1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975)

216 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Lãnh Đạo Thực Hiện Liên Minh Chiến Đấu Việt Nam – Lào Chống Đế Quốc Mỹ Xâm Lược (1954-1975)
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 54,21 MB

Nội dung

Nhậnthức được điều đó, trong quá trình lãnh đạo thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào, Trung ương Dang Lao động Việt Nam và Quân ủy Trung ương đều coi quan hệ Việt Nam-Lào là nhân

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan, công trình này là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân.Các số liệu, sự kiện, những kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực Nhữngđánh giá, kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình

nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề có thể hoàn thành luận án Tiến sĩ một cách hoản chỉnh, bên cạnh sự nỗlực, cố găng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô Khoa

Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cũng như sự động viên ủng hộ của

gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành bay tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà —người đã hết lòng hết sức hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôihoàn thành luận án Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trong

khoa Lịch sử và khoa Sau Đại học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức và hướng dẫn dé tôi có thể hoànthành khóa học đạt kết quả tốt nhất

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thư viện Quân đội, Trung tâm lưu trữQuốc gia II, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp chotôi những tài liệu quý báu đề tôi hoàn thành luận án

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạnđồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và

thực hiện luận án một cách hoàn chỉnh.

Ha Nội, ngày 25 thang 12 năm 2018

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

4 Cơ sé lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

5 Đóng góp mới của luận án

6 Bố cục của luận án

Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN

DEN DE TAI LUAN AN1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu Oo œ ¬1 NDAD DWDM nn fH fF\o

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam — Lào 91.1.2 Các công trình nghiên cứu về liên minh chiến đấu Việt Nam — 19Lào và sự lãnh dao của Đảng doi với liên mình chiến đấu Việt Nam —

Lào

1.2 Nhận xét các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 27

và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.2.1 Nhận xét các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 271.2.2 Những vẫn đề luận án tập trung giải quyết 29Tiểu kết chương 1 31Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CUA DANG DOI VOI 32QUAN DAN VIỆT NAM THUC HIỆN LIÊN MINH CHIEN DAU

VIỆT NAM - LAO TỪ NĂM 1954 DEN NAM 1965

2.1 Những yếu tố tac động đến sự lãnh dao và chủ trương của Dang 322.1.1 Những yếu tô tác động 32

Trang 6

2.1.2 Chủ trương của Đảng 45 2.2 Sự chỉ đạo của Dang 55

2.2.1 Xây dựng, củng cố liên mình chiến đấu Việt Nam — Lào chống đễ — 55quốc Mỹ xâm lược

2.2.2 Thực hiện nhiệm vụ giúp cách mạng Lào cúng cố, phát triển lực 62

DEN NAM 1975

3.1 Hoan cảnh lịch sử va chủ trương của Dang 89 3.1.1 Hoàn cảnh lịch sử mới 89 3.1.2 Chủ trương moi của Dang 93 3.2 Sự chỉ đạo của Dang 103

3.2.1 Củng cố, phát triển liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào chống dé 103quốc Mỹ xâm lược

3.2.2 Thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ cách mang Lào xây dựng lực lượng, 110 bảo vệ vùng giải phóng

3.2.3 Thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Lào trên mặt trận quân 115

sự

3.2.4 Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phát triển tuyến vận tải Tây Trường 134

Sơn

Tiểu kết chương 3 140Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 142

4.1 Nhận xét 142

Trang 7

4.1.1 Uu điểm

4.1.2 Hạn chế

4.2 Kinh nghiệm

4.2.1 Trong việc lãnh dao quân dân Việt Nam thực hiện liên minh,

Đảng đã lựa chọn những hình thức, biện pháp phù hợp từng giai đoạn

để xây dựng, củng cô liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào chống dé

quốc My xâm lược

4.2.2 Trong quá trình Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên

mình chiến đấu Việt Nam — Lào chống dé quốc Mỹ xâm lược, đã sớm

phát hiện va chú động giải quyết tốt các van dé nay sinh

4.2.3 Gắn kết chặt chẽ hai mặt xây dựng, phát triển liên minh chién đấu

với thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu

4.2.4 Tích cực dau tranh phòng chong tư tưởng nước lớn, tư tưởng dân

tộc hep hoi, đồng thời chong lại tư tưởng ÿ lại

Tiểu kết chương 4

KET LUẬN

DANH MỤC CAC CÔNG TRÌNH KHOA HOC CUA TÁC GIÁ

LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

142

158 165

182

183

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàiQuan hệ đặc biệt Việt Nam — Lào, Lào — Việt Nam là một mẫu mực về tìnhđoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung hiểm có trong lịch sử phong trào cáchmạng thế giới, là quy luật giành thắng lợi của cách mạng hai nước Trong khángchiến chống dé quốc Mỹ xâm lược, hai nước đã phát triển liên minh chiến dau lênmột tầm cao mới, tạo nên sức mạnh của hai dân tộc Việt Nam và Lào, đưa đếnnhững thắng lợi vẻ vang Trước những âm mưu thâm độc và hành động chiến tranhxâm lược tàn bạo của dé quốc Mỹ đối với cách mạng Việt Nam và cach mạng Lao,

xu thế tất yếu cần có sự đoàn kết liên minh chiến đấu giữa hai nước Trong suốt hơn

20 năm (1954-1975), trên cơ sở pháp lý những hiệp ước, hiệp định ký kết giữa ViệtNam và Lào, Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đã cử nhiều thế hệcán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện, chuyên gia sang làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào.Quán triệt quan điểm của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh “giúp bạn là mình tựgiúp mình”, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ Lào về mọi mặt kinh

tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục Ngoài ra, Việt Nam còn chủ động giúpLào đào tạo hàng ngàn cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thé, chuyên viên kỹ thuật.Với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, cán bộ chuyên gia và chiến sĩ Quân tìnhnguyện đã sát cánh cùng quân va dân Lào chiến dau trên khắp các mặt trận từThượng Lào đến Trung, Hạ Lào, lập nên nhiều chiến công to lớn, góp phần hoànthành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào, hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu

tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam Bên cạnh đó, cách mạng Việt Nam cũng đã

nhận được sự giúp đỡ to lớn của Đảng và nhân dân Lào Đặc biệt, tuyến đường vậntải chiến lược Trường Sơn — đường Hồ Chí Minh, mạch sống của cuộc kháng chiếncủa Việt Nam, có một phần quan trọng đi qua đất Lào, hàng trăm căn cứ quân sự,kho tàng, hậu cứ của Quân đội nhân dân Việt Nam đặt trên đất Lào Sự giúp đỡ đócàng làm củng cố vững chắc liên minh đoàn kết chiến dau của hai dân tộc Sự liênminh đoàn kết đó đã tạo nên sức mạnh to lớn, có ý nghĩa sống còn góp phan đưacuộc kháng chiến chống dé quốc Mỹ của hai nước giành được thắng lợi hoàn toàn

4

Trang 9

Trong cuộc kháng chiến chống đề quốc Mỹ, Việt Nam và Lào đều có vai trò,

vị trí chiến lược quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhau Vì thế, khi xem xét giảiquyết các mối quan hệ trên các mặt giữa hai nước, cần phải xuất phát từ lợi ích độc

lập dân tộc của mỗi nước, cùng nhau hợp tác vì lợi ích chân chính của nhau Lịch sử

chống ngoại xâm của hai dân tộc đã chứng minh rằng hai nước đã tôn trọng và khaithác triệt dé điều kiện khách quan dé làm nên những chiến thắng oanh liệt Nhậnthức được điều đó, trong quá trình lãnh đạo thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam

— Lào, Trung ương Dang Lao động Việt Nam và Quân ủy Trung ương đều coi quan

hệ Việt Nam-Lào là nhân tố đặc biệt, góp phần quyết định thắng lợi, nên đã coi đây

là một trong những nguyên tắc chiến lược quan trọng, cần phải duy trì và giữ vững.Chính vì vậy, vấn đề Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiếndau Việt Nam — Lao chống dé quéc Mỹ xâm lược (1954-1975) cần được nhận thứcđầy đủ, khoa học và khách quan Qua đó, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, trên cơ

sở đó đúc rút một số kinh nghiệm phục vụ hiện tại, là điều hết sức cần thiết, vừa có

ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phục vụ cho việc xây dựng mối quan hệđặc biệt, đoàn kết giữa hai nước Việt Nam — Lào trong giai đoạn hiện nay Với cáchtiếp cận này, tôi chọn vẫn đề “Đảng lãnh đạo thực hiện liên mình chiến đấu ViệtNam — Lào chống dé quốc Mỹ xâm lược (1954-1975)” làm đề tài luận án Tién sĩ,

chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam đối vớiquân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào từ năm 1954 đến

năm 1975.

- Nêu lên những ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm có giá tri

tham khảo cho giai đoạn hiện tại.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới thiệu tông quan van đê nghiên cứu liên quan đên nội dung của luận án.

Trang 10

- Nêu lên những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng Lao động ViệtNam trong quá trình Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiếnđấu Việt Nam — Lào.

- Phân tích quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong lãnh đạoquân dân Việt Nam xây dựng, phát triển liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào qua

hai giai đoạn: 1954-1965 và 1966-1975.

- Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong sự lãnh đạo củaĐảng Lao động Việt Nam đối với xây dựng, phát triển liên minh chiến đấu Việt

Nam — Lào những năm 1954-1975.

- Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo từ quá trình Đảng lãnhđạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào chống déquốc Mỹ xâm lược (1954-1975)

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng Laođộng Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đối với quân dân Việt Nam thựchiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào chống dé quốc Mỹ xâm lược từ năm 1954đến năm 1975

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các chủ trương, biện pháp cơ

bản của Đảng Lao động Việt Nam trong lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên

minh chiến đấu Việt Nam — Lào chống dé quốc Mỹ xâm lược Van đề liên minhchiến đấu Việt Nam — Lao trong luận án được tác giả đề cập chủ yếu trên lĩnh vựcquân sự, sự phối hợp chiến dau giữa quân đội, nhân dân hai nước Việt Nam và Lào;xây dựng lực lượng, bảo vệ vùng giải phóng: bảo vệ va phát triển tuyến đường TâyTrường Sơn Ngoài ra, luận án còn đề cập đến sự liên minh về kinh tế, chính trị, vănhóa, giáo dục góp phần hỗ trợ cho những hoạt động trên mặt trên mặt trận quân sự.Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập đến chủ trương từ phía Lào để thấy rõ sự chủđộng, đúng đắn trong đường lối lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam

6

Trang 11

- Về thời gian: từ năm 1954 đến năm 1975

- Về không gian: địa bàn của Việt Nam và Lào; trong đó, địa bàn Lào làkhông gian nghiên cứu chủ yếu

4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

- Cơ sở lý luận: chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểmcủa Đảng Lao động Việt Nam về chiến tranh và quan hệ phối hợp, đoàn kết quốc tếtrong chiến tranh

- Phương pháp nghiên cứu: luận án vận dụng phương pháp lịch sử và phương

pháp logic là chủ yếu nhăm trình bày quá trình Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạothực hiện liên minh Việt Nam — Lào về quân sự, đồng thời khái quát những nhậnxét về ưu điểm, hạn chế, bài học kinh nghiệm Ngoài ra, luận án còn sử dụng cácphương pháp bé trợ khác như phân tích, tng hợp, hệ thống hoá, dé giải quyết cácvan đề đặt ra trong luận án

- Nguồn tai liệu: Hệ thống văn kiện của Trung ương Dang, Quân ủy Trungương, Bộ Tổng tham mưu; các công trình tổng kết, công trình lịch sử kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ; các công trình khoa học, bài báo, luận án, luận văn liên

quan; hồi ký, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội hai nước Việt

Nam và Lào Các nguồn tư liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, cácTrung tâm lưu trữ Quốc gia, Viện Lịch sử Đảng, Viện Sử học

5 Đóng góp mới của luận án

- Làm rõ những yếu tố tác động và trình bày một cách có hệ théng quá trìnhĐảng Lao động Việt Nam lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiếndau Việt Nam — Lào chống đề quốc Mỹ xâm lược từ năm 1954 đến năm 1975

- Bước đầu nêu lên những nhận xét về ưu điểm, hạn chế về sự lãnh đạo củaĐảng đối với quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Làotrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

- Đúc rút những kinh nghiệm quý báu từ quá trình Đảng Lao động Việt Nam

lãnh đạo thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào, có thé van dụng vào công

Trang 12

cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay cũng như tiếp tục xây đắp, phát triểnmối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam — Lào.

- Hệ thống hóa các tư liệu có liên quan đến liên minh đoàn kết chiến đấu Việt

Nam - Lào.

6 Bố cục của luận ánNgoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm

có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài luận ánChương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với quân dân Việt Namthực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Lao từ năm 1954 đến năm 1965

Chương 3: Đảng lãnh dao quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấuViệt Nam — Lao từ năm 1966 đến năm 1975

Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm

Trang 13

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN

DEN DE TAI LUAN AN1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam — Lào

Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam Viện Sử học (1985), Sức mạnh chiếnthang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, Ha Nội:Tác phẩm tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu dé cập đến nhữngkhía cạnh khác nhau phản ánh một cách có hệ thống và toàn diện về sức mạnh củacuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Trong đó có một số bài nghiên cứu liênquan đến nội dung của luận án: bài viết của tác giả Nguyễn Việt Phương với chủ đềĐường Hồ Chi Minh, một biếu tượng tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt của ba dântộc Đông Dương, đã phân tích làm rõ vai trò quan trọng của tuyến đường TrườngSơn trong việc chi viện trên khắp chiến trường Đông Dương Từ đó, khang địnhtuyến đường Trường Sơn là biểu tượng của tình đoàn kết chiến đấu keo sơn ViệtNam - Lào Đường Hồ Chí Minh đã trở thành một kỳ công chiến lược góp phan tạonên những chiến thắng của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của các dân tộc ĐôngDương Tác giả Nguyễn Hữu Hợp với bài viết Đại thắng mùa xuân 1975, sức mạnhcủa liên mình đoàn kết chiến đấu Việt Nam — Lào: bài viết đã phân tích những chủtrương của Dang trong việc phối hợp chiến đấu trên cả ba chiến trường nhằm đánhbại các chiến lược chiến tranh của Mỹ: “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”,

“Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam; “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặcbiệt tăng cường” ở Lào Sự phối hợp chiến đấu đó đã làm nên sức mạnh to lớn trongcuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

Pito A.Pulơ (1986), Nước Mỹ và Đông Duong từ Ru-do-ven đến Nich-xơn,Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội Cuốn sách viết về cuộc chiến tranh của Mỹ ở ViệtNam — một cuộc chiến tranh lâu dài, gây nhiều tốn kém của Mỹ Thông qua những

sự kiện được phân tích trong tác phẩm, tác giả đã vạch trần những chính sách của

Trang 14

các đời Tổng thống Mỹ nhằm tìm ra nguồn gốc của cuộc chiến tranh của Mỹ ở ViệtNam và Đông Dương, cũng như nguyên nhân thất bại của cuộc chiến tranh đó.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1987), Nxb

Sự thật, Hà Nội Cuốn sách bao gồm các nội dung chính: Phan 1: Nguyên nhâncuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ; Phần 2: Nhữngchặng đường thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; Phần 3: Ý nghĩa

và những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc

ta Qua việc phân tích những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, có sự phối hợp củacách mạng Lào, Đảng đã khăng định một trong những nhân tố quyết định thăng lợicủa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, đó là sức mạnh của khốiđoàn kết, liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương Việt Nam, Lào,

Campuchia Sự đoàn kết đó đã trở thành một nhân tố cơ bản để giành thắng lợi cho

sự nghiệp cách mạng mỗi nước Vì vậy, nhiệm vụ tăng cường đoàn kết và giúp đỡcách mạng Lào, Campuchia luôn được nhắn mạnh trong các Nghị quyết của Dang.Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rằng: khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân banước Đông Dương đã trở thành một khối thống nhất, có một chiến lược chung, kiêntrì và day mạnh cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ba nước chống dé quốc

Mỹ xâm lược Đồng thời khăng định vai trò là hậu phương vững chắc của cáchmạng Việt Nam đối với cách mạng Lào và Campuchia

Ban chỉ đạo tông kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tong kếtcuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước — thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốcgia, Hà Nội Cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất: Những bước phát triển củacuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng thời cũng đánh giá những ưu điểm,khuyết điểm chính về sự lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh của Đảng; Phần thứ hai:Bài học kinh nghiệm Trong phần hai, cuốn sách đã chỉ ra một trong những bài họckinh nghiệm giúp cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Namgiành thắng lợi đó là đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia.Bài học khang định: cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta có liên

quan chặt chẽ đôi với cuộc chông Mỹ của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia vì

10

Trang 15

dé quéc My tiễn hành chiến tranh dé xâm lược ba nước Bài hoc kinh nghiệm cũngchỉ ra nguyên tắc dé có thể đoàn kết, liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia: tôntrọng độc lập chủ quyền, nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc, đồng thời giữvững tinh thần độc lập tự chủ Trong đó, đối với Lào, vấn đề đoàn kết liên minhchiến đấu được thực hiện trên những vấn đề chiến lược chủ yếu: giúp nhau xâydựng thực lực cách mạng, phối hợp chiến trường, cùng nhau mở các chiến dịch, traođổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau Đồng thời, Dang cũng khang định van đề xuyênsuốt có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp đoàn kết liên minh mà Đảng

luôn sớm chủ trương: giúp bạn là tự giúp mình, nêu cao chủ nghĩa yêu nước và chủ

nghĩa quốc tế vô sản, đấu tranh phòng chống mọi tư tưởng nước lớn, tư tưởng dântộc hẹp hòi, thực hiện bình đăng giữa các dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và

các lợi ích chính đáng của nhau.

Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác — Lênin và tu tưởng Hồ Chí Minh (1995),Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốnsách đề cập chủ yếu đến một số chủ trương lớn trong việc liên minh ba nước Đông

Dương chống Mỹ, cứu nước, một số mốc lịch sử trong mối quan hệ Việt Nam —

Lào Từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu lên một số bai học kinh nghiệm từnhững thang lợi của cách mạng Việt Nam: 1 Xây dựng được ba tầng mặt trận thốngnhất chống Mỹ ở ba nước Đông Dương; 2 Liên minh chiến đấu ba nước ĐôngDương là quy luật khách quan xuất phát từ nhu cầu của nhân dân ba nước Trongsuốt cuộc kháng chiến, ba nước đều có sự thống nhất về chiến lược, đường lối đoànkết cùng đánh Mỹ; lực lượng vũ trang ba nước có sự hợp đồng chiến đấu trên cả bachiến trường; đoàn kết và hợp tác quốc tế giữa Đảng Lao động Việt Nam, Đảng

Nhân dân cách mạng Lào, những người cách mạng của Campuchia trên cơ sở chủ

nghĩa Mác — Lênin, chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa yêu nước chân chính trênquan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình”

Lịch sử Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chi Minh (1999), Nxb Quânđội nhân dân, Hà Nội Cuốn sách gồm 5 phần: Phần 1: Thành lập Đoàn 559 Bướcđầu tổ chức và phát triển tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn — đường Hồ Chí

11

Trang 16

Minh, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - chính quyềnSai Gòn (5/1959-1964); Phần 2: Phát triển vận tai cơ giới, tổ chức và chiến đấu hiệpđồng binh chủng chống chiến tranh ngăn chặn của dé quốc Mỹ, thực hiện chi việnmiền Nam đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968); Phần 3: Đánhthắng chiến tranh ngăn chặn quy mô lớn nhất, thực hiện chỉ viện thắng lợi, góp phầnđánh bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của dé quốc

Mỹ (1968-1973); Phần 4: Đổi mới tổ chức, thé trận, phương thức hoạt động: phục

vụ, tham gia cuộc Tổng tiến công và nồi dậy mùa xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch

Hồ Chí Minh (1973-1975); Phần 5: Bộ đội Trường Son sau chiến tranh Trong đó,chương VIII của phần 3 đề cập đến vai trò của Đoàn 559 trong việc tham gia chiếndịch phản công Đường 9 — Nam Lào, đánh bại chiến lược chiến tranh ngăn chặntổng lực của Mỹ và quân đội Sài Gòn Phát triển tuyến chi viện chiến lược mùa khô1970-1971 Trong thời gian này, Bộ Tư lệnh 559 cũng đổi tên thành Bộ Tư lệnhTrường Sơn Đoàn 559 đã tích cực sửa chữa, xây dựng, phát triển hệ thống đườngTrường Sơn trên đất Lào, các kho chiến lược trên tuyến đường Ngoài ra, Đoàn 559còn chủ động phối hợp với Lao dé đánh địch, đảm bảo an toàn tuyến vận chuyểnchiến lược, không cho Mỹ hợp điểm với các cuộc hành quân của chúng Thắng lợicua Đường 9 — Nam Lao, thang loi cua van chuyén chiến lược khẳng định bộ độiTrường Sơn là một đội quân vận tải chiến lược, chiến dịch giỏi, một đội quân chiếnđấu và làm nhiệm vụ quốc tế giỏi, đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ Quân ủyTrung ương và Bộ Quốc phòng giao cho trong bat cứ hoàn cảnh nào

Bộ Quốc phòng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2011), Chiến thắng Đường9~— Nam Lào 1971 — Tam vóc, y nghĩa va bài hoc lịch sử, Nxb Quân đội Nhân dan,

Hà Nội: cuốn sách gồm tập hợp các bai tham luận của các nhà nghiên cứu, các vilão thành cách mạng, các đồng chí là lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính tri,Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, và các bài tham luận của các đồng chí làlãnh đạo Bộ Quốc phòng và Cục Khoa học lịch sử Bộ Quốc phòng nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào Cuốn sách tập trung vào bốn nội dung chính: Phan 1:

Những vấn đề chung; Phan 2: Quá trình tổ chức và thực hiện chiến dịch, nét đặc sắc

12

Trang 17

của nghệ thuật quân sự Việt Nam; Phần 3: Sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả củaliên quân Việt — Lào; Phần 4: Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử vận dụng trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Trong cuốn sách có những bài thamluận liên quan đến nội dung của luận án: Thiếu tướng VI xảy Chăn thạ mạt “Chiếnthắng đường 9 — Nam Lào 1971, dấu mốc quan trọng của sự hop tác liên minhchiến đầu giữa quân đội và nhân dân hai nước Lào — Việt Nam, Việt Nam — Làotrong cuộc kháng chiến chống dé quốc My xâm lược”, đã nêu lên điểm nỗi bật củachiến thang của quân đội nhân dân hai nước: khang định yếu tố quan trọng quyếtđịnh thắng lợi của chiến dịch là do có đường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn,khôn khéo, mưu trí, sáng tạo kết hợp với nghệ thuật chỉ đạo tác chiến tinh nhuệ, đứtkhoát về mặt chiến lược và chiến thuật của hai Trung ương Đảng, hai Quân ủyTrung ương và hai Bộ Chỉ huy mặt trận; chiến dịch cũng đã thể hiện sự tiến bộ vượtbậc và nồi bật về sự hợp tác của liên minh chiến đấu của nhân dân, các lực lượng vũ

trang nhân dân, quân đội nhân dân hai nước trong tác chiến Từ đó khăng định bài

học lịch sử quan trọng là không ngừng vun đắp phát huy mối quan hệ đặc biệt Lào —Việt Nam, Việt Nam — Lào về liên minh chiến đấu giữa quân đội nhân dân hainước Trong bài viết “Chiến thắng đường 9 — Nam Lào 1971, một minh chứng chomối quan hệ đặc biệt, tình đoàn kết liên mình chiến đấu bên chặt, thủy chung giữahai dân tộc Việt Nam — Lao” Tiên sĩ Trương Minh Tuấn đã phân tích âm mưu củađịch, từ đó thay được chủ trương của Đảng trong cuộc phản công dé đánh lai déquốc Mỹ, khang định sự hợp tác chiến đấu của quân và dân hai nước đã trở thànhquy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa đến những thắng lợi vĩ đại của nhân dânhai nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp va dé quốc Mỹ PGS.TS VũQuang Đạo trong bài viết “Chiến thắng đường 9 — Nam Lào, tam vóc, ý nghĩa vàbài học lịch sử” đã đánh giá ý nghĩa của chiến thắng là thành công xuất sắc trongchỉ đạo chiến lược của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, nét đặc sắc củanghệ thuật quân sự Việt Nam trong tổ chức và thực hành chiến dịch, thé hiện tìnhđoàn kết liên minh chiến dau đặc biệt Việt Nam — Lao Từ đó, khang định bài học

quý giá đôi với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quôc hiện nay: sớm năm bắt âm

13

Trang 18

mưu và hành động của địch dé chủ động hình thành các phương án đánh dich, pháthuy sức mạnh tổng hợp của lực lượng cơ động kết hợp lực lượng tại chỗ; công tácđảm bảo hậu cần kỹ thuật; bài học về sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân haidân tộc Việt Nam — Lào; phát huy hiệu qua của liên minh chiến đấu của ba nướcĐông Dương vì nền độc lập tự do của mỗi nước.

Trinh Nhu (2011), Lich sw quan hệ đặc biệt Việt Nam — Lào, Lào — Việt Nam

1930-2007, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đã trình bày một cách toàndiện về mối quan hệ Việt Nam — Lào, Lào — Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực Dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân hai nước Việt Nam và Lào

phát huy truyền thống đoàn kết đặc biệt, đấu tranh giành độc lập tự do (1930-1945).Với việc hình thành liên minh Việt Nam — Lào, quân và dân hai nước đã chiến đấuanh đũng chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ xâm lược (1945-1975) Thắng lợicủa hai cuộc kháng chiến đã dé lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho mối quan

hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam — Lao, Lào — Việt Nam từ năm

1976 đến năm 2007 Cuốn sách cũng xác định những bài học lịch sử cho mối quan

hệ Việt Nam — Lao: 1 Xác định đúng đắn hệ thong quan diém lý luận về mỗi quan

hệ dân tộc và quốc tế trong thời đại mới giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá

trình xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam — Lào, Lào — Việt Nam; 2 Xác

định nội dung, phương thức xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam — Lào, Lào — Việt

Nam là cụ thé hóa hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác — Lênin về mốiquan hệ quốc gia và quốc tế trong điều kiện cụ thể của hai nước để hướng dẫn hoạtđộng của Đảng, của hệ thống chính trị và quân, dân hai nước Việt Nam, Lào nhằm

đạt tới mục tiêu cách mạng do hai bên xác lập; 3 Tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một

nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam —Lào, Lào — Việt Nam; 4 Khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết dé xâydựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam — Lào, Lào — Việt Nam Với những nộidung trên công trình có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần làm rõ truyềnthống đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước

14

Trang 19

Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử

quan hệ đặc biệt Việt Nam — Lào, Lào — Việt Nam 1930-2007, Bài viết của lãnh đạoĐảng, Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia — Sự thật, Hà Nội Cuốn sách bao gồmnhững bai viết có chọn lọc của các đồng chí là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận,các tô chức đoàn thé của Việt Nam và Lào Các bài viết đã toát lên những tư tưởnglớn về quan hệ đặc biệt Việt Nam — Lào, thé hiện quan điểm và đường lối lãnh đạohiệu quả Trong cuốn sách có những bài viết liên quan trực tiếp đến nội dung củaLuận án: Trung tướng Chănxamản Chănxalạt “Tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàndiện và liên minh vững chắc giữa hai dân tộc Lào — Việt là nhân tô quyết địnhthắng lợi của cách mạng hai nước và mãi trở thành di sản quý báu của hai dântộc”; Vilayvăn Phômkhê “Liên quân Lào — Việt Nam chiến đấu ngoan cường cùnghiệp đồng tác chiến chặt chẽ tại các địa phương của Lào”

Bộ Quốc phòng, Viện Lich sử Quân sự Việt Nam (2013), Lich sw khangchiến chong Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Chính trị Quốc gia — Sự thật, Hà Nội

Bộ sách gồm9 tập đã tái hiện sinh động và đầy đủ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước oanh liệt của nhân dân Việt Nam Tập 9 của bộ sách đã khẳng định về tầm vóc

cũng như bài học lịch sử to lớn từ cuộc kháng chiến chống Mỹ Trong tập 9, chương42: “Liên minh đoàn kết chiến đấu với Lào và Campuchia chống đế quốc Mỹ xâmlược” đã khang định liên minh đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Duong là tất yêukhách quan, có ý thức, có sự thống nhất chung về đường lối chiến lược và sáchlược Chính sự đoàn kết nhất trí giữa quân và nhân dân ba nước Đông Dương đãlàm nên thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước “việc ủng hộ,đoàn kết, liên minh, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chống kẻ thù chung cũng cực kỳ quantrọng và là nhu cầu bức thiết của ba dân tộc anh em, vì đây là một nhân tố căn cốt,bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng mỗi nước giành được thắng lợi”

Nguyễn Huy Động (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng tuyến đường TrườngSơn trong kháng chiến chong Mỹ, cứu nước, Nxb Chính trị Quốc gia — Sự thật, HàNội Tác phâm đã trình bày quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng tuyến đường Trường

Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Phân tích vai trò quan trọng của tuyến

15

Trang 20

đường như một căn cứ hậu cần, chỗ dựa trực tiếp cho chiến trường miền Nam vàchiến trường các nước Lào, Campuchia Sự phối hợp chiến đấu giữa Việt Nam vàLào trong việc xây dựng, mở rộng tuyến đường Đường Trường Sơn chính là conđường đoàn kết trong chiến đấu của các dân tộc Đông Dương.

Ngoài ra còn có một số đề tài, luận án nghiên cứu về quan hệ Việt Nam —

Lào:

Phạm Xanh (1994), Ho Chi Minh với cách mạng giải phóng dân tộc Lào,luận án Phó Tiến sĩ khoa học Lịch sử Luận án đã làm nỗi bật những công hiến tolớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng giải phóng dân tộc Lào Và ngược lại,cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Lào dưới ảnh hưởng trực tiếp của Hồ Chí Minh

đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh và tác động tích cực trở lại đối với cách mạngViệt Nam, cách mạng ba nước Đông Dương, trở thành ví dụ điển hình cho tínhđúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Lê Đình Chỉnh (2001) “Quan hệ Việt Nam — Lào trong giai đoạn

1954-1975”, luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội Luận án đã trình bày có hệ thong méi quan hệ Việt Nam — Lao

trong cach mang giải phóng dân tộc giai đoạn 1954-1975 Tác giả tập trung nghiên

cứu mối quan hệ toàn diện giữa hai Đảng và nhân dân hai nước trong giai đoạn1954-1975 là mối quan hệ đặc biệt Sự hợp tác diễn ra trên tất cả các mặt: quân sự,chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa giáo dục Bên cạnh đó, luận án cũng đề cậpđến mối quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước độc lập có chủ quyền Sự giúp đỡ cơbản, toàn diện, liên tục, lâu đài của Việt Nam đối với Lào từ năm 1954 đến 1975 đãgóp phần đưa đến nền độc lập của hai nước Trên cơ sở phân tích tình hình của mỗi

giai đoạn, luận án đã nêu một số đặc điểm và kết luận về sự thành công của mốiquan hệ đặc biệt: cả Việt Nam và Lào đều cùng có chung kẻ thù, có mục tiêu giốngnhau là đấu tranh giành độc lập; Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cáchmạng Lào là hai đảng có nguồn gốc từ Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây; mốiquan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam — Lào là quan hệ tự giác, toan diện bao gồm các

lĩnh vực chính tri, quân sự, ngoại giao, kinh tê, văn hóa; sự đa dạng trong môi quan

16

Trang 21

hệ Việt Nam — Lào; trong giai đoạn mới, quan hệ Việt Nam — Lào mang những nội

dung và đặc điểm mới

Phan Trung Kiên (2009), “Nắm vững đường lối quốc tế của Đảng — nguyêntắc quan trọng nhất của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúpLào”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 11 Bài báo đã khang định nguyên nhân quantrọng nhất giúp Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ quốc tế tại Lào chính là sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Trung ươngĐảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân độinhân dân Việt Nam Đó là: quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng Cộng sản ViệtNam và tư tưởng Hồ Chí Minh “Giúp Bạn là mình tự giúp mình”; đoàn kết đặc biệtViệt Nam — Lao trong xây dựng và chiến đấu thắng lợi, bảo vệ vững chắc thành qua

của Cách mạng Lào; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà (2012),”Quan hệ đặc biệt Việt Nam — Lào về

quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và để quốc Mỹ (1954-1975)”, Tạpchí Lý luận chính trị, số 09: bài viết đã khái quát về những chiến thắng của ViệtNam — Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ đánh bại cácchiến lược chiến tranh của Mỹ: “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặc biệt tăngcường” ở Lào, “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam Những chiến thắng đó mộtlần nữa khăng định sự hợp tác về quân sự giữa Việt Nam và Lào trong hai cuộckháng chiến là một tất yếu khách quan, trở thành điển hình mẫu mực về quan hệđoàn kết, liên minh chiến đấu giữa hai nước có độc lập, chủ quyền và tôn trọng lẫn

nhau.

Ngoài ra các bài báo của các tác giả: Trần Văn Thìn (2005), “Quân khu 4 vớinhiệm vụ quốc tế ở Lào”, Tạp chí Lịch sử Quân sự; Nguyễn Xuân Ớt (2005), “Quátrình thành lập Đảng Nhân dân Lào”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 03; Nguyễn Xuân

Ot (2005), “Chủ tịch Hồ Chí Minh — Người đặt nên móng cho quan hệ Việt — Lào”,Tạp chí Lịch sử Quân sự; Ngô Quốc Tuấn (12/2005), “Quá trình thành lập Đảng

17

Trang 22

Nhân dân Lào ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 03, cũng đề cập đến những nội dung cơbản trong mối quan hệ Việt Nam — Lào.

Các công trình của các tác giả nước ngoài liên quan đến van dé nghiên cứu:J.Pimlott (1997), Việt Nam những trận đánh quyết định, Nxb Trung tâmThông tin Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Bộ Quốc phòng dịch Công trình mô

tả 17 trận đánh được tác giả coi là “có ý nghĩa quyết định” trên cả hai miền Nam —Bắc trong cuộc chiến tranh Việt Nam Một trong những trận đánh có ý nghĩa quyếtđịnh đó là cuộc hành quân Lam Sơn 719, đề cập đến sự phối hợp chiến đấu giữa

cách mạng hai nước Việt Nam và Lào trên mặt trận đường 9 — Nam Lao.

Nigel Cawthorne (2007), Chiến tranh Việt Nam — được và mắt, người dịch

Thanh Xuân, Nxb Đà Nẵng Trong mục 9: “Mở rộng địa thế”, phần địa thế của Lào

đã đề cập đến tình đoàn kết chiến đấu giữa Việt Nam và Lào trong việc đánh bạicuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ vào Đường 9 — Nam Lào Đường mòn Hồ

Chí Minh chạy dọc trên đất Lào có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam

và cách mạng Lào, do đó, Mỹ luôn tìm cách phá nguồn tiếp tế qua đây Kết quả làLào bị Mỹ lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lớn hơn Hàng chục tấn bom đã bị némxuống Lào, tuy nhiên với tinh thần đoàn kết của nhân dân hai nước Việt Nam vàLào đã làm nên chiến thắng lịch sử Đường 9 — Nam Lào, đã làm cho Mỹ bị thiệt hạinặng nề và buộc phải rút lui

Gabriel Kolko (2003), Nguyễn Tan Cuu dịch, Giải phẫu một cuộc chiếntranh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Trong phần 5 của cuốn sách, tác giả đã nói

về cuộc hành quân Lam Son 719 Lam Sơn 719 được Kit-xinh-gio nhận định là

“một thất vọng buôn thảm” và “Lào đã bộc lộ nhiều thiếu sót dai dang của họ (ViệtNam Cộng hòa)” Hơn nữa, Lam Sơn 719 còn “bộc lộ sự bat lực của quân đội ViệtNam Cộng hòa trong việc phối hợp một chiến dịch lớn và trong việc sử dụng ưu thếhỏa lực một cách hợp lý” Những ảo tưởng của chính quyền Nich-xon về tiềm lựccủa Việt Nam Cộng hòa đã đưa đến việc mở các chiến dịch ở Lào, Campuchia và vivậy đã làm lộ những điểm yếu quân sự nghiêm trọng của Việt Nam Cộng hòa trong

cuộc chiên tranh đã được mở rộng ra toàn Đông Dương.

18

Trang 23

Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài: Adams, Nina S., McCoy,

Alfred W., edc (1970), Laos: War and Revolution, Harper Colophon Book Series,

CN 221, New York, Harper and Row; Chinnery P.D (1994), The secret war in Laos 1967-1968, England: Airlife; D.Welsh (1981), The history of the Vietnam war, London: Bison books limited; Langer, Paul F and Zasloff, Joseph J (1970), North Vietnam and the Pathet Laos: Patners in the struggle for Laos, Cambridge, Mass.:

Harvard University Press; Grant Evans (2002), A short History of Laos: the Land in

between, Silkworm Books, Thailand; Patterson, David S (1998) Laos/David S.Patterson - Washington: Bộ Ngoại giao Mỹ; Volume XXVIII, 1998; Glennon, John P.(1992), East Asia - Pacific region; Cambodia; Laos/John P.Glennon -

Washington: Bộ Ngoại giao Mỹ, Volume XVI, Cac công trình đã đề cập đếnnhững khía cạnh khác nhau của các mạng Lào và cách mạng Việt Nam, qua đó thấyđược những nội dung cơ bản liên quan đến mối quan hệ Việt Nam — Lào, cũng như

liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về liên mình chiến đấu Việt Nam — Lào

và sự lãnh đạo của Đảng doi với liên mình chiến dau Việt Nam — Lào

Những chặng đường thắng lợi của cách mạng Lào (1977), Nxb Sự thật, HàNội: giới thiệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Lào Mỗi thăng lợi của cách mạng Lào đều

có sự giúp đỡ, phối hợp chiến đấu của cách mạng Việt Nam cho đến ngày thắng lợi

hoàn toàn, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ nhân dan Lào.

Tình nghĩa Việt Nam — Lào mãi mãi bên vững hơn núi hơn sông (1978), Nxb

Sự thật, Hà Nội: bao gồm những bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo hai Đảngtrong chuyến đi thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của lãnhđạo Việt Nam Trong bài diễn văn của mình, đồng chí Cayxỏn Phômvihản nêu rõ:thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng như của cách mạng Lào không tách khỏi sựgiúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng và nhân dân hai nước anh em Điều này hoàn toànphù hợp với quy luật phát triển của cách mạng, với lợi ích chính đáng và nguyệnvọng sâu xa của nhân dân hai nước Từ đó khăng định trong thời đại mới cần không

19

Trang 24

ngừng tăng cường tình đoàn kết và tin cậy lẫn nhau, hợp tác lâu dài và giúp đỡ nhau

về mọi mặt, gắn bó với nhau không chỉ trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còntrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Hoàng Văn Thái (1983), Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam — Lào —Campuchia, Nxb Sự thật, Hà Nội: xuất phát từ mối quan hệ đặc biệt giữa ba nướcViệt Nam — Lào — Campuchia, tác giả đã trình bày hai nội dung chủ yếu: Phan thứnhất: Liên minh ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là một tất yếu khách quan, làquy luật tồn tại và phát triển của ba dân tộc Liên minh đoàn kết chiến đấu nàykhông phải xuất phát từ ý muốn chủ quan mà bắt nguồn từ yếu tô khách quan, cócội nguồn trong quan hệ tự nhiên về địa lý, xã hội, lịch sử của ba nước Từ khi cóĐảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, liên minh của ba nước đã thật sự hình thành

và phát triển Đây được coi là quy luật tồn tại và phát triển của ba dân tộc, là nhân

tố thắng lợi của cách mạng ba nước Phan thứ hai: Củng có và tăng cường liên minh

ba nước là nhân tổ bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của ba nước trong công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Trong nội dung này, tác giả đã kháiquát đặc điểm liên minh ba nước Đông Dương trong giai đoạn cách mạng mới liênquan đến vấn đề luận án nghiên cứu: 1 Ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia đãgiành được hoàn toàn độc lập, đã tô chức nhà nước của mình, dưới sự lãnh đạo củaĐảng Mac xít chân chính, đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa; 2 Liên minh ba nước là một bộ phận hợp thành của liênminh quốc tế các nước xã hội chủ nghĩa, liên minh các lực lượng cách mạng thếgiới, trong điều kiện sức mạnh tổng hợp của ba dòng thác cách mạng hon han cácthé lực dé quốc va phản động Từ đó, tác giả nêu lên những nguyên tắc chiến lượccủa liên minh: 1 Hoàn toàn bình dang, đoàn kết, hợp tác toàn diện, lâu dai và giúp

đỡ lẫn nhau về mọi mặt; 2 Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ củanhau; 3 Tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, vì lợi ích cách mạng mỗi nước đồngthời vì lợi ích cách mạng của ba nước, lợi ích của cách mạng thế ĐIỚI

Liên minh đoàn kết chiến đấu đời đời bên vững (1984), Nxb Quân đội nhân

dân, Hà Nội Cuôn sách đã đê cập đên những văn kiện: Tuyên bô của Hội nghị câp

20

Trang 25

cao ba nước Đông Dương, Tuyên bố chung Việt Nam — Lào, Tuyên bố chung Việt

Nam — Campuchia, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam — Lào, Hiệp ước hòa

bình, hữu nghị và hợp tác Việt Nam — Campuchia, các bài phát biểu của các đồngchí lãnh đạo quân đội ba nước Đông Dương Qua đó, đã khang định mối quan hệViệt Nam — Lào mãi mãi bền vững hơn núi hơn sông, một mối quan hệ đặc biệt,mẫu mực hiếm có, vô cùng trong sáng và rất mực thủy chung Mỗi thắng lợi củacách mạng Việt Nam không tách rời thăng lợi của cách mạng Lào và ngược lại, mỗithắng lợi của cách mang Lào không thé tách rời thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Điều đó đã trở thành quy luật phát triển, có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của

mỗi dân tộc.

Duong Dinh Lập (chủ biên) (1999), Lich sứ các đoàn Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào 1954-1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Công trình chủ yếu dé cập đến liên minh Việt Nam — Lào trên lĩnh vực quân sự

Đồng thời, trình bày những vấn đề về những hoạt động chủ yếu của Quân tình

nguyện và các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế trên chiếntrường Lào, xây dựng, phát triển lực lượng quân sự, chính tri, xây dựng căn cứkháng chiến; phối hợp với chiến trường Lào chiến dau giành thắng lợi từng bước,tiễn tới đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử các đoàn

Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào 1954-1975: Đoàn 100:

có van quân sự, Đoàn 959: chuyên gia quân sự, Nxb Quân đội nhan dân, Hà Nội.Cuốn sách đã phản ánh những năm tháng làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Làocủa Đoàn 100 và Doan 959: Đoàn 100 — Cố vấn quân sự: tích cực giúp Bạn xâydựng quân đội, củng cố hai tinh phát huy sức mạnh và khả năng tự lực của Bạn,giúp hòa hợp các lực lượng Pathet Lào với quân đội Vương quốc Đến năm 1958,Đoàn 100 hoàn thành nhiệm vụ và trở về nước; Đoàn 959 — Chuyên gia quân sự: có

vai trò quan trọng trong việc giúp Lào đánh bại âm mưu can thiệp của Mỹ, thực

hiện hòa hợp dân tộc lần 2 (1959-1963), giúp Lào xây dựng lực lượng vũ trang,

phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam đánh bại “chiến tranh đặc biệt” và “chiến

21

Trang 26

tranh đặc biệt tăng cường” của dé quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn đất nước Từ việcphân tích vai trò của Đoàn 100 và Đoàn 959, cuốn sách đã nêu lên những bài họckinh nghiệm trong quá trình giúp Bạn: thi nhất, nắm vững quan điểm đường lối,chủ trương giúp cách mạng Lào của Đảng, kinh nghiệm xây dựng và chiến đấu củaquân đội ta để vận dụng giúp Ban; thir hai, dựa vào đường lối chủ trương của ĐảngBạn, giúp quân đội Pathet Lào trưởng thành và chiến đấu thang lợi; thir ba, quántriệt đúng đắn phương châm giúp Ban; thi tv, không ngừng chăm lo xây dựng bộđội ngày càng trưởng thành dé giúp Bạn.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2006), Lịch sử các đoàn

335, 766, 866 Quân tình nguyện và 463, 565 chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào

(1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Cuốn sách đã cung cấp cái nhìn khátoàn điện về những mặt hoạt động chủ yếu theo tiến trình hình thành, phát triển củacác đoàn và những đóng góp to lớn của các chiến sĩ Quân tình nguyện và chuyêngia quân sự Việt Nam trên chiến trường Thượng Lào (Đoàn 335 Quân tình nguyện,thành lập tháng 10/1954), Cánh đồng Chum — Xiêng Khoảng (Doan 463 chuyên gia

quân sự, thành lập ngày 15/4/1963), Nam Lao (Doan 565 chuyên gia quân sự, thành

lập ngày 19/5/1965), Sầm Nưa (Đoàn 766 Quân tình nguyện, thành lập ngày03/7/1966), Cánh đồng Chum — Xiêng Khoảng (Đoàn 866 Quân tình nguyện, thànhlập ngày 17/8/1966), giúp Bạn tổ chức, xây dựng lực lượng chính trị quân sự, xâydựng căn cứ kháng chiến; cùng các đơn vị quân đội và nhân dân các bộ tộc Làophối hợp với quân chủ lực Việt Nam chiến đấu, giành thắng lợi từng bước, đưa cuộckháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn trong năm 1975

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Ban liên lạc Quân tình

nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào (2010), Quân tình nguyện và

chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào, Biểu tượng tình đoàn kết đặc biệt, liên minhchiến dau Việt — Lào, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Cuốn sách bao gồm nhữngbài viết tập trung vào chủ đề của Hội thảo: “Quân tình nguyện và chuyên gia quân

sự Việt Nam giúp Lào, Biểu tượng tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu ViệtNam — Lào” trong đó có nhiều bài viết cung cấp những nội dung quan trọng cho

22

Trang 27

luận án Trung tướng Sănhanhắc Phômvihản trong bài viết Đoàn kết, liên mìnhchiến đấu giữa nhân dân và quân đội Lào — Việt - Một nhân to quyết định thắng lợi

đã khang định những thắng lợi của cách mang Lào đều có sự tham gia giúp đỡ của

Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam, vượt qua mọi khó khăn của

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đề quốc Mỹ Quân tình nguyện Việt Namchiến đấu trên đất Lào là biểu tượng cao đẹp của mối quan hệ Lào — Việt Nam.Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản đã nói: các chiến sĩ quốc tế đặc biệt của Việt Namchấp hành chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêucao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, yêu nhân dân Lào như cha mẹ, anh em ruộtthịt của mình, đồng cam cộng khổ, “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” PGS.TSNguyễn Đình Lê đã nêu lên những đặc điểm của liên minh đoàn kết chiến dau đặcbiệt Việt Nam — Lào trong bài viết Một số đặc điểm của liên minh đoàn kết chiếndau đặc biệt Việt — Lào: liên minh đoàn kết chiến dau Việt Nam — Lào xuất phát từ

nhu cầu khách quan của lịch sử, hai nước láng giéng, có quan hệ tự nhiên về địa lý,

có nhiều nét tương đồng về văn hóa và cùng chung kẻ thủ trong cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc; liên minh đoàn kết chiến đấu trên tinh thần quốc tế vô sản trongsáng; liên minh đoàn kết Việt Nam — Lào ngày càng bên chặt, được rèn luyện quathử thách trong suốt chiều dài chống ngoại xâm; trên cơ sở lý tưởng chung, sứcmạnh chung, trong đó cách mạng Việt Nam đóng vai trò quyết định, cách mạng Làogiữ vai trò quan trọng Vì vậy, liên minh đoàn kết chiến dau đặc biệt Việt Nam —Lào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ là hiện tượngđộc đáo, dé lại cho Đảng, quân đội và nhân dân hai nước nhiều bài học kinh nghiệm

quý báu.

Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Bộ Quốc phòng nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Đoàn kết liên minh chiến dau đặc biệtgiữa quân đội hai nước Lào — Việt Nam, Việt Nam — Lào — Thực tiễn và bài họckinh nghiệm, Nxb Chính trị Quốc gia — Sự thật, Hà Nội Cuốn sách bao gồm nhữngbài tham luận tập trung vào chủ đề chính là liên minh đoàn kết chiến đấu đặc biệtgiữa quân đội hai nước Việt Nam — Lào, Lào — Việt Nam, quá trình xây dựng, chiến

23

Trang 28

dau, trưởng thành và chiến thắng vẻ vang, từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử và bài họckinh nghiệm của liên minh chiến đấu đặc biệt Lào — Việt Nam, Việt Nam — Lao.Trong cuốn sách có nhiều bài viết liên quan đến nội dung của luận án: Trung tướngChăn Sa Mon Chăn Nha Lạt với bài viết Liên minh chiến dau đặc biệt giữa quânđội hai nước Lào — Việt Nam, Việt Nam — Lào — Nhân tổ quan trọng góp phần vàothẳng lợi trong sự nghiệp giải phóng đất nước và bảo vệ tổ quốc của hai dân tộc;Đại tá Nguyễn Viết Bình với bài Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vàĐảng Nhân dân cách mạng Lào — Nhân tổ quyết định thắng lợi của liên minh chiếnđấu giữa hai quân đội Việt Nam — Lào, Lào — Việt Nam; Thiếu tướng Lương SỹNhung với bài viết Tuyển vận tải chiến lược Trường Sơn — đường Hồ Chí mình, bứctượng đài sống động và trường tôn mãi mãi về tình đoàn kết chiến dau đặc biệt giữanhân dân và quân đội hai nước Việt Nam — Lào; Thiếu tướng, PGS.TS Vũ QuangĐạo với bài viết Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước ViệtNam — Lào, Lào — Việt Nam, những bài học kinh nghiệm Sự thông nhất về chủtrương, đường lối của hai Đảng, hai Nhà nước trong lãnh đạo quân đội đoàn kếtchiến đấu là nhân tố then chốt quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp dau tranh giảiphóng dân tộc Can bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện liên minhđoàn kết chiến đấu với Quân đội nhân dân Lào luôn quán triệt sâu sắc đường lối,quan điểm đoàn kết quốc tế của Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ ChíMinh, ngược lại, cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào phải chủ động phối hợp vàtạo mọi điều kiện cho bộ đội Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ; phải thường xuyêntăng cường công tác giáo dục cán bộ, chiến sĩ quân đội hai nước thực hiện đúngchức năng, nhiệm vụ, trong quá trình đoàn kết chiến đấu, không ngừng xây dựng vànâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ đoàn kết, hợp tác,

giúp đỡ lẫn nhau trong tình hình mới.

Một số đề tài luận án và các bài báo nghiên cứu về liên minh chiễn đấu

Việt Nam — Lào:

Ths Nguyễn Xuân Ot (2006) “Liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào trongthời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) — Lịch sử và kinh nghiệm ”,

24

Trang 29

đề tài cấp Bộ do Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủtrì Đề tài đã dựng lại bức tranh chân thực sống động quá trình liên minh chiến đấuViệt Nam — Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) trên cáclĩnh vực chủ yếu: kinh té, quân sự, văn hóa, giáo dục Ở mỗi chương, tác giả đãphân tích sâu về âm mưu thủ đoạn của Mỹ và tay sai, quá trình giúp Lào hoạch địnhđường lối chính trị, xây dựng Dang, xây dựng lực lượng, dao tạo cán bộ., phốihợp chiến đấu Từ những thắng lợi to lớn đã đạt được của cách mạng hai nước, đềtài đã tong kết, rút ra những bốn bài học kinh nghiệm: mét là, “giúp bạn là tự giúpmình”, nêu cao chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, đấu tranh phòngchống mọi tu tưởng nước lớn, tư tưởng dân tộc hep hoi, thực hiện bình đăng giữacác dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính dang của nhau; hai /a,sớm xác định Đông Dương là một chiến trường, miền Nam Việt Nam là chiếntrường chính, miền Bắc Việt Nam vừa là chiến trường, vừa là hậu phương lớn củacác chiến trường Đông Dương, ; ba /à, liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào làquy luật tồn tại và phát triển của cách mạng mỗi nước; bốn là, cách mạng Lào phải

do người Lào tự làm lay

Lê Văn Phong (2007), “Liên minh chiến dau Việt Nam — Lào trong 30 nămchiến tranh giải phóng — Biểu tượng sinh động của mối quan hệ và tình đoàn kếtđặc biệt”, Tạp chí Khoa học quân sự, đã khái quát quá trình thành, phát triển vànhững thắng lợi của cách mạng Lào với sự tham gia của liên minh chiến đấu ViệtNam - Lào Từ đó, thấy rõ vai trò quan trọng của liên minh trong sự phát triển của

cách mạng Lào.

PGS.TS Trình Muu (2008), “Sw lãnh đạo cua Dang Cộng sản Việt Nam và

Đảng Nhân dân cách mang Lào quyết định thắng lợi của liên minh Việt Nam —Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12, đã phân tích sự hình thành và phát triển củaliên minh chiến đấu Việt Nam — Lào dựa trên những điều kiện khách quan về địa lý,địa lịch sử, địa chính trị và địa nhân văn Bài viết khăng định liên minh là nhu cầu

tự nhiên của hai Đảng Liên minh này thê hiện rõ nhất trong ba thời kỳ: thời kỳ các

tô chức cộng sản ở hai nước cùng chung sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông

25

Trang 30

Dương chống thực dân Pháp; thời kỳ hai Đảng phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm chiếndau chống dé quốc Mỹ; thời kỳ hai Đảng hợp tác, liên minh lãnh đạo công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội Trên cơ sở đó, tác giả khăng định, sự lãnh đạo của hai Đảng

là nhân tố quyết định thắng lợi của liên minh Việt — Lào Sự lãnh đạo của hai Đảngtrong liên minh được thé hiện trên các mặt sau: thir nhát, đề ra đường lối chiến lược,sách lược, đúng đắn phù hợp với điều kiện lịch sử của mỗi Đảng, mỗi nước và yêucầu chung của thời đại; thi hai, sự lãnh dao của hai Dang trong liên minh đã tạo ra

sự phối hợp chiến trường, hợp sức chia sẻ lẫn nhau cùng gianh thắng lợi; thir ba, sựlãnh đạo phối hợp của hai Đảng trong xây dựng căn cứ địa và hậu phương — yếu tốquan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và kháng chiến của hai nước; thir

tr, phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh chính trị và hoạt động đối ngoại, ngăn chặn valàm thất bại mọi mưu toan bao vây, cô lập, chia rẽ cách mạng hai nước Thực tiễnlich sử quan hệ liên minh chiến đấu giữa hai Dang, hai nước đã dé lại nhiều bài học

Đại tá, TS Trần Văn Thức (3/2013), “Chiến thắng Thượng Lào — Một mốcson trong lịch sw liên minh, đoàn kết chiến đấu Việt Nam — Lào”, Tạp chí Lịch sửquân sự, số 255, đã phân tích quá trình phối hợp liên minh chiến đấu giữa các đơn

vị chủ lực của Việt Nam, Quân tình nguyện Việt Nam với các đơn vị Quân giải

phóng Pathet Lao trong chiến thang Thượng Lào Đây là chiến thắng của bộ đội chủ

26

Trang 31

lực Việt Nam lần đầu tiên sang giúp Bạn Chiến thắng Thượng Lào có ý nghĩa quantrọng đối với sự phát triển của cách mạng Lào Đồng thời đây cũng là thắng lợi củatinh thần quốc tế vô sản, của tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc và hai quân đội

Việt Nam — Lào.

PGS.TS Hồ Khang (10/2014), “Quân tình nguyện Việt Nam sát cánh vớinhân dân Lào anh em trên những chặng đường lịch sử”, Tạp chí Quốc phòng toàndân: trong cuộc kháng chiến cách mạng Lào, Quân tình nguyện Việt Nam đã kề vaisát cánh cùng làm nên những thắng lợi lớn vì độc lập, tự do và xây dựng đất nước

Từ thực tiễn lịch sử, tác giả cũng đã rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử: thir

nhát, luôn tôn trọng những nguyên tắc tôn trọng chủ quyên, độc lập, tự chủ của Lào,đồng thời giữ quan hệ bình đăng, nêu cao tinh thần “giúp Bạn là minh tự giúpmình”; thir hai, việc giúp đỡ cần căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của Lào,Quân đội Lào từ đó đưa ra biện pháp phối hợp hành động; thir ba, cán bộ công tácbên Lào cần tôn trọng phong tục tập quán của Lào, nghiêm chỉnh chấp hành đườnglối, chính sách của Lao; thir tw, chú trọng giúp Lào phát triển lực lượng, củng cốthực lực mọi mặt nhằm tăng cường khả năng tự lực cánh sinh theo yêu cầu và chủ

trương của Lao.

Ngoài ra, một số bài báo của các tác giả: Nguyễn Thành Cung (2012), “Tìnhđoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam — Lào,Lào — Việt Nam — Vấn dé tất yếu cua lịch sử”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 251; Vixảy Chăn thạ mạt (2013), “Liên mình chiến đấu giữa quân đội hai nước Lào — ViệtNam, Việt Nam — Lào — Nhân tố quan trọng góp phan làm nên thắng lợi của chiếndịch Thượng Lào”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 259 cũng đã nghiên cứu nhữngkhía cạnh khác nhau của mối quan hệ đặc biệt cũng như tình đoàn kết liên minhchiến đấu Việt Nam — Lào, đã cung cấp những nguồn tài liệu quý báu cho luận án

1.2 Nhận xét các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án vànhững van đề luận án tập trung giải quyết

1.2.1 Nhận xét các công trình nghiên cứu liên quan đên đề tài luận án

27

Trang 32

Đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về quan hệViệt Nam — Lao nói chung và liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào chống dé quốc

Mỹ xâm lược nói riêng Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là dođối tượng nghiên cứu rộng, nhiều nội dung nên các công trình chưa tập trung làm rõchủ trương cụ thể của Đảng Lao động Việt Nam trong quá trình lãnh đạo quân dânViệt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào chống dé quéc My xam

lược 1954-1975.

Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam — Lào nói chung: décập khá toản diện về mối quan hệ Việt Nam — Lào trên các lĩnh vực kinh tế, chínhtri, quân sự, văn hóa, giáo dục, cũng như sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội vànhân dân hai nước trong một số chiến dịch lớn mang tính chiến lược đối với cáchmạng hai nước Điều đó thé hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng Việt Nam vàcách mạng Lao trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và déquốc Mỹ xâm lược

Nhóm các công trình nghiên cứu về liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào nóiriêng: nghiên cứu về sự đoàn kết mang tính tất yếu khách quan giữa cách mạng ViệtNam và cách mạng Lào, những hoạt động chủ yếu của các đoàn chuyên gia quân sự,Quân tình nguyện làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Lào trong các chiến dịch.Qua đó, khang định quy luật phát triển, tính tất yếu khách quan có ý nghĩa sống conđối với cách mạng hai nước trong hai cuộc kháng chiến

Xét tông thé quá trình chuẩn bi và thực hiện tác chiến giữa chiến trường hainước trong đấu tranh chống kẻ thù chung dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, các côngtrình thé hiện khá chi tiết, sinh động, qua đó thấy được sự nỗ lực, quyết tâm cao độcủa cách mạng hai nước Việt Nam và Lào Tuy nhiên, do nhiều cơ quan, tập thể, cánhân biên soạn theo những mục đích, yêu cầu riêng đặt ra nên mỗi công trình tậptrung phan ánh toàn diện mối quan hệ Việt Nam — Lào một cách có hệ thống, hoặcphản ánh từng khía cạnh riêng lẻ của liên minh chiến dau Việt Nam — Lào đưới sự

lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam.

28

Trang 33

Trong một số công trình cũng đã đề cập đến ý nghĩa lịch sử, sự tác động củaquan hệ Việt Nam — Lào hoặc liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào đến cuộc cách

mạng mỗi nước Tuy nhiên, những công trình đó chỉ dừng lại trên phạm vi toàn diện

của mối quan hệ, chưa đi sâu nghiên cứu luận giải ý nghĩa to lớn của thắng lợi từ sựlãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam —Lào đến sự thay đôi trong các kế hoạch chiến lược của Mỹ.

Trong một số công trình đã có sự nghiên cứu cả về quan hệ Việt Nam — Làonói chung và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lao nói riêng đều đã nêu lên nhữngbài học kinh nghiệm nhưng vẫn chủ yếu là bài học từ việc lãnh đạo mối quan hệViệt Nam — Lào một cách toàn diện, còn liên quan trực tiếp đến quá trình Đảng lãnhđạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Lao mới chỉđược đề cập ở một mức độ nhất định nào đó

Trong những công trình nghiên cứu, những ưu điểm và hạn chế trong quá

trình thực hiện mối quan hệ Việt Nam — Lào đã được đề cập đến, tuy nhiên những

ưu điểm và hạn chế của qua trình Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liênminh chiến đấu Việt Nam — Lào chống dé quốc Mỹ xâm lược được đề cập rất íthoặc hầu như không có

Những kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bé là cơ sở quan trọng

để nghiên cứu sinh kế thừa, phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra

1.2.2 Những vẫn đề luận án tập trung giải quyếtLuận án đã kế thừa những nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước và tiếptục tập trung nghiên cứu nhiều nội dung mới, cụ thể như sau:

- Tính khách quan của liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào và quá trìnhĐảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Laođánh bai dé quéc Mỹ xâm lược (1954-1975) Trong sự lãnh dao đó, luôn có sựthống nhất giữa chủ trương và hành động, sự phối hợp chiến đấu giữa chiến trườnghai nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

- Những nhân tố tác động tới chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam lãnhđạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào; phân tích,

29

Trang 34

luận giải một cách có hệ thong chủ trương va sự chi dao của Đảng đối với quân dânViệt Nam trong quá trình thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào đánh bạicác chiến lược chiến tranh của dé quốc Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975 Trên cơ sở

đó, khang định sự lãnh dao của Dang là đúng đắn, kịp thời, phù hợp và sáng tạo,làm phong phú thêm co sở lý luận và thực tiễn cho mối quan hệ Việt Nam — Lao

trong giai đoạn hiện nay.

- Những ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo quân dân Việt Namthực hiện liên minh chiến dau Việt Nam — Lào từ năm 1954 đến năm 1975, cũngnhư những bài học kinh nghiệm trong sự lãnh đạo của Đảng về vấn đề này Nhữngbài học đó có giá trị to lớn trong việc phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam —Lào trong những giai đoạn tiếp theo

Đây là những cách tiếp cận mới mà tác giả tập trung nghiên cứu trong luậnán: Đảng lãnh đạo thực hiện liên mình chiến đấu Việt Nam — Lào chống dé quốc

Mỹ xâm lược (1954-1975), góp phần đánh giá rõ hơn vai trò của Đảng Lao động

Việt Nam đôi với những thăng lợi của cuộc cách mạng hai nước Việt Nam và Lào.

30

Trang 35

Tiểu kết chương 1Lào và Việt Nam là hai nước vốn có quan hệ hữu nghị từ lâu đời, cùng chunglưng đấu cật, giúp đỡ lẫn nhau trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp cũng nhưtrong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnĐông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cáchmạng Lào), tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước được phát triển lên mộtgiai đoạn mới Liên minh đoàn kết chiến đấu đó được coi như là một quy luật pháttriển của cách mạng hai nước, là một trong những nhân tố cơ bản để đánh thắng mọi

kẻ thù, giành độc lập tự do của mỗi nước Cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dânLào không chỉ có tác dụng thúc đây cách mạng Lào giành độc lập, tự do, mà còngóp phần hỗ trợ cách mạng Việt Nam giành thang lợi hoàn toàn trong sự nghiệp giảiphóng dân tộc, thống nhất đất nước

Xuất phát từ điều đó, trong nhiều năm trở lại đây, đã có nhiều công trìnhkhoa học nghiên cứu về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam — Lào nói chung va liênminh đoàn kết chiến đấu Việt Nam — Lào nói riêng trên nhiều phương diện, khíacạnh Bên cạnh đó, vấn đề Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minhchiến đấu Việt Nam — Lào chống dé quốc Mỹ xâm lược (1954-1975) cũng nhận

được sự quan tâm, phân tích, luận giải của các nhà nghiên cứu trong va ngoai nước.

Về tổng thể, các công trình khoa học đã làm sáng tỏ rõ những vấn đề chung

về mối quan hệ Việt Nam — Lào, cũng như những van đề riêng về liên minh chiếndau Việt Nam — Lào trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Trên cơ sở những vấn

đề đã được nghiên cứu, tác giả đã có sự kế thừa những nội dung liên quan đến quátrình Đảng lãnh đạo quân dân Việt nam thực hiện liên minh chiến đấu Đồng thời,

dưới góc độ nghiên cứu Lịch sử Đảng, luận án cũng tập trung nghiên cứu những

yếu tố tác động, chủ trương và sự chỉ đạo quân dân Việt Nam trong thực hiện liênminh chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975) của Đảng Lao động Việt

Nam.

31

Trang 36

Chương 2

CHU TRƯƠNG VA SỰ CHÍ DAO CUA DANG DOI VỚI QUAN DAN VIỆT

NAM THUC HIỆN LIEN MINH CHIEN DAU VIỆT NAM - LAO

TU NAM 1954 DEN NAM 19652.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh dao và chủ trương của Dang2.1.1 Những yếu té tác động

2.1.1.1 Khái quát về liên mình chiến đấu Việt Nam — Lào trước năm 1954Trong quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên những lĩnh vực có cùng mụctiêu chung, liên minh chiến đấu — một hiện tượng chính trị - xã hội đã xuất hiện vàphát triển Trong thời đại chống chủ nghĩa để quốc, liên minh chiến lược và liênminh chiến đấu giữa các lưc lượng cách mạng trên thế giới cũng như ở từng khuvực là một tất yếu khách quan Liên minh chiến đấu là liên minh giữa các lực lượng(quốc gia, dân tộc, tập đoàn chính trị - xã hội) nhằm phối hợp hành động đấu tranh

vũ trang vì những mục đích nhất định Liên minh chiến đấu được thành lập trong

thời bình hoặc khi có chiến tranh hoặc khi có nguy cơ đe dọa hòa bình, ôn định khuvực hay trên thế giới; quá trình tồn tại liên minh chiến đấu có thể tiếp tục mở rộnghoặc thu hẹp thành phần liên minh trên cơ sở hiệp định, hiệp ước, tuyên bố, thỏaước, có sự thống nhất tương đối chặt chẽ về mặt tổ chức và thường có một quốc gialàm trụ cột của liên minh Liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào được xây dựng trên

cơ sở chủ nghĩa Mác — Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, là sự vận dung sáng taovào điều kiện cụ thé của hai nước

Trên thế giới, trong quá trình phát triển của lịch sử, những nước có quan hệ

tự nhiên về địa lý, xã hội và lịch sử thường có mối quan hệ liên minh hoặc liên

minh chiến đấu với nhau

Việt Nam và Lào có quan hệ mật thiết với nhau về địa lý, núi liền núi, sôngliền sông, có chung đải Trường Sơn và dòng sông Cửu Long trải dài trên hai nước

Từ xa xưa, hai dân tộc Việt Nam, Lào đã có sự giao lưu với nhau về kinh tế, vănhóa, nhất là các tộc người ở dọc theo biên giới giữa hai nước Việt Nam va Lào là

hai quôc gia cùng năm trên bán đảo Đông Dương — một vi trí chiên lược quan trọng

32

Trang 37

của Đông Nam Á, do đó thường là đối tượng của các thế lực xâm lược Đề bảo vệ

sự tồn tại và phát triển của dân tộc mình, nhân dân hai nước Việt Nam, Lào đã liênminh chiến đấu cùng nhau chống lại các cuộc xâm lược đó: cuộc khởi nghĩa MaiThúc Loan (thé kỷ VIII) chống lại sự đô hộ của nhà Đường đã được người Lâm Ap

và người Chân Lạp ủng hộ; cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (thế kỷ XV) được các bộ tộcLào ở phía Tây Nghệ An giúp vũ khí, lương thực, cho mượn đất làm hậu cứ; năm

1791, Nguyễn Huệ đã đưa quân giúp Vua Lào đánh đuôi quân Xiêm xâm lược, laylại Viêng Chăn, giành lại chủ quyền cho Vương quốc Lào,

Vào giữa thế kỷ XIX, Đông Dương là một địa bàn chiến lược quan trọngtrong các kế hoạch bành trướng, xâm lược của chủ nghĩa đề quốc phương Tây (Anh,Pháp, Bồ Đào Nha, ) Ngay từ khi xâm lược Đông Dương, Pháp đã thực hiệnchính sách chia để trị, chia Đông Dương thành năm xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam

Kỳ, Lào, Campuchia) nhằm chia rẽ các nước với nhau Ngay từ ngày đầu bị matnước, nhân dân các nước Đông Dương đã anh dũng nổi dậy kháng chiến ở khắp noi,chống lại kẻ thù chung là thực dân Pháp, gắn bó với nhau trong mục tiêu chung làđộc lập dân tộc Nếu như trước kia, dưới thời vua chúa phong kiến, nhân dân hai

nước đã nảy sinh một cách tự phát những mối quan hệ chiến đấu cần thiết, thì khi bị

thực dân Pháp xâm lược, bất chấp mọi thủ đoạn chia rẽ nham hiểm của kẻ thù

chung, nhân dân Việt Nam và Lào càng có ý thức hơn trong việc ủng hộ, giúp đỡ

nhau chiến đấu Quá trình thực dân Pháp xâm lược bán đảo Đông Dương cũng làquá trình phát triển nhanh chóng từ tự phát lên tự giác của liên minh đoàn kết chiếndau giữa các dân tộc trên ban đảo Đông Duong Quá trình chuyền biến đó được daymạnh lên một bước mới về chất khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930,đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dau tranh chống chủ nghĩa dé quốc của

nhân dân ba nước.

Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đến thăng lợi của Cách mạngThang Tam năm 1945 của Việt Nam, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào phát triểnlên một bước mới Liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào ngày càng phát triển lên

tâm rộng lớn mang tính chiên lược Qua các cuộc hội nghị, hội đàm giữa lãnh đạo

33

Trang 38

cấp cao hai nước, Bộ Chính trị hai Đảng đã chung tay vạch ra chiến lược chung,thống nhất phối hợp chiến trường, phân công chỉ đạo đấu tranh, giúp xây dựng thựclực cách mạng, phương thức liên minh chiến đấu, cùng mở các chiến dịch theo cácmục tiêu xác định Trên quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình” của Chủ tịch

Hồ Chí Minh và Dang Lao động Việt Nam, liên minh chiến đấu Việt Nam - Làothực sự là một liên minh toàn diện, liên tục, lâu dài Nguyên tắc khi xây dựng liênminh chiến đấu Việt Nam — Lào: hoàn toàn bình dang, doan két hop tac toan dién,lâu dai và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹnlãnh thé của nhau; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, vì lợi ích cách mạng mỗinước đồng thời vì lợi ích cách mạng của hai nước cũng như lợi ích cách mạng thếgiới Quá trình lớn mạnh của cách mạng mỗi nước gắn liền chặt chẽ với quá trìnhlớn mạnh vững chắc của liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào Cơ sở tạo nên sự gan

bó thủy chung, trước sau như một của liên minh chiến đấu Việt Nam — Lào là haiĐảng, hai dân tộc đã giải quyết đúng đắn, nhất quán mối quan hệ có tính nguyên tắcgiữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô

sản.

Sự trở lại xâm lược của Pháp ở Đông Dương đã đưa hai dân tộc Việt Nam và

Lào cùng sát cánh bên nhau chống kẻ thù chung là thực dân Pháp Nhu cầu hợp tác,giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược xuất phát

từ cả hai phía Cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân mỗi nước cũngchính là cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung vì mục tiêu chung trên cơ sở đôi bêncùng có lợi, đưa sự nghiệp cách mạng hai nước tiến lên

Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Lào, từ năm 1944, cơ sở Đảng và quần chúng ởLào được khôi phục, cơ sở cách mạng của Việt kiều ở Lào và Thái Lan được xâydựng vững mạnh, góp phần tích cực trong cuộc vận động cách mạng ở Lào, và tăngcường quan hệ đoàn kết chiến dau chống kẻ thù chung của hai dân tộc Lào — ViệtNam'

! Việt kiều ở Lào và Thái Lan trước năm 1945 có khoảng 10 vạn Riêng ở Lao có trên 4 van, tập trung ở các

thành phố Viêng Chăn, Tha Khet, Sa Van, Pac Xé Tháng 02/1945, Tổng hội Việt kiều cứu quốc Lào — Thái được thành lập với mục đích, nhiệm vụ: động viên mọi lực lượng tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập của

34

Trang 39

Trên thực tế, cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược đã bắt đầu ngaytrong quá trình tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Lào Bước vào cuộcchiến đấu mới, nhân dân Lào cũng như nhân dân các nước Đông Dương có nhữngđiều kiện thuận lợi: Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn là tô chức lãnh đạo chung, sự

ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Chính phủ lâm thời Lào Ítxala; sựủng hộ của nhân dân Campuchia Khi thực dân Pháp triển khai kế hoạch xâm chiếmtoàn Đông Dương vào tháng 9/1945, cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân Lào,nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia đã hợp thành một chiến trường ĐôngDương thống nhất

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, song Việt Nam đang phải đốidiện với nhiều khó khăn thử thách Dé bảo vệ chế độ Dân chủ Cộng hòa, Hồ ChíMinh và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có đường lối ngoại giao phùhop với từng đối tượng kẻ thù và hai nước láng giềng Thông cáo vẻ chính sách

ngoại giao của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đăng trên

báo Cứu quốc ngày 03/10/1945 nêu rõ với hai nước Lào và Campuchia: “lấy dântộc tự quyết làm nền tảng, lại càng phải chặt chẽ hơn nữa” Ba nước Đông Dương

“còn có nhiều mối liên hệ về kinh tế nên sẽ giúp đỡ lẫn nhau và sánh vai nganghàng mà tiến hóa” [115, tr.37]

Sau khi Chính phủ lâm thời Ítxala được thành lập, tuyên bố nước Lào độc lập

do Hoàng thân Phết Xa Rạt làm Quốc trưởng, ngày 14/10/1945, Việt Nam Dân chủCộng hòa chính thức công nhận Chính phủ độc lập Lào, thiết lập quan hệ ngoại giaovới nhà nước Lào Tiếp đó, ngày 16/10/1945, hai nước ký kết Hiệp ước tương trợViệt Nam — Lào Đến ngày 30/10/1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa va

Chính phủ Lào ký Hiệp định thành lập Liên quân Lào — Việt Nam do Hoàng thân

Xuphanuvông làm Tổng chỉ huy Việc ký kết các Hiệp định giữa hai Chính phủ đãtạo cơ sở pháp lý dé hai nước hợp tác, liên minh chiến dau chống quân xâm lược.Tháng 10/1945, Hoàng thân Xuphanuvông tuyên bố Lào và Việt Nam cùng chung

Xứ sở và hết sức tham gia ủng hộ cách mạng Lào.(Nguôn: Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Lào, Cục

Lịch sử Quân sự (1996), Lịch sử Quân đội nhân dân Lào, Nxb Quân đội nhân dân, Viêng Chăn, tr.17)

35

Trang 40

một nguyện vọng duy nhất là có nền độc lập và quyền dân chủ thực sự dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Đông Dương Tuy nhiên, điểm yếu của cách mạng Làotrong giai đoạn này là thiếu cơ sở ở vùng nông thôn và vùng rừng núi — là những địabàn chiến lược quan trọng Chỉ thị về phương châm, phương hướng hoạt động trêncác mặt trận Lào, Miên của Bộ Tổng chỉ huy tháng 3/1948 nhắn mạnh công táctrước mắt là giúp các lực lượng kháng chiến của hai nước xây dựng cơ sở chính trị;

coi trọng việc bao tồn lực lượng; cử cán bộ chính trị, vũ trang tuyên truyền hoạt

động sâu trong vùng địch tạm chiếm, nếu có điều kiện thì thành lập căn cứ địa và

khu giải phóng.

Theo yêu cầu của cuộc kháng chiến ở Lào, dé đối phó với các kế hoạch đánhchiếm các cứ điểm trên các trục đường chính, các thị xã như Xaravan, Pạc Xé, cáctỉnh Trung và Thượng Lào của Pháp, Liên quân Lào — Việt đã được tô chức ở nhiều

nơi Các đơn vi bộ đội địa phương (Nghệ An, Hà Tinh, Quang Binh, Quảng Tri)

được điều động lên hoạt động tại vùng giáp biên giới Việt — Lào; xây dựng lựclượng ở các thành phố, thị xã ở Lao Tại Viêng Chăn, tập hợp được hon 600 người,

tổ chức thành 4 đại đội chiến đấu gồm 3 đại đội Việt kiều và một đại đội Lào Ítxala

Xa van na khet tập hợp được hơn 200 quân, tô chức thành hai đại đội chiến dau củaLào Ítxala và Việt kiều giải phóng quân Tha Khet tập hợp được hon 800 quân, tôchức thành 4 đại đội chiến đấu gồm 2 đại đội Lào Ítxala và 2 đại đội Việt kiều giảiphóng quân Liên quân Lào — Việt, nhân dân Lào đã chiến đấu và bảo vệ các thànhphó, thị trấn: Viêng Chăn, Kham Cot, Na Pê, đường 9, Ban Con, làm thất bại một

bước kế hoạch tân công lan chiếm của địch, buộc chúng phải co về phòng thủ, giữcác địa bàn đang chiếm đóng Ngoài ra, Ban Chỉ huy Liên quân Lào — Việt còn mởcác lớp huấn luyện quân sự cho dân quân tự vệ, các lớp bồi dưỡng ngắn ngày chocán bộ trung đội, tiêu đội Mặc dù Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa cóđiều kiện để đặt quan hệ với Chính phủ Hoàng gia Lào và Chính phủ Hoàng giaCampuchia, nhưng lại có điều kiện thắt chặt mối quan hệ hữu nghị với nhân dân hainước Đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Lào, đầu năm 1947, nhiều tỉnh thuộcChiến khu IV của Việt Nam đã t6 chức Ban Biên chính để liên hệ, phối hợp và giúp

36

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w