1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các quy định về khuôn khổ tài chính trung hạn. Ý nghĩa của các quy định này trong quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các quy định về khuôn khổ tài chính trung hạn. Ý nghĩa của các quy định này trong quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay
Tác giả Nhóm 2, Lớp N01.TL2
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Pháp Luật Kinh Tế
Chuyên ngành Luật Tài Chính
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 261,66 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTrong quá trình điều hành ngân sách nhà nước của một quốc gia, mô hình khuôn khổ tài chính trung hạn là một trong những mô hình quản lý chi tiêu được nhiều nước trên thế giới áp dụ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ

- -BÀI TẬP NHÓM MÔN: L UẬT TÀI CHÍNH.

Đề 3

Phân tích các quy định về khuôn khổ tài chính trung hạn? Ý nghĩa của các quy định này trong quản lý tài chính công ở nước ta hiện

nay?

NHÓM : 2 LỚP : N01.TL2

Hà Nội – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

BÀI LÀM 2

I Khuôn khổ tài chính trung hạn 2

II Phân tích các quy định về khuôn khổ tài chính trung hạn trong luật Ngân sách nhà nước 2015 1 Kế hoạch tài chính 3 năm 5

2 Kế hoạch tài chính 5 năm 8

III Ý nghĩa của các quy định về khuôn khổ tài chính trung hạn 13

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước của một quốc gia, mô hình khuôn khổ tài chính trung hạn là một trong những mô hình quản lý chi tiêu được nhiều nước trên thế giới áp dụng nhất Việt Nam cũng không phải ngoại lệ: Từ năm 2003, Bộ tài chính bắt đầu triển khai thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn Từ các kết quả nghiên cứu và thí điểm cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế khuôn khổ tài chính trung hạn

đã chính thức được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật ngân sách nhà nước 2015 với các quy định về kế hoạch tài chính 5 năm (Điều 17) và quy định về kế hoạch tài chính 3 năm (Điều 43) Nhóm 2 xin được làm rõ những vấn đề này qua

phần trình bày đề số 3 “Phân tích các quy định về khuôn khổ tài chính trung

hạn? Ý nghĩa của các quy định này trong quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay?” dưới đây

BÀI LÀM

I Khuôn khổ tài chính trung hạn

Khuôn khổ tài chính trung hạn (Medium Term Fiscal Framework - MTFF) là khái niệm được đưa ra vào những năm 1980 và 1990 tại các quốc gia thuộc khối cộng đồng Châu Âu Từ đó đến nay, mô hình tài chính trung hạn được các quốc gia áp dụng đối với việc dự toán các khoản chi tiêu từ ngân sách nhà nước

Trang 4

Nội dung của MTFF bao gồm dự báo các chỉ tiêu kinh tế vi mô, chính sách ngân hàng sẽ áp dụng trong trung hạn, xác lập các giới hạn về tài chính như tỷ

lệ thu ngân sách trên tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ chi ngân sách trên tổng sàn…

Khi thực hiện thiết lập theo khuôn khổ tài chính trung hạn, các nước thường phải theo 7 bước cơ bản như sau: ước tính sự phát triển của các nguồn lực, xác định được giới hạn các nguồn lực đó trong khuôn khổ trung hạn, lập chương trình cho các khu vực, xem xét tính khả thi các chương trình này, nộp các chương trình sau khi đã điều chỉnh cho chính phủ, quyết toán ngân sách và báo cáo quốc hội, rà soát và thực hiện quay vòng công việc

Khuôn khổ tài chính trung hạn sẽ hướng đến 6 mục tiêu cụ thể đối với ngân sách của khu vực công như sau:

Trang 5

- Thứ nhất, tăng cường kỷ luật tài chính bằng việc ước tính số dư thực chất hơn đối với kinh tế vĩ mô;

- Thứ hai, tích hợp thứ tự ưu tiên chính sách khác nhau vào ngân sách năm để đảm bảo tính thích hợp;

- Thứ ba, giúp phân bổ nguồn lực giữa các ngành khác nhau và giữa các đơn vị trong cùng ngành;

- Thứ tư, tiên đoán ngân sách dài hơi hơn từng ngành bằng việc cung cấp tầm nhìn từ 3 đến 5 năm;

- Thứ năm, thúc đẩy hiệu quả cho quá trình hoạt động và làm cho chất lượng tăng cùng chi phi giảm;

- Thứ sáu, nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình đối với các khoản chi tiêu công

Nhìn chung, khuôn khổ tài chính trung hạn là một phương pháp thiết lập ngân sách theo hướng tiếp cận khoảng thời gian trung hạn, thường là 3 -5 năm và tiếp nối theo những năm sau đó Điều này tạo nên tính liên tục của các chính sách, cụ thể khuôn khổ tài chính trung hạn tạo ra một kế hoạch tài chính vận hành theo hình thức cuốn chiếu, tức là khi một năm trong khuôn khổ 3 hoặc 5 năm đó được thực hiện xong, nó sẽ ra khỏi khuôn khổ trung hạn và một năm kế hoạch mới kế tiếp sẽ được bổ sung Như vậy tại bất cứ thời điểm nào, khuôn khổ trung hạn của kế hoạch trước và kế hoạch sau cũng có 2 hoặc 4 năm giao thoa với nhau

Luật ngân sách nhà nước năm 2015 không có định nghĩa pháp lý về khuôn khổ tài chính trung hạn Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, khuôn khổ tài chính trung hạn có thể được hiểu là một công cụ giúp liên kết giữa chính sách, kế hoạch và ngân sách trong một khoản thời gian trung hạn (thường được hiểu là khoảng 3 năm – 5 năm) tại cấp độ chính quyền trung ương; bao gồm việc

Trang 6

hoạch định nguồn lực từ trên xuống và ước đoán từ dưới lên theo các chính

sách hiện hành, thì có thể thấy Việt Nam đã áp dụng khuôn khổ tài chính trung hạn thể hiện ở quy định về kế hoạch tài chính 5 năm (Điều 17) và quy định về

kế hoạch tài chính 3 năm (Điều 43)

II Phân tích các quy định về khuôn khổ tài chính trung hạn trong luật

Ngân sách nhà nước 2015

1 Kế hoạch tài chính 3 năm:

Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật ngân sách nhà nước năm 2015: “Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm là kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm cho thời gian

03 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu Kế hoạch này được lập cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm nhằm định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; định hướng thứ tự ưu tiên phân

bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực và từng nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách cho từng lĩnh vực trong trung hạn.” Như vậy, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nhà 3 năm được hiểu là kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước được lập hằng năm theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 3 năm, kể từ năm dự toán ngân sách và 2 năm tiếp theo Kế hoạch này được lập cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm

Mục đích của Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 là nhằm định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách hàng năm; định hướng thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn cho từng lĩnh cực và từng nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách cho từng lĩnh vực trong trung hạn

Trang 7

Tương tự kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính 3 năm cũng được phân thành kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm (Khoản 2 Điều 43) thể hiện những nội dung lớn về dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, những chính sách ngân sách quan trọng; dự báo về số thu, chi và cơ cấu thu, chi; dự báo về số bội chi ngân sách; xác định các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước và thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực ngân sách, trần chi tiêu cho các lĩnh vực, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, chi trả

nợ, chi thường xuyên; dự báo về nghĩa vụ nợ dự phòng và các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch trong thời hạn 03 năm

Các đối tượng lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm được quy định tại các Khoản 3, Khoản 4 Điều 43 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 Theo đó, các chủ thể có trách nhiệm được quy định chi tiết tại Điều 12 Nghị định

45/2017/NĐ-CP bao gồm:

- Bộ Tài chính chủ trì , phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia báo cáo Chính phủ trình Quốc hội để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm;

- Sở tài chính chủ trì, phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư tổng hợp kế hạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cảo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo thi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân

bỏ ngân sách địa phương hằng năm;

- Các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I ở cấp

tỉnh lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm thuộc phạm vi quản

Trang 8

lý của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư cùng cấp để tổng hợp

Chính phủ quy định việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quy định tại khoản 5 Điều 43 Luật ngân sách nhà nước năm 2015

Việc lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm phải đáp ứng các yêu cầu như phải phù hợp với tình hình thực tế thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội và tài chính 5 năm và hằng năm; dự toán trong thời gian 3 năm kế hạch; phản ánh đầu đủ các khoản thu chi ngân sách nhà nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, chi ngân sách được lập theo cơ cấu lĩnh vực

và các khoản chi lớn, trong phạm vi trần chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo; đảm bảo các nguyên tắc về cân đối, quản lý, phân cao ngân sách, quản

lý nợ công theo quy đinh của Luật ngân sác Nhà nước, Luật Quản lý nợ công; Lập theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 3 năm, trong đó năm thứ nhất được sử dụng để tham khảo lập, trình, quyết định dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; Quy trình lập, báo cáo, tổng hợp và trình lồng ghép với quy trình dự toán ngân sách nhà nước hằng năm

2 Phân tích kế hoạch tài chính 5 năm.

Nội dung cụ thể của kế hoạch tài chinh 5 năm được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 17 Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 Theo đó, kế hoạch tài chính 5 năm xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính - ngân sách nhà nước; các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước; số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu; số chi số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi ngân sách; giới hạn

nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch

Trang 9

Mục tiêu của kế hoạch tài chính 05 năm được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều

17, theo đó mục tiêu xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm để:

Thứ nhất: bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước

Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới

mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất hiệu quả và sức cạnh tranh phát triển văn hóa Thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội là bảo an sinh xã hội Tăng cường phúc lợi xã hội và cải cách đời sống nhân dân

Thứ hai: lên kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài

nguyên và bảo vệ môi trường; tăng cường quốc phòng an ninh, kiên quyết kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Thứ ba: là đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác các đối ngoại và chủ động hội

nhập quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp đổi đổi mới công nghệ; áp dụng tiêu chuẩn của các nước tiên tiến về môi trường Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng các quy định quốc tế

về chỉ dẫn địa lý nguồn gốc xuất xứ bản quyền thương hiệu; thực hiện tốt công tác cảnh báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác tăng cường công tác thông tin đối ngoại nhằm tạo đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước tạo thuận lợi để đảm bảo tham gia xây dựng bảo vệ đất nước làm tốt công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài Giữ gìn hòa bình, ổn định, tạo môi trường điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế Áp dụng hiệu quả luật ngân sách nhà nước, luật phí và lệ phí và các luật thuế quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách nhà nước đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu, cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển kiểm soát chặt chẽ; cơ cấu lại sử dụng hiệu quả giữa công và bảo đảm các giới hạn nợ công nợ

Trang 10

chính phủ nợ quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội; tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả vốn; giảm dần vay bảo lãnh Chính phủ, vay để cho vay lại, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của chính quyền địa phương và các quỹ đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách

Để thực hiện được các mục tiêu trên thì việc lập kế hoạch tài chính 5 năm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc lập kế hoạch tài chính 05 năm phải phù hợp với các mục tiêu phát

triển của các chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế- xã hội, tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế, mục tiêu và những chi tiêu định hướng phát triển kinh tế -

xã hội 05 năm giai đoạn sau của đất nước; lĩnh vực, địa phương, các quy hoạch đã được phê duyệt

Thứ hai, phải phù hợp với các nguyên tắc về : cân đối ngân sách nhà nước, quản lí

ngân sách nhà nước, quản lí an toàn nợ công, phân cấp quản lí nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách ngân sách;

Thứ ba, lập kế hoạch tài chính 5 năm phải ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để

thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong từng thời kì cụ thể nhằm dầu tư có trọng điểm, tránh dàn trải, tập trung nguồn lực vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược, bền vững

Thứ tư, kế hoạch tài chính 5 năm phải đề cao công khai, minh bạch, hiệu quả

Tránh việc để quá trình lập kế hoạch chịu sự chi phối của những Bộ, ngành, địa phương có nhiều ảnh hưởng hoặc tình trạng tùy tiện trong việc điều chỉnh ngân sách của các cơ quan chức năng trung ương Điều này sẽ giúp tăng tính tiên liệu của ngân sách hàng năm được xây dựng trên cơ sở của kế hoạch tài chính 5 năm và

kế hoạch tài chính 03 năm

Định hướng về tài chính, ngân sách Nhà nước:

Trang 11

+ Đẩy mạnh cơ cấu lại thu, chi ngân sách: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

công, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính; quản lý kiểm soát chặt chẽ lợn công để bảo đảm nền tài chính Quốc gia an toàn, bền vững

+Quyết tâm thu đạt và vượt dự toán: Hạn chế tối đa việc đề xuất ban hành các

chính sách mới; làm giảm thu ngân sách nhà nước (trừ các cam kết quốc tế), đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ biến động của thị trường, tài chính, tiền tệ thương mại thế giới; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế hải quan để tăng cường quản lý thu, chống thất thu Quản lý chặt chẽ các khoản thu, nhất là thu nhất là thông qua hình thức khoán, mở rộng cơ sở thuế

+Quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ : Hạn chế các khoản chi chuyển ngân

sách nhà nước; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đầu tư Nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thu, lãng phí, tham nhũng; không đề phát sinh nợ đọng TĂng cường công tác quyết toán, dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước Xử lý

vi phạm trong công tác quyết toán dự án; hoàn thành chủ động rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi

+Bảo đảm cân đối ngân sách địa phương của các địa phương: Chủ động điều

hành bảo đảm cân đối ngân sách địa phương; tổ chức chi ngân sách theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền thông qua và khả năng thu hồi sách điều hành trong phạm

vi dự toán chi được giao và tiến độ một số nguồn thu gắn liền với sự toán chi đầu tư phát triển phần Đầu tăng thu vượt dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định và chủ động giành nguồn để thực hiện các chính sách Nhà nước đã ban hành làm nguồn ngân sách trung ương phải hỗ trợ Vốn ngân sách được sử dụng với mục đích đúng chế độ tiết kiệm hiệu quả và xóa các chế độ chính sách an sinh xã hội nhất là các khoản chi cho con người đều bảo đảm sẽ đúng đối tượng, đúng thời gian, theo quy định của từng cấp chính quyền địa phương các cấp

Ngày đăng: 08/06/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w