thường phổ biến ở những vùng lãnh thổ rộng lớn E Durkheim đã tìm thấy chỉ báo khách quan, “biểu tượng thấy được” của sự đoàn kết trong pháp luật Đối với đoàn kết cơ học có đặc điểm là quyền trấn áp, mà nhiệm vụ của nó là trừng phạt nghiêm khắc cá nhân vi phạm pháp luật Sức mạnh ý thức tập thể tìm được cách thể hiện trong quyền trấn áp, như thể được đo bằng quyền trấn áp

Như vậy, dấu hiệu chính, khác biệt của xã hội mà vốn có đoàn kết cơ học, là ý thức chung, ý thức tập thể “Toàn bộ niềm tin và tình cảm, mà chung ở mức độ trung bình cho tất cả thành viên của một và chính xã hội đó, đã hình thành nên một hệ thống nhất định, có đời sống riêng của mình; có thể gọi nó là ý thức tập thể, hay là ý thức chung” [102, 64; 86] E Durkheim đã thiết lập sự phụ thuộc chức

Trang 7

năng giữa sức mạnh của các mối liên hệ xã hội, mang đặc tính của đoàn kết cơ học, với những đặc điểm của ý thức tập thể như khối lượng tương đối, cường độ và tính xác định nhiều hay ít Sự đoàn kết

sẽ mạnh hơn trong trường hợp nếu khối lượng ý thức tập thể trùng với khối lượng của các ý thức cá nhân, nếu ý thức tập thể có cường

độ mạnh hơn và tính xác định rõ hơn Niềm tin và tập quán càng phức tạp và bảo thủ, thì nơi chốn và khả năng cho các sai lệch cá nhân càng ít đi Nơi mà đoàn kết cơ học thống trị, ý thức tập thể được tăng cường và mạnh mẽ, ý thức tập thể sẽ quy định đời sống của các

cá nhân, tính cá nhân sẽ ít khác biệt với tính tập thể, uy thế tập thể sẽ

là tuyệt đối Xem xét nội dung của ý thức tập thể, E Durkheim khẳng định rằng, ý thức tập thể hoàn toàn và tuyệt đối mang tính tôn giáo Tôn giáo bao trùm toàn bộ đời sống xã hội, thể hiện qua các tập quán

và nghi lễ E Durkheim đã đưa ra luận điểm rằng, ở đâu mà một nhóm người có chính kiến mạnh mẽ thì chính kiến đó không tránh khỏi mang tính tôn giáo Theo ông, đặc điểm chung duy nhất, không trừ ngoại lệ nào, của tất cả niềm tin và tình cảm tôn giáo là “chúng đều là có tính chất chung cho một số lượng cá nhân xác định sống cùng với nhau, và… có tính tích cực trung bình khá cao” [102, 134; 86] Như vậy, E Durkheim đã đồng nhất tính xã hội và tính tôn giáo: “Tất

cả đều có tính xã hội, tính tôn giáo; cả hai từ bản chất là đồng nghĩa” [102, 134; 86] Tôn giáo trong cách hiểu truyền thống, theo khẳng định của E Durkheim, đang ngày càng trở thành một phần nhỏ bé của đời sống xã hội do hậu quả của việc chuyển đổi xã hội từ kiểu phân khúc sang “kiểu hữu cơ” [102, 134; 86] Kiểu xã hội phân khúc vẫn không hoàn toàn biến mất E Durkheim không phải một lần chỉ

ra rằng, các kiểu của hai xã hội khác nhau không hoàn toàn là “thuần túy”, rằng “đó là hai mặt của một và chỉ một hiện thực” [102; 86] Tuy nhiên, xã hội dần dần có những nét ngày càng mới hơn Biên giới của những phân khúc địa phương bị phá vỡ, cũng như rất nhiều những mối liên hệ xã hội bắt đầu phát triển Các phương tiện và đường dây thông tin tăng lên, các thành phố mà dân chúng tập trung ngày càng đông mọc lên, mật độ dân số tăng lên cùng với khối lượng vật chất và tinh thần, dẫn tới việc phát triển phân công lao động ngày càng rộng

Trang 8

rãi hơn Sự phát triển phân công lao động là nhân tố trực tiếp và chính yếu phá vỡ ý thức tập thể thống nhất Bởi vì con người trong xã hội thực hiện những chức năng chuyên môn, bởi vì cuộc sống của họ

từ khi sinh ra đến lúc mất đi không bị giới hạn bởi một phạm vi xã hội đơn nhất với tầm hoạt động nhỏ hẹp, ý thức chung mất đi sức mạnh của mình, nó bị khác biệt hóa theo chức năng, để phù hợp với

sự phân công lao động khác biệt hơn và tổ chức xã hội phức tạp hơn

Xã hội mà ở đó mỗi cá nhân thực hiện một chức năng chuyên biệt, phù hợp với sự phân công lao động xã hội, nhắc nhớ tới một cơ thể sống, vì vậy E Durkheim gọi kiểu đoàn kết mới xuất hiện trong xã hội là đoàn kết hữu cơ Sự phân công lao động quy định sự phát triển ở các cá nhân riêng biệt mọi khả năng cá tính và tài năng của họ Bây giờ mỗi cá nhân là một cá tính, và họ ý thức được rằng mỗi người phụ thuộc vào cá nhân khác và họ gắn bó với nhau bởi một hệ thống thống nhất các mối quan hệ xã hội, được tạo bởi sự phân công lao động, xuất hiện tình cảm đoàn kết, mối liên hệ của mình với xã hội,

“do phân công lao động trở thành nguồn gốc quan trọng của đoàn kết xã hội, nên nó đồng thời trở thành nền tảng của trật tự đạo đức” [102, 324; 86] Đoàn kết hữu cơ phù hợp với quyền hồi phục, mà chức năng xã hội của nó nằm ở chỗ “khôi phục lại trật tự trước đây của các

sự vật, đưa những mối quan hệ bị vi phạm về với hình thức chuẩn mực của chúng” [102, 53; 86] Quyền hồi phục không kéo “theo mình một cách cần thiết những nỗi đau khổ của cá nhân” [102, 53; 86] Là chỉ báo của sự đoàn kết xã hội, quyền hồi phục bao gồm “quyền công dân, thương mại, tố tụng, hành chính, hiến pháp” [102, 54; 86] Như vậy, những mối quan hệ, được điều chỉnh bởi quyền hồi phục,

là những mối quan hệ phối hợp E Durkheim còn gọi đó là quyền hợp tác

Ý thức tập thể trong đoàn kết hữu cơ tiếp nhận thêm những hình thức mới và thay đổi nội dung của mình Nó giảm đi về khối lượng, trở thành ý thức của một phần rất nhỏ xã hội phát triển, giảm đi cường độ của nó, hạ thấp mức độ xác định [102, 122; 86] Về nội dung, ý thức tập thể biến thành cái thế tục (phi tôn giáo) hơn, duy lý hơn, được định hướng hơn đến cá nhân Bởi vì ngày càng tăng lên ý

Trang 9

nghĩa nhân tố cá nhân, “cái mà trở thành khách thể không phải là những sự vật mang tính xã hội, mà là mang tính cá nhân” [102, 133; 86] Lĩnh vực tôn giáo ngày càng bị rút gọn hơn, “điều đó có nghĩa cường

độ trung bình của ý thức chung ngày càng giảm đi” [102, 135; 86] Khi niềm tin và tập quán tiếp nhận ngày càng ít đi tính chất tôn giáo, thì

sẽ phát triển một tôn giáo mới, mà đối tượng của nó là cá nhân

“Theo mối quan hệ đối với phẩm chất cá nhân, chúng ta đã có một sự tôn thờ của mình, mà sự tôn thờ này, như bất kỳ sự tôn thờ nào khác,

đã có những điều mê tín của mình Điều đó chính là niềm tin chung” [102, 137; 86] Cuối cùng, trong sự phù hợp với sự tăng lên của quy

mô xã hội, ý thức xã hội ngày càng mang tính chất trừu tượng, đạo đức càng trở nên có tính tổng hợp, loài người nói chung trở thành lý tưởng tập thể [102, 328; 86]

Quan điểm sai lệch xã hội của E Durkheim được thể hiện một cách rõ nét chính là trong Cuốn sách III – Những hình thái “phi chuẩn” Kiên quyết đấu tranh vì quyền tồn tại của xã hội học với tư cách là một khoa học độc lập, E Durkheim đã tập trung nghiên cứu một vấn

đề cốt lõi của kinh tế học là sự phân công lao động trong xã hội (1893), mà trong đó ông đã đặt ra một mục tiêu nghiên cứu to lớn là chỉ ra nguyên nhân xã hội và chức năng xã hội của sự kiện phân công lao động Trong cuốn sách thứ III này, E Durkheim dành cho việc nghiên cứu những “hình thái phi chuẩn” của nó, nghĩa là những hình thái mà ở đó sự phân công lao động có thể được xem như là đi chệch khỏi đường hướng tự nhiên của mình, đi chệch khỏi sự tạo lập (hình thành) đoàn kết hữu cơ [102, 283; 86]

Sự phân công lao động trong xã hội đã thực hiện chức năng tạo

ra sự đoàn kết xã hội và củng cố tinh thần đoàn kết xã hội Khi nào sự phân công lao động trong xã hội không làm tròn chức năng đoàn kết

xã hội thì có nghĩa là xã hội rơi vào trạng thái bất bình thường, khủng hoảng Như vậy, nhà xã hội học, giống như người thầy thuốc, có nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng khủng hoảng, xác định “bệnh tật” của xã hội, để góp phần đưa ra cách cứu chữa, nhằm giúp cơ thể xã hội trở lại bình thường, lành mạnh, khỏe mạnh E Durkheim đã chia

Trang 10

ra “các căn bệnh” của chủ nghĩa tư bản, đó là: 1) Sự phi chuẩn mực (anomie); 2) Sự bất bình đẳng xã hội; và 3) Tổ chức phân công lao động không thích hợp Nói cách khác, xuất phát từ quan niệm cho rằng, sự phân công lao động bình thường là sự phân công đảm bảo được sự đoàn kết xã hội, E Durkheim đã chỉ ra ba hình thức phân công lao động bất bình thường do không thực hiện được chức năng đoàn kết xã hội Cụ thể là ba hình thức phân công lao động bất thường như sau:

Thứ nhất, sự phân công lao động phi chuẩn (mực) Theo tác giả, đó

là những hình thái phi chuẩn, khi mà sự phân công lao động không tạo sinh ra tình đoàn kết, và cần thiết phải nghiên cứu chúng Cụ thể trong phần này E Durkheim trình bày những vấn đề sau: “I Những trường hợp phi chuẩn trong đời sống kinh tế: tất cả các cuộc khủng hoảng công nghiệp diễn ra tùy theo mức độ phân công lao động; sự đối kháng giữa lao động và tư bản Cũng rất chính xác là sự thống nhất của khoa học bị mất

đi do mức độ chuyên môn hóa của sự lao động khoa học II Lý thuyết, mà theo đó những hậu quả này là bản chất bên trong của sự phân công lao động Theo Kont, thuốc chữa là ở sự phát triển mạnh mẽ cơ quan chính phủ (chính quyền) và ở sự khẳng định tính triết học của khoa học Sự bất lực của

cơ quan chính phủ trong điều tiết các chi tiết của đời sống kinh tế; triết học của khoa học – (đó là) bảo đảm sự thống nhất của tri thức III Nếu trong tất

cả các trường hợp này các chức năng không hòa hợp, thì đó là bởi vì các quan hệ không được thể chế (quy định) hóa Cần thiết phải có các quy định Như trong tình trạng chuẩn mực nó (sự quy định) cần xuất phát từ sự phân công lao động Nó còn không đầy đủ trong những ví dụ đã dẫn Sự phi chuẩn xảy ra là bởi vì các cơ quan đoàn kết không ở trong sự giao tiếp đầy

đủ hoặc trong sự giao tiếp không đủ liên tục Sự giao tiếp như vậy là bình thường Như vậy, sự phân công lao động, khi nó là chuẩn mực, sẽ không khép kín cá nhân trong một dạng công việc, khi không cho thấy điều gì sau giới hạn của nó.” [102; 86]

E Durkheim cho rằng việc giải thích sự phi chuẩn (mực), tức là tình trạng xã hội, mà ở đó thiếu vắng sự điều tiết rõ ràng của đạo đức hành vi con người, cần phải tìm kiếm trong sự không hoàn thiện của các quy tắc điều hòa các mối quan hệ giữa các chức năng xã hội, mà

Trang 11

chúng “không thích hợp với nhau” [102, 284; 86] Hậu quả của việc này sẽ diễn ra sự vi phạm đoàn kết hữu cơ, mà đặc biệt trong thời gian khủng hoảng kinh tế hay thương mại được thể hiện rõ ràng trong “sự đối kháng lao động và tư bản” Sự hỗn loạn kinh tế và xung đột giai cấp là kết quả của nhịp độ phát triển công nghiệp nhanh chóng, cũng như sự bất bình đẳng của các cơ hội (các khả năng) và

“điều kiện ngoại cảnh” Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường việc sản xuất trở nên không kiểm soát nổi và không điều tiết nổi Với

sự phát triển của nền đại công nghiệp, mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và công nhân cũng biến đổi đi Các nhu cầu của công nhân tăng lên, máy móc ngày càng thay thế con người, “công nhân được tuyển mộ… bị bốc đi khỏi gia đình của mình” [102, 297; 86] “Bởi vì những sự biến đổi này được thực hiện với tốc độ nhanh chóng đến kinh ngạc, - E Durkheim viết, - nên những quyền lợi đang đấu tranh không có đủ thời gian đi đến được sự bình đẳng” [102, 297; 86], chính

vì vậy cần phải có một tổ chức (xã hội) mới

Những điều kiện phi chuẩn (mực) của phân công lao động, mà được thể hiện trong các cuộc khủng hoảng kinh tế và xung đột giai cấp, thường trực tiếp gắn với phương thức mà nhờ đó sự khác biệt hóa nghề nghiệp phá vỡ tính liên kết của cộng đồng địa phương Trong cộng đồng truyền thống việc sản xuất định hướng đến tổng hợp đặc trưng các nhu cầu của địa phương Thậm chí ở nơi mà phát triển rộng rãi công trường thủ công, thợ chính và thợ phụ thường làm việc kề vai sát cánh ở cùng một chỗ Với sự phát triển của phân công lao động và trình độ của thị trường rộng lớn, những điều kiện này đã

bị phá vỡ Đến lúc không còn phù hợp giữa khối lượng sản xuất và nhu cầu của thị trường, như là hậu quả của sự phá vỡ mối liên hệ trực tiếp giữa chúng Bắt đầu sự khủng hoảng của tái sản xuất, (mà) được tạo bởi sự không phù hợp của các chức năng xã hội với nhau

Sự phát triển của nền đại công nghiệp đã phá vỡ sự thống nhất của xí nghiệp nhỏ, phân cực thành hai giai cấp lớn – các nhà tư bản và những người lao động, ở trong mối quan hệ đối kháng nhau Ngược lại với Karl Marx, khi cho rằng hiện tượng đối kháng là bản chất nội tại của sự phân công lao động tư bản chủ nghĩa, E Durkheim khẳng định rằng hiện tượng đối kháng là hậu quả của sự phân công lao

Trang 12

động phát triển chưa đầy đủ Song chỉ điều tiết mỗi lĩnh vực kinh tế thì quá ít Đặc biệt có ý nghĩa quan trọng, theo ý kiến của E Durkheim,

là sự điều tiết đạo đức, thiết lập các quy tắc đạo đức mà có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của các cá nhân của nghề nghiệp này trong sự phù hợp với quyền và nghĩa vụ của các nghề nghiệp khác Điều tiết đạo đức như vậy cần phải báo trước được những thay đổi tiếp sau đó trong cấu trúc phân công lao động xuất hiện một cách tự phát, đến những hạn chế có tính chất đạo đức và pháp luật

Theo E Durkheim, tình trạng chuẩn mực của xã hội có đặc điểm

là sự kế hoạch hóa kinh tế phát triển và sự điều tiết có tính chuẩn mực các mối quan hệ kinh tế (mà) được thực hiện bởi các nghiệp đoàn sản xuất “Những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản”, mà

E Durkheim mô tả, ví dụ như: tồn tại sự cạnh tranh không điều hòa nổi, không có cách gì kiềm chế, xung đột giai cấp, lao động bị cổ hủ hóa, sự thoái hóa của lực lượng lao động, được xem như là những căn bệnh của sự phát triển sản xuất và phân công lao động quá nhanh chóng, như là những sản phẩm phụ nhất thời của tiến trình tự nhiên Tóm lại, hình thức phân công lao động phi chuẩn mực là sự phân công lao động một cách tùy tiện, tự phát, rối loạn do thiếu sự kiểm soát và điều tiết từ phía hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội Đối với E Durkheim, sự quản lý và điều chỉnh từ phía xã hội, mà cụ thể là nhà nước, rất cần thiết đối với sự phân công lao động bình thường trong xã hội, nếu khác đi thì có thể xảy ra tình trạng phân công lao động bất bình thường dưới hình thức phi chuẩn mực

Thứ hai, sự phân công lao động bắt buộc – chính là sự bất bình đẳng trong phân công lao động Trong phần này E Durkheim đề cập đến các vấn đề: “I Chiến tranh giữa các giai cấp; nó diễn ra bởi vì cá nhân không ở trong sự hòa hợp với chức năng của mình, mà gắn cho anh ta một cách bắt buộc Cái tạo nên sự bắt buộc: bất kỳ sự bất bình đẳng nào trong những điều kiện ngoại cảnh (bên ngoài) của cuộc đấu tranh Sự thật là không có xã hội nào mà không gặp sự bất bình đẳng kiểu như vậy, song nó ngày càng giảm bớt Sự thay thế đoàn kết cơ học bằng đoàn kết hữu cơ làm cho sự giảm bớt này trở nên cần thiết II Một nguyên nhân khác, mà làm cho sự tiến bộ trên con đường đến sự bình đẳng trở nên cần thiết Sự đoàn kết thỏa thuận đang

Trang 13

trở thành nhân tố quan trọng hơn của… xã hội Nhưng thỏa thuận thực sự liên kết chỉ khi những giá trị được trao đổi là tương đương, mà để làm điều

đó cần phải để các bên trao đổi được đặt vào những điều kiện ngoại cảnh như nhau Những nguyên nhân mà làm cho sự bất công kiểu như vậy không thể chịu được tùy theo mức độ đạt được của đoàn kết hữu cơ Quyền

và đạo đức thỏa thuận ngày càng được đòi hỏi trong mối quan hệ này Như vậy, tự do cá nhân thực sự không liên quan đến việc xóa bỏ bất kỳ sự quy định nào, nhưng có sự sản sinh quy định, bởi vì sự bình đẳng như vậy về bản chất là không tồn tại Sự công bằng này là nhiệm vụ của những xã hội cao cấp; chúng có thể tồn tại chỉ trong điều kiện như vậy.” [102; 86]

Khi xem xét “sự phân công lao động bắt buộc”, E Durkheim đã chứng minh rằng một “hình thái phi chuẩn mực” của sự phân công lao động xã hội chính là sự bất bình đẳng, mà kéo theo sau việc đi chệch khỏi sự đoàn kết hữu cơ Bất kỳ “sự bất bình đẳng ngoại cảnh” [102, 304; 86] nào, ví dụ như, việc kế thừa tài sản, cũng đều đe dọa sự đoàn kết hữu cơ, vì vậy đoàn kết hữu cơ chỉ có thể có trong điều kiện loại trừ bất bình đẳng và đạt được sự công bằng E Durkheim xem sự bất bình đẳng (1) như là sự không thích ứng của cá nhân đến vai trò nghề nghiệp của họ do thiếu vắng những khả năng tương ứng, (2) cũng như là sự vi phạm tính tương đương trong trao đổi lợi ích và dịch vụ Ở trường hợp đầu tiên, E Durkheim chứng minh rằng, xã hội

có giai cấp với sự phân công lao động bắt buộc của nó không thể tạo ra tính đoàn kết, bởi vì “sự phân chia các chức năng xã hội không tương ứng với sự phân chia có tính tự nhiên các tài năng” [102, 301; 86] Việc nhận được tình trạng đặc quyền do sự thừa kế trong xã hội dẫn đến việc phá vỡ sự hòa hợp giữa tài năng cá nhân và loại công việc (hoạt động) Trong trường hợp này chỉ có sự bắt buộc cưỡng bức mới gắn kết các cá nhân với các chức năng của họ Hậu qủa của nó có thể

là tính đoàn kết không được hoàn thiện, luôn luôn bị vi phạm, như vậy dẫn đến phát sinh đấu tranh giai cấp, mà trong quá trình này những giai cấp thấp kém từ chối việc thực hiện các chức năng bó buộc cho họ Để tránh xung đột, theo E Durkheim, cần phải điều hòa

sự phân công lao động, sự phân chia tài năng và khả năng, cũng như không cho phép các giai cấp đặc quyền độc quyền những vị trí nghề

Trang 14

nghiệp cao cấp Cản trở sự bình đẳng các khả năng là hệ thống giai cấp mà lấy đi mất ở số đông rộng lớn khả năng chiếm giữ vị trí xã hội phù hợp với năng lực của họ Điều đó dẫn đến bất công trong trao đổi dịch vụ “Nếu một giai cấp xã hội nào đó, để tồn tại, cần phải đưa

ra bất kỳ giá nào các dịch vụ của mình, trong khi một giai cấp khác có thể thiếu chúng mà vẫn bằng lòng nhờ các nguồn dự trữ có ở giai cấp này, mà (nguồn dự trữ) không khởi phát từ ưu thế xã hội nào đó (E Durkheim muốn nói đến ưu thế năng lực), thì giai cấp thứ hai đã định trước một cách không công bằng các quy luật cho giai cấp thứ nhất” [102, 308; 86] Tóm lại, hình thức phân công lao động bất bình đẳng

là sự phân công lao động một cách bắt buộc, và bất bình đẳng xảy ra khi các

cá nhân buộc phải chấp nhận những vị trí lao động, nghề nghiệp không phù hợp với năng lực, phẩm chất cá nhân, nhưng lại phù hợp với lợi ích của một nhóm người này mà hi sinh lợi ích của nhóm người khác, dẫn đến tình trạng bất công trong phân phối theo kiểu “làm nhiều hưởng ít” Hình thức phân công lao động cưỡng bức, bất bình đẳng diễn ra phổ biến trong hệ thống xã hội có chế độ người bóc lột người

Thứ ba, hình thức phi chuẩn khác – chính là hình thức phân công lao động thiếu đồng bộ Tên gọi chính xác của phần này là “Hình thái phi chuẩn khác” Trong phần này E Durkheim đề cập đến: “Những trường hợp, khi sự phân công lao động không sản sinh tình đoàn kết, bởi vì hoạt động chức năng của mỗi nhân công còn chưa đầy đủ Đoàn kết hữu cơ phát triển cùng với hoạt động chức năng như thế nào trong các (bộ máy) tổ chức và trong xã hội Hoạt động chức năng phát triển đồng thời với sự phân công lao động, nếu như nó (sự phân công lao động) là chuẩn mực Nguyên nhân thứ hai, mà tạo nên từ (kết luận) trước nguồn gốc của sự đoàn kết.” [102; 86] Đây là căn bệnh tiếp theo và cuối cùng trong số những

“hình thái phi chuẩn (mực)” của sự phân công lao động mà được

E Durkheim đưa ra, nó xuất hiện khi tính tích cực (tính chủ động) nghề nghiệp của công nhân không đầy đủ do thiếu sự phối hợp các chức năng nghề nghiệp của họ, nói cách khác, là thiếu đồng bộ Ví dụ như, “trong bộ máy hành chính, mà ở đó những người có việc nhưng không đủ việc để làm, những chuyển động thích ứng với nhau kém cỏi, các thao tác diễn ra thiếu thống nhất, tóm lại, tính đoàn kết yếu

Trang 15

kém, (thì) sẽ xuất hiện sự rối loạn và thiếu tính gắn kết” [102, 312; 86]

Hệ thống sản xuất chuẩn mực phải là hệ thống, mà trong đó “người đứng đầu trí tuệ” có thể “loại trừ những công việc vô tích sự, phân công lao động bằng cách để bất kỳ ai cũng có việc đầy đủ, tiếp sau đó

là tăng cường hoạt động chức năng của mỗi người lao động, và khi

đó trật tự tự nó sẽ được khẳng định và đồng thời sẽ tiết kiệm được sự lao động” [102, 312; 86] Tóm lại, hình thức phân công lao động thiếu đồng bộ là sự phân công lao động thái quá dẫn đến tình trạng “siêu chuyên môn hóa”, làm cho sự điều phối không theo kịp tốc độ chuyên môn hóa dẫn đến trạng thái lệch lạc, trục trặc, “cọc cạch”, thiếu sự hợp tác, thậm chí mâu thuẫn, xung đột xã hội

2.1.3 Những điều rút ra sau phân tích tác phẩm

Các hình thức sai lệch xã hội Như vậy, trong tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội”, E Durkheim chỉ ra cụ thể 3 hình thức sai lệch

xã hội Đó là: - Phân công lao động phi chuẩn; - Phân công lao động bắt buộc (hay phân công lao động bất bình đẳng); - Phân công lao động thiếu hoặc không đồng bộ [102]

Nguyên nhân của sai lệch xã hội Cũng từ trong tác phẩm này,

E Durkheim đã chỉ ra rất rõ những nguyên nhân của các hình thức sai lệch trong phân công lao động xã hội Đó là: - Phân công lao động phi chuẩn là do: sự đối kháng giữa (người) lao động và tư bản; sự bất lực của cơ quan chính phủ trong điều tiết các chi tiết của đời sống kinh tế; các quan hệ không được thể chế hóa hoặc quy định hóa; các cơ quan (có chức năng) đoàn kết không ở trong sự giao tiếp đầy đủ hoặc trong sự giao tiếp không đủ liên tục; khép kín cá nhân trong một dạng công việc, khi không cho thấy điều gì sau giới hạn của nó [102; 86]; - Phân công lao động bắt buộc hay bất bình đẳng là bởi vì: cá nhân không ở trong sự hòa hợp với chức năng của mình, mà gắn cho anh ta một cách bắt buộc; thỏa thuận liên kết trên cơ sở những giá trị được trao đổi không tương đương, các bên trao đổi được đặt vào những điều kiện ngoại cảnh không như nhau; các cá nhân buộc phải chấp nhận những vị trí lao động, nghề nghiệp không phù hợp với năng lực, phẩm chất cá nhân [102; 86]; - Phân công lao động thiếu hoặc không đồng bộ có nguyên nhân từ: hoạt động chức năng của mỗi công

Trang 16

nhân còn chưa đầy đủ; tính chủ động nghề nghiệp của công nhân không đầy

đủ do thiếu sự phối hợp các chức năng nghề nghiệp của họ, nói cách khác, là thiếu đồng bộ; những người có việc không đủ việc để làm, những chuyển động thích ứng với nhau kém cỏi, các thao tác diễn ra thiếu thống nhất; phải làm những công việc vô tích sự; là sự phân công lao động thái quá [102; 86] Chức năng của sai lệch xã hội Từ sự phân tích sâu sắc vai trò của đoàn kết xã hội, của ý thức tập thể, là người tiên phong theo chủ nghĩa chức năng, E Durkheim đã chỉ ra được những chức năng cơ bản và vô cùng to lớn của sai lệch xã hội Đó là - phản ứng lại với các hình thức sai lệch trong sự phân công lao động xã hội, có nghĩa là, sai lệch xã hội đã thực hiện các chức năng: liên kết các cá nhân, bảo đảm thống nhất bộ máy xã hội, tạo lập tình cảm đoàn kết; sản sinh tình đoàn kết, bởi vì đoàn kết được E Durkheim xem như nguyên tắc đạo đức cao nhất, là giá trị tổng hợp cao nhất được tất cả các thành viên xã hội công nhận; trở thành nguồn gốc quan trọng của đoàn kết xã hội, trở thành nền tảng của trật tự đạo đức” [102, 324]; tạo lập mối liên hệ xã hội mong muốn, sự đoàn kết giữa các giai cấp; tạo lập hay là hình thành đoàn kết hữu cơ; [102; 86] 2.2 TÁC PHẨM “TỰ TỬ” (1897)

ISBN 5-87852-063-X (Ngoài tác phẩm dịch ra tiếng Nga chủ yếu nói trên chúng tôi còn tham khảo thêm bản dịch tiếng Anh [87] và có sự so sánh đối chiếu giữa chúng)

Trang 17

Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Vào lúc mà E Durkheim tiến hành nghiên cứu xã hội học nguyên nhân số lượng các vụ tự tử ở châu Âu tăng lên đến mức bi kịch thì đã có khá nhiều tài liệu đề cập tới vấn đề này Vào Thế kỷ XVIII tự tử được nghiên cứu chủ yếu như là vấn đề của đạo đức Đến Thế kỷ XIX cách tiếp cận rất có ý nghĩa là xem tự tử như là vấn đề mang tính xã hội và đòi hỏi phải có sự giải thích từ phía xã hội học Đã xác lập được nhiều dữ liệu thống kê, đã đưa ra nhiều giả thuyết về mối quan hệ của các mức độ tự tử khác nhau với các nhân tố như tính di truyền, chủng tộc, khí hậu, rối loạn tâm lý, v.v Một ý kiến thường được nêu ra, rằng sự tăng lên của các vụ tự tử

là do hậu quả của sự phân rã trật tự xã hội truyền thống và sự hình thành xã hội mới công nghiệp Một công trình nổi tiếng hơn cả về vấn

đề này là tác phẩm “Tự tử” (1879) của Enrico Morcelli (Italia), trong

đó ông xem xã hội và đặc biệt là đạo đức trong xã hội như là nguyên nhân quan trọng hơn cả của tự tử

Trong tác phẩm, E Durkheim sử dụng rộng rãi các tài liệu thống

kê đã được công bố, chúng xác lập nhiều mối tương quan mang tính thống kê giữa tỷ lệ tự tử (E Durkheim gọi mối tương quan số lượng

tự tử với số lượng dân số là tỷ lệ tự tử xã hội) với các mối quan hệ xã hội Ông cũng dựa vào tài liệu được phổ biến rộng rãi “của các nhà thống kê xã hội” và phương pháp phân tích tiêu biểu của một số nhà nghiên cứu tiền nhiệm E Durkheim cũng vay mượn một số ý tưởng của những người đi trước, như “chủ nghĩa vị kỷ”, “thiếu vắng sự bắt buộc đạo đức”, cũng có ảnh hưởng đến sự thay đổi mức độ tự tử Thêm vào đó, ông còn cố gắng chuyển những phạm trù đạo đức và tâm lý này thành những đặc tính xã hội hoặc đặc tính văn hóa mà được ông xem xét với tư cách như là những nhân tố giải thích chính yếu cho vấn đề tự tử E Durkheim cũng dựa vào các tài liệu của Bộ

Tư pháp Pháp Đề tài nói trên đã được E Durkheim trình bày trong bài báo “Tự tử và sinh sản” (1888), rồi trong một khóa học, và đặc biệt trong chuyên luận có tên gọi “Tự tử”, được công bố và phổ biến rộng rãi vào năm 1897, và được cho là “khuôn mẫu cổ điển sự kết hợp giữa nghiên cứu kinh nghiệm và lý thuyết xã hội học” [103; 87] Trong công trình nghiên cứu “Tự tử” (1897) của ông, điều tra về hiện

Trang 18

tượng tự tử, E Durkheim đã cố gắng kết hợp cách tiếp cận lý luận với

sự phân tích các số liệu thực nghiệm xã hội

Kết cấu tác phẩm Tác phẩm “Tự tử”, ngoài Lời nói đầu, phần Dẫn luận, bao gồm 3 cuốn sách Các sách chia ra thành các chương Trong các chương là các đề mục nêu vắn tắt điểm chính nội dung của chương Phần nội dung chính gồm 3 cuốn sách Cuốn sách I có tên gọi

“Các nhân tố phi xã hội”, gồm 4 chương Chương I là “Tự tử và tình trạng tâm thần” Chương II – “Tự tử và tình trạng tâm lý bình thường Chủng tộc Di truyền” Chương III – Tự tử và các nhân tố vũ trụ Chương IV – “Bắt chước” Cuốn sách II “Các nguyên nhân xã hội và các kiểu xã hội” bao gồm 6 chương Chương I là “Phương pháp xác định chúng (nguyên nhân và các kiểu xã hội)” Chương II – “Tự tử vị kỷ” Chương III – “Tự tử vị kỷ” (Tiếp theo) Chương IV – “Tự tử vị tha” Chương V – “Tự tử phi chuẩn” Chương VI “Các hình thái cá nhân của các kiểu tự tử khác nhau” Cuốn sách III – “Về tự tử như là hiện tượng xã hội nói chung” Sách gồm 3 chương Chương I là “Yếu tố xã hội trong tự tử” Chương II – “Tự tử trong một loạt các hiện tượng xã hội khác” Chương III – “Các kết luận thực tế”

Tóm tắt nội dung tác phẩm Việc xác định nguyên nhân căn bệnh

xã hội “tự tử” và chỉ ra những phương cách vượt qua nó, đối với nhà

xã hội học Pháp, là phương thức tốt nhất khẳng định uy tín xã hội học như một khoa học Giải thích theo cách xã hội học “một hành động mang tính cá nhân nhất”, mà có vẻ như là thuộc về lĩnh vực tâm lý học, đối với E Durkheim cũng có nghĩa là giải quyết được một nhiệm vụ chung hơn cả: (đó là) trả lời được vấn đề cơ bản trong toàn

bộ sáng tạo của ông, làm sáng tỏ hành động của những sức mạnh (thế lực) mà có thể liên kết con người lại với nhau, bởi vì tự tử được xem như là ví dụ hiển nhiên nhất của sự phá vỡ các mối liên hệ xã hội Để giải quyết nhiệm vụ này, E Durkheim đã lần lượt xem xét những nguyên nhân tự tử được đưa ra (những nhân tố xã hội và phi

xã hội), phương thức mà bằng cách đó những nguyên nhân xã hội diễn ra, và cả những mối quan hệ mà ở đó các nguyên nhân liên quan đến các nhân tố phi xã hội

Trang 19

2.2.2 Phân tích quan điểm sai lệch xã hội trong tác phẩm

Vấn đề tự tử đối với E Durkheim được coi là đề tài thích hợp cho nghiên cứu xã hội học vì các nguyên nhân sau đây Thứ nhất, đây

là “nhóm sự kiện được phác họa rõ nét nhất”, có thể xác định dễ dàng Thay cho “truyền đạt bằng tư duy siêu hình các hiện tượng xã hội” [103, 3; 87], nhà xã hội học có thể “khám phá ra những quy luật,

mà hơn cả bất kỳ sự tranh luận biện chứng nào chứng minh được khả năng tồn tại của xã hội học như một khoa học” [103, 4; 87] Thứ hai,

E Durkheim xem công việc của mình như là sự áp dụng vào chủ nghĩa kinh nghiệm những nguyên tắc chính yếu của phương pháp xã hội học mà đã được ông phân tích và trình bày trước đó trong tác phẩm “Những nguyên tắc của phương pháp xã hội học” Đó là nghiên cứu sự kiện xã hội như là “đồ vật”, có nghĩa như là sự kiện bên ngoài trong mối tương quan với cá nhân Đó là công nhận sự tồn tại của một hiện thực đặc biệt – chính là xã hội, mà khi xác định hành

vi cá nhân thì không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân đó Dựa trên những tiền đề lý thuyết và phương pháp này, E Durkheim đã bác bỏ

sự giải thích tự tử bằng những thuật ngữ như do nguyên cớ từ tâm lý

cá nhân, và khẳng định những nhân tố giải thích nguyên nhân hoàn toàn mang tính xã hội “Tự tử phụ thuộc chủ yếu không phải từ những đặc tính bên trong của cá nhân, mà là từ những nguyên nhân bên ngoài do con người điều khiển” [103, 266; 87] Cuối cùng (thứ ba), trong sự tìm kiếm những nguyên nhân khủng hoảng xã hội đương thời, E Durkheim kết luận rằng, tự tử “chính là một trong những hình thức mà ở đó thể hiện căn bệnh tập thể của chúng ta, tự tử có thể giúp chúng ta đi đến tận cùng bản chất của căn bệnh” [103, 5; 87]

“Việc tăng lên quá mức những cái chết tự nguyện xảy ra trong thế kỷ này cần phải được xem xét như là hiện tượng bệnh hoạn, mà mỗi ngày càng trở nên nguy hiểm hơn” [103, 510-511; 87]

SÁCH I NHỮNG NHÂN TỐ PHI XÃ HỘI Chương I Tự tử và tình trạng bệnh thái nhân cách (bệnh tâm thần) Phù hợp với lý thuyết được E Durkheim đưa ra, tỷ lệ tự tử là chức năng của một số những biến đổi xã hội như tôn giáo, gia đình, chính trị, dân tộc và nhiều

Ngày đăng: 18/03/2021, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w