1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quan Đặc công

106 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Các Môn Khoa Học Cơ Bản Ở Trường Sỹ Quan Đặc Công
Trường học Trường sỹ quan Đặc công
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Trường sỹ quan Đặc công là nhà trường trực thuộc Binh chủng Đặc công - Bộ Quốc phòng có chức năng lãnh đạo chỉ huy quản lý hoạt động giáo duc đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hiện các nhiệm vụ khác đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm gần đây, Trường sỹ quan Đặc công được Nhà nước, Quân đội, Binh chủng giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn. Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường sỹ quan Đặc công nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên, coi việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một giải pháp cơ bản, quyết định đến kết quả và chất lượng công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực. Tầm quan trọng được thể hiện bằng quan điểm chỉ đạo: “Xây dựng đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu của cấp ủy và chỉ huy các cấp trong nhà trường. Thường xuyên bổ sung đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường trong giai đoạn mới; xây dựng Trường sỹ quan Đặc công trở thành trường trọng điểm có uy tín về đào tạo cán bộ sỹ quan chỉ huy Đặc công trong toàn quân” [32, tr.4]. Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường sỹ quan Đặc công đã chỉ đạo xây dựng, phát triển nhân cách người giảng viên Trường sỹ quan Đặc công một cách toàn diện, cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ học vấn và năng lực công tác; Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên Trường sỹ quan Đặc công đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo hợp lý về cơ cấu. Tuy nhiên việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên còn có những hạn chế: đảm bảo số lượng, xây dựng lực lượng kế cận, nguồn giảng viên ở một số bộ môn, khoa chưa tốt, chưa cân đối về cơ cấu độ tuổi, trình độ được đào tạo. Giảng viên có học hàm học vị cao chưa cao, chưa qua nhiều cương vị lãnh đạo thực tế, chưa đồng đều ở các môn trong khoa. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu còn chưa được tích cực. Mặt trái của cơ chế thị trường và sự tác động ngoài xã hội làm cho một số giảng viên thiếu nhiệt tình, say mê giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ngại đổi mới phương pháp dạy học. Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo chưa theo kịp nhu cầu, mặt bằng chung của xã hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số bộ môn trong khoa còn chưa đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Do vậy cần thiết phải có những giải pháp để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn đó, đồng thời đưa ra những biện pháp mang tính thực tế, khả thi để quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quan Đặc công. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo cho Quân đội nói chung, Trường sỹ quan Đặc công nói riêng, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập với giáo dục thế giới, tác giả chọn đề tài "Quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quan Đặc công” để làm luận văn thạc sĩ.

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Trang

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN Ở TRƯỜNG SỸ

1.2 Đặc trưng hoạt động dạy học các môn khoa học cơ

1.3 Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản 331.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học

Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁCMÔN KHOA HỌC CƠ BẢN Ở TRƯỜNG SỸ

2.1 Khái quát về Trường sỹ quan Đặc công và Khoa cơ

2.2 Thực trạng hoạt động dạy học các môn khoa học cơ

bản ở Trường sỹ quan Đặc công2.3 Thực trạng quản lý nâng cao chất lượng dạy học các

môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quan Đặc công 512.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý nâng cao chất

lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ

Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN Ở TRƯỜNG SỸ QUAN ĐẶC CÔNG

3.1 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các

môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quan Đặc công 693.2 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX về

phương hướng nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo khẳng định: “Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về chất lượng chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ nghề nghiệp”.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổimới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế

quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là

khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, pháttriển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đấtnước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” Chiến lược phát triểnkinh tế xã hội 2011-2020 xác định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”

Sau mười năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn

2001-2010, giáo dục đào tạo và dạy nghề Việt Nam đã đạt được những thành tựugóp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, song cũng còn không ítnhững yếu kém, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH).Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 xác định mục tiêu: Đến năm 2020,nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩnhoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượnggiáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năngsống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học;đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước và xây dựng nền kinh tếtri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đờicho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập” Đồng thời đề ra 8

Trang 3

giải pháp phát triển giáo dục, trong đó “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục” là giải pháp then chốt.

ĐNGV là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đàotạo trong các nhà trường Hoạt động chủ đạo của giáo viên là dạy học, giáo dụcnhằm phát triển toàn diện nhân cách của học viên theo mục tiêu giáo dục đã đượcĐảng, Nhà nước xác định Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Giáoviên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh Giáoviên phải có đủ đức, tài” [24, tr.4] Do vậy, nâng cao chất lượng ĐNGV có phẩmchất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp tốt, có năng lực chuyên môn giỏi luôn là mốiquan tâm hàng đầu của lãnh đạo các nhà trường trong Quân đội

Để quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 11 giải pháp, trong đó nêu rõ: "Tổchức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo

cho đội ngũ nhà giáo Tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước

ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới "

Quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao chất lượngĐNGV Trong chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020, công tác quản lý đượcxem là khâu đột phá trong việc đề ra các mục tiêu và giải pháp phát triển giáodục, nâng cao chất lượng ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục Muốn đạt được cácmục tiêu trên cần hết sức xem trọng quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV

Trường sỹ quan Đặc công là nhà trường trực thuộc Binh chủng Đặccông - Bộ Quốc phòng có chức năng lãnh đạo chỉ huy quản lý hoạt động giáoduc đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hiện các nhiệm vụ khác đáp ứngyêu cầu xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc Trong những năm gần đây,Trường sỹ quan Đặc công được Nhà nước, Quân đội, Binh chủng giao nhiệm

vụ đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường sỹquan Đặc công nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên, coi

Trang 4

việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một giải pháp cơ bản,quyết định đến kết quả và chất lượng công tác giảng dạy và nghiên cứu khoahọc, xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực Tầm quan trọng

được thể hiện bằng quan điểm chỉ đạo: “Xây dựng đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu của cấp ủy và chỉ huy các cấp trong nhà trường Thường xuyên bổ sung đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường trong giai đoạn mới; xây dựng Trường

sỹ quan Đặc công trở thành trường trọng điểm có uy tín về đào tạo cán bộ sỹ quan chỉ huy Đặc công trong toàn quân” [32, tr.4] Đảng ủy, Ban Giám hiệu

Trường sỹ quan Đặc công đã chỉ đạo xây dựng, phát triển nhân cách ngườigiảng viên Trường sỹ quan Đặc công một cách toàn diện, cả về phẩm chấtchính trị, đạo đức, trình độ học vấn và năng lực công tác; Xây dựng, phát triểnđội ngũ giảng viên Trường sỹ quan Đặc công đủ về số lượng, có trình độchuyên môn cao, đảm bảo hợp lý về cơ cấu Tuy nhiên việc quản lý nâng caochất lượng đội ngũ giảng viên còn có những hạn chế: đảm bảo số lượng, xâydựng lực lượng kế cận, nguồn giảng viên ở một số bộ môn, khoa chưa tốt,chưa cân đối về cơ cấu độ tuổi, trình độ được đào tạo Giảng viên có học hàmhọc vị cao chưa cao, chưa qua nhiều cương vị lãnh đạo thực tế, chưa đồng đều

ở các môn trong khoa Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, tự nghiêncứu còn chưa được tích cực Mặt trái của cơ chế thị trường và sự tác độngngoài xã hội làm cho một số giảng viên thiếu nhiệt tình, say mê giảng dạy,nghiên cứu khoa học, ngại đổi mới phương pháp dạy học Chế độ đãi ngộ đốivới đội ngũ nhà giáo chưa theo kịp nhu cầu, mặt bằng chung của xã hội Cơ

sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số bộ môn trong khoa còn chưa đápứng được nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học Do vậy cần thiết phải cónhững giải pháp để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn đó,đồng thời đưa ra những biện pháp mang tính thực tế, khả thi để quản lý nâng

Trang 5

cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quan Đặccông

Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần vào sự nghiệpphát triển giáo dục đào tạo cho Quân đội nói chung, Trường sỹ quan Đặccông nói riêng, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập với giáo dục thế giới, tác

giả chọn đề tài "Quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản

ở Trường sỹ quan Đặc công” để làm luận văn thạc sĩ.

2.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Một số nghiên cứu ở nước ngoài

Ở hầu hết các quốc gia, giáo dục đại học được nhà nước rất coi trọng

Do vậy, nhiều chủ thể nghiên cứu thường nhận thấy sự cần thiết phải quantâm đến trí thức nhà giáo, nhất là đội ngũ giảng viên

J.Vial (1993) nhà giáo dục Pháp, trong cuốn “Lịch sử và Thời sự về cácphương pháp sư phạm” đã xây dựng một quan điểm mới về đặc điểm laođộng của nhà giáo ở bậc đại học J.Vial khẳng định: Người dạy không chỉ làmtốt chức năng kép của mình là biết cách truyền đạt cái người học cần mà cònbiết tổ chức quá trình nhận thức cho người học có thể tích cực, chủ độngchiếm lĩnh nội dung học Để thực hiện vai trò “trọng tài, cố vấn” trong quátrình dạy học, người giảng viên phải có phẩm chất đồng thời của nhà sư phạm

và nhà khoa học Từ lập luận của J.Vial, có thể xem đây là đặc thù lao động ởbình diện chức năng, nhiệm vụ nghề nghiệp của người giảng viên đại học

J.A Centra (1998) với công trình nghiên cứu “Xác định hiệu quả côngtác của giáo viên” J.A Centra cho rằng, bất cứ người giảng viên nào cũng cầnthực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như giảng dạy, nghiên cứukhoa học, sử dụng chuyên môn phục vụ cộng đồng Vì vậy, cần tập trungđánh giá chất lượng hay hiệu quả công tác của nhà giáo đại học theo ba lĩnhvực hoạt động chính đã nêu

* Các nghiên cứu trong nước

Trang 6

Ở Việt Nam nhiều tác giả đã nghiên cứu chuyên sâu về quản lý giáo dục,quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV, quản lý nâng cao chất lượng dạy học cácmôn khoa học cơ bản Tác giả Trần Kiểm nghiên cứu một cách toàn diện, hệthống những vấn đề về quản lý, quản lý giáo dục, phân tích rất cụ thể quá trìnhquản lý giáo dục, các chức năng, nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản lýgiáo dục.

Qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, chúng ta đã xây dựng đượcmột hệ thống giáo dục liên thông và hoàn chỉnh từ giáo dục mầm non đến giáodục đại học đáp ứng một cách tích cực nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực và bồi dưỡng nhân tài của xã hội Trong suốt tiến trình đó hệ thống giáodục Việt Nam không ngừng xây dựng và phát triển ĐNGV với quan điểm:

Chất lượng ĐNGV là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục.

Nghiên cứu những vấn đề có tính chất cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo trong Quản lý giáo dục (2006) khẳng định, đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng cho sự

thành bại của sự nghiệp giáo dục Vì rằng, sản phẩm mà họ tạo ra là sự tíchhợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó là “Nhân cách - sức lao động” Dovậy, giáo viên cần phải: “Làm trong sạch đội ngũ, tăng cường tính kỷ cương

sư phạm để mọi người trong đội ngũ đều có phẩm chất tốt, là tấm gương sángcho học sinh” Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện cácvấn đề về vị trí, vai trò của việc tổ chức quá trình dạy học, vai trò ý nghĩa củaviệc quản lý phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên; biện pháp quản lý giáoviên mang tính tổng thể dưới góc độ của khoa học quản lý giáo dục cả ở tầm

vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Trong Đề án Kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm

2010, đã nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm giải quyết số lượng, cơ cấunhà giáo như: bổ sung các chức danh, trần quân hàm; xây dựng các tiêu chí cơbản để kiện toàn biểu tổ chức biên chế cho các Học viện, nhà trường; Xây

Trang 7

dựng kế hoạch, xác định nguồn bổ sung nhà giáo và giải quyết nhà giáo dôidư; Về chuẩn hóa chất lượng đội ngũ nhà giáo: Xây dựng thực hiện tiêuchuẩn chức danh và quy định xét công nhận chức danh nhà giáo; xây dựng kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo về học vấn, về sư phạm, ngoại ngữ, tin học

và về chức vụ; xây dựng và thực hiện kế hoạch cử nhà giáo đi thực tế ở đơn vị;đào tạo nhà giáo tại các trường ngoài quân đội và ở nước ngoài đây là nhữngquan điểm, giải pháp chiến lược mà thực chất là hệ thống các chuẩn về nhà giáotrong quân đội để các nhà trường, cơ sở đào tạo trong toàn quân làm căn cứ khixây dựng kế hoạch chiến lược quản lý phát triển đội ngũ nhà giáo của đơn vịmình

* Nhóm các luận văn, luận án

Nghiên cứu về nâng cao chất lượng ĐNGV và quản lý bồi dưỡngĐNGV, nhiều tác giả quan tâm và thành công với đề tài này

Luận án tiến sỹ “Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ởvùng đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học”(2010) của Nguyễn Văn Đệ đã đề ra giải pháp như Liên kết đội ngũ tạo mạnglưới giữa các trường đại học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; Phát triển sốlượng, nâng cao phẩm chất và năng lực, điều chỉnh cơ cấu và tạo động lựclàm việc cho đội ngũ giảng viên

Luận án tiến sỹ “Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳngnghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long”(2014) của Nguyễn Mỹ Loan đã nêu khái niệm về giảng viên, đội ngũ giảngviên, quản lý phát triển đội ngũ; thực trạng của đội ngũ giảng viên của cáctrường cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp:Tăng cường giáo dục, tuyên truyền thông tin nhằm nâng cao nhận thức về vaitrò, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên dạy nghề; Quy hoạch phát triển độingũ giảng viên cao đẳng nghề và đội ngũ giảng viên cao đẳng nghề đầungành; Đổi mới tuyển chọn và sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên; Đào tạo và

Trang 8

bồi dưỡng giảng viên; Quan hệ hợp tác với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vàdịch vụ; Thực hiện chế độ, chính sách tạo động lực làm việc cho giảng viên;Tăng cường kiểm tra, đánh giá tổ chức quản lý phát triển đội ngũ giảng viên.Trong luận án đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp Quy hoạch phát triển đội ngũgiảng viên cao đẳng nghề và đội ngũ giảng viên cao đẳng nghề đầu ngành, tácgiả xác định đây là căn cứ để tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp, là căn

cứ để kiểm tra đối chiếu, điều chỉnh khi cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả

và chất lượng công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng nghề

Luận văn thạc sỹ “Những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viêntrường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu tronggiai đoạn hiện nay” (2008) của Nguyễn Thị Xoan đã đề cập việc phát triển độingũ giảng viên là quá trình chuẩn bị lực lượng để đáp ứng mục tiêu phát triển giáodục đào tạo của nhà trường đại học, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của xãhội Trong đó phải chú ý toàn diện về số lượng, chất lượng đội ngũ: yếu tố cơ cấu,trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất đạo đức…Muốn phát triểnđội ngũ giảng viên tốt phải quản lý và sử dụng đội ngũ ấy thật khoa học Công tácquản lý và phát triển đội ngũ giảng viên là quá trình quy hoạch, tuyển chọn, đàotạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo môi trường làm việc để đảm bảo sự yên tâm yêunghề và tâm huyết với nghề nghiệp Có chính sách ưu đãi, thu hút và duy trì độingũ giảng viên làm việc có chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển giáodục đào tạo của nhà trường giai đoạn hiện nay

Luận văn thạc sỹ “Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học

Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân” (2011) của Nguyễn Văn Đường đãnêu được một số nội dung cần thiết cho việc phát triển đội ngũ giảng viên củatrường đại học mới được nâng cấp từ trường trung cấp Luận văn đã chỉ rađược một số nguyên nhân và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên

mà trong đó giải pháp Đổi mới, hoàn thiện quy hoạch đội ngũ giảng viên;Thực hiện tốt quy trình xét duyệt giảng viên được tác giả đặc biệt chú ý do

Trang 9

trường Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân là trường đạihọc mới được nâng cấp từ trường trung cấp lên, đội ngũ giảng viên của nhàtrường đã được tăng cường số lượng, nhưng còn mất cân đối về cơ cấu ngànhnghề, về trình độ chuyên môn; chất lượng đội ngũ giảng viên còn những bấtcập ở một số năng lực nhất định, như năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tổchức các hoạt động sư phạm chưa đáp ứng tốt cho sự phát triển của Nhà trường.

Đề tài cấp Bộ “Các giải pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Đồng bằng song Cửu Long”, do Nguyễn Thị Quy làm

chủ nhiệm, đã tiến hành khảo sát thực trạng ĐNGV tiểu học và thực trạng dạyhọc tiểu học ở đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở đó đề xuất các giải phápbồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV tiểu học Đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả Nguyễn Thị Hải, viện Chiến lược và Chương trình giáo dục trong

bài: “Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên trung học chuyên nghiệp” đã

luận giải vai trò của giáo dục trung học chuyên nghiệp trong việc đào tạo họcsinh có trình độ học vấn, sức khỏe, đạo đức và khả năng thích ứng cao với thịtrường lao động Tác giả cho rằng việc tổ chức giảng dạy phải phát huy đượctính tích cực của người học, vì thế cần xây dựng chương trình bồi dưỡng chogiáo viên đảm bảo cho họ thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo đặt ra

Tác giả Nguyễn Sĩ Trung trong bài viết: “Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ ở Đại học Giao thông vận tải hiện nay” đã phân tích

thực trạng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên trẻ và tình hình bồi dưỡnggiảng viên trẻ của nhà trường, từ đó đề xuất những giải pháp bồi dưỡng kỹ năngnghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ của Trường Đại học Giao thông vận tải

Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Hồng Lượng “Những giải pháp bồi dưỡng giáo viên trường dạy nghề” (1996) đã đề cập đến thực trạng bồi dưỡng

giáo viên ở các trường dạy nghề và đề xuất những giải pháp bồi dưỡng vàquản lý bồi dưỡng giáo viên trường dạy nghề

Trang 10

Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quốc Nghị “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường Quân sự Quân khu 4” (2008), đã đề cập đến những vấn đề tổ chức hoạt động bồi

dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên trong lịch sử Thực trạng và nhữngvấn đề thực tiễn, đặt ra cho tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạmĐNGV Trường Quân sự Quân khu 4 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đãnghiên cứu, tác giả đề xuất 4 biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực

sư phạm cho ĐNGV như: kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng; tổ chức điềuhành hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng và tạođiều kiện sư phạm thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng

Tác giả Lã Hồng Phương với luận văn thạc sĩ: “Bồi dưỡng năng lực dạy học cho học viên sư phạm ở Học viện Chính trị hiện nay” (2011) đã luận giải

cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực dạy học, trên cơ sở đó

đề xuất những biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học như: củng cố xu hướngnghề nghiệp sư phạm; kết hợp giữa trang bị tri thức chuyên ngành với bồidưỡng tri thức nghiệp vụ sư phạm; đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng; pháthuy vai trò tự bồi dưỡng và phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong bồi dưỡng

Tóm lại, các công trình và các luận văn nêu trên đã luận giải ở nhiềukhía cạnh khác nhau, về bồi dưỡng ĐNGV và quản lý nâng cao chất lượngdạy học những môn khoa học cơ bản, với tư cách là chủ thể của hoạt độnggiáo dục đào tạo trong các nhà trường Các công trình đều khẳng định tầmquan trọng của bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy họcnhững môn khoa học cơ bản Đã làm rõ được nhiều vấn đề cơ sở lý luận thựctiễn của quản lý bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học những môn khoa học

cơ bản

Qua việc nghiên cứu, tham khảo các công trình nghiên cứu nêu trên, cóthể rút ra một số nhận xét sau đây:

Trang 11

Một là, những nghiên cứu đều cho rằng quản lý phát triển đội ngũ giảng

viên giữ vai trò quan trọng, là giải pháp có hiệu quả nhất để nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo

Hai là, vấn đề bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng ĐNGV có tầm quan trọng

đặc biệt, luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục.Chính vì vậy, quản lý giáo dục đào tạo nói chung và quản lý bồi dưỡng ĐNGVnói riêng đã được đề cập và được nghiên cứu từ rất lâu trong lịch sử giáo dục ởcác nước phương Tây, phương Đông và ở nước ta

Ba là, các công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu hoạt

động dạy học của ĐNGV, những cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng và quản

lý bồi dưỡng ĐNGV Một số công trình đi vào cụ thể hóa bồi dưỡng và quản

lý bồi dưỡng ở từng lĩnh vực, từng nhà trường trên những địa bàn với nhữngnét đặc thù nhất định

Bốn là, vấn đề bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng ĐNGV được nhiều tác

giả nghiên cứu chủ yếu ở góc độ lý luận, một số công trình mang tính kinhviện, chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất, những khái niệm cơ bản Còn

ít những công trình quan tâm giải quyết những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn

là làm thế nào để bồi dưỡng và quản lý tốt việc nâng cao chất lượng dạy họccác môn khoa học cơ bản ở các trường trong Quân đội, góp phần nâng caochất lượng giáo dục đào tạo nói chung và quản lý nâng cao chất lượng củaĐNGV nói riêng

Năm là, để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phải phát triển đội

ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ sốlượng, đồng bộ về cơ cấu Đặc biệt là cần nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩmchất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn củanhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo

Do đó, đề tài: “Quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường sỹ quan Đặc công” là một nội dung mới, đáp ứng những đòi hỏi cấp

thiết từ thực tế đặt ra phải quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học

Trang 12

cơ bản ở trường sỹ quan Đặc công hiện nay.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nâng cao chất lượngdạy học các môn khoa học ở Trường sỹ quan Đặc công, đề xuất những biện pháptăng cường quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ởTrường sỹ quan Đặc công hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng vàquản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹquan Đặc công

Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng và quản lýnâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quan Đặccông hiện nay

Đề xuất biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn khoahọc cơ bản ở Trường sỹ quan Đặc công hiện nay

4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Khách thể nghiên cứu

Nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quanĐặc công hiện nay

* Đối tượng nghiên cứu

Quản lý Nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ

quan Đặc công hiện nay.

Trang 13

5 Giả thuyết khoa học

Nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản là một vấn đềrộng lớn, phức tạp với nội dung, hình thức hết sức đa dạng, phong phú Dovậy, quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản bị chi phối

và phụ thuộc vào nhiều yếu tố Nếu trong quản lý nâng cao chất lượng dạyhọc các môn khoa học cơ bản, các chủ thể quản lý thực hiện đồng bộ và cóhiệu quả những vấn đề như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộquản lý giáo dục đối với nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơbản; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượngdạy học các môn khoa học cơ bản một cách khoa học, chặt chẽ; Tổ chức quản

lý và phối hợp chặt chẽ các lực lượng nâng cao chất lượng dạy học các mônkhoa học cơ bản; Quản lý đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp bồidưỡng ĐNGV; Phát huy vai trò chủ động, tích cực của ĐNGV, HV trong tựbồi dưỡng; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, kịp thời

sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và xây dựng môi trường sư phạm tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động tự bồi dưỡng, tự nâng cao chất lượng ĐNGV thì sẽquản lý tốt việc nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản, góp phầnnâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói riêng và chất lượng giáo dục của nhàtrường nói chung

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt tư tưởng giáo dục và quản lý giáodục của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam; chủ trương chính sách củaĐảng, Nhà nước về quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản, nhiệm vụ giáodục đào tạo trong Quân đội, Binh chủng Đặc công, về nâng cao chất lượng dạyhọc các môn khoa học cơ bản trong các nhà trường Đồng thời tác giả vận dụngphương pháp luận nghiên cứu của khoa học quản lý giáo dục

Trang 14

Quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc, quan điểm lôgíc – lịch sử và quan điểm thực tiễn để luận giải nhiệm

-vụ của đề tài

* Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa họcchuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứuthực tiễn, Cụ thể là:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu

lý luận chuyên ngành, liên ngành, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các vănbản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội về lĩnh vực giáo dụcđào tạo; các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu ;các báo cáo, sơ kết, tổng kết của nhà trường về nâng cao chất lượng và quản lýnâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát sư phạm: tiến hành quan sát hoạt động nâng caochất lượng tại Trường sỹ quan Đặc công

Tiến hành điều tra, khảo sát 02 cán bộ quản lý giáo dục của Binh chủng; 15cán bộ quản lý (ban giám hiệu và 10 cán bộ của các khoa) và toàn bộ giáo viêntrong khoa văn hóa cơ bản của nhà trường để đánh giá thực trạng quản lý nâng caochất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản

Nghiên cứu các sản phẩm nâng cao chất lượng và quản lý nâng cao chấtlượng dạy học các môn khoa học cơ bản như chương trình, kế hoạch, báo cáo,thống kê, đăng ký kết quả bồi dưỡng nâng cao chất lượng của nhà trường

Tọa đàm với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường để thựchiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra

Tiến hành xin ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm quản lý nâng caochất lượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quan Đặc công

Trang 15

Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu nhằm đánh giá chính xác kếtquả điều tra khảo sát thu được

7 Ý nghĩa của đề tài

Luận văn được nghiên cứu thành công sẽ đóng góp làm phong phúthêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nâng cao chất lượng dạyhọc các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quan Đặc công

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nâng cao chất lượngdạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quan Đặc công Luận văn giúplãnh đạo BGH Trường sỹ quan Đặc công phát huy những thành tựu, khắc phụcnhững hạn chế trong quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học cơbản của nhà trường

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu thamkhảo cho việc đề xuất các biện pháp nhằm quản lý tốt hơn việc nâng cao chấtlượng dạy học các môn khoa học cơ bản ở các trường trong Quân đội

8 Kết cấu của đề tài

Cấu trúc của luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (8 tiết); kết luận và kiếnnghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục

Trang 16

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN

Ở TRƯỜNG SỸ QUAN ĐẶC CÔNG 1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.1.1 Quản lý và chức năng cơ bản của quản lý

* Khái niệm quản lý

- Quản lý là một tổ chức sắp xếp, bố trí hợp lý, đồng thời theo dõi,giám sát, chăm sóc, trông coi, nhằm định hướng việc sử dụng các nguồn nhânlực, tài lực, vật lực, vận hành đúng mục đích

- Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lýđến tập thể những người lao động nói chung nhằm thực hiện những mục tiêu

đã dự kiến

- Hoạt động quản lý là tác động có định hướng có chủ đích của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vậnhành và đạt mục đích của tổ chức

- Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhânlàm việc với nhau trong một nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mụctiêu đã định Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên có thể nhận

Trang 17

thấy ba thành phần cơ bản trong các định nghĩa trên có mối quan hệ chặc chẻvới nhau.

Chủ thể và khách thể là hai phạm trù độc lập, nhưng có mối quan hệbiện chứng với nhau, trong đó khách thể giữ vị trí nền tảng Đây là vấn đềtriết học có ý nghĩa rất lớn về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, đặcbiệt là các lĩnh vực lý luận và thực tiễn quản lý

Hiểu một cách đơn giản thì chủ thể quản lý là hệ thống đứng đầu thựchiện chức năng lãnh đạo Khách thể quản lý là hệ thống bị quản lý, bị lãnhđạo Chủ thể quản lý và khách thể quản lý là những hệ thống không đồng nhất

có những khía cạnh độc lập, thậm chí đối lập nhau được gắn kết trong mộtchỉnh thể, cho nên buột phải có sự điều tiết bằng cơ chế

Cơ chế quản lý là các biện pháp có tính chất qui ước ràng buột chủ thểquản lý và khách thể quản lý về phương diện nghĩa vụ và trách nhiệm

Quản lý là một thuộc tính của bất kỳ xã hội dù ở trình độ nào loàingười ngay từ lúc sống thành bầy đàn cũng đã thể hiện tính tổ chức của mìnhthông quan vai trò của quản lý Nhờ tính tổ chức cao mà xã hội không ngừngphát triển Nếu xã hội ngừng nâng cao tính tổ chức thì xã hội đó sẽ ngừngphát triển Chúng ta có thể nói, quản lý là thước đo sự tiến bộ xã hội, quản lý

là đòn bẩy của sự tiến bộ xã hội Nói một cách khác, sự tiến bộ xã hội có thểđược đánh giá một phần thông qua công tác quản lý

* Các chức năng cơ bản của quản lý

Kế hoạch hoá (planning): "Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu,

Trang 18

mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đô’" [18, tr 12].

Đây là chức năng đầu tiên trong QL nó là chức năng quan trọng nhất để xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của to chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.

Ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa:

- Xác định, hình thành mục tiêu, phương hướng đối với tổ chức

- Xác định và đảm bảo có tính chắc chắn, có tính cam kết về các nguồnlực của tổ chức để đạt được các mục tiêu nào

- Quyết định xem hoạt động nào cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.Vai trò của chức năng kế hoạch: Kế hoạch hóa là cơ sở để tổ chức nhânlực và các nguồn lực khác, là cơ sở để chỉ dẫn, chỉ đạo và kiểm tra

Tổ chức (organizing): Đây là quá trình hình thành nên cấu trúc các

quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức Giúp người

QL phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực để đạt mục tiêu

đề ra Thành tựu của tổ chức phụ thuộc khá nhiều vào năng lực và phong cáchcủa chủ thể QL, vào việc huy động và sử dụng các nguồn lực

Chức năng tổ chức còn là chức năng hình thành cơ cấu tổ chức QLcùng các mối quan hệ giữa chúng Cơ cấu tổ chức QL là hình thức phân côngnhiệm vụ trong lĩnh vực QL, có tác động đến quá trình hoạt động của hệthống QL

Lãnh đạo - chỉ đạo (leading): Chức năng chỉ đạo là một chức năng QL

quan trọng và cần thiết cho việc hiện thực hóa các mục tiêu, do đó trong chỉđạo giáo dục phải quán triệt phương châm “ duy trì - ổn định - đổi mới - pháttriển” trong các hoạt động của nhà trường và cả hệ thống giáo dục, từ đó chứcnăng chỉ đạo trong giáo dục cần thực hiện các nội dung sau:

Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ

- Thường xuyên đôn đốc, động viên và kích thích

- Giám sát và sửa chữa và thúc đẩy các hoạt động phát triển

Trang 19

Chức năng chỉ đạo có ý nghĩa vừa ra chỉ thị để điều hành vừa là tácđộng ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của mọi thành viên trong toàn bộ hệthống trên cơ sở sử dụng đúng đắn các quyền của người QL:

Chỉ đạo việc liên kết, liên hệ với người khác, động viên, hướng dẫn họ, chỉđạo họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định, để đạt được mục tiêu của to chức

Kiểm tra (controlling): “Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết" [18, tr.13].

Phần quan trọng của kiểm tra là đánh giá sự tiến bộ của tiến trình thựcthi và điều chỉnh khi cần thiết, có giải pháp xử lý kịp thời, tìm kiếm các cơhội, nguồn lực để tận dụng, thúc đẩy hệ thống sớm đạt được mục tiêu đề ra

Tóm lại: Các chức năng QL tạo thành một hệ thống thống nhất với mộttrình tự nhất định, trong đó từng chức năng vừa có tính độc lập tương đối, vừa

có mối quan hệ phụ thuộc với nhau Quá trình ra quyết định QL là quá trìnhthực hiện các chức năng QL theo một trình tự nhất định Việc bỏ qua hoặc coinhẹ bất cứ một chức năng nào trong số các chức năng đều ảnh hưởng xấu tớikết quả QL Các chức năng tạo thành một chu trình QL của một hệ thống

* Các biện pháp quản lý

Biện pháp là cách thức hành động để thực hiện một mục đích, là cáchlàm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể

Biện pháp QL là cách thức tác động vào đối tượng QL nhằm giúp chủthể nâng cao khả năng hoàn thành có kết quả các mục tiêu đã đề ra

Có 4 biện pháp QL chính:

Biện pháp thuyết phục: Nhận thức chính là bước đầu trong hoạt động

của con người, do đó đây là biện pháp cơ bản dùng để giáo dục con người.Biện pháp thuyết phục chính là cách tác động của chủ thể QL vào đối tượng

QL bằng lý lẽ làm cho đối tượng QL nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừanhận các yêu cầu của nhà QL, từ đó họ có thái độ và hành vi phù hợp với các

Trang 20

yêu cầu này.

Biện pháp hành chính - tổ chức: Mỗi hệ thống đều có những quan hệ to

chức và cơ sở của biện pháp hành chính - to chức lại dựa vào quy luật tochức Biện pháp hành chính tổ chức chính là cách tác động của chủ thể QLvào đối tượng QL trên cơ sở quan hệ quyền lực to chức, quyền hạn hànhchính Khi dùng biện pháp này, chủ thể QL phải phân biệt rõ giới hạn, quyềnhạn, trách nhiệu và hiểu được các văn bản pháp lý Các quy định phải đảmbảo tính thực tiễn, tính khoa học và cần được kiểm tra thường xuyên, đồngthời xử lý được các thông tin phản hồi

Biện pháp tâm lý - giáo dục: Từ việc hiểu rõ tâm lý bản thân và đối

tượng QL, chủ thể QL dùng biện pháp này tác động vào đối tượng QL thôngqua tâm lý, tình cảm và tư tưởng con người nhằm kích thích tinh thần tự giác,tích cực, say mê của họ

Biện pháp kinh tế: Biện pháp này là cách tác động của chủ thể QL lên

đối tượng QL thông qua lợi ích kinh tế Cơ sở của biện pháp này là dựa vàoquy luật kinh tế, thông qua quy luật này để tác động tới tâm lý của đốitượng.Từ các nhiệm vụ và kế hoạch tương ứng với các mức lợi ích kinh tế củacác nhà QL đưa ra mà đối tượng QL có thể chọn lựa những phương án thíchhợp nhất để mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên

* Các nguyên tắc quản lý

Có 5 nguyên tắc QL:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng tạo khảnăng QL một cách khoa học với sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của cơ quanquyền lực và sức mạnh của quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu QL

- Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích xã hội: Lợi ích là một động lực

to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con người, vì thế trong QLphải hài hòa được lợi ích của cá nhân, tập thể và của xã hội

- Nguyên tắc hiệu quả: Hiệu quả là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và pháttriển của mỗi to chức, đồng thời nó cũng là thước đo trình độ QL, lãnh đạo

Trang 21

của người QL.

- Nguyên tắc nắm khâu trọng yếu: Nguyên tắc này đòi hỏi người QLphải có khả năng phân tích chính xác các tình huống để tìm ra các khâu thenchốt có ảnh hưởng lớn tới sự thành công trong việc QL

- Nguyên tắc kiên định mục tiêu: Đây là nguyên tắc đòi hỏi người QLphải có ý chí kiên định thực hiện mục tiêu đã đề ra

1.1.2 Quản lý giáo dục

* Quản lý giáo dục.

Quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường, có thể hiểu là một chuỗitác động hợp lý (có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch) đến giáo viên và họcsinh đến các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy độngcho họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường,làm cho qui trình này vận động hướng tới việc hoàn thành những mục tiêu đã

Trong quản lý giáo dục, nhiệm vụ trọng tâm của chủ thể quản lý là tổchức thực hiện kế hoạch năm học, tổ chức cuộc sống vật chất và tinh thần chotập thể sư phạm, xây dựng bầu không khí thỏai mái trong tập thể sư phạm, tổchức kiểm tra đánh giá các mặt hoạt động của nhà trường theo những tiêu chíđưa ra trong các chỉ thị đầu năm học Để tổ chức tốt hoạt động của trường.Người hiệu trưởng cần phải làm tốt khâu tổ chức bộ máy

Trang 22

1.1.3 Quản lý nhà trường

Trường học nơi to chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo dục,

tế bào của bất cứ hệ thống giáo dục nào (từ cơ sở đến trung ương) Chất lượngcủa giáo dục đạt được do thành tích đích thực của nhà trường (cùng với hệthống QLGD)

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường” [30, tr.21].

Tác giả Phạm Minh Hạc viết: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” “Việc quản lý nhà trường (có thể mở rộng ra là việc quản lý nói chung) là việc quản lý dạy - học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này tới trạng thái khác để dần tới mục tiêu giáo dục” [12, tr.71].

Mục tiêu QL của nhà trường được cụ thể hoá trong kế hoạch nhiệm vụnăm học, tập trung vào việc phát triển toàn diện nhân cách của học sinh Đểthực hiện mục tiêu này, người HT phải tiến hành các hoạt động QL.Xây dựngmôi trường giáo dục, xây dựng CSVC nhà trường và các điều kiện phục vụcho việc dạy và học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tạo lập, duy trì tốt mốiquan hệ nhà trường - gia đình - xã hội, thực hiện dân chủ hoá trong QLNT vàcác hoạt động khác

Từ những định nghĩa trên cho thấy: QLNT là quá trình tác động có ýthức, hợp quy luật của bộ máy QLNT lên đối tượng QL nhằm thực hiện tối ưumục tiêu đã đề ra

1.1.4 Quản lý hoạt động dạy học

1.1.4.1 Hoạt động dạy học

Trang 23

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, bằng cách tác động

vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân

và nhóm xã hội Cũng như tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã viết: “Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người" [20, tr.115] Hoạt động có

tính đối tượng, tính chủ thể, tính mục đích, tính xã hội và tính gián tiếp

Dạy học là con đường cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục xã hội.

Học tập là cơ hội quan trọng nhất giúp mỗi cá nhân hoàn thiện nhân cách củamình, là tiền đề cho sự phát triển và thành đạt của mỗi cá nhân và thúc đẩy xãhội phát triển

Dạy học là một quá trình bao gồm một hệ thống các thao tác có to chức,

có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hànhđộng với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng,các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được, từ đó người học khả năng giảiquyết được các tình huống thực tế trong toàn bộ cuộc sống

Hoạt động học: Học dùng để chỉ việc học diễn ra theo cách đơn giản

hàng ngày, nghĩa là con người có thể học tập qua lao động thực tiễn, hoạtđộng vui chơi, chính những hoạt động này đã đem lại cho chúng ta những trithức tiền khoa học, hình thành những năng lực thực tiễn Còn hoạt động học

là chỉ hoạt động học diễn ra theo phương thức nhà trường, đây là một phươngthức học đặc biệt của loài người mà có tổ chức, điều khiển, nội dung, hệthống giúp người học lĩnh hội được tri thức khoa học và năng lực mới

Cũng như tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã viết: “Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định nhằm phát triển nhân cách của chính mình’" [21, tr.71].

Hoạt động học là hoạt động có đối tượng và có ý thức, kết quả của hoạtđộng học là làm thay đoi chính bản thân và giúp người học không chỉ tiếp thu

Trang 24

những kiến thức, tri thức lý luận, kỹ năng, kỹ xảo mà còn tiếp thu tri thức vềphương pháp, cách tìm hiểu, khám phá sự vật hiện tượng.

Hoạt động dạy: Dạy về bản chất là sự tổ chức nhận thức cho người học

và giúp họ học tập hiệu quả Mục tiêu dạy là phải tạo ra cho người học có trithức, kỹ năng, thái độ, từ đó hình thành phẩm chất, năng lực cụ thể Dạy cóchức năng kép là truyền đạt thông tin - dạy và điều khiển hoạt động học

Cũng như tác giả Đặng Xuân Hải đã khẳng định: “Dạy học là hai mặt của một quá trình luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập vào nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện nhân cách” [13, tr.11].

Hoạt động học và hoạt động dạy có mối quan hệ thống nhất biện chứngtạo thành một quá trình hoạt động Dạy điều khiển học, học tuân thủ dạy

Hoạt động dạy học: Nói đến hoạt động dạy học là nói đến hoạt động

đặc trưng của nhà trường bởi hoạt động này được tiến hành có kế hoạch cótôn chỉ mục đích, có nội dung mang tính hệ thống và tính khoa học, đồng thờiđược truyền đạt bởi đội ngũ nhà giáo chuyên nghiệp Hoạt động dạy học làhoạt động chuyên biệt của người dạy (người được đào tạo nghề dạy học), làquá trình tổ chức và điều khiển hoạt động học của người học nhằm giúp họlĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành và hoànthiện nhân cách

Hoạt động dạy học là hoạt động mà trong đó dưới sự tổ chức, điềukhiển, lãnh đạo của người dạy làm cho người học tự giác, tích cực chủ động,

tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thựchiện nhiệm vụ dạy học đã đặt ra

1.1.4.2 Quản lý hoạt động dạy học

QL hoạt động dạy học chính là các biện pháp tác động của chủ thể QLđến tập thể giáo viên, học sinh, .khác nhằm huy động và sử dụng có hiệu

Trang 25

quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học của nhàtrường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường theo yêu cầu trongnăm học.

QL hoạt động dạy học chính là sự tác động lên đội ngũ giáo viên, họcsinh qua việc thực thi các chức năng QL kế hoạch, to chức chỉ đạo, kiểm tra,điều chỉnh nhằm thực hiện mục tốt nhất mục tiêu giáo dục Trong đó ngườithầy đóng vai trò hướng dẫn, dẫn dắt học sinh đi tìm chân lý Người học chủđộng tiếp cận chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu Đặc biệt vai tròngười học trên cơ sở hướng dẫn của người giáo viên biết tự xây dựng kếhoạch, tự kiểm tra đánh giá để đạt chuẩn với yêu cầu trong giáo dục

1.1.4.3.Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo và nộidung, chương trình giảng dạy theo đúng tiến độ, thời gian quy định

- Đảm bảo hoạt động dạy học đạt chất lượng cao

1.1.4.4.Nội dung quản lý hoạt động dạy học

QL mục tiêu, nội dung dạy học: QL việc xây dựng, QL việc thực hiệnmục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, thái độ và phát triển trí tuệ cho học sinh, việcchấp hành nội quy, quy chế về đào tạo, như: điều lệ, nội quy, chế độ

QL chất lượng dạy học: Việc phát hiện kịp thời các nguyên nhân dẫnđến tình trạng yếu kém, đề ra và to chức thực hiên các biện pháp khắc phụcnhững yếu kém nhằm đảm bảo được chất lượng dạy học và đạt được yêu cầucủa xã hội đối với dạy học

Bên cạnh đó, các nhà trường cần chú trọng đến các nội dung QL như:

- QL kiểm tra, đánh giá, xác nhận trình độ văn bằng, chứng chỉ

- QL hoạt động ngoài lớp, ngoài nhà trường và QL điều phối các hoạtđộng của các to chức sư phạm trong nhà trường

Việc QL hoạt động dạy học phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc

Trang 26

QLGD nói chung và áp dụng những nguyên tắc đó vào quá trình dạy học ởphạm vi một nhà trường nói riêng.

1.1.5 Các môn khoa học cơ bản

Các môn KHCB là các môn khoa học chứa đựng tri thức đóng vai trònền tảng cho sự phát triển hệ thống tri thức của các ngành khoa học khác

Trên cơ sở đó, các trường đại học đã quy định các môn KHCB tạo nềntảng kiến thức chung cho HV khi tiếp cận với các môn cơ sở ngành và chuyênngành khác trong thời gian học tập tiếp theo Căn cứ vào thực tế đào tạongành nghề khác nhau của từng trường mà việc quy định các môn KHCB cóthể khác nhau về số đầu môn

1.1.5.1 Mục tiêu các môn khoa học cơ bản

Giáo dục cho HV những kiến thức, kỹ năng cơ bản về khối kiến thức lýluận chính trị, khoa học xã hội, nhân văn - nghệ thuật, ngoại ngữ, Toán - Tinhọc - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường, Giáo dục thể chất và giáodục quốc phòng Đồng thời các môn KHCB cũng trang bị cho HV những kỹnăng cần thiết đáp ứng yêu cầu các môn học chuyên ngành tiếp theo

1.1.5.2 Đặc điểm các môn khoa học cơ bản

Các môn KHCB là những môn học tiên quyết, cung cấp kiến thức nền tảng, thông thường bao gồm các lĩnh vực: Lý luận chính trị, Khoa học Xã hội, Nhân văn - Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Toán – Lý – Hóa - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường, Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc Phỏng.

* Lý luận chính trị

Mục tiêu của môn học là cung cấp một số hiểu biết cơ bản về chủnghĩa Mác Lênin, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Đườnglối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống quý báu của dântộc của giai cấp công nhân Việt Nam Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách

Trang 27

mạng cho HV, đồng thời từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan

và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngànhđược đào tạo Việc dạy học môn học này góp phần đào tạo người lao độngtương lai bo sung vào đội ngũ giai cấp công nhân, tham gia công đoàn ViệtNam, giúp HV tự ý thức rèn luyện, học tập đáp ứng yêu cầu về tri thức vàphẩm chất chính trị phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Mặc dù môn học này có tầm quan trọngnhư vậy nhưng đây là những môn học mang nặng tính lý thuyết, vì vậy GV

và HV cần có những liên hệ thực tế đất nước và vận dụng vào đời sốnghàng ngày của cá nhân để bài học không bị nhàm chán và cả GV, HV cóthêm hứng thú với những môn học này

Khoa học Xã hội

Lịch sử triết học Phương Đông và Phương Tây: giới thiệu cho HV một

cách hệ thống các trường phái triết học trong lịch sử Phương Đông và Phương

Tây từ thời cổ đại đến thời kỳ cận hiện đại Nhằm trang bị cho HV một cách

tương đối có hệ thống những nội dung cơ bản của các trường phái triết học

trong lịch sử Phương Đông Trên cơ sở đó giúp HV nắm được bản chất, sự

phát sinh, hình thành, phát triển của các trường phái triết học trong lịch sử

Nhà nước và Pháp luật đại cương: Đây là môn học nghiên cứu những

vấn đề chung nhất và cơ bản nhất, mang tính toàn diện và hệ thống các trithức về nhà nước và pháp luật, nghiên cứu bản chất, vai trò xã hội, qui luậtphát sinh, tồn tại và phát triển của hai hiện tượng xã hội này Ngoài ra, Phápluật đại cương cũng nghiên cứu những nét cơ bản nhất về các ngành luật trong

hệ thống pháp luật Việt Nam Đây cũng là môn học nghiên cứu một cách toàndiện và có hệ thống nhất các khái niệm, phạm trù, các nguyên tắc và các quiluật về nhà nước và pháp luật

Cơ sở văn hóa Việt Nam: Môn học cung cấp hai khối kiến thức cơ bản:

các tri thức lí luận căn bản về văn hóa và văn hóa học; bao gồm các vấn đề cơ

Trang 28

bản như khái niệm, định nghĩa về văn hóa, đặc trưng, chức năng của văn hóa,cấu trúc, loại hình văn hóa và các tri thức cơ bản về văn hóa Việt Nam

Nhân văn - Nghệ thuật

Tâm lý học đại cương: Môn học cung cấp cho HV những vấn đề chung

của tâm lý học: Đối tượng, bản chất, chức năng, cơ sở tự nhiên và xã hội củatâm lý; Sự hình thành và phát triển; Nhận thức và sự học; Nhân cách và sựhình thành phát triển nhân cách

Kỹ năng mềm: Môn học này cung cấp những kiến thức nền tảng về kỹ

năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng nhận diện bản thân, kỹ năng soạn thảo vàban hành văn bản, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng QL thời gian, kỹ nănglàm vệc nhóm, Các kỹ năng này sẽ giúp cho HV vận dụng một cách có hiệuquả trong cuộc sống, để HV có thể tự tin hơn và làm việc tốt hơn

Ngoại ngữ (Anh văn 1,2,3,4)

Tiếng Anh cơ sở là môn học tiếng Anh đầu tiên bắt buộc đối với các

SV thuộc các chuyên ngành khác nhau Môn học này được thiết kế nhằm giớithiệu những kiến thức ngữ pháp và tiến tới trang bị cho HV những kỹ năngthực hành tiếng cơ bản nhất như phát âm chuẩn, nghe, nói, đọc, viết Môn họcnày giúp SV có thể sử dụng tiếng Anh cho những giao tiếp hàng ngày vàchuẩn bị để tiếp tục học các môn học Tiếng Anh nâng cao tiếp theo

Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường

Logic học đại cương: Trang bị cho HV kiến thức về những hình thức

và những quy luật của tư duy, giúp cho HV một điều kiện cần hết sức quantrọng nhằm: Góp phần nâng cao năng lực tư duy, nâng cao năng lực NCKH,năng lực ứng dụng kiến thức logic học trong đời sống, trong các hoạt độngthực tiễn, trước mắt góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học kháctrong thời gian đang được đào tạo ở Trường SQĐC

Đại số: Môn học cung cấp cho HV những kiến thức và kỹ năng cơ bản

về đại số tuyến tính Đây là các kiến thức được đưa vào nội dung chương

Trang 29

trình của học phần dựa trên nhu cầu ứng dụng của toán học trong các mô hìnhnghiên cứu kinh tế học và khoa học QL.

Giải tích: Môn học Giải tích I, II trang bị cho HV những kiến thức và

kỹ năng cơ bản của lý thuyết giới hạn, tính liên tục, phép tính vi phân, phéptính tích phân của hàm một biến số thực, tích phân suy rộng, lý thuyết vềchuỗi số và chuỗi hàm, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Fourier Ứng dụng các vấn đề lýthuyết trên trong các bài toán của hình học và kỹ thuật

Vật lý: Cung cấp cho HV các kiến thức cơ bản về cơ học chất điểm;

Trường hấp dẫn; Vật rắn quay; Thuyết động học phân tử chất khí; Cácnguyên lý nhiệt động học của hệ nhiệt động và các hiện tượng cơ bản về điện

từ, các định luật, các định lý của trường tĩnh điện và từ trường không đổi Mốiliên hệ giữa điện trường và từ trường

Lý thuyết xác suất và thống kê: Qua môn học này HV được tăng cường

thêm không chỉ kiến thức toán học mà còn củng cố thêm cho phép tư duy biệnchứng trong nghiên cứu kinh tế Vận dụng thành thạo các phương pháp thôngdụng của Thống kê toán (Phương pháp mẫu, phương pháp ước lượng, phươngpháp kiểm định giả thuyết) trong nghiên cứu, phân tích sự tác động và mốiquan hệ giữa các biến số kinh tế

Hóa học đại cương: Cung cấp cho HV kiến thức cơ bản về hoá học

như: Các phản ứng hoá học xảy ra trong môi trường, sự ô nhiễm môi trường,nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ô nhiễm

Tin học cơ sở: Môn tin học cung cấp cho HV các khái niệm cơ sở về

thông tin, phần cứng và phần mềm máy tính, các ứng dụng và kỹ năng sửdụng hệ điều hành, MS office (hoặc Open office) và khai thác một số dịch vụtrên Internet giúp cho HV hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máytính trong học tập cũng như trong các hoạt động của mình sau này

Giáo dục thể chất:

Môn giáo dục thể chất có một vị trí đáng kể, vì việc rèn luyện để có

Trang 30

một sức khỏe tốt là điều không thể thiếu đối mỗi người quân nhân nói chung

và người HV trong nhà trường quân đội nói riêng, ngoài ra các phong trào củacác tổ chức đoàn thể tại mỗi cơ quan, tổ chức đều rất tích cực và phát triểnrộng khắp góp phần cổ vũ cho tinh thần làm việc Qua hoạt động dạy học bộmôn này giúp người học hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt, có ýchí, có tinh thần tập thể, tinh thần vượt khó Người học được trang bị kiếnthức, kỹ năng thể dục thể thao cần thiết và phương pháp tập luyện nhằm bảo

vệ và tăng cường sức khỏe Môn học này học trên sân bãi, người học cần phải

có kế hoạch rèn luyện thể lực đều đặn mới phát huy được hiệu quả môn học

Giáo dục Quốc Phỏng - an ninh

Môn học giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nướccủa dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Đồng thời môn họcnày cũng trang bị cho HV kiến thức chung về quân sự pho thông, những kĩnăng quân sự cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và củng cố lựclượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bịđộng viên và thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc Đây là nhiệm vụkhông thể thiếu của mỗi công dân Việt Nam Hoạt động dạy học môn này cóliên quan đến vũ khí, thiết bị đặc thù của ngành quân đội, nên hoạt động dạyhọc được tổ chức tại sân bãi rộng hoặc khu dành cho quân đội

1.1.5.3 Chương trình các môn khoa học cơ bản

Những tri thức cơ bản gồm tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học

xã hội Tùy theo loại hình đào tạo và chức năng đào tạo của các Trường đạihọc mà chương trình các môn KHCB của mỗi trường có thể khác nhau về sốmôn học hoặc số học phần, học trình cho từng môn học

Bảng 1.1 Khung chương trình các môn KHCB ở trường SQĐC

Trang 31

chỉ thuyết tập luậnNgoại ngữ

(Nguồn: Khung chương trình các môn KHCB - Phòng đào tạo Trường SQĐC)

1.2 Đặc trưng hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở Trường sỹ quan Đặc công

1.2.1 Đặc trưng về hoạt động dạy

Đội ngũ cán bộ, GV là những người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn vàthực hiện hoạt động dạy học các môn khoa hoc cơ bản Vì vậy hiệu quả củahoạt động dạy học phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ CBGV

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của

GV và HV trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của

GV nhằm mục đích thực hiện tối ưu mục tiêu và nhiệm vụ dạy học Dạy họccác môn KHCB tại trường đại học thường sử dụng các phương pháp dạy họcsau: Phương pháp sử dụng ngôn ngữ, các phương pháp trực quan, các phươngpháp dạy học thực hành, các phương pháp kích thích hoạt động nhận thức.Với đặc thù các môn KHCB là khô cứng và quá nhiều lý thuyết thì các nhà sưphạm lại càng cần vận dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy để nâng cao

Trang 32

hiệu quả dạy học Đối với lớp đông thì việc vận dụng sáng tạo các phươngpháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn.

1.2.2 Đặc trưng về hoạt động học

HV là đối tượng của hoạt động dạy và cũng là chủ thể của hoạt độnghọc Hoạt động học của HV là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến kết quảhọc tập Hoạt động học có nhiều yếu tố cấu thành như: hành vi, thái độ, ýthức, phương pháp học Đương nhiên những yếu tố này còn bị ảnh hưởngbởi nhân cách của người học, môi trường sư phạm và nhiều yếu tố khác

Đối tượng học các môn KHCB rất đa dạng, thông thường HV ở cácngành học khác nhau cùng học tập những môn này (Ví dụ: Môn Lý luậnchính trị, nhân văn - nghệ thuật, ngoại ngữ ) nên nhận thức về môn học vàthực hiện hoạt động học của họ không giống nhau Vì vậy, các nhà sư phạm

và các nhà QL cần nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng trên để đưa ra những biệnpháp tối ưu nhằm QL nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học

1.2.3 Đặc trưng hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản

Trong các trường đại học, hoạt động dạy học các môn KHCB mang nétđặc trưng riêng, có sự khác biệt rất lớn so với hoạt động dạy học các môn cơ

sở ngành và chuyên ngành Các môn cơ sở ngành và chuyên ngành cùngthuộc khối kiến thức lý thuyết, nhưng các môn này đều hướng người học đếnviệc hình thành kỹ năng, kỹ xảo của ngành nghề đào tạo nhất định Còn cácmôn KHCB cung cấp cho người học khối kiến thức khoa học phong phútrong đời sống xã hội, mỗi môn học là một lĩnh vực khác nhau Từ đó, ngườihọc phát triển toàn diện hơn, có thể linh hoạt thích nghi với môi trường họctập và làm việc sau này

Tuy nhiên, đối với các môn KHCB, từ người dạy đến người học thườnghay coi đây là nhưng môn phụ nên không đầu tư nguồn lực vào các môn họcnày Các đối tượng thường cho rằng việc dạy học các môn KHCB chỉ để đảmbảo thời lượng mà Bộ GD&ĐT quy định chứ không thiết thực tới quá trình

Trang 33

học tập cũng như nghề nghiệp của HV sau khi ra trường.

1.3 Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản

1.3.1 Quản lý nội dung, chương trình của môn học

QL nội dung, chương trình các môn KHCB là hoạt động của hiệutrưởng (HT), được tiến hành dựa trên cơ sở mục tiêu, chương trình khung do

Bộ GD&ĐT đã ban hành cho các đối tượng, cho các môn học, các nội dungđào tạo Căn cứ vào khung chương trình của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào thực tếđòi hỏi của xã hội đối với HV được đào tạo ra trường, nhà trường tiến hànhxây dựng một nội dung chương trình cho phù hợp với các đối tượng và vớicác yếu tố đảm bảo cho hoạt động dạy học

HT chỉ đạo Khoa cơ bản tiến hành nghiên cứu nội dung chương trìnhcác môn KHCB, tổ chức thực hiện dạy học theo chương trình này

Khoa cơ bản chỉ đạo các bộ môn, các GV trong khoa nghiên cứu nộidung chương trình và tiến hành soạn đề cương chi tiết, bài giảng Khoa cơ bảnnghiên cứu, thống nhất nội dung, đề cương chi tiết, bài giảng cho các mônKHCB để chỉ đạo hoạt động dạy học đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất.Khoa cơ bản không ngừng tiến hành nghiên cứu, rà soát chương trình để kịpthời bổ sung, chỉnh sửa những nội dung mới cho phù hợp với thực tiễn

1.3.2 Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Hoạt động giảng dạy các môn KHCB thực chất là nhiệm vụ chính của

GV trong quá trình dạy học GV là người truyền đạt kiến thức, những giá trị

về tư tưởng và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho HV Nội dung QL các hoạtđộng của giảng dạy của GV như sau:

- QL việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy;

- QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp;

- QL việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy;

- QL việc cải tiến nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học;

- QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV;

Trang 34

- QL hoạt động khoa học, sinh hoạt Tổ chuyên môn;

- QL việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đối với việc QL hoạt động giảng dạy, người QL phải dựa trên cơ sởQuy chế hướng dẫn của các cấp QL để chỉ đạo trực tiếp hoạt động giảng dạycủa từng GV Căn cứ vào nhiệm vụ và chuẩn nghề nghiệp GV để chỉ đạo hoạtđộng với những nội dung sau:

a Xác định những nhiệm vụ chính cần thực hiện của GV

Thống nhất nhiệm vụ cụ thể cho GV dựa trên cơ sở quy định của cáccấp QL trong trường Chỉ đạo việc xác định những mục tiêu cụ thể cần đạtđược cho mỗi môn học và chi tiết cho mỗi bài học mà GV đó phụ trách.Những mục tiêu này đã được thiết kế trong Đề cương môn học và được cụ thểhóa trong quy trình kiểm tra - đánh giá đối với môn học/ bài học

Chỉ đạo việc lựa chọn những phương thức dạy học phù hợp với nộidung và đặc điểm của môn học Thống nhất, công khai “Đề cương môn học”trước khi môn học bắt đầu với những yêu cầu cụ thể đối với GV như sau:

- GV cần nắm chắc các nội dung chuyên môn và xác được cấp độ cầnthiết của từng nội dung đó để lựa chọn phương thức truyền tải cho người họcphù hợp với phương thức dạy học đã lựa chọn

- GV cần xác định chủ đề, mục tiêu, thời gian, nội dung chính cầngiảng trong giờ lên lớp lý thuyết từ đó xây dựng kịch bản cho mỗi giờ lên lớp

- GV biết lựa chon các nội dung, phương thức dạy học (thực hành,thực tập, thảo luận ) phụ thuộc vào đặc thù của từng môn học

- GV xác định nội dung và hướng dẫn cho HV cách tự học, tự nghiêncứu để họ hoàn thành được lượng kiến thức theo yêu cầu của môn học

b Phân công giảng dạy cho GV dựa trên cơ sở phát huy mặt mạnh từng GV

- Người QL phải nắm vững chất lượng đội ngũ GV, hiểu được ưu thế,hoàn cảnh gia đình, sức khỏe của từng GV

Trang 35

- Người QL cần căn cứ vào quyền lợi học tập của HV.

- Người QL cũng cần chú ý tới khối lượng giảng dạy của từng GV

c Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV

Việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV là thành tố chính ảnhhưởng đến chất lượng của giờ giảng, do đó việc QL hoạt động giảng dạy của

GV cần tập trung vào những công việc sau:

- Yêu cầu GV cùng to, nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung Đềcương môn học được phân công Sau khi trao đổi thảo luận để thống nhất vềmục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tố chức củatừng tiết học từ đó định hướng cho việc soạn giáo án và hoạt động trên lớp

- Quy định cụ thể về việc sử dụng sách hướng dẫn giảng dạy, sáchtham khảo và các thiết bị hiện có

- Chỉ đạo tốt việc GV cung cấp cho HV khả năng tìm kiếm và vậndụng linh hoạt kiến thức mới, biết vận dụng và tống hợp các kiến thức đã họcvào quá trình học tập và làm việc, rèn luyện kỹ năng, thái độ

d Quản lý tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy

Để QL tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy, người QL cần:

- Hiểu rõ nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của chương trìnhđào tạo trong trường, nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của môn học,nội dung và phạm vi kiến thức từng môn học

- Phân phối, cân đối các hoạt động trong năm học, sắp xếp thời gianphù hợp, khoa học để các GV thực hiện đầy đủ chương trình năm học

- Tống hợp được phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn và cáchình thức dạy học của môn học đó

- Chỉ đạo tố, nhóm chuyên môn thống nhất về nội dung, phương phápgiảng dạy bộ môn, những cải tiến sửa đối trong chương trình mới

- Giám sát, theo dõi tình hình thực hiện chương trình dạy học thôngqua: Số đầu bài, số báo giảng, giáo án, lấy ý kiến HV, dự giảng

Trang 36

e Quản lý việc lên lớp của GV

Để QL tốt việc lên lớp cùng với việc tuân thủ theo đề cương môn học

và cấu trúc giáo án đã được thông qua, người QL cần chú ý các việc sau:

- Tố chức việc dự giờ trên lớp, thông qua đó đánh giá kết quả việcchuẩn bị và triển khai bài trên lớp của GV và việc sử dụng có hiệu quả cáctrang thiết bị, công nghệ dạy học để nâng cao chất lượng dạy học

- Thống nhất đánh giá giờ lên lớp và công khai phiếu dự giờ cho mọiđối tượng liên quan

- Thông qua phỏng vấn HV, lấy ý kiến HV, hòm thư góp ý, đánh giácủa to trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp, qua các phiếu dự giờ và kết quảhọc tập của HV, tổng hợp thành thông tin toàn diện về giờ lên lớp của GV để

có các biện pháp QL phù hợp

g Quản lý hồ sơ của GV

Để QL tốt hồ sơ của GV, người QL cần: Quy định nội dung và thốngnhất các loại mẫu, cách ghi chép từng loại hồ sơ, đồng thời có kế hoạch kiểmtra đánh giá chất lượng hồ sơ

1.3.3 Quản lý hoạt động học của học viên

Hoạt động chủ đạo của HV là hoạt động học tập Đó là quá trình nhậnthức nhằm chiếm lĩnh những tri thức trong kho tàng trí tuệ của nhân loại.Đồng thời, hoạt động nhận thức này mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở tưduy độc lập sáng tạo phát triển ở mức độ cao để chuẩn bị cho một ngành nghềnhất định có chuyên môn năng lực cao HV ngoài giờ lên lớp theo chươngtrình chính khóa, họ còn phải tích cực nghiên cứu thêm tài liệu để phát triểnkiến thức, giúp họ vững vàng trong công việc, nghề nghiệp của mình

Quản lý hoạt động học tập các môn KHCB của HV không chỉ giới hạntrong phạm vi giáo dục HV trên lớp, mà còn gồm các hoạt động khác nhaunhư: hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hành, thực tập, tham quan, giao lưu

Quản lý hoạt động học tập của HV là một trong nhưng nội dung củaQLGD của nhà trường, tiến hành theo quy chế của Bộ GD&ĐT QL hoạt

Trang 37

động học của HV bao gồm QL thời gian, chất lượng học tập, thái độ vàphương pháp học tập QL từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện họctập đến quy chế học tập.

1.3.4 Quản lý CSVC và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học

Quản lý CSVC và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học cácmôn KHCB đảm bảo các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch xây dựng CSVC, mua sắm thiết bị, phương tiện

kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học các môn KHCB

- Tố chức tập huấn kỹ năng sử dụng, thiết kế các nội quy, hướng dẫn sửdụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật

- Quản lý CSVC, thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động dạyhọc (Trường, lớp, bàn ghế, bảng phấn, hệ thống chiếu sáng, hệ thống âmthanh, hệ thống thông tin, phòng máy, phòng chức năng, thư viện )

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học ở đại học

Với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt

là công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang bước đầu quá độ sangnền kinh tế tri thức Từ nền tảng đó, cũng với những biến đối lớn lao về chínhtrị xã hội vào các thập kỷ qua, xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trênthế giới Ở Việt Nam, sau một phần tư thế kỷ thực hiện đường lối “đối mới”,chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đãđạt được nhiều thành quả khả quan Nước ta không chỉ có sự đối mới, chuyểnsang nền kinh tế thị trường, mà còn có hướng hội nhập, toàn cầu hóa Thời kỳmới này cũng làm cho nền giáo dục đại học của nước ta chuyển sang giai đoạnmới, mang những đặc trưng mới về sứ mạng, cơ cấu, chức năng

Do vậy, đối với quản lý hoạt động dạy học ở đại học cũng có nhữngyếu tố ảnh hưởng không nhỏ

1.4.1 Yếu tố khách quan

Các yếu tố về thể chế xã hội như: Pháp luật, Nghị quyết của Đảng,

Trang 38

chiến lược phát triển giáo dục, các điều lệ, quy chế của Bộ GD&ĐT Nhữngyếu tố khách quan này đã giúp Hiệu trưởng Nhà trường và CBGV có cơ sởxác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và tố chức kiểm tra đánhgiá kết quả dạy học.

Môi trường tự nhiên và xã hội cũng tác động đến việc QL hoạt độngdạy học, như những vấn đề: Kinh tế thế giới; Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế;

Sự phát triển của khoa học công nghệ; Văn hóa xã hội

Yếu tố về năng lực QL hoạt động dạy học của đội ngũ CBQL trong mỗitrường đại học, muốn QL tốt thì trước hết CBQL trong nhà trường cần phảinhận thức tốt về tầm quan trọng của công tác này và hiểu được đặc thù,phương pháp, hình thức to chức dạy học của từng môn học trong chương trìnhđào tạo các ngành nghề

Yếu tố về tài chính, CSVC, thiết bị dạy học đầu tư cho hoạt động dạyhọc CSVC và thiết bị dạy học chính là những phương tiện quan trọng tạođiều kiện cho sự phát triển chung của các thành tố trong quá trình dạy học

Cơ chế QLGD cũng có ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động của cáctrường đại học, cho phép các trường hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm vàhoạt động có hiệu quả

*

Trang 39

* *

Như vậy, tác giả đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến QL,QLGD, QLNT và QL dạy học Các khái niệm cơ bản trên là cơ sở lý luậngiúp tác giả tiến hành khảo sát thực trạng QL hoạt động dạy học các mônKHCB tại Trường SQĐC, từ đó đề xuất ra các biện pháp QL nâng cao hấtlượng dạy học Phần khảo sát thực trạng, tác giả sẽ tiếp tục trình bày tạiChương 2

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN

Ở TRƯỜNG SỸ QUAN ĐẶC CÔNG 2.1 Khái quát về Trường sỹ quan Đặc công và Khoa cơ bản của Trường sỹ quan Đặc công

2.1.1 Trường sỹ quan Đặc công

2.1.1.1 Lịch sử hình thành

Nhà trường được thành lập vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, tronggiai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta chuyển sang

giai đoạn tiến công, giành thế chủ động trên chiến trường Để tăng cường lực

lượng cho chiến trường, Nhà trường huấn luyện cán bộ chiến sỹ một thời gianngắn Trong giai đoạn này Nhà trường là trường Hạ sỹ quan, tới năm 1980Nhà trường được Bộ Quốc Phòng nâng cấp thành Trường sỹ quan và được

Trang 40

giao nhiệm vụ đào tạo sỹ quan cao đẳng cho toàn quân, và một số nước BạnLào, Căm Phu Chia, Cu Ba Năm 1998 Nhà trường được giao nhiệm vụ đàotạo sỹ quan chỉ huy tham mưu trình độ đại học Do Nhà trường di chuyểnnhiều địa bàn, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, yêu cầu giáo dục - đàotạo ngày càng cao, đội ngũ giáo viên có nhiều đồng chí có kinh nghiệm chiếntrường và thực tế cao, song mặt bằng học vấn, học vị còn thấp Để đáp ứngyêu cầu giáo dục - đào tạo Nhà trường đã chủ động bố trí hợp lý cán bộ, giáoviên đi đào tạo ở các Học viện, Nhà trường trong và ngoài quân đội, cho đếnnay trình độ của đội ngũ giáo viên về cơ bản đã được chuẩn hóa, đáp ứng vớiyêu cầu nhiệm vụ.

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường

Chức năng lãnh đạo chỉ huy quản lý hoạt động giáo duc đào tạo, nghiêncứu khoa học và thực hiện các nhiệm vụ khác đáp ứng yêu cầu xây dựngQuân đội, bảo vệ Tổ quốc

Nhiệm vụ của trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực sĩ quan chỉ huyquân sự Đặc công cho Binh chủng và quân đội Trong những năm gần đây,Trường sỹ quan Đặc công được Nhà nước, Quân đội, Binh chủng giao nhiệm

vụ đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn Lào và quân đội Hoàng gia Cam PhuChia

- Các khoa giáo viên (10) khoa; Khoa khoa học xã hội và nhân văn,Khoa cơ bản, Khoa Chiến thuật, Khoa Đặc công biệt động, Khoa Đặc công

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1999
3. Đặng Quốc Bảo (2001), Kinh tế học Giáo dục. Một số vấn đề lý luận- Thực tiễn và ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học Giáo dục. Một số vấn đề lý luận-Thực tiễn và ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2001
4. Đặng Quốc Bảo (2012), Quản lý nhà trường, Bài giảng lớp cao học khóa IIX, Đại học Giáo dục, Đại Học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2012
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ Trường trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Trường trung học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các văn bản quy phạm phápluật
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 (lần thứ 13), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
8. Bộ Giáo dục và đào tạo (1997), Tổng kết và đánh giá 10 năm đổi mới giáo dục-đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết và đánh giá 10 năm đổi mới giáodục-đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 1997
9. Bộ Quốc phòng (2000), Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dânViệt nam
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2000
11. Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tài liệu Hội nghị khoa học giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường quân đội, Tuyển tập một số báo cáo khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghị khoa học giáo dục và đổimới phương pháp dạy học trong nhà trường quân đội
Tác giả: Bộ Tổng Tham mưu
Năm: 2001
13. C. Mác - Anghen toàn tập (1993), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác - Anghen toàn tập
Tác giả: C. Mác - Anghen toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
14. Đỗ Văn Chấn (1976), Kinh tế học giáo dục-một số vấn đề về phương pháp luận, quản lý giáo dục thành tựu và xu hướng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học giáo dục-một số vấn đề về phươngpháp luận, quản lý giáo dục thành tựu và xu hướng
Tác giả: Đỗ Văn Chấn
Năm: 1976
15. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2004
16. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Những quan điểm Giáo dục hiện đại, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quan điểm Giáodục hiện đại
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2004
17. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng Giáo dục và Đào tạo, Bài giảng lớp cao học quản lý ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng và quản lý chất lượng Giáo dụcvà Đào tạo
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2009
21. Nguyễn Hữu Dũng (1998), Một số vấn đề cơ bản về giáo dục phổ thông trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về giáo dục phổ thôngtrung học
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
22. Vũ Cao Đàm (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoahọc và kỹ thuật
Năm: 2012
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trungương Đảng lần thứ 2 khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w