1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ đề môn CNXHKH: Tại sao dân chủ là động lực của công cuộc đổi mới Thực trạng thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở Việt Nam thời gian qua và giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật của cán bộ, nhân dân.

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chủ đề môn CNXHKH: Tại sao dân chủ là động lực của công cuộc đổi mới? Thực trạng thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở Việt Nam thời gian qua và giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật của cán bộ, nhân dân. BÀI LÀM 1. MỞ ĐẦU Đảng ta khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ, tất yếu phải trải qua quá trình cách mạng lâu dài, với nhiều khó khăn, thách thức. Thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình với những bước đi và cách thức phù hợp với hiện thực xã hội. Trong quá trình đó, có những nhiệm vụ trước mắt đòi hỏi phải thực hiện ngay và có những nhiệm vụ mang tầm chiến lược, yêu cầu sự kiên nhẫn, bền bỉ để đạt được những mục tiêu đã xác định, do vậy chúng ta cần thận trọng, kiên trì và có quyết tâm cao để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, về phương diện thực hành dân chủ, nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa và xã hội, đặc biệt là dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phát huy và ngày càng mở rộng. Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Xuất phát từ nhận thức trên, việc nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có ý nghĩa cả về mặt lý luận và về mặt thực tiễn. Đặc biệt cần làm rõ các nội dung: vì sao dân chủ là động lực của công cuộc đổi mới? Thực trạng thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở Việt Nam thời gian qua và giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Trang 1

Chủ đề môn CNXHKH: Tại sao dân chủ là động lực của công cuộc đổi mới?Thực trạng thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở Việt Nam thời gianqua và giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật của cán bộ, nhân dân.

BÀI LÀM1 MỞ ĐẦU

Đảng ta khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ, tất yếuphải trải qua quá trình cách mạng lâu dài, với nhiều khó khăn, thách thức Thựchành dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình với những bước đi và cách thức phùhợp với hiện thực xã hội Trong quá trình đó, có những nhiệm vụ trước mắt đòi hỏiphải thực hiện ngay và có những nhiệm vụ mang tầm chiến lược, yêu cầu sự kiênnhẫn, bền bỉ để đạt được những mục tiêu đã xác định, do vậy chúng ta cần thậntrọng, kiên trì và có quyết tâm cao để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội ở nước ta.

Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, về phương diệnthực hành dân chủ, nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tạo nênnhững thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới trên mọi lĩnhvực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa và xã hội, đặc biệt là dân chủ xã hội chủ nghĩađã được phát huy và ngày càng mở rộng Quyền con người, quyền công dân vềchính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảođảm theo Hiến pháp và pháp luật; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệmđối với xã hội Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnhvực của đời sống xã hội bằng hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

Xuất phát từ nhận thức trên, việc nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa vừacó ý nghĩa cả về mặt lý luận và về mặt thực tiễn Đặc biệt cần làm rõ các nội dung:vì sao dân chủ là động lực của công cuộc đổi mới? Thực trạng thực hiện quyền dânchủ trực tiếp của nhân dân ở Việt Nam thời gian qua và giải pháp nâng cao văn hóapháp luật của cán bộ, nhân dân.

2 NỘI DUNG

Trang 2

2.1Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người;

là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, một chế độ chính xã hội mà ở đó những quyền cơ bản cùa con người được pháp luật thừa nhận và bảovệ; đồng thời, những quyền này được thể chế thành các nguyên tắc như quyền lựcthuộc về nhân dân, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, thiểu số phục tùng đasố, quyền tự do tư tưởng, ý chí, hành động, bầu cử tự do và công bằng , để quyđịnh quyền lợi, trách nhiệm của nhân dân đối với nhà nước, cộng đồng và ngược lại.

trị-Dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời sau nền dân chủ tư sản, trên cơ sở kế thừa

những giá trị của dân chủ tư sản, với mục đích đem lại quyền lực thực sự cho nhândân, tạo đỉều kiện, cơ chế để người dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ công dân

đối với nhà nước và ngược lại Về chính trị, quyền lực thuộc về đa số nhân dân, do

đảng cộng sản lãnh đạo thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Về kinh

tế, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng và thực hiện trên cơ sở kinh tế là

chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất (tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về nhân dânthông qua nhà nước) Nhân dân là chủ thể trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và

hưởng thụ công bằng các thành quả lao động Về văn hóa - xã hội, nền dân chủ xã

hội chủ nghĩa được xây dựng và thực hiện trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Lênin, giá trị truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại Mọi cá nhân cóquyền được tạo điều kiện để cống hiến và phát triển toàn diện.

Mác-Ở nước ta, dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ chính trị do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đấtnước.Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là chế độ dân chủ thực sự, không phải làdân chủ hình thức, cực đoan, vô chính phủ, nó đối lập với chuyên quyền độc đoán,đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, quan liêu Việc thực hành dân chủ đã có nhữngbước tiến căn bản trong các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa và xã hội.Quyền công dân, quyền con người được khẳng định rõ ràng trong Hiến pháp năm2013 Nhân dân cảm nhận được bầu không khí dân chủ hơn, cởi mở hơn Nhân dân

Trang 3

đã chủ động bàn bạc, tham gia ý kiến, thực hiện quyền làm chủ, bày tỏ chính kiếncủa mình; đồng thời, tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền, thểhiện tốt vai trò giám sát đối với cán bộ, đảng viên, thẳng thắn góp ý kiến về hoạtđộng của cơ quan Nhà nước.

2.2Dân chủ là động lực của công cuộc đổi mới.

Đảng ta khẳng định: Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sựthuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạngViệt Nam” và cũng khẳng định dân chủ là động lực của công cuộc đổi mới bởi vì:

Từ Đại hội VI, trong tiến trình đổi mới, với những nhận thức mới về chủnghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, xuất phát từ thựctiễn và trải qua hoạt động thực tiễn, nhất là khi đi vào kinh tế thị trường, mở cửa vàhội nhập… và trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh từ “dân là chủ” đến “dân làm chủ”.Đảng ta không chỉ xác định vị thế, tư cách chủ thể xã hội là của nhân dân, “dân làgốc”, mà quan trọng hơn, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phải làm chonhân dân được hưởng quyền làm chủ và có năng lực, phương pháp, bản lĩnh làmchủ trên thực tế Khi đó, dân chủ trở thành động lực để xây dựng, phát triển đấtnước

Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng các hình thức trực tiếp vàgián tiếp, thông qua các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, trên cơ sở nền kinh tếxã hội chủ nghĩa với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Nhà nước “đại diện choquyền làm chủ của nhân dân; đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối củaĐảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diệntrên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội” Dân chủ đã thâmnhập vào mọi quan hệ chính trị - xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao quátmọi góc độ trong sự tồn tại của con người, tạo ra ngày càng đầy đủ những điều kiệncho sự giải phóng mọi năng lực sáng tạo của con người Đây cũng là căn cứ đểĐảng ta xác định, dân chủ là động lực của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Trang 4

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải gắn chặt Dân với Dân chủ, Dân chủ vớiDân vận, với Đại đoàn kết dân tộc để mọi người, mọi việc, mọi tổ chức đều vì dân,đều phải đặt công việc phục vụ dân lên hàng đầu, tất cả phải “dĩ công vi thượng”,phải “quang minh chính đại”, phải đủ bốn đức làm người - cần kiệm liêm chính,phải suốt đời thi hành một nền chính trị liêm khiết, thanh khiết, từ trên xuống, từdưới lên Coi dân chủ như một giá trị tài sản, nó như “tư liệu sản xuất” mà ngườidân đóng vai trò chủ sở hữu dân chủ Thực hành dân chủ rộng rãi sẽ là chiếc chìakhóa vạn năng để giải quyết mọi công việc, vượt qua mọi khó khăn Đảng ta đã sớmnhận ra vai trò động lực của dân chủ, đến Đại hội XII tiếp tục xác định, dân chủ làmột trong những động lực hàng đầu trong hệ thống các động lực phát triển ở nước tatrong đổi mới, phát triển và hiện đại hóa.

2.3Thực trạng thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở Việt Namthời gian qua.

Những hình thức dân chủ trực tiếp phổ biến hiện nay gồm: bầu cử, bãi miễnđại biểu, trưng cầu ý dân, thực hiện quyền sáng kiến lập pháp; bỏ phiếu toàn dân vàlấy ý kiến có tính quyết định tại cơ sở Bên cạnh đó, một số hình thức khác thể hiệný chí của công dân cũng mang dấu hiệu của dân chủ trực tiếp (tính trực tiếp thể hiệný chí, tính tự mình thực hiện, tính quyền lực) cũng có thể được xem là các biểu hiệnđa dạng của dân chủ ở Việt Nam như: khiếu nại, tố cáo, phản biện xã hội, tư vấn xãhội, dân nguyện

Thực trạng thực hiện dân chủ trực tiếp bằng hình thức bầu cử và bãi miễn đạibiểu dân cử.

Việc tổ chức bầu cử trên thực tế qua các kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồngnhân dân (HĐND) các cấp ở nước ta từng bước được đổi mới, đem lại kết quả tíchcực, góp phần quan trọng vào việc phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhìn từ các quy định pháp luật vềquyền bầu cử, ứng cử của công dân, các nguyên tắc bầu cử, số lượng cử tri tham giabầu cử và tỷ lệ số phiếu trúng cử của các đại biểu thì có thể thấy chế độ bầu cử ở

Trang 5

Việt Nam là chế độ bầu cử dân chủ Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được,thực trạng việc bảo đảm quyền bầu cử của cử tri cho thấy còn bộc lộ những hạn chế,biểu hiện trên các phương diện cụ thể: Số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu đôngnhưng còn chưa thực chất Cử tri chưa thực sự phát huy được tinh thần, trách nhiệmtrong việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong bầu cử Sự quan tâm của một bộ phậnngười dân đối với các hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND chưacao, chưa đầy đủ Tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong bầu cử thông qua việc giớithiệu và phân bổ người ứng cử ở các đơn vị bầu cử, dẫn đến nhiều đại biểu trúng cửchủ yếu vẫn do cơ cấu và hiệp thương hơn là do cử tri quyết định lựa chọn Còn tìnhtrạng bầu hộ, bầu thay khiến cho kết quả bầu cử không phản ánh đúng thực chấttrình độ, năng lực, bản lĩnh của các ứng cử viên, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượngcủa đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định “Đại biểu Quốc hội không cònxứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm”.Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định “Đại biểu HĐND khôngđáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu HĐND, không còn xứng đáng với sự tínnhiệm của Nhân dân thì bị cử tri bãi nhiệm; Thường trực HĐND quyết định việcđưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND theo đề nghị của UBMTTQ Việt Nam cùngcấp; Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND thì việc bãi nhiệm được tiếnhành theo trình tự do UBTVQH quy định” Thực tế, cử tri trực tiếp thực hiện quyềnđề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, HĐND còn hạn chế.

Thực trạng thực hiện dân chủ trực tiếp bằng hình thức trưng cầu ý dân vàphản biện xã hội

Trưng cầu ý dân được xem là một hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp điển

hình, người dân thể hiện ý chí của mình thông qua lá phiếu, bỏ phiếu trực tiếp vànhà nước có nghĩa vụ phải thực hiện theo ý chí của nhân dân Triển khai thi hànhHiến pháp năm 2013, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Quốc hội đã thông qua

Trang 6

Luật Trưng cầu ý dân số 96/2015/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, trong đóquy định rõ những vấn đề quan trọng của đất nước cần được đưa ra trưng cầu ý dân

Phản biện xã hội là một hình thức thực hiện quyền dân chủ trong nhà nước

pháp quyền, phát huy và mở rộng dân chủ, là phương thức quan trọng để đạt đồngthuận xã hội Tạo dựng thói quen thảo luận và bảo đảm quyền tự do ngôn luận đểkhích lệ cá nhân, các tổ chức tham gia thảo luận về các vấn đề quan trọng của quốcgia Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân bao hàm hoạt động giám sát và phản biện xã hội, nhất là phản biện xã hội.Tuy nhiên, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa thực hiện triệt đểvai trò giám sát và phản biện xã hội Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện hơn các quyđịnh về quyền giám sát của nhân dân, cơ chế pháp lý bảo đảm cho nhân dân trựctiếp giám sát hoạt động của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức,cơ quan Đảng, Nhà nước.

Thực trạng thực hiện dân chủ trực tiếp qua dân chủ trực tiếp ở cơ sở.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở là bước tiến mở rộng dân chủ trực tiếp, nâng cao

chất lượng dân chủ đại diện, đưa phương châm “Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,

dân giám sát, dân hưởng thụ” theo tinh thần của Đại hội XIII vào cuộc sống ở cơ sở.

Thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinhtế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở, góp phần nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên; khôngngừng nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước và tráchnhiệm đội ngũ cán bộ, công chức; góp phần đổi mới phương thức hoạt động và nângcao vai trò, uy tín của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân Hiện nayngười dân cảm nhận bầu không khí dân chủ hơn, cởi mở hơn Người dân đã chủđộng bàn bạc, tham gia ý kiến, thực hiện quyền làm chủ, bày tỏ chính kiến củamình, ví dụ: người dân tham gia vào tổ giám sát cộng đoàn các công trình phúc lợi ởđịa phương như giao thông nông thôn, cầu, đường, thuỷ nông nội đồng…thể hiệnquyền dân chủ của người dân, đồng thời, tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng,

Trang 7

chính quyền, thể hiện tốt vai trò giám sát đối với cán bộ, đảng viên, thẳng thắn góp

ý kiến về hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương, việc thực hành dân chủ

trong xã hội đã có những bước tiến căn bản trong các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trịđến văn hóa và xã hội Tuy nhiên, thực tế đôi lúc quyền làm chủ của nhân dân chưađược tôn trọng và phát huy đầy đủ, thậm chí còn không ít hiện tượng vừa chuyênquyền, độc đoán, mất dân chủ hay dân chủ hình thức, dân chủ quá trớn, cực đoan.Chưa có cơ chế bảo đảm để nhân dân thực hiện vai trò chủ thể của quyền lực, trênthực tế, quyền lực vẫn thuộc về các cơ quan nhà nước, việc nhân dân giám sát chínhquyền còn rất mờ nhạt Việc giải quyết yêu cầu phát huy dân chủ, tự do ngôn luận,lắng nghe các ý kiến khác biệt, tư duy phản biện trong xã hội với việc giữ vững kỷluật, kỷ cương, phép nước còn nhiều bất cập Tình trạng tách rời, thậm chí đối lậpgiữa dân chủ và kỷ cương, dân chủ và pháp luật còn xuất hiện ở không ít người.Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm, cótình trạng lợi dụng dân chủ để gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnhhưởng đến trật tự, an toàn xã hội

2.4 Giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Nâng cao văn hóa pháp luật của cán bộ, nhân dân, qua đó xây dựng lối sốngtuân thủ pháp luật là yêu cầu quan trọng và cấp thiết trong công cuộc xây dựng vàquản lý đất nước hiện nay Công việc này đòi hỏi phải có những đổi mới sâu sắc vềnhận thức và thực hiện nhiều giải pháp trên nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự tham gia tíchcực của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi cán bộ, nhân dân Thực hiệnđồng bộ một số giải pháp sau đây sẽ góp phần nâng cao dân trí pháp lý, xây dựng ýthức tôn trọng thực hiện pháp luật, đảm bảo cho vai trò quản lý xã hội bằng phápluật của nhà nước nhằm nâng cao văn hóa pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Một là, phải chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,làm cơ sở cho mọi hoạt động xã hội.

Trong những năm qua, nhà nước ta cũng đã rất quan tâm đến công tác xâydựng pháp luật và có nhiều hoạt động tích cực đẩy mạnh công tác xây dựng pháp

Trang 8

luật, hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các quan hệ xã hội vận động vàphát triển Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế - xã hội và xâydựng, quản lý đất nước, hệ thống pháp luật nước ta còn bộc lộ nhiều khiếm khuyếtnhất định, chưa đáp ứng các yêu cầu của một hệ thống pháp luật hoàn thiện như tínhtoàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và các tiêu chuẩn về kỹ thuật pháp lý Còn cónhững lĩnh vực của đời sống xã hội chưa được luật hoá, nhiều quan hệ xã hội mớichỉ được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật, do vậy hiệu quả điều chỉnh khôngcao Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành còn bộc lộ sự mâu thuẫn, chồngchéo, chưa đảm bảo tính thống nhất hài hoà, sự mâu thuẫn giữa các văn bản luật vớinhau, giữa văn bản luật và văn bản dưới luật, các văn bản dưới luật với nhau cònkhá phổ biến Trong xây dựng pháp luật cần chú ý mở rộng dân chủ, công khai tạođiều kiện cho nhân dân tham gia một cách tích cực vào việc soạn thảo, thảo luậnđóng góp ý kiến về các dự án pháp luật

Hai là, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trongcán bộ, nhân dân

Để nâng cao ý thức pháp luật, chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật thôichưa đủ, bên cạnh đó còn cần phải không ngừng bồi dưỡng, giáo dục nhằm nângcao ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân Bồi dưỡng, giáo dục pháp luật nhằmtrang bị kiến thức pháp lý nhất định để từ đó hình thành ý thức đúng đắn về phápluật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật Để công tác giáo dụcnâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ, nhân dân đạt hiệu quả, cần lưu ý một số nộidung: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật để nhân dânhiểu đầy đủ nội dung của các văn bản pháp luật được ban hành Các hình thức thôngtin cần được cải tiến cho phù hợp với mỗi nhóm đối tượng trong xã hội để đạt hiệuquả cao nhất Thực hiện kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, văn hoá,nâng cao trình độ của cán bộ, nhân dân Đạo đức và văn hoá là những yếu tố quantrọng để tạo ra ý thức pháp luật đúng đắn, đồng thời giữa đạo đức, văn hoá và pháp

Trang 9

luật có quan hệ mật thiết với nhau, để giáo dục pháp luật đạt kết quả cần kết hợp vớigiáo dục đạo đức và giáo dục nâng cao trình độ văn hoá của cán bộ nhân dân.

Ba là, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật hiệu quả trong cán bộ, nhândân.

Bên cạnh việc ban hành văn bản pháp luật, việc tổ chức thực hiện các văn bảnpháp luật đó, đưa các văn bản đó vào cuộc sống, làm cho chúng phát huy được vaitrò điều chỉnh, tác động vào các quan hệ xã hội cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Do vậy, để nâng cao ý thức pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, cần tổ chức chonhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật của nhà nước, thông quaquá trình tổ chức thực hiện pháp luật, nhân dân sẽ được trang bị thêm kiến thứcpháp luật và ý thức tôn trọng thực hiện pháp luật Đối với hoạt động áp dụng phápluật, đây là hình thức nhà nước thông qua các cơ quan và người có thẩm quyền tổchức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật Hoạt động áp dụng pháp luật do cáccơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, tuy nhiên hoạt động này sẽ đạt hiệu quảcao hơn nếu có sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân Hoạt động của cáccơ quan tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng để xét xử các hành vi vi phạmpháp luật sẽ tác động đến nhận thức của các đối tượng trong nhân dân, từ đó có tácdụng giáo dục đối với nhân dân, khiến nhân dân có ý thức tuân thủ pháp luật caohơn.

Liên hệ bản thân: Bản thân là cán bộ, đảng viên, để thực hành dân chủ trong

công tác, trước hết phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao bảnlĩnh chính trị, trí tuệ, năng lực, phẩm chất; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4(khoá XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để góp phần ngăn chặn tình trạng suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tựchuyển hoá" trong nội bộ, tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranhphản bác các quan điểm sai trái, thù địch, củng cố niềm tin của nhân dân đối vớiĐảng, Nhà nước ta Trong mọi hoạt động, mọi công việc cụ thể, mọi lúc, mọi nơi

Trang 10

đều ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quy chế dân chủ, tạo bầu không khí dânchủ, cởi mở Phát huy tính chủ động bàn bạc, tham gia ý kiến, bày tỏ chính kiến củathành viên trong đơn vị.

3 KẾT LUẬN

Xây dựng chế độ dân chủ phải được coi là sự nghiệp cách mạng lâu dài,được coi là nhiệm vụ trọng yếu, bởi dân chủ vừa thể hiện bản chất của chế độ tavừa là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước Chúng ta hoàn toàn đồngthuận và tin tưởng rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những “giá trị đíchthực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, con đường mà Chủ tịch HồChí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và kiên định, kiên trì theo đuổi

Hiện nay vấn đề dân chủ và thực hành dân chủ ở nước ta đã có nhiều tiến bộvà đã đạt được những thành tựu quan trọng Tuy nhiên, một số vấn đề đặt ra cầntiếp tục nghiên cứu để có giải pháp thực hành dân chủ hiệu quả hơn nữa, tạođộng lực phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, như: vấn đề nhân dân làmchủ, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền để tạo cơ sở cho dân chủ phát triển, việcthể chế hóa các chủ trương của Đảng về dân chủ cần phải kịp thời, rõ ràng, đầyđủ, nhất quán, tránh tình trạng dân chủ hình thức, tình trạng dân chủ quá trớn…

Tài liệu tham khảo

[1] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dùng

cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, H.2021;

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,

Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021;

[3] Mai Hải Oanh, “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp

chí Cộng sản, 2020;

Ngày đăng: 06/06/2024, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w