1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

văn hóa đa quốc gia iuh

282 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Đa Quốc Gia
Tác giả TS. Mai Thanh Hùng, Phạm Thị Thúy Phương, Dương Thị Hường
Người hướng dẫn TS. Mai Thanh Hùng
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thương Mại & Du Lịch
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 282
Dung lượng 15,88 MB

Nội dung

Với chứcnăng định hướng, đàotạo con người theo các giátrị chân -thiện - mỹ, văn hoácó khả năng xây dựng, làm hình thành trong phẩm chấtcủamọi thành viên xãhội ý thức pháthuy các tiềm năn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI & DU LỊCH

Trang 2

TS MAI THANH HÙNG

Trang 3

LỜI MỞ ĐÀU

Ngày nay, trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế văn hóa đóng một vai tròquan trọng với tư cách là một nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế Với chứcnăng định hướng, đàotạo con người theo các giátrị chân -thiện - mỹ, văn hoácó khả năng xây dựng, làm hình thành trong phẩm chấtcủamọi thành viên xãhội ý thức phát

huy các tiềm năng về thể lực, trí lực và nhân cách để đóng góp vào sự nghiệp phát

triển của dân tộc và góp phần khẳng định bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập với

quốctế

Nắm bắt được tầm quan trọng của sự hiểu biết văn hóa trongtiến trình hội nhập,khoa Thương mại và Du lịch thực hiện giáo trình môn học “Văn hóa đa quốc gia”nhằm giúp sinhviên hiểu biếtvề sự khác biệt vănhóa vàpháttriển kĩ năng xãhội, đạo

đức, nắm bắt được văn hóa địa phương, quốc gia, quốctế và các cộng đồng chuyên

biệt Từ đó, tạo nênkỹ năng và kiến thứchội nhập Hiểu biết vềvăn hóa đa quốc gia

giúp cho sinh viên ngànhkinh tếnói chung và đặc biệtquantrọng đối với sinh ngành

thương mại, xuất nhậpkhẩuvà nhữngngành liên quan đếnkinh doanh quốc tế Nhận biết và tôn trọng vai trỏ của sự khác biệtvà đa dạng văn hóa trong những bối cảnh

công việc và xãhội Tránh được việc shock văn hóa khi gặp gỡ trao đổi và hợp tác kinh doanh Trangbị cho sinh viên những kiếnthức cơ bản về giao tiếp ứngxử, vănhóaứng xử trongkinh doanhvàtrongmôi trườngkinh doanhđa văn hóa

Với mong muốn giúp không những giúp sinh viên tạo nền tảng kiến thức màcòn

nâng cao tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng, kích thíchtinh thần dân tộc pháttriển,

thúcđẩytinh thần cạnh tranh để nâng cao vị thế văn hóa của dântộc trong khu vực vàcộng đồngquốc tế Mở rộng giao lưuvới thếgiới,tiếp thu cóchọn lọcnhững tinhhoa

văn hóa nhân loại, kết hợp hài hỏa giữa truyền thống vàhiện đại nhằm không ngừnglàm giàu kho tàngvăn hóa dân tộc, thúc đẩytiếntrìnhphát triển chung của đất nước.Bên cạnh đó, việchiểu biết vànắm bắt được văn hóadân tộc và văn hóa thế giớigiúp cho quá trình hội nhập và hợp tácvới đốitác Giúp cho quá trình hợp tácthành công với đốitác nước ngoài,định hướng tìm hiểu văn hóa kinh doanhcưxử để tạo nên

sự linhhoạtvà thích ứng văn hóa nâng cao hiệuquảkinh doanhvới quốctế

Trang 4

Giáo trình này giúp bạn hệthống và nắm bắt cơ bản về vãn hóa nói chung và văn

hóaViệt Nam cùng các nước lớnnói riêng Ngoài ra, giáo trình còn cungcấp cho bạn

về kiến thức văn hóa hành xử trong kinh doanh và đàm phán, giúp bạn có thêm nền

tảng và kỹ năng trong quá trình kinhdoanh và làmviệcvói đối tácnướcngoài hay môi

trườngquốc te Tạo cho sinh viên sự hứng thú trong việc tìm hiểu vàhọc tập về văn

hóa các nướcvà vănhóa kinh doanh

Giáo trình Văn hóa Đa quốc gialà tài liệu bắt buộc đối với sinh viên thuộc khối ngànhKinh tế TrườngĐại học Công nghiệp TPHCM, đồngthời là tài liệu tham khảo

bổ ích cho nhữngngười đang côngtáctrong lĩnh vực kinh tế quốc tế, quản lýthương

mại ở cáccơ quan,doanhnghiệp vàtrong cácngành, các lĩnh vựcliênquan

Trong quá trình biên soạn, mặc dù chúng tôi đã có nhiều cốgắng nhưng chắc chắn

khôngtránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Chúng tôi hoannghênh mọi ý kiến đóng

góp củacác đọc giảgần xađể giáo trình này ngày càng hoànthiện và phục vụ tốt hơn

sựnghiệp đào tạocác chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Quản trị Khách sạn, Quản trị

Dịch vụ du lịch vàlữ hành, Quản trị Nhàhàng và dịch vụ ăn uống, Tài Chính Ngân

hàng,Tài chính doanh nghiệp, Kế toán kiểm toán

Mọi ýkiến đóng góp xinvui lòng gửi về:

Văn phòng khoa Thương mại và Du lịch- Đại học Công nghiệp TP HồChíMinh

Địa chỉ: Tòa nhà V, 12 Nguyễn Vãn Bảo, Phường 4, Gò vấp, TP HồChíMinh

Trang 5

NỘI DUNG

LỜI MỞ ĐÀU 2

NỘI DUNG 4

CHƯONG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÈ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA ĐA QUÓC GIA 8

1.1 Sự phát triên các khái niệm & định nghĩa văn hóa 8

1.1.1 Các khái niệmvàđịnh nghĩa về văn hoá 10

1.1.2 Các lớp của văn hóa 11

1.1.3 Cơ cấu văn hóa 12

1.1.4 Bản chất vàđặc trưng của vănhoá 15

1.1.5 Phân biệt văn hoá với văn minh 18

1.1.6 Tác độngcủa vãnhóa đếnhành vivà cách ứng xử 18

1.1.7 Văn hóavàxã hội 19

1.1.8 Các thành tố của vănhóa 20

1.1.9 Chủ nghĩa vị văn hóavà tươngđối văn hóa 20

1.1.10.Đặc điểm của văn hóa 21

1.1.11 Chức năng củavăn hóa 22

1.1.12 Biếnđổi văn hóa 23

1.2 Tìm hiểu một số tôn giáo tiêu biểu trên thế giói: 23

1.2.1 ĐạoHồi: 23

1.2.2 Đạo Phật: 32

1.2.3 Đạo Thiên Chúa : 39

1.2.4 DoThái giáo 49

1.2.5 Đạo Hindou: 56

1.3 Một số nền văn minh cổ đại lớn 59

1.3.1 Nền văn minhAi Cậpcổđại 59

1.3.2 Nềnvăn minh HyLạp cổ đại 69

1.3.3 Văn minh LaMã cổ đại 72

1.3.4 Văn minh Ấn Độcổ đại 76

1.3.5 Vănminh TâyÁ cổ 78

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA VIỆT NAM 84

2.1 Khái quát đất nước và con ngưòi Việt Nam 84

2.1.1 Lịch sử 84

2.1.1.1 Thời tiền sử 84

2.1.1.2.Thời sơ sử 86

Trang 6

2.1.2 Nhữngsự kiện hội nhập: 94

2.1.3Địa lý 95

2.1.4 Dân tộc, dân cư 96

2.2 Tín ngưỡng & và tôn giáo 97

2.2.1 Tín ngưỡng thờ tổtiên: 98

2.2.2 Thờ Thổcông- Thần tài - ÔngTáo: 101

2.2.3 Thờ ThànhHoàng: 103

2.2.4 Tín ngưỡngthờQuan Công: 104

2.2.5 Tín ngưỡng Thờ Mầu (tam phủ,tứ phủ) 105

2.2.6 Tín ngưỡngthờ phồn thực: 107

2.2.7 Vănhóatín ngưỡng 108

2.3 Phong tục tập quán của người Việt ử các miền 117

2.3.1 Cúng giỗ: 117

2.3.2 Lễtết: 118

2.4 Làng - Phường 130

2.5 Giao thiệp 130

2.6 Cưới hỏi 131

2.7 Tang lễ 138

2.8 Tiếng nói và chữ viết 138

2.9 Văn học dân gian 139

2.10 Lễ hội và trồ choi dân gian 140

2.11 Âm nhạc 148

2.12 Trang phục truyền thống 149

2.13 Nghệ thuật tạo hình 153

2.14 ChựờViệtNam 154

2.15 Ẩm thực 157

CHƯƠNG 3: VĂN HÓA CÁC NƯỚC CHÂU Á 160

3.1 Châu Á 160

3.2 Văn hoá một số nước Đông Bắc Á: 162

3.2.1 Nhật Bản 162

3.2.2 TrungQuốc 165

3.2.3 Hàn Quốc 169

3.3 Vãn hóa các nước Đông Nam Á 173

3.3.1 Cộng hòa Indonesia 173

3.3.2 Cộng hòaSingapore 177

3.3.3 Vưong quốc Thái Lan 181

Trang 7

3.3.4 Philipines 189

3.3.5 Brunei 191

3.3.6 Myanmar 193

3.3.7 Campuchia 195

3.3.8 ĐôngTimor 200

3.3.9 Lào 201

3.4 Văn hoá một số nước Nam Á, Tây Á: 204

3.4.1.Ấn Độ 204

CHƯƠNG 4: VĂN HÓA CÁC NƯỚC CHÂU úc 206

4.1 Châu Úc: 206

4.1.1 Liên bangúc: 206

4.1.2 New Zealand 212

CHƯƠNG 5: VĂN HÓA CÁC NƯỚC CHÂU Âu 215

5.1 Châu Âu 215

5.2 Đặc điểm tâm lý và văn hoá một số nước châu Âu 216

5.2.1 Vưcmgquốc Anh( UnitedKingdom) 216

5.2.2 Nước Áo 218

5.2.3 Bỉ 220

5.2.4 Ba Lan 221

5.2.5.Đan Mạch 226

5.2.6 NaUy 228

5.2.7 Thụy Sĩ 230

5.2.8 Liên Bang Nga 232

5.2.9 Cộng Hòa Pháp 234

5.2.10 Phần Lan: 237

5.2.11 Thụy Điển 238

5.2.12 Tây Ban Nha 240

5.2.13 Cộng Hòa Ý: 246

5.2.14 Hà Lan 249

CHƯƠNG 6: VĂN HÓA CÁC NƯỚC CHẦU MĨ 254

6.1 Văn hóa các nước Nam Mỹ 254

6.1.1 Mexico 254

6.1.2 Brazil 256

6.1.3.Argentina 258

6.1.4 Chile 261

6.1.5.Venezuela 262

Trang 8

6.2 Văn hóa các nước Bắc Mỹ: 264

6.2.1 Canada 264

6.2.2 Mỹ - Hợp chủng quốcHoa Kì 267

CHƯƠNG 7: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐÉN VẤN HÓA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 270

7.1 Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa 270

7.1.1.Khái niệmgiaolưu,tiếp biến văn hóa 270

7.2 Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 270 7.2.1 Ẩmthực 270

7.2.2 Âm nhạc và nghệ thuậtsân khấu 271

7.2.3 Vănhọc (thơvàtruyện) 271

7.2.4 Phim ảnh 272

7.2.5 Mỹthuậtđiêu khắc 272

7.2.6 Kiến trúcvà cơsở hạ tầng 272

7.2.7 Đờisống tinh thần , tín ngưỡngvà tôngiáo 273

7.2.8.Tựdo tôn giáo vàgiaolưutôn giáo ' 273

7.2.9 Tiếpcậnvới Khoa học -Công nghệ hiện đại 273

7.2.10 Văn hóa pháp lí 273

7.3 Ảnh hưỏng của văn hóa các nước đến Việt Nam 274

7.3.1 Thách thức trongquá trình giao lưu văn hóa 274

7.3.2 Góp phần hạn chế tiêucực, xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắcdân tộc 277

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 280

Trang 9

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHƯNG VÈ VĂN HÓA

VÀ VĂN HÓA ĐA QUÓC GIA

Khi kếtthúc chương này bạnsẽcó thể:

• Giải thích được khái niệm và định nghĩa “văn hóa” cùng quá trình phát triển của nó

• Hiểuđượcbản chất, đặc trưng, đặc điểm và chức năngcủa văn hóa

• Bàn vềtác động của vănhóa ảnh hưởng như thế nào đến hành vi và cách ứng

xửcủa con ngườitrong điền kiện văn hóa khác nhau

1.1 Sự phát triển các khái niệm & định nghĩa văn hóa

Văn hoá là danh từ cómộtnội hàm ngữnghĩa khá phongphúvàphức tạp Người ta

có thể hiểu văn hoá như mộthoạt động sángtạo của con người, nhưng cũng có thể

hiểuvănhoá như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng cóthể hiểu văn hoánhưtrình độ

họcvấn mà mỗicông nhân viên chức vẫnghi trong lý lịch công chức của mình

ở phương Tây: từ văn hoá xuấthiện sớm trong đời sống ngôn ngữ Nhà ngôn ngữ

học người Đức w Wundt cho rằng: Văn hoá là một từ gốc Latinh: Colere sau trở thành Cultura (nghĩa là cày cấy, gieo trồng) Từ nét nghĩanày về saudẫn đến nghĩa

rộnghơn làsựhoàn thiện,vun trồng tinh thần, trítuệ

Thếkỷ thứ nhấttrướccông nguyên, Cicéron,nhà hùng biện thời LaMãtừng có câu

nói nổi tiếng: “Triết học là văn hoá (sự vun trồng) tinh thần (Filosofia culturaanimi

est)”

Ở Trung Quốc, từ "văn hóa" đã xuất hiện trongđời sống ngôn ngữ ởthời Tây Hán

(206 trước công nguyên -25 năm sau công nguyên) Từ "văn hóa" đượchiểunhưmột

cách giáo hoá đối lập với vũ lực, văn hoá gần nghĩa với giáo hoá (Nguyễn Khoa

Mãi đến năm 1855, khi Klemm công bố công trình Khoa học chung về VH thì

người tamới coikhoa họcvề văn hóa hình thànhvàthực sự phát triển

Trang 10

Năm 1871, E.B.Tylor công bố côngtrình "Vănhoá nguyên thuỷ" ở Luân Đôn Lúc

này, ngành khoa học về văn hoá mới chính thức được khẳngđịnh bởi E.B.Tylorđã xáclập được đối tượng nghiên cứu của ngànhvăn hoá học

Các nhà nhân học kế tiếpTylor kếthừa và phát triển thêmnhiềuđịnhnghĩa theo các cách tiếp cận khácnhau

Mặc dù có cách tiếp cận khác nhau, nhưng các định nghĩa này có điểm chung là cùng chỉ rõ rằng văn hóa là do con người tạonên và phải học chứ không phải do tiếnhóasinh họchay do một thế lực siêu nhiên nào mang đến cho con người Định nghĩacủa Tylorcũngnhư cách tiếp cậncủa ôngđóng vai trò bước ngoặt trong ngành nhân

học hiện đại Nó đưa nhân học sang một trangmới, chỉ rarằng con người làchủ thể

sáng tạo ra văn hóa, thay vì những giải thích mang tính thần học, hay sinhhọc Liệu

văn hóa chỉ tồn tại ở xã hội loài người hay còn ở các xã hội động vật khácnữa? Câutrảlời tùy thuộc vào việc chúng ta địnhnghĩathế nào là văn hóa?Bởi vìtrong một sốchừng mực nào đó một số loài vật cũng có khả năng học và sử dụng công cụ trong

cuộc sốnghàngngày

Ví dụ: trong xã hội loài tinhtinh, vàcác loài họ khỉkhác Tinhtinh mẹ dạy tinh tinh

con về các loại cây thức ăn và thuốc Ngoài ra tinhtinh con cũng phải học về tôn tythứ bậc vàcác quy tắcxã hội trongcộng đồngcủamình

Năm 1970,cách hiểu phổ biến là coi văn hoá bao gồmtất cả những gì làm cho dân

tộc này khác dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất đến tínngưỡng,phongtục, tậpquán, lối sốngvàlao động

Năm 1982, tại Mê hi cô, Hội nghị thế giới về chínhsách văn hoávì sựphát triển đã thông qua Tuyên bố ngày 6tháng 8 (còn gọi làTuyênbốMê hi côvề chínhsách văn hoá): "Theo nghĩarộng, ngày nayvăn hoácó thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc

biệtvề tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hộihay một nhóm

xã hội Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơbản của nhân loại, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng" (Trần Quốc

Vượng,2006)

Trang 11

1.1.1 Các khái niệm và định nghĩa về văn hoá

Văn hóalà sản phẩmcủaconngười; là hệ quả của sự tiếnhóa nhânloại.Nhờ có văn

hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những

convật khác trong thế giới động vật Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “vănhóa” đến

nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa

Hiện nay, người ta đã thốngkê được hon 400 định nghĩavềvăn hóa (Phan Ngọc,

2000) Nhìn chung, mặc dù có nhiều khái niệm và định nghĩavề văn hoá nhưng mọiđịnh nghĩa đều thốngnhấtvãn hoá có các đặcđiểm sau:

Thứ nhất, văn hoá là sángtạo của con người, thuộcvề con người, những gì không

do con người làmnên không thuộcvề khái niệm vãn hoá

Thứ hai, sựthích nghi này là sựthích nghi có ý thức vàchủ độngnên nó khôngphải

là sựthích nghi máy móc mà thườnglà sựthích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá trịchân - thiện mỹ

Thứ ba, văn hoá bao gồm cảnhững sản phẩm vật chất và tinh thần, chứ không chỉ riêng tinh thần màthôi

Thứ tư, văn hoá không chỉ có nghĩa chỉ là văn học nghệ thuật như thông thưòng người tahay nói Văn học nghệthuật chỉ là bộ phận caonhấttrong lĩnh vực vãn hoá

mà thôi

Một số định nghĩa nổi tiếng về văn hoá

“Một hệ thống hữu cơcácgiátrị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo vàtích

luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tựnhiên vàxãhội của mình” (Trần Ngọc Thêm, 1991)

“Văn hoá là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếukhi người ta đã học tấtcả” - EdouardHerriot

“Văn hóa là sựtổng hợp của mọi phương thứcsinh hoạt cùng với biểu hiệncủa nó

mà loài người đã sản sinh ranhằm thích ứng những nhu cầu củađời sống và đòi hỏisinhtồn” - (Hồ Chí Minh, 1995)

Trang 12

"M(H tf>ng th� cac sang t�o v�t chftt va phi v�t chftt ctia m<)t c<)ng d6ng nguoi trong qua trinh quan M v6i thien nhien va v6i nhei'ng c<)ng d6ng nguoi khac, nhung sang t�o

ma c6 v6i hQ hay v6i ph�n dong cua hQ m<)t y nghia rieng xuftt phat tir }ich sfr da qua hay hi�n hanh cua hQ ma cac c(mg d6ng khac khong chi a se" (Le Thanh Khoi, 1984 )

Nam 2002, UNESCO da djnh nghTa v� van h6a nhu sau: "Van h6a nen duqc d@ c�p dSn nhu la m<)t t�p hqp cua nhfrng d�c trung vS tam h6n, v�t chftt, tri thuc va xuc cam cua m<)t xa h<)i hay m<)t nh6m nguo·i trong xa h<)i va no chua d\IIlg, ngoai van h9c va ngh� thu�t, ca each sf>ng phmmg thuc chung sf>ng, M thf>ng gia tri, truySn thf>ng va due tin" (Unesco, 2002)

Tom l�i co the hi�u: Van hoa la toan be) cac gia tri v�t chftt va tinh th�n do con nguoi sang t�o de lam cho CUQC sf>ng m6i ngay m<)t d�p hon

1.1.2 Cac 16'p cua van boa

V� ca ban van h6a duqc chia va xem xet du6i ba 16p:

Lap thu nhdt va hay duqc dS c�p dSn nhdt giup phan bi�t xa h<)i b�n dang s6ng v6i cac xa h<)i khac

Vi dv: Khi n6i dSn van hoa Nh�t hay Trung Quf>c, nguoi ta thuong dS c�p dSn m(>t c9ng d6ng n6i chung m9t ngon ngu, c6 chung truy�n th6ng, tin nguang lam c<)ng d6ng d6 khac va rieng bi�t df>i v6i cac cc)ng d6ng khac, vi dv: Vi�t Nam, Phap

L6p thu hai thuong duqc d� c�p dSn nhu la ti�u van hoa hay van h6a nh6m (subculture) Hi�n tu·9ng nay thuong duqc thfry trong cac xa hQi da sAc tc)c, trong d6 cu dan dSn tu nhiSu vimg khac nhau Va h9 thuong gin giu mc)t ph�n cua n@n van h6a truySn th6ng cua h9: ngon ngfr, truySn th6ng, thuc an Ban sAc rieng nay tach bi�t h9

so v6i phfin con l�i cua xa hQi

Vi dv: Cho 16p van h6a nay la xa hQi My, gf>m nhi�u site tc)c dan di cu: nguoi gf>c Chau Phi, nguoi gf>c Chau A, nguoi gf>c My Latin Khi ma sv· khac bi�t hay ranh gi6i van h6a gifra cac thanh vien cua tieu van h6a va cac thanh vien cua van h6a "da sf>"

mo di va cuf>i cung bi�n mfrt, thi cac tiSu van h6a se khong con t6n t�i £>6 la khi cac tieu van h6a bi van h6a da s6 d6ng h6a

Trang 13

Lớp thứ ba của vãn hóa là tập hợp của các khuôn mẫu hành vi có được thông quá quá trình học chỉ tồn tại trong xã hội loài người.

Ví dụ cho các khuôn mẫu này là: khả năng ngôn ngữ, hôn nhân, thân tộc

1.1.3 Co’ cấu văn hóa

Biều tượng

Biểu tượng là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một cộng đồng người nhận biết: âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người và cả những ký tự của trang viết này đều là biểu tượng văn hóa Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền vãn hóa khác nhau Gật đầu ở Việt nam đều được hiểu là đồng ý nhưng ở Bulgaria nó lại

có nghĩa là không Ý nghĩa tượng trưng là nền tảng của mọi nền vãn hóa, nó tạo cơ sở thực tế cho những cá nhân trải nghiệm trong các tình huống xã hội và làm cuộc sống trở nên có ý nghĩa.

Khi thâm nhập vào một nền văn hóa khác, với những biểu tượng văn hóa khác người ta có thể thấy sức mạnh của biểu tượng văn hóa Nếu sự khác biệt đủ lớn, người thâm nhập có thể bị một cú sốc văn hóa Trong mọi nền văn hóa, con người đều sắp xếp biểu tượng thành ngôn ngữ, đó là hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuẩn giúp cho các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt được với nhau Ngôn ngữ có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, mọi nền văn hóa đều có ngôn ngữ nói nhưng không phải tất cả đều có ngôn ngữ viết, ở những nền văn hóa có cả hai loại ngôn ngữ thì ngôn ngữ nói cũng khác với ngôn ngữ viết Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Ngôn ngữ cũng là nền tảng cho trí tưởng tượng của con người do nó được liên kết bởi các ký hiệu một cách gần như vô hạn Điều đó giúp cho con người có khả năng thay thế được những nhận thức thông thường về thế giới tạo tiền đề cho sự sáng tạo Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ của con người về thế giới đồng thời truyền đạt cho cá nhân những chuẩn tắc, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất của một nền văn hóa Chính vì thế, việc du nhập một ngôn ngữ mới vào một xã hội trở thành vấn đề nhạy cảm tại nhiều nơi trên thế giới và là tiêu điểm của các cuộc tranh luận về vấn đề

xã hội Trong quá trình phát triển của xẵ hội, ngôn ngữ cũng biến đổi: nhiều từ ngữ

Trang 14

mất đi, nhiềutừ ngữ mớixuất hiện (ví dụ máytínhđiệntử ra đời làm xuất hiện những

từ ngữ như bộ nhớ truy cậpngẫu nhiên,byte )

Chân lý

Chân lý đó chính là tính chínhxác, rõràng củatư duy.Có người thì chorằng, chân

lý đó lànhững nguyên lý được nhiều người tán thành thừa nhận Hay theo quan điểmthựcdụng gắn ý nghĩa của chân lý với tính lợi íchthực tế củanó Hiểu đúng và sâu

hơn, thì chân lý là sự phản ánh đúng đắnthế giới khách quan trong ýthức con người Chân lý làtri thức phùhợpvới hiện thựckháchquan và được thực tếkiểmnghiệm Ở

khía cạnhxã hội học, chân lý lànhững quan niệm về cái thật vàcái đúng.Chính vì lẽ

đó mà xã hội, mỗi nền văn hóa có những cái thật, cái đúng khác nhau Điều này có nghĩa có những cái mànền vãn hóa nàycoi là chân lý, thì có thể ở nềnvãn hóa khác

cụ thể Những điều kiện khách quan thay đổi thì chân lý khách quan thay đổi

Mỗi một dântộc đều cónhữnghoàn cảnhlịch sửkhác nhau vàvì vậy trong nền vănhóa củahọ có các bộ phận chân lýkhác nhau Ngay với một dân tộc ởcác thời điểm

lịchsử khác nhauthì cũng có các chânlý khác nhau

Giá trị

Giá trị với tư cách là sản phẩm củavăn hóa và thuật ngữ giá trị có thể quy vào

những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sởthích, những bổn phận,những trách nhiệm, những ướcmuốn, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn

vànhiều hìnhthái khácnữa của định hướng lựa chọn Khó có mộtxác định nào mô tảđầyđủ phạm vi và tính đa dạng của những hiện tượng giá trị đượcthừanhận Khoahọc xãhội coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởngtới

Trang 15

hành vi lựa chọn Trong cách nhìn rộng rãi hon thì bất cứ cái gì tốt, xấu đều là giá trị

hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể .Giá trị là cái mà ta cho là đáng có, mà tathích, ta cho là quantrọng đểhướngdẫncho hành động củata

Giátrị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóaxác định điều gì là

đángmong muốn vàkhông đáng mong muốn,tốt hay khôngtốt, đẹp hay xấu Trong

mộtxã hội, các thành viên đều xây dựng quanđiểmriêngvềbản thân mình và về thế

giới dựa trên những giá trị văn hóa Trong quá trình trưởng thành, con người học hỏi

từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội vàthông qua đó xác định nên suy

nghĩ và hành động nhưthế nào theo nhữnggiá trị của nền văn hóa Giátrị là sự đánhgiá trên quan điểmvăn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong mộtnền vănhóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trườngtồn như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc Giá trị cũng luôn luôn thay đổivà ngoài xung đột về giátrị giữa các cá nhân hoặccác

nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân cũng có xung đột về giá trị

chẳng hạn như giữa thành công củacánhân mình với tinhthần cộng đồng

Mục tiêu

Mục tiêu là một trong những yếutố cơ bảncủa hành vi và sựhành động có ý thức

củacon người Mục tiêu được coi nhưsựdựđoán trướckết quả củahành động Đó là cái đíchthựctế cầnphảihoàn thành Conngười tổ chứcmọi hànhđộng củamình xoay quanhnhữngcái đích thực tế đó Mục tiêucó khảnăng hợp tác những hành động khácnhau của con người vào trong một hệthống, kích thích đến sự xây dựng phương áncho các hành động Thực tế, tồn tại mục tiêu cá nhân và mục tiêuchung (cộng đồng,

xã hội) Mục tiêu chung sinh rabằng hai con đường: qua sự đồng ý lẫn nhau của các

mục tiêu cá nhân trong nhóm, qua sự trùng nhau của một vài mục tiêucá nhân của cácthànhviêntrongnhóm Mụctiêu làmột bộ phận của văn hóavà phản ánhvăn hóa củamột dân tộc

Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh của giá trị Giá trị thế nào thì dễ sinh ra mục tiêu như thế, không cógiá trị thì cũng khôngcó mục tiêu, giá trị gắnbó với mục tiêu Tuy nhiên mụctiêulà khác với giátrị

Trang 16

Chuẩn mực

Chuẩn mực là tổng số nhũng mong đợi, nhữngyêu cầu, những quy tắc của xã hội

được ghinhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằngcácbiểu trưng, mà qua đó xã hội định

hướnghành vi của các thành viên Trên góc độ xãhội học, những chuẩn mựcvăn hóa

quan trọng đượcgọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩnmực văn hóa ít quantrọng

hơn được gọi làtậptục truyền thống

Do tầm quan trọng củanó nêncác chuẩn mực đạo đức thườngđược luật pháp hỗ trợ

đểđịnh hướnghành vi của các cá nhân Ví dụ: hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực

đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một cách mạnh mẽ, luậtpháp còn quy định

nhữnghình phạt có tính chất cưỡng chế

Nhữngtập tụctruyền thốngnhư quy tắc giao tiếp, ứngxử trong đám đông thường

thay đổi trong từng tình huống Ví dụ: người ta có thể huýt giótrongbuổi biểudiễn

nhạc rock, nhưngkhông làm thế khi nghe nhạc thính phòng Vàthành viên vi phạm

tiêu chuẩn bị xã hộiphản ứng ít mạnh mẽ hơn

Chuẩn mực văn hóa khiến cho các cánhân có tính tuân thủ và phản ứng tích cực

(phần thưởng) hay tiêucực(hình phạt) của xã hội thúc đẩy tínhtuân thủ ấy Phản ứng

tiêu cực của xã hội trước những vi phạm chuẩn mực văn hóa chính là cơ sởcủa hệ

thốngkiểmsoátvăn hóa hay kiểm soát xãhội mà qua đó bằngnhững biện phápkhác

nhau, các thành viên của xã hội tán đồng sựtuân thủ nhữngchuẩn mực văn hóa Ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng của chính bản thân cũng góp phần làm cho nhữngchuẩn mựcvăn hóa được tuân thủ Quá trình nàychính là tiếp thu các chuẩnmực văn

hóa,hay nói một cách khác,hòa nhập chuẩn mực văn hóa vàonhân cách củabản thân

(LêVăn Tâm,2013)

1.1.4 Bản chất và đặc trưng của văn hoá

Bản chất của văn hoá

Với khái niệm trênvăn hóa được chia thành văn hóa vật chất và văn hóa tinhthần (Trần NgọcThêm, 1991)

Trang 17

Văn hóa vật chất: là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được thể hiệntrong các của cảivậtchất do xã hộitạo ra, kể từcáctư liệu sản xuất cho đến các tư liệutiêudùngcủa xã hội.

Trongcác giai đoạn pháttriển khác nhau củasự phát triển xãhộithì sản phẩmdo xã

hội tạora cũng khác nhau, đó chính là sự phản ánh các giai đoạn pháttriển khác nhau

củavăn hóa

Vănhóa tinh thần: là toàn bộ những giá trị củađời sốngtinh thần bao gồmkhoa học

và mức độ áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh hoạt, trình độ học vấn, tình trạng giáo dục, y tế, nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức trong hành vi của các

thành viên xã hội, trình độ phát triển nhu cầu của con người Văn hóa tinh thần còn bao gồm cả những phong tục, tập quán,những phương thức giao tiếp vàngôn ngữ.Hay nói cáchkhác văn hóa tinhthần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý

niệm, tín ngưỡng,phongtục, tập quán, giá trị, chuẩn mực, tạo nên mộthệ thống Hệ

thống đóbị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khicó thể phân biệt một giá trị bản chất.Chính giá trị này manglại cho văn hóa sựthốngnhấtvàkhảnăngtiến hóa nội tại

của nó

Vănhóa vật chất và tinh thần liên quan chặt chẽ với nhau Khảo sát một nền văn

hóa có thểthấy vănhóa vậtchất phản ánhnhững giátrị văn hóamànền văn hóa đó coi

là quan trọng Ở các nướcHồi giáo, công trìnhkiến trúc đẹp nhất và hoành tráng nhất

thường là thánh đường trong khi ở Mỹ, nó lại là trung tâm thương mại Vãn hóa vậtchất còn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã hội học là sự ápdụngkiến thức

văn hóa vàosinhhoạttrong môi trườngtự nhiên Tháp Eiffel phảnánh côngnghệ caohơn tháp truyền hình Hà Nội Ngược lại, văn hóa vậtchất cũng làm thay đổi những thành phần văn hóa phi vật chất.Vãnhóa có tính khách quan Tuy xuất hiện với tính

cách là sảnphẩm của con người nhưngtheo dòng lịch sử, nhữngthành tựu ấy tựa hồ

như siêu thờigiantạora truyền thống vàkhông phụ thuộc vào cánhân riêng lẻmàvới

tu' cách là một thực thể được phát triển về mặtxãhội

Văn hóa là thuộc tính bản chất, tộc loại củacon người với các chức năng, giáo dục, nhận thức, định hướng, đánh giá, xác định, chuẩn mực củahành vi, điều chỉnh các quan hệ ứng xử, giao tiếp Song cốt lõi trong các chức năng của các giá trị văn hóa

Trang 18

đem lại là chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức Không có tính đạo đứcthì tất cảcác giátrị (giá trị vậtchất và giátrị tinh thần) sẽ mấtđi mọiý nghĩa.

Ngàynay nền vãn hóanhân loại với tấtcảtầm vóccủa nó gợi chocon người điều tự hào cao cả và tinh thần trách nhiệm, bên cạnh đó con người không thể không lo lắng

vàthậm chícảsợhãi trước vô số những vấn đề củathế giới hiệnđại:

- Văn hóa hình thành từviệc học (learned )

- Văn hóamang đặc trưng nhóm hay chủngloại(Group or Category - Specific )

- Văn hóa không có tính cá nhân (Individual - Specific)

- Văn hóa không có yếu tố ditruyền (Genetic)

- Văn hóa có cung bậc (Đô trưởng- đô thứ/ sol trưởng/sol thứ) (G.Festistete)

Đặc trưng văn hóa

Có người cho rằng: Văn hóa là kết tinh của thiên tính và cá tính (Human nature/

Character) Văn hóa là cái đang là (Be being) chứ không phải là cái đã thành (Be)

(G.Festistete)Vậy đặc trưng củavăn hoálà gì?

Thứ nhất:Vănhoá có tính hệ thống Nhờ có tính hệ thống mà văn hoá với tưcách là

một thực thể bao trù mọi hoạt động xã hội,thực hiện chúc năng tổ chức xãhội Chính

vãnhoá thường xuyên làm tăng tính ổn định xã hội

Thứ hai:Văn hoá có tính giá trị.Nó là thước đo mức độ nhânbảncủa xã hội và con người Thực hiện đặc trưng này văn hoá thể hiện chức năngthứ 2 đó là: chức năng điềuchỉnh xã hội,làmđộng lực chosự phát triển vàhoàn thiệnxã hội

Thứ ba: Văn hoá cótính nhân sinh Do mang tính nhân sinh văn hoá trở thành sợi dây nối liềnconngười với conngười;thực hiệnchứcnănggiao tiếp

Thứtư:Văn hoá có tính lịch sử Nó cho phép phânbiệt văn hoá như sản phẩm củamột quá trìnhvà tíchluỹ qua nhiều thế hệ, chỉ ra trình độ phát triển của từng giaiđoạn

Tính lịch sử đượcduy trì bàng truyền thống vãn hoá Truyền thống văn hoá tồn tại nhờgiáo dục Chức nănggiáo dục là chứcnăng quan trọng thứ tư của vănhoá (Trần Ngọc

Thêm, 1991)

Trang 19

1.1.5 Phân biệt văn hoá vói văn minh

Hai khái niệm rất hay bị đồng nhất này tuy rất gần gũi nhưng thựcrakhông phải là mộtvà chỉ cóthể coi như đồngnghĩatrong một vài trường hợp cụ thể, chẳng hạn khi

người tađối lập văn minhvới bạo tàn

Thông thường, văn minhđược dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh

thầncủanhân loạiđến một thời kỳ lịch sử nào đó Có quanđiểm lạicho rằng vãn minh

là một khái niệm rộng hon vãn hóa, rằng văn minh là sựtổng hòa của vãn hóa và xã

hội, là sựthể hiện được những hình thức thựctiễn cụ thể của văn hóa trong các lĩnh vực khác nhaucủa đời sống như lao động sản xuất,lối sống, hành vi ứng xử

“Văn hóa” cónghĩa “Trở nênđẹp đẽ”: Chỉ chung tất cả công trình củacon người,khiến cuộc sốngđược đẹp đẽ hơn

“Văn minh” có nghĩa“Đẹpđẽ sángsủa”: Chỉcái mức sinh hoạt sáng đẹp của những

xã hội tiến bộ

1.1.6 Tác động của văn hóa đến hành vi và cách ứng xử

Văn hóa kếtnối dân chúngtrong một quốc gia bao gồm nhiều yếu tố: tình cảm gắn

bó với cộng đồng, hệ thống giá trị tinh thần chung thể hiện trong các hoạt độngtinh

Các yếutố vănhoá có ảnh hưởng lớn đếnhành vi và cáchứng xử của mỗi người và

nó cũng tác động đến các yếutố tâmlý và yếu tố xã hội nhưảnh hưởng đến vãn hoávàtập quáncủa nhóm xã hội hay cộng đồng Như vậy, có thể nói văn hoá lànguyên nhân

đầutiên, sâu xa và cơ bảnquyết định nhu cầu và hànhvi của con người Theomột sốchuyên gia; các yếutố vãn hoá tác động đến hành vi và cách ứng xử của con người

gồm:

Trang 20

Nềnvăn hoá: Nhữngngười sinh ra và lớn lên đều được tiếp thu những điều cơ bản

về giá trị, sựcảm thụ, hành viđặc trưng của gia đình và thể chế cơ bản củaxã hội Từ

đótrong giao tiếp của con người cũngcó cách thức ứng xử đặc trưng của nên văn hoá

anhtatiếp thu

Nhánh văn hoá: bất kỳ nền văn hoá nào cũngcó những bộ phân cấu thành nhỏ hay

nhánh vãn hoá Trong cộngđồng rộng lớn thường tồn tại những nhóm người có cùng sắc tộc hay có những ham mê, nhữngmối quan tâm tươngđối tương đồng

Mộtsố chuyên giakhác lại cho rằng: Vănhoá là một tổngthểtácđộng đến hànhvigồm:

Văn hoá vật chất: đáp ứng nhu cầu tồn tại về vật chấtcủacon người như: ăn, mặc,

ở, đilại

Văn hoá tinh thần: đáp ÚTig nhu cầu sinh hoạt của tinhthần của xã hội như: triết

học, tôn giáo,nghệthuật,đạo đức, pháp luật

Trong văn hoá tinh thần có cốt lõi quan trọnggọi là “hệ thống giá trị” gồm: khoa

học, nghệ thuật,tư tưởng và chuẩnmựcbaogồm chính trị, phápluật, đạo đức

Vănhóa kết nối dân chúng trong mộtquốcgiabao gồm nhiều yếu tố: tìnhcảm gắn

bó với cộng đồng, hệ thốnggiátrị tinhthần chung thể hiện trong các hoạtđộng tinhthần và ứngxử xãhội

Các giá trị văn hóamàdư luận xẫ hộitácđộng lên cácthành viêncủa nó thông quatập quán ứng xử Xãhội nào cũng có nhữngchuẩn mựchànhvi và lối sống thíchhợp

Thiết lập những chuẩnmực hành vi củacácthành viêntrong xẫ hộilàchức năng điều

chỉnh của văn hoá (Trần Ngọc Thêm, 1991)

1.1.7 Văn hóa và xã hội

Vãn hóa và xã hội là hai khái niệm không thể tách rờivì vănhóa không phải làsản phẩm của bất cứ cá nhân đơn lẻ nào Văn hóa được tạo ra, truyền lại thông qua sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong xã hội Một học giả đã nói rằng xã hội

không chỉ là tập hợp của của các sinh vật gọi là người và con người được gọilà con

người đúng nghĩa khi màhọ sống trongxã hội Tuy nhiênvăn hóavà xã hộilà hai kháiniệmtáchbiệt Vãn hóalà tổng thể của các hìnhthái ứng xử, tưduy cótính chất khuôn

Trang 21

mâu, trong mộtchừng mực nào đó chỉ tôn tại ở loài người, còn xãhội là tập hợp của các cá thể đơn lẻ có tương tác với nhau Giống loài người, nhiều loài khác như kiến,

mối cũng là độngvật xã hội Và thông thường,xã hội loài người thường bị giới hạn

bởi các thể chế chính trị, tức lànhà nước Vàphần lớntrong các truờng hợp, quanhệ giữa văn hóa và xãhội giốngnhư hai đườngtròn có cùng tâm và bán kính: trùng khít

với nhau Ví dụ, khi nói đến xãhội Nhật, thì thôngthường ranh giới của xã hội đó sẽ được hiểu là là mọi thành viên trong biên giới của nước Nhật Tuy nhiên một sốtrường hợp, có thểvăn hóa và xã hội không trùng trùng lặp Ví dụ về mặt xã hội, Mỹ

vàCanadalà hai thực thể tách rời, tuy nhiên về mặt vân hóa rấtkhó để phân biệt vì có nhiềuđiểm chung vềvănhóa giữahai xã hội đó, ví dụ nhưngôn ngữ, nguồn gốc

1.1.8 Các thành tố của văn hóa

Phần lớncác nhànhân học đồng ý rằngvăn hóa bao gồm bốn thànhtố chính: Giá trị,Chuẩn mực, Truyềnthống,và Đồ tạotác - mà chỉcó thểđược truyền từ thế hệnày

sangthế hệkhác thông qua việc truyền thụ và tiếp nhận giữacácthế hệ

Giá trị gồm các tiêu chuẩn về điều quan trọng trong cuộc sống, có vai trò địnhhướng các thành tố khác củavăn hóa

Chuẩn mực: bao gồm các mong đợi mang tính xã hội -cộng đồng về việc các thànhviên sẽ hành xử như thế nào trong các tình huống khác nhau Mỗi một xã hội có mộthìnhphạt riêng, đểkiểm soát đảm bảo các thành viênphải tuân thủ các chuẩn mực đó.Các chuẩn mựcmà được thực thimột cách chính thức sẽ được xemlàluật

Trongkhi cácnhà nhânhọc văn hóa tập trungvào phần biểutượng, phi vật thể củavăn hóa, giá trị, chuẩn mực vàtruyền thống, thì các nhà khảo cổ tập trung vào khía

cạnhvật chất, các đồ tạo tác văn hóa Đồng thời họ có cùng mối quantâm về mối liên

hệ giữahai khía cạnh đócủavăn hóa

1.1.9 Chủ nghĩa vị văn hóa và tương đối văn hóa

Vị văn hóa sử dụng các tiêuchí cùa nền văn hóa của mình để đánh giá cácnền vãn

hóa khác Mọi sự khác biệt vãn hóa đều bị coi là thấp hơn Chủ nghĩa này đi liền vớithời kỳphát triểnban đầucủa Nhân học,khi mà các nền vãn hóa Âu Mỹ được xem là thước đo đánh giá Thậm chí cho đếnnay, nó vẫn còn phổbiếnvì mọi người thường

Trang 22

vẫn nghĩ làcác cách giải thích theo truyền thống, văn hóa của họ là đúng, là đạo đức.

Họ xemcáchànhvi không giống vậy là kỳ lạ hay mông muội

Nguợc với VỊ văn hóa, chủ nghĩa Tương đối vãnhóa cho rằngcác lốihành vi/ ứng

xửcủa các nền văn hóa cụ thể phải được đặt trong bối cảnh của nền vãn hóa đó, chứ không phải đánh giá bằng những tiêu chí của nền vãn hóa khác Theo chủ nghĩa nàykhông có nền văn hóa nào cao hơn, không có tiêu chí đạo đức chung mang tính phổ quát của loài nguời Các quy tắc đạo đức của tất cả các nền văn hóa phải được tôn trọngnhư nhau Tuynhiên, nếu nhìn theo cách đó thì chủ nghĩa phát xít Đức cũng sẽđược xếp ngang bằng vớinềnvăn minh Hy Lạp

1.1.10 Đặc điểm của văn hóa

Lịch sử phát triển của các yếu tố văn hóa không đồng đều Trong cùng một giai

đoạncó thể mặt này phát triểnmặt kia lạc hậu Cómặt phát triển nhanhhơn hay chậmhơn so với kinh tế Song xéttrongtoàn bộquátrình lịch sửthì văn hóangày càng phát

triển vàsự phát triểncủa văn hóa là do kinh tế, do phương thứcsản xuấtquy định

Sự phát triểncủa văn hóa mang tínhkế thừa:

Trong bấtkỳ giai đoạnphát triển nào của văn hóa cũngđều có sự kếthừa văn hóa

xã hội đãđạt được trong các giai đoạn trước Các giai cấp tiên tiến bao giờ cũng biếtnắm lấy nhữngthànhtựu văn hóađãđạt được của quá khứ, trên cơsởđó tiếp thu chọn

lọccải tạo một cách có phêphán bổsung làm cho nó ngày càng phát triển Tính liên

tục trong quá trình phát triển của văn hóalà mộtđặc điểm quantrọng mà ngay cảlúc

chuyển biến cáchmạng từ xã hội này sangxã hội khác cũng khôngthể bị phá vỡ

Sự phát triển củavăn hóa còn có đặc điểm là giữa các yếu tố cấu thành củavăn hóa

cómối quan hệtác động lẫnnhau, thúc đẩy nhau cùngphát triển Sự liênhệtác độngqua lại lẫn nhau đó có thểtrực tiếp hoặc gián tiếp, có thể diễnra trong một thời gian

tươngđối ngắn cũng có thể diễn ra trong mộtthời gian tương đối dài Sự kế thừa và tác động lẫn nhau giữacác yếu tố cấu thành của vãn hóa diễn ratrong quá trình phát triển của nó so với chế độkinhtế, phương thức sản xuất

Trang 23

Nhìn dưới góc độ là một hệ thống các giá trị, niềmtin, quan điểm đượcchia sẻ và truyền thụ, có ảnh hưởng tớivà định hình nhậnthức vàhànhvi củacác thành viên, vănhóa có các đặc điểm sau:

Truyền thụ - học: nó không phải do di truyền sinh học và được truyền lại và tiếp nhận giữacácthế hệ

Được chia sẻ giữa các thành viên của xã hội, nền văn hóa đó Không một cá nhânđon lẻ nào có thểxây dựng được cả nền vãn hóa

Khuôn mẫu: các thành viên của cùng một xã hội tư duy và sống theo những khuân mẫunhất định

Được cộng đồngxây dựng: tấtcả thành viên của xã hộitham gia vào xây dựng văn

hóa thông qua quá trình tưong tác với cácthành viên khác

Có tính biểu tượng: văn hóa, tư tưởng, vàngôn ngữ được xây dựng dựatrên cácbiểu tượngvàý nghĩa đi kèm

Phi tự nhiên/ Nhân tạo: không phụ thuộc vào các quy luậttự nhiên, ngược lại do

con người, với tư cách là thành viên xã hội xây dựng Ví dụ tiêu chuẩn về cái đẹp ở

mỗinền vãn hóa làkhác nhau

1.1.11 Chức năng của văn hóa

Văn hóa làcơchế giúp cho loài người thích nghi với các môi trường sống đa dạng

trên địa cầu Nhờ văn hóa chúng ta có lợi thế trong cuộc đấu tranh sinh tồn với các sinhvậtkhác, và giữa các tộc người Nhờvăn hóa mà dân số loài người đã tăngtừ 10 triệu ở cuối Kỷ băng hà cuốitới 7,3 tỉ của ngày nay Cũng nhờ văn hóa, mà chúng ta

trở thành giống sinh vật nguy hiểm và tàn phá nhất của hành tinh này Loài ngườikhông thểtồn tại mà không có văn hóa Bên cạnh đó, văn hóa giúp chúng ta xácđịnh

các hành động được phép hay khôngđược phép làm từ vai trò của chồng, vợ, cha mẹ, đến cách ănmặc ứng xử Các quy tắc vần hóa này biến đổi ở các xã hội khác nhau

Ví dụ cáchăn mặc thoáng của phụ nữ phương Tâysẽ bị coi là cấm kỵ ở các nước đạoHồi

Trang 24

1.1.12 Biến đổi văn hóa

Mọi văn hóacó khuynh hướngvừa chấp nhận vừa chốnglại thayđổi Nói một cáckhác cáckhuynh hướng tântiếnkhuyếnkhích cái mới, trongkhinhững khuynh hướn

bảo thủ cố chống lại cái mới, gìn giữ cái cũ Có ba nguyên nhân dẫn đếnthay đổi vă

hóa:

Do sựthay đổi nội tạicủa xã hội

Sự tiếpxúc giữa các nềnvăn hóa

Sự thay đổi trong môitrường tự nhiên

Văn hóa thay đổi quathời gian chứ không phải là cái gì bất biến Tuy nhiên tốc đicủa sự thay đổi khác nhau giữa các xã hội Ví dụ của sựbiến đổi văn hóa là phụ ní ngày càng tham gia nhiều vào những công việc trước đây thuộc về phái mạnh: cảnl

sát,quânđội

1.2 Tìm hiểu một số tôn giáo tiêu biểu trên thế giói:

1.2.1 Đạo Hồi:

Đối vớingười ngoài, đạo Hồi giáo rađời vào thế kỷ 7 tại bán đảoẢ Rập, do Thiêi

SứMuhammadnhậnmặc khải của thượngđếtruyền lại cho con người qua thiên thầiJibrael Đạo Hồi chỉ tôn thờAllah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: ^ Allãh) Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khảThiên Kinh Qur'an(còn viết là Koran)qua Thiên thầnJibrael

Điều đầutiên chúng ta nên biết vàhiểu rõ về Islamlà từ “Islam”có nghĩa là gì TêiIslam không được đặt theo tên người như trong trường hợp Kitô giáo, được đặt têitheo Chúa Giê-su, Phậtgiáo được đặt tên theo Đức Phật, đạo Khổng được đặttên the( Đức Khổng -Tử, và chủ nghĩa Mác được đặt tên theo Các Mác Đạo Hồi có tên líIslam, tiếng Ảrậpnghĩa là “ vâng mệnh,quy phục Thượng Đế”

Nguyên nghĩa của “Hồi giáo” trong tiếng Ả Rập là Islam và có nghĩa là “vânị

mệnh, quy phục Thượng Đế” Người theo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi làMuslim, dc

đó có các chữ muslim, moslem tiếng Anh và musulman tiếng Pháp Danh từ “Hồgiáo” xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột Hồi Hột lànước láng giềngphương bắc của Trunị

Quốctừnăm 616đến 840 Lúc rộng lớnnhấtlãnh thổ họ đôngđếnMãn Châu, tâyđếr

Trang 25

TrungÁ , và họ đãgiúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Son Với thời gian, cáchgọi đổi thành “Hồi Hồi “ Tài liệu xưa nhất dìing danhtừ “Hồi Hồi” là Liêu Sử, soạnvào thế kỷ 12 (Donald Leslie, 1986)

Đời nhà Nguyên (1260 - 1368), tại Trung quốc, cụm từ “người Hồi Hồi” được dùng đểchỉ định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào Đến đời Minh (1368 -

1644), cụm từ “người Hồi Hồi” mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín đồ Islam (DonaldLeslie, 1986)

Trước đó, người Hán thường gọi Islam là “Đại Thực giáo” hay “đạoA-lạp-bá” “A- lạp-bá” là phiên âmtiếng Hán của danh từ “Ả Rập” “ĐạiThực” là phiên âm củachữ

“Tazi”, tiếng Ba Tư dùng gọi người “Ả Rập”, vì “Tazi” là tên một bộ tộc người « ẢRập » tiếpxúcnhiều với Ba Tư thời xưa Bởi« Hồi Hồi » làtên gọi chủng tộc,không

phải là dịchnghĩa của chữ Islam haymột tôn chỉ của Islam, nênmộtsốngườihạn chếdùng danh từ “Hồi giẳo “ hay “đạo Hồi” Trường hợp cáctên “Đại Thực” hay“A-lạp-

bá” cũng thế Bởi thế, tại Trung Quốc, ngay từ năm 1335, thời nhà Nguyên, đã cóngười đề ra cụm từ Thanh Chân giáo để thích nghi hơn với tiếng Hán Đề nghị này

được hưởng ứng rộng rãi nên ngày nay Thanh Chân giáo là cụm từđược ghi trong

nhiều từ điển tiếng Hán Tại Trung Quốc ngày nay cũng có nhiều “Thanh Chân tự”

(thánh đường Islam) và “Thanh Chân thực đường” (quán ăn, nhà ăn halal) (Muhammad Hamidullah, 1988)

Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y TưLan giáo.Cơquan đại diện Islam chính thức tại Trung Quốc có tên là “Trung QuốcY

Tư Lan giáo hiệp hội” đượcra đờingày 11 tháng 5 năm 1953, trựcthuộc chínhquyền

và có trụsở tại Bắc Kinh Wikipedia Trung văn cũng dùng danhtừ Y TưLan giáo.Nhiều tài liệu, văn bản trong tiếng Việt từ nhiều nám nay cũng dùng danh từ đạo Islam hay đạo Islam Tuy nhiên, nhiều tín hữu Islam nói tiếngViệtvẫn dùng danh từ Hồi giáo vìđã quennghĩ đến,nóiđếndanh từnày mộtcáchtôn kính

• Đạo Hồi không có Mười Điều Rãn nhưđạo Ki Tô nhưngkinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự: (Khan, Muhammad Muhsin et aL, 1999)

1.Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa(tiếngÁ Rập làAllah)

Trang 26

2 Vinh danh vàkính trọng cha mẹ.

3 Tôn trọngquyền của người khác

4 Hãy bố thí rộng rãi chongười nghèo

5 Cấmgiết người, ngoại trừtrườnghợp đặc biệt

6 Cấm ngoạitình

7 Hãybảo vệvàchucấp trẻmồ côi

8 Hãy cưxử công bằngvới mọingười

9 Hãytrong sạch trong tìnhcảmvà tinh thần

10 Hãy khiêm tốn

Ngoàira tín đồ Hồi giáo cómột số luật lệ:

• Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca

• Nghiêm cấmăn máu, thịt con vật đã chếttrướckhi đượccắt tiếttheonghi thức

• Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệxác thịt trướckhi cưới hỏi

• Nghiêm cấm ãn nhữngconvật ăn thịtsống hayăn tạp (như chó,mèo,,V.V.)

• Người Hồi giáochỉ được ăn thịhalal, tức là thịt đãđược giết mổ theo nghi thức của đạoHồi

• Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramada, con người phải tha thứ và sám

hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan

• Nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ

trích cũng như phán xét người khác Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng Năm

điều căn bản củađạo Hồi:

• Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash HaDu Allah Ila HaII Lallah Wa Ash ha

du an na Muhammader rosu Lullah, cónghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đếduy nhất và ngoài rakhông có ai khác cả vàtôi công nhận Muhammad là vị sứ

giảcuối cùng của Ngài

• Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bìnhminh,trưa, xế trưa,buổi hoàng hôn và tối

• Bố thí

• Nhịn chay tháng Ramadan

Trang 27

• Hành hươngtại Mecca.

Trênphương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là mộttôngiáo ra đời vào thế kỷthứ

7, dựatrên những nềntảngcó sẵn củaDo Thái giáo và Cơ Đốc giáo Đôi khingười ta

cũng gọi Hồi giáo là đạo Muhammad (Muhammadanism), theo tên của đức sáng tổ (thậtrađạo Islam không dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo vàCơĐốc

giáonhư đã nêu, vàviệcgọi đạo Islamtheo cái tên đạo Muhammad là hoàn toàn saibởi vì Thiên Sứ Muhammad không phải là người sáng lập Người chỉ là người được Allah lựa chọn ban cho lời mặc khải của Ngài rồi truyền đạt lại cho người khác.)

(Nigosian, s A., 2004)

Tuy nhiên, với những tín đồ Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ,

do Thượng Đế tạo ra, và vì Thượng Đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo củaNgài cũngbất sinh bất diệt; còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người "thuật nhi bất tác", thuật

lại cho mọi người nhũngmặc khải của Thượng Đế mà thôi Trong quan niệm của các tín đồ, Hồi giáo không khởi sinh từ Muhammad Với họ, con người đầu tiên doThượng Đế tạora, tứcAdam, làtínđồ Hồi giáo đầutiên, và ngay từ thuở hồnghoang, khắp đất trời đã làmột vương quốc Hồi giáo Không chỉ người mà thôi, mà tất cảmuông thú,cỏ cây đều tuân theo Hồi giáocả Sở dĩ Adam và loài người được kiến tạo

làđể thay mặt Thượng Đe cai quản các loài thảocầmở nhân gian Và vì đẳng cấp của loàingười cao nhưthế tựdo ý chí nên vấn đề nảy sinh từđây Sự tựdo ýchí đôikhi dẫn đến những lầm lạc, lầm lạc dẫn đến rời bỏ Thượng Đế, và xa dần chínhđạo Khi Adam, con người đầu tiên và cũng làThiên Sứ đầu tiên, lìatrần, con cháu ông, không

còn ai chỉ bảo, càng lún sâu vào con đường tối Do thế mà Thượng Đế lại phải gửi

xuống nhân gian những vị Thiên Sứ mới để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay Trước Muhammad, đãcó hằngtrăm ngàn ThiênSứ giảng lời mặckhải

ở trầnthế, trong đó có Noah, Abraham (Ibrohim), Moses (Musa), David (Dawud) và

Jesus (Ysa) Tuy nhiên, mộtlà do loài người umêchưa tỉnh ngộ, hai là do sự ngoan

cố, tự cao, tự đại của conngười, mà chính đạo vẫn bịbóp méo như thường Rốt cuộc, đến thế kỷ 7,Thượng Đế khải thị cho Muhammad, và biếnông trởthành vị Thiên Sứ

hoàn hảo nhất trước nay, hơn hẳn những Thiên Sứ tiền nhiệm Do đó mà đạo của Muhammad truyền bá cũng là hoàn hảo nhất, không thể bị bóp méo như trước kia

Trang 28

Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng, và bất cứ ai dám xưng Thiên Sứ sau

Muhammad đều là kẻ tà giáo Nhưđã thấy ở trên, Abraham (Ibrohim) cử xuống cho

Do Thái Giáo, và Jesus Christ (Ysa) cử xuống cho CơĐốc Giáo, đều có vị trí Thiên

Sứ trong Hồi giáo Như vậy, Thiên Chúa mà ba tôn giáo này thờphưọng chỉ là một.Nói về Hồi giáo, chúngtavẫn thường hay nhắc Thánh Allah, nhưng gọi nhưthế làsai,

vì Allahtrong tiếng Ả Rập mang nghĩalà Thượng Đế (Nhữngtín đồ Cơ ĐốcngườiẢRập khi cầu nguyện cũng gọi Đức Chúa Chalà Allah) Thượng Đe dĩ nhiênphải caohơn Thánh và là duy nhất, vả lại trong đạo Hồi chínhthốnghoàn toàn không có khái niệm Thánh Người DoTháigiáo và Thiên Chúa giáocũng được tín đồ Hồi giáo tương

đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People ofThe Book) Kinh Thánh Cơ

Đốccũng là sáchthiêngtrong Hồi giáo,cóđiều người ta coi nó khôngđầy đủ vàhoàn

thiệnnhư Koran (Nigosian,s A., 2004)

Năm cột trụ của Hồi giáo

Bên cạnh việc chấp nhận đức tin Islam, mỗi mộttín đồ phải thực hiện năm bổnphận

tôn giáo.Những bổn phận này đóngvai trò quantrọng trongviệc bảo vệ ý thức củatín

đồ với cộng đồng Islam nói chung Chúng được coi là “Năm cộttrụ của Islam”

1 SHAHADAH là sự tuyên xưng và đồng thời là điều cốt lõi trong đức tin của mộttín đồ Nó bao gồmviệc lặp lại hai câu: “Khôngcó ChúaTrời nào khác ngoài Allah”,

và “Mohammed là sứ giả của Ngài” Các tín đồ Islam nhắc lại những câu này hàng

ngàykhi cầu nguyện Việc coi Mohammed là sứ giả cưối cùng của Chúa đã phânbiệt

Islamvới Kitô giáo và DoTháigiáo

2 SALAT là việc cầu nguyện Tín đồ Islam phải cầu nguyênnăm lần một ngày, vàolúc bình minh, giữa trưa, giữa chiều, khi mặt trời lặn và tối Tín đồ có thể cầu nguyện

tạibất cứ đâu -tạitrường học, nơi làm việc, tại nhà hay ngoài trời - nhưng phải theoquy định Trước khicầu nguyện, tín đồ phải ở trongmộttrạngthái tinhthần vàthể xác

thanh khiết.Trướctiênhọphải súcmiệng,sau đó rửa mặt, cổ, tayvàchân

Buổi cầu nguyệnbao gồm việc đọc một số đoạn KinhKoran, quỳ lạy và chạm đầuxuống đất, thể hiện sựphục tùng Chúa Trời Tín đồ sửdụng một tấm thảmđể quỳ Khi

cầu nguyện,tín đồ phải quay mặt về hướng Mecca, trungtâm tinh thần của Islam Tại Mecca có Ka'bah, Đại thánh đường lưu giữ Tảng đá đen Tín đồ Islam tin rằng khi

Trang 29

thiên sứ mohammed về với alỉah tảng đá đòi đi theo nhưng mohammed không chotheo nên tảng đá đứng imlơ lững tại đó.

3 ZAKAT là sự bố thí Theo Kinh Koran, một người phải trao cho người khác

« những thứ dư thừa » Vì thế cột trụ thứ baliên quanđến việc trao một tỉlệ nào đótài

sản củamột ngườicho người nghèo và người gặpcảnh không may

4 SAWM là việc nhịn ăn Mọi tínđồ Islam phải nhịn ăn vào ban ngày trong tháng

Ramadan, trừtrẻ em, người già vànhũng người ốm đau bệnh tật Những người đang

có việc phải đi xa không phải nhịn ăn, nhưng họ sẽ nhịn bù sau đó Cuộc sống như

dừng lại trongtháng Ramadan, nhiều cửa hiệu đóng cửa cho đếnsaubuổi cầu nguyện trưa Người Islam tinrằng trong tháng Ramadan, cửa thiênđườngsẽ mở ra và cửa địa

ngục đóng lại,và mọi lỗi lầm sẽđược tha thứ Đây làthời giandành cho sự suytưởng tôngiáo Tín đồ haytrở dậy vào ban đêm để đọc Kinh Koran vàđến giáo đườngnhiều

hơn ngàythường Vào ngàykết thúc tháng Ramadan cómột lễ hội lớnvớirấtnhiềuđồ

ăn và quà tặng.Đólà lễ Eidal-Fitr,kỉniệm việc chấm dứt thời kì ăn chay

5 HAJJ là việc hành hương ít nhất một lần trong đời, những tín đồ Islam có khả

năng phải hành hương tới thánh địa Mecca Việc hành hươngthể hiện sự phục tùng

Chúa Trời và diễn ra vàotháng thứ 12, tháng cuốicùng của năm Islam Eid al Adha, lễhiếntế,đánh dấu ngàykếtthúc kìhành hương, kéo dài trong mười ngày

Mỗi năm, hàng triệu tín đồ Islam từ khắp nơi trên Thế giới đổ về Meccathuộc ẢRập Xê Út.Nhữngngười hành hương mặcáo choàng trắng đơn sơ, bấtkể giàu nghèo Điềunày tượng trưng cho đứctin của Islam rằngmọi người đềubình đẳngtrướcChúa.Người hành hương không đeo trang sức hay xứcnướcthơm Họ phải gạt bỏ phù hoa

để tìmkiếm sựthathứ, dẫn dắtvàcứurỗi linh hồn từ Chúa (Rahman, Fazlur, 1979)

Sự phân chia Hồi giáo:

Sự phân ly của Hồi giáo bắt đầu vàonăm 632 sau Công nguyên,nghĩa là ngay saukhi sáng lập ra Hồi giáo và nhà tiên tri Mohammad trước khi qua đời đã không chỉ

định người kế tục Một vài môn đồ của ôngtin rằng vai trò Caliph (Khalip) hay Phó

Vương của Đức Chúa Trời cần được truyền theo con đường huyết thống của Mohammad, bắt đầubàngngườihọ hàngvàcon rể của ông - All ibn Abi Talib,nhưng

Trang 30

đại đasố tín đồ lại ủnghộngười bạn của nhà tiêntri là Abu Bakr màtheo họ là người

có đủ tưcách để trở thành Caliph vàcho rằng người kế vị cần được bầu chọn côngbằng Ali cuối cùng trở thành Caliph thứ tư trướckhiông bị giếthại vào năm 661 sau

CN bởi một người theodị giáo gần Kufathuộc Iraq Việc kế vị một lần nữa lại được

đemra tranh luận và lần này đã dẫn đến một sự chia rẽchính thức Đại đasố tínđồủng hộ lời đề nghị của Mu’awiyah, người thống trị Sirya và con trai của ông Yazid

Những người ủng hộ Ali, những người cuối cùngđược gọichung làShi’atAli đã vậnđộng đểgiành sự ủng hộ chongườicontrai của ông ta là Hussein Khi cảhai bên đụng

độ ở mặttrậngần thành phố Karbala vào ngày 10 tháng 10 năm 680 sau CN, Hussein

đã bị chém đầu Thay vì bóp chết phong trào của người Shiitetừ trong trứngnước, cái

chếtcủaông đã làmchophong trào này mang ý nghĩa “tửvì đạo” Trong con mắt của

người Shiite, Hussein là một nhân vật nhân đức và chínhnghĩa,người đãđứnglên đấu

tranh chống lại một kẻ áp bức hùng mạnh Lễ tưởng niệm hàng năm ngày Hussein bị

xử trảm được biết đến vớicái tên Ashura làlễ thương tâm và thu hút sự chú ý nhấttrong những nghi lễ của người Shiite

Những người trung thành với Mu’awiyah và những người kế tục ông với tư cáchCaliph cuối cùng được biết đến là những người Sunni, có nghĩa là những môn đồ đitheo con đường (Sunnah) của nhà tiên tri Vì Caliph thường là người đứng đầu về

phương diện chính trị của đế chế Hồigiáođồng thời là lãnh tụtôngiáocủađế chế này,

sựbảotrợ của đế chế đã giúp cho Hồi giáodòng Sunni trở thành dòngthống trị Hiệnnay, cókhoảng90% người Hồi giáo trênthế giới theo dòng Sunni Những người theo dòngShiite luôn cảm thấy bị người Sunni chèn ép, họ tiếptục sùng kínhcác Imam hay

những con cháu của nhà tiên tri cho đến vị Imam thứ 12 là Mohammad Al-Mahdi

-người đã biến mất vào thế kỷ 9 tại nơi đặt đền thờ Samaraở Iraq Những người Shiite

theo trào lưu chính đều cho rằng Al-Mahdi đã biến mất một cách thần bí và sẽ xuấthiệnvào một ngày nào đó để mở ra mộttriều đại của công lý

Nhữngngười Shiite đã nhanh chóng hình thànhđasố ởnhữngkhu vực mà ở đó, saunày đã trở thành những nhà nước hiện đại như Iraq, Iran, Bahrain, Cũng có những

dân tộc thiểu số quan trọng người Shiite ở những nước Hồi giáo khác, trong đó có Ả

RậpXê Út, Liban vàPakistan Người Shiite đông hơn người Sunni ở những khu vựcsảnxuất dầu lửa chủyếu ỞTrung Đông, không chỉ ở Iran, Iraq mà còn ở cả đông Ả

Trang 31

RậpXê Út Nhưngtrừ Iran, người Sunni có lịch sử bám chặt quyền lực về chính trị,

ngay cả ở nơi những người Shiite có lợi thế về dân số (Ví dụ tại Syria, người Shiite nắm quyền nhưng dân số hầu hết là người Sunni) Giới cầm quyền thuộc người Sunni duy trì sự độc quyềnvề quyền lực của họ bằng cách không cho người Shiitetham gia

quân đội và bộ máy hành chính Trong lịch sử Hồi giáo, hầu như giới cầm quyền

người Sunni đã đối xử với người Shiite như đối với tầng lóp dưới, giới hạn họ ở cáccông việc laođộng chân tay và không chịu chiasẻ cácnguồn tài nguyên quốcgia một

cáchcông bằng

Những người thống trị đã dùng những luận điểm tôn giáo để biện minh cho sự áp

bức Họ nói rằng người Shiite không phải là những người Hồi giáo chân chính màlà

những người theo dị giáo Cách nhìn nhận này đãtrở thành định kiến nhằm tạo điềukiện thuận lợivề mặt chính trị Người Sunni đã so sánh việc sùng kínhdòngdõihuyết thống của nhàtiên tri vàsự ưa thích củangười Shiiteđối với những chân dung của một vài vị Imam với tội sùng bái thần tượng Nhữngnghi lễ của người Shiite, nhất là việc

tự đánh mình bằng roi trong lễ Ashura đã bị chế giễu nhưmột nghi lễ ngoại giáo Cóngười nhận xét rằng “Đối với người Shiite, sự thống trị của người Sunni giống như

việcsốngdưới chế độ Apacthai”

Nhưng những Caliph người Sunni ở Bagda lại trở nên khoan dung vàđôi lúc cỏn

đóng góp cho sự pháttriểncủathành phố Najaf và Karbalanhư những trung tâm học

vấn quan trọng nhất của người Shiite Các giáo chủ người Shiite có thể điều hành

những trường dòng và thutiền thuế của tín đồ chừngnào mà họvẫnkiềm chếtrước sự

thách thức ngang nhiêncủa nhóm cầm quyền Lăng mộ của những lãnh tụ Hồi giáo

người Shiite ở Najaf, Karbala, Samarra và Khadamiya được phép trở thànhnhữngnơi

có sức thuhút mạnhcác cuộc hành hương

Quanhệ giữacác dòng trở nên tồi tệ vào thế kỷ 16.Lúcđó, trungtâm quyền lực của

người Sunni đã chuyển tới Istanbun của Thổ NhĩKỳ Khi những người thuộc đế chế

Ottoman thuộc dòng Sunni ởThổ Nhĩ Kỳ gây ra nhiều cuộc chiến tranh với những

ngườiSafavid thuộc dòng Shiite ởBa Tư, những người ẢRậpbị mắc kẹt giữa hai bên nênđôi lúc buộc phải đứng về một phe nàođó Những người Ốt-tô-man cuối cùng đã giành quyền kiểmsoát các vùng lãnh thổ Ả Rập và thắt chặt quyền thống trị củangười

Trang 32

Sunni Người Anh nắm quyền tiếp theo ở khu vực Trung Đông đã không làm gì đểthay đổi thế cân bằng này Trong thỏa thuận sau Đại chiến thế giới thứ nhất, họ đã chuyển giao các nhà nước mới được thành lập làIraq và Bahrain màcả hai nước này

đa số dân là người Shiite, cho các quốc vưcmg là người Sunni

Căng thẳnggiữa hai cộng đồngngười Hồi giáo Sunni và Shiite làmộttrong những

nguyên nhân lớn nhất làm cho Trung Đôngkhông bình yên trong nhiều thập kỷ qua.Tuy nhiên, nguyên nhân xung đột giữa hai dòngkhông phải chỉ là tôn giáo màmột

nguyên nhân không kém phần quan trọng là mâu thuẫn về quyền lực và kinh tế Sự

căng thẳng hiện nay bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran vào năm 1979 và cuộc chiến tranhIraq năm 2003 Iran làquốc gia duynhất mà người Shiite nắm quyền

lực, cuộc Cách mạngHồi giáoIran đã làm thay đổi bản đồ chínhtrị Trung Đông Iran

muốn tạo một làn song cách mạng Hồi giáo của người Shiite sang các quốc gia trong

khu vực làm cho các quốcgia ở khu vực này nghi ngờ lỏng trung thành củacộng đồng

Shiite với trậttự chính trị vốn có và lo sợ họ sẽ ủng hộ Iran Sựlo sợ tiêp tục giatăngkhi chính quyền do người Shiite chiếm đa số được thành lập tại Iraq sau cuộc chiến năm 2003 Sự kiện này làmrung động sự nắm quyền từ lâu đời của các nhà lãnh đạo

người Sunni tại Trung Đông

Bahrain là một ví dụ điển hình của tình hình trên trong những cuộc biểu tình tại

Trung Đông thời gian qua Sự phânbiệt giữa người Sunni và Shiite làmộtthựctế đángquan tâmtại nước này Dùngười Shiite chiếm2/3 dân số nhưng chính quyền lại nằm

trong tayngười Sunni Khi các cuộc biểu tình nổ ra, chính phủ nghi ngờlòng trung

thành củacộng đồng Shiite.Trong khi đó, một bộ phận kháclạicảm thấy bị xúc phạmtrước tình hình người Sunni và người Shiite chống đối nhau.Nhiều người Shiite phảnứng về sựbị phân biệtđối xử, không được tuyển vào quân đội hoặc không có khảnăngnắmgiữnhữngvị trí quantrọngtrongchính phủ Nhiều chính phủ ởTrungĐông cũng

đã từng tận dụng những xung độtvìmục đích chính trị và ủng hộ sự duy trì của chế độ

hiện tại Cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và Vua Jordan đều đẫ từng đề cậpđến sự lo sợ về“con sốt Shiite” từ Iraqvà Iran sẽ lan rộng Mâuthuẫngiữahai cộng động người Sunni vàShiite không dễgiải quyết bởi nhiều nguyên nhân liên quanđến

tôn giáo, chính trị, kinh tế, và sựcan thiệp từ bên ngoài (Đặng Tài Tính, 2007)

Trang 33

Lễ Hội Đạo Hồi: (Rahman, Fazlur, 1979).

• ThángRamadan(tháng 9-Hồilịch )có 30 ngày là tháng ăn chay

• LễHiếnSinh (Grand Brarin) vào 10tháng 12 (khoảng tháng3 DL)

• Lễ Giáng Sinh của Đấng Tiên Tri (Rabi-Oul Aoual) ngày 12 tháng 3 (khoảng tháng 6 DL)

• Lễ Thăngthiên của Đấng Tiên Tri (Radjab) ngày 27 tháng 7 (khoảng tháng 10)

1.2.2 Đạo Phật:

Phật giáo, hay giáo lý của Phật-đà là mộttrong nhữngtôn giáo lớntrên thế giới (các

tôn giáo lớn khác là DoThái giáo, Ki-tô giáovà Hồi giáo,và Án Độ giáo) Phật giáo

được một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa cồ-đàm sáng lập khoảng thế kỉ thứ 5 trước

Công nguyên, và Phật-đà hay Bụt-đà, người Việt gọi đon giản là Phật, có nghĩa là

“người tỉnhthức”, “người giác ngộ”, danh hiệu mà Ngài có được sau khi thành đạo,

giácngộ Giáo lý mà Ngài dạy vàđể lại được gọi là Phật pháp Ở một số ngôn ngữ,Phật giáocónghĩa như“nguyên lí của vạnvật” (Davidson, Ronald M 2003)

Giáo lý CO ’ bản

Tứ diệu đế:

Tứ diệu đế cũng gọi là Tứ thánh đế là bốn chân lí cao cả, là gốc cơ bản của Phậtgiáo Tứ diệu đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích-ca Mâu-ni, và cũng lànội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển pháp luân (Buswell, Robert

E (ed.)2003)

ThựcChấtTứDiệuĐế làmột phương pháp đủ cả hai “lýthuyết và thực hành”,đưa hành giả tớigiác ngộ giải thoát TứDiệu Đế đòi hỏi có sự tu tập thực hànhtrong cuộc

sốnghàng ngày,Nếu chỉ lý thuyếtchỉ là giả thuyết

Hiện nay giáo lý Tứ Diệu Đế làcốt lõiquan trọng nhất đã đượctất cả các Tôngphái

công nhận như làđiểmchung đồngvà thuần túy nhấtcủađạoPhật

Thông suốtđược những điểm giáo lýnày có thể được xem như đã thâm nhập toàn

bộ con đườnggiác ngộgiải thoát của Đức Phật

Tú/diệu đế bao gồm

Trang 34

Khổ đế: Chân lý về sự Khổ: Chân lý thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đềumang tính chấtkhổ não, không trọn vẹn Sinh, lão, bệnh, tử,xalìa điều mìnhưa thích, không

đạt sở nguyện, đều là khổ Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn là

các điềukiện tạo nên cái ta, đều là khổ

Tập đế chân lý về sự phátsinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn và

ghét bỏ,.Ái, tìm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được trởthành, thỏa mãn được hoại

diệt.Cácloại ham muốn này làgốc của Luânhồi

Diệt đế chân lý về diệt khổ: Một khi gốccủa mọi tham ái được tận diệtthì sự khổcũng được tận diệt

Đạo đế chân lý về con đường dẫn đếndiệt khổ: Phương pháp để đạt sựdiệt khổ là con đường diệt khổtám nhánh, Bát chính đạo Khôngthấu hiểu Tứdiệuđếđượcgọi là

Vôminh.(Thích Minh Châu, 2004)

Giáopháp đạo Phật được tập hợptrongTamtạng, bao gồm:

Kinh tạng, bao gồm các bài giảng củachính đức Phật hoặc các đại đệtử Kinh tạng

tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: 1 Trường bộ kinh , 2 Trung bộ kinh, 3.Tương ưng bộ kinh, 4 Tăng chi bộ kinh và 5 Tiểu bộ kinh

Luật tạng, chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già cũng như các giới luật của

người xuấtgia, là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập

Niết-bàn

Luận tạng cũng được gọi là A-tì-đạt-ma—chứa đựng các quan niệm đạo Phật về

triết học và tâm lí học (Buswell, Robert E.(ed.)2003)

Lịch trình tu học:

Theo giáo lí nguyên thủy thì một hành giả đạt Bồ-đề, Giác ngộ khi người đó đạt

đượcmột cái nhìn vạn vật như chúng đích thật là, với mộttâm thức thoát khỏi phiền não và simê Trong các loại phiền não thì tham ái và vô minh, cũng được gọi là si, là

những loại nặng nhất Tham, sân và si được gọi chung là ba chấtđộc (Tam độc), vìchúng gây ảnhhưởnglớn đến tâm thức Vì phiền não vây phủ tâm thức nênhành giả

gắng sứctiêudiệt chúng, và để tiêu diệt được thì người đó phải gắng sức đạt được trikiếnchânchính bằng cách thựchànhBát chính đạo

Trang 35

Cách thực hành trong Phậtgiáocũng đượcphân chiatheo Tamhọc, cụ thể là tuhọc

về giới, định và huệ.Trước hếthành giả phátlòng tin vào Tambảo, giữ giới luậtđúng

theo địa vị củamình Qua đó mà ông ta chuẩn bị cho cấp tu học kế đến là Thiền định.Cấp nàybao gồm bốn trạng thái thiề Một số cách thực hành đượcnhắc đến nhằm hỗtrợbốn cấp thiềnđịnh trên,đó làTứ niệm xứ Tứvô lượngtâm, tức là trau dồibốn tâm

thức Từ, Bi,Hỉ và Xả (cũngđược gọi làTứ Phạm trú) Cách thiền định ở cấpnày được

phân làm hai loại:

1 Chỉ là phương pháp lắng đọngtâm

2 Quán là cách Thiềnquán lập cơ sởtrên Chỉ, tức là có đạt định an chỉ xong mới

có thể thành tựu công phu Quán Phần thứ ba của Tam học là huệ học, lập cơ sở trên

Thiền quán Đối tượng quán chiếu trong thiền định ở đây có thể là Tứ diệu đế, nguyên

lí Duyên khởi hoặcNgũ uẩn Ai hoàntất Tam học nàysẽ đạtđược sự hiểubiết vềgiải thoát, biết là mình đãđạt giải thoát Phiền não của hành giả này đãđược tận diệt, các

lậu hoặcđã chấm dứt và hành giả ấy đạtTứ thánh quảA-la-hán

Song song với cáchtu hành theo Tam học trên ta cũng tìm thấy phươngcách theo

37 Bồ-đề phần và hành giả nào tu tập theo cách này cũng có thể đạt Niết-bàn

(Harvey, Peter1990)

Phát triển và phổ biến

Sự phát triển củađạo Phật có thể đượcchia làm bốn giaiđoạn:

Giữa thế kỉ thứ 6 đến giữathế kỉ thứ 5 trước CN: Giai đoạn nguyên thủy, do đức

Phật giáo hóavà cácđệtử của Phật truyền bá

Kể từ thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên: Giai đoạn bắt đầu phân hóa ra nhiều trường

phái qua các lânkếttập vê giáo pháp

Kẻ từ thế kỉ thứ 1: Xuất hiện giáo phái Đại thừa vói hai tông phái quan trọng làTrung quán tông và Duy thức tông

Kể từ thế kỉ thứ 7: Sự xuất hiệncủa Mậttông Phậtgiáo (Phật giáo Tây Tạng, Kimcươngthừa)

Trang 36

Sau thế kỉ thứ 13, Phật giáo được xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ, nơi sản sinh đạo Phật.Tuy nhiên một số giáo lý của Phật giáo đã được Hindu giáotiếp nhận (tiêu biểu

nhưviệc coi Đức Phật là hóa thân thứ 8 của thần Bhrama-vị thần tối cao của Hindu giáo).Từthế kỉthứ 13, đạoPhật đượctruyền đi các nướckhácngoài Ấn Độvà mang

nặng bản sắc của các nước đó Ngày nay, phái Tiểu thừa với quan điểm của Thượngtọa bộ đượctruyền bá rộng rãi tại Sri Lanka, Nepal, Bhutan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào Đại thừa được truyền tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn

Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore Giáo pháp Kim cươngthừa-cũngđượcxếp vào Đại

thừa - phát triểnmạnh tại Tây Tạng,Môngcổ Ngày nay,chưa ai có mộtcon số tínđồ

Phật giáo chínhxác Người ta ước lượngcó khoảng 400-500 triệu người (số người đã

quy yTam bảo), nhưng số người theo đạo Phật"tựnhiên" (không làm lễ quy y nhưng

trong nhàvẫn thờ Phật, Bồ Tát kết hợp thờchung vớithần thánh củacác tín ngưỡng

truyền thống khác nhưthờThần Tài-ông Địa, Thiên Hậu,Ngọc Hoàng Thượng đế hay chỉ đơn thuần là thờcúng tổ tiên nhưng khilàmtang lễ, đám giỗ, lễ cầu siêu thì

dựavào kinhPhật) thì con sốcòn cao hơn nhiều, có thể lêntới 1,2-1,6 tỷngười Điều

này đặc biệt phổ biến tại các nướcĐông Á và chịuảnh hưởngvăn hóaTrung Hoa khi

mà Phật Giáo bị "địaphương hóa", được dung nạp và trở thành một phần trong tínngưỡng dân gian Ngườidânở các nước này mặcnhiên coi việcthờPhật là lẽ tự nhiên như việc thờ cúng tổ tiên, dù nhiều người chưa từng đọc qua kinh sách haytrải quacácnghi lễ Phật pháp (Gethin, Rupert 1998)

Các tư tường chính của Đạo Phật

• Cuộc đời là bể khổ, tu để thoát khỏi kiếp luân hồi

• Thương người, nhântừ, bác ái, anphận

• Nhẫn nại, đôi khi đến nhẫn nhục

• Thích sự bình yênvà dễhoà nhập vớinhững đạo khác

• Xuấthànhtheo ngày, giờ nhất định

• Làm việc lớn phải xem tuổi, làm nhà phải xem hướng

• Xuấthành kiêng gặpnữ giới

Trang 37

• Lễ Tếtthắp nhangcúng vái giatiên ở Chùa, Đình, Miếu

Ngũ giới cấm: không uống rưọu, không ăn cắp, không sát sinh, không tà dâm, không nói dối (Thích Nhất Hạnh )1974)

Lễ Hội Đạo Phật:

• Lễ Phật Đản- 15/4 (AL) các chùađón tín đồ dâng hương cầu nguyện

• Lễ Vu Lan - 15/7 (AL) đây là dịp để con cái thể hiện hành động báo hiếu các

bậc sinh thành Bố thí cho những “cô hồn” đã khuất mà chưa siêu thoát (theo tínngưỡng đạoPhật).(câuchuyện Bồ tát)

Phật giáo Việt Nam

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyệncổtíchChử ĐồngTử (ởHưng Yên ngày nay) học đạo của mộtnhà sưẤn Độ.Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trởthànhtrung tâmPhật giáo quan trọng Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mầu xuất hiện cùng với sự giảng đạo củaKhâu Đà La (Ksudra)trong khoảng các năm

168-189

Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) đượcphiên

âm trực tiếp thành "Bụt", từ "Bụt" được dùng nhiềutrong các truyện dân gian Phật

giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần

chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ"Bụt"bị mấtđi vàđược thay thế bởi từ

"Phật" Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành "Phật đà", "Phật đồ" rồiđược rút gọn thành"Phật"

Phậtgiáoăn sâu, bámrễ vào Việt Nam từ rất sớm Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật

giáo phát triểncực thịnh, được coi là quốcgiáo, ảnh hưởngđến tất cả mọi vấn đềtrong

cuộc sống Đen đời nhàHậu Lê thì Nhọ giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái Đen đầuthế kỷ 17, vua Quang Trung cốgắngchấn hưng đạo Phật,

chỉnhđốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này khôngcó nhiều kết quả Đến thế

kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát

Trang 38

triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng củacácnhà sư Khánh Hòa và ThiệnChiếu.

Tóm lại,lịch sử Phật giáo ViệtNam trảiquabốn giai đoạmtừ đầu côngnguyên đến

hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;thò’i Nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh;từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng.Phậtgiáo Bắc Tôngcó ba tông

phái được truyền vào Việt Nam làThiền tông, Tịnh Độ tông và Mậttông (Lê MạnhThát, 1999)

Nền tảng Đạo Phật và Khác biệt của Đạo Phật vói hầu hết các tôn giáo:

Nền tảng ĐạoPhật: ĐạoPhật đặt trên 2 nền tảng cốt lõi là Nhân Quảvà Luânhồi Hiểuđược2 khái niệm nàysẽ giúp hiểu được toànbộ Phật pháp

Nhân Quả: Đạo Phật giảithích là mọi sự việc đều có lý do từNhân Quả Nghĩalà mọi sự việcđều là kết quả từ nguyên nhân trước đó Và sự việc đó chính nó lại sẽ làmột nguyên nhân của kết quả sau này Các sự việc tươngtác Nhân Quả phức tạp lẫn nhaugọilà trùng trùng duyên khởi Nhâncó khi còn gọi làDuyên hay Nghiệp, vàmột khiđã gieo Duyên hayNghiệpthì ắt sẽ gặt Quả (để phân biệt tích cực với tiêu cực một cách tương đối thì có khái niệm“thuận duyên”, “nghịch duyên” hoặc “Thiệnnghiệp”,

“Ácnghiệp”) Dù con người không thểthấy được toànbộ, khôngthể lý giải được hoàntoànnhân quả này thìmối quan hệ Nhân Quả vẫn là một quy luật tựnhiên khách quan

Con người dù không thể hiểu hết, thấy hết, thậm chí có thể họ không tinNhân Quả,nhưng quy luật nàyvẫn vận hành và chi phối vạn vật Thời gian giữa NhânvàQuả là xuyên suốt thời gianvũ trụ chứ không chỉ trong một kiếp sống Việc này dẫn đến 1

khái niệm làLuân hồi (Lowenstein, Tom, 1996)

Luân hồi: Luânhồilà sự chuyển sinh liên tục, là sự chết đi và sống lại củamột đốitượng Hình thức của 1 kiếp sống là khác nhau, có thể chuyển đổi giữacác loài, các

thế giới (cõi ngạ quỷ, cõi súc sinh, cõi địa ngục, cõi trời, cõi người, cối a-tu-la )

Quanhệ Nhân Quả quyết địnhcách thức Luân hồi, hay nói cáchkháctùy theo Duyên hay Nghiệp đã tạo màsẽ Luân hồi tương ứngđể nhậnQuả Luân hồi khẳng định cho

quy luật NhânQuả là không baogiờ tránh đượcQuả một khiđã gieo Nhân Chếtlà hếtmột kiếp, nhưnglại là khởi đầu củamột kiếp khác, nối tiếp vô cùng tận Dù có hết 1

Trang 39

kiếp sống thì vẫn sẽ tiếp tục Luân hồi sang kiếp khác đểnhận Quả Còn Luân hồi là cònkhổ và Đạo Phậtchỉ rằng Luân hồichỉ có thể bị phá vỡ nếu đạt Giác ngộ.Nghĩa là

có thể thoátkhỏi Luân hồi sinh tử nếu biếtcách “đoạndiệt”cácnguyên nhân dẫn dắt

Luân hồi Đạo Phật gọi đó là giải thoát và toàn bộ Phật pháp đều nhằm chỉ ra con

đườnggiải thoát, như Phật đã nói "Như mặn làvị của nước biển, còn vị của đạo ta là

giải thoát" (Lowenstein, Tom, 1996)

Khác biệt của Đạo Phật vói hầu hết các tôn giáo:

Bình đẳng: Trong hầu hết cáctôn giáo,không ai có thểsánh bằng hoặc ngang hàng

với một đấngtối thượng là giáo chủ Tất cả tín đồ đều phải suytôn, coi vị này là số

một và không bao giờ có cơ hội được như đấng đó Điềunày làm tôn giáo thườngbịnhiều kẻxấu lợi dụng đểphục vụ cho lợi ích củariêng mình bằng cách làm cho người

khác tin rằng mình là giáo chủ hoặc là người đạidiện cho giáo chủ Đạo Phật thì chỉ

coi một bậc là tối thượngchứkhông phải cá biệt duỹ nhất một ai là tối thượng Bậc Vô

thượng bồ đề hay gọi đơn giản làPhật chính là một bậcmà mọichúng sanh đều có thểđạtđược nếukiên trì tutập vàđạt tới giác ngộ Phật là danh từchung để gọi mộtngười

đã giác ngộ, đạt tới cảnh giới giải thoát,ra khỏi Luânhồi, hoàn toàn trongsạch vàhơnnữaphải là người cólòng tù’bi thương yêu, cứu giúptất cả chúng sinhkhông phânbiệt

dù hy sinhcảbảnthân mình Sự suy tôn trong Đạo Phật là dotự cảm phụctrướclòng

từ bi, đức độ và công hạnh của người đã đạt đến bậc Vô thượng bồ đề Là sự tự nguyệnnoi theo đức độ và giải thoátchứkhônghề có sự ép buộcphảiphục tùng, cầulợi Chính Phật cũng đã khẳng định: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ

thành” Tính vôthường của vạn vật: ĐạoPhật cho rằng mọi sự vật hiện tượng (trừ cõi

Niết Bàn) đều là vô thường, không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt,

Duyên khởi thì sinh-Duyêntậnthì diệt Ngay cả không gian,thời gian và vũ trụ cũngvậy, cũngcó khởi đầu, biến đổi vàcuối cùng làkếtthúc (2.500 năm sau khi ĐứcPhật

thuyếtpháp, thuyết Big Bang và Vũ trụ giãn nở mà khoa học tìm ra cũng có nội dung tương tự) Trong khi đó, hầu hếtcác tôngiáokhácđềucho rằngbậc Thượng đế củahọ

là vĩnh hằng bất biến và sáng tạora vạnvật, chorằngbậc Thượng đế đó không sinh ra

từ đâu mà tự đã có khi vạn vật chưa tồn tại Tính vô lượng củathế giới: đa số các tôn

giáo khác coi Trái Đất là trung tâm vũtrụ, loài người làsinh vật tốithượng do Thượng

đếtạo ra Đạo Phật thì cho rằng thế giới này chỉ là một trong muôn vàn các thế giới

Trang 40

cùng hiện hữu, loài người (Nhângiới)cũng chỉ là một kiếp sống như các loài vật khác(súc sinh giới), có kiếp sống còn cao cấp hơn loài người (Thiên giới), và tất cả đều

phải chịu lụân hồi vôtậntừkiếp này sangkiếpkhác Phậttổ từng nói: "Trên vũ trụ này

còn vôsố những thế giới khác, trong một lynước cũngcó vôsố những con trùngtrongđó" Vào thời đó, những gì Đức Phật nói là mơ hồ và không ai có thể chứng minh,

nhưngngày nay thì nhiều điều đã được khoa học hiện đại chứng minh là đúng (Conze,Edward, 1953)

Tôn thờ: Chính vì sựbình đẳng nên ĐạoPhật không ép buộc hay khuyếnkhíchthờ cúng cho bất kỳ ai Nên phân biệtrõ sự ép buộc thờ cúngđể hưởng thụ với sự thànhtâmcúng dàng, hỷ xả của mộttín đồ Một vị Phật hay một vị tăng chânchính khôngcoi trọng bản thân mình, sẵn sàng hy sinh vì chúng sinh và thực tế đã có rất nhiều bằng

chứng trong lịch sử Vì vậy việc chúng sinh dâng cúng và họ thụ nhận, hoặc một số

trường hợp họ khuyêndângcúng chính làvì muốn chúngsinh tạo công đức, gieo mộtnhân lành, gieo một duyên tốtđể từ đó diệttrừtham lam, đivào tu tập, xả bỏ vướng

bận và giải thoát Sự cúng dàng và bái lạy, hầu cận Phật là một sự ngưỡngmộ, noi

theo đối với đấngThế tôn đã giải thoát và từ bi vô lượng Khi một người đạt đến quả

vị Vôthượng bồ đề thì cả vũ trụ đều rúng động và suytôn vì đức độ vĩ đại của vị Phật

đó chứ vị Phật đó không cỏn mong muốn ai suytôn, thờ cúng chomình Quảvị đó là

mộtsựthật chứ khôngphải tự phong Phật đã đạt tới và Phật nhận tất cả tấm lòngcủa chúng sinhhướng về chính đạo đểhướng dẫn cách giải thoát cho chúngsinh Hơn hết

tấtcả, quả vị Vô thượng bồ đề là bậc mà mọi chúng sinh đều có thể tự tu tập và đạt được theo sự chỉ bảo của Phật.(Conze, Edward, 1988)

1.2.3 Đạo Thiên Chúa :

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hoặc Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong

các tôngiáo khởi nguồntừ Abraham, Abraham làtổ phụ của dân Do Thái và dân Ả

Rập(haitôn giáo cònlại là Do Tháigiáo và Hồi giáo), đặt nền tảngtrên giáohuấn, sựchếttrên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu như được ký thuật trong Kinhthánh Tân Ước Kitô hữu tin rằng Giêsu là con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah

của ngườiDo Thái nhưđãđược tiên báo trongKinh thánhCựuƯớc Là độc thần giáo,

hầu hết Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu

Ngày đăng: 07/06/2024, 06:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w