1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Giáo dục miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn

241 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn
Tác giả Nguyen Kim Dung
Người hướng dẫn GS.TSKH. Vũ Minh Giang, PGS.TS. Trần Viết Nghĩa
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 241
Dung lượng 60,92 MB

Nội dung

Luận án không nghiên cứu cụ thể các loại hình giáo dục; chúngtôi sẽ trở lại vấn đề vô cùng thú vị và phức tạp này trong những nghiên cứu tiếp sau.Luận án tập trung vào thực trạng chính s

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN KIM DUNG

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SỬ

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN KIM DUNG

Chuyên ngành: Lich sử Việt Nam

Mã số: 62220313

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS.TSKH VŨ MINH GIANG

2 PGS.TS TRAN VIET NGHIA

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn

khoa học của GS.TSKH Vũ Minh Giang và PGS.TS Trần Viết Nghĩa Những tríchdẫn, số liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng Những đánh giá, nhận định,kết luận khoa học do bản thân tôi đúc kết dựa trên những nguồn tư liệu xác thực

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TSKH Vũ Minh Giang

Thay đã truyền cho tôi trí tuệ, phương pháp, lòng tin vào khoa học và tình thươngcủa một nhà giáo tận tụy đề tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khó nhưng có ý

nghĩa này.

Tôi xin cảm ơn PGS.TS Trần Viết Nghĩa đã có những hướng dẫn quý báu

giúp tôi thực hiện luận án.

Tôi xin cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ nhiệt tình của GS.TS Nguyễn Văn Khánh,

GS.TS Đỗ Quang Hưng, PGS.TS Vương Xuân Tình, PGS.TS Nguyễn Đình Lê,

GS Trịnh Văn Thảo, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ, PGS.TS Võ Văn Sen, PGS.TS Ngô Minh Oanh, PGS.TS Nguyễn Văn Nhật.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các học giả, trí thức sinh sống ở Miền Nam thời

chính quyền Sài Gòn: Nguyễn Thế Anh, Lê Quang Vịnh, Nguyễn Nhã, Trần Viết

Ngạc, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Duy Chính, Vũ Thế Ngọc, Lê Nguyễn, Trần VănChánh, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Thị Hồng Cúc đã giúp đỡ vật chất, tinh thần,

tư liệu và cho phép tôi thực hiện phỏng vấn sâu nhân chứng lịch sử

Tôi xin cảm ơn Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thư viện Thông tin Khoa học

xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hop Thành phó Hồ Chi Minh, Thưviện Huệ Quang, đặc biệt là Phòng Khai thác tư liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốcgia II, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi thu thập tư liệu ở đây

Tôi xin cảm ơn Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại hoc Quoc gia Hà Nội đã tạo điêu kiện đê tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án Đông thời, tôi xin cảm ơn cơ quan, đông nghiệp, bạn bẻ đã chia sẻ và

giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.

Cuôi cùng, tôi dành lời cảm ơn sâu sắc đên gia đình tôi, là cội nguôn tình yêu

thương giúp tôi vững bước vượt qua khó khăn đề hoàn thành luận án này

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MUC BANG 027 4

DANH MỤC BIBU wuoi.occccccccccccsscsscssessessessessessesecsscsessessessesucsscsssessessessesucsnesvesessese eeees 50967.100000 7

1 Tih cap 00120 6 0 ỚợNậNq 7

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghién CỨU -. <1 3111311119111 E911 1 911191 vn rry 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 2+ £+E+EE+EE+EE+EEEEEEEEEEerEerkerkrrkrrree 9

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu - 2 + 5s s+£x+£++£zzzEezxered 11

5 Đóng góp của luận áT - - - - c1 1111131119111 91111911 911g kết 14

6 Kết cấu của luận án -¿-:- St St+kEEtSESEEEEEESEEEEEESEEEEEESESEEEESESEEEEEEEEEEEEETEEEEEkrkrrrree 16Chuong 1: TONG QUAN NGHIEN CUU GIAO DUC MIEN NAM VIET

NAM THOT CHÍNH QUYEN SAI GON ccsscssssssessecssssneeeseeesssneesecensnnnteceesnsnees 17

1.1 Nghiên cứu ở nƯỚC nBOÀI - 2c 3111111911 911191 1v HH Hệ 17 1.2 Nghiên cứu trong THƯỚC - - 5 5 5 E111 nh ng TH nè 20

1.3 Kết quả và một số vấn dé cần tiếp tục nghiên cứu 2-2 2+ss+sz+secx¿ 27Chương 2: BOI CANH TÁC DONG DEN GIÁO DỤC MIEN NAM VIỆT

NAM (1954-119775) HH HH HH HT Tu HH HH HH TH Thi HH Hành 32

2.1 Dấu ấn của giáo dục Pháp tại Miền Nam - 2-2 ¿+ £xe£xeE+Ezrerrererred 322.2 Tình hình chính trị - xã hội Miền Nam (1954- 1975) - s +s+z+xerxse# 402.3 Tác động của viện trợ quốc tế đối với giáo dục Miền Nam - 25s: 48

¡c1 52Chương 3: THUC TRANG HE THONG GIÁO DUC MIEN NAM VIỆT NAM

DƯỚI THỜI CHÍNH QUYEN SAI GÒN -: -55ccvtirrrrtrirrrrrrrrrrrriree 54

3.1 Tổ chức bộ máy quản lý giáo dỤC -¿- ¿- ¿+ E+SE+EE+E£E££EeEEeEEEEEerkrrrrrrrkrred 54

ko Nnn ổ.ẻẺố.ố.Ề.ẻ 59

3.3 0 0n .e 73

Trang 6

l8 (HH 116

Chương 4: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CUA CHÍNH QUYEN SÀI GÒN 119

4.1 Mô hình hệ thống giáo dục qua các giai Gam c.ccesseessesssesssesseesstesseesseeseeseeens 1194.2 Giáo dục Miền Nam trong giai đoạn đầu dưới chính quyền Sai Gòn 1244.3 Mô hình giáo dục Miền Nam trong giai đoạn 1961-1964 -. : 5¿ 132

4.4 Quá trình chuyên đổi hệ thống giáo dục từ mô hình Pháp sang mô hình Hoa

9400000001008 137

4.5 Nền giáo dục theo mô hình giáo dục Hoa Ky (1969-1975) - -«++<+2 145

4.6 Tác động của những cuộc cải tỔ 2-52 2SE22E£+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrree 157

Trang 7

BANG CHU VIET TAT

BKTQG Bộ Kinh tê Quốc gia

đ đông Việt Nam Cộng hòa

VNCH Việt Nam Cộng hòa

VNNGTK_ | Việt Nam niên giám thống kê

VQGTK Viện Quốc gia Thống kê

Trang 8

Bảng 3.5 Số học sinh trên một giáo sư trung học Miền Nam Việt Nam (1957-1974) 79

Bảng 3.6 Các trường đại học Miền Nam Việt Nam năm học 1973-1974 88

Bảng 3.7 Sĩ số tốt nghiệp Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1961-1971) 9]

Bảng 3.8 Sĩ số tốt nghiệp tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (1961-1972) 91Bang 3.9 Trường cao dang và chuyên nghiệp Miền Nam Việt Nam năm học

4 ắốằốằốằA 93

Bang 3.10 Kết quả kỳ thi tuyến vào năm thứ I một số trường đại học Miền Nam

Viet Nam nam hoc c7 +1 96

Bảng 3.11 Kết quả kỳ thi tốt nghiệp khóa I Viện Dai hoc Sài Gòn niên học

7561 .(4đađaaĂẶ_B.B.ă —— ốẮ 97

Bảng 3.12 Số sinh viên ghi danh và tốt nghiệp tai Dai học Da Lạt (1958-1973) 98

Bang 3.13 Ty lệ giáo chức/ sinh viên tại các phân khoa dai học công Miền Nam

Bảng 3.14 Số giáo chức đại học công Miền Nam Việt Nam (1957-1975) 101Bảng 3.15 Số giáo chức dai học tu Miền Nam Việt Nam (1966-1975) 103

Trang 9

Bảng 3.16 Giáo chức đại học Miền Nam Việt Nam theo giới tính (1966-1974) 104Bảng 3.17 Nhân viên giảng huấn Đại học Minh Đức theo loại trường đào tạo niên

học 1974-1975 veccccccsessssecsesessesecsessescsesucsesucsesucsesscsucassusatsueatsassusatssatsusatsaeateaeaeaeeees 105

Bang 3.18 Số sinh viên đại học công Miền Nam Việt Nam (1955-1975) 110Bang 3.19 Số sinh viên đại học tư Miền Nam Việt Nam (1959-175) 110Bảng 3.20 Tỷ lệ sinh viên thuộc phân khoa không thi tuyên trong cơ cấu sinh viên

Miền Nam Việt Nam (1964-1975) cccsscsssesssesssessesssesssesssessesssecssessusssesssessseesesesecess 112

Bảng 3.21 Tổng số sinh viên đại học Miền Nam Việt Nam theo phân khoa năm học

1972-1973 Ầ À.À 114

Bảng 3.22 Học sinh, sinh viên Miền Nam Việt Nam năm học 1967-1968 phải nhập

ngũ vì thi rớt hoặc không được lên lớp - - 5 +2 3+ *+Exseseereeerrsrrrrrsee 115

Bang 4.1 Tỷ lệ du học sinh Miền Nam Việt Nam sang Pháp, Mỹ và các nước khác

570500 HH 131

DANH MỤC BIEU

Biểu đồ 3.1 Tăng trưởng giáo chức Miền Nam Việt Nam (1957-1971) 62

Biểu đồ 3.2 Tăng trưởng giáo chức tiêu học Miền Nam Việt Nam theo loại hình

E6 64

Biểu đồ 3.3 Tăng trưởng học sinh, sinh viên Miền Nam Việt Nam (1955-1975) 70

Biểu đồ 3.4 Tăng trưởng học sinh tiểu học Miền Nam Việt Nam theo loại hình

Biểu đồ 3.7 Tăng trưởng học sinh, sinh viên Miền Nam Việt Nam (1955-1975) 86

Biểu đồ 3.8 Tăng trưởng hoc sinh trung học đệ nhị cấp Miền Nam Việt Nam

09800305167) 86

Trang 10

Biểu đồ 3.9 Tăng trưởng sinh viên đại học Miền Nam Việt Nam theo loại hình

Biểu đồ 4.2 Tăng trưởng du học sinh Miền Nam Việt Nam tại Pháp, Hoa Ky và các

NUOC khAc (1957-1971) la 155

Biéu đồ 4.3 Tăng trưởng ngân sách giáo dục trong cơ cau ngân sách quốc gia Miền

Nam Việt Nam (1955-1974) - c6 + 3 199919 1H HH HH ng nh nh nh nnrnrệt 165

Trang 11

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tàiGiáo dục Miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn là một thực thê lịch

sử tồn tại cách ngày nay hơn nửa thế kỷ, một khoảng thời gian vừa đủ để có thể

nhận thức tương đối khách quan về một đối tượng lịch sử Trải qua 21 năm tồn tại

và phát triển (1954-1975), nền giáo dục Miền Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn

đã dé lại những di ton với những cách nhìn nhận khác nhau Một mặt, nên giáo dụcnày được xem như sản phâm của chế độ cũ, của ngụy quyền Sài Gòn và vì vậy cầnphải phê phán, xóa bỏ Nhưng trên một phương diện khác có thể thấy chính hệ thốnggiáo dục ay đã đào tạo nhiều thé hệ hoc sinh, sinh viên, trong đó có những trí thức tínhhoa trên nhiều lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, công nghệ và khoa học xã hội, giáo dục,văn học - nghệ thuat , nhiều trong số đó đã thành danh trong và ngoài nước, góp phanxây dựng, phát triển và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế

Nhìn từ góc độ lịch sử, giáo dục Miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền

Sài Gòn (1954-1975) là một hệ thống có tính kế thừa, tôn chỉ phát triển được xây

dựng trên những nguyên tắc căn bản Đây là nền giáo dục có cơ cấu đa dạng, hiện

đại và tính hội nhập quốc tế tương đối cao Trong quá trình phát triển, nền giáo dục

Miễn Nam thường xuyên cải tô dé hiện đại hóa, mà rõ rệt nhất là quá trình chuyểnđối từ học tập mô hình giáo dục Pháp sang mô hình giáo dục Mỹ tân tiến hơn

Giáo dục ở Miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn là một đề tài có ýnghĩa khoa học trước hết vì nó đáp ứng yêu cầu nhận thức khoa học về một nộidung thiết yếu của một giai đoạn lịch sử cần có sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện Sẽ

vô cùng thiếu sót nếu nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1954-1975 mà thiếu

hụt những luận giải khoa học về đời sống văn hóa - giáo dục, không có những phântích khách quan về hệ thống giáo dục, hoạt động dạy và học cũng như những hoạtđộng ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên và tầng lớp học sinh, sinh viên Đề tài còn

có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Việt Nam đang tiến hành mạnh mẽ công cuộc đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Bên cạnh những lý luận và giải pháp mới

Trang 12

đưa ra dưới ánh sáng của Nghị quyết 29, kinh nghiệm quốc tế và trong nước, cảthành công va thất bại đều có giá trị hết sức quý báu trong quá trình đổi mới.Nghiên cứu giáo dục Miền Nam thời kỳ này không chỉ làm rõ về một đối tượng củakhoa học lịch sử mà còn có thé góp phần khai thác những kinh nghiệm hữu ích từ thực

tiễn các di sản về giáo dục của Miền Nam, phục vụ công cuộc đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đảo tạo hiện nay Chính vì vậy mà đã từng có không ít các công trình

nghiên cứu theo hướng này Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến nay chủ yếu đi sâu vàomột vài vấn đề cụ thê của nền giáo dục hoặc tập trung vào việc đánh giá, hay đưa ra cácnhận định mang tính khái quát Dường như còn thiếu vắng những công trình nghiêncứu mang tính hệ thống dựa trên những nguồn tư liệu xác thực Trên cơ sở một khối

lượng tư liệu phong phú thu thập được từ các kho lưu trữ ở phía Nam, tác giả luận án

có gắng bồ sung cho thiếu hụt này

Trên cơ sở phân tích một cách khách quan các tư liệu lưu trữ, kết hợp vớinhững thông tin thu thập qua các cuộc phỏng vấn những nhân chứng, luận án đã táihiện quá trình phát triển của giáo dục Miền Nam Việt Nam thời chính quyền SàiGòn, và chỉ ra những kinh nghiệm có thê tham khảo cũng như những hạn chế cầnphải khắc phục, từ đó đưa ra những kiến giải và đề xuất, góp phần đóng góp vàoviệc xây dựng cơ sở khoa học, làm tài liệu tham khảo cho công việc đôi mới giáo

dục và đảo tạo hiện nay.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của luận án là tái hiện và phân tích thực trạng hệ thống giáodục và chính sách giáo dục của chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam thời kỳ 1954-

1975 Đặc biệt, luận án lượng hóa thực trạng nên giáo dục băng các số liệu thống

kê, định lượng từ số liệu sốc rút ra từ tư liệu lưu trữ Trên cơ sở đó, luận án làm rõ

quá trình chuyên biến nền giáo dục Miền Nam từ hệ thống chịu ảnh hưởng mô hình

giáo dục Pháp sang hệ thống chịu anh hưởng mô hình giáo dục Hoa Ky dưới tácđộng của các chính sách và cuộc cải tổ giáo dục Qua đó, luận án chỉ ra những đặc

điêm cơ bản của hệ thông giáo dục này.

Trang 13

Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, luận án làm rõ các yếu tố tác động đến sự chuyền biến của nên giáodục Miền Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn trong từng giai đoạn cụ thê

Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng hệ thống giáo dục trên hai phương diện là tổchức bộ máy quản lý giáo dục và các cấp học trên cơ sở tư liệu lưu trữ, đặc biệt là

số liệu thống kê, định lượng

Thứ ba, luận án phan tích thực trạng hệ thống chính sách giáo dục của chínhquyền Sài Gòn qua các giai đoạn cụ thé, gắn với vai trò điều tiết của chính quyền

nhằm chuyên đổi nền giáo dục từ hệ thống giáo dục chịu ảnh hưởng mô hình Pháp

sang hệ thống giáo dục chịu ảnh hưởng mô hình Hoa Kỳ Luận án làm rõ nhữngbiện pháp của chính quyền trong từng giai đoạn dé khắc phục thực trạng giáo dục.Luận án chỉ ra sự tác động của các nhân sĩ, trí thức và các thành phần xã hội trongđánh giá hiệu quả thực thi và điều chỉnh chính sách, đặc biệt đối với việc vận động

và thực hiện các cuộc cải tô giáo dục

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nên giáo dục Miền Nam Việt Nam dưới

thời chính quyền Sài Gòn, từ năm 1954 đến năm 1975 Trong ý nghĩa này, giáo dụccách mạng trong các vùng giải phóng, một nội dung rất rộng lớn, không thuộc đối

tượng nghiên cứu của luận án này.

Pham vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu, do nền giáo dục Miền Nam dưới chế độ Sài Gòn

có nội dung rộng lớn, nên luận án này chi tập trung vào ba van dé quan trọngnhất là: bối cảnh tác động đến nền giáo dục; thực trạng hệ thống giáo dục; chính

sách giáo dục.

Luận án nghiên cứu thực trạng hệ thống giáo dục về tổ chức bộ máy quản lý

giáo dục và 3 cấp: tiêu học, trung học và đại học, chuyên nghiệp Trong mỗi cấp

học, luận án tập trung nghiên cứu 3 vân đê quan trọng là nhà trường, giáo chức và

Trang 14

học sinh, sinh viên Luận án không nghiên cứu cụ thể các loại hình giáo dục; chúngtôi sẽ trở lại vấn đề vô cùng thú vị và phức tạp này trong những nghiên cứu tiếp sau.

Luận án tập trung vào thực trạng chính sách giáo dục của chính quyền Sài Gòntrong từng giai đoạn gan với sự chuyên đổi mô hình của hệ thống giáo dục Đồng

thời, chính sách giáo dục cũng là các biện pháp của chính quyền nhằm giải quyết

những vấn đề phát sinh từ thực trạng của hệ thống giáo dục đó Luận án đánh giá

hiệu quả thực thi chính sách thông qua nhãn quan của các học giả, giới chức lãnh

đạo giáo dục Miền Nam đương thời Luận án trình bày khái quát quá trình và kếtquả của các cuộc cải tổ giáo dục do chính quyền Sài Gòn tiễn hành nhằm chuyền

đổi mô hình giáo dục và đáp ứng các cuộc vận động của giới trí thức, giáo chức

Về thời gian nghiên cứu, luận án nghiên cứu nền giáo dục Miền Nam dướithời chính quyền Sai Gon trong suốt thời gian tồn tại của nó, từ năm 1954 đến

ngày 30-4-1975.

Xét về mô hình tổ chức hệ thống, nền giáo dục được phân kỳ thành hai giai

đoạn chính: mô hình giáo dục Pháp (1954-1969), mô hình giáo dục Hoa Kỳ

(1969-1975) Mốc phân kỳ căn cứ vào Sắc lệnh số 660-TT/SL ngày 1 thang 12 năm 1969

của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) VỀ sự chuyền đôi hệ thống giáo dục

Tương ứng, chính sách giáo dục của chính quyền Sai Gòn cũng được phân làmhai giai đoạn lớn: từ năm 1954 đến năm 1969, từ năm 1969 đến năm 1975 Trongtừng giai đoạn cụ thể, chính quyền thi hành nhiều biện pháp nhằm giải quyết các

van đề của thực trạng hệ thống giáo dục, từng bước chuyên đổi mô hình va di tới

ban hành chính sách tổ chức lại hệ thống giáo dục theo mô hình Hoa Ky vào năm

1969 Do đó, chính sách giáo dục được chia làm 4 giai đoạn nhỏ: giai đoạn đầu thờichính quyền Sài Gòn (1954-1961); giai đoạn (1961-1964); quá trình chuyển đổi môhình giáo dục Pháp sang mô hình giáo dục Hoa Kỳ (1964-1969); nền giáo dục theo

mô hình Hoa Kỳ (1969-1975).

Méc phân kỳ năm 1969 chi thể hiện sự chuyên đổi mô hình hệ thống giáo dụctrên phương diện chính sách Trên thực tế, đến năm 1975, nền giáo dục Miền Namvẫn mang đậm dấu ấn của nền giáo dục theo mô hình Pháp Do đó, thực trạng hệ

10

Trang 15

thống giáo dục được luận án khắc họa chủ yếu qua các tư liệu lưu trữ, đặc biệt là hệthống số liệu thống kê, định lượng diễn tiễn theo trục dọc thời gian từ năm 1954 đến

năm 1975.

Về không gian nghiên cứu, luận án nghiên cứu nền giáo dục nằm trong vùng dochính quyền Sài Gòn kiểm soát, từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam Ranh giới của nền giáodục đưới chế độ Sài Gòn và nền giáo dục vùng giải phóng do Mặt trận Dân tộc Giải

phóng Miền Nam Việt Nam, sau là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa MiềnNam Việt Nam kiểm soát, được xem là trùng lặp với ranh giới hành chính và quân sựcủa Miền Nam thời kỳ này

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguần tư liệuNguồn tư liệu được sử dụng trong luận án là các tư liệu lưu trữ; tư liệu sưu tầmđược trong và ngoài nước về giáo dục dưới thời chính quyền Sài Gòn (bao gồm sách,tập san, báo, tranh, ảnh về giáo dục đương thời; nhật ký, hồi ký, tư liệu ghi âm)

- Các tư liệu sốc được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II như sắc lệnh,

dự luật, nghị định, thông tư, công văn, thống kê, báo cáo, diễn văn, đơn từ củachính quyền Sài Gòn và các cơ quan quản lý giáo dục

- Các tư liệu lưu trữ tại những thư viện có lịch sử lâu đời, được tiếp quản kho tưliệu từ những thư viện lớn nhất thời chính quyền Sài Gòn như: Thư viện Quốc gia(nay là Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh), Viện Khảo cổ (nay là Thư việnKhoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh), Thư viện Đại học Sư phạm Sài Gòn (nay

là Thư viện Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh), Thư viện Viện Đại học Huế

(nay là Thư viện Đại học Huế) Ngoài ra, còn có nguồn tư liệu lưu trữ tại các thư viện

và các trường đại học của Pháp và Mỹ.

- Các thông tin về giáo dục Miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

đăng trên Công báo Việt Nam Cộng hòa (1954-1975) cho phép hệ thong cac su kiénlịch sử giáo dục một cách đầy đủ, chỉ tiết Các bài đăng về bổ nhiệm các chức vu

lãnh đạo trong ngành giáo dục giúp tiếp cận phương diện nhân vật lịch sử

- Các luận văn tốt nghiệp về đề tài giáo dục của Học viện Quốc gia Hành chính

11

Trang 16

- Các nghiên cứu giáo dục của các học giả đường thời như Nguyễn Văn

Trung, Nguyễn Duy Cần, Lê Thanh Hoàng Dân, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn QuỳnhDao, Mai Tâm, Thích Minh Châu, Doan Viết Hoạt được xuất bản thành sách hay

công bố trên các các tạp chí như: 7 Tưởng, Vạn Hạnh, Bách Khoa, Đại Học, Giáo

khoa nguyệt san, Giáo duc nguyệt san, Văn hóa nguyệt san

- Các tư liệu từ báo chí như các tờ: Điện Tín, Thần Phong, Công Luận, HòaBình, Sóng Than, Đại Dân Tộc, Đông Nai, Tiên Tuyến, Độc Lập

- Tư liệu về các dự án viện trợ giáo dục của Mỹ tiễn hành ở Miền Nam Việt

Nam khai thác online tại The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive thuộc Texas Tech University, Mỹ.

- Tu liệu phỏng van một số nhân chứng lịch sử

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ đạo và quan trọng nhất dé thực hiện luận án này

là phương pháp mô tả lịch sử Dé có đủ cơ sở cho việc thực hiện phương pháp này,

sử liệu giữ vai trò quyết định Tác giả luận án đã dành nhiều công sức cho việc thu

thập và xử ly tư liệu Nguồn tư liệu thu thập được hết sức da dạng và phong phú,

nhưng lại có dung lượng quá lớn nên đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp và

kỹ năng xử lý tư liệu rất phức tạp Luận án đã kết hợp nhiều phương pháp nhưthong ké, tong hợp, phân tích, so sánh tu liệu một cach tỉ mi, kỹ càng để tìm ra các

luận chứng chính xác, tin cậy và sử dụng một cach hợp lý Tập trung vào tư liệu lưu

trữ, nhưng luận án cố gắng khai thác linh hoạt các nguồn tư liệu khác; đồng thời,thực hiện tổng hợp, đối chiếu, so sánh nhiều nguồn tư liệu Trên cơ sở khối lượnglớn tư liệu đã được xử lý kỹ càng, luận án thực hiện mô tả nền giáo dục Miền NamViệt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn trong cấu trúc hệ thống giáo dục và phân

kỳ lịch sử, bằng tư duy biện chứng dé liên kết các yếu tố của nền giáo dục một cách

chặt chẽ, logic.

Luận án vận dụng phương pháp thống kê, định lượng trong nghiên cứu lịch sửnhằm lượng hóa thực trạng nền giáo dục bằng các con số cụ thé, chính xác Số liệudùng dé thống kê là các số liệu gốc được rút ra từ tư liệu lưu trữ như số liệu thống

12

Trang 17

kê của các cơ quan hữu trách thuộc Bộ Giáo dục Sài Gòn; từ Việt Nam niên giám

thống kê (1954-1972) của Bộ Kinh tế Quốc gia; từ các báo cáo về giáo dục của

chính quyền, của Bộ Giáo dục Sài Gòn Các số liệu gốc này đều được đối chiếu,

phê phán dé tìm ra con số chính xác nhất Luận án thực hiện thống kê, định lượng từhàng nghìn số liệu lưu trữ cho ra kết quả là hơn 50 bảng, biểu và khối lượng lớn số

liệu được trình bày khá dày trong nội dung, Phụ lục luận án Hệ thống số liệu chitiết, liên tục từ năm 1954 đến năm 1975, minh họa thực trạng giáo dục Miền Nam

thời chính quyền Sài Gòn, trong đó đi sâu vào nhiều khía cạnh cụ thể của nền giáodục Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của số liệu thống kê, định lượng, luận ánthực hiện kiểm chứng số liệu bằng cách đối chiếu với số liệu trong các nghiên cứu

đã công bố về nền giáo dục này và phê phán số liệu thông qua phỏng vấn nhân

chứng lịch sử.

Luận án kết hợp khai thác tư liệu lưu trữ với nhân chứng lịch sử Khai thác

nhân chứng lịch sử được thực hiện trên hai khía cạnh: tư liệu nhật ký, hồi ký và

phỏng vấn sâu nhân chứng lịch sử Việc khai thác tư liệu nhật ký, hồi ký chủ yếu

được thực hiện bằng phương pháp phê phán sử liệu viết

Phương pháp phỏng vấn sâu nhân chứng chọn mẫu là các học giả từng học tập

và giảng dạy trong nền giáo dục Miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn.Phỏng van được thực hiện trực tiếp, có ghi âm Đối với một số học giả ở nướcngoài, không thể gặp trực tiếp, tác giả luận án thực hiện phỏng vấn qua email vàđiện thoại Ngoài ra, chúng tôi thực hiện phỏng vấn lấy thông tin từ nhiều học sinh,

giáo chức miền Nam thời chính quyền Sai Gòn dang sinh sống tại Thành phố Hồ

Chí Minh.

Nhận thức của nhân chứng lịch sử được khai thác tập trung vào các khía cạnh

về thực trạng chính sách giáo dục của chính quyền đương thời và tác động củachính sách đối với hệ thống giáo dục Tư liệu phỏng vấn nhân chứng lịch sử chủ

yếu được chúng tôi sử dụng làm căn cứ dé phân ky lịch sử giáo dục Miền Nam thời

kỳ này phù hợp và khách quan nhất, tránh bị chi phối bởi các sự kiện chính trị Đặc

13

Trang 18

biệt, tư liệu quý này được kết hợp với tư liệu lưu trữ, số liệu thống kê dé rút ra nhậnthức khoa học về giáo dục Miền Nam.

Ngoài ra, luận án vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu liên ngành khácnhư giáo dục học, chính trị học, triết học, xã hội học, văn hóa học

5 Đóng góp của luận án

Thứ nhất, luận án khái quát tương đối toàn diện, chân thực, sinh động, phong

phú về hệ thống giáo dục Miền Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn từ thực trạng

hệ thống giáo dục đến sự vận hành của hệ thống, chính sách chuyên đổi mô hình hệthống, cải tổ giáo dục và nhiều vấn đề khác Cụ thê là:

Luận án phân tích thực trạng hệ thống giáo dục Miền Nam thời kỳ này từ bộmáy quản lý giáo dục đến các cấp học Trong mỗi cấp học, luận án đi sâu phân tíchthực trạng ba vấn đề quan trọng nhất là: nhà trường, giáo chức và học sinh, sinhviên Đặc biệt, thực trạng hệ thống giáo dục được lượng hóa bang các số liệu thống

kê, định lượng trên cơ sở số liệu sốc rút ra từ tư liệu lưu trữ, theo trục dọc thời gian từnăm 1954 đến năm 1975

Thông qua tư liệu lưu trữ, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp quy của chính

quyền Sài Gòn trên lĩnh vực giáo dục, luận án làm rõ thực trạng chính sách giáo dụccủa chính quyền Sài Gòn trong từng giai đoạn cụ thé, gan với quá trình chuyên đổi

từ hệ thống giáo dục chịu ảnh hưởng của mô hình Pháp sang hệ thống chịu ảnhhưởng của mô hình Hoa Kỳ Luận án đưa ra mốc phân kỳ năm 1969 dựa vào Sắclệnh 660-TT/SL của Tông thống Việt Nam Cộng hòa ký ngày 1 tháng 12 năm 1969

về tô chức lại hệ thống giáo dục thay thế hệ thống giáo dục được tổ chức vào năm

1949, tức hệ thống giáo dục được tổ chức vào thời Pháp thuộc Luận án đưa ranhững lý giải về các nguyên tắc giáo dục của chính quyền Sài Gòn từ nguồn gốc triết

lý, nội hàm, đến đánh giá vai trò định hướng giáo dục và hiệu quả trong thực tiễn

Luận án đánh giá tác động của các nhân sĩ, trí thức đối với việc điều chỉnh chính

sách của chính quyền, đặc biệt là đối với vấn đề cải tổ giáo dục Lần đầu tiên, luận án

dé cập đến các cuộc cải tổ giáo dục, như một phan quan trong và là kết qua của quá

trình vận động của chính sách giáo dục chuyên đôi mô hình hệ thống giáo dục Luận

14

Trang 19

án đánh giá hiệu quả của chính sách chuyền đổi mô hình hệ thống giáo dục thông quakết quả của các cuộc cải tổ giáo dục và những phê phán của giới lãnh đạo ngành giáo

dục và các trí thức, giáo chức đương thời.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của nền giáo dục, luận án nhận thức rằng,

đến năm 1975, nền giáo dục vẫn chịu ảnh hưởng mạnh của mô hình giáo dục Pháp,

do đó, tính chất tỉnh hoa là đặc điểm nổi bật, xuyên suốt của nền giáo dục này Nền

giáo dục khá năng động và hội nhập quốc tế mạnh mẽ Vì vậy, ngoài chịu ảnh

hưởng của giáo dục Pháp và giáo dục Hoa Kỳ do đặc thù lịch sử, nền giáo dục nàychủ động liên kết, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới

thông qua các tô chức quốc tế, dự án hợp tác và đặc biệt là định hướng du học

Thứ hai, đi vào các khía cạnh cụ thé của nền giáo dục, luận án thể hiện nhiềunhận thức mới về bộ máy quản lý và cơ quan giám sát giáo dục; tính phân quyền và

tự trị của nền giáo dục; sự quá tải và mất cân đối của hệ thống giáo dục; mối tương

quan giữa các loại hình, các cấp giáo dục; cải tổ giáo dục; ngân sách giáo dục; chínhsách đối với giáo chức; vấn đề du học; thi cử và cải cách thi cử; học phí; học sinh,

sinh viên

Đặc biệt, đóng góp quan trọng của luận án là về tư liệu Luận án cung cấp một

khối lượng lớn sử liệu về nhiều mặt của nền giáo dục Miền Nam thời chính quyền Sài Gòn bao gồm: các tư liệu lưu trữ, sưu tập sách, báo, tạp chí về giáo dục Hệ

thong số liệu minh họa nhiều khía cạnh cu thé của nền giáo dục như trường, lớp,giáo chức, học sinh, sinh viên, ngân sách giáo dục.v.v được thống kê, định lượng

từ tư liệu lưu trữ, xuyên suốt từ năm 1954 đến năm 1975, thể hiện trong nội dung và

Phụ lục của luận án Ngoài ra, luận án còn cung cấp nhiều số liệu về các lĩnh vực

giáo dục khác như: viện trợ giáo dục, du học, học phí, lương bồng, tài liệu, kết quả

thi cử Đây vừa là kết quả nghiên cứu của luận án vừa là nguồn tài liệu tham khảo

hữu ích cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về nền giáo dục Miền Nam thời

chính quyền Sài Gòn, góp phần đặt nền tảng cho những nhận thức sâu sắc, khoa

học, cụ thê hơn về nên giáo dục này Ngoài ra, phân Phụ lục còn cung câp nhiêu văn

15

Trang 20

bản pháp quy về giáo dục của chính quyền Sài Gòn, có thể cần thiết cho các hướngnghiên cứu khác về giáo dục Miền Nam thời kỳ này.

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án có kết câu 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Bối cảnh tác động đến giáo dục Miền Nam Việt Nam (1954-1975).Chương 3: Thực trạng hệ thống giáo dục Miền Nam Việt Nam dưới thời chính

quyền Sài Gòn

Chương 4: Chính sách giáo dục của chính quyền Sài Gòn

16

Trang 21

tác viện trợ và lập kế hoạch phát triển giáo dục Miền Nam.

Các báo cáo

Edgar N Pike, nhân viên của Quỹ Asia Foundation tại Việt Nam, trong báo

cáo Giáo duc tráng niên ở Việt Nam (Adult Education in Vietnam) năm 1957, đã trình bày tình hình giáo dục tráng niên và hoạt động của Quỹ Asia Foundation ở

Miền Nam Việt Nam (1954-1957) [207]

Granville S Hammond đã trình bày trong báo cáo Bản đánh giá tóm tắt về sựphát triển của giáo dục đại học tại Miễn Nam Việt Nam (A Brief Review of the

Development of Higher Education in South Vietnam) năm 1967, tình hình giáo dục

đại học miền Nam (1954-1967) va hoạt động của các phái đoàn cố van giáo dục Mỹ

thuộc USAID (Ohio University, Southern Illinois University, Wisconsin State University, The American Medical Association ); viện trợ của Asia Foundation,

UNESCO, Pháp va các nước khác [208].

Nghiên cứu của cá nhân

Bài nghiên cứu “Thu nhập và giáo dục ở vùng nông thôn Miền Nam ViệtNam” (Earning and Education in Rural South Vietnam) là kết quả quá trình nghiên

cứu giáo dục Miền Nam Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1969 của Robert H.Stroup và Michael B Hargrove Đối tượng nghiên cứu là giáo dục trong trường học

mà các thành viên trong gia đình Miền Nam Việt Nam ở vùng nông thôn, miền núiđược thụ hưởng và tác động của kinh tế hộ gia đình đối với hoạt động giáo dục

17

Trang 22

thông qua thống kê số liệu và điều tra xã hội học [210].

Thang 6 năm 1970, phóng viên đặc biệt (the Special Correspondent) của báo

USIS Feature đã công bố hai bài báo quan trọng về “Hiện đại hóa giáo dục ở Miền

Nam Việt Nam” (Modernizing Education in South Vietnam) Hai bài báo phân tích

sự tiến triển và ảnh hưởng của cuộc hiện đại hóa giáo dục Miền Nam Việt Nam bắtđầu từ năm học 1969-1970 đến đời sống cộng đồng qua khảo sát tại vùng đồngbằng sông Mêkông và đánh giá những thách thức của cuộc hiện đại hóa trên hai

phương diện: tác động của chiến tranh và chuyên đổi mô hình giáo dục Pháp, thôngqua cuộc phỏng van Tổng trưởng Giáo dục Nguyễn Lưu Viên [211]

Năm 1974, Berry E Morton công bố nghiên cứu “Giáo dục ở Việt Nam”

(Education in Vietnam), trình bày khái quát quá trình phát triển của giáo dục MiềnNam thời chính quyền Sài Gòn đến năm 1970 Tác giả phân tích vị trí của giáo dụcMiền Nam trong chính sách của chính phủ đồng thời khái quát quá trình thực hiện các

kế hoạch xây dựng hệ thống giáo dục mới của chính phủ ở Miền Nam từ năm 1960

đến 1970 [205]

Arthur L Aikman, trong bài viết “Tiến triển giáo dục ở Việt Nam” (Progress

in Education: Việt Nam) năm 1970, đã trình bày sự tiễn triển của các chương trình

viện trợ giáo dục Mỹ ở Việt Nam, đặc biệt là chương trình của Dai học Nam Illinois

về đào tạo giáo chức tiêu học, giáo sư trung học tại Trường Đại học Sư phạm, Viện

Đại học Sài Gòn (1961-1967) Tác giả thực hiện so sánh hiệu quả các chương trình

thúc day giáo dục của Mỹ ở Việt Nam với ở Hàn Quốc [204]

Hiện nay, các thư viện của Pháp, các trường đại học Mỹ đang lưu giữ rất nhiều

công trình, bài nghiên cứu, báo cáo, phân tích của các nhà nghiên cứu, chuyên gia

Pháp, Mỹ, các tổ chức quốc tế Bên cạnh đó có một số công trình nghiên cứu củacác học giả Miền Nam, tiêu biểu là một số luận án tiến sĩ được bảo vệ tại Dai học

Mỹ như Đoàn Viết Hoạt, Sử phát triển của nên giáo dục đại học hiện đại ở Việt

Nam: sự tập trung vào vấn dé văn hóa và chính trị - xã hội (The Development of

Modern Higher Education in Vietnam: a Focus on Cultural and Social - Political

Forces), Luận án Tiến si Giáo dục học, Đại hoc Florida, 1971; Đỗ Bá Khê, Khái

18

Trang 23

niệm đại học cộng đồng: một nghiên cứu về sự can hệ của nó tới việc tái thiết ở Việt

Nam sau chiến tranh (The Community College Concept: a Study of its Relevance toPostwar Reconstruction in Vietnam), Luận án Tiến sĩ tại Đại hoc Southern

California, 1970

1.1.2 Sau nam 1975

Vài thập niên trở lại đây, các học giả nước ngoài bắt đầu quan tâm đến giáo

dục Miền Nam Việt Nam như một vấn đề nghiên cứu thú vi về Việt Nam thời chiến

tranh Nhiều công trình nghiên cứu và luận án tiến sĩ về giáo dục Miền Nam ViệtNam được thực hiện Tiêu biểu có Olga Dror (2018) với bài nghiên cứu “Giáo dục vàchính trị trong thời gian chiến tranh: hệ thống trường ở Bắc và Nam Việt Nam 1965-

1975” (Education and Politics in Wartime: School systems in North and South

Vietnam 1965-1975) Bài viết khái quát lịch sử giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc;

hệ thống giáo dục ở hai miền Nam Bắc, hệ thống giáo dục theo mô hình Miền Bắc ởvùng giải phóng Miền Nam; phân tích những khó khăn và giải pháp của hai hệ thốnggiáo dục và đưa ra so sánh về sự khác nhau giữa hai hệ thống giáo dục dưới tác động

của tình hình chính tri [209].

Ngoài ra, các học giả Việt Nam ở nước ngoài cũng thực hiện nhiều nghiên cứu

về nền giáo dục Miền Nam Việt Nam thời kỳ này Đặc biệt, là sự trở lại của các họcgiả sống tại Miền Nam trước năm 1975 qua các bài nghiên cứu, các cuốn sách hồitưởng về nền văn hóa tư tưởng Miền Nam nói chung và nền giáo dục nói riêng

Tiêu biểu là cuốn sách của nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên

Nguyễn Thanh Liêm (2006), Giáo dục ở Miễn Nam tự do trước 1975 (Education inthe South Vietnam before 1975) Cuỗn sách tập hợp bài viết của nhiều tác giả ViệtNam ở nước ngoài, chủ yếu là các giáo chức Miền Nam thời chính quyền Sài Gòn,

đặc biệt là giới lãnh đạo ngành giáo dục như Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Văn

Trường, Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Lưu Viên, Đỗ Bá Khê, Nguyễn Hữu Phước về

nhiều vấn đề giáo dục Miền Nam thời kỳ này Cuốn sách có lợi thế nguồn tư liệudồi dào và hàm chứa cả những mảng hồi ức của các nhân chứng lịch sử nên rất có

giá trị tham khảo [97].

19

Trang 24

Năm 2013, Nguyễn Thụy Phương bảo vệ thành công luận án tiễn sĩ tại Đại họcParis, 7Trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975: từ sứ mệnh khai hóa văn minh đến

ngoại giao văn hóa (Lécole frangaise au Vietnam 1945-1975 de la Mission

civilisatrice 4 la Diplomatie culturelle) Bằng cách tiếp cận giáo dục học kết hợp

với phương pháp xã hội học lich sử và hình thức phỏng van sâu nhân chứng lich

sử, luận án đã dựng được bức tranh về trường Pháp tại Miền Nam và bước

chuyên tiếp đầy khó khăn, phức tạp, đặc sắc của giáo dục Pháp tại Miền Nam

qua các giai đoạn [212].

Năm 2020, Trương Thùy Dung bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Lịch sử

Những ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với giáo dục đại học Miền Nam thời Đệ Nhị

Cộng hòa: trường hợp các viện đại học quốc gia (The American Influences on the

Higher Education of the second Republic of Vietnam: the Case of the National

Universities) tai Dai hoc Hamburg, Đức Với hon 60 dau tài liệu lưu trữ tai Trung

tâm The Vietnam Center and Sam Johnson Archive thuộc Texas Tech University

Mỹ, hon 30 dau tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II Việt Nam, một số

tài liệu lưu trữ tại Pháp và khoảng 200 tài liệu sách, báo của nước ngoài và Việt Nam, luận án phân tích những ảnh hưởng của Mỹ, đặc biệt là viện trợ Mỹ, thông

qua các tô chức văn hóa, giáo dục đối với các viện đại học quốc gia Ở Miền Namthời kỳ Đệ Nhị Cộng hòa (1967-1975) Luận án đánh giá sự thé hiện của mô hìnhgiáo dục mới - mô hình giáo dục đại học của Mỹ, trong quá trình phát triển của cácViện Đại học Sài Gòn, Viện Đại học Huế và Viện Đại học Cần Thơ [206]

1.2 Nghiên cứu trong nước

1.2.1 Trước năm 1975

Các học giả Miền Nam đã day lên phong trào nghiên cứu giáo dục rất sôi nồi

Vì vậy, có khá nhiều công trình nghiên cứu, cuốn sách và bài báo bàn luận về các

van dé của giáo dục Miền Nam được công bó

Năm 1964, Vương Pén Liêm xuất bản cuốn sách Giáo dục cộng đồng: đườnglỗi giáo dục nhằm giải phóng dân tộc ra khỏi tình trạng chậm tiến Sách trình bày

đại cương vê giáo dục cộng đông; đặc diém của cộng đông thôn xã Mién Nam;

20

Trang 25

trường tiểu học cộng đồng và việc tô chức, điều hành nền giáo dục cộng đồng [99].

Năm 1967, trong cuốn sách Góp phần phê phán giáo duc và đại học, NguyễnVăn Trung đã phê phán chế độ giáo dục Miền Nam, điểm nhấn là chế độ đại học,như: phê phán mô hình đại học Pháp; vai trò, vi trí của đại học với phat triển quốc

gia; trí thức đại học và vấn đề lãnh đạo; trường Pháp, trường Việt, trường tôn giáo;

chính trị hóa nền giáo dục [189]

Từ năm 1969, phong trào cải tô giáo dục phát triển mạnh mẽ, nền giáo dục Miền

Nam thực hiện bước chuyền biến căn bản từ mô hình Pháp sang mô hình Hoa Kỳ Trongbối cảnh đó, các nghiên cứu về vấn đề cải tổ giáo dục ra đời ngày càng nhiều

Năm 1969, Nguyễn Quỳnh Giao thực hiện hàng loạt cuộc phỏng vấn các nhà

giáo dục nổi tiếng, đã và dang nắm giữ các chức vụ quan trọng trong ngành giáo dụcMiền Nam như Linh mục Cao Văn Luận, Thượng tọa Thích Minh Châu, Thượng tọaThích Đức Nghiệp, Giáo sư Trần Văn Qué, Giáo su Trần Văn Từ, Giáo sư Nguyễn NgọcHuy, Bác sĩ Trần Ngọc Ninh, Bác sĩ Hoàng Văn Đức, Giáo sư Nguyễn Văn Phú, Giáo

sư Vũ Quốc Thông, Võ sư Lê Sáng Các bài phỏng vấn đánh giá bản chất và thực trạngcủa giáo dục Miền Nam, so sánh giáo dục Miền Nam với giáo dục Miền Bắc và tìm ra

đường hướng cải tổ giáo dục, được in thành sách Cai t6 giáo duc [75]

Năm 1970, Nguyễn Khắc Hoạch trong cuốn sách Xây đựng và phát triển vănhóa giáo dục đã đề cập đến tinh thần quốc gia trong trường đại học và vi trí của Daihọc Văn khoa trong cộng đồng Miền Nam; mối liên hệ giữa văn hóa Việt Nam vàvăn hóa Trung Hoa; đại học và nhu cau phát triển quốc gia; các ngành khoa học xã

hội và van dé cải tiền nông thôn ở Miền Nam [81]

Cũng năm này, Nguyễn Duy Cần với cuốn sách Văn hóa và giáo dục MiễnNam di về đâu? thé hiện quan điểm sâu sắc về đường hướng phát triển của văn hóa

và giáo dục Miền Nam [61]

Năm 1973, trong cuốn Hiến chương giáo dục, nhà triết học Kim Định trình

bày nhận định về những đặc trưng của nền văn hóa giáo dục Tây Âu, đề xuất cải tô

chương trình giáo dục từ cách thức xây dựng, phân phối chương trình và đặt vấn đề

nhìn nhận lại địa vị của triết học, tiếng Việt và văn chương Việt trong giáo dục [68]

21

Trang 26

Bên cạnh các cuốn sách còn có các bài nghiên cứu, nghị luận của nhiều họcgiả và nhà giáo dục nổi tiếng trên các tập san: Văn hóa nguyệt san (cơ quan ngôn

luận cua Nha Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục), Giáo duc nguyệt san (cơ quan

ngôn luận của Viện Khoa học Giáo dục Sài Gòn, do Mai Tâm làm chủ nhiệm), Đại

Học (Viện Đại học Huế do Nguyễn Văn Trung chủ nhiệm), Tir Tưởng (Đại học Van

Hạnh, Hòa thượng Thích Minh Châu chủ nhiệm), Bách Khoa (bán nguyệt san của tư

nhân, Huỳnh Văn Lang làm chủ bút) Trong nhiều bài viết đăng trên các tập san, cáchọc giả thể hiện quan điểm rất thăng thắn về vai trò, mục tiêu của nền giáo dục quốcgia, vị trí của người thầy giáo và tranh luận về biện pháp cải tổ, dự hướng về tươnglai của nền giáo dục

Các tập san này còn là công cụ cô động, định hướng quan trọng cho các cuộccải t6 giáo dục Tháng 3, 4 năm 1965, Văn hóa nguyệt san ra số đặc biệt về Đại hộiGiáo dục toàn quốc 1964, với hàng loạt bài tham luận của các nhà giáo danh tiếng

về vấn đề cải tô giáo dục

Tháng 5-1971, trong cuộc cải tổ toàn bộ hệ thống giáo dục, Giáo duc nguyệt

san ra số đặc biệt về Đướng hướng Văn hóa Giáo dục Cụ thé là: Bộ Giáo dục với

“Đường hướng giáo dục Việt Nam”; Tran Ngoc Ninh về “Tương quan giữa văn hóa

và giáo dục”; Dương Thiệu Tống với “Giáo dục trong Dan chủ Tự do”; Phạm ViệtTuyền trong “Văn hóa Giáo dục và Xã hội”; Hội đồng Van hóa Giáo dục với “Lược

đồ chính sách Văn hóa Giáo dục”; Đỗ Văn Rỡ với “Chính sách văn hóa”; Bùi Xuân

Bào với “Căn bản của Chính sách Văn hóa Giáo dục”; Ủy ban Hàn Lâm viện với

“Tổ chức Hàn lâm viện Quốc gia”; Nghiêm Tham với “Bảo tồn Di tích lịch sử”; Uyban Văn khố với “Văn khố Việt Nam”; Ủy ban Giáo dục Đại chúng với “Chínhsách Giáo dục đại chúng”; Nguyễn Hữu Hiệp với “Hiện trạng ngành đại học”; Ủyban Nghệ thuật với “Nghệ thuật và văn hóa giáo dục”; Ủy ban Kỹ thuật với “Kế

hoạch phát triển giáo dục”; Nguyễn Hoang Sơn với “Giáo dục nông nghiệp” [74]

Với sự tham gia của đại diện cơ quan trung ương quản lý và giám sát giáo dục cùng

các học giả nổi tiếng có vị trí và ảnh hưởng lớn trong ngành giáo dục, các bài viết

này đã thê hiện khá toàn diện chủ trương, quan điêm của giới lãnh đạo về các mặt

22

Trang 27

của chính sách giáo dục Miền Nam thời kỳ này.

Đặc biệt, trong bối cảnh đó, đầu những năm 1970, Lê Văn Thận, nguyên TổngThư ký Bộ Giáo dục, lúc này là Giáo sư Học viện Quốc gia Hành chính, đã hướng

dẫn các sinh viên thực hiện một loạt luận văn như những nghiên cứu nhỏ nhưng

chắc chắn về các vấn đề nổi cộm của giáo dục Miền Nam Tiêu biểu là: NguyễnDuy Chính, Vấn đề địa phương hóa giáo dục, Luận văn tốt nghiệp Ban Đốc sự

Hành chính 1967-1970 [63]; Hoàng Thị Hồng Loan, Giáo duc tráng niên tại MiễnNam, Luận văn Tốt nghiệp Ban Đốc sự Hành chính, khóa 1969-1972 [101]; NguyễnVăn Cát, Van dé giáo viên tiểu học hiện nay, Luận văn Ban Đốc sự Hành chính

1966-1969 [62]; Dương Văn Vàng, Vấn dé thi cử của nên giáo dục Việt Nam hiện

tại, Luận văn Tốt nghiệp Ban Đốc sự Hành chính 1966-1969 [194]; Thái Anh Tuấn,Nên giáo dục kỹ thuật tại Việt Nam, Luận văn Ban Đốc sự Hành chính 1967-1970[191]; Dương Thi Hòe, Giáo duc cộng dong Việt Nam di về đâu, Luận văn Ban Đốc

sự Hành chính 1969-1972 [84]; Phan Văn Qua, Tự tri dai học, Luận văn Tốt nghiệp

Ban Đốc sự Hành chính, 1970 [152]; Trần Bạch Thu, Ty tri đại học, Luận văn tốtnghiệp Ban Đốc sự Hành chính, 1972 [167]; Huỳnh Văn Huệ, Vấn đề phát triển đạihọc tại Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp Ban Đốc sự Hành chính, 1969-1972 [88] Những luận văn này có tính khoa học khá cao và nhìn nhận van dé giáo dục dướicon mắt của các viên chức quản lý cao cấp tương lai được đảo tạo tại Học việnQuốc gia Hành chính, lại được sự hướng dẫn của người từng trải qua cương vi caonhất trong ngành quản lý giáo dục Các tác giả phân tích chính sách giáo dục của

chính quyền Sài Gòn đối với các vấn đề giáo dục cụ thê và đánh giá hiệu quả thực

thi các chính sách này; đồng thời, đề xuất các phương án giải quyết thực trạng nềngiáo dục Miền Nam

Ngoài ra, luận văn của N guyén Thi Liéng, Ban Đốc sự khóa 1970-1973 Học viện

Quốc gia Hành chính, Vấn đề giáo dục tiểu học tại Việt Nam Cộng hòa, do TrươngHoàng Lem hướng dẫn, cũng cung cấp khá nhiều sử liệu tốt về thực trạng giáo dục

Miền Nam Luận văn này đã trình bày chính sách và hiện trạng giáo dục tiểu học tạiViệt Nam Cộng hòa; so sánh với nền giáo dục tiêu học ở Hoa Kỳ và Nhật Bản [100]

23

Trang 28

1.2.2 Sau năm 1975

Trước thời kỳ Đổi mới, các công trình nghiên cứu giáo dục Miền Nam thờichính quyền Sài Gòn tiêu biểu là: Long Điền (1977), “Tổ chức và hoạt động của cơquan USAID trong lĩnh vực giáo dục thực dân mới ở Miền Nam Việt Nam trước đây”[102]; Viện Khoa học Giáo dục (1980), 7?m hiểu chính sách giáo dục thực dân mới ởMiễn Nam Việt Nam và những tác hại của nó [198]; Phong Hiền (1984), Chủ nghĩa

thực dân mới kiểu Mỹ ở Miền Nam Việt Nam - khía cạnh văn hóa, tư tưởng 1964-1975[135]; Lữ Phương (1985), Cuộc xâm lăng về văn hóa - tư tưởng cua dé quốc Mỹ ở

Miễn Nam Việt Nam [103] Các công trình chủ yếu tiếp cận khía cạnh sự thể hiệnchế độ thực dân kiểu mới của Mỹ trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng ở Miền Nam và

bày tỏ sự phê phán tính lệ thuộc của nền giáo dục vào Mỹ

Sau mấy chục năm, vấn đề giáo dục Miền Nam ít thu hút sự quan tâm của giới

sử học Từ cuối những năm 1990, trong xu thế đổi mới trong nghiên cứu lịch sử,việc tiếp cận nhiều quan điểm và phương pháp nghiên cứu mới ở trong và ngoàinước, mở ra xu hướng nhận thức lại nhiều vấn đề sử học, trong đó có vấn đề giáodục Miền Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn Khuynh hướng nghiên cứu thực

trạng, chỉ ra ưu, khuyết điểm của nền giáo dục Miền Nam thời kỳ này dé nhận thức

rõ lịch sử giáo dục Miền Nam đồng thời tìm ra những kinh nghiệm cho phát triểngiáo dục hiện nay được chú trọng Từ đó xuất hiện ngày càng nhiều những côngtrình nghiên cứu về giáo dục Miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn vớiquan điểm và phương pháp nghiên cứu rất đa dạng

Nền giáo dục Miền Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn được đề cập như mộtphan của lich sử văn hóa - xã hội Miền Nam (1954-1975) trong các công trình tông

quát lịch sử Việt Nam như bộ Lịch sử Việt Nam (4 tập) do Nguyễn Quang Ngọc

tổng chủ biên, Nxb Giáo dục xuất bản năm 2012 và bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập) dotập thể các nhà nhiên cứu Viện Sử học thực hiện, Nxb Khoa học xã hội xuất bảnnăm 2014 Trong bộ Lịch sử Việt Nam (4 tập), phần trình bày về nền giáo dục MiềnNam thời chính quyền Sài Gòn tập trung ở Tập 4 do Lê Mậu Hãn (chủ biên) Các

tác giả đã khái quát sơ lược hệ thống giáo dục Miền Nam, nêu tóm gọn một số đặc

24

Trang 29

điểm, chỉ ra vai trò và sự can thiệp của Mỹ vào nền giáo dục trong chiến lược chínhsách chung đối với Miền Nam Việt Nam [77] Lịch sử Việt Nam Tập 12 Từ năm

1954 đến năm 1965 do Trần Đức Cường (chủ biên) [64], Lịch sử Việt Nam Tập 13

Từ năm 1965 đến năm 1975 do Nguyễn Văn Nhật (chủ biên) [130] trong bộ Lich sử

Việt Nam (15 tập) khái lược một số nét cơ bản về nền giáo dục do chính quyền SàiGon kiểm soát đặt trong bối cảnh chính trị - xã hội Miền Nam (1954-1975), nhấnmạnh vai trò chi phối của Mỹ đối với nền giáo dục, phục vụ mục đích chính trị -

quân sự của họ tại Miền Nam Việt Nam

Tiếp đến là một số công trình nghiên cứu quy mô về nền giáo dục Việt Nam

như: Phạm Minh Hạc (1992), Sơ khảo lịch sử giáo dục Việt Nam 1945 - 1992 [76];

Lê Van Giang (2003), Lịch sw giản lược hơn 1000 năm nên giáo dục Việt Nam[73] Các tác giả đã đề cập sơ lược đến nền giáo dục do chính quyền Sài Gòn kiểmsoát là một phần quan trọng của lịch sử giáo dục Miền Nam (1954-1975)

Hồ Hữu Nhựt (1999), Lich sử giáo dục Sài Gòn - Thành phó Hồ Chí Minh1698-1998 trình bày về giáo dục Miền Nam dưới chế độ Sài Gòn, tiếp cận trên các

phương diện: chính sách giáo dục; cơ quan quản lý giáo dục; hệ thống các trường

đại học, cao đăng và chuyên nghiệp Theo tác giả, nền giáo dục, “Về căn bản vẫn

mô phỏng theo triết lý, cấu trúc, chương trình, phương pháp giảng dạy, lề lối quản

trị học đường.v.v của các trường Pháp cũ” [131, tr.129].

Năm 2004, cuốn sách Giáo duc cách mạng ở Miễn Nam giai đoạn 1954-1975những kinh nghiệm và bài học lịch sử, Nguyễn Tan Phát (chủ biên), đề cập đến

phong trào đấu tranh chính trị và văn hóa của học sinh, sinh viên, giáo chức Miền

Nam trong vùng địch tạm chiếm, qua đó thể hiện phần nào diện mạo của nền giáodục Miền Nam do chính quyền Sài Gòn kiểm soát [133]

Nguyễn Q Thắng (2005) trong Khoa cw Giáo duc Việt Nam, đã trình bay một

số nét về nền giáo dục Miền Nam (1954-1975) trong vùng chế độ Sài Gòn kiểm

soát như chương trình giáo dục và một số trường đại học tiêu biểu Đặc biệt, cuốn

sách giới thiệu chỉ tiết chương trình giáo dục của Hoàng Xuân Hãn, là chương trình

giáo dục mà Miền Nam đã áp dụng gan 20 năm [164]

25

Trang 30

Năm 2008, đề tài Giáo dục đại học Miễn Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975

do Võ Văn Sen chủ nhiệm đã nghiên cứu chuyên sâu nền đại học Miền Nam ViệtNam giai đoạn 1954-1975, chỉ ra những ưu, nhược điểm của nền giáo dục đại họcMiền Nam và các bài học kinh nghiệm cho giáo dục Việt Nam hiện nay [155]

Năm 2011, trong Luận văn Thạc sĩ Hoạt động giáo dục bậc trung học phổ

thông của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1963-1975, Nguyễn Thị Việt từ nguồn tưliệu lưu trữ, đã phân tích khá chi tiết các khía cạnh của giáo dục trung học phổ

thông Miền Nam (1963-1975) [202]

Năm 2014, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnhThừa Thiên - Huế) đã thực hiện Chuyên dé Giáo dục Miễn Nam Việt Nam (1954-1975), với các bài viết của các tác giả: Trần Văn Chánh, Cao Văn Thức, NguyễnVăn Nhật, Nguyễn Duy Chính, Cao Văn Luận, Khánh Uyên, Nguyễn Tuấn Cường,

Dương Văn Ba, Nguyễn Thị Ly Kha, Châu Trọng Ngô, Vương Trí Nhàn Các chủ

đề nghiên cứu gồm: khái quát chặng đường phát triển của giáo dục Miền Nam(1954-1975), giáo dục phố thông, giáo dục đại học và một số viện đại học tiêu biểunhư Viện Đại hoc Sài Gòn, Viện Dai học Hué, vấn đề giảng dạy trong nhà trường,chương trình giáo dục và sách giáo khoa, giáo dục tư nhân và những cảm nhận về

sự khác biệt giữa giáo dục Miền Nam và giáo dục Miền Bắc [159]

Năm 2017, Nguyễn Văn Nhật - Hà Mạnh Khoa thực hiện đề tài cấp Bộ Giáoduc Miền Nam Việt Nam 1954-1975 Đỗi tượng nghiên cứu là hai bộ phận giáo dụcMiền Nam thời kỳ này: giáo dục vùng giải phóng và giáo dục vùng chính quyền Sài

Gòn kiểm soát Giáo dục vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát được tập trung

nghiên cứu ở các khía cạnh: đường lối, mục tiêu, tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;thi cử và dụng cụ học tập; giáo chức và đào tạo giáo chức; tô chức hệ thống và

chương trình các cấp học; các trường đại học Miền Nam [129]

Năm 2018, các tác giả Ngô Minh Oanh (chủ biên) - Hồ Sỹ Anh - Nguyễn

Ngọc Tài - Nguyễn Thị Phú trong công trình Giáo duc phổ thông Miễn Nam

(1954-1975) nghiên cứu giáo dục phổ thông Miền Nam dưới góc độ giáo dục học Giáo

dục phổ thông trong 2 giai đoạn trước và sau năm 1970 có những nội dung cụ thé

26

Trang 31

như: chương trình giáo dục; tô chức giáo dục; đội ngũ giáo viên và hoạt động quản

lý giáo dục; hoạt động khảo thí và thanh tra học đường Sách đưa ra một số nhận xét

về những điểm tích cực và hạn chế của giáo dục phổ thông Miền Nam và đề xuấtmột số giải pháp đổi mới giáo dục hiện nay [132]

Năm 2018, cuốn Dia chi Văn hóa Thành phó Hồ Chí Minh tập II, đã khái quátlịch sử giáo dục Miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn với nền tảng nềngiáo dục thời Pháp thuộc; cơ cấu, loại hình giáo dục và phong trào đấu tranh chính

trị, văn hóa của học sinh, sinh viên, giáo chức Miền Nam [85]

Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Hoàng Thị Hồng Nga (2016) tại Đại học Quốc gia

Hà Nội, Giáo duc dai học Miền Nam Việt Nam (1955-1975), trình bày những đặc

điểm cơ bản của nền đại học Miền Nam (1954-1975) Luận án cho rằng từ năm

1955 đến năm 1964, nền đại học chịu ảnh hưởng mô hình giáo dục Pháp, từ năm

1965 đến năm 1975 tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của mô hình giáo dục Mỹ Tácgiả đưa ra một số nhận xét về giáo dục đại học và đề xuất một số bài học kinh

nghiệm cho giáo dục Việt Nam hiện nay [104].

Luận án Tiến sĩ Sử học của Phạm Ngọc Bảo Liêm (2020) tại Đại học Khoahọc Huế, Giáo dục đại học tư thục Miễn Nam Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1975trình bày quá trình hình thành và phát triển của các đại học tư thục ở Miền Nam từnăm 1957 đến 1975 và chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với đại học tư.Tác giả phân tích những đặc điểm và hạn chế của đại học tư Miền Nam thời kynay va néu ra mot s6 kinh nghiém lich str [98]

1.3 Kết quả và một số van đề cần tiếp tục nghiên cứuKết quả

Các nghiên cứu trong thời chính quyền Sài Gòn vừa là nguồn sử liệu phongphú, chân thực, vừa là các công trình nghiên cứu về những vấn đề “nóng hồi” của

nền giáo dục Miền Nam đồng thời đưa ra những ý kiến tư vấn chính sách giáo dục

cho chính quyền đương thời

Các nghiên cứu sau năm 1975 đóng góp vào việc sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu

về nhiêu lĩnh vực của giáo dục Miễn Nam Một sô nghiên cứu cung cap nhiêu tư liệu

27

Trang 32

về cơ cau tô chức và hiện trạng giáo dục Miền Nam đương thời Những nghiên cứu ởnước ngoài đã bé sung nhiều tư liệu quý về giáo dục Miền Nam qua lăng kính củacác chuyên gia nước ngoài, tác động của viện trợ Mỹ và quốc tế, trong đó có nhiềunguồn tư liệu hiện không được lưu trữ tại Việt Nam.

Về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu ở nước ngoài vận dụng nhiều

phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội hiện đại, liên ngành như thống kê, phỏng

van xã hội học, các phương pháp nghiên cứu của kinh tế học, giáo dục học, nhân

học văn hóa Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam khá trungthành với các phương pháp nghiên cứu truyền thống như tông hợp, mô tả, phân

tích sử liệu, đánh giá sự kiện bằng tư duy duy vật biện chứng.v.v Từ đó tạo nên

diện mạo dường như khác nhau của giáo dục Miền Nam thời kỳ này dưới nhãn

quan của sử học.

Giáo dục Miền Nam có lịch sử nghiên cứu khá dài và được tiếp cận bởi đadạng các quan điểm học thuật Trước năm 1975, đó là những quan điểm của các nhàquản lý giáo dục; của giới trí thức tiếp cận từ góc độ chuyên môn và địa vị nghề

nghiệp; của các chuyên gia phân tích, có vấn nghiên cứu, giáo sư đại học trong các

dự án, chương trình quốc tế

Sau năm 1975, ở Việt Nam, có hai xu hướng quan điểm sử học chính diễn ratrước và trong thời kỳ Đổi mới Trước Đôi mới (trước năm 1986), phổ biến là quanđiểm phê phán giáo dục Miền Nam, đứng ở góc độ liên đới với tình hình chiến

tranh, chính trị và sự can thiệp của đế quốc Mỹ Quan điểm này có nhiều thiên kiến

nhưng có tác dụng nhìn nhận rõ những khuyết điểm của nền giáo dục này

Trong thời Đổi mới, được sự hỗ trợ của nhiều phương pháp nghiên cứu hiệnđại và liên ngành cũng như sự tiếp xúc, trao đổi với môi trường học thuật quốc tếngày càng rộng mở, quan điểm của giới sử học về giáo dục Miền Nam ngày càng

khách quan Bên cạnh đó, cá nhân các nhà nghiên cứu lại thể hiện những quan điểmriêng đối với các vấn đề mà mình theo đuổi Các nhà nghiên cứu trong và ngoàinước cũng ngày càng chú ý đến hướng tiếp cận từ góc độ mô hình giáo dục, trao déi

văn hóa và giao lưu quôc tê của nên giáo dục này.

28

Trang 33

Về nhận thức lịch sử, phần lớn các nghiên cứu di vào làm rõ được nhiều vẫn

dé cụ thé của giáo dục Miền Nam thời chính quyền Sai Gòn như trường Pháp, giáodục đại học tư, hệ thong giáo dục đại hoc, giáo dục trung học, giáo dục phô thông

tiếp cận từ góc độ giáo dục học Một số nhà nghiên cứu đề cập đến việc nhìn nhận

lại nền giáo dục Miền Nam trên phương diện triết lý giáo dục Một số nỗ lực kháiquát diện mạo giáo dục Miền Nam dưới sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn là

một bộ phận của tổng thé nền giáo dục Miền Nam (1954-1975) Các nghiên cứu đều

thừa nhận giáo dục Miền Nam thời chính quyền Sài Gòn là một nền giáo dục cónhững đặc điểm nổi bật, bao gồm cả ưu điểm và hạn chế, để lại những kinh nghiệmphát triển giáo dục

Một số van dé can tiếp tục nghiên cứu

Về tu liệuSau năm 1975 đến những năm 90 thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu vềgiáo dục Miền Nam thường ít chú trọng khai thác một cách hệ thống nguồn tư liệu

gốc, đặc biệt là các tư liệu lưu trữ Gần đây, các nghiên cứu ngày càng tập trungkhai thác tư liệu lưu trữ về giáo dục Miền Nam Tuy nhiên, do tư liệu lưu trữ đa

dạng, phong phú và phân tán, rất khó khăn trong tìm kiếm, phân loại và hệ thốnghóa, nên vẫn còn một khối lượng lớn tư liệu lưu trữ chưa được khai thác hoặc khaithác chưa triệt để hay nhiều thông tin bị nhằm lẫn do những thiếu sót trong khâu

làm việc với sử liệu lưu trữ.

Luận án thực hiện việc nghiên cứu trên cơ sở các tư liệu sốc, tập trung khai

thác tư liệu lưu trữ, đặc biệt là số liệu thống kê và các văn bản pháp quy của chính

quyền Sài Gòn về giáo dục và liên quan đến lĩnh vực giáo dục Bên cạnh đó, luận án

sử dụng nguồn tư liệu hồi ức từ phỏng vấn sâu nhân chứng lịch sử mà nhiều côngtrình nghiên cứu trước ít chú trọng Luận án đối chiếu tư liệu hồi ức và tư liệu lưu

trữ dé rút ra các nhận thức khách quan về nền giáo dục Miền Nam; đồng thời sử

dụng các thông tin phỏng vấn nhân chứng lịch sử để kiểm chứng kết quả và nhữngnhận định rút ra từ xử lý tư liệu lưu trữ Ngoài ra, luận án kết hợp nghiên cứu các

nguôn tư liệu sưu tâm về giáo dục Mién Nam Các nghiên cứu vé giáo duc thời

29

Trang 34

chính quyền Sai Gòn cũng là nguồn tư liệu quan trọng của luận án.

Về phương pháp nghiên cứuNhiều nghiên cứu thiếu sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành, nên

các vấn đề giáo dục Miền Nam không được khắc họa toàn diện, nhưng lại gặp nhiềuthiếu sót khi đi vào chỉ tiết và thiếu chân thực

Luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, tập trung vào thống kê,định lượng và phỏng vấn nhân chứng lịch sử Số liệu thống kê, định lượng từ cácnguồn tư liệu lưu trữ tin cậy, được kiểm chứng qua phỏng vấn nhân chứng và cácnguôn tư liệu khác

Về quan điểm nghiên cứu, từ đầu thê kỷ XXI, quan điểm nghiên cứu về giáo

dục Miền Nam thời chính quyền Sài Gòn ngày càng khách quan hơn, nhìn nhận cả ưuđiểm và hạn chế của nền giáo dục này Tuy nhiên, yếu tố phê phán vẫn chiếm ưu thế

Luận án làm rõ thực trạng nên giáo dục Miền Nam về hệ thống giáo dục vàchính sách giáo dục, từ đó gợi mở những kinh nghiệm có thể tham khảo và hạn chếcần phải khắc phục, đóng góp vào công cuộc phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay

Về nhận thức lịch sử

Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể chính sách giáo

dục của chính quyền Sài Gòn qua từng giai đoạn gan với sự chuyên đổi mô hình

giáo dục Nhiều nghiên cứu nêu ra một số nhận định về chính sách mà chưa đưa ra

day đủ các văn bản pháp quy dé minh chứng Vì vậy, thực trạng hệ thống giáo dục

và sự vận động của chính sách nhiều khi trở nên thiếu ăn nhập, thiếu khách quan.Bên cạnh đó, các nghiên cứu tập trung vào thể hiện chính sách giáo dục đứng trênphương diện chính quyền mà bỏ qua sự tác động của nhân sĩ trí thức và các thànhphần xã hội đối với sự điều chỉnh chính sách và cải cách giáo dục ở Miền Nam Cácnhân tố tác động đến giáo dục Miền Nam cũng được nhìn nhận khái quát, chủ yếubám vào vận động của sự kiện chính tri - xã hội mà bỏ qua nhiều yếu tố nền tảng vànội lực của chính nền giáo dục có bề dày cả trăm năm Cải tổ giáo dục là một vấn

dé nồi bật của giáo dục Miền Nam, nhưng ngoại trừ các tài liệu nghiên cứu trong

thời gian tồn tại nền giáo dục này, đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào

đề cập chỉ tiết

30

Trang 35

Hệ thống giáo dục Miền Nam chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, khoa

học dựa trên các nguôn tư liệu xác thực Các nghiên cứu tập trung vào cơ cấu và

quản lý giáo dục, khía cạnh giáo dục học hơn là đi sâu vào thực trạng nên giáo dụcđược biểu hiện và định lượng bang các số liệu cụ thé Lực lượng học sinh, sinh viên

ít được quan tâm nghiên cứu với tư cách một thành tố cấu thành nền giáo dục màthường được trình bày như đối tượng chịu sự tác động của những biến chuyên giáodục Nhiều nghiên cứu có thiên hướng ca ngợi nền giáo dục Miền Nam về trình độ

và đãi ngộ giáo chức nhưng chưa đi vào nghiên cứu cụ thể thực trạng của đội ngũnày và tác động của họ đến hệ thống giáo dục Các nghiên cứu cũng chưa đưa rađược đầy đủ các văn bản pháp quy về giáo chức để minh họa cho những nhận địnhcủa mình Nhà trường Miền Nam cũng được nhìn nhận dưới góc độ tô chức hoặcmột vài cá thê nồi bật hon là một thành tố cau thành va tác động đến biến chuyền hệthống giáo dục Các yếu tố của nền giáo dục chưa thé hiện mối liên hệ chặt chẽ, tácđộng qua lại Các nghiên cứu thường đi đến khăng định vai trò chi phối của Mỹ đốivới nền giáo dục Miền Nam nhưng không đặt vấn đề so sánh với ảnh hưởng của

Pháp và các nước khác Do đó, nhiều nhận định chưa thực sự thuyết phục.

Luận án nỗ lực giải quyết những vấn đề đã nêu trên Luận án khắc họa thực

trạng hệ thống giáo dục và chính sách giáo dục Miền Nam trong từng giai đoạn cụ

thé chủ yếu bang tư liệu lưu trữ và số liệu thống kê, định lượng Mọi chính sách

được xây dựng đều căn cứ vào thực trạng giáo dục và nhằm mục đích giải quyết cácvấn đề phát sinh từ thực trạng, chuyên đổi mô hình giáo dục Luận án phân tích các

nhân tố tác động đến nền giáo dục Miền Nam đương thời, trong đó nhấn mạnh nềntảng giáo dục Pháp Trên cơ sở tư liệu về viện trợ giáo dục và tỷ lệ du học sinh qua

các năm của Mỹ, Pháp và các nước khác, luận án phân tích vai trò ảnh hưởng của

các quốc gia này đối với giáo dục Miền Nam; đồng thời chỉ ra tính đa dạng và chủđộng hội nhập của nền giáo dục này

Luận án trình bày sơ lược các cuộc cải tổ giáo dục Miền Nam, chỉ ra quá trìnhvận động cải tô của giới trí thức và đánh giá kết quả và sự tác động với sự chuyên đổi

mô hình giáo dục Đặc biệt, luận án di sâu vào nhiều vấn đề cụ thể của nền giáo dụcMiền Nam đương thời như van đề thi cử và chất lượng giáo dục; van đề dao tạo va đãi

ngộ giáo chúc; sự tăng trưởng của trường lớp, giáo chức, học sinh, sinh viên

31

Trang 36

Chương 2:

BOI CANH TÁC DONG DEN GIÁO DỤC MIEN NAM VIỆT NAM (1954-1975)

2.1 Dấu an của giáo dục Pháp tại Miền Nam

Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng cho Pháp 3 tỉnhmiền Đông Nam Bộ, những trường học đầu tiên của người Pháp đã xuất hiện ở SàiGòn Giáo dục Miền Nam bắt đầu một quá trình tiếp nhận và chịu ảnh hưởng sâu

sắc nền giáo dục Pháp Dấu ấn giáo dục Pháp từng in trên đất Nam Bộ gần một thé

kỷ còn rất đậm nét khi Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, phần phía Namnam đưới sự kiểm soát của chính quyên Sai Gon

2.1.1 Nền tảng hệ thống giáo dục Pháp ở Miền Nam

phương Tây ở Nam Ky là Trường d’Adran còn gọi là Trường Bá Đa Lộc, do Hội

Thừa sai hay Hội Truyền giáo ngoại quốc Paris (Société des Missions étrangères de

Paris) thành lập vào năm 1859, ngay khi quân viễn chinh Pháp đặt chân lên vùng

đất Nam Bộ [72, tr.154] (năm 1954, trường được chia thành Trường Trung học Võ

Trường Toản cho nam sinh và Trường Trung học Trưng Vương cho nữ sinh) Tuy

nhiên, phải đến năm 1874, hệ thống giáo dục của Pháp mới chính thức được xác lậptại Nam Kỳ, khi Đô đốc Dupré ban hành bản quy chế đầu tiên chia hệ thống giáo dụclàm hai bậc: tiểu học và trung học Mỗi tỉnh có một trường tiểu hoc: Sài Gòn, ChợLớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng Nam Kỳ có duy nhất một TrườngTrung học bản xứ là Trường Chasseloup Laubat, đặt tại Sài Gòn Nền giáo dục Nam

Kỳ hoàn toàn miễn phí và không bắt buộc [72, tr.166-170]

Dấu mốc mở đầu nền học Pháp - Việt tai Nam Ky là sự kiện Thống sứ Chuan

Đô đốc Laffon ra quyết định về việc tô chức lại hệ thống trường lớp và Nha Giáo

dục vào năm 1879 [72, tr.170-171] Khi ấy, hệ thống giáo dục ở Nam Ky được chia

32

Trang 37

thành 3 cấp: SƠ cấp tiểu học (cấp D tiểu học (cấp II) và cao dang tiéu hoc (cap III).

Các trường cap I còn gọi là trường hàng tổng được thành lập trong các tinh: SaiGòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Biên Hòa, Long Xuyên,

Gò Công, Trảng Bàng, Cần Thơ, Trà Vinh, Sa Đéc, Tân An, Châu Đốc, Bà Rịa,

Thủ Dau Một, Rạch Giá, Hà Tiên và Cái Bè Các trường cấp II còn gọi là trường

hàng quận được thành lập trong các tỉnh: Sài Gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long,

Sóc Trăng và Bến Tre Trường cấp III là trường trung học Trước năm 1891, ở

Nam Ky có 3 trường trung học: Chasseloup Laubat, Mỹ Tho và Adran [70, tr.16].

Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau tiến hành một cuộc cải cách giáo dục ởViệt Nam Theo đó, giáo dục Nam Kỳ là một phần của nền giáo dục Đông Dươngthuộc Pháp, với 3 hệ thống trường chính: hệ thống trường Việt truyền thống (họcchữ Hán của giáo dục Nho giáo), hệ thống trường Pháp - Việt, hệ thống các trườngchuyên nghiệp Ngoài ra còn có hệ thống trường dành riêng cho con em người Pháphay mang quốc tịch Pháp, gồm 2 bậc: tiêu học và trung học dạy chương trình Pháp

Hệ thống trường Công giáo có mặt ở Nam Kỳ từ rất sớm, do các nhà truyền giáo

thành lập, đào tạo trình độ sơ cấp, chủ yếu dạy tiếng Latinh và tiếng Pháp

Ngày 21-12-1917, Toàn quyền Đông Duong Albert Sarraut ban hành Bộ Họcchính tổng quy, mở đầu cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai Bộ Học chính tổng quybao gồm 7 chương với 558 điều, liên quan đến các phan: hệ thống giáo duc, NhaTổng Thanh tra giáo dục, Hội đồng Tư vấn giáo dục, điều lệ nhà giáo Theo đó, nền

giáo dục Nam Kỳ bao gồm giáo dục phô thông và giáo dục nghề Về mặt cơ cau, hệ

thống này ton tại đến hết thời Pháp thuộc, sự thay đổi chỉ là tăng cường tổ chức cáccấp học băng thê chế hóa, hoàn thiện chương trình học, mở rộng hệ thống bằng giatăng số trường lớp hay việc nâng cấp giá trị của bằng tú tài bản xứ lên ngang hàng vớibằng tú tài Pháp

Giáo dục phô thông hệ công lập gồm hai hệ thống trường Pháp và trường Pháp

- Việt Hệ thống trường Pháp có 2 cấp: Cấp I còn gọi là trường tiểu học và Cấp II

gồm trung học đệ nhất cấp (Cao đăng tiểu học) và trung học đệ nhị cấp (Trường

Chasseloup Laubat) Hệ thống trường Pháp - Việt gồm 2 cấp:

33

Trang 38

- Cap I: tường tiêu hoc (hoc 5 năm với truong tiểu học bi thé va 2 hoặc 3 nămvới trường sơ đăng tiểu học) gồm trường nam và trường nữ Trường tiêu học namđược thành lập trong các làng Trường tiêu học nữ được thành lập tại tỉnh Iy Nhữngtỉnh không có đủ phương tiện thành lập trường nữ, thì chính quyền có thể thành lậptrường tiêu học dành cho cả nam lẫn nữ nhưng sẽ phân lớp dành cho nam và lớp

dành cho nữ.

- Cấp II: trường trung học Pháp - Việt (học 4 năm ở trường cao dang tiểu học,

và 2 năm, từ năm 1927, tăng lên 3 năm ở trường trung học) bao gồm: Trường nam:Trường Trung học Trương Vĩnh Ký (nguyên là Lycée Chasseloup Laubat được biếncải năm 1927 với hai bộ phận dạy chương trình Pháp cho học sinh Pháp, có nguồngốc Pháp và chương trình Pháp - Việt cho học sinh Việt Nam, thời Dé Nhat Cộnghòa (1955-1963) đổi là Lycée Jean Jacques Rousseau, rồi thành Trường Trung học

Đệ nhị cấp Lê Quý Đôn) ở Sài Gòn, Trường Quốc học Huế (Collège Quốc học(1915-1936) - Cao đăng tiêu học Quốc học, Lycée Khai Dinh (1936-1955), TrườngTrung học Đệ nhị cấp Quốc học thời Việt Nam Cộng hòa - VNCH), Trường Caođăng tiểu học Mỹ Tho (Collège Le Myre de Viles - 1942, Trường Trung họcNguyễn Đình Chiểu - 1953), Trường Trung hoc Đà Lat (Lycée de Dalat - 1927,Lycée Yersin - 1942, Trường Trường Trung học Đệ nhị cấp Yersin thời VNCH),Trường Cao đăng tiểu học Can Thơ (Collége de Cantho - 1924, Collége PhanThanh Giản - 1948, Trường Trung học Đệ nhị cấp Phan Thanh Giản thời VNCH),

Trường Sư phạm nam sinh Sài Gòn [70, tr.86]; Trường nữ: Trường nữ sinh bản địa

Sài Gòn (năm 1940 được đổi thành Trung học Gia Long và tồn tại hết thời VNCH

với tên gọi là Trường Nữ Trường Trung học Đệ nhị cấp Gia Long hay Trường ÁoTím) Từ sau năm 1927, giáo dục Pháp - Việt là một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh

và được xem là tương đương với hệ thống giáo dục Pháp

Song song với hệ thống giáo dục phố thông là hệ thống giáo dục nghề, bao

gồm 2 cấp tương ứng với bậc tiêu học và trung hoc Đệ nhất cấp là các trường thực

nghiệm, nữ công gia chánh, canh nông, kỹ nghệ và mỹ thuật công nghiệp (Gia

Định, Biên Hòa, Thủ Dau Một ) Đệ nhị cấp là những trường thực nghiệm kiêm

34

Trang 39

bị, dạy toàn khóa (Trường dạy nghề Nam Kỳ - 1904, năm 1962 đổi thành TrườngTrung học Kỹ thuật Nguyễn Trường T6; Trường Y tế thực hành bản xứ - 1903; Trường

Cơ khí Á Châu - 1906, năm 1956 đổi thành Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng;Trường Thực hành Lâm nghiệp Bến Cát - 1917; Trường Vẽ Gia Định (Ecole de Dessin

- 1913, Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định - 1940, Trường Quốc gia Trang trí Mỹthuật Gia Định - 1951, Trường Quốc gia Cao đăng Mỹ thuật - 1954))

Có thé nói, hầu hết các trường trung học Nam Ky thời thuộc Pháp đều tiếp tục

phát triển trong thời VNCH, là nền tảng xây dựng hệ thống trường trung học phôthông và trung học kỹ thuật ở Miền Nam thời kỳ này

Hệ thống các trường tư bao gồm các trường của người Pháp, trường do các tôn

giáo quản lý (trường Công giáo, trường học nhà chùa), trường của người Hoa Hoạt

động của hệ thống trường tư phải tuân theo các quy định đã được áp dụng ở chính quốc[1, 70] Hệ thống này vẫn tiếp tục được duy tri thoi VNCH, trong đó Trường Taberd(L’ Institution de Taberd - 1873) là trường tư Công giáo rất nồi tiếng

Giai đoạn 1945-1954 Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử

Việt Nam, chấm dứt nén thống trị toàn diện của người Pháp ở Đông Dương Cục

diện của Việt Nam nói chung và Miền Nam nói riêng được chia thành hai phần:

phần lãnh thô dưới sự kiểm soát của Pháp và phần lãnh thổ dưới sự kiểm soát củaChính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Cũng từ đây, Miền Nam Việt Nam ton tại

hai nền giáo dục là nền giáo dục đưới sự chi phối của Pháp và chính quyền chịu ảnh

hưởng Pháp - chính quyền Quốc gia Việt Nam; nền giáo dục ở vùng giải phóng.Nền giáo dục mà chính quyền Sài Gòn kế thừa sau năm 1954 là nền giáo dục chịu

sự chi phối của Pháp và chính quyền Quốc gia Việt Nam Về cơ bản, nền giáo dụcnày duy trì nguyên trạng hệ thống giáo dục được thiết lập trước năm 1945 cũng như

cốt lõi chương trình của nó

Bậc tiêu học vẫn duy trì chương trình giáo dục trước năm 1945, từ năm 1949,

tiếng Việt đã được dùng làm chuyên ngữ Bậc học có loại toàn cấp (học 5 năm) va

loại sơ cấp (học 3 năm)

35

Trang 40

Bậc trung học có sự thay đổi về chương trình giáo dục Dụ số 67 ngày

3-6-1945 ban hành chương trình trung học Hoàng Xuân Hãn và thực hiện chuyền ngữ làtiếng Việt Tuy nhiên, Nam Kỳ vẫn dạy chương trình Pháp và Pháp - Việt, chưa ápdụng chương trình này Năm 1949, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Phan Huy Quát

chỉ đạo biên soạn chương trình giáo dục mới trên cơ sở chương trình Hoang Xuân

Han với một số sửa đôi, bổ sung áp dụng cho vùng tạm chiến, trừ vùng Sài Gòn

-Gia Định Bậc trung học có các cấp: Phổ thông học 4 năm, chia làm hai ban: Ban

Cô điển A và Ban Sinh ngữ B, với các lớp: đệ that, đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ Chuyênkhoa học 3 năm, chia làm 4 ban: Khoa học A, Khoa học B, Khoa học C, Cổ điểnvới các lớp: đệ tam, đệ nhị, đệ nhất Ngày 14-10-1953, Bộ trưởng Quốc gia Giáo

dục Nguyễn Thành Giung ban hành chương trình giáo dục mới Trung học được

chia thành 2 cấp là: trung học đệ nhất cấp học 4 năm với các lớp đệ thất, đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ và trung học đệ nhị cấp học 3 năm với các lớp đệ tam, đệ nhị và đệ nhất.

Đệ nhất cấp không chia ban Đệ nhị cấp chia làm 3 ban: Ban A Khoa học thực

nghiệm (Lý, Hóa, Van vật), Ban B Khoa học toán (Toán, Lý, Hóa), Ban C Văn

chương sinh ngữ [164, tr.198-200] Chương trình này được áp dụng từ năm 1953

đến năm 1957, nghĩa là vào thời kỳ đầu nền Đệ Nhất Cộng hòa Từ năm 1958, Bộtrưởng Quốc gia Giáo dục Nguyễn Quang Trinh đã sửa đổi bổ sung chương trình

trung học trên cơ sở chương trình của Hoàng Xuân Hãn, còn gọi là chương trình

“cập nhật hóa” với đệ nhất cấp không chia ban và học một sinh ngữ Pháp hoặc Anh;

đệ nhị cấp chia làm 5 ban và học hai sinh ngữ Pháp và Anh Các ban gồm: Ban A

Khoa học thực nghiệm (Lý, Hóa, Vạn vật), Ban B Khoa học toán (Toán, Lý, Hóa),

Ban C Văn chương sinh ngữ, Ban D Văn chương Cô ngữ (Việt văn, Hán văn va mộtsinh ngữ Anh hoặc Pháp), Ban Ð Văn chương Cổ ngữ (Việt văn, Latinh và một sinhngữ Anh hoặc Pháp) [164, tr.200] Về sau, chính quyền VNCH nhiều lần thay đổichương trình học nhưng thực chất vẫn là chương trình Hoàng Xuân Hãn được thêm

bớt, sửa đồi

Bậc cao dang và chuyên nghiệp đã xuất hiện ở Miền Nam trong thời gian này

Do biến động chính trị - xã hội nên nhiều trường trực thuộc Trường Đại học Đông

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w