Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của luận án là thông qua việc phân tích quá trình Nhật Bản nâng cao vai trò quốc tế từ năm 2001 đến năm 2016 làm rõ hơn về phương thức nâng cao v
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DANG HOANG HA
LUẬN ÁN TIEN SĨ QUOC TE HOC
HA NỘI - 2020
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN
DANG HOANG HA
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 62 31 02 06
LUẬN ÁN TIEN SĨ QUOC TE HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC
1 PGS.TS Dinh Công Tuấn
2 PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh
HÀ NỘI - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Quá trình Nhật Bản nâng cao vai trò quốc
tế từ năm 2001 đến năm 2016”, thuộc chuyên ngành Quan hệ Quốc tế là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh Công Tuấn
và PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh Các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu hoàn toàn khách quan, trung thực Những số liệu, bảng biéu phục vụ phân tích, đánh giá trong luận án được trích dẫn nguồn day đủ.
Nghiên cứu sinh
Dang Hoang Ha
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC TU VIET TẮTT :-55+225+2E232221122211222112211222 2E T tt iv DANH MỤC BANG, BIEU, SO ĐÔ - 2 c1 SE 1E 1115111111111111111111111111.1111 111111 11x Vv
"9100 l
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài 5-55- 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨu c6 2 2312221115111 1 1511151115111 11 5111 tre 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - ¿2 ¿+s2S2E2E2E2E225121121121121121212121 21c 4
g0) 0) e 5
5 Nguồn tài liệu nghiên cứu 2 sSE+S£ESE£EEEE2E21217111212111112111111 1111211111211 xe 7
6 Ý nghĩa của luận án - ¿15s ềEE21E21E1121112112111 2111111111111 111 11111 0g rra 7
7 Kết cấu của luận án - - 2:55 2E 2E 2121212121212 2121212121221 re 8
CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU CO LIEN QUAN DEN CHU DE
NGHIÊN CUU CUA LUẬN AN iieececcccccccsscsssscsssscscscsucevsssscsvsssevsvsssscseatsssusevsvsssetsteasseseeatiees 10
1.1 Nghiên cứu về vai trò của Nhật Ban trong chính tri, đối ngoại +: 10 1.2 Nghiên cứu về vai trò của Nhật Ban trong kinh tế và văn hóa - 5-55: 19 1.3 Đánh giá về các nghiên cứu đã có - 2 2+2s+S22212212E122121121121121121121121121 21.2 xe 22
13.1 Về qua trình nâng cao vai trò của Nhật Bửn HH HH nh ke, 22 1.3.2 Điểm cần bố sung nghiÊH CỨU - +5 Ss+S+EEEEE 2222212121121 121 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA VIỆC NÂNG CAO VAI TRO QUOC
Trang 52.2.2 Bối cảnh trong nước tác động đến quá trình nâng cao vai trò quốc tế của Nhật Bản
từ năm 2001 đến năm 2()6 - + ¿+S£+S2+E2E2221211221221211211211211211211211211211 211 yeu 43 2.2.2.1 Tình hình kinh tế - chính trị của Nhật Bản -. ccccccccsccecerrerrrrree 43 2.2.2.2 Xu thé chủ đạo trong quan điểm, tư tưởng ở Nhật Bản - 5c c+cccscce: 45 2.2.2.3 Nhu cau bảo dam lợi ích, an ninh quốc gia và nguôn nguyên, nhiên liệu từ nước
302700778 KAAi .Ẽ.Ẽ.Ẽ.ẼẼẼốẼ.Ẽ.Ẽ 48
2.2.2.4 Lòng tự tôn quốc gia của Nhật Bải 5552 E2 EE21211E112121121121 11 x6 50
2.2.3 Boi cảnh quốc tế tác động đến quá trình nâng cao vai trò quốc tế của Nhật Ban từ năm 2001 đến năm 2()16 - 2-52 SE+E2EEEE 212127121 212712111112111.112111 1 re 52 2.2.3.1 Những điều chỉnh chiến lược của ÌMỹ -c-cs+s E2 EEEEEEEE2EEE2Errrrre 53 2.2.3.2 Sự trỗi dậy của Trung QQHỐC -.: :©2:©5¿©22SE2SE22E22E22E12322322312112121212121 2e 55 2.2.3.3 Van dé an ninh trên bán đảo Tri€u Tiete.cccccccccccccccsscsessescssessescesessesessesseseesesseses 37
2.2.3.4 Những van dé an ninh phi truyền thống, - 2+2 SS2+E2E2E2E222E2221212 2x 58
2.2.3.5 Sự chuyển biến trong thái độ của các nước trong khu vực đối với vai trò đang lên
của Nhật BẲH ST SS TT 11 1111k kk kg ng % 59
Tiểu kết chương 2 - 2 SE 1E 1 1E111121E112111111111111 1111111111 111111 1111111111 1k 60
CHƯƠNG 3: CÁC GIAI DOAN NANG CAO VAI TRO QUOC TE CUA NHẬT BẢN TỪ
\/-\Ý20082)2)8/.90201,iadidddnÉÝỐŸỶÝỶÝ 62
3.1 Giai đoạn 2001 - 2(J12 +- 2-5: ©s2212E2212212112122121121271211212112112121121121211211 01.11 tre 63
3.1.1 Vai trò kinh tế của Nhật Bản trên phạm vi quốc tẾ 2- 2+5 +s+cz+eczsczxe 63
3.1.2 Vai tro chinh tri, 6l nố.ốốỐố 71
3.1.3 Gia tăng sức MANN MEM oo.cccccccccccecesscssescesessesessessessesessessesesssssesesicsessestsstsieessessees 85
3.2 Giai đoạn 2012 - 2016 cccccccccccsscssessessssssessessssssssssssssssussussssssssussucsessussussesassesseseeseeees 90
3.2.1 Vai trò kinh tế của Nhật Bản trên phạm vi quốc tẾ 2-52 ccsccctcrecsrxet 90
3.2.2 Vai tro chinh tri, an HỈHÌH HT nh TH TH HT ng ngư 94
3.2.3 Gia tĂng SỨC HLạHÌ MEM S5 SE EEEEEEEE 2218121121 1112121110111 re 117 Tiểu kết chương 3 - 5c 1S E129 1215121212112121111111111111111111111111 210111011 rre 121
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH NHẬT BAN NANG CAO VAI TRÒ QUOC TE TỪ
NAM 2001 DEN NĂM 2016, TÁC DONG DOI VỚI KHU VUC VÀ THE GIỚI 123
4.1 Nhận xét quá trình Nhật Bản nâng cao vai trò quốc tế từ năm 2001 đến năm 2016123
4.1.1 Nhận xét về 2 giai đoạn 2001 — 2012 và 2012 — 20)l6 -: +-s+-sz5xz=se+ 123
ii
Trang 64.1.2 Nhận định điển mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với việc Nhật Ban nâng cao VAI EO QUOC Ế - 5 5c SE EEEEE112211112121121121.1111 T211 121111211101 rreg 126 4.2 Tác động của việc Nhật Ban nâng cao vai trò quốc tẾ -: 5-55 2sccxczxccxez 138
4.2.1 Tác động đối với tình hình thé giới và KNU VựCc 55c Sccccceereecrkerkercred 139 4.2.2 Tác động đối với Việt ÍNAIH - S5 SE EEEEEEE111E121121E11111121110111E1 re 144
4.3 Nhật Bản nâng cao vai trò quốc tế từ năm 2016 đến năm 2020 và dự báo về quá
trình nâng cao vai trò quốc tế của Nhật Ban đến năm 2030 - 2 +5+s5+2 148
4.3.1 Từ năm 2016 đến năm 2020 - 2+ 2+ +s++E+EE£EE2EEEEEE2EE2121212212111 111.1 xe 148 4.3.2 Dự báo về quá trình nâng cao vai trò quốc té của Nhật Bản đến năm 2030 151 Tiểu kết chương 4 oo c.ccccccccccccsessessssccsessesecscssescsssssesesscsvesessssecsesussessssussecsesissessessaveseeeees 154 KET LUAN Qo eecccccccscsscssssscsesscsssseesssvcscsussesscssssecsssussvtsesussvssssussetsssuesessssecsesassecsesassecsesicsessesssees 156
DANH MỤC CÁC CONG TRINH KHOA HOC CUA TÁC GIA LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN 159
TAI LIEU THAM KHAO 00 ccccesessessessessessessessessessessessessecsecssssssessessessessetsessessesiessessessessesseess 160
PHU LUC oes eescescsssssessessessessessessesssesecsssssssssssssesssssessesssssssssssssstssssessessessessessessessessessecseesessessees 181
iii
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-_ASEAN Defense Ministers
| ADMM+ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
| SEAN mo rong
| Dién dan Kinh té chau A Thái Bình
-Cooperaion - a | uong | een
ASEAN Regional I Forum ¬ _ Diễn đ đàn Khu v vực cASEAN- |
| ASEAN | | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A
| APEC | Asia — Pacific Economic
ị Association of South East Asian
a Nations _
| CPTPP | Comprehensive and Progressive Belta and Road Initiative Sáng kiến Vành dai va Con duong ˆ
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
ị Agreement for Trans-Pacific ị xuyên Thái Bình Dương
artnership
-East Asia Summit — _ i nghị cá cấp cao o Đông AL _ mm
East — West Economic Cor lễidor anh lang kinh tế Đông — Tay | a
Gross Domestic Product _ ống sản lượng quốc: nộ _
_ Gross Domestic Product Based ị Tổng sản lượng quốc nội tính theo sức
International Monetary Fund
Japan Self-Defense Forces
Quy Tiên tệ Quốc te _
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
ing Dân chủ Tự do Nhật Bản ——
-Non-government Organizations _
Newly Industrializing Economies Cac nền kinh tế công nghiệp mới — —
- Official Development Assistance _' Hỗ trợ phát triển chính thức
_operation and Development
_UN Peacekeeping Operaions _ Các hoạt động gin giữ hòa bình của Liên |
| hợp quốc
esearch and Developmem — hiên cứu và Phat trién —
-| SLOC _Sea Lines of Communication Các tuyến đường giao thông t trên ¡biển
| Trans-Pacific Partnership | Hiệp định Đối tác xuyên Thái Binh
Agreement: Dương
iv
Trang 8DANH MỤC BANG, BIEU, SƠ DO
BANG
Bảng 2.1: ODA Nhật Ban từ năm 1990 đến năm 2001 38
Bảng 3.1: Danh sách các nước có số năm đảm nhận chức vụ thành viên không 83thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trên 10 năm (từ năm 1946 đến năm
2014)
Bảng 4.1: Tỷ lệ quan điểm thiện cảm đối với Nhật Ban và Mỹ, Trung Quốc, Ấn _ 131
Độ, và Pakistan ở một sô nước châu Á
Bảng 4.2: Quan điểm tích cực với vai trò lãnh đạo của Nhật Bản 132Bảng 4.3: Một vài thống kê về quân đội Nhật Bản năm 2014 và năm 2018 149
BIEU DO
Biểu đồ 2.1: Dòng vốn FDI của Nhat Ban từ năm 1990 đến năm 1999 39
Biểu đồ 3.2: Ngân sách quốc phòng Nhật Ban từ năm 2000 đến năm 2016 103
SƠ ĐỎ
Sơ đỗ 2.1: Vai trò quốc gia và các nhân tố tác động 27
Sơ đồ 2.2: Sự thay đôi vai trò về mức độ, cơ chế 30
Trang 9MỞ DAU
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, hệ thống quốc tế và trật tự quốc tế trải qua những thayđổi to lớn Sự tác động lẫn nhau giữa các nước lớn cũ và các nước lớn mới trỗi dậy
đã ảnh hưởng sâu sắc đến những diễn biến của tình hình quốc tế Sự phát triển không
đồng đều giữa các quốc gia đã dẫn tới trạng thái mat cân băng và phân bố quyền lựcmới Hơn nữa, trong bối cảnh thế giới có sự xuất hiện trở lại mạnh mẽ những tranh
chấp lãnh thô, lãnh hải và được kích hoạt thêm bởi tinh thần dân tộc chủ nghĩa, đã
khiến cho van đề chủ quyền trở thành điểm nóng gây ra mâu thuẫn giữa các quốc gialáng giềng Tình hình an ninh quốc tế và khu vực châu A — Thái Binh Dương có nhiềubiến động Trước kia, Nhật Bản từng là một cường quốc quân phiệt nhưng do thất bạitrong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã bị buộc phải đặt các hoạt động quân
sự của mình trong khuôn khổ của một lực lượng phòng vệ trong một thời gian dài.
Sự giới hạn này là điều không tương xứng với vị thế của một trong những trung tâm
kinh tế, tài chính hàng đầu thế giới Những thập niên gần đây, Trung Quốc có sự phát
trién nhanh chóng, mạnh mẽ về kinh tế, nền quốc phòng được hiện đại hóa với nhữngcon số thong kê vượt xa tam mức các nước trong khu vực, đã đem lại cho nước này
sức mạnh to lớn Từ “Trỗi dậy hòa bình” đến “Giấc mơ Trung Hoa”, các đại chiếnlược quốc gia của Trung Quốc đã cho thấy bước chuyền mạnh mẽ về vị thế, vai tròcủa quốc gia đông dân nhất thé giới này Thêm vao đó, sự hung hăng ngày càng quyết
đoán của phía Trung Quốc trong những tranh chấp hải đảo càng làm nóng hơn vấn
đề không dễ giải quyết đối với các quốc gia châu Á, trong đó có Nhật Bản Về phía
Mỹ, chiến lược của nước này là nham đảm bảo an ninh lợi ích kinh tế và chính trị của
Mỹ Nước Mỹ duy trì lực lượng quân sự tại khu vực nhằm đảm bảo ưu thế của Mỹ,bảo vệ đồng minh, đồng thời, kiềm chế những thay đôi cơ cấu lực lượng có thé dẫn
đến thách thức lợi ích của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương Nước Nga đang trên
con đường tìm lại ánh hào quang xưa, cũng đã thực hiện một chiến lược hướng Đông
Chiến lược này vừa nhằm xác định vị thế của nước Nga tại châu A — Thái Bình
Dương, vừa phát triển khu vực Viễn Đông, Siberia giàu tài nguyên Tình hình bán
Trang 10đảo Triều Tiên luôn ở trong trạng thái căng thắng vì mâu thuẫn giữa hai miền và quan
hệ phức tạp của CHDCND Triều Tiên với các nước xung quanh
Bên cạnh đó, các nhân tố như cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới diễn ra
như vũ bão (cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba), xu thế toàn cầu hóa, khu
vực hóa và đa cực hóa cùng với sự nôi lên của các mối đe dọa an ninh phi truyén
thống đã anh hưởng rat lớn đến phương hướng phát triển của các mối quan hệ quốc
tế,
Do đó, chính sách đối ngoại và các thể chế hỗ trợ vai trò quốc tế của Nhật Bảnđược cho là đã lỗi thời khi tình hình thế giới thay đôi nhanh chóng Chi sức mạnh
kinh tế không thôi không còn đủ dé bảo đảm an ninh của Nhật Ban Dé đảm bảo lợi
ích quốc gia, tìm kiếm sự cân bằng hơn giữa khía cạnh kinh tế và chính trị trong vai
trò quốc tế của Nhật Bản đã được nước này tích cực thúc đây Đồng thời, nước này
tiền hành điều chỉnh, thay đổi những chức năng thể chế chủ yếu vốn chi dé phục vutăng trưởng kinh tế, và phát triển ha tang cần thiết dé theo đuổi một vai trò chính trị,
an ninh — quốc phòng mang tính chủ động hơn Điều đó cũng khiến Nhật Bản phải
tái xác định hình ảnh và mục tiêu của đất nước, xây dựng sự đồng thuận dé thốngnhất cả nước trong việc theo đuôi lợi ích quốc gia, tăng cường hơn nữa hình ảnh củamình trong cộng đồng quốc tế và làm cho tiếng nói của Nhật Bản ngày càng có trọng
lượng hon trong giải quyết các van đê chung của quoc tê và khu vực.
Vậy Nhật Bản đã và đang thực hiện những phương thức nào? Trong bối cảnhcác biện pháp hòa bình, hợp tác được đề cao, việc Nhật Bản ra sức nâng cao vị thế
chính trị của mình sẽ có tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế tại châu Á - Thái Bình
Dương ra sao? Đây là vấn đề lớn cần được nghiên cứu, đánh giá thỏa đáng, đề từ đó
có được cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn về các mối quan hệ đan xen lẫn nhau trongkhu vực trong bối cảnh hiện nay
Là một quốc gia phát triển quan trọng trong khu vực châu A — Thái Binh Dương,việc Nhật Bản nâng cao vai trò quốc tế góp phần định hình cục điện quan hệ quốc tếtrong khu vực Điều này có tác động không chỉ đến môi trường quốc tế nói chung màcòn tác động đến việc xử lý quan hệ Nhật Bản — Việt Nam nói riêng
Trang 11Trong hon 45 năm ké từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (tháng 9/1973), quan
hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam là lĩnh vực hợp tác phát triển mạnh mẽ và năngđộng nhất Nhật Bản trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, và
Việt Nam cũng trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bán ở Đông Nam Á Ngoài ra,
giữa hai nước có sự giao lưu sâu rộng, thường xuyên trên nhiều lĩnh vực như văn hóa,
xã hội, chính trị, quốc phòng Nhật Bản và Việt Nam đã thiết lập “Quan hệ đối tác
chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” vào năm 2014 Vì vậy,
những điều chỉnh chính sách của Nhật Bản nhằm nâng cao vai trò quốc tế mở ra khả
năng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác nhau, giúp Việt Nam tận dụng
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm, khả năng của Nhật Bản trong công cuộc xây dựng, phát
triên đât nước, bảo vệ Tô quôc.
Nghiên cứu quá trình nâng cao vai trò quốc tế của Nhật Bản từ năm 2001 đếnnăm 2016 có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng Về lý luận, nghiên cứu nảy sẽ
giúp bồ sung va làm rõ thêm cơ sở lý luận về vai trò quốc tế, nâng cao vai trò quốc tế
và việc thực hiện vai trò Việc nghiên cứu quá trình nâng cao vai trò quốc tế của NhậtBản trong một quá trình hơn 15 năm càng có ý nghĩa trong tiến trình toàn cầu hóađang diễn ra sôi động, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng đan xen, phức tạp và biếnđối không ngừng Nghiên cứu về việc nâng cao vai trò quốc tế cũng có ý nghĩa thực
tiễn trong giảng dạy và nghiên cứu quan hệ quốc tế Do đó, nghiên cứu quá trình nâng
cao vai trò quốc tế của Nhật Bản từ năm 2001 đến năm 2016 là một trong những côngviệc quan trọng trong tổng thê nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Việt Nam
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là thông qua việc phân tích quá trình Nhật Bản nâng cao
vai trò quốc tế từ năm 2001 đến năm 2016 làm rõ hơn về phương thức nâng cao vaitrò quốc tế của một quốc gia, đánh giá những tác động, hệ quả/ hệ lụy từ chính sách
này của Nhật Bản đôi với quan hệ quôc tê trong khu vực và thê giới.
Nhiệm vụ cụ thể:
Trang 12Đê đạt được mục tiêu đặt ra ở trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
i) Cơ sở lí luận và thực tiên của việc nghiên cứu quá trình Nhật Ban nâng cao vai
trò quốc tế từ năm 2001 đến năm 2016;
ii) Làm rõ chính sách và những điều chỉnh chính sách nhằm nâng cao vai trò quốc
tế của Nhật Bản từ năm 2001 đến năm 2016, đánh giá hiệu quả của những điềuchỉnh này đối với Nhật Bản;
iii) Chi ra những hệ quả/ hệ lụy của việc điều chỉnh chính sách nhằm nâng cao vai
trò quôc tê của Nhật Bản đôi với các quôc gia trong khu vực.
3 Đôi tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu là quá trình Nhật Bản nâng cao vai trò quốc tế từ năm
hợp quốc Cũng trong năm này, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu do Mỹ phátđộng là thời cơ dé Nhật Bản tiến hành những điều chỉnh về luật pháp, mở rộng vai
trò và tầm mức hoạt động của Lực lượng Phòng vệ
Méc thời gian năm 2016 là thời điểm Nhật Bản thực hiện Luật An ninh mới
Theo đó, từ một nước chỉ có thể bị động ứng phó chiến tranh, Nhật Bản trở thành một
nước có thể chủ động triển khai quân đội ra nước ngoài dựa vào cơ chế “quyên tự vệtập thể” Đây cũng là một bước quan trọng trong việc tháo gỡ những rào cản đặt ra từ
Trang 13sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm ngăn ngừa và kiềm chế sự phát triển trở lại của
chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Marx — Lenin được quán triệt sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu,luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác trong khoa học xã hội dé
luận giải các vân dé một cách khách quan và có cơ sở khoa học gom:
- Phương pháp lịch sử xem xét quá trình Nhật Bản nâng cao vai trò quốc tế từnăm 2001 đến năm 2016, đồng thời đặt diễn tiến quá trình này trong mối quan hệnhiều nhân tổ tác động qua lại, thúc đây hoặc hỗ trợ lẫn nhau Các sự kiện được trình
bày theo đúng trình tự vốn có của nó, qua đó thấy được diễn tiến liên tục trong việc
Nhật Bản phát triển và nâng cao vai trò quốc tế, và từ đó nêu ra những nhận xét về
đặc điêm, xu hướng của quá trình này.
- Phương pháp logic xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng
quát, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tat yếu, quy luật vận động của lịch sử,
xâu chuỗi các sự kiện chính có tác động, ảnh hưởng đến quá trình nâng cao vai tròquốc tế của Nhật Bản từ năm 2001 đến năm 2016, từ đó khái quát bằng lý luận, đánh
giá và nêu ra những nhận xét về quá trình này của Nhật Bản.
- Phương pháp so sánh cho phép nhìn rõ nét tương đồng và sự khác biệt giữa
việc Nhật Bản nâng cao vai trò quốc tế trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm
2016 với giai đoạn trước đó.
- Phương pháp thống kê đóng vai trò quan trọng và số liệu thống kê cũng được
sử dụng dé minh chứng cho những nhận định của tác giả luận án
- Phương pháp S.W.O.T phân tích điểm mạnh (strength), điểm yếu (weakness),
cơ hội (opportunities), thách thức (threats) của Nhật Bản, kết hợp với các phương
pháp nghiên cứu khác, giúp đưa ra những nhận xét về quá trình Nhật Bản nâng cao
vai trò quôc tê cũng như tác động, hệ lụy đôi với khu vực và thê giới.
Trang 14Từ cách tiếp cận quan hệ quốc tế, lý thuyết vai trò được lựa chọn làm cơ sở lýluận chính của luận án, làm sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu Qua đó, sẽ làm rõ hơnnhững biểu hiện hành vi cụ thé của Nhật Bản nhằm nâng cao vai trò quốc tế, các nhân
tố tác động tới việc hoạch định, triển khai chính sách của Nhật Bản Trong bối cảnhlợi ích quốc gia đa dạng, quan hệ quốc tế đa lĩnh vực, vì lợi ích quốc gia của mình,Nhật Bản thực hiện phối hợp các biện pháp chính sách với nhau như chính sách anninh — quốc phòng, kinh tẾ, thương mại, văn hóa — giáo dục, khoa học — kỹ thuật
nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả chính sách và quan trọng hơn giúp đạt được mục
tiêu trở thành quốc gia “bình thường”
Về cấp độ phân tích, luận án sẽ phân tích vai trò theo 4 cấp độ trong quan hệ
quốc tế.
-Ở cấp độ cá nhân, những vị Thủ tướng có các chính sách tác động lớn đến việc
nâng cao vai trò quốc tế của Nhật Bản, đặc biệt là ông Shinzo Abe sẽ được chú ý theo
dõi, đánh giá và đưa ra nhận định về vai trò cá nhân cụ thê.
- Ở cấp độ quốc gia, luận án sẽ đánh giá vai trò, mức độ chi phối, ảnh hưởng
của các nhóm lợi ích như các tập đoàn công nghiệp, vai trò của các cơ quan trong bộ
máy chính quyền Nhật Bản trong việc hoạch định chính sách; các quan điểm, tư tưởng
dân tộc chủ nghĩa hay quan điểm hòa bình hiện diện trong xã hội Nhật Bản, trong
giới lãnh đạo, chính tri của đất nước này Luận án sẽ phân tích những lợi ích hiện hữu
của Nhật Bản khi điều chỉnh, nâng cao vai trò quốc tế của Nhật Bản cũng như những
lợi ích mà nước này có thê đem lại cho các quoc gia trong khu vực và thê giới.
- Ở cấp độ liên quốc gia, khu vực: luận án phân tích những tác động trong việc
điều chỉnh chính sách của các cường quốc quan trọng trong khu vực đối với Nhật Bản
và ngược lại, sự thay đổi, điều chỉnh chính sách của Nhật Bản cũng ảnh hưởng tới
các nước lớn tại khu vực.
- Ở cấp độ toàn cau: sự thay đổi trong tương quan sức mạnh, vị thế giữa cáccường quốc trên thé giới cũng là nhân t6 dẫn đến việc Nhật Ban tìm cách cải thiện và
nâng cao vai trò quôc té của mình.
Trang 155 Nguon tài liệu nghiên cứu
Luận án sử dụng các nguồn tài liệu chính sau:
a Tài liệu gôc
- Các văn kiện có liên quan của Bộ Ngoại giao, Bộ Quoc phòng hoặc cơ quan
có thâm quyên của Nhật Bản;
- Các tuyên bó, diễn văn, phát biểu chính thức có liên quan của giới chức lãnh
đạo Nhật Bản;
- Các sô liệu thông kê được chính phủ Nhật Bản hoặc các tô chức quôc tê quan
trọng công bô, ban hành.
b Tài liệu thứ cap
- Các công trình nghiên cứu đã công bô của các học gia trong và ngoài nước về
các nội dung khác nhau của luận án và các vân dé có liên quan.
- Các tư liệu thu thập từ báo chí, báo điện tử, các hãng thông tân có uy tín.
6 Y nghĩa của luận án
Luận án tông hợp các nghiên cứu về vai trò của một chủ thê trong quan hệ quôc
tê Qua đó, luận án đóng góp thêm vao việc nghiên cứu về vai trò trong quan hệ quôc
tê tại Việt Nam Luận án là công trình khoa học đâu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một
cách hệ thông và toàn diện về quá trình nâng cao vai trò quốc tê của Nhật Bản từ năm
2001 đến năm 2016
Việc nghiên cứu các vai trò của Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
an ninh — quốc phòng và ảnh hưởng về sức mạnh mềm giai đoạn từ năm 2001 đến
năm 2016 có giá trị trong nghiên cứu quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình
Dương hiện nay.
Về thực tiễn, luận án có thể được sử dụng như nguồn tài liệu tham khảo cho
công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong lĩnh vực quan hệ quốc tế Luận án
cũng có thé giúp người đọc có thêm hiểu biết về quá trình Nhật Ban nâng cao vai trò
Trang 16quốc tế từ năm 2001 đến năm 2016 Bên cạnh đó, công trình có giá trị như sự gợi mở
về cách thức nâng cao vai trò quôc gia trong bôi cảnh hiện nay.
7 Ket câu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng,
biểu, sơ đồ, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung luận án bao gồm 4
chương như sau:
© Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chủ dé nghiên cứu
của luận án
Luận án rà soát và làm rõ những công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh và tiếngViệt của các tác giả ở trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề Quá trình nâng cao
vai trò quốc tế của Nhật Bản từ năm 2001 đến năm 2016 Trên cơ sở khái quát những
nội dung chính của các công trình nghiên cứu này, Luận án nêu ra một số nhận xét,
xác định các vấn dé, lĩnh vực cần nghiên cứu, chỉ ra những điểm còn cần bổ sung maluận án có thé góp phan giải quyết
© Chương 2 Cơ sở ly luận và thực tiên của việc nâng cao vai trò quốc tế của Nhật
Ban
Luận án trình bày các cơ sở lý luận chung va những cơ sở thực tiễn tác động tới
Quá trình nâng cao vai trò quốc tế của Nhật Bản từ năm 2001 đến năm 2016 Cơ sở
lý luận chung sẽ dé cập đến lý thuyết vai trò trong quan hệ quốc tế Các nhân tô bêntrong và nhân tô bên ngoài chi phối/ ảnh hưởng tới quá trình nay
© Chương 3 Các giai đoạn nâng cao vai trò quốc tế của Nhật Bản từ năm 2001
đến năm 2016
Phân nội dung này của luận án đề cập đên những dieu chỉnh chính sách của Nhật Bản trong việc nâng cao vai trò quôc tê ở các lĩnh vực, như kinh tê, ngoại giao, an ninh — quôc phòng, văn hóa và những điêu chỉnh vê cơ sở, căn cứ pháp lý Quá trình
này được chia thành giai đoạn 2001 đến 2012 và 2012 đến 2016
Trang 17© Chương 4 Nhận xét quá trình Nhật Bản nâng cao vai trò quốc tế từ năm 2001
đến năm 2016, tác động đối với khu vực và thế giới
Trên cơ sở các nội dung đã được trình bày ở các chương trước, chương 4 nêu ra
những nhận xét, đánh giá về tác động, hệ quả, hệ lụy của việc Nhật Bản nâng cao vai trò quôc tê, chỉ ra những kêt quả đã đạt được, những tác động tích cực, tiêu cực (nêu
có) đôi với khu vực, quéc tê và Việt Nam.
Trang 18CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
DEN CHU ĐÈ NGHIÊN CỨU CUA LUẬN ÁN
Có thé thấy, các chủ dé liên quan đến Nhật Bản đã được nghiên cứu một cáchrộng rãi, kỹ càng với một khối lượng công trình không lồ Các học giả, nhà báo, chính
khách quan tâm đến Nhật Bản đã cho ra đời khá nhiều công trình nghiên cứu có giá
trị Trong đó, các van đề liên quan đến đề tài cũng được phản ánh ở mức độ nhất định
Có thé chia thành các nhóm chủ dé nghiên cứu như sau: những nghiên cứu về vai trò
của Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị, an ninh — quốc phòng; những nghiên cứu về
vai trò của Nhật Bản trong lĩnh vực kinh tế và ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản Luận
án lựa chọn một sô công trình có giá trị đê tham khảo, nghiên cứu.
1.1 Nghiên cứu về vai trò của Nhật Bản trong chính trị, đôi ngoại
Một tác phẩm đáng chú ý khi nghiên cứu tổng quát về chính trị Nhật Bản là
cuốn sách Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỷ XXI của tác giả NakasoneYasuhiro Là một chính khách nồi tiếng của Nhật Bản, ông Nakasone hiểu rõ tìnhhình đất nước Nhật Bản và những khiếm khuyết trong chính sách đối nội và đối ngoạicủa Nhật Bản Chính vì vậy, trong cuốn sách của mình, với tư duy sâu sắc, nhà chínhkhách hàng đầu của Nhật Bản đã đề cập những nội dung mang tính thực chất nhấttrong chiến lược quốc gia của Nhật Bản vào thế kỷ XXI: chính sách đối nội, đốingoại; Hiến pháp, cơ chế hình thành đường lối chính trị; phương hướng, giải phápphát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật và văn hóa của nước Nhật Bản Theoông, nước Nhật Bản phải nhận thức dứt khoát, rằng nước này đang sống trong mộtthế giới mà trong đó nêu không nhận thức sâu sắc về phan trách nhiệm của mình đối
với vận mệnh của thế giới, thì nước Nhật Bản sẽ không hy vọng là sẽ được đảm bảo
an ninh và nền độc lập, cũng như sự sống còn [Iaxuhirô Nacaxônê, 2004]
Về đối ngoại của Nhat Ban, tác giả Irie Akira có hai cuốn sách phản ánh mộtcách xuất sắc về lich sử ngoại giao của Nhật Ban trong hai thé ky qua Trong tácphẩm, Ngoại giao Nhật Bản: Từ Minh Tri Duy Tân đến hiện dai, tác giả Irie Akira,
với von kiến thức uyên thâm về nền chính trị Nhật Ban, đã giúp người đọc hiểu hơn
10
Trang 19những giai đoạn khác nhau trong chính sách đối ngoại của nước Nhật Ban: Từ những
tranh luận giữa thuyết phát triển đại lục với thuyết quốc gia đại đương đầu thế kỷ XX
trong giới quân sự đầy quyên lực của Nhật Bản cho đến sự thay đổi quyên lực hoạch
định chính sách của Nhật Ban; từ việc áp dụng các phương thức của giới ngoại giao
sang hành động đơn phương của quân đội dẫn tới việc tham gia vào cuộc Chiến tranh
thế giới thứ hai của Nhật Bản [Irie Akira, 2013]
Trong tác phẩm “Ngoại giao Nhật Bản: Sự lựa chọn của Nhật Bản trong thờiđại toàn cầu hóa ”, tac gia Irie Akira thé hiện cách nhìn độc đáo về nền ngoại giaoNhật Bản đặt trong bối cảnh tình hình thế giới biến đổi không ngừng Ike Akira đãphân tích, so sánh dé tìm lời đáp cho câu hỏi về nền tảng tư tưởng của ngoại giao
Nhật Bản cận đại Tác giả cũng di sâu phân tích vai trò của Nhật Bản trên ban cờ
chính tri - ngoại giao thế giới, đặc biệt là mối quan hệ lịch sử với các nước châu A.
Bang những dan chứng sinh động và cu thé của thực tiễn ngoại giao Nhật Ban từ dau
thế kỷ 20 đến nay, tác giả tranh luận về “chủ nghĩa toàn cầu mới” và một đường
hướng ngoại giao không hướng tới trật tự khu vực châu Á mà Nhật Bản là minh chủ
cũng như không hướng tới chủ nghĩa châu Á bài ngoại như trước đây [Irie Akira,
2012].
Hai cuốn sách trên của tác gia Irie Akira với cùng một phương pháp luận va
cách tiếp cận giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc, toàn diện, sống động hơn về nền
ngoại giao Nhật Bản 100 năm qua, không chỉ từ khía cạnh chính trị - an ninh mà cả
kinh tế và tư tưởng Đặc biệt, ông quan tâm nhiều đến vai trò quan trọng của ngoạigiao trong giao lưu văn hóa quốc tế, giao lưu văn hóa sẽ giúp tăng cường hiểu biết
giữa các nước, các dân tộc trên thê giới, từ đó đóng góp cho hòa bình của nhân loại.
Khi nghiên cứu về những nhân tố tác động tới điều chỉnh chính sách của NhậtBản, các tác gia Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn Duy Dũng trong cuốn Nhật Bản: nhữngbiến đổi chủ yếu về chính trị trong những năm 1990 và triển vọng đã nghiên cứu vềmột nước Nhật Ban đứng trước những yêu cau thay đổi cơ bản về cơ cấu chính trị,kinh tế, chính sách đối ngoại trong bối cảnh hậu Chiến tranh Lạnh Quyên sách tậptrung trình bày bối cảnh trong nước và quốc tế tác động trực tiếp đến nền chính trị
11
Trang 20Nhật Bản, đi sâu phân tích những ảnh hưởng của chúng đối với chính sách đối ngoại
và an ninh; đề cập một loạt giải pháp nhằm đưa Nhật Bản đi dan vào quỹ đạo 6n định
về chính trị phát triển về kinh tế - xã hội [Nguyễn Duy Dũng, Nguyễn Thanh Hiền,
2001] Các tác giả Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn Duy Dũng đã nhận định: “Tất cảnhững thay đổi này thé hiện, rằng Nhật Ban đang tìm kiếm cách thức và biện pháp
thích hợp dé đưa Nhật Bản trỗi dậy lần thứ ba trong lịch sử cận — hiện đại của mình
(lần thứ nhất là cuộc Duy tân Minh Trị, lần thứ hai là sự cất cánh sau Chiến tranh thế
giới thứ hai).” [Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn Duy Dũng, 2003] Ngay từ những năm
dau thế kỷ XXI, Nhật Ban đã tìm cách thay đổi và cải cách để nhằm vào một mụctiêu chung lớn nhất của cả dân tộc là tiếp tục phát triển đất nước ở vị trí hàng đầu,giành được quy chế cường quốc trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã hội Cáctác giả Dương Phú Hiệp, Phạm Hồng Thái đã phân tích những yếu tố bên trong và
bên ngoài thúc day Nhật Bản cải cách, những nội dung cơ bản của cải cách kinh tế,
chính trị, văn hóa — xã hội, đối ngoại và an ninh trong cuốn sách Nhat Bản trên đườngcải cách [Dương Phú Hiệp, Phạm Hồng Thái, 2004] Cũng xem xét các nhân tố tác
động tới điều chỉnh chính sách của Nhật Bản, tác giả Andrew Oros (2008) cho rằng
bước sang thé ky XXI, Nhật Bản không chỉ đối mặt với van đề nhân khẩu học suygiảm mà còn cả một môi trường quốc tế đang thay đổi và tiềm tàng nguy hiểm Trongbối cảnh này, Nhật Bản đang tìm cách tạo dựng một bản sắc an ninh mới dé xây dựngchính sách quốc phòng hoặc cải cách thể chế an ninh từng đóng góp rất nhiều chonửa thế kỷ hòa bình và thịnh vượng trước đây
Dưới bối cảnh trong và ngoài nước có nhiều biến động, những câu hỏi về chiến
lược quốc gia, van đề cốt lõi, quan điểm về trật tự quốc tế, cơ sở lý luận, phương thứchành động, trào lưu tư tưởng đã gây ra tranh luận gay gắt trong nước Nhật Bản Điều
này đã được phan ánh trong cuốn 7rật tu thé giới sau 11/9 do NXB Thông tan pháthành năm 2002 Cuốn sách cũng đã phân tích việc Nhật Bản tìm kiếm vị thế cường
quôc trong môi trường an ninh quôc tê mới.
Nhận định về việc Nhật Bản điều chỉnh chính sách, tác giả Albert Axelbank củacuốn Black Star Over Japan: Rising Forces of Militarism (Ngôi sao đen treo trên
12
Trang 21Nhật Bản: Các lực lượng quân phiệt trỗi dậy) cho rằng, rất có khả năng sẽ có sự hồisinh của chủ nghĩa quân phiệt tại Nhật Bản Ông nghỉ ngờ, rằng nhóm các chính trị
gia bao thủ có dự định sửa đối Hiến pháp dé loại bỏ Điều 9 qui định về từ bỏ chiến
tranh [Albert Axelbank, 2011, pg.66].
Michael Yahuda (2006) đã sử dụng “bốn kịch bản của Nhật Bản cho tương lai”của nhà chính trị khoa học Takashi Inoguchi dé nhận dạng điều mà ông gọi là “PaxNipponica” (Hòa bình của Nhật Bản) Quan điểm của ông về vai trò quốc tế của NhậtBản có phần thận trọng Tác giả nhận xét không nên mong đợi gì nhiều ở Nhật Bản
vì đi sản lịch sử của nước này, vì tầm nhìn không rõ ràng, dứt khoát về vai trò quốc
tế của nó, và vì cả khả năng yếu kém của nó trong việc đảm nhận trách nhiệm an ninh.Michael Yahuda nhận định, rằng Nhật Bản bắt đầu phác họa những phương án và
những sáng kiến mới giúp Nhật Bản bắt đầu tự khang định một vai trò quốc tế mới
cho chính mình, người Nhật Bản ngày càng ý thức là các quyền lợi của mình không
phải là bao giờ cũng phù hợp với Mỹ [Michael Yahuda, 2006, tr.273].
Sự tích cực trong điều chỉnh chính sách của Nhật Bản đã khiến người ta phảiquan tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận định về vai trò đang lên của nước này TheoMuthiah Alagappa (1988), vai trò quốc tế của Nhật Bản ngày càng thu hút sự chú ý
của giới ngoại giao và học giả Điều đó, có nghĩa là việc Nhật Bản đóng một vai trò
toàn diện hơn đã được thừa nhận rộng rãi cả ở trong cộng đồng quốc tế và chính ởtrong đất nước Nhật Bản Tuy nhiên, phạm vi, nội dung va tốc độ phát triển của vaitrò quốc tế này vẫn là chủ đề tranh luận gay gắt, đặc biệt là ở Nhật Bản Các tranhluận trong nước và quốc tế đã giành một thời lượng đáng kê đề bàn về vị thế quốc tếbất thường và chưa từng có của Nhật Bản ngày nay Tác giả Muthiah Alagappa chorằng Nhật Bản ở thập niên 1990 đã đủ khả năng xử lý tốt hơn để đóng một vai trò
quốc tế toàn diện hon Năng lực đáng kế của nước này ở trên không và trên biển và
việc đóng quân của các lực lượng Mỹ tại Nhật Bản sẽ làm cho Nhật Bản trở thành
một nhân tố quan trọng trong cân bằng ở Đông Bắc Á Vai trò của Nhật Bản trong
cân bằng quyền lực ở Đông Bắc A có thé được xem là có lợi và tích cực cho khu vực
Đông Nam Á Mặc dù, Lực lượng Phòng vệ có khả năng tiếp cận khu vực Đông Nam
13
Trang 22A, song Nhật Bản vẫn do dự dé đóng một vai trò an ninh trực tiếp trong khu vực này
[Muthiah Alagappa, 1988, pg.44] Năng lực đáng kê nhất và được chấp nhận của Nhật
Bản tiếp tục là nguồn lực kinh tế và công nghệ Nhật Bản với thặng dư rất lớn về von,
một thị trường rộng lớn và khả năng công nghệ tiên tiến đóng một vai trò quan trọngtrong việc thúc day một hệ thống quốc tế ôn định và hỗ trợ phát triển kinh tế của các
nước thé giới thứ ba Đây có thé là vai trò chính trị quốc tế quan trọng và vô giá nhất
đối với Nhật Bản trong thập kỷ tới
Nhắn mạnh hơn về vai trò Nhật Ban trong tổ chức quốc tế quan trọng nhất làLiên hợp quốc, tác giả Reinhard Drifte của cuốn sách Japan’s Quest for a PermanentSecurity Council Seat: A Matter of Pride or Justice? (Nhật Bản tìm kiếm chiếc ghếthường trực trong Hội đồng bao an: Van dé của kiêu hãnh hay công bang?), đánh giátoàn diện về bối cảnh lịch sử, quốc tẾ, động lực, quá trình ra quyết định và thực hiệnchính sách dẫn đến mục tiêu trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an của
Nhật Bản Việc khởi động cho mục tiêu này bắt nguồn từ sự khởi đầu của chính sách
đối ngoại hậu chiến và ngoại giao đa phương của Nhật Bản [Reinhard Drifte, 2007,pp.99-100] Chi dau thể hiện Nhật Ban mong muốn có vai trò trong hệ thống quốc tếcũng như ảnh hưởng của nước này đối với vị thế quốc tế và tác động đối với cáccường quốc truyền thống đã dần dần hiện rõ Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế và
chính trị đầu thập niên 1990, Nhật Bản có khả năng duy trì quyền lực tương đối của mình trong một thời gian tới, và tiếp tục thúc đây mục tiêu trở thành thành viên thường
trực Hội đồng Bảo an trong lịch trình quốc gia và quốc tế Việc tìm hiểu về mục tiêunày sẽ cung cấp những hiểu biết hữu ích về ngoại giao của Nhật Bản Việc này cũngphản ánh sức mạnh kinh tế và chính trị của Nhật Bản, nỗ lực biến đổi quyền lực kinh
tế thành quyền lực chính trị và năng lực gánh vác công việc quốc tế Sự điều chỉnh
về chủ nghĩa đa phương của Nhật Bản là một phần của trong chiến lược hướng tới
“cường quốc dân sự” (minsei taikoku — civilitan power), nghĩa là chủ yếu sử dungsức mạnh kinh tế dé đạt được các lợi ích kinh tế Khái niệm “cường quốc dân sự”hoặc “cường quốc dân sự toàn cầu” đã được đề xuất dé mô tả đặc điềm của Nhật Bancũng như CHLB Đức giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ 2 Hai quốc gia theo chế
độ phát xít, bi bại trận và trở thành “quốc gia không bình thường”, bị kiềm chế bang
14
Trang 23các ràng buộc pháp lý cả trong và ngoài nước nhưng Nhật Bản và CHLB Đức đềunhanh chóng vươn lên mạnh mẽ, trở thành các trung tâm kinh tế thế giới.
Nhấn mạnh đến vai trò quốc gia giữ gìn hòa bình cho khu vực, Shinichi Ichimura(1993) lập luận, rằng chính sách kinh tế Nhật Bản phải vượt ra ngoai sự quan tâm của
chính mình và chú ý đến các trách nhiệm kinh tế thế giới, ôn định chính trị ở Đông Á
[Shinichi Ichimura, 1993].
Việc Nhật Ban có xu hướng mong muốn trở thành “quốc gia bình thường” cũng
là chủ đề nghiên cứu quan trọng Theo các tác giả Yoshihide Soeya, MasayukiTadokoro, David A.Welch, mặc dù nhận thức chung rằng Nhật Bản không phải là
một “quốc gia bình thường”, nhưng người Nhật Bản - các nhà lãnh đạo và quan chức
của họ - không thé có sự đồng ý chung về bản chất của van dé cũng như giải phápthích hợp Những tranh luận về vấn đề đó đã diễn ra Giải thích cách hiểu vì sao NhậtBản là một quốc gia “không bình thường” Cùng với đó, cần làm điều gi dé trở thành
“bình thường”? [Yoshihide Soeya, Masayuki Tadokoro, David A.Welch, 2011, pg.3]
Các tác giả này cho rang, các ý kiến đánh giá về van dé “Nhật Ban là quốc gia
không bình thường” có hai chiều Thứ nhất là, khi Nhật Bản có thể trở thành một
“quốc gia bình thường” sẽ dấy lên câu hỏi liệu có một số tiêu chuẩn quốc tế về “quốcgia bình thường” dé Nhật Ban đáp ứng hay không Thứ hai là, nếu có một tiêu chuẩn
về một “quốc gia bình thường” như vậy và Nhật Bản không đáp ứng được, thì vấn đề
có thể sẽ nằm ở đâu và Nhật Bản nên làm gi, hoặc cả hai Theo quan điểm của Ozawa,Nhật Bản phải trở thành một “quốc gia bình thường” bằng cách day mạnh và gánhvác trách nhiệm quốc tế hợp pháp của mình và hợp tác với các quốc gia khác để xây
dựng các xã hội thịnh vượng trên toàn cầu Ngược lại, Nhật Bản “quốc gia không
bình thường” thé hiện ở sự thất bại của nước này thực thi những điều nhất định (hành
vi, vai trò) và là kết quả của các ràng buộc về hiến pháp, thé chế và chính trị Những
ràng buộc này bao gồm cả một số yếu tố bên trong và bên ngoài [Yoshihide Soeya,
Masayuki Tadokoro, David A.Welch, 2011, pp.8-9].
Việc “trở thành quốc gia bình thường” là một trong những mục tiêu quan trọng
của Nhật Ban trong việc nâng cao vai trò quốc tê của mình là Điêu này được phan
15
Trang 24ánh một cách rõ rang trong Japan’s Foreign Policy: a Quest for Normalcy (Chính
sách đối ngoại của Nhật Bản: nhiệm vụ bình thường hóa) cua Kevin J.Cooney (2002)
Quyền sách xem xét việc tái cấu trúc chính sách đối ngoại của Nhật Bản ké từ khi
Chiến tranh Lạnh kết thúc Những thay đối, điều chỉnh trong chính sách đối ngoạicủa nước này đã được đánh giá và phân tích thông qua 56 cuộc phỏng vấn với những
người thuộc giới tinh hoa của Nhật Bản.
Tác phẩm của Kevin J.Cooney là một nghiên cứu quan trọng đối với câu hỏi
Nhật Bản sẽ trở thành một “quốc gia bình thường” như thế nào trong các vẫn đề anninh Tác phẩm đã phân tích quá trình hoạch định chính sách của Nhật Bản, qua đóđưa ra những gợi ý về chính sách đối ngoại; các khả năng lựa chọn về an ninh của
Nhật Bản.
Còn theo tác giả Richard J.Samuel (2008), những điều chỉnh về chính trị và
quân sự của Nhật Bản cho thấy nước này đã dự liệu được trước về bối cảnh tình hình
quốc tế mới và khả năng là nước này đang tìm cách thoát dần ra khỏi những giới hạn
của “Hiến pháp hòa bình” (1947) để hỗ trợ các cuộc chiến chống khủng bố ở xa xôi
như Iraq và Afghanistan, tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và tham gia
vào các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Với rất nhiều lựa chọn mới có sẵn,
Nhật Bản đang trên bờ vực tái điều chỉnh cho thế kỷ XXI, như một trạng thái quốc
gia “bình thường”, nhất là hồi phục các khả năng quân sự [Richard J Samuels, 2008].Tác giả Richard J Samuels cũng đã chỉ ra những tác động sâu sắc của nhiều vấn đề
liên quan đến tương lai Nhật Bản, an ninh và khu vực Đông Á, vai trò của Mỹ trong
khu vực này và chiến lược toàn cầu của nước này Tác giả Samuels nhận định rằng,
Nhật Bản đang phát triển một đại chiến lược, và nước này sử dụng một cách tiếp cận
có tầm nhìn hơn, tích cực hơn trong việc xác định chính sách đối ngoại của mình
trước các mối đe dọa lớn, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tác gia đã đánh giá lại 3 lần thay đổi chiến lược lớn trước đó của Nhật Ban
trong suốt 150 năm qua: lần thứ nhất là, chiến lược “Phú quốc cường binh” trong thờiMinh Trị; tiếp đó, chiến lược “Đồng minh thịnh vượng chung Đông Á” vào đầu thế
kỷ XX và lần thứ ba là chiến lược dựa trên “Học thuyết Yoshida” trong thời kỳ sau
16
Trang 25Chiến tranh thế giới thứ hai Do đó, Samuels lập luận, rằng chính sách an ninh củaNhật Bản trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh được hiểu rõ nhất khi đặt vào bối cảnh
của Nhật Bản với việc tìm cách khăng định vai trò và uy tín quôc tê của mình.
Samuels khẳng định, răng có bốn mối đe dọa quốc tế lớn hiện đang đặt ra cho
Nhật Bản và thúc day Nhật Bản chuyền đôi chiến lược lớn của mình Đó là sự nồi lêncủa Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, sự suy giảm tương đối của nền kinh tế Nhật
Bản và khả năng bị Mỹ từ bỏ do những lợi ích và ưu tiên khác nhau Ông tin rằng,
bốn mối đe doa quốc tế lớn hiện nay đang thúc đây Nhật Bản phát triển một sự đồngthuận chiến lược mới, “một vị thế mà Nhật Bản không quá gần và không quá xa vaitrò người bảo vệ” Samuels gọi đây là “sự đồng thuận Goldilocks”, vì ông cho rang,
“mối quan hệ của Nhật Bản với Mỹ và Trung Quốc sẽ “không quá nóng cũng khôngquá lạnh”, và tư thế của nước nảy trong khu vực sẽ “không quá lớn cũng không quánhỏ”, và sẽ kiêm tra “con đường hướng tới sức mạnh cứng của Nhật Ban” [Richard
J Samuels, 2008, pg.132].
Mặc dù đã trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, với ảnh
hưởng không chỉ trong khu vực mà trên phạm vi toàn cầu, nhưng Nhật Bản vẫn chưađược coi là một cường quốc thực sự theo đúng nghĩa, thậm chí còn bị cho là một quốc
gia “không bình thường”, do bị kiềm chế sức mạnh về quân sự Tuy nhiên, khi Chiến
tranh Lạnh kết thúc, đặc biệt là những năm trở lại đây, Nhật Bản đang cho thấy co sựđiều chỉnh chiến lược nhằm day mạnh quá trình “bình thường hóa” của mình Tác giảHoàng Minh Hang đã phân tích tiến trình này trong bài viết “Điều chỉnh chiến lượcnhằm day mạnh quá trình trở thành “quốc gia bình thường” của Nhật Ban trong haithập niên sau Chiến tranh Lạnh” [Hoàng Minh Hằng, 2013]
Khi phân tích về tiến trình Nhật Bản xây dựng một chính sách đối ngoại hòabình, tác giả Lam Peng-er (2009) dẫn chứng về việc Nhật Bản đang thoát ra khỏi mộtchính sách đối ngoại “thụ động chính trị, bị cản trở bởi quá khứ quân phiệt và phụthuộc vào đồng minh Mỹ” [Lam Peng-er, 2009] Điều này diễn ra trong bối cảnhTrung Quốc trỗi dậy và nước Mỹ suy giảm ảnh hưởng tại khu vực Gốc rễ của điềunày bắt đầu từ Học thuyết Fukuda năm 1977, Nhật Bản có tham vọng trở thành một
17
Trang 26cường quốc quân sự, nhưng tuyên bố sẽ tìm kiếm một vai trò chính trị tích cực nhằmdam bảo trật tự khu vực Nghiên cứu này tom tắt bối cảnh dẫn đến sự tham gia củaNhật Bản, giải thích về những gì mà những người xây dựng nên chủ nghĩa hòa bìnhcủa Nhật Bản đã làm, những dấu ấn vai trò của Nhật Bản trên trường quốc tế.
Tác giả Lam Peng-er chỉ ra, rằng vai trò của nhà kiến tạo hòa bình đáp ứng
nguyện vọng của các dân tộc sẽ giúp Nhật Bản chủ động hơn trong khi vẫn phù hợp
với hình ảnh quôc gia hòa bình của nước này trong hơn nửa thê ky qua.
Mặc dù một số người tin rằng, Nhật Bản đã phần nào được nhìn nhận một cáchtích cực, nhưng trong tác phẩm của mình, Japan Rising: The Resurgence ofJapanesePower and Purpose (Nhật Bản trỗi dậy: Sự trỗi dậy của quyền lực Nhật Bản và mụcđích), tác giả Kenneth Pyle (2008) lại lập luận rằng không thể nhận định như vậy về
Nhật Ban [Kenneth Pyle, 2008].
Tác gia Pyle áp dụng lý thuyết chủ nghĩa kiến tạo trong quan hệ quốc tế dé giải
thích các biến đôi căn bản hiện đại của Nhật Bản Khung phân tích của Pyle tiếp cận
theo các hướng từ trên xuống đưới và dưới lên dé giải mã hành vi của Nhật Bản Phân
tích từ trên xuống là xem xét cạnh tranh trong hệ thống quốc tế có xu hướng theo đuôi quyền lực Phân tích từ dưới lên là xem xét nền văn hóa Nhật Bản và cách thức nước
nay giải quyết những thách thức mà hệ thống quốc tế đặt ra
Pyle xem xét Nhật Bản là một quốc gia nhạy cảm với việc thay đổi những thách
thức và thời cơ đến từ bên ngoài, đến mức Nhật Bản thậm chí sẵn sàng tái tô chức
các thể chế trong nước đề đáp ứng tình hình quốc tế Pyle nhận thấy rằng, có mô hìnhhành vi thường xuyên và nhất quán trong cách Nhật Bản ứng phó với hệ thống quốc
tế, bắt nguồn từ truyền thống văn hóa chính trị của Nhật Bản, cũng như từ “vết thươngtâm hồn” được duy trì trong thời kỳ đầu Minh Trị Trong quá khứ, Nhật Bản đã sửdụng “sức mạnh cứng” dé đáp lại các thách thức an ninh từ bên ngoài [Kenneth Pyle,
2008, pg.125].
Tuy nhiên, giới hạn do Hiến pháp của Nhật Bản khiến nước này không tham giacuộc Chiến tranh vùng Vịnh (năm 1991) đã gây ra sự hỗn loạn đối với chính trị trong
18
Trang 27nước, và tác động mạnh mẽ tới hệ thống chính trị đã hình thành từ sau Chiến tranhthế giới thứ hai Và đây là lý lẽ chính của cuốn sách, răng sự hỗn loạn trong nước
cùng với môi trường mới bat ôn ở chau A đã buộc Nhật Ban phải xem xét lại Học
thuyết Yoshida
1.2 Nghiên cứu về vai trò của Nhật Bản trong kinh tế và văn hóa
Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế từ thập niên
1960 Nguyễn Văn Lịch (2003) nhấn mạnh đến vị thế Nhật Ban là “con đầu đàn của
đàn séu châu A” Nhật Bản đóng vai trò nồi trội, được ví như dau tàu kinh tế châu A.Tác giả cho răng, vai trò của Nhật Bản ở Đông Á từ cuộc khủng hoảng 1997 đến đầu
thế kỷ XXI được thé hiện ở các khía cạnh như vị thế của nước này ở Đông A, nhàđầu tư lớn và chuyền giao kỹ thuật, quan hệ thương mại Nhật Bản với các nước Đông
Á và Đông Nam Á, và vốn ODA của Nhật Bản với các nước Đông Á và Đông Nam
Á [Nguyễn Văn Lịch, 2003, tr.441]
Mặc dù Nhật Bản không thể lặp lại được sự phát triển kinh tế mạnh mẽ như
trong thập niên 1970 — 1980, tác giả Lê Văn Sang (2003) cho rằng Nhật Bản vẫn là
nên kinh tế quan trọng hàng đầu với tiềm lực tài chính hùng hậu như GDP bình quân
đầu người đứng hàng dau trong số các nước phát triển, kỹ thuật chế tạo đứng đầu thégiới, tỷ trọng dau tư cho nghiên cứu phát triển đứng số 1 thế giới, xuất siêu hang đầu
thé giới, dự trữ ngoại tệ đồi dao, nước chủ nợ lớn [Lê Văn Sang, 2003, tr.589]
Cũng nhìn nhận về vai trò kinh tế của Nhật Bản, các tác giả Trần Cao Bội Ngọc
và Võ Sông Hương (2003) đã phân tích về những đóng góp của nước này đối vớikinh tế Đông Nam A ở thế ky XX qua những lĩnh vực cụ thé như dau tư, sản xuất
công nghiệp, thương mại và tài trợ ODA Qua những phân tích cụ thê, các tác giả đã
nhận định: “Nhật Bản có mặt hầu hết trong mọi lãnh vực của nên kinh tế toàn cầu.Nhật Bản không thê đứng tách biệt là một cường quốc kinh tế Nhật Bản phải gánhvác trách nhiệm trong việc cải thiện và tái sắp xếp nền kinh tế toàn cầu của thế kỷXXI.” [Tran Cao Bội Ngoc, Võ Sông Huong, 2003, tr.584-585]
19
Trang 28Các tác giả Hoa Hữu Lân, Đỗ Thị Liên Vân (2003) cho rằng, Nhật Bản đã sửdụng biện pháp kinh tế để tăng cường vai trò chính trị an ninh của Nhật Bản Kinh tế
là nhân tố quan trọng nhất thúc đây Nhật Bản tang cường chính sách châu Á, đặc biệt,
là Đông Nam Á của mình [Hoa Hữu Lân, Đỗ Thị Liên Vân, 2003, tr.460] Đồng thời,
Nhật Bản thúc đây tăng cường vai trò chính trị - quân sự ở châu Á nói chung và ĐôngNam Á nói riêng Đề thúc đây vai trò chính trị của mình trong khu vực, Nhật Bản tậptrung xây dựng các đối tác với ASEAN
Keinichi Ohno (2007) đã nêu một số giải thích về tình trạng suy thoái của nền
kinh tế kéo dài cả thập kỷ 1990 của Nhật Bản Sự trì trệ của kinh tế Nhật Bản là kết
quả của nhiều yếu tố khác nhau tác động qua lại lẫn nhau Nhưng một nguyên nhânnữa là sự yếu kém của lãnh đạo chính trị Nhật Bản chưa có một nhà lãnh đạo cấp caonào có thé nhận diện được đúng đắn các vấn đề, giải thích hiện trạng cho dân chúngmột cách thuyết phục, cũng như khả năng kiến thiết và thực hiện được các giải pháp
dài hạn [Keinichi Ohno, 2007].
Tác giả Piere Antoine Donet (1991) trong cuốn sách Nước Nhật mua cả thể giới,
có cái nhìn tiêu cực hơn về vai trò kinh tế của nước Nhật Khi Nhật Bản bước ra khỏibiên giới của mình, thì đó là một hình thức thực dân mới đầy ý đồ được triển khai
Một số người còn đi xa hơn, coi đó là chủ nghĩa dé quốc Nhật Bản mới BỊ thua cuộc
trong chiến tranh, Nhật Bản tìm cách giành chiến thắng trong cuộc chiến kinh tế [Piere
Antoine Donet, 1991].
Nghiên cứu về quan hệ Việt Nam — Nhật Bản trong bài viết “Quan hệ Việt Nam
— Nhật Bản hiện nay”, tác giả Phạm Anh (2011) tổng kết mối quan hệ hai nước từ
“Đối tác tin cậy, ôn định lâu dai” (năm 2002) cho đến được nâng cấp thành “Đối rác
chiến lược vì hòa bình va phon vinh ở châu A” (năm 2009) Tác giả đã phân tích sự
phát triển trong quan hệ hai nước thông qua lĩnh vực cụ thể như hợp tác khai thác đấthiếm, phát triển hạt nhân dân sự và công nghệ khoa học vũ trụ Đây không chỉ là
những lĩnh vực liên quan đến khoa học công nghệ cao mà “chứa đựng trong nó những
vấn đề của quan hệ quốc tế và khu vực” [Phạm Anh, 2011, tr.25]
20
Trang 29Bên cạnh đó, dé có thé nhìn nhận một cách thấu đáo hơn về cách thức ra quyết
định của Nhật Bản, cách thức mà nước này phản ứng trước những biến chuyên củatình hình quốc tế, một số công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Nhật Bản đã được
tham khảo, phân tích.
Tác giả Vĩnh Sính (2014) phân tích chỉ tiết những nguyên nhân khiến chủ nghĩaquân phiệt chiếm được ưu thế ở Nhật Bản và quá trình đưa đến chiến tranh Đại Đông
A Trong đó, nhấn mạnh đến anh hưởng của các tập đoàn zaibatsu (tài phiệt) trước
Chiến tranh thé giới thứ hai Tác giả đã có những phân tích rất rõ về “Y thức hệ Đại
Đông Á” của Nhật Bản Quan điểm tôn thờ Thiên hoàng, nhấn mạnh sự bảo tồn vàphát huy kokutai (quốc thể) Thiên hoàng là “thiêng liêng và bat khả xâm phạm”, từxưa đến nay chỉ có một dòng Thiên hoàng tri vì (bansei ikkei: vạn thé nhất hệ) Từ
quan niệm kokutai phát sinh ra huyền thoại coi Nhật Bản là “ưu việt hơn tất cả các
nước khác” Quan niệm kokutai trên trở thành nền tảng ý thức hệ của chiến tranh ĐạiĐông Á của Nhật Bản [Vĩnh Sính, 2014]
Khi xem xét dưới góc độ văn hóa, tác giả Benedict (2015) đã nhận định rangngười Nhật Bản thể hiện tính hạn chế trong quan điểm của họ trong cuộc sống Khikhông có quy tắc luân lý tuyệt đối về một tôn giáo độc tôn thì mọi thứ, từ luân thường
đạo lý cho đến mục đích sống, đều tùy thuộc vào từng tình huống, do đó một dân tộc
thích chiến tranh có thể đễ dàng chuyền sang một dân tộc ưa chuộng hòa bình [Ruth
Benedict, 2015].
Tác giả Hendrik Meye-Ohle cho rằng, Nhật Bản đã tích cực nắm bắt khái niệm
“quyền lực mềm” và kết hợp nó với mục dich tạo ra hình ảnh một “Nhật Bản thú vi Cool Japan”, một chiến dịch không chỉ nhằm cải thiện hình ảnh của Nhật Bản mà cònnhằm thúc day kinh doanh của nước này thông qua các xuất khẩu các sản phẩm vanhóa đại chúng ra nước ngoài “Quyền lực mềm” đã được nhiều nước xem như một
-điều tích cực và cô gắng đạt được trong quan hệ quốc tế [Hendrik Meye-Ohle, 2014]
Tác giả Utpal Vyas (2011) giúp độc giả hiểu hơn về mối quan hệ Nhật Bản —Trung Quốc thông qua cách sử dụng khái niệm “quyền lực mềm” Ngày nay NhậtBản đứng đầu thế giới về số lượng đăng ký bằng sáng chế; đứng thứ ba về chỉ tiêu
21
Trang 30cho nghiên cứu và phát triển; đứng thứ hai về doanh thu sách và bán nhạc, và tuôi thọtrung bình là cao nhất Suy thoái kinh tế kéo dai từ những năm 1990 đã ảnh hưởng
đến danh tiếng của Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển kinh tế Tuy nhiên, nó không
tác động đến ảnh hưởng văn hóa toàn cầu của Nhật Bản, vốn không ngừng phát triểntrong lĩnh vực phim hoạt hình, thời trang, 4m thực và nhac pop cũng như ngành công
nghiệp trò chơi Vyas cho rằng, có nhiều chủ thé khác nhau ảnh hưởng đến quan hệ
quốc tế Vì vậy, ông muốn đóng góp cho lý thuyết quan hệ quốc tế bằng cách nghiên
cứu các chủ thê như vậy Ông làm điều này bằng cách trình bày các nghiên cứu điển
hình về ba cấp độ khác nhau của các chủ thé: đại diện ở cấp độ nhà nước (như QuỹNhật Bản — Japan Foundation), đại diện ở dưới cấp độ nhà nước (như Thành phốKobe), và đại diện cấp độ phi quốc gia (như Hiệp hội Hữu nghị Nhật Bản — Trung
Quốc, các NGO) [Utpal Vyas, 201 1]
Bên cạnh các công trình nghiên cứu, những tuyên bô chính thức, những văn
kiện về ngoại giao của các quôc gia liên quan đên những điêu chỉnh trong chính sách
đôi ngoại của Nhật Bản cũng được theo déi và phân tích.
1.3 Đánh giá về các nghiên cứu đã có
1.3.1 Về qua trình nâng cao vai tro của Nhật Ban
Các nghiên cứu về quá trình nâng cao vai trò quôc tê của Nhat Ban hau hêt có
thé dé tiếp cận và được viết theo một phong cách dễ tiếp thu Các công trình trải rộng
trên nhiêu lĩnh vực từ nghiên cứu về đât nước Nhật Bản đên quan hệ quôc tê, nghiên cứu về an ninh — quôc phòng Các công trình với những nghiên cứu sâu sắc, tài liệu phong phú và các phụ lục hữu ích đã làm rõ quá trình Nhật Bản nâng cao vai trò của
mình trên trường quôc tê.
Cac công trình cũng đã nêu bật được những van dé cot lõi trong việc điêu chỉnh chính sách của Nhật Bản và tác động của điêu này đôi với quan hệ của Nhật Bản với
các quôc gia khác trong khu vực, trên thê giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Qua những nghiên cứu nay có thé nhận thay:
22
Trang 31- Nhật Bản có nhu cầu, mong muốn trải qua một số điều chỉnh chính sách trongnước cho đến khi nước này trở thành một “quốc gia bình thường” Trong khoảng thời
gian chuyền đổi nay, từ phía Nhật Bản có thé xuất hiện những hành vi xử sự bối rối,
khó có thé dự đoán
- Việc nâng cao vai trò chính trị, quốc phòng của Nhật Bản có thể làm dấy lênnhiều hoài nghi, nhưng điều này có thể thay đổi dần dần theo thời gian và nếu NhậtBản hành động như một quốc gia có trách nhiệm trên trường quốc tế
- Vai trò quốc tế của Nhật Bản trên thế giới và khu vực sẽ không thê được xácđịnh chỉ bởi một mình phía Nhật Bản, bởi vì các quốc gia khác cũng sẽ phải thực hiệncác vai trò tương ứng Nếu Nhật Bản mong muốn nâng cao vai trò quốc tế thì phải
được các quôc gia ủng hộ.
1.3.2 Diém can bô sung nghiÊn cứu
Có thê thay, điêm han chê của các tai liệu đã ra soát là chưa hệ thông hóa rõ ràng
quá trình nâng cao vai trò quôc tê của Nhật Bản Đặc biệt, là cân làm rõ khi nào giai
đoạn chuyền tiếp đó bắt đầu và kết thúc?
Các công trình nêu trên đã đưa ra được cái nhìn tương đối rõ ràng về việc nâng
cao vai trò quốc tế của Nhật Ban Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu, cậpnhật, làm rõ hơn về điều chỉnh chính sách của Nhật Bản liên quan đến nâng cao vaitrò quốc tế trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp và nhanhchóng từ đầu những năm 2000 đến năm 2016
Có thé thay, việc nghiên cứu về lý thuyết vai trò trong quan hệ quốc tế tại ViệtNam thực sự chưa có nhiều, là lĩnh vực rất cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu.Những van dé về vai trò, nâng cao vai trò, thay đối vai trò quốc gia gần như còn bỏngỏ trong bối cảnh Việt Nam, nhất là sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đối mới,
VỊ thế quốc gia Việt Nam đã có nhiều bước tiến, nâng cấp, thì việc nhìn nhận, đánh
giá vai trò quốc gia qua một lý thuyết là điều hết sức cần thiết
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành quả nghiên cứu trước đó, luận án mong
muôn giải quyết các vân đê:
23
Trang 32- Hệ thông hóa quá trình, các bước đi cụ thê nâng cao vai trò quôc tê của Nhật
Bản trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2016, và so sánh với giai đoạn trước đó;
- Chỉ ra và phân tích những nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài Nhật
Bản tác động chi phôi đên quá trình này;
- Rút ra các điêm nôi bật của quá trình;
- So sánh, nêu rõ những phản ứng của các chủ thê khác;
- Nhận xét và đánh giá về tác động, hệ quả, hệ lụy của việc Nhật Bản nâng cao
vai trò quôc tê của mình đôi với khu vực và thê giới.
24
Trang 33CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA VIỆC NÂNG CAO
VAI TRÒ QUỐC TẾ CỦA NHẬT BẢN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Ly thuyết vai tro trong khoa học xã hội
Khái niệm vai trò (role) bắt nguồn từ sân khấu kịch thời Hy Lạp — La Mã cô đại,nghĩa là một vai trong một cảnh diễn của vở kịch Từ nguồn gốc này, khái niệm vaitrò du nhập vào ngôn ngữ của khoa học xã hội châu Âu từ những năm 1920 — 1930như một khái niệm xã hội học và tâm lý học Vai trò bắt đầu được lý thuyết hoá thông
qua các công trình của George Herbert Mead, Jacob L.Moreno, Talcott Parsons va
Ralph Linton Nhiều quan điểm về lý thuyết vai trò nỗi lên và điều này đã dẫn đếnhình thành các nghiên cứu, tiếp cận liên ngành khác nhau xem xét vai trò trên các
khía cạnh như tương tác, biểu trưng, cấu trúc, tổ chức và nhận thức [B.J.Biddle, 1986,
pg.68] [Richard Ned Lebow, 2016, pg.73].
Vai trò được đóng bởi các cá nhân hay những người được gọi là “chủ thể”.Sarbin và Allen xác định ba khía cạnh quan trọng của vai trò cá nhân: số lượng vaitrò, nỗ lực thể hiện theo vai trò cụ thể và thời gian dành cho một vai trò so voi cácvai trò khác Họ lập luận rằng, vai trò của mỗi cá nhân càng đáp ứng được nhu cầucủa đời sống xã hội khi người đó, trong địa vị của mình, chuẩn bị tốt cho vai trò Việc
đảm nhận một số lượng lớn vai trò là thuận lợi bởi vì nó có nghĩa là một cá nhân được
liên kết với nhiều vai trò bổ sung khác trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội, và do
đó, được tích hợp chặt chẽ hơn vào các tiêu chuẩn của xã hội [Cameron G.Thies,
2010, pg.6338].
Điều kiện thay đôi có thé khiến một vai trò xã hội bị lỗi thời hoặc mat đi tínhhợp pháp, tính chính danh, trong đó có trường hợp như áp lực xã hội có thê dẫn đến
sự thay đổi vai trò Đồng thời, có sự tiễn hóa của các vai trò xã hội, một số vai trò
biến mắt và xuất hiện một số vai trò mới
* Một sô khái niệm:
25
Trang 34- Su thực hiện vai trò: những hành vi đã thé hiện ra bên ngoài của một chủ théliên quan đến vai trò mà người đó dang đóng Có thé có sự khác nhau đáng ké trong
cách thé hiện mà các chủ thé khác nhau đóng một vai trò giống nhau Trong thực tế,
mục đích của các chủ thể thực hiện vai trò có thể giống nhau nhưng con đường dé ditới mục đích này có thé rất khác nhau [B.J.Biddle & E.J.Thomas, 1966, pp.67-72]
- Những kỳ vọng về vai trò là những mong đợi của những người khác đối với
hành vi thích hợp mà các chủ thể thực hiện khi giữ một vai trò được định sẵn Paul F.
Secord và Carl W Backman chia những kỳ vọng về vai trò ra làm hai nhóm cơ bản:(1) những kỳ vọng mang tính tiên đoán và (2) những kỳ vọng mang tính quy chuan
cua vai trò [Paul F Secord, Carl W Backman, 1964, pg.457].
2.1.2 Lý thuyết vai trò trong quan hệ quốc té
Từ thập niên 1920 — 1930, những quan điểm về lý thuyết vai trò trong quan hệquốc tế dan dần được xây dựng và mở rộng [Sebastian Harnisch, Cornelia Frank,Hanns W.Maull, 2011, pg.9] Có những lý do cơ bản dé áp dụng lý thuyết vai trò ởcấp độ quốc gia Thứ nhất, bởi vì đặc tính và quan niệm vai trò có tính chất xã hội,chúng có thé được chia sẻ hiểu biết chung giữa hầu hết các cá nhân trong một quốcgia Thi hai, ngay cả khi các quan niệm về vai trò không được chia sẻ, hoặc được
chấp nhận chung, thì các cá nhân hoạch định chính sách đối ngoại nhân danh quốc
gia, thường dựa trên cơ sở ý tưởng của họ về vai trò của quốc gia của mình trên thế
giới va vai trò nào sẽ được chấp nhận trong chế độ của họ [Richard Adigbuo, 2007,
pg.89].
Ly thuyết vai trò lần đầu được đưa vào trong nghiên cứu về chính sách đối ngoại
của K.J.Holsti (1970) bàn luận các quan niệm về vai trò quốc gia và phân tích chínhsách đối ngoại Các học giả thường xuyên sử dụng quan điểm lý thuyết vai trò này cóthê liệt kê như Stryker, Statham (1985), Biddle (1979, 1986) Năm 1987, tác phẩmcủa Stephen G.Walker, “Lý thuyét vai trò và việc phân tích chính sách đối ngoại”(Role Theory and Foreign Policy Analysis), đã tạo ra bước tiến mới trong việc áp
dụng lý thuyết vai trò làm khung phân tích chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế.
Walker lập luận, rang lý thuyết vai trò có giá trị mô tả và diễn giải trong nghiên cứu
26
Trang 35chính sách đối ngoại [Stephen G.Walker, 1987, pg.5] Từ năm 2010, cách tiếp cận lýthuyết vai trò mới được chú ý trở lại trong nghiên cứu quan hệ quốc tế và phân tích
chính sách đối ngoại những năm 2010 với các tác phâm của Harnisch, Frank, và Maull
(2011), Cantir và Kaarbo (2012), Harnisch (2012), McCourt (2012), Thies (2012).
Sơ đồ 2.1 Vai trò quốc gia và các nhân tố tác động
Nguôn: K.Holsti, 1970, pg.245
Nguồn
| |
Lý thuyết vai trò trong quan hệ quốc tế tập trung vào vai trò của các cá nhân,
quốc gia và những nhân tố khác đặt trong bối cảnh quốc tế [Stryker và Statham, 1985,
pg.323] Lý thuyết vai trò giả định, rằng các quốc gia là các chủ thé thường có hành
vi ứng xử nhất quán với các vai trò xác định cụ thể của họ [Richard Adigbuo, 2007,
pg.89] Các quốc gia thường đóng một vai trò hoặc một tập hợp vai trò Vai trò có théđược xây dựng một phan từ bên trong, nhưng chính kỳ vọng của chủ thé khác mới là
then chốt, khi mà vai trò quốc gia phải đáp ứng với các yêu câu của hệ thông quốc tê
27
Trang 36[Cameron G.Thies & Marijke Breuning, 2011, pg.24] Do đó, theo Harnisch, vai tro
quốc tế của quốc gia là vị trí xã hội trong một nhóm quốc gia thành viên được hình
thành bởi các kỳ vọng bản ngã và kỳ vọng thay thế về các nhiệm vụ chức năng của
vai trò quốc gia đối với nhóm [Sebastian Harnisch, 2013, pg.3] Vai trò quốc tế có ýnghĩa trong tương tác quốc tế và cau trúc trật tự quốc tế Vai trò này không chỉ tạo ra
hành vi mà còn tạo thành các nhân tố quốc tế (các thành viên được công nhận của
cộng đồng quốc tế, vai trò lãnh đạo/vai trò phụ thuộc, vai trò khởi xướng) và các cầu
trúc quốc tế (như vai trò thiết lập các thể chế, vai trò cân bằng) Cộng đồng quốc tế
xác định quốc gia nao được coi là một chủ thé, vai trò nào có thé chấp nhận được,
chủ thể có vai trò cao hay thấp, vai trò nên được ban hành như thế nào, và quốc gia
nào có khả năng thực hiện chúng.
Việc các quốc gia thực hiện vai trò của mình sẽ đưa tới đánh giá vai trò Sự đánhgiá vai trò là sự thê hiện sự tán thành hay không tán thành với hành vi vai trò củachính quốc gia đó hoặc quốc gia khác Mức độ một quốc gia tuân theo các kỳ vọngmang tính quy chuẩn của vai trò mà quốc gia đó nắm giữ là thước đo về sự hoàn thànhtrách nhiệm của vai trò Một nhóm các quốc gia đều sở hữu những tiêu chuẩn mà họ
sử dụng dé tô chức và đánh giá hành vi vai trò Sự đánh giá liên quan đến việc taonên những đánh giá “tích cực” hay “tiêu cực” về một hành vi vai trò cụ thê Mặc dù,
sự đánh giá bởi các quốc gia khác là một phần quan trọng của lý thuyết vai trò, nhưng
tự nhận thức và tự đánh giá của chính quốc gia về hành vi vai trò của mình thậm chí
lại còn quan trọng hơn.
Các vai trò là khác nhau về tình trạng và phân hạng Trong đó, “vai trò địa vịcao” có số lượng tương đối ít, được tìm kiếm nhiều và thường bị hạn chế đối với một
số nhóm nhân tố nhất định Các chủ thể đóng vai trò địa vị cao (High-status Roles)thường thé hiện những vai trò, đặc quyền riêng của họ và họ có những “tay sai” giữ
gìn trật tự cho họ Vai trò địa vị cao, cho dù ở quốc gia đang lên như Trung Quốc, lâu
đời như Pháp hay trung lập như Thụy Sĩ, mang lại những nghĩa vụ đặc biệt cho họ.
Điều này khiến các quốc gia đảm nhận những vai trò này phải thực hiện trách nhiệm
và tuân theo một chuân mực cao hơn trong hành vi cua họ so với các quốc gia khác.
28
Trang 37Các quốc gia này dé bị tốn thương hơn những nước khác khi bị chỉ trích vi phạm cácchuẩn mực vai trò mình đang đảm nhận (sự đánh giá vai trò), do đó, có thể lại làm
ảnh hưởng xấu đến vị thế của họ, và thậm chí, gây ra một cuộc khủng hoảng tồn vong
Điều này đã xảy ra với vị thế trung lập của Thụy Sĩ, khi họ hợp tác với Đức Quốc xãtrong Chiến tranh thế giới thứ hai, và việc các ngân hàng của nước này chiếm đoạt
tài sản gửi của những nạn nhân diệt chủng bị phơi bày [Richard Ned Lebow, 2016,
pp.73-75,105].
Các gói quy tắc do các quốc gia có vai trò dia vi cao dé ra được xem như là trụcột trong trật tự xã hội quốc tế Vì thế, một phan quan trọng trong quan hệ quốc tế làcuộc cạnh tranh dé tìm kiếm, thể hiện các vai trò địa vị cao và các đặc quyền đi kèmhoặc sự chuyền đôi các vai trò địa vị thấp thành các địa vị cao Tuy nhiên, sự nhậnthức về các vai trò ở trong một quốc gia không phải lúc nào cũng giống với các quốcgia khác, và những khác biệt này có thé biến thành nguồn gốc căng thang và xung
đột, nhất là trong trường hợp các quốc gia cạnh tranh nhau về vai trò lãnh đạo quốc
tế Lãnh đạo quốc tế được định nghĩa là vai trò xã hội, bao gồm kỳ vọng của mộtnhóm các quốc gia đối với một hoặc nhiều thành viên nhóm dé nâng cao mục tiêucủa nhóm này Điều này bao gồm việc chuyên giao một phan năng lực chính sáchquốc gia và các nguồn lực cho lãnh đạo nhóm quốc gia đó [Sebastian Harnisch, 2013,pg.20] Do đó, lãnh đạo quốc tế đòi hỏi phải có cả quyền lực cứng và mềm, đó là sự
lãnh đạo thông qua đại diện cho lợi ích của nhóm quốc gia (tính hợp pháp đầu vào
của lãnh đạo) và đạt được hiệu quả các mục tiêu của nhóm (tính hợp pháp dau ra) Détheo đuổi chức năng lãnh đạo, quốc gia giữ vai trò cần có “vốn xã hội”, trong đóniềm tin là giá trị quan trọng nhất Vì thé, các quốc gia tăng cường thé hiện các thànhtựu chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của họ Thông qua việc quảng bá các giá trị,bản sắc, các quốc gia tích cực tìm kiếm “quyền lực mềm” cho mình Không chỉ các
quôc gia ở vi trí lãnh đạo, mà ngày càng có nhiêu quôc gia tìm kiêm “quyên lực
! Cohen và Prusak (2001) định nghĩa về vốn xã hội: bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con
người với nhau: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách nối kết
những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm cho việc phối hợp hành động có khả năng
thực hiện được.
29
Trang 38mêm” Quyên lực mêm góp phân làm tăng ảnh hưởng của quôc gia, thậm chí còn làm giảm những no lực “phan kháng” của các nước khác.
Quá trình nâng cao vai trò quôc tê được cụ thê qua các câp độ như Sebastian
Harnisch, Cornelia Frank, Hanns W.Maull đã sơ đồ hóa như sau:
Sơ đồ 2.2 Sự thay đổi vai trò về mức độ, cơ chế
thuyết phục
Điêu chỉnh đặc điêm và các lợi ích
Tái định hình đặc
điểm; Xã hội hóa
thông qua bản
thân
Nguồn: Sebastian Harnisch, Cornelia Frank, Hanns W.Maull (2011)
Như vậy, để có đảm bảo được vai trò lãnh đạo quốc tế, quốc gia, hay nhóm quốcgia đó cần có sức mạnh của cường quốc Vào thế kỷ XIX, nhà sử học người Đức OttoRanke đã mô tả cường quốc như là một trạng thái có thé duy trì một trường ảnh hưởngđược các cường quốc khác tôn trọng Trạng thái cường quốc nhận được sự thừa nhận
về thể chế tại Hội nghị Vienna 1815, đã chính thức hóa những gi Edward Keene gọi
là “phân loại quyền lực” dựa trên khả năng của các quốc gia [Richard Ned Lebow,
2016, pg.83] Cường quốc thường đi kèm các quyền đặc biệt và trách nhiệm tươngứng, bao gồm nhiệm vụ duy trì trật tự quốc tế Các quốc gia có quyên lực lớn côngnhận chủ quyền của nhau, ít nhất là về mặt pháp lý, dé hạn chế sự xâm lược lãnh thé
của nhau Bằng cách tạo ra một xã hội phân tầng, họ cũng ngầm định hợp pháp hóa
sự can thiệp chống lại các chủ thé ở cấp thấp hơn Trạng thái cường quốc phải đượccác quốc gia khác công nhận, chứ không phải mọi quốc gia đáp ứng các tiêu chí đềuđược công nhận là quyên lực lớn Richard Ned Lebow (2016) cho rằng, điều này là
30
Trang 39hiển nhiên trong quan hệ quốc tế đương đại, nhưng ít có khả năng dẫn đến các cuộc
chiến giữa các quyền lực lớn Dé trở thành một quyền lực lớn, một quốc gia tham
vọng phải có được “các chi dau trạng thái” liên quan đến nhân dạng quyên lực lớn và
thuyết phục các quyền lực lớn hiện hành rằng nó xứng đáng với trạng thái này Trong
lịch sử, một quốc gia được công nhận là cường quốc chủ yếu là dựa vào sức mạnhquân sự của nó Đến thé kỷ XVIII, sự thé hiện phô diễn hoành tráng trở thành tiêu chi
ngày càng quan trọng Đó là các đại cung điện, công viên và các hình thức trang
hoàng thành phố cũng như nghệ thuật biểu diễn, khoa học và y học Cuối thé ky XIX,
sức mạnh công nghiệp, thuộc địa và các hạm đội trở thành tiêu chí quan trọng Trong
nửa sau của thế kỷ XX, sự thịnh vượng của quốc gia, vũ khí hạt nhân, thám hiểm
không gian, giải thưởng Nobel và huy chương Olympic là các tiêu chí thay thế Các
cường quốc phải thé hiện sự sẵn sang va có thé duy trì giá trị cốt lõi của xã hội quốc
tế Họ chủ trì các hội nghị quốc tế, tham gia vào các cuộc vận động, và dự kiến sẽ
dam nhận một loạt các trách nhiệm tương xứng với tinh trạng vi thế của họ Khả năng
chi phối của họ luôn dựa trên sự kết hợp giữa quyền lực và tính hợp pháp Nguyên
tac này đã được chấp nhận bởi các cường quốc lớn tại Hội nghị Vienna (1815)[Richard Ned Lebow, 2016, pg.78] Các gói quy tắc đã trở nên dày dặn hơn theo thờigian, và các cường quốc phải giới hạn hơn trong hành vi của họ và chịu trách nhiệm
về việc duy trì trật tự quốc tế và các giá trị cơ bản của nó Vai trò phải đi kèm với
trách nhiệm cũng như đặc quyên Các cường quốc đã thể hiện mức độ trách nhiệm
khác nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, các quốc gia quyềnlực lớn vẫn thỉnh thoảng vi phạm chuẩn mực dưới con mắt của các cường quốc khác
và công chúng quốc tế Mặc dù vậy, họ ít khi bị trừng phạt, và trong con mắt các quốc
gia đang lên, có khao khát vươn lên được công nhận là những cường quốc lớn, thì
việc
Quốc gia đang lên là thuật ngữ áp dụng đối với các quốc gia được cho là đanggia tăng sức mạnh va tam vóc ảnh hưởng của họ dé gia nhập hàng ngũ của các cườngquốc Trong lich sử, guốc gia đang lên có thé được xác định theo tỷ lệ thu nhập quốc
gia được phân bé cho quân đội và tần suất mà nó tham gia vào chiến tranh Dé chế
Thụy Điền thế ky XVII, dé chế Nga và Phổ (Đức) vào thế ky XVIII, dé chế quân
31
Trang 40phiệt Nhật Bản trong thế ky XIX và XX đã mức có chi tiêu không cân xứng, cụ thé
là, chi tiêu cho lực lượng vũ trang của họ đã chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách quốc gia
và đặc biệt có hành vi hiếu chiến, hung hăng Hầu hết các quyên lực đang lên đều gây
sự hoặc chiến tranh chống lại các quốc gia non yếu hơn hoặc một quốc gia từng là
quyền lực lớn nhưng lại bị suy giảm sức mạnh
Qua phân tích lý thuyết vai trò, có thể rút ra các điểm như sau:
(*) Những diém đã được thong nhất:
Lý thuyết vai trò đã được sử dụng bởi nhiều học giả nghiên cứu quan hệ quốc
tế xem đó như một thuật ngữ công cụ phân tích Lý thuyết vai trò cung cấp mộtphương tiện đánh giá sự tương tác giữa các biến số bên trong và bên ngoài đối với
vai trò của chủ thé Lý thuyết vai trò có thé dùng để giải thích về những điểm bat
thường trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của một quốc gia Thực thi một vai
trò có thé dẫn đến việc một nha nước thực hiện các hành động mâu thuẫn với lợi ích
quốc gia của mình - do đó, cho phép nhà phân tích có thê tách biệt lợi ích quốc gia
khỏi quyền lực quốc gia Lý thuyết vai trò cho phép chúng ta nhận diện được vai tròcủa một quốc gia trong đời sống quốc tế; cho phép chúng ta xác định được những mô
hình hành vi mà quốc gia nay phải thực hiện dé thỏa mãn những mong đợi của chủ
thé khác sao cho phù hợp với những vai trò đó Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thé so
sánh được vai trò có thứ hạng cao hay thấp trong tương quan giữa các quốc gia
(*) Những điểm chưa thong nhất:
Tuy nhiên, trong khi lý thuyết vai trò cung cấp một hộp công cụ khái niệmphong phú, nó vẫn còn có mặt chưa hoàn thiện về phương pháp theo nghĩa là cần
nghiên cứu một cách có hệ thống Việc vận dụng lý thuyết vai trò vẫn còn khá mới
mẻ và bản thân lý thuyết vai trò vẫn còn mới, các định nghĩa còn cần được làm rõ
hơn và có sự bô sung.
Lý thuyết vai trò được phát triển chủ yếu trong các chuyên ngành khoa học nhưtâm lý học và xã hội học và vay mượn quan điểm hoàn toàn từ các ngành này khiđược vận dụng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế Vì thé, cũng lam day lên những nghỉ
32