1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Văn học: Sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

234 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

ca Leo

PHAM XUAN THACH

NHUNG NAM ĐẦU THE KY XxX

LUẬN AN TIEN SĨ VAN HOC

HA NỘI - 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

PHẠM XUÂN THẠCH

SỰ HÌNH THÀNH HE THONG THE LOẠI

TỰ SỰ NGHỆ THUAT TRONG TIEN

TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT

NAM NHỮNG NAM DAU THE KỶ XXChuyén nganh: Van hoc Viet Nam

Mã sô : 62.22.34.01

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

1 GS TS Lê Văn Lân

2 PGS.TS Trần Ngọc Vương

HÀ NỘI - 2008

Trang 3

MỤC LỤC

A PHAN MO ĐẦU Ly do chon dé tai

Lich sử van đề

Nhiệm vụ của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phương pháp nghiên cứu Đóng góp của luận án

Nana un + 06 NY = Cấu trúc của luận án

B PHAN NỘI DUNG

Chương 1: Những tiền đề hiện dai hóa tự sự1.1 Những tiền đề văn hóa xã hội

1.1.1 Đô thị và đời sống đô thị

1.1.2 Những thiết chế văn hóa và các hoạt động văn hóa

1.1.2.1 Báo chí và xuất bản

1.1.2.2 Nhà trường Pháp - Việt và mô hình giáo dục hiện đại

kiểu phương Tây

1.1.2.3 Dịch thuật

1.1.2.4 Những lựa chọn ngôn ngữ

1.1.3 Những vận động văn hóa và tinh thần thời đại

1.2 Những vận động nội sinh của văn học

1.2.1 Truyền thống văn xuôi vả tư duy tự sự; sự vận động

của văn học trước thế kỷ XX

1.2.2 Sự hình thành của trường văn học

Những tiếng nói trong trường văn học

1.2.2.1 Sự hình thành của trường văn học ở Việt Nam

1.2.2.2 Những tiếng nói trong trường văn học

1.2.2.2.1 Độc giả và tinh hoa của độc giả - giới phê bình

16

Trang 4

1.2.2.2.2 Giới nhà văn

Tiểu kết

Chương 2 Diễn tiến quá trình hiện đại hóa

tự sự trong giai đoạn giao thời

2.1 Quá trình hình thành một quan niệm thé loại

đặc trưng của giai đoạn

2.1.1 Quan niệm về văn chương va vi thé

của thé văn tự sự trong tổng thé văn chương

2.1.2 Hình dung và những cách định danh thê loại

2.1.3 Những giá trị đặc thù của tự sự trong giai đoạn giao thời

2.1.3.1 Mối quan hệ giữa kể và ta trong tự sự nghệ thuật2.1.3.2 Mối quan hệ giữa nghệ thuật và luân lý

2.1.3.3 Tự sự và những giá tri xã hội

2.2 Một phát triển đầy đứt đoạn

2.2.1 Giai đoạn cuối thế kỷ XIX —

Những người đi tiên phong

2.2.2 Hai thập niên đầu của thế kỷ XX

-Làn sóng thứ nhất những người viết tiêu thuyết quốc ngữ

3.1.2.Tiểu thuyết và đoản thiên, hai cơ cấu luôn có sự thâm thấu

3.1.3 Những dạng thức đoản thiên chủ yếu3.2 Những cấu trúc hình thức của truyện ké3.2.1 Người kể chuyện và điểm nhìn

119

Trang 5

3.2.1.1 Người kế chuyện 119

3.2.1.1.1 Giới thuyết về người ké chuyện 119

3.2.1.1.2 Các hình thức người kế chuyện và trần thuật

Việt Nam trước năm 1932 121

3.2.1.2 Điểm nhìn trong trần thuật Việt Nam trước năm 1932 1253.2.2 Các yếu tố cầu thành hành vi ké Tác động của người ké

và điểm nhìn đối với hành vi trần thuật 130

3.2.2.1 Sự miêu tả 131

3.2.2.2 Phân tích tâm lý Sự hiện diện của tư duy phân tíchvà tư duy duy lý 136

3.2.2.3 Khi con người tự thể hiện Lời gián tiếp tự do 1403.2.3 Thời gian và cấu trúc truyện kế 1423.2.3.1 Độ dài thời gian tính và tốc độ trần thuật 143

3.2.3.2 Phá vỡ trật tự của thời gian Đảo thuật 146

4.2 Cú pháp - Cuộc xung đột giữa các giá tri 166

4.3 Diễn ngôn; ngữ nghĩa và cấu trúc hệ thống nhân vật 173

4.3.1 Cơ chế tạo nghĩa của diễn ngôn 174

4.3.2 Ngữ nghĩa, mô hình hành động và cấu trúc

ngữ nghĩa của hệ thống nhân vật 180

Tiểu kết 190C PHAN KET LUẬN 192

DANH MUC CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA 198DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 199

PHU LUC 208

Trang 6

A PHAN MỞ DAU

1 LY DO CHON DE TAI

Cho đến nay, việc hình dung về lich sử văn học Việt Nam với hai thời dai

lớn bao gồm văn học Hán - Nôm thời trung đại theo mô hình văn học Trung Quốcvà văn học quốc ngữ hiện đại theo mô hình văn học thế giới là điều đã được thừa

nhận một cách rộng rãi trong giới nghiên cứu văn học Từ cách hình dung đó, đặt ra

cho những người nghiên cứu lịch sử văn học dân tộc những vấn đề hết sức cơ bản.Trước hết, đó là van dé tính quy luật của quá trình chuyên đổi hệ hình diễn ra trong

lịch sử văn học Việt Nam Liệu quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc là sản phẩm

của một sự cưỡng bức văn hóa từ bên ngoài hay là kết quả của một sự phát triển nội

tại? Nói cách khác, mô hình văn học hiện đại như đã được định hình trong những

năm 30 của thế kỷ XX liệu có phải là một bước phát triển tất yếu mà nếu không có

những tác động của cuộc tiếp xúc với phương Tây, nền văn học dân tộc với những

sự phát triển có tính nội tại của nó cũng sẽ vận động đến? Bên cạnh đó là vấn đề vềsự đút gãy giữa hai thời đại lớn của văn học dân tộc Liệu quá trình thay thế chữHán và chữ Nôm bằng chữ quốc ngữ có gây ra một sự đứt gãy văn hóa giữa con

người hiện đại và di sản văn hóa truyền thống? Văn học hiện đại liệu có phải chỉ là

một sự du nhập và bản địa hóa văn học châu Âu - nghĩa là một sự rời bỏ quá khứ

văn học - hay là một sự phát triển tất yếu trên cơ sở những vận động của văn học

dân tộc trong giai đoạn hậu kỳ của thời trung dai? Dé trả lời được những câu hỏi

đó, tất yếu phải quay trở về với giai đoạn diễn ra quá trình chuyền đổi hệ hình của

văn học, giai đoạn giao thời kéo đài trong ba thập niên đầu thế kỷ XX.

Theo quan điểm của chúng tôi, có một giai đoạn đặc biệt nằm giữa hai thời

đại lớn của văn học dân tộc Được định hướng từ các nghiên cứu sử văn học của

Giáo sư Trần Đình Hượu, chúng tôi hình dung giai đoạn này kéo dài trong khoảng

ba thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, tính từ năm 1904 - 1905, khi cuộc cách mạng

văn hóa lớn của lịch sử Việt Nam bắt đầu diễn ra trong các phong trào Duy tân cho

đến 1932, thời điểm Phan Khôi công bé bài thơ Tinh già mở đầu cho phong trào

Trang 7

Thơ mới Đây chính là quãng thời gian diễn ra quá trình chuyển đổi hệ hình của

văn học dân tộc.

Trong con mắt của người nghiên cứu, văn học Việt Nam ba mươi năm đầu

thế kỷ XX giống như một phòng thí nghiệm không lồ Người viết văn và người làm

văn học trong giai đoạn này cùng chia sẻ một ý thức: họ đang tham dự vào việc

kiến tạo cho một cái gi còn chưa hình thành, một thực tế chưa từng ton tại Đó cũnglà một giai đoạn đặc biệt phong phú về thành phần công chúng và người sáng tác

văn học và chính sự đa dạng của đội ngũ tác giả và công chúng đã dẫn đến sự đa

dang của những khuynh hướng hiện đại hóa văn học Như các tác giả của giáo trình

Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 đã chứng minh, có cả hai khuynh

hướng cùng đồng thời diễn ra: đổi mới văn học truyền thống và lặng lẽ du nhập,bản địa hóa kiểu mẫu văn học thế giới Cả hai khuynh hướng đều có những đại diệnxuất sắc Việc đồng thời tồn tại nhiều nhóm tác giả và công chúng với nguồn gốc

văn hóa khác nhau khiến cho không một khuynh hướng nào có thé phát triển một

cách thuần nhất Sự pha trộn và sự thỏa hiệp trở thành khuynh hướng chung của

toàn bộ đời sống văn học, như chính cái khẩu hiệu văn hóa được tôn lên tiên phong

trong giai đoạn này: “Điều hòa tân cựu - Thổ nạp Âu Á”.

Trong một cảm hứng chung chuẩn bị cho một cái gì còn chưa định hình, mộtcái mới chưa từng có, hàng loạt công việc đã được khởi sự Người ta bắt tay vàochuẩn hóa và làm mới tiếng Việt Cảm hứng kiến tạo cái mới kết hợp với tinh than

dân tộc đã hình thành một tâm lý phổ biến trong toàn bộ giới trí thức về việc “tổng

kiểm kê” lại toàn bộ di sản văn chương quá khứ Song song với công việc đó, dịchthuật được đề cao như một thứ “quốc sách” Dịch thuật đã dẫn đến sự đồng hiện

của nhiều truyền thống văn học trong một giai đoạn ngắn, từ văn học Việt Nam đến

văn học thế giới, phương Đông và phương Tây, từ những giá trị cô điển nhất đến

những giá trị có tính thị trường nhất.

Một hiện tượng đặc biệt có ý nghĩa của giai đoạn này là sự hình thành của

trường văn học (le champ littéraire) theo ngôn ngữ của xã hội học nghệ thuật hiện

đại Văn học bắt đầu tách khỏi sự lệ thuộc vào những hình thái ý thức xã hội khác

Trang 8

dé trở thành một lĩnh vực có tính tự trị tương đối với những quy luật nội tại của

chính nó Thị trường văn học tồn tại vừa như một thứ bà đỡ (cũng giống như báo

chí và các nhà xuất bản) cho sự tự trị của văn học nhưng đồng thời cũng áp đặt quyluật thép của nó lên đời sống văn chương Song song với khuynh hướng thị trường

hóa văn chương là khuynh hướng bảo vệ những giá tri có tính tinh hoa của văn học.

Diễn ngôn của những người như Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế biểu hiện rất rõ khuynh hướng này và đồng thời, nó còn được thé hiện qua hàng

loạt công trình sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu của nhiều nha nghiên cứu có uy tínlúc bay giờ.

Như vậy, ba muơi năm đầu thế kỷ XX hiện lên như là một giai đoạn đặc biệthấp dẫn đối với người viết văn học sử Tính hấp dẫn ở đây không phải chỉ thể hiệnở sự tập hợp với mật độ cao “những con voi trắng” - theo ấn dụ của H.R.Jausstrong công trình Lich sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học -

những tác giả lớn của nên văn học Quan trọng hơn, nó được tạo nên bởi sự độc đáo

của các hiện tượng văn học và sự phong phú của các vấn đề văn học sử Từ góc

nhìn lịch sử văn học, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến giai đoạn này trong một tâm

thế chung là khôi phục lại một mắt xích còn thiếu của lịch sử dân tộc, ngõ hầu trảlời câu hỏi về sự phát triển liên tục của tiến trình văn học Đi sâu tìm hiểu giai đoạnvăn học này, chúng tôi đặc biệt chú ý tới một bộ phận tác phẩm có sức sống đặcbiệt: các tự sự được người đương thời định danh bằng những tên gọi liên quan đến

“tiểu thuyết”.

Những biến đổi của văn học Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỷ XXdiễn ra đều khắp trên tat cả các thể loại Thế nhưng, trong tương quan các thé loại,hiếm có bộ phận văn chương nào hội đủ tư cách đại điện cho những biến đổi của

văn chương trên tiến trình hiện đại hóa như các thể văn tự sự Nếu so sánh vớinhững giai đoạn trước đó, có thê khăng định chưa bao giờ trong lịch sử văn học dân

tộc lại có một sự phát triển mạnh mẽ đến vậy của các thể văn tự sự Chỉ trong

khoảng ba mươi năm, bộ phận văn học này đã để lại một số lượng văn bản hết sức

phong phú Nó thu hút được một đội ngũ sáng tác hết sức đa dạng Nó là sản phâm

Trang 9

của nhiều khuynh hướng tìm tòi và thể nghiệm khác nhau và nó nằm ở trung tâmcác mối quan tâm của xã hội Nói một cách hình tượng, từ vùng biên của nên văn

học, từ thân phận còi cọc trong suốt tiến trình phát triển lịch sử, các thể văn tự sựđã bước thăng vào trung tâm của đời sống văn học và có một sự đột biến về chất.Vậy, liệu có chăng một mối liên hệ giữa sự phát triển đột biến đó và những vận

động mang tính hiện đại hóa của đời sống văn hóa nói chung và văn học nói riêng?Chọn các sự vận động của các thé văn tự sự bằng chữ quốc ngữ trong ba mươi năm

đầu thế kỷ làm đối tượng khảo sát của luận án với tiêu đề Sự hình thành hệ thốngthé loại tự sự nghệ thuật trong tiễn trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nhữngnăm dau thế ky XX chúng tôi hy vọng có thé trả lời được những câu hỏi trên.

giới nghiên cứu, ở những mức độ khác nhau, đề cập đến trong suốt hơn sáu mươi

năm qua ở Việt Nam Trong tiến trình hơn nửa thế kỷ đó, công trình quan trọng

nhất có ý nghĩa quyết định như là một dấu mốc đánh dấu bước phát triển về chất

của lịch sử nghiên cứu chính là bộ giáo trình văn học sử Văn học Việt Nam giai

đoạn giao thời của hai tác giả Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng được khởi thảo từ

năm 1974 và xuất bản lần đầu năm 1988 Trong hình dung về lịch sử vấn đề củachúng tôi, đây sẽ được coi như một mốc quan trọng.

2.1 Ngay từ trước năm 1945, khi những công trình văn học sử đầu tiên do

người Việt Nam tiễn hành được khởi thảo, ý thức về sự tồn tại của một giai đoạnbình minh của văn học quốc ngữ đã sớm xuất hiện Có thê đọc được điều này trong

cuốn sử văn học đầu tiên Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, các

công trình phê bình văn học của Vũ Ngoc Phan, Lê Thanh, Kiều Thanh Qué hay

trong những mảnh hồi ức của các nhà văn như Thạch Lam Đáng kể nhất trong

Trang 10

những công trình này là các cuốn của Duong Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử

yếu) và Vũ Ngọc Phan (Nhà văn hiện đại) Việt Nam văn học sử yếu là một cuốn

văn học sử bao gồm hai phần: khái quát về văn chương Việt Nam (văn học bìnhdân, các thể loại, các nguồn ảnh hưởng của Trung Quốc và của Pháp) và lịch sử vănchương Việt Nam tính từ thời Lý Trần cho đến Tự lực văn đoàn Trong số 46chương của cuốn sách, có 7 chương dành cho văn học đương đại nghĩa là từ đầu thế

kỷ XX cho đến Tự lực văn đoàn Trong 7 chương này, ông khảo sát một cách khái

quát sự ra đời của nền văn học hiện đại bằng chữ quốc ngữ của người Việt từ

những nguồn ảnh hưởng nước ngoài, sự ra đời của ngôn ngữ văn học mới, những

hình thức phôi thai của nền quốc văn, các thể văn quốc ngữ buổi đầu, một số dịchgiả (Nguyễn Văn Vĩnh), học giả (Phạm Quỳnh) và một số nhà thơ (Nguyễn KhắcHiếu, Đông Hồ, Trần Tuấn Khải) Đóng góp lớn nhất của Dương Quảng Hàm quacông trình này chính là đã xác nhận sự ton tại của một giai đoạn lịch sử văn học và

vạch ra một số hướng nghiên cứu hứa hẹn (nghiên cứu văn học so sánh, mối quan

hệ giữa văn hoc và ngôn ngữ, nghiên cứu thé loại ) cho những nhà nghiên cứu

tiếp theo.

Cùng với Việt Nam văn học sử yếu thì Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan

cũng là một công trình lớn có đề cập đến văn học Việt Nam trong giai đoạn sơ

khởi Trong công trình này, tác giả không định dựng một thông sử mang tính khái

quát về văn học Việt Nam mà hướng đến việc xây dựng lại diện mạo một giai đoạnvăn chương qua tập hợp phê bình các tác giả/ nhóm tác giả tiêu biểu Trong số 4phần chính của cuốn sách thì 2 phần đầu được dành cho văn học Việt Nam trong

giai đoạn sơ khởi Trong 2 phần này, tác giả đã khảo sát một tập hợp tác giả phong

phú từ Trương Vĩnh Ký, người tiên phong đặt nền móng cho văn học mới bằng chữquốc ngữ, các nhà văn thuộc nhóm Đồng Dương tap chi (Nguyễn Văn Vinh, Phan

Kế Binh, Nguyễn Đỗ Mục), nhóm Nam Phong tạp chí (Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá

Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Lam Tan Phác,Tương Phố), các nhà biên khảo (Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Lê Dư, Phan Khôi,

Nguyễn Quang Oánh ), các thi gia (Nguyễn Khắc Hiếu, Đoàn Như Khuê, Dương

Trang 11

Bá Trạc, Trần Tuấn Khải) cho đến những tiểu thuyết gia (Hoàng Ngọc Phách, HồBiêu Chánh) Trong một tập hợp phong phú tác gia như trên chỉ có hai tác giả được

khảo sát như là những nha văn viết tiêu thuyết đích thực (Hoàng Ngọc Phách, Hồ

Biểu Chánh), ngoài ra, một số những tác phẩm khác cũng được nhắc đến như Quả

dua đỏ của Nguyễn Trọng Thuật hay những truyện ngắn kiểu mới của Phạm Duy

Tốn Rõ ràng, Vũ Ngọc Phan khi viết Nhà văn hiện đại đã có một ý thức TẤt rõtrong việc cố gang tái hiện lại những khuynh hướng vận động chính của văn học

trong giai đoạn sơ khởi (thông qua việc khảo sát những nhóm tác giả có ảnh hưởng

lớn) cũng như xem xét mối tương quan giữa các bộ phận cấu thành nên đời sống

văn học (tự sự, thơ, khảo cứu ) So với công trình của Dương Quảng Hàm, hình

dung của Vũ Ngọc Phan về văn học Việt Nam giai đoạn giao thời nói chung và bộphận văn xuôi tự sự nói riêng đã có bước phát triển theo chiều sâu Đó chính là giátrị không thể phủ nhận được của bộ sách.

Ngoài hai công trình nói trên, có thể tìm thấy dấu vết của văn học Việt Nam

giai đoạn giao thời nói chung và các sáng tác tự sự nói riêng trong những công trình

phê bình khảo luận của một số tác giả như Phé bình và cdo luận của Thiếu Sơn,Cuộc phỏng vấn các nhà văn của Lê Thanh, Cuộc tiễn hóa văn học Việt Nam của

Kiều Thanh Quế, Dưới mắt tôi của Trương Chính, Theo déng của Thạch Lam

Những tác pham này ít hay nhiều đều cung cấp cho chúng ta những thông tin có giá

trị nhất định về văn học Việt Nam giai đoạn sơ khởi Tuy nhiên, các công trình nàyđều có chung một số nhược điểm nhất định:

Thứ nhất, tập hợp tư liệu của các tác giả, mặc dù đề cập đến một giai đoạnvăn học rất gần với họ nhưng hầu hết đều là thiếu đầy đủ Khiếm khuyết lớn nhấttrong cái nhìn này là quan điểm tạm gọi “lấy miền Bắc làm trung tâm” nghĩa là chỉtập trung chủ yếu vào các tác giả văn học miền Bắc.

Thứ hai, bi giới han bởi thời điểm lịch sử nên cơ sở phương pháp luận của

những công trình nói trên chủ yếu là dựa trên mô hình ngữ văn học truyền thống

kết hợp với những cảm thụ suy nghĩ chủ quan.

Trang 12

2.2 Sau năm 1945, cuộc chiến tranh Pháp - Việt diễn ra từ các năm 1946

đến 1954 đã gây ra một sự đứt đoạn trong các hoạt động nghiên cứu văn học nói

chung Từ sau năm 1954, quá trình chia cắt đất nước một mặt gây ra những tác

động nhất định đến việc tiến hành các công trình nghiên cứu văn học nhưng mặt

khác cũng tạo nên một tiền đề ổn định tương đối cho sự phát triển của bộ môn.

Chính vì vậy nên từ năm 1954 cho đến thời điểm công trình của Trần Đình Hượu,Lê Chí Dũng được xuất bản, một số bộ văn học sử đã được xây dựng Có thé kê

đến các bộ Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn, Lược sử

văn học Việt Nam của Ban Văn Sử Địa, Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam của

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I ở miền Bắc Việt Nam và Việt Nam văn học sửtrích yếu của Nghiêm Toản, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm ThếNgũ, Văn học Việt Nam của Phạm Văn Diêu, Bảng lược đồ văn học Việt Nam củaThanh Lãng, Lược sử văn học Việt Nam của Thế Phong ở miền Nam Việt Nam.

Trong số những công trình nói trên, chúng tôi đặc biệt đánh giá cao hai bộ văn học

sử của Phạm Thế Ngũ và Thanh Lãng Sự thành công của hai công trình này cóđược trước hết là nhờ việc chúng được xây dựng nên từ những tập hợp tư liệuphong phú, tương đối toàn diện và vượt lên được những định kiến chính trị vốn rất

mạnh trong giai đoạn chiến tranh chia cắt đất nước.

Công trình của Phạm Thế Ngũ là một tổng thé gồm 3 tập trong đó phần thứba là dành cho văn học hiện đại (được tính từ 1862 đến 1945) Viết công trình này,

Phạm Thế Ngũ chủ yếu dựa trên mô hình của ngữ văn học cổ điển nghĩa là phân

chia lịch sử văn học theo trục thời gian Văn học hiện đại được Phạm Thế Ngũ hìnhdung gồm 3 giai đoạn: 1862 - 1907; 1907 - 1932; và 1932 - 1945 Tính độc đáo củacông trình này được thê hiện trong cả ba phần nói trên nhưng ở đây, chúng tôi chỉbàn đến những phần viết về văn học Việt Nam trong giai đoạn 1907 - 1932 Phầnnày bao gồm 5 chương lớn: Khái quát về giai đoạn 1907 - 1932; Nguyễn Văn Vĩnh

- Đông Dương tạp chí; Phạm Quỳnh - Nam phong tạp chí; Công việc biên khảo và

phê bình; Sự hình thành tiêu thuyết mới; Thơ và các nhà làm thơ trước 1932 Bố

cục nói trên chứng tỏ người viết có một hình dung toàn diện về văn học Việt Nam

10

Trang 13

ba thập niên đầu thế kỷ XX và trên thực tế, trong mỗi phần ông đều có những luậnđiểm nhìn chung là xác đáng, điển hình như việc nhắn mạnh vai trò của báo chí và

dịch thuật đối với sự ra đời của nền văn học mới Riêng phần viết về sự hình thànhcủa tiểu thuyết mới, mặc dù xây dựng trên một tập hợp tư liệu khó có thé nói là đầyđủ nhưng cách hình dung của Phạm Thế Ngũ là chính xác Sự ra đời của tiểu thuyết

mới được hình đung với hai nguồn ảnh hưởng chính: truyền thống truyện Nôm vàtiểu thuyết dịch Ông đã miêu tả được những quan hệ đa dạng giữa các bộ phận ký

sự, doan thiên và trường thiên tiểu thuyết, các bộ phận tiểu thuyết ở Bắc Kỳ (với

hai đại điện là 7ổ 7m của Hoàng Ngọc Phách và Quả đưa do của Nguyễn Trọng

Thuật), và Nam Kỳ (với đại diện là Hồ Biểu Chánh) Những nhận xét sơ khởi về

các yếu tính của tiểu thuyết Nam Kỳ (tính chất đạo lý, tính hiện thực, sự giản dị vềkỹ thuật) cũng đáng được quan tâm Từ những lý do trên, có thé khang định mặc du

những hạn chế về phương pháp luận chưa cho phép Phạm Thế Ngũ đi sâu vào các

vấn đề liên quan đến bản chất nội tại của tự sự, đến mối quan hệ giữa tự sự và bối

cảnh xã hội - văn hóa đương thời (vấn đề của xã hội học văn học) hoặc mối quan hệ

giữa sự hình thành của tự sự hiện đại và những nguồn ảnh hưởng đa dạng truyền

thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây (van dé của văn học so sánh)

nhưng công trình của Phạm Thế Ngũ vẫn là một công trình mà bắt cứ ai tìm hiểu

các van dé của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời đều phải tham chiếu.

Nếu như công trình của Phạm Thế Ngũ là một công trình tương đối bảo thủ

về phương pháp luận thì công trình của Thanh Lãng lại có một sự mới mẻ đến mức

độc đáo Nếu như các nhà nghiên cứu văn học sử từ Dương Quảng Hàm đến Phạm

Thế Ngũ đều chịu ảnh hưởng của mô hình nghiên cứu lịch sử văn học của Gustave

Lanson"” thì công trình của Phạm Thế Ngũ lại mang dấu ấn của một mô hình khác:

mô hình của Albert Thibaudet Thanh Lãng không phân chia lịch sử phát triển củavăn chương theo các giai đoạn giống như trong thông sử mà dựa trên sự xuất hiện

của các thế hệ nhà văn (tính bằng thời điểm hoạt động xã hội và nghệ thuật chủ yếu

Gustave Lanson (1857 - 1934) nhà nghiên cứu lịch sử văn học người Pháp.

11

Trang 14

của nhà văn) Đây là một khái niệm có tính xã hội học rất rõ và đó cũng chính là

đóng góp lớn nhất của công trình của Thanh Lãng Nếu sử dụng khái niệm “trường

văn học” của P Bourdieu thì có thể nói Thanh Lãng đã đi sâu mô tả được một loạtvấn đề đặc tha của trường văn học mà nổi bật là các cuộc tranh luận văn chương.Từ góc nhìn về trường văn học những quan điểm đó cho phép dựng lại những

“position” - những tiếng nói quyền uy và uy tín làm chủ trường văn học - mặt khác,chính những tiếng nói quyền uy ấy cũng phản ánh chuẩn thâm mỹ của một thời đại

- cái mà mỹ học tiếp nhận gọi là “tầm tiếp nhận” (horizon d’attent) riêng của một

thời Đây là những đữ kiện không thể thiếu được khi nghiên cứu mối quan hệ giữa

thể loại và môi trường xã hội - văn hóa - thâm mỹ mà nó sinh thành Ở một bình

diện khác, với một sự uyên bác hiếm có, công trình của Thanh Lãng cũng cung cấp

những định hướng nghiên cứu văn học so sánh cần thiết khi ông nói về mối quan hệgiữa sự hình thành của tự sự hiện đại và những nguồn ảnh hưởng từ văn học nước

2.3 Công trình Van học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 của hai

tác giả Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng có một vi trí đặc biệt trong lịch sử nghiên

cứu văn học Việt Nam giai đoạn giao thời Mặc dù được viết từ thập niên 1970 của

thế kỷ XX nhưng có thể nói, một trong những giá trị lớn của công trình chính là

tính hiện đại và tính đúng đắn về mặt phương pháp luận Trước hết, cần phải khăngđịnh đây là một công trình mang cảm hứng xã hội học hết sức rõ nét Tuy nhiên,

khác với mô hình xã hội học lúc bấy giờ xuất phát từ một định kiến về hiện thực,

sau đó đi tìm hình chiếu của định kiến đó trong tác phẩm văn học và đánh giá tác

phẩm dựa trên độ chênh với định kiến thì công trình Văn học Việt Nam giai đoạn

giao thời 1900 - 1930 lại được xây dung trên một mô hình khác han Đó chính làmối tương quan về ý thức hệ giữa tác phẩm và xã hội thông qua một loạt những

quan hệ phức tạp về nguồn gốc học vấn, xuất thân văn hóa và hành trình xã hội của

nhà văn (điều này được thê hiện đặc biệt xuất sắc trong những nghiên cứu về Tản

Đà và Phan Bội Châu) Điểm thành công lớn nhất của công trình là chỉ ra được

những ngả đường phức tạp trên của quá trình hiện đại hóa văn học ở Việt Nam đầu

12

Trang 15

thế kỷ: hiện đại hóa, cách tân văn học truyền thống và du nhập, bản địa hóa mô

hình văn học phương Tây, những giới hạn của từng ngả đường cũng như sự đan

xen, thấm thấu, quy định lẫn nhau giữa những ngả đường Tính đúng đắn về

phương pháp luận của công trình cũng thể hiện ở việc người nghiên cứu đã đặt vấn

dé tiếp cận một giai đoạn văn học vừa trong tính liên tục của tiễn trình văn học từ

văn học trung đại đến những giai đoạn hiện đại tiếp theo; vừa trong mối quan hệ

với những nền văn học lớn trên thế giới cả trong quan hệ đối chiếu lẫn trong quan

hệ giao tiếp ảnh hưởng Điều cần nhấn mạnh là trong khi nghiên cứu những quan

hệ giao tiếp, ảnh hưởng, các tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chủ thé tiếp

nhận, một tư tưởng có giá trị cho đến ngày nay.

2.4 Từ khi hai công trình của Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng được xuất

bản cho đến nay, tình hình nghiên cứu văn học Việt Nam trong giai đoạn giao thờinói chung và các thể văn tự sự nói riêng đã có thêm những bước phát triển quan

trong Bat đầu từ 1986, rất nhiều những định kiến và cam ki trong nhận thức về quá

khứ đã từng bước bắt đầu được đỡ bỏ Nó mở đường cho giới nghiên cứu có được

một cái nhìn khách quan hơn về quá khứ Nhiều mảng tư liệu văn học sử còn khiếm

khuyết đã được khôi phục mà một trong những mảng tư liệu quan trọng nhất là liên

quan đến văn học miền Nam Trong việc này, cần ghi nhận công lao của các học

giả và nhà nghiên cứu miền Nam Công trình đầu tiên có công trong việc khôi phụclại vị thế của một vùng văn học chính là Dia chí văn hóa thành pho Hà Chi Minh

(tap II), của nhóm tác giả Tran Văn Giàu, Tran Bach Dang, Nguyễn Công Bình.

Tiếp theo đó là việc xuất ban và tái ban hàng loạt công trình của nhà nghiên cứu

Bằng Giang Trong số những công trình của ông viết từ trước năm 1975 được tái

bản, công trình quan trọng nhất chính là cuốn Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 1930 Gần như được tái bản đồng thời với những công trình của Bằng Giang chính

-là công trình của nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh: Những bước đầu của bdo chỉ, tiểu

thuyết và Thơ mới Đồng thời với những công trình khảo cứu nói trên, hàng loạt tác

phẩm văn chương miền Nam trước năm 1945 đã được tái bản, từ cuốn tiêu thuyết

đầu tiên bằng chữ quốc ngữ Truyện thdy Lazarô Phiên cho đến những tiểu thuyết

13

Trang 16

của Hồ Biểu Chánh và Bửu Đình Trong những năm vừa qua, một công trình sưu

tầm, phục chế toàn bộ di sản văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ trước năm 1945 đã được

khoa Ngữ văn - Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại

học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành và đến năm 2006, công trình này

đã hoàn tất Đó là chưa kể đến việc trong các Tổng tập văn học, văn học miền Nambắt đầu được khôi phục và tái bản Tất ca những điều đó đã làm cho giới nghiên

cứu có một hình dung đầy đủ hơn về văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ, một thực thê

không thể tách rời của văn học dân tộc.

Song song với hoạt động sưu tầm, khảo cứu là những nghiên cứu về bảnchat, đặc điểm cũng như những quy luật vận động của thé văn tự sự ở Nam Kỳ hồi

đầu thé ky XX Có thé ké đến bốn luận án tiến sĩ liên quan đến dé tài này:

- Tôn Thất Dụng, Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết vănxuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuối thé ky XIX đến năm 1932, Luan án tiễn sĩ,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1993.

- Cao Xuân Mỹ, Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thé kỷ

XIX đến dau thế kỷ XX, Luận án tiễn sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí

Minh, 2001.

- Nguyễn Thanh Sơn, Truyện ngắn Việt Nam từ cuối thé kỷ XIX đến dau thé

ky XX, Luận án tiễn sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2001.

- Lê Ngoc Thúy, Đóng góp của văn học quốc ngữ ở Nam Bộ cuối thé kỷ XIX

đâu thế kỷ XX vào tiến trình hiện dai hóa văn học Việt Nam, Luận án tiễn sĩ,

Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2002.

Đó là chưa ké tới một số lượng lớn luận văn thạc sĩ ở các cơ sở dao tạo khác

nhau từ Nam đến Bắc Đây là những nỗ lực đáng trân trọng của giới nghiên cứu dé

hướng tới một cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về văn học dân tộc.

Bên cạnh những đóng góp quan trọng của các công trình nói trên, việc

nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn giao thời nói chung và văn xuôi tự sự nói

riêng vẫn còn có một số van đề tồn tại Trước hết, có thé thấy toàn bộ các công

trình này đều được xây dựng trên một sự hình dung về văn học sử lấy phương pháp

14

Trang 17

sáng tác làm trung tâm Những hạn chế của cách nhìn lịch sử văn học theo phương

pháp sáng tác, thiết tong không cần nhắc lại, chúng tôi chỉ muốn nhắn mạnh lại,

hệ thống phương pháp sáng tác là hệ thống lý luận bắt nguồn từ thực tế văn học

phương Tây, dẫu trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam bắt đầu quá

trình tiếp xúc, giao lưu với văn học thế giới và chuyển dịch sang mô hình văn học

thế giới thì đó cũng là một quá trình giao lưu và chuyên dịch trên một cơ tầng mườithế kỷ văn học viết trung đại trong những điều kiện đặc thù của Việt Nam Nếu như

trong giai đoạn 1932 - 1945, tiêu chí phương pháp sáng tác cũng không cho phép

nhận chân diện mạo và những quy luật phát triển của văn học Việt Nam thì trong

giai đoạn 1900 - 1932, thời kỳ phôi thai của văn học hiện đại tiêu chí phương pháp

sáng tác càng không thê đảm bảo cho một cái nhìn chính xác về đối tượng.

Trên một bình diện khác, một trong những cái bẫy mà người nghiên cứu văn

học trong giai đoạn giao thời dễ mắc phải, đó là sự ám ảnh của những hệ phân loại

hiện đại Khi khảo sát tự sự Việt Nam trong giai đoạn giao thời, nhiều nhà nghiên

cứu thường hay lấy những thể loại nòng cốt của văn chương hiện đại như "truyện

ngắn", "tiểu thuyết", "kí" làm tiêu chí khu biệt giới hạn nghiên cứu của toàn luận án

cũng như những thao tác cụ thé của luận án Điều này có thể có một giá trị nhất

định về thao tác nhưng lại có những hạn chế nhất định khi mô tả một thực thể còn

đang trong giai đoạn phôi thai Điều này sẽ được chứng minh trong những phầntiếp theo của luận án.

Trên đây chính là một phác thảo toàn cảnh lịch sử nghiên cứu văn học Việt

Nam giai đoạn giao thời nói chung và tự sự nghệ thuật nói riêng kể từ công trìnhlịch sử văn học đầu tiên của Dương Quảng Hàm.

3 NHIỆM VU CUA DE TÀI

Qua việc trình bày lich sử vấn dé ở trên, có thé thấy, về mặt tư liệu, những

bộ phận tư liệu quan trọng nhất liên quan đến các thé văn tự sự bằng chữ quốc ngữ

trong ba thập niên đầu thế ky XX đều đã được khôi phục day đủ Tất nhiên trong

nghiên cứu lịch sử, khó có thể khăng định một điều gì tuyệt đối, tuy vậy, có thể

khẳng định trong nhiều năm nữa, với tình hình các nguồn tư liệu ở Việt Nam và

15

Trang 18

trên thế giới, khó có thê hy vọng những phát hiện tư liệu nào đó có thé làm đảo lộncác khăng định lý thuyết Vấn đề quyết định, theo chúng tôi, chính là trên cơ sở sự

phát triển của các lý thuyết nghiên cứu văn học trong thế kỷ XX, kết hợp cácphương pháp theo hướng liên ngành dé xây đựng được một mô hình có thé mô tảđược những đặc điểm của quá trình hình thành và vận động của các thể văn tự sự

trong giai đoạn sơ khởi của văn học hiện đại Đó cũng chính là mục tiêu nghiên cứu

của chúng tôi trong luận án này với tiêu đề: Sự hình thành hệ thong thé loại tự sự

nghệ thuật trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế

kỉ XX Thực hiện đề tài này, trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu và những phát

hiện tư liệu của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi muốn tiến hành một tiếp

cận có tính tông thê đối với tự sự nghệ thuật bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam trong

giai đoạn giao thời Câu hỏi trung tâm mà luận án sẽ phải trả lời là: (1) Với tư cách

một không gian thống nhất, quá trình hiện đại hóa tự sự nghệ thuật ở Việt Nam

trong giai đoạn giao thời đã diễn ra như thế nào Nói cách khác, nhiệm vụ đầu tiêncủa luận án là mô hình hóa lại toàn bộ diễn tiến quá trình hiện đại hóa của tự sựnghệ thuật ở Việt Nam trong giai đoạn giao thời (2) Trong tổng thê đó, trình bày

những định hướng phân chia những tiểu loại tự sự mà sau nay sẽ trở thành "truyệnngắn" và "tiêu thuyết" của văn học nước nhà trong những giai đoạn tiếp theo.

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI

Để giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, trước hết, cần phải minh định

một số khái niệm trong tiêu đề của luận án Trước hết, trong quan niệm của chúng

tôi, "sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật" bao gồm hai nội dung: (1).

Sự hình thành tổng thể toàn bộ thể tự sự nghệ thuật nói chung và (2) Quá trình

phân chia những thể tài nhỏ trong tổng thể thể loại đó Quan niệm này sẽ được

chúng tôi quán triệt khi trình bày các nội dung của đề tài, từ vấn đề quan niệm nghệthuật đến các phương diện thuộc về thực tiễn sáng tác của nhà văn Thứ hai, khi đặt

"sự hình thành các thể văn tự sự nghệ thuật" trong bối cảnh "quá trình hiện đại hóa

văn học Việt Nam" chúng tôi cũng hình dung nội dung của quá trình hình thành đó

đồng nghĩa với "quá trình hiện đại hóa" Nói cách khác, "sự hình thành các thể văn

16

Trang 19

tự sự nghệ thuật trong quá trình hiện đại hóa" chính là "quá trình hiện đại hóa các

thể văn tự sự nghệ thuật" trong giai đoạn giao thời Cái được gọi là "tự sự nghệ

thuật" ở đây đồng nghĩa với tự sự hư cấu Trên thực tiễn sáng tác, nó thông nghĩavới các tên gọi gắn với yếu tố "tiểu thuyết" (theo cách hiểu đương thời) Một sốtrường hợp cá biệt khác sẽ được minh định rõ trong quá trình khảo sát Điền hìnhnhư việc Tan Đà định danh Giác mộng con I, IT của mình là "mộng ký" hay trường

hợp các "ba dao ký" của Nguyễn Công Hoan trên An Nam tap chi.

Về thời gian, khái niệm "những năm đầu thế kỷ XX" được sử dụng trongtiêu dé cũng như trong luận án là được hiểu tương đương với khái niệm "giai đoạngiao thời" mà Trần Đình Hượu đã sử dụng trong các công trình của ông Giai đoạnlịch sử này được hình dung là bắt đầu từ mốc 1904 - 1905, thời điểm khi cuộc cáchmạng văn hóa lớn của lịch sử Việt Nam được bắt đầu với các phong trào Duy tânvà Đông du do nhà Nho chí sĩ lãnh đạo và kết thúc ở thời điểm 1932, khi Phan

Khôi công bố bài Tinh già trên Phụ nữ tân văn khởi đầu cho phong trào Thơ mới.

Về cơ bản, đối tượng khảo sát của luận án này nằm trong quãng thời gian nói trên.

Tuy nhiên, do đặc điểm là sự phát triển không đồng thời của tiến trình hiện đại hóa

văn chương ở Việt Nam nên, để có thể có được một hình dung đầy đủ về quá trìnhhiện đại hóa tự sự, bắt buộc chúng tôi phải đề cập đến một số hiện tượng vănchương cuối thé ky XIX mà điển hình là Truyén thay Lazarô Phién của NguyễnTrọng Quản hoặc một số sáng tác của Trương Vĩnh Ký.

Từ một phía khác, trong luận án này, chúng tôi cũng chỉ tập trung vào các

văn bản được viết bằng chữ quốc ngữ được xuất bản công khai ở Việt Nam trong

khoảng thời gian nói trên Bộ phận văn học bằng chữ Hán hoặc lưu hành ở nước

ngoài không thuộc phạm vi đề cập của luận án nảy.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiến hành luận án này, tham vọng của chúng tôi không phải là khai thác để

đưa ra ánh sáng những khối tư liệu chưa từng được biết đến đối với giới nghiêncứu Điều quan trọng đối với chúng tôi là cố gắng xây dựng một khung lý thuyết

khả dĩ có thể mô tả được bản chất sự vận động của đối tượng Như đã trình bày

17

Trang 20

trong những phần trên, đối tượng khảo sát của luận án là tồn tại lịch sử của một théloại văn học — một trong những van đề có tinh bản chất nhất của văn học, một thực

thể có tính đa chiều kích.

Trước hết, bản chất của thé loại là những nguyên tắc Nó là cái có tính siêucá nhân Nó trở thành nguyên tắc khi nó có được sự đồng thuận mang tính cộngđồng Chính vi lý do đó, từ ban chất, thé loại là cái có tính xã hội Thể loại trước

hết là một tập hợp quy ước trong một thời điểm lịch sử Nó không chỉ quyết định

việc nhà văn phải viết tác phẩm như thế nào mà còn quyết định việc người đọc tiếp

nhận, chờ đón tác phâm như thế nào Nó chính là một thành phần của cái mà mỹ

học tiếp nhận gọi là "ngưỡng đợi" (horizon đ'attent) Không những thế, ở một phía

khác lại phải nhận thấy với tư cách là một thành phần của đời sống văn học nói

chung, thể loại cũng là một sản phẩm bị chi phối bởi đời sống xã hội Nó gắn liềnvới những nhu cầu thâm mỹ đặc thù của xã hội trong những giai đoạn lịch sử xác

định Nó liên quan tới những thiết chế xã hội (như nhà trường, báo chí, xuất bản) và

sự vận động của nó bị chi phối bởi những hoạt động văn hóa - xã hội (điển hình

như các hoạt động giao lưu văn hóa).

Chiều kích thứ hai của thé loại là bản thân những nguyên tắc cầu thành nên

hình dung về thể loại trong một thời đại xác định Trong ngôn ngữ học, F.de

Saussure đã xác định hai mặt cấu thành nên hiện tượng ngôn ngữ: Cái biểu đạt vàCái được biểu đạt Có thé lấy hình dung này quy chiếu cho hiện tượng thé loại.

Những nguyên tắc thé loại, cho đến cùng là hướng đến việc viết một tác phẩm cụ

thé Tác phẩm luôn luôn hàm chứa trong nó hai mặt: nó viết một cái gì đấy và bằngmột cách nào day Đó cũng chính là hai con đường phát triển của nghiên cứu Tự sựhọc hiện đại Hoặc nó đi vào tìm hiểu Cái được kế - phương diện ngữ nghĩa, Cáiđược biểu đạt của tự sự hoặc nó đi sâu tìm hiểu cách thức mà câu chuyện (nòng cốt

của tự sự) đã được kể lại như thế nào Ở đây, cũng cần phải bổ sung một bình diện

khác của tự sự, bình diện ngôn ngữ Nhà văn sáng tạo ra một cốt truyện, anh ta bị

ám ảnh bởi các tư tưởng, anh ta xây dựng các nhân vật và các biểu tượng (bình diện

cái được kể), anh ta sáng tạo nên một chiến lược kể (tái hiện câu chuyện từ điểm

18

Trang 21

nhìn của ai, trần thuật theo trật tự tuyến tính hay không - bình diện phương thứckể) nhưng điểm cuối cùng, tat cả những điều đó phải hóa thân trong một ngôn ngữ.

Tất cả những điểm nói trên đã làm nên tính đa chiều kích của vấn đề thể

loại Trong thực tế, những chiều kích nay không tồn tại một cách độc lập mà xuyên

thấm nhau, quan hệ với nhau Một mô hình nghiên cứu lịch sử thé loại bắt buộcphải tính đến tất cả những chiều kích này của đối tượng Nói khác đi, tìm kiếm một

mô hình những đặc điểm hiện đại hóa của tự sự bắt buộc phải tính đến những thông

số nói trên.

Tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu bắt buộc chúng tôi phải có một lựachọn có tính liên ngành về phương pháp luận Ở đây, khái niệm liên ngành được

hiểu như là sự phối hợp các lý thuyết nghiên cứu văn chương khác nhau để giải

quyết một đối tượng Ít nhất, trong phạm vi luận án này, chúng tôi chưa có thamvọng giải quyết các vấn đề của văn chương trong mối tương quan giữa khoa học

văn học và các khoa học xã hội khác Để đạt được mục tiêu nghiên cứu mà chúng

tôi đã trình bày ở trên, trong luận án này, những phương pháp mà chúng tôi vận

dụng bao gồm:

- Xã hội học văn chương Cụ thé, chúng tôi sẽ vận dung mô hình về trường

văn học (champs littéraire) của Pierre Bourdieu để mô tả quá trình hình thành đời

sống văn học với tư cách là một lĩnh vực sinh hoạt tinh thần có tính tự trị tương đối

ở Việt Nam những thập niên đầu của thế kỷ XX Từ một phía khác, khảo sát sự vận

động thể loại không thể bỏ qua mối quan hệ giữa thể loại, ngôn ngữ và ý thức hệ xã

hội Điều này khiến chúng tôi, một cách bắt buộc, phải lựa chọn xã hội học văn bản

làm một trong những phương pháp khảo sát của luận án.

- Những lý thuyết có tính hình thức về tran thuật, từ thi pháp học đến tranthuật học Như đã trình bày, một trong ba chiều kích cơ bản của tự sự là chiều kích

thâm mỹ Mỗi tự sự là một cấu trúc thấm mỹ Điều này khiến cho việc nghiên cứu

sự vận động của tự sự trong một giai đoạn lịch sử bắt buộc sẽ phải vận dụng nhữngcông cụ của nghiên cứu hình thức từ thi pháp học đến trần thuật học dé tái hiện lạidiện mạo có tính lịch sử của nhóm thé loại này.

19

Trang 22

Trên đây, chúng tôi chỉ trình bày một cách khái quát những định hướng ly

thuyết mà chúng tôi sẽ vận dụng trong luận án Trong từng chương của luận án,

chúng tôi sẽ trình bày một cách cụ thể định hướng lý thuyết và giới thuyết chính

xác những khái niệm được sử dụng trong chương.

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Tiến hành thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài Sw hình thành hệ thống théloại tự sự nghệ thuật trong tiễn trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm

đầu thé ki XX, ching tôi xác định những đóng góp của luận án trên một số phương

diện như sau:

Ther nhất, với tư cách là một nghiên cứu lịch sử văn học, đóng góp của luận

án sẽ được thê hiện chủ yếu không phải ở việc đưa ra ánh sáng một số mảng tư liệumới (dù trong luận án, có những tư liệu liên quan đến giảng day văn chương trongnhà trường Pháp - Việt là những tư liệu lần đầu tiên được công bố ở Việt Nam) mà

ở việc mô hình hóa lại toàn bộ quá trình hiện đại hóa các thể văn tự sự ở Việt Nam.

Thứ hai, một trong những tham vọng của chúng tôi là bước đầu áp dụng một

số lý thuyết văn chương hiện đại hình thành ở phương Tây trong giai đoạn nửa sau

thế kỷ XX vào nghiên cứu thực tiễn văn chương Việt Nam Trước hết, đây là mộtcố gang trong việc làm mới nghiên cứu văn học sử bằng việc ứng dụng những lýthuyết nghiên cứu văn chương vào nghiên cứu lịch sử văn học Bên cạnh đó, ứngdụng lý thuyết nghiên cứu văn chương phương Tây vào nghiên cứu thực tiễn văn

học Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc Việt hóa những lý thuyết này Thành công

của công việc này có thé mở rộng ra việc nghiên cứu văn chương Việt Nam trong

những giai đoạn tiếp theo, kể cả văn chương đương dai.

Với tư cách một đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, những kết quả của luậnán này có thé được ứng dụng giảng day văn chương Việt Nam ở bậc đại học, công

việc chính của người viết luận án hiện nay.

7 CÁU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Luận án của chúng tôi được trình bày trong bốn chương với cấu trúc như

20

Trang 23

CHƯƠNG I: NHUNG TIEN DE HIỆN ĐẠI HÓA TỰ SỰ

1.1 Những tiền đề văn hóa xã hội

1.2 Những vận động nội sinh của văn học

CHƯƠNG II: DIEN TIEN QUA TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA TỰ SỰ

TRONG GIAI ĐOẠN GIAO THỜI

2.1 Quá trình hình thành một quan niệm thể loại đặc trưng của giai

2.2 Một phát triển đầy đứt đoạn

CHUONG II: NHỮNG KHUYNH HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÓACÁU TRÚC HÌNH THỨC THẺ LOẠI

3.1 Tự sự ngắn - Một không gian mơ hồ

3 2 Những cấu trúc hình thức của truyện kế3.3 Đằng sau những kĩ thuật

CHƯƠNG IV: NGÔN NGỮ, TỰ SU VÀ Ý THỨC HE4.1 Từ vựng, ý thức hệ và cái nhìn thế giới

4.2 Cú pháp - Cuộc xung đột giữa các giá trị

4.3 Diễn ngôn Diễn ngôn ý thức hệ và diễn ngôn phê phán Ngữ nghĩa.

Cấu trúc hệ thống nhân vật

4.4 Trần thuật và xã hội

21

Trang 24

B PHẢN NỘI DUNG

CHUONG 1: NHỮNG TIEN DE HIỆN ĐẠI HOA TỰ SỰ

Từ trước đến nay, trong các nghiên cứu văn học sử trên thế giới và ở Việt

Nam, việc đặt các hiện tượng và tiễn trình văn học vào trong mối quan hệ với văn

cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa bao quanh nó gần như đã trở thành một yêu cầu cótính bắt buộc Vấn đề là người nghiên cứu phải tìm được đúng bản chất của mỗi

quan hệ này, tránh một lối giải thích có tính cơ học, quyết định luận giản đơn, một

chiều Trước thách thức đó, trong khuôn khổ của đề tài luận án, thay vì trình bày lại

tổng thé bức tranh chung về lịch sử, xã hội và văn hóa Việt Nam trong ba thập niên

đầu thế ki XX, chúng tôi sẽ chỉ giới han trong một số yếu tố cụ thể bao gồm: quá

trình đô thị hóa và đời sống đô thị; sự hình thành của những thiết chế văn hóa hiện

đại (báo chí, nhà xuất bản, nhà trường); những vận động văn hóa đặc thù của giai

đoạn giao thời (sự du nhập những khuôn mẫu văn hóa và văn học thế giới; quá

trình nhận thức lại truyền thống: những lựa chọn ngôn ngữ và hệ quả của nó; sự

lúng túng trong việc giải quyết những mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại).Ý thức về sự quy định của những yếu tố này đối với quá trình hiện đại hóa văn

chương Việt Nam đầu thế ky đã xuất hiện trong nhiều công trình văn học sử, từ

những công trình của Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng đến Trần Đình Hượu Công việc

của chúng tôi thực chất là sự kế thừa, hệ thống hóa và đặc biệt đi sâu vào một sốthành tố còn chưa được quan tâm đúng mức (sự xuất hiện của nền giáo đục kiểu

mới, quá trình nhận thức lại truyền thống) Đó chính là tiền đề thứ nhất của quá

trình hiện đại hóa các thể văn tự sự nghệ thuật ở Việt Nam trong giai đoạn giao

Từ một góc nhìn khác, chúng tôi cũng không bỏ qua những vận động có tính

nội sinh của chính bản thân nền văn học Tự sự là một bộ phận của nền văn học vàvì thế nên quá trình hiện đại hóa của một bộ phận sáng tác này không thể tách rời

2

Trang 25

khỏi sự vận động chung của toàn bộ nền văn học Chính vì vậy, ngoài những tác

động có tính ngoại sinh chúng tôi xác định những nguyên nhân có tính nội sinh

quyết định quá trình vận động của bộ phận văn chương này: quá trình tiềm tàng của

trạng thái hiện đại hóa của văn học Việt Nam trước thế kỷ XX và sự hình thành

trường văn học trong ba mươi năm đầu thế kỷ.

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này là một hiện tượng củađời sống văn học những năm đầu thế kỷ XX: quá trình hiện đại hóa các thể văn tự

sự Nếu như ở những chương tiếp theo, chúng tôi sẽ từng bước trả lời các câu hỏi

"như thế nào" và "ý nghĩa" của sự vận động thì trong chương này, với những chủ

dé mà chúng tôi đã vạch ra ở trên, câu hỏi chính cần được đặt ra và giải quyết là

"tại sao".

1.1 Những tiền đề văn hóa xã hội1.1.1 Đồ thị và đời sống đô thị

Như nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh, đô thị và đời sống đô thị có một

vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của văn chương, đặc biệt trong

bước chuyền từ thời kỳ Trung đại sang thời Hiện đại Trong lich sử Việt Nam, đô

thị đã được hình thành từ thời Trung đại trên cơ sở những trung tâm văn hoá - hành

chính của nhà nước phong kiến: kinh đô và những phủ ly ở địa phương Đến các

thế kỷ XVII - XVIII, cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, dù ở mức độ cònhết sức sơ khai, sự phát triển của các đô thị được đây mạnh thêm một bước Đô thị

thời kỳ này là nơi tập trung những cơ quan hành chính văn hóa của triều đình

phong kiến, những phường thợ thủ công và các cơ sở thương mại dịch vụ, vui chơi

giải trí Đồng thời, thành phần cư dân đô thị ngày càng phát triển phong phú (quý

tộc, quan lại, nho sĩ các dạng, thương nhân, thợ thủ công, ca kỹ ) với lỗi sốngthường là đi ra ngoài chuẩn mực của xã hội cô truyền Không giáo Tất nhiên, tinh

chất trọng nông của nền kinh tế cũng như nền tảng văn hóa — xã hội Nho giáo đặc

thù của Việt Nam đã không cho phép những đô thị như Thăng Long, Phố Hiến hay

Phú Xuân, Gia Định có thể phát triển đến mức trở thành những đô thị lớn như ở

Nhật Bản, Trung Quốc hay các nước phương Tây Dẫu vậy, như các nhà nghiên

23

Trang 26

cứu đã chứng minh, chính sự phát triển của các đô thị trong giai đoạn hậu kỳ thời

Trung đại ở Việt Nam đã tạo môi trường phát triển cho một nền văn học phi truyền

thống, văn học của nhà nho tài tử với nhiều yếu tố đi ra ngoài khuôn khổ của văn

học quan phương và văn học dân gian Trên một phương diện, đây chính là những

nguồn sinh khí mới của văn học dân tộc và là mầm mống của quá trình hiện đại hóa

nền văn học.

Bước sang thời kỳ Pháp thuộc, đặc biệt là sau Đại chiến Thế giới thứ I, cùng

với quá trình thực dân hóa, đô thị ở Việt Nam đặc biệt phát triển mạnh Đây là nơi

tích tụ và phản ánh những chuyên biến của xã hội Việt Nam trong quá trình hiện

đại hóa Ở đây, xuất hiện những tầng lớp xã hội chưa từng có trong truyền thống.

Một mặt, đó là sản phẩm trực tiếp của quá trình xây dựng xã hội thuộc địa của

người Pháp, mặt khác, đó cũng là hệ qua của quá trình chuyển dich cơ cấu xã hộitruyền thống dé thích nghỉ với điều kiện sống mới Tại các đô thị này, tập trung một

phức thể đa dạng dân cư thuộc những thành phần xã hội khác nhau: viên chức,

quan chức, công chức, nhà thầu tư sản phục vụ chính phủ thực dân và Nam triéu,

tang lớp dân nghèo thành thị hình thành từ qua trình ban cùng hóa nông thôn, tầng

lớp trung lưu hành nghề tự do và những nhà tư sản dân tộc Một nền kinh tế mangmàu sắc tư bản đã manh nha hình thành tại các đô thị và kèm theo đó là những lốisống, những trạng huống tâm lý xã hội mới mẻ Đô thị cũng là cửa ngõ giao lưuvăn hóa giữa Việt Nam và thế giới, là nơi mà ảnh hưởng phương Tây thể hiện sâu

sắc nhất Đây cũng là nơi bộc lộ nhiều mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam trên

con đường chuyển từ một xã hội lấy nông nghiệp làm nền tang sang một xã hội lấy

công nghệ và thương mại làm nền tang, từ đời sống lang xã sang đời sống đô thị.

Đối với văn học Việt Nam hiện đại, đời sống đô thị là một trong những tácnhân quan trọng dẫn đến sự ra đời của văn học mới Không thể phủ nhận, đô thị là

nơi tập trung một tầng lớp công chúng văn học mới với thành phần đa dạng: công

chức, tư chức, tư sản, học sinh, sinh viên, những người bình dân Cuộc sống của họ

gắn liền với những thiết chế kinh tế xã hội đặc thù của đô thị - nghĩa là đã ly khai

đời sống nông nghiệp Môi trường sống của họ cũng không còn là làng xã hoặc

24

Trang 27

những nhóm xã hội theo kiểu truyền thống Về nguồn gốc văn hóa, mặc du tronghọ, mối quan hệ với văn hóa truyền thống chưa phải là đã bị cắt bỏ hoàn toàn

nhưng chắc chắn cũng bị đời sống mới làm cho phai nhạt ít nhiều Hơn nữa, cuộc

sống mới cũng đặt ra trong họ những nhu cầu tâm lý và hưởng thụ văn hóa mới mẻ.

Nhiều người trong số họ lại thâm nhiễm văn hóa phương Tây ở những mức độ khác

nhau Chính họ đã làm xuất hiện những nhu cầu về một thứ văn học mang màu sắc“văn nghệ” theo kiểu phương Tây Họ là một bộ phận công chúng dé chấp nhận cái

mới và đòi hỏi cái mới Trên một phương diện khác, đô thị với những cơ quan báo

chí xuất bản, nơi tích tụ nhu cầu thưởng thức văn học của công chúng với số lượng

lớn là điều kiện thuận lợi để hình thành đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp, nơi mà văn

chương có thé trở thành một nghề kiếm sống Hơn nữa, cuộc sống đô thị với tất ca

những khía cạnh phức tạp cũng tác động không nhỏ tới nhà văn Với một trình độ

học vấn ít nhiều đã được Âu hoá, đã có những khái niệm, những hình dung nhất

định về văn học phương Tây, trước những nhu cầu mới của công chúng và trước

một thực tại đời sống mới mẻ, việc nhà văn dẫn thân vào những thể nghiệm văn

học đi ra ngoài khuôn khổ truyền thống là điều tất yếu Đó chính là con đường đi

của văn chương hiện đại bằng chữ Quốc ngữ Hiển nhiên, đó chỉ là những điều kiệnđầu tiên và sơ đẳng nhất Dé có một quá trình sinh thành nên một nền văn chươngđích thực, đòi hỏi phải có một sự chuyển biến từ bình diện thượng tang, trongnhững tư tưởng triết - mỹ của nhà văn Muốn vậy, người viết văn phải có một trình

độ học vấn - văn hóa nhất định, phải có một bản lĩnh văn hóa dé hình thành nên

những nhân cách độc lập đứng ngoài ảnh hưởng của thị trường và thị hiếu đểchuyên hóa được những nguồn ảnh hưởng đa dạng thành sức sống và tầm cỡ chotác phẩm Với những yêu cầu đó thì môi trường đô thị, đời sống tư sản hóa nhiều

khi lại trở thành một thời đại “không thuận lợi đối với nghệ thuật”.1.1.2 Những thiết chế văn hóa và các hoạt động văn hóa

1.1.2.1 Báo chí và xuất bản

Báo chí là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần được du nhập vào Việt

Nam cùng với quá trình thực dân hóa Đông Dương của người Pháp Xuất phát từ

25

Trang 28

nhu cầu thực tiễn cần có một phương tiện ngôn luận làm cầu nối giữa người đi

chinh phục và người bị chính phục, ngay từ 1861, chỉ ít lâu sau khi chính phục

xong Nam Kỳ, người Pháp đã xuất bản những tờ công báo đầu tiên in bằng tiếng

Pháp và chữ Hán Trong thời gian duy trì nền cai trị ở Đông Dương, thấy rõ báo chí

là một phương tiện hữu hiệu phục vụ công cuộc “chinh phục tính thần người bản

xứ”, người Pháp liên tục duy trì và phát triển một hệ thống báo chí bằng tiếng Phápvà bằng chữ Quốc ngữ do đích thân họ hoặc những tổ chức, cá nhân người Việt

thân Pháp thực hiện Đồng thời họ cũng liên tục ban hành những bộ luật và văn bản

dưới luật nhằm kiểm soát báo chí, xuất bản Về phía người Việt Nam, sau một thời

gian phản ứng tiêu cực trước tất cả những gì đến từ phương Tây, sang đầu thế kỷ

XX, báo chí đã thâm nhập một cách sâu sắc vào đời sống văn hoá tinh thần của

nhiều tầng lớp người Việt Những tờ báo thuộc về cá nhân, hội nhóm người Việt,phát triển một cách độc lập với chính quyền thực dân dù vẫn chịu chi phối bởi

khung pháp lý về báo chí do người Pháp ban hành đã xuất hiện.

Đối với sự hình thành của nền văn học mới ở Việt Nam, sự xuất hiện và pháttriển của báo chí cùng với các nhà in, nhà xuất bản, hiệu sách đã có một vai trò

đặc biệt quan trọng Có thể coi báo chí như một bà đỡ của nền văn học mới Trướchết, báo chí là một trong những kênh giao lưu văn học Pháp - Việt Thông quakênh này, mô hình văn học phương Tây, đồ án thiết kế của nền văn học mới ở ViệtNam đã được du nhập vào xứ sở này, đồng thời dịch thuật trên báo chí cũng là

bước khởi đầu cần thiết trong một "chu trình ba bước" bao gồm dịch thuật — phóng

tác — sáng tạo mới của nền văn học Quốc ngữ.

Trên một bình diện rộng hơn, báo chí chính là môi trường tồn tại của văn

học mới Văn học hiện đại xuất hiện trước hết và chủ yếu trên báo chí Trong quá

khứ, văn học truyền thống tồn tại và được nuôi dưỡng trong môi trường của nền

giáo duc Nho giáo, trong sinh hoạt văn hóa của những nhóm trí thức truyền thống

và trong đời sống của công chúng bình dân ở làng xã Bước sang thời hiện đại, văn

học mới đòi hỏi một môi trường tồn tại phi truyền thống Với lợi khí là một phương

tiện thông tin đại chúng có sức phổ biến rộng lớn, báo chí giữ vai trò là khâu trung

26

Trang 29

gian giúp những sáng tác văn học theo lỗi mới xuất hiện và phô biến đến một bộphận công chúng chấp nhận được thứ văn học đó Đồng thời, thông qua việc lựa

chọn đăng tải, thông qua những hoạt động phê bình, báo chí từng bước giữ vai trò

là người hướng đạo của văn học hiện đại Có thể kê đến một số tờ báo giữ vai trò“đỡ đầu” cho nền văn học hiện đại bằng chữ quốc ngữ như: Đông Dương tạp chi’,Nam Phong tạp chí, Hữu Thanh tạp chí, An Nam tạp chí ở Bắc Kỳ hay Thân chung,

Đông Pháp thời bảo, Phụ nữ Tân văn, Lục Tỉnh Tân văn ở Nam Kỳ Cũng phải

nhấn mạnh là trong ba thập niên đầu của thế kỷ XX, khi chưa hình thành được một

thiết chế xuất bản hiện đại thì vai trò của báo chí lại càng đặc biệt quan trọng.

Người nghệ sĩ nhà văn Việt Nam hiện đại được hình thành trước hết là thông quabáo chí chứ không phải là qua các nhà xuất bản Đây là một đặc trưng quan trọngcủa văn học Việt Nam hiện đại kéo dài cho đến những giai đoạn về sau Hiểnnhiên, kéo đài tình trạng đó sẽ gây ra những hậu quá tiêu cực hạn chế sự phát triển

của những thể loại quy mô lớn cũng như tính chuyên nghiệp hóa của nhà vănnhưng trong ba thập niên đầu thế kỷ thì ý nghĩa tích cực vẫn là “chủ âm”.

Bên cạnh những đặc trưng trên, cũng cần thiết phải đề cập vai trò của báo

chí trong việc hình thành nên đời sống văn học hiện đại Trong giai đoạn đầu thế kỷ

XX, cùng với quá trình hiện đại hóa của xã hội Việt Nam, với tư cách là một

phương tiện thông tin dai chúng, báo chí đã góp phan phá vỡ những giới hạn tồn tạimang tính khu vực của văn học dé đưa đến sự hình thành của một nền văn học Việt

Nam thống nhất Cũng thông qua báo chí, đời sống văn học mới đã từng bước định

hình với những quan hệ chặt chẽ giữa giới sáng tác, giới phê bình và công chúng

văn học theo mô hình của một quy trình sản xuất gồm người sản xuất (nhà văn và

nhà xuất bản, tòa báo), kênh phân phối (báo chí, hiệu sách), người quảng bá (nhàphê bình) và người tiêu dùng (độc giả) Trong “chu trình sản xuất” đó, báo chí luôn

giữ vai trò là người trung gian, phương tiện chuyên tải cập nhật hữu hiệu Đó là

? Ở đây, chúng tôi chỉ dé cập đến tờ Đồng Dương tap chí do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ nhiệm trong giai

đoạn 1913-1917 Năm 1917, tờ báo này phải đóng cửa và đến năm 1937, sau cái chết của ông Vĩnh, nó lạiđược người con trai của ông, dịch giả Nguyễn Giang hồi sinh Tờ báo xuất hiện sau năm 1932 này nằm

ngoài phạm vi quan tâm của luận án.

27

Trang 30

môi trường sống không thé thiếu của văn học mới góp phan làm nên tính độc lập

của văn hoc với tư cách là một hoạt động tinh thần đặc thù, một ngành nghệ thuật

lấy chất liệu là ngôn ngữ và hướng đến nhu cầu giải trí của công chúng.

1.1.2.2 Nhà trường Pháp - Việt và mô hình giáo duc hiện đại kiểu phương

Trong lịch sử Việt Nam, hệ thống giáo dục Pháp - Việt là một yếu tố có tínhngoại lai được cấy trồng vào đời sống bản địa Người Pháp là tác giả của nó với

mục đích, không gì khác, là phục vụ công cuộc cai trị thuộc địa của họ Điều này đã

được các diễn ngôn có tính hành chính và quan phương của chính người Pháp

khẳng định Vậy nên, với tất cả những mặt tích cực và hạn chế của nó, nhà trường

Pháp - Việt chính là một trong ba kênh tiếp xúc với văn hóa Pháp của người Việtđương thời mà chúng ta có thể hình dung:

- Tiếp xúc bị định hướng và bị cưỡng bức thông qua nhà trường Pháp - Việt

- Tiép xúc bi định hướng thông qua hoạt động dịch thuật

- Tiếp xúc tự đo và chủ động mang tính cá nhân

Và cần phải nói thăng rằng trong ba kênh tiếp xúc nói trên, nhà trường có

thể nói là kênh tiếp xúc quan trọng nhất Vai trò của nhà trường trong việc ấn địnhý thức hệ của giới thống trị lên các cá nhân trong xã hội và trong việc hình thành

nên những kinh nghiệm xã hội, văn hóa có tính sơ khởi nơi mỗi cá nhân đã được

nhiều nhà triết học và xã hội học hiện đại như L Althusser hay P Bourdieu nhắn

Để có thể hiểu được một cách chính xác vai trò của nhà trường Pháp - Việt

đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam hiện đại, cần có một cái nhìn tổng

quan về quá trình hình thành và phát triển của hệ thống giáo dục Pháp - Việt Sự ra

đời và phát triển của hệ thống này luôn bị giao động giữa ba trạng thái cũng là baquan điểm: status quo - giữ nguyên trạng hệ thống giáo dục truyền thống bản xứ;

assimilation - đồng hóa triệt để người ban xứ bằng một hệ thống giáo duc rap

khuôn của phương Tây và association - kết hợp, dung hòa hai quan điểm trên Về

cơ bản, hệ thống giáo dục Pháp - Việt được hình thành ngay trong những giai đoạn

28

Trang 31

đầu tiên hình thành nên xứ thuộc địa với tiền thân là các trường thông ngôn vàtrường nhà thờ Những bước đầu tiên của việc thể chế hóa hệ thống giáo dục bắt

đầu vào năm 1904 Giai đoạn tiếp theo, từ 1904 đến 1917 có thể được coi là giaiđoạn giao thời của giáo duc ở Đông Dương Hệ thống giáo duc truyền thống vantồn tại, các khoa thi tiếp tục được duy trì Song song với hệ thống này, người Phápbắt đầu du nhập mô hình giáo đục ở chính quốc vào Việt Nam kết hợp với việc

soạn một số sách dành riêng cho thuộc địa Năm 1917, Tổng quy về giáo dục công

cộng được ban hành mở đầu cho một thời kỳ mới của giáo duc ở Đông Dương Từ

1917 đến 1924 là thời kỳ kiến tạo một hệ thống giáo dục dành riêng cho Đông

Dương và đến 1924, hệ thống giáo dục được kiện toàn lại một lần nữa, mở đường

cho một giai đoạn kéo dài trong khoảng 10 năm mà các nhà nghiên cứu gọi là "thờiđại vàng" của giáo dục ở Đông Dương.

Hệ thống giáo đục Pháp - Việt là một hệ thống phức tạp với các kiến thức

nhân văn được giảng dạy liên tục ở các bậc học từ Tiểu học, Cao dang tiéu hoc dén

Trung hoc Sở di chúng tôi sử dụng khái niệm kiến thức nhân văn bởi lẽ, đây là một

hệ thống có tính tích hợp cao Các kiến thức văn chương được tích hợp với kiến

thức ngôn ngữ trong các môn học chung: Pháp văn và Quốc văn Các môn học nàyđược duy trì từ bậc Tiểu học cho đến bậc Trung học Bên cạnh hai môn học này, hệthống giáo dục còn cung cấp cho học sinh các kiến thức về luân lý và triết học (ở ýnghĩa rộng nhất bao gồm cả các kiến thức về triết học đại Cương, triết học đạo đức,

triết học khoa học, tâm lý học).

Trong tiễn trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế ki XX,

nhà trường Pháp - Việt, nói theo khái niệm của K Marx, là một thứ công cụ không

tự giác của lịch sử đóng góp vào quá trình hiện đại hóa nền văn chương nói riêngvà văn hóa — xã hội Việt Nam nói chung Trước hết, nó góp phan xác lập lại một vị

thế tồn tại của con người trong thế giới Thế giới hiện ra trước hết như là một đối

tượng của sự quan sát nghĩa là một đối tượng để khám phá và văn chương trước hết

là công cụ ghi lại chính cái kinh nghiệm sống (kinh nghiệm tri giác và kinh nghiệm

tư duy) của con người Chính vi thé nay quyết định sự thay đổi trong cái nhìn thế

29

Trang 32

giới (la vision du monđe) của con người và chính nó là nền tảng của sự chuyên đối

hệ hình của toàn bộ nền văn chương Thứ hai, giáo dục Pháp - Việt có vai trò lớn

trong việc du nhập một mô hình văn chương mới vào đời sống văn hóa Việt Nam.Nhà trường là cánh cửa đầu tiên xác lập nên trong con người một chuẩn mực mớivề văn chương Nhà trường Pháp - Việt cũng có vai trò lớn trong việc lấp đầykhoảng đứt gãy văn hóa của người Việt gây ra bởi quá trình chuyên đổi văn tự từ

Hán Nôm sang Quốc ngữ Nó không chỉ nhằm giới thiệu toàn bộ di sản văn học

Việt Nam đến học sinh ma còn roi một ánh sáng mới vào di sản này, "phong thánh"

cho những thé loại "ngoại vi" (truyện Nom, ngâm khúc, hát nói, các thể văn quốc

âm ) Chính nhà trường đã tạo nên một nguồn động lực mới cho quá trình hiện đạihóa văn chương ở Việt Nam Một loạt những yếu tố quan trọng như những chuẩnmực thâm mỹ mới (cái thực theo kiểu mẫu châu Âu, sự sáng tạo và độc sáng, cáiriêng, vẻ đẹp của ngôn từ trong mối quan hệ với những phạm trù đó ), những kỹ

thuật văn chương, những quan điểm sáng tác (các chủ nghĩa, trường phái chủ lưu

của văn chương Pháp từ Phục hưng đến Hiện đại) đã được du nhập vào Việt Nam.

Nhà trường Pháp - Việt, trong tính tích hợp kiến thức của nó đã góp phần xác lập

một cấu hình khác trước về con người và thế giới Môn học luân lý góp phần xác

lập lại hệ thống giá trị nền tảng của con người với vị thế trung tâm của một cái tôi —

chính mình mà nền tảng là tình cảm đạo đức và ý thức trách nhiệm Tâm lý học xáclập một hình dung mới về con người trong tính toàn vẹn về tinh thần và thể xác.

Đặc biệt, thế giới tinh thần của con người được tái hiện với một ngôn ngữ mới: cảm

tính, cảm giác, cảm xúc, lý tính, ý thức và vô thức, ký ức Những khái niệm cơ

bản của triết học mang đến một cái nhìn khác về thế giới: vật chất và đời sống, tỉnhthần, tự do, không gian và thời gian Những điều này chắc chắn đã tác động khôngnhỏ đến thực tế sáng tạo văn chương.

1.1.2.3 Dịch thuật - ;

Cùng với bao chi, dịch thuật là một hoạt động diễn ra đặc biệt sôi nôi trong

giai đoạn giao thời Có hai lý do giải thích điều này Thứ nhất, đó là nhu cầu kiến

tạo nền văn hóa mới Nói hẹp trong phạm vi của văn học, ba mươi năm đầu thế kỷ

30

Trang 33

là thời kỳ phôi thai của nền văn học mới Phải đến những năm 20 của thế kỷ XX,văn học quốc ngữ mới bắt đầu có sự phát triển có tính đột khởi, đủ khả năng đáp

ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công chúng Trước đó, nền văn học vẫn đang

trong giai đoạn phôi thai và tìm đường, số lượng tác phẩm còn hết sức ít ôi Trong

bối cảnh đó, dịch thuật đã đảm nhậm một chức năng kép: hình thành nên nhu cầuhưởng thụ văn hóa thông qua con đường chữ quốc ngữ và đáp ứng nhu cầu đó Thứ

hai, sự phát triển đột khởi của dịch thuật còn có nguyên nhân bắt nguồn từ sự lựa

chọn ngôn ngữ Với tình trạng phát triển của hệ thống giáo dục Pháp - Việt, tiếng

Pháp chắc chắn chưa thé là ngôn ngữ phổ biến trong xã hội Trong khi đó, từ sau

các phong trào Duy tân, chữ quốc ngữ và tiếng Việt đã được dứt khoát lựa chọnthay thế cho chữ Hán Sự thay đổi văn tự này dẫn đến một khoảng trống về vănhóa Cho đến thời điểm đó, toản bộ di sản văn hóa của người Việt Nam, ngoại trừbộ phận truyền miệng, đều được ghi bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Xét về lịch sử, công việc dịch thuật sang chữ Quốc ngữ đã được bắt đầu từ

cuối thế kỷ XIX với vai trò tiên phong của Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký,

Huỳnh Tịnh Của Trong phong trào Duy tân, dịch thuật, kể cả lược thuật đã có một

vai trò quan trọng trong việc đưa tư tưởng dân chủ tư sản của Tây Âu, qua conđường Trung Quốc và Nhật Bản đến với người Việt Nam Dịch thuật có một sựphát triển có tính bùng nỗ ở Việt Nam từ sau 1915 cho đến hết thập niên 1920 Đó

là thời điểm ở Việt Nam xuất hiện những tờ báo lớn làm bệ đỡ cho việc công bố

các dịch phẩm và đồng thời đó cũng là thời kỳ mà đô thị đã có một sự phát triển

nhất định tạo nên một công chúng tiêu thụ các sản phẩm dịch Sau 1932, sự pháttriển của văn học dịch ở Việt Nam sẽ lắng xuống Điều này xuất phát từ hai nguyênnhân Thứ nhất, nền văn học “nội địa” đủ sức đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa

của người Việt Thứ hai, sau 1932, sau khi đã én định về hệ thống, nhà trường Pháp

- Việt bắt đầu phát huy hiệu quả với một lớp người có thể tiếp xúc trực tiếp với văn

hóa Pháp Đó chính là những lý do khiến cho sau năm 1932, dịch thuật không còn

giữ một vai trò quá quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam như hồi ba thập

niên đầu thé ky XX.

31

Trang 34

Nếu lay ngôn ngữ nguồn làm tiêu chí thì trong giai đoạn nay, có hai bộ phận

văn học dịch chủ yếu: từ tiếng Pháp và từ tiếng Trung Thông qua hai thứ ngôn ngữ

đó, những bộ phận văn học — văn hóa quan trọng sau đã được chuyên dich sang

tiếng Việt dang quốc ngữ: văn học cổ điển của Việt Nam, Trung Quốc và phương

Tây; triết học Trung Quốc và phương Tây; văn học đương đại Trung Quốc vàphương Tây Đó chính là chất liệu và nguồn năng lượng cần thiết của quá trình hiện

đại hóa văn học.

1.1.2.4 Những lựa chọn ngôn ngữ

Mặc du được sáng tạo từ các thế kỷ trước nhưng cho đến đầu thé ky XX,chữ Quốc ngữ chỉ được sử dụng trong những cộng đồng Thiên chúa giáo với một

phạm vi hết sức hạn chế Chỉ đến khi người Pháp xâm lược và đặt nền đô hộ ở Việt

Nam thì chữ Quốc ngữ mới bắt đầu từng bước thay thế chữ Hán và chữ Nôm trở

thành một trong những thứ văn tự chính thức của bộ máy hành chính giáo dục và

những sinh hoạt văn hóa tinh thần Điều này bắt nguồn từ hai toan tính Về phíangười Pháp, trong khi không thể sử dụng tiếng Pháp thay thế hoàn toàn tiếng Việtthì chữ Quốc ngữ là một lựa chọn cho phép họ hạn chế ảnh hưởng của trí thức

truyền thống, cắt Việt Nam khỏi quỹ đạo đồng văn với Trung Quốc và chuẩn bị chocông cuộc Pháp hóa người bản xứ Về phía người Việt, sau một thời kỳ phản ứngcực đoan trước tất cả những gì đến từ phương Tây, sang đầu thế kỷ XX, cùng vớinhững phong trào Duy tân, chữ Quốc ngữ được giới sĩ phu chấp nhận như là một

lợi khí đấu tranh nhằm hiện đại hóa đất nước, giành độc lập cho dân tộc Chữ Quốc

ngữ được chuẩn y từ những đại diện ưu tú nhất của trí thức dan tộc và chỉ có sựchuẩn y đó mới cho phép nó được phổ biến trong phạm vi toàn xã hội.

Việc lựa chọn chữ Quốc ngữ cũng đồng nghĩa với việc lựa chọn tiếng Việtlà ngôn ngữ văn hóa thay thế cho tình trạng song ngữ và song ngữ bất bình đẳng

của thời Trung đại Tiếng Việt được lựa chọn là một ngôn ngữ duy nhất của người

Việt nhưng điều đó không có nghĩa là ngay lập tức nó đã đủ sức đảm nhiệm được

vai trò đó Nó phải trải qua một quá trình hoàn thiện hóa Quá trình hoàn thiện hóa

đó được thể hiện ra dưới nhiều hình thức Trước hết, đó là cuộc đấu tranh giải

32

Trang 35

quyết tính chất vùng miền và thống nhất một hình thức tiếng Việt mang tính chuẩnmực tương đối Điều này được thé hiện qua cuộc tranh luận do tờ Phu nữ tân văn

khởi xướng xung quanh việc nên hay không xây đựng một giáo trình tiếng Việt

riêng cho học sinh Nam Kỳ Thứ hai, đó là hoàn thiện hóa tiếng Việt trên các

phương diện phiên âm, từ vựng và cú pháp Ở đây, có sự đóng góp của những tờbáo có uy tín như Đồng Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí Về việc hoàn thiện

hóa cú pháp tiếng Việt, cũng phải kế đến đóng góp của nhà trường Pháp - Việt.

Chính trong môi trường giáo đục, việc giảng đạy tiếng Việt theo mô hình ngữ pháp

tiếng Pháp cũng cho phép hình thành nên một cú pháp tiếng Việt hiện đại, thoát

khỏi cú pháp tiếng Việt chịu ảnh hưởng của Hán văn.

1.1.3 Những vận động văn hóa và tỉnh than thời đại

Với sự hình thành của nền giáo dục Pháp - Việt và sự phát triển đột khởicủa dịch thuật, có thể khẳng định, một trong những quá trình chủ lưu của văn hóa

Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỷ XX là sự tiếp xúc văn hóa với phương Tây.

Cuộc tiếp xúc này mang lại những hình mẫu mới cho quá trình hiện đại hóa văn

hóa ở Việt Nam Đầu thế kỷ XX, qua con đường Trung Quốc và Nhật Bản, những

tư tưởng dân chủ của Tây phương về nhà nước pháp quyền, về tổ chức xã hội hiệnđại, về tiến hóa xã hội và tinh thần thực dụng đã làm rạn vỡ nền tảng ý thức hệKhổng giáo, dẫn đến sự ra đời của tư tuởng yêu nước kiểu mới với nền tang là mốiquan hệ đân - nước Những tư tưởng này cũng tấn công mạnh mẽ vào một loạt các

yếu tô thủ cựu của Không giáo: sự sing bái người xưa, tinh thần nô lệ và khiếp

phục quá khứ, quá sing bái các giá trị tinh thần có tính giáo điều và quay lung lạimột cách cực đoan với các lợi ích vật chất Đồng thời, quá trình giao lưu văn hóavới phương Tây cũng đã góp phần hình thành nên cấu hình của con người cá nhânkiểu mới trên cơ sở đạo đức và triết học Tây Âu.

Nói hẹp hơn trong phạm vi của văn học, quá trình giao lưu văn học Pháp

-Việt đã mang đến cho người -Việt ở thời điểm đó một mô hình văn học khác với mô

hình văn học truyền thống kiểu Trung Quốc Về căn bản mô hình văn học này được

hình thành nên từ bộ ba thơ - kịch - tiểu thuyết khác với mô hình văn chương lấy

33

Trang 36

các thể loại văn học hành chính quan phương làm nòng cốt Những kiểu mẫu củamỗi một thé loại cũng từng bước được giới thiệu thông qua các bản dịch và các bài

khảo cứu văn học phương Tây Thông qua con đường này, những kỹ thuật viết và

thói quen hưởng thụ văn chương kiểu mới cũng từng bước được giới thiệu Ở cấp

độ mỹ học, những phạm trù như cái đẹp và cái thực chịu ảnh hưởng của văn học

phương Tây cũng từng bước được giới thiệu với người Việt Một cách chắc chắn,

có thể khẳng định những hình mẫu phương Tây này đã để lại dấu vết trực tiếp trên

sáng tác của các tác giả Việt đương thời.

Đề cập đến quá trình giao lưu văn hóa Pháp - Việt thực chất là một vấn đề

thuộc về văn học so sánh Trên đây, chúng tôi đã trình bày những tác động của văn

hóa và văn học Pháp đến quá trình hiện đại hóa xã hội và văn hóa Việt Nam, tuy

nhiên, cũng cần phải nhắn mạnh, đây là một cuộc tiếp xúc luôn luôn diễn ra trongnhững giới hạn đến từ tất cả các tác nhân tham gia vào quá trình tiếp xúc: các thiết

chế và cá nhân Pháp - Việt (hệ thống giáo dục, các tờ báo, các nhóm học giả, dịch

giả ) và những đặc tính của từng nền văn hóa, văn học Trước hết, ý đồ của tất cảcác tác nhân tham gia vào quá trình giao lưu văn hóa, văn học đều là những tham

số quyết định sự vận động của quá trình này Chúng tôi cũng như nhiều nhà nghiên

cứu khác đã chứng minh rằng việc người Pháp điều chỉnh chương trình giáo dục

của chính quốc khi đưa sang áp dụng ở thuộc địa là việc đương nhiên và trước hết

vi các mục tiêu chính trị Thứ hai, khác với tình trạng ở nhiều nước thuộc địa khác,

sự xâm nhập của văn hóa và văn học Pháp vào Việt Nam hoàn toàn không diễn ra

trên một "vùng đất trắng" hay trạng thái bán khai về văn hóa Trái lại, nó diễn ra tại

một xứ sở đã có một bề dày không thé tay xóa hay chối bỏ của lịch sử và truyềnthống văn hóa Chính truyền thống đó tạo nên một thứ "phin lọc" mà mọi yếu tốvăn hóa muốn thâm nhập được vào xã hội bản địa đều phải lot qua "phin loc" này.

Tất nhiên, đặc tính của chiếc "phin lọc" đó không phải là bất biến mà cùng với quá

trình giao lưu văn hóa, chính "phin lọc" đó cũng bị biến đổi.

Đi sâu vào các thể văn tự sự nghệ thuật, có thể thấy, yếu tố đầu tiên quyết

định quá trình tiếp nhận văn học phương Tây ở Việt Nam lại chính là tư duy tự sự

34

Trang 37

của người VIỆt Cần phải nhac lại là người Việt đã có một truyền thống tự sự đượcxác lập qua lịch sử văn học Trung đại Truyền thống đó được thê hiện ở một di sản

những thé loại như truyện chí quái, truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, truyện

thơ Nôm và đặc biệt, cả kho tàng truyện trạng Truyền thống này xác lập nên trong

tâm thức người Việt một thứ “tư duy tự sự”, một thứ thói quen chi phối cách đọc vàsáng tao tác phẩm tự sự Chúng tôi muốn nhấn mạnh tới một số điểm nhất định

thuộc “tư duy tự sự” trên 7# nhất, mô hình tự sự quen thuộc đối với người Việt

thường là kiểu tự sự trần thuật lại cuộc đời một nhân vật với những biến cố vànhững cuộc phiêu lưu Cụ thể hơn, tự sự thường gắn với việc kê lại những biến cố

trong sự di động của một nhân vật trong một không gian (xã hội và địa lý) tương

đối rộng và thời gian được tính bằng một cuộc đời Mô thức này không chỉ có quan

hệ với truyện kế dân gian, truyện Nôm mà theo chúng tôi, còn, và chủ yếu là xuấtphát từ quan hệ giữa tự sự nghệ thuật với những thé văn chép sử (liệt truyện, chang

hạn) Tứ hai, người Việt quen với việc đan cài trong kết cầu tự sự những triết lý

về nhân sinh và đạo lý, đặc biệt là đạo lý Những triết lý này có thé được thé hiện

trực tiếp qua lời người trần thuật (đưới dạng những câu, đoạn ngoại đề hoặc dưới

dạng thơ) hoặc qua xu thé phát triển cốt truyện Với hai yếu tô này, có thé giải thích

việc tuyệt đại bộ phận tiểu thuyết châu Âu được dịch sang tiếng Việt đầu thế kỷ

đều thuộc loại tiểu thuyết bom nghịch, tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết giáo huấnthế kỷ XVII - XVIII Cũng từ yếu tố thứ hai, giải thích việc người Việt đầu thé ky

thường dé chấp nhận kiêu nhân vật được tuyệt đối hóa, cực đoan hóa dé trở thành

những nhân vật mang tính biểu tượng luân lý, nhân vật treo gương hơn là nhân vật

kiểu Balzac Điều này một phan lý giải việc hình dung về nhân vật chính điện, nhân

vật phản diện han rất sâu trong tâm thức người Việt và lý luận văn học Việt Nam

hiện đại.

Không những thế, quá trình tiếp nhận văn học phương Tây ở Việt Nam cũng

diễn ra trong bối cảnh đặc biệt của những quan niệm về văn chương và lí tưởng

thâm mĩ Chúng tôi muốn nhấn mạnh một số mâu thuẫn những véc tơ trái chiều

-trong quan niệm văn học và lý tưởng thâm mỹ một thời kỳ, tồn tại như một thứ vô

35

Trang 38

thức cộng đồng chi phối sự vận động của nền văn học Trước hết, đó là những mâu

thuẫn trong cách hình dung về “quốc văn” - văn học dân tộc trong một thời đại

mới Trong định hướng chung, người nghệ sĩ Việt Nam bắt đầu hình dung, ý thức

dần về văn học mang tính nghệ thuật hiện đại và khuynh hướng vận động của nền

văn học là đi từ văn chương đến văn học - mỹ văn (belles lettres) - một ngành nghệ

thuật độc lập Tuy vậy, như một quán tính lịch sử của quan niệm văn học Trung

đại, người ta van đồng nhất văn với học thuật, tư tưởng Ở một phía khác, người ta

quan niệm văn chương phải “như tắm anh phản chiếu cái chân tướng như hệt”

-nghĩa là phải phản ánh, phải tái hiện hiện thực - nhưng cũng lại đòi văn chương

phải “có ý bao biếm, có ý khuyên răn”, phải minh họa cho luân lý Tiếp XÚC VỚIvăn học phương Tây, nhà văn Việt Nam bắt đầu ý thức về vai trò của những thaotác miêu tả, phân tích trong tự sự nhưng đồng thời, thói quen, truyền thống tự sựvẫn hướng về một thứ tự sự “có cốt truyện”, thậm chí lấy cốt truyện làm nòng cốt.

Trong sự thưởng thức sáng tạo văn học, một mặt, người ta hô hào “viết như nói

thường” nhưng mặt khác, câu văn có vần điệu, nhạc tính, có đối xứng vẫn là câu

văn dễ được chấp nhận Như vậy là chừng đó yếu tố trái chiều đan bện vào nhau

trong quan niệm về văn chương của một thời.

Từ những điểm quy chiếu này, dễ nhận thấy cái mà người Việt tiếp nhậnđược trong văn học phương Tây chủ yếu được giới hạn từ thời Phục hưng cho đếnnửa đầu của thế kỉ XIX Dấu vết của những mô hình tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu

thuyết bợm nghịch, tiểu thuyết giáo huấn hay tiêu thuyết lãng mạn chủ nghĩa giai

đoạn sơ khởi dé lại trên những tác phẩm như Giác mộng con, Cành lê điểm tuyết,Cuộc tang thương hay Tổ Tâm là khó có thé phủ nhận Nó chạm đến những “chỗsâu nhất” của nền văn học: tư duy nghệ thuật, quan niệm về văn học Trước hết, nólàm nên sự thay đổi trong quan niệm về giá trị của tiểu thuyết nói riêng, tự sự nghệthuật nói chung Tiểu thuyết bắt đầu được đề cao, được xem là một thành phần của

quốc văn, là “văn vị đời”, “văn hữu dụng” thậm chí còn hơn cả thi ca Nhà văncũng bắt đầu có những thay đổi trong quan niệm về vai trò của “tả”, “tả thực” trongtự sự nghệ thuật "Tả thực” trở thành một đặc điểm của văn chương phương Tây

36

Trang 39

được nhà văn Việt Nam ngưỡng mộ và đồng thời trở thành một tiêu chí để phê

bình, định giá văn học, kể cả văn học quá khứ Đề cao vai trò của “tả thực”, trên

thực tế thé hiện sự thay đối trong quan niệm về thế giới (la conception du monde),

trong cái nhìn về thế giới (la vision du monde) của nhà văn: hiện thực khách quan

không còn được quan niệm như đối tượng của một cái nhìn mang tính đạo đức, mộtđối tượng cải hóa, giáo hóa mà trước hết phải trở thành một đối tượng khám phá,

đối tượng tìm hiểu Sự thay đổi đó chính là đặc trưng của thời hiện đại Với sự tiếp

xúc với tiêu thuyết phương Tây, với sự tiếp nhận những kỹ thuật của tiểu thuyếtphương Tây (sơ đồ cốt truyện, kỹ thuật phân tích tâm lý, dựng ngoại cảnh ) tiêuthuyết Việt Nam cũng bắt đầu làm chủ những công cụ nghệ thuật đặc thù bằng văn

xuôi, thoát khỏi sự lệ thuộc vào thơ.

Tất nhiên, cuộc đối thoại Đông Tây đó không phải không có những giới hạn.Dễ nhận thấy, trong ba mươi năm đầu thế kỷ, những gì mà người Việt dịch và tiếp

nhận chỉ là bản rút gọn của một khúc đoạn trong lịch sử hơn bốn thế kỷ của tiểu

thuyết phương Tây (từ thế ky XVI đến đầu thế ky XX) Chúng tôi muốn nói đến

những gì mà người Việt đầu thế kỷ đã bỏ qua Đó là toàn bộ tiểu thuyết phương

Tây Phục hưng với những đại diện tiêu biểu là F Rabelais, M Cervantes Có thể,thời gian là quá xa cho một sự gặp gỡ nhưng cũng cần phải thấy, những người đồngthời với Cervantes là Moliére, Racine, Corneile déu da được dich sang tiếng Việttrong những thập niên 1910- 1920 Chính xác hon, tinh thần trang nghiêm ảnh

hưởng của Nho giáo đã ngăn chặn người Việt tiếp xúc với những công trình nghệ

thuật day tinh than hài hước, phóng tưởng, những kết cấu đồ sộ đầy tinh thần nhânvăn Phục hưng với sự sudng sã, thô tục trong quan hệ giao tiếp với thế giới Chấtnghịch dị (grotesque) đến mức cực đoan hình như không phù hợp với tư duy ngườiViệt Đó chính là lý do Những kẻ khốn nạn của V Huygo được chọn dịch thay vì

Nhà thờ Đức Ba và cho đến tận bây giờ vẫn có không ít người không chấp nhận

những nhân vật nghịch di của Nam Cao Ở một phía khác, ngưỡng hiện đại của vănhọc phương Tây được người Việt tiếp nhận dừng ở Hugo và Balzac (thời kỳ đầu).Những đại diện đích thực của chủ nghĩa hiện thực Pháp bị từ chối: Stendhal và

37

Trang 40

Balzac (trên phương diện nhà hiện thực) Ước mơ đùng tiêu thuyết cạnh tranh vớisố hộ tịch dường như quá xa vời với người Việt Đó là chưa kê đến những đại diện

của chủ nghĩa hiện thực Anh và Nga: Dickens hay Gogol Và cuộc làm quen dừng

ở nửa đầu thế kỷ XIX Toàn bộ nửa sau của thế kỷ XIX: Flaubert với cuộc du hànhtrong thé giới của cái tầm thường, Tolstoi với những hình thức sử thi đồ sộ và phát

hiện về tính biện chứng của tâm hồn, Dostoievski với những cuộc va chạm dữ dộicủa các tư tưởng trong hình thức đa thanh vẫn còn nằm ngoài sự quan tâm Năm

1928, trong một tập truyện ngắn (Người quay to’) Nguyễn Tường Tam có địch một

truyện ngụ ngôn của L Tolstoi Vậy là Tolstoi người ké chuyện hoặc Tolstoi nhà tư

tưởng có thé được chấp nhận nhưng Tolstoi nhà tiểu thuyết thì không Không thé

phủ nhận, có một cái ngưỡng đừng trong cuộc tiếp xúc giữa người Việt và phương

Tây đầu thế kỷ.

Nhìn rộng hơn, cuộc tiếp xúc văn hóa Đông Tây trong giai đoạn giao thời

diễn ra trong một xã hội với khuynh hướng vận động văn hóa chung được thé hiện

trong khẩu hiệu của tờ Nam phong: “Điều hòa Tân Cựu, thổ nạp Âu Á” Trước hết,chủ thê văn hóa của giai đoạn này là những trí thức có sự pha trộn nhiều nguồn học

vấn Mặc dù đã đến hồi suy tàn nhưng giáo dục truyền thống dựa trên căn bản

Không giáo và chữ Hán vẫn còn tổn tại trong khoảng hai thập niên đầu của thé ky

XX Nhà trường Pháp - Việt mặc dù đại diện cho một nền giáo dục tân tiến hơn

nhưng cũng phải mất gần hai thập niên để 6n định về chương trình và té chức nhatrường Một tác nhân khác cũng cần phải tính đến là tốc độ hiện đại hóa của xã hội.Nếu lấy những phong trào yêu nước làm thước đo thì phải đến thập niên 20 của thếkỷ trước mới bắt đầu thấy xuất hiện đại diện của những nhà cách mạng đặc thù củaxã hội hiện đại Chính vì những lý do trên nên tinh thần chung của giai đoạn này làđiều hòa những giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện

1.2 Những vận động nội sinh của văn học

1.2.1 Truyền thống văn xuôi và tu duy tự sự của người Việt Sự vận độngcủa văn học trước thé kỷ XX

38

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN