MỤC LỤCPHẦN I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH HÒA BÌNH NĂM VỪA QUA...4I.Nhận định chung về những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện thực hiện kế
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÒA BÌNH NĂM VỪA QUA 4
I Nhận định chung về những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện thực hiện kế hoạch đào tạo nghề của tỉnh Hòa Bình năm vừa qua 4
1 Thực trạng đào tạo nghề ở tỉnh Hòa Bình trong năm vừa qua 4
2 Những thuận lợi, khó khăn cơ bản trong năm vừa qua 6
a Thuận lợi 6
b Khó khăn 6
II Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo nghề năm vừa qua của tỉnh Hòa Bình 8
III Đánh giá tình hình phát triển công tác đào tạo nghề cuối năm vừa qua 10
1 Thành tựu 10
a Bước đầu cơ bản đáp ứng được chất lượng lao động nông thôn qua đào tạo 10
b Giải quyết được một bộ phận (65.50%) công ăn việc làm cho lao động sau đào tạo, đặc biệt là bộ phận lao động nông thôn 10
2 Hạn chế 11
PHẦN II DỰ BÁO TÌNH HÌNH KTXH NĂM 2017 13
I Dự báo những thuân lợi, khó khăn lớn trong năm 2017 13
1 Những xu hướng lớn có thể diễn ra trong năm 2017 13
2 Nhận định về những thuận lợi ( cơ hội ), khó khăn ( thách thức ) chủ yếu của năm 2017 14
a Cơ hội 14
b Thách thức 15
II Dự kiến khả năng huy động NLTC trên địa bàn năm 2017 16
1 Các nguồn lực tương đối chắc chắn 16
2 Các nguồn lực trong dân và doanh nghiệp 17
3 Dự kiến khả năng huy động nguồn lực tối đa 17
III Đánh giá các điều kiện 18
1 Xác định cơ hội và thách thức năm 2017 18
a Cơ hội 18
b Thách thức 18
2 Kết hợp mạnh yếu/ cơ hội/ thách thức làm cơ sở xác định mục tiêu năm 2017 18
Trang 2I Mục tiêu/ chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ 20
1 Mục tiêu 20
2 Nhiệm vụ 21
3 Giải pháp 3.1 Giải pháp về phát triển hệ thống dạy nghề a Tạo lập cơ chế chính sách 23
PHẦN IV KẾ HOẠCH THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ 30
I Nội dung theo dõi đánh giá 30
II Xây dựng khung theo dõi đánh giá 31
III Phụ lục 33
1 Cây vấn đề 33
2 Cây mục tiêu 34
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4PHẦN I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH NĂM VỪA QUA
thực hiện kế hoạch đào tạo nghề của tỉnh Hòa Bình năm vừa qua
1 Thực trạng đào tạo nghề ở tỉnh Hòa Bình trong năm vừa qua
Trên địa bàn tỉnh hiện có 36 cơ sở dạy nghề, trong đó có 3 trường cao đẳng,
1 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề huyện, 22 cơ sở có chức năng dạy nghề Hiện tại, các cơ sở dạy nghề công lập đã xây dựng các phòng học, xưởng
thực hành, văn phòng và các công trình phụ đảm bảo đủ điều kiện đào tạo Riêng các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện có 7/10 trung tâm được đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất thông qua Đề án 1956 10/10 trung tâm được đầu tư trang thiết
bị cho các nghề có trình độ sơ cấp như: điện dân dụng, may công nghiệp, tin học, hàn, sửa chữa xe máy, sửa chữa máy nông nghiệp, điện công nghiệp, thợ nề, chổi chít, điện tử, cơ khí hàn, cắt, máy lạnh và điều hòa, máy nông cụ, tăm hương Đội ngũ giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề công lập cơ bản đạt chuẩn theo quy định Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập (doanh nghiệp, HTX) dạy nghề hình thức chủ yếu là kèm cặp truyền nghề, dạy nghề thường xuyên từ 1 – dưới 3 tháng với các nghề thủ công mỹ nghệ Giáo viên phần lớn là thợ lành nghề Ngoài ra, giáo viên tại các cơ sở dạy nghề ngoài công lập cũng được chuẩn hoá về chuyên môn đã qua bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề
Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng 17.000 lao động được đào tạo
nghề, trong đó, lao động do các cơ sở dạy nghề của tỉnh đào tạo khoảng
11.000-12.000 lao động Quá trình đào tạo, các cơ sở dạy nghề đã chú trọng lựa chọn các nghề đáp ứng yêu cầu xã hội, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp Đối với đào tạo nghề theo Đề án 1956, 80% lao động sau đào tạo nghề có việc làm Nhiều
Trang 5mô hình đạo tạo nghề cho lao động nông thôn mang lại hiệu quả thiết thực như đào tạo các nghề để chuyển đổi lao động nông thôn sang phục vụ ngành công nghiệp, dịch vụ (nghề may công nghiệp, may túi sách siêu thị) Sau đào tạo, 100% học viên được các doanh nghiệp như Công ty GGS, Công ty May Việt – Hàn, Công ty May
3 – 2, Công ty TNHH Hùng Như… tuyển dụng vào làm việc với thu nhập ổn định
từ 3 – 4 triệu đồng/người/tháng Nghề hàn do Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu
việc làm (Bộ CHQS tỉnh) đào tạo Sau đào tạo học viên đã được các công ty tuyển dụng với mức lương trung bình từ 4 – 5 triệu đồng/người/tháng
Đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất nông nghiệp để
nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi Với phương châm đào tạo nghề sát thực tế, xác định đầu ra, đào tạo theo nhu cầu của người lao động, 100% người lao động được đào tạo nghề nông nghiệp đều có việc làm sau đào tạo, góp phần hình thành các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như trồng mía,
bí đao, rau sạch, su su, nấm, nuôi cá lồng… ở các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn Đặc biệt, với nghề trồng cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh), sau khi được học nghề nâng cao kỹ thuật được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi,
nhiều gia đình ở các huyện Tân Lạc, Cao Phong đã đầu tư phát triển vườn cam,
trồng thành công loại bưởi da xanh, bưởi đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp
người dân thoát nghèo và làm giàu ngay trên mảnh đất mình làm chủ Ngoài ra, các
cơ sở dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề phụ, nghề truyền thống để tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, thành lập các tổ hợp sản xuất, HTX giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn như mô hình sản xuất mây- tre- giang đan, chổi chít, khâu nón, móc vòng ở các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Yên
Thủy, Kỳ Sơn Tiêu biểu như mô hình nghề thêu, dệt thổ cẩm tại HTX Vọng Ngàn (Tân Lạc), HTX dệt thổ cẩm, dịch vụ du lịch Chiềng Châu (Mai Châu), nghề chổi chít xuất khẩu tại huyện Kỳ Sơn…
Trang 62 Những thuận lợi, khó khăn cơ bản trong năm vừa qua
a Thuận lợi
- Quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa diễn ra một cách mạnh mẽ Và tỉnh Hòa Bình không nằm ngoài xu hướng đó Đây là một động lực tốt để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo một cách bài bản Các trường đào tạo nghề từ đó cũng có nhiều đầu ra hơn trong thời buổi kinh tế hiện nay
- Sự quan tâm, đầu tư của chính quyền, lãnh đạo địa phương giành cho
công tác đào tạo nghề Thể hiện ở sự đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư vốn đề
mở thêm các trường dạy nghề, hay mở thêm các cơ sở đào tạo nghề
- Đào tạo nghề gắn với xây dựng làng nghề mới Sự phối hợp giữa công tác đào tạo với đảm bảo đầu ra cho lao động sau đào tạo được quan tâm
và chỉ đạo sát sao từ các cấp lãnh đạo cũng như các doanh nghiệp
b Khó khăn
- Việc tuyển dụng và sắp xếp cơ cấu đội ngũ giáo viên ở Trung tâm dạy
nghề các huyện chưa phù hợp
Điển hình là Trung tâm dạy nghề các huyện Yên Thủy và Cao Phong có tới 11 cán bộ quản lý và cán bộ hành chính những không có 1 giáo viên cơ hữu nào 8 trung tâm dạy nghề của các huyện khác tuy đã được bố trí giáo viên cơ hữu nhưng lại chưa đạt chuẩn về chuyên môn, chưa phù hợp với
ngành nghề đào tạo Cụ thể: Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Thủy có 1 giáo viên tiếng Anh; Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Sơn có tới 3 giáo viên cơ
khí…Trong khi các ngành nghề chủ yếu mà lao động nông thôn có nhu cầu
Trang 7học là: may công nghiệp, hàn, sửa chữa máy nông nghiệp, chổi chít, dệt may thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi
Từ chỗ không có giáo viên, các trung tâm dạy nghề của các huyện phải
ký hợp đồng thỉnh giảng với những cán bộ là kỹ thuật, kỹ sư, người lao động
có tay nghề cao tại các DN, cơ sở SX-KD, trạm KN-KL, các nông dân sản xuất giỏi… Mất thêm nguồn kinh phí để thuê giáo viên đã là một trở ngại Hơn thế, vì phần kinh phí trả lương cho giáo viên quá ít nên khó thu hút
giáo viên thỉnh giảng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy nghề ở các
huyện
- Nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác dạy nghề chủ yếu là từ T.Ư, nguồn kinh phí của địa phương không đáng kể Bên cạnh đó, việc giải ngân
chậm dẫn đến việc tổ chức các lớp học nhiều khi không đạt chỉ tiêu
(nhiều nghề không đào tạo được vì đã qua mùa vụ) Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo nghề tại địa phương, cơ sở dạy nghề và ảnh
hưởng trực tiếp đến người lao động
- Tinh thần tự giác học nghề của người dân chưa cao Một bộ phận không nhỏ người lao động chưa nhận thức đúng đắn rằng, việc học nghề là nhu cầu thiết yếu để có thêm việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống Một
số địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền tới các tổ chức, đoàn thể và người lao động trên địa bàn về công tác đào tạo nghề
Trang 8II Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo nghề năm vừa qua của tỉnh Hòa
Bình
STT Nội dung Đơn vị
tính
Thực hiện năm vừa qua
Thực trạng năm vừa qua
Kế hoạch
Thực hiện % TH/KH
1 Số lớp dạy nghề
mở thêm ( lĩnh vực
chăn nuôi, trồng
trọt, kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản)
2 Số lao động nông
thôn được đào tạo
thêm
Người 1920 1980 1920 96.96%
3 Tỷ lệ lao động
nông thôn sau đào
tạo nghề có việc
làm
Phần trăm
3 Số tiền đầu tư cho
dạy nghề nông
thôn
4 Tỷ lệ lao động qua
đào tạo trên toàn
tỉnh
Phần trăm
5 Tỷ lệ lao động sau
đào tạo nghề có
Phần trăm
65.50 90 65.50 72.77%
Trang 9việc làm
6 Số giảng viên trong
các cơ sở nghề đáp
ứng chuẩn yêu cầu
chuyên môn kỹ
thuật
7 Số cơ sở nghề cấp
huyện được đầu tư
cơ sở vật chất
Cơ sở (trường)
Đánh giá:
Theo đề án 1956 của Chính phủ ban hành, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình đã thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn Thực hiện cơ bản các chỉ tiêu đặt ra, mặc dù chưa hoàn thành nhưng cũng đạt được những thành quả đáng kể như: Số lao động nông thôn được đào tạo thêm trong năm qua đạt 96.96% so với kế hoạch; Số lớp đào tạo
nghề cho các lĩnh vực ngành nghề nông nghiệp đạt 90.99% so với kế hoạch; đặc biệt, đầu tư có hiệu quả 100% nguồn vốn Nhà nước chi cho công tác đào tạo lao động nông thôn… Có thể nói, đây là bước đầu giải quyết nguồn lao động thất nghiệp, lao động nông nhàn ở khu vực nông thôn
Tuy nhiên, xét về chất lượng đào tạo nghề nói chung, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục: tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm nói chung chỉ đạt 72.77% so với kế hoạch; số giáo viên đáp ứng chuẩn
chuyên môn kĩ thuật chỉ đạt 79.62% so với kế hoạch; hay số cơ sở đào tạo nghề cấp huyện được trang bị đủ cơ sở vật chất chỉ đạt 70.00% so với kế
Trang 10nhất là khi nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế một
cách sâu rộng Chất lượng nguồn lao động ngày càng đòi hỏi cao hơn, đặc biệt đối với Hòa Bình là khu vực hành lang của Thủ đô, nơi được quan tâm
và chú trọng phát triển công nghiệp trong tương lai gần
qua
1 Thành tựu
a Bước đầu cơ bản đáp ứng được chất lượng lao động nông thôn qua đào tạo
- Nguyên nhân:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ T.Ư đến địa phương, sự đầu tư có lộ trình kế hoạch và quy mô rộng khắp các huyện của Tỉnh
Kết hợp đào tạo lao động với xây dựng các cơ sở làng nghề, giải quyết hiệu quả đầu ra cho lao động nông thôn sau đào tạo
Sự tham gia đồng bộ và tích cực từ các địa phương góp phần
không nhỏ trong công tác vận động người nông dân tham gia đào tạo nghề
b Giải quyết được một bộ phận (65.50%) công ăn việc làm cho lao động
sau đào tạo, đặc biệt là bộ phận lao động nông thôn
- Nguyên nhân:
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình nói chung và các cơ quan quản lý công tác
dạy nghề nói chung đã có những chiến lược, chính sách hợp lý để phối hợp với các doanh nghiệp địa phương giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Trang 11 Quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ, sự ra đời của ngày càng nhiều các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh là thị trường tiềm năng cho người lao động có đào tạo
Sự chủ động , tích cực của những lao động sau đào tạo trong công tác tìm kiếm việc làm cho bản thân
2 Hạn chế
Nhìn chung, vấn đề đạo tào nghề ở Tỉnh Hòa Bình vẫn còn tồn đọng hạn
chế, đó cũng được coi là hạn chế chung của công tác đào tạo nghề ở nhiều Tỉnh,
TP trên khắp cả nước: Chất lượng đào tạo nghề còn thấp
Nguyên nhân:
Đẩu vào các trường nghề rất thấp : chủ yếu là những lao động chưa
học hết phổ thông hoặc mới chỉ tốt nghiệp THPT, còn thiếu những kiến thức, kĩ năng cơ bản trong lao động, trình độ nhận thức và nắm bắt xu hướng của thị trường còn hạn chế
Chương trình dạy nghề chưa cải tiến phù hợp Hầu hết, các chương
trình được áp dụng trong đào tạo nghề đều rất truyền thống và lạc hậu Trong khi đó, trên Thế giới, công nghệ kỹ thuật hiện đại đang ngày càng phổ biến, đòi hỏi người lao động cần bắt kịp và có trình độ cao hơn
Hệ thống xưởng sản xuất thực hành trong các trường nghề còn thiếu
và yếu Nguyên nhân sâu xa là do ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề còn hạn hẹp, phân bổ nguồn ngân sách chưa được hợp lý
Đội ngũ giáo viên giảng dạy còn hạn chế về năng lực và trình độ
Trang 12đều là những thợ lành nghề ở các cơ sở sản xuất, hay các giáo viên
thuê về giảng dạy từ một số trường đại học, cao đẳng mà chưa có sự đào tạo bài bản về sư phạm, hay chuyên môn kỹ thuật phù hợp với
việc dạy nghề
Tư duy cổ hủ của đại bộ phận người dân hiện nay là chỉ coi trọng việc học đại học, hạ thấp vấn đề học nghề Đây cũng là điểm cố hữu cần
thay đổi để mang lại diện mạo mới trong đào tạo nghề ở Hòa Bình nói riêng và trên cả nước nói chung
Trang 13PHẦN II DỰ BÁO TÌNH HÌNH KTXH NĂM 2017
1 Những xu hướng lớn có thể diễn ra trong năm 2017
Năm 2017, dự báo nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng, tuy nhiên khó có những đột phá Tỷ lệ lạm phát được dự báo tiếp tục nằm ở mức thấp từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng Các yếu tố quốc
tế tương đối thuận lợi cho kịch bản tốt nhất của nền kinh tế là tăng trưởng cao, lạm phát thấp Nhưng kịch bản này khả thi đến đâu còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trước ngưỡng cửa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực
Hội nhập Cộng đồng ASEAN từ năm 2016 sẽ góp thêm cơ hội cho Việt Nam hội nhập TPP ở đẳng cấp cao hơn Các động lực tăng trưởng chủ yếu trong năm 2016 tiếp tục được phát huy: sự phục hồi và tiếp tục tăng trưởng cao của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nhờ giá đầu vào thấp và sức mua của thị trường trong nước tăng Hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp trong nước có những cải thiện, nhờ tiếp cận thuận lợi hơn các nguồn vốn, xuất khẩu được đẩy mạnh nhờ thực hiện các hiệp định FTA, nhất là triển vọng
ký kết TPP
Lực lượng lao động dự kiến khoảng 565.000 người, chiếm 68,5% quy mô dân số toàn tỉnh; trong đó, có việc làm chiếm khoảng 88%
Cơ cấu lao động trong các ngành: Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 66,8%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 12,3%; Dịch vụ, thương mại chiếm 20,9%
Trang 14Giải quyết việc làm mới cho khoảng 16.150 người, trong đó: Đưa lao động
đi làm việc ở nước ngoài khoảng 350 người; lao động được giải quyết việc làm trong nước 15.800 người Tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị ở mức dưới 3,3%
1 Nhận định về những thuận lợi ( cơ hội ), khó khăn ( thách thức ) chủ yếu của năm 2017
a Cơ hội
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề của tỉnh từng bước được Nhà nước quan tâm Đặc biệt, sau đại hội Đảng lần thứ 12 thì cương liĩnh chính trị được sửa dổi bổ sung, chiến lược phát triển đào tạo dạy nghề thể hiện
nhiều tính đột phá Những chuyển biến tích cực đã mang lại hiệu quả rõ nét, giúp người lao động có thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương
Các nhà đầu tư bên ngoài đang có xu hướng yên tâm đầu tư vào tỉnh Hòa
Bình Điều này khiến cho chất lượng dạy nghề được nâng cao thông qua
việc đầu tư, cải thiện chất lượng, cơ sở hạ tầng của các trung tâm dạy nghề trong toàn tỉnh Cũng như có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút giáo
viên dạy nghề, đặc biệt giáo viên dạy nghề thuộc các ngành kinh tế trọng
điểm: mức lương đãi ngộ, phụ cấp giáo viên, cơ hội bồi dưỡng, nâng cao
trình độ, tiếp cận chương trình mới.đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của giáo viên
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong xây dựng đề án phân luồng
học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT vào học nghề Tiếp tục quan tâm,
khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút người đến học nghề bằng các chính sách như: vay vốn học nghề; giảm, miễn học phí cho con em gia đình chính sách, hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ, đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật