• Trong vụ án Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bị đơn. 1. TÓM TẮT NỘI DUNG TRANH CHẤP: Vợ chồng ông Chu Khắc Trường (mất năm 1945) và bà Chu Thị Cúc (mất năm 1990) , có 4 người con là bà Chu Thị Thanh, ông Chu Văn Sinh, bà Chu Thị Loan và bà Chu Thị The. Theo nguyên đơn ông Sinh trình bày năm 1990 khi mẹ ông – là bà Chu Thị Cúc mất có để lại một ngôi nhà cấp 4 lợp ngói đỏ hai gian tường trát đất với diện tích 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ số 02 lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, khi đó phần đất này chưa được cấp giấy chứng nhận. Ngày 20/01/1994, vì cần tiền nên ông Sinh có ý muốn bán đất nhưng ông Thuyên, bà Tám đã khuyên ngăn, đồng ý đưa tiền hỗ trợ (tiền bán đất) là 1.500.000 đồng cho ông Sinh để ông không bán đất. Lúc này ông Sinh đã viết “Đơn chuyển quyền thừa kế” cho anh họ của mình là ông Chu Khắc Thuyên (chồng của bà Đinh Thị Tám) kể từ ngày 24/01/1994 toàn bộ gia sản gồm: Thổ đất diện tích 502m2, một gian nhà vách 2 gian lợp ngói, ao cùng toàn bộ cây cối lưu niên trong vườn có xác nhận UBND xã Phù Vân. Ngày 22/04/1994 vợ chồng ông Thuyên, bà Tám đã giao trực tiếp 500.000 cho ông Sinh (có giấy biên nhận và chữ ký các bên cùng người làm chứng) còn nợ lại 1.000.000 sẽ trả trong vòng cuối năm 1994, ông Sinh nhận tiền và đồng ý. Sự việc sau đó được bà Thanh phát hiện và gửi đơn khiếu nại (do chưa có chúc thư của bà Cục để lại) đến UBND xã Phù Vân, UBND đã tạm đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế giữa ông Sinh và ông Thuyên. Ngày 15/04/1994, bà Thanh, Loan, The, ông Sinh viết giấy thỏa thuận “Trao quyền chăm nom” cho ông Chu Khắc Thuyên được quyền trông coi nhà đất và hưởng 50% sản phẩm thu hoạch hoa màu trên mảnh đất cũng như có nghĩa vụ đóng thuế đất; số hoa màu và tài sản trên đất cụ thể gồm: một nhà gỗ hai gian lợp ngói, số vườn trên đất là 500m2, vị trí thửa đất được xác định: Tây giáp nhà anh Phạm Đình Xệ, Đông giáp nhà anh Chu Phú Xa, Bắc giáp nhà anh Đắc (ao rau) và Nam giáp nhà anh Hồng. Với thời hạn là 05 năm (từ 15/04/1994 đến 15/04/1999). Sau đó ngày 22/11/2001, ông Sinh lại viết giấy trông nom nhà đất cho ông Chu Khắc Chinh, nhưng hằng năm bà Tám vẫn về để thực hiện việc thu hoạch hoa màu. Năm 1999 ông Thuyên mất, 2011 nhà bà Cúc bị sụp nên tháng 5/2016 bà Đinh Thị Tám xây nhà trên phần đất tranh chấp do bà Tám cho rằng đã được ông Chu Khắc Sinh chuyển quyền thừa kế để làm nơi thờ cúng tổ tiên. Bà Thanh không đồng ý việc bà Tám xây nhà trên phần đất nên đã gửi đơn khiếu nại ra UBND xã Phù Vân.
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Môn: DSCB2
Mã số hồ sơ: ĐTC – 09/DS Tranh chấp quyền sử dụng đất Diễn lần:
Ngày diễn:
GVHD:
Họ và tên:
Ngày sinh:
SBD:
Lớp:
Vai diễn: Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp cho bị đơn.
TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2022
Trang 21 TÓM TẮT NỘI DUNG TRANH CHẤP:
Vợ chồng ông Chu Khắc Trường (mất năm 1945) và bà Chu Thị Cúc (mất năm 1990) , có 4 người con là bà Chu Thị Thanh, ông Chu Văn Sinh, bà Chu Thị Loan và bà Chu Thị The Theo nguyên đơn ông Sinh trình bày năm 1990 khi mẹ ông – là bà Chu Thị Cúc mất có để lại một ngôi nhà cấp 4 lợp ngói đỏ hai gian tường trát đất với diện tích 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ số 02 lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Tuy nhiên, khi đó phần đất này chưa được cấp giấy chứng nhận
Ngày 20/01/1994, vì cần tiền nên ông Sinh có ý muốn bán đất nhưng ông Thuyên, bà Tám đã khuyên ngăn, đồng ý đưa tiền hỗ trợ (tiền bán đất) là 1.500.000 đồng cho ông Sinh để ông không bán đất Lúc này
ông Sinh đã viết “Đơn chuyển quyền thừa kế” cho anh họ của mình là
ông Chu Khắc Thuyên (chồng của bà Đinh Thị Tám) kể từ ngày 24/01/1994 toàn bộ gia sản gồm: Thổ đất diện tích 502m2, một gian nhà vách 2 gian lợp ngói, ao cùng toàn bộ cây cối lưu niên trong vườn có xác nhận UBND xã Phù Vân Ngày 22/04/1994 vợ chồng ông Thuyên, bà Tám đã giao trực tiếp 500.000 cho ông Sinh (có giấy biên nhận và chữ ký các bên cùng người làm chứng) còn nợ lại 1.000.000 sẽ trả trong vòng cuối năm 1994, ông Sinh nhận tiền và đồng ý Sự việc sau đó được bà Thanh phát hiện và gửi đơn khiếu nại (do chưa có chúc thư của bà Cục để lại) đến UBND xã Phù Vân, UBND đã tạm đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế giữa ông Sinh và ông Thuyên
Ngày 15/04/1994, bà Thanh, Loan, The, ông Sinh viết giấy thỏa
thuận “Trao quyền chăm nom” cho ông Chu Khắc Thuyên được quyền
trông coi nhà đất và hưởng 50% sản phẩm thu hoạch hoa màu trên mảnh đất cũng như có nghĩa vụ đóng thuế đất; số hoa màu và tài sản trên đất cụ thể gồm: một nhà gỗ hai gian lợp ngói, số vườn trên đất là 500m2, vị trí thửa đất được xác định: Tây giáp nhà anh Phạm Đình Xệ, Đông giáp nhà anh Chu Phú Xa, Bắc giáp nhà anh Đắc (ao rau) và Nam giáp nhà anh Hồng Với thời hạn là 05 năm (từ 15/04/1994 đến 15/04/1999) Sau đó ngày 22/11/2001, ông Sinh lại viết giấy trông nom nhà đất cho ông Chu
Trang 3Khắc Chinh, nhưng hằng năm bà Tám vẫn về để thực hiện việc thu hoạch hoa màu
Năm 1999 ông Thuyên mất, 2011 nhà bà Cúc bị sụp nên tháng 5/2016 bà Đinh Thị Tám xây nhà trên phần đất tranh chấp do bà Tám cho rằng đã được ông Chu Khắc Sinh chuyển quyền thừa kế để làm nơi thờ cúng tổ tiên Bà Thanh không đồng ý việc bà Tám xây nhà trên phần đất nên đã gửi đơn khiếu nại ra UBND xã Phù Vân
1.1 Ý kiến của nguyên đơn:
Yêu cầu bà Đinh Thị Tám trả lại diện tích đất 777m2 tại thửa đất
số 40 tờ bản đồ số 02 lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù Vân, huyện Phủ
Lý, tỉnh Hà Nam cho bà Chu Thị Thanh, ông Chu Văn Sinh, bà Chu Thị Loan, bà Chu Thị The
Buộc bà Đinh Thị Tám phải trả nhà, đất, cây cối trên diện tích đất 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ 02 lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam của gia đình và hoa màu trên đất với 50% tổng giá trị thu nhập cây lưu niên kể từ ngày 15/04/1994 theo giấy gửi UBND xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (năm 1994)
1.2 Ý kiến của bị đơn:
Bà Tám không nhất trí trả lại thửa đất số 40, tờ bản đồ số 02 cho bà Thanh, ông Sinh, Bà Loan và bà The vì ông Sinh đã trao quyền thừa kế lâu dài cho vợ chồng ông Kha, bà Tám để thờ cúng tổ tiên
Trang 42 KẾ HOẠCH HỎI
2.1 Hỏi nguyên đơn, người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn:
Hỏi bà Tâm:
1 Khi các chị em bà Thanh ở xa, ai là người chăm sóc cho bà Cúc? – gia đình bà Tám? (hỏi để nhìn nhận vấn đề giữa gia đình bà Cúc và
bà gia đình bà Tám)
2 Sau khi bà Cúc mất thì mọi người có về lại quê ko? (hỏi để nhìn nhận vấn đề giữa gia đình bà Cúc và bà gia đình bà Tám)
3 Lý do ông Sinh làm đơn chuyển quyền thừa kế cho vợ chồng ông Thuyên – bà Tám? (hỏi để làm rõ mục đích ông Sinh thực hiện chuyển nhượng quyền thừa kế của mình)
4 Bà Thanh và bà The, bà Loan, ông Sinh có quan điểm như thế nào
đối với “Đơn chuyển quyền thừa kế” được xác lập ngày
24/01/1994?( hỏi để làm rõ căn cứ xác định quan điểm của nguyên đơn)
1 Có văn bản nào của cơ quan nhà nước thông báo việc chuyển quyền thừa kế của ông Sinh và vợ chồng ông Thuyên – bà Tám là
vô hiệu chưa? hỏi để xác định tình trạng của giao dịch dân sự này chưa bị tuyên bố là vô hiệu)
5 Việc ông Sinh nhận tiền của vợ chồng bà Tám thì mọi người có biết không? Nhận bao nhiêu? (hỏi để xác nhận về việc nguyên đơn
đã nhận tiền do bị đơn thanh toán)
6 Sau khi UBND có thông báo đình chỉ đơn chuyển quyền thừa kế của ông Sinh và vợ chồng bà Tám thì ông Sinh có trả lại tiền cho vợ chồng bà Tám chưa? (hỏi để ghi nhận việc chưa thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho bị đơn)
7 Bà Thanh và bà Loan, bà The có ai trả số tiền 500.000 đồng mà ông Sinh đã nhận của vợ chồng bà Tám không? (hỏi để ghi nhận việc chưa thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho bị đơn)
8 Thửa đất số 40, tờ bản đồ số 02 diện tích 777m2 từ năm 1990 –
1994 do ai đóng thuế?Đóng bao nhiêu? Có biên bản kê khai việc
Trang 5đóng thuế không? (hỏi để xác định nghĩa vụ đóng thuế của nguyên đơn có được thực hiện không)
9 Quan điểm của bà Thanh về thửa đất số 40 tờ bản đồ số 02, diện tích 777m2 sau khi bà Cúc mất? (hỏi để ghi nhận và đánh giá quan điểm của nguyên đơn)
2.2 Hỏi bị đơn, người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn:
Hỏi bà Anh:
2 Vì sao ông Chu Khắc Sinh làm đơn chuyển quyền thừa kế cho vợ chồng bà Tám? – vì ông Sinh cần tiền nên bán đất (hỏi để làm rõ mục đích ông Sinh thực hiện chuyển nhượng quyền thừa kế của mình)
3 Việc thực hiện đơn chuyển quyền thừa kế của ông Sinh là tự nguyện hay có sự ép buộc, lý do nào khác ko? - Ông Sinh tự nguyện chuyển nhượng (hỏi để xác định giao dịch dân sự này thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tự do ý chí, không ép buộc, ko giải tạo và không lừa dối)
4 Vì sao vợ chồng bà Tám lại nhận chuyển nhượng “quyền thừa kế”
của ông Sinh? - Vì vợ chồng bà Tám không muốn ông Sinh bán cho người khác và muốn mua lại để thờ cúng tổ tiên, ông bà (hỏi
để xác nhận việc vợ chồng bà Tám nhận chuyển nhượng vì không muốn ông Sinh bán đất thờ cúng tổ tiên cho người khác)
5 Bà Tám hiểu như thế nào về “quyền thừa kế” mà ông Sinh chuyển
giao? Vợ chồng bà Cúc có mỗi ông Sinh là con trai độc nhất, nên khi vợ chồng ông bà ấy mất, ông Thuyên – bà Tám cho rằng ông Sinh là người có quyền đối với các tài sản mà 2 cụ để lại Các chị
em ông Sinh đều đã lập gia đình ở nơi khác nên tôi nghĩ ông Sinh
có quyền quyết định (hỏi để xác định rằng thân chủ của mình không nắm rõ các quy định pháp luật về thừa kế và quy trình chuyển nhượng di sản thừa kế do người chết để lại)
6 Khi làm đơn chuyển giao quyền thừa kế, ông Sinh đã xác nhận những gì với vợ chồng bà Tám? Ông Sinh nói ông ấy đã bàn bạc và thống nhất với các chị em ông ấy rồi, và bản thân ông Sinh cũng không có hướng trờ về quê nữa nên quyết định chuyển quyền thừa
Trang 6kế này lại cho hai vợ chồng bà Tám (hỏi để xác định những gì ông Sinh đã cam kết với vợ chồng ông bà Tám)
7 Đơn chuyển quyền thừa kế này có ai làm chứng ko? Họ là những ai? – có sự chứng kiến của trưởng tộc họ Chu Khắc là ông Chu Khắc Chinh và trưởng thôn là ông Chu Hải Nông (hỏi để xác nhận giao dịch giữa ông Sinh và vợ chồng bà Tám là giao dịch công khai, không nhằm mục đích che giấu)
8 Bà có đồng ý và cho rằng đây là một hợp đồng chuyển nhượng quyền thừa kế không? – tôi cho rằng đây là một hợp đồng chuyển nhượng quyền thừa kế (hỏi để xác định bản chất của đơn chuyển quyền thừa kế này được xem là một hợp đồng chuyển nhượng, một giao dịch dân sự)
9 Sau thông báo đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế của ông Sinh với vợ chồng bà Tám, UBND xã Phù Vân có văn bản nào hướng dẫn giải quyết, xử lý hậu quả của đơn chuyển nhượng quyền thừa
kế mà ông Sinh đã giao kết với vợ chồng bà Tám không? - UBND
xã chỉ ra thông báo tạm đình chỉ và không có thêm văn bản hướng dẫn nào hết (hỏi để xác định tình trạng của giao dịch dân sự này chưa bị tuyên bố là vô hiệu)
10.Sau khi bà Cúc chết, ai là người đóng thuế để thực hiện nghĩa vụ với nhà nước? Có căn cứ chứng minh ko? - bà Tám là người đống thuế cho đến nay , có xác nhận của chính quyền địa phương (hỏi để xác định ai là người thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước trước và khi xảy ra tranh chấp cho đến nay)
11.Quan điểm của bà đối với thửa đất số 40, tờ bản đồ số 02 là như thế nào? – tôi không chấp nhận trả lại thửa đất nói trên và không đồng
ý việc yêu cầu tháo dỡ nhà đã xây vì đây là đất mà ba mẹ tôi đã nhận chuyển nhượng hợp pháp (hỏi để khẳng định quan điểm của
bị đơn)
Trang 73 BẢN LUẬN CỨ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN LUẬN CỨ
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn Nguyễn Thị Tám
trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Thưa vị Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát,
Thưa vị luật sư đồng nghiệp,
Tôi là Luật sư Nguyễn Ngọc Anh, thuộc Đoàn luật sư Tp HCM, đang công tác tại Cty TNHH Luật Tâm Tín Được sự chấp thuận của Toà
án, hôm nay tôi tham dự phiên toà với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn là bà Đinh Thị Tám trong vụ kiến tranh chấp tài sản và quyền sử dụng đất với các nguyên đơn là bà Chu Thị Thanh và ông Chu Khắc Sinh Sau quá trình nghiên cứu hồ sơ và theo dõi diến biến tại phiên toà, tôi có những ý kiến như sau:
Đối với phần trình bày của luật sư nguyên đơn, ngoài sự đồng ý với những tình tiết mà luật sư nguyên đơn trình bày, tôi có những quan điểm không đồng tình như sau:
(Tại phiên toà, theo diễn biến phiên toà Luật sư nêu rõ quan điểm thống nhất và không thống nhất)
………
………
………
Chúng tôi khẳng định rằng việc thân chủ tôi là bà Đinh Thị Tám xây nhà và thu hoạch hoa lợi, lợi tức từ các sản vật trên thửa đất số 40, tờ bản đồ số 02, diện tích 777m2 là hoàn toàn hợp pháp và có căn cứ
3.1.Lập luận chứng minh, khẳng định yêu cầu của bị đơn là
có căn cứ và hợp pháp:
Trang 8Về nghĩa vụ đóng thuế:
Nguyên đơn cho rằng vợ chồng bà Tám vẫn thu hoạch hoa lợi, lợi tức trên đất của bà Cúc nhưng không thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước theo tờ trình sự việc (BL 04) là không đúng sự thật Theo giấy biên nhận ngày 25/06/2016 có xác nhận của ông Phạm Trường Sinh (trưởng thôn)
-BL 55 + -BL 62, gia đình bà Đinh Thị Tám đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế trong nhiều năm liên tục (27 năm làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước từ năm 1990 – 2015); Nếu nguyên đơn và những người liên quan còn lại cho rằng đây là di sản thừa kế do bà Cúc để lại cho mình thì tại sao họ không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của chủ sở hữu? Điều này cho thấy họ đã khước từ nghĩa vụ của mình và chỉ muốn được hưởng quyền sở hữu đối với phần di sản thừa kế Ngược lại, người mà họ cho rằng không có quyền sử dụng đất lại là người thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất Đai 1993, Điều 79 khoản 4 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất:
“Nộp thuế sử dụng đất”
Việc 4 chị em bà Thanh chỉ quay về khi bà Cúc chết, mục đích là
vì lợi ích vật chất chứ không phải vì tình cảm gia đình, họ chỉ quay về khi
có xung đột về lợi ích vật chất mà họ được hưởng Bên cạnh đó, họ vẫn chưa xác định cũng như thực hiện phần nghĩa vụ của mình phải thực hiện với Nhà nước (nghĩa vụ đóng thuế)
Theo phần trình bày của ông Sinh, ông Sinh cho rằng ông là người thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước trong 5 năm, tuy nhiên tại BL
số 12, giấy biên nhận được lập tại cơ sở thôn năm 2001 do ông Chu Lâm Nghĩa (thôn phó) xác nhận bà Tám là người đóng thuế hàng năm với diện tích đất là 360m2 (92 kg thóc), còn ông Sinh chỉ đóng thuế trong 04 năm với diện tích 0,44ha vườn (mỗi năm 2,9kg thóc) Do đó, căn cứ theo lời khai mà ông Sinh đã trình bày so với xác nhận thực tế, tôi nhận thấy ông Sinh chưa khai báo đúng đắn và chính xác
Về giao dịch dân sự chuyển quyền thừa kế bị đình chỉ:
Giao dịch dân sự này được ký kết trên cơ sở tự nguyện, không có
sự ép buộc cũng như không hề có sự lừa dối Nếu cho rằng đây là hợp đồng vô hiệu thì xem xét hai bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 quy
Trang 9định về việc xử lý hợp đồng vô hiệu, nhưng hiện tại phía bị đơn vẫn chưa nhận được số tiền mà ông Sinh cũng như bên nguyên đơn hoàn trả Vì vậy, có thể cho rằng giao dịch dân sự này vẫn đang trong tình trạng
“đang được thực hiện”.
Về nghĩa vụ thanh toán:
Vợ chồng ông Thuyên – bà Tám đã thanh toán cho ông Sinh 500.000 đồng, phần còn lại theo thoả thuận thì đến năm 1994 sẽ thanh toán cho ông Sinh một triệu đồng còn lại, nhưng ông Sinh đã bỏ đi không
có tin tức từ khoảng thời gian rất lâu Ông Sinh là người đã trốn tránh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình đối với vợ chồng bà Tám Chúng tôi không hiểu có điều gì sai trong việc một bên dựa vào cam kết của bên kia để hành động, khi cam kết đó là hợp pháp Và đặt biệt là thân chủ tôi
đã thanh toán trước một khoản tiền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình
Đối với phần thừa kế mà ông Sinh cho rằng mình được hưởng là toàn bộ, thân chủ tôi đã đồng ý nhận chuyển nhượng với giá là 1.500.000đ Dù hoàn cảnh khó khăn, gia đình không mấy khá giả nhưng
vì không nỡ thấy đất đai thờ cúng ông bà bị đem bán cho người khác nên thân chủ tôi đã chấp nhận gom góp hết tiền bạc trong nhà để mua lại phần đất này, mục đích có nơi thờ tự, hương khói cho ông bà, tổ tiên Cũng vì sinh ra trong thời chiến, đất nước chưa thống nhất hoàn toàn, điều kiện sống, kiến thức còn rất hạn chế, thân chủ tôi chưa hiểu hết được như thế
nào là “pháp luật thừa kế” hay định nghĩa một cách đầy đủ, chính xác
“quyền thừa kế” là như thế nào Bà và chồng bà chỉ biết dựa vào quan
điểm sống của các cụ ngày xưa, theo tư tưởng phong kiến, sự gia trưởng,
tư tưởng “nữ sinh ngoại tộc”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã
quá quen thuộc với cuộc sống, văn hoá ứng xử hằng ngày trong các gia đình, thôn xóm…Chính vì ông Sinh là con trai độc nhất của bà Cúc và ông Trường nên thân chủ tôi đã rất tin tưởng ông Sinh là người có toàn quyền định đoạt phần di sản mà cụ Cúc để lại, không phải là định đoạt để chuyển nhượng cho vợ chồng thân chủ tôi mà là thân chủ tôi rất lo sợ ông Sinh sẽ chuyển nhượng cho bất kỳ người nào khác ngoài dòng tộc miếng đất hương khói này Hơn nữa, khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền
Trang 10thừa kế này còn có sự chứng kiến của trưởng tộc họ Chu Khắc là ông Chu Khắc Chinh và trưởng thôn Chu Hải Nông (BL 07), họ là những người đại diện cho họ tộc cũng như tập thể người dân trong thôn Việc tự cho rằng mình là người có quyền hưởng toàn bộ thừa kế và định đoạt toàn bộ tài sản này còn thể hiện trong giấy giao quyền sử dụng của ông Sinh cho ông Chu Khắc Chinh (BL số 13)
Sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền thừa kế bị đình chỉ, quyền
và nghĩa vụ các bên vẫn chưa được giải quyết bằng bất kỳ thông báo, văn bản hướng dẫn nào Trong khi đó, căn nhà mà cụ Cúc để lại đã quá cũ kỹ
và mục nát, có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào và gây nguy hiểm cho những người khác Vì thế thân chủ tôi đã quyết định xây dựng lại để nơi thời tự được khang trang, chỉnh chu hơn Việc làm này không nhằm mục đích tư lợi cá nhân và cũng không phải là hành động tự phát của thân chủ tôi thưa Hội đồng xét xử Khi các con của cụ Cúc cho rằng ông Sinh hoàn toàn không có quyền chuyển nhượng toàn bộ di sản thừa kế nên họ đã làm đơn khiếu nại lên UBND xã để đình chỉ việc chuyển nhượng này Tuy nhiên,
họ vẫn chưa thoả thuận ai sẽ là người trả cho vợ chồng thân chủ tôi số tiền 500.000 Suốt một khoảng thời gian dài như thế, họ vẫn im lặng về nghĩa vụ đối với giao dịch dân sự cũng như nghĩa vụ mà họ phải thực hiện với Nhà nước (cụ thể là nghĩa vụ đóng thuế) Ngược lại, thân chủ tôi không được công nhận ngay tình quyền sở hữu đối với mảnh đất ông Sinh đã chuyển nhượng nhưng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước một cách đều đều đặn, nghiêm túc
3.2 Lập luận bác bỏ quan điểm giao dịch dân sự giữa vợ chồng
bà tám và ông Sinh là vô hiệu:
Tôi cho rằng giao dịch dân sự này chỉ vô hiệu một phần, phần còn
lại vẫn có giá trị thực hiện: Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 15
Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 quy định về hợp đồng vô hiệu từng phần
như sau: “Hợp đồng vô hiệu từng phần, khi nội dung của phần đó vô
hiệu, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng”.