1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hồ sơ Báo cáo thực tập Kiểm sát viên (phần kiến thức chung)

57 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hồ Sơ Báo Cáo Thực Tập Kiểm Sát Viên (Phần Kiến Thức Chung)
Trường học Học viện Tư Pháp
Chuyên ngành Kiểm Sát Viên
Thể loại hồ sơ báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 120,76 KB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1 I. Tổng quan về Viện kiểm sát nhân dân 1 II. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân 2 1. Chức năng: 2 2. Nhiệm vụ: 2 CHƯƠNG 2 3 KỸ NĂNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ 3 I. Kỹ năng tiếp nhận, xử lý và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố 3 1.1. Kỹ năng tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chuyển đến Viện kiểm sát 3 1.2. Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can 11 1.2.1. Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự; giải quyết yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử 11 1.2.2. Kỹ năng thực hành quyền công tố trong trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can 16 1.2.3. Kỹ năng giao nhận, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can 18 1.3. Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc điều tra vụ án hình sự 19 1.3.1. Kỹ năng chung 19 1.3.2. Kỹ năng của Kiểm sát viên trong một số hoạt động điều tra cụ thể 20 1.3.3. Kỹ năng kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế - Kỹ năng áp dụng, hủy bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn 21 1.3.4. Kỹ năng kiểm sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án hình sự 21 Kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra 21 1.4. Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố 22 1.4.1. Truy tố bị can ra trước Tòa án 22 1.4.2. Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung 23 1.4.3. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can 23 1.5. Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 24 1.5.1. Giai đoạn chuẩn bị xét xử 24 - Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử 24 1.5.2. Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 24 CHƯƠNG 3 27 KỸ NĂNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG VIỆC THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 27 I. Kiểm sát hoạt động thụ ly vụ án 27 1.1. Kiểm sát thông báo thụ lý vụ án 27 1.2. Kiểm sát điều kiện thụ lý vụ án 28 1.3. Kiểm sát việc tòa án trả lại đơn khởi kiện không thụ lý vụ án hành chính 28 II. Kỹ năng của Kiểm sát viên trong nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 28 2.1. Các công việc Kiểm sát viên cần tiến hành khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 28 2.2. Kỹ năng lập hồ sơ kiểm sát, dự kiến để cương và dự thảo bản phát biểu tại phiên tòa sơ thẩm hành chính 29 III. Kỹ năng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hành chính sơ thẩm 29 3.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa 29 3.2. Kỹ năng hỏi, phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm 30 3.3. Kiểm sát sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm 30 CHƯƠNG 4 32 KỸ NĂNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ 32 I. Kỹ năng kiểm sát hoạt động thụ lý vụ án dân sự 32 1.1. Kiểm sát hoạt động thụ lý vụ án 32 1.2. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện 33 1.3. Kiểm sát việc chuyển đơn khởi kiện 34 II. Kỹ năng kiểm sát hoạt động thu thập chứng cứ 35 III. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ 35 IV. Kỹ năng của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm 36 4.1. Giai đoạn chuẩn bị xét xử 36 4.2. Tại phiên tòa dân sự sơ thẩm 40 CHƯƠNG 5 42 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM SÁT VIÊN 42 I. Nội dung thực tập tại Học viện Tư pháp 42 II. Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về các buổi diễn án 42 2.1. Hồ sơ vụ án hình sự ĐTC 25-HS “Nguyễn Mạnh Dũng - Môi giới mại dâm” 42 2.2. Hồ sơ vụ án dân sự ĐTC 06/DS “Ly hôn – nuôi con – chia tài sản” giữa nguyên đơn Hoàng Thị Hảo và bị đơn Nguyễn Văn Nguyệt 43 2.3. Hồ sơ vụ án hành chính ĐTC-HC/13 “Khiếu kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan trong lĩnh vực thuế” giữa người khởi kiện - Công ty CP XNK y tế X và người bị kiện – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan tỉnh T.H 45 III. Hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trao đổi kinh nghiệm về thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi 46 3.1. Khám nghiệm hiện trường 46 3.2. Kiểm sát việc khám nghiệm tử thi 47 VI. Tự nhận xét bản thân 48

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁPKHOA ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ

THỰC TẬPLĩnh vực: Kỹ năng nghề nghiệp của Kiểm sát viên (TT1)

Trang 2

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN

THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

(Phần dành cho Giảng viên đánh giá)

STT Tiêu chí đánh giá

Điểm thành phần

Điểm đạt được Phần 1:

6 điểm

Đánh giá hồ sơ báo cáo thực tập:

- Hình thức Hồ sơ báo cáo thực tập

Đầy đủ giấy tờ tài liệu, biểu mẫu, hồ sơ vụ

- Nhật ký thực tập

Đầy đủ nội dung, thời gian và địa điểm thực

hiện các công việc đối với mỗi vụ, việc

được tham gia theo sự phân công của người

hướng dẫn, trong đó nêu rõ về cơ sở pháp lý,

cách thức giải quyết vụ, việc và kiến thức

pháp luật, kỹ năng hành nghề thu nhận được

từ quá trình tham gia giải quyết vụ, việc

1

-Thực tập tại Học viện tư pháp

Tham dự đầy đủ các buổi thực tập tại

- Báo cáo thực tập

Kết quả thực hiện các yêu cầu/công việc

Các kinh nghiệm, bài học qua quá trình thực

tập liên quan đến vụ, việc;

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình

thực tập và đề xuất, kiến nghị

0.5

- Phần nhận xét của giảng viên hướng dẫn

Trang 3

Năng lực, trình độ chuyên môn; 0,25

Kỹ năng hành nghề và khả năng đáp ứng

Ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức kỷ luật; 0,25

Việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử

Phần 2:

4 điểm

Phần đánh giá về kiến thức (vấn đáp)

Trình bày và bảo vệ quan điểm về vụ án, vụ

Trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống do

Trang 4

THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

(Phần dành cho Giảng viên đánh giá)

STT Tiêu chí đánh giá

Điểm thành phần

Điểm đạt được

1 Ý thức, thái độ của học viên trong quá trình thực tập

Thực hiện đầy đủ nội dung, thời gian và địađiểm thực hiện các công việc đối với mỗi

vụ, việc được tham gia theo sự phân côngcủa người hướng dẫn, tham dự đầy đủ cácbuổi thực tập tại Học viện Tư pháp, tích cựchọc hỏi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệmnghề nghiệp

2

2 Hồ sơ Báo cáo thực tập

- Nhật ký thực tập

Đầy đủ nội dung, thời gian và địa điểm thựchiện các công việc đối với mỗi vụ, việcđược tham gia theo sự phân công của ngườihướng dẫn, trong đó nêu rõ về cơ sở pháp lý,cách thức giải quyết vụ, việc và kiến thứcpháp luật, kỹ năng hành nghề thu nhận được

từ quá trình tham gia giải quyết vụ, việc

2

- Báo cáo thực tập

Kết quả thực hiện các yêu cầu/công việc

Các kinh nghiệm, bài học qua quá trình thựctập liên quan đến vụ, việc;

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trìnhthực tập và đề xuất, kiến nghị

1,5

- Phần nhận xét của giảng viên hướng dẫn

Trang 5

Năng lực, trình độ chuyên môn; 0,5

Kỹ năng hành nghề và khả năng đáp ứng

Ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức kỷ luật; 0,5

Việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử

Hình thức Hồ sơ báo cáo thực tập

Đầy đủ giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu, hồ sơ;

I Tổng quan về Viện kiểm sát nhân dân 1

Trang 6

II Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân 2

1 Chức năng: 2

2 Nhiệm vụ: 2

CHƯƠNG 2 3

KỸ NĂNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ 3

I Kỹ năng tiếp nhận, xử lý và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố 3

1.1 Kỹ năng tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chuyển đến Viện kiểm sát 3

1.2 Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can 11

1.2.1 Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự; giải quyết yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử 11

1.2.2 Kỹ năng thực hành quyền công tố trong trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can 16

1.2.3 Kỹ năng giao nhận, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can 18

1.3 Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc điều tra vụ án hình sự 19

1.3.1 Kỹ năng chung 19

1.3.2 Kỹ năng của Kiểm sát viên trong một số hoạt động điều tra cụ thể 20

1.3.3 Kỹ năng kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế - Kỹ năng áp dụng, hủy bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn 21

1.3.4 Kỹ năng kiểm sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án hình sự 21

Kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra 21

1.4 Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố 22

1.4.1 Truy tố bị can ra trước Tòa án 22

1.4.2 Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung 23

1.4.3 Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can 23

1.5 Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 24

Trang 7

1.5.1 Giai đoạn chuẩn bị xét xử 24

- Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử 24

1.5.2 Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 24

CHƯƠNG 3 27

KỸ NĂNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG VIỆC THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 27

I Kiểm sát hoạt động thụ ly vụ án 27

1.1 Kiểm sát thông báo thụ lý vụ án 27

1.2 Kiểm sát điều kiện thụ lý vụ án 28

1.3 Kiểm sát việc tòa án trả lại đơn khởi kiện không thụ lý vụ án hành chính28 II Kỹ năng của Kiểm sát viên trong nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 28

2.1 Các công việc Kiểm sát viên cần tiến hành khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 28

2.2 Kỹ năng lập hồ sơ kiểm sát, dự kiến để cương và dự thảo bản phát biểu tại phiên tòa sơ thẩm hành chính 29

III Kỹ năng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hành chính sơ thẩm 29

3.1 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa 29

3.2 Kỹ năng hỏi, phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm 30

3.3 Kiểm sát sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm 30

CHƯƠNG 4 32

KỸ NĂNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ 32

I Kỹ năng kiểm sát hoạt động thụ lý vụ án dân sự 32

1.1 Kiểm sát hoạt động thụ lý vụ án 32

1.2 Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện 33

1.3 Kiểm sát việc chuyển đơn khởi kiện 34

II Kỹ năng kiểm sát hoạt động thu thập chứng cứ 35

III Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ 35

IV Kỹ năng của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm 36

4.1 Giai đoạn chuẩn bị xét xử 36

4.2 Tại phiên tòa dân sự sơ thẩm 40

Trang 8

CHƯƠNG 5 42

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM SÁT VIÊN 42

I Nội dung thực tập tại Học viện Tư pháp 42

II Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về các buổi diễn án 42

2.1 Hồ sơ vụ án hình sự ĐTC 25-HS “Nguyễn Mạnh Dũng - Môi giới mại dâm” 42

2.2 Hồ sơ vụ án dân sự ĐTC 06/DS “Ly hôn – nuôi con – chia tài sản” giữa nguyên đơn Hoàng Thị Hảo và bị đơn Nguyễn Văn Nguyệt 43

2.3 Hồ sơ vụ án hành chính ĐTC-HC/13 “Khiếu kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan trong lĩnh vực thuế” giữa người khởi kiện - Công ty CP XNK y tế X và người bị kiện – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan tỉnh T.H 45

III Hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trao đổi kinh nghiệm về thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi 46

3.1 Khám nghiệm hiện trường 46

3.2 Kiểm sát việc khám nghiệm tử thi 47

VI Tự nhận xét bản thân 48

Trang 9

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

I Tổng quan về Viện kiểm sát nhân dân

Căn cứ Điều 107 Hiến pháp 2013 và Khoản 1 Điều 2 Luật TCVKSND đãđịnh nghĩa Viện kiểm sát nhân dân là “cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sáthoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Viện kiểm sátnhân dân được xây dựng thành một cơ quan độc lập trong bộ máy cơ quan nhànước và được phân cấp như sau:

- Cấp cao nhất là Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Uỷ ban kiểm sát,các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát;

bộ máy giúp việc, Viện kiểm sát quân sự trung ương Ở Viện kiểm sát nhân dân tốicao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên

- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp caotại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh)

- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh) gồm có Uỷ ban kiểm sát, các Phòng và Vănphòng Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng vàcác Kiểm sát viên

- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có

710 Viện kiểm sát cấp huyện tại 710 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) cóViện trưởng, các Phó viện trưởng, các Kiểm sát viên, các bộ phận công tác và bộmáy giúp việc

Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân còn có Viện kiểm sát quân sự

Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặtdưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao

Căn cứ Điều 108 Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

2014 quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn

Trang 10

quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân khác

Chính vì vậy, có thể thấy Viện kiểm sát nhân dân được xây dựng, thống nhấtthành một cơ quan chuyên biệt để thực hành quyền công tố, quyền kiểm sát đểnhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xãhội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.1

II Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân

- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự và tố tụng phihình sự (hành chính, dân sự)

2 Nhiệm vụ:

Viện kiểm sát nhân dân mang trong mình sứ mệnh to lớn chính là bảo vệ Hiếnpháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.Viện kiểm sát cùng với các cơ quan tư pháp khác chính là công cụ hữu hiệu nhất đểcùng thực hiện tốt nhất sứ mệnh Viện kiểm sát nói riêng và bảo vệ pháp luật, bảovệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợiích của Nhà nước và bảo vệ Tổ quốc

Trang 11

1.1 Kỹ năng tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi

tố chuyển đến Viện kiểm sát

Viện trưởng VKS, Thủ trưởng đơn vị phải phân công KSV tiếp nhận, quản lýđầy đủ, kịp thời các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do các cánhân, cơ quan, tổ chức Phân công KSV chuyên trách thường xuyên đi xuống địabàn phối hợp với Công an các xã, phường, thị trấn nắm nguồn tin ngay từ đầu đểphân loại, xử lý đúng pháp luật Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với CQĐT ngay từkhi tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo về tội phạm VKS địa phương trên cả nướcphải mở hòm thư để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và phân công KSV trựcnghiệp vụ 24/24 giờ trong ngày để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm VKS phải

mở sổ thụ lý, cập nhật đầy đủ các thông tin và chuyển ngay cho CQĐT trong thờihạn 24 giờ để kiểm tra, xác minh giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời thông báobằng văn bản cho cá nhân, tổ chức đã báo tin biết Khi được giao nhiệm vụ tiếpnhận tố giác, tin báo về tội phạm, yêu cầu đầu tiên đối với KSV là phải đánh giá sơ

bộ bước đầu về tính chất của tố giác, tin báo đó để có phương pháp xử lý kịp thời,đúng pháp luật

Nếu công dân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổchức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận tố giác, tin báo vềtội phạm Nếu cá nhân tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức báo tin

về tội phạm qua điện thoại, các phương tiện thông tin khác thì phải tiếp nhận và ghivào sổ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nếu là tin quantrọng hoặc thấy cần thiết thì có thể ghi âm, ghi hình Trường hợp người phạm tộiđến tự thú thì phải lập biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú

Trang 12

Sau khi tiếp nhận, KSV phải vào sổ thụ lý đầy đủ, chính xác Sau đó, lậpbiên bản lấy lời khai đầy đủ của người đến báo tin trực tiếp và tiếp nhận những tàiliệu có liên quan dọ họ cung cấp (nếu có), sau đó tiến hành phân tích, đánh giá cácthông tin đã thu thập được, tiến hành phân loại và báo cáo lãnh đạo VKS, lãnh đạođơn vị và làm thủ tục chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghịkhởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho CQĐT có thẩm quyềngiải quyết Đồng thời phải lập kế hoạch theo dõi kết quả xác minh và giải quyết củaCQĐT.

Đối với từng loại tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố khácnhau thì có những kỹ năng tiếp nhận, xử lý khác nhau:

- Đối với các tố giác, tin báo về tội phạm có tính khẩn cấp và yêu cầu đặt ralà cần phải khám nghiệm hiện trường hoặc cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội,KSV được phân công phải tieenhs hành sơ vấn người báo tin để nhanh chóng nắmđược thông tin ban đầu và báo cáo ngay với lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịpthời

- Đối với các kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do Cơ quan thanh tra gửi đếnthường kèm các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình kiểm tra, thanhtra cùng với bản kết luận về hành vi vi phạm pháp luật, KSV được phân công giảiquyết sẽ tiến hành nghiên cứu tài liệu, chứng cứ đồng thời KSV phải phân loạithông tin Qua đó, xác định rõ có hay không có dấu hiệu của vụ án hình sự, báo cáo

đề xuất với lãnh đạo VKS xin ý kiến chỉ đạo Nếu thấy có dấu hiệu của tội phạm,KSV đề nghị lãnh đạo VKS ra quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ cùng với yêu cầukhởi tố vụ hình sự sang CQĐT để khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nếu thấy chưa đủdấu hiệu tội phạm làm cơ sở cho hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thì báocáo lãnh đạo VKS chuyển toàn bộ hồ sơ sang CQĐT yêu cầu CQĐT xác minh vàlàm rõ thêm vụ việc

- Đối với các tin báo, tố giác về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp màngười phạm tội thuộc các cơ quan tư pháp và các tội phạm tham nhũng xảy ra tronghoạt động tư pháp thì các cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát sau khi tiếp nhậnđều phải chuyển ngày đến CQĐT thuộc VKSNDTC (kèm theo các tài liệu, chứng

Trang 13

cứ liên quan đã tiếp nhận nếu có) CQĐT thuộc VKSNDTC có trách nhiệm phâncông ĐTV xác minh, kết luận và trong thời hạn tố tụng phải thông báo bằng vănbản về việc có khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự cho cơ quan, đơn vị, tổchức, cá nhân chuyển tin đó biết VKS địa phương và các đơn vị trực thuộcVKSNDTC phải phân công cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ tiếp nhận, theo dõi,quản lý tin báo, tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT để thông tinvà phối hợp với CQĐT thuộc VKSNDTC Khi phát hiện tội phạm thuộc thẩmquyền điều tra của CQĐT thuộc VKSNDTC nhưng do CQĐT khác phát hiện, khởi

tố điều tra thì Viện trưởng VKS nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Thủ trưởng các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSNDTC phải kịp thời báo cáoVKSNDTC (thông qua CQĐT thuộc VKSNDTC) để báo cáo lãnh đạo xem xét, chỉđạo giải quyết

- Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của mình mà VKS cấp huyện trựctiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, sau khi tiếp nhận theo quy trình nêu trên,lãnh đạo VKS trực tiếp hoặc cử KSV cùng ĐTV xuống hiện trường để tiến hànhkhám nghiệm đối với các vụ án ít nghiêm trọng, không phức tạp như trộm cắp, tainạn giao thông… Đối với những vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng,chết người chưa rõ nguyên nhân hoặc những vụ án có hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng, án giết người không quả tang, mặc dù trách nhiệm khạm nghiệm hiện trườngthuộc CQĐT cấp tỉnh và kiểm sát khám nghiệm hiện trường thuộc trách nhiệm củaVKS cấp tỉnh nhưng Viện trưởng VKS cấp huyện cũng có thể trực tiếp hoặc cửKSV đến hiện trường ngay sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về sự kiệm phạm tội

đã xảy ra, đồng thời báo ngay cho VKS cấp tỉnh để thôn báo cho CQĐT chuẩn bịcác thủ tục tố tụng và công cụ, phương tiện phục vụ cho công tác khám nghiệmhiện trường

- Đối với việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cóliên quan đến khám nghiệm hiện trường: Một trong những yếu cầu của tố tụng hìnhsự là cần phải nhanh chóng thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án một cách chínhxác Do đó, một trong những biện pháp điều tra được BLTTHS quy định có thể tiếnhành trước khi khởi tố vụ án hình sự là biện pháp khám nghiệm hiện trường Khitiếp nhận nhũng tố giác, tin báo về sự việc xảy ra cần khám nghiệm hiện trường thì

Trang 14

quy trình tiếp nhận cũng được thực hiện một cách nhanh chóng (mang tính khẩncấp, để có thể nhanh nhất tiến hành khám nghiệm hiện trường, không để mất nhữngchứng cứ quan trọng ảnh hướng đến quá trình giải quyết vụ án) VIện trưởng, PhóViện trưởng hoặc lãnh đạo đơn vị phân công KSV trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếpnhận, quản lý đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm có liên quan đến khám nghiệmhiện trường, khám nghiệm tử thi do cá nhân, cơ quan, tổ chức chuyển đến KSVphải ghi vào sổ thụ lý; ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận; nội dung tố giác, tin báo

về tội phạm có liên quan đến khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; tên,tuổi và địa chỉ của người hoặc cơ quan, tổ chức cung cấp; kịp thời báo cáo lãnh đạoViện hoặc lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều trả chuyển ngay các tố giác, tin báo kèmtheo các tài liệu có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền giải quyết Nếu là thông tin

do CQĐT cung cấp, KSD phải báo cáo ngày Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặclãnh đạo đơn vị để kịp thời phân công KSV thực hiện kiểm sát việc khám nghiệmhiện trường, khám nghiệm tử thi

Các vụ án giết người, nghi giét người; các vụ tai nạn lao động, tai nạn giaothông đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp hoặc các vụ việc chết người xảy ra có liênquan đến yếu tố nước ngoài và các vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp doCQĐT cấp tỉnh thụ lý thuộc thẩm quyền của VKS cấp tỉnh Trong trường vụ việcthuộc thẩm quyền của VKS cấp tỉnh thì VKS cấp tỉnh có trách nhiệm phân côngKSV kiểm sát việc khám nghiệm Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền kiểm sátviệc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi giữa các VKS cấp tỉnh doVKSNDTC giải quyết; VKS cấp tỉnh giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa cácVKS cấp huyện trong địa bàn

Sau khi có thông tin ban đầu, KSV phải tiến hành đánh giá tính chất của sựviệc và thực hiện một số công việc:

Nếu sự việc xảy ra mà không được ngăn chặn ngay có thể gây hậu quả đặcbiệt nghiêm trong hoặc gây ra ảnh hưởng xấu ở địa phương thì phải báo ngay choCảnh sát 113 hoặc cơ quan công an để phối hợp nhằm kịp thời ngăn chặn và phảibáo cáo ngay với lãnh đạo VKS cấp mình và VKS cấp trên để kịp thời có biện phápphối hợp giải quyết

Trang 15

Nếu sự việc xảy ra cần khám nghiệm hiện trường thì Viện trưởng phải thôngbáo cho CQĐT công án cấp huyện cử lực lượng đến ngay hiện trường làm công tácbảo vệ hiện trường, bảo vệ các dấu vết, tang vật dễ bị phá hủy (khoanh khu vựchiện trường bằng cách chăng dây, đóng cọc, kẻ vạch vôi); tiến hành lấy sinh cung(nếu bị hại sắp chết) và lấy sơ vấn ban đầu những người biết sự việc xảy ra; nếuxác định được ngay người thực hiện hành vi phạm tội thì phải tiến hành truy bắtngay.

Trong quá trình kiểm sát khám nghiệm hiện trường những vụ liên quan đến

tố giác, tin báo về tội phạm, KSV cần lưu ý những vấn đề sau:

- Nắm chắc nhiệm vụ của công tác kiểm sát việc khám hiện trường đối vớitừng trường hợp cụ thể Chủ động phối hợp với ĐTV để thống nhất nội dung, trìnhtự khám nghiệm hiện trường nhằm đảm bảo tính khách quan của việc khámnghiệm, đúng quy định của pháp luật

- Kiểm tra việc lấy lời khai ban đầu của những người biết sự việc ngay tạihiện trường Nếu thấy người làm chứng, bị hại hoặc đối tượng có thể chết hoặc mấtkhả năng khai báo, KSV phải yêu cầu ĐTV lấy ngay lời khai và ghi ấm lời khai củahọ;

- Phải nắm tình hình về hiện trường qua thông báo của ĐTV, dư luận nhândân xung quanh hiện trường; tự mình quan sát và phân tích các yếu tố để đánh giátình trạng hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị thay đổi, nguyên nhân dẫn đến sựthay đổi ấy (do các yếu tố khách quan và chủ quan như: Con người, thời tiết vàđộng vật qua lại…); xác định phạm vi cần khám nghiệm và những loại dấu vết, đồvật cần được xem xét, thu giữ để tham gia cùng với ĐTV;

- Phải kiểm sát chặt chẽ các hoạt động khám nghiệm KSV có thể chụp ảnh,ghi hình, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, xem xét lại chỗ dấu vết, đồ vật, tài liệu cóliên quan đến tội phạm, trực tiếp lấy lời khai và ghi ầm lời khải của người bị hại,người làm chứng… Các tài liệu này được lưu trong hồ sơ kiểm sát;

- Đề xuất yêu cầu khám nghiệm: Trên cơ sở tư duy nghiên cứu cơ chế, quyluật hình thành dấu vết để có thể phát hiện được loại dấu vết nào, ở đâu; dấu vết

Trang 16

hình thành đúng hay trái với quy luật thông thường, sự phù hợp hay mâu thuẫn giữacác dấu vết, vật chứng… KSV đề xuất yêu cầu khám nghiệm để kịp thời thu thậpđầy đủ, tránh trường hợp làm mất, hư hỏng dấu vết hoặc làm thay đổi tình trạnghiện trường Chú ý xác định có hay không việc tạo hiện trường giả sau khi gấy án;

- Phối hợp cùng với ĐTV đánh giá dấu vết, vật chứng đã thu lượm được đểđặt ra các giả thuyết điều tra, định hướng cho việc khám nghiệm, thu giữ dấu vềđược đầy đủ, chính xác và công tác truy tìm vật chứng, truy bắt thủ phạm;

- Chú ý xác định các dấu vết, đồ vật, các tài liệu quan trọng cần xem xét đểyêu cầu ĐTV tiến hành thu giữ Những dấu vết, đồ vật, mẫu vật tài liệu thu giữphải được bảo quản giữ nguyên trạng để phục vụ cho việc giám định và sử dụnglàm chứng cứ;

- Yêu cầu ĐTV, Giám định viên kỹ thuật hình sự thực hiện đúng trình tự, thủtục tố tụng quy định về khám nghiệm, mô tả đúng thực trạng hiện trường, thu lượmvà xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án đảmbảo khách quan, toàn diện và triệt để;

- Phải ghi chép cẩn thận các tình tiết, đặc điểm các dấu về quan trọng tại hiệntrường; vẽ sơ đồ, mô tả đặc điểm những phần, vị trí quan trọng để có cơ sở, tư liệuđối chiếu kiểm tra biên bản, sơ đồ khám nghiệm hiện trường Biên bản khámnghiệm hiện trường phải được lập theo đúng quy định, sơ đồ hiện trường phải được

vẽ ngay tại nơi khám nghiệm;

- Phối hợp với ĐTV phân tích, đánh giá đúng kết quá khám nghiệm; xem xétquyết định kết thúc khám nghiệm hoặc tiếp tục bảo vệ hiện trường để có thể khámnghiệm bổ sung, khám nghiệm lại; xác định rõ những dấu vết, vật chứng cần đượctrưng cầu giám định, nội dung cần trưng cầu để phục vụ cho công tác điều tra, giảiquyết vụ án

- Yêu cầu ĐTV quán triệt những người tham gia khám nghiệm có tráchnhiệm tuyệt đối giữ bí mật về kết quả khám nghiệm hiện trường, không được tiết

lộ, gây khó khăn cho công tác điều tra

Trang 17

Ngoài ra, KSV cần lưu ý kiểm sát hoạt động của ĐTV trong việc trực tiếptiếp nhận các tin báo, tố giác về tội phạm cố ý gây thương tích qua nguồn tin củađặc tình, cơ sở bí mật, cộng tác viên danh dự, qua các phương tiện thông tin đạichúng… Đối với những trường hợp này, để kiểm sát tốt, KSV cần phải nắm đượcđặc trưng riêng của từng nguồn thông tin và đặc biệt lưu ý đến quá trình chuyểnhóa các thông tin và đặc biệt lưu ý đến quá trình chuyển hóa các thông tin nàythành chứng cứ trong tố tụng, nhằm đảm bảo cho các chứng cứ đó vừa phục vụ tốtcho việc giải quyết vụ án, đồng thời vẫn đảm bảo đúng thủ tục tố tụng trong quátrình điều tra.

Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT, cơ quan được giao thực hiện một số hoạt động điều tra:

VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuântheo pháp luật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiếng hành một số hoạtđộng điều tra (sau đây gọi chung là CQĐT) trong quá trình giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, không chỉ đối với các tố giác, tin báo về tội phạm do VKS chuyểnđến mà còn đối với các tố giác, tin báo về tội phạm do CQĐT trực tiếp tiếp nhận.Tuy nhiên, pháp luật không quy định các cơ quan tiếp nhận khi chuyển đến CQĐTthì đồng thời phải thông tin cho VKS, trong khi VKS lại không có thẩm quyềnkiểm sát việc tiếp nhận, xử lý của các cơ quan, tổ chức khác, mà chỉ kiểm sát việctiếp nhận của CQĐT Vì vậy, đòi hỏi KSV phải có những kỹ năng nhất định đểnắm được tình hình tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm này

Sau khi tiếp nhận thông tin liên quan đến tội phạm, CQĐT phải tiến hànhphân loại, xác minh sơ bộ ban đầu Nếu xác định thông tin đó là tố giác, tin báo vềtội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thờihạn 03 ngày làm việc, Thủ trưởng CQĐT phải ra Quyết định phân công giải quyết

tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố và gửi ngay một bản đến VKScùng cấp để kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi

tố theo quy định của pháp luật

Trang 18

Theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân(Luật TCVKSND), Điều 159, Điều 160 BLTTHS, VKS có trách nhiệm thực hànhquyền công tố đối với hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, VKS căn cứ vào các quy định củaBLTTHS, cụ thể như: VKS chỉ phê chuẩn việc bắt giữ, bắt người bị giữ trongtrường hợp khẩn cấp khi có một trong các căn cứ để cho rằng một người đangchuẩn bị thực hiện tội phạm được quy định tài Điều 14 BLSH; khi bị hại hoặcngười có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng làngười đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiệntội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng

cứ Trong trường hợp cần thiết, VKS phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khixem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn Nếu thấy không

có đủ các căn cứ nêu trên thì không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trườnghợp khẩn cấp đông thời phải đảm bảo để người bị bắt được trả tự do ngay

VKS có quyền trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấuhiệu bỏ lọt tội phạm mà VKS đã yêu cầu nhưng không được khắc phục Bên cạnhviệc chủ động thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tốtheo quy định của BLTTHS nhằm chống bỏ lọt tội phạm, VKS cũng phải chú trọngđể chống làm oan người vô tội

Đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã rõ về dấu hiệucủa tội phạm mà CQĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự ngay trong vòng 03ngày kể từ ngày tiếp nhận, thì Viện trưởng VKS phân công KSV thực hành quyềncông tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều

166 BLTTHS

Nếu sau khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố,CQĐT ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và xác định có hành vi vi phạmpháp luật khác xảy ra thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi VKS có vănbản đồng ý về kết quả giải quyết theo quy định, cơ quan tiến hành giải quyết sao hồ

Trang 19

sơ để lưu và chuyển ngay hồ sơ, tài liệu (bản chính) có liên quan đến cơ quan cóthẩm quyền để xử lý.

KSV phải kiểm sát chặt chẽ việc lập hồ sơ xác minh của ĐTV, bảo đảm cáctài liệu xác minh, các tài liệu khác được thu thập trong quá trình xác minh phảiđược thống kê đầy đủ theo từng trang và lưu trong hồ sơ Đối với các hồ sơ gửiVKS nghiên cứu, KSV phải trích cứu đầy đủ nội dung vụ việc và lưu tại hồ sơ kiểmsát theo quy định

Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnhsát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dânđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụtrong lĩnh vực quản lý mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thuộc quyền hạnđiều tra của cơ quan mình thì khẩn trương tiến hành kiểm tra, xác minh, quyết địnhkhởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự; đồng thời, phải thông báo ngay bằng vănbản cho VKS có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt đồng điềutra của cơ quan mình Trường hợp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì thực hiệntheo trình tự, thủ tục quy định tài Điều 164 BLTTHS Sau khi nhận được văn bảnthông báo của Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượngCảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân độinhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS tiến hànhkiểm sát theo quy định của pháp luật TTHS

1.2 Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi

Trang 20

điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra cửKSV tiến hành kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án.

Sau khi vào sổ thụ lý vụ án hình sự, KSV được cử phải kiểm tra các tài liệu,chứng cứ để xác định tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án.Phương pháp kiểm tra tiến hành như sau:

- Kiểm tra tính có căn cứ của quyết định khởi tố vụ án hình sự Nghiên cứucác tài liệu dùng làm căn cứ để khởi tố vụ án hình sự bao gồm: Các tố giác, tin báo

về tội phạm, kiến nghị khởi tố và các tài liệu kèm theo do cơ quan, tổ chức, cá nhâncung cấp; các tài liệu kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT vàcác cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; biên bảnkhám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét… cùng các tài liệu, dấuvết, tang vật đã được phát hiện thu giữ (đối với các vụ án có khám nghiệm hiệntrường) ; đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp củangười bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâmthần theo quy định tại Điều 155 BLTTHS (nếu có); biên bản và kết quả giám địnhdấu vết, tang vật như dấu vết máu, dấu vết súng đạn, dấu vết đường vân; chất matúy… (nếu có); biên bản và kết quả giám định thương tật… (nếu có); biên bản vàkết quả định giá tài sản (nếu có); biên bản ghi lời khai của người bị hại, người làmchứng

- Kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của biên bản và kết quả giám định.Kiểm tra, xem xét, đánh giá tính có căn cứ và tính hợp pháp của việc ra quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự, tức là xác định có hay không vụ việc có tính chất hình sự xảy

ra trên thực tế; nếu có thì các tài liệu, chứng cứ chứng minh sự việc xả ra có dấuhiệu tội phạm hay không và thuộc điều, khoản nào của BLHS

- Xác định phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi, đánh giá tính chất, mức

độ thiệt hại do hành vi đó gây ra

- Xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

- Đối với các vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, khi kiểm sát việc khởi tố

vụ án, KSV được phân công cần phải nghiên cứu, xem xét quyết định khởi tố và

Trang 21

các tài liệu có liên quan để xác định việc khởi tố vụ án hình sự có thuộc các trườnghợp được quy định tại Điều 155 BLTTHS hay không? Trong trường hợp bị hại rútđơn yêu cầu thì phải làm rõ tính khách quan, tính đúng đắn trong nội dung đề nghịrút đơn yêu cầu khởi tố vụ án.

- Nếu thấy tội phạm đã bị khởi tố không đúng với hành vi phạm tội đã xảy rahoặc còn có tội phạm khác chưa được khởi tố thì VKS yêu cầu cơ quan đã khởi tố

ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu cơ quan

đã khởi tố không nhất trí thì ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố

vụ án hình sự Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thay đổi hoặc bổ sung quyết địnhkhởi tố, KSV gửi ra các quyết định này cho cơ quan đã khởi tố để tiến hành điều tratheo quy định;

- Nếu thấy có hành vi, sự việc phạm tội có căn cứ để khởi tố vụ án, tuy nhiênchưa đủ tài liệu, chứng cứ để chắc chắn quyết định khởi tố vụ án là đúng thì VKSphải yêu cầu CQĐT bổ sung nhằm củng cố chứng cứ Biên bản và kết quả giámđịnh dấu vết, tang vật như dấu vết máu, dấu về súng đạn, dấu vết đường vân, chất

ma túy… (nếu có); biên bản và kết quả giảm định thương tật… (nếu có); kết luậngiám định, kết quả định giá tài sản (nếu có); biên bản ghi lời khai của bị hại, ngườilàm chứng…

Đặc biệt, KSV Cần nghiên cứu các trường hợp không được khởi tố vụ ánhình sự, đối chiếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án với các trường hợp không đượckhởi tố vụ án Cụ thể:

- Không có sự việc phạm tội Đối với trường hợp này, KSV cần nghiên cứucác tài liệu, hồ sơ thể hiện thông tin phản ánh về sự việc phạm tội là không có,thông qua quá trình xác minh, đối chiếu các biên bản ghi lời khai của các cá nhân

có liên quan thể hiện không có sự việc như tố giác, tin báo về tội phạm gửi choCQĐT, VKS KSV Cũng cần nghiên cứu kỹ các thông tin về tội phạm là thông tinnào? Có phải các thông tin đã được phản ánh trong bị biên bản lời khai của các cánhân có liên quan và khẳng định không có sự việc đó hay không?

- Hành vi không cấu thành tội phạm Trường hợp này KSV cần hết sức lưu ý,đây là trường hợp có thể có quan điểm khác nhau, do đó KSV cần nghiên cứu kỹ

Trang 22

các tài liệu để thể hiện các trường hợp hành vi của người bị tố giác, tin báo về tộiphạm không cấu thành tội phạm hành vi được miêu tả trong mặt khách quan củatội phạm phải thỏa mãn ba đặc điểm: hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể cho

xã hội, hành vi phải được quy định trong bộ luật hình sự, hành vi được thực hiệnmột cách có ý thức và được ý chí điều khiển Do đó, đối với trường hợp này, KSVcần nghiên cứu các chứng cứ tài liệu thể hiện hành vi của người bị tố giác, tin báo

về tội phạm không có những đặc điểm trên Đặc biệt lưu ý các trường hợp người bị

tố giác, tin báo về tội phạm thực hiện không có lỗi hay trường hợp loại trừ tính chấtnguy hiểm cho xã hội của hành vi

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu tráchnhiệm hình sự KSV đối chiếu các tài liệu thể hiện tuổi của người thực hiện hành viphạm tội ( thông qua giấy khai sinh, giấy chứng sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh thư).Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đủ 14 tuổi thì kết luậnngười đó chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nếu người đó đủ 14 tuổi đến dưới

16 tuổi thì cần đối chiếu với quy định tại điều 12 bộ luật hình sự để xem xét hành vicủa họ có thuộc phạm vi các loại tội mà người đó phải chịu trách nhiệm hình sựhay không

- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ

vụ án có hiệu lực pháp luật KSV kiểm tra, đối chiếu các tài liệu thể hiện hành viphạm tội của người Bị tố giác, có tình báo đối Chiếu với bản án hoặc quyết địnhđình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật xem các hành vi đó có giống nhau không? Nếungoài hành vi đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật,KSV còn thấy có hành vi phạm tội khác thì KSV báo cáo lãnh đạo khởi tố vụ án vềhành vi đó

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết Đối với trường hợpnày KSV cần nghiên cứu tài liệu thể hiện người đó có thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội và giấy báo tử của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

- Tội phạm quy định tại khoản một điều: Điều 134, Điều 135, Điều 136, Điều

138, Điều 139, Điều 141, Điều 143, Điều 155, Điều 156, Điều 226 của bộ luật hìnhsự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố Trường hợp này

Trang 23

KSV cần xem xét kỹ tài liệu thể hiện hành vi của họ chỉ vi phạm quy định tại khoảnmột các điều trên, đồng thời xem xét trong tài liệu đó đã có đơn yêu cầu khởi tố của

bị hại chưa? Nếu chưa có cần yêu cầu CQĐT bổ sung (trường hợp họ đã có đơnyêu cầu khởi tố nhưng CQĐT quên không chuyển), nếu bị hại không yêu cầu khởi

tố thì cần hủy bỏ quyết định khởi tố của CQĐT Nếu là đơn của người đại diện của

bị hại thì cần kiểm tra để xác định có thuộc các trường hợp mà Người đại diện của

bị hại có quyền yêu cầu khởi tố theo quy định hay không

Khi thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát

có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

a) Yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ vàtrái pháp luật;

c) Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không

có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp;

d) Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong cáctrường hợp do BLTTHS năm 2015 quy định;

đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố trongviệc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2015

Khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ,quyền hạn như sau:

a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của CQĐT, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bảo đảm mọi tội phạmđược phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và đúng phápluật;

b) Yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự;

Trang 24

c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc khởi tố vụ ánhình sự theo quy định của BLTTHS năm 2015.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 154 BLTTHS năm 2015, Quyết định khởi tố

vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được ápdụng và số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự;căn cứ ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự; nội dung; họ tên, chức vụ, chữ

ký của người ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự và đóng dấu Theo quyđịnh tại Điều 143 BLTTHS năm 2015, căn cứ khởi tố vụ án hình sự là chỉ khi xácđịnh được có dấu hiệu tội phạm Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên nguồntin tội phạm và khi người phạm tội tự thú Một số tội phạm đặc biệt chỉ được khởi

tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là người dưới 18tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết cần được lưu ýtheo khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015 Nếu phát hiện có căn cứ xác định tộiphạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội thì Viện kiểm sát ra quyết địnhthay đổi quyết định khởi tố khởi tố vụ án hình sự Trường hợp có căn cứ xác địnhcòn tội phạm khác chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định bổ sung quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự Viện kiểm sát cần lưu ý các căn cứ không khởi tố vụ ánhình sự được quy định tại Điều 157 BLTTHS năm 2015 Theo đó, nếu xét thấy vụán hình sự có các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự thì Viện kiểm sát ra quyếtđịnh không khởi tố vụ án hình sự Trong trường hợp đã khởi tố vụ án hình sự thìViện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báocho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết

rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan

có thẩm quyền giải quyết

1.2.2 Kỹ năng thực hành quyền công tố trong trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can

Trong quá trình kiểm sát điều tra, nếu thấy hành vi phạm tội của bị cankhông phạm vào tội đã bị khởi tố mà phạm vào tội khác còn có hành vi phạm tộikhác chưa bị khởi tố thì KSV báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc KSVđược viện trưởng uỷ quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung

Trang 25

quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyếtđịnh khởi tố bị can và gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra trong thời hạn 24 giờ, kể

từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, theo quy địnhtại khoản 2 Điều 127 BLTTHS

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổsung quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, KSV thụ lý giải quyết vụ ánkiểm tra tài liệu, chứng cứ, báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc KSV đượcviện trưởng uỷ quyền ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết địnhthay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi cho CQĐT

Trường hợp phải thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can theo quyđịnh tại Quy chế ngành Kiểm sát thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc KSV đượcviện trưởng ủy quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự

Nếu quá trình điều tra xác định được hành vi của bị can phạm vào tội đượcquy định tại khoản khác với khoản đã khởi tố trận nhưng trong cùng một điều luật

về cùng một tội danh đã khởi tố đối với bị can thì không phải thay đổi quyết địnhkhởi tố bị can Nếu thấy cần tạm giam bị can theo thời hạn của tội phạm quy địnhtại khoản của điều luật có khung hình phạt nặng hơn hoặc chuyển vụ án để điều tra,truy tố theo thẩm quyền thì phải ghi rõ lý do này trong lệnh tạm giam hoặc trongquyết định chuyển vụ án

Để đảm bảo trong thời gian Viện kiểm sát xét phê chuẩn Lệnh tạm giam đốivới người bị tạm giữ thì chậm nhất 12 giờ trước khi hết hạn tạm giữ hoặc gia hạntạm giữ, CQĐT phải giao hồ sơ đề nghị phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và đềnghị phê chuẩn Lệnh tạm giam bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp Nếu thấy việckhởi tố bị can là có căn cứ, nhưng không cần thiết phải tạm giam bị can thì Việnkiểm sát ra Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và ra Quyết địnhkhông phê chuẩn Lệnh tạm giam; nếu xét cần thì yêu cầu CQĐT áp dụng biện phápngăn chặn khác đối với bị can

Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quyđịnh là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu CQĐT ra quyết định

Trang 26

khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưngCQĐT không thực hiện Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bịcan, Viện kiểm sát phải gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra Sau khi nhận hồ sơ vàkết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vimà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểmsát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung.

1.2.3 Kỹ năng giao nhận, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can

Theo quy định tại khoản 3 Điều 179, khoản 4 Điều 180 BLTTHS, kể từ khi

ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị cantrong thời hạn 24 giờ, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đếnviệc khởi tố bị can cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn Trong thời hạn 03 ngày kể

từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi, bổ sung quyếtđịnh khởi tố bị can và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can, VKS phải quyếtđịnh phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổsung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay choCQĐT Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 Điều 179, khoản 4 điều 180BLTTHS, sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyếtđịnh phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bịcan, CQĐT phải giao ngay quyết định này cho người bị đã bị khởi tố Hồ sơ đềnghị VKS xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổsung quyết định khởi tố bị can gồm các tài liệu:

- Công văn đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thayđổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can

- Quyết định khởi tố vụ án, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi

Trang 27

b) Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can.CQĐT, Viện kiểm sát phải bổ sung quyết định khởi tố bị can nếu có căn cứxác định bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tộiphạm.

1.3 Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc điều tra vụ án hình sự

1.3.1 Kỹ năng chung

Khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định tại Điều 166 BLTTHS 2015, Điều 15 Luật Tổ chức Viện kiểm sátnhân dân năm 2014, cụ thể bao gồm:

1 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ

vụ án của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

2 Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu,kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người thamgia tố tụng vi phạm pháp luật

3 Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra

4 Yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việckhởi tố, điều tra khi cần thiết

5 Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểmsát yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra thực hiện các hoạt động:

a) Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật;

b) Kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;

c) Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạmpháp luật trong việc điều tra

Trang 28

6 Kiến nghị, yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.

7 Yêu cầu Thủ trưởng CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra thay đổi ĐTV, Cán bộ điều tra, xử lý nghiêm minh ĐTV, Cán bộđiều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng

8 Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừatội phạm và vi phạm pháp luật

9 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc kiểm sát điều tra vụ ánhình sự theo quy định của BLTTHS năm 2015

Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, cần nhận thức thống nhất là: Kiểmtra hoạt động điều tra tức là kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp của của các hoạtđộng điều tra do CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra tiến hành

1.3.2 Kỹ năng của Kiểm sát viên trong một số hoạt động điều tra cụ thể

(1) Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường

(2) Kiểm sát việc khám nghiệm tử thi

(3) Kiểm sát việc thực nghiệm điều tra

(4) Kiểm sát việc giám định và định giá tài sản

(5) Kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

(6) Kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật

(7) kiểm sát việc đối chất, nhận dạng và nhận biết giọng nói

(8) Kiểm sát việc hỏi cung bị can

(9) Kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật

(10) Kiểm sát việc nhập, tách vụ án

Ngày đăng: 04/06/2024, 15:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w