Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về người Hoa được thực hiện bởi các tác giả trong và ngoài nước, nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào hoạt động thương
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận thức rõ ràng về hoạt động thương mại của cộng đồng người Hoa tại khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn trong giai đoạn 1859 – 1945
- Phục dựng rõ diện mạo hoạt động thương mại của cộng đồng người Hoa trên các phương diện: quy mô, tổ chức, phương thức, ngành hàng, đối tác, …
- Chỉ ra những đặc điểm trong hoạt động thương mại của người Hoa tại khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn trong giai đoạn này
- Đánh giá vai trò, đóng góp của cộng đồng người Hoa đối với kinh tế thương mại tại khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn giai đoạn 1859 - 1945.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận Đây là một luận văn khoa học lịch sử nên tôi sẽ sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp cơ bản nhất Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử để có cái nhìn toàn diện về hoạt động thương mại của người Hoa trong giai đoạn 1859 – 1945 Cụ thể là làm rõ bối cảnh lịch sử, tác động từ chính sách của chính quyền thực dân Pháp đến hoạt động thương mại của người Hoa; những thăng trầm trong hoạt động thương mại của người Hoa và những đóng góp của họ vào nền kinh tế Xác định những yếu tố tiền đề mà giai đoạn lịch sử trước đó để lại Cũng như dự đoán hướng phát triển tương lai trong tương quan sự phát triển của dòng lịch sử mà đối tượng nghiên cứu là một phần trong đó Bên cạnh đó, so sánh những tác động lịch sử quốc tế ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu, so sánh hoạt động thương mại của người Hoa qua từng giai đoạn khác nhau, để nêu bật thêm các đặc điểm của từng thời kỳ, so sánh hoạt động thương mại giữa người với các cộng đồng cư dân khác Đề tài sử dụng phương pháp logic trong phân tích, kiến giải các hoạt động nhằm rút ra các nhận định, đánh giá và đặc điểm trong hoạt động thương mại của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn giai đoạn 1859-1945
Bên cạnh đó, tôi sẽ kết hợp các phương pháp bổ trợ như so sánh đối chiếu, thống kê số liệu, điền dã, … để làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu.
Nguồn tài liệu và lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài luận văn này, tôi dựa trên các nguồn tư liệu như sau:
Nguồn tư liệu thư tịch: qua các nguồn tư liệu như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam Hội điển sự lệ, Gia Định Thành thông chí, … Hệ thống văn bản liên quan đến các chính sách, quyết định bổ nhiệm, quyết định thành lập, các hoạt động, niên giám thống kê, các số liệu thống kê của Phòng Thương mại Sài Gòn và Phòng Thương mại Chợ Lớn dưới thời Pháp thuộc, các văn bản liên quan đến hoạt động thương mại của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn dưới thời Pháp thuộc hiện được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II
Nguồn tư liệu khai thác từ các công trình nghiên cứu; các tài liệu chuyên khảo về người Hoa xuất bản trong và ngoài nước; các bài viết đăng lên các tạp chí chuyên ngành như Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Lịch sử, Xưa và Nay, Khoa học
Xã hội, Dân tộc học …; các bộ địa phương chí
Nguồn tư liệu thứ ba tôi tiến hành điền dã, khảo sát tại vị trí các công ty, thương hội, phố chợ, cơ sở kinh doanh, hội quán … của người Hoa tại khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn trước đây.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, vấn đề người Hoa đã được các tác giả đương thời đề cập với những mức độ khác nhau Có thể kể đến Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), … Những công trình này đã ghi lại những sự kiện, hiện tượng xảy ra dưới thời Nguyễn trong đó có một số ít thông tin có liên quan đến người Hoa
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề hoạt động kinh tế - thương mại của người Hoa ở cả trong và ngoài nước
Trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, tiêu biểu nhất là công trình nghiên cứu “Người Hoa ở miền Nam Việt Nam” của Tsai Maw Kuey viết năm 1968 Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về người Hoa ở miền Nam Việt Nam với sự trình bày, phân tích khá sâu sắc Tác phẩm đã đề cập đến lịch sử di cư, sinh hoạt kinh tế, văn hóa xã hội của người Hoa ở miền Nam Tác giả cũng đã đề cập đến sự thành lập của phòng Thương mại Hoa kiều ở Chợ Lớn và sơ đồ về cơ cấu tổ chức Tác giả cũng đề cập đến những ngành là thế mạnh trong hoạt động kinh tế của từng Bang Hội người Hoa Tuy nhiên, trong phạm vi của tác phẩm, việc nghiên cứu về hoạt động thương mại của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn trong thời kỳ Pháp thuộc vẫn còn một số hạn chế đáng lưu ý Mặc dù đã đề cập đến vai trò của cộng đồng người Hoa trong nền kinh tế Sài Gòn – Chợ Lớn trong giai đoạn này, nhưng tác phẩm chưa đi sâu vào các chi tiết cụ thể về các loại hình hoạt động thương mại của họ Điều này góp phần làm giảm đi tính toàn vẹn và sâu sắc của nghiên cứu Hơn nữa, trong tác phẩm chưa đề cập đến các số liệu cụ thể về hoạt động thương mại của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn trong thời kỳ Pháp thuộc
Năm 1993, tác giả Nguyễn Văn Huy cũng đã xuất bản tác phẩm “Người Hoa tại Việt Nam” tại Paris Tác phẩm này đã tập hợp nhiều tư liệu về các hoạt động kinh tế
- văn hóa –xã hội của người Hoa tại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là các chính sách của chính quyền đối với người Hoa trong mỗi thời kỳ nhất định Ngoài ra, tác giả cũng đã giới thiệu những nét chính, thế mạnh trong hoạt động kinh tế của các bang và hội của người Hoa Tuy nhiên việc thiếu đi những số liệu cụ thể cũng là một điểm thiếu sót của tác phẩm
Nhóm tác giả Vương Triệu Tường – Lưu Văn Trí đã xuất bản cuốn “Thương nhân Trung Hoa họ là ai?” (1999, dịch bởi Cao Tự Thanh) Tác phẩm này đã khái quát về quá trình phát triển, đặc điểm về tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của giới thương nhân Trung Hoa Nguồn tài liệu này đã cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản và khái quát diện mạo của giới thương nhân Trung Hoa Ở Việt Nam, một trong những công trình nghiên cứu về đề tài người Hoa mang tính tiên phong đó là công trình nghiên cứu “Thế lực Khách Trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ” của tác giả Đào Trinh Nhất xuất bản vào năm 1924 Trong tác phẩm này, tác giả Đào Trinh Nhất đã bước đầu phác họa được bức tranh của người Hoa từ những gì mắt thấy tai nghe cùng những tư liệu hết sức phong phú về hoạt động kinh tế của người Hoa ở Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX Tác giả cũng đã cho thấy sự trù phú của vùng đất Nam Kỳ và chỉ ra mối nguy hại của việc người Hoa thao túng toàn bộ thị trường Nam Kỳ, nhất là vấn đề độc quyền trong thị trường lúa gạo Tác giả cũng đề xuất các biện pháp chống lại sức ảnh hưởng của Hoa Kiều
Trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa, của tác giả Vương Hồng Sển xuất bản năm 1968 Ông cũng đã cung cấp những tư liệu về nhiều khía cạnh trong cuộc sống của người Hoa như quá trình di dân, phong tục tập quán, chùa chiền, đường phố, các nhân vật người Hoa tiêu biểu … Tuy nhiên, trong tác phẩm này tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ miêu tả và điểm qua một vài nét về người Hoa
Tác giả Nguyễn Cẩm Thúy cũng có tác phẩm Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến năm 1945 (2000) trình bày về những làn sóng di cư của người Hoa vào Việt Nam và vùng đất Nam Bộ, các hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội – chính trị và văn hóa tín ngưỡng của người Hoa Tuy nhiên, việc thiếu đi các số liệu cụ thể cũng là một nhược điểm của tác phẩm này
Tác giả Huỳnh Lứa cũng đã tập hợp những bài viết trong cuốn sách Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII (2000) và viết nên tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ (2017) trên cơ sở kế thừa những tư liệu của các sử gia phong kiến, các công trình khảo cứu tập thể, cá nhân đi trước Mặc dù qua tác phẩm này, tác giả mới chỉ đưa ra cái nhìn tổng quan nhưng có thể nói đây là một công trình được viết khá công phu và là một tư liệu không thể thiếu cho những ai quan tâm nghiên cứu về lịch sử của vùng đất Nam Bộ
Phan An, một chuyên gia nghiên cứu về người Hoa ở Nam Bộ, ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, như: Người Hoa ở Nam Bộ (2005), Góp phần tìm hiểu văn hóa người Hoa ở Nam Bộ (2006), Quá trình hội nhập và phong trào đấu tranh cách mạng của người Hoa Sài Gòn – Chợ Lớn và các tỉnh Nam Bộ từ năm 1930 đến năm 1975 (2013), Văn hóa người Hoa Nam Bộ (2016) Trong các tác phẩm này, ông đã trình bày một cách hệ thống về lịch sử, hoạt động kinh tế, đời sống xã hội của cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ, đồng thời tạo nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này
Trong cuốn sách 100 câu hỏi đáp về người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh (2013) của tác giả Phan Thị Yến Tuyết – Cao Tự Thanh đã giới thiệu tóm tắt những vấn đề, sự kiện, nhân vật nổi bật trong lịch sử phát triển của cộng đồng người Hoa ở vùng đất Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh Tác phẩm này đã cung cấp cho tôi những thông tin ngắn gọn, súc tích về những đặc điểm của cộng động người Hoa, nhất là trong thời Pháp thuộc
Nam Bộ đất và người do tác giả Võ Văn Sen chủ biên (2011) là bộ sách tập hợp bài viết của nhiều tác giả khác nhau về phương pháp luận, lịch sử, nhân vật, vấn đề khảo cổ và di sản văn hóa Trong bộ sách này có tập hợp một số bài viết về hoạt động kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử, nhân vật của người Hoa, … được tôi lựa chọn để tham khảo
Tác giả Trần Khánh, là một tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về người Hoa bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á (1992), Người Hoa trong xã hội Việt Nam (thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn) (2002) Các công trình nghiên cứu trên đều có các điểm chung là tác giả đã tập trung phân tích những yếu tố và quá trình xã hội tác động đến sự thay đổi hình thức kinh doanh của người Hoa và vai trò của họ trong sự hình thành, phát triển những ngành kinh tế then chốt ở Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á Ngoài ra, tác giả Trần Khánh còn có rất nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như: Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Đông Nam Á (1984), Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á (1992), Sự hình thành cộng đồng người Hoa ở Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX (2001), Tìm hiểu các tổ chức xã hội và nghiệp đoàn của người Hoa ở Việt Nam trong lịch sử (2002), Đặc điểm và xu hướng đầu tư của người Hoa ở Việt Nam (thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn) (2002), Vị trí người Hoa trong nền thương mại Việt Nam thời Pháp thuộc (2002), … Trong các tác phẩm này, tác giả đã trình bày những chính sách cơ bản thời triều Nguyễn, thời Pháp thuộc, thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đối với người Hoa trên nhiều mặt như nhập cảnh, cư trú, quốc tịch, vấn đề thuế khóa, an ninh trật tự, vấn đề xã hội Đặc biệt khi trình bày về vai trò của người Hoa trong nền kinh tế nước ta thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn, tác giả Trần Khánh đã cung cấp những số liệu, bảng biểu, sơ đồ hết sức có giá trị về mặt tư liệu cho đề tài của tôi
Tác giả Châu Thị Hải có một số tác phẩm về người Hoa như Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong lịch sử (1998) và Người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay (2006) Qua các tác phẩm này, tác giả đã nhấn mạnh về vị thế kinh tế của người Hoa và bước đầu giới thiệu về sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa Ngoài những tác phẩm này, tác giả Châu Thị Hải cũng có rất nhiều bài viết về đề tài người Hoa được đăng trên các tạp chí chuyên ngành khác
Tác giả Nguyễn Đức Hiệp cũng có những tác phẩm Sài Gòn -Chợ Lớn: Ký ức đô thị và con người, Sài Gòn và Nam Kỳ trong thời kỳ canh tân 1875-1925, Sài Gòn – Chợ Lớn: Qua những tư liệu quý trước 1945, Lịch sử doanh nghiệp và công ở Sài Gòn và Nam Kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945, Kinh tế và xã hội người Hoa ở Chợ Lớn vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, Sài Gòn - Chợ Lớn: Đời Sống Xã Hội
Và Chính Trị Qua Tư Liệu Báo Chí (1925-1945) Các tác phẩm này đã cung cấp những tư liệu khái quát về hoạt động kinh tế ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn dưới thời Pháp thuộc và có đề cập đến hoạt động kinh tế của người Hoa, tác giả cũng đề cập đến những thương nhân người Hoa nổi tiếng ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn, những doanh nghiệp của người Hoa, người Hoa trong thị trường lúa gạo, v.v Các tác phẩm này cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích để hoàn thiện đề tài này
Đóng góp của luận văn
Luận văn Thạc Sĩ Lịch Sử Việt Nam với đề tài "Hoạt động thương mại của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn (1859 – 1945)" đóng góp vào việc hệ thống hóa nguồn tư liệu liên quan đến cộng đồng người Hoa Thông qua luận văn sẽ tái hiện lại bức tranh tổng thể và toàn diện, bổ khuyết những khoảng trống về các hoạt động thương mại của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn trong giai đoạn này Từ đó sẽ giúp hiểu rõ hơn về vai trò và đóng góp của người Hoa trong phát triển kinh tế và xã hội của Sài Gòn – Chợ Lớn trong giai đoạn từ 1859 đến 1945
Luận văn đã tập hợp được các nguồn tài liệu phong phú có liên quan đến người Hoa cả trong và ngoài nước, trong đó có những tư liệu điền dã có ý nghĩa quan trọng
Do đó luận văn sẽ có giá trị tham khảo cho sinh viên ngành Lịch Sử và các ngành khoa học xã hội và nhân văn
Với công trình nghiên cứu này, tôi đã làm rõ những đặc điểm về hoạt động thương mại của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn trong giai đoạn 1859 – 1945 Bên cạnh đó, chúng tôi còn nêu lên vai trò của hoạt động thương mại của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn đối với nền kinh tế Nam Kỳ trong giai đoạn này Ngoài ra, với đề tài luận văn này tôi cũng gợi mở thêm một số hướng nghiên cứu mới cho những công trình tiếp theo.
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HOA Ở SÀI GÒN – CHỢ LỚN VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA TRƯỚC NĂM 1859
Tổng quan về quá trình định cư của người Hoa đến Sài Gòn – Chợ Lớn từ năm 1679 - 1858
Vài nét về tổ chức xã hội của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn từ thế kỷ XVII đến năm 1945
từ thế kỷ XVII – năm 1859
Hoạt động thương mại của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ lớn trước năm 1859
Chương 2: Hoạt động thương mại của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn giai đoạn
2.1 Chính sách của chính quyền thực dân Pháp đối với cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn
2.2 Hoạt động thương mại của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn trong giai đoạn từ 1859-1896
Chương 3: Hoạt động thương mại của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn trong hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
3.1 Tác động từ chính sách khai thác thuộc địa của chính quyền thực dân Pháp đối với cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn (1897-1945)
3.2 Hoạt động thương mại của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1918)
3.3 Hoạt động thương mại của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1945)
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA NGƯỜI HOA Ở VÙNG ĐẤT SÀI GÒN – CHỢ LỚN GIAI ĐOẠN 1859 – 1896
Chính sách quản lý nhân khẩu của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn
Tại Nam Kỳ, thực dân Pháp lần lượt tiến hành đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1859 – 1862) và các tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867) Sau khi đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành quá trình thiết lập chế độ thuộc địa tại đây
Trước tình hình bất ổn của xã hội Trung Quốc trong giai đoạn này, làn sóng di cư của người Trung Hoa sang các quốc gia lân cận ngày càng gia tăng Ở khu vực Nam
Kỳ đặc biệt là Sài Gòn – Chợ Lớn cũng là nơi người Hoa đến tập trung đông đúc trong giai đoạn này Người Pháp rất quan tâm đến bộ phận cư dân mới đến này và đã đưa ra những chính sách dành riêng cho họ nói riêng cũng như cộng đồng người Hoa đã sinh sống tại Sài Gòn – Chợ Lớn nói chung
Ngoài ra người Pháp cũng nỗ lực tìm cách lợi dụng cộng đồng người Hoa, biến họ thành một lực lượng quan trọng cho quá trình khai thác thuộc địa Bởi vì, khi thực dân Pháp tiến đánh các tỉnh miền Đông Nam Kỳ thì đa số người Việt và người Minh Hương đã đi tị địa tại các nơi khác, một số cư dân còn ở lại thì không muốn hợp tác với người Pháp
Vì vậy, thực dân Pháp buộc phải dựa vào số người Hoa và những người châu Á cũ sinh sống quanh khu vực Sài Gòn và Chợ Lớn, mặt khác tạo điều kiện để cho người các nước và vùng lãnh thổ khác nhập cư, nhất là cộng đồng người Hoa nhập cư không hạn chế và đề ra những chính sách riêng để tiện bề quản lý
Người Pháp đã ban hành nhiều chính sách có ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động thương mại của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn
Ngay từ năm 1865, chính quyền thực dân Pháp đã cho lập Sở nhập cư ngay cảng Sài Gòn để đón nhận những nhóm di cư người Hoa (Nguyễn Cao Lâm, 2022, tr.48) Việc cho lập Sở nhập cư đã cho thấy rằng thực dân Pháp đã rất quan tâm đến vấn đề nhập cư của cộng đồng người Hoa Bởi bên cạnh việc kiểm soát số lượng người Hoa nhập cư, chính quyền thực dân Pháp còn muốn khai thác nguồn lợi từ những người Hoa này thông qua việc đánh thuế vào công việc kinh doanh của họ
Khác với cộng đồng người Việt, người Hoa do có những đặc thù nhất định nên người Pháp cũng đã đề ra chính sách quản lý riêng cho họ và chính sách này thay đổi theo từng giai đoạn Bởi qua mỗi thời điểm, số lượng dân người Hoa nhập cư vào nước ta số lượng khác nhau, thành phần và hình thức nhập cư cũng khác Đối với cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn chính quyền Pháp đã đề ra chính sách riêng để quản lý họ bắt đầu từ năm 1871
“Nghị định ngày 5-10-1871 của Soái phủ Sài Gòn gồm 56 điều được xem là văn kiện đầu tiên đề cập đến vấn đề này
“Người Hoa nhập cư vào Sài Gòn chia làm ba hạng:
3 Thợ, cu li, người ở làm công (à gages) (Điều 4)
Hạng thứ nhất gồm những người có bà con ở Nam Kỳ thuộc hàng thứ nhất, thứ nhì và nghiệp chủ buôn bán có đóng thuế môn bài và thuế điền hàng năm từ 300fr trở lên Hạng thứ hai có bà con buôn bán đóng thuế môn bài và nghiệp chủ đóng thuế điền hàng năm dưới 300fr Hạng thứ ba gồm những người không thuộc vào hai hạng trên (Điều 5)
Sự phân hạng được làm ngay khi các đương sự mới tới do một Ủy ban thường trực trong mỗi bang, dưới quyền chủ tọa của Bang trưởng hay Bang phó Ủy ban ấy có ba thành viên được bầu cùng lúc với Bang trưởng và cùng nhiệm kỳ (Điều 6) Bang trưởng và Bang phó chọn trong các nhân sĩ và bầu nhiệm kỳ một năm với các nhân sĩ và tráng đinh Sự bầu cử ấy phải được Thống soái phê duyệt Bang phó chỉ thay
Bang trưởng khi bị vắng mặt hoặc bị cản trở (Điều 7)
Về dân sự, bang phải chịu trách nhiệm về tất cả hội viên trước chính quyền Do đó, bang được toàn quyền nhận vào bang những người mà bang thấy vô sự, hoặc trục xuất khỏi bang những phần tử mà bang không muốn cưu mang Sự trục xuất ấy chỉ có hiệu lực đối với chính quyền từ ngày lệnh trục xuất được ban bố Sự trục xuất ấy coi như không có nếu đương sự đã bỏ trốn trước hoặc bị tầm nã khi có lệnh trục xuất Trong mọi trường hợp, lệnh trục xuất được công bố vẫn không miễn trừ trách nhiệm dân sự cho bang về các hành vi trước kia của đương sự (Điều 8)
Bang trưởng và Bang phó hợp tác với nhà chức trách giữ gìn an ninh trật tự của bang, Các đương chức có quyền kiểm soát trực tiếp từng hội viên và có thể nhờ chính quyền can thiệp để bảo đảm trật tự công cộng Các đương sự phải luôn luôn dựa vào danh bộ (catalogue) báo cáo các hoạt động đột khởi trong số hội viên của bang Trong các làng không có tổ chức bang, việc kiểm soát các Hoa kiều do Lý trưởng chịu trách nhiệm (Điều 9) Các Hoa kiều thuộc hạng hai và hạng ba phải có sổ tùy thân (livret carte) (Điều 10)
Hoa kiều hạng nhất không phải mang sổ tùy thân Họ được cấp thẻ xuất nhập cảnh (carte-passeport) và phải trình chiếu khán hàng năm nơi hạt Thanh tra sở tại, hoặc ngoài hạt của mình, nơi mà mình đang tạm trú (Điều 11) Các bang Hoa kiều được chính quyền công nhận gồm có 7 bang là Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Quỳnh Châu, Phước Châu, Hải Nam và Hẹ (Hăka, Akas) (Điều 12)
Tất cả các Hoa kiều không muốn gia nhập bang đều không được phép cư trú trên đất Nam Kỳ, nếu đương sự không chứng minh được một hợp đồng lao động Thiếu nó, đương sự bị trục xuất bởi chính quyền và chịu mọi phí tổn (Điều 13)” (Nguyễn Đình Tư, 2022, tr.504 – 505)
Bên cạnh đó, vào năm 1865, chính quyền thực dân Pháp cũng đã cho thành lập một Hội Đồng Quản Hạt tại Chợ Lớn Trong Hội đồng này có 5 người Việt Nam, 15 người Hoa và 5 người Minh Hương Nhiệm vụ chính của Hội đồng này là đón tiếp những người Hoa di cư và thu thuế cư trú Người Hoa khi nhập cư Việt Nam nói chung và khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn nói riêng, họ bắt buộc phải gia nhập một trong bảy bang đã có từ thời Nguyễn
Sau Nghị định năm 1871, do có một số điểm còn chưa ổn nên chính quyền thực dân Pháp lại tiếp tục cho ban hành một Nghị định mới để quản lý số lượng dân nhập cư vào Nam Kỳ Trong những người dân nhập cư đó có những cư dân người Hoa Trong đó, nổi bật nhất của Nghị định này đó chính là số lượng Bang người Hoa từ số lượng
Chính sách liên quan đến thiết chế xã hội người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn
Trong quá trình xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, mà cụ thể là ở Sài Gòn – Chợ Lớn, thực dân Pháp luôn giữ thái độ hòa hảo với người Hoa, muốn sử dụng người Hoa như một hậu phương vững chắc Chính quyền Pháp vẫn cho người Hoa duy trì các quan hệ thiết chế xã hội truyền thống bao gồm cả hoạt động của các Bang hội Tuy nhiên, khác với chính sách của triều Nguyễn, người Pháp lại muốn can thiệp vào tổ chức Bang hội của người Hoa Điển hình nhất đó là chính quyền thực dân Pháp đã điều chỉnh về số lượng cũng như hình thức xếp loại người Hoa của 7 bang người Hoa đã có từ triều Nguyễn Đó là từ bảy bang xếp loại theo địa dư là Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Quỳnh Châu, Phước Châu, Hải Nam và Hẹ (Hăka, Akas) xuống còn năm bang địa dư vào năm 1885 là Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Hẹ Năm bang của người Hoa được sự chấp thuận của người Pháp và duy trì hoạt động ổn định trong một thời gian dài Sau hiệp ước Hoa – Pháp năm 1946, hình thức bang hội này được bãi bỏ và thay thế bằng những nhóm hành chính Trung Hoa địa phương”, do chính phủ Trung Quốc cho rằng hệ thống này có mục đích gây chia rẽ (Tsai Maw Kuey,
Người Pháp còn thể hiện sự can thiệp sâu rộng vào thiết chế xã hội người Hoa thông qua việc can dự vào vấn đề bầu cử, ra quyết định thừa nhận các trưởng bang của các Bang hội, nhưng vẫn trên cơ sở là để họ tự bầu lấy Bang trưởng của mình Theo đó, chức Bang trưởng được đại diện trong bang giới thiệu qua hình thức bầu cử hoặc đề nghị, được lãnh sự quán Trung Hoa dân quốc chấp nhận và chính quyền Pháp chính thức bổ nhiệm (Nguyễn Cao Lâm, 2022, tr.47)
Bên cạnh đó, người Pháp còn quy định mỗi Hoa kiều khi sang định cư tại Nam
Kỳ nói chung và Sài Gòn – Chợ Lớn nói riêng phải gia nhập vào các bang hội Trong bảng quy chế các bang hội người Hoa được Pháp ban hành ngày 27/1/1886 đã nêu rõ khi đã định cư, mỗi kiều dân Trung Hoa phải gia nhập vào một trong năm bang (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hạ Châu (Hẹ, Hakka) để chịu sự quản lý Các Bang trưởng, Bang phó sẽ thay mặt chính quyền thực dân Pháp thu thuế thân, bù lại họ được toàn quyền quản trị (Nguyễn Cao Lâm, 2022, tr.47)
Ngoài ra đến đầu thế kỷ XX còn có thêm Hiệp hội bốn bang của bốn bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ lập nên ở Nam Bộ Về sau Hiệp hội bốn bang được mở rộng thành Hội Hoa kiều Việt nam chuyên trách về các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, tài chính, kiểm soát …
Vì vậy, để lấy lòng cộng đồng người Hoa, chính quyền thực dân Pháp áp dụng những chính sách ưu đãi, mua chuộc
Ngày 27-2-1882 Thống đốc Nam Kỳ đã cho phép người Hoa lập câu lạc bộ riêng với những quy định cụ thể, nhưng nổi bật nhất đó chính là người Pháp đòi hỏi việc đóng góp tài chính bằng mọi hình thức
[…] Giấy cam kết toàn hội viên chịu liên đới đóng vào kho bạc số tiền ký quỹ 1.000 đồng, nếu có vi phạm các quy định có tính pháp lý của Nghị định này, thì chung đóng khoản tiền phạt 20 đồng sẽ trích trong số tiền ký quỹ, và số tiền này phải bổ sung ngay trong hạn 8 ngày Nếu không thực hiện đúng như thế thì câu lạc bộ bị đóng cửa ngay và số tiền ký quỹ sẽ bị sung công Nếu vi phạm không mang tính pháp lý thì sẽ bị đóng khoản tiền phạt do Thống đốc định, sau khi hỏi ý kiến Hội đồng Tư mật Đóng các lệ phí đăng ký liên quan đến câu lạc bộ (Nguyễn Đình Tư, 2022, tr.506)
Người Pháp cũng đã ký kết các hiệp ước với chính phủ Trung Hoa (triều đình Mãn Thanh) nhằm tạo một cơ sở pháp lý để người Hoa cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng nhiều quyền lợi kinh doanh hơn người bản địa và các ngoại kiều khác
Sự ưu ái của người Pháp đã tạo một điều kiện thuận lợi để người Hoa tham gia vào hoạt động kinh doanh trên nước ta nói chung và Sài Gòn – Chợ Lớn nói riêng Ngoài ra còn giúp từng bước thiết lập mối quan hệ giữa người Pháp và người Hoa trong hoạt động thương mại trên đất nước ta trong đó có Sài Gòn – Chợ Lớn Trong các hiệp ước người Pháp đã ký kết với chính quyền Mãn Thanh thì có Hiệp ước Thương mại Thiên Tân ký ngày 24 tháng 4-1886 cho phép ngoại kiều Trung Hoa được tự do hoạt động kinh doanh trên đất Việt Nam” (Trần Khánh, 2002, tr.172)
Thông qua việc thực hiện các chính sách liên quan đến thiết chế xã hội đã cho thấy rằng người Pháp luôn xem người Hoa là một lực lượng quan trọng đối với họ Bởi vì, cộng đồng người Hoa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, có mối quan hệ kinh doanh rộng lớn với người Hoa ở hải ngoại và nắm giữ vị trí chủ chốt trong hoạt động xuất cảng lúa gạo “siêu lợi nhuận” Mặt khác, người Pháp luôn coi cộng đồng người Hoa nói chung và cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn là “con bò sữa” để chính quyền thực dân có thể áp đặt các hình thức thu thuế và các loại lệ phí để moi tiền.