Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

121 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm qua, ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh phúc đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động giáo dục đào tạo, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Song trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kỳ mới thì ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên còn có những hạn chế, bất cập như: tư tưởng chưa ổn định, trình độ, năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn yếu, ... Như vậy, thực tiễn đặt ra một vấn đề cấp bách là cần phải có những biện pháp khả thi bồi dưỡng ĐNGV và quản lý bồi dưỡng ĐNGV, đảm bảo cho họ có đủ phẩm chất và năng lực, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung và ĐNGV nói riêng. Nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, thị xã Phúc Yên nói riêng, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập với giáo dục thế giới, tác giả chọn đề tài "Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” để làm luận văn thạc sĩ.

Trang 3

1.2 Nội dung quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung

Trang 4

Vĩnh Phúc 27

Chương 2 THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ BỒIDƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔTHÔNG THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC,

2.1 Đánh giá thực trạng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung

học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 332.2 Đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 38

Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNGĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNGTHỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC, HIỆN

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với xu thế toàn cầu hóa, sự bùngnổ của công nghệ thông tin thì sự phát triển toàn diện của một đất nước khôngchỉ dựa vào tài nguyên, vốn kỹ thuật mà yếu tố quyết định chính là nguồn lựccon người, tiềm năng và năng lực sáng tạo con người Con người được xem nhưlà nguồn tài nguyên vô giá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó giáo dụcvà đào tạo đóng vai trò quan trọng tạo ra nguồn tài nguyên đó Chính vì vậy,Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục làquốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,trong đó đổi mới cơ chế giáo dục, phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý là khâuthen chốt” [18, tr.7]

ĐNGV là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đàotạo trong các nhà trường Hoạt động chủ đạo của giáo viên là dạy học, giáo dụcnhằm phát triển toàn diện nhân cách của học sinh theo mục tiêu giáo dục đãđược Đảng, Nhà nước xác định Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ:“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tônvinh Giáo viên phải có đủ đức, tài” [16, tr.4] Do vậy, bồi dưỡng ĐNGV cóphẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp tốt, có năng lực chuyên môn giỏi luônlà mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo các nhà trường.

Để xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo đưa ra 11 giải pháp, trong đó nêu rõ: "Tổ chức các chương trìnhđào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo.

Tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV theo các

chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứngđược nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới " [7, tr.20]

Trang 6

Quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao chất lượngĐNGV Trong chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020, công tác quản lýđược xem là khâu đột phá trong việc đề ra các mục tiêu và giải pháp phát triểngiáo dục, nâng cao chất lượng ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục Muốn đạtđược các mục tiêu trên cần hết sức xem trọng quản lý bồi dưỡng ĐNGV.

Chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030 khẳng định: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục quyết định việc hiện thực hoá mọi chủ trương đường lối giáo dục củaĐảng và Nhà nước, quyết định sự phát triển quy mô cũng như chất lượng củagiáo dục Đội ngũ nhà giáo yếu, kém, bất cập không có động lực dạy học vàphấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức thì dù có chươngtrình, sách giáo khoa hay, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đạivẫn không thể đảm bảo được chất lượng giáo dục Có đội ngũ nhà giáo và cánbộ quản lý giáo dục tốt thì mới phát huy tác dụng tích cực của các điều kiệnkhác đảm bảo chất lượng giáo dục”.

Trong những năm qua, ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên,tỉnh Vĩnh phúc đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động giáo dục đào tạo,góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Song trước yêu cầu ngàycàng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kỳ mới thì ĐNGV trunghọc phổ thông thị xã Phúc Yên còn có những hạn chế, bất cập như: tư tưởngchưa ổn định, trình độ, năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn yếu, Như vậy, thực tiễn đặt ra một vấn đề cấp bách là cần phải có những biện phápkhả thi bồi dưỡng ĐNGV và quản lý bồi dưỡng ĐNGV, đảm bảo cho họ cóđủ phẩm chất và năng lực, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng nguồn nhân lựcnói chung và ĐNGV nói riêng Nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứuvề bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông thị xã PhúcYên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trang 7

Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần vào sự nghiệpphát triển giáo dục trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, thị xã PhúcYên nói riêng, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập với giáo dục thế giới, tác giả

chọn đề tài "Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thị xãPhúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” để làm luận văn thạc sĩ.

2.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Khổng Tử (551 – 479 TCN) nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc cổđại đã đề cao vai trò giáo dục đối với sự phát triển xã hội và phát triển nhâncách Ông đã để lại những tư tưởng lớn về xây dựng và phát triển đội ngũ cácnhà giáo dục Bản thân Khổng Tử là một nhà giáo Hơn 2/3 cuộc đời ông làmnghề dạy học Ông là một người thầy mẫu mực được tôn vinh là “vạn thế sưbiểu” (người thầy của muôn đời) Theo Khổng Tử, đối với người thầy cầnphải có thái độ khiêm tốn và tinh thần ham học: “học nhi bất yếm” (họckhông biết chán) và: “hối nhân bất quyện” (dạy không biết mỏi) Người thầyphải làm gương cho học trò: “dĩ thân tác tắc” (lấy bản thân làm gương) Từnhững tư tưởng đó, ông đặt ra yêu cầu cao đối với người thầy, đòi hỏi ngườithầy phải tự học, tự bồi dưỡng cả phẩm chất và tài năng Đồng thời cả xã hộiphải coi trọng người thầy, quan tâm chăm sóc người thầy về mọi mặt.

Thời kỳ tiền tư bản, do ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn thời kỳ vănhóa phục hưng, trên thế giới xuất hiện một số nhà giáo dục mang tư tưởngtiến bộ, tiêu biểu là J.A.Komenxki (1592-1670) và J.J Rutxo (1712-1778)…J.A.Komenxki đề cao vai trò của giáo dục, của nhà trường trong giáo dục, rènluyện và hoàn thiện nhân cách con người Ông nhấn mạnh giáo dục cho mỗingười để họ trở thành con người theo đúng nghĩa con người Nhà trường làxưởng chế tạo ra nhân đạo, ra hạnh phúc, ra con người chân chính Chính vìvậy, J.A.Komenxki đề cao và tôn vinh nghề dạy học Ông quý trọng ngườithầy và cho rằng người thầy là “người nặn tượng cao cả” Ông yêu cầu ngườithầy phải mẫu mực, trong sáng về đạo đức, phải có năng lực chuyên môn giỏi,

Trang 8

có lương tâm và trách nhiệm của người thầy Ông để lại nhiều tác phẩm, chứađựng những tư tưởng giáo dục bồi dưỡng cho người thầy.

Sau khi Cách mạng tháng 10 Nga thành công, nhà nước Xô Viết nontrẻ đứng trước muôn vàn thử thách trong vòng vây của kẻ thù Lê nin đãthấy được vai trò to lớn của giáo dục đối với sự nghiệp xây dựng đất nướcchống lại thù trong giặc ngoài Lê nin đánh giá cao vị thế xã hội và vai tròcủa người thầy trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cũng như trong sựnghiệp cách mạng Người khẳng định giáo viên có nhiệm vụ truyền bá giáodục, trước hết phải trở thành đội quân chủ yếu của sự nghiệp giáo dục xãhội chủ nghĩa Thầy giáo phải hòa mình vào cuộc đấu tranh của quầnchúng Ngành sư phạm phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động của giáo giớitheo yêu cầu của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Trong bài phát biểu về: “Công tác của Bộ giáo dục dân ủy” Lê nin yêucầu các cấp bộ đảng phải chăm lo giáo viên, lôi cuốn họ, tổ chức họ, cán bộđảng phải lắng nghe ý kiến của giáo giới, tổng kết kinh nghiệm của họ tronggiáo dục” [34, tr 356, 366].

Một trong những di sản to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục làtư tưởng của Người về xây dựng đội ngũ nhà giáo “vừa hồng vừa chuyên” HồChí Minh đánh giá cao vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục Ngườinói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục” [37, tr 183] Người khuyêncán bộ giáo viên: chớ tự túc, tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại, mà dừng lại làlùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải trước, cho nên phải cố gắng học tập để cảitạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xãhội” [36, tr 489] Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở từ chính phủ đến địaphương các cấp, các ngành phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV.

Những năm đầu của thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học - công nghệvới những bước tiến nhảy vọt, thế giới chuyển từ nền văn minh công nghiệpsang nền văn minh trí tuệ Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hoá

Trang 9

là xu thế tất yếu, có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của tất cả các quốcgia trên thế giới Sự vận động của nền kinh tế toàn cầu hướng tới một giaiđoạn phát triển mới - giai đoạn kinh tế tri thức.

Giáo dục đang bước ra khỏi vị trí truyền thống là một bộ phận kiến trúcthượng tầng để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Nhà trường không còndừng ở việc truyền bá tri thức mà còn là nơi sản sinh tri thức và áp dụng trithức để góp phần đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, tạo giá trị giatăng cho sản phẩm Với tư cách là công cụ sản sinh, truyền bá và áp dụng trithức, giáo dục có vai trò quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của các quốcgia Nó vừa là động lực cho việc thực hiện kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng choviệc hình thành xã hội tri thức.

Trên thế giới, vấn đề quản lý giáo dục, quản lý trường học và quản lýĐNGV rất được quan tâm nghiên cứu Giáo sư Stanislaw kowalski khi nghiêncứu về xã hội học giáo dục và giáo dục học đã khẳng định thầy giáo như làkhâu kết hợp nhà trường với môi trường và đề cập đến các loại quản lý vàphong cách quản lý nhà trường, vai trò xã hội và trình độ nghề nghiệp củathầy giáo.

Ở Việt Nam nhiều tác giả đã nghiên cứu chuyên sâu về quản lý giáo dục,bồi dưỡng ĐNGV Tác giả Trần Kiểm nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thốngnhững vấn đề về quản lý, quản lý giáo dục, phân tích rất cụ thể quá trình quảnlý giáo dục, các chức năng, nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản lý giáo

dục Trong cuốn “Một số vấn đề cơ bản về giáo dục phổ thông trung học”,

(1998), tác giả Nguyễn Hữu Dũng đã đưa ra những vấn đề về xu thế phát triểngiáo dục trung học phổ thông trên thế giới, vị trí mục tiêu của giáo dục trunghọc và quản lý trường trung học Các tác giả Chu Mạnh Nguyên, Mai QuangTâm, Dương Thúy Giang, Đỗ Thị Hòa nghiên cứu một cách hệ thống nghiệpvụ quản lý trường trung học cơ sở và trường tiểu học, đặc biệt trong đó đã chitiết hóa công tác quản lý, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá ĐNGV Vấn đề quản lý

Trang 10

giáo dục trong nhà trường, vai trò của hiệu trưởng trong quản lý trường trunghọc phổ thông Lao động sư phạm của ĐNGV cũng được các tác giả Trần ThịTuyết Oanh, Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Diệu, LêTràng Định nghiên cứu chuyên sâu.

Qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, chúng ta đã xây dựng đượcmột hệ thống giáo dục liên thông và hoàn chỉnh từ giáo dục mầm non đến giáodục đại học đáp ứng một cách tích cực nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực và bồi dưỡng nhân tài của xã hội Trong suốt tiến trình đó hệ thống giáodục Việt Nam không ngừng xây dựng và phát triển ĐNGV với quan điểm:

Chất lượng ĐNGV là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục.

Nghiên cứu về bồi dưỡng ĐNGV và quản lý bồi dưỡng ĐNGV, nhiều

tác giả quan tâm và thành công với đề tài này Đề tài cấp Bộ “Các giải phápbồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Đồng bằngsong Cửu Long”, do Nguyễn Thị Quy làm chủ nhiệm, đã tiến hành khảo sát

thực trạng ĐNGV tiểu học và thực trạng dạy học tiểu học ở đồng bằng sôngCửu Long, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượngĐNGV tiểu học Đồng bằng sông Cửu Long.

Tác giả Nguyễn Thị Hải, viện Chiến lược và Chương trình giáo dục trong

bài: “Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên trung học chuyên nghiệp” đã

luận giải vai trò của giáo dục trung học chuyên nghiệp trong việc đào tạo họcsinh có trình độ học vấn, sức khỏe, đạo đức và khả năng thích ứng cao với thịtrường lao động Tác giả cho rằng việc tổ chức giảng dạy phải phát huy đượctính tích cực của người học, vì thế cần xây dựng chương trình bồi dưỡng chogiáo viên đảm bảo cho họ thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo đặt ra.

Tác giả Nguyễn Sĩ Trung trong bài viết: “Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụsư phạm cho giảng viên trẻ ở Đại học Giao thông vận tải hiện nay” đã phân

tích thực trạng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên trẻ và tình hình bồidưỡng giảng viên trẻ của nhà trường, từ đó đề xuất những giải pháp bồi

Trang 11

dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ của Trường Đại họcGiao thông vận tải.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Hồng Lượng “Những giải pháp bồidưỡng giáo viên trường dạy nghề” (1996) đã đề cập đến thực trạng bồi dưỡng

giáo viên ở các trường dạy nghề và đề xuất những giải pháp bồi dưỡng vàquản lý bồi dưỡng giáo viên trường dạy nghề.

Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quốc Nghị “Tổ chức hoạtđộng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường Quân sựQuân khu 4” (2008), đã đề cập đến những vấn đề tổ chức hoạt động bồi

dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên trong lịch sử Thực trạng và nhữngvấn đề thực tiễn, đặt ra cho tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạmĐNGV Trường Quân sự Quân khu 4 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đãnghiên cứu, tác giả đề xuất 4 biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lựcsư phạm cho ĐNGV như: kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng; tổ chức điềuhành hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng và tạođiều kiện sư phạm thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng.

Tác giả Lã Hồng Phương với luận văn thạc sĩ: “Bồi dưỡng năng lực dạyhọc cho học viên sư phạm ở Học viện Chính trị hiện nay” (2011) đã luận giải

cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực dạy học, trên cơ sở đóđề xuất những biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học như: củng cố xu hướngnghề nghiệp sư phạm; kết hợp giữa trang bị tri thức chuyên ngành với bồidưỡng tri thức nghiệp vụ sư phạm; đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng; pháthuy vai trò tự bồi dưỡng và phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong bồi dưỡng.

Tác giả Nguyễn Thị Thảnh với đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục:

“Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực ở Ban quản lý đầu tư xây dựngkhu đô thị mới Thủ Thiêm” (2013), đã luận giải những nét đặc thù của nguồn

nhân lực ở Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, thực trạng

Trang 12

chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực để đề xuấtcác biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực của Ban.

Tác giả Lê Thị Kim Trinh, với đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục:

“Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểmthẩm mỹ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” (2013), đã làm rõ năng lực sư

phạm, những vấn đề cơ bản về tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm của giáoviên dạy nghề trang điểm Tác giả đã đề xuất 4 biện pháp bồi dưỡng năng lựcsư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ: xây dựng kế hoạch; tổchức hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng và tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động tự bồi dưỡng.

Tóm lại, các công trình và các luận văn nêu trên đã luận giải ở nhiềukhía cạnh khác nhau, về bồi dưỡng ĐNGV và quản lý bồi dưỡng ĐNGV vớitư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục đào tạo trong các nhà trường Cáccông trình đều khẳng định tầm quan trọng của bồi dưỡng và quản lý bồidưỡng ĐNGV Đã làm rõ được nhiều vấn đề cơ sở lý luận thực tiễn của bồidưỡng và quản lý bồi dưỡng ĐNGV.

Qua việc nghiên cứu, tham khảo các công trình nghiên cứu nêu trên, cóthể rút ra một số nhận xét sau đây:

Một là, vấn đề bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng ĐNGV có tầm quan trọng

đặc biệt, luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục.Chính vì vậy, quản lý giáo dục đào tạo nói chung và quản lý bồi dưỡng ĐNGVnói riêng đã được đề cập và được nghiên cứu từ rất lâu trong lịch sử giáo dục ởcác nước phương Tây, phương Đông và ở nước ta.

Hai là, các công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu hoạt

động dạy học của ĐNGV, những cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng và quản

lý bồi dưỡng ĐNGV Một số công trình đi vào cụ thể hóa bồi dưỡng và quản

lý bồi dưỡng ở từng lĩnh vực, từng nhà trường trên những địa bàn với nhữngnét đặc thù nhất định.

Trang 13

Ba là, vấn đề bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng ĐNGV được nhiều tác

giả nghiên cứu chủ yếu ở góc độ lý luận, một số công trình mang tính kinhviện, chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất, những khái niệm cơ bản Cònít những công trình quan tâm giải quyết những đòi hỏi cấp bách của thực tiễnlà làm thế nào để bồi dưỡng và quản lý tốt việc bồi dưỡng ĐNGV trườngtrung học phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nóichung và chất lượng của ĐNGV nói riêng.

Bốn là, vấn đề bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng ĐNGV tuy đã có những

công trình chuyên khảo, đề tài khoa học, luận văn nghiên cứu ở các khíacạnh khác nhau, ở các lĩnh vực giáo dục đại học, giáo dục phổ thông, cácnhà trường quân sự nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về bồi dưỡngvà quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông ở thị xã Phúc Yên, tỉnhVĩnh Phúc.

Do đó, đề tài: “Quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông thị xãPhúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” là một nội dung mới, đáp ứng những đòi

hỏi cấp thiết từ thực tế bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổthông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý bồi dưỡng ĐNGVtrung học phổ thông, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý bồidưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng ĐNGV trung học phổ thông thị xã PhúcYên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về bồi dưỡng và quản lý bồidưỡng ĐNGV trung học phổ thông.

Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồidưỡng ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

Trang 14

Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông thịxã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Khách thể nghiên cứu

Bồi dưỡng ĐNGV Trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

* Đối tượng nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh

Vĩnh Phúc hiện nay.

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng

ĐNGV trung học phổ thông ở 4 trường: Trường trung học phổ thông BếnTre; Trường trung học phổ thông Phúc Yên; Trường trung học cơ sở và trunghọc phổ thông Hai Bà Trưng; Trường trung học phổ thông Xuân Hòa

Các số liệu điều tra, khảo sát sử dụng để nghiên cứu trong phạm vi 5năm từ năm 2010 đến 2014.

5 Giả thuyết khoa học

Bồi dưỡng ĐNGV là một vấn đề rộng lớn, phức tạp với nội dung,hình thức hết sức đa dạng, phong phú Do vậy, quản lý bồi dưỡng ĐNGVbị chi phối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố Nếu trong quản lý bồi dưỡngĐNGV, các chủ thể quản lý thực hiện đồng bộ và có hiệu quả những vấn đềnhư: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục đối vớibồi dưỡng ĐNGV; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bồidưỡng ĐNGV một cách khoa học, chặt chẽ; Tổ chức quản lý và phối hợpchặt chẽ các lực lượng bồi dưỡng ĐNGV; Quản lý đổi mới nội dung, hìnhthức và phương pháp bồi dưỡng ĐNGV; Phát huy vai trò chủ động, tíchcực của ĐNGV trong tự bồi dưỡng; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kếtquả bồi dưỡng, kịp thời sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và xây dựng môitrường sư phạm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng, tự bồi

Trang 15

dưỡng ĐNGV thì sẽ quản lý tốt việc bồi dưỡng ĐNGV, góp phần nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo nói riêng và chất lượng giáo dục của nhàtrường nói chung.

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vậtbiện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt tư tưởng giáo dục và quảnlý giáo dục của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam; chủ trươngchính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý ĐNGV, về bồi dưỡng ĐNGVtrong các nhà trường Đồng thời tác giả vận dụng phương pháp luận nghiêncứu của khoa học quản lý giáo dục.

Qúa trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc, quan điểm lôgíc – lịch sử và quan điểm thực tiễn để luận giải nhiệmvụ của đề tài.

-* Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa họcchuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứuthực tiễn, Cụ thể là:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệulý luận chuyên ngành, liên ngành, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các vănbản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực giáo dục đào tạo; cáccông trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu ; các báo cáo,sơ kết, tổng kết của các nhà trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnhVĩnh Phúc về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng ĐNGV.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát sư phạm: tiến hành quan sát hoạt động bồidưỡng tại các nhà trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh VĩnhPhúc và hoạt động tự bồi dưỡng của ĐNGV nhà trường.

Trang 16

Tiến hành điều tra, khảo sát 02 cán bộ quản lý giáo dục của Phòng Giáodục thị xã Phúc Yên; 28 cán bộ quản lý (ban giám hiệu và tổ trưởng bộ môn)và 90 giáo viên của các nhà trường để đánh giá thực trạng bồi dưỡng và quảnlý bồi dưỡng ĐNGV.

Nghiên cứu các sản phẩm bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng ĐNGVnhư chương trình, kế hoạch, báo cáo, thống kê, đăng ký kết quả bồi dưỡngcủa nhà trường.

Toạ đàm với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường để thực hiệnmục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

Tiến hành xin ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm bồi dưỡng và quảnlý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu nhằm đánh giá chính xác kếtquả điều tra khảo sát thu được

7 Ý nghĩa của đề tài

Luận văn được nghiên cứu thành công sẽ đóng góp làm phong phúthêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡngĐNGV trung học phổ thông.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồidưỡng ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Luậnvăn giúp lãnh đạo các trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh VĩnhPhúc phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế trong bồi dưỡng vàquản lý bồi dưỡng ĐNGV của nhà trường.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu thamkhảo cho việc đề xuất các biện pháp nhằm quản lý tốt hơn việc bồi dưỡngĐNGV ở các trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên nói riêng và tỉnhVĩnh Phúc nói chung.

8 Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (8 tiết); kết luận và kiếnnghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.

Trang 17

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNGĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.1.1 Khái niệm đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Giáo viên là những người lao động trí óc, thực hiện nhiệm vụ dạy họctrong các nhà trường phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp Theo Luật Giáodục (Đã được sửa đổi bổ sung năm 2009) định nghĩa: “Nhà giáo giảng dạy ởcác cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trìnhđộ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên”[35, tr 94] Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáodục trong nhà trường gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn,giáo viên phụ trách đoàn đội ( Điều 30, Chương IV, Điều lệ Trường trung học)

Giáo viên trung học phổ thông phải đạt tiêu chuẩn sau: Phẩm chất đạo

đức trong sáng; đạt trình độ chuẩn về đào tạo chuyên môn; đủ sức khỏe theoyêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng.

Nhiệm vụ của giáo viên: Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý

giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục; gươngmẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ củanhà trường; giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhâncách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợiích chính đáng của người học; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng caophẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mớiphương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về đội ngũ Khái niệm đội ngũ đượcdùng một cách rộng rãi cho các tổ chức xã hội như: đội ngũ cán bộ công chức,đội ngũ văn nghệ sĩ, đội ngũ trí thức… đều xuất phát từ cách hiểu thuật ngữtrong quân sự về đội ngũ “Đó là một tổ chức gồm nhiều người, tập hợp thành

Trang 18

một lực lượng” Theo Từ điển Tiếng Việt thì đội ngũ là: “Số đông người sắpxếp có thứ tự” [42, tr 321] Theo lý luận khoa học quản lý thì đây là một độicông tác, trong đó các cá nhân kết hợp với nhau, thường xuyên trau dồi kinhnghiệm, học hỏi lẫn nhau để đạt được mục tiêu và kế hoạch của tổ chức đặt

ra Tác giả Đặng Quốc Bảo: “Đội ngũ là một tập thể người gắn kết với nhau,cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc nhau về vật chất, tinh thần và hoạtđộng theo một nguyên tắc”.

Các khái niệm về đội ngũ tuy khác nhau, nhưng đều thống nhất chorằng: Đội ngũ là một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lựclượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặckhông cùng, nhưng đều có chung một mục đích nhất định đội ngũ là tập hợpgồm nhiều cá thể, hoạt động qua sự phân công, hợp tác lao động, có chungmục đích, lợi ích và ràng buộc với nhau bằng trách nhiệm pháp lý.

Trong giáo dục, thuật ngữ đội ngũ được sử dụng rộng rãi như: ĐNGV,đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ học sinh, đội ngũ sinh viên…

Theo Luật giáo dục, Điều lệ và Quy chế trường học thì “ĐNGV là tậphợp những nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổthông, giáo dục nghề nghiệp có chung nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm nhằmthực hiện mục tiêu giáo dục”.

Từ điển Văn hóa Giáo dục Việt Nam định nghĩa: “ĐNGV là tập thểnhững người đảm nhiệm công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạođức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định Là lực lượng quyết định hoạt độnggiáo dục của nhà trường” [28, tr 105].

Trên thế giới khi nghiên cứu về ĐNGV, tác giả Virgil K.Rowland đã

quan niệm: “ĐNGV là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắmvững tri thức, hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năngcống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục”.

Trang 19

Như vậy, có thể hiểu: đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làmcông tác giáo dục và dạy học ở một cơ sở trường học hay một cấp học; mộtngành học nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tổ chức đó

Từ những phân tích nêu trên, có thể xác định khái niệm ĐNGV trung

học phổ thông như sau: đội ngũ giáo viên trung học phổ thông là tập hợpnhững người thực hiện các hoạt động dạy học ở các trường trung học phổthông, có đầy đủ tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn,nghiệp vụ theo quy định của Nhà nước làm theo một kế hoạch thống nhất và

gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổquy định của pháp luật.

Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông có vị trí, vai trò đặc biệt quantrọng Họ là những người trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh ở trườngtrung học phổ thông, trang bị kiến thức toàn diện, phát triển và hoàn thiệnnhân cách cho học sinh.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt của chương trình cải cách vàđổi mới giáo dục, là những người trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục và lànhân tố quan trọng quyết định sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng, Nhà nướcvà nhân dân ta luôn đánh giá cao công lao của các thầy giáo, cô giáo, của nhàtrường đối với việc đào tạo thế hệ trẻ.

ĐNGV trung học phổ thông là tập hợp những người làm nghề dạy học giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một lý tưởng, mụcđích, nhiệm vụ, cùng thực hiện các nhiệm vụ theo một kế hoạch thống nhất,gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh thần, được hưởng các quyền lợi theoLuật Lao động, Luật Giáo dục và các luật khác được Nhà nước quy định.

-1.1.2.Khái niệm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Bồi dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vựckhác nhau Thuật ngữ bồi dưỡng còn được gọi là đào tạo lại hoặc tái đào tạo.Theo UNESCO, bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp Quá

Trang 20

trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thứchoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu laođộng nghề nghiệp Từ điển Tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [41,

tr.191] Từ điển Văn hóa Giáo dục Việt Nam định nghĩa: “Bồi dưỡng giáo viênlà quá trình đào tạo nhằm nâng cao và hoàn thiện năng lực sư phạm của giáoviên Đây là hoạt động đào tạo lại, giúp giáo viên cập nhật được những kiếnthức khoa học chuyên ngành, tiếp thu kinh nghiệm giáo dục tiên tiến, từ đónâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm” [28, tr 59].

Tuy nhiên, khái niệm bồi dưỡng có những cách hiểu khác nhau Theonghĩa rộng, bồi dưỡng là quá trình đào tạo nhằm hình thành năng lực và phẩmchất nhân cách theo mục tiêu xác định Như vậy, bồi dưỡng bao hàm cả quátrình giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tri thức, năng lực, chuyên môn nghiệpvụ và những phẩm chất nhân cách Quá trình bồi dưỡng, được hiểu theo nghĩarộng diễn ra cả trong nhà trường và trong đời sống xã hội, có nhiệm vụ khôngnhững chỉ trang bị những kiến thức, năng lực chuyên môn cho người học trongnhà trường mà còn tiếp tục bổ sung, phát triển, cập nhật nhằm hoàn thiện phẩmchất và năng lực cho họ sau khi đã kết thúc quá trình học tập.

Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiệnnâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và những phẩm chất, nhân cách.Hoạt động này diễn ra sau quá trình người học kết thúc chương trình giáo dục

đào tạo ở nhà trường Như vậy, theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là một bộ phận củaquá trình giáo dục đào tạo, là khâu tiếp nối giáo dục đào tạo con người khihọ đã có những tri thức, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhân cách nhấtđịnh được hình thành trong quá trình đào tạo của nhà trường.

Bồi dưỡng là quá trình diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nângcao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân để đáp ứngnhu cầu lao động nghề nghiệp Hay bồi dưỡng là một quá trình cập nhật kiếnthức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và

Trang 21

thường được xác nhận bằng một chứng chỉ Thực chất của quá trình bồidưỡng là để bổ sung tri thức và kỹ năng còn thiếu hụt, hoặc đã lạc hậu đểnâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực trong một lĩnh vực hoạt độngchuyên môn, dưới một hình thức phù hợp.

Bồi dưỡng ĐNGV thể hiện quan điểm giáo dục hiện đại, đó là: “Đàotạo liên tục và học tập suốt đời” Nội dung bồi dưỡng được triển khai ở cácmức độ khác nhau, phù hợp cho từng đối tượng cụ thể Sau khi được bồidưỡng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn nghiệp vụcủa giáo viên được gia tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực giáodục trong hiện tại và trong tương lai của nhà trường.

Như vậy, có thể hiểu bồi dưỡng là quá trình bổ sung sự thiếu hụt về trithức, năng lực chuyên môn, cập nhật những cái mới để hoàn thiện hệ thống trithức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Bồidưỡng là một khâu tiếp nối quá trình đào tạo.

Từ cách tiếp cận trên, có thể đưa ra quan niệm: Bồi dưỡng đội ngũ giáoviên trung học phổ thông là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch củachủ thể tới đội ngũ giáo viên để bổ sung, cập nhật kiến thức, năng lực chuyênmôn nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứngyêu cầu giáo dục đào tạo trong thời kỳ mới

Mục đích bồi dưỡng: ĐNGV là nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện

phẩm chất, năng lực sư phạm của người giáo viên trung học phổ thông, pháttriển đội ngũ nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp.

Chủ thể bồi dưỡng: tổ chức đảng; ban giám hiệu các nhà trường; cán bộ

lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục cơ quan cấp trên và giáo viên được phâncông làm nhiệm vụ bồi dưỡng.

Đối tượng bồi dưỡng: ĐNGV của nhà trường, họ vừa là đối tượng bồi

dưỡng, vừa là chủ thể của quá trình bồi dưỡng Quá trình bồi dưỡng chỉ thực sựđạt hiệu quả khi người giáo viên biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng.

Trang 22

Nội dung bồi dưỡng: nội dung bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông

hết sức phong phú và đa dạng, có tính toàn diện, từ những tri thức cơ bản và trithức chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng, kỹ xảo sư phạm; các hệ giá trị nghềnghiệp; các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhà giáo… có thể tập trung vàobồi dưỡng những nội dung cơ bản sau: bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức,tình cảm, thái độ và lý tưởng nghề nghiệp của nhà giáo; bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng nghệ thuật giao tiếp sư phạm và ứng xử cáctình huống sư phạm; bồi dưỡng kỹ năng hoạt động chính trị xã hội.

Hình thức, phương pháp bồi dưỡng: bồi dưỡng cho ĐNGV trung học

phổ thông rất đa dạng và phong phú, về cơ bản có những hình thức, phươngpháp sau: bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn; bồi dưỡng thường xuyên vàđịnh kỳ; bồi dưỡng tại chỗ; bồi dưỡng cập nhật; tự bồi dưỡng…

Quan niệm trên cho thấy, bồi dưỡng là quá trình diễn ra tác động cómục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý tới ĐNGV thông qua quá trìnhtổ chức bồi dưỡng và quá trình tự học, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện của mỗigiáo viên trong nhà trường Thực chất đây là quá trình bồi dưỡng toàn diện đểnâng cao trình độ trong hoạt động chuyên môn giảng dạy và giáo dục củangười giáo viên.

Chất lượng hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng phụ thuộc vào rất nhiềuyếu tố, mà chủ yếu và trực tiếp phụ thuộc vào công tác tổ chức với những biệnpháp cụ thể, khoa học, sự phối hợp chặt chẽ của nhà quản lý và hoạt động tựhọc, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện của ĐNGV trong nhà trường Trong quá trìnhbồi dưỡng vai trò chủ thể người học (giáo viên) là một trong những yếu tốquyết định chất lượng hoạt động sư phạm thông qua con đường tự học, tự hoànthiện, tự bồi dưỡng nhằm phát huy nội lực của mỗi cá nhân.

Như vậy, bồi dưỡng đội ngũ ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên,là quá trình diễn ra liên tục thường xuyên, là quá trình tạo cơ hội cho giáo viêntham gia vào các hoạt động học tập, giáo dục cả trong và ngoài nhà trường để cập

Trang 23

nhập, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ; bồi dưỡng tư tưởng,tình cảm, nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao của sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nhà trường

1.1.3 Khái niệm quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viêntrung học phổ thông

Quản lý là một hoạt động có từ rất lâu, nhà Sử học Daniel A.Wren đãtừng nhận xét: “Quản lý cũng xưa cũ như chính con người vậy”, có nghĩa làhoạt động quản lý xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện loài người Trải qua cácthời kỳ phát triển của xã hội loài người, từ nền văn minh mông muội, đến nền vănminh lúa nước, nền văn minh công nghiệp và hiện nay xã hội loài người đang bướcnền văn minh tri thức thì hoạt động quản lý càng trở nên phổ biến và tiếp tục khẳngđịnh vai trò của mình trong các hoạt động của đời sống con người.

Nói đến hoạt động quản lý người ta hay nhắc đến ý tưởng sâu sắc củaC.Mác (1818-1883): “Một nghệ sỹ vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, cònmột dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” Vậy quản lý là gì? Đã có rất nhiều cách giảithích khác nhau về khái niệm này Theo một số quan niệm của tác giả nước ngoài:F.W.Taylor (1856-1915), được coi là cha đẻ của Thuyết quản lý khoa học đã địnhnghĩa: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấyrằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”; H.Fayol (1841-1925), tác giả của Thuyết quản lý tổng quát, định nghĩa như sau: “Quản lý là quátrình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạchhóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”; M.P.Follett (1868-1333), đại diệncủa Thuyết quan hệ con người cho rằng: “Quản lý là một quá trình động, liêntục, kế tiếp nhau chứ không tĩnh tại Bởi một vấn đề đã được giải quyết, thìtrong quá trình giải quyết nó, người quản lý sẽ phải đương đầu với những vấn đềmới nảy sinh”

Trang 24

Theo quan niệm của các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc“quản lý” được hiểu là “quá trình tác động có chủ hướng, có chủ đích của chủ thểquản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) trong một tổ chức, nhằmlàm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [10, tr.11].

Hiện nay hoạt động quản lý được định nghĩa rõ hơn: “Quản lý là quá trìnhđạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kếhoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, song khái niệm quản lý được cụthể bởi nội dung sau đây:

Quản lý là một loại hoạt động xã hội, luôn gắn liền với một nhóm ngườihay một tổ chức xã hội Bản chất của hoạt động quản lý, là sự tác động có mụcđích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua các chức năng quản lýlà kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra giúp cho hệ thống ổn định, thíchứng, tăng trưởng và phát triển.

Quản lý vừa được xem như là một “khoa học”, sử dụng tri thức của nhiềumôn khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác nhau, ví dụ như: toán học, thốngkê, kinh tế, tâm lý học, xã hội học Đồng thời quản lý được xem như là một“nghệ thuật”, do đó đòi hỏi các nhà quản lý trong quá trình quản lý phải luôn chủđộng, khéo léo, linh hoạt, tổ chức, điều khiển, hướng dẫn mọi thành viên trong tổchức của mình cùng hướng tới mục tiêu xác định.

Từ những cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: quản lý bồi dưỡng đội ngũgiáo viên trung học phổ thông là những tác động có mục đích, có hệ thống củachủ thể quản lý đến quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụbồi dưỡng, đánh giá kết quả bồi dưỡng nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ bồidưỡng ĐNGV, góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV và chất lượng giáo dục-đào tạo của nhà trường trung học phổ thông.

Quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông, là một nội dung quantrọng, cơ bản trong công tác quản lý giáo viên Mục tiêu quản lý bồi dưỡng

Trang 25

giáo viên trung học phổ thông, là tạo dựng môi trường và những điều kiệnthuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV đạt chuẩn quốc gia và đápứng với yêu cầu giáo dục trung học phổ thông hiện nay Cụ thể, mục tiêuquản lý bồi dưỡng hướng vào phát triển phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống;năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy học; năng lực thực hiện cáchoạt động dạy học; năng lực thực hiện các hoạt động giáo dục; năng lực thựchiện các hoạt động chính trị, xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp.

Chủ thể quản lý bồi dưỡng cho ĐNGV trung học phổ thông gồm chủthể trực tiếp và chủ thể gián tiếp Chủ thể trực tiếp là tổ trưởng tổ chuyênmôn, ban giám hiệu nhà trường trung học phổ thông, chuyên viên phụ tráchbậc trung học phổ thông, các nhà quản lý thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Chủthể gián tiếp quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV trung họcphổ thông là các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương có chức năng và quyềnhạn quản lý giáo dục ở bậc học trung học phổ thông.

Đối tượng quản lý là toàn bộ hoạt động bồi dưỡng ĐNGV trung họcphổ thông Trong đó quan trọng nhất là quản lý các hoạt động của chủ thể bồidưỡng và hoạt động của các đối tượng được bồi dưỡng.

Việc quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông có hiệuquả, cần tập trung vào những nội dung quản lý cơ bản sau: quản lý xây dựngkế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý việc thực hiện mục tiêu, nộidung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng, quản lý chủ thể và đối tượng bồidưỡng, quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất bồi dưỡng, quản lý tự bồi dưỡngcủa giáo viên, quản lý kiểm tra và đánh giá kết quả bồi dưỡng

1.2 Nội dung quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáoviên trung học phổ thông

Quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông là một trong nhữnghoạt động của quản lý giáo dục, là quá trình tác động có ý thức của chủ thể

Trang 26

quản lý giáo dục tới khách thể quản lý (tập thể giáo viên, mỗi giáo viên) tạocơ hội cho giáo viên tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trongvà ngoài nhà trường nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn,nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp, nâng cao phẩm chất vànăng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục -đào tạo.

Quản lý bồi dưỡng cho ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yênbao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

1.2.1 Quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch bồi dưỡng

Đây là một khâu quan trọng trong quy trình quản lý bồi dưỡng ĐNGV.Khi xây dựng kế hoạch, chủ thể quản lý cần phải khảo sát, phân tích, đánh giáthực trạng chất lượng ĐNGV, các nguồn lực, điều kiện hiện có của nhàtrường, bộ máy quản lý và lực lượng bồi dưỡng để xây dựng và ban hành kếhoạch bồi dưỡng Kế hoạch cần phải xác định rõ nội dung bồi dưỡng, hìnhthức, phương pháp bồi dưỡng đảm bảo tính khả thi, thể hiện khả năng cộngtác với các lực lượng bồi dưỡng và tiến độ thực hiện.

Trong tổ chức thực hiện kế hoạch, trước hết cần phải xây dựng quy chếhoạt động của bộ máy bồi dưỡng, tổ chức điều phối các lực lượng, đảm bảođiều kiện cơ sở vật chất cho các hoạt động bồi dưỡng, sử dụng và phát huyvai trò của các lực lượng, các công cụ phương tiện quản lý để bồi dưỡng đạthiệu quả cao và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên trongbồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

1.2.2 Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp vàhình thức bồi dưỡng

Mục tiêu bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông là mô hình kết quả cậpnhật tri thức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ dự định đạt được.Việc xây dựng mục tiêu bồi dưỡng là vấn đề đặc biệt quan trọng Mục tiêu bồi

Trang 27

dưỡng là một phần của mục tiêu xây dựng người giáo viên trung học phổthông theo chuẩn nghề nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Dovậy, mục tiêu bồi dưỡng ĐNGV chính là góp phần xây dựng ĐNGV trunghọc phổ thông vững mạnh toàn diện cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và trìnhđộ năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm Quản lý bồi dưỡng ĐNGV phảixây dựng được mục tiêu cụ thể của từng đợt bồi dưỡng và tổ chức thực hiệnmục tiêu bồi dưỡng đã xác định.

Trên cơ sở mục tiêu bồi dưỡng đã xác định, cần xây dựng, lựa chọn cácnội dung bồi dưỡng Nội dung bồi dưỡng phải là những tri thức mới, nhữngkỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy của người giáo viên.

Hình thức và phương pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phải hết sứclinh hoạt, phù hợp với nội dung, với trình độ của giáo viên, lôi cuốn, hấp dẫngiáo viên, để họ tích cực tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng.

1.2.3 Quản lý chủ thể và đối tượng bồi dưỡng

Sau khi đã xây dựng được kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung vàphương pháp bồi dưỡng thì việc quản lý các lực lượng tham gia bồi dưỡng làmột trong những điều kiện quyết định đến chất lượng bồi dưỡng Trong quátrình bồi dưỡng, lực lượng tham gia bồi dưỡng với tư cách là chủ thể, giữ vaitrò trung tâm của quá trình bồi dưỡng.

Lực lượng tham gia bồi dưỡng là những cán bộ có trách nhiệm, có nănglực kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong ban giám hiệu nhà trường và mộtsố giáo viên giỏi Căn cứ vào nội dung, yêu cầu bồi dưỡng, ban giám hiệumời những cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của các ban ngành chức năng củathị xã và các nhà khoa học, các giảng viên của các trường đại học, cao đẳngtham gia bồi dưỡng.

Quản lý chủ thể bồi dưỡng bao gồm: Quản lý về số lượng, quản lý về trìnhđộ nhận thức, kỹ năng, quản lý các hoạt động của chủ thể bồi dưỡng, với mụcđích phát huy tối đa vai trò của các chủ thể trong bồi dưỡng ĐNGV.

Trang 28

Quản lý lực lượng tham gia bồi dưỡng phải quản lý ý thức trách nhiệm,phẩm chất năng lực đảm bảo cho lực lượng bồi dưỡng hoàn thành tốt nhiệmvụ bồi dưỡng Việc buông lỏng quản lý lực lượng bồi dưỡng sẽ làm hạn chếkết quả bồi dưỡng.

Đối tượng bồi dưỡng là những giáo viên tại các trường trung học phổthông Thị xã Phúc Yên Quản lý đối tượng bồi dưỡng là quản lý về số lượng,quản lý về chất lượng, quản lý các hoạt động của đối tượng, với mục tiêu pháthuy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồidưỡng của ĐNGV.

1.2.4 Quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất bồi dưỡng

Bồi dưỡng chỉ đạt hiệu quả cao khi chủ thể quản lý tạo những điều kiệntốt nhất cho bồi dưỡng như tạo ra những cơ hội cho ĐNGV tham gia vào cácchương trình bồi dưỡng bằng cách cử ĐNGV tham gia các hội thảo chuyênmôn, dự các lớp tập huấn, tham gia các hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinhnghiệm về giáo dục đào tạo Tạo những điều kiện thuận lợi như kinh phí,phương tiện và thời gian để ĐNGV có thể tham gia các hình thức bồi dưỡng,không chỉ ở trong trường mình mà còn ở bên ngoài trường, ngoài tỉnh

Đồng thời với việc tạo những điều kiện, cơ hội thuận lợi cho ĐNGVtham gia quá trình bồi dưỡng, chủ thể quản lý một mặt khuyến khích độngviên các lực lượng bồi dưỡng sử dụng hiệu quả trang thiết bị, phương tiện kỹthuật dạy học hiện có, mặt khác quan tâm đầu tư mua sắm thêm những trangthiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại đảm bảo cho bồi dưỡng đạtchất lượng, hiệu quả cao.

1.2.5.Quản lý tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên

Bồi dưỡng chỉ đạt hiệu quả cao khi ĐNGV nhận thức được tầm quantrọng của bồi dưỡng, nỗ lực, tự giác biến quá trình bồi dưỡng thành quá trìnhtự bồi dưỡng Chính vì vậy, các chủ thể quản lý cần phải tổ chức tuyêntruyền, giáo dục cho ĐNGV thấy được tính cấp thiết, tầm quan trọng và ý

Trang 29

nghĩa của bồi dưỡng đối với việc hoàn thiện phẩm chất, tri thức và năng lựcchuyên môn nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên Ban giám hiệu nhàtrường chỉ đạo cho từng giáo viên căn cứ vào năng lực, khả năng và điều kiệncủa mình để xây dựng kế hoạch cá nhân về tự bồi dưỡng.

Kế hoạch tự bồi dưỡng của cá nhân phải bao gồm những vấn đề cơ bảnnhư mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, điều kiện đảm bảo và tiến độ thực hiện.Ban giám hiệu cần tạo điều kiện về thời gian, vật chất, khuyến khích độngviên ĐNGV thực hiện tốt, đúng tiến độ kế hoạch đặt ra.

1.2.6 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng, một chức năng quản lý trongquản lý bồi dưỡng, thông qua đó, xem xét việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bồidưỡng, động viên ĐNGV nỗ lực hơn nữa trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.Đồng thời, thông qua kiểm tra, đánh giá phát hiện những vấn đề tồn tại để kịpthời điều chỉnh nội dung, phương pháp hình thức bồi dưỡng cho phù hợp.

Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng ĐNGV phải được tiến hành mộtcách chính xác, khoa học, khách quan và công bằng Việc quản lý chặt chẽ kếtquả bồi dưỡng sẽ là cơ sở để tiếp tục xác định kế hoạch, nội dung của các đợtbồi dưỡng tiếp theo.

1.3 Những yếu tố tác động đến quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viêntrung học phổ thông thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

1.3.1 Sự tác động của tình hình kinh tế xã hội của đất nước và địaphương, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Đất nước ta trải qua những năm đổi mới, đạt được thành tựu to lớn, giữvững ổn định chính trị, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nânglên đã tác động tích cực đến GD & ĐT Đầu tư của Nhà nước và địa phươngcho GD tăng lên hàng năm, các gia đình cũng có điều kiện chăm lo tốt hơncho nhu cầu học tập của con em mình Bên cạnh những tác động tích cực, mặttrái của cơ chế thị trường cũng tác động mạnh đến ĐNGV và bồi dưỡng

Trang 30

ĐNGV Tình trạng tham nhũng, quan liêu, chạy chức, chạy quyền đã làmcho số ít cán bộ, giáo viên ngại học tập, tu dưỡng, rèn luyện, cơ hội, cục bộ,bè phái, thiếu trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao Tình hình trên đã vàđang ảnh hưởng đến nhận thức, lề lối tác phong công tác của cán bộ giáoviên

Mặt khác, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước và của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo đối với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo luôn tác động cả trựctiếp và gián tiếp tới bồi dưỡng ĐNGV Số lượng giáo viên thiếu, thừa, chưađồng bộ về mặt cơ cấu, dẫn đến chất lượng chưa cao Chính vì vậy, cần phảităng cường bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng chuyênmôn nghề nghiệp cho ĐNGV

1.3.2 Sự tác động từ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ phát triển giáodục- đào tạo của đất nước, địa phương, đến công tác quản lý đội ngũ giáoviên trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay

Bước vào thời kỳ mới, đất nước ta nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nóiriêng đặt ra cho GD & ĐT những yêu cầu mới Giáo dục THPT với nhiệm vụđào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước phải có nhữngphẩm chất và kiến thức đảm bảo góp phần đưa đất nước và địa phương hộinhập vào sự phát triển của quốc tế và khu vực Yêu cầu về đào tạo nguồnnhân lực có chất lượng cao được đặt ra một cách cấp thiết

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đặt ra những nội dung, yêu cầu mới vớimục tiêu yêu cầu ngày càng cao hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay Trước yêu cầu đó,nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của các nhà trường càng nặng nề hơn khi phảiđối mặt với quy mô, số lượng, chất lượng đội ngũ Mục tiêu, yêu cầu đào tạo

Trang 31

đòi hỏi các chủ thể quản lý và ĐNGV phải có trình độ, năng lực quản lý,chuyên môn nghiệp vụ cao.

Để công tác quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông thị xã PhúcYên, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, nângcao chất lượng bồi dưỡng ĐNGV toàn diện, đồng thời đổi mới công tác quảnlý bồi dưỡng ĐNGV, trong đó nâng cao chất lượng quản lý bồi dưỡng ĐNGVlà một nội dung quan trọng và cấp bách.

Nhằm đáp ứng những yêu cầu đó, việc xây dựng ĐNGV có trình độchuyên môn nghiệp vụ cao phải được tiến hành một cách quyết liệt, linhhoạt và sáng tạo Đặc biệt, chú trọng thông qua con đường đào tạo, bồidưỡng cơ bản và chuyên sâu tại các nhà trường Việc đào tạo, bồi dưỡngĐNGV THPT thị xã Phúc Yên, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo thị xã Phúc Yên giữ vai trò cơ bản, thiết thực Thông qua việc đào tạo,bồi dưỡng định kỳ theo kế hoạch và đột xuất… cung cấp cho ĐNGV nhữngkiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết và hình thành những phẩm chất chínhtrị, đạo đức, khả năng phương pháp sư phạm, giúp cho ĐNGV không ngừngđổi mới và nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầunhiệm vụ GD&ĐT được giao.

Như vậy, từ tình hình trên cho thấy, những yêu cầu cao trong bồi dưỡngĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, đòi hỏi phải nâng cao chấtlượng ĐNGV.

1.3.3 Sự tác động của môi trường sư phạm và cơ chế quản lý ởtrường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên

Tác động của môi trường sư phạm đến ĐNGV diễn ra rất đa dạng phứctạp, có cả thuận lợi và khó khăn Những tập thể sư phạm xây dựng được mốiquan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, luôn đặt ra những đòi hỏi sư phạm cao sẽlà những tiền đề, điều kiện thúc đẩy người giáo viên tiếp tục phấn đấu vì tập thểsư phạm và vì học sinh thân yêu Ngược lại, một tập thể sư phạm không có sự

Trang 32

gắn kết giữa các thành viên, không tạo ra được những cơ hội và những đòi hỏisư phạm cho người giáo viên phấn đấu tu dưỡng sẽ làm thui chột ý chí, niềmsay mê và tâm huyết của người giáo viên Chính vì vậy, xây dựng được môitrường sư phạm thuận lợi là một trong những yêu cầu bồi dưỡng ĐNGV.

Trên cương vị trách nhiệm được giao, giáo viên vừa là chủ thể quản lý,vừa là đối tượng quản lý đối với chính bản thân trong việc tự học, tự hoànthiện mình Cơ chế quản lý ĐNGV nhất là quản lý bồi dưỡng ĐNGV tuy đãcó nhiều đổi mới song vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong việc giao quyền tựchủ cho nhà trường Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉđạo kế hoạch còn nhiều bất cập Chính những tác động của những cơ chếquản lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến bồi dưỡng ĐNGV, gián tiếp tác độngđến chất lượng giáo dục và đào tạo của các nhà trường.

Tuy nhiên, sự tiếp nhận của các tổ chức, đội ngũ cán bộ, ĐNGV còn phụthuộc vào trình độ, khả năng tổ chức, chỉ đạo, quản lý của các chủ thể và việctự quản lý, tự điều chỉnh của từng giáo viên Do đó, cán bộ quản lý cần pháthuy tinh thần dân chủ, đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, xây dựng môitrường sư phạm trong sạch, lành mạnh, mẫu mực, có tính mô phạm cao, gópphần hình thành, phát triển phẩm chất năng lực của cán bộ quản lý, ĐNGV.

1.3.4 Sự tác động từ yêu cầu cao của sự phát triển đội ngũ giáo viên,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục – đào tạo nhà trường trung họcphổ thông

Đội ngũ giáo viên có chức năng, nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục họcsinh Phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực, tác phong của ĐNGV lànhững nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý,giáo dục, rèn luyện và hình thành, phát triển nhân cách của học sinh.

Mặt khác, ĐNGV là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục vàđào tạo của nhà trường Họ là chủ thể truyền thụ, trang bị hệ thống kiến thức,kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh Thông qua quá trình đó, ĐNGV là lực lượng cơ

Trang 33

bản, trực tiếp và gián tiếp tham gia giáo dục, rèn luyện học sinh Như vậy,ĐNGV là lực lượng nòng cốt quyết định đến việc hình thành và phát triểnnhân cách cho học sinh Thực tế cho thấy, nếu ĐNGV tay nghề vững vàng, cónăng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, yêungười, say mê nghề nghiệp sẽ là một yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng giáodục và đào tạo Quá trình bồi dưỡng ĐNGV phải được xây dựng trên cơ sởđánh giá đúng chất lượng ĐNGV Chất lượng, cơ cấu ĐNGV chính là căn cứkhoa học để xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡngĐNGV Chính vì vậy, quá trình bồi dưỡng ĐNGV chịu sự tác động của chấtlượng ĐNGV đòi hỏi quá trình bồi dưỡng phải có những điều chỉnh phù hợp,kịp thời đảm bảo cung cấp cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng cần thiếtnhất đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của họ.

** *

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo Quảnlý bồi dưỡng ĐNGV có ý nghĩa quyết định đến chất lượng ĐNGV.

Quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên gồmnhiều nội dung Trong đó chủ thể quản lý cũng cần tập trung vào các nội dungnhư: Quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, quản lýmục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, chủ thể và đốitượng bồi dưỡng Việc quản lý toàn diện về nội dung đảm bảo cho hoạt độngbồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên đạt chất lượng hiệuquả cao nhất.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông là sự tácđộng của các chủ thể quản lý tới hoạt động bồi dưỡng cho ĐNGV nhằm nângcao năng lực của ĐNGV đáp ứng mục tiêu giáo dục trung học phổ thông vàchuẩn giáo viên trung học phổ thông do Nhà nước quy định.

Trang 34

Quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông có ý nghĩa quan trọnggóp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp giáo viên trung học phổ thôngthực sự là người có tay nghề, có lòng yêu nghề, yêu học sinh, có khả năng chủđộng cải tiến, sáng tạo trong mọi hoạt động đào tạo, giáo dục học sinh, kịpthời tiếp cận với chương trình giáo dục trung học phổ thông mới.

Chính vì vậy, công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ choĐNGV trung học phổ thông phải luôn được quan tâm đúng mức để đáp ứngyêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng ĐNGV trong giai đoạn hiện nay.Làm tốt việc bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng cho ĐNGV trung học phổthông, sẽ góp phần xây dựng ĐNGV trung học phổ thông có phẩm chất, đạođức nghề nghiệp tốt, có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tự tinhơn trong hoạt động giáo dục đào tạo.

Trang 35

Chương 2

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNGĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNGTHỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY

Để đánh giá thực trạng bồi dưỡng và thực trạng quản lý bồi dưỡngĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, chúng tôi đã tiến hành trưng cầuý kiến của các nhà quản lý giáo dục, của ĐNGV thông qua phiếu hỏi và mộtsố hình thức khác như: trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia và thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, tổng kết năm học hàng năm của cácnhà trường ( phụ lục 3)

Tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu dành cho: Cán bộ Sở Giáo dục vàĐào tạo Tỉnh; cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã (Phòng trung họcphổ thông, Phòng tổ chức); cán bộ quản lý các nhà trường (Ban giám hiệu, tổtrưởng chyên môn) và giáo viên.

Nội dung nghiên cứu điều tra tập trung vào các vấn đề: khảo sát cáctrường THPT và ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh VĩnhPhúc; đánh giá thực trạng bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông thị xã PhúcYên; đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng ĐNGV trung học phổ thông thịxã Phúc Yên.

2.1 Đánh giá thực trạng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổthông thị xã Phúc Yên

2.1.1 Nhận thức của các chủ thể quản lý và đội ngũgiáo viên về bồi dưỡng

Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo, và thực hiện tốt kế hoạch số87/ KH- TU “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục ” của Thường vụ Tỉnh ủy Những năm qua, Sở Giáo dụcvà Đào tạo Vĩnh Phúc và các trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên

Trang 36

đã gắn vấn đề bồi dưỡng ĐNGV với việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả nộidung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việclàm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương nhằm rènluyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên,nhân viên và học sinh

Các cơ quan chức năng đã chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng ĐNGV và cán bộquản lý giáo dục trung học phổ thông về năng lực chuyên môn, kỹ năng pháttriển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; năng lực đổi mới phươngpháp dạy học; hoạt động kiểm tra, đánh giá; quan tâm phát triển đội ngũ tổtrưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyênmôn, nghiệp vụ nhằm nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả hoạt động của tổ,nhóm chuyên môn trong trường trung học; nâng cao vai trò của giáo viên chủnhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh Tiếptục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sởgiáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủđộng của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việcnâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý

Việc tổ chức bồi dưỡng cho ĐNGV trung học phổ thông là một hoạt độngquan trọng và phức tạp, đòi hỏi cán bộ quản lý và từng giáo viên phải có nhậnthức đúng đắn trong quá trình tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết cán bộ quản lý đều đánh giá hoạtđộng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV trung học phổ thông làrất cần thiết, cụ thể có 86,6% cán bộ quản lý cho là rất cần thiết và 13,4% cholà cần thiết Như vậy, có thể đánh giá nhận thức về tính cần thiết bồi dưỡngcho ĐNGV trung học phổ thông thị xã Phúc Yên trong giai đoạn hiện nay củacán bộ quản lý là tương đối tốt Đối với ĐNGV trung học phổ thông 85,5%giáo viên đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGVtrung học phổ thông là rất cần thiết, 14,5% đánh giá ở mức độ cần thiết Dựa

Trang 37

vào số liệu thống kê, có thể khẳng định rằng bồi dưỡng ĐNGV trung học phổthông là vấn đề đáng quan tâm Hoạt động này nhằm giúp ĐNGV trung họcphổ thông hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng để nâng cao chất lượng giáo dụcvà đào tạo học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất, tinh thầnvà trình độ kiến thức.

2.1.2 Kết quả bồi dưỡng

* Thành tựu đạt được trong việc bồi dưỡng cho ĐNGV trung học phổthông thị xã Phúc Yên.

Để thực hiện có hiệu quả bồi dưỡng ĐNGV, Sở Giáo dục và Đào tạoTỉnh phối hợp với các Sở Nội vụ, Sở Tài chính Tỉnh, các trường sư phạmtrong và ngoài nước xây dựng và tiếp tục triển khai đề án tu nghiệp giáo viên;đào tạo và bồi dưỡng để ĐNGV và cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đàotạo Nhằm giúp cho giáo viên luôn cập nhật, bổ sung những kiến thức mới,nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực chuyên môn, đáp ứng với yêu cầu đổimới của giáo viên trung học phổ thông hiện nay, các cơ quan chức năng củaTỉnh, Thị xã và các trường trung học phổ thông đã tạo điều kiện cho giáo viêntham gia các lớp bồi dưỡng nâng chuẩn, đồng thời tham gia các lớp bồi dưỡngtại chỗ với các hình thức đa dạng như bồi dưỡng theo chuyên đề trong các dịphè; bồi dưỡng qua các hội thi; qua các đợt tham quan, học tập, trao đổi kinhnghiệm và qua học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ doBộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Thực hiện chương trình tập huấn của dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáodục (SREM), Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức bồi dưỡng cho 100% hiệutrưởng các trường trung học phổ thông; phối hợp với Trường Cán bộ quản lýgiáo dục, tổ chức lớp đào tạo cán bộ quản lý cho cán bộ đương chức và kế cận.

Năm học 2013 - 2014 thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạoTỉnh, các nhà trường đã cử cán bộ, giáo viên đi học sau đại học Đã có 100%

Trang 38

cán bộ, giáo viên học lớp đào tạo văn bằng 2 chuyên ngành giáo dục Quốcphòng - An ninh; 100% cán bộ, giáo viên học lớp tập huấn các văn bản quyphạm pháp luật Ngoài ra các trường còn cử cán bộ, giáo viên theo học cáclớp như bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm; tham gia các lớp tậphuấn nghiệp vụ công tác dân tộc, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhànước ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên.

Đã có 100% giáo viên được tập huấn đổi mới nội dung, phương pháp dạyhọc, phương pháp sử dụng và quản lý đồ dùng, phương tiện kỹ thuật dạy học Cáctrường đã triển khai chỉ đạo của Sở, tổ chức cho giáo viên tự học, nghiên cứu tàiliệu bồi dưỡng; trao đổi thảo luận trong tổ chuyên môn Hầu hết giáo viên đã tiếpcận và áp dụng có hiệu quả nội dung bồi dưỡng vào việc giảng dạy ở nhà trường.

Ngành giáo dục của Tỉnh đã quan tâm tạo điều kiện cho GV đi đào tạochuẩn hóa và trên chuẩn, nhiều cán bộ, giáo viên đã tích cực tham gia học tậpnâng chuẩn đào tạo Toàn ngành hiện có hơn 600 CBQL, GV đã và đangđược đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, góp phần tăng cường ĐNGV cốt cán củangành, trong đó có nhiều giáo viên tham gia tích cực vào công tác bồi dưỡnghọc sinh giỏi Ngành đã tổ chức tập huấn để triển khai đánh giá chuẩn hiệutrưởng trường trung học, chuẩn giám đốc trung tâm GDTX và chuẩn nghềnghiệp giáo viên trung học.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, giáo viên có trìnhđộ đào tạo THPT đạt chuẩn 100% và trên chuẩn 25% Đặc biệt, số giáo viên đãvà đang học sau đại học ngày càng tăng, đảm bảo chất lượng giáo dục đại trà vàmũi nhọn của các nhà trường trong những năm tiếp theo Đội ngũ nhà giáo cóphẩm chất, năng lực, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục.Nhìn chung ĐNGV cơ bản đủ về số lượng, có chất lượng và được phân bốtương đối cả về tỉ lệ và cơ cấu bộ môn đến các trường học trên địa bàn Thị xã,đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo dục của địa phương.

Trang 39

Hàng năm, Sở GD&ĐT đã mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý vềnâng cao năng lực quản lý CNTT trong nhà trường, về quản trị mạng cơ bản vànâng cao việc xây dựng website Năm học 2010-2011, cử giáo viên tiếng Anh đibồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tại Philipines Các nhân viên làm công tácy tế, thư viện, phụ trách thiết bị đồ dùng dạy học đều được tập huấn hàng năm.

Chủ trương xây dựng “Mỗi nhà trường là một trung tâm bồi dưỡng giáoviên” của ngành Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên tự học, tựbồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp, phẩm chất nhà giáo.

Công tác sử dụng và đãi ngộ ĐNGV được quan tâm đúng mức và kịpthời Các giáo viên được phân công giảng dạy đúng chuyên ngành, đúng bộmôn, không có tình trạng dạy chéo ban, làm việc trái nghề nghiệp, các giáo viêncó trình độ cao có năng lực ở mỗi cấp học được sử dụng tham gia công tác quảnlý từ nhóm, tổ đến cấp trường.

* Bên cạnh những thành tựu đạt được trong bồi dưỡng ĐNGV trunghọc phổ thông, vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm

Tổ chức bồi dưỡng cho ĐNGV được tiến hành mang tính truyền thống,chưa thể hiện sự tương ứng giữa cung và cầu của chủ thể tổ chức và ngườitiếp nhận.

Các đợt bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường được tiến hành theokiểu giảng viên thuyết trình, học viên ghi chép Sau đợt bồi dưỡng do côngviệc cuốn hút, người học chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu,nhiều vấn đề tuy đã được bồi dưỡng, nhưng vận dụng vào thực tiễn giảng dạycòn lúng túng.

Những đối tượng được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là những ngườitrực tiếp làm công tác chuyên môn thuần tuý Vì vậy, ý nghĩa của nội dung bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ qua các đợt bồi dưỡng này chỉ giúp họ phần nàohiểu được những định hướng chung về sự phát triển và những nhiệm vụ của bậchọc trong năm học Những vướng mắc, khó khăn nảy sinh từ các đơn vị, nhà

Trang 40

trường cần được tháo gỡ, giải đáp không nằm trong kế hoạch bồi dưỡng vàkhông được giải quyết và tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài.

Trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan quản lýgiáo dục cấp trên tổ chức, một số nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụcòn chung chung, chưa cụ thể, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng bồidưỡng của ĐNGV.

Nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn chưa có sự vận dụngvà cụ thể hoá vào tình hình, đặc điểm của từng trường Đây chính là nguyênnhân dẫn đến nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV trunghọc phổ thông còn có sự chồng chéo, trùng lặp, nhắc lại nội dung đã bồidưỡng của các năm trước Kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo đúng tiến độ thờigian, song hiệu quả của công tác bồi dưỡng chưa cao.

2.2 Đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trunghọc phổ thông thị xã Phúc Yên

2.2.1 Đánh giá việc thực hiện quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thị xã Phúc Yên

* Đánh giá quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạchbồi dưỡng

- Ưu điểm

Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạocủa các nhà trường, chủ thể quản lý đã chủ động xây dựng kế hoạch bồidưỡng và tổ chức thực hiện bồi dưỡng cho ĐNGV Nội dung kế hoạch đã xácđịnh được vị trí, yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng ĐNGV đối với việc nângcao chất lượng giáo dục - đào tạo của các nhà trường trung học phổ thông thịxã Phúc Yên.

Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng đã xác định rõ mục tiêu, nội dung,thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:42