1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

lvts 2011 công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại tp hồ chí minh

137 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả Đinh Thị Hương Lan
Trường học Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Đô Thị & Công Trình
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 2,73 MB

Cấu trúc

  • 2. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu (11)
    • 2.2 Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 3.1 Mục đích nghiên cứu (12)
    • 3.2 Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 4. Nội dung nghiên cứu (12)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Giải thích các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực thoát nước (13)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (0)
  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (118)
    • 1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (0)
      • 1.1.1 Khái quát về HTTN tại Thành phố Hồ Chí Minh (16)
        • 1.1.1.1 Khái quát về HTTN tự nhiên (kênh rạch thoátnước) (17)
        • 1.1.1.2 Khái quát về hệ thống cống thoát nước trên địa bàn Thành phố (17)
        • 1.1.1.3 Khái quát về HTTN thải trên địa bàn Thành phố (19)
      • 1.1.2 Thực trạng của HTTN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh… (20)
        • 1.1.2.1 Thực trạng của quản lý HTTN tự nhiên (sông kênh rạch) (20)
        • 1.1.2.2 Thực trạng các hồ điều tiết nước (21)
        • 1.1.2.3 Thực trạng hệ thống cống thoát nước kín trên địa bàn TP (22)
        • 1.1.2.4 Thực trạng thoát nước thải trên địa bàn Thành phố (23)
      • 1.1.3 Tình hình phát triển các dự án thoát nước trên địa bàn TP (24)
        • 1.1.3.1 Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè (24)
        • 1.1.3.2 Dự án Nâng cấp đô thị và vệ sinh Kênh Tân Hóa – Lò Gốm do Chính phủ Bỉ tài trợ (25)
        • 1.1.3.3 Tiểu dự án phục hồi hệ thống thoát nước kênh Hàng Bàng do (26)
        • 1.1.3.4 Dự án cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé – Đôi Tẻ Thành phố Hồ Chí Minh (26)
        • 1.1.3.5 Dự án cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn I (28)
    • 1.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH HTTN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH Ố H Ồ CHÍ MINH (28)
      • 1.2.1 Mô hình quản lý (28)
      • 1.2.2 Thực trạng công tác quản lý vận hành hệ thống kênh, rạch và hệ thống cống thoát nước trên địa bàn TP (31)
        • 1.2.2.1 Đánh giá thực trạng công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tự nhiên và hệ thống cống của thành phố (32)
        • 1.2.1.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý vận hành tại các nhà máy (33)
        • 1.2.1.4 Tình hình lựa chọn đơn vị vận hành bảo dưỡng (37)
        • 1.2.1.5 Khung pháp lý liên quan đến công tác vận hành bảo dưỡng (38)
        • 1.2.1.6 Nguồn tài chính hiện nay cho công tác vận hành bảo dưỡng hệ thống thoát nước (40)
        • 1.2.1.7 Thực trạng đấu nối hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố (42)
        • 1.2.1.8 Đánh giá vai trò của công tác vận hành đối với vấn đề ngập nước 34 (43)
    • 1.3 Kết luận vấn đề cần nghiên cứu (44)
    • CHƯƠNG 2: CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (48)
      • 2.1 Các cơ sở pháp lý liên quan đến công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước thải (48)
        • 2.1.1 Các quy hoạch phát triển thoát nước và xử lý nước thải (48)
          • 2.1.1.1 Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước - Quyết định số 752/QĐ- (48)
          • 2.1.1.2 Quyết định số 24/QD-TTg (6/1/2010 (50)
          • 2.1.1.3 Quyết định số 1547/QD-TTg (28/10/2009 (53)
        • 2.1.2 Các Nghị định liên quan đến công tác quản lý vận hành HTTN (54)
          • 2.1.2.1 Nghị định 67/2003/NĐ-CP (54)
          • 2.1.2.1 Ngh ị đị nh 88/CP c ủ a Chính Ph ủ v ề Thoát n ướ c Đ ô th ị và khu công nghiệp (54)
      • 2.2 Mục tiêu chính của quản lý hệ thống thoát nước và nước thải (55)
      • 2.3 Kinh nghiệm về quản lý tài sản của Nhật Bản (55)
      • 2.4 Mô hình hợp tác công tư PPP (Public - Private Partnerships (58)
        • 2.4.1 Khái niệm (58)
        • 2.4.2 Các mô hình PPP trên thế giới (63)
      • 2.5 Phân tích vấn đề theo phương pháp quản lý theo hệ thống (65)
    • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ (67)
      • 3.1 Các giải pháp QLNN nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vận hành đối với hệ thống cống thoát nước (hệ thống kín) và hệ thống thoát nước tự nhiên (67)
        • 3.1.1 Các giải pháp quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vận hành đối với hệ thống thoát nước tự nhiên (hệ thống sông, kênh, rạch (68)
          • 3.1.1.1 Đề xuất phương án xử lý các công trình, nhà ở hiện hữu tồn tại (68)
          • 3.1.1.2. T ăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sông kênh rạch . 61 3.1.2 Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vận hành đối với hệ thống cống thoát nước kín (hệ thống cống ngầm) (71)
        • 3.1.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vận hành đối với nhà máy xử lý nước thải (73)
          • 3.1.3.1 Đề xuất mô hình khoán cho hợp đồng vận hành (73)
          • 3.1.3.2 Khuyến khích các công ty địa phương tham gia vào hoạt động vận hành và bảo dưỡng (75)
          • 3.1.3.3 Đề xuất về xây dựng cơ chế vận hành và bảo dưỡng trong tương lai 3.2. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc vận hành hệ thống thoát nước để phục vụ cho công tác tiếp nhận quản lý vận hành các trạm xử lý nước thải trong tương lai (76)
        • 3.3.1 Sự phối hợp giữa Sở quản lý chuyên ngành và cơ quan quản lý tài sản . 71 3.3.2 Công tác quản lý đấu nối hệ thống thoát nước từ các hộ, cơ sở thoát nước (81)
        • 3.3.3 Tăng cường năng lực quản lý cho các đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành, đơn vị quản lý vận hành, đơn vị vận hành và các cơ quan quản lý thoát nước tại các quận huyện (83)
        • 3.3.4 Tăng cường công tác tuyên truyền Pháp luật gắn với việc thực hiện nghiêm công tác xử lý vi phạm (84)
        • 3.3.5 Giải pháp về nguồn tài chính cho công tác vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước (86)
      • 3.4 Tiến trình và phân chia giai đoạn thực hiện (88)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (89)
    • 3.1 Kết luận (89)
    • 3.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO (89)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Hồ Chí Minh Hình 1.4 Tình trạng nhà cửa lấn chiếm sông kênh rạch của Thành phố Hình 1.5 Hiện trạng các kênh rạch bị ô nhiễm do rác thải Hình 1.6 Mô hình quản lý nhà nước vệ hệ thống thoá

Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu “Công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại thành phố Hồ Chí Minh” được triển khai với các nội dung nghiên cứu như sau:

- Đánh giá thực trạng hệ thống thoát nước và thoát nước thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Đánh giá công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố trên địa bàn Thành Hồ Chí Minh

- Tiếp thu chọn lọc những kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới và địa phương trong nước về công tác quản lý vận hành

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước thành phố, trong đó cụ thể nghiên cứu sâu và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý vận hành để làm cơ sở cho việc tiếp nhận các công trình nhà máy xử lý nước thải trong tương lai.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu “Công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện bằng các phương pháp sau:

1 Phương pháp thu thập, biên hội số liệu và phương pháp chuyên gia: tập họp, phân tích, đánh giá ý kiến các chuyên gia, đồng nghiệp, người dân… và các tài liệu, nghiên cứu liên quan đến đề tài bằng phương pháp tiếp cận toàn diện, hệ thống, khách quan

2 Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực tế và thu thập số liệu về công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước, các trạm xử lý nước thải trên địa bàn thành phố

3 Phương pháp tiếp cận hệ thống trong xây dựng mục tiêu và giải pháp: phân tích, tổng hợp, xây dựng các mục tiêu, giải pháp và lộ trình triển khai các giải pháp trên nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại TPHCM

4 Phương pháp mô hình hóa.

Giải thích các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực thoát nước

- Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây: a) Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống b) Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt c) Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý

- Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, cửa xả ) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa

- Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả ) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải

- Cống bao là tuyến cống chính có các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hoà trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và vận chuyển đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải

- Hệ thống hồ điều hoà bao gồm các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo để tiếp nhận nước, điều hoà khả năng tiêu thoát nước cho hệ thống thoát nước

- Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước

- Điểm xả là nơi xả nước ra môi trường của hệ thống thoát nước hoặc các hộ thoát nước đơn lẻ

- Lưu vực thoát nước là một khu vực nhất định mà nước mưa hoặc nước thải được thu gom, vận chuyển đưa về một hoặc một số điểm xả ra nguồn tiếp nhận

- Hoạt động thoát nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực thoát nước, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước

- Dịch vụ thoát nước là hoạt động quản lý, vận hành hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải của các đối tượng có nhu cầu thoát nước theo các quy định của pháp luật

- Phí thoát nước là phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng cho khu vực đô thị và khu công nghiệp có hệ thống thoát nước tập trung; phí thoát nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm từng bước bảo đảm duy trì và phát triển dịch vụ thoát nước trên địa bàn

- Đơn vị thoát nước là tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước

- Hộ thoát nước bao gồm các hộ gia đình, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ xả nước mưa, nước thải vào hệ thống thoát nước

- Hộ thoát nước đơn lẻ là hộ thoát nước xả nước mưa, nước thải trực tiếp ra môi trường

- Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường

- Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Tổng quan về HTTN và XLNT tại Thành phố Hồ Chí Minh

1.1.1 Khái quát về HTTN tại Thành phố Hồ Chí Minh

HTTN của Thành phố là hệ thống chung dùng cho cả nước mưa và nước thải, chia làm 2 hệ chính: hệ thống thoát nước hở (kênh rạch) và hệ thống thoát nước kín (cống ngầm) và các công trình đầu mối

Năm 1862, Thành phố Sài Gòn được quy hoạch cho khoảng 500 ngàn dân với diện tích chỉ khoảng 25 km 2 , được bao bọc bởi rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, kênh Bao Ngạn Ngay từ thời điểm này, vấn đề phức tạp trong giải quyết tiêu thoát nước cho một vùng trũng thấp, ngập triều cũng được nêu ra, các nhà quy hoạch đã nghĩ đến việc đào hồ để giải quyết tiêu thoát nước cho vùng đất trũng thấp này

Trước năm 1975, dân số Sài Gòn cũng đã tăng cao, nhưng cũng chỉ vào khoảng 2,5 triệu người và tập trung ở khu vực nội thành cũ với diện tích khoảng 140 km 2 , xung quanh vùng phụ cận của nội thành này vẫn còn là vùng bưng biền với sông rạch, đầm hồ chằng chịt

Từ sau năm 1975 đến nay, tình hình dân số tăng quá nhanh, nếu tính đến số người dân nhập cư thì dân số hiện nay có thể hơn 8 triệu người Người đông, nhu cầu nhà ở tăng cao, mật độ xây dựng trở nên dày đặc, vùng trũng thấp, sông rạch, ao hồ, mặt nước bị san lấp quá nhiều Cùng với quá trình đô thị hoá, bê tông hoá, thành phố mất dần diện tích kênh rạch thoát nước, vùng đệm và hồ điều tiết, hệ số mặt phủ thay đổi làm gia tăng hệ số chảy tràn khiến tình hình ngập ngày càng trở nên trầm trọng (xem hình 1.2, 1.3)

1.1.1.1 Khái quát về HTTN tự nhiên (kênh rạch thoát nước)

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH HTTN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH Ố H Ồ CHÍ MINH

Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố Hồ

- Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa), hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp thoát nước, công viên cây xanh và chiếu sáng, bãi đỗ xe đô thị) trong phạm vi thành phố

- Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan độc lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các chương trình, dự án thoát nước, chống ngập trên địa bàn thành phố Trung tâm là đơn vị chủ sở hữu các tài sản của Thành phố như: hệ thống cống thoát nước, kênh rạch, cống bao, trạm bơm và các nhà máy xử lý nước thải đô thị của thành phố

- Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị là đơn vị dịch vụ công ích của thành phố có chức năng về Quản lý vận hành bảo trì hệ thống thoát nước, thu gom nước thải; Quản lý vận hành bảo trì trạm bơm và nhà máy xử lý nước thải; Xây dựng, sửa chữa các công trình hạ tầng đô thị, thoát nước, xử lý nước thải cho thành phố

24 UBND huyện được giao nhiệm vụ là chủ quản lý các hệ thống tiêu cấp 3 và 4 được xây dựng trong các dự án khác nhau trong khu vực phụ trách Mỗi UBND huyện có một phòng, đơn vị hay một doanh nghiệp phụ trách vận hành và bảo dưỡng các hệ thống tiêu nói trên

Mô hình quản lý trên đã được thay đổi từ năm 2008 từ khi Trung tâm chống ngập được thành lập Trước đó, Thành phố duy trì mô hình quản lý 3 cấp với Sở GTVT là đơn vị quản lý nhà nước, Khu QLGTĐT trực thuộc Sở GTVT và thay mặt sở hữu và quản lý tài sản, trong khi đó Công ty Thoát nước đô thị hoạt động với vai trò doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận hành HTTN trên địa bàn Thành phố

Hình 1.2: S ơ đồ mô hình qu ả n lý HTTN t ạ i thành ph ố H ồ Chí Minh

1.1.2.1 Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan

Trước năm 2008, mô hình quản lý 3 cấp giữa Sở GTVT, Khu QLGTĐT và Công ty TNĐT được áp dụng và cũng chứng minh khá hiệu quả Khu QLGTĐT là đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải và thay mặt Sở sở hữu quản lý tài sản hệ thống thoát nước và ký hợp đồng vận hành với Công ty Thoát nước đô thị với tư cách một doanh nghiệp hoạt động công ích là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý vận hành một phần hệ thống thoát nước (bao gồm cống cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4) và xử lý nước thải của Thành phố

Tuy nhiên, đến năm 2008, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố được thành lập với tư cách một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và được giữ vai trò là chủ sở hữu hệ thống thoát nước Tháng 06/2010, Công ty Thoát nước đô thị đã chuyển đổi

Uỷ ban nhân dân TP

Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM

Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TPHCM

Quản lý ngành cấp thoát nước của Thành phố

Chủ sở hữu quản lý tài sản, kiểm tra giám sát chất lượng quản lý, duy tu và vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước thành phố Vận hành nhà máy xử lý nước thải đô thị cơ cấu thành Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước đô thị và chịu trách nhiệm là đơn vị vận hành HTTN và nước thải thành phố

Trên thực tế khi mô hình này đi vào hoạt động đã gây những khó khăn trong công tác quản lý, cụ thể các thông tin về hoạt động ngành không được cung cấp đầy đủ cho đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành do vậy đơn vị quản lý nhà nước đã dần bị giảm bớt chức năng quản lý ngành

Bên cạnh đó, việc phân công giao nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Thành phố đôi khi chưa tách bạch được vai trò của đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành và đơn vị quản lý tài sản trên Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và trung tâm chống ngập đã thực hiện xây dựng quy chế phối hợp tuy nhiên quy chế này vẫn chưa có sự đồng thuận của hai bên

Mặt khác, do sự phối hợp không tốt giữa các cơ quan liên quan dẫn đến việc giải quyết còn chậm trễ, không hiệu quả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hạ tầng đô thị như giao thông, cây xanh, thoát nước …là những phần liên quan với nhau trên cùng tuyến đường Vấn đề này, đã được chứng minh tại các tỉnh thành đã thực hiện chuyển đổi theo cơ cấu ngành dọc trong thời gian vừa qua (Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định 13/NĐ-CP, trong đó quy định các sở ngành tại địa phương thực hiện chuyển đổi đúng chức năng theo đúng ngành dọc Các thành phố trong cả nước đã tiên phong trong việc thực hiện và đã nhận thấy sự hạn chế trong việc chuyển đổi nói trên Trước tình hình đó, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản trình Thủ tướng chính phủ về việc Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt và xin giữ nguyên cơ cấu một cơ quan đầu mối quản lý lĩnh vực hạ tầng đô thị) Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự phản hồi chính thức về việc chuyển cơ cấu nêu trên

1.2.2 Thực trạng công tác quản lý vận hành hệ thống kênh, rạch và hệ thống cống thoát nước trên địa bàn thành phố

1.2.2.1 Đánh giá thực trạng công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tự nhiên và hệ thống cống của thành phố

HTTN trên địa bàn thành phố là hệ thống phức hợp và phức tạp nên đòi hỏi công tác quản lý vận hành phải được đầu tư thích hợp, tuy nhiên trên thực tế còn tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết

Trước khi các nhà máy xử lý nước thải chưa được xây dựng, công tác vận hành bảo dưỡng hệ thống thoát nước chủ yếu là các công tác duy tu nạo vét theo kế hoạch sửa chữa nhỏ các sông kênh rạch có chức năng thoát nước, hệ thống cống, các trạm bơm Vì vậy công tác quản lý vận hành bảo dưỡng tương đối đơn giản và ít gặp khó khăn Đối với việc duy tu nạo vét, sông kênh rạch: Hàng năm, cơ quan quản lý thoát nước phối hợp khảo sát với các địa phương đề xuất những tuyến kênh, rạch có nhu cầu cấp thiết cần phải nạo vét để phục vụ tiêu thoát nước và vệ sinh môi trường Sau đó, cơ quan quản lý thoát nước tiến hành lập dự án nạo vét theo quy định hiện hành Đối với công việc duy tu vận hành hệ thống cống thoát nước: Do hệ thống cống thoát nước được phân chia quản lý theo các lưu vực thoát nước nên hệ thống này được duy tu nạo vét thông qua việc ký hợp đồng duy tu nạo vét định kỳ với Công ty TNĐT Để thực hiện công tác trên, Công ty TNĐT sẽ phân công trách nhiệm cho các xí nghiệp thoát nước trực thuộc phụ trách theo lưu vực chịu trách nhiệm quản lý việc duy tu, nạo vét và bảo dưỡng

Một số tuyến cống cấp 3, 4 do Sở GTVT phân cấp cho Quận Huyện sẽ được Quận huyện quản lý và tiến hành duy tu, nạo vét và bảo dưỡng

Từ năm 2003, cùng với quá trình chuyển đổi trong cơ chế duy tu bảo dưỡng (mở rộng mô hình khoán toàn diện công tác duy tu và triển khai kế hoạch duy tu nạo vét mùa khô), chất lượng duy tu bảo dưỡng hệ thống cống thoát nước do các Khu QLGTĐT (thuộc Sở Giao thông công chính – nay là

Sở Giao thông vận tải) quản lý đang ngày càng được nâng cao Đến 2008, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh (SCFC) được thành lập, cho nên công tác duy tu hệ thống thoát nước được chuyển giao về Trung tâm quản lý và cũng luôn phát huy được hiệu quả

Kết luận vấn đề cần nghiên cứu

Từ những nội dung đã đề cập và phân tích trong phần tổng quan, cho thấy công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước là khâu vô cùng quan trọng trong hệ thống, nó quyết định hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước Vấn đề đặt ra là các cơ chế, phương thức quản lý và chính sách quản lý, pháp luật của Nhà nước chưa phù hợp đối với công tác trên nên vẫn còn tồn tại những vấn đề đáng quan tâm đó là:

+ Thiếu kinh phí vận hành bảo dưỡng hệ thống

+Phương thức quản lý vận hành đối với nhà máy XLNT chưa tạo ra sự chủ động cho đơn vị thực hiện vận hành

+ Nghị định liên quan đến công tác vận hành bảo dưỡng hệ thống thoát nước cũng chưa phù hợp với tình hình thực tế của thành phố, chỉ có thể áp dụng được khoảng 60-70%

+ Thiếu sự tham gia của khối tư nhân vào hoạt động quản lý vận hành + Công tác quản lý thiếu chặt chẽ và chưa được phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng

+ Ý thức bảo vệ hệ thống thoát nước và bảo vệ môi trường của người dân chưa cao

Trong điều kiện khó khăn về nguồn tài chính dành cho việc duy tu bảo dưỡng hệ thống, chúng ta có thể tập trung nghiên cứu và thực hiện những thay đổi trong phương thức quản lý vận hành cụ thể: hợp đồng vận hành phù hợp với tình hình thực tế cộng với việc giải quyết các vấn đề về mặt cơ chế chính sách và hoàn chỉnh hệ thống pháp lý thì sẽ thu được kết quả là góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành đối với hệ thống thoát nước Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có những chính sách huy động vốn bằng nhiều phương thức khác để có nguồn tài chính cung cấp cho công tác vận hành và bảo dưỡng Từ thực trạng trên, tác giả mong muốn tìm giải pháp cho vấn đề nghiên cứu sau:

+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vận hành đối với hệ thống thoát nước tự nhiên (hệ thống sông, kênh, rạch)

+ Đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác vận hành và bảo dưỡng đối với hệ thống thoát nước kín

+ Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước để nâng cao công tác vận hành và bảo dưỡng đối với nhà máy XLNT Bình Hưng

+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và hoàn thiện chính sách pháp luật đi kèm

+ Đề xuất cách thức huy động vốn

Hình 1.3: Hệ thống thoát nước và nước thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1.5: Hiện trạng các kênh rạch bị ô nhiễm do rác thải

CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1 Các cơ sở pháp lý liên quan đến công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước thải

2.1.1 Các quy hoạch phát triển thoát nước và xử lý nước thải

2.1.1.1 Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước - Quyết định số 752/QĐ- TTg (24/12/2001)

Trong thập kỷ vừa qua, việc phát triển thoát nước và nước thải trong thành phố Hồ Chi Minh đã được quy hoạch và thực hiện phù hợp với Quyết định số 752/QD-TTg (24/12/2001), liên quan đến việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 Nghiên cứu về hệ thống thoát nước và nước thải đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (JICA, 1998- 1999), được tóm tắt sau đây, là cơ sở của Quyết định này

1) Quy hoạch tổng thể thoát nước cho (6) khu vực tiêu với tổng diện tích 582 km

Bảng 3-1 Quy hoạch tổng thể thoát nước (Nghiên cứu JICA, 1998-1999)

Cải tạo kênh - 27 hệ thống kênh, tổng chiều dài 307,3 km

Lưu vực trữ lũ tự nhiên - 3 vị trí: kênh Ben Da - Ba Hong (1,1 km2), kênh Rach Dai Hang (2,7 km2), kênh R Cua - Nuoc Len (5,0 km2)

Tiêu bằng bơm - 3 khu tiêu: Thanh Da (15.4 ha), Ben Me Coc 1

(70,9 ha), Ben Me Coc 2 (46,0 ha), trạm bơm nước mưa và hồ điều hòa

Ao chứa nước tại chỗ - Các khu vực mới phát triển như huyện Hóc

Môn và Thủ Đức, yêu cầu dung tích chứa là 17.000 đến 19.000 m 3 /km 2

Cống thoát nước và Kênh nhỏ

- Cải tạo các cống hiện tại 15,2 km

- Xây dựng các cống kết hợp: 1.446.8 km

- Xây dựng các cống kết hợp: 625,6 km

- Xây dựng các cống nước mưa: 204,7 km

- Xây dựng các kênh hở nhỏ: 3.770,2 km Các biện pháp phi công trình

- Xác định và công bố các khu vực dân cư bị ngập

- Bảo vệ các vùng đất thấp để làm khu trữ lũ tự nhiên

- Đảm bảo yêu cầu đất làm kênh trong tương lai Các biện pháp phòng chống ngập do người dân áp dụng

Ngu ồ n: Nghiên c ứ u v ề h ệ th ố ng thoát n ướ c và n ướ c th ả i đ ô th ị Thành ph ố H ồ Chí Minh, Báo cáo cu ố i cùng, JICA, 1999

Bảng 3-2 Quy hoạch tổng thể thoát nước (Nghiên cứu JICA 1998-1999)

Khu vực phân loại Mô tả

Khu v ự c phát tri ể n tiêu - Mật độ dân số lớn hơn 200 người/ha

- Khu vực quy hoạch : 189,78 km2 (30% khu vực nghiên cứu )

- Dự án trong năm 2020: 5.774.748 người(78% khu vực nghiên cứu )

- Công suất xử lý nước thải của 9 khu vực tiêu:

• Tham Lương – Bến Cát: 131.000 m3/ngày đêm

• Nhiêu Lộc - Thi Nghe: 501.000 m3/ngày đêm

• Tan Hoa - Lo Gom: 242.000 m3/ngày đêm

• Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi – Tẻ: 512.000 m3/ngày đêm

• Tây Sài Gòn : 111.000 m3/ngày đêm

• Nam Sài Gòn : 89.000 m3/ngày đêm

• Bắc Sài Gòn I: 139.000 m3/ngày đêm

• Bắc Sài Gòn II: 55.000 m3/ngày đêm

• Đông Sài Gòn: 167.000 m3/ngày đêm

Khu v ự c phát tri ể n v ệ sinh t ạ i ch ỗ

Mật độ dân số ít hơn 200 người/ha Khu vực quy hoạch: 445,96 km2 (70% khu vực nghiên cứu)

Dân số năm 2020: 1.653.867 người (22% khu vực nghiên cứu)

Nguồn:Nghiên cứu về hệ thống thoát nước và nước thải đô thị TP.HCM

2.1.1.2 Quyết định số 24/QD-TTg (6/1/2010)

Quyết định số 24/QD-TTg ngày 6/1/2010 phê duyệt quy hoạch xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh tới năm 2025 Tháng 5 năm 2011, quy hoạch điều chỉnh thoát nước và nước thải tới năm 2025 đã được thực hiện có xem xét đến Nghị định 88, Quyết định 1930 và Quyết định số 24

Quyết định số 24 bao gồm các điểm sau liên quan đến thoát nước và nước thải

Bờ hữu (bờ phía tây) của sông Sài Gòn: toàn bộ khu vực nội thành thành phố với ba (3) quận mới (Quận 7, 12, và quận Bình Tân) và bốn (4) huyện ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và huyện Nhà Bè)

+ Hoàn chỉnh hệ thống cống chung có các giếng thu

+ Nạo vét và mở rộng các kênh và rạch kết hợp với các giải pháp cho các khu vực hay bị ngập (xây dựng các đê tạm, nâng cao trình đê, lắp đặt cánh cống, xây dựng trạm bơm v.v.)

Bờ tả (bờ đông) của sông Sài Gòn - Nhà Bè: ba (3) đô thị mới (Quận 2, 9 và quận Thủ Đức)

+ Xây dựng các rãnh bên đường và cống thu thoát nước mưa (hệ thống cống riêng) để đối phó các điều kiện thủy văn đã được tính toán

+ Xây dựng các hồ điều hòa cho các khu vực địa hình cao

+ Bảo tồn các vùng đất ngập nước và các vùng đất thấp

+ Bảo tồn thảm thực vật và bồn hoa cây cảnh với mục đích giảm tốc độ chảy của dòng chảy mặt

Bờ tả (bờ Đông) của sông Sài Gòn - Nhà Bè: huyện Cần Giờ

+ Bảo vệ hệ thống sông và kênh rạch

+ Trồng nhiều cây hơn nữa trên bờ sông để tăng năng lực điều hòa + Không xây dựng các công trình tiêu lớn (chỉ các công trình tiêu nhỏ cho các khu dân cư nhỏ) Đảm bảo biên giới bảo vệ sông phù hợp với quản lý tài nguyên nước

Tổng lưu lượng nước thải là từ 3,15 đến 3,20 triệu m3/ngày đêm, bao gồm cả nước thải công nghiệp với lưu lượng 0,32 đến 0,35 triệu m3/ngày đêm

Khu vực nội đô: các cống kết hợp hiện có và các cống thu nước thải Khu vực đô thị mới: hệ thống cống riêng

Các khu vực thoát nước thải trong khu vực nội đô và các khu đô thị mới với mật độ dân số cao (≥ 200 người/ha) cần được phát triển hệ thống thoát nước công cộng với nhà máy xử lý nước thải

Khu vực còn lại có mật độ dân số thấp (< 200 người/ha) sẽ được phát triển các hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng (tại chỗ) cho các cụm dân cư

Nước thải từ các khu công nghiệp nhỏ, hộ gia đình trong khu dân cư phải đáp ứng chất lượng nước tiêu chuẩn C theo tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào hệ thống cống để xử lý cùng nước thải sinh hoạt

Nước thải công nghiệp, vì không được gom vào hệ thống thoát nước công cộng, phải được xử lý riêng tại từng khu công nghiệp và phải đáp ứng chất lượng tiêu chuẩn A theo tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào kênh tiêu, rãnh hay hệ thống thoát nước mưa

Các khu vực có mật độ dân số cao, trong đó có khu vực nội đô hiện tại, các khu vực đô thị mới phát triển và các khu đô thị mới sẽ được chia thành

12 lưu vực thoát nước, gồm bốn (4) lưu vực basins trong khu vực nội đô hiện tại và tám (8) lưu vực cho khu vực đô thị mới phát triển và các khu đô thị mới

Nước thải của các khu vực khác sẽ được thu gom và xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải quy mô nhỏ

Vị trí xây dựng các nhà máy xử lý nước thải phải được xác định cụ thể trong quy hoạch của từng lưu vực/khu vực thoát nước

5) Các nhà máy xử lý nước thải:

Bảng 3-3 Các nhà máy xử lý nước thải quy hoạch trong Thành phố Hồ Chí Minh

Stt Lưu vực tiêu Công suất quy hoạch

1 Tau Hu - Ben Nghe - Doi - Te 512.000

7 Bắc sông Sài Gòn II 130.000

Nguồn: Quyết định số 24/2010/QD-TTg, ngày 6/1/ 2010

2.1.1.3 Quyết định số 1547/QD-TTg (28/10/2009)

Quy hoạch chống ngập được đề cập trong Quyết định số 1547/QD-TTg (28/10/2009) về phê duyệt quy hoạch thủy lợi chống ngập úng của thành phố

Giai đoạn 1 của quy hoạch chống ngập thành phố gồm

1 Đê sông: xây dựng, củng cố và nâng cao trình đê, tổng chiều dài 85 km

2 Cửa ngăn triều: xây dựng 12 Cửa ngăn triều (khẩu độ 100 m) và các cống khác (khẩu độ 20-30 m)

3 Cải thiện tưới: nạo vét các kênh chính và hồ tương ứng 17% diện tích mặt nước của thành phố

Quyết định còn đề cập các định hướng cho Giai đoạn 2 và 3 cho Giai đoạn

2 và 3 cho nội dung thích nghi biến đổi khí hậu trong tương lai

2.1.2 Các Nghị định liên quan đến công tác quản lý vận hành HTTN

Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí Bảo vệ Môi trường được Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2003 và có hiệu lực ngày 01/01/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 67 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải chịu phí xử lý ô nhiễm môi trường Phí bảo vệ môi trường thu được sẽ dùng để:

+ Đầu tư phòng ngừa ô nhiễm;

+ Khắc phục các điểm nóng về môi trường;

+ Đầu tư mới , nạo vét cống rãnh và nâng câp hệ thống tiêu thoát nước ở các đô thị

Phí nước thải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, một phần được sử dụng vào việc bảo vệ môi trường, duy tu và bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương, phần khác nộp vào ngân sách trung ương để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia

Cơ cấu quản lý phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được phân như sau: Đối với phí nước thải sinh hoạt: để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí (không quá 10% số tiền phí thu được đối với trường hợp được cung cấp và không quá 15% số tiền phí thu được đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng); phần còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước: 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường

2.1.2.1 Nghị định 88/CP của Chính Phủ về Thoát nước Đô thị và khu công nghiệp

Nghị định 88 được Chính phủ ban hành làm cơ sở pháp lý cho dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại đô thị

2.2 Mục tiêu chính của quản lý hệ thống thoát nước và nước thải là:

* Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: chăm sóc sức khoẻ và an toàn cho con người

* Bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân tạo:

- Bảo vệ môi trường tự nhiên bao gồm các mục tiêu như: bảo tồn/tôn tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên; phòng chống bão lụt; bảo tồn động thực vật

- Bảo vệ môi trường công cộng bao gồm các mục tiêu:

+ Bảo vệ tài sản và sự an toàn cho người sử dụng

+ Các giá trị về kỹ thuật và khả năng tồn tại (phòng chống ngập lụt cho đường giao thông, cầu cống và các công trình xây dựng)

+ giá trị về tiện nghi (đó là sự trong sạch của song ngòi, việc tách nguồn nước thải vệ sinh, )

- Bảo vệ sự phát triển bền vững:

+ Tránh việc kéo dài các yếu kém trong thời gian và không gian (như nguồn nước, mùi, điều kiện vệ sinh)

+ Tránh làm ô nhiễm chu trình tự nhiên (nguồn nước) + Ngăn cách giữa nguồn nước sạch và nguồn nước ô nhiễm

+ Ưu tiên về mặt chiến lược: quản lý nguồn nước và giám sát vấn đề ô nhiễm nước

2.3 Kinh nghiệm về quản lý tài sản của Nhật Bản

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Từ những thực trạng về hệ thống thoát nước, công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng với những lý luận cơ sở khoa học cho thấy công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước đóng một vai trò quan trong trọng hệ thống quản lý ngành thoát nước vì nếu hệ thống hoạt động có hiệu quả thì sẽ phát huy được khả năng tiêu thoát nước và xử lý nước thải của hệ thống Mặc dù vẫn còn tồn tại một số vấn đề cầ quan tâm do phương thức quản lý vận hành hệ thống thoát nước chưa hiệu quả; vấn đề tài chính còn hạn hẹp; chính sách quản lý chưa hoàn thiện; sự phối hợp quản lý chưa chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan v.v Nhưng nếu tập trung được mọi nguồn lực từ kinh phí đến bộ máy quản lý, con người cùng với những chính sách phù hợp thì sẽ phát huy được hiệu quả của hệ thống, với những giải pháp sau:

3.1 Các giải pháp QLNN nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vận hành đối với hệ thống cống thoát nước (hệ thống kín) và hệ thống thoát nước tự nhiên (hệ thống sông kênh rạch)

Như đã nêu trên, công tác vận hành hệ thông thoát nước là một khâu quan trọng trong quản lý hệ thống quản lý ngành thoát nước Để phát huy hiệu quả công tác trên cần có sự liên kết, đi kèm với công tác quản lý đầu tư hệ thống Nếu như công tác quản lý hệ thống được đầu tư quan tâm đúng mức thì khâu vận hành bảo dưỡng sẽ có hoạt động tốt và phát huy hết vai trò của toàn hệ thống và ít tốn kém chi phí

Hệ thống thoát nước của Thành phố là hệ thống phức hợp dùng chung cho cả nước mưa và nước thải, chia làm 2 hệ chính: hệ thống thoát nước hở (kênh rạch) và hệ thống thoát nước kín (cống ngầm) và các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy XLNT) Vì vậy các giải pháp được đề ra như sau:

3.1.1 Các giải pháp quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vận hành đối với hệ thống thoát nước tự nhiên (hệ thống sông, kênh, rạch)

3.1.1.1 Đề xuất phương án xử lý các công trình, nhà ở hiện hữu tồn tại trong phạm vi hành lang bảo vệ sông – kênh – rạch

Như đã phân tích trong phần thực trạng, để phát huy vai trò của hệ thống thoát nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận hành và bảo dưỡng hệ thống, Hiện nay, Thành phố đã có những kế hoạch thực hiện các chương trình di dời toàn bộ nhà xây trên và ven kênh, rạch để cải tạo sông kênh rạch Điều này giúp cho công tác nạo vét kênh, rạch được thuận lợi nhằm tăng khả năng tiêu thoát nước và mặt khác cũng góp phần tạo mỹ quan đô thị

Tuy nhiên hiện nay, chương trình này đòi hỏi phần kinh phí lớn nên cần phải kêu gọi vốn đầu tư trong nước xây dựng nhà tái định cư để di dời toàn bộ nhà và Nhà nước sẽ đổi lại nhà đầu tư được sử dụng đất dọc bờ kênh

Bồi thường - giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là đề tài nóng bỏng và là vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch Khó khăn bởi vì nó cần một nguồn kinh phí rất lớn, đồng thời nó tác động trực tiếp đến quyền lợi và đời sống của cư dân Nhưng vì sự phát triển của đô thị vì lợi ích chung của cộng đồng thì cần phải có sự quyết tâm để thực hiện Đối với khu vực hành lang rạch có chức năng tiêu thoát nước: Phạm vi hành lang này có chiều rộng 10m, hiện nay phần lớn là đất của dân chưa có quy định cụ thể việc sử dụng đất (chỉ cấm xây dựng nhà) do đó rất khó quản lý và dễ phát sinh vi phạm Do vậy, Nhà nước nên thực hiện bồi thường giải tỏa toàn bộ phạm vi hành lang tạo quỹ đất để xây dựng bờ kè hạn chế việc xói lở rạch góp phần ổn định ranh mốc đất đai (hiện nay cứ sau mỗi đợt kiểm kê đất thì hiện trạng rạch có nhiều thay đổi gây ra những bất cập trong vấn đề quản lý) Kết hợp với bờ kè, trồng những hàng cây xanh ven rạch, bên dưới là những thảm cỏ, bồn hoa tạo mảng xanh cho đô thị và hạn chế tối đa tình trạng xả rác xuống kênh, rạch của người dân sống ven rạch Những tuyến rạch này nếu được quản lý tốt sẽ phát huy vai trò tiêu thoát nước tránh tình trạng ngập úng, đồng thời tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho đô thị Bên cạnh đó phải có chính sách di dời, tái định cư cho các hộ dân

Nếu có đầy đủ kinh phí và cơ chế phù hợp thì với điều kiện đất đai tại địa phương còn quỹ đất có thể tiến hành xây dựng các khu tái định cư để di dời toàn bộ các hộ dân trong phạm vi hành lang sông – kênh – rạch Nguyên tắc bồi thường sẽ vận dụng theo hướng “thay thế”, nghĩa là số tiền bồi thường tối thiểu có thể xây dựng hoặc mua lại một khu đất (căn hộ) với diện tích tương đương

Hộ dân nào có hộ khẩu hoặc giấy tờ nhà đất hợp pháp (đủ tiêu chuẩn tái định cư) thì được ưu tiên tái định cư gần nơi ở cũ Đối với phần đất do Nhà nước quản lý bị lấn chiếm thì cần phải tiến hành khảo sát thu thập số liệu chính xác, trong đó quan trọng nhất là thời gian lấn chiếm từ đó dựa vào các quy định của pháp luật để đề xuất các giải pháp bồi thường hay hỗ trợ chi phí di dời cho phù hợp

Chính sách bồi thường thiệt hại, tái định cư và ổn định đời sống dựa vào 2 tiêu chí Thứ nhất: Tạo chỗ ở cho người dân tốt hơn nơi cũ, người dân cảm thấy hài lòng nên sẽ đồng thuận Thứ hai: Tạo công ăn việc làm để dân có thu nhập sống được Đối với người trẻ, đào tạo và sắp xếp để tạo việc làm; nếu không còn tuổi lao động sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội để có thu nhập ổn định đến cuối đời; nếu đã lớn tuổi nhưng chưa hết tuổi lao động, chính quyền sắp xếp các công việc dịch vụ đô thị hoặc các dịch vụ khác trong khu vực thực hiện quy hoạch để tạo việc làm

Vấn đề xây dựng các khu tái định cư cần phải có cơ chế riêng để thực hiện Đây là vấn đề bức xúc của người dân hiện nay đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Theo Luật quy định các khu tái định cư phải hoàn chỉnh trước khi thực hiện giải phóng mặt bằng, nhưng hiện nay các dự án tái định cư vẫn đang được thực hiện theo trình tự của những dự án nhà ở khác nên tiến độ rất chậm và rơi vào vòng lẩn quẩn Các dự án tái định cư khi Nhà nước tự tổ chức thực hiện với mục đích không kinh doanh sẽ được miễn tiền sử dụng đất (theo Luật Đất Đai) do đó giá thành sẽ giảm đáng kể và người dân sẽ đồng thuận cao

Chính sách này cũng cần được áp dụng cho các dự án tái định cư do các nhà đầu tư thực hiện thì mới thu hút được các Doanh nghiệp tham gia đầu tư (hiện nay các dự án tái định cư không sử dụng ngân sách nhà nước vẫn phải đóng tiền sử dụng đất)

Một vấn đề quan trọng nữa là cần có những chính sách xã hội đi kèm (chính sách hỗ trợ về việc làm, đào tạo nghề, vay vốn ưu đãi ) để tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho người dân khi định cư ở vị trí mới Do đó, chúng ta cần áp dụng có hiệu quả nội dung Quyết định số 156/2006/QD9-UBND ngày 27/10/2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Thực tế, quy định này cho phép huy động nhiều nguồn lực để tạo Quỹ (một phần kinh phí Nhà nước cấp; các dự án thu hồi đất trích lại 5% giá trị bồi thường của dự án; nguồn vận động đóng góp của các tổ chức, cá nhân ) để chi thực hiện hỗ trợ học văn hóa, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cho người dân vay vốn tự tổ chức làm ăn Ưu tiên cho người có đất bị thu hồi được khai thác các dịch vụ đầu tư ngay trên khu vực vừa giải tỏa (nếu đủ khả năng và có nhu cầu) nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch đã được phê duyệt

Bên cạnh những chính sách di dời, chính quyền thành phố cũng cần quan tâm đến các giải pháp cải tạo, nâng cấp, mở rộng kênh rạch hiện hữu bằng cách:

Ngày đăng: 04/06/2024, 10:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[16]. Ngân hàng phát triển Châu Á (2006), Kỷ yếu hội thảo hợp tác công tư PPPs Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng phát triển Châu Á (2006)
Tác giả: Ngân hàng phát triển Châu Á
Năm: 2006
[19]. Thông tin http://hochiminhcity.gov.vn Link
[20]. Thông tin http://google.com.vnTiếng Anh Link
[14]. Ngô Thế Thi (2002), Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Khác
[15]. Vũ Thị Vinh (2010), Bài giảng Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khác
[17]. Ngân hàng phát triển châu Á (2008), Mối quan hệ đối tác nhà nước và tư nhân Khác
[18]. Công ty Thoát nước đô thị - thuyết minh vận hành trạm xử lý nước thải Bình Hưng 141.000m 3 /ngày Khác
[21]. PriceWaterhouseCoopers (2002), Public Private Partnerships and Beyond, PowerPoint Presentation PriceWaterhouseCooopers Alberta, Canada Khác
[22]. Queiroz, C. (2006), International Experience with Highway PPPs, Workshop on Highway PPP, Latvian Ministry of Transport and World Bank, Riga, May 9th 2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Các kênh tiêu chính trong và xung quanh khu vực nội đô - lvts 2011 công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại tp hồ chí minh
Bảng 1.1 Các kênh tiêu chính trong và xung quanh khu vực nội đô (Trang 17)
Hình1.1: Sơ đồ phân cấp cống - lvts 2011 công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại tp hồ chí minh
Hình 1.1 Sơ đồ phân cấp cống (Trang 18)
Bảng 1.3 Chất lượng nước của các kênh tiêu lớn trong và xung quanh TP - lvts 2011 công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại tp hồ chí minh
Bảng 1.3 Chất lượng nước của các kênh tiêu lớn trong và xung quanh TP (Trang 23)
Hình 1.2: Sơ đồ mô hình quản lý HTTN tại thành phố Hồ Chí Minh - lvts 2011 công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại tp hồ chí minh
Hình 1.2 Sơ đồ mô hình quản lý HTTN tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 30)
Hình  1.3: Hệ thống thoát nước và nước thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - lvts 2011 công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại tp hồ chí minh
nh 1.3: Hệ thống thoát nước và nước thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46)
Hình 1.5: Hiện trạng các kênh rạch bị ô nhiễm do rác thải - lvts 2011 công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại tp hồ chí minh
Hình 1.5 Hiện trạng các kênh rạch bị ô nhiễm do rác thải (Trang 47)
Bảng 3-2 Quy hoạch tổng thể thoát nước (Nghiên cứu JICA 1998-1999) - lvts 2011 công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại tp hồ chí minh
Bảng 3 2 Quy hoạch tổng thể thoát nước (Nghiên cứu JICA 1998-1999) (Trang 49)
Hình 3.3: Hình  .3: Hình ảnh nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng - lvts 2011 công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại tp hồ chí minh
Hình 3.3 Hình .3: Hình ảnh nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (Trang 91)
3. Sơ đồ công nghệ - lvts 2011 công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại tp hồ chí minh
3. Sơ đồ công nghệ (Trang 103)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w