1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài tìm hiểu văn hóa kinh doanh của quốc gia hoa kỳ

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của quốc gia Hoa Kỳ
Tác giả Đinh Thị Hồng Phượng, Phạm Thị Hồng Thắm, Trương Thị Thu Thuyết, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thùy Trang
Người hướng dẫn Bùi Thanh Huân
Trường học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản trị đa văn hóa
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,51 MB

Cấu trúc

  • I.1. Vị trí địa lý (5)
  • I.2. Dân tộc (5)
  • I.3. Lịch sử và truyền thống (5)
  • I.4. Tôn giáo (6)
  • I.5. Tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội (6)
  • II. Giới thiệu về văn hoá Hoa Kỳ với những nét văn hoá đặc trưng (7)
    • II.1. Giới thiệu chung về văn hóa Hoa Kỳ (7)
    • II.2. Những nét văn hoá đặc trưng của Hoa Kỳ (8)
  • III. Văn hóa trong kinh doanh (12)
    • III.1. Văn hóa trong kinh doanh (12)
    • III.2. Các biểu hiện văn hóa trong kinh doanh (13)
  • IV. So sánh với Việt Nam và các kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh (22)
    • IV.1. So sánh với Việt Nam (22)
    • IV.2. Các kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh với các chủ thể đến từ Hoa Kỳ hoặc tại Hoa Kỳ (31)

Nội dung

Nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa của Hoa Kỳ có lợi thế về trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nổi bật với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công, nông nghiệp và dịch v

Vị trí địa lý

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (tiếng Anh: The United States of America), gọi tắt là

Hoa Kỳ hay thường được gọi là Mỹ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang ở châu Mỹ, nằm tại Tây Bán cầu, lãnh thổ bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang (trong đó có 48 tiểu bang lục địa), thủ đô là Washington, D.C., thành phố lớn nhất là New York Hoa Kỳ nằm ở giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam.Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biểnCaribe và Thái Bình Dương.Hoa Kỳ đứng thứ tư về diện tích trên thế giới, sau Nga,Canada và Trung Quốc Với diện tích tổng cộng của Hoa Kỳ là khoảng 9,8 triệu km².

Dân tộc

Dân tộc chính thống của Hoa Kỳ bao gồm người Mỹ gốc Châu Âu, người Mỹ gốc Phi , người Mỹ gốc Á , người Mỹ gốc Latin, người Mỹ gốc Da đỏ và các nhóm dân tộc khác.Thành phần dân cư của Hoa Kỳ rất dđa dạng Phần lớn dân cư đều là người nhập cư và chỉ có một số ít người da đỏ bản xứ sống rải rác khắp các bang.

Nhóm dân lớn nhất là người da trắng (khoảng 60%), tiếp theo là người gốc Tây Ban Nha (khoảng 18%), người da đen (khoảng 13%), người châu Á (khoảng 6%), và người Mỹ bản địa (khoảng 1%).

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được dùng trong giao tiếp hằng ngày, tiếng TâyBan Nha là ngôn ngữ thông dụng thứ 2 tại nước này, một vài bộ phận khác sử dụng tiếng Pháp, Đức, Ý và nhiều ngôn ngữ khác tùy theo xuất xứ nhập cư.

Lịch sử và truyền thống

Lịch sử và truyền thống của Hoa Kỳ là một hành trình đầy phong phú và đa dạng, đánh dấu bởi những sự kiện và giá trị quan trọng Lịch sử Hoa Kỳ bắt đầu với người bản địa sinh sống trên lục địa Bắc Mỹ từ hàng ngàn năm trước Sau đó, người châu Âu đến đây vào thế kỷ 15 và bắt đầu quá trình thuộc địa hóa Các cuộc chiến tranh, di dân, và sự phát triển kinh tế đã góp phần tạo nên lịch sử đầy biến động củaHoa Kỳ Hoa Kỳ đã phát triển thành một trong những quốc gia lớn mạnh nhất trên thế giới Ngoài ra, ngày lễ quốc gia như Ngày Độc Lập (4 tháng 7) và Lễ Tạ Ơn (cuối tháng 11), Giáng Sinh , Ngày Cựu Chiến Binh … cũng là những dịp quan trọng, tôn vinh lịch sử và truyền thống của Hoa Kỳ Những truyền thống này không chỉ là cách để tưởng nhớ và tôn vinh quá khứ mà còn là cơ hội để tạo ra các trải nghiệm đáng nhớ và gắn kết cộng đồng trong hiện tại.

Tôn giáo

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nhiều loại tôn giáo nhất trên thê giới Tôn Giáo quan trọng và lớn nhất ở Hoa Kỳ là đạo Kito chiếm 76%, ngoài ra còn đạo Hồi, đạo Phật, Do Thái, Ấn Độ Giáo.

Sự dạng về tôn giáo ở Hòa Kỳ là một phần quan trọng trong bản sắc quốc gia của đất nước Tự do tôn giáo là một giá trị cốt lõi của Hoa Kỳ và được bảo vệ bởi Hiến Pháp Hầu hết người Hoa Kỳ tin rằng tôn giáo đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc sống của họ, giúp cho cuộc sống trở nên tôt đẹp và phát triển hơn.

Tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội

a Kinh tế Đồng đô la là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ

Nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa của Hoa Kỳ có lợi thế về trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nổi bật với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công, nông nghiệp và dịch vụ. Đây là một thị trường rộng lớn nên thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp, khách hàng trong và ngoài nước cũng như lượng vốn đầu tư khổng lồ từ nước ngoài, trở thành cường quốc xuất khẩu số một và cũng là thị trường nhập khẩu đa dạng và lớn hàng đầu thế giới.

Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường tài chính rộng lớn và có sức ảnh hưởng bậc nhất trên toàn cầu Bên cạnh đó, thị trường lao động nước này đã thu hút một tỷ lệ cao người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, thị trường rộng lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và lực lượng lao động trình độ cao là những yếu tố nòng cốt thúc đẩy sự bùng nổ về kinh tế. b Chính trị

Tổ chức hành chính của nó gồm 50 tiểu bang và một quận thuộc Columbia (Washington D.C.);Chính phủ liên bang nắm giữ quyền lực từ Hiến pháp Hoa Kỳ, là hiến pháp bằng văn bản lâu đời nhất sử dụng liên tục Hoa Kỳ theo thể chế Cộng hòa liên bang được tổ chức theo cơ chế tam quyền phân lập: quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu nhà nước và cũng là người đứng đầu cơ quan hành pháp của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, nắm quyền lực tối cao Mỗi bang có hệ thống Hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không trái với Hiến pháp của Liên bang.Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều đảng phái chính trị, trong đó có hai đảng chính là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. c Xã hội

Tình hình xã hội ở Hoa Kỳ đang trải qua nhiều biến động và thách thức Điều đáng chú ý nhất trong những năm gần đây này là đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của cuộc sống, từ kinh tế đến xã hội và sức khỏe Việc áp đặt các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển đã gây ra sự khó khăn và mất mát lớn cho nhiều người dân và doanh nghiệp.Ngoài ra các vấn đề như phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng kinh tế, và biến đổi khí hậu đều đang gây ra những tranh cãi sôi nổi.

Giới thiệu về văn hoá Hoa Kỳ với những nét văn hoá đặc trưng

Giới thiệu chung về văn hóa Hoa Kỳ

Văn hóa Hoa Kỳ là một pha trộn đa dạng của các yếu tố từ các dân tộc, vùng miền, và di cư khắp thế giới Nó phản ánh sự đa dạng và phong phú của quốc gia này, đồng thời còn được ảnh hưởng bởi lịch sử, giá trị, tôn giáo, và nền kinh tế của nó.

Một phần quan trọng của nền văn hóa này, được gọi là "văn hóa đại chúngMỹ", được hình thành từ sự kết hợp của truyền thống bản địa và di dân từ nhiều khu vực trên thế giới như châu Âu, Mỹ Latinh, châu Phi, và châu Á Mặc dù có sự hòa nhập, những cộng đồng di dân vẫn giữ và phát triển các đặc điểm văn hóa riêng của mình Linh hoạt và sáng tạo là nét đặc trưng của văn hóa này, thể hiện rõ trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật, và giải trí Trong xã hội Hoa Kỳ, sự tôn trọng và khuyến khích sự tự do cá nhân đóng vai trò quan trọng Mọi người được khuyến khích phát triển và thể hiện bản thân một cách tự do và sáng tạo, trong một môi trường tôn trọng sự đa dạng và công bằng.

Những nét văn hoá đặc trưng của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một quốc gia đa dạng về chủng tộc và văn hóa nhưng vẫn có văn hóa giao tiếp đặc trưng Người Hoa Kỳ thường tuân theo các quy tắc và chuẩn mực trong giao tiếp, nhằm bảo đảm sự lịch sự và tôn trọng.

Xem xét dưới khía cạnh Cụ thể/ Khuếch tán theo nghiên cứu của Trompenaars thì người Mỹ thể hiện rõ định hướng cụ thể trong giao tiếp hàng ngày. Người Mỹ thường phân biệt rõ ràng giữa cuộc sống công cộng và riêng tư, và bắt tay là một cách để thể hiện mối quan hệ công cộng mà không xâm nhập vào không gian cá nhân của người khác Đối với những người thân quen người Mỹ thường sẽ thể hiện sự thân thiết bằng cách ôm hôn và cọ má Điều này giúp cho họ bảo vệ phần không gian riêng của mình và chỉ chia sẻ nó cho những người thân thiết.

Tiền tips: Việc để lại tiền tip là biểu hiện của sự lịch sự và lòng biết ơn đối với nhân viên dịch vụ, thường chiếm khoảng từ 15% đến 20% của tổng hóa đơn Điều này không chỉ áp dụng trong ngành dịch vụ ăn uống mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như làm tóc, giao hàng, hay dọn phòng khách sạn Việc để lại tiền tip của Hoa

Kỳ thường sẽ được quy định rõ trong menu của cửa hàng và các vị khách sẽ trả số phần trăm tiền tip là như nhau qua đó cho thấy văn hoá Chủ nghĩa phổ biến của người Mỹ

Cách nói chuyện của người Mỹ thường là trực tiếp và thân thiện, với sự ưu tiên cho sự rõ ràng và hiệu quả Họ tránh sự lan man và thích đi thẳng vào vấn đề,nhưng vẫn quan tâm đến cảm xúc và không gian cá nhân của người khác Sự tôn trọng và tự do biểu đạt cá nhân luôn được coi trọng trong mọi cuộc trò chuyện Đó là biểu hiện của văn hóa cụ thể của người Mỹ, sự trực tiếp và đi thẳng vào vấn đề thể hiện một phong cách giao tiếp cụ thể, nơi mà mối quan hệ công cộng và riêng tư được phân biệt rõ ràng. b Trang phục

Người Mỹ ăn mặc không cầu kỳ, ưa chuộng sự thoải mái và trong nhiều tình huống khác nhau trong đời sống họ thường sẽ chỉ mặc một kiểu trang phục Điều này thể hiện người Mỹ có tính phổ biến khá cao và theo nghiên cứu của Trompenaars điểm số Chủ nghĩa phổ biến là 92/100 Vì thế nên thời trang của Hoa

Kỳ thường là những thiết kế linh hoạt và đơn giản như quần jeans, áo phông, giày thể thao, …

Bên cạnh đó trong việc chọn trang phục người Mỹ không quan tâm đến góc nhìn của người khác Đây là một biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa cá nhân của người

Mỹ Họ tôn trọng sở thích cá nhân và không có thói quen đánh giá hay phán xét trang phục của người khác. c Ẩm thực Ẩm thực Hoa Kỳ phong phú và đa dạng, thể hiện sự kết hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau Lúa mì và ngô là hai nguyên liệu chính được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Hoa Kỳ, cùng với các món như gà tây và khoai tây Tuy nhiên, thói quen ăn thức ăn nhanh đã góp phần vào tình trạng béo phì gia tăng ở người Hoa Kỳ, khi mà các loại đồ uống có đường chiếm một phần lớn calo hàng ngày và có thể gây hại cho sức khỏe Trong khi đó, đồ uống phổ biến như nước cam và sữa thường được ưa chuộng trong bữa sáng Thói quen ăn uống nhanh có thể phản ánh xu hướng ngắn hạn, nơi mà sự tiện lợi được ưu tiên hơn là lợi ích lâu dài về sức khỏe. d Lễ hội

Hàng năm tại Hoa Kỳ tổ chức rất nhiều lễ hội truyền thống độc đáo và thu hút được sự ủng hộ lớn của người dân.

Ngày 1/1 hằng năm là ngày tết Tây, vào thời điểm giao thừa, người Mỹ sẽ tụ tập trong các quán bar hoặc sum họp với gia đình, bạn bè và đếm ngược đến giây cuối cùng của năm cũ Việc đếm ngược đến giây cuối cùng của năm cũ cho thấy sự quan trọng của thời gian tuần tự, nơi mà các sự kiện được tổ chức theo một trình tự cụ thể.

Ngày 4/7 là ngày Độc Lập, kỉ niệm sự thống nhất của đất nước, các cuộc mít tinh, liên hoan sẽ diễn ra để tôn vinh và thể hiện tinh thần yêu nước.

Ngày 31/10, ngày lễ Halloween, là ngày nhằm tôn vinh các vị thánh đã hoặc chưa được lên Thiên Đàng Bên cạnh đó, ngày này còn mang ý nghĩa tưởng nhớ những người thân đã mất Halloween, với các hoạt động vui chơi và hóa trang, thể hiện sự hưởng thụ, một khía cạnh văn hóa cho thấy sự ưu tiên cho việc tận hưởng cuộc sống và tự do biểu đạt.

Ngày thứ Năm cuối cùng của tháng 11 là ngày lễ Tạ Ơn, ngày này được tổ chức nhằm chúc mừng một vụ mùa bội thu, và tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho cuộc sống no đủ, bình an Đây là một trong những ngày lễ dành cho toàn thể người lao động theo pháp luật tại Hoa Kỳ.

Ngày 25/12 là ngày lễ Giáng Sinh, đây là ngày lễ quan trọng nhất ở Hoa Kỳ với ý nghĩa sâu sắc về sự sum họp gia đình; vào ngày này trên các nẻo đường phố đều trang hoàng những cây thông, hàng đá, ông già Noel và hát những bài hát Giáng sinh.

Một trong những lễ hội nổi tiếng thu hút nhiều du khách tham dự bởi những màn biểu diễn của các nghệ sĩ từ khắp các nước trên thế giới là lễ hội âm nhạc Coachella, với nhiều khu vực trình diễn âm nhạc cùng các sàn nhảy disco.

Những ngày lễ này không chỉ là cơ hội để tụ tập và chia sẻ niềm vui mà còn là biểu hiện của các giá trị văn hóa sâu sắc, từ sự tự do biểu đạt đến lòng yêu nước và lòng biết ơn Chúng phản ánh sự đa dạng và phong phú của văn hóa Hoa Kỳ, nơi mà truyền thống và hiện đại hòa quyện, tạo nên một bức tranh đa sắc của xã hội. e Giải trí (điện ảnh, âm nhạc, khiêu vũ) Điện ảnh: Hoa Kỳ cũng là quốc gia với ngành công nghiệp giải trí, âm nhạc, điện ảnh phát triển hàng đầu trên thế giới Những bộ phim Hollywood, Disney đã tạo nên sự đặc sắc cho nền nghệ thuật Hoa Kỳ, có sức ảnh hưởng lớn đến điện ảnh thế giới nhờ cả chất lượng và số lượng Các phim trường chính của Hollywood là nơi sản xuất ra hàng loạt bộ phim thương mại thành công nhất trên thế giới như Titanic, Star Wars, Avengers… Âm nhạc: Âm nhạc Hoa Kỳ đa dạng và phát triển do ảnh hưởng từ nhiều nguồn cảm hứng âm nhạc khác nhau từ Châu Âu và âm nhạc trong nước tạo nên nhiều thể loại tinh túy như Jazz, R&B, Country, Rock ‘n’ Roll… Nơi đây còn thu hút lượng lớn những người say mê âm nhạc với những lễ hội âm nhạc lớn nhất hành tinh như Coachella và Lollapalooza.

Văn hóa trong kinh doanh

Văn hóa trong kinh doanh

 Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh.

 Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực.

Các biểu hiện văn hóa trong kinh doanh

 Can đảm đi theo quyết định dựa vào kiến thức và tầm nhìn của mình, không để ai khác quyết định kinh doanh: dựa theo nghiên cứu của Trompenaars, Hoa Kỳ thuộc nhóm định hướng bên trong trong thái độ đối với môi trường Họ tin tưởng vào tầm nhìn và năng lực của mình để hoàn thành công việc Họ tự chủ khi ra quyết định, sẵn sàng chịu trách nhiệm cho quyết định của mình Ngoài ra, theo định hướng chi phối của Kluckhohn Strodtbeck, cho thấy họ tin tưởng vào tầm nhìn và năng lực của mình,linh hoạt, sáng tạo và tính chủ động trong việc giải quyết vấn đề Ví dụ: Henry Ford, vị tỷ phú nổi tiếng với danh xưng “ ông vua xe hơi” , ông đã từ bỏ cơ hội thăng tiến để đi theo tầm nhìn và niềm đam mê về xe hơi của mình Trong suốt quá trình điều hành công ty, ông nắm toàn quyền kiểm soát và đưa ra những quyết định đúng đắn Và chính sự thành công của công ty đã minh chứng sự đúng đắn của Henry Ford Ngoài ra biểu hiện này còn được chứng minh bằng định hướng cá nhân (định hướng quan hệ) của Kluckhohn và Strodtbeck, người Mỹ xem bản thân như là một cá nhân hơn là một thành viên của nhóm Họ mong muốn sự cực đại về cơ hội cho sự thành công và địa vị của cá nhân mình Biểu hiện này còn có thể được chứng minh bằng văn hoá nam tính với số điểm là 62/100 theo nghiên cứu của Hofstede, người Mỹ họ đặc biệt ưu tiên các quyết định của cá nhân Trong kinh doanh, họ rất có tham vọng đối với thành công của cá nhân và có thể xảy ra xung đột trong tổ chức nếu những quyết định của tổ chức ảnh hưởng tới cá nhân Biểu hiện này còn được giải thích theo chủ nghĩa cá nhân của Hofstede Với số điểm 60/100, người Mỹ cho rằng việc của một cá nhân thì sẽ chỉ do cá nhân đó tự chịu trách nhiệm, họ có sự tự chủ rất cao, các ý kiến và quyết định của cá nhân được đề cao. b Văn hóa doanh nhân

 Phong cách chung của doanh nhân Mỹ ít chú trọng lễ nghi, đi thẳng vào vấn đề và muốn có kết quả nhanh: Theo nghiên cứu của Hall, doanh nhân Mỹ thuộc văn hóa dựa vào khung cảnh thấp Trong kinh doanh người Mỹ thường tin rằng truyền tải nội dung sẽ hiệu quả hơn khi trực tiếp giao tiếp Nhiều doanh nhân Mỹ cho rằng các nghi thức là phiền toái và không cần thiết Do đó, họ thường phớt lờ các nghi thức, biểu lộ phi ngôn ngữ Sự tự nhiên trong kinh doanh sẽ giúp loại bỏ các thủ tục rườm rà, tập trung vào vấn đề chính và dễ dàng đạt được mục tiêu mong muốn Ngoài ra, dựa trên nghiên cứu của Trompenaars, ta có thể giải thích biểu hiện này theo chủ nghĩa cụ thể Với điểm số rất cao là

90/100, khi giao tiếp với nhau người Mỹ sẽ thẳng thắn, dứt khoát đi đến vấn đề, các quyết định hay lời nói của họ đều khá minh bạch cụ thể.

 Người Mỹ chú trọng đến cái tôi, quan hệ giữa các mọi người thường lỏng lẻo, ít quan tâm, đặt nhiệm vụ làm việc của bản thân cao hơn các mối quan hệ: Người Mỹ có chỉ số chủ nghĩa cá nhân được đánh giá theo Trompenaars cao 91 điểm Các cá nhân tự chăm sóc bản thân, không ỷ lại vào người khác Theo đó, người Mỹ có xu hướng hành động vì bản thân, không chú trọng xây dựng các mối quan hệ xã hội. Đối với họ, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là một hợp đồng dựa trên lợi ích cơ bản Người Mỹ coi trọng việc hoàn thành công việc hơn quan hệ và không ngừng nỗ lực tạo thành tích cá nhân để thăng tiến Biểu hiện này còn được giải thích theo chủ nghĩa cá nhân của Hofstede Với số điểm 60/100, người Mỹ cho rằng việc của một cá nhân thì sẽ chỉ do cá nhân đó tự chịu trách nhiệm, họ đề cao công việc hơn là các mối quan hệ Ngoài ra chủ nghĩa cụ thể trong nghiên cứu của Trompenaars cũng có thể giải thích cho biểu hiện này Hoa Kỳ có điểm số chủ nghĩa cụ thể rất cao là 90/100 Người Mỹ tách biệt rất rõ công việc và đời sống của mình, họ luôn đặt công việc lên trước các mối quan hệ Do đó trong các tổ chức ở Hoa Kỳ thì mối quan hệ giữa các cá nhân khá lỏng lẻo và các cá nhân cũng không chú trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ

 Doanh nhân Mỹ thường đánh giá cao kiến thức kinh doanh và năng lực hoạt động của cá nhân, có nhu cầu nâng cao tri thức một cách tự giác.

Họ luôn có mặt tại các cuộc hội thảo, các khóa học do công ty tài trợ hoặc cá nhân tự túc để nâng cao kiến thức: theo Văn hóa thành tích của Trompenaars, con người đạt được địa vị dựa vào năng lực của cá nhân Thành công được đánh giá cao và được coi là thước đo giá trị của một cá nhân Do đó, người Mỹ luôn cố gắng nâng cao kiến thức của bản thân để tạo ra thành tích Ngoài ra, biểu hiện này còn được giải thích theo Định hướng thành tích trong dự án Globe với điểm số khá cao là 5.94/ 7 và Định hướng làm việc/ hành động theo nghiên cứu của Kluckhohn và Strodtbeck.

 Doanh nhân Mỹ luôn chú trọng hoàn thành công việc đúng giờ, không chậm trễ thời hạn hoàn thành công việc Theo nghiên cứu của Hall về thời gian, nước Mỹ thuộc nhóm văn hóa thời gian đơn tuyến Họ luôn quan niệm rằng thời gian theo một đường thẳng, qua đi là không thể trở lại Trong công việc, họ luôn tuân thủ đúng trình tự thời gian, hoàn thành công việc đúng thời hạn quy định Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trompenaars, nước Mỹ thuộc định hướng văn hóa tuần tự, họ cho rằng cần tuân thủ giờ giấc, các cuộc hẹn cũng như các kế hoạch đã đặt ra.

 Doanh nhân Mỹ thường giờ nào làm việc nấy, tách biệt giữa công việc và đời sống riêng Theo nghiên nghiên cứu của Trompenaars, Mỹ thuộc nhóm văn hóa cụ thể với 92/100 điểm Họ phân biệt rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân Khi tiến hành một kế hoạch, họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi vấn đề cá nhân khi đưa ra quyết định

 Doanh nhân Mỹ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thử nghiệm, dễ dàng chấp nhận và thử những ý tưởng, những sản phẩm sáng tạo mới: Hoa

Kỳ đạt 46 điểm trong chỉ số tránh sự không chắc chắn Điều này theo

Hofstede có nghĩa là người Mỹ có thể chấp nhận những ý tưởng mới, sản phẩm sáng tạo và sẵn sàng để thử một cái gì đó mới và khác nhau ở một mức độ hợp lý Họ thường chấp nhận việc tự do ngôn luận và rất chịu khó lắng nghe những ý kiến cũng như quan điểm của người khác.

So với những nền văn hóa khác, người Mỹ ít bộc lộ cảm xúc biểu cảm hơn Ngoài ra, biểu hiện còn được giải thích theo văn hóa nam tính của Hofstede và Tránh sự không chắc chắn trung bình theo nghiên cứu của

Dự án Globe với điểm số là 4/7 c Văn hóa doanh nghiệp

 Văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ chú trọng vào phát triển công việc, sự công nhận, chấp nhận thách thức, khó khăn : Theo văn hóa Hofstede,

Hoa Kỳ đạt 62 điểm trong chỉ số nam tính: Số điểm này của Mỹ khá cao, cao hơn 9 điểm so với mức trung bình là 53 điểm Với phương châm “người chiến thắng có tất cả”, họ rất nỗ lực trong cuộc sống, học tập, công việc và rất coi trọng thành tích Họ là những người rất mong muốn có được sự công nhận của xã hội, luôn đương đầu với thách thức và không bao giờ chấp nhận thất bại Nhân viên thích hành động, luôn tự tin và năng động, đề cao công việc hơn cuộc sống của họ. Trong công việc luôn có áp lực, họ thường ít hài lòng về công việc của mình mà đặt ra những tham vọng to lớn hơn Ngoài ra, biểu hiện này còn được giải thích theo Định hướng thành tích trong dự án Globe với điểm số khá cao là 5.94/ 7.

 Trong văn hóa kinh doanh Mỹ, họ đặt tiền đề ở sự tự do và tính công bằng trong mọi lĩnh vực, khoảng cách giữa sếp và nhân viên không quá xa: theo văn hóa Hofstede ( thuộc khoảng cách quyền lực thấp), Hoa

Kỳ đạt 40 điểm trong chỉ số khoảng cách quyền lực Thông thường, nhân viên Mỹ có thể đưa ra quyết định mà không cần sự chấp thuận của người quản lý cấp cao hơn vì họ được ủy quyền Vì vậy, hệ thống phân cấp được thiết lập để thuận tiện, cấp trên có thể tiếp cận và các nhà quản lý dựa vào các nhân viên Do đó, thông tin trong tổ chức doanh nghiệp sẽ được chia sẻ thường xuyên cho mọi các nhân Sự giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các nhà lãnh đạo và nhân viên không quá khắt khe, không câu nệ tính trang trọng, diễn ra trực tiếp, không dè dặt, nhân viên được phép đưa ra ý kiến phê bình của mình Ngoài ra, biểu hiện này được giải thích theo nghiên cứu của dự án Globe với khoảng cách quyền lực thấp đạt 2.75/7 điểm Và theo định hướng quan hệ cá nhân theo nghiên cứu của Kluckhohn và Strodtbeck, người

Mỹ giao tiếp cởi mở, không coi trọng hình thức Đặt biệt , theo Định hướng văn hóa khung cảnh thấp của nghiên cứu của Hall, nước Mỹ có cấu trúc tổ chức ít tập trung, phân quyền, đề cao sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, do đó không có khoảng cách quá lớn giữa cấp trên và cấp dưới.

 Trong kinh doanh, các doanh nghiệp Mỹ thường đánh giá hiệu suất trên cơ sở ngắn hạn: theo văn hóa Hofstede Hoa Kỳ đạt mức điểm trung bình là 50 điểm trong cặp định hướng dài hạn/định hướng ngắn hạn. Điểm số này cho thấy người Mỹ rất coi trọng sự thật, chân lý; họ luôn phân tích mọi việc rõ ràng Điều này đã thúc đẩy các cá nhân trong doanh nghiệp phấn đấu thực hiện hoàn tất công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn

So sánh với Việt Nam và các kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh

So sánh với Việt Nam

a Theo định hướng văn hóa của Hofstede

Khoảng cách Đề cao sự bình đẳng, công Tồn tại sự bất bình đẳng bởi vì xã quyền lực bằng và sự tự do là trên hết trong mọi khía cạnh của cuộc sống và ngay cả trong hệ thống chính quyền. hội có sự tập trung quyền lực và con người chấp nhận sự bất bình đẳng đó.

Cấp dưới giao tiếp với cấp trên một cách thoải mái, không câu nệ tính trang trọng

Cấp dưới mong đợi được chỉ dẫn những gì phải làm và tuân thủ các mệnh lệnh của cấp trên

Không quá chú trọng các nghi thức, lễ nghĩa.

Chú trọng đến các lễ nghi và cấp bậc.

Mức độ chênh lệch về tiền lương hẹp.

Mức độ chênh lệch về tiền lương lớn.

Nhân viên được phép thẳng thắn đưa ra ý tưởng riêng và ý kiến phê bình của mình đối với nhà quản lý

Nhân viên khó tiếp cận với cấp trên nhưng thích hợp tác với cấp trên hơn là với người đồng cấp.

Tránh sự không chắc chắn

Việt Nam và Mỹ đều thiên về hướng chấp nhận rủi ro, nhưng ở Mỹ, mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn Cả 2 nền văn hóa đều rất dễ dàng chấp nhận cái mới, không cần thiết phải có nhiều quy tắc Một số điểm giống nhau :

 Quy tắc công ty nên luân chuyển nhân viên thường xuyên.

 Làm việc chăm chỉ, biết lắng nghe ý kiến cũng như quan điểm của người khác

 Nhân viên, nhà quản lý cởi mở, linh hoạt, tự chủ trong công

Chủ nghĩa tập thể / Chủ nghĩa cá nhân việc.

Rất đề cao tính cá nhân Đề cao tính tập thể

Mối quan hệ giữa người với người không bền chặt, mỗi người đều tập trung cho bản thân, không phụ thuộc vào các nhóm cũng như gia đình

Có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm và cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với nhau.

Nhân viên tự chứng tỏ năng lực của bản thân để được thăng tiến, được xã hội cũng như cộng đồng thừa nhận.

Mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và nhân viên như là một gia đình, việc tuyển dụng và thăng chức cũng dựa vào thành tích và khả năng của nhóm.

“Sống để làm việc” “Làm việc để sống”

Coi trọng và tự hào về thành tích của họ.

Coi trọng các mối quan hệ, các nhà quản lý nỗ lực vì sự đồng thuận.

Nhân viên thích hành động, luôn tự tin và năng động, đề cao công việc hơn cuộc sống của họ.

Coi trọng sự bình đẳng và chất lượng cuộc sống làm việc của họ.

Thích phô trương và thảo luận về những thành công,

Trọng tâm là hạnh phúc nên họ không khoe ra địa vị của bản thân. những thành tựu mà họ đạt được. Định hướng dài hạn/ Định hướng ngắn hạn Định hướng ngắn hạn.

Tuy không phải là một nền văn hóa ngắn hạn hoàn toàn nhưng cũng không quá coi trọng sự dài hạn

Mọi người sử dụng các cách linh hoạt để giải quyết vấn đề vì họ nghĩ nguyên nhân của vấn đề là do hoàn cảnh thực tế.

Sử dụng các kinh nghiệm trong quá khứ để giải quyết vấn đề.

Thích ứng truyền thống với các bối cảnh hiện tại.

Tôn trọng, duy trì các truyền thống và chuẩn mực xã hội.

Chú trọng các hợp đồng ngắn hạn để thu được lợi nhuận nhanh.

Có xu hướng đầu tư vào các hợp đồng dài hạn để tương lai có lợi nhuận lớn hơn.

Thoải mái thể hiện cảm xúc và mong muốn Ít thể hiện cảm xúc và mong muốn.

Làm những điều họ thích và không kiểm soát việc thỏa mãn mong muốn của họ.

Không chú trọng nhiều đến thời gian giải trí và kiểm soát việc thỏa mãn mong muốn của họ.

Hành động đôi khi vượt quá tầm kiểm soát của bản thân.

Hành động bị giới hạn bởi những quy tắc, chuẩn mực xã hội.

Tự do ngôn luận, tự do thể Không tùy tiện phát ngôn, thể hiện hiện ý hiến cá nhân ý kiến cá nhân.

Thường nhớ về những cảm xúc tích cực.

Thường nhớ về những cảm xúc tiêu cực.

Thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, giải trí, các hoạt động tiêu khiển tìm thú vui.

Các hoạt động giải trí mang tính cộng đồng phát triển rất mạnh.

=> Như vậy, có thể thấy, văn hóa Mỹ và văn hóa Việt Nam dựa trên năm cặp giá trị văn hóa đối lập chỉ giao thoa tại cặp giá trị Né tránh rủi ro – Chấp nhận rủi ro; đối với bốn cặp giá trị còn lại, văn hóa Mỹ và văn hóa Việt Nam ngược nhau Tùy vào từng cặp đối lập khác nhau mà mức độ chênh lệch có thể nông hay sâu Điều này cho thấy, nếu không có một hiểu biết thấu đáo về nền văn hóa của nhau thì một người Việt Nam sẽ cảm thấy choáng váng, sốc nặng khi phải tiếp xúc với văn hóa

Mỹ, và ngược trở lại một người Mỹ cũng sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó hiểu khi phải tiếp xúc với văn hóa Việt Nam. b Theo định hướng văn hóa của Trompenaars

Các khía cạnh văn hóa

Chủ nghĩa phổ biến/ chủ nghĩa đặc thù

Hoa Kỳ theo chủ nghĩa phổ biến.

Việt Nam theo chủ nghĩa đặc thù

Có khuynh hướng tập trung vào cá nhân và quyền tự do cá nhân Chú trọng đến quy tắc hơn là các mối quan hệ.

Thường coi trọng mối quan hệ cá nhân và gia đình Chú trọng các mối quan hệ vả sự tin tưởng hơn các quy tắc.

Người Mỹ thường đánh giá cao sự độc lập và khát khao cá nhân.

Người Việt thường có xu hướng quan tâm đến nhóm và tôn trọng sự ổn định xã hội.

Chủ nghĩa tập thể Đề cao tính cá nhân Đề cao tính tập thể.

Coi trọng quyền tự do cá nhân và quyền lợi riêng tư

Họ thường đề cao sự độc lập, tự chủ và khát khao thành công cá nhân.

Coi trọng sự đoàn kết và tương tác xã hội, có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm và cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với nhau.

Nhân viên được trao quyền, tự sáng tạo để chứng tỏ chứng tỏ năng lực bản thân, thăng tiến trong công việc Những quyết định được dựa trên quan điểm của cá nhân đại diện.

Chú trọng đến sự đồng thuận của tất cả mọi người, thành tích và lương thưởng sẽ được khen thưởng theo nhóm Những quyết định dựa trên quan điểm của tổ chức.

Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có xu hướng tiết chế thay vì thể hiện cảm xúc.

Thể hiện cảm xúc một cách tinh tế, có sự tự chủ và lý trí cao khi tương tác với người khác.

Họ coi trọng sự hài hòa và cho rằng việc thể hiện cảm xúc quá mức có thể gây ra xung đột.

Cụ thể/ Khuếch tán Đề cao tính cụ thể Đề cao tính khuếch tán.

Có mục tiêu cụ thể, đi thẳng trực tiếp vào vấn đề.

Kế hoạch và mục tiêu linh hoạt, đi vòng vo để tạo niềm tin.

Người Hoa Kỳ cởi mở và Người Việt Nam thường không thẳng thắn, hướng nội, công và hướng ngoại, luôn tách biệt công việc với cuộc sống. việc và đời sống riêng liên quan chặt chẽ với nhau.

Có xu hướng ưa chuộng thành tích.

Tuy người Việt Nam cũng có sự coi trọng thành công cá nhân, nhưng họ thường có xu hướng ưa chuộng quy gán hơn. Đánh giá cao sự độc lập và sáng tạo, và sự nổi tiếng cá nhân thường được tôn trọng.

Giữ vững sự ổn định và hòa bình xã hội thường được coi trọng hơn việc cá nhân nổi tiếng.

Nhân viên được đánh giá dựa vào thành tích và năng lực, họ nỗ lực để được thăng tiến trong công việc. Đề cao thâm niên, tuổi tác, bằng cấp Nhân viên được trả lương theo thâm niên làm việc

Theo định hướng tuần tự Theo định hướng đồng bộ.

Công việc được hoàn thành theo trình tự đã được đề ra và thường được ưu tiên theo độ ưu tiên hoặc thời gian cố định.

Có thể có sự linh hoạt và điều chỉnh kế hoạch, thứ tự công việc đặc biệt trong các tình huống phức tạp

Thực hiện công việc theo tuần tự, làm việc theo từng bước một, họ thích hoàn thành một nhiệm vụ trước

Làm nhiều việc trong cùng một lúc, họ có thể đa nhiệm và chuyển đổi giữa các nhiệm vụ một cách nhanh chóng. khi chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Văn hóa Hoa Kỳ có xu hướng hướng tới tương lai.

Văn hóa Việt Nam có xu hướng hướng tới quá khứ và hiện tại.

Người Hoa Kỳ coi trọng sự hiệu quả và năng suất.Họ thích sự đổi mới và phát triển.

Người Việt Nam có khuynh hướng tôn trọng truyền thống và lịch sử.Họ coi trọng sự kiên nhẫn và bình tĩnh.

Họ tập trung vào việc lập kế hoạch và đạt được mục tiêu.

Họ tập trung vào việc duy trì các mối quan hệ và sự hài hòa. Định hướng bên trong/ Định hướng bên ngoài Định hướng bên trong Theo định hướng bên ngoài.

Người Hoa Kỳ coi trọng hiệu quả và năng suất Họ tập trung vào việc đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ.

Người Việt coi trọng sự hài hòa và duy trì các mối quan hệ Họ tập trung vào việc xây dựng lòng tin và hợp tác.

Có xu hướng cạnh tranh cao để hướng tới thành công.

Có xu hướng đề cao sự tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau.

Các kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh với các chủ thể đến từ Hoa Kỳ hoặc tại Hoa Kỳ

a Khi kinh doanh, làm việc với người Mỹ Điểm khác biệt trong giao tiếp của người Mỹ và người Việt Nam là việc đi thẳng vào vấn đề, có sự chênh lệch lớn trong định hướng cụ thể/ khuếch tán theo nghiên cứu của Trompenaars Người Mỹ hướng tới sự hiệu quả, không thích vòng vo còn người Việt thường thích dẫn dắt cuộc hội thoại bằng những chuyện ngoài lề để tạo niềm tin Vì thế trong các cuộc đàm phán, nhà đầu tư nên xác định được mục tiêu cần đạt được và chiến lược đàm phán cũng như cách giao tiếp phù hợp với các đối tác người Mỹ để đạt được hiệu quả mong muốn.

Trong so sánh ở trên có thể thấy rõ Việt Nam và Hoa Kỳ có điểm khác nhau rất lớn trong định hướng thời gian tuần tự/ đồng bộ theo nghiên cứu của Trompenaars Người Mỹ luôn thực hiện công việc theo một lịch trình sẵn có đã được đề ra từ trước, họ không muốn lịch trình của mình bị chậm trễ hoặc chen ngang Vì thế nên, khi kinh doanh với người Mỹ cần phải đúng giờ, mọi sự chậm trễ được xem là hành vi thiếu tôn trọng với đối tác.

Người Mỹ với chủ nghĩa phổ biến theo nghiên cứu của Trompenaars, tin tưởng vào việc áp dụng các quy tắc và hợp đồng một cách nhất quán và không thay đổi bất kể hoàn cảnh Trong khi đó, văn hoá Việt Nam lại nghiêng về chủ nghĩa cụ thể hơn, nơi mà mối quan hệ và bối cảnh cụ thể của mỗi tình huống có thể ảnh hưởng đến cách thức áp dụng các quy tắc Doanh nhân Việt Nam khi làm việc với người Mỹ cần lưu ý rằng việc tuân thủ chặt chẽ các hợp đồng và thỏa thuận là rất quan trọng và được kỳ vọng Điều này giúp xây dựng lòng tin và uy tín trong mắt đối tác Mỹ và đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch.

Hoa Kỳ là một đất nước theo chủ nghĩa cá nhân coi trọng sự bình đẳng, người dân Mỹ luôn tin rằng mọi người đều có quyền lợi như nhau Chính vì vậy, khi kinh doanh với người Mỹ không nên quá trịnh trọng, nghi thức mà chú trọng sự tự nhiên.

Sự tự nhiên trong kinh doanh sẽ giúp loại bỏ các thủ tục rườm rà, tập trung vào vấn đề chính và dễ dàng đạt được mục tiêu mong muốn.

Người Mỹ với định hướng thành tích theo nghiên cứu của Trompenaar cũng như định hướng văn hoá nam tính theo nghiên cứu của Hofstede, có tinh thần cạnh tranh cao, luôn tìm cách để vượt qua đối thủ để đạt được thành công Trái ngược với họ, người Việt Nam hướng tới đạt được chức vụ cao thay vì hướng tới thành tích. Nên khi làm việc với người Mỹ cần phải hướng đến thành tích trong công việc và nâng cao tinh thần cạnh tranh của bản thân vì nếu không tạo được giá trị cho công ty thì việc bị sa thải là điều không thể tránh khỏi.

Người Mỹ luôn hướng tới sự bình đẳng cao trong các mối quan hệ do khoảng cách quyền lực ở đây thấp hơn Việt Nam rất nhiều, nên khi làm việc với đồng nghiệp hoặc đối tác người Mỹ, ta nên sẵn sàng thảo luận và đưa ra ý kiến một cách cởi mở và bình đẳng, bên cạnh đó giao tiếp một cách lịch sự và thoải mái cũng là những gì mà người Mỹ hướng đến trong giao tiếp.

Dựa theo định hướng thời gian tuần tự/ đồng bộ theo nghiên cứu của Trompenaars, người Mỹ có định hướng thời gian tuần tự, họ thường phân biệt rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân Trong khi đó Việt Nam lại theo định hướng thời gian đồng bộ, không tách biệt rõ công việc và cuộc sống riêng Vì thế doanh nhân Việt Nam nên tập trung vào mục tiêu cụ thể và kết quả khi làm việc với người Mỹ, đồng thời giữ cho mối quan hệ nghề nghiệp không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề cá nhân.

Người Mỹ thường theo đuổi một cách tiếp cận tuần tự trong công việc, với việc hoàn thành nhiệm vụ theo từng bước Do đó, khi làm việc ở Hoa Kỳ, nên lên kế hoạch và tổ chức công việc của mình một cách có hệ thống khi làm việc với người Mỹ

Người Mỹ với định hướng bên trong theo nghiên cứu của Trompenaar, họ thường cảm thấy mình có khả năng kiểm soát môi trường xung quanh và hoàn cảnh của mình Điều này khác biệt rất lớn với Việt Nam theo định hướng bên ngoài, luôn hướng đến sự hài hòa trong mối quan hệ Vì vậy doanh nhân Việt nên thể hiện sự tự tin và khả năng kiểm soát khi đối mặt với thách thức và cơ hội trong kinh doanh, điều này có thể để lại ấn tượng tốt với đối tác người Mỹ. b Khi kinh doanh tại Hoa Kỳ

Quyền sở hữu trí tuệ rất được coi trọng trong các nền văn hoá chủ nghĩa cá nhân đặc biệt là Hoa Kỳ Trong khi Việt Nam thường sẽ đặt lợi ích cộng đồng lên trên, các kiến thức và thông tin mới thường sẽ được chia sẻ cho cộng đồng thay vì giữ lại cho cá nhân Khi kinh doanh tại Hoa Kỳ, doanh nhân Việt Nam cần phải bán những sản phẩm chính hãng, tôn trọng bản quyền của sản phẩm

Người Mỹ không có sự kiềm chế như người Việt, ở đây quyền tự do ngôn luận rất được tôn trọng Đối với các sản phẩm dịch vụ không hài lòng, người Mỹ sẽ đưa ra những ý kiến góp ý hoặc thậm chí chê trách một cách thẳng thắn thay vì là “ngậm bồ hòn làm ngọt” như người Việt Do đó, khi kinh doanh ở Hoa Kỳ việc tiếp thu ý kiến và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng là vô cùng quan trọng Việt Nam cần phải có các bước tiến hành phân tích, nhận thấy tính đúng đắn trong nhận xét của người

Mỹ để xây dựng sản phẩm của mình.

Các quốc gia có định hướng chủ nghĩa tập thể như Việt Nam thì nhân viên có sự trung thành với tổ chức rất cao Nhưng ngược lại, ở Hoa Kỳ, việc nhân viên nhảy việc đến nơi có lương cao hơn là chuyện bình thường Vì thế, khi thành lập doanh nghiệp tại Hoa Kỳ, các doanh nhân cần phải có những chính sách lương thưởng, đãi ngộ thích hợp cho nhân viên Ví dụ như tính lương theo thành tích đạt được thay vì tính lương theo thâm niên như Việt Nam.

Với mức độ chấp nhận khoảng cách quyền lực thấp hơn ở Mỹ, doanh nhân Việt Nam nên tạo ra một môi trường làm việc có tính dân chủ, nơi mọi người có thể tự do đưa ra ý kiến và góp ý.

Người Mỹ có xu hướng cao về chủ nghĩa cá nhân, do đó, doanh nhân Việt Nam nên khuyến khích sự độc lập và sáng tạo cá nhân trong công ty, đồng thời tôn trọng quyền riêng tư và sự tự quản của nhân viên.

Ngày đăng: 12/06/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w