giáo trình kiểm toán hoạt động iuh

187 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
giáo trình kiểm toán hoạt động iuh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỊNHNGHĨA,ĐẶC ĐIỂM VÀ LỢIÍCH CỦA KIỂMTOÁN HOẠTĐỘNG1.1.1 ĐỊNH NGHĨA KIỀM TOÁNHOẠTĐỘNGNgoài các hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên nhà nước cũng n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỔ CHÍ MINH KHOA KÊ' TOÁN KIEM TOÁN

TS Trần Ngọc Hùng (Chủ biên)

ThS Đoàn Đình Vui - ThS Huỳnh Huy Hạnh

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIÊM TOÁN HOẠT ĐỘNG 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIẺM VÀ LỢI ÍCH CỦA KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG 1

1.1.1 ĐỊNH NGHĨA KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG 1

1.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG 5

1.1.3 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐÀU VÀO - ĐẦU RA VÀ KHÁI NIỆM 3E TRONG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG 7

1.2 MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI TỪ KIÊM TOÁN HOẠT ĐỘNG

1.3 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA KIÊM TOÁN HOẠT ĐỘNG 16

1.4 NẦNG Lực VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐÊ THựC HIỆN KIÊM TOÁN HOẠT ĐỘNG 22

1.5 CHUẨN Mực NGHỀ NGHIỆP 32

TÓM TẤT 34

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP 34

PHỤ LỤC 1.1: MẪU QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN 36

PHỤC LỤC 1.2: MẴU CHƯƠNG TRÌNH KIÊM TOÁN 38

PHỤ LỤC 1.3: VÍ DỤ DANH MỤC TÀI LIỆU YÊU CẦU ĐƠN VỊ CUNG CẤP 39

PHỤC LỤC 1.4: MẪU KẾ HOẠCH KIÊM TOÁN 40

PHỤ LỤC 1.5: MẨU BÁO CÁO KẾT QUẢ KIÊM TOÁN 41

PHỤ LỤC 1.6: MẢU GIÁM SÁT THựC HIỆN CÁC KHUYẾN NGHỊ SAU KỀM TOÁN 42

CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT NỘI BỘ 43

GIÓI THIỆU 43

2.1 MÔI TRƯỜNG KIÊM SOÁT 46

2.2 ĐÁNH GIÁ RỦI RO 47

2.3 HOẠT ĐỘNG KIÊM SOÁT 51

2.4 THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 53

2.5 HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT 54

TÓM TẮT 59

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP 59

PHỤ LỤC 2.1: CÔNG BỐ VỀ VIỆC ÁP DỤNG KHUÔN MẢU KIÊM SOÁT NỘI BỘ CỦA coso 2013 69

PHỤC LỤC 2.2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN 71

PHỤC LỤC 2.3: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN 73

Trang 4

PHỤ LỤC 2.4: QUẢN TRỊ RỦI RO 75

CHƯƠNG 3: CÔNG cự KIỂM SOÁT CHÁT LƯỢNG 77

3.7 BIÊU ĐỒ TƯƠNG QUAN 88

3.8 PHIỂƯ KIÊM TRA 88

3.9 BIÊU ĐỒ KIỂM SOÁT 89

3.10 BIÊU ĐỒ PHÂN BỐ 90

TÓM TẮT : 91

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP 92

CHƯƠNG 4: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CÁC QUY TRÌNH NỘI BỘ CỦA DOANHNGHIỆP 96

GIỚI THIỆU 96

4.1 QUY TRÌNH MUA HÀNG - TRẢ TIỀN 96

4.2 QUY TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN 109

CẦU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP 132

CHƯƠNG 5: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DO KIÊM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN

135GIỚI THIỆU 135

5.1 KIÊM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 135

5.2 CHUẨN BỊ KIÊM TOÁN 137

5.3 THỰC HIỆN KIÊM TOÁN 141

5.4 LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN 150

5.5 THEO DÕI VÀ KIỀM TRA THựC SAU KIÊM TOÁN 151

Trang 5

TÓM TẮT 4 152

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP 152

PHỤ LỰC 5.1 MẢƯ KẾ HOẠCH KIÊM TOÁN 153

PHỤ LỤC 5.2 MẪU BĨÊN BẢN KIÊM TOÁN CHƯƠNG TRÌNH 157

PHỤ LỤC 5.3 MẪU BÁO CÁO KIÊM TOÁN CHƯƠNG TRÌNH 164

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Nguyên tắc khuôn mẫu kiểm soát nội bộ theo coso 2013 45

Bảng 2: Bảng ma trận rủi ro theo dạng định tính 48

Bảng 3: Bảng ma trận rủi ro theo dạng định lượng 49

Bảng 4: Mầu phân tích nguyên nhân gổc rễ của vấn đề 80

Bảng 5: Câu hỏi 5W2 81

Bảng 6: Phiếu kiểm tra 89

Bảng 7: Các dạng bằng chứng kiểm toán và độ tin cậy 143

Bảng 8: Thù tục thu thập bằng chứng kiểm toán 143

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Mô hình đầu vào - đầu ra 8

Hình 2: Biểu đồ ma trận rủi ro 49

Hình 3: Kiểm tra xuôi và ngược 57

Hình 4: Mau biểu đồ xương cá hay biểu đồ nhân quả 79

Hình 5: Mau phân tích nguyên nhân gốc rễ vấn đề 82

Hình 11: Ví dụ biểu đồ tương quan 88

Hình 12: Ví dụ về biểu đồ kiểm soát 90

Hình 13: Ví dụ biểu đồ histogram 90

Hình 14: Quy trinh mua hàng 102

Hình 15: Quy trình thanh toán công nợ phải trả 105

Hình 16: Quy trình mua hàng - thanh toán 109

Hình 17: Quy trình bán hàng - thu tiền 113

Hình 18: Quy trình bán hàng - thu tiền 116

Hình 19: Quy trình sản xuất 120

Hình 20: Các giai đoạn của cuộc kiểm toán hoạt động 137

Hình 21: Câu hỏi kiểm toán chi tiết theo từng cấp độ 139Hình 22: Ví dụ về mối quan hệ giữa xét đoán chuyên môn với mục tiêu kiểm toán 148

Trang 8

DANH MỤC CHŨ VIÉT TẤT

IIA The Institute of Internal Auditors

The Committee of Sponsoring Organizationscoso

INTOSAI The International Organization of Supreme Audit Institutions

Trang 9

LỜI MỞ ĐÀU

Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu (hay hiệu lực) trong các hoạt động quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của doanh nghiệp (kể cả khu vực công) Kiểm toán hoạt động được định nghĩa như là “ ỉnột sự đánhgiá mang tính định hướngtương ỉai, cóhệ thong và độc lặp về cảc hoạt động của tổchức.” (Murdock, 2022) Trong quá trình kiểm toán, dữ liệu tài chính có thể được sử dụng nhưng nguồn bằng chứng chủ yếu chính là các chính sách hoạt động và các kết quả đạt được có liên quan đến mục tiêu của tổ chức Hệ thống kiểm soát nội bộ và tính hiệu quả có thể được đánh giá trong quá trình xem xét này Kiểm toán hoạt động bao gồm việc thu thập, phân tích và đo lường, đánh giá thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (hay tổ chức hoặc cơ quan trong khu vực công).

Quá trình kiểm toán hoạt động không chỉ dừng ở việc đánh giá mà còn đưa ra những kiến nghị cải tiến dựa trên những phát hiện và phân tích Những kiến nghị này sau đó được báo cáo cho các nhà quản trị doanh nghiệp (hay các nhà lập quy, những người có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện các kiến nghị hoặc đảm bảo trách nhiệm giải trình đối với khu vực công).

Giáo trình “Kiểm toán hoạt động” này được viết nhằm cung cấp cho người học cũng như các kiểm toán viên và các bên liên quan khác những kiến thức cơ bản về khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa cũng như quy trình thực hiện kiểm toán hoạt động chù yếu trong phạm vi các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tư nhân, đồng thời có giới thiệu các nghiệp vụ và quy trình cơ bản của kiểm toán hoạt động trong kiểm toán nhà nước Sách bao gồm các chủ đề quan trọng như quy trình kiểm toán hoạt động, các tiêu chuẩn và quy định áp dụng trong kiểm toán hoạt động, các kỹ thuật kiểm toán, kiểm soát nội bộ v.v.

Chúng tôi hy vọng rằng giáo trình sẽ mang lại giá trị hữu ích cho độc giả là những người mới bắt đầu và muốn tìm hiểu về lĩnh vực này Đồng thời hy vọng giáo trình được sử dụng như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các kiểm toán viên, giúp họ hiểu rõ hon về kiểm toán hoạt động và cũng như các kỹ thuật kiểm toán.

Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, giáo trình ’’Kiểm toán hoạt động” được kết cấu làm 04 chương như sau:

Trang 10

• Chương 1 - Tổng quan về kiểm toán hoạt động;• Chương 2 - Kiểm soát nội bộ;

• Chương 3 - Công cụ kiểm soát chất lượng;

• Chương 4 - Kiểm toán hoạt động các quy trình nội bộ của doanh nghiệp;• Chương 5 - Kiểm toán hoạt động do kiểm toán nhà nước thực hiện;

Giáo trình do TS Trần Ngọc Hùng chủ biên với sự tham gia đóng góp của các tác giả cụ thể như sau:

TS Trần Ngọc Hùng: chủ biên, tham gia biên soạn chương 1;ThS Hoàng Đình Vui: tham gia biên soạn chương 2, 3 và 5;ThS Huỳnh Huy Hạnh: tham gia biên soạn chương 4;

Mặc dù nhóm tác giả đã nỗ lực khi biên soạn giáo trình này, tuy nhiên trong quá trình làm việc xảy ra nhầm lẫn và thiểu sót là điều khó tránh khỏi Nhóm tác giả mong nhận được sự góp ý của người đọc để lần tái bản kế tiếp quyển sách này sẽ hoàn thiện hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, 08/2023Nhóm tác giả

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VÈ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Sau khi nghiên cứu chương này, người đọc có thể:

■ Hiểu được định nghĩa và mục đích của kiểm toán hoạt động.■ Giải thích được vai trò của kiểm toán hoạt động đối với tổ chức.■ Diễn giải được các giai đoạn tiến hành kiểm toán hoạt động.

■ Trình bày được các kỹ năng, năng lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hoạt động.

GIỚI THIỆU

Kiểm toán hoạt động là một loại hình kiểm toán được biết đến trên thế giới trong thời gian gần đây Nó xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực công (public), bắt đầu ở Mỹ, Canada và một số nước Châu Âu từ những năm 1980 (Nath.N & ctg 2005).

Trong chương này giới thiệu về các khái niệm, định nghĩa cũng như nội dung, phương pháp và kỹ năng cần thiết để thực hiện kiểm toán hoạt động Nội dung tập trung vào việc trả lời các vấn đề như:

- Bản chất kiểm toán hoạt động là gì? Tác động từ việc tiến hành kiểm toán hoạt động là gì?

- Các loại hình kiểm toán, tiêu chuẩn và phương pháp được sử dụng trong kiểm toán hoạt động;

- Các yểu tố cấu thành và ảnh hưởng tới công việc kiểm toán hoạt động.

1.1 ĐỊNHNGHĨA,ĐẶC ĐIỂM VÀ LỢIÍCH CỦA KIỂMTOÁN HOẠTĐỘNG

1.1.1 ĐỊNH NGHĨA KIỀM TOÁNHOẠTĐỘNG

Ngoài các hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên nhà nước cũng như kiểm toán viên hành nghề (CPA) cũng thực hiện kiểm toán hoạt động, một nhiệm vụ có liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá một tổ chức về tính hữu hiệu và tính hiệu quả của nó.

Kiểm toán hoạt động (performace auditing) đã trở thành một thuật ngữ riêng cho loại hình kiểm toán này Ban đầu, thuật ngữ này ít được sử dụng chính thức trong các văn bản pháp luật và trong các tại liệu học thuật Các nước sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau

Trang 12

cho loại hình kiểm toán này như: kiểm toán giá trị đồng tiền (value for money audit), kiểm toán hiệu quả (efficiency audit), kiểm toán tổng hợp (comprehensive audit), kiểm toán nghiệp vụ (operational audit), kiểm toán tính hiệu lực chương trình (program effectiveness audit), kiểm toán hiệu năng quản lý (performance management capacity audit) Sau đó, theo thời gian mặc dù nhiều quốc gia vẫn sử dụng những thuật ngữ khác nhau, nhưng chúng không mang đến sự phân biệt cụ thể nào, hầu hết chúng đều có bản chất tương tự (Adb Manaf, 2010) Ngày càng có nhiều học giả trên thế giới tìm kiếm những đặc điểm chung cơ bản hoặc làm sáng tỏ việc vận dụng thuật ngữ này trong thực tể Parker (1986) khám phá ra rằng “sự khác biệt giữa các thuật ngữ là không quan trọng, vấn đề là cần thiết phải tìm ra được các đặc điểm chung của loại hình kiểm toán này” và các đặc điểm chung liên quan tới loại hình kiểm toán này chính là tính kinh tế (economy), tính hiệu quả (efficiency), tính hiệu lực (effectiveness) của các hoạt động trong khu vực công Theo Pollitt & ctg (1999) mục đích của kiểm toán hoạt động rất rõ ràng, nó là công cụ đánh giá và chứng minh rằng các chương trình, dự án công (public sector programmes) có được thực hiện một cách kinh tế, hiệu quả và hiệu lực.

Để tiến hành hoạt động kiểm toán thành công, cần phải thực hiện nhiều bước hơn kiểm toán tài chính để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của báo cáo tài chính Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, bệnh viện, ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất hay trường đại học, cần phải tạo ra một hình dung chính xác và chi tiết về hoạt động của họ, cũng như xác định các điểm cần cải thiện để đạt được sự tăng trưởng tài chính đáng kể hơn Trong tình hình này, vai trò quan trọng của nhiệm vụ kiểm toán hoạt động được thể hiện rõ nét.

Các tổ chức có thể có cái nhìn tổng thể về hoạt động của mình bàng cách phân tích dữ liệu nội bộ thông qua việc tạo biểu đồ và báo cáo Tuy nhiên, đôi khi, việc tiếp cận quá gần gũi với nguồn thông tin có thể làm cho các công ty này bỏ lỡ cái nhìn toàn cảnh và không đánh giá khách quan hoàn toàn Do đó, có khả năng bỏ lỡ những giải pháp thay thế khi gặp vấn đề Vì vậy, để đạt được nhiều hơn là một cái nhìn nhanh chóng, các doanh nghiệp ngày nay chuyển sang sử dụng kiểm toán hoạt động để thu thập toàn bộ các ý tưởng mới, nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của họ.

Kiểm toán hoạt động là một quy trình hướng tới tương lai và là một phần trong bộ công cụ quy trình cải tiến kinh doanh đang diễn ra của nhiều tổ chức Những phát hiện của

Trang 13

kiểm toán hoạt động nhằm chẩn đoán những lĩnh vực nào cần chú ý, và để bảo vệ tài sản bằng cách ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn trong tưong lai Theo như định nghĩa của Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (The Institute of Internal Auditors - II A), kiểm toán hoạt động là mộtquytrìnhcó hệ thong nhằm đảnh giá tính hữu hiệu,hiệu quảvà tỉnh kinhtếcủamột tổchức đối với cáchoạt động dưới sự kiểm soát của banquản trịvà bảo cáocho

những người có tráchnhiệmvề kêt quảđánh giả cùng với các khuyến nghị cải tiến".

Mặc dù kiểm toán thường liên quan đến các vấn đề tài chính, nhưng kiểm toán hoạt động toàn diện hon và vượt ra ngoài phạm vi dữ liệu tài chính (mặc dù báo cáo kiểm toán hoạt động thường được bao gồm cả dữ liệu tài chính) Các nguồn thông tin chính là các chính sách và kết quả đạt được liên quan đến các mục tiêu của tổ chức Kiểm toán hoạt động là một hoạt động xem xét, đánh giá sâu vào mọi khía cạnh của quản lý Do đó, khung thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc có thể thay đổi từ vài tuần đến nhiều tháng, tùy thuộc vào phạm vi, mức độ phức tạp và quy mô của tổ chức cũng như việc đánh giá là dành cho toàn bộ thực thể hay chỉ một đơn vị kinh doanh cụ thể Không giống như kiểm toán tài chính, được thực hiện bởi các đơn vị bên ngoài, kiểm toán hoạt động thường được thực hiện bởi kiểm toán viên nội bộ.

Bên cạnh đó, theo ủy ban Kỹ thuật của Tổ chức Kiểm toán: "Kiểm toánhoạt độngđề cập đến một quả trình đánh giá thường xuyênvàcóhệ thống vể tính hữu hiệu, hiệu quảvàtính kinh tế của cảc hoạtđộngcủa tổ chức Các kết quả đảnhgiả này sẽ được cungcấp

cùng với các đềxuất thực tiễn cho những người có thấm quyền nhằmcải thiện hoạtđộngcủa tổ chức ” (The Technical Committee of the Auditing Organization, 2000).

Thuật ngữ kiểm toán hoạt động có thể sử dụng một cách linh hoạt, có thể áp dụng cho các phòng ban, bộ phận nào trong doanh nghiệp khi mục đích của việc kiểm toán là để xác định tính kinh tể, hữu hiệu và tính hiệu quả của các hoạt động Do đó, việc kiểm tra tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ do kiểm toán viên nội bộ thực hiện có thể được coi là một phần của kiểm toán hoạt động - nếu mục đích là để giúp một tổ chức vận hành một cách hiệu quả hơn hoạt động kinh doanh của họ Tương tự như vậy, việc xác định xem liệu công nhân dây chuyền lắp ráp của một nhà máy có được đào tạo đầy đủ hay không cũng có thể là kiểm toán hoạt động, nếu mục đích là để xác định xem liệu nhà máy có sản xuất sản phẩm một cách hữu hiệu và và hoạt động này có hiệu quả hay không (Alvin A và cộng sự, 2017).

Trang 14

Ngoài ra theo Murdock (2022) thì kiểm toán hoạt động còn được định nghĩa “

Đảnhgiáiheo định hướng tươnglaimột cảch cóhệ thống vàđộcỉập về các hoạtđộng của tổchức Dữliệu tài chính có thế đượcsử dụng, nhưng nguồn bằng chứng chỉnhlà các

chính sách hoạtđộng và các kết quảđạt được liênquan đếncảc mụctiêu của tổ chức.Kiếm soát nội bộ vàtính hiệu quảcóthế được đánh giátronghoạt động này”.

Theo định nghĩa này, kiểm toán hoạt động là quá trình đánh giá định hướng tương lai của tổ chức một cách độc lập, có hệ thống; và tập trung vào các hoạt động kinh doanh của tổ chức, cũng như các hoạt động khác do ban quản trị và bên thứ ba kiểm soát Mục tiêu của quá trình này là đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan Dựa vào sự đánh giá của kiểm toán viên nội bộ, họ có thể phát hiện các vấn đề phát sinh bất thường, xem xét đánh giá việc quản lý tài nguyên có đúng trách nhiệm hay không, và đảm bảo rằng cấu trúc tổ chức được thiết kế họp lý và hoạt động được triển khai theo cách có khả năng mang lại sự thành công (Murdock, 2022).

Theo Luật Kiểm toán nhà nước thì kiểm toán hoạt động là : “ loại hìnhkiểmtoán để kiếm tra, đánh giá tính kinhtế, tính hiệu quả và tính hiệu lực trong quảnlý và sử dụng tài chỉnh,tài sản công Kiểm toánhoạt động tập trung vào việc xem xét các chương trình, cáchoạt động,các đonvịhoặccác nguồn công quỹvà các thế chế có vận hành theo cảc nguyên tắc về tính kinh te, tínhhiệu quả và tính hiệulực khôngvàcỏ cần cảitiến không.”

(Tổng Kiểm toán Nhà nước, 2016) Theo đó, kiểm toán hoạt động được hiểu là quá trình phân tích, đánh giá và truyền tải các thông tin và kiến thức mới để cung cấp hiểu biết sâu rộng và đánh giá tổng thể về hiệu suất và quản lý hoạt động của một tổ chức hoặc doanh nghiệp Quá trình này đặt ra mục tiêu truyền tải thông tin và kiến thức bằng cách:

(i) Phân tích rộng hơn, sâu hơn và đưa ra ý kiến mới: Kiểm toán hoạt động không chỉ tập trung vào việc xác định tuân thủ quy tắc và quy định mà còn điều tra và phân tích các khía cạnh mà thông tin mới có thể được tạo ra Điều này bao gồm việc nghiên cứu các mô hình và phương pháp mới để tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường giá trị.

(ii) Giúp các bên liên quan tiếp cận thông tin dễ dàng hơn: Một phần quan trọng của kiểm toán hoạt động là đảm bảo rằng thông tin và kiến thức được truyền tải một cách dễ dàng và có giá trị cho các bên liên quan Điều này có thể bao gồm việc cải thiện quá trình báo cáo và trình bày thông tin để làm cho nó dễ hiểu và tiện lợi.

Trang 15

(iii) Đưa ra ý kiến hoặc kết luận độc lập và có căn cứ dựa trên các bằng chứng kiểm toán: Kiểm toán hoạt động đặt ra mục tiêu cung cấp ý kiến và kết luận dựa trên việc thu thập và kiểm tra bằng chứng cụ thể Điều này đảm bảo tính khách quan và độc lập trong quá trình đánh giá hoạt động.

(iv) Đưa ra kiến nghị dựa trên kết quả phân tích các phát hiện kiểm toán: Kiểm toán hoạt động không chỉ dừng lại ở việc xác định vấn đề mà cỏn đề xuất các biện pháp cải thiện dựa trên kết quả phân tích Điều này bao gồm việc đề xuất các giải pháp cụ thể để tối ưu hóa hiệu suất hoặc tăng thêm giá trị trong hoạt động của tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Một cách tổng thể, kiểm toán hoạt động là quá trình đánh giá các hoạt động kinh doanh của tổ chức nhàm định hướng tương lai một cách độc lập, có hệ thống và tập trung vào hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị, ban giám đốc cùng các hoạt động khác của tổ chức do Hội đồng quản trị, ban giám đốc và bên thứ ba kiểm soát Mục tiêu của quá trình này là tạo ra lợi ích cho các bên liên quan của tổ chức, những người tin cậy vào kiểm toán viên nội bộ để phát hiện những điểm bất thường, xác minh ràng các tài nguyên được xử lý một cách có trách nhiệm và đảm bảo rằng tổ chức được tổ chức và hoạt động theo hướng có khả năng đạt được thành công.

1.1.2 ĐẶC ĐIẺM CỦAKIẺMTOÁN HOẠT ĐỘNG

Theo Luật Kiểm toán nhà nước, kiểm toán hoạt động có các đặc điểm chính được mô tả như sau:

(i) Trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán hoạt động cụ thể, không nhất thiết phải đưa ra kết luận về cả tính kinh tế, tínhhiệu quảvà tính hiệu lực. Mục tiêu của kiểm toán có thể tập trung vào một hoặc vài nguyên tắc liên quan đến tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực Tuy nhiên, quá trình kiểm toán cần xem xét mối tưong quan giữa chúng, ví dụ, khi đánh giá tính kinh tế hoặc tính hiệu quả một cách riêng biệt, cần phải xem xét mối quan hệ với tính hiệu lực và ngược lại.

(ii) Các cuộc kiểm toán hoạt động thường thực hiện phân tích về các điều kiện cần thiết để

đảm bảotính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệulực Những điều kiện này thường bao gồm các quy tắc quản lý tốt, quy trình đảm bảo rằng các đầu ra được cung cấp một cách chính xác và đúng thời hạn.

Trang 16

(iii) Kiểm toán hoạt động không đặt mục tiêu đưa ra ý kiến kiểm toán tổng quát về tính kinh tế, tính hiệu quả hoặc tính hiệu lực trong phạm vi toàn bộ đon vị được kiểm toán Điều này khác biệt với kiểm toán tài chính, trong đó kiểm toán viên nhà nước cần phải đưa ra ý kiến về việc báo cáo tài chính, xem xét xem báo cáo tài chính có được lập và trình bày theo quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.

(iv) Kiểm toán hoạt động không giới hạn bản thân trong các yêu cầu cụ thể mà tập trung vào linh hoạt trong việc lựa chọn chủ đề kiểm toán, đối tượng kiểm toán, phương pháp kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán Kiểm toán hoạt động được thực hiện không định kỳ, có phạm vi rộng và linh hoạt đối với các quan điểm và góc nhìn, dựa trên nền tảng kiến thức đa dạng hơn so với loại hình kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ.

(v) Trong kiểm toán hoạt động, kiểm toán viên nhà nước thường chủ động trong việc kiểm tra toàn bộ các hoạt động của các đối tượng kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, có thể kể thêm một số đặc điểm chung của hoạt động kiểm toán như:

Tập trung vào quy trình: kiểm toán hoạt động thường tập trung vào quá trình kinh doanh và các quy trình có liên quan đến nó Nó xác định các hoạt động, quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ và đảm bảo rằng chúng đang hoạt động một cách hiệu quả và tuân thủ các quy định.

Đảnh giátínhhữu hiệu và tính hiệuquả: kiểm toán hoạt động sử dụng phương pháp kiểm toán chuyên sâu nhằm đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của các quy trình kinh doanh.

Xácđịnh vấnđề vầ đề xuất giải pháp: kiểm toán hoạt động tìm ra các vấn đề và nguyên nhân gây ra các vấn đề trong quy trình kinh doanh và đề xuất các giải pháp để giải quyết chúng Các giải pháp này có thể bao gồm cải thiện quy trình, thay đổi chính sách hoặc triển khai các hệ thống kiểm soát mới.

Cải thiện hiệu quả hoạt động: mục đích chính của kiểm toán hoạt động là cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức Bằng cách tìm ra các vấn đề, nguyên nhân gây ra vấn đề và đề xuất giải pháp, kiểm toán hoạt động giúp tổ chức cải thiện hiệu quả hoạt động và tính đúng đắn của các quy trình kinh doanh, từ đó đóng góp cho sự đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Trang 17

Tácđộngđến toàn bộtẳchức: kiểm toán hoạt động có tác động đến toàn bộ tổ chức, không chỉ một bộ phận cụ thể nào đó Nó đánh giá các quy trình kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ trên tất cả các bộ phận của tổ chức và đề xuất các giải pháp để cải thiện chúng.

Tóm lại, kiểm toán hoạt động là quá trình đánh giá và cải thiện các hoạt động kinh doanh của tổ chức Nó tập trung vào quy trình, đánh giá hiệu quả và tính đúng đắn, tìm ra vấn đề và đề xuất giải pháp, cải thiện hoạt động và có tác động đến toàn bộ tổ chức.

1.1.3MÒ HÌNH PHÂNTÍCH ĐẢƯ VÀO - ĐẦU RA VÀKHÁI NIỆM 3E

TRONG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Trong phạm vi của lĩnh vực kiểm toán và kiểm tra hoạt động tổ chức, nếu ta xem xét một chủ đề kiểm toán, có thể là một chương trình, hoạt động, đơn vị tổ chức hoặc nguồn công quỹ, chúng ta có khả năng phân tách nó thành một tập hợp các nguồn lực tổ chức, tài chính và nhân sự được cấp phát và sử dụng để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian nhất định Mục tiêu chung của các nỗ lực này thường là giải quyết vấn đề hoặc khó khăn đổi với một nhóm cụ thể của các bên liên quan.

Để hiểu rõ hơn về quá trình này, việc sử dụng mô hình đầu vào - đầu ra trở nên quan trọng Mô hình này giúp chúng ta hiểu mối quan hệ giữa các nguồn lực mà ta đầu tư vào (được gọi là "đầu vào") và các hoạt động và quá trình thực hiện chúng Kết quả của quá trình này được gọi là "đầu ra" Chúng ta sử dụng mô hình này để đảm bảo rằng mục tiêu và kết quả dự kiến được đạt được.

Nhờ vào việc áp dụng mô hình đầu vào - đầu ra, các kiểm toán viên nội bộ có thể phân tích và làm rõ mối liên hệ giữa các yếu tố trong quá trình tổ chức và thực hiện, từ các nguyên tắc về tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu của chương trình, hoạt động, đơn vị tổ chức hoặc nguồn công quỹ vv được kiểm toán Điều này giúp xác định các yếu tố quan trọng và cung cấp sự chuẩn xác trong việc đánh giá tính khả thi và hiệu suất của chủ đề kiểm toán, và đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành phần và mục tiêu chung của nóSau đây là các ví dụ thể hiện mô hình đầu vào - đầu ra theo hình dưới.

Trang 18

Hìnhĩ:Mô hình đầu vào -đầu ra

MÔ HÌNH ĐÀU VÀO - ĐÀU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Nguồn: Hướngdẫn từ Kiểm toán nhà nước về Kiểm toánhoạt động.

Trong kiểm toán hoạt động, ba khái niệm quan trọng là tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá và đảm bảo rằng hoạt động của tổ chức được quản lý và thực hiện một cách hiệu quả và có ý nghĩa Dưới đây là góc nhìn tổng quan về mỗi khái niệm:

4- Tính kinh tế (Economy):

Tính kinh tế liên quan đến việc sử dụng nguồn lực một cách tối ưu Trong kiểm toán, điều này đòi hỏi sự chú tâm đến việc sử dụng nguồn lực tài chính và nhân sự một cách có hiệu quả, tránh lãng phí, và đảm bảo rằng nguồn lực này được sử dụng để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Trong lĩnh vực kiểm toán, kiểm toán tính kinh tế tập trung vào việc xác định và đánli giá khả năng của các chương trình, hoạt động, đơn vị tổ chức, nguồn công quỹ, và thể chế để đạt được sự cân bằng giữa việc giảm thiểu chi phí nguồn lực đầu vào và duy trì chất lượng đầu ra của các nguồn lực này Từ góc độ này, kiểm toán tính kinh tế chủ yếu tập trung vào các khía cạnh và yếu tố liên quan đến nguồn lực đầu vào.

Một câu hỏi căn bản mà kiểm toán viên đặt ra khi tiến hành kiểm toán tính kinh tế là: "Các

nguồn ỉựcđã được sắp xep và cấpphát một cáchhợp lỷ, đúng thờigian,với so ỉượngvà

Trang 19

chất lượng phù hợp và cógiá trị tiết kiệm nhấtkhông?" Điều này đỏi hỏi kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra chi tiết về quá trình quản lý và sử dụng nguồn lực đầu vào.

Một số tình huống mà kiểm toán tính kinh tế thường phát hiện bao gồm sự lãng phí nguồn lực, việc vượt quá mức định, hoặc sử dụng nguồn lực vượt quá yêu cầu cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra Các trường hợp khác bao gồm việc chi phí đầu vào tăng lên do thanh toán cho các yếu tố đầu vào có chất lượng cao hon so với yêu cầu cần thiết để đạt được mục tiêu, hoặc việc tăng chi phí đầu vào do việc mua sắm không đúng thời điểm hoặc sử dụng nguồn lực không đúng cách.

Kiểm toán tính kinh tế là một phần quan trọng của quá trình kiểm toán tổ chức và hoạt động, đảm bảo rằng tài chính và nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách có ích và có hiệu quả, đồng thời đảm bảo ràng mục tiêu của tổ chức được thực hiện một cách tối ưu.

i Tính hiệu quả (Efficiency):

Tính hiệu quả liên quan đến việc thực hiện các hoạt động một cách hiệu suất cao, tức là sử dụng ít nguồn lực hơn để sản xuất một lượng tương đương của đầu ra Trong kiểm toán, việc đánh giá tính hiệu quả liên quan đến việc kiểm tra xem liệu các quy trình và hoạt động có được thực hiện một cách tối ưu với ít tài nguyên nhất có thể hay không Kiểm toán viên tập trung vào việc xác định và đánh giá khả năng của các chương trình, hoạt động, đơn vị tổ chức, nguồn công quỹ và thể chế đã sử dụng nguồn lực một cách tối ưu hay chưa, và liệu có thể đạt được kết quả tương tự về số lượng và chất lượng với ít nguồn lực hơn hoặc tạo ra nhiều kết quả hơn với cùng nguồn lực đã sử dụng Trong kiểm toán tính hiệu quả, sự quan tâm tập trung vào việc xem xét mối quan hệ giữa việc sử dụng nguồn lực và kết quả đầu ra, bao gồm sổ lượng, chất lượng và thời gian Do đó, tiêu điểm thường được đặt vào yếu tố "quá trình thực hiện" trong mô hình đầu vào đầu ra.

Câu hỏi chính mà kiểm toán viên đặt ra khi tiến hành kiểm toán tính hiệu quả là: "Có thếđạt được đầu ra với so lượng caohơn,chất lượng và thời gian cung cấp đảm bảo từ nguồn

lực đầu vào có sẵn? " hoặc "Cóthểđạtđượcsản lượng đầu ra tươngtự, với nguồn lực đầu

vào có sẵn, nhưng sản phẩm đầu ra có chất lượng và tính năngvượttrội sovới dự kiến."Cố một số trường hợp mà kiểm toán tính hiệu quả thường phát hiện, bao gồm:

^ Sử dụng nguồn lực, tài chính và các nguồn lực khác một cách không hiệu quả.

Trang 20

^ Quản lý, tổ chức và thực hiện chương trình, hoạt động, đơn vị hoặc nguồn công quỹ và thể chế một cách không hiệu quả.

^ Dịch vụ không được cung cấp kịp thời.

^ Chi phí nguồn lực tăng cao mà kết quả đầu ra không tăng.

^ Sự giảm sút trong kết quả đầu ra trong khi chi phí nguồn lực đầu vào không thay đổi.

Do đó, kiểm toán về tính hiệu quả thường được thực hiện bằng cách so sánh với các hoạt động tương tự, các giai đoạn khác hoặc với một tiêu chuẩn đã được đề ra một cách rõ ràng bởi tổ chức.

Tính hữu hiệu đo lường sự đạt được của mục tiêu hoặc kết quả cụ thể dự kiến từ các hoạt động Trong kiểm toán, đánh giá tính hữu hiệu đòi hỏi so sánh giữa mục tiêu dự kiến và mục tiêu thực tế của hoạt động Nó đảm bảo rằng hoạt động đã thực hiện có thể đáp ứng được mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng.

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đánh giá các hoạt động dựa trên các khía cạnh này để đảm bảo rằng nguồn lực đã được sử dụng một cách có ích và rang mục tiêu đã được đạt được một cách hiệu quả và hữu hiệu Điều này giúp đảm bảo sự quản lý tốt và sử dụng hiệu quả nguồn lực, đồng thời đảm bảo rằng các hoạt động phục vụ mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan

Trong lĩnh vực kiểm toán, kiểm toán tính hữu hiệu tập trung vào việc đánh giá xem các chương trình, hoạt động, đơn vị tổ chức, nguồn công quỹ và thể chế đã đạt được mục tiêu và kết quả đề ra hay chưa Điều quan trọng là kiểm toán viên phải có khả năng phân biệt giữa các đầu ra và những tác động hoặc kết quả cuối cùng của chương trình hoặc hoạt động Thường thì các kết quả này mang ý nghĩa quan trọng đổi với chương trình, hoạt động, đơn vị tổ chức, nguồn công quỹ và thể chế, nhưng chúng thường khó đo lường và đánh giá hơn so với các sản phẩm đầu ra Ngoài ra, các kết quả thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài và thường chỉ có thể đánh giá được trong dài hạn.

Câu hỏi cơ bản mà kiểm toán viên đặt ra khi tiến hành kiểm toán tính hữu hiệu là: "Có đạt

được mục tiêu đã định hoặc kêt quả dự kiếnhay không? ” Điều này đỏi hỏi kiếm toán viên phải xem xét cẩn thận cả mục tiêu của chương trình hoặc hoạt động cũng như kết quả cuối cùng để xác định sự phù hợp và đạt được hay không.

Trang 21

Các trường họp mà kiểm toán về tính hữu hiệu thường đánh giá bao gồm:

^ Đánh giá tính phù họp và nhất quán của các mục tiêu và phương tiện được cung cấp (pháp lý, tài chính, vv ) cho chương trình.

^ Đánh giá và xác định bằng chứng về tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một chính sách đối với kết quả kinh tế - xã hội (có thể quan sát được) và liệu chính sách đó đã tạo ra sự tác động này hay có nguyên nhân khác.

^ Xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc đạt được kết quả hoặc hoàn thành mục tiêu.

^ Đánh giá sự tương tác và liên quan giữa chương trình cụ thể và các chương trình khác có liên quan, xem chúng có bổ sung, trùng lặp, chồng chéo hoặc đi ngược với mục tiêu của nhau hay không.

^ Xác định sự đầy đủ và hiệu quả cũa hệ thống quản lý và kiểm soát để đo lường, giám sát và báo cáo tính hiệu quả của một chương trình.

Kiểm toán tính hữu hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các chương trình và hoạt động đáp ứng được mục tiêu và kết quả mong muốn, và giúp định hình các cải tiến cần thiết để tối ưu hóa hiệu suất và tác động của chúng.

1.2.MỤCĐÍCH,MỤCTIÊUVÀ LỢI ÍCH MANG LẠI TỪ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Kiểm toán một tổ chức hay doanh nghiệp là việc mở một cánh cửa sổ rõ ràng về cách hoạt động của họ Thông qua đó, các quan điểm mới về những khía cạnh tích cực và cả tiêu cực trong quy trình và thực tiễn của doanh nghiệp hay tổ chức đó được tiết lộ Nhờ vậy, ban quản trị có cái nhìn về những vấn đề mới mẻ mà họ có thể chưa nhận thức và sử dụng kết quả kiểm toán để thúc đẩy sự phát triển của các thành viên trong nhóm cũng như khuyến khích việc thiết lập các mục tiêu mới hoặc cập nhật mục tiêu hiện tại Tất cả nhằm mục đích thực hiện các cải tiến nhằm tăng cường lợi nhuận, tuân thủ luật pháp và đảm bảo sự hài lòng kéo dài của nhân viên.

Dù các mục tiêu kinh doanh có thể thay đổi tùy theo loại hình kinh doanh và chỉ số hiệu suất chính (KPI) cụ thể, việc thực hiện kiểm toán hoạt động cũng sẽ thay đổi theo việc giải quyết những vấn đề cụ thể như quan hệ khách hàng, nguồn nhân lực, quá trình sản xuất.

Mục đích chính của quá trình kiểm toán hoạt động là thúc đẩy một cách tích cực các

Trang 22

này được thực hiện với tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu cao, từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng cường trách nhiệmgiải trình và tính minh bạch trong quản lý hoạt động doanh nghiệp,-

Thứ nhất, kiểm toán hoạt động là một quá trình mà thông qua việc kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả và hữu hiệu của việc chuẩn bị và thực hiện các quyết định của cơ quan lập pháp và hành pháp, nó tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường trách nhiệm giải trình. Bằng cách thăm dò và xác minh các hoạt động, kiểm toán hoạt động cung cấp cái nhìn sâu sắc về các lợi ích mà xã hội và công chúng có thể nhận được từ việc sử dụng tài chính và tài sản công Nó cũng nhấn mạnh các thiếu sót trong hệ thống chính sách, quy định hiện hành và quá trình thực hiện chúng, những yếu tổ này thường làm cản trở việc đạt được các mục tiêu cụ thể Bên cạnh đó, kiểm toán hoạt động đặc biệt tập trung vào những lĩnh vực có tiềm năng cải thiện cao và có khả năng tăng thêm giá trị cho công chúng và xã hội Bằng cách chú trọng vào các khía cạnh quan trọng nhất và có tính ưu tiên cao, kiểm toán hoạt động khuyến khích một cách tích cực các bên chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình.

Thứ hai, kiểm toán hoạt động là một quy trình tập trung vào việc tăng cường tính minhbạch bằng cách cung cấp những thông tin sâu rộng về quản lý và kết quả đầu ra của các chương trình, hoạt động, đơn vị hoặc nguồn công quỹ, cũng như các thể chế tương ứng Mục đích của kiểm toán hoạt động là cung cấp một cơ sở cho hiểu biết thông tin đối với người sử dụng báo cáo kiểm toán hoạt động Thông qua quá trình này, kiểm toán hoạt động chủ trương cung cấp thông tin hữu ích cho công chúng, giúp họ hiểu rõ hơn về cách quản lý và thực hiện các chương trình, hoạt động, và tài chính của tổ chức hoặc cơ quan nghiệp vụ Đồng thời, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng để các bên liên quan có thể xem xét và cải thiện tình hình dựa trên các phát hiện kiểm toán hoạt động Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình, Kiểm toán nhà nước không bị ràng buộc trong việc quyết định thực hiện kiểm toán hoạt động và không bị hạn chế trong việc công khai các kết quả và phát hiện từ quá trình kiểm toán hoạt động.

Theo Luật Kiểm toán Nhà nước, trong quá trình tiến hành kiểm toán hoạt động, kiểm toán viên nhà nước đặt ra mục tiêu tổng quan như sau:

Trang 23

(i) Tiến hành việc kiểm tra và đánh giá sự tồn tại của tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu trong việc thực hiện các chuông trình, hoạt động, đơn vị hoặc nguồn công quỹ, cùng với sự hiệu quả của các thể chế liên quan.

(ii) (ii) Thực hiện việc thể hiện kết quả qua việc lập báo cáo kiểm toán hoạt động, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện tình hình và công bố kết quả tù' cuộc kiểm toán hoạt động một cách thích hợp, dựa trên những phát hiện kiểm toán thu được.

Mục tiêu của kiểm toán hoạt động là giúp tổ chức cải thiện lợi nhuận và đạt được các mục tiêu đề ra Những điều này vượt xa việc xem xét các vấn đề của kiểm soát nội bộ vì ban quản trị không thể đạt được các mục tiêu của mình chỉ bằng cách tuân thủ các hệ thống kiểm soát nội bộ thỏa đáng Thay vào đó, cấp quản lý phải xác định các mục tiêu của mình, đặt ra các chiến lược phù hợp, bố trí nhân sự cho tổ chức với đủ nhân sự có năng lực và thực hiện một cách hiệu quả.

Kiểm toán hoạt động cũng liên quan đến việc đánh giá hoạt động của ban quản trị, vì họ có trách nhiệm ủy thác đổi với chù sở hữu của tổ chức và các bên liên quan khác Trong vài thập kỷ qua, kỳ vọng của các bên liên quan đã tăng lên đáng kể, tạo ra một môi trường đầy thách thức hơn cho các nhà quản lý cũng như kiểm toán viên Những kỳ vọng này bao gồm từ trách nhiệm xã hội (corporate social responsibility - CSR), đến hành động có đạo đức, bảo vệ thông tin và duy trì danh tiếng tích cực cho doanh nghiệp.

Một khía cạnh quan trọng khác cùa kiểm toán hoạt động là thay vì chỉ xác minh ràng nhân viên đang thực hiện nhiệm vụ của họ theo các chính sách và thủ tục đã thiết lập, kiểm toán viên nội bộ cũng xác minh nhiều khía cạnh định tính khác của tổ chức, về tài liệu thủ tục, kiểm toán viên nội bộ phải xác minh rằng các tài liệu này được cập nhật, chúng có liên quan và phản ánh cách tốt nhất để thực hiện công việc liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả, rằng các tài liệu này an toàn và không bị thay đổi trái phép, nội dung tài liệu được nhân viên hiểu và vị trí của chúng được nhân viên biết để họ có thể tham khảo các hướng dẫn khi có thắc mắc trong công việc.

Kiểm toán hoạt động cũng có thể liên quan đến cấu trúc của tổ chức, vì một tổ chức có cấu trúc kém hoặc một tổ chức mà thông tin không lưu chuyển chính xác và kịp thời có thể gây khó khăn cho những nỗ lực để đạt được các mục tiêu Ngoài ra, các tổ chức có cấu trúc kém có xu hướng vô tổ chức, hoạt động kém hiệu quả, có số lượng nhân viên-và nhà cung

Trang 24

cấp quá nhiều, và trở nên lãng phí nguồn lực sản xuất Tất cả những biểu hiện của sự rối loạn chức năng này làm xói mòn các yếu tố thành công, và một kiểm toán viên trong một cuộc đánh giá bằng cách mang đến một quan điểm mới mẻ và khách quan có thể xác định những điểm yếu này.

Cuối cùng, kiểm toán hoạt động được thiết kế để đánh giá hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, quy trình, chương trình, chức năng và các đơn vị kinh doanh Phạm vi có thể khác với các giai đoạn phạm vi năm tài chính truyền thống, vì việc đạt được các mục tiêu này có thể yêu cầu phân tích nhiều khoảng thời gian để xác định, phân tích và hiểu các xu hướng, mô hình, ngoại lệ và các động lực quan tâm tích cực hoặc tiêu cực khác (Murdock, 2022).

Xét một cách tổng thể, thông qua việc thực hiện kiểm toán hoạt động có thể giúp doanh nghiệp đánh giá được các mục tiêu, kế hoạch và chính sách của tổ chức Ngoài ra việc thực hiện kiểm toán hoạt động còn có thể giúp đánh giá về tính hiệu quả về mặt cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, các hoạt động kiểm soát đang được áp dụng hiện tại, hiệu suất của nhân viên (bao gồm các yếu tố như lực lượng lao động, quy trình làm việc, khối lượng công việc, năng suất, lợi nhuận, hiệu suất công việc và chi phí v.v) và trách nhiệm xậ hội như lợi ích cho người tiêu dùng, tạo cơ hội việc làm và giảm thiểu rủi ro cho môi trường.

Có bổn nhóm đối tượng được hưởng lợi từ quá trình kiểm toán hoạt động, bao gồm: bản thân tổ chức được kiểm toán, những người làm việc trong tổ chức đó, khách hàng của tổ chức và môi trường tổ chức đó hoạt động.

a.Tẳ chức được kiểm toán

Có nhiều lợi ích quan trọng mà tổ chức có thể đạt được khi thực hiện kiểm toán hoạt động, bao gồm:

4- Nhận diện để tạo cơ hội cải thiện rủi ro: Tổ chức có thể đối mặt với nhiều dạng rủi ro khác nhau, bao gồm sai sót do con người tạo ra, sản phẩm lỗi, gian lận, mất nhân viên chủ chốt, gián đoạn kinh doanh, thiếu hụt nhà cung cấp, lỗi hệ thống CNTT, vấn đề liên quan đến kiện tụng và cả vấn đề về sức khỏe, an toàn v.v Khi nhận biết rủi ro, các kiểm toán viên có thể xác định cách giảm bớt chúng bằng việc tối ưu hóa các khía cạnh cụ thể liên quan - chẳng hạn như rủi ro danh tiếng, tài chính, hoạt động và môi trường.

Trang 25

4- Tác động tích cực đến sự thay đổi: Việc nắm rõ cách các chính sách, thủ tục và quy trình có thể tạo ra hiệu quả và hiệu suất, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi tích cực.

4 Đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ: Đánh giá tác động của thành công và thất bại trong từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn sẽ giúp tổ chức đánh giá mức độ kiểm soát nội bộ của mình.

b Những người ỉàntviệc trong tể chức đó

Lợi ích của kiểm toán hoạt động đối với nhân viên của một tổ chức bao gồm khả năng cải thiện quy trình làm việc, tăng cường hiệu suất cá nhân, tạo sự minh bạch và đảm bảo tuân thủ quy định.

'4 Cải thiện quy trình làm việc: Kiểm toán hoạt động có thể giúp nhận biết các điểm yếu trong quy trình làm việc hiện tại và đề xuất các cải tiến Điều này có thể giúp nhân viên thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn và tránh các vấn đề tiềm ẩn.

4 Tăng cường hiệu suất cá nhân: Kết quả của kiểm toán hoạt động có thể cung cấp thông tin về hiệu suất của nhân viên và những khía cạnh cần được cải thiện Điều này khuyến khích nhân viên cố gắng hơn để đạt được mục tiêu và cải thiện năng suất làm việc.

4 Tạo sự minh bạch: Kiểm toán hoạt động giúp tạo ra một môi trường minh bạch trong tổ chức, nơi mọi người có thể hiểu rõ hơn về quy trình, hoạt động và mục tiêu của công ty Điều này có thể giúp xây dựng lỏng tin và sự hỗ trợ trong nhóm làm việc.

4 Đảm bảo tuân thủ quy định: Kiểm toán hoạt động có thể đảm bảo rằng các hoạt động của tổ chức tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan Điều này bảo vệ cả tổ chức và nhân viên khỏi các rủi ro về pháp lý.

c Kháchhàng của tể chức

Lợi ích của kiểm toán hoạt động đổi với khách hàng của một tổ chức bao gồm đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính, xác định các vấn đề tiềm ẩn và cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định.

4 Đảm bảo tính chính xác và minh bạch: Kiểm toán hoạt động giúp đảm bảo rằng thông tin tài chính được cung cấp cho khách hàng là chính xác và minh bạch Điều này tạo sự tin tưởng và độ tin cậy cho khách hàng trong quá trình làm việc với tổ

Trang 26

4 Xác định các vấn đề tiềm ẩn: Kiểm toán hoạt động có thể tiết lộ các vấn đề tiềm ẩn hoặc sai sót trong quy trình hoạt động của tổ chức Điều này giúp khách hàng biết được các vấn đề tiềm ẩn và có cơ hội để giải quyết chúng trước khi chúng trở thành vấn đề lớn.

4- Cung cấp thông tin quan trọng cho quyết định: Kết quả của kiểm toán hoạt động cung cấp thông tin quan trọng và khách quan về tình hình tài chính và hoạt động của tổ chức Điều này giúp khách hàng có thông tin cần thiết để đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý và cân nhắc các chiến lược tiếp theo.

d,Môi trường tẻ chức đó hoạt động

Lợi ích của kiểm toán hoạt động đối với môi trường kinh doanh của một tổ chức bao gồm việc tăng cường minh bạch, xây dựng lòng tin, và cải thiện quản lý rủi ro.

4- Tăng cường minh bạch: Kiểm toán hoạt động giúp tạo ra một môi trường minh bạch và rõ ràng về hoạt động tài chính và quản lý trong tổ chức Điều này làm cho thông tin về tình hình tài chính và hoạt động của tổ chức trở nên dễ hiểu và dễ truy cập hơn cho các bên liên quan, bao gồm cả khách hàng, cổ đông, và cơ quan quản lý.

4 Xây dựng lòng tin: Kiểm toán hoạt động tạo ra một sự xác nhận độc lập về tính chính xác của thông tin tài chính và hoạt động của tổ chức Điều này góp phần tạo lòng tin cho khách hàng, cổ đông và các bên liên quan khác về sự minh bạch và trung thực trong hoạt động của tổ chức.

4- Cải thiện công tác quản lý rủi ro: Kiểm toán hoạt động giúp xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong quy trình và hoạt động kinh doanh của tổ chức Điều này giúp tổ chức đưa ra các biện pháp kiểm soát và cải thiện để giảm thiểu những rủi ro này Điều này đồng nghĩa với việc cải thiện quản lý rủi ro và tăng cường sự bền vững của tổ chức.

1 3 CÁCGIAI ĐOẠNCỦA KIỂM TOÁN HOẠTĐỘNG

Kiểm toán hoạt động là quá trình kiểm toán hoạt động của tổ chức, nó được thực hiện thông qua bốn (04) giai đoạn khác nhau để đảm bảo tính hiệu quả và đầy đủ của quá trình này Dưới đây là 04 giai đoạn của kiểm toán hoạt động:

1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểmtoán:

Trang 27

Giai đoạn này bao gồm việc xác định phạm vi, lập ngân sách, xác định các vấn đề cần quan tâm, cách thức kiểm tra sẽ được thực hiện và thông báo kiểm toán Trong giai đoạn này, các kiểm toán viên sẽ họp với các nhân viên của tổ chức để hiểu rõ về hoạt động kinh doanh của tổ chức và đề xuất các mục tiêu và kế hoạch kiểm toán phù họp với các hoạt động kinh doanh Cụ thể một số công tác phải được chuẩn bị như sau:

- Thu thập thông tin về chủ đề kiểm toán và tình hình quản lý tài chính (nếu có);

- Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ;

Các phương pháp thu thập thông tin có thể sử dụng như: cập nhật đánh giá của các lần kiểm toán trước, đề nghị đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán báo cáo bằng văn bản, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ theo Đề cương khảo sát; khai thác thông tin có liên quan đến đơn vị được kiểm toán trên các phương tiện thông tin đại chúng; trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên và những người có liên quan của đơn vị (cóthể sử dụngbảngcâu hỏi); ợuan

sát thực địa (nếucần thiết); thử nghiệm một số khâu của quy trình kiểm soát nội bộ (nếu có). v.v.

Trong giai đoạn chuẩn bị, lập kế hoạch được cho là phần quan trọng nhất của một cuộc kiểm toán, bởi “Không lập kếhoạch là lập kế hoạchđể thấtbại” Không chỉ đơn

thuần là lời nói, các kiểm toán viên có kinh nghiệm biết rằng việc lập kế hoạch kém dẫn đến các hoạt động kiểm toán không hiệu quả.

Vì vậy, một số bước chính để lập kế hoạch hiệu quả là gì? Đầu tiên, quá trình lập kế hoạch bắt đầu từ rất lâu trước khi cuộc kiểm toán thực sự bắt đầu Điểm bắt đầu phải là việc thực hiện đánh giá rủi ro cho phép giám đốc điều hành kiểm toán (Chief Audit Executive - CAE) chuẩn bị kế hoạch kiểm toán dựa trên kết quả phân tích tổng thể kiểm toán của tổ chức Nội dung kiểm toán có thể bao gồm tất cả các hoạt động có thể kiểm toán như tài khoản ngân hàng, quy trình, chương trình và chức năng trong một tổ chức và các rủi ro liên quan đến khả năng đạt được mục tiêu của chúng Tại thời điểm này, việc đánh giá rủi ro được thực hiện ở cấp độ doanh nghiệp Việc đánh giá rủi ro doanh nghiệp này nên được thực hiện với sự cộng tác của quản lý cấp cao và hội đồng quản trị Bằng cách thu hút sự tham gia của họ, CAE sẽ nhận được ý kiến đóng góp của họ về các kế hoạch, mối quan tâm và ưu tiên Họ cũng sẽ có nhiều khả năng tham gia vào quá trình kiểm toán hớh, điều này sẽ thuận lợi cho việc thực hiện các cuộc kiểm toán sau này Sau đó, đánh giá

Trang 28

rủi ro này sẽ tạo ra hai đầu ra chính: (1) kế hoạch chiến lược tác động đến hoạt động của công ty để sử dụng cho ban quản lỷ và (2) kế hoạch kiểm toán Kế hoạch kiểm toán xác định những nội dung mà chức năng kiểm toán nội bộ sẽ xem xét dựa trên các nguồn lực sẵn có cũng như nhu cầu và ưu tiên của tổ chức Mặc dù kế hoạch kiểm toán hàng năm đã trở thành tiêu chuẩn trong nhiều thập kỷ, các CAE đang ngày càng phát triển các kế hoạch kiểm toán dài hạn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch trong tương lai và xác định nhu cầu nguồn lực Ví dụ: nếu CAE xác định rằng cần phải kiểm toán các hoạt động ngân quỹ và các cuộc kiểm toán tiếp theo sẽ được mong đợi trong tương lai, nhưng chức năng kiểm toán nội bộ thiếu chuyên môn về vấn đề này, thì kế hoạch hành động có thể cỏ hai thành phần: (1) thuê một công ty bên ngoài để cùng cung cấp nguồn lực cho cuộc kiểm toán sắp tới và (2) bắt đầu quá trình tuyển dụng một kiểm toán viên có đủ kinh nghiệm về ngân quỹ, người sau đó có thể trở thành' nguồn lực nội bộ cho các cuộc đánh giá trong tương lai.

Khi thực hiện từng cuộc kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phụ trách kiểm toán phải thực hiện một số công việc Chúng bao gồm giao tiếp với người phụ trách quy trình tương ứng về thời gian soát xét, yêu cầu các tài liệu và báo cáo tài chính cần thiết, điều phối nhân viên sẵn sàng, xác định các hệ thống đang sử dụng và xác định phạm vi, mục tiêu, lịch làm việc và ngân sách cho họp đồng Ngoài đánh giá rủi ro doanh nghiệp đã thảo luận ở trên, một chiến thuật khác cũng nên được thực hiện cho mỗi cuộc kiểm toán Ở cấp độ tinh tế hơn, đánh giá rủi ro này cần xác định các hoạt động có thể kiểm tra, các yếu tố rủi ro liên quan và tầm quan trọng/hậu quả cũng như khả năng/xác suất của những rủi ro đó (Murdock, 2022).

1.3.2.Giai đoạn thực hiên kiểmtoán

Giai đoạn này bao gồm việc tiến hành kiểm toán hoạt động chính của tổ chức, hay còn gọi là nghiên cứu thực địa Các kiểm toán viên sẽ thực hiện các hoạt động kiểm toán như kiểm tra tài liệu, thực hiện phỏng vấn, kiểm tra các hoạt động kinh doanh để xác định tính hiệu quả của các quy trình và hoạt động kinh doanh Quá trình này chú yếu bao gồm hai điều: Xác định xem quy trình hoặc chương trình được xem xét có được thiết kế hiệu quả để đạt được các mục đích và mục tiêu liên quan hay không; và xác minh rằng liệu các biện pháp kiểm soát tại tổ chức có đang hoạt động như thiết kế ban đầu của ban quản lý hay không Giữa quá trình lập kế hoạch và quá trình nghiên cứu thực địa có thể đan xen

Trang 29

lẫn nhau Trong quá trình lập kế hoạch, kiểm toán viên thu thập và xem xét các tài liệu nhận được, phân tích dữ liệu, tổ chức các cuộc họp với phụ trách các quy trình và qua đó có thể phát hiện những vấn đề ngay trong giai đoạn này Do đó nhiều người thường quan tâm là nội dung công việc này là lập kế hoạch hay thử nghiệm? Kiểm toán viên có thể xác định các điều kiện có thể báo cáo trong giai đoạn lập kế hoạch, mặc dù việc xác định các vấn đề thường được coi là một khía cạnh của thử nghiệm Tuy nhiên thật ra việc tách bạch sự tham gia của các kiểm toán viên thành các giai đoạn rõ ràng không có nghĩa là các hoạt động nhất thiết phải tách bạch hay loại trừ lẫn nhau Thay vào đó, các hoạt động có thể nằm trong danh mục và thậm chí các điều kiện có thể báo cáo có thể được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch Hay nói cách khác, kiểm toán viên có thể đang thử nghiệm trong quá trình lập kế hoạch và lập kế hoạch trong quá trình thực địa Lập kế hoạch trong quá trình nghiên cứu thực địa có thể xảy ra bởi vì sau khi bắt đầu thử nghiệm, kiểm toán viên có thể phát hiện ra rằng các điều kiện khác với dự kiến, một sổ công việc mất nhiều thời gian hơn dự kiến hoặc các hạng mục được coi là rủi ro thấp lại thực sự có rủi ro lớn hơn và ngược lại Khi điều này xảy ra, những người quản lý cam kết cần đánh giá tình hình và quyết định cách sắp xếp lại công việc còn lại với các nguồn lực sẵn có Tuy nhiên, nói chung kiểm toán viên nên cố gắng hết sức để giảm thiểu nhu cầu sửa đổi các chương trình, lịch trình và phạm vi kiểm toán đã được thiết lập, soát xét và phê duyệt.

Trong giai đoạn này, bằng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau như: quan sát; kiểm tra, đối chiểu; xác nhận từ bên ngoài; tính toán lại; điều tra; phỏng vấn; thủ tục phân tích; thực hiện lại các kiểm toán viên tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán Mục đích của quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán là để đảm bảo kiểm toán viên có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm phân tích, đánh giá và đưa ra các phát hiện kiểm toán, từ đó đưa ra kết luận về nội dung kiểm toán Kiểm toán hoạt động là quá trình đưa ra các xét đoán dạng mở nên kiểm toán viên cần lưu ý về chất lượng của việc thu thập và phân tích bằng chứng kiểm toán Các loại bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập có thể bao gồm bằng chứng dạng lời nói chứng thực; bằng chứng dạng vật chất; bàng chứng dạng tài liệu; bằng chứng dạng phân tích (cácdạng bằng chứng vàphươngphápthu thập bằngchứng kiểm toánsẽ được trình bày chi tiết ở chương sau).

1.3.3 Giai đoạnlập vàgửi báocáo kiểm toán:

Trang 30

Giai đoạn thứ ba của kiểm toán là truyền đạt kết quả, thường được gọi là báo cáo Giai đoạn này bao gồm việc đánh giá kết quả kiểm toán và báo cáo cho các bên liên quan Các kiểm toán viên sẽ đánh giá kết quả kiểm toán và đưa ra báo cáo về các điểm mạnh và yếu của tổ chức, đưa ra đề xuất cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Các kiểm toán viên truyền đạt các phát hiện đã quan sát và ghi nhận được trong quá trình xem xét thực địa, từ đó phát triển các khuyến nghị cho hành động khắc phục Các phát hiện là tài liệu về những sai lệch so với dự kiến và tạo cơ sở cho báo cáo kiểm toán Thuật ngữ “phát hiện” không được sử dụng bởi ngày càng nhiều kiểm toán viên nhận thấy ràng khách hàng của họ không hài lòng với nhãn hiệu này và thích một thuật ngữ ít gây tranh cãi hơn Do đó, nhiều kiểm toán viên đang gọi những mục này là “quan sát” Các kiểm toán viên khác dành thuật ngữ “phát hiện” cho các điều kiện nghiêm trọng hơn phải báo cáo và đề cập đến các khoản mục rủi ro thấp hơn như “quan sát” Việc thu thập thông tin nhằm cung cấp một cách có hệ thống, nhất quán, có tổ chức và toàn diện các thuộc tính chính của các phát hiện kiểm toán Nó cung cấp một cơ chế để tập hợp các đặc điểm của sự thiếu sót, vì vậy khi vấn đề được thảo luận với ban quản lý, cơ sở cho việc quan sát và các sự kiện chính sẽ được đưa ra Càng nhiều càng tốt, kiểm toán viên nội bộ nên định lượng những phát hiện của họ bằng cách bao gồm số lượng, giá trị, thời gian kể từ khi điều kiện xảy ra, có bao nhiêu cá nhân hoặc tổ chức bị ảnh hưởng, tuổi của tài sản liên quan và các hoạt động tiếp theo Nó cũng giúp định lượng tác động hoặc hệ quả của phát hiện về mặt giá trị tiền tệ hoặc các yếu tố liên quan khác liên quan đến phát hiện Trong phạm vi mà kiểm toán viên ghi lại các mục tiêu chí, điều kiện, nguyên nhân, kết quả và khen thưởng sẽ làm cho báo cáo thuyết phục hơn và người đọc sẽ có nhiều khả năng bị thuyết phục rằng vấn đề cần được sửa chữa Điều này rất quan trọng đối với kiểm toán hoạt động, bởi vì trong trường hợp kiểm toán tài chính hoặc kiểm toán tuân thủ, đổi tượng được kiểm toán hiếm khi có khả năng từ chối phát hiện và hướng dẫn liên quan về hành động khắc phục Vì vậy, sau khi trình bày các sự kiện xung quanh vấn đề phát hiện, kiểm toán viên cần tham khảo ý kiến khách hàng về phương án khắc phục, yêu cầu họ phải suy nghĩ thấu đáo vấn đề và xây dựng các kịch bản cho hành động khắc phục Sau đó, kiểm toán viên cần đánh giá liệu phương án đó có thể khắc phục được sự cố hay không, toàn bộ hay một phần Trong trường họp chỉnh sửa một phần, kiểm toán viên sẽ thảo luận về các phương án thay thế và tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho vấn đề.

' 1.3.4.Giai đoạn theodõivàkiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán:

Trang 31

Giai đoạn này bao gồm việc theo dõi và đánh giá các cải tiến được đề xuất sau kiểm toán Các kiểm toán viên sẽ đánh giá tính hiệu quả của các cải tiến và đưa ra đánh giá về sự cải thiện hoạt động của tổ chức.

Sau khi các phát hiện được báo cáo, cả ban quản lý và kiểm toán viên có nhiệm vụ xác minh rằng các hành động khắc phục đã được áp dụng trên thực tế và các vấn đề đã được khắc phục như mong đợi Nó không phục vụ lợi ích của tổ chức và các bên liên quan đối với các phát hiện đánh giá nội bộ bị bỏ qua sau khi chúng được công bổ trong các báo cáo đánh giá Vì các phát hiện phải đủ quan trọng để báo cáo chúng cho quản lý cấp cao và hội đồng quản trị, tổ chức có nhiệm vụ phải thực hiện hành động khắc phục kịp thời Dòng thời gian khi việc theo dõi sẽ xảy ra tùy thuộc vào rủi ro liên quan đến phát hiện Đối với một số rủi ro, ban quản lý nên có hành động ngay lập tức và kiểm toán viên cũng nên kiểm tra ngay Ví dụ: nếu tường lửa của tổ chức không hoạt động, rủi ro cực đoan mà điều này thể hiện sẽ đảm bảo hành động khắc phục ngay lập tức Tương tự như vậy, nếu có rủi ro sắp xảy ra đối với sự an toàn của nhân viên hoặc cộng đồng, thì cần phải có hành động khắc phục ngay lập tức Đối với hầu hết các phát hiện, tổ chức cần thời gian cụ thể để thực hiện hành động khắc phục và để kiểm toán viên xác minh việc thực hiện hiệu quả là vài tháng đến một năm Đánh giá tiếp theo có nghĩa là kiểm toán viên đang kiểm tra để đảm bảo rằng hành động khắc phục đã được thực hiện, do đó, nó bao gồm kiểm tra xem ban quản lý đã làm gì để giải quyết vấn đề được báo cáo Trong trường hợp mức độ nghiêm trọng của quan sát thấp và hành động khắc phục mang tính chất hành chính (ví dụ: chuẩn bị hoặc cập nhật tài liệu thủ tục), việc xem xét hạng mục có thể là đủ để đóng quan sát trong cơ sở dữ liệu phát hiện Nếu phát hiện có mức độ nghiêm trọng trung bình hoặc cao, thì có thể yêu cầu truy cập trang web, chọn một mẫu hồ sơ để kiểm tra chúng hoặc phân tích 100% giao dịch để xác minh ràng không còn thiếu sót nữa Thành công của kiểm toán viên nội bộ bao gồm việc xác nhận, sau khi thực hiện đánh giá tiếp theo, rằng vấn đề đã biến mất Mặc dù kết quả tích cực này không thể được đảm bảo, nhưng đó là mục tiêu mà tất cả các kiểm toán viên nên theo đuổi vì nó chứng tỏ rằng kiểm toán nội bộ không chỉ xác định được vấn đề mà còn cũng đã xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và hành động khắc phục đã được thống nhất khắc phục sự thiếu sót Các phát hiện định kỳ cho thấy bất kỳ tình huống rắc rối nào sau đây:

Trang 32

- Pháthiệnđượcbáo cảo ỉàtriệu chứngcủa một vấn đề khác: khi các hành động khắc phục được áp dụng, điều này giải quyết một triệu chứng hoặc chỉ các bản ghi/tệp bị ảnh hưởng chứ không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ.

- Hành động khắc phụcchỉ ỉà tạm thờivàtheo thờigian, các hành vi và hoạtđộng

trở Ịại trạng thải ban đầu: nguyên nhân là do thủ tục quản lý thay đổi kém.

- Không có cam kết khắcphụcvấnđề và ban quản ỉỷ đãkhông hànhđộngtheo quan

sát: đây là trường họp xấu nhất, vì nó cho thấy ban lãnh đạo đã không coi trọng công việc của kiểm toán nội bộ Mặc dù nhìn bề ngoài thì nó nghiêm trọng và gây lo ngại, kiểm toán viên nội bộ cần đảm bảo rằng một tình huống thậm chí còn tồi tệ và đáng tiếc hon không xảy ra: kiểm toán nội bộ đó không đáng tin cậy và ban quản lý bỏ qua những gì đã được báo cáo Đây được coi là một tình huống cực đoan nhất Như đã đề cập ở trên, kiểm toán viên nội bộ không ngừng tìm cách chứng minh rằng họ làm tăng giá trị cho tổ chức của mình Một cách tiếp cận hiếm khi được thực hiện là tính toán sổ liệu thống kê trước kiểm toán, chẳng hạn như tỷ lệ lỗi, sản lượng và thời gian chu kỳ khi kiểm toán ban đầu được thực hiện, sau đó so sánh những thống kê này với thống kê sau kiểm toán Việc báo cáo và so sánh trước-sau này có thể là một hoạt động rất có giá trị và nó có thể cho thấy giá trị mà sự can thiệp của kiểm toán nội bộ có đối với tổ chức Khi cảnh báo về hành động này; kiểm toán viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biến số nào khác cũng có thể giải thích cho các cải tiến đều được được xem xét để họ không nhận công lao cho những cải tiến mà họ không gây ra.

1.4.NẢNG Lực VÀ KỸ NÃNG CẢNTHIẾT ĐẺTHựCHIỆNKIÊM TOÁN

(ii) Kiến thức về các phương pháp nghiên cứu, phương pháp khoa học xã hội, kỹ thuật điều tra hoặc đánh giá và kỹ năng áp dụng: Năng lực trong việc nghiên cứu, phân tích dữ liệu,

Trang 33

và đánh giá thông tin ỉà quan trọng để thực hiện một cuộc kiểm toán hoạt động hiệu quả Sự hiểu biết về phương pháp và kỹ thuật trong lĩnh vực này là cần thiết.

(iii) Kỹ năng cá nhân như kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết báo cáo và kỹ năng phân tích: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan, việc viết báo cáo rõ ràng và kỹ thuật phân tích dữ liệu là các yếu tố quan trọng trong quá trình kiểm toán hoạt động.(iv) Khả năng sáng tạo và tiếp thu: Kiểm toán hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo trong việc tìm kiếm thông tin và giải quyết vấn đề Khả năng tiếp thu kiến thức mới và áp dụng chúng trong quá trình kiểm toán cũng là một yếu tố quan trọng.

(v) Kiến thức về các tổ chức, chương trình, dự án, hoạt động, chức năng của chính phủ và kiến thức chuyên môn về chủ đề kiểm toán: Hiểu biết về ngữ cảnh và khung cảnh cùa các hoạt động kiểm toán cũng như kiến thức chuyên môn về chủ đề kiểm toán là quan trọng để hiểu rõ và đánh giá thông tin kiểm toán.

(vi) Có khả năng phán đoán và khả năng xét đoán chuyên môn: Khả năng đưa ra những phán đoán hợp lý và xét đoán về tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm toán là điểm mạnh cùa kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoạt động.

Thực hiện kiểm toán hoạt động yêu cầu các kỹ năng đặc biệt để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của quá trình kiểm toán Sự thay đổi mô hình trong công việc kiểm toán nội bộ từ dựa trên kiểm soát sang dựa trên rủi ro có nghĩa là kiểm toán viên nội bộ phải tiếp thu và ấp dụng các kỹ năng khác nhau vào công việc của họ so với những gì họ đã làm trong quá khứ Kiểm toán viên phải kiểm tra mức độ rủi ro và các biện pháp để giải quyết nhiều hơn các rủi ro kế toán và tài chính Vậy những kỹ năng nào là hữu ích?

Theo Báo cáo năng lực cốt lõi của IIA Research Foundation, sau đây là một số kỹ năng được ưu tiên hàng đầu mà các kiểm toán viên cần có để thực hiện kiểm toán hoạt động:

[ỉ]Kỹ năng giao tiếp(chẳnghạn nhưkỹnăng nói, viết, viết báocáovàthuyết

trình): Các kiểm toán viên cần có khả năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt các kết quả và đề xuất cải tiến cho các bên liên quan trong tổ chức.

[2]Kỹ năng xácđịnh và giải quyết vấn đề (chẳng hạn như tư duy khái niệm vàphân tích): Các kiểm toán viên cần có khả năng tư duy logic để đưa ra các

giải pháp và đề xuất cải tiến phù hợp với các hoạt động kinh doanh Ngoài ra

Trang 34

các kiểm toán viên cần có khả năng phân tích và đánh giá các hoạt động kinh doanh và các quy trình để đưa ra những kết luận chính xác và hợp lý.

[3]Khả năng phát huy giá trị của kiểm toánnội bộ: Các kiểm toán viên cần có khả năng giúp tổ chức cải thiện hoạt động của mình bằng cách đánh giá, phát hiện lỗ hổng và rủi ro, cải thiện chất lượng thông tin, tối ưu hóa quy trình, giám sát và tuân thủ các quy định, đưa ra khuyến nghị và giải pháp phù hợp.[4]Kiếnthứcvề các thay đổi trong ngành, quy định vầtiêuchuẩn: Các kiểm

toán viên cần hiểu rõ các quy trình, quy định, tiêu chuẩn trong ngành nghề và hoạt động kinh doanh của tổ chức để đảm bảo tính hiệu quả và đầy đủ của kiểm toán.

[5]Kỹ năng tổ chức: Các kiểm toán viên cần phải có khả năng tổ chức hoạt động kiểm toán, quản lý thời gian hiệu quả để đảm bảo tính đúng hạn của quá trình kiểm toán.

[6] Kỹnănggiải quyết xung đột/đàm phán: Các kiểm toán viên cần có khả năng phân tích dữ liệu và đưa ra những suy luận hợp lý để giải quyết các xung đột và cần phải biết cách đàm phán để tìm ra giải pháp phù họp và đạt được một thỏa thuận với các bên liên quan.

[7] Đào tạo và phát triến nhânviên: Các kiểm toán viên cần có những kỹ năng giúp họ truyền đạt kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho các nhân viên mới và giúp họ phát triển nghề nghiệp của mình Để làm được điều đó, các kiểm toán viên không những cần có kiến thức chuyên môn vững chắc, kiến thức về công nghệ mà còn cần kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng truyền đạt để có thể phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong việc đào tạo và phát triển nhân viên mới.

[8]Kiến thức về các khuôn khổ, công cụvà kỹ thuậtkếtoán,kiếmtoán: Các kiểm toán viên cần có kiến thức sâu về các phương pháp và quy trình kiểm toán để có thể thực hiện kiểm toán hoạt động hiệu quả.

[9] Kỹnăng quảnlý thayđổi: Các kiểm toán viên nội bộ nên trang bị cho mình tư duy linh hoạt để có thể thích nghi với các thay đổi diễn ra liên tục trong môi trường kinh doanh Họ cần phải có khả năng đánh giá và phản ứng với

Trang 35

các tình huống khác nhau, đồng thời sẵn sàng tìm kiếm những giải pháp mới để giải quyết các vấn đề Ngoài ra, kiểm toán viên cần phải có khả năng dự đoán các biến đổi trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp Họ cần phải nắm vững các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội có khả năng tác động lên hoạt động kinh doanh và xây dựng một kế hoạch thích hợp để ứng phó với những biến đổi này.

[10J Thông thạovăn hóa và ngoại ngữ: Kỹ năng thông thạo văn hóa và ngoại ngữ là rất quan trọng đối với kiểm toán viên, đặc biệt trong một môi trường làm việc đa quốc gia và đa văn hóa Kiểm toán viên cần có sự hiểu biết về văn hóa của khách hàng hoặc công ty mình đang cùng hợp tác Điều này bao gồm hiểu biết về tín ngưỡng, tập quán, văn hóa ẩm thực, thói quen làm việc, và các thuật ngữ chuyên ngành của khách hàng Ngoài ra, kiểm toán viên còn cần phải biết ít nhất một ngoại ngữ để có thể giao tiếp với khách hàng hoặc đồng nghiệp ở nước ngoài Việc sử dụng một ngôn ngữ khác để giao tiếp sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin và làm việc trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

[11] Kỹ năng đưa ragiải pháp: Các kiểm toán viên nội bộ cần có khả năng đề xuất những biện pháp cải thiện nhằm tăng cường hiệu suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Trong đó, theo IIA đã xác định ba năng lực cốt lõi quan trọng nhất bao gồm kỹ năng giao tiếp (số [1]), kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề (số [2]), cùng với việc cập nhật kiến thức về sự phát triển của ngành và tuân thủ các quy định cũng như chuẩn nghề (số [4]) Những kết quả này nhấn mạnh sự quan trọng của năng lực cá nhân và tập thể, cũng như vai trỏ của họ tròng sự hiệu quả của tổ chức.

Bên cạnh đó, về phần kỹ năng ứng xử, kiểm toán viên nội bộ cần trang bị các kỹ năng sau:

Bảo mật (Confidentiality): đây được xem là một kỹ năng cực kỳ quan trọng của kiểm toán viên nội bộ Nó liên quan đến khả năng bảo vệ thông tin quan trọng, nhạy cảm, tin tức và dữ liệu mà kiểm toán viên thu thập, xử lý và tiếp xúc trong quá trình làm việc Tính bảo mật đảm bảo rằng thông tin được xử lý và truyền tải một cách an toàn và chỉ cho những người có quyền truy'cập Các khía cạnh của kỹ năng này bao gồm: đảm bảo ràng

Trang 36

thông tin tài chính, dữ liệu khách hàng, thông tin quan trọng của tổ chức và bất kỳ dữ liệu nhạy cảm nào đều được bảo vệ khỏi sự truy cập trái phép và lộ ra ngoài, cần phải tuân thủ các nguyên tắc bảo mật, quy định liên quan đến việc xử lý và bảo vệ dữ liệu nhạy cảm (việc này có thể bao gồm việc ký kết các thỏa thuận bảo mật và tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu), cần phải sử dụng các phưong tiện truyền thông an toàn (như email mã hóa hoặc kênh truyền thông được bảo mật) để đảm bảo rằng thông tin không bị lộ ra ngoài trong quá trình giao tiếp, cần phải quản lý quyền truy cập đối với các tài liệu và dữ liệu nhạy cảm, chỉ cho những người có quyền truy cập thực sự và tuân thủ nguyên tắc của nguyên tắc "need-to-know" (chỉ cung cấp quyền truy cập cần thiết), và cuối cùng phải đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên, bao gồm cả kiểm toán viên nội bộ, được đào tạo về tầm quan trọng của tính bảo mật và cách thức bảo vệ thông tin.

Tỉnh kháchquan (Objectivity): là một trong những kỹ năng quan trọng của kiểm toán viên nội bộ liên quan đến khả năng thực hiện nhiệm vụ kiểm toán một cách không thiên vị và không bị ảnh hưởng bởi những ảnh hưởng cá nhân, tình cảm hoặc áp lực từ bên ngoài Tính khách quan là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng các kết quả kiểm toán và nhận xét được dựa trên dữ liệu và chứng cứ thực sự, chứ không phải là nhận định chủ quan Trong ngữ cảnh kiểm toán viên nội bộ, tính khách quan bao gồm các khía cạnh sau: tách biệt sự quan tâm cá nhân hoặc các yếu tố khác có thể tạo ra thiên vị khỏi quá trình kiểm toán (kiểm toán viên nội bộ cần làm việc một cách độc lập và không bị ảnh hưởng bởi những quan điểm cá nhân), luôn dựa vào các chứng cứ, dữ liệu và thông tin có sẵn để đưa ra nhận xét và kết luận và không nên đưa ra quyết định dựa trên suy luận cá nhân mà phải dựa trên sự phân tích và thẩm định của thông tin, cần phải kiểm soát các áp lực nội tại và bên ngoài (như áp lực từ phía quản lý) nhằm đảm bảo ràng quyết định và nhận xét của họ không bị ảnh hưởng, có thái độ tích cực trong việc tiếp cận và đánh giá thông tin (cần tìm kiếm sự thật và làm việc với tư duy mở rộng), và cuối cùng cần xem xét tất cả các khía cạnh của tình huống hoặc vấn đề kiểm toán, bao gồm cả những khía cạnh có thể không phải lợi cho tổ chức.

Khả năng truyền thông (Communication): là một trong những kỹ năng quan trọng của kiểm toán viên nội bộ Khả năng giao tiếp đề cập đến khả năng truyền đạt thông tin, ý kiến và kết quả kiểm toán một cách hiệu quả cho các bên liên quan, bao gồm cả quản lý, đồng nghiệp và các bộ phận khác trong tổ chức Các khía cạnh của kỹ năng này bao gồm:

Trang 37

hiểu rõ thông tin, kết quả và vấn đề kiểm toán để có thể truyền đạt một cách rõ ràng và chính xác, sử dụng ngôn ngữ đon giản, rõ ràng và không kỹ thuật để giải thích các khái niệm phức tạp liên quan đến kiểm toán, truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, bao gồm việc sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp như báo cáo, thuyết trình, họp hội đồng, hoặc giao tiếp bằng văn bản hoặc email, khả năng lắng nghe tốt (lắng nghe ý kiến và phản hồi từ các bên liên quan để hiểu rõ hơn về tình hình và các vấn đề liên quan), tương tác với nhiều người khác nhau trong tổ chức (như làm việc cùng đồng nghiệp, trao đổi thông tin với quản lý, và tương tác với các bộ phận khác nhau), và cuối cùng là cung cấp phản hồi xây dựng về quy trình kiểm toán và kết quả cho các bên liên quan, giúp cải thiện quá trình kiểm toán trong tương lai.

Khả năng đánhgiá (Judgment): kỹ năng này của kiểm toán viên nội bộ thường liên quan đến khả năng đánh giá và đưa ra quyết định chính xác và khách quan dựa trên thông tin và dữ liệu có sẵn Đây là một khía cạnh quan trọng của khả năng làm việc của kiểm toán viên, bởi vì họ phải xem xét, phân tích và đưa ra nhận định về tính chính xác, tính hợp lệ và tính phù hợp của thông tin tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức Tính cách này của kiểm toán viên nội bộ thể hiện sự khách quan, logic, cẩn trọng và khả năng phân tích Đặc điểm này giúp họ hiểu rõ tình hình, nhận biết các khía cạnh quan trọng và đưa ra những quyết định tương thích với mục tiêu kiểm toán và các tiêu chuẩn chuyên ngành Các khía cạnh của kỹ năng này bao gồm: đánh giá khả năng có sự sai sót hoặc gian lận trong thông tin tài chính và quyết định kiểm tra mức độ rủi ro cần thực hiện, đánh giá và phân tích dữ liệu tài chính để xác định tính chính xác và tính họp lệ cùa thông tin, đưa ra nhận xét về hiện trạng kiểm soát nội bộ trong tổ chức và đề xuất cải thiện khi cần, đánh giá sự tuân thủ của thông tin tài chính và quy trình kiểm soát nội bộ với các tiêu chuẩn kiểm toán và quy định tài chính liên quan, và cuối cùng là đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để cải thiện quy trình, tài chính và kiểm soát.

Phốihợptốt vớicáccấp quản ỉý (Work well with all management levels): là một kỹ năng mềm quan trọng của kiểm toán viên nội bộ Điều này liên quan đến khả năng tương tác và họp tác một cách hiệu quả với các cấp quản lý khác nhau trong tổ chức Trong ngữ cảnh kiểm toán viên nội bộ, kỹ năng này bao gồm các khía cạnh sau: khả năng tương tác tích cực với các cấp quản lý, bao gồm quản lý cấp cao, trung cấp và cơ sở (kiểm toán viên nội bộ cần thể hiện sự tôn trọng và sẵn sàng lắng nghe ý kiến và thông tin từ các cấp quản lý khác nhau), cần hiểu rõ nhu cầu, mục tiêu và ưu tiên của từng cấp quản lý để giúp họ

Trang 38

tùy chỉnh thông điệp và tiếp cận để phù hợp với từng đối tượng, khả năng chia sẻ thông tin liên quan đen quá trình kiểm toán, kết quả và ý kiến một cách rõ ràng và dễ hiểu cho các cấp quản lý (điều này giúp tạo ra sự hiểu biết và đồng thuận trong tổ chức), cung cấp hỗ trợ và đề xuất giải pháp để cải thiện quy trình và tăng cường kiểm soát nội bộ, góp phần vào quá trình quản lý hiệu quả, và cuối cùng là khả năng làm việc tốt với tất cả các cấp quản lý cũng bao gồm việc hiểu rõ môi trường tổ chức, cơ cấu quản lý và các mối quan hệ liên quan.

Sở hữu sự nhạy cảm về quản trịvả đạođức (Possess governance and ethics sensitivity): Đây là một khả năng quan trọng của các kiểm toán viên nội bộ Khả năng này liên quan đến việc hiểu và nhận thức về các vấn đề quản trị và đạo đức trong quá trình kiểm toán cũng như các nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát nội bộ Khía cạnh của kỹ năng này gồm: khả năng hiểu về cấu trúc tổ chức, quy trình quản trị và phân bố trách nhiệm trong tổ chức (điều này giúp họ phát hiện các vấn đề liên quan đến quản trị), khả năng nhận thức về các vấn đề đạo đức và trách nhiệm liên quan đến việc làm việc với thông tin nhạy cảm và quy trình kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro đạo đức và xác định những hành vi có khả năng gây hại cho danh tiếng và uy tín của tổ chức, khả năng tư vấn cho tổ chức về các vấn đề liên quan đến quản trị, đạo đức và quản lý rủi ro, có tư duy về trách nhiệm xã hội của tổ chức và ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với cộng đồng và môi trường, và cuối cùng là khả năng thể hiện sự quan tâm đối với việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến kiểm toán và quản lý.

Kỹnăng làm việcnhóm (Be team players): là một kỹ năng mềm quan trọng của kiểm toán viên nội bộ Tính cách này liên quan đến khả năng làm việc hợp tác và hiệu quả trong môi trường làm việc nhóm, đặc biệt là trong quá trình kiểm toán nội bộ Trong ngữ cảnh kiểm toán viên nội bộ, khả năng nà đề cập tới các khía cạnh sau: hiểu cách làm việc trong nhóm và cộng tác với các đồng nghiệp khác để đạt được các mục tiêu kiểm toán, chia sẻ thông tin, ý kiến và kết quả kiểm toán một cách mở cửa và hiệu quả trong nhóm làm việc, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi cần, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khả năng xử lý xung đột và quan điểm trái ngược một cách xây dựng để đảm bảo rằng nhóm vẫn hoạt động hiệu quả, khả năng lắng nghe ý kiến của các thành viên khác trong nhóm và đóng góp ý kiến của mình vào các thảo luận và quyết định,

Trang 39

và cuối cùng là khả năng chia sẻ trách nhiệm và đảm bảo rằng mỗi người trong nhóm đóng góp vào quá trình kiểm toán.

Xây dựng mối quan hệ (Relationship building): là một kỹ năng mềm khác quan trọng của kiểm toán viên nội bộ Tính cách này liên quan đến khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ tích cực và hiệu quả với các bên liên quan, bao gồm cả đồng nghiệp, quản lý, khách hàng, và các bộ phận khác trong tổ chức Các khía cạnh của kỹ năng này bao gồm: xây dựng tín nhiệm với các bên liên quan bàng cách thể hiện tính chân thành, tôn trọng và đáng tin cậy trong mọi tương tác, khả năng giao tiếp một cách hiệu quả và lắng nghe một cách tốt, để hiểu rõ nhu cầu, ý kiến và quan điểm cùa các bên liên quan, khả năng tương tác xã hội tích cực và thể hiện sự quan tâm đến người khác trong các cuộc họp, thảo luận và giao tiếp, khả năng tùy biến cách tiếp cận dựa trên loại mối quan hệ và người đang tham gia (tức là khả năng cần thay đổi cách trình bày thông tin và giao tiếp để phù hợp với từng đối tượng), khả năng xử lý xung đột và mâu thuẫn một cách xây dựng nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực, và cuối cùng là khả năng thể hiện sự quan tâm đến người khác, hiểu rõ nhu cầu của họ và tạo ra môi trường tương tác tích cực.

Làm việc độcỉập (Work independently): là một kỹ năng quan trọng của kiểm toán viên nội bộ Tính cách này liên quan đến khả năng làm việc một cách tự chủ, tự quản lý và đảm bảo rằng công việc kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả và đúng hẹn mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào hỗ trợ từ người khác Trong ngữ cảnh kiểm toán viên nội bộ, kỹ năng này đề cập tới các khía cạnh sau: khả năng tự quản lý thời gian để đảm bảo ràng công việc kiểm toán được hoàn thành đúng hạn mà không cần sự can thiệp từ người khác, khả năng lập kế hoạch công việc để xác định các bước cần thực hiện, lịch trình làm việc và ưu tiên công việc, khả năng tự khắc phục khó khăn và sử dụng tài nguyên có sẵn để giải quyết vấn đề trong quá trình kiểm toán mà không cần phải phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ người khác, khả năng hiểu rõ mục tiêu và yêu cầu công việc để có thể làm việc độc lập một cách hiệu quả, khả năng tư duy tích cực và tự giải quyết vấn đề một cách độc lập, và cuối cùng là khả năng làm việc độc lập cũng bao gồm việc chịu trách nhiệm về quá trình làm việc và kết quả của công việc.

Xâydựng dội ngũ (Team building) là một kỹ năng quan trọng của kiểm toán viên nội bộ Tính cách này liên quan đến khả năng tạo ra và duy trì môi trường làm việc nhóm tích cực, tương tác hiệu quả với đồng nghiệp và khuyến khích sự hợp tác và cộng tác Các

Trang 40

trình kiểm toán, dẫn dắt và hỗ trợ các thành viên trong việc hoàn thành nhiệm vụ, khả năng tạo ra môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự hợp tác, góp phần vào tinh thần làm việc nhóm hiệu quả, khả năng khuyến khích sự tương tác và thảo luận trong nhóm, để chia sẻ thông tin, ý kiến và kinh nghiệm, khả năng giải quyết xung đột và quan điểm trái ngược trong nhóm để duy trì tinh thần làm việc tích cực, khả năng xác định và tận dụng năng lực của từng thành viên để tạo ra sự bổ sung và cộng tác trong nhóm, và cuối cùng là khả năng lắng nghe ý kiến cùa các thành viên, đồng thuận với quan điểm khác nhau và tạo ra sự cân nhắc trong quyết định nhóm.

Kỹnăng ỉãnh đạo (Leadership): là một kỹ năng quan trọng của kiểm toán viên nội bộ Kỹ năng này liên quan đến khả năng định hướng, hướng dẫn và tạo động lực cho nhóm, đồng nghiệp hoặc tổ chức để đạt được các mục tiêu và thúc đẩy sự phát triển Trong ngữ cảnh kiểm toán viên nội bộ, kỹ năng này bao gồm các khía cạnh sau: khả năng định hướng và xác định mục tiêu, hướng đi cho quá trình kiểm toán và công việc liên quan đến kiểm soát nội bộ; khả năng dẫn dắt và hỗ trợ các thành viên trong nhóm, tạo động lực và tạo ra môi trường làm việc tích cực; khả năng tự động lực bản thân và người khác, tạo ra sự động viên và tinh thần làm việc hiệu quả; khả năng giao tiếp lãnh đạo, để truyền đạt thông điệp rõ ràng và tạo sự hiểu biết và đồng thuận; khả năng xử lý xung đột và quan điểm trái ngược trong môi trường làm việc; có thể tạo gương mẫu về đạo đức, tinh thần làm việc và hiệu suất cho các thành viên khác trong tổ chức; và cuối cùng là khả năng tư duy chiến lược để xác định hướng đi và các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu.

Anh hưởng (Influence): là một kỹ năng quan trọng của kiểm toán viên nội bộ Tính cách này liên quan đến khả năng tác động lên người khác, thuyết phục và thúc đẩy sự thay đổi hoặc hành động dựa trên lập luận và quan điểm của mình Trong ngữ cảnh kiểm toán viên nội bộ, kỹ năng này bao gồm các khía cạnh sau: khả năng thuyết phục người khác bằng cách trình bày lập luận rõ ràng và sử dụng dẫn chứng thích họp để ủng hộ quan điểm của mình; khả năng giao tiếp một cách hiệu quả, để truyền đạt ý kiến và thông điệp một cách rõ ràng và tác động lên người nghe; khả năng hiểu rõ người nghe, nắm bắt nhu cầu, quan điểm và mong muốn của họ để có thể tác động một cách hiệu quả; khả năng tích hợp các mặt ưu điểm khác nhau và tìm cách kết họp lợi ích chung để thuyết phục người khác; khả năng tác động và thuyết phục người khác trong các tình huống khó khăn hoặc khi gặp

Ngày đăng: 07/06/2024, 06:31