1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hồ sơ Báo cáo thực tập Thẩm phán (phần kiến thức chung)

126 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hồ sơ Báo cáo thực tập Thẩm phán (phần kiến thức chung)
Trường học Học viện Tư pháp
Chuyên ngành Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư
Thể loại Hồ sơ báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 193,02 KB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN 1 I. Tổng quan về Tòa án nhân dân 1 II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân 2 2.1. Giải quyết các vụ án Hình sự 2 2.2. Giải quyết các vụ việc về Dân sự 3 2.3. Giải quyết các vụ án Hành chính 3 2.4. Quy trình xử lý Thi hành án 3 2.5. Các quyền hạn khác 4 CHƯƠNG 2 5 HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ. KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ 5 I. Kỹ năng của thẩm phán trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự sơ thẩm 5 1.1. Kiểm tra hồ sơ vụ án 5 1.2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án 6 1.2.1. Về mặt tố tụng 6 1.2.3. Nghiên cứu lời khai của những người tham gia tố tụng 11 1.2.6. Nghiên cứu lời khai của nguyên đơn dân sự, bị dơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự 13 1.2.7. Nghiên cứu lời khai của nhân chứng và người làm chứng 13 1.2.8. Nghiên cứu biên bản đối chất 13 1.2.9. Nghiên cứu biên bản khám xét, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập vật chứng, biên bản nhận dạng, biên bản thực nghiệm điều tra 13 1.2.10. Nghiên cứu Kết luận giám định 13 1.2.11. Nghiên cứu tài liệu về nhân thân của bị can, bị hại 14 1.2.12. Đối với pháp nhân phạm tội 14 1.3. Kỹ năng ra các quyết định 14 1.3.1. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế 15 1.3.2. Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung 16 1.3.3. Quyết định tạm đình chỉ vụ án 18 1.3.4. Quyết định đình chỉ vụ án 19 1.3.5. Quyết định phục hồi vụ án 20 1.3.6. Quyết định đưa vụ án ra xét xử 21 1.4. Kỹ năng xác minh, thu thập chứng cứ, bổ sung chứng cứ 21 1.5. Kỹ năng lập kế hoạch điều khiển phiên toà hình sự sơ thẩm 22 1.6. Kỹ năng dự thảo bản án hình sự sơ thẩm 22 1.7. Kỹ năng giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa 23 1.8. Kỹ năng thực hiện các công việc cần thiết cho phiên toà 23 II. Kỹ năng của Thẩm phán tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 24 2.1. Thủ tục bắt đầu phiên toà 24 2.1.1. Những công việc chuẩn bị để HĐXX vào phòng xử án 24 2.1.2. Khai mạc phiên tòa 24 2.1.3. Kiểm tra lý lịch của những người được triệu tập 24 2.1.4. Phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, bị hại, đương sự 25 2.1.5. Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật 26 2.1.6. Giải thích quyền, nghĩa vụ cho người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật 26 2.1.7. Xác định căn cước người làm chứng và giải thích quyền, nghĩa vụ 27 2.1.8. Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên toà khi có có người vắng mặt 27 2.2. Kỹ năng điều khiển phần tranh tụng 29 2.2.1. Đề nghị Kiểm sát viên công bố bản Cáo trạng 29 2.2.2. Kỹ năng xét hỏi và điều khiển phần xét hỏi 29 2.2.3. Kỹ năng điều khiển phần tranh luận của Thẩm phán 30 2.3. Nghị án 31 2.3.1. Các vấn đề thảo luận khi nghị án 32 2.3.2. Quyết định của HĐXX khi nghị án 33 2.4. Tuyên án 34 2.5. Công việc sau khi thúc phiên toà hình sự sơ thẩm 34 III. Kỹ năng của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử phúc thẩm 34 3.1. Kỹ năng của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự 34 3.1.1. Nghiên cứu hồ sơ 34 3.1.2. Chuẩn bị cho việc mở phiên tòa phúc thẩm 35 3.2. Kỹ năng điều khiển phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành sự của Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa 36 3.2.1. Kỹ năng điều khiển phần thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm 36 3.2.2. Kỹ năng điều khiển phần tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm 36 3.2.3. Kỹ năng điều khiển việc nghị án và tuyên án phúc thẩm 37 CHƯƠNG 3 38 KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 38 I. Kỹ năng thụ lý vụ án hành chính của Thẩm phán 38 1.1. Thực hiện quy trình thụ lý vụ án hành chính 38 1.2. Trả lại hồ sơ khởi kiện 39 II. Kỹ năng thu thập chứng cứ của Thẩm phán 39 2.1. Tiếp nhận và yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ 39 2.2. Áp dụng các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung 39 2.3. Điều hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ 40 III. Kỹ năng của Thẩm phán trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 42 3.1. Kiểm tra, phân loại và sắp xếp tài liệu của hồ sơ vụ án hành chính 42 3.2. Các vấn đề về tố tụng cần nghiên cứu 42 3.2.1. Tính hợp pháp của việc khởi kiện và thụ lý vụ án 42 3.2.2. Xác định tư cách đương sự 42 3.2.3. Các tình huống tố tụng cần xử lý 42 3.3. Các vấn đề về nội dung vụ án cần nghiên cứu 43 3.3.1. Quan hệ pháp luật nội dung trong khiếu kiện hành chính 43 3.3.2. Yêu cầu, quan điểm cuả các đương sự và người tham gia tố tụng 43 3.4. Nghiên cứu hồ sơ phục vụ định hướng giải quyết vụ án 45 3.5. Kỹ năng ra các quyết định tố tụng sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án 45 3.5.1. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 45 3.5.2. Các quyết định có liên quan đến chứng cứ 47 3.5.3. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án, quyết định đưa vụ án ra xét xử 48 VI. Kỹ năng của Thẩm phán tại phiên tòa hành chính sơ thẩm 48 4.1. Kỹ năng điều khiển phần thủ tục bắt đầu phiên toà hành chính sơ thẩm của Thẩm phán 49 4.2. Kỹ năng điều khiển phần tranh tụng của Thẩm phán 50 4.2.1. Điều khiển phần trình bày của đương sự 51 4.2.2. Điều khiển phần hỏi 51 4.2.3. Điều khiển phần tranh luận 52 V. Kỹ năng của Thẩm phán trong phần nghị án và tuyên án 53 5.1. Điều khiển phần nghị án 53 5.2. Điều khiển phần tuyên án 54 5.3. Công việc sau khi tuyên án 55 VI. Kỹ năng của Thẩm phán trong thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính 56 6.1. Kỹ năng thu thập chứng cứ bổ sung, tổ chức đối thoại vụ án hành chính phúc thẩm 56 6.2. Kỹ năng điều hành phiên tòa hành chính sơ thẩm 56 6.3. Kỹ năng soạn thảo bản án, quyết định của Toà án trong thủ tục phúc thẩm 58 6.3.1. Soạn thảo bản án hành chính phúc thẩm 58 6.3.2. Các quyết định của Toà án trong thủ tục phúc thẩm 60 CHƯƠNG 4 61 KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ 61 I. Kỹ năng của Thẩm phán trong việc thụ lý vụ việc dân sự 61 1.1. Kỹ năng tiếp nhận, kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo 61 1.1.1. Kỹ năng tiếp nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo 61 1.1.2. Kỹ năng kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo 61 1.2. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; bổ sung tài liệu, chứng cứ 61 1.3. Kiểm tra, xác định điều kiện thụ lý, và thụ lý vụ án 62 1.3.1. Kiểm tra, xác định điều kiện thụ lý vụ án 62 1.3.2. Thụ lý vụ án dân sự 63 1.4. Trả lại đơn, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về đơn khởi kiện 64 1.4.1. Trả lại đơn khởi kiện 64 1.4.2. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện 64 1.4.3. Chuyển đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết: 64 II. Kỹ năng của Thẩm phán trong hoạt động xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ 65 2.1. Xác định các điều kiện để Tòa án thu thập chứng cứ 65 2.2. Kỹ năng tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ 65 III. Kỹ năng của Thẩm phán trong nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự 68 3.1. Xác định nội dung nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự 68 3.1.1. Xác định yêu cầu của các đương sự 68 3.1.2. Xác định quan hệ pháp luật phải giải quyết của vụ việc 69 3.1.3. Xác định đương sự, địa vị tố tụng của đương sự trong vụ việc 69 3.1.4. Xác định tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc 70 3.1.5. Bước đầu xác định các văn bản, điều luật cần áp dụng và sơ bộ định hướng giải quyết vụ việc 70 3.2. Kiểm tra, sắp xếp hồ sơ vụ án trước khi nghiên cứu 70 3.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự 70 3.3.1. Nghiên cứu đơn khởi kiện 71 3.3.2. Nghiên cứu lời khai của đương sự 72 VI. Kỹ năng tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải của Thẩm phán 73 4.1. Thời điểm tổ chức hoà giải 73 4.2. Kỹ năng chuẩn bị cho việc hòa giải 73 4.3. Tiến hành hoạt động hòa giải và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ 74 4.3.1. Kỹ năng xử lý tình huống vắng mặt đương sự và những người tham gia tố tụng khác 74 4.3.2. Kỹ năng điều khiển phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và tiến hành hòa giải 76 4.3.3. Ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự 78 V. Kỹ năng của Thẩm phán chuẩn bị tổ chức phiên tòa dân sự sơ thẩm 78 5.1. Công tác chuẩn bị cho việc mở phiên toà dân sự sơ thẩm 78 5.2. Nghiên cứu nội dung vụ tranh chấp 79 5.3. Dự thảo kế hoạch điều khiển phiên tòa 80 5.4. Dự thảo kế hoạch hỏi tại phiên toà 81 5.5. Dự thảo bản án 81 VI. Kỹ năng của Thẩm phán tại phiên tòa dân sự sơ thẩm 82 6.1. Kỹ năng tiến hành phần thủ tục bắt đầu phiên tòa 82 6.2. Kỹ năng điều khiển phần tranh tụng tại phiên tòa 84 6.2.1. Phần trình bày của đương sự 84 6.2.2. Phần xét hỏi 84 6.2.3. Tranh luận 85 6.3. Kỹ năng nghị án và tuyên án 86 6.4. Công việc sau phiên tòa dân sự sơ thẩm 87 VII. Kỹ năng của Thẩm phán tại phiên tòa dân sự phúc thẩm 87 7.1. Kỹ năng điều hành thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm 87 7.2. Kỹ năng điều hành thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm b1. Thủ tục hỏi tại phiên tòa phúc thẩm 90 7.3. Thủ tục tranh luận tại phiên toà phúc thẩm 92 7.4. Nghị án, tuyên án và soạn thảo bản án phúc thẩm 93 7.5. Kỹ năng phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị 99 CHƯƠNG 5 101 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI HỌC VIỆN TƯ PHÁP VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CỦA THẨM PHÁN 101 I. Nội dung thực tập tại Học viện Tư pháp 101 II. Toạ đàm về các kỹ năng của thẩm phán 102 2.1. Toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm với Thẩm phán Vũ Phi Long về kỹ năng của Thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án hình sự – ngày 20/08/2023 102 2.2. Toạ đàm với Thẩm phán Nguyễn Đức Tĩnh về Kỹ năng của Thẩm phán trong giải quyết các vụ việc dân sự – ngày 27/08/2023 104 2.3. Tọa đàm với Giảng viên Sỹ Hồng Nam về các kỹ năng, kinh nghiệm của Thẩm phán, Kiểm sát viên và Luật sư 105 2.4. Toạ đàm với Giảng viên Thầy Nguyễn Sơn Lâm – ngày 10/09/2023 109 III. Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về các buổi diễn án 110 3.1. Hồ sơ vụ án hình sự LS.HS 19 “Kiều Thanh Bình – Cố ý gây thương tích” 110 3.2. Hồ sơ vụ án hành chính ĐTC-HC 16 “Khiếu kiện hành chính về thu tiền sử dụng đất” giữa người khởi kiện: ông Lưu Văn Linh và người bị kiện: UBND thành phố H 110 3.3. Hồ sơ vụ án dân sự ĐTC 15/DS-KDTM “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ quảng cáo” giữa nguyên đơn: Báo A và bị đơn: công ty cổ phần xi măng HD 111 VI. Tự nhận xét bản thân 112

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁPKHOA ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ

THỰC TẬPLĩnh vực: Kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán (TT2)

Trang 2

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN

THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

(Phần dành cho Giảng viên đánh giá)

STT Tiêu chí đánh giá

Điểm thành phần

Điểm đạt được Phần 1:

6 điểm

Đánh giá hồ sơ báo cáo thực tập:

- Hình thức Hồ sơ báo cáo thực tập

Đầy đủ giấy tờ tài liệu, biểu mẫu, hồ sơ vụ

việc theo mục 4 Kế hoạch thực tập 0,5

- Nhật ký thực tập

Đầy đủ nội dung, thời gian và địa điểm thực

hiện các công việc đối với mỗi vụ, việc

được tham gia theo sự phân công của người

hướng dẫn, trong đó nêu rõ về cơ sở pháp lý,

cách thức giải quyết vụ, việc và kiến thức

pháp luật, kỹ năng hành nghề thu nhận được

từ quá trình tham gia giải quyết vụ, việc

1

-Thực tập tại Học viện tư pháp

Tham dự đầy đủ các buổi thực tập tại

- Báo cáo thực tập

Tóm tắt nội dung vụ án, vụ việc 0.5

Kết quả thực hiện các yêu cầu/công việc

trong quá trình thực tập 1.0

Các kinh nghiệm, bài học qua quá trình thực

tập liên quan đến vụ, việc;

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình

thực tập và đề xuất, kiến nghị

0.5

- Phần nhận xét của giảng viên hướng dẫn

Trang 3

Năng lực, trình độ chuyên môn; 0,25

Kỹ năng hành nghề và khả năng đáp ứng

chất lượng công việc được giao 0,25

Ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức kỷ luật; 0,25

Việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp của học viên thực tập 0,25

Phần 2:

4 điểm

Phần đánh giá về kiến thức (vấn đáp)

Trình bày và bảo vệ quan điểm về vụ án, vụ

việc báo cáo thực tập 2

Trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống do

giảng viên đưa ra 2

Trang 4

THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

(Phần dành cho Giảng viên đánh giá)

STT Tiêu chí đánh giá

Điểm thành phần

Điểm đạt được

1 Ý thức, thái độ của học viên trong quá trình thực tập

Thực hiện đầy đủ nội dung, thời gian và địađiểm thực hiện các công việc đối với mỗi

vụ, việc được tham gia theo sự phân côngcủa người hướng dẫn, tham dự đầy đủ cácbuổi thực tập tại Học viện Tư pháp, tích cựchọc hỏi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệmnghề nghiệp

2

2 Hồ sơ Báo cáo thực tập

- Nhật ký thực tập

Đầy đủ nội dung, thời gian và địa điểm thựchiện các công việc đối với mỗi vụ, việcđược tham gia theo sự phân công của ngườihướng dẫn, trong đó nêu rõ về cơ sở pháp lý,cách thức giải quyết vụ, việc và kiến thứcpháp luật, kỹ năng hành nghề thu nhận được

từ quá trình tham gia giải quyết vụ, việc

2

- Báo cáo thực tập

Tóm tắt nội dung vụ án, vụ việc 0,75Kết quả thực hiện các yêu cầu/công việc

trong quá trình thực tập 0,75Các kinh nghiệm, bài học qua quá trình thực

tập liên quan đến vụ, việc;

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trìnhthực tập và đề xuất, kiến nghị

1,5

- Phần nhận xét của giảng viên hướng dẫn

Trang 5

Năng lực, trình độ chuyên môn; 0,5

Kỹ năng hành nghề và khả năng đáp ứng

chất lượng công việc được giao 0,5

Ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức kỷ luật; 0,5

Việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp của học viên thực tập 0,5

Hình thức Hồ sơ báo cáo thực tập

Đầy đủ giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu, hồ sơ;

đúng quy định về hình thức theo yêu cầu 1

I Tổng quan về Tòa án nhân dân 1

Trang 6

II Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân 2

2.1 Giải quyết các vụ án Hình sự 2

2.2 Giải quyết các vụ việc về Dân sự 3

2.3 Giải quyết các vụ án Hành chính 3

2.4 Quy trình xử lý Thi hành án 3

2.5 Các quyền hạn khác 4

CHƯƠNG 2 5

HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ 5

I Kỹ năng của thẩm phán trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự sơ thẩm 5

1.1 Kiểm tra hồ sơ vụ án 5

1.2 Nghiên cứu hồ sơ vụ án 6

1.2.1 Về mặt tố tụng 6

1.2.3 Nghiên cứu lời khai của những người tham gia tố tụng 11

1.2.6 Nghiên cứu lời khai của nguyên đơn dân sự, bị dơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự 13

1.2.7 Nghiên cứu lời khai của nhân chứng và người làm chứng 13

1.2.8 Nghiên cứu biên bản đối chất 13

1.2.9 Nghiên cứu biên bản khám xét, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập vật chứng, biên bản nhận dạng, biên bản thực nghiệm điều tra 13 1.2.10 Nghiên cứu Kết luận giám định 13

1.2.11 Nghiên cứu tài liệu về nhân thân của bị can, bị hại 14

1.2.12 Đối với pháp nhân phạm tội 14

1.3 Kỹ năng ra các quyết định 14

1.3.1 Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế 15

1.3.2 Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung 16

1.3.3 Quyết định tạm đình chỉ vụ án 18

1.3.4 Quyết định đình chỉ vụ án 19

1.3.5 Quyết định phục hồi vụ án 20

Trang 7

1.3.6 Quyết định đưa vụ án ra xét xử 21

1.4 Kỹ năng xác minh, thu thập chứng cứ, bổ sung chứng cứ 21

1.5 Kỹ năng lập kế hoạch điều khiển phiên toà hình sự sơ thẩm 22

1.6 Kỹ năng dự thảo bản án hình sự sơ thẩm 22

1.7 Kỹ năng giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa 23

1.8 Kỹ năng thực hiện các công việc cần thiết cho phiên toà 23

II Kỹ năng của Thẩm phán tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 24

2.1 Thủ tục bắt đầu phiên toà 24

2.1.1 Những công việc chuẩn bị để HĐXX vào phòng xử án 24

2.1.2 Khai mạc phiên tòa 24

2.1.3 Kiểm tra lý lịch của những người được triệu tập 24

2.1.4 Phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, bị hại, đương sự 25

2.1.5 Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật 26

2.1.6 Giải thích quyền, nghĩa vụ cho người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật 26

2.1.7 Xác định căn cước người làm chứng và giải thích quyền, nghĩa vụ 27

2.1.8 Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên toà khi có có người vắng mặt 27

2.2 Kỹ năng điều khiển phần tranh tụng 29

2.2.1 Đề nghị Kiểm sát viên công bố bản Cáo trạng 29

2.2.2 Kỹ năng xét hỏi và điều khiển phần xét hỏi 29

2.2.3 Kỹ năng điều khiển phần tranh luận của Thẩm phán 30

2.3 Nghị án 31

2.3.1 Các vấn đề thảo luận khi nghị án 32

2.3.2 Quyết định của HĐXX khi nghị án 33

2.4 Tuyên án 34

2.5 Công việc sau khi thúc phiên toà hình sự sơ thẩm 34

III Kỹ năng của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử phúc thẩm 34

Trang 8

3.1 Kỹ năng của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án

hình sự 34

3.1.1 Nghiên cứu hồ sơ 34

3.1.2 Chuẩn bị cho việc mở phiên tòa phúc thẩm 35

3.2 Kỹ năng điều khiển phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành sự của Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa 36

3.2.1 Kỹ năng điều khiển phần thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm 36

3.2.2 Kỹ năng điều khiển phần tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm 36

3.2.3 Kỹ năng điều khiển việc nghị án và tuyên án phúc thẩm 37

CHƯƠNG 3 38

KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 38

I Kỹ năng thụ lý vụ án hành chính của Thẩm phán 38

1.1 Thực hiện quy trình thụ lý vụ án hành chính 38

1.2 Trả lại hồ sơ khởi kiện 39

II Kỹ năng thu thập chứng cứ của Thẩm phán 39

2.1 Tiếp nhận và yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ 39

2.2 Áp dụng các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung 39

2.3 Điều hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ 40

III Kỹ năng của Thẩm phán trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 42

3.1 Kiểm tra, phân loại và sắp xếp tài liệu của hồ sơ vụ án hành chính 42

3.2 Các vấn đề về tố tụng cần nghiên cứu 42

3.2.1 Tính hợp pháp của việc khởi kiện và thụ lý vụ án 42

3.2.2 Xác định tư cách đương sự 42

3.2.3 Các tình huống tố tụng cần xử lý 42

3.3 Các vấn đề về nội dung vụ án cần nghiên cứu 43

3.3.1 Quan hệ pháp luật nội dung trong khiếu kiện hành chính 43

3.3.2 Yêu cầu, quan điểm cuả các đương sự và người tham gia tố tụng 43

3.4 Nghiên cứu hồ sơ phục vụ định hướng giải quyết vụ án 45

3.5 Kỹ năng ra các quyết định tố tụng sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án 45

Trang 9

3.5.1 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 45

3.5.2 Các quyết định có liên quan đến chứng cứ 47

3.5.3 Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án, quyết định đưa vụ án ra xét xử 48

VI Kỹ năng của Thẩm phán tại phiên tòa hành chính sơ thẩm 48

4.1 Kỹ năng điều khiển phần thủ tục bắt đầu phiên toà hành chính sơ thẩm của Thẩm phán 49

4.2 Kỹ năng điều khiển phần tranh tụng của Thẩm phán 50

4.2.1 Điều khiển phần trình bày của đương sự 51

4.2.2 Điều khiển phần hỏi 51

4.2.3 Điều khiển phần tranh luận 52

V Kỹ năng của Thẩm phán trong phần nghị án và tuyên án 53

5.1 Điều khiển phần nghị án 53

5.2 Điều khiển phần tuyên án 54

5.3 Công việc sau khi tuyên án 55

VI Kỹ năng của Thẩm phán trong thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính 56

6.1 Kỹ năng thu thập chứng cứ bổ sung, tổ chức đối thoại vụ án hành chính phúc thẩm 56

6.2 Kỹ năng điều hành phiên tòa hành chính sơ thẩm 56

6.3 Kỹ năng soạn thảo bản án, quyết định của Toà án trong thủ tục phúc thẩm 58

6.3.1 Soạn thảo bản án hành chính phúc thẩm 58

6.3.2 Các quyết định của Toà án trong thủ tục phúc thẩm 60

CHƯƠNG 4 61

KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ 61

I Kỹ năng của Thẩm phán trong việc thụ lý vụ việc dân sự 61

1.1 Kỹ năng tiếp nhận, kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo 61

1.1.1 Kỹ năng tiếp nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo 61

1.1.2 Kỹ năng kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo 61

1.2 Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; bổ sung tài liệu, chứng cứ 61

Trang 10

1.3 Kiểm tra, xác định điều kiện thụ lý, và thụ lý vụ án 62

1.3.1 Kiểm tra, xác định điều kiện thụ lý vụ án 62

1.3.2 Thụ lý vụ án dân sự 63

1.4 Trả lại đơn, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về đơn khởi kiện 64

1.4.1 Trả lại đơn khởi kiện 64

1.4.2 Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện 64

1.4.3 Chuyển đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết: 64

II Kỹ năng của Thẩm phán trong hoạt động xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ 65

2.1 Xác định các điều kiện để Tòa án thu thập chứng cứ 65

2.2 Kỹ năng tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ 65

III Kỹ năng của Thẩm phán trong nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự 68

3.1 Xác định nội dung nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự 68

3.1.1 Xác định yêu cầu của các đương sự 68

3.1.2 Xác định quan hệ pháp luật phải giải quyết của vụ việc 69

3.1.3 Xác định đương sự, địa vị tố tụng của đương sự trong vụ việc 69

3.1.4 Xác định tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc 70

3.1.5 Bước đầu xác định các văn bản, điều luật cần áp dụng và sơ bộ định hướng giải quyết vụ việc 70

3.2 Kiểm tra, sắp xếp hồ sơ vụ án trước khi nghiên cứu 70

3.3 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự 70

3.3.1 Nghiên cứu đơn khởi kiện 71

3.3.2 Nghiên cứu lời khai của đương sự 72

VI Kỹ năng tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải của Thẩm phán 73

4.1 Thời điểm tổ chức hoà giải 73

4.2 Kỹ năng chuẩn bị cho việc hòa giải 73

4.3 Tiến hành hoạt động hòa giải và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ 74

Trang 11

4.3.1 Kỹ năng xử lý tình huống vắng mặt đương sự và những người tham gia

tố tụng khác 74

4.3.2 Kỹ năng điều khiển phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và tiến hành hòa giải 76

4.3.3 Ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự 78

V Kỹ năng của Thẩm phán chuẩn bị tổ chức phiên tòa dân sự sơ thẩm 78

5.1 Công tác chuẩn bị cho việc mở phiên toà dân sự sơ thẩm 78

5.2 Nghiên cứu nội dung vụ tranh chấp 79

5.3 Dự thảo kế hoạch điều khiển phiên tòa 80

5.4 Dự thảo kế hoạch hỏi tại phiên toà 81

5.5 Dự thảo bản án 81

VI Kỹ năng của Thẩm phán tại phiên tòa dân sự sơ thẩm 82

6.1 Kỹ năng tiến hành phần thủ tục bắt đầu phiên tòa 82

6.2 Kỹ năng điều khiển phần tranh tụng tại phiên tòa 84

6.2.1 Phần trình bày của đương sự 84

6.2.2 Phần xét hỏi 84

6.2.3 Tranh luận 85

6.3 Kỹ năng nghị án và tuyên án 86

6.4 Công việc sau phiên tòa dân sự sơ thẩm 87

VII Kỹ năng của Thẩm phán tại phiên tòa dân sự phúc thẩm 87

7.1 Kỹ năng điều hành thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm 87

7.2 Kỹ năng điều hành thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm b1 Thủ tục hỏi tại phiên tòa phúc thẩm 90

7.3 Thủ tục tranh luận tại phiên toà phúc thẩm 92

7.4 Nghị án, tuyên án và soạn thảo bản án phúc thẩm 93

7.5 Kỹ năng phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị 99

CHƯƠNG 5 101

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI HỌC VIỆN TƯ PHÁP VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CỦA THẨM PHÁN 101

I Nội dung thực tập tại Học viện Tư pháp 101

Trang 12

II Toạ đàm về các kỹ năng của thẩm phán 102 2.1 Toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm với Thẩm phán Vũ Phi Long về kỹ năng của Thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án hình sự – ngày 20/08/2023 102

2.2 Toạ đàm với Thẩm phán Nguyễn Đức Tĩnh về Kỹ năng của Thẩm phán trong giải quyết các vụ việc dân sự – ngày 27/08/2023 104

2.3 Tọa đàm với Giảng viên Sỹ Hồng Nam về các kỹ năng, kinh nghiệm của Thẩm phán, Kiểm sát viên và Luật sư 105

2.4 Toạ đàm với Giảng viên Thầy Nguyễn Sơn Lâm – ngày 10/09/2023 109 III Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về các buổi diễn án 110 3.1 Hồ sơ vụ án hình sự LS.HS 19 “Kiều Thanh Bình – Cố ý gây thương tích” 110

3.2 Hồ sơ vụ án hành chính ĐTC-HC 16 “Khiếu kiện hành chính về thu tiền

sử dụng đất” giữa người khởi kiện: ông Lưu Văn Linh và người bị kiện: UBND thành phố H 110

3.3 Hồ sơ vụ án dân sự ĐTC 15/DS-KDTM “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ quảng cáo” giữa nguyên đơn: Báo A và bị đơn: công ty cổ phần xi măng HD 111

VI Tự nhận xét bản thân 112

Trang 13

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN

I Tổng quan về Tòa án nhân dân

Căn cứ Điều 102 Hiến pháp 2013 và Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

2014 đã định nghĩa Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, gồm bốn cấp: Tòa án nhân dân tốicao; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh vàtương đương; các Toà án quân sự

Sau khi giành được chính quyền, xác định Tòa án là một thiết chế tư phápquan trọng của bộ máy Nhà nước; là công cụ đắc lực của chính quyền chuyên chính

vô sản, được giao nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệĐảng, bảo vệ công lý, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân Do đó, ngày13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 33-c thiết lập cácTòa án quân sự; đến ngày 24/1/1946 ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa ánnhân dân và ngạch Thẩm phán Như vậy, Tòa án quân sự là tiền thân của hệ thốngTòa án nhân dân hiện nay và ngày 13/9 hàng năm trở thành ngày truyền thống củangành Tòa án

Sau nhiều lần sửa đổi, tại Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 có hiệulực, cơ cấu tổ chức hệ thống Tòa án Việt Nam đã ghi nhận Tòa án ở nước ta đượcchia làm các cấp như sau:

- Tòa án nhân dân tối cao: là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định củaTòa án các cấp đã có hiệu lực bị kháng nghị theo quy định của pháp luật Trong cơcấu tổ chức của TANDTC, Hội đồng thẩm phán TANDTC (HĐTP) là cơ quanđược trao quyền xét xử, ban hành các nghị quyết hướng dẫn Tòa án các cấp ápdụng thống nhất pháp luật

- Tòa án nhân dân cấp cao: TANDCC có chức năng xét xử phúc thẩm bảnán, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc

Trang 14

nghị theo quy định của luật tố tụng; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã

có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TANDhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩmquyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng Hiện nay, cảnước có 3 Tòa án nhân dân cấp cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố HồChí Minh, Có thể nhận thấy TANDCC thực hiện cả chức năng giám đốc thẩm, táithẩm như TANDTC

- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương TAND tỉnh thựchiện chức năng xét xử sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩm quyền theo quy định củaluật tố tụng; phúc thẩm bản án, quyết định của TAND huyện chưa có hiệu lực phápluật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; kiểm tra bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật của TAND huyện khi phát hiện có vi phạm pháp luậthoặc có tình tiết mới, kiến nghị với Chán án TANDCC, Chánh án TANDTC đểxem xét kháng nghị Trong TAND tỉnh có các tòa chuyên trách: tòa hình sự, tòadân sự, tòa hành chính, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa gia đình và người chưa thànhniên được thành lập để trực tiếp giải quyết các vụ việc

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: TAND huyệnchỉ có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ việc thuộc thẩm quyền của mình theoquy định của luật tố tụng

- Tòa án quân sự gồm có: TAQS trung ương; TAQS quân khu và tươngđương và TAQS khu vực

II Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân

Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 quy định: Khi thực hiệnnhiệm vụ xét xử, Toà án nhân dân có các quyền sau đây:

2.1 Giải quyết các vụ án Hình sự

a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng củaĐiều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xemxét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ

vụ án;

Trang 15

b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quanđiều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bịcáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêucầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thuthập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về cácvấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện cóviệc bỏ lọt tội phạm;

e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật

Tố tụng hình sự

2.2 Giải quyết các vụ việc về Dân sự

Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự,hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiệncác quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng

2.3 Giải quyết các vụ án Hành chính

Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước vàquyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người,quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật

2.4 Quy trình xử lý Thi hành án

Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đìnhchỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn,giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện cácquyền hạn khác theo quy định của Bộ luật Hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luậtthi hành án dân sự

Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hànhchính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật

xử lý vi phạm hành chính

Trang 16

2.5 Các quyền hạn khác

- Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan

có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái vớiHiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường

vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản phápluật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án

- Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử

- Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật

Trang 17

CHƯƠNG 2

HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ.

KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ

I Kỹ năng của thẩm phán trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự sơ thẩm

1.1 Kiểm tra hồ sơ vụ án

Thẩm phán đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ với bảng kê danh mục các tàiliệu có trong hồ sơ để đảm bảo đủ số bút lục và đầy đủ các tài liệu đã liệt kê, thôngthường theo trình tự tố tụng, cụ thể như sau:

- Bảng mục lục hồ sơ vụ án để nắm sơ bộ hồ sơ

- Kiểm tra thống kê tài liệu trong hồ sơ

- Tài liệu về tin báo, tố giác tội phạm

- Biên bản tiếp nhận người tố giác tội phạm; Xác minh việc khởi tố

- Đề xuất, báo cáo nội dung vụ việc lên Lãnh đạo CQCSĐT

- Khởi tố vụ án; Khởi tố bị can (được VKS phê chuẩn)

- Tài liệu của giai đoạn điều tra (lấy lời khai, khám nghiệm, giám định, địnhgiá, thời hạn tạm giam, tạm giữ và Lệnh bắt, lệnh tạm giam liên quan, …)

- Kết luận Điều tra của CQĐT

- VKS nghiên cứu để ra Quyết định truy tố kèm bản Cáo trạng

- Toà nhận hồ sơ; Kiểm tra bút lục hồ sơ, bảo quản hồ sơ; xem đã có đủQuyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị cáo, Kết luận điều tra, Cáo trạng cóthống nhất về tội danh truy tố, địa điểm xảy ra vụ án, thông tin nhân thân bị cáo;Kiểm tra biên bản thu giữ vật chứng, bắt người quả tang, trao trả tài sản, các biênbản khác Nếu thiếu 01 biên bản nào thì Toà không nhận hồ sơ Hiện nay các phiêntoà xét xử trực tuyến sẽ được Toà án, VKS, CQĐT, nhà tạm giữ, tạm giam sẽ phốihợp, thống nhất, phân loại vụ án, các vụ án như nhiều bị cáo cùng bị tạm giữ, bị hại

ở xa hoặc phiên toà mã số hoá ngày càng được áp dụng để giảm tải việc di chuyển

Trang 18

bị cáo, đưa vật chứng ra phiên toà, người tham gia phiên toà khác không thể đếntham gia vì lý do khách quan

- Xác định tội danh và điều khoản BLHS mà bị cáo bị truy tố để chuẩn bịthời hạn chuẩn bị xét xử và kế hoạch giải quyết vụ án trong thời hạn phù hợp vớiquy định của pháp luật Tương ứng với từng tội danh khác nhau theo Điều 9 BLHSnăm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thời gian chuẩn bị xét xử khác nhau theo khoản 1Điều 277 BLTTHS năm 2015, cụ thể kể từ ngày thụ lý vụ án gồm:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng: trong thời hạn 30 ngày

+ Tội phạm nghiêm trọng: trong thời hạn 45 ngày

+ Tội phạm rất nghiêm trọng: trong thời hạn 02 tháng

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: trong thời hạn 03 tháng

1.2 Nghiên cứu hồ sơ vụ án

Khi nghiên cứu các tài liệu trong hồ sơ vụ án, Thẩm phán còn kiểm tra, đánhgiá xem tài liệu được thu thập trong hồ sơ có thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứgồm tính xác thực, tính liên quan và tính hợp pháp hay không Đối với mỗi tài liệutrong hồ sơ vụ án, khi nghiên cứu Thẩm phán cần đánh giá về mặt tố tụng và vềmặt nội dung

1.2.1 Về mặt tố tụng

Thẩm phán kiểm tra xem tài liệu có được thu thập có đúng với quy địnhtrong BLTTHS hay không Thông thường, Thẩm phán có thể kiểm tra về một sốvấn đề để phát hiện tài liệu được thu thập có vi phạm thủ tục tố tụng hay không:

- Thời gian, thời hạn tiến hành hoạt động điều tra, lưu ý về thời gian lấy lờikhai, hỏi cung

- Chủ thể tiến hành hoạt động điều tra có đúng thẩm quyền theo quy định củaBLTTHS hay không

- Trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động điều tra, lưu ý ban hành các quyếtđịnh, lệnh đúng thời hạn

Trang 19

- Thành phần tham gia hoạt động tố tụng.

- Hình thức văn bản tố tụng Theo Điều 132 BLTTHS năm 2015, văn bản tốtụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, cáo trạng, bản án và các vănbản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất Đối vớibiên bản, khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất vàđảm bảo các nội dung theo quy định tại Điều 133 BLTTHS năm 2015

1.2.2 Về mặt nội dung

Khi nghiên cứu các tài liệu trong hồ sơ vụ án, Thẩm phán phải làm rõ nhữngvấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định tại Điều 85 BLTTHSnăm 2015, bao gồm:

Hành vi phạm tội xảy ra vào thời gian, địa điểm và những chi tiết khác củahành vi phạm tội Việc chứng minh vấn đề này cho phép khẳng định hành vi phạmtội có xảy ra trên thực tế hay không Các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tộinhư thời gian, địa điểm, diễn biến, công cụ, phương tiện phạm tội như thế nào Đâylà những dấu hiệu thuộc khách thể và mặt khách quan của tội phạm

Chủ thể ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do

cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơphạm tội Tiếp đó, cần chứng minh là lỗi vô ý hay cố ý, có năng lực trách nhiệmhình sự hay không; xét người thực hiện hành vi phạm tội có là chủ thể đặc biệt.Đây là những yếu tố về chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm, có ý nghĩa trongviệc xác định người đã thực hiện hành vi vi phạm với trách nhiệm hình sự haykhông

Xác định được hành vi phạm tội và người phạm tội, tổng hợp các tình tiết có

ý nghĩa quyết định hình phạt đối với bị cáo như các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặngtrách nhiệm hình sự quy định tại Điều 51 và Điều 52 BLHS năm 2015; hay nhữngtình tiết đó định khung định tội, xét về nhân thân của bị can, bị cáo Tính chất vàmức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là vấn đề cần được chứng minh vì tùytừng vụ án mà đây sẽ là tình tiết có ý nghĩa định tội, định khung hình phạt, quyếtđịnh mức hình phạt và hoặc nhằm giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án Việc làm

Trang 20

rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội một mặt nhằm cân nhắc xử lý phù hợp với bịcáo, mặt khác giúp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đưa ra những kiếnnghị, yêu cầu để loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phòng ngừa tội phạm.

Đối với tình tiết tăng nặng: Thẩm phán cần phân biệt rõ giữa tình tiết tăngnặng và tình tiết định khung tội phạm, trên cơ sở kiểm tra hành vi phạm tội đó cóthuộc loại tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm hay không, đã được xoá án tích haychưa

Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễntrách nhiệm hình sự, miễn hình phạt như quy định tại chương IV, từ Điều 20 đếnĐiều 26 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Đó có thể là sự kiện bất ngờ, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hìnhsự, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong khi bắt giữ ngườiphạm tội, rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuậtvà công nghệ, thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Những yêu tố xét miễn trách nhiệm hình sự như:

- Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gâynguy hiểm cho xã hội;

- Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần hiệu quả vào việc pháthiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạmvà lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận;

- Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do

vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản củangười khác và được bị hại hoặc người đại diện của bị hại tự nguyện hòa giải và đềnghị miễn trách nhiệm hình sự

- Những trường hợp miễn hình phạt như bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ trởlên theo quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, bị cáo phạm tội lần đầu, làngười giúp sức trong vụ án, là đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể mà đángđược khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự

Kỹ năng nghiên cứu từng loại tài liệu trong hồ sơ cụ thể như sau:

Trang 21

- Nghiên cứu Cáo trạng: Giới hạn xét xử của Tòa án được xác định trên cơ sởnội dung truy tố của VKS, trừ trường phát hiện bỏ lọt tội phạm Theo Điều 298BLTTHS năm 2015, Tòa án xét xử bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKStruy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử Cáo trạng và Quyết định truy

tố (đối với thủ tục rút gọn) là tài liệu mà Thẩm phán bắt buộc phải nghiên cứu đểxác định nội dung vụ án, làm rõ giới hạn xét xử của Tòa án Khi nghiên cứu Cáotrạng, Thẩm phán cần lưu ý các nội dung sau đây:

+ Sự việc phạm tội đã xảy ra: Thời gian, địa điểm, diễn biến, hành vi cụ thể,vai trò của từng bị can trong trường hợp vụ án có nhiều bị can Qua việc nghiêncứu Cáo trạng, Thẩm phán sẽ xác định được nội dung cơ bản của vụ án (theo quanđiểm của VKS), số lượng bị can, bị hại; hành vi phạm tội cụ thể của từng bị can

+ Các chứng cứ mà VKS viện dẫn để chứng minh tội phạm và người phạmtội Trong Cáo trạng, khi trình bày sự việc phạm tội, VKS sẽ viện dẫn các chứng cứtrong hồ sơ vụ án (tên tài liệu, số bút lục) để chứng minh cho từng nội dung; theo

đó Thẩm phán cần ghi chú để lưu ý khi nghiên cứu các tài liệu tương ứng xem cóphù hợp với nội dung truy tố hay không

+ Quan điểm truy tố của VKS đối với các bị can trong vụ án Quan điểm truy

tố của VKS trong Cáo trạng chính là căn cứ để Tòa án xác định giới hạn xét xử.Theo đó: (i) Tòa án xét xử đối với các bị can mà VKS truy tố, những người tuy cóthực hiện một số hành vi được nêu trong nội dung vụ án nhưng không bị VKS truy

tố thì Tòa án không được đưa ra xét xử; (ii) Tòa án xét xử đối với các hành vi bịtruy tố, một bị can thực hiện nhiều hành vi nhưng VKS chỉ truy tố đối với một hành

vi thì Tòa án sẽ không xét xử đối với các hành vi khác không bị truy tố; (ii) Tòa ánxét xử theo tội danh mà VKS truy tố Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khácvới khoản mà VKS truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằnghoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố

+ Các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng, các tình tiết giảm nhẹ, tăngnặng trách nhiệm hình sự đối với bị can Đây là các tình tiết được nêu và phân tíchtrong Cáo trạng như việc bị can phạm tội có tính chất côn đồ; phạm tội đối với trẻ

Trang 22

em; các tình tiết về nhân thân thể hiện bị can có thành tích trong lao động, sản xuất

đã được tặng bằng khen

+ Mức độ thiệt hại và yêu cầu cụ thể về bồi thường thiệt hại (nếu có) Khinghiên cứu Cáo trạng, Thẩm phán cần làm rõ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ranhư thế nào, việc xác định thiệt hại căn cứ vào đầu (ví dụ: Lời khai của bị hại; kếtluận định giá tài sản ); việc bồi thường thiệt hại đã được tiến hành trong giai đoạnđiều tra, truy tố (nếu có) như thế nào; yêu cầu bồi thường thiệt hại cụ thể của nhữngngười tham gia tố tụng

Thẩm phán kiểm tra biên bản giao nhận Cáo trạng cho bị can, bị hại vànhững người tham gia tố tụng khác Thẩm phán cần lưu ý ý kiến của bị can về nộidung Cáo trạng, bị can có đưa ra chứng cứ gì để gỡ tội một phần hay toàn bộ nộidung Quyết định truy tố hay không; bị can có yêu cầu mời người bào chữa khi xét

xử hoặc thuộc trường hợp phải có người bào chữa

Nghiên cứu bản Kết luận điều tra: Khi kết thúc điều tra, CQĐT phải ra bảnKết luận điều tra theo Điều 232 BLTTHS năm 2015 Trong trường hợp đề nghịtruy tố, bản kết luận điều tra ghi rõ:

- Diễn biến hành vi phạm tội, chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can,thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạmtội gây ra;

- Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của

bị can;

- Việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng;

- Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ýnghĩa đối với vụ án;

- Lý do và căn cứ đề nghị truy tố;

- Tội danh, điều, khoản, điểm của BLHS được áp dụng;

- Những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án

Trang 23

Khi nghiên cứu Kết luận điều tra, Thẩm phán cần lưu ý một số nội dung nhưsau:

+ Điểm khác biệt giữa Kết luận điều tra và Cáo trạng về nội dung vụ án; lý

do của sự khác biệt giữa Kết luận điều tra và Cáo trạng về các vấn đề này

+ Các chứng cứ được CQĐT viện dẫn để làm rõ nội dung vụ án

+ Quan điểm của CQĐT về hướng giải quyết vụ án: Đề nghị truy tố bị cannào, về hành vi gì, theo tội danh và điều, khoản nào của BLHS Quan điểm củaCQĐT có điểm gì khác biệt với quan điểm truy tố của VKS hay không, lý do củasự khác biệt này là gì

1.2.3 Nghiên cứu lời khai của những người tham gia tố tụng

Thể hiện tại biên bản hỏi cung, biên bản ghi lời khai Thẩm phán cần nghiêncứu kỹ lưỡng các biên bản này và lưu ý những vấn đề về tố tụng như thời gian hỏicung, lấy lời khai; việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho người tham gia tố tụngtrong lần hỏi cung, lấy lời khai đầu tiên; việc tham gia hỏi cung của người đại diệnhợp pháp, người bào chữa của bị can, bị hại dưới 18 tuổi; việc đọc lại biên bản hỏicung, lấy lời khai cho người tham gia tố tụng nghe; việc ký xác nhận của ngườiđược hỏi cung, lấy lời khai (ký đầy đủ các trang), ngoài chữ ký họ có ghi thêm ýkiến gì hay không Nội dung và hình thức biên bản thực hiện theo Điều 133, Điều

178, Điều 188 BLTTHS năm 2015

1.2.4 Nghiên cứu lời khai của bị can

Lời khai của bị can có thể được thể hiện trong bản tường trình, bản kiểmđiểm, bản tự khai; biên bản hỏi cung; biên bản đối chất Thông thường lời khai banđầu của bị can thể hiện tính trung thực nhất do chưa chuẩn bị tâm lý đối phó, do đóThẩm phán cần tập trung vào lời khai này, nhưng đây cũng là lúc hoảng sợ có khaimang nên cần lưu ý Khi nghiên cứu lời khai của bị can, Thẩm phán cần lưu ý làm

rõ bị can nhận tội hay không

Nếu bị can nhận tội thì diễn biến hành vi phạm tội theo lời khai của bị cannhư thế nào, xét mâu thuẫn, không đồng nhất với chứng cứ, tài liệu được thu thập.Hành vi được nêu trong Cáo trạng và Kết luận điều tra hay không có mâu thuẫn với

Trang 24

lời khai không, xác định mối quan hệ giữa bị can với bị hại để xác định mối quanhệ nhân quả, với những người tố tụng khác để xác định lời khai về sự việc đó về độchính xác; nguyên nhân, động cơ, mục đích của việc thực hiện hành vi phạm tội, sự

ăn năn hối cải của bị can như thế nào Về các tình tiết này, Thẩm phán cần đốichiếu giữa các tài liệu ghi lời khai của bị can xem bị can có thay đổi lời khai trongquá trình khai báo hay không, thay đổi như thế nào, bị can lý giải như thế nào về sựthay đổi lời khai

Nếu bị can không nhận tội, Thẩm phán nghiên cứu biên bản hỏi cung bị canđể nắm được các lý lẽ, chứng cứ mà bị can đưa ra để bào chữa cho mình, đặc biệtlưu ý chứng cứ, lý lẽ mà bị can đưa ra liên quan đến người tham gia tố tụng nàotrong vụ án để làm rõ khi nghiên cứu lời khai của những người này trong hồ sơ vụán

Khi nghiên cứu lời khai bị can, Thẩm phán nên đọc các bản tường trình, biênbản hỏi cung theo thứ tự thời gian và ghi chú: Hành vi nào bị can đã thừa nhậnđược ghi trong Cáo trạng (ghi rõ thể hiện tại biên bản nào, ngày bao nhiêu, bút lụcnào); Hành vi nào bản Cáo trạng nêu nhưng bị can không thừa nhận; các lý lẽ bàochữa của bị can chứng minh mình không thực hiện hành vi đó; Hành vi nào banđầu bị can nhận tội nhưng sau đó không nhận tội; Động cơ, nguyên nhân, điều kiệnphạm tội; Các tình tiết về nhân thân của bị can; Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹtrách nhiệm hình sự của bị can Nội dung và hình thức biên bản thực hiện theo Điều

133, Điều 178, Điều 183 và Điều 184 BLTTHS năm 2015

1.2.5 Nghiên cứu lời khai của bị hại, người đại diện hợp pháp của họ

Thẩm phán cần lưu tâm mối quan hệ giữa bị can và bị hại; hành vi của bị hại;những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đối với bị hại và gia đình của họ; yêucầu của bị hại đối với việc giải quyết vụ án về hình sự và dân sự Nội dung và hìnhthức biên bản thực hiện theo Điều 133, Điều 178, Điều 188 BLTTHS năm 2015

Trang 25

1.2.6 Nghiên cứu lời khai của nguyên đơn dân sự, bị dơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự

Thông thường lời khai của họ liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại,quyền và lợi ích trong vụ án bị xâm phạm, từ đó giúp Thẩm phán giải quyết vấn đềdân sự Nội dung và hình thức biên bản thực hiện theo Điều 133, Điều 178, Điều

188 BLTTHS năm 2015

1.2.7 Nghiên cứu lời khai của nhân chứng và người làm chứng

Nhân chứng là người chứng kiến vụ việc, hoặc biết được các tình tiết kháchquan của vụ án; do đó các lời khai của nhân chứng cần đảm bảo khách quan, trungthực Do đó, Thẩm phán cần lưu ý đến mối quan hệ của người làm chứng, nhânchứng với bị can, bị hại và những người tham gia tố tụng khác Nội dung và hìnhthức biên bản thực hiện theo Điều 133, Điều 178, Điều 186 và Điều 187 BLTTHSnăm 2015

1.2.8 Nghiên cứu biên bản đối chất

Thẩm phán cần làm rõ việc đối chất giữa những người tham gia tố tụng nào,lời khai của họ mâu thuẫn như thế nào, lý do của sự mâu thuẫn Nội dung và hìnhthức biên bản thực hiện theo Điều 133, Điều 178, và Điều 189 BLTTHS năm 2015

1.2.9 Nghiên cứu biên bản khám xét, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập vật chứng, biên bản nhận dạng, biên bản thực nghiệm điều tra

Thẩm phán đánh giá tính hợp pháp của hoạt động tố tụng có tuân thủBLTTHS hay không Đối với hoạt động thu thập vật chứng, Thẩm phán cần chú ýtới địa điểm và cách thức thu thập vật chứng, các đặc điểm riêng của vật chứng,quá trình thu thập vật chứng (tại đâu, ai giao nộp, thông qua hoạt động tố tụng nào,

ai tiến hành) Nội dung và hình thức biên bản thực hiện theo Điều 133, Điều 178,và từ Điều 201 đến Điều 204 BLTTHS năm 2015

1.2.10 Nghiên cứu Kết luận giám định

Thẩm phán cần xem xét điều kiện để ra Kết luận giám định có đúng không(số lượng, chất lượng, tài liệu, mẫu vật gửi giám định, việc niêm phong, mở niêm

Trang 26

phong, ai thực hiện…); phương pháp giám định, thủ tục trưng cầu giám định; kếtquả giám định cụ thể.

1.2.11 Nghiên cứu tài liệu về nhân thân của bị can, bị hại

Thẩm phán cần đọc lý lịch bị can, danh bản, chỉ bản, căn cước can phạm đểhiểu về nhân thân của họ Chú ý ghi lại những điểm có ý nghĩa đối với việc giảiquyết vụ án như tuổi của bị can (đặc biệt là trường hợp có sự “giáp ranh” giữa đủ

14 tuổi và chưa đủ 14 tuổi, đủ 16 tuổi và dưới 16 tuổi; đủ 18 tuổi và dưới 18 tuổi;

bị can là người già); tiền án, tiền sự của bị can (bị can có tiền án, tiền sự hay không;nếu có tiền án thì đã được xóa án tích hay chưa); các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệmhình sự như hoàn cảnh gia đình bị can, thành tích của bị can

Đối với tài liệu về nhân thân bị hại, Thẩm phán cần đặc biệt lưu ý những đặcđiểm về nhân thân của bị hại có ý nghĩa định tội, định khung hình phạt hoặc quyếtđịnh hình phạt với bị cáo như bị hại là trẻ sơ sinh, trẻ em; bị hại là người lệ thuộcvào bị can hoặc là người bị can có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng

1.2.12 Đối với pháp nhân phạm tội

Nghiên cứu các tài liệu về pháp nhân thương mại và hành vi phạm tội củapháp nhân thương mại bị truy tố Thẩm phán nghiên cứu các tài liệu về pháp nhânthương mại như Giấy đăng ký doanh nghiệp (lần đầu và các lần thay đổi), các loạigiấy phép kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, người đạidiện theo pháp luật Thẩm phán kiểm tra nhằm làm rõ hành vi phạm tội của phápnhân thương mại đã đủ điều kiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, căn cứĐiều 75 BLHS năm 2015

1.3 Kỹ năng ra các quyết định

Theo quy định tại khoản 1 Điều 277 BLTTHS năm 2015, trong thời hạnchuẩn bị xét xử sơ thẩm, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định:

- Đưa vụ án ra xét xử;

- Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

- Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án

Trang 27

Ngoài ra, Thẩm phán còn có thể đề nghị Chánh án, Phó Chánh án Tòa ánquyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

Việc Thẩm phán ra quyết định nào phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu hồ sơ

vụ án và những diễn biến mới trong thời hạn chuẩn bị xét xử Các kỹ năng cụ thểđối với từng loại quyết định như sau:

1.3.1 Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán phải kiểm tra các tài liệu vềviệc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế xem bị can có đang bịVKS áp dụng biện pháp nào không Trường hợp thấy việc áp dụng biện pháp ngănchặn, biện pháp cưỡng chế không còn cần thiết nữa, Thẩm phán được phân công cóquyền quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.Nếu bị can đang bị tạm giam mà thấy việc tạm giam không còn cần thiết (ví dụ: Bịcan đủ điều kiện xét không tiếp tục tạm giam, bị can được hủy bỏ biện pháp tạmgiam hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn khác như bị bệnh hiểm nghèo, ), Thẩmphán đề xuất để Chánh án, Phó Chánh án huỷ bỏ biện pháp tạm giam hoặc thay đổibiện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn như cấm đi khỏi nơi cư trú

Nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố các cơ quan tiến hành tố tụng không ápdụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, nhưng đến khi chuẩn bị xét xửthấy cần áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế thì Thẩm phán có thểquyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế phù hợp; riêng biệnpháp tạm giam, Thẩm phán báo cáo căn cứ áp dụng để Chánh án, Phó Chánh ánTòa án quyết định áp dụng biện pháp này

Trong Lệnh tạm giam, cần đặc biệt lưu ý thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét

xử không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277BLTTHS năm 2015; thời hạn tạm giam cần được ấn định cụ thể từ ngày, tháng,

năm nào đến ngày, tháng, năm nào, không ghi chung chung là “bằng thời hạn

chuẩn bị xét xử”.

Trang 28

1.3.2 Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 280 BLTTHS năm 2015, Thẩmphán Chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; VKS

có thẩm quyền đề nghị bằng văn bản Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung Việc trả

hồ sơ để điều tra được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau:

- Thứ nhất, khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đềquy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tòa Đó lànhững vấn đề mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh trong

vụ án hình sự, bao gồm:

+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tìnhtiết khác của hành vi phạm tội

+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ýhay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội

+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáovà đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo

+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra

+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội

+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễntrách nhiệm hình sự, miễn hình phạt

Như vậy, khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán cần xác định đồng thời các nộidung: (i) hồ sơ vụ án có thiếu chứng cứ hay không, chứng cứ còn thiếu có phải làquan trọng hay không; (ii) chứng cứ còn thiếu có thể bổ sung làm rõ tại phiên tòahay không; và (iii) nếu trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì có thể thu thập được chứng

cứ còn thiếu hay không

- Thứ hai, khi có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà VKS đã truy tố, bị cancòn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm, tức bị can phạm nhiềutội nhưng VKS chỉ truy tố một tội hoặc truy tố không đầy đủ

Trang 29

- Thứ ba, có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm hoặc có người khác thựchiện hành vi phạm tội liên quan đến vụ án mà chưa bị khởi tố; tức bỏ lọt tội phạm.

- Thứ tư, việc khởi tố, điều tra, truy tố có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tốtụng Tức là trong quá trình điều tra, truy tố, cơ quan tiến hành tố tụng, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, khôngđầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, đã xâm hại nghiêm trọng đếnquyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việcxác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án Khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩmphán cần nghiên cứu kỹ về mặt tố tụng để xác định các hoạt động điều tra, truy tố

có vi phạm thủ tục tố tụng hay không; nếu có vi phạm thì vi phạm đó có phải là viphạm nghiêm trọng hay không để quyết định có cần trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổsung hay không

Theo quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS năm 2015, thì Thẩm phán chủtọa phiên tòa chỉ trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần, và HĐXX chỉ trả hồ sơ đểđiều tra bổ sung một lần Do đó, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa phải nghiên cứu kỹ

hồ sơ vụ án để phát hiện hết những vấn đề cần điều tra bổ sung Thẩm phán cần tậndụng thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án; việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung (nếu có)nên tiến hành ở thời điểm cuối của thời hạn chuẩn bị xét xử

Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung được soạn theo Mẫu số 30-HS (đốivới Thẩm phán) và Biểu mẫu số 33-HS (đối với HĐXX) ban hành kèm theo Nghịquyết số 05/2017/NQ-HĐTP của TANDTC Thẩm phán cần lưu ý một số nội dung

cơ bản trong Quyết định như sau:

- Căn cứ ban hành quyết định cần ghi cụ thể theo điểm nào của khoản 1 Điều

280 BLTTHS năm 2015

- Phần yêu cầu điều tra bổ sung cần ghi cụ thể yêu cầu điều tra bổ sung vềvấn đề gì, yêu cầu khắc phục vi phạm thủ tục tố nào, tránh ghi chung chung “đểđiều tra bổ sung theo quy định của pháp luật”

Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung được gửi cho VKS kèm theo hồ sơ

vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định Nếu kết quả điều tra bổ sung

Trang 30

dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì VKS ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo choTòa án biết trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định Nếu kết quả điều tra

bổ sung dẫn đến kết quả phải thay đổi Quyết định truy tố thì VKS ban hành bảnCáo trạng mới thay thế bản Cáo trạng trước đó Trong trường hợp này, bản Cáotrạng cũ phải được lưu trong hồ sơ vụ án Trong trường hợp VKS không bổ sungđược những vấn đề mà Tòa án yêu cầu, giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa ánvẫn tiến hành xét xử vụ án

1.3.3 Quyết định tạm đình chỉ vụ án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 281 BLTTHS năm 2015, Thẩm phán Chủtọa phiên tòa ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ sauđây:

- Thứ nhất, có kết luận giám định tư pháp xác định bị can, bị cáo bị tâm thầnhoặc bị bệnh hiểm nghèo Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án ngay sau khi cókết luận giám định tư pháp xác định bị can, bị cáo bị tâm thần hoặc bị bệnh hiểmnghèo

- Thứ hai, khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nướcngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mặc

dù việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục tiến hành cho đếnkhi có kết quả

- Thứ ba, không biết rõ bị can, bị cáo ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét

xử Trường hợp này, Tòa án phải yêu cầu CQĐT ra quyết định truy nã trước Chỉkhi hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà không bắt được bị can thì Tòa án mới ra Quyếtđịnh tạm đình chỉ vụ án

- Thứ tư, chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị Khi kếtthúc thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 277 BLTTHS năm

2015 mà vẫn chưa có kết quả thì Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ khôngliên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can,

bị cáo

Trang 31

Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do tạm đình chỉ và các nội dungtheo quy định tại khoản 2 Điều 132 BLTTHS năm 2015; và theo Biểu mẫu số 36-

HS (dùng cho Thẩm phán) và Biểu mẫu số 37-HS (dùng cho HĐXX) ban hành kèmtheo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP của TANDTC

- Thứ hai, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịutrách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyếtđịnh đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác

- Thứ ba, VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa Nếu sosánh các căn cứ này với căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều

157 BLTTHS năm 2015 thì căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Đièu 282 làkhông có sự việc phạm tội và hành vi không cấu thành tội phạm không phải lànhững căn cứ mà Tòa án được phép đình chỉ vụ án Vì vậy, nếu sau khi nghiên cứu

hồ sơ, Thẩm phán đánh giá không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấuthành tội phạm thì vẫn quyết định đưa vụ án ra xét xử Qua tranh tụng tại phiên tòa,nếu thấy có đầy đủ chứng cứ chứng minh không có sự việc phạm tội hoặc hành vikhông cấu thành tội phạm thì Tòa án ra bản án tuyên bị cáo không có tội

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ không liênquan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bịcáo

Trang 32

Quyết định đình chỉ vụ án được biên soạn theo Biểu mẫu số 39-HS (dùngcho Thẩm phán) hoặc Biểu mẫu số 40-HS (dùng cho HĐXX) ban hành kèm theoNghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP của TANDTC.

1.3.5 Quyết định phục hồi vụ án

Phục hồi vụ án là trường hợp Tòa án quyết định tiếp tục việc giải quyết vụ ánmà trước đó đã bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ khi có lý do để hủy bỏ Quyết địnhtạm đình chỉ hoặc Quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu tráchnhiệm Theo Điều 283 BLTTHS năm 2015, Thẩm phán ra Quyết định phục hồi vụán trong các trường hợp sau:

- Lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có một trong những căncứ: Bị can, bị cáo bị tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo đã được tạm đình chỉ vụ ánnay đã khỏi bệnh; đã có kết quả trưng cầu giám định, định giá tài sản, tương trợ tưpháp đối với những vụ án hoặc bị can, bị cáo đã được tạm đình chỉ vụ án; đã bắtđược bị can, bị cáo bị truy nã theo yêu cầu của Tòa án trước khi tạm đình chỉ vụ ánđối với họ; đã có kết quả sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luậttrái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban thường

vụ Quốc hội theo kiến nghị của Tòa án

- Lý do để hủy bỏ Quyết định đình chỉ vụ án khi vụ án được đình chỉ theoyêu cầu của bị hại quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 nhưng sau đóphát hiện căn cứ cho rằng, bị hại đã rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do

bị ép buộc, cưỡng bức

- Vụ án được đình chỉ khi có một trong những căn cứ sau đây nhưng xuấthiện lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án: Người thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của

họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thờihiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành

vi nguy hiêm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác

Đối với vụ án có nhiều bị can cùng được tạm đình chỉ hoặc đình chỉ nhưngchỉ có lý do hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ đối với một hoặc một số

Trang 33

bị can thì ra quyết định phục hồi vụ án đối với từng bị can, bị cáo Quyết định phụchồi điều tra được lập theo Biểu mẫu số 41-HS ban hành kèm theo Nghị quyết số05/2017/NQ-HTP của TANDTC.

1.3.6 Quyết định đưa vụ án ra xét xử

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu thấy các chứng cứ trong vụ án đã đầy đủthì Thẩm phán ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo nội dung theo quy định tạiĐiều 255 BLTTHS năm 2015 Ngày ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử làcăn cứ để xác định thời hạn mở phiên toà hình sự sơ thẩm theo khoản 3 Điều 277BLTTHS năm 2015

Quyết định đưa vụ án ra xét xử được biên soạn theo Biểu mẫu số 20-HS banhành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP của TANDTC Quyết định đưa

vụ án ra xét xử phải được gửi cho bị cáo, người đại diện hợp pháp, người bào chữa,

bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên toà theo Điều 286BLTTHS năm 2015

1.4 Kỹ năng xác minh, thu thập chứng cứ, bổ sung chứng cứ

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án có quyền xác minh, thu thập, bổsung chứng cứ Các hoạt động xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ vụ án hình sự

do Tòa án thực hiện bao gồm: Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vậtliên quan đến vụán do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cungcấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án (Văn bản yêu cầu theo khoản 2 Điều 132BLTTHS năm 2015); xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa; xemxét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án; trưngcầu giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưngcầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215 BLTTHSnăm 2015; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; yêu cầu định giá lại tài sản

Ngay sau khi nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cánhân cung cấp thì Tòa án phải chuyển cho VKS cùng cập cùng với biên bản tiếpnhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật

Trang 34

1.5 Kỹ năng lập kế hoạch điều khiển phiên toà hình sự sơ thẩm

Kế hoạch điều khiển phiên toà giúp Thẩm phán chủ động trong quá trìnhđiều khiển phiên toà nhằm tránh việc bỏ sót hoặc không đúng thủ tục tố tụng theoquy định của luật tố tụng Kế hoạch phiên toà được lập theo trình tự tiến hành phiêntoà gồm thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục tranh tục tại phiên toà, nghị án và tuyênán theo quy định từ Mục IV, V, VI BLTTHS năm 2015

1.6 Kỹ năng dự thảo bản án hình sự sơ thẩm

Toà án ban hành Bản án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam, thể hiện quan điểm của Nhà nước đối với việc xử lý tội phạm, người phạmtội và việc giải quyết các vấn đề khác trong vụ án Bản án được soạn thảo theo Biểumẫu số 27-HS ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP củaTANDTC Bản án phải có căn cứ, hợp pháp, chính xác, có tính thuyết phục và cóthể thi hành

Cơ cấu bản án gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung vụ án, Phần nhận định củaToà án (về tố tụng và về nội dung giải quyết vụ án), và Phần Quyết định

(1) Phần mở đầu gồm: Thông tin thành phần HĐXX, những người tiến hành

tố tụng; Thời gian và địa điểm tiến hành xét xử Tên vụ án theo Thông báo thụ lývà Quyết định đưa vụ án ra xét xử Tên bị cáo, thông tin nhân thân bị cáo, bị VKStruy tố về tội gì Bị tam giam hoặc tại ngoại, có mặt hoặc vắng mặt Danh sáchnhững người tham gia tố tụng

(2) Phần nội dung vụ án: Tóm tắt nội dung vụ án, lời khai của (các) bị cáo, bịhại, những người tham gia khác

(3) Phần nhận định của Toà án: Nhận định các dấu hiệu tội phạm của bị cáo

đã thực hiện căn cứ tội danh bị VKS truy tố; nhận định về hành vi, mục đích vàđộng cơ phạm tội, mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến xã hội, tình tiết tăng nặngvà tình tiết giảm nhẹ, nhân thân bị cáo; lời khai của bị cáo và những người tham gia

tố tụng; tranh luận giữa đại diện VKS với phía bị cáo, người bào chữa và nhữngngười tham gia tố tụng khác; xử lý vật chứng; giải quyết các vấn đề dân sự; án phí;kiến nghị khắc phục, phòng, chống tội phạm

Trang 35

(4) Phần Quyết định: Trên cơ sở nhận định, HĐXX áp dụng các quy định củapháp luật để tuyên bị cáo có phạm tội hay không, tội gì, hình phạt áp dụng là gì; xử

lý vật chứng; giải quyết vấn đề dân sự; án phí; quyền kháng cáo, kháng nghị; nghĩa

vụ thi hành án

1.7 Kỹ năng giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, khi có những yêu cầu, đề nghị thì Thẩmphán Chủ tọa phiên tòa trực tiếp giải quyết những yêu cầu, đề nghị sau đây: Yêucầu về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; Triệu tập người làm chứng, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; Đề nghị vềviệc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (trừ biện pháp tạm giam), biện phápcưỡng chế; Đề nghị về việc xét xử công khai hoặc xét xử kín (thông thường Thẩmphán chấp nhận xét xử kín đối với vụ án về các tội xâm phạm tình dục, vụ án đốivới người dưới 18 tuổi)

Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa báo cáo Chánh án hoặc Phó Chánh án đượcphân công giải quyết vụ án hình sự giải quyết đối với các yêu cầu về việc thay đổithành viên HĐXX, Thư ký Tòa án; Đề nghị về việc xét xử theo thủ tục rút gọn

1.8 Kỹ năng thực hiện các công việc cần thiết cho phiên toà

- Lựa chọn Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử: Thẩm phán căn cứ vào nộidung của từng vụ án để đề xuất Chánh án quyết định

Nếu bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tửhình, Thẩm phán lưu ý thành viên HĐXX phải có 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhândân theo Điều 254 BLTTHS năm 2015 Nếu vụ án bị cáo, bị hại là người dưới 18tuổi hoặc trường hợp đặc biệt khác, Thẩm phán cần đề xuất mời ít nhất là một Hộithẩm là giáo viên, cán bộ đoàn hoặc người có hiểu biết về tâm lý, giáo dục ngườidưới 18 tuổi

- Triệu tập thành phần tham gia phiên toà và những việc khác chuẩn bị choviệc mở phiên toà: Thẩm phán cần xác định rõ danh sách những người mà Toà áncần triệu tập đến phiên toà, tư cách tham gia tố tụng của từng người, kiểm tra việctống đạt Giấy triệu tập, Giấy đề nghị đảm bảo đúng nội dung và thời gian thực

Trang 36

hiện Ngoài ra, Thẩm phán cần kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị; đề nghị lựclượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, chính quyền địa phương (nếu cần) chuẩn

bị phương án bảo vệ phiên toà để đảm bảo phiên toà diễn ra đúng quy định

II Kỹ năng của Thẩm phán tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

2.1 Thủ tục bắt đầu phiên toà

2.1.1 Những công việc chuẩn bị để HĐXX vào phòng xử án

Yêu cầu Thư ký kiểm tra sự có mặt của KSV, những người tham gia tố tụng,phổ biến nội quy phiên toà và báo cáo cho Chủ tọa để mời HĐXX vào phòng xử án(Điều 300 BLTTHS năm 2015)

2.1.2 Khai mạc phiên tòa

Căn cứ theo quy định khoản 1, 2 Điều 301 BLTTHS năm 2015:

- Chủ tọa ổn định trật tự rồi tuyên bố khai mạc phiên tòa, tuyên đọc Quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử, bị cáo đứng tại chỗ nghe đọc Quyết định đưa vụ án ra xétxử

- Chủ tọa yêu cầu Thư ký báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những ngườiđược triệu tập và lý do vắng mặt của họ

2.1.3 Kiểm tra lý lịch của những người được triệu tập

Căn cứ theo quy định khoản 3 Điều 301 BLTTHS năm 2015

Thẩm phán kiểm tra lý lịch của những người được triệu tập có mặt

a) Đối với bị cáo: Thẩm phán hỏi bị cáo về các nội dung: Họ, tên, tuổi, thànhphần xã hội, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú, nơi làm việc, trình độ văn hoá, họtên cha mẹ, hoàn cảnh gia đình, tiền án, tiền sự, vợ/chồng, con Nếu bị cáo bị tạmgiữ, tạm giam thì hỏi họ bị tạm giữ, tạm giam từ khi nào, có được trả tự do ngàynào không và bắt lại khi nào

Thẩm phán hỏi bị cáo đã nhận được bản Cáo trạng và Quyết định đưa vụ án

ra xét xử chưa, đảm bảo bị cáo đã nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử trên

Trang 37

10 ngày Nếu có yêu cầu hoãn phiên toà thì HĐXX phải hoãn phiên toà, trừ trườnghợp bị cáo đồng ý xét xử.

b) Đối với bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Thẩm phán lần lượt kiểm tra căn cước từng ngườitham gia tố tụng bằng cách hỏi rõ các nội dung: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ởcủa họ Đối với bị hại là người dưới 18 tuổi, Thẩm phán lưu ý hỏi rõ ngày, tháng vànăm sinh

c) Đối với người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, ngườidịch thuật, người phiên dịch, ĐTV và những người khác được Tòa án triệu tập:Thẩm phán hỏi tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ở của họ; nơi làm việc của họ

2.1.4 Phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, bị hại, đương sự

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 301 BLTTHS năm 2015

Chủ tọa phiên tòa phổ biến và giải thích quyền, nghĩa vụ cho những ngườitham gia tố tụng được Tòa án triệu tập có mặt tại phiên tòa

a) Đối với bị cáo: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo theoquy định tại khoản 2, 3 Điều 61 BLTTHS năm 2015

b) Đối với bị hại: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị hại theo quyđịnh tại khoản 2, 4 Điều 62 BLTTHS năm 2015

c) Đối với nguyên đơn dân sự: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của

họ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 63 BLTTHS năm 2015

d) Đối với bị đơn dân sự: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của họtheo quy định tại khoản 2, 3 Điều 64 BLTTHS năm 2015

e) Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Thẩm phán phổ biếnquyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 65 BLTTHS năm2015

Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, Thẩm phán còn giải thích và hỏi ýkiến của bị cáo, những người tham gia tố tụng về việc công bố bản án trên Cổng

Trang 38

thông tin điện tử của Tòa án theo Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP ngày17/02/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

2.1.5 Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật

Căn cứ theo quy định tại Điều 302 BLTTHS năm 2015:

Chủ tọa phiên toà giới thiệu các thành viên của HĐXX, KSV, Thư ký phiêntòa; người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật(nếu có) Chủ tọa hỏi KSV và những người tham gia tố tụng xem có ai đề nghị thayđổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiêndịch, người dịch thuật hay không

- Hỏi Luật sư;

- Hỏi từng bị cáo;

- Hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

Trường hợp có người đề nghị thay đổi thì Chủ tọa yêu cầu họ nói rõ lý docủa việc xin thay đổi, xuất trình tài liệu chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đại diệnVKS cho ý kiến về yêu cầu đó Sau đó, HĐXX sẽ thảo luận tại phòng nghị án đểquyết định việc có thay đổi hay không, căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều

Trang 39

2.1.7 Xác định căn cước người làm chứng và giải thích quyền, nghĩa vụ

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 301, Điều 304 BLTTHS năm 2015:

- Chủ toạ giải thích quyền, nghĩa vụ của người làm chứng theo Điều 66BLTTHS năm 2015; và đề nghị họ cam đoan khai trung thực

2.1.8 Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên toà khi

có có người vắng mặt

Căn cứ theo quy định tại Điều 305 BLTTHS năm 2015:

a) Vắng mặt bị cáo: Thực hiện theo Điều 290 BLTTHS năm 2015.Nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phảihoãn phiên toà

Nếu bị cáo vắng mặt trong một số trường hợp vẫn tiếp tục phiên tòa:

- Bị cáo trốn và lệnh truy nã không có kết quả;

- Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên toà;

- Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được HĐXX chấp nhận;

- Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không dotrở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại xét xử

Thông thường, Toà án xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp phạm tội đơngiản, rõ ràng, ít nghiêm trọng, chế tài quy định đối với tội phạm đó ít nghiêm khắc,

bị cáo đã được tại ngoại và không chối tội

Vắng mặt người đại diện theo pháp luật của bị cáo trong trường hợp bị cáo làngười dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì phải hoãn phiêntoà

Người phạm tội dưới 18 tuổi không khai báo về địa chỉ, CQĐT xác minh làmhết trách nhiệm nhưng bị cáo cố tình giấu địa chỉ, không xác định được người đạidiện hợp pháp hoặc các tổ chức tham gia phiên toà thì Tòa án có thể xét xử vụ ánmà không cần phải có người đại diện hợp pháp của bị cáo

Trang 40

b) Vắng mặt người bào chữa: Thực hiện theo Điều 291 BLTTHS năm 2015.Nếu người bào chữa vắng mặt, HĐXX cần xác định người bào chữa vắng mặt lầnthứ nhất hay lần thứ hai; lý do người bào chữa vắng mặt; hỏi ý kiến của bị cáo hoặcđại diện của bị cáo (trong trường hợp chỉ định người bào chữa) xem có đồng ý xét

xử vắng mặt người bào chữa hay không Tùy từng trường hợp mà HĐXX quyếtđịnh như sau:

- Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả khánghoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáođồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý

do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lầnthứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử

- Nếu vắng mặt người bào chữa trong trường hợp bị cáo bị xét xử về tội cómức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình hoặc bị cáo

có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; bị cáo là người dưới 18 tuổihoặc người có nhược điểm về tâm thần thì HĐXX phải hoãn phiên toà trừ trườnghợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa

c) Vắng mặt bị hại, đương sự hoặc những người đại diện hợp pháp: Thựchiện theo Điều 292 BLTTHS năm 2015 Nếu thấy cần có lời khai của bị hại tạiphiên tòa mới giải quyết đúng đắn vụ án về mặt hình sự thì HĐXX cần hoãn phiêntoà

Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại, đương sự đã

có lời khai và các chứng cứ của vụ án đã rõ ràng, đầy đủ tại các cơ quan tiến hành

tố tụng, sự vắng mặt không trở ngại cho việc xét xử thì HĐXX vẫn tiến hành xétxử

Nếu thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ chỉtrở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại thì HĐXX có thể tách việcbồi thường để xét xử sau theo quy định pháp luật

d) Vắng mặt người làm chứng: Thực hiện theo Điều 293 BLTTHS năm

2015 Trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở

Ngày đăng: 04/06/2024, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w