1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Tâm lý học: Sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8-21 tuổi

261 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 - 12 tuổi
Tác giả Ngô Thị Hoàng Giang
Người hướng dẫn PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, PGS.TS Trịnh Thị Linh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 261
Dung lượng 63,97 MB

Nội dung

Ở Việt Nam, những dữ liệukhoa học về đời sống tâm lý của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi còn thiếu văng nhiều, đặcbiệt là những nghiên cứu liên quan đến đánh giá của trẻ em lứa tuôi này về sự hà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ HOÀNG GIANG

SỰ HÀI LÒNG VỚI CUỘC SÓNG CỦA TRẺ EM

TỪ 8 - 12 TUOI

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGÔ THỊ HOÀNG GIANG

SỰ HAI LONG VỚI CUỘC SONG CUA TRE EM

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ

CUA HỘI DONG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học

Luận án Tiên sĩ

GS.TS Nguyễn Hữu Thụ PGS.TS Trương Thị Khánh Hà

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, PGS.TS Trinh Thị Linh - Trường Dai học Khoa

học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Một số dữ liệu của luận ánđược thực hiện một phần trong khuôn khổ đề tài “Cam nhận hạnh phúc của trẻ emViệt Nam” (Mã số 501.01-2020.300) được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học vàCông nghệ Quốc gia (NAFOSTED) Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trungthực và chưa từng được công bồ trong bat kỳ một công trình nào khác

Tác giả luận án

Ngô Thi Hoàng Giang

Trang 4

LOI CAM ON

Trong quá trình thực hiện dé tài: "Sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em tir 8

-12 tuổi", tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS TrươngThị Khánh Hà, PGS.TS Trịnh Thị Linh - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉbảo tôi và là nguồn động lực to lớn giúp tôi có thê hoàn thành luận án này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thé cán bộ, giảng viên củaKhoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốcgia Hà Nội Đối với tôi, các thầy cô trong Khoa và các thầy cô cộng tác giảng dạytại Khoa luôn là tam gương sáng về niềm đam mê khoa học, tận tâm hết lòng vi thé

hệ học trò Những lời khuyên và chỉ dẫn của các thầy cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều

trong quá trình thực hiện luận án.

Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viênTrường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi để tôi có thể hoàn

thành luận án.

Do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân nên luận án của tôi chắcchắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý củathầy cô và các bạn dé dé tài được hoàn thiện hon

Một lân nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CHU VIET TẮTT 2: 2 ©22++2EE£2EE£EEE£EEtEEEEEEEEEEESEEEEEkrrkrerkerrkee 3DANH MỤC CAC BẢNG ¿22-5221 2E 2E221221221121121121111211 21111111 xe 4DANH MỤC CÁC BIỀU - - 2 2 SE+SE‡2EEEEEEEEEEE21122127171121127171 21.21 1E xe 6DANH MỤC CÁC HÌNH - 2-52 SE SE 2E EEEEEEE21122127171171121111 21.21 cT1txee 7

MO ĐẦU 25c 2S 2t 212211271211 71211211 2111121121111 111.1 111.11 8Chương 1: TONG QUAN CAC NGHIÊN CUU VE SU HAI LONG VỚI CUỘCSONG CUA TRE EM wecsesscsssessessessssssessessussssssecsessussusssessessussssesessessusssessessesssseeesessess 161.1 Nghiên cứu về các mặt biểu hiện sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em 161.2 Nghiên cứu về mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ em - 221.3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sông 271.4 Nghiên cứu xây dựng thang đo đánh giá sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em38Tidu két ChUONg SN 47Chương 2: CO SỞ LY LUẬN VE SU HAI LONG VỚI CUOC SONG CUA TRE

EM TU8 - 12 TUỔI woceecsscsscsssessessssssessessessusssessecsessusssessecsussussseesessussussseesesssssseseeseees 48

2.1 Cac hai miém CO DAN 48

2.1.1 Sự hài lòng với cuộc SON weceeeeseeess ess essessessessesesseesessessessessesteseeseeseesessens 48

2.1.2 TT €m - c E3 310223010111111 1 23010 1111190111 vn vg 50

2.1.3 Sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 - 12 tuổi - 522.2 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ em từ 8 - 12 tuổi 2 ¿5 x+cs+cs+se2 562.3 Biểu hiện của sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 - 12 tuôi 612.4 Một số yêu tố ảnh hưởng đến sự hai lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 - 12

00 5 682.5 Mô hình lý thuyết về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em 73Tidu két ChUONG Y Ô 77Chương 3: TÔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -. - 783.1 Vài nét về địa bàn và khách thé nghiên cứu 2-2 2+ 2+szx+zx+rxzrszse2 78

SINH) lê 20a na 78

3.1.2 Khách thé nghiên cứu - 2 + +2 ++EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkerrree 833.2 Tổ chức nghiên cứu + 2 + +E+E2+EE+EE£EEEE2EE2E1712112117171.211 211 11c 84

3.2.1 Nghiên cứu lý luận - + 2-5 +E£2EE+EE£EEEEEEEE2EEEEEEEEE2EEcEEerrree 85

3.2.2 Nghiên cứu thực tiỄn - ¿+2 252252 2E2ExvEESEEEEEEEESErErrkerxerrerrervee 85

Trang 6

3.3 Các phương pháp nghiên cứu cu thỂ -2- 2 ++5++S£+E£2E£E££EeEEeEEeExrrxrrrzee 93

3.3.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2-2-5255 Sxecx+£vzzzezreei 933.3.2 Phương pháp phỏng Van sâu 2 222 E++E2EE2EEeEEeEEzExrrkerxrei 97

3.3.3 Phương pháp nghiên cứu trường hỢp - - «- «£5s£+s£+sssssessree 99

3.3.4 Phuong pháp phân tích định tính cà se sssessersrrsrek 99

3.3.5 Phương pháp phân tích thống kê 2-22 5+22+++++zx++rx+srxez 102Tidu két ChUONG ng 107Chuong 4: KET QUA NGHIEN CUU THUC TRANG VE SU HAI LONG VOICUỘC SONG CUA TRE EM TU 8 - 12 TUỔI wieeeseeesssssessssstesessteseesneesssnieeesnneeents 1084.1 Thực trang sự hài long với cuộc sống CUA HE €fT - 225cc <<ccccc+sss+ 108

4.1.1 Đánh giá của trẻ em vê mức độ hài lòng với cuộc sông của bản thân trẻ

XUNG QUAND 080 e 116

4.1.3 Đánh giá của trẻ em về sự hài lòng với cuộc sống nói chung 126

4.2 Thực trạng một sô yêu tô ảnh hưởng dén sự hai lòng với cuộc sông của trẻ em

4.2.1 Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người than 1294.2.2 Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè

¬ 133

4.2.3 Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống 1374.2.4 Bi ban ba bat mat ngaaDăêÄŸÝŸ 1404.2.5 Hoạt động vui chơi, giải trí, giúp đỡ gia đình và chơi thé thao 1424.2.6 Điều kiện kinh tẾ - -2252+SE‡EEEEE2E12E1E7171121121171711211 21121 cxe 1454.3 Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em

¬— 147

4.4 Nghiên cứu trường hỢp - c1 11 11 vn 1H TH TH kg ng Hư 155

II 8‹.70n 8 1a 163KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ - 2 2 SE EEEEEE11211211211 1111.111 165DANH MỤC CÁC CONG TRÌNH KHOA HỌC CUA TAC GIA LIÊN QUAN2090880708.) 170DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ¿5S EeEE‡EE2EE+EEEeEEerkerxerxsrx 171

PHU LUC oieceececceccsssscssesscsscsessessessesucsecsscsucsssessesassucsucsucsvssesasssesussessecaveaessesaeseesneaees 188

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

STT Tén bang Trang

1 | Bảng 3.1: Dac điểm mẫu khách thé nghiên cứu 84

2 | Bảng 3.2: Đặc điểm mẫu khách thé nghiên cứu định tính 100

3 | Bảng 3.3: Khung phân tích kết quả nghiên cứu định tinh 101

4 | Bang 3.4: Độ tin cậy của các thang đo sử dụng trong nghiên cứu 104

5 | Bảng 4.1: Đánh giá của trẻ về mức độ hai lòng với cuộc sống của | 109

bản thân trẻ

6 | Bảng 4.2: Phân bố điểm hài lòng với cuộc sông của bản thân trẻ 113

7 | Bảng 4.3: Đánh giá sự hài lòng với cuộc sống bản thân trẻ theo | 114

giới tính

8 | Bảng 4.4: Đánh giá sự hài lòng với cuộc sống bản thân trẻ theo | 115

khu vực sống

9 | Bảng 4.5: Đánh giá của trẻ về mức độ hài lòng của trẻ với môi | 117

trường và mọi người xung quanh

10 | Bảng 4.6: Phân bố điểm hài lòng với môi trường và mọi người | 122

xung quanh

11 | Bảng 4.7: Đánh giá sự hai lòng với môi trường và mọi người | 123

xung quanh trẻ theo giới tính

12 | Bảng 4.8: Đánh giá sự hài lòng với môi trường va mọi người | 124

xung quanh trẻ theo khu vực sống

13 | Bảng 4.9: Phân bố điểm hai lòng với cuộc sống của trẻ em 127

14 | Bảng 4.10: Đánh giá của trẻ em về mức độ hai lòng với yếu tố sự 130

quan tâm, lăng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân

Trang 9

STT Tén bảng Trang

15 | Bảng 4.11: Đánh giá của trẻ em về mức độ hai lòng với yếu tố su | 134

quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn

16 | Bang 4.12: Đánh giá của trẻ em về mức độ hài lòng với yếu tố su | 137

quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống

17 | Bảng 4.13: Đánh giá của trẻ em về nhóm yếu tô bị bạn bè bắt nat | 140

18 | Bang 4.14: Đánh giá của trẻ em về mức độ hài lòng với nhóm yếu | 142

tố hoạt động vui chơi, giải trí, giúp đỡ gia đình và chơi thể thao

19 | Bảng 4.15: Đánh giá của trẻ em về ảnh hưởng của điều kiện kinh | 145

tế đến sự hải lòng với cuộc sống của trẻ 8 tuổi

20 | Bảng 4.16: Đánh giá của trẻ em về ảnh hưởng của điều kiện kinh | 146

tế đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ 10-12 tuổi

21 | Bang 4.17: Các nhóm yếu tô ảnh hưởng đến sự hài long với cuộc | 149

sống của trẻ em

22 | Bảng 4.18: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ| 154

thuộc là sự hài lòng với cuộc sông của trẻ em

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIEU

STT Tên biểu đồ Trang

1 Biéu đồ 4.1: Mức độ hài lòng với cuộc sống của bản thân trẻ 112

2 Biểu đồ 4.2: Mức độ hài lòng với môi trường và mọi người | 117

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tén hinh Trang

1 Hình 2.1: Khung nghiên cứu sự hai lòng với cuộc sống của trẻ 16

em

2 | Hình 4.1: Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với sự hai] 148

lòng với cuộc sông của trẻ em

Trang 12

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc Mộttrong những dấu hiệu cho thấy một đất nước đạt tiêu chuẩn phát triển chính là việcđảm bảo hạnh phúc cũng như chất lượng cuộc sống cho tất cả các công dân mà trênhết là trẻ em (James và James, 2012)

Có lẽ vì thế mà từ lâu các nhà nghiên cứu đã di phân tích sự hai lòng vớicuộc sống và ý nghĩa của nó với trẻ em trong độ tuổi đến trường (Gilman và

Huebner, 2000; Ben-Arieh, 2010).

Một số nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng với cuộc sông của trẻ em có vai trò

quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ (Proctor và đồngnghiệp, 2008) Nhờ có sự hài lòng với cuộc sống giúp cho trẻ chống lại các tác độngcăng thắng và sự phát triển các hành vi tiêu cực ở trẻ (Suldo và Huebner, 2004a).Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em thấp sẽ ảnhhưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ (Frisch, 1999) như khởi phát trầm cảm trongkhoảng thời gian hai đến ba năm sau đó (Lewinsohn, Redner và Seeley, 1991;Proctor và đồng nghiệp, 2008), ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân (Furr

và Funder, 1998) và tình trạng bỏ học của trẻ (Frisch và đồng nghiệp, 2002) Do đó,việc nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ và các yêu tô ảnh hưởng có thé hỗtrợ phát triển các chiến lược nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần ở trẻ em và xâydựng chiến lược tăng cường sự hài lòng với cuộc sống của trẻ (Proctor và đồng

nghiệp, 2008; Ben-Arieh, 2010).

Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ emnhư: Nghiên cứu các mặt biéu hiện sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (Huebner,1994; Gilman và Huebner, 2000; Bradshaw và đồng nghiệp, 2010; Rees và đồngnghiệp, 2012; Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ, 2018; Nguyễn Văn Lượt vàđồng nghiệp, 2018); Nghiên cứu về mức độ sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em(Huebner va Alderman, 1993; Park, 2005; Proctor và đồng nghiệp, 2008; Casas,

Trang 13

2011; Goswami, 2014); Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộcsống của trẻ em (Suldo và Huebner, 2004; Proctor và đồng nghiệp, 2008; Ngô

Thanh Huệ và Lê Thị Mai Liên, 2013; Trương Thị Khánh Hà và đồng nghiệp, 2017;

Lê Thị Mai Liên và đồng nghiệp, 2017); Nghiên cứu xây dựng thang đo đánh giá sựhài lòng với cuộc sống của trẻ em (Huebner và Gilman, 2002; Seligson và đồngnghiệp, 2003; Casas, 2017; Savahl và đồng nghiệp, 2021; Huỳnh Mai Trang vàđồng nghiệp, 2022) Tuy nhiên, các nghiên cứu về trẻ em tập trung chủ yếu ở lứatuổi 6 đến 7 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu đến trường hay lứa tuổi 12 đến 15 là giaiđoạn tuổi dậy thì với nhiều biến đổi về tâm sinh lý Bên cạnh đó, đa phần cácnghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em được thực hiện từ góc nhìn củacác chuyên gia, cha mẹ hoặc thầy cô mà còn ít nghiên cứu làm rõ đánh giá của trẻ

em về sự hài lòng với cuộc sông của chính các em (Ben-Arieh, 2008; Ben-Arieh,

2010) hay nói cách khác ý kiến riêng của trẻ em ít khi được đề cập đến (Camfield

và Tafere, 2009; Fattore và đồng nghiệp, 2012) Đây là vấn đề cần quan tâm vìnhững quan điểm và suy nghĩ của người lớn không phải lúc nào cũng giống như trẻ

em (Casas, 2011) Hơn nữa, những thông tin về cuộc sống của trẻ sẽ có giá trị nhấtkhi đến từ chính trẻ em đó (Casas, 2016b) Do vậy, người lớn nói chung và nhữngnhà hoạch định chính sách nói riêng cần quan tâm đến cảm nhận và tiếng nói củacác em (Andresen và đồng nghiệp, 2010) Việc nghiên cứu sự hài lòng với cuộcsống của trẻ em không chỉ giúp cho cha me, thầy cô hiểu được mong muốn của các

em mà còn giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong vấn đề xây dựng chínhsách cho trẻ em (Ben-Arieh và đồng nghiệp, 2001) Ở Việt Nam, những dữ liệukhoa học về đời sống tâm lý của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi còn thiếu văng nhiều, đặcbiệt là những nghiên cứu liên quan đến đánh giá của trẻ em lứa tuôi này về sự hàilòng với cuộc sống và những yếu tô ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của

trẻ.

Vì vậy, nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em dưới góc độ Tâm lýhọc và tìm ra những yếu tô ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ, giúptrẻ hài lòng hơn với cuộc sống là một điều vô cùng quan trọng Xuất phát từ những

Trang 14

lý do trên, tác giả chon van đề: “Sw hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 - 12tuổi ” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em, qua

đó đưa ra một số kiến nghị với gia đình, nhà trường, xã hội giúp trẻ hài lòng hơn với

cuộc sống.

3 Đối tượng nghiên cứu

Sự hài lòng của trẻ em từ 8-12 tuổi về cuộc sông của bản thân trẻ, môitrường, những người xung quanh và các yếu tố ảnh hưởng

4 Khách thé nghiên cứu

Luận án tiến hành trên 1321 trẻ lứa tuổi từ 8 tuổi đến 12 tuổi đang theo học

tại các trường tiểu học, các trường trung học cơ sở và 06 thầy cô đang giảng day tại

các trường này.

5 Giả thuyết nghiên cứu

5.1 Da số trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi hài lòng với cuộc sống ở mức cao

5.2 Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân, của thầy cô, củamoi người trong khu vực sống có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng với cuộc sôngcủa trẻ em Trong đó, sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thântrong gia đình ảnh hưởng nhiều nhất

5.3 Bị bạn bè bắt nạt ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em.5.4 Hoạt động vui chơi, giải trí, giúp đỡ gia đình, chơi thé thao, điều kiện kinh tế

có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu lý luận

(1) Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về sự hài lòngvới cuộc sống của trẻ em (các kết quả đạt được, các khoảng trống cần nghiên cứu

gợi ý cho nghiên cứu này cua tác gia).

(2) Tìm hiểu các phương pháp, công cụ nghiên cứu đề tài luận án

(3) Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em.6.2 Nghiên cứu thực tiễn

10

Trang 15

(1) Lam rõ thực trạng sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em cũng như tìm

hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em

(2) Đưa ra một số kiến nghị với gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giúp

cho trẻ hài lòng hơn với cuộc sống

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng vàmột số nguyên tắc như sau:

7.1.1 Nguyên tắc hoạt động

Theo quan điểm của tâm ly học Macxit, tâm ly học chỉ được hình thành, phattriển và biểu hiện trong hoạt động của cá nhân Các đặc điểm tâm lý của cá nhânđược phán đoán qua hành vi, việc làm thực tế của cá nhân Điều đó có nghĩa là khi

nghiên cứu cần tiễn hành trong hoạt động chủ đạo của chủ thể được nghiên cứu.

Sự hai lòng được hình thành, phát triển và biểu hiện thông qua các hoạtđộng hàng ngày của trẻ (học tập, giao tiếp, vui chơi ) Do vậy, nghiên cứu sự hàilòng của trẻ em phải xuất phát từ hoạt động, thông qua các hoạt động của trẻ

7.1.2 Nguyên tắc tiếp cận hệ thống

Con người là một thực thé xã hội, mọi đặc điểm tam lý của nhân cách có liênquan qua lại với nhau tạo thành một hệ thống trọn vẹn, thống nhất, chịu sự tác độngcủa các yếu tổ khách quan và chủ quan Vi thé nghiên cứu sự hài lòng của trẻ phảiđặt trong mối quan hệ của nhiều yếu tố như: yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội,

hoàn cảnh gia đình, trình độ văn hóa

7.1.3 Nguyên tắc phát triển

Thế giới khách quan luôn luôn vận động và biến đổi Tâm lý con người là sựphản ánh hiện thực khách quan nên cũng không thé bat biến Từ đó đòi hỏi việcnghiên cứu các hiện tượng tâm lý phải tuân theo nguyên tắc phát triển Nghiên cứu

sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em cũng không năm ngoài nguyên tắc đó Dựavào nguyên tắc phát triển dé thay được chiều hướng thay đổi sự hài lòng với cuộc

sông của trẻ trong các môi trường khác nhau, qua độ tuôi, giới tính

11

Trang 16

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu điều tra chọn mẫu theo lát cắt ngang được áp dụng đểnghiên cứu sự hai lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 đến 12 tudi Các phương phápđược sử dụng trong luận án gồm:

(1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng trong tổng quan cácnghiên cứu về vấn đề luận án quan tâm và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của đề

SPSS 22.0 được sử dụng.

8 Phạm vỉ nghiên cứu

8.1 Về nội dung

Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống

của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi Bởi lẽ, hiện nay, có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu

độ tuôi trẻ đến trường từ 6-7 tuổi, độ tuổi trẻ dạy thì từ 12-15 tuổi mà còn ít nghiêncứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ 8-12 tuổi Trong khi đây là lứa tuôi cónhiều thay đôi về tâm sinh lý, lứa tuổi giữa và cuối tudi tiêu học, đầu tuôi day thì.Giai đoạn trẻ từ 8 đến 12 tuổi còn phải chịu áp lực việc học tập và thi cử nặng hon

lứa tuôi 6-7 tuôi Khôi lượng kiên thức nhiêu cùng với việc thi chuyên câp từ trường

12

Trang 17

tiêu học sang trường THCS và phải thích ứng với môi trường học tập mới này gâyảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ em lứa tuổi 8-12 tudi.

Chính vì vậy, tác giả đã tập trung nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của

trẻ em từ 8 đến 12 tuổi thông qua: Sự hài lòng với cuộc sống của bản thân trẻ (vẻ bềngoài, sức khỏe, sự tự do, sự an toàn, những điều sắp xay ra, cuộc sống nói chung);

Sự hài lòng với môi trường và mọi người xung quanh trẻ (Những người sống cùngtrẻ, khi trẻ là học sinh, những điều học được ở trường, bạn bẻ trong lớp, khu vựcsong, sự lắng nghe của người lớn)

Do khách thé là trẻ em nên thang đo dành cho trẻ không được quá dai Vìvậy, luận án không nghiên cứu các yếu tổ liên quan đến di truyền, khí chat, tínhcách, năng lực của trẻ mà chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố bên ngoài ảnhhưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ đó là: Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợcủa cha mẹ và người thân; Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sựgiúp đỡ của bạn bè; Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống: Bịbạn bè bắt nạt; Hoạt động vui chơi, giải trí; Giúp đỡ gia đình va chơi thé thao;Điều kiện kinh tế

8.2 Về địa bàn và khách thể

Về địa bàn nghiên cứu:

Luận án tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội (Trường Tiểu học KhươngDinh, Trường THCS Hoàng Mai, Trường Tiêu học Phú Cường, Trường THCS PhúCường), Bắc Giang (Trường tiểu học Ngô Sĩ Liên, Trường THCS Ngô Sĩ Liên) vàThái Nguyên (Trường tiểu học Phú Xá, Trường THCS Phú Xá)

Về khách thể nghiên cứu:

Đề tài chỉ nghiên cứu những trẻ đang đi học ở các trường tiêu học, THCStrong độ tuôi 8 đến 12 tuổi và các thầy cô đang giảng day tại các trường này trên địabàn Hà nội, Bắc Giang và Thái Nguyên Đề tài không nghiên cứu trẻ em trong độtuôi trên (tai địa bàn nghiên cứu) ngoài nhà trường (bao hồm trẻ bỏ học, không đếntrường, khuyết tật không đến trường )

13

Trang 18

Do khách thể nghiên cứu là trẻ chưa trưởng thành nên việc lựa chọn mẫunghiên cứu phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của trẻ cũng như sự đồng ý của

những người quản lý, nuôi dưỡng trẻ như thầy cô giáo và cha mẹ của trẻ.

9 Đóng góp mới của luận án

9.1 Về lý luận

Nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em cung cấp thêm cơ sở khoa

học và thực tiễn cho lĩnh vực tâm lý học gia đình, tâm lý học giáo dục, tâm lý học

phát triển, tâm lý học tích cực Luận án đã hệ thống các quan điểm lý thuyết trên thégiới về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Ở nước ngoài, các nghiên cứu về sựhài lòng với cuộc sống của trẻ em đã được quan tâm, nghiên cứu đa dạng về góc độtiếp cận Tuy nhiên, ở Việt Nam van dé nghiên cứu nay chưa được nhiều học giả

nghiên cứu từ góc độ tâm lý học Vì vậy, luận án đã có những đóng góp mới trong việc xây dựng các khái niệm: Sự hai lòng với cuộc sống, sự hài lòng với cuộc sống

của trẻ em, vận dụng và xây dựng khung lý luận cũng như bước đầu xác định, làm

rõ các mặt biểu hiện của sự hài lòng với cuộc sông trẻ em và những yếu tố ảnhhưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ trên mẫu học sinh tiểu học và THCS ở

nước ta.

Từ đó, luận án đưa ra những kiến nghị góp phần giúp cho trẻ hài lòng với

cuộc sống và đạt được hạnh phúc trong cuộc sống.

9.2 VỀ phương pháp

Luận án đã tập hợp một sé thang đo nước ngoài va kiểm định độ tin cậy củathang đo trên mẫu học sinh tiểu học và THCS ở Việt Nam Đó là thang đo mức độhài lòng với cuộc sống của học sinh (Seligson và đồng nghiệp, 2003), thang đo chỉ

số sức khỏe cá nhân của học sinh (Cummins va Lau, 2005), thang đo mức độ hailòng với cuộc sống của học sinh (Casas, 2017; Savahl và đồng nghiệp, 2021) Từ

đó, luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sốngcủa trẻ thông qua hai chiều cạnh đo lường, đó là hài lòng với cuộc sống của bản

thân trẻ và hài long với môi trường và mọi người xung quanh Ngoài ra, tac giả đã

xây dung được khung lý thuyết các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hai lòng với cuộc

14

Trang 19

sống của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi đó là: Sự quan tâm, lang nghe, hỗ trợ của cha mẹ

và người thân; Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sự giúp đỡ của bạnbè; Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống: Bị bạn bè bắt nạt;Hoạt động vui chơi, giải trí; Giúp đỡ gia đình và chơi thể thao; Điều kiện kinh tế.Các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy trong đo lường

Các yêu té ảnh hưởng tới sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em 8 đến 12 tuổinhư: Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân; Sự quan tâm, lắngnghe, tôn trọng của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè; Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi

người trong khu vực song; Hoạt động vui choi, giải tri; Giúp đỡ gia đình va chơi thể

thao; Điều kiện kinh tế đều tương quan thuận một cách có ý nghĩa với sự hài lòngVỚI cudc sống (Yếu tố bị bạn bè bắt nạt tương quan nghịch)

Từ các kết quả nghiên cứu trên, luận án có cơ sở khoa học dé đề xuất các giảipháp góp phần nâng cao sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em

10 Cấu trúc của luận án

Luận án bao gồm phần mở đầu, bốn chương nội dung chính, kết luận, kiếnnghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục Các chương nội dung chính bao gồm:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sông của trẻ em

Chương 2: Co sở lý luận về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 - 12 tuổi

Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực trạng về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em

từ 8 - 12 tuổi

15

Trang 20

Chương 1: TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VE SU HAI LONG VỚI

CUOC SONG CUA TRE EM

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến sự hài long với cuộc sống của trẻ

em, tác giả nhận thấy đa số các nghiên cứu được tiến hành ở nước ngoài và còn rất

ít nghiên cứu tiến hành ở Việt Nam Có thể nhóm các nghiên cứu thành các hướng

chính như sau:

1.1 Nghiên cứu về các mặt biểu hiện sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em

Xác định các biểu hiện của sự hai lòng với cuộc sông trẻ em là một trongnhững van dé được nhiều tác giả quan tâm Có thé kê đến một số quan điểm, nghiêncứu tiêu biểu:

Van đề về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em được giải quyết trong khuônkhổ Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em Trên cơ sở đó, tổ chức Quỹ nhiđồng Liên Hợp Quốc đưa ra mục tiêu chung là vì sự sống còn, phát triển, bảo vệ vàtham gia của trẻ em trong khuôn khổ công ước quốc tế về Quyền trẻ em Nghiêncứu của tổ chức này tập trung vào các vấn đề như vệ sinh môi trường và chăm sócsức khỏe cho trẻ em, dinh dưỡng cho trẻ, vấn đề giáo dục và trẻ em tàn tật

Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, ngày càng có nhiềunghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ - đặc biệt là báo cáo của tổ chứcQuỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc năm 2007 Báo cáo đã chỉ ra nhiều khía cạnh quan

trọng giúp cho trẻ hài lòng hơn với cuộc sông, đó là đời sống vật chất, sức khoẻ, sự

an toàn của trẻ, chất lượng giáo dục, chất lượng mối quan hệ gia đình và bạn bè của

trẻ (Bradshaw và đồng nghiệp, 2009)

Nghiên cứu của Huebner (1994) đã xác định năm mặt biểu hiện của sự hàilòng với cuộc sống của trẻ em là: Bạn bẻ, gia đình, trường học, bản thân và môitrường sống Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ hài lòng về cuộc sống khôngliên quan đến lớp/tuôi và giới tính nhưng có liên quan đến sắc tộc, sự khác biệt về

giới tính có liên quan đên sự hai lòng vê trường học của trẻ em.

16

Trang 21

Nair va Gaither (1999) chi ra rang tình trang hôn nhân, sự hỗ trợ xã hội va cơhội hòa nhập với môi trường sống có liên quan chặt chẽ đến sự hải lòng trong cuộcsống.

Qua tổng quan các nghiên cứu, Gilman và Huebner (2003) thay rằng, hầu hếtcác nghiên cứu đều đánh giá về sự hài lòng với cuộc sống tổng thể của trẻ em Cácnghiên cứu đa chiều này cung cấp cho các nhà nghiên cứu các thông tin cụ thé gópphần đánh giá chính xác cũng như thúc day sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em

Từ đó, Gilman và Huebner xây dựng được mô hình gồm năm lĩnh vực cu thé là giađình, bạn bè, trường học, môi trường sống, bản thân để đánh giá sự hài lòng vớicuộc sống của trẻ Tác giả đã nhấn mạnh những trải nghiệm ở nhiều lĩnh vực cuộcsông của trẻ như gia đình, trường học, nơi sống có liên quan đến sự hài lòng vớicuộc sống và sự thích ứng của trẻ với môi trường xung quanh Kết quả nghiên cứu

cũng chỉ ra rằng, nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sông của trẻ em còn cần phải tập

trung vào tất cả các điểm mạnh của trẻ như tình yêu, lòng can đảm, kỹ năng giaotiếp, sự kiên tri, hy vọng, sự tha thứ, tài năng và tư duy tương lai

Đến năm 2007, đề án tầm nhìn thế giới lần thứ nhất đã nghiên cứu đến sự hàilòng với cuộc sông của trẻ em ở nước Đức Tác giả cho biết, sự hai lòng với cuộc

sống được thé hiện qua các khía cạnh liên quan đến quyền, nhu cầu, sự tự tin, an

toàn vật chất và xã hội và các mối quan hệ của trẻ em, đặc biệt tác giả nhấn mạnh

đến vấn đề trẻ được tự do trong mối quan hệ với cha mẹ, bạn bè và trường học

(World Vision, 2007).

Nghiên cứu của Brown và Duan (2007) đã đánh giá về sự hài lòng trongcuộc sống thông qua các mặt như nhân khẩu học, đặc điểm tâm lý và sự trải nghiệmcuộc sống qua khảo sát 648 học giả làm việc tại các trường Đại học của Thổ Nhĩ

Trang 22

đánh giá này là điều kiện xây dựng các chính sách thúc đây sự hài lòng tích cực về

cuộc sống của trẻ em

Nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ, tác giả Nick Axford cũngđưa ra nhiều khía cạnh của sự hải lòng với cuộc sống trẻ em như điều kiện sống vàchất lượng cuộc sống của trẻ Tác giả đã chỉ ra rằng các khía cạnh này có liên quanmột cách hệ thông với nhau (Axford, 2009)

Nghiên cứu của nhóm tác giả Bradshaw và Richardson (2009) lại đi tìm hiểuđánh giá của trẻ về tất cả các lĩnh vực cuộc sống các em bao gồm: sức khỏe, mốiquan hệ cá nhân, nguồn lực vật chất, giáo dục, hành vi rủi ro, nhà ở và môi trường.Kết quả cho thay mối liên hệ tích cực giữa sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em vớiviệc chi tiêu cho các lợi ich, dịch vụ gia đình Ngoài ra, nghiên cứu cũng chi ra mỗiliên hệ tiêu cực với bất bình dang trong gia đình

Nhiều tác giả cho rằng sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em có liên quanchặt chẽ đến đời song vật chất, sự an toàn của ban than trẻ va sự hòa nhập xã hội

Tổ chức xã hội trẻ em và đại học York đã đề xuất ba khía cạnh sự hài lòng với cuộcsông của trẻ, đó là cơ thể của trẻ, các mối quan hệ và môi trường sống của trẻ

Những nghiên cứu này đặc biệt nhấn mạnh đến sự tham gia, sự an toan, sự tự do, sự

chăm sóc và bảo vệ trẻ để mang lại sự hài lòng với cuộc sống cho trẻ em (Rees vàđồng nghiệp, 2010; Rees và đồng nghiệp, 2012; Bradshaw và đồng nghiệp, 2010)

Một nghiên cứu của Hiệp hội đa quốc gia về các chỉ số trẻ em (ISCI) vàonăm 2014 tại Ba Lan đã đi sâu tìm hiểu về sự hải lòng với cuộc sống của trẻ emthông qua khảo sát 3157 trường hợp trong đó có 1021 trẻ nhóm 8 tuổi, 1119 trẻ

nhóm 10 tuổi và 1017 trẻ nhóm 12 tuổi Trong nghiên cứu này của Strózik (2016),

sự hài lòng với cuộc sống của chính bản thân trẻ được đánh giá dựa trên 5 khíacạnh quan trọng là gia đình, trường học, bạn bè, môi trường sống và bản thân trẻ.Nghiên cứu chi ra rằng trẻ em độ tuổi này tỏ ra hài lòng với cuộc sông của chúng,đặc biệt là khía cạnh liên quan đến gia đình (Strózik và đồng nghiệp, 2016)

Theo các tác giả của dự án Thế giới trẻ em (Casas, 2017; Savahl và đồngnghiệp, 2021), sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em tập trung vao hai lĩnh vực cụ

18

Trang 23

thé Đó là sự hài lòng với cuộc sống của bản thân trẻ (sự hài lòng với cảm nhận về

sự an toàn của trẻ; với sự tự do mà trẻ có; với vẻ bề ngoài của trẻ; với những điều cóthé xảy ra sắp tới trong cuộc sống của trẻ; với sức khỏe của trẻ; và với cuộc sôngnói chung của trẻ); sự hài lòng của trẻ về môi trường và mọi người xung quanh trẻ(sự hài lòng của trẻ với những người mà trẻ sống cùng; với cuộc sông của trẻ với tưcách là một học sinh; về những điều trẻ học được ở trường: về bạn bè trong lớp củatrẻ; về khu vực nơi trẻ đang sống: với sự lắng nghe của người lớn đối với trẻ)

Ngoài ra, theo Milovanska-Farrington & Farrington (2021), các lĩnh vực như

sức khỏe, hoạt động giải trí, gia đình, công việc, tình hình tài chính, các mỗi quan

hệ xã hội và giá trị bản thân cũng liên quan đến sự hài lòng trong cuộc sống Nan và Wongwiwatthananukit (2020) đã đưa ra một số lĩnh vực liên quan đến sựhài lòng trong cuộc sống mà còn ít các nhà nghiên cứu xem xét tới Theo các tác

Na-giả, có ít nhất năm lĩnh vực quan trọng liên quan đến sự hài lòng trong cuộc sống,

đó là (1) sự nhiệt tình tham gia các hoạt động và quan tâm đến điều kiện sống củabản thân; (2) quyết tâm và đũng cảm chấp nhận các giá trị cuộc sống; khả năng chịuđựng các vấn đề gặp phải trong cuộc sống và nhận thức các vấn đề như là kinh

nghiệm cuộc song; (3) việc dat được các mục tiêu đề ra được coi như một chỉ số

thành công trong cuộc sống: (4) quan niệm về sức khỏe của bản thân và đóng góp

có ý nghĩa cho xã hội; (5) điều chỉnh tâm trạng bản thân như một phương tiện đểbiết cách hạnh phúc, có thái độ tốt và cảm xúc tích cực đối với người khác và môitrường sống và khả năng vượt qua khó khăn Có nhiều lĩnh vực dé đánh giá sự hàilòng trong cuộc sống đã được đưa ra Mặc dù chúng khác nhau trong quan niệm của

mỗi học giả, nhưng nhìn chung, hai từ khóa được thống nhất coi là lĩnh vực chính

của sự hải lòng trong cuộc sống, đó là “hạnh phúc” và “cảm nhận hạnh phúc”

(Sholihin và đồng nghiệp, 2022)

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về trẻ em chủ yếu được thể hiện trong các báocáo điều tra gia đình Việt Nam (2006), báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại ViệtNam (MICS, 2010, 2012), báo cáo hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em ở Việt Nam(2011) do Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em thực hiện, báo cáo điều tra đánh giá các mục

19

Trang 24

tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (MICS, 2011, 2014), báo cáo quốc gia về lao động

trẻ em (2012) do Viện Khoa học Lao động và xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội thực hiện Các báo cáo chủ yếu tìm hiểu việc thực hiện các mục tiêu về

trẻ em ở Việt Nam, đánh giá thực trạng hệ thống bảo vệ ở trẻ em, tình trạng trẻ em

tham gia các hoạt động kinh tế, lao động trẻ em theo độ tuổi, tình trạng đi học, quy

mô làm việc, điều kiện làm việc của trẻ em khi tham gia lao động, mối quan hệ cha

mẹ và con cái cũng như các quyền của trẻ Các nghiên cứu trên chưa đi tìm hiểu trẻ

có thực sự hài lòng về cuộc sống hay không và sự hài lòng đó thể hiện như thế nàoqua việc trẻ được tự đánh giá về chính cuộc sống của chúng

Nghiên cứu của Ngô Thanh Huệ và Lê Thị Mai Liên (2013) thực hiện trên

165 trẻ từ 6 đến 11 tuổi và 165 phụ huynh tại Vinh, Nghệ An thông qua bảng hỏiđánh giá chất lượng cuộc sống (AUQUEI và KINDL-R) nhằm thu thập những đánh

giá của chính trẻ và của phụ huynh về những cảm nhận về cuộc sống của trẻ.

Nghiên cứu đã đánh giá sự hài lòng hay không hài lòng về cuộc sống của trẻ emtrên tất cả các mặt thê chất, tâm lý, gia đình, xã hội, nhà trường Tác giả đã nhânmạnh, sự hài lòng với cuộc sống của trẻ thé hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau củađời sống bao gồm sự thoải mái về mặt thé chat, xã hội và tâm lý

Nhóm nghiên cứu Trương Thị Khánh Hà, Nguyễn Văn Lượt và Trần Hà Thu(2017) tiến hành khảo sát trẻ em từ 8 đến 12 tuổi ở Hà Nội và Vĩnh Phúc về sự hàilòng với cuộc sống của trẻ em và tìm hiểu một số yếu tổ liên quan đến gia đình vàtrường học Nghiên cứu đã đánh giá sự hài lòng của trẻ em với cuộc sống nóichung, với ngôi nhà của mình và với những người đang sống cùng trẻ Nghiên cứucũng đi tìm hiểu sự hài lòng của trẻ về khu vực sống, hài lòng với mọi người xungquanh, sự hài lòng của trẻ với những điều học được ở trường và mối quan hệ vớibạn bè Nghiên cứu của nhóm tác giả có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượngcuộc sống gia đình va nhà trường cho trẻ em trong độ tuôi từ 8 đến 12

Nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Mai Liên và đồng nghiệp (2017) tổnghợp kết quả từ hai nghiên cứu sử dụng tiếp cận tâm lý học xuyên văn hóa Nghiêncứu (1) tiễn hành trên 165 trẻ Việt, 177 trẻ Pháp từ 6 đến 11 tuổi Nghiên cứu (2)

20

Trang 25

thực hiện trên 295 học sinh Việt Nam và 1002 học sinh Pháp từ 9 đến 14 tuổi.

Nhóm tác giả đã nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Việt và Pháp trêncác khía cạnh như: trường học, đời sống gia đình, các mối quan hệ xung quanh trẻ,các khía cạnh thành tích học tập và bầu không khí trường học Tất cả những điều đó

đóng vai trò quan trọng mang lại hạnh phúc trong trường học của trẻ em.

Nghiên cứu của tác giả Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ (2018) sử dụng

bộ công cụ cảm nhận hạnh phúc chủ quan (SWB) được xây dựng dựa trên nên tảngthang đo BE-scol dành cho 535 học sinh từ 8-18 tuổi, gồm 39 câu đánh giá sự hài

lòng của học sinh tại nhà trường ở sáu khía cạnh bao gồm: Mối quan hệ với giáo

viên, sự hài lòng với các hoạt động học đường, sự hai long với lớp học (học tập),

mối quan hệ bạn bẻ, cảm nhận an toàn và môi trường, đánh giá tổng quát học

đường.

Tác giả Nguyễn Văn Lượt và đồng nghiệp (2018) đã tiến hành khảo sát 253học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội và Đà Nẵng về cảm nhận hạnh phúc ởtrường học của học sinh Trong nghiên cứu đã xét đến 4 khía cạnh của cảm nhậnhạnh phúc thé hiện qua sự hài lòng của trẻ em về điều kiện trường học, các mốiquan hệ ở trường học, sự tự hoàn thiện bản thân và vấn đề sức khỏe ở trường học

Nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Dũng (2022) tiến hành khảo sát trên 551 sinhviên của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế nham phân tích thực trạng về mốiquan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với sự hài lòng cuộc sống theo kết quả tự đánh

giá của sinh viên Trong nghiên cứu, cảm nhận hạnh phúc được sinh viên tự đánh

giá qua 03 mặt: (1) Về mặt cảm xúc; (2) Về mặt xã hội; (3) Về mặt tâm lý Sự hàilòng cuộc sống được đánh giá ở 02 mặt như sau: (1) Mức độ hài lòng với cuộc sống

và các mặt khác nhau; (2) Mức độ hài lòng chung với cuộc sống

Tổng quan các nghiên cứu khá phong phú về mặt tiếp cận cũng như kháchthể nghiên cứu Các hướng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào sự hài lòng với cuộcsông tổng thé của trẻ em, các khía cạnh, các mặt biểu hiện của sự hài lòng với cuộcsống của trẻ như: sự tham gia, sự an toàn, sự tự do, sự chăm sóc và bảo vệ trẻ,

quyên, nhu câu, sự tự tin, sức khỏe, an toàn vật chât và xã hội, các môi quan hệ của

21

Trang 26

trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội Ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng chỉ rađược nhiều khía cạnh khác nhau của sự hài lòng như: bản thân trẻ, gia đình, nhà

trường, xã hội, môi trường sống, bạn bẻ đồng giới, bạn bè khác giới, thể chất, tình

dục, giải trí Tuy nhiên, những dữ liệu khoa học về đời sống tâm lý của trẻ em từ 8đến 12 tuổi còn thiếu văng ở Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu về trải nghiệmchủ quan và đánh giá của trẻ em lứa tuổi này về sự hài lòng với cuộc sống Chính vìvậy, tác giả luận án đi tìm hiểu thực trạng sự hài lòng với cuộc sống của trẻ emthông qua những mặt biéu hiện cụ thé cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự hàilòng với cuộc sống của trẻ thông qua đánh giá từ chính những trẻ em trong độ tuôi

từ 8 đến 12

1.2 Nghiên cứu về mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ em

Dưới con mắt của nhà nghiên cứu Ruut Veevhoven (2006), sự hài lòng vớicuộc sống được nhìn nhận ở 4 mức độ khác nhau

Thứ nhất là các trải nghiệm, các cảm giác dễ chịu, thỏa mãn Ở mức độ nàyphản ánh sự tồn tai cảm giác thỏa mãn nhất thời Đó có thé là những thỏa mãn vềvật chất hoặc sự thỏa mãn về tinh than

Thứ hai là sự hài lòng với từng lĩnh vực của cuộc sống như: hai lòng về tình

yêu, hài lòng với công việc, hai lòng với hôn nhân

Thứ ba là những trải nghiệm hài lòng ở mức độ cao nhưng diễn ra trong thời

gian ngắn Hay nói cách khác sự hài lòng này xuất hiện thoáng qua khi có sự đánh

giá tích cực và ở mức độ cao.

Thứ tư là sự hài lòng với cuộc sống Mức độ này được hiểu là cảm giác thỏa

mãn, hài lòng ton tại lâu dài, 6n định, bền vững vỀ cuộc sống của một cá nhân.

Nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em của tác giả Gilman vàHuebner đã cho thấy, hau hết trẻ em đều đánh giá sự hài lòng với cuộc sống tổngthé của chúng một cách tích cực (Rich Gilman và Scott Huebner, 2003) Kết quanghiên cứu thực tế trên 3157 trẻ em Ba Lan ở độ tuôi từ 8 đến 12 tuổi cũng chứng

tỏ trẻ em hải lòng với cuộc sống (Strózik, 2016)

22

Trang 27

Kết quả nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em của tác giảHuebner (1994) trên mẫu 725 học sinh tiểu học cho thấy trẻ em có mức độ hài lòngcao với cuộc sông tổng thé Trong một cuộc khảo sát trên 5.544 học sinh Mỹ chothấy, 82% trẻ em đánh giá sự hài lòng với cuộc sống trong phạm vi tích cực(Huebner và đồng nghiệp, 2000a) Một số nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sốngcủa trẻ em được thực hiện ở các quốc gia khác nhau như: nghiên cứu trên mẫu 1009học sinh ở Trung Quốc (Leung & Zhang, 2000), nghiên cứu 363 học sinh Bồ ĐàoNha (Neto, 1993), nghiên cứu 716 học sinh Hàn Quốc đều cho kết quả trẻ hài lòngvới cuộc sống ở mức cao Các tài liệu nghiên cứu của Proctor, Linley và Maltby(2008) một lần nữa cũng khang định răng trẻ em có mức độ hài lòng cao với cuộcsống.

Trong nghiên cứu của tác giả Nee và đồng nghiệp (2016) trên mẫu 416 học

sinh từ 14 đến 17 tuổi tại 12 trường học ở Selangor, Malaysia, kết quả cho thấy,

thanh thiếu niên có mức độ hài lòng với cuộc sống khá cao Sự khác biệt về mức độhài lòng trong cuộc sống theo độ tuổi, giới tính và cau trúc gia đình được so sánhbang phân tích t-test Giai đoạn đầu thanh thiếu niên có mức độ hài lòng với cuộcsống cao hơn so với giai đoạn sau của thanh thiếu niên Nam giới có mức độ hàilòng về cuộc sống ở lĩnh vực trường học cao hơn và thấp hơn ở lĩnh vực môi trườngsống so với nữ giới Những học sinh đang sống trong gia đình có cấu trúc nguyênvẹn, có đầy đủ cha mẹ, được bao bọc yêu thương có mức độ hài lòng với cuộc sốngcao hơn so với những trẻ sống trong gia đình thiếu thốn tình cảm cha mẹ Tóm lại,nhận thức về sự hài lòng trong cuộc sống của thanh thiếu niên khác nhau tùy theo

độ tuổi, giới tính và cau trúc gia đình

Nghiên cứu của Savahl và đồng nghiệp (2017) cũng cho kết quả về mức độhài lòng với cuộc sống của trẻ em Trong nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng dữ liệu

từ đợt khảo sát đầu tiên của Dự án Thế giới trẻ em (Casas và Rees, 2015) Đây làmột nghiên cứu liên quốc gia nhằm thu thập dữ liệu thực tế về các yếu tố liên quanđến cảm nhận hạnh phúc, sự hải lòng của trẻ em với các khía cạnh khác nhau trong

cuộc sông như điêu kiện sông, của cải vật chât, sử dụng thời gian vả trải nghiệm

23

Trang 28

trong cuộc sống hàng ngày Dự án này khảo sát ba nhóm tuổi (8, 10, 12 tuổi) tuynhiên do hạn chế về nguồn lực, nên Savahl và đồng nghiệp (2017) chỉ tiến hànhnghiên cứu 1048 trẻ em 12 tuổi ở 646 trường thuộc tỉnh Western Cape ở Nam Phi.

Kết quả cho thấy, mặc dù trẻ em ở Nam Phi phải đối mặt với một loạt các điều kiện

bất lợi có tác động tiêu cực đến trải nghiệm cuộc sống hàng ngày và cảm nhận hạnhphúc tông thé của chúng, nhưng kết quả lại phản ánh rằng, nhìn chung trẻ em cócảm nhận hạnh phúc chủ quan và có mức độ hai lòng với cuộc sống cao

Các kết quả nghiên cứu về sự hai lòng với cuộc sống của trẻ em còn cho

thấy, sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em có xu hướng giảm dan theo độ tuổi

(Casas, 2011; Currie và đồng nghiệp, 2012; Goswami, 2014) Theo Holte và đồngnghiệp (2013), trẻ nhỏ có xu hướng lạc quan, vui vẻ và hài lòng hơn với cuộc sống

so với người lớn hoặc thanh thiếu niên Một số nghiên cứu tại Mỹ (Suldo vàHuebner, 2004b), Israel (Ullman và Tatar, 2001), Hàn Quốc (Park, 2005) và TrungQuốc (Chang, 2003), Ba Lan (Strózik, 2016) cũng cho thấy sự hài lòng với cuộcsong giảm đi khi trẻ lớn lên

Dự án Thế giới trẻ em với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu đến từ các

lĩnh vực khác nhau như: khoa học giáo dục (Andresen), công tác xã hội (BenArieh),

chính sách xã hội (Bradshaw và Rees) và tâm lý học (Casas) với mục tiêu nghiên

cứu khám phá cuộc sống của trẻ em và sự hài lòng của chúng từ quan điểm lấy trẻlàm trung tâm Trẻ em từ 8 đến 12 tuổi nhìn nhận và đánh giá về điều kiện, hoàncảnh và môi trường sống của chúng, trong đó bao gồm đánh giá về sự hài lòng vớicuộc sông của trẻ Dự án được tiến hành trên toàn thế giới với ít nhất 22 quốc gia ởcác châu lục trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2019 Dự án Thể giới trẻ

em là một nghiên cứu mới trên thế giới về cuộc sống và sự hài lòng của trẻ giúp chochúng ta có hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới quan qua con mắt trẻ em (Strózik,2016) Hơn nữa, vấn đề đặc biệt mà Dự án Thế gidi trẻ em đề cập đến chính làkhoảng trống trong kiến thức của chúng ta về những trải nghiệm chủ quan và nhữngđánh giá về những trải nghiệm đó của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi (Ben-Arieh, 2005;Moore và Theokas, 2008) Theo Casas, nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống

24

Trang 29

nhất răng: trẻ em là đối tượng cung cấp thông tin chính về cuộc sống của chúng, cácyếu tố liên quan và những điều chúng trai qua trong thực tế Trẻ em không chi là

những người thụ hưởng thụ động mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường

của chúng (Casas và đồng nghiệp, 2013)

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng di tìm hiểu về mức độ hài lòng của trẻ

em với cuộc sống.

Nghiên cứu của Ngô Thanh Huệ và Lê Thị Mai Liên (2013) đã đưa ra kếtquả như sau: 165 trẻ được nghiên cứu hài lòng với cuộc sống của mình Trẻ hài lòngnhất với đời sống gia đình (mối quan hệ với bố, mẹ), tiếp đến là mối quan hệ vớibạn bè và về năng lực của trẻ

Nghiên cứu của nhóm tác giả Trương Thị Khánh Hà, Nguyễn Văn Lượt và

Trần Hà Thu (2017) cũng chỉ ra rằng, trẻ em hải lòng với cuộc sống nói chung ởmức độ 7,9/10 điểm thông qua khảo sát trẻ em từ 8 đến 12 tuổi ở Hà Nội và VinhPhúc Cụ thể, nhóm trẻ em sống ở vùng nông thôn hài lòng với những người đangsông cùng mình cao hơn nhóm trẻ em ở thành phố Tuy nhiên nhóm trẻ nông thônnày lại có mức độ hài lòng về ngôi nhà và khu vực đang sống thấp hơn trẻ thànhphó Trẻ em gái hài lòng với mọi người xung quanh hơn các trẻ em trai Về mức độhài lòng với những điều học được ở trường, trẻ em thành phố có đánh giá cao hơn

so với trẻ em nông thôn Nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan thuận giữađánh giá của trẻ về những người đang sống cùng, ngôi nhà của trẻ, khu vực trẻ đang

sông, mối quan hệ với bạn bè, những điều trẻ học được ở trường với sự hải lòng với

cuộc sống nói chung

Hay nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Mai Liên và đồng nghiệp (2017)cho thấy, trẻ em Việt và Pháp đều cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình và cócảm nhận tích cực về trường học Trẻ em Việt có sự thỏa mãn về đời sống gia đình

và mỗi quan hệ cao hơn trẻ em Pháp Các khía cạnh thành tích học tập và bầu không

khí trường học đóng vai trò quan trọng mang lại hạnh phúc trong trường học của trẻ

em Việt Nam.

25

Trang 30

Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ (2018)cho thấy: mức độ hài lòng của nhóm học sinh trung học tham gia nghiên cứu về

trường học của mình là trung bình Học sinh cảm thấy hài lòng nhất về các hoạt

động ngoại khóa và các mối quan hệ bạn bè trong trường học Các chiều kích màhọc sinh cảm thấy ít hài lòng hơn là vấn đề liên quan đến hoạt động học tập (kiêmsoát, kiểm tra, đánh giá) và cảm nhận về sự an toàn trong học đường

Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Văn Lượt và đồng nghiệp (2018), nhìnchung cảm nhận hạnh phúc ở trường học của nhóm 253 học sinh trung học phổthông tại Hà Nội và Da Nẵng ở mức dưới trung bình Trong các khía cạnh về cảmnhận hạnh phúc ở trường học, học sinh hài lòng nhất với các mối quan hệ ở trườnghọc, không cảm thấy hài lòng với các điều kiện học tập ở trường Trong đó, các khíacạnh học sinh ít hài lòng nhất là tiếng ồn, môi trường học tập căng thăng

Kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Dũng (2022) cho thấy, sinh viêntrường Đại học Sư phạm, trường Đại học Huế khá hải lòng với cuộc sống nói chung

và các mặt khác nhau của mình Trong đó, sinh viên hài lòng nhất với cảm nhận

mình là một thành viên của cộng đồng; còn cảm giác an toàn, các mối quan hệ cá

nhân và các mặt như mức sống, những gì sinh viên đạt được trong cuộc sống cómức hài lòng thấp Đa số sinh viên chưa hài lòng với những điều mình đã đạt được

trong cuộc song, nếu có cơ hội, các bạn mong muốn được thay đổi một số điều

trong quá khứ Mức hài lòng với cuộc sống có mối tương quan thuận với mức cảmnhận hạnh phúc của sinh viên Cụ thé là mức hài lòng cuộc sống cao thì làm tăng

mức cảm nhận hạnh phúc và ngược lại sinh viên có mức cảm nhận hạnh phúc cao

thì cũng làm tăng mức hài lòng cuộc sống hơn

Đa số các nghiên cứu trên đã cho thấy, mức độ hài lòng cao với cuộc sốngcủa trẻ em Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mức độ hài lòng vớicuộc sông tổng thé, một số nghiên cứu đã đề cập đến mức độ hài lòng với cuộc sốngthông qua một số khía cạnh khác nhau Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đisâu tìm hiểu mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi trên khía

cạnh bản thân trẻ, môi trường và những người xung quanh dựa trên những đánh giá

26

Trang 31

của chính trẻ Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu để nghiên cứu sinh tiếnhành nghiên cứu “Sự hai lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8-12 tuôi” tại Việt Nam.

Từ việc nghiên cứu thực trạng sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em, tìm hiểu nhữngyếu tố ảnh hưởng đến sự hai lòng với cuộc sống của trẻ, luận án sẽ đưa ra các kiếnnghị giúp trẻ em hài lòng hơn với cuộc sống

1.3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống

Qua tổng quan nghiên cứu tài liệu, luận án nhóm các yếu té ảnh hưởng theo

các hướng sau:

Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thânMột số nghiên cứu cho thấy, những trải nghiệm tích cực trong gia đình tươngquan mạnh mẽ với sự hai lòng với cuộc sống tổng thé của trẻ em thậm chí còn mạnh

mẽ hơn so với trải nghiệm tích cực về bạn bè (Dew và Huebner, 1994; Huebner,

1991b).

Mối quan hệ của cha me, không khí đầm ấm, yêu thương trong gia đình làmột trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Trongcác nghiên cứu của Greene (2006), Demo và Acock (1996) đều cho thấy, trẻ emchịu sự ảnh hưởng đáng kể dưới các tác động về mặt tâm lý, cảm xúc và hành vi của

việc ly hôn, sự lạnh nhạt, thờ ơ, cãi vã trong gia đình làm giảm sự hai lòng với cuộc

sống của trẻ em

Các nghiên cứu đã cho thấy, sự giúp đỡ từ cha mẹ là một yếu tố quan trọngđối với sức khỏe tinh thần của trẻ Trẻ em cảm thấy thoải mái khi được chia sẻ, tâm

sự với cha mẹ nhiều vấn đề liên quan đến việc học tập, bạn bè, những câu chuyện ở

trường học, những suy nghĩ và cảm nhận riêng của trẻ (Burke va Weir, 1978, 1979) Theo các tác giả Dew và Huebner (1994), Gilman và Huebner (1997), Leung và

Zhang (2000), trong giai đoạn phát triển của trẻ em, trẻ vẫn có xu hướng gần gũi vớicha mẹ, muốn nhận được sự yêu thương, quan tâm từ cha mẹ mình Có nghiên cứu

lại cho rằng, nhu cầu nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ cha mẹ có thể thay đôi

trong quá trình phát triển Khi bước vào giai đoạn dậy thì, sự gần gũi với cha mẹ có

xu hướng giảm di (Steinberg, 1987).

27

Trang 32

Các nhà nghiên cứu cũng đi tìm hiểu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em có liên quan tới mức độ tham gia vào các hoạt động cùng với con cái của người cha

(Flouri và Buchanan, 2002; Zimmerman, 1995) Wenk (1994) đã chứng minh rằngđối với cả bé gái và bé trai, cảm giác gần gũi với cha của chúng có ảnh hưởng tích

cực đến sự hài lòng với cuộc song Viéc thiéu di su tham gia vào các hoạt động

cùng con cái của cha mẹ đã được chứng minh là có tác động tiêu cực lớn đến sự hàilòng với cuộc sống của trẻ em (Flouri và Buchanan, 2002; Grossman và Rowat,

1995).

Một số nghiên cứu nhấn mạnh đến cách nuôi dạy con cái, tình cảm của cha

mẹ dành cho con hay những xung đột trong gia đình là những yếu tô ảnh hưởng đến

sự hải lòng với cuộc sống của trẻ em Ví dụ như trong một loạt các nghiên cứu ởTrung Quốc đã chứng minh mối tương quan nghịch giữa sự hài lòng với cuộc sốngvới chỉ số về sự xung đột giữa cha mẹ với con cái Sự gia tăng xung đột giữa trẻ vàcha mẹ có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần, hành vi có vấn đề, kếtquả học tập kém, hành vi phạm pháp và lạm dụng chất gây nghiện (Shek, 1997a-c,

2002a, b) Thêm vào đó, Shek (1999a-c, 2002c) cũng cho thấy, khi có sự quan tâm

hỗ trợ từ cha mẹ, khi cha mẹ đóng vai trò vừa là cha mẹ, vừa là bạn bẻ đối với concái thì sẽ giúp sự hài lòng với cuộc sống của trẻ trở nên tích cực hơn

Sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, sự tôn trọng, lắng nghe của cha mẹ cóảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng với cuộc song của trẻ em (Ortman, 1988) Tácgiả Leung (2004) phát hiện ra rằng sự quan tâm của người mẹ có liên quan tích cựcđến năng lực học tập của con cái Ngược lại, những vấn đề tiêu cực trong gia đình

như sự thờ ơ của cha mẹ, sự quát mắng, áp đặt lên con cái sẽ làm giảm sự hài lòng

với cuộc sống của trẻ (McFarlane, 1995) Sự xa lánh của cha mẹ có tương quannghịch với sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em và sự hài lòng về môi trường sống

(Nickerson va Nagle, (2004) Những trải nghiệm tích cực trong gia đình (sự yêu thương, quan tâm, giúp đỡ nhau, ngày tháng hạnh phúc vui vẻ bên nhau ) hay

những trải nghiệm tiêu cực, những trải nghiệm bất ngờ hay kéo dài (ví dụ: cái chếtcủa người thân) và cả những trải nghiệm hàng ngày (ví dụ: sự bất hòa trong gia đình

28

Trang 33

đang diễn ra) đều ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (Gilman và

Huebner, 2003).

Cac nhà nghiên cứu Proctor, Linley va Maltby (2008) cũng chứng minh được

rằng những gia đình có các mối quan hệ tốt đẹp, các thành viên yêu thương nhau,thường xuyên trò chuyện vui vẻ, bố mẹ giúp đỡ, hỗ trợ và lắng nghe con cái sẽ làmtăng sự hài lòng với cuộc song ở trẻ em Su quan tâm nhiệt tình của cha me đối vớicon cái là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất giúp trẻ hài lòng hơn với cuộc sống(Peterson va Seligman, 2004b; Park và Peterson, 2006b) Tinh cam ấm áp của cha

mẹ liên quan tích cực đến sự hai lòng với cuộc sông của trẻ em, giúp cho trẻ kiên trìchống lại những trở ngại và thách thức của cuộc sống (Maddux, 2002) Sự hài lòngVỚI cudc sống chịu sự tác động của sự gan bó với cha, mẹ va người than trong gia

đình Khi chúng ta có tình thương với người khác thì bản thân chúng ta sẽ hài lòng

hơn với cuộc sông của mình (Nguyễn Thị Minh Hang và đồng nghiệp, 2019)

Trong một nghiên cứu về trẻ em Tây Ban Nha, Oliva và Arranz (2005) đãphát hiện ra rằng sự hài lòng với cuộc sống không chỉ bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ

với cha mẹ mà còn bởi chất lượng của mối quan hệ anh chị em Anh em trong gia

đình giúp đỡ nhau, trò chuyện và vui chơi cùng nhau sẽ giúp tăng sự hài lòng với

cuộc sống của trẻ Đối với những bé gái, mối quan hệ tốt đẹp với anh chị em cótương quan tích cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ nhưng ảnh hưởng it hơnđến sự hài lòng với cuộc sống của các bé trai

Những nghiên cứu VỀ sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và ngườithân của các nhà nghiên cứu đã cho thay mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến sự

hai lòng với cuộc sông của trẻ em.

Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè

Bên cạnh những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mối quan hệ cha mẹ, anh

chị em trong gia đình đối với sự hài lòng với cuộc sông của trẻ, nhiều nhà nghiêncứu còn di sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa sự hai lòng với cuộc sống với những trảinghiệm ở trường học trong quan hệ với thầy cô và bạn bẻ

29

Trang 34

Nhà tâm lý hoc Gilman (2003) đã chỉ ra rằng, sự hài lòng với cuộc sống ở

trường học có liên quan tích cực đến việc tham gia các hoạt động ngoại khóa Hoạtđộng ngoại khóa bao gồm các hoạt động kích thích về thé chat, tinh thần, ví dụ nhưhoạt động bạn bè dạy kèm nhau, tham gia thể thao, hoạt động tình nguyện, trảinghiệm thực tế Trẻ em tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa sẽ hai lòng vớimôi trường học đường cao hơn so với trẻ tham gia rat ít hoặc không tham gia hoạtđộng Ngoài ra, Maton (1990) cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa việc tham giavào hoạt động ngoại khóa và sự hài lòng với cuộc sống tông thể đối với nhóm trẻ

em có nguy cơ bỏ học.

Trong nghiên cứu của Park (2005) thực hiện trên 716 học sinh Hàn Quốc, tácgiả đã cho thay sự hài lòng về trường học va bạn bè có ảnh hưởng đến mức độ hailòng với cuộc sống tổng thé của trẻ em Sự hai lòng về bạn bè không thay đổi theo

độ tuổi nhưng mức độ ảnh hưởng của trường học có giảm dan theo độ tuôi của trẻ

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, sự giúp đỡ của bạn bè là một trongnhững yếu tô tinh thần quan trọng đối với trẻ Trẻ thường thích nói chuyện và chia

sẻ với bạn, trẻ cảm thấy thoải mái khi được tâm tình cùng với bạn, khi được bạn

giúp đỡ và hỗ trợ (Steinberg, 1987; Gilman và Huebner, 1997; Leung và Zhang,

2000) Burke và Weir (1978, 1979) còn phát hiện ra rằng, trẻ thường nói chuyệnnhiều với bạn bè và cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với bạn bè hơn là với cha mẹ củachúng Những trải nghiệm tích cực trong trường học như những điều thú vị họcđược ở trường, sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô và bạn bẻ, vui chơi cùng với ban

có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (Huebner và

Gilman, 2003).

Valois cũng chứng minh mối quan hệ tiêu cực giữa sự hài lòng với cuộc sốngcủa trẻ em và việc trẻ cảm thay không an toàn khi ở trường, trên đường đi học và đihọc về, bị bạn bè bắt nạt (Valois va đồng nghiệp, 2001) Tác giả Nickerson vàNagle (2004) cho biết, sự xa lánh của bạn bè tương quan nghịch với sự hài lòng với

cuộc sông của trẻ em Việc đánh nhau với bạn bè, làm bài kiêm tra kém ảnh hưởng

30

Trang 35

tiêu cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (McCullough, 2000; Ash và

Huebner, 2001).

Một số nghiên cứu đã nhắn mạnh rằng, yếu tố trường học có ảnh hưởng đến

sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em như: bầu không khí trong trường học, thành

tích học tập đóng vai trò quan trọng trong cảm nhận hạnh phúc ở trường học và sự

hài lòng với cuộc sông của trẻ em (Lê Thị Mai Liên và đồng nghiệp, 2017) Những

điều trẻ học được ở trường cũng như mối quan hệ với bạn bè có mối tương quan

thuận với sự hài lòng với cuộc sống nói chung của trẻ em (Trương Thị Khánh Hà vàđồng nghiệp, 2017) Sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè và thầy cô, kết quả học tập tốt,được thầy cô yêu và dạy dỗ có tác động tích cực đến cảm nhận hạnh phúc ở trường

của học sinh, áp lực học tập có tác động âm tính Trong đó, sự hỗ trợ của bạn bè có

khả năng dự báo cao nhất mức độ hạnh phúc trường học (Phan Thị Mai Hương và

Nguyễn Thị Thùy Anh, 2017) Nghiên cứu của Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ

(2018) cũng cho thấy, mối quan hệ bạn bè trong trường học và các hoạt động ngoạikhóa là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hai lòng của học sinh Một nghiên cứukhác của tác giả Nguyễn Văn Lượt và đồng nghiệp (2018) cũng cho thấy, trẻ em hàilòng nhất với các mối quan hệ trong trường học, các em được giao lưu, chia sẻ vớithầy cô, bạn bè, được bạn bè giúp đỡ và nhận được sự lắng nghe từ thầy cô cũng

như các bạn trong lớp.

Trong một nghiên cứu về những trẻ em ở Ba Lan (Strózik, 2016), kết quả

lại cho thấy, đối với các mối quan hệ tại trường học, các nhóm trẻ (8, 10 và 12

tuổi) đều đánh giá yếu tố cuộc sống tại trường học ở mức thấp nhất Sự hài lòngthấp đối với cuộc sống tại trường học chiếm tỉ lệ khoảng 15% trong nhóm trẻ 8 và

12 tuổi và gần 9% trong nhóm trẻ 10 tuổi Ở mỗi nhóm tuổi, đánh giá của trẻ emtrai thấp hơn đánh giá của trẻ em gái, mặc dù sự khác biệt này chỉ xảy ra ở nhómtrẻ lớn nhất (trung bình là 7,83 đối với trẻ em trai so với 8,25 đối với trẻ em gái).Tương tự, sự hài lòng của trẻ với yếu tô bạn bè cũng giảm theo độ tuổi Đối vớinhóm 12 tuổi thì cứ 9 trẻ có một trẻ bay tỏ sự không hai lòng với bạn bè của minh

31

Trang 36

trong khi ở nhóm 10 tuổi con số này chỉ đạt trên 8% và ở nhóm trẻ 8 tuôi thì tỉ lệ

chỉ là một (01) trong số 20 trẻ không hài lòng với điều này

Nghiên cứu của Oyarzún Gomez và đồng nghiệp (2022) với mẫu khách thébao gồm 1392 trẻ em từ 10 đến 13 tuổi ở Chile tham gia khảo sát theo Dự án Thếgiới trẻ em cũng cho thấy, yếu tố trường học ảnh hưởng không đáng ké đến sự hàilòng về cuộc sống của trẻ Kết quả tương tự như nghiên cứu của Casas và đồngnghiệp (2015) với thanh thiếu niên đến từ Romania, Tây Ban Nha, Brazil và Chile

Lý giải vấn đề này như sau: Theo Casas & González (2017), trong con mắt của trẻ

em luôn định hình hai “thế giới” Thế giới đầu tiên đề cập đến là "sự hài lòng vớitrường học" liên quan đến trường học, điểm số, sự chung sống và trải nghiệm ở

trường học Thế giới thứ hai là “mối quan hệ học đường” được hình thành từ nhận

thức của học sinh về mối quan hệ của chúng với giáo viên, lắng nghe và đối xử tốt

với người khác, thích đến trường và an toàn trường học.

Như vậy có thé thấy, sự quan tâm, lăng nghe, tôn trọng của thầy cô và sựgiúp đỡ của bạn bè cũng là nhóm yếu tố quan trọng cần được nghiên cứu dé nângcao sự hài lòng với cuộc sống ở trẻ em

Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sốngNhóm nghiên cứu Proctor, Linley và Maltby (2008) đã chứng minh chấtlượng môi trường sống tốt (môi trường an toàn, sạch sẽ, có nơi vui chơi, mọi ngườigiúp đỡ nhau, thân thiện với nhau) sẽ giúp thúc day sự hài lòng với cuộc sống ở trẻ

em Những trải nghiệm tích cực trong khu vực sống có ảnh hưởng đáng ké đến sựhài lòng với cuộc sống của trẻ (Huebner và Gilman, 2003)

Van dé gia đình chuyền nhà liên tục, không ổn định nơi sinh sống có nhữngảnh hưởng nhất định đối với sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Cụ thể là nó liênquan tiêu cực đến số lần chuyên nhà và liên quan tích cực đến thời gian cư trú

(Brown và Orthner, 1990).

Những trẻ em sống cùng gia đình hài lòng với cuộc sống hơn những trẻ sốngtrong các khu nội trú Trẻ sống nội trú thường nhìn nhận một cách tiêu cực về cuộcsống và cho rang mọi thứ trở nên tôi tệ hơn khi trẻ sống trong hoàn cảnh đó Vi dụ,

32

Trang 37

Sastre và Ferriere (2000) đã xem xét các đánh giá về sự hài lòng với cuộc sông củatrẻ em Pháp sống trong các trung tâm nội trú và thấy rằng chúng có sự hài lòng vớicuộc sống thấp hơn so với trẻ sống với gia đình ở nhà riêng Tuy nhiên, nghiên cứucủa Gilman và Handwerk (2001) trên những trẻ em Mỹ lại chỉ ra rằng, sau khi đếntrung tâm nội trú vài tháng, trẻ đánh giá về sự hài lòng với cuộc sống là tích cựchơn Tương tự, nghiên cứu của Gilman và Barry (2003) cũng cho thấy, sự hài lòngvới cuộc sống tổng thé giảm sau thang đầu tiên đến ở nội trú, nhưng trong hai thángtiếp theo thì lại gia tăng đáng kể Những phát hiện này cho thấy trẻ có thé gặp căngthắng khi lần đầu tiên vào một cơ sở nội trú, nhưng sau đó, sự hải lòng với cuộcsống của chúng tăng lên do hài lòng với điều kiện sống và môi trường sống ở đó(Gilman và Barry, 2003; Schiff và đồng nghiệp, 2006).

Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống cũng là một trongnhững yếu tô cần nghiên cứu dé làm rõ mức độ ảnh hưởng đến sự hai lòng với cuộcsong cua tré em

Bi bạn bè bắt natNhững tác động tiêu cực của việc bị bắt nạt đối với sự hải lòng với cuộc sống

và sức khỏe tâm thần của trẻ em đã được đưa ra trong các nghiên cứu khác nhau ởnhiều quốc gia như Na Uy, Ireland, Úc, Anh và Canada (Rigby, 2000)

Trong một nghiên cứu thực hiện ở 400 học sinh tiêu học ở Mỹ, kết quả chỉ rarằng 25,5% trẻ thường xuyên bị ít nhất một trong các hình thức bắt nạt ân như bị nóixấu, bị tung tin đồn; 10,75% trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình thức bat nat ngoài

cơ thé như đấm, đá, đánh; 28,75% trẻ thường xuyên bị ít nhất một trong hai hìnhthức bắt nạt trên Như vậy, cứ khoảng 3 học sinh thì có một em bị ít nhất một hìnhthức bắt nạt Nghiên cứu cũng chỉ ra học sinh nam bị bắt bạt về mặt cơ thể, bạo lựcnhiều hơn học sinh nữ và ít bị bắt nạt hơn về lời nói và quan hệ Những hành vi nàygây ton thương về mặt thé chất là tinh than cho các em học sinh (Trần Văn Công vàđồng nghiệp, 2009)

Tình trạng bắt nạt học đường ở Việt Nam ngày càng gia tăng Tác giảNguyễn Thị Thanh Mai và đồng nghiệp (2009) đã nghiên cứu trên tổng số 317 học

33

Trang 38

sinh ở hai trường THCS tại Hà Nội Nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ học sinh bị bắt nạtnhiều gấp 2 lần tỷ lệ học sinh có hành vi bắt nạt Hành vi bắt nạt gây ra những hậuquả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, tinh thần cũng như thê trạng, kếtquả học tập của học sinh, thậm chí cả những hệ lụy nặng nề như tự kỷ, trầm cảm,hoảng loạn, tự tử Nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm, biểu hiện của trẻ bắt nat, trẻ

đi bắt nạt và hậu quả dẫn đến những hành vi lệch chuẩn

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh và Nguyễn Thị Si (2010) thực hiện trên

161 học sinh từ 3 trường tiêu học và 1 trường THCS của tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

và Hà Nội cho thấy, trong 100 trẻ thì có 38 trẻ thường xuyên hoặc luôn luôn bị ít

nhất một hình thức bắt nạt như bêu xấu hoặc bị bạn bè xa lánh, phớt lờ Hệ quả củahành vi này là khiến trẻ luôn lo sợ, không dám đến trường, luôn cảm thấy không antoàn và không hài lòng với cuộc sống

Đến năm 2016, tác giả Phạm Thị Thu Ba và Trần Thị Quỳnh Anh đã tiến

hành nghiên cứu cụ thể hơn về hiện tượng bắt nạt qua mạng dựa trên khảo sát 1609học sinh thuộc 6 trường tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế va Cần Thơ Kết quả như sau:

tỷ lệ học sinh bị bắt nạt qua mạng trong 30 ngày trước thời điểm nghiên cứu là13,5% Học sinh nam có hành vi bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ Học sinh thànhphố trải nghiệm bị bắt nạt qua mạng nhiều hơn học sinh ở vùng nông thôn Học sinhđược bạn bẻ yêu mến ít bị bắt nạt hơn so với học sinh ít được yêu mến Điều đókhiến cho những học sinh ít bạn bè bị cảm giác cô lập trong lớp học và rơi vào tâmtrạng buôn chán, ảnh hưởng đến hứng thú và kết quả học tập của các em

Trong một nghiên cứu về thực trạng bắt nạt ở học sinh Việt Nam thực hiệntrên mẫu 955 học sinh của 7 trường tiêu học và THCS trên địa ban nội và ngoạithành Hà Nội, kết quả chỉ ra rằng, 36% học sinh thường xuyên bị bắt nạt bởi ít nhấtmột loại hình, 12,8% học sinh bị bắt nạt từ 2 đến 5 hình thức (Trần Văn Công,

2017).

Nghiên cứu của Barbara Coloroso (2017) cũng cho thấy, hậu quả nghiêm

trọng cua van nạn bị bat nat là các vụ xả súng, tự sat, tôn thương tâm lý suôt đời, là

34

Trang 39

sự bất mãn với cuộc sông, không hài lòng với bản thân và cuộc sống nói chung của

học sinh.

Qua nghiên cứu tài liệu, có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu vềhành vi bắt nat học đường và những ảnh hưởng của hành vi này đến đời sống tinhthần, tâm lý, thể chất của học sinh Tuy nhiên, còn ít nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vềnhững ảnh hưởng của yếu tố bị bạn bè bắt nạt đến sự hài lòng với cuộc sông của trẻ

em Đây là lý do dé luận án tiếp tục nghiên cứu về yếu tố này trên khách thé trẻ emViệt Nam từ 8 đến 12 tuổi

Các yếu to liên quan đến hoạt động vui chơi, giải trí, chơi thé thao, giúp đỡ

gia đình

Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu mối tương quan giữa các hoạt động vuichơi, giải trí, thư giãn, giúp đỡ gia đình với sự hài lòng cuộc sống của trẻ

Việc trẻ tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giải

trí, thể dục thể thao có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng cuộc sống trẻ em

(Gilman, 2001) Bên cạnh đó, các sự kiện xảy ra hàng ngày như: việc tận hưởng sở thích, vui chơi, giải trí, thư giãn, giúp đỡ người khác, tham gia các công việc gia

đình cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ (McCullough, 2000;

Ash và Huebner, 2001).

Những học sinh năng động, nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường,

hoạt động thẻ thao, giải trí thường có khả năng tự nhận thức tốt hơn, thê lực tốt hơn,mức độ tram cảm thấp hơn và mức độ hài lòng với cuộc sông cao hơn so với các

học sinh kém năng động (Piko và Keresztes, 2006).

Trong nghiên cứu của các tác giả Headey và Wearing (1993) cũng đề cậpđến ảnh hưởng của yếu tố giải trí đến sự hài lòng với cuộc sống tong thê của trẻ em

Có thể thấy, các hoạt động vui chơi và giải trí là những hoạt động trọng tâmtrong cuộc sông hàng ngày của trẻ Thông qua việc tham gia các hoạt động này, trẻ

em hình thành tình bạn, phát triển các kỹ năng và có cơ hội tận hưởng cuộc sống(Rosenblum, Sachs và Schreuer, 2010; Solish, Perry, & Minnes, 2010) Trong nhiềunghiên cứu, hoạt động vui chơi, giải trí, thư giãn, chơi thể thao được xem là yếu tố

35

Trang 40

tác động chính mang đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ (Dazord và đồng nghiệp,2000; Matza và đồng nghiệp, 2004; Lê Thị Mai Liên và đồng nghiệp, 2017).

Trong các báo cáo báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam (MICS,

2010, 2012), báo cáo điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam(MICS, 2011, 2014), báo cáo quốc gia về lao động trẻ em (2012) do Viện Khoa họcLao động và xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện đều đi sâutìm hiểu việc thực hiện các mục tiêu về trẻ em ở Việt Nam, đánh giá thực trạng hệthống bảo vệ trẻ em, tình trạng trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế, lao động trẻ

em theo độ tuổi, tinh trạng đi học, quy mô làm việc, điều kiện làm việc của trẻ emkhi tham gia lao động, mối quan hệ cha me và con cái cũng như các quyền của trẻ

Trong báo cáo phân tích tình hình trẻ em của Việt Nam (2010) đã đặc biệt

nhắn mạnh đến việc nhiều trẻ em không được đến trường hay không thể hoàn thànhcấp tiểu học, đơn giản là vì khó khăn kinh tế hoặc các em phải làm việc giúp giađình Kết quả cho thấy, khi hộ gia đình nông thôn nghèo phải lựa chọn cho con traihay con gái đi học, nhìn chung con gái sẽ không được đi học mà phải làm việc đểgiúp đỡ gia đình Chính vì thế việc trẻ em giúp đỡ gia đình những công việc như:

làm việc nhà, chăm sóc các em hoặc các thành viên khác của gia đình, làm việc

cùng gia đình (ví dụ như việc kinh doanh, việc đồng áng của gia đình) cũng là mộttrong những yếu tô cần nghiên cứu, tìm hiểu

Diéu kiện kinh tếMột trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ emđược các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiéu là điều kiện kinh tế

Nghiên cứu của tác giả Ash và Huebner (2001) đã phát hiện ra răng, điềukiện kinh tế có tương quan thuận với sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em, tức lànhững học sinh có điều kiện kinh tế thấp sẽ đánh giá sự hài lòng với cuộc sống thấp

và ngược lại Những phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Neto (1993)khi sử dụng thang đo sự hài lòng với cuộc sống - SWSHL (Diener, 1985) với mẫu ở

Bồ Đào Nha va Seligson (2003) khi sử dung thang đo rút gon đa chiều về mức độhài lòng với cuộc sống của học sinh - BMSSHLS với mẫu ở Mỹ

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w