Giai đoạn này, nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dần nâng cao nhận thức vềngoại giao văn hóa theo hướng hiện đại, điều này tạo ra nhiều cơ hội dé tăng cường sự hiểu biết nhằm thắt chặt mố
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN
NGUYEN THÁI GIAO THỦY
(2001-2016)
LUẬN ÁN TIEN SĨ QUOC TE HỌC
HÀ NỘI - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI
TRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN
NGUYÊN THÁI GIAO THỦY
NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM
NHIN TỪ GOC ĐỘ QUYEN LUC MEM
(2001 - 2016)
Chuyên ngành : QUAN HE QUOC TE
Mã số : 62310206
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRAN NAM TIEN
HÀ NỘI - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi.
Tên dé tài luận án không trùng lắp với bat kỳ công trình nào đã được công bó Các số liệu, tài liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, khách quan, rõ rang
vệ xuât xứ.
Tác giả Luận án
NGUYÊN THÁI GIAO THỦY
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận án này, trước tiên, tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS Trần Nam Tiến, khoa Quan hệ quốc tẾ, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM bởi sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy đã
dành cho tôi trong quá trình nghiên cứu luận án “Ngoai giao văn hóa của Việt Nam
nhìn từ góc độ quyền lực mém (2001-2016)” được hoàn thành một cách tốt nhất.
Kế tiếp, tôi đặc biệt gửi lời cắm ơn đến GS.TS Hoàng Khắc Nam, Trưởng khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội với những định hướng, động viên lẫn khuyến khích mà Thầy đã dànhcho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án.
Cùng với lời cám ơn sâu sắc nhất của tôi dành tặng đến các Thầy, Cô khoa Quốc tế học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội, khoa Quan hệ quốc tế của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia TPHCM, những người đã tiếp thêm cho tôi ngọn lửa say mê, kiến thức lẫn kinh nghiệm của ngành Quan hệ quốc tế, một ngành tương đối còn rất mới tại
-Việt Nam.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hoàn thành luận án, tuy nhiên có những lúc tưởng như tôi đã bỏ cuộc trong quá trình nghiên cứu này nếu như không có những tình cảm yêu thương từ gia đình và bạn bè đã luôn ké cận động viên, chia sẻ mọi khó khăn để tôi hoàn thiện luận án.
Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 9 năm 2021 NCS NGUYÊN THÁI GIAO THỦY
Trang 5DANH MỤC TU VIET TAT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng
Việt
Ayeyawady-Chao Phraya- | Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh
ACMECS Mekong Economic | tế Ayeyarwady Chao Phraya
-Cooperation Strategy Mekong
ADB Asian Development Bank Ngân hang Phát triển châu A
AIDS Acquired Immune Deficiency | Hội chứng suy giảm miễn dịch
Syndrome mắcphải
Asia Pacific Economic | Diễn dan Hợp tác kinh tế chau A
APEC
Cooperation -Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN
Association of Southeast Asian | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN ;
Nations
ASEM Asia Europe Meeting Hội nghị A - Au
BỘ VHTTDL Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
CHXHCNVN
Nam
Cambodia, Laos, Myanmar, | Hợp tác giữa 4 nước Campuchia,
CLMV ; ;
and Vietnam Lao, Myanmar va Viét Nam
EAS East Asia Summit Hội nghị Thượng đỉnh Đông A
United Nations Economic and | Hội đồng Kinh tế và Xã hội
ECOSOC ,
Social Council LiénHop Quôc
EU European Union Lién minh chau Au
FRANCOPH | Organisation internationale de | Tổ chức các nước nói tiếng Pháp
ONIE la Francophonie
FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mai Tự do
Trang 6GDP Gross domestic product Tổng san pham quốc nội
GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Mekong mở rộng
IAEA International Atomic Energy | Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Agency Quốc tếIME International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
MERCOSUR | Southern Common Market Thi trường chung Nam My
MGC Mekong - Ganga Cooperation | Hợp tác sông Hằng - sông Mekong
NAFTA North American Free Trade Hiệp Dinh Thuong mại Tự do
Agreement BacMyNATO North Atlantic Treaty | Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Organization Duong
ODA Official development | Hỗ trợ phát triển chính thức
assistance PPP Purchasing Power Parity Sức mua tương đương
RCEP Regional Comprehensive | Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
Economnc Partnership diệnKhu vựcSEAGAMES | Southeast Asian Games Đại hội Thể thao Đông Nam Á
TPP Trans Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái
BìnhDương
UAE United Arab Emirates Các tiểu Vương quốc A Rap
Théngnhat
UN United Nations Liên Hop Quốc
UNDP United Nations Development | Chương trình phát triển Liên
Programme HợpQuốc
United Nations Educational, | Tổ chức Giáo dục, Khoa học va
UNESCO Scientific and Cultural | Vănhóa của Liên Hop Quốc
Organ1zation
Trang 7Vietnam Union of Friendship Liên hiệp các tô chức hữu nghị
VUFO
Organization VietNam
WB World Bank Ngân hang thé giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mai Thế giới
Trang 8MỤC LỤC
MỞ DAU 52-55-2522 2EE1221121127121121211 T1 T1 11 11 11 1111111101 errreg 4
1 Lý do chọn đề tài - ¿25s 2E1EE12112112717112112111111111211 1111112111 yee 4
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU ¿5c 2+3 3313212 ESEEEEEEsrrrerirrrerrreerkrrke 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿- ¿+ ++++++++£x++Ex++zxrzxxerxezrxrzrxee 9
4 Phuong phap nghién COU 10
5 Đóng góp mới của luận AN eee eee eeeeeeesecesececeteeeesceeseccessecesecceseesseeeaeseneeaees 11
6 Kết cau của đề tai oeceeccccceccccsesssessessessesssessessesssessessessesssessessessessessseesessesseesseeseeseees 12Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU -2- 2 555552 14
1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài -. ¿- ¿+52 14
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về những van dé lý luận về ngoại giao văn hóa
VÀ qHJÊN lựC MEM 52-55 S5£S5E‡EEEEEEEEEEEEEE212112112111121121121111.11 111 14
1.12 Các công trình nghiên cứu về quan điểm, chủ trương, đường lối, chính
sách về ngoại giao văn hoá của Việt NGỊH cẶSĂcSSsskseetsersserssersee 19
1.1.3 Các công trình tổng kết, đánh giá về ngoại giao văn hóa Việt Nam giảiđoạn từ 2001-2016 eecsescsessscsssessesssesssessssssesssesssesssessusssesssessssssesssecssesssssecsseesueesees 221.2 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu mà đề tài và những vấn đề đặt ra cầnphải giải QUYẾT - S651 2t E1 1 1E21712110210111121111 2111111111111 1111 1E re 25Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE NGOẠI GIAO VĂN HOA CUA
VIỆT NAM NHIN TỪ GÓC ĐỘ QUYỀN LUC MEM (2001-2016) : 28
2.1 Co SO LY Wan oo -.4 4 28
2.1.1 Khái niệm, đặc trưng, vai trò của quyên lực MEM -:- 28
QL DD KNGG iGEM nsaẮĂĂẶ 28
2.1.1.2 Đặc trưng của quyÊn lực MEM vesceccsccsscesvessessesssessessesseessessessesseesseeseeses 33
2.1.1.3 Vai trò của Quyén ÏựC MEM 5c c5 EE2EE2E2EEESEEeEEeEkerkerseree 37
2.1.2 Khái niệm, vai tro, công cụ của ngoại giao văn hOá -‹ «<<-+ 38
DI PNN‹( 0/5 nnẽaut - 38
2.1.2.2 Vai trò của ngoại giao VAN HÓA - 5 c5 kSeEEseeekeseeereere 44
Trang 92.1.2.3 Công cụ của ngoại giao VĂN HÓA c5 53+ ESkEEsseksreeeesee 48
2.2 Cơ sở thực tiễn +: th HH Hà hư 57
2.2.1 Khái quát về ngoại giao văn hoá của Việt Nam trước năm 2001 572.2.2 Tình hình thế giới, khu vực và Việt Nam giai đoạn 2001-2016 60
2.2.2.1 Tình hình thể giGicceeccecscessesssesssesssesssessesssesssessssssesssesssessessesasecseesseessees 602.2.2.2 Bối cảnh KAU VỤCC St tềE kEEEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrkrrkes 64
2.2.2.3 Bồi cảnh Việt NaI cccsccc5cctccEEtteirrtEttrrrtrtrtirrrrrrrirrrrrrred 65
2.2.3 Thực tiên ngoại giao văn hoá của một sỐ nước trên thé giới và bài học
kinh nghiệm dành cho Viet NGIH cv kg ky 69
Chương 3 NOI DUNG VA THUC TRẠNG TRIEN KHAI NGOẠI GIAO VĂN HOACUA VIỆT NAM NHÌN TỪ GOC ĐỘ QUYEN LUC MEM (2001 2016) 81
3.1 Nội dung về ngoại giao văn hoá nhằm gia tăng quyền lực mềm của Việt Nam
3.1.3.1 Giới thiệu và pho biến thông tin để quảng bá về hình ảnh đất nước,
CON ñgười Viet ÏNGHH SH HH TH HH Hệ 90
3.1.3.2 Gắn kết ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh té với ngoại giao văn
hóa thông qua trao đổi các nhóm văn hóa và nghệ thuật đến các nước 9]
3.1.3.3 Tham gia hợp tác văn hóa quốc tế trong các diễn đàn đa phương để
nâng cao vị thé QUOC &ÏA -+-5252 SE SE+EEEEEEEEE2EE 1212121121111 11x 92
3.1.3.4 Hình thành mang lưới ngoại giao văn hóa với người Việt Nam ở các
3.1.3.5 Mở rộng các trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài 953.1.3.6 Thành lập Quỹ ngoại giao văn hoá và đào tạo nguồn nhân lực cho các
Trang 10Chương 4 NHẬN XÉT VẺ NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUYÈN
LỰC MEM CUA VIỆT NAM (2001-2016) VÀ KIEN NGHỊ -. - - 113
ân Ô 113
ADD.D TRAIN ï nan nên 113
4.1.2.2 HAN CHE nga 123
4.2.1 Dự báo về tình hình thé giới, khu vực và Việt Nam đến năm 2030 140
4.2.2 THỂ VỌN 5:55 St SE EEEEE2E221E21E111112112112112111111 11.101.111 re 141
4.2.3 GiGi PNG coeseeccecsesscsssessessessssssessessusssessessessusssessscsussusasecsecssssueasecsessessseeseess 145
KET LUAN wieecesccssessessssssessessessssssessessessssssetsessussssssessessussusssessessussusssessessussueesesseesseesees 152
DANH MUC CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA LIEN QUAN DEN LUAN
157
TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22 5¿©5S2S£‡EE2EE2EEE2EEE23222122127112711211 2112 158
Trang 11PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bước vào đầu thế kỷ XXI, cục diện thế giới đã chứng kiến những thay đổimạnh mẽ và điều này đã tạo ra kỷ nguyên mới cho các nền chính trị, văn hóa - xã hộitrong quan hệ quốc tế Trước tiên là sự kiện khủng bố vào biểu tượng sức mạnh củanước Mỹ là Trung tâm thương mại thế giới (11/9/2001) khiến chủ nghĩa khủng bồ lanrộng, đe dọa đến an ninh toàn cầu và chiến tranh, xung đột liên tiếp tại nhiều nơi trênthế giới như: Trung Đông, châu Phi Thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chínhtoàn cầu (2007-2008) đã khiến thế giới u ám, trì trệ kéo dài Cuối cùng, là sau khiChiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991, trật tự hai cực của Yalta sup đồ, một trật tuthế giới mới đang được hình thành Ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước đồng minhcũng bị suy giảm, các nước lớn đều muốn khăng định vai trò độc lập trong việc giải
quyết các vấn đề quốc tế
Dù tình hình trong quan hệ quốc tế vẫn còn nhiều biến động nhưng xu thế chủ
đạo của mỗi quốc gia vẫn là gìn giữ hòa bình và phát triển kinh tế đất nước Bên cạnh
đó, toàn cầu hoá với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tác động
sâu sắc đến mối tương quan trên toàn thế giới Việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế
là xu thé tất yếu dé phát triển đất nước Chính những điều đó đã làm cho xu hướng sửdụng quyền lực cứng như quyên lực quân sự, quyên lực kinh tế giữa các nước sẽ đượchạn chế hơn rất nhiều so với trước đây
Có thể thấy, từ thời điểm này ngoại giao văn hóa đã được nhiều nước sử dụngrộng rãi như là một thành tố quan trọng nhất, là quyền lực mềm cho sự phát triển đất
nước, củng cố và xây dựng lòng tin để thắt chặt các mối quan hệ với các quốc gia
khác Từ đây, các quốc gia bắt đầu vạch ra các chiến lược gia tăng quyền lực mềmngoại giao văn hóa với các mục tiêu khác nhau nhằm tìm kiếm sự đồng thuận và hợptác dé nâng cao tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế
Trước những biến đổi sâu sắc của cục diện thế giới đã tạo ra những thuận lợilẫn thách thức cho các nước đang phát triển và Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩađang mở rộng cửa hội nhập quốc tế trong tình thế phe xã hội chủ nghĩa chỉ còn là số ít
Trang 13trong cộng đồng quốc tế Vì thế, Việt Nam cần phải chủ động chấp nhận thách thức
này để tranh thủ thời cơ, phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực trong công cuộc đôimới và xây dựng đất nước
Trong giai đoạn 2001-2016, Việt Nam đã có những bước chuyển mình quan trong dù tình hình thế giới và khu vực vẫn còn nhiều bat ổn Vai trò và vị thé của Việt
Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao do tăng trưởng kinh tế ở mức cao,
đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và chủ quyền lãnh thô được giữ vững
Và đây là giai đoạn Việt Nam đây mạnh triển khai đồng bộ, toàn điện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành
viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và pháttriển Hiện nay, các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia đã hiểu ra răng quyền lựcđến từ sự thu hút, sức hấp dẫn của văn hóa, hệ thống chính trị, của một xã hội ổnđịnh, phát triển, hòa bình sẽ đễ dàng hoá giải các xung đột với các quốc gia khác Vìthế, vai trò của ngoại giao văn hóa ngày càng được các quốc gia quan tâm nhiều hơn
dù ngoại giao văn hoá đã tồn tại trong lịch sử ngoại giao Việt Nam và thế giới từ lâu.Ngày nay, ngoại giao văn hóa còn được xem như công cụ để tăng cường sức ảnhhưởng của các nước lớn và là yếu tố quan trọng cho việc quảng bá hình ảnh đất nướcnhằm thúc đây phát triển kinh tế đối với các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế
Giai đoạn này, nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dần nâng cao nhận thức vềngoại giao văn hóa theo hướng hiện đại, điều này tạo ra nhiều cơ hội dé tăng cường
sự hiểu biết nhằm thắt chặt mối quan hệ chính trị giữa các nước, đa dạng hoá các hoạtđộng ngoại giao văn hóa một cách có hệ thống hơn như triển khai các hoạt độngngoại giao văn hoá cấp độ nhà nước và cấp độ đối ngoại nhân dân nhằm giới thiệu vàphô biến thông tin để quảng bá đất nước, con người Việt Nam, tham gia hợp tác văn
hoá quốc tế trong các diễn đàn đa phương và gắn kết ngoại giao văn hoá với công tác
về người Việt Nam ở nước ngoài Những thay đổi này đã mang lại kết quả tích cực
và khẳng định tầm quan trọng của vai trò ngoại giao văn hóa trong chính sách đối
ngoại quốc gia giúp đóng góp hiệu quả cho chiến lược ngoại giao toàn diện của ViệtNam Những thành tựu đó không chỉ làm cho cả thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam màcòn tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế xã hội phát triển, thúc đây hòa bình, ôn định vànâng cao vi thê quôc gia trên trường quôc tê.
Trang 14Chặng đường 2001-2016 là giai đoạn của những bước phát triển vững chắc
trong tư duy đối ngoại được Chính phủ thể hiện trong các văn kiện tại các Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI va XII Các văn kiện đã được cụ thé hóa rõ nét
băng các văn bản, nghị quyết riêng về các lĩnh vực đối ngoại văn hoá được xây dựng,
ban hành trong giai đoạn này Tiêu biểu là Quyết định số 208/201 1/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ ngày ký ngày 14/2/2011 chính thức ban hành Chiến lược Ngoại
giao Văn hóa đến năm 2020 nhằm phát triển ngoại giao văn hóa thành một trụ cột
quan trọng của nên ngoại giao toàn diện, hiện đại của Việt Nam và Nghị quyết số NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế Điều này cho thayĐảng, Nhà nước đã có những đánh giá cao về tầm quan trọng của ngoại giao văn hóatrong tình hình mới là làm cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp có nhận thức đúng:
22-“Ngoại giao chính trị giữ vai trò định hướng, ngoại giao kinh tế là nền tảng vật chất
và ngoại giao văn hóa chính là nền tảng tinh than của hoạt động đối ngoại.” [Quyếtđịnh số 208/2011/QĐ-TTg, 2011] Vì đây là “thé chân kiềng” nếu thiếu một trong bayếu tố đó sẽ trở thành lực cản cho công tác ngoại giao nói chung, hoạt động đối ngoại
của Đảng va Nhà nước nói riêng Có thé nói, ngoại giao văn hoá của Việt Nam
(2001-2016) là sự tiếp nối, kế thừa những thành tựu ngoại giao văn hoá của những thời kỳtrước, đồng thời đây cũng là giai đoạn của sự phát triển, thăng hoa, có ý nghĩa quan
trọng trong lịch sử đối ngoại Việt Nam, đặc biệt từ sau khi thực hiện công cuộc đôi
mới Ngoại giao văn hoá đã khang định vai trò quan trong và là một quyền lực mềmcùng với ngoại giao kinh tế, ngoại giao chính trị trong công cuộc bảo vệ lợi ích quốc
gia - dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thé, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Những
thành tựu đối ngoại ở giai đoạn nay đã được Dang, Nhà nước và nhân dân ghi nhận.Vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được bạn bè thế giới đánh giá cao
Đóng vai trò quan trọng và là quyền lực mềm của ngoại giao thì việc nghiêncứu những góc độ khác nhau của nội dung và thực trạng triển khai ngoại giao văn hoáViệt Nam với các nước trên thế giới là cần thiết, có ý nghĩa cấp thiết về cả khoa học
và thực tiễn nhằm giúp chúng ta nhận định được quyền lực mềm của ngoại giao văn
hoá trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm
phát huy quyền lực mềm văn hoá để nâng cao sức mạnh tông hợp và vị thế quốc giatrong quá trình hội nhập quốc tế
Trang 15Với những lý do như đã nêu trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài
“Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm (2001-2016)”
cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Từ đề tài Ngoại giao văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ quyên lực mém 2016), tác giả xác định câu hỏi chính cần nghiên cứu là:
(2001-Tại sao Việt Nam chủ trương sử dụng ngoại giao văn hóa để gia tăng quyền lựcmềm trên trường quốc tế? Những thành tựu và hạn chế trong quá trình triển khai hoạtđộng ngoại giao văn hoá nhìn từ góc độ quyền lực mềm của Việt Nam giai đoạn
2001-2016 như thé nào? Cần có những giải pháp nào dé hoàn thiện nham nâng cao
hiệu quả của công tác ngoại giao văn hoá trong việc nâng cao quyền lực mềm Việt
Nam trong thời gian tới?
Dé hỗ trợ cho câu hỏi nghiên cứu, luận án sẽ cố gắng giải quyết các câu hỏi
phụ như sau:
Căn cứ khoa học nào dé khang định những kết quả gia tăng quyền lực mềmcủa Việt Nam thông qua ngoại giao văn hoá (2001-2016)?
Tại sao cần phải đánh giá quá trình triển khai ngoại giao văn hoá nhìn từ góc
độ quyền lực mềm của Việt Nam (2001-2016)?
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ngoại giao văn hoá của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm
(2001-2016) Đồng thời đánh giá quá trình triển khai quyền lực mềm văn hóa để đưa
ra kiến nghị nhằm nâng cao vi thé của Việt Nam trên trường quốc tế giai đoạn
2001-2016.
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quyền lực mềm, ngoại giao văn hóa; mối liên hệgiữa ngoại giao văn hóa và quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế; cơ sở thực tiễn
của ngoại giao văn hoá Việt Nam (thông qua những bài học kinh nghiệm rút ra được
từ thực tiễn ngoại giao văn hoá của một số quốc gia trên thế giới)
- Làm rõ quá trình triển khai ngoại giao văn hoá với vai trò là một công cụ dégia tăng quyền lực mềm của Việt Nam
Trang 16- Đề xuất những kiến nghị và dự báo triển vọng của ngoại giao văn hóa Việt
Nam trong thời gian tới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứuTác giả tập trung nghiên cứu về ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc
độ quyền lực mềm giai đoạn 2001-2016
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: tác giả chọn mốc thời gian nghiên cứu của luận án từnăm 2001-2016 vì: Năm 2001 là năm mở đầu của thé kỷ XXI, thé giới đã phải chứngkiến cuộc khủng bố tại Trung tâm Thương mại tài chính Mỹ vào ngày 11/9 và xungđột khủng hoảng ở nhiều nơi như: Mỹ tan công Afghanistan, sự kiện máy bay quân sựMỹ-Trung đụng độ trên Biển Đông, khủng hoảng chính trị ở Indonesia Tuy nhiên,bên cạnh đó vẫn còn có những tín hiệu hoà bình tại Afghanistan và châu Á đã gópphần làm nên diện mạo mới của thế giới Cũng trong khoảng thời gian này, cáchmạng khoa học và công nghệ phát triển vượt bậc, thúc day qua trinh dich chuyén kinh
tế thé giới và quốc tế hoá nền kinh tế lẫn nền văn hoá-xã hội Toàn cau hoá cùng lúctạo ra những thách thức lẫn cơ hội cho các nước Cạnh tranh quốc tế gay gắt nhưng xuthế chính vẫn là hoà bình và sự phát triển Kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức
mạnh tông hợp và vị thế của mỗi quốc gia Chính điều này đã làm cho các nước thay
đổi mạnh mẽ nhận thức về quyền lực, quyền lực cứng đã không còn được ưa chuộngnữa, thay vào đó các quốc gia trên thế giới đã sử dụng ngoại giao văn hóa như công
cụ của quyền lực mềm để khang định vị thé và hình ảnh của đất nước minh trong cộng đồng quốc tế Riêng Việt Nam, năm 2001 là năm đầu tiên triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, năm nàycó ý nghĩa rất quan trọng doĐảng định hướng là tiếp tục kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng
mở, đa phương hoá, đa dạng hoá với các mối quan hệ trong cộng đồng quốc tế, phấndau vì hoà bình, hợp tác và phát triển Năm 2016 là năm đánh dau đúng 30 năm Việt
Nam phát động công cuộc đôi mới và mở cửa đất nước (1986-2016) Ngoài ra,
(2001-2016) là giai đoạn Việt Nam chủ động, tích cực đây nhanh quá trình hội nhập quốc tế
một cách sâu rộng, có hiệu quả bằng sự đổi mới tư duy đối ngoại của Nhà nước và
chính phủ được thé hiện trong các văn kiện tại các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
Trang 17X, XI và XII Các văn kiện đã được cụ thé hóa rõ nét bằng các văn bản, nghị quyếtriêng về các lĩnh vực đối ngoại văn hoá đã được xây dựng và ban hành trong giaiđoạn này Đây là cột mốc đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ nhất của Việt Nam, Đảng đãnêu tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp trong việc tập trungtrọng tâm vào mục tiêugây ảnh hưởng với bạn bè các nước băng quyền lực mềm của ngoại giao văn hoá
nhằm nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế trong thế kỷ XXI
Không gian nghiên cứu: trong không gian Việt Nam thực hiện các hoạt động
ngoại giao văn hoá với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới
Nội dung nghiên cứu: trong khuôn khổ của luận án, tác giả tập trung nghiên
cứu ngoại giao văn hóa được Việt Nam sử dụng như công cụ quyền lực mềm trongcác hoạt động ngoại giao vào giai đoạn 2001-2016.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Về phương pháp luận:
Tác giả sử dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng hệ thống
các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đối ngoại nhằm phân
tích các lý thuyết và thực trạng ngoại giao văn hóa được sử dụng như quyền lực mềmtrong chính sách đối ngoại Việt Nam
Luận án sử dụng cách tiếp cận của một số lý thuyết về quan hệ quốc tế, cụ thểcách tiếp cận về hợp tác quốc tế của Chủ nghĩa Tự do (Liberalism) Bên cạnh đó, luận
án sử dụng các cơ sở lý thuyết về quyền lực mềm và ngoại giao văn hóa dé luận giải
về các nội dung chính của luận án
Do ngoại giao văn hóa là hiện tượng có tính liên ngành, luận án đã sử dụng
cách tiếp cận liên ngành dé tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu này trong mối quan hệ
qua lại giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa trên cơ sở
tác động qua lại cua môi quan hệ giữa chính tri, ngoại giao và văn hóa.
Về khung phân tích, nghiên cứu sẽ sử dụng ba cấp độ phân tích trong quan hệ
quốc tế: hệ thống, quốc gia và cá nhân Ở cấp độ cá nhân (Individual level), tac giả sẽtìm hiểu một số quan điểm của một số lãnh đạo Việt Nam và các nước về ngoai giaovăn hóa được sử dụng như quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại của các quốc
gia Qua đó, dé hiểu rõ được thái độ của các nước trong khu vực va thé giới đối với
quá trình triển khai ngoại giao văn hóa của Việt Nam Ở cấp độ quốc gia (State level),
Trang 18nghiên cứu những quá trình triển khai các hoạt động văn hóa cấp độ nhà nước Trên
cơ sở này, tác giả sẽ phân tích các hướng triển khai chính của ngoại giao văn hóa ViệtNam nhằm gia tăng quyền lực mềm trên trường quốc tế Cuối cùng là cấp độ hệ thống(International system level), ở cấp độ này tác giả sẽ phân tích cục diện của thé giớitrong giai đoạn hiện nay, ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng của ngoại giao vănhóa Việt Nam trong quan hệ quốc tế ở thé kỷ XXI
4.2 Vẻ phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu chính sách và các hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam có
liên quan đến các vấn đề quốc tế và khu vực, diễn ra trong một giai đoạn nhất định
nên các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế là phương pháp chủ đạo được sử
dụng trong luận án Các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế mà nghiên cứu sinh
sử dụng cụ thể: phương pháp phân tích chính sách, phương pháp hệ thống - cấu trúc,phương pháp phân tích quyền lực
Bên cạnh đó, luận án cũng được sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh, phương
pháp thống ké, Trong đó, phương pháp lịch sử, thé hiện qua phương pháp lịch đại
và đồng đại nhằm giúp tái hiện bức tranh toàn cảnh và quá trình phát triển của chínhsách và quá trình triển khai ngoại giao văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ Phươngpháp logic và so sánh được sử dụng dé lý giải các sự vật, hiện tượng diễn ra, phân
tích nguyên nhân chi phối sự vận động, so sánh sự thay đổi về quy mô, chất lượng
thực hiện, triển khai chính sách ngoại giao văn hóa Việt Nam
Cuối cùng, phương pháp tông hợp, phân tích tài liệu được sử dụng dé tổng hợp,phân tích tài liệu thứ cấp, giúp nghiên cứu sinh sử dụng nhiều nguồn tài liệu liên quanđến van đề nghiên cứu, dùng dé đánh giá, phân loại tài liệu trong quá trình nghiên cứunhằm phân tích, luận giải cơ sở lý luận liên quan đến ngoại giao văn hóa, hệ thốnghóa quan điểm của điểm của Đảng và Nhà nước về ngoại giao văn hóa, đồng thời
phân tích hoạt động thực tiễn triển khai ngoại giao văn hóa Việt Nam trong việc xây
dựng quyền lực mềm cho Việt Nam
5 Đóng góp mới của luận án
5.1 Về phương diện khoa học ;
Luận an gop phan hệ thông hoá cơ sở ly luận vê quyên lực mém và ngoại giao
văn hóa đê làm rõ môi quan hệ biện chứng giữa hai thành tô này Tiép theo, luận án
Trang 19sẽ tổng kết và đánh giá hệ thống các quan điểm, chủ trương của Việt Nam trong việc
sử dụng ngoại giao văn hóa - một nhân t6 quan trọng trong chính sách đối ngoại củaViệt Nam trong thời kỳ đổi mới Cùng với việc phân tích vai trò của ngoại giao vănhoá giai đoạn 2001-2016 trong việc nâng cao quyền lực mềm của Việt Nam và đặcbiệt là mục tiêu trở thành một quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế
5.2 Về phương diện thực tiễn
Góp phần đề xuất những kiến nghị nhằm thúc đây và nâng cao hiệu quả củacông tác ngoại giao văn hóa Việt Nam trong thời gian tới Đồng thời, luận án cũng lànguồn tài liệu tham khảo dùng để nghiên cứu và học tập cho các ngành học liên quan
đến chính sách đối ngoại và ngoại giao văn hóa Việt Nam
6 Kết cấu của đề tài
Dé hoàn thành những mục tiêu như đã nêu trên, luận án có 4 chương bao gồm
những nội dung chính như sau:
Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này, tác giả xem xét và đánh giá các tư liệu nghiên cứu của các học
giả của các nước trên thé giới và các học giả Việt Nam dé rút ra những điểm kế thừa
và những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án của mình
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE NGOẠI GIAO VANHOA CUA VIỆT NAM NHÌN TỪ GOC ĐỘ QUYEN LUC MEM (2001-2016)
Chương 2 nghiên cứu về khái niệm, đặc trưng và các cấp độ của ngoại giao
văn hoá nhìn từ góc độ quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế thời kỳ toàn cầu hóa.Phân tích những nhân tổ về chính trị, ngoại giao của quốc tế và khu vực tác động đến
ngoại giao văn hóa của Việt Nam giai đoạn từ 2001 đến 2016
Chương 3: NỘI DUNG VÀ THUC TRẠNG TRIEN KHAI NGOẠI GIAO
VĂN HOA CUA VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUYEN LUC MEM
(2001-2016)
Ở chương này, tác giả nghiên cứu thực trạng ngoại giao văn hoá của Việt Namgiai đoạn 2001-2016 Phân tích chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vềngoại giao văn hoá Cùng với phân tích quá trình triển khai ngoại giao văn hóa của
Việt Nam trong và ngoài nước như thế nào để gia tăng quyền lực mềm của mình trên
trường quốc tế
Trang 20Chương 4: NHẬN XÉT VE NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHÌN TỪ GOC
ĐỘ QUYEN LUC MEM CUA VIỆT NAM (2001-2016) VÀ KIÊN NGHỊ
Nội dung của chương 4 nhăm nhận xét những thành tựu, hạn chế của ngoại
giao văn hóa của Việt Nam giai đoạn 2001- 2016, cùng với tác động của các nước
trong khu vực và thế giới đối với quá trình triển khai ngoại giao văn hóa của ViệtNam Cuối cùng, tác giả luận án đưa ra những triển vọng và các giải pháp về ngoạigiao văn hóa được xem như là quyên lực mêm của Việt Nam trong thời kỳ đôi mới.
Trang 21Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong những năm gan đây, khái niệm về ngoại giao văn hóa đã thu hút nhiều
sự chú ý của các học giả và các nhà hoạch định chính sách quốc gia của các nướctrong quan hệ quốc tế Khái niệm ngoại giao văn hóa được đặt dưới khái niệm quyềnlực mềm như một công cụ với mục đích gia tăng quyền lực mềm của một quốc gia
Tại Việt Nam, từ năm 2009 Bộ Ngoại giao chính thức sử dụng khái niệm ngoại giao
văn hoá và xem đây là một trong ba trụ cột chính của nền ngoại giao Việt Nam Đâycũng là một bộ phận trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước, làtổng hợp các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá văn hoá Việt Nam ra thếgidi nhăm tao điều kiện hỗ trợ giao lưu kinh tế, chính trị, nâng cao uy tin và vị thế củaViệt Nam trên trường quốc tế Trong luận án này, dé dé dang hơn trong việc nghiên
cứu, tác giả cơ bản đã phân ra thành một số chủ đề then chốt như sau:
1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về những van đề lý luận về ngoại giao văn
hóa và quyền lực mém
Có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các học giả thế giới và trong
nước đã đề cập đến những vấn đề này như:
Cuốn International Cultural Relations của tac giả John Matthew Mitchell
(Routledge, 1986), trong tác phẩm nay tác giả đã phân tích va mô ta ý nghĩa của
ngoại giao văn hóa trong các mối quan hệ quốc tế trong lịch sử hiện đại Ngoại giaovăn hóa bắt đầu từ thế kỷ XIX, đã phát triển mạnh mẽ và đã trở thành cuộc cách
mạng văn hoá toàn cầu.
Cuốn The Third Wave (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996) của nhà Xã hộihọc và Tương lai học Alvin Toffler Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích nền vănminh của thé giới ngày nay đã thay đổi từ nền văn minh công nghiệp sang nền vănminh ở thời kỳ hậu công nghiệp Trong đó, quyền lực thực sự của các nước lớn là khảnăng sáng tạo, quản lý-sử dụng tri thức và công nghệ thông tin "Những sự thay đổiđang gây nên những sự xáo trộn mà ngày nay chúng ta đang trải qua, đều không phải
là hỗn loạn, cũng không có tính chất ngẫu nhiên, mà thực ra, chúng đang tạo ra một
mô hình rõ nét, được nhận biết rõ ràng Ngoài ra, những sự thay đổi ấy được tích lũy
Trang 22lại chúng kết hợp với một sự chuyền hóa khống 16 trong cách ta sống, lao động, chơi
đùa và suy nghĩ, có thể có một tương lai lành mạnh và đáng mong muốn Nói tóm lại,
cái đang xảy ra hiện nay chăng phải cái gì khác hơn là một cuộc cách mạng toàn cau,một bước nhảy vọt trong lịch sử ”.
Cuốn Culture in World Politics (MacMillan Press, 1998) của các tác giaDominique Jacquin-Berdal, Andrew Oros va Marco Verweij Các tac giả đồng phantích về vai trò của quyền lực văn hoa trong quan hệ quốc tế Đặc biệt là cách các nước
sử dụng văn hóa nhằm ngăn chặn các xung đột, mâu thuẫn đem lại hòa bình giữa các
Kế tiếp là cuốn Sự va chạm giữa các nén văn minh (The Clash ofCivilizations and the Remaking of World Order) (Nxb Lao Động, Hà Nội, 2003) củaSamuel P Hungtington nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đạihọc Harvard, trong cuốn sách này tác giả đã mô tả lại các nền văn minh khác nhau
trên thé giới Ngoài ra, ông còn phân tích những sự thay đôi của các nền văn minh của
nhân loại, giải thích sự thoái trào của văn minh phương Tây và quá trình phục sinhcủa các nền văn minh ngoài phương Tây cùng với sự tái định hình nền chính trị toàncầu thông qua văn hóa Ông lập luận rang nhân tố văn hóa đóng vai trò rat quan trongtrong quan hệ quốc tế, sự tập trung những quốc gia có nền văn hóa tương tự và sựchia rẻ của các quốc gia có nền văn hóa khác nhau ngày càng thê hiện rõ nét hơn kê
từ sau Chiến tranh Lạnh
Cuốn Soft Power: The Means to Success in World Politics (Public Affairs,2004) của Joseph S Nye đã phan tích dé làm rõ những cơ sở đặc trưng của quyền lực
mêm chính là văn hóa bao gôm các giá trị chính trị và chính sách của một quôc gia Qua đó, tác giả làm rõ tâm quan trong của vai trò ngoại giao văn hóa trong chính sách
đôi ngoại của các quôc gia.
Trang 23Sẽ không đầy đủ nếu phân tích về ngoại giao văn hóa mà không đề cập đến các
tác phẩm của giáo sư Cynthia P Schneider, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về ngoại
giao văn hóa với cuốn Diplomacy That Works: “Best Practices” in Cultural
Diplomacy (Center for Arts and Culture, 2003), trong tác phẩm này ba đã đề cập đến
ngoại giao văn hóa như một công cụ tốt nhất dé giúp các quốc gia dé dang giao tiếplẫn nhau và đây là điểm chắc chắn Việt Nam sẽ học tập và rút kinh nghiệm trong việctriển khai chính sách đối ngoại của mình Kế tiếp là cuén Cultural diplomacy: hard todefine, but you’d know it if you saw it, (The Brown Journal of World Affairs, 2006),theo tác giả thì ngoại giao văn hóa có kha năng làm dịu di các mối xung đột của cácquốc gia Từ đó, có thé thấy răng, ngoại giao văn hóa đóng vai trò rất quan trọngtrong hoà giải và là giải pháp khả thi duy nhất khi căng thắng và xung đột kéo dàigiữa các quốc gia
Trong cuốn The Unrealized Potential of Cultural Diplomacy: “Best Practices”and What Could Be, If Only của Schneider C.P (Heldref Publications, 2009), tác gialập luận rang ngoại giao văn hóa có thé làm tăng sự hiểu biết, phá vỡ định kiến vathay đổi mối quan hệ giữa các nước Chính điều này cuối cùng dẫn đến những thayđổi trong chính sách đối ngoại của các quốc gia cho phù hợp với thời đại mới Tiếptheo là nhà nghiên cứu lich sử Jessica C.E Gienow-Hecht trong tác pham Searching
for a Cultural Diplomacy - Explorations in Culture and International History
(Berghahn Books, 2010) tác giả đã phân tích ké từ sau Chiến tranh Lạnh đây chính làthời kỳ ngoại giao văn hóa lên ngôi thay thế cho các mối quan hệ khác trong quan hệ
quốc tế.
Trong cuốn Trật tự thế giới (World Order) (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2016) củacựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, Pham Thái Sơn dịch, Võ Minh Tuấn hiệuđính, tác giả cuốn sách đã dùng xuất phát điểm từ hoà ước Westphalia dé phân tích
các quan hệ quốc tế, chủ yéu đóng vai trò đặc biệt trong thé giới địa chính trị và
quyền hạn trong khu vực, vi trí địa lý và chính sách đối ngoại của mỗi nước Ngoài ra,
tác giả còn thảo luận về van dé toàn cầu hóa trong kỷ nguyên công nghệ, đặc biệt làtrong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông đại chúng, văn hóa đã ảnh hưởngmạnh mẽ đến trật tự của thế giới ngày nay
Cuôn Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mêm Trung Quốc: Một góc nhìn toàn
Trang 24cau hóa (Nxb Giảng day và Nghiên cứu ngoại ngữ Bắc Kinh, 2008) của tác giả Banh
Tân Lương đã mô tả Trung Quốc với việc sử dụng ngoại giao văn hóa trong việc gia
tăng quyền lực mềm văn hóa của Trung Quốc ra thế giới Và đây cũng là kinh nghiệmcho Việt Nam trong việc sử dụng ngoại giao văn hóa.
Tại Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về ngoại giao văn hóa và
quyền lực, có thể sơ lược qua một số tác phẩm tiêu biểu như sau:
Cuốn Quyên lực trong quan hệ quốc tế - lịch sử và vấn đề (Nxb Văn
hóa-Thông tin, Hà Nội, 2011) của tác giả Hoàng Khắc Nam, tác phẩm này đã đề cập đến
quyền lực và cach sử dụng quyên lực, đây là van dé cốt lõi trong quan hệ quốc tế.Không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế là một nguồn cơ bản dé
tạo nên quyền lực của quốc gia mà quyền lực còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác
của đời sống văn hóa-xã hội của đất nước Vì thế, việc nghiên cứu quyền lực trongquan hệ quốc tế cũng giúp tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các chính sách phát triểnvăn hóa- xã hội với chiến lược chung dé nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia
Đặc biệt, cuốn Ngoại giao văn hóa: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng
dụng (Nxb Chính trị-Hành chính, Hà Nội, 2012) do tác giả Phạm Thái Việt chủ biên.
Trong tác phẩm này, các tác giả đã đưa ra một bức tranh khá đầy đủ về các lý thuyết
được sử dụng làm cơ sở lý luận của ngoại giao văn hóa Bên cạnh đó, họ cũng đã đềcập đến cách một số các quốc gia khác như Hoa Kỳ và Nhật Bản đã thực hiện nhữngbước đi nhằm gia tăng quyền lực mềm của họ bằng ngoại giao văn hóa Từ nhữngkinh nghiệm đó, họ đã phân tích và đề xuất các giải pháp cho Việt Nam cách sử dụng
các phương tiện truyền thông đại chúng dé thực hiện tốt nhất ngoại giao văn hóa của
mình Kế tiếp là cuốn Quan hệ quốc tế thời hiện đại, những van dé mới đặt ra (NxbChính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012) do Đỗ Thanh Bình và Văn Ngọc Thành đồng chủbiên đã đưa ra cách tiếp cận mới về một số vẫn đề nỗi bật trong lịch sử quan hệ quốctế: nguồn gốc Chiến tranh Lạnh; quan hệ giữa các cường quốc lớn như Ấn Độ - Trung
Quốc, Nga — Trung Quốc, Mỹ - Nga; quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam
Á, Liên minh châu Âu (EU), châu Phi Khi đối đầu dần được thay thế bằng đối
thoại và ngoại giao văn hóa đã trở thành phần không thể thiếu trong chính sách đối
ngoại giữa các quốc gia ngày nay
Cuốn Các van dé nghiên cứu về Hoa Kỳ (Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
Trang 252011) do hai tác giả Nguyễn Thái Yên Hương và Tạ Minh Tuấn đồng chủ biên đã
phân tích yếu tố văn hóa trong chính sách đối ngoại của Mỹ lẫn vai trò của văn hóa
trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra thế giới và những bài học kinh
nghiệm dành cho Việt Nam.
Cuốn Trét tự thé giới sau Chiến tranh Lạnh: Phân tích và dự báo (Viện Thôngtin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001) của Lại Văn Toàn, tác giả đã tổng hợp nhữngnghiên cứu về trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh, những vấn đề được dư luận quantâm như xu thế hoá, toàn cầu hóa và khu vực hoá kinh tế thế giới cùng với sự ra đời
của các tô chức quốc tế và quyền lực mềm Trong đó, có những ảnh hưởng đến Việt
Nam.
Tiếp theo là cuốn Mộ số vấn dé lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014) của tác giả Hoàng Khắc Nam viết về quan hệ
quốc tế trên phương diện lý thuyết, xác định các xu hướng trong vận động quan hệ
quốc tế, tìm hiểu những điều kiện chi phối sự tương tác giữa các chủ thé, dự báo hành
vi và quan hệ của chúng trong quan hệ quốc tế Qua đó cho chúng ta thấy được sựbiến đổi không ngừng của thé giới trong toàn cầu hóa hôm nay Với cuốn Một số vấn
đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014)của Nguyễn Hoàng Giáp chủ biên, trong tác phẩm này tác giả đã đề cập đến nhữngvan đề có tính thời sự của nền chính trị quốc tế hiện nay như: xu thế toàn cầu hóa,mỗi quan hệ giữa các nước lớn, chống chủ nghĩa khủng bó, trật tự thế giới mới Đồngthời cũng đề xuất những giải pháp thiết thực đôi mới và tăng cường chính sách đốingoại trong đó không thể thiếu chính sách về ngoại giao văn hóa của Đảng và Nhànước trong bối cảnh mới dé khang định vi trí trên trường quốc tế Cuốn Ngoại giao
da phương trong hệ thong quan hệ quốc tế đương đại (Nxb Chính trị quốc gia, HàNội, 2015) của tác giả Lưu Thuý Hồng đã cung cấp thêm những kiến thức tổng quát
về hệ thống quan hệ quốc tế thông qua những cơ chế, diễn đàn đa phương của cácquốc gia, đặc biệt ở các nước vừa và nhỏ, trong đó có những sự kiện về ngoại giaovăn hóa.
Trong tác phâm Bức tranh thé giới đương đại (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2017) của hai tác giả Vũ Văn Hiền và Bùi Đình Bôn đã phân tích cho chúng ta thấy
một trật tự mới của thế giới từ sau Chiến tranh Lạnh về các mặt chính trị, kinh tế, văn
Trang 26hóa, khoa học, quân sự, an ninh và xu thế phát triển (xu thế hòa bình và phát triển,
hợp tác và đấu tranh, xu thế toàn cầu hóa, trật tự mới, xu hướng gia tăng khủng hoảng
kinh tế, chính trị-xã hội ); những thách thức trong vài thập niên tới Từ đó, đánh giá
những tác động của thế giới đương đại đối với Việt Nam Ngoài ra, tác giả còn phân
tích rõ hơn các luận cứ khoa học về đường lối đối ngoại của Đảng kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại đê phát triên đât nước.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quan điểm, chủ trương, đường lỗi, chính
sách về ngoại giao văn hoá của Việt Nam
Các tác phâm tiêu biểu về chủ đề này có thé kế đến như:
Cuốn Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại của Mỹ (Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2010) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ đã phân tích về ngoạigiao nhân dan là một trong những yếu tố không thé thiếu trong việc câu thành quyền
lực mềm của cường quốc số một hiện nay cùng với việc trao đổi văn hóa giữa Việt
Nam và Mỹ trong thời gian qua.
Cuốn Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đối mới và hội nhập quốc tế (Nxb Tu
pháp, Hà Nội, 2011) của tác giả Bùi Văn Hùng Dưới góc nhìn của một nhà nghiên
cứu lịch sử, ông đã phân tích nhiều vấn đề quan trọng về lý luận, thực tiễn trong quá
trình xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà ViệtNam từ khi bắt đầu công cuộc đôi mới đên nay.
Cuốn Xây dựng nhân cách văn hóa: Những bài học kinh nghiệm trong lịch sửViệt Nam (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2012) của các tác giả Hoàng Tuấn Anh,
Nguyễn Chí Bén, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú Các tác giả đã nêu lên tính cách, giá trị
văn hóa của con người Việt Nam cùng với những kinh nghiệm trong việc phát huy vàphát triển bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng hoàn thiện giá trị riêng đặc trưng chodân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Cuốn Cực điện thế giới đến 2020 (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) củatác giả Phạm Bình Minh, ông đã trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại: lợi ích
quốc gia, dân tộc trong hoạt động đối ngoại Việt Nam; trường phái ngoại giao ViệtNam, về độc lập, dân chủ và hội nhập quốc tế Ngoài ra, tác giả đã nhận xét những
nhân tố tác động đến cục diện khu vực, thế giới và dự báo sự vận động này sẽ tácđộng đến ngoại giao văn hóa của Việt Nam như thé nào trong thời gian tới
Trang 27Cuốn Giao thoa văn hóa và Chính sách ngoại giao văn hóa Việt Nam (NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) của Lê Thanh Bình, tác giả đã trình bày kiến thức
và sự xung đột của các nền văn hóa trên thế giới cùng với xu hướng các quốc gia sử
dụng ngoại giao văn hóa trong đối ngoại và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Ngoài ra, các tác giả đã phân tích ngoại giao văn hóa là nền tảng cho Việt Nam hợptác và gia tăng vị thế của mình với các quốc gia khác
Kế tiếp là cuốn Lịch sử, văn hóa và ngoại giao văn hóa Sức sống của quan hệ
Việt Nam-Nhật Bản trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực (Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, 2013) được xuất bản từ Hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tai
Trường DH KHXH và NV Hà Nội là tập hợp những bài viết của các học giả về lịch
sử, văn hóa và ngoại giao văn hóa của Việt Nam-Nhật Bản; triển vọng quan hệ củaViệt Nam-Nhật Bản trong quan hệ quốc tế ở thời kỳ mới Cuốn Quan hệ Việt Nam-
Nhật Bản: 40 năm nhìn lại và định hướng tương lai (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2014) Kỷ yếu hội thảo này do hai tác giả Nguyễn Quang Thuấn và Trần Quang Minh
đồng chủ biên; ky yếu là tập hợp các bài viết và các ý kiến tham luận tại hội thảo đềxuất những giải pháp thích hợp để nâng tầm đối tác chiến lược và hợp tác, giao lưuvăn hóa giữa Việt Nam-Nhật Bản trong bối cảnh mới của khu vực Đông Nam Á
Cuốn $ức mạnh mém văn hóa Ti rung Quéc-T ác động tới Việt Nam và một sốnước Đông Nam Á (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015) được viết bởi Nguyễn Thị
Thu Phương, cô đã đưa ra những mục tiêu của Trung Quốc nham gia tăng quyền lựcmềm văn hóa và sự tác động của văn hóa Trung Quốc đến một số nước Đông Nam Á
và Việt Nam đồng thời đưa ra một số gợi ý cho chính sách ngoại giao văn hóa tại Việt
Nam.
Cuốn Văn hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2015) do Vũ Trọng Lâm và Lê Thanh Bình đồng chủ biên.Trong tác pham này, tác giả đã giúp cho độc giả hiéu hơn về về lý luận văn hóa lẫnvăn hóa đối ngoại Trước sự phát triển mạnh mẽ của các nước về ngoại giao văn hóa,tác giả đã đưa ra những đề xuất, phương hướng dé thúc day sự phát triển của văn hóa
đối ngoại Việt Nam qua việc vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách văn hóa
đối ngoại của Đảng trong các hoạt động đối ngoại
Với cuốn Nén ngoại giao toàn diện Việt Nam, trong thời kỳ hội nhập (Nxb
Trang 28Chính trị quốc gia- Sự Thật, Hà Nội, 2015) của nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng BộNgoại giao Pham Gia Khiêm chủ biên Tác giả đã nêu lên tinh thần cốt lõi của nềnngoại giao toàn diện của Việt Nam với ba trụ cột chính trị, kinh tế, văn hóa trong việctriển khai và thực hiện đường lỗi đối ngoại của Dang và Nhà nước ta trong thời kỳ hội
nhập hiện nay.
Cuốn Đối ngoại da phương Việt Nam trong thời kỳ chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế (Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2017) của Thứ trưởng BộNgoại giao Lê Hoài Trung (chủ biên), là nhà ngoại giao có nhiều năm kinh nghiệmtrong Bộ Ngoại giao, ông đã phân tích và đưa ra những nghiên cứu về quá trình triểnkhai công tác đối ngoại đa phương của Việt Nam hơn ba thập niên qua ké từ khi tiếnhành đổi mới, nhận diện và dự báo những yêu cầu mới đặt ra đối với đối ngoại Việt
Nam trong thời gian tới cùng với việc đề xuất các định hướng, các biện pháp triển
khai các công tác đối ngoại trong đó không thể không có các hoạt động ngoại giaovăn hóa nhằm tiếp tục đóng góp hiệu quả cho việc nâng cao quyền lực mềm của ViệtNam trong mối quan hệ với các nước trên thế giới
Cuốn Chính sách đối ngoại Việt Nam, tập II (1975-2006) (Học viện Quan hệ
quốc tế, Hà Nội, 2007) do tác giả Nguyễn Vũ Tùng biên soạn đã làm rõ sự đôi mới tưduy về quan hệ quốc tế và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986-
2006 Cùng với những bài học kinh nghiệm dành cho ngoại giao văn hóa Việt Nam
trong thời kỳ đôi mới
Cuốn Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam (Nxb Chính trị quốcgia- Sự thật, Hà Nội, 2018) của tác giả Vũ Dương Huân, tác giả đã dành hắn mộtchương phân tích tầm ảnh hưởng của tư tưởng đối ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh đến
các chính sách đối ngoại của Việt Nam trong lịch sử cho đến thời đại ngày nay
Thông qua ngoại giao và các chính sách đối ngoại, Việt Nam ngày càng khang địnhvai trò và vị thế của mình trên trường quốc tế về mọi mặt như chính trị, kinh tế, vănhóa - xã hội.
Ngoài ra, có thê ké đến một số tác phâm nghiên cứu liên quan đến dé tài củaluận án như cuốn May vấn dé văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay (Nxb Khoahọc xã hội, Hà Nội, 1993) do Vũ Khiêu chủ biên; cuốn Tim hiểu giá trị văn hóa
truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nxb Chính trị Quốc gia,
Trang 29Hà Nội, 2001) của Nguyễn Trọng Chuan, Pham Văn Đức, Hồ Si Quý; cuốn Tv ứưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng nên văn hóa mới Việt Nam (Nxb Lao Động, Hà Nội, 2001)
của tác giả Bùi Dinh Phong; cuốn Giá tri truyền thong trước thách thức của toàn cau
hóa (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) của Nguyễn Trọng Chuẩn; Nguyễn Văn
Huyên, cuỗn Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cau hóa (Nxb Khoa học xãhội, Hà Nội, 2006) của tác gia Dinh Xuân Dũng; cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (NxbGiáo dục, Hà Nội, 2007) do Tran Quốc Vượng chủ biên; cuốn Đổi mới vẻ đối ngoại
và Hội nhập quốc té (Nxb Chinh tri Quéc gia, Ha Nội, 2009) cua Nguyén Mạnh Cầm,
các tác giả đã phân tích và đưa ra những phương hướng nhằm bảo tồn những giá trịvăn hóa truyền thống Việt Nam, tiếp thu văn hóa nhân loại để phát triển văn hóa,kinh tế, chính trị trong thời kỳ hội nhập quốc tế trước thách thức của toàn cầu hóa;cuốn Hoa bình- hợp tác và phát trién- xu thé lớn trên thé giới hiện nay (Nxb Chính trịQuốc gia, Hà Nội, 2010) của Lê Minh Quân; cuốn Tac động của toàn câu hóa đối với
sự phát triển văn hóa và con người Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010)
do Dương Phú Hiệp chủ biên; cuốn Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2020- Những van dé phương pháp luận (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011) của
Có thé thấy một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Cuốn Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp Đổi mới (1975-2002)
(Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2002) của tác giả Vũ Dương Huân Ông phân
tích đường lối đối ngoại trong ngoại giao Việt Nam hiện dai; Dang và Nhà nước đã bổsung, phát triển chính sách ngoại giao Việt Nam cho phù hợp với hướng phát triển củathế giới trong quan hệ quốc tế Trong đó có những yếu tô làm cơ sở cho việc hình
thành ngoại giao văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.
Cuốn Tự tưởng ngoại giao Hồ Chi Minh của nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Trang 30Nguyễn Di Niên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002) được viết trên cơ sở kế thừa
kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về tư tưởng ngoại giao Hồ
Chí Minh, cùng với quá trình hình thành và phát triển cũng như những nội dung cơ
bản nhất của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; sự vận dụng tư tưởng ngoại giao kiệt
xuất của Người trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay Từ đólàm nổi bật giá trị nhân văn về văn hóa và ngoại giao mà Bác muốn gửi gam lại choĐảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước “Hòa bình đượclập lại, nhân dân Việt Nam sẽ đem hết sức mình xây dựng lại Tổ quốc để biến nóthành một nước thống nhất, hòa bình, độc lập, dân chủ, phon vinh, có quan hệ hữunghị với tất cả dân tộc hòa bình trên thế giới.” [Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tr.187]
Tiếp theo là cuốn Sw da dạng văn hóa và đối thoại gitta các nên văn hóa- mộtgóc nhìn từ Việt Nam (Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội, 2008) của tác giả Phạm XuânNam, trong tác pham này ông đã cho các đọc giả hiểu thêm về sự đa dang văn hóa và
các cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa ngày nay trên thế giới Ngoài ra, tác giả còn
nhận xét những đặc trưng, cơ hội và thách thức cùng với những dự báo hướng pháttriển của văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Trong cuốn Ngoại giao Việt Nam - Góc nhìn và suy ngâm (Nxb Chính trị quốc
gia — Sự thật, Hà Nội, 2011) do nhà Ngoại giao Nguyễn Khắc Huynh biên soạn, tác
giả đã nêu lên một số van dé và sự kiện lớn về ngoại giao và ngoại giao văn hóa trongquan hệ quốc tế; tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với đường lối lẫn chính sách đối ngoạicủa Dang va nhà nước ta trong thời kỳ déi mới
Cuốn Chính sách đối ngoại đối mới của Việt Nam: 1986-2010 (Nxb Thé giới,
Hà Nội, 2012) của tác giả Phạm Quang Minh Trong tác phẩm này, Ông đã phân tíchquá trình hình thành, vận động và phát triển của chính sách đối ngoại đổi mới củaViệt Nam từ năm 1986 đến năm 2010 Cùng với những thành tựu nổi bật và nhữngbài học kinh nghiệm, đồng thời chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, nhằm hoàn thiệnchính sách đối ngoại nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng của Việt Nam trong
thời gian tới.
Với cuốn Văn hóa đối ngoại Việt Nam, trong quá trình hội nhập quốc tế (Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015) của tác giả Vũ Trọng Lâm và Lê Thanh Bình đồng
chủ biên đã giúp hiểu thêm về văn hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập
Trang 31quốc tế Ngoài ra, tác giả còn hệ thống một số vấn đề lý luận về văn hóa và đối ngoạivăn hóa; trình bày kinh nghiệm của một số nước về phát triển văn hóa đối ngoại Từ
đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cùng với những giải pháp thúc day cho sự phát
triển văn hóa đối ngoại của Việt Nam
Cuốn Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020 (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011) của nhà ngoại giao, chính trị gia Phạm Bình Minh Tác giả
đã phân tích việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong các công tác đối ngoại; phântích các trường phái ngoại giao trong đối ngoại của Việt Nam; định hướng các chiếnlược đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ quốc tế; những khuyến nghị dành chongoại giao Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Nhìn chung các công trình nghiên cứu như đã nêu trên khá phong phú và đa
dạng Đây là những tài liệu rất hữu ích để tham khảo về lý luận và thực tiễn về quyền
lực mềm và ngoại giao văn hóa của Việt Nam Đồng thời các nguồn tham khảo này
rất có giá trị về phương pháp nghiên cứu cũng như các cách thức xử lý vấn đề liênquan đến luận án Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả có thể tóm tắt một số kếtquả đạt được từ các công trình trên như sau:
Về ngoại giao văn hoá Việt Nam
Các công trình, tài liệu nghiên cứu về ngoại giao văn hóa của Việt Nam vớinội dung khá phong phú Có thể tóm lược như sau: Ngoại giao văn hóa của Việt Nam
đã bắt đầu từ thế kỷ X, đã phát triển mạnh mẽ và đã trở thành cuộc cách mạng văn
hoá toàn cầu SauChiến tranh Lạnh, nhân tố văn hóa đóng vai trò rất quan trong trong
quan hệ quốc tế, sự tập trung những quốc gia có nền văn hóa tương tự và sự chia rẻ
của các quốc giacó nền văn hóa khác nhau ngày càng thé hiện rõ nét hơn Khi đối đầu
dần được thay thé bằng đối thoại thì ngoại giao văn hóa đã trở thành phần không théthiếu trong chính sách đối ngoại giữa các quốc gia ngày nay
Về chiến lược ngoại giao văn hoá Việt Nam
Trước sự phát triển mạnh mẽ của các nước về ngoại giao văn hóa, Đảng và nhà
nước Việt Nam đã có những định hướng cho các chiến lược đối ngoại của Việt Namtrong quan hệ quốc tế như đưa ra những đề xuất, phương hướng để thúc đây sự phát
triên của ngoại giao văn hóa Việt Nam qua việc vận dụng các quan điêm, đường lôi,
Trang 32chính sách văn hóa đối ngoại của Đảng trong các hoạt động đối ngoại cho phù hợp
với hướng phát triển của thế giới trong quan hệ quốc tế Trong đó có những yếu tố
làm cơ sở cho việc hình thành ngoại giao văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.
Ngoài ra, còn có một số công trình đã đề cập đến việc vận dụng tư tưởng HồChí Minh trong việc xây dựng nên văn hoá mới Việt Nam; định hướng các chiến lược
đối ngoại của Việt Nam và những khuyến nghị dành cho ngoại giao Việt Nam trong
quá trình hội nhập quốc tế Những lý luận và thực tiễn về khái niệm ngoại giao vănhóa và quyên lực mêm, những chiên lược ngoại giao văn hoá của Việt Nam bao gôm
những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách đã được các tác giả của các công
trình nêu trên phân tích tương đối rõ ràng và là nguồn tham khảo rất có giá trị cho
việc nghiên cứu của tác giả.
1.2 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu mà đề tài và những vấn đề đặt racần phải giải quyết
Mặc dù ngoại giao văn hoá là một lĩnh vực mới nhưng các tài liệu trong nước
và quốc tế với những khung lý thuyết rất đa dạng thực sự cần thiết cho việc nghiên
cứu về ngoại giao văn hóa Việt Nam đúng hướng và hiệu quả Tuy nhiên, trong
những công trình nêu trên dù có những đặc thù riêng nhưng vẫn chưa có công trình
nghiên cứu chuyên biệt về chủ đề tác giả quan tâm nghiên cứu nên tính hệ thống vàcác van đề nghiên cứu liên quan đến đề tài chưa cao Đặc biệt chưa có công trình nao
nghiên cứu chuyên sâu về mối tương quan của ngoại giao văn hoá với quyền lực mềm
trong chính sách đối ngoại và thực trạng triển khai ngoại giao văn hoá từ góc độ
quyền lực mềm của Việt Nam từ 2001-2016 Việc xây dựng và gia tăng quyền lựcmềm văn hoá hiện nay đang trở thành vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quantâm trong định hướng chiến lược phát triển quốc gia Vì thế, việc đánh giá quá trìnhtriển khai quyền lực mềm văn hoá thông qua các hoạt động ngoại giao văn hoá cấp độ
Nhà nước và cấp độ đối ngoại nhân dân dé xây dựng hình anh tích cực, tranh thủ tình
cảm của bạn bè các nước nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế làđiều cần thiết
Trong khuôn khổ luận án của minh, tác giả sẽ cô gắng làm rõ hơn những van
đề chưa được giải quyết có liên quan đến đề tài và tiến hành nghiên cứu sâu rộng hơn
cùng với hệ thống lại toàn bộ quá trình triển khai ngoại giao văn hoá của Việt Nam
Trang 33và lần lượt lý giải ngoại giao văn hoá được Việt Nam sử dụng nhưcông cụ quyền
lực mềm như thế nào trong các hoạt động ngoại giao từ giai đoạn 2001-2016 Ngoài
ra, tác giả sẽ so sánh kết quả ngoại giao văn hoá của Việt Nam (2001- 2016) với giai
đoạn trước 2001 và giai đoạn (2017-2020) dé thay được sự thay đổi và phát triển của
ngoại giao văn hoá trong chính sách đối ngoại của nước ta trong thời kyd6i mới Cuốicùng, tác giả sẽ đưa ra dự báo triển vọng và các giải pháp dé nâng cao quyền lực mềm
của ngoại giao văn hoá Việt Nam trong thời gian tới.
Tiểu kếtTrong lịch sử ngoại giao thế giới, ngoại giao văn hoá đã xuất hiện từ rất sớm lànét đặc trưng của ngoại giao thế kỷ XXI, liên quan đến việc sử dụng văn hoá như là
một công cụ nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của
quốc gia, nắm vai trò quan trọng trong việc quyết định quyền lực và vị thế của cácquốc gia trong quan hệ quốc tế Vì thế, các nước ngày càng chú ý nhiều hơn đếnngoại giao văn hoá vì đây là một công cụ của quyền lực mềm được sử dụng như một
phương tiện hỗ trợ thúc đây các mối quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế dé gắn liền với
lợi ích quốc gia một cách toàn diện
Không nằm ngoài xu hướng này, từ năm 2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam chính
thức sử dụng khái niệm Ngoại giao văn hoá và xem đây là một trong ba trụ cột của
nền ngoại giao hiện đại Việt Nam Nhằm đây mạnh công tác ngoại giao văn hoá vàongày 14 tháng 2 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 208/QĐ-TTg vềphê duyệt Chiến lược ngoại giao văn hoá đến năm 2020 Qua đó, xác định ngoại giaovăn hoá giữ một vị tri quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia dé quảng bá
hình anh đất nước, con người và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hoá của thế giới phục vụ cho việc phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội giúpnâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về ngoại giaovăn hoá và quyền lực mềm Các công trình đã đem đến những phân tích sâu sắc về
quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam vàđây cũng là nguồn tham khảo giá trị mà tác giả luận án cần tiếp thu cho luận án của
mình Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về
ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyên lực mêm Trên cơ sở kê thừa
Trang 34từ những nghiên cứu của các học giả di trước, với luận án Ngoại giao văn hóa cua
Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mém (2001-2016), tác giả sẽ đưa ra cách nhìn mới
về quá trình triển khai quyền lực mềm văn hóa của Việt Nam từ năm 2001 là năm đầutiên triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Dang cho đến năm 2016 là cột mốcđánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ nhất của Việt Nam trong việc tăng cường, xây dựng vàphát huy sức mạnh toàn dân tộc dé phat trién toan dién, nâng cao vị thế của mìnhtrong quan hệ quốc tế Bên cạnh đó, tác giả với mong muốn đóng góp thêm cho hệthống tư liệu những kết quả nghiên cứu mới trong luận án của mình và đề xuất thêmmột số giải pháp nhằm thúc đây ngoại giao văn hóa Việt Nam ngày một hoàn thiệnhơn trong tương lai.
Trang 35Chương 2 CO SO LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE NGOẠI GIAO VAN HÓA
CỦA VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUYÈN LỰC MÈM (2001-2016)
nhà hiện thực cho rằng vai trò của đạo đức và niềm tin trong việc xác định hành vi
của một nước và ông đã đưa ra giả thuyết về quyền lực dựa theo sự liên kết chặt chẽ
của quốc gia này với một quốc gia khác có sức mạnh quân sự và kinh tế mạnh hơn
[Carr, 1939, tr 38]
Tiếp theo là nhà nghiên cứu hiện thực Hans Morgenthau lại cho rằng các quốcgia nên sở hữu các phương tiện đa dạng dé đối đầu với các mối de dọa khác nhautrong các lĩnh vực khác nhau, luôn cảnh giác với các quốc gia trong quan hệ quốc tế
và luôn lắng nghe ý kiến của công chúng để duy trì quyền lực của họ [Morgenthau,
1960, tr 159] Còn nhà nghiên cứu nỗi tiếng khác là Kenneth Waltz lại cho rằng cáchhiệu quả nhất để đạt được mục tiêu tối cao nhất của một quốc gia không phải lúc nàocũng là sức mạnh vật chất.” [Waltz, 1979, tr 11]
Đề xem xét một quyền lực của một nước, điều quan trong là không chỉ dé cập
đến sự giàu có hay tiềm lực quân sự của họ mà còn có cả bản sắc văn hoá của quốc
gia đó nữa như Wendt nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế lại cho rằng tên tuổi củamột quốc gia có ý nghĩa là quốc gia đó gán cho mình với những nước khác như mộthiện tượng của xã hội [Wendt, 1994, tr 89] Theo ông ở thời điểm trước đó thì chủnghĩa kiến tạo có quan niệm và nhận thức về các chủ thể của các quốc gia sẽ tác độnglẫn nhau thông qua các lợi ích [Wendt, 1992, tr 413] Bản sắc của một quốc gia được
xây dựng không chỉ bởi chính phủ của quôc gia đó ma còn có cả người dân va chính
Trang 36phủ của các quốc gia khác Qua những góc nhìn khác nhau, các tác giả đã định nghĩa
quyền lực mềm theo các cách riêng của họ như sau:
Steven Michael Lukes một nhà lý luận chính trị và xã hội tại Anh Quốc chorằng quyền lực mềm là sức mạnh định hình, ảnh hưởng bởi niềm tin và mong muốn
sự tuân thủ từ người khác [Lukes S, 2005, tr 479] Theo George Pilko nhà sáng lập
và là Chủ tịch Học viện MERB Mỹ thì quyền lực mềm có thé được coi là sức hap dancủa một quốc gia trong quan hệ quốc tế Hình ảnh quốc gia bao gồm các hệ thống giátrị, hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, di sản lịch sử, tư tưởng, tôn giáo [Pilko,
2012, tr 3] Tuy nhiên, sẽ không đầy đủ nếu không đề cập đến một học giả được xemnhư cha đẻ của thuyết quyền lực mềm là giáo su Joseph S Nye, trong cuốn Bound toLead: The Changing Nature of American Power ông cho rằng quyền lực mềm là khảnăng khiến người khác muốn kết quả mà bạn muốn Đồng hành với họ thay vì épbuộc họ [Nye, 1990, tr 153] Ké từ đó, các khái niệm về quyền lực mềm đã đượcthảo luận, hiệu chỉnh và biện giải theo nhiều cách khác nhau
Đến năm 1999, Nye lại đưa ra một khái niệm mới là quyền lực mềm là kết quả
có được bằng sức hấp dẫn của văn hóa, có thể làm cho một quốc gia hay một cá nhânkhác tin theo và hành động theo quyết định của mình Ở một phương diện khác,
quyền lực mềm là dựa vào sức thuyết phục của thông tin [Nye, 1999, tr 35] Thế
nhưng sau đó ông lại giới thiệu thêm một khía cạnh của quyền lực mà ông gọi làquyền năng thu phục hay quyền lực mềm là khả năng quốc gia này khiến quốc giakhác tuân theo ý của mình [Nye, 2002, tr 166] Từ đó, khái niệm quyền lực mềmđược nhiều người đón nhận hơn trong cuốn Soft Power: The Means to Success inWorld Politics của ông xuất bản năm 2004 tại New York Trong tác phẩm này ông đã
chia sức mạnh tổng hợp quốc gia thành hai loại: quyền lực cứng và quyền lực mềm
Quyền lực cứng bao gồm các tài nguyên như diện tích đất đai, dân số, tài nguyênthiên nhiên, sức mạnh quân sự, tiềm lực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, còn quyền lực
mềm là sức thu hút của văn hóa và chính sách của quốc gia Ông cho răng quyền lực
mềm là khả năng đạt những điều mong muốn bang sức hap dẫn hơn là sự ép buộc haybang các khoản mua chuộc, quyền lực mềm được tạo nên từ sức hấp dẫn của mộtquốc gia thông qua văn hóa, các tư tưởng chính trị và các chính sách của quốc gia đó
Khi các chính sách của một quôc gia được các nước khác thừa nhận thì quyên lực
Trang 37mềm của nước đó được gia tăng trong quan hệ quốc tế [Nye, 2004, tr 10] Ngoài ra,ông còn định nghĩa quyền lực mềm là khiến người khác muốn kết quả mà bạn muốn,đồng hành với họ thay vì ép buộc họ [Nye, 2004, tr 147] Hoặc nói theo cách đơngiản hơn như Breslin quyền lực mềm của một nước thì tuỳ theo cách nghĩ của mỗi
người [Breslin, 2011, tr 2]
Theo Ford thì quyền lực mềm thường được sử dụng dé chỉ ảnh hưởng của mộtquốc gia, két hop với quyén lực của các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và chính tri, ngoại
trừ quyền lực cứng liên quan đến các thủ đoạn ép buộc quân sự [Ford, 2012, tr 98]
Điều này đã mở rộng khái niệm về quyền lực mềm của Nye Trong phạm vi này,
quyền lực mềm không được sử dụng ép buộc người khác, nhưng nó nhấn mạnh vàocác tương tác kinh tế và văn hóa xã hội phụ thuộc lẫn nhau để giúp mang lại sự thay
đổi chính trị với mục đích riêng Ở một góc nhìn khác, chúng ta có thể thấy các ảnhhưởng quan trọng trong quyền lực của một quốc gia Đó có thé là các chương trìnhviện trợ nước ngoài, hay cách thu hút các nước khác bằng một nền văn hóa đại chúng,bang uy tin của nền giáo dục, nền kinh tế đang phát triển một cách nhanh chóng hoặcbăng hệ thống chính trị hấp dẫn, v.v Nói một cách đơn giản hơn, khái niệm quyềnlực mềm không gây ra tranh luận, vì không ai có thé khang định trong kỷ nguyênngày nay quyền lực của một quốc gia không chỉ được tính bằng sức mạnh quân sự
Một khái niệm khác về quyền lực mềm như nhà chính trị học Gallarotti làquyền lực mềm có thé được coi là một dang của siêu quyền lực [Gallarotti, 2011, tr.47] Siêu quyền lực miêu tả những tình huống trong đó các mỗi quan hệ của quyền lực
được khắc hoạ bên trong những mối quan hệ xã hội đã tác động đến các mối quan hệ
đó và theo đó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng mà một quốc gia có thể có được từ sự
tương tác giữa các thành viên Trong tác phẩm của Hall giáo sư xã hội học, ông cho
rằng siêu quyền lực đề cập đến việc định hình các mối quan hệ xã hội, cau trúc xã hội,tình huống và định hướng hành động cho xã hội [Hall, 1997, tr 397]
Giáo sư Lee của trường Đại học Seoul (Hàn Quốc) đã tiếp cận khái niệm
quyền lực mềm dựa trên nguồn lực được sử dụng dé gây ảnh hưởng đến quốc gia
khác [Lee, 2009, tr 205] Ông nhắn mạnh rằng quyền lực có được từ quyền lực cứng
Ví dụ, các cường quốc đồng minh sẽ luôn cảm thấy an toàn hơn khi các đồng minh
luôn ủng hộ họ trong bất kỳ cuộc xung đột hoặc bất cứ ở chiến trường nảo Trong
Trang 38trường hợp này, sức mạnh quân sự có thể trở thành một quyền lực hấp dẫn khi cácđồng minh tấn công kẻ thù bằng vũ khí công nghệ cao Lee đã đề xuất cách tiếp cậnnày khi ông thấy nó phù hợp hơn với các quốc gia tầm trung, có thể không sở hữu đủ
tài nguyên để phát huy sức mạnh của họ so với các nước khác Đối với các quốc gia
như Hàn Quốc, Nhật Bản thì đây có thé là một cách tiếp cận hữu ích khi họ muốn phôdiễn quyền lực của mình với các nước trên thé giới
Ở một lăng kính hoàn toàn khác, Mattern nhà nghiên cứu chính tri đưa ra lậpluận rằng quyền lực mềm được xây dựng về mặt xã hội thông qua các phương tiệngiao tiếp [Mattern, 2005, tr 583] Bà cho răng thực tế không phải được đưa ra trước
và khách quan, mà xã hội được xây dựng phải thông qua bằng cả một quá trình Vìcác tác nhân có cách diễn giải khác nhau, quá trình giao tiếp của họ cho phép họ đa
dạng hóa nhiều cách hiểu thành một hoặc một vài cách giải thích hợp pháp hóa của xã
hội.
Như vậy, sau Nye đã có rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và đưa ra một
số khái niệm khác về quyền lực mềm bao gồm những yếu tố khác như hình ảnh, uytín đất nước, khả năng lãnh đạo, sức hấp dẫn văn hóa của dân tộc, sự uyên bác, khảnăng thuyết phục của cấp lãnh đạo Nhà báo Mỹ Joshua quyền lực mềm là một quốcgia này có thé khiến cho quốc gia khác nghe theo mà không cần phải dùng vũ lực hay
sự cưỡng ép mà băng sức hấp dẫn của xã hội, giá trị, văn hóa và các chính sách củamình Sức hấp dẫn này là sự lôi cuốn của văn hóa đại chúng, ngoại giao nhân dân và
cá nhân, cách nhà lãnh đạo quốc gia tham gia vào các tô chức đa quốc gia và các diễn
đàn quốc tế, hoạt động kinh tế quốc ngoại và chính sự lôi cuốn này đã tạo nên một
quốc gia hùng mạnh [Joshua, 2005, tr 419]
Qua các khái niệm như đã nêu trên, có thê thấy quyền lực mềm có bốn đặc tính
chính như sau:
Thứ nhất, quyền lực mềm có tính truyền thống vi văn hóa là giá trị tong thé
vật chat và tinh than do con người sáng tao ra trong tiến trình của lịch sử, bao gồm lối
tư duy, hệ tư tưởng, truyền thong văn hóa, phong tục tập quan, chế độ xã hội, kinh tế,
lối sống có giá trị mở và không ngừng phát triển trong thời đại ngày nay, cho nên
“Văn hóa là nền tang tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc day
sự phát triển kinh tế- xã hội.” Trích trong Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ VIII
Trang 39[Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996, tr.137] Các quốc gia có thê đạt được điều này khi
họ tao dung một hình ảnh được yêu thích thông qua sự quảng bá những giá trị của đấtnước mình như bản sắc văn hóa Nếu một quốc gia có thể biến quyền lực của mình
trở nên chính đáng trong mắt các quốc gia khác nó sẽ ít gặp trở ngại đi ngược với
mong muốn của mình hơn Nếu nền văn hóa và tư tưởng của nước đó có sức hấp dẫn,những nước khác sẽ sẵn sàng nghe theo [Nye, 1990, tr 167] Và bản sắc văn hóa làmột trong những nền tảng tạo nên giá trị quyền lực mềm của các quốc gia [Lưu ThuýHồng, 2015, tr 123]
Thứ hai, quyền lực mềm có khả năng lan tỏa và cạnh tranh mạnh mẽ vì thé
kỷ XXI là thời kỳ công nghệ số phát triển vượt bậc chi phối ngày càng nhiều đến văn
hóa- xã hội lẫn kinh tế của các quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong việc rútngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trên thế giới Cho nên đây
được xem là một yếu tố tích cực của quyền lực mềm trong thời kỳ toàn cầu hóa
Chủ tịch điều hành và cũng là người sáng lập của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF) Klaus Schwab đã cho rằng chúng ta đang tiễn tới một cuộc cách mạng côngnghệ và cuộc cách mạng này đã làm thay đổi lối sống, tác phong làm việc cùng với sựgiao tiếp của chúng ta Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển nàykhông giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua [Klaus, 2016] Sự pháttriển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ khiến cho các lý luậntrong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹ thuật thay đổi mà hàng loạt lý thuyết về
xã hội và con người cũng phải thay đổi theo Công nghệ thông tin và internet đã vượtqua mọi biên giới của các quốc gia, kết nối các nước này gần nhau hơn và đã tác động
đến lối sống, đến chuẩn mực hành vi của con người Vì thế, mỗi quốc gia cần phải có
một tầm nhìn toàn diện mang tính toàn cầu về những thuận lợi và khó khăn do khoahọc công nghệ mang lại nhằm định hướng lại môi trường kinh tế, văn hoá-xã hội và
con người dé phát triển đất nước [Liên Hợp Quốc, 2016]
Thứ ba, quyền lực mềm có tính khả biến vì quyền lực mềm mang tính động
và thường xuyên thay đồi Ví dụ: tư tưởng của các lãnh đạo, chiến lược va uy tín củamột quốc gia, chính sách ngoại giao, giáo dục hay mô hình quản lý nhà nước thườngđược thay đổi dé phát triển nhăm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế [Hoàng Khắc Nam,
2010, tr 223]
Trang 40Thứ tư, tính da dạng của quyền lực mém vì quyền lực mềm có thé bỗ sung và
phát triển cùng với các đặc tính khác của một quốc gia Các nước đều sử dụng quyền
lực mềm trong việc xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia [Lê Thế Quế, 2011] Vì
thế, các quốc gia đã bắt đầu đề ra các chiến lược để gia tăng quyền lực mềm với các
mục tiêu khác nhau: một số muốn mở rộng ảnh hưởng của họ với các nước, một SỐquốc gia muốn phát triển nền kinh tế và sự ảnh hưởng của mình đến các nước lánggiềng còn một số khác thì muốn tiến lên một mức độ phát triển cao hơn trong cộng
đồng quốc tế
Dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nội dung chính của khái niệm nàyđược thống nhất như sau: Quyền lực mềm là một phần của văn hóa vì văn hóa là mộttrong những nguồn quan trọng tạo nên quyền lực mềm Quyền lực mềm là sử dụng
văn hóa để phục vụ các mục tiêu quốc gia, thông qua các hoạt động ngoại giao, đốingoại Và bốn đặc tính nêu trên của quyền lực mềm sẽ được tác giả sử dụng phân tích
cụ thé qua các biện pháp triển khai ngoại giao văn hoá nhằm gia tăng quyền lực mềm
của Việt Nam trong chương 3.
2.1.1.2 Đặc trưng của quyên lực mémTrong những năm gần đây, thuật ngữ quyền lực mềm được sử dụng khá phố
biến và ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm vì quyền lực mềm không chi dựa
vào sức mạnh quân sự, chính tri, kinh tế mà còn dựa vào quan niệm giá tri về văn hóa
để gia tăng mức độ ảnh hưởng giữa các nước trong quan hệ quốc tế Như đã thấytrong phần phân tích trên, quyền lực mềm của một quốc gia được xây dựng từ sứcmạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành gồm: nền tảng văn hóa, các giá trị và chínhsách của quốc gia đó Ngoài ra, cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế về lý luậnlẫn thực tiễn thì quyền lực mềm còn được bổ sung thêm các yêu tô khác như: hìnhảnh, uy tín, sự đoàn kết của quốc gia và năng lực lãnh đạo, năng lực giao tiếp, nhất là
ý chí lẫn khả năng thuyết phục của những người thực thi quyền lực cùng với sức hấpdẫn của nền văn hóa dân tộc, những yếu tô có thể làm tăng hay giảm quyền lực củaquốc gia
Quyền lực mềm của một quốc gia thường được thực thi băng các hoạt động
ngoại giao của chính phủ còn gọi là ngoại giao nhà nước và các hoạt động ngoại giao của các chủ thê phi quôc gia còn gọi là ngoại giao nhân dân (đôi ngoại nhân dân).